Thô thiễn vài ý nghĩ :
Phát triễn Thanh Nghệ Tĩnh, vượt quan niệm đồng ruộng lúa xưa củ, tiến mạnh hơn về công nghiệp, dịch vụ, bảo vệ đất nước chống xâm lăng?
G S Tôn Thất Trình
A- Thanh Hóa
Các nhà đia lý học cũ thường ví kinh tế Việt Nam là gánh gạo , đòn gánh, ở giữa là các tỉnh miền Trung, hai đầu là hai thúng gao, phía Bắc là đồng bằng châu thổ sông Hồng ( 14 685 km2) , phía Nam là đồng bằng châu thổ sông Cửu Long , diện tích 39 567 km2 ba lần lớn hơn châu thổ Sông Hồng . Quan niệm nông nghiệp thiên về lúa gạo, phản ảnh chánh sách phát triễn khai thác ( colonies d’exploitation ) đế quốc Pháp cũ , chỉ muốn dân bản xứ Thuộc địa hay Bảo Hộ Việt Nam làm lúa , lơ là ngay cả nông nghiệp ở những ngành đang vươn lên, vào thời kỳ này là cao su , cà phê , ca cao, trà , cây ăn trái , rau hoa, đậu … và nuôi trồng hay đánh bắt thủy sản biển cả hay lục địa.
Chỉ mở rộng vùng Đà Lạt cho phép dân miền Bắc vào trồng rau đậu vào thập niên 1940 – 45, cung cấp rau xứ mát cho kiều dân Pháp thời Nhật vào chiếm đóng Đông Dương .Đồng bào di cư miền Bắc lên phát triễn trà Bảo Lộc , dân dinh điền miền Trung lên Cao Nguyên Trung Phần ( Tây Nguyên ) phát triễncây cao su, dân di cư miền Bắc gồm nhiều tộc dân lên khai thác cà phê v.v…đã đánh tan dần hình ảnh kinh tế nông nghiệp Việt Nam gánh gạo xưa cũ . Ngòai việc phát triễn cao su , hột điều , tiêu , cây ăn trái , phát triễn sông Đồng Nai về thủy điện , đặc biệt công nghệ và dịch vụ, từ trung tâm chánh là Sài Gòn, càng làm cho hình ảnh lúa gạo cũ mỗi ngày mỗi vô nghĩa thêm . Diện tích các tỉnh Miền Đông Nam Phân ,từ Tây sang Đông là các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương , Bình Phước ( Bình Long và Phước Long củ ), Đồng Nai ( Biên Hòa và Long Khánh củ ) , Bà Rịa – Vũng Tàu ( Phước Tuy củ ) , chiếm một diện tích thiên nhiên lên đến 23 424 Km 2. gần gấp đôi châu thổ Sông Hồng ( 14 685 Km 2 ) . Diện tích ba tỉnh Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh là 33 592 km2 ( Thanh Hóa 11 168 , Nghệ An lớn nhất 16 370 , và Hà Tĩnh 6 054 ), không kém diện tích châu thổ sông Cửu Long là bao nhiêu cả . Dân số ba tỉnh này đã gần 10 triệu người, xấp xĩ dân số Đông Nam Bộ, Vũng Tàu -Sài Gòn – Đồng Xoài , hơn hẳn Duyên Hải Nam Trung bộ ( Đà Nẳng , Nam Ngải , Bình Phú Khánh ).
Chỉ mở rộng vùng Đà Lạt cho phép dân miền Bắc vào trồng rau đậu vào thập niên 1940 – 45, cung cấp rau xứ mát cho kiều dân Pháp thời Nhật vào chiếm đóng Đông Dương .Đồng bào di cư miền Bắc lên phát triễn trà Bảo Lộc , dân dinh điền miền Trung lên Cao Nguyên Trung Phần ( Tây Nguyên ) phát triễncây cao su, dân di cư miền Bắc gồm nhiều tộc dân lên khai thác cà phê v.v…đã đánh tan dần hình ảnh kinh tế nông nghiệp Việt Nam gánh gạo xưa cũ . Ngòai việc phát triễn cao su , hột điều , tiêu , cây ăn trái , phát triễn sông Đồng Nai về thủy điện , đặc biệt công nghệ và dịch vụ, từ trung tâm chánh là Sài Gòn, càng làm cho hình ảnh lúa gạo cũ mỗi ngày mỗi vô nghĩa thêm . Diện tích các tỉnh Miền Đông Nam Phân ,từ Tây sang Đông là các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương , Bình Phước ( Bình Long và Phước Long củ ), Đồng Nai ( Biên Hòa và Long Khánh củ ) , Bà Rịa – Vũng Tàu ( Phước Tuy củ ) , chiếm một diện tích thiên nhiên lên đến 23 424 Km 2. gần gấp đôi châu thổ Sông Hồng ( 14 685 Km 2 ) . Diện tích ba tỉnh Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh là 33 592 km2 ( Thanh Hóa 11 168 , Nghệ An lớn nhất 16 370 , và Hà Tĩnh 6 054 ), không kém diện tích châu thổ sông Cửu Long là bao nhiêu cả . Dân số ba tỉnh này đã gần 10 triệu người, xấp xĩ dân số Đông Nam Bộ, Vũng Tàu -Sài Gòn – Đồng Xoài , hơn hẳn Duyên Hải Nam Trung bộ ( Đà Nẳng , Nam Ngải , Bình Phú Khánh ).
Tiêu biểu tiến trình văn minh dân tộc, chống ngọai xâm , mở mang bờ cõi
Thanh Hóa cách đây 30 000 năm là một địa bàn cư trú con người. qua nhiều giai đọan lịch sử, Thanh Hóa tiêu biểu cho tiến trình văn minh của dân tộc Việt Nam : di chỉ Núi Đọ là sơ kì đồ đá cũ, văn hóa Hòa Bình đặc trưng cho thời kỳ đồ đá mới, di chỉ Hoa Lộc cho sơ kì thời đại đồng thau , và nhiều di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn, hậu kỳ thời đại đồ đồng và sơ kì thời đại đồ sắt Việt Nam . Thời lập nước, Thanh Hóa là một bộ phận của Văn Lang, tên là Cửu Chân. Qua nhiều triều đại, Thanh Hóa lần lượt mang tên là Ái Châu , rồi trại , phủ , trấn , lộ Thanh Hóa, phủ Thiệu Xương .Có lúc Thanh Hóa là Tây Đô Việt Nam thủ đô chánh thức thời đại nhà Hồ chống quân xâm lược Minh ( 1406 – 1407 ), Hà Nội là Đông Đô, Đông Kinh . Như sau này Cần Thơ là Tây Đô đối với Sài Gòn vậy . Năm 1831 đến nay, mới có tên là tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa là vị trí trung chuyễn giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước nhà . Suốt lịch sử từ trước đến nay , Thanh Hóa là căn cứ địa vững chắc chống ngọai xâm , là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến, nhất là Bắc Cự , khiến cho tư tưởng xâm lăng, mộng bá quyền Trung Quốc mới đây ( đăng ở báo chí Hồng Kông ) đã phải nói đến xua quân, xua tàu chiến, xe tăng… , chiếm cả Thanh Hóa , thay vì chỉ chiếm Thăng Long , thủ đô Hà Nội . Thanh Hóa , đất Châu Ái là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc chống xâm lăng như Bà Triệu , vua Lê Đại Hành ( Lê Hòan ) , vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi) v.v… và có công tiền phong với tướng sĩ Thanh Nghệ như Đoan quận công Nguyễn Hòang , vượt Đèo Ngang, khởi sự mở rộng đất nước xuống cực Nam đất liền Đất Mũi , Cà Mâu hay các quần đảo Trường Sa biển Đông, quần đảo Thổ Chu, Phú Quốc…. biển Tây . Người châu Ái phóng khóang , trọng điều nghĩa như Dương Văn An đời Mạc đã nhận xét ở sách Ô châu cận lục. Văn hóa lâu đời Thanh Hóa đã nổi tiếng với nhiều học giả , như Lê Văn Hưu nhà sử học đầu tiên của Việt Nam tác giả bộ Đại Việt sử ký, Nhữ Bá Sĩ , nhà văn , nhà thơ, nhà sử học , tác giả tập Việt sử tam bách vịnh, Đào duy Từ, tác giả bộ sách quân sự Hồ Trưởng khu cơ v.v… Và chắc cũng ít ai biết là nhà học giả Đào Duy Anh , tác giả Hán Việt Từ Điển và Pháp Việt Từ Điển, nhất là bộ sử văn hóa Việt Nam đầu tiên Việt Nam văn hóa sử cương ( 1938 ), sinh năm 1904 tại thị xã Thanh Hóa, tuy quê quán ông ở Khúc Thủy , Hà Đông và ông lập sự nghiệp ở Huế .
Quan niệm lai phát triễn nông nghiệp Thanh Hóa, nhấn mạnh hơn phát triễn miền biển và ven biển, miền sơn cước, miền ngược ), thay vì chỉ phát triễn miền xuôi , miền đồng bằng ?
Chúng tôi đã có dịp thô thiễn trình bày là trong gần 30 năm Việt Nam quá lo phát triễn lúa gạo và một số cây lương thực cỗ truyền ; ít chú trọng, hay phát triễn yếu kém những lảnh vực nông, ngư khác . Tuy đồng bằng phù sa thích hợp cho việc trồng lúa Thanh Hóa rộng lớn nhất ba tỉnh kể trên, diện tích là 286 400 ha, vẫn nhỏ hơn diện tích trồng lúa nhiều tỉnh miền Nam như Kiên Giang ( 540 000 ha trồng lúa năm 2000 ), An Giang (464 400 ha ), Long An ( 453 000 ha ), Cần Thơ( 413 300 ha ), Đồng Tháp ( 408 300 ha ), Sóc Trăng (370 400 ha )… Đồng bằng Thanh Hóa tương tự đồng bằng nhỏ châu thổ Sông Hồng, cần có đê điều bảo vệ lụt lội, nhưng lại có một số đồi núi cao độ trung bình 200- 300m , từ đá phun trào đến đá vôi , đá phiến, nhô lên . Như núi Vọng Phu đá vôi huyện Đông Sơn là hình tượng phụ nữ thủy chung chờ chồng đến hóa đá ; như núi Hàm Rồng thuộc 99 ngọn núi dãy Ngũ Hoa Phong, và đối diện bên bờ Bắc sông Mã là Núi Ngọc, còn gọi là núi Châu Phong . Ba núi này ngòai công dụng khai thác đá xây dựng , cũng là những danh lam thắng cảnh tỉnh nhà .
Diện tích trồng lúa ở Thanh Hóa đã bảo hòa từ lâu , không tăng gì mấy từ năm 1995 ( 250 400 ha ) đến năm 2002 ( 257 300 ha ), theo niên giám thống kê xuất bản năm 2002 ở Hà Nội. Tuy đập Bái Thượng trên sông Chu ( nhờ các kỹ sư Nhật lựa chọn vị trí , họa kiểu , theo lời cố học giả Đòan Thêm cho biết, như sau này chánh kỷ sư Kubota , nguyên là chánh kỷ sư đập thủy điện thời Bắc Nam Hàn còn Nhật thuộc, chủ tịch hảng Nippon Koei , đã quan niệm 9 đập sông Đồng Nai, khởi đầu bằng đập Đa Nhim và đập Ya Li trên chi lưu Sesan của sông Cửu Long… ) đã được trùng tu sau 1975, làm nhiều vụ . Năng xuất trung bình một vụ đã tăng thêm hơn một tấn ( thóc )/ha , từ 3.4 T/ha đến 4.8 T / ha vào thời gian 1995-2002, năng xuất này vẫn còn có cơ cải thiện đến mức trung bình 6- 7 T/ha một vụ, nếu phổ thông áp dụng đúng hơn , tân tiến hơn nữa, khai thác các giống cao năng, siêu năng mới , giống lúa lai đời F1 … như tại các ruộng lúa nước có nước tưới tiêu Á Đông ngày nay .
Ngành thủy sản chưa theo kịp trào lưu phát triễn miền Nam
Thanh Hóa có 102 km bờ biển , chạy dài từ của Đáy ( tỉnh Ninh Bình ) đến Đông Hồi ( huyện Tỉnh Gia ) . Lảnh hải cũng rộng lớn, diện tích 17 000 km2 , gấp rưỡi diện tích đất liền , lục địa . Thềm lục địa Thanh Hóa tương đối nông cạn và khá rộng . Phía Bắc Nga Sơn , phù sa sông Hồng , sông Đáy đổ về , làm cho đất liền tiến mau ra biễn . .Nhưng phía Nam Nga Sơn , các cồn cát nối liền những mủi đá lại với nhau , tạo thành các bải biển phẳng và dài như Lạch Trường , Sầm Sơn , Khoa Giáp ( Tĩnh Gia ). Đứng ở bờ biển Sầm Sơn , nhìn thấy được các đảo nhỏ như Hòn Nẹ , Hòn Mê ( cao 231 m ) , những tiền đồn biển cả , canh giữ một vùng hải phận rộng lớn đất nước . Ngòai ra , còn có 8000 ha bải triều cơ sở nuôi trồng thủy sản nước lợ. Vùng biển Thanh Hóa có nhiều hải sản , nhiều lòai giá trị kinh tế cao như cá chim , cá thu , cá nụ ,cá đé , tôm he , tôm hùm, mực… Thế nhưng đánh bắt cá biển thấp kém , năm 2002 chỉ khỏang 22000 tấn , tuy lớn nhất các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, nhưng còn kém các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ , Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Củu Long , nhất là các tỉnh Bình Định trên 60 000 tấn cá biển, BìnhThuận ( Phan Thiết ) trên 65 000 tấn , Bà Rịa -Vũng Tàu trên 88 000 tấn, Cà Mau trên 86 000 tấn , và vựa hải sản lớn nhất Việt Nam là Kiên Giang trên 163 945 tấn. Ngư phủ Thanh Hóa, từ lâu đã biết đánh cá xa bờ, nhưng lại thua kém tay nghề ngư phủ Trung Quốc và Phi Luật Tân , tàu cá trang bị thô sơ, thiếu dụng cụ dò la , đánh bắt cận đại và những năm gần đây còn hay bị Trung Quốc bắt giữ tại các hải phận tranh chấp biển Đông. Mới đây, cũng chỉ khánh thành cảng cá biển và trú ẩn cho tàu bè ( khỏang 700 tàu cở 600 mã lực ) khi biển động là Lạch Hới , trong số 5 cửa lạch chính là Lạch Sung , Lạch Trường, Lạch Hới cửa sông Mã và sông Chu,Lạch Bạng cửa sông Lạch Bạng, Lạch Ghép cửa sông Yên.
Nuôi trồng thủy sản cũng còn theo sau nhiều tỉnh miền Nam , chỉ đạt 14742 tấn vào năm 2002, thua kém nhiều Bặc Liêu , Trà Vinh, Bến Tre , Tiền Giang, Đồng Tháp , nhất là Cà Mau (94 367 tấn ) và An Giang ( Long Xuyên , Châu Đốc trên 92 917 tấn ) . Cần thêm nổ lực nuôi trồng cá biển , hải sản có gía trị cao trong lồng – chuồng biển cả , ven bờ, khai thác các bải triều nước lợ nuôi tôm nuôi cá nước lợ, hội nhập nuôi tôm càng xanh hay luân canh ao cá và ruộng nước ngot , nuôi cá bè thích nghi dọc các sông, hồ tỉnh nhà, cá xứ mát lạnh, nay đã thuần dưỡng được ở vài vùng cao nước nhà tại các hồ thác nước thủy điện , cần thiết kế ở vùng Ngược.
Đầu tiên cần thay đổi cách ăn uống dân cư Vùng Ngược ( vùng núi ) cho giống dân Mỹ Châu nguồn gốc Tây Ban Nha , Bồ Đào Nha và xét lại nguyên do năng xuất còn thấp kém các lòai cây công nghiệp vùng trung du
Đia hình núi và trung du chiếm 73.3 % tổng diện tích . Địa hình núi, độ cao trung bình 600- 700m , độ dốc trên 25 % . Đỉnh núi tương đối thấp như Tà Leo ở hửu ngạn sông Chu chỉ cao 1560m , Bà Ginh ở tả ngạn chỉ cao 1291 m .Địa hình trung du, trung bình cao độ 150- 200m, độ dốc 12- 20 % , rất thích hợp cho phát triễn thế nông lâm mục . Thay đổi chế độ ăn uống dân gian , ít phụ thuộc lúa gao ( thay bằng các lọai bánh mì , bánh tráng bột ngô ( bắp ) – sắn, như dân gian Trung Nam Mỹ châu , đầy đủ đinh dưỡng hơn là điều cần thiết, chú trọng hơn về khoai lang , sắn ( khoai mì ) , khoai môn, khoai mỡ , bắp ( ngô ) , các lòai họ đậu ( khác với lac – đậu phụng, đậu nành – đổ tương ), rau hoa …đã có nhiều giống cao năng , siêu năng, kỷ thuật vượt bực ở các Trung tâm Tuyễn chọn Nhiệt đới Quốc tế , bổ sung bằng các chuối ( có thể là lọai nấu ăn plantain), các loai hạch quả ( dẽ , mày châu , mày Thanh Hóa, hồ đào óc chó.. ) , các lọai cây bơ – avocado làm tương chao bơ-guacamole hay xắt lát ăn tươi, sung ngọt ( ficus carica) và các cây ăn trái ( ăn quả xứ mát bán ôn đới cũ , mới ) hướng về xuất khẩu …
Về cây công nghiệp, phải xét lai tại sao năng xuất các giống mía còn quá kém cỏi, trung bình chỉ 55 tấn /ha năm 2000, trong khi trên thế giới phải là 75- 100 tấn / ha , và chữ đường phải cao 12- 14 % . Trà ( chè ) kinh doanh cũng vậy, chỉ có năng xuất dưới 500 Kg / ha. Cũng phải cố gắng thêm nhiều, thử nghiệm các giống cao su mới chịu lạnh giỏi hơn của Trung Quốc , Ân Độ, Thái Lan, miền Nam Việt Nam…, thay đổi cách cạo mũ cho thích nghi hơn với khí hậu và mức tăng trưởng, sinh mủ cao su bán nhiệt đới, trồng mật độ cao hơn , vì cây mọc lâu hơn khi lạnh hơn và thử nghiệm thế nông lâm hay nông lâm mục : cây cao su cho mủ và khi già cung cấp gỗ tốt của Mã Lai Á, xen kẻ khi còn nhỏ với các lọai cây ăn trái mau sinh lợi ngày nay , hay nuôi súc vật giữa các hàng cao su có trồng các lòai họ đậu che đất xói mòn bò cừu dê ăn được hay các cỏ nuôi súc vật nhiệt đới … Cố tiến lên từ huyện Bá Thước trên sông Mã, vượt Mường Lát và từ Ngọc Lạc , Thọ Xuân trên Sông Chu ( sông Lường , ngọn nguồn là sông Sủ mà người Pháp đọc trẹo ra là Chu ) , vuợt Thường Xuân khai thác vùng Nậm Sầm tỉnh Hủa Phăn của Lào , đối địch với cao su Lào ở Luang Nậm Tha , Phong SaLy , đã do Thái Lan và Trung Quốc đầu tư phát triễn . Thưc hiện mau chương trình trồng1 triệu ha cao su của Việt Nam, đuổi cho kịp gần 2 triệu ha cao su Thái Lan đã thực hiện. Cà phê Thanh Hóa là những giống cà phê « chè « - họ Coffea arabica , thơm hơn nhưng ít cà phê cafêin đắng hơn lòai cà phê « vối « Robusta thuộc họ Coffea canephora ,lòai cà phê hòan tòan xứ nóng . Năng xuất arabica cũng thường thấp hơn và dễ nhiềm bệnh rỉ lá hơn, cây mau già cỗi hơn ; nhưng hột thuơng mãi lại cao gía hơn.Thử nghiệm thêm những giống arabica chịu đựng bệnh lá rĩ nổi tiếng của Kenya, Brasil và nhất là Colombia xem mọc tốt xấu ra sao , không những trên sa cấu đất đỏ basan, mà cả trên đất đỏ vàng nữa . Hầu cùng trung du miền Bắc, mau góp phần xây dựng một ngành cà phê xuất khẩu chuyên về arabica, tổng diện tích 100-150 000 ha nước nhà, vài năm tới .
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn , Kuwait đầu tư có làm đầu tàu, đô thị hóa mau lẹ hơn, tiến về Tây sang Lào, sang Thái, sang miến Điện ?
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dung lượng tương đương nhà máy Dung Quất Quảng Ngãi , 150 000 thùng dầu thô một ngày, xây cất năm 2007 , không rỏ có bị trì trệ như Dung Quất không ? Cần cố gắng khảo sát, tìm thêm dầu khí song hành , gần hải phận Việt Nam hơn, thay cho mỏ dầu khí song hành Yên tử phát hiện từ năm 2004, cách Hải phòng 70 Km về phía Đông, không khai thác được, vì Trung Quốc tranh chấp hải phận Việt Nam .7 lô khí dầu chứa tuơng đương 7 tỉ thùng dầu lữa khám phá năm 2007 , nếu đầu tư khai thác kịp thời, sẽ là một cụm công nghệ dầu khí điện - đạm hóa chất, tương lai không kém Bà Rịa – Vũng Tàu hay Cà Mau miền Đông và miền Nam . Lẽ dĩ nhiên là phải cũng cố , mở rộng tân tiến khu công nghiệp Nghi Sơn ( Tĩnh Gia ) chủ đạo là xi măng Nghi Sơn cùng nhiều vật liệu xây cất đá ốp lát, gạch lát hoa , ngói nung , ( ngói vảy cá , ngóai âm dương.. ), chạm khắc đá ( kiểu đá khắc làng Nhồi Đông Sơn nổi tiếng từ thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên , đã được triều đình nhà Tấn Trung Quốc sử dụng ) ; chung sức với Hòang Mai thành khu vực Nam Thanh – Bắc Nghệ . Bổ sung công nghiệp cơ khí , đóng sửa chửa tàu dân sự cũng như quốc phòng ở khu công nghiệp mới này .
Phải cố gắng khai thác tài nguyên thủy điện lớn hai sông Mã , sông Chu miền Ngược, phía trên đập Bái Thượng, hiện chỉ dẫn thủy nhập điền , không sản xuất điện sạch, công nghiệp hóa tỉnh nhà được . Cần qui họach thiết kế, trước khi hòan tất những công trình thủy điện sông Đà ( đập Sơn La , sau đập Hòa Bình …) .Trử lượng điện năng ước lượng đến 12 tỉ KWGiờ ( khoảng 2.5 triệu KW công xuất ). Sông Mã dài đến 512 km, không mấy thua kém sông Đồng Nai ( 635 km ) và phụ lưu chính là sông Chu dài 135 km. Sông Mã cần thiết kế ngay đập thủy điện lớn nhỏ , ít nhất là từ nguồn vùng núi Điên Biên Phủ, qua Sầm Nứa -Lào đến huyện Cẩm Thủy. Khi thì Sông Mã chảy qua những ghềnh đá lởm chởm , khi thì uốn khúc rộng, lộ ra nhiều bải cát trắng dài. Lập hồ thủy điện , e có thể điều chỉnh mực nước dòng sông miền Xuôi, thuận tiện hơn cho giao thông, chuyên chở đường sông chăng ?
Ở bài đường xá V. N. , chúng tôi đã gợi ý phát triễn Vòng Cung Đông Bắc, Tây Bắc mà khúc cuối là đường Lào Việt nguồn sông Mã , đầu Trường Sơn . Có lẽ nên phát triễn mạnh Sầm Sơn và lân cận thành một khu du lịch tân tiến như Nha Trang , Vũng Tàu. Nới rộng nối Sầm Sơn với quốc lộ 1 ; đường chiến lược 15A, xuyên suốt vùng trung du và miền núi nội bộ bộ tỉnh ; đường 217 nối Thanh Hóa với Hủa Phăn Lào, đến tận quốc lộ Lào số 1 tỉnh Luang Prabang , gần huyện Lào Hủa Mang . Khúc cong Trường Sơn Lào Việt này, từ Điện Biên Phủ đến Thường Xuân , Bái Thương -Thanh Hóa, có lẽ cần mỗi đọan xa gần , phát triễn nối nhau thị trấn , đô thị mới hay cũ nới rộng, căn cứ trên chế biến nông lâm ngư nghiệp mới cũ , công nghiệp và du lịch tân tiến cận đại tỉnh nhà. Xem đó là vùng phát triễn mới giải tỏa Hà Nội – Hải Phòng, làm phòng tuyến thứ hai phản công Bắc Cự , song song với sông Đà , lỡ khi thất thủ Hà Nội ?
( Irvine, Ca Li , mồng 1 tháng 9 năm 2008 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét