Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Tây Ninh


Xây dựng Hành Lang Xuyên Á Việt Thái Miên thứ hai,
nối Biển Đông Việt Nam với biển Andaman Miến Điện, và đẩy mạnh phát triễn tỉnh Tây Ninh

G S Tôn Thất Trình

Trong hai hành lang Miên- Viêt- Thái- Miến, nối Biển Đông Việt Nam với biển Andaman Miến Diện, Ngân Hàng Phát Triễn Á Châu - ADB dự trù tài trợ phần nào trong khuôn khổ Ủy Ban Mê Kông Nới Rộng- Greater Mekong Subregion, Hành Lang Biển Tây , ADB goi tên là Southern Coastal Corridor, nối Cà Mau đến Dawod ( ? ) Miến, qua Rạch Giá - Hà Tiên- Kampot- Koh Kong - Trat - Chantabun, BangKok, sắp khởi công đầu năm 2009; và Hành Lang nối cảng Qui Nhơn ( Bình Định ) hay cảng Vân Phong ( Khánh Hòa ) cũng với Dawod , biển Andaman .

 Hành Lang Xuyên Á chưa có tên này chia ra hai nhánh . Nhánh thứ nhất từ Qui Nhơn hay Vân Phong với Bang Kok qua Stung Treng- Siem Reap ( đoan này mới dự trù sẽ làm năm 2011? ) - Sisophon . Nhánh thứ hai nối Vũng Tàu qua Tây Ninh , Kompong Cham , gặp nhánh thứ nhất ở Siem Reap hay từ Vũng Tàu qua của khẩu Mộc Bài rồi Svay Rieng- PnomPenh , gặp nhau ở gần Sisophon. Năm 1998 , Ngân Hàng Phát triễn Á Châu đã chấp thuận 144.8 triệu đô la Mỹ, nâng cấp con đuờng gọi là Xa lộ Xuyên Á - TransAsian Highway , khúc đọan nối Sài Gòn với Nam Vang - Pnom Penh dài 250 km , phần Cam Bốt có tên là Quốc lộ số 1, phần Việt Nam là quốc lộ 22, qua Hóc Môn, Củ Chi , Trảng Bàng , Gò Dầu, cửa khẩu Mộc Bài, Svay Tep , Svay Rieng , Kompong Trabek , Banam , Kien Svạy. Khúc đọan này phải xong vào năm 2002 .Sau đó lại tài trợ mở rộng xa lộ hai lằn thành 4 lằn, rộng 14 m, chạy được tốc độ 80 km một giờ, nối thị trấn Tây Ninh với thị trấn Prey Veng, dài 80 km, không rỏ nay đã hòan tất chưa ?

Đôi chút lịch sử thành lập tỉnh Tây Ninh
Từ thế kỹ thứ 17, người Việt đã đến vỡ đất làm ruộng tại hai vùng thuộc quyền Chân Lạp ( Chen La ) bảo hộ là Đồng Nai ( Biên Hòa) và Mỗi Xuy ( Bà Rịa ). Vua Chân Lạp Chey Chetta II, muốn có đối lực chống lại lân bang nguy hiểm hơn là Tiêm ( Xiêm ) La , xin cưới một công nữ con chúa Nguyễn, mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Quảng . Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên, năm 1620, đã gã con gái là công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp . Năm 1623, vua Chey Chetta II chấp thuận cho Chúa Nguyễn lập cơ sở ở Prey kor , tiền thân thành phố Sài Gòn , thâu thuế khuyến khích dân Việt di cư làm ăn trên đất này và phái một tướng lảnh đến đóng ở Prey Kor nữa . Như vậy đến nay, Sài Gòn đã được bắt đầu thành lập 385 năm, thay vì chỉ trên 300 năm như ước tính chánh thức hiện nay. Năm 1689, Chúa Nghĩa Nguyễn Phước Trăn phái Mai Vạn Long , Phó tướng Trấn Biên ( lúc đó chỉ mới đến tỉnh Phú Yên ngày nay) cầm quân đi đánh Hòang Tiến ( có khi gọi là Huỳnh Thắng ) đã giết chủ tướng Long Môn là Dương Ngạn Địch và vua Cao mên là Nặc Thu không còn chịu thần phục, lấy được 3 Lũy: Gò Bích , Cầu Nam ( Banam ), Nam Vang ( theo tài liệu Pháp, lần này Việt Nam chỉ chiếm Long Úc ( U đông-Oudong ) mà thôi. Năm 1690, tướng Nguyễn hửu Hào, thay tướng Mai Vạn Long mới chiếm Nam Vang . Năm 1698, Chúa Minh Nguyễn Phước Chu, sai Kinh Lược Nguyễn hửu Kính chia đất Đông Phố ra hai , lấy xứ Đồng Nai ( người Tàu gọi là Nông Nại ) đặt huyện Phứớc Long lập dinh Trấn Biên ( tức tỉnh Biên Hòa ), lấy xứ Sài Côn đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn ( tức Gia Định ) , và đặt Phủ Gia Định để thống thuộc hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn.

Năm 1692, khi vua Chiêm là Bà Tranh bị quân Nguyễn đánh bại , một số người Chiêm chạy sang Cao Mên , được vua Miên là Nặc Thu cho ở gần Lôvek ( Lô Việt- Angkor Vat ), sử ta gọi là Côn Man hay Vô tỳ Man, Cao Mên nhập chung với dân Mã Lai gọi là Khmer Hồi giáo- Khmer islam .Người Côn Man hay bị người Miên bắt làm nông nô. Năm 1753 , chúa Vỏ Nguyễn Phước Khóat cử Thiện Chinh làm thống suất, Nguyễn Cư Trinh làm tham mưu, chuẩn bị đánh Chân Lạp, lấy danh nghĩa bênh vực người Côn Man . Năm 1754 , Nguyễn Cư Trinh đánh quân Miên tan chạy;. dân 4 phủ Lôi Lạp ( Gò công ) , Tầm Bôn ( Tân An ), Cầu Nam ( Ba Nam ), Nam Vang, đều đầu hàng . Sai biệt tướng là Chấn Long đến phủ Trầm trầm Xiêm ( Kompong Cham ) chiêu dụ người Côn Man.. Năm 1755 ,Thiện Chinh ra lệnh cho người Côn Man rời Kha tung , tức là Katum phía Bắc tỉnh Tây Ninh , sử ta gọi là Kha Khâm , xuống Gò Vấp, bị hơn một vạn quân Miên, đuổi theo đánh úp ở Vô Tà Ơn . Nguyễn Cư Trinh đem 5 đạo quân cứu ứng ; quân Chân Lạp phải rút lui. Nguyễn Cư Trinh bảo vệ, đem hơn 5000 trai gái Côn Man về đóng ở chân núi Bà Đinh ( tức Bà Đen ). Trương Phước Du thay thế Thiện Chinh làm thống suất, dùng người Côn Man ấy, trở lại đánh Cầu Nam, Nam Vang. Vua Chân Lạp Nặc Nguyên phải dâng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp chuộc tội. Tưởng cũng nên nhắc lại là vùng này, ngòai dân Miên , dân Việt và dân Côn Man gốc Chăm ( Chiêm ) còn có thể có cả dân Che Mạ ( Mạ, Cop, Koho, Churu hay Trau … ). Che Mạ một tiểu quốc trái độn giữa Chiêm Thành và Chân Lạp, nguyên dưới quyền thống trị của nước Phù Nam, không gây ra một biến động nào, khi quân Nguyễn đi ngang qua, và đã tan biến, khi công cuộc Nam tiến Việt Nam hoàn tất ( nhà Văn Sơn Nam có nhắc đến tộc dân Mạ này ) .

Sau khi đô đốc Rigault de Genouilly, khó khăn đánh bại tướng Nguyễn Tri Phương, phá đồn Kỳ Hòa, phòng vệ Gia Định, đánh chiếm tương đối dễ dàng hơn lục tỉnh Nam Kỳ, vua Tự Đức đã phải rút lui khỏi Nam Vang và trả lại cho Cao Mên những đất đai Trương Minh Giảng đã lấy được, kể cả các vùng như Cần Bột (Kampot ), Vũng Thơm ( Hương Úc - Kompongsom ), Chân Rùm ( phía Nam tỉnh Treang ) Sài Mạt, ( Bentey Méas ), Linh Qùynh . Thời vua Gia Long , Nam Kỳ chỉ gồm 5 trấn ( tỉnh ) của miền Đồng Nai là Trấn Biên ( Biên Hòa ),Trấn Phiên ( Gia Định ), Trấn Vĩnh ( Vĩnh Long / An Giang và trấn Hà Tiên. Năm trấn này trở thành 6 tỉnh, Nam Kỳ Lục Tỉnh vào thời các vua Minh Mạng - Tự Đức; gồm Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang ( Châu Đốc ) và Hà Tiên.Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ gồm 21 tỉnh, là các tỉnh Thuộc địa- Colonie, thay vì chỉ là Bảo Hộ - Protectorat . Các đốc phủ sứ chỉ đứng đầu quận ( huyện, phủ thuộc địa), thay vì đứng đầu tỉnh. Còn ở xứ Bảo hộ vẫn duy trì Tuần vũ,Tổng đốc đầu tỉnh, tuy rằng thực quyền là các công sứ - residents người Pháp đầu tỉnh, song song với hành chánh Nam Triều.

Tỉnh Tây Ninh xuất hiện từ thời Pháp thuôc. Năm 1833 ( ? ), thời vua Minh Mang,Tây Ninh chỉ là 2 huyện Tân Ninh và Quảng Hòa, thuộc tỉnh Biên Hòa ( ? ). Giai thọai đáng nêu ra hình thành Mỏ Vẹt biên giới hai nước, con đường Xuyên Á băng qua , thuộc hai tỉnh Long An và Tây Ninh . Theo nhà học giả Đòan Thêm , khi Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương ( Đông Pháp ) ngày 17 tháng 10 năm 1887, Thống đốc Nam Kỳ phải đo đạc, qui định ranh giới giữa Nam kỳ và Cam Bốt . Thay vì đo đạc, đại úy kỹ sư phụ trách đóng cọc mốc, phân chia theo nơi nào ông đến được, không hề chú tâm đến lịch sử, dân cư…, làm ra hình lạ lùng biên giới Mỏ Vẹt .

Địa lý Tây Ninh
Tây Ninh nằm vào 10057’08” đến 11046’36” vĩ tuyến Bắc và 105048’43” đến 106022’48” kinh tuyến Đông. Phía Tây và tây Bắc giáp Cambốt , phía Đông giáp Bình Dương và Bình Phước , phía Nam giáp thành phố Sàigon - Hồ Chí Minh và Long Ạn. Diện tích là 4035.45 km2 , dân số năm 2005 là 1 038 616 người , tính ra có đến 26 tôc dân , đông nhất là dân Kịnh, Pháp mộ dân từ Bắc Kỳ, đa số vào làm phu cạo mũ các đồn điền cao su , tập trung đông đảo ở thị trấn Tây Ninh và các huyện phía Nam tỉnh là Hòa Thanh , Gò Dầu , Trảng Bàng . Dân phu cạo mũ cũng rất đông bên phía Cao Mên, làm nhân công các Công ty đồn điền cao su Cao Mên, Pháp thiết lập năm1921, ở các vùng đất đỏ Kompong Cham và Kratie. Ước lượng tổng số cả hai nước có đến trên 200 000 người. Theo J. Delvert ( Le paysan Cambodgien -1961 ), nông dân Cao Mên lúc đó không biết ngành cao su thiên nhiên . Kỹ sư Canh Nông Cao Mên L. Tichit, năm 1981, cho biết đến ngày 31 tháng 12 năm 1967 , các đồn điền cao su Cao Mên đã sử dụng trung bình 21 000 phu cạo mũ Bắc Kỳ . Các tộc dân khác Cao mên gọi chung là Khmer Thượng - Khmer loeu ( Pear hay Por chuyên hái đậu khấu - hột gừng xanh - cardamomes ; Kouy chuyên làm thợ rèn , Kha , Samrès , Phnong - M’nong … ).

Tỉnh Tây Ninh ngày nay gồm một thị trấn ( Tây Ninh ) và 8 huyện là Tân Biên , Tân Châu , Dương Minh Châu , Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu , Gò Dầu , Trảng Bàng .

Khí hậu Tây Ninh chia ra 2 mùa rỏ rệt , muà khô từ tháng chạp năm trước đến tháng tư và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Vũ lượng mỗi năm trung bình 1800- 2200mm , ẩm độ trung bình 70- 80 %. Nhiệt độ tương đối cao 27.40 độ C trung bình; nhiều ánh sáng mặt trời , trung bình trên 6 giờ nắng một ngày . Đồng thời nhờ nằm sâu trong lục địa nên ít bị bảo tố, nhiều giống, tinh dòng cao su mọc tốt, không bị đổ gãy như cao su trồng cạnh bờ biển Quảng Bình.

Về thủy văn
Tây Ninh có 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông . Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng đồi núi Lộc Ninh tỉnh Bình Phước ở cao độ khỏang 200m ,chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam là ranh giới thiên nhiên giữa tỉnh Tây Ninh và hai tỉnh Bình Phước , Bình Dương. Ở thựợng nguồn sông Sài Gòn, đã xây dựng xong hồ Dầu Tiếng , dung tích hửu hiệu là 1.45 tỉ m3, diện tích mặt hồ là 27 000 ha ( Tây Ninh chiếm 20 000 ha, có khả năng tưới 175 000 ha đất trồng trọt các tỉnh Tây Ninh , Long An và thành phố Hồ Chí Minh . Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn ở Cam Bốt trên cao độ 150m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dài 220 km , 151 km trong tỉnh Tây Ninh. Đáng kể nhất là Tây Ninh còn nguồn nước ngầm phong phú , phân bố khắp tỉnh , có thể khai thác 50- 100 000 m3 / giờ ; mùa khô cũng có thể khai thác cung cấp nước uống , nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tỉnh.

Biến Tây Ninh địa đầu chiến tranh Miên Việt vùng cao, thành cộng tác phát triễn chung cây công nghiệp hai nuớc.
Ngay cả trước thời Pháp thuộc Đông Dương kết thúc năm 1954 - 1955, những năm trước đó chiến tranh vẫn tiếp diễn liên miên . Ở phạm vi Tây Ninh là các chiến khu Dương Minh Châu , Bời Lời…Đến thời Việt Nam Cọng Hòa , miền Bắc thiết lập thêm Trung Ương Cục miền Nam hay Cục R ở các tỉnh biên giới Cao Mên và Tây Ninh, cũng cố mật khu Dương Minh Châu, Bời Lời, đào địa đạo An Thới v.v… Sau 1975 , khi Khmer đỏ Pol Pot đe dọa nặng nề xâm chiếm Tây Ninh, Việt Nam đã sử dụng con đường Xuyên Á tiến chiếm Nam Vang. May thay từ 1979 đến nay, chiến tranh đã chấm dứt và thời kỳ hòa bình cọng tác phát triễn hai nước Miên - Việt đã thật sự khởi đầu .

Đáng kể ra trước nhất là phát triễn ngành trồng cao su thiên nhiên. Tây Ninh là một trong ba tỉnh ( hai tỉnh kia là Bình Dương và nhất là Bình Phước) đầu sổ; phát triễn cao su thiên nhiên Việt Nam . Năm 2006 ,diện tích cao su Tây Ninh 54 521 ha, và năm 2008 có lẽ sẽ trên 60 000 ha. Việt Nam, năm 2008, đã trồng được gần 500 000 ha , hy vọng đạt diện tích 700 000 ha vào năm 2010. Mức xuất khẩu dự trù là 780 000 tấn latex chế biến đủ lọai, trị gíá 1.5 tỉ đô la Mỹ. Việt Nam đã đầu tư phát triễn cao su ở Lào và ở Cam Bốt , mỗi nước chừng 100 000 ha . Chỉ riêng cho Cam Bốt, năm 1966, ước lượng còn đến 350 000 ha đất đai trồng cao su tốt đẹp . Ngòai khí hậu thích nghi, Tây Ninh có đặc điểm là trồng cao su cao năng được ở đất xám, thay vì phần lớn ở đất đỏ basalt Bình Phước. Diện tích đất xám ở Tây Ninh chiếm gần 340 000 ha , trên 84% đất đai tòan tỉnh, nhưng trên đất xám phải tranh dành với những cây công nghệ khác như mía đường ( Tây Ninh đứng hạng nhất nước năm 2002 diện tích 32 000 ha , trên cả Thanh Hóa , Nghệ An ,Phú Yên ), cà phê Robusta , đậu phụng ( lạc, có lúc đã nhất nước, tính theo diện tích năm 1995 là 41 000 ha, nhưng năm 2006 chỉ còn 23 500 ha ) , cây khoai mì ( sắn , Tây Ninh cũng đứng hạng nhất nước năm 2002 chừng 27 000 ha, năm 2006 trên 43 000 ha ) , chế tạo bột năng tapioca, nguyên liệu làm bột ngọt và đặc biệt là cây hột điều ( đào lộn hột ) - cashew nut. Tây Ninh cũng là một trong vài tỉnh hàng đầu sản xuất hột điều xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu trên 35 000 tấn nhân hột điều, 4 tháng đầu năm 2008, trị giá 139 triệu đô la . Dự trù năm 2010 , trồng 450 000 ha, sản xuất 500 000 tấn hột còn vỏ trị giá 670 triệu đô la, nếu giá quốc tế không trụt qúa nhiều . Năm 2020, dự trù xuất khâu nhân hột điều trị giá 820 triệu đô la. Năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu nhân trị giá trên 500 triệu đô la , đứng hạng nhất về xuất khẩu nhân hột điều. Tuy nhiên sẽ không đủ hột còn vỏ cho 220 nhà máy đốt cháy vỏ , chế biến thành nhân hột điều xuất khẩu .Dự trù năm 2010 sẽ phải nhập khẩu 125 000 tấn hột nguyên liêu còn vỏ cứng của Mozambique, Inđô nêxia và Tanzania . Sở dĩ phải nhập khẩu là vì năm qua và đầu năm nay, giá cao su thiên nhiên lên cao, dân chúng gọi mủ cao su là vàng trắng - white gold , đốn bỏ cây hột điều làm củi, thay bằng cây cao su, như ở tỉnh Bình Phước năm nay . Ngòai giống hay tinh dòng , cải thiện canh tác tăng gia năng xuất, phải tổ chức phân loai theo những điều kiện đi sâu hơn về tiểu khí hậu , tiểu thổ nhưỡng - đất đai …thích nghi cho mỗi lòai cây mỗi giống hay tinh dòng cao năng , siêu năng đã, hay cần thí nghiệm thêm, chiếu theo những tiến bộ kỷ thuật mới mẽ nhất trên thế giới, đặc biệt ở những trung tâm quốc tế liên hệ . Đồng thời phải cố tạo những cơ chế thương mãi , tài chánh, tín dụng … bền vững hơn, giải tỏa mọi thăng trầm gíá cả quốc tế và quốc nội, luôn luôn xảy ra ở ngành nông.. Cũng nên nghĩ đến đa lọai thêm các cây công nghiệp khác như cây mít lọai nhiều hột ngon như hột dẽ - chestnuts, lai tuyễn cao năng và ra trái sớm, bổ sung phần nào cho nhân hột điều , ở Úc Châu , Thái Lan , Florida . Nhất là ca cao chế biến sô cô la, Việt Nam dự trù trồng 60 000 ha năm 2015 và 80 000 ha năm 2020.

Tương lai hướng về đâu ?
Dùng điện đập Stung Treng , nước sông Mê Kông và đường xe lữa Vân Phong - Khánh Hòa , Nha Trang, Sài Gòn , Tây Ninh, Kompong Cham, Đắc Nông ?

Nhờ công nghệ chế biến nông sản , công nghệ làm vỏ xe ô tô , nhà máy xi măng Tây Ninh dự trù sản xuất 1.2 -1.4 triệu tấn khai thác các đá vôi hai huyện Tân Châu và Tân Biên, lập ra các cửa khẩu giao dịch với Thái và Cam Bốt như Mộc Bài , Xà mát ….cùng với các khu công nghệ …, mở mang du lịch nhắm Núi Bà Đen ( nơi bà Lý thị Thiên Hương , không chịu ép buộc lấy con quan giàu có đia phương, đã mặc áo đen nhảy từ đỉnh Núi tự vận (?)) hay Thánh thất Cao Đài ( một tôn giáo “ thuần túy “” Việt Nam, vì đã cố dung hòa những tinh vi tôn giáo xã hội lớn thế giới là Phật Giáo ( nguồn gốc ) Ấn Độ , Cơ đốc Giáo Tây Phương , Khổng Giáo - Lảo Gíáo Trung Hoa , hay các mật khu thời chinh chiến như Cục R , Dương Minh Châu, Bời Lời , địa đạo An Thới, ) ; nên sác xuất nông nghiệp Tây Ninh năm 1976 là 89 % , năm 2005 chỉ còn 38.25 % và đã bị công nghệ , dịch vụ vượt xa .

Tương lai Tây Ninh có thế nhắm về thực hiện đập thủy điện Stung Streng đưa điện về cho Tây Ninh, hiện nay chỉ mới sử dụng điện đập Thác Mơ hay cho cả mạng lưới điện Việt Nam và Cam Bốt . Năm 2005, mỗi người Việt Nam, mỗi năm trung bình chỉ được xài chưa đầy 500 kW/giờ , trong khi mỗi dân Thái Lan được xài đến 1800 kW/ giờ, gần 4 lần dân Việt . Nước hồ chứa Stung Treng, sẽ cố gắng đưa về tiếp sức cho sông Đồng Nai , sông Bé , sông Sài Gòn . Đường sắt khổ rộng hơn, Việt Nam dự trù xin Ngân Hàng Phát triễn Á Châu tài trợ cho khu vực Nam, từ Vân Phong đến gần Kompong Cham qua Nha Trang , Phan Thiết, Biên Hòa, Tây Ninh, có lẽ nên sửa đổi đôi chút. Thay vì qua biên giới Cam Bốt, nên đi ngược Tây Ninh qua Đồng Phú - Đồng Xòai, tiến đến tỉnh Đắc Nông, khai thác kinh tế tỉnh Bình Phước và quặng bauxit chế tạo nhom tỉnh Đắc Nông ?

( Irvine , Ca Li, ngày 19 tháng 11 năm 2008 )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét