Bổ sung bài cao su V.N . viết tháng 5 /2007 về:
Phát triễn cao su tiểu điền mạnh dạn hơn tốt hơn nữa ở chương trình trồng 1 triệu cao su ở Việt Nam , chống đói , giảm nghèo , hổ trợ chiến lược tăng gia bảo vệ biên cương miền Tây nước nhà, trong lúc biên cương biển Đông bị đe dọa nặng nề
G S Tôn Thất Trình
Trồng lúa có thể chống đói , nhưng không giảm được nghèo, dù năng xuất cũng như xuất khẩu ngày nay gấp đôi, gấp ba lúa gao thời Pháp thuộc
Trước đây vào các thập niên 1975- 90 , thiếu gao ăn nên Việt Nam đặt ưu tiên tăng gia sản xuất lúa gao với các giống Thần Nông (IR …, nguồn gôc IRRI- Phi luật Tân )đặc biệt ở vùng Hậu Giang và giữa thập niên 1990, với các giống lúa lai – hybrid rice ( đời F1 ) nguồn gốc Hồ Nam – Trung Quốc ở đồng bằng Sông Hồng và các đồng bằng nhỏ miền Bắc Trung Bộ .
Đã thành công , không những đủ gạo ăn, mà còn xuất khẩu mấy năm sau này , mỗi năm 3-5 triệu tấn gạo, thay vì chỉ xuất khẩu thời vàng son lúa gạo 1934-38 , trung bình 1 230 000 tấn một năm . Thế nhưng chống đói thì có , giảm nghèo thì chưa chắc , vì nhiều người đã nêu lên là làm lúa gao hai ba mùa, dù năng xuất trung bình mỗi mùa đã cao hai ba lần hơn truớc đây , vẫn còn làm nông dân chuyên sản xuất lúa gạo nghèo hợn xưa . Vì chưng chánh sách trợ cấp bảo vệ ngũ cốc ( lúa mì , lúa gạo , bắp v.v… ) , các nước tiên tiến như Hoa Kỳ , Nhật , Hiệp Hội Âu Châu…. đã làm xáo trộn, lệch lạc thị trường “ tự do “ lúa gạo quốc tế mà Tổ chức Thương mãi Quốc tế - WTO không giải quyết, dung hòa nổi, tranh chấp giữa các quốc gia tiên tiến tiếp tục trợ cấp và quốc gia chậm tiến , đòi bỏ trợ cấp . Ngay cả Trung Quốc , có lúc đã lợi dụng thời cơ , khuyến khích dân Tàu ăn mì thay cơm, nhập khẩu lúa mì Mỹ trợ cấp rẽ rề , thay lúa gạo , để có thể xuất khẩu lúa gạo sản xuất ở miền Nam nước Tàu, bán cao giá ở thị trường quốc tế hơn lúa mì nhiều . Mã Lai Á, nhờ tăng gia nhiều cao su , cọ dừa- dừa dầu , dầu lữa , chế tạo chip – vi xử lý computers … cũng đã đưa chiến lược chỉ làm 70% tự túc lúa gao trong nước mà thôi, lợi hơn cho nông dân và quốcgia, dù rằng Mã Lai Á có thể áp dụng dễ dàng các kỷ thuật, thể thức cải tiến tăng năng xuất , tăng sản xuất lúa gạo .
Đã thành công , không những đủ gạo ăn, mà còn xuất khẩu mấy năm sau này , mỗi năm 3-5 triệu tấn gạo, thay vì chỉ xuất khẩu thời vàng son lúa gạo 1934-38 , trung bình 1 230 000 tấn một năm . Thế nhưng chống đói thì có , giảm nghèo thì chưa chắc , vì nhiều người đã nêu lên là làm lúa gao hai ba mùa, dù năng xuất trung bình mỗi mùa đã cao hai ba lần hơn truớc đây , vẫn còn làm nông dân chuyên sản xuất lúa gạo nghèo hợn xưa . Vì chưng chánh sách trợ cấp bảo vệ ngũ cốc ( lúa mì , lúa gạo , bắp v.v… ) , các nước tiên tiến như Hoa Kỳ , Nhật , Hiệp Hội Âu Châu…. đã làm xáo trộn, lệch lạc thị trường “ tự do “ lúa gạo quốc tế mà Tổ chức Thương mãi Quốc tế - WTO không giải quyết, dung hòa nổi, tranh chấp giữa các quốc gia tiên tiến tiếp tục trợ cấp và quốc gia chậm tiến , đòi bỏ trợ cấp . Ngay cả Trung Quốc , có lúc đã lợi dụng thời cơ , khuyến khích dân Tàu ăn mì thay cơm, nhập khẩu lúa mì Mỹ trợ cấp rẽ rề , thay lúa gạo , để có thể xuất khẩu lúa gạo sản xuất ở miền Nam nước Tàu, bán cao giá ở thị trường quốc tế hơn lúa mì nhiều . Mã Lai Á, nhờ tăng gia nhiều cao su , cọ dừa- dừa dầu , dầu lữa , chế tạo chip – vi xử lý computers … cũng đã đưa chiến lược chỉ làm 70% tự túc lúa gao trong nước mà thôi, lợi hơn cho nông dân và quốcgia, dù rằng Mã Lai Á có thể áp dụng dễ dàng các kỷ thuật, thể thức cải tiến tăng năng xuất , tăng sản xuất lúa gạo .
Chương trình làm 1 triệu ha cao su thiên nhiên ở Việt Nam
Năm 1962 , Cộng Hòa miền Nam phát họa chương trình làm 200 000 ha cao su dinh điền ở Tây Nguyên ( Cao Nguyên Trung Phần ) và miền Đông Nam Phần, 300 -500 000 ha cao su tiểu điền- small holdings ở miền Đông Nam Phần và 100 – 200 000 ha “đồn điền” hay đúng hơn là đại công ty- plantations estates tư bản Pháp, gần phân nữa là trồng lại cao su già cỗi trên 30-40 năm và t hối thúc các đồn điền Pháp đầu tư thêm, khai thác đất đai chánh quyền thuộc địa cấp miễn phí ( giá tương trưng 1 đồng bạc Đông Dương một ha ) đến hạn phải thu hồi , nếu như không chịu khai thác theo khế ước chuyễn nhượng. Chương trình 1 triêu ha này hoàn toàn ngưng trệ hay gia giảm diện tích, mức sản xuất, vì chiến tranh khốc liệt xảy ra, lan rộng khắp mọi miền, từ năm 1964- 65 trở đi . Mãi đến năm 1984, theo ông Chủ tịch Tổng Giám đốc Tổng hợp Công ty Cao Su Quốc doanh Việt Nam – General Rubbber Company ( GeRuCo), dưới sự thúc dục của Nga Sô Viết , Bộ Nông Nghiệp Việt Nam đề xướng một chương trình làm 1 triệu ha cao su quốc doanh, kể cả cao su ở các tỉnh miền Bắc khí hậu mát lạnh hơn , sau khi Trung Quốc đã tăng gia được dịện tích và năng xuất cao su tập thể ở đảo Hải Nam , đạt năng xuất trung bình là 1.6 tấn mủ khô /ha với các giống mới cao năng, chịu mát lạnh hơn . Vào khỏang 1958- 1963, miền Bắc đã trồng được 6000 ha cao su tập thể quốc doanh kiểu Trung Quốc này . Thế nhưng cao su trồng ở miền Bắc, phải 9-10 năm mới cạo mũ được và mỗi năm chỉ khai thác 8- 9 tháng , thay vì cạo mũ sau 6- 7 năm và đến 11 tháng một năm ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ . Năm 1985, chương trình này chỉ đạt diện tích 180 000 ha tổng cọng. Những năm đầu thập niên 1990 , diện tích không gia tăng bao nhiêu cả , nhất là sau khi Nga Sô Viết sụp đổ. Năm 1993 , gần 10 năm sau, mới trồng được 242 500 ha cao su và mức sản xuất mũ khô tòan quốc cũng chỉ bằng mức sản xuất Miền Nam Việt Nam đã đạt được các năm 1962-63, khỏang 96.900 tấn. Sau năm 1996 , khi nhận được 36 triệu đô la Mỹ tiền Ngân Hàng Thế Giới cho vay phát triễn diện tích và chế biến sơ khởi mũ, chương trình mới tiến triễn mau lẹ hơn . Từ năm 1998 đến năm 2001, sác xuất tăng gia diện tích cao su ở Việt Nam trung bình là 12.3 % một năm, cao hơn sác xuất Inđônêsia chỉ là 2.7% và Mã Lai Á chỉ có 10.9 % vào thời gian này. Bộ Nông Nghiệp duyệt lại chương trình 1 triêu ha cao su , đặt chỉ tiêu phát triễn 500 000 ha , sản xuất 700 000 tấn mủ cao sụ, vào năm 2005. Ngân Hàng Thế giới và Cơ quan Phát triễn Pháp, khởi sự tài trợ làm 60 000 ha cao su ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung. Năm 2002 , diện tích cao su Việt Nam là 433 000 ha , 14 000 ha nhiều hơn năm 2001 , đưa Việt Nam trở lại hàng thứ tư tính theo diện tích , 5.37 % tổng diện tích cao su thế giới . Tuy còn thua xa diện tích cao su Inđônêxia ( 33.4 % ), Thái Lan ( 20.1 % ) và Mã Lai Á ( 16 % ) . Năng xuất trung bình chỉ là 0.76 tấn mũ khô / ha , vì các vườn cao su mới tháp với các tinh dòng – clones ( trồng bằng hột mới gọi nên là giống – varieties ) cao năng , chưa đến tuổi cạo mũ được . Cho nên sản xuất mủ khô còn thua cả Ấn Độ , Trung Quốc nữa. Năng xuất trung bình ở Ấn Độ. là 1.7- 1,8 tấn / ha và ở Hải Nam là 1.6/ha Năm 2005 , Việt Nam đã trồng được 465 000 ha cao su ,xuất khẩu 509 800 tấn cao su đủ lọai . Theo bà Trần thị Thúy Hoa, tổng thư ký Hội Cao su Việt Nam, năm 2006, Việt Nam trồng được chừng 485 000 ha và xuất khẩu 510 000 tấn , tăng 44 % so với năm 2004 ; 60 % xuất khẩu là do tổ hợp quốc doanh GeRuCo . Trung Quốc chiếm 66 % xuất khẩu cao su Việt Nam , các nước khác là Nam Hàn , Nhật , Đức và Hoa Kỳ . Trị giá xuất khẩu cao su năm 2006 tổng cọng lên đến 1.34 tỉ đô la Mỹ . GeRuCo ước luợng Việt Nam sẽ trồng , năm 2010, khỏang 550 000 ha cao su , sản xuất 700 000 tấn, kể cả diện tích khai thác đầu tư cao su ở Nam Lào và ở Cam Bốt. . Tuy mức sản xuất đã tăng gấp 4 lần so với thập niên 1980, nhưng còn thua xa Inđônêxia , đã sản xuất 1.93 triệu tấn năm 2005 . GeRuCo cho biết là tổ hợp không còn đất để trồng thêm cao su ở Việt Nam kể từ năm 2005 và diện tích phát triễn cao su ở các tỉnh ven biển miền Trung chỉ đến 30 000 ha là cùng. Diện tích cao su ở Tây nguyên khó tranh dành cà phê Robusta Tăng thêm diện tích đến năm 2010- 2015, là nhờ tăng gia kể từ năm 2006, diện tích các công tư nhân không thuộc GeRuCo và các tiểu điền cao su tại các tỉnh miền Đông Nam Phần ( Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh ) , ước lượng thêm 13 000 - 20 000 ha một năm . Các tỉnh miền Đông Nam bộ còn lợi thế là có thể đạt năng xuất cao trung bình là 1.6-1.8 tấn / ha, tuy rằng cần có hổ trợ để tháp ( ghép ) tinh dòng cao năng trên phân nữa số diện tích đã trồng hột sa cạ hay chỉ tháp các tinh dòng xưa cũ , năng xuất thấp .
Giảm nghèo bằng tiểu điền cao su ?
Sau thời kỳ ‘ đổi mới “ Việt Nam chấp thuận cho thuê đất trong 50 năm ( ? ), nông dân khỏi bắt buộc gia nhập tập thể , “ hợp tác xã ”, có quyền khai thác, thu hoa lợi trên đất đai mình khai thác … . Năm 1999, theo thống kê, tiểu điền cao su đã trồng được 107 468 ha, chia ra 84 000 ha ở miền Đông Nam Bộ, 5158 ha ở Tây Nguyên , 14 048 ha ở các tỉnh miền Bắc , và 450 ha ở các tỉnh ven biển miền Trung , trên tống só diện tích cao su tòan quốc năm đó là 394 000 ha . Các công ty quốc doanh chiếm 287 743 ha. Năm 2003 , tổng diện tích là 440 000 ha . Như đã nói trên, diện tích các công ty quốc doanh hầu như dậm chân tại chỗ , chỉ là 285382 ha , trong khi tiểu điền cao su tăng mạnh đến 155 000 ha. Manh nhất vẫn là ở miền Đông Nam Bộ 104 491 ha, Tây Nguyên 20 422 ha và các tỉnh miền Bắc 23 080 ha . Các tỉnh ven biển miền Trung chỉ trồng được 740 ha. Diện tích tiểu điền tiếp tục tăng mạnh , năm 2004 đã lên đến 169 000 ha , trong khi diện tích cao su công ty quốc doanh có phần gia giảm đôi chút 284 995 ha.
Theo GeRuCo , kích thước trung bình các tiểu điền miền Đông Nam Bộ là 2. 97 ha , Tây Nguyên là 3.21 ha., miền Bắc là 1.47 ha và miền Trung là 1.43 ha . Nếu đạt mức trung bình là 1.2 – 1.3 t /ha , trung bình một tiểu điền 3ha sẽ sản xuất 3.6 – 4 tấn mủ khô . Nếu giá mủ khô giữ được mức 1500 đô la Mỹ / tấn như các chuyên viên quốc tế tiên đóan vào các năm tới ,lợi tức mỗi gia đình tiểu điền cao su sẽ là 5400 – 6000 đô la Mỹ một năm , 3-5 lần lợi tức trung bình một tiểu điền lúa gao trồng 2 mùa lúa cao năng năng xuất 5 t/ ha một mùa vụ, ở đồng bằng châu thổ sông Củu Long . Đặc biệt hai năm 2006-2007 ,giá cao su thiên nhiên tăng mạnh ở thương trường quốc tế, chẳng hạn trung bình trên 2600 đô la / tấn cao su sơ chế Việt Nam ( SVR 3L , SVR10 , SVR 20 , RSS3, latex cô đặc 60 % … ) , năm 2006 đã kể trên .
Báo chí trong nước đã nêu cao trường hợp cảc “ tỉ phú “ con cháu phu cạo mủ mộ từ miền Bắc thời Pháp thuộc , làm việc 10 giờ một ngày, bị sốt rét rừng hành hạ ở các đồn điền công ty Pháp mới thành lập tại Tây Ninh ,Đồng Nai , Bình Duơng , Bình Phuớc . Nay con cháu phu vô sản , chỉ còn phải làm việc vài giờ một ngày và mỗi tuần vài ngày là đủ cơ hội trở thành tỉ phu , xây nhà gạch giá 600 – 700 triệu khang trang đầy đủ tiện nghi mới như ti vi LCD , tủ lạnh, cho con học đại học Sài Gòn ! Đánh bật hẳn quan niệm là “ con phu thì lại làm phu , con thợ cạo mủ thì như cha mình “ . Trường hợp tỉ phú Ê Đê “Y Hom Nia” , ký khế ước trả dần tiền vay làm 85 ha cao su ( cho cả đại gia đinh ông ta ) ở quận Krong Buk , bằng 70 % mủ cạo ,sau khi cây lớn đủ , với Công ty Cao su Quốc doanh Đặc Lắc , là một hình thức phát triễn tiểu điền cao su thích hợp cho Tây Nguyên, đáng phổ cập thêm . Nhân công chiếm 45 – 50 % tổng phí khai thác một vuờn cao su ở công ty quốc doanh . Nhưng phân nữa tổng phí ngòai mục nhân công, cũng có thể giảm bớt,. phụ thêm hoa lợi cho các tiểu điền cao su, nếu chánh phủ có một chương trình giúp đở các tiểu điền như Mã lai Á , Thái Lan , Ấn Độ , Inđônexia v.v… đã làm từ lâu . Tỉ như thiết lập các vườn gổ tháp ( tốt nhất là tháp gỗ xanh , ở các thân gốc hột gieo trong bao nhựa dẻo ) tinh dòng cao năng mới phân phát không cho các tiểu điền ; huấn luyện họ những kỷ thuật mở miệng cạo , chu trình, cường độ cạo mủ thích hợp theo tinh dòng , khí hậu địa phuơng ; tài trợ họ mở rộng hạ tầng cơ sở chuyên chở mũ từ vườn đến nhà máy sơ chế; tài trợ việc trồng lại vườn cao su đã già trên 30 -35 năm ( cao su có đỉnh cho mủ từ 12 đến 15 năm và già cổi ít mủ , bắt đầu sau 30 năm trồng ), tháp tinh dòng cao năng mới (tuy rằng các tinh dòng cao năng cũ như PR107, PB86 hay GT1… hay các tinh dòng cao năng hai mục đích , sản xuất cả mũ lẫn sản gỗ tốt, đốn sau 30 năm, trị giá gỗ có khi đến `15 – 20 000 đô la một ha ( 150 – 200 mét khối gỗ ) v. v…Phổ biến các tinh dòng hai mục đích, còn có lợi là giúp chuyễn 5 triệu ha đất rừng hoang hóa chỉ trồng làm gỗ hay làm bột giấy, vì cao su còn tuyễn chọn được nhiều tinh dòng làm bột giấy tốt, qua cao su mau thu lợi tức cho tiểu điền hơn là chuyên biệt trồng lại rừng chỉ sản xuất gỗ. Trồng xen kẻ được với nhiều lòai hòa màu khác giữa càc hàng cao su còn nhỏ tuổi , tỉ như bắp ( ngô) , đậu , nhất là sắn ( khoai mì ), hay các cây ăn trái thích hợp như đu đủ , chuối xiêm ( cau quảng , cau trắng… ) và cả nhiều lọai rau hoa nữa ( như dưa hấu ở những nơi nào tưới nước được như tại các vườn cà phê Robusta … )càng giúp cho tiểu điền có hoa lợi hàng năm chờ đợi cạo mũ .
Ngòai chương trình tiểu điền, đa lọại các thể thức công ty cao su tư doanh, nên hướng các công ty tư doanh đầu tư thiết lập các thể thức cho vay khóan khế ước như kiểu công ty Đắc Lắc kể trên , khuyến khích các công ty này xây cất nhà máy tân tiến ( và không làm ô nhiễm môi sinh như đã thực hiện ở bang Kerala , Ấn Độ… ) chế biến mủ cạo thành những sản phẩm sơ khởi xuất khẩu tốt hơn , gía thành rẽ hơn , như đã phân công ở ngành chế biến sơ khởi hôt điều ( đào lôn hột ) – cashew .
Chung sức với Căm bốt và Lào phát triễn cao su ở hai lân bang biên cương nước nhà.
Quốc doanh GeRuCo không còn đất cấp tập thể khai thác cao su nữa . Nhưng GeRuCo , các công ty quốc doanh chị em liên hệ GeRuCo ( 22 công ty ? ) có thể dùng lợi tức phát sinh khi giá cao su lên cao , phát triễn cao su ở hai quốc gia bạn Căm bốt và Lào . Phát triễn cao su ở Căm bốt thời Pháp thuộc theo hình thức các đồn điền tư bản Pháp ( công ty Đất đỏ , công ty SIPH, Michelin ở các tỉnh miền Đông ) , với các công ty Pháp xa lạ với dân Căm Bốt- Công ty Căm Bốt khởi sự trồng cao su năm 1921 , Công ty Société de Mimot năm 1926 , Camékong , SCKT , SPK năm 1927. Năm 1967 đạt đỉnh diện tích trên 64 000 ha , khai thác trên 39 000 ha và sản xuất 53 700 tấn mủ khô . Đa số diện tích này là các đất đỏ basalt rộng thênh thang, dọc hai bờ sông Mê Kông, thuộc hai tỉnh Kong Pong Cham và Kratíe. Miền Đông Bắc , trên đất cao nguyên đất đỏ basalt đồ núi tỉnh Ratanari vào năm đó, công ty quốc doanh Préah Sihanouk Labansiek chỉ mới khởi sự trồng 2400 ha cao su, chưa cạo mủ được .Vài đồn diền khác, diện tích cao su eo hẹp , khỏang chừng 777 ha thiết lập ở miền Tây như Préah- Vihear , hay ở các tỉnh Kampot , Kong Pong Thom . Năm 1966, Pháp ước lượng còn đến 337 680 ha có thể trồng cao su tốt ; riêng đất đỏ basalt tỉnh Ratanakari diện tích chưa khai thác là 140 000 ha . Tuy Pháp không ghi rỏ , các đồn điền củ của tư bản Pháp như Chup , Mimot v.v… đã dùng nhiều nhân viên , nhân công cao mủ nguồn gốc Việt Nam . Công ty Cao su Michelin ước lượng là đã mộ 200 000 phu cao su Việt, mở mang khai thác các đồn điền cao su công ty từ 1921 đến 1945 .
. Trong khuôn khổ thực thi thỏa hiệp Phát triễn Tam gíác Biên cuơng 3 nước Căm Bốt , Lào và Việt Nam , gồm phát triễn các đập thủy điện trên sông Sesan thụộc Cam Bốt và đập lớn Stung Treng, phát triễn cao su , phát triễn đường xá , huấn luyện chuyên viên Lào và Căm Bốt ở đại học Tây Nguyên… , được Nhật , Ngân Hàng Quốc tế và Ngân Hàng Á Châu … hứa hẹn tài trợ, 5 công ty của Nhóm Cao Su Việt Nam ( Việt Nam Rubber Group ) ở miền Đông Nam Bộ đã được chánh phủ Căm Bốt cấp 22 000 ha phát triễn cao su và đã trồng được 4000 ha cao su , cuối năm 2007 . Các công ty này dự trù tăng tốc thiết lập vườn cao su , dù cho Cam bốt rất thiếu nhân công lành nghề cao su , thiếu thiết bị , thêm nhiều khó khăn về thể thức tài trợ , đầu tư ngọai quốc. Riêng hai công ty Phú Riềng và Tân Bình đã trồng dược năm 2007 , 270 ha cao su trên đất chánh phủ Căm Bốt cấp nhượng , đem lại cho nông dân địa phương nhiều lợi tức chống đói , giảm nghèo . Công ty Tây Ninh Rubber Company – Tayninruco cũng bắt đầu khai phá trồng 10 000 ha cao su . Tổng công ty GeRuCo, năm 2007 đã có lợi tức 562 triêu đô la và lời 250 triệu đô la , đủ sức tự đầu tư, dự trù phát triễn 100 000 ha cao su ở Cam Bốt vùng dân Thượng Căm Bốt Khmer Loeu , tỉnh Ratanari , biên giới Kontum và Gia Lai - Pleiku .
May mắn là chương trình trồng cây và cao su tập thể ở Dak Dam , tỉnh Mondulkiri do công ty Trung Quốc Wuzhishan , được Cam Bốt cấp giấy phép cho khai thác 199 999 ha vào tháng 8/ 2004, trồng 20 000ha bạch đàn – eucalyptus , giá tị, trà, cao su … bi dân chúng địa phương mất đất không bồi thường phản đối mạnh mẽ , tương đương với những phản đối xảy ra khi Thái Lan phát triễn cao su , phía hửu ngạn hạ lưu Mê kông , thuộcThái Lan. Vì Công ty Wuxhishan không có những khế ước thể thức tiểu điền cho dân địa phương .
Về phía Lào Quốc, Thái Lan đã tranh tiên phát triễn cao su miền Trung Lào , và Trung Quốc ở các tỉnh Bắc Lào như các tỉnh Phong Sa Ly , Oudomsay , Luang Nam Tha .v.v… Việt Nam đã khôn ngoan phát triễn cao su ở các tỉnh miền Nam như Kham Moun , Savannakhet , Saravan( Salawan ) , Sekong, Champassak và Attapeu. Chẳng hạn, từ tháng 7 /2007 , nhóm Cao su Việt nam đã đầu tư 30 triệu đô la Mỹ , dự trù khai thác 10 000 ha cao su ở tỉnh Champassak . Công ty Dac Lac Company cũng đầu tư 22 triệu đô la Mỹ, trồng 10 000 ha cao su ở Attapeu , Champassak , Sekong . Công ty Quasa Geruco dự trù trồng từ năm 2007 đến 2010 , 4900 ha cao su ở tỉnh Savanakhet , ở gần các thi trấn Sephon , Mương Phin . Chánh phủ Lào đã cấp giấp phép cho Quang Minh Công ty đầu tư 14 triệu đô la , trồng 3000 ha ở tỉnh Attapeu . Công ty Việt Nam Rubber Joint Stock Company ( tuy 100 % là tư bản Việt ) cũng đã trồng được 8000 ha, năm 2007 , dự trù tăng đến 10 000 ha năm 2008 .
Các công ty Việt Nam có lợi thế hơn là các công ty Trung Quốc vì áp dụng kỷ thuật khai thác miền Đông Nam Bô và Tây Nguyên, khí hậu và nhân công thích nghi cho địa phương hơn , mau thu họach hơn, cao năng hơn cao su Hải Nam , Quảng Tây , Vân Nam . Ngàoi ra các vùng này còn phát triễn được ca cao , hột điều, cà phê, cây ăn trái xứ nóng , chịu đựng khí hậu mát mẽ vùng cao… khí hậu Trung Quốc không làm được . Căm Bốt ( và Lào ) theo lá thư cuối cùng G S Hòang Xuân Hãn gửi cho tướng Võ Nguyên Giáp là lổ hổng phát triễn chiến lược ,Việt Nam không thể lơ là phòng vệ bằng mọi cách, để cho Trung Quốc và Thái Lan ( theo chánh sách cố hửu “Đại Thái “ ) mặc sức tung hòanh , bành trướng , mà không nguy cơ mất đất , mất nước
( Ca Li , giữa tháng giêng năm 2008 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét