Thử lạm bàn :
Vài ý kiến phát triễn Quảng Nam, tỉnh đúng nữa đưòng Nam Bắc Hà Nội-Sài Gòn
G S Tôn Thất Trình
Sự tích và lịch sử Quảng Nam
“ Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành … “
Quảng Nam là một tỉnh miền Trung Việt Nam , từ vĩ tuyến 140 57’ 10” đến 160 03’ và kinh tuyến 1070 12’40” đến 1080 44’20” . Cách Hà Nội 860 km phía Bắc và Sài Gòn 865 km phía Nam , có quốc lộ số 1 và quốc lộ số 14 ( từ Đà Nẳng đến Kontum ) và đường xe lữa Nam Bắc chạy ngang qua . Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Đà Nẳng, Nam giáp tỉnh Quảng Ngải ,Tây giáp tỉnh Kontum và Cộng Hòa Nhân Dân Lào, Đông là Biển Đông.
Từ văn hóa Sa Hùynh đến văn minh Chàm.
Đất Quảng Nam nguyên lệ thuộc người Chàm ( Chiêm Thành hay Champa ), tổ tiên là các hải đảo Mã Lai và Nam Dương- Inđônexia , tràn lên bờ biển Trung Việt từ nhiều thế kỷ trước công nguyên. Họ tiếp xúc với thổ dân địa nguời Kiritas , tổ tiên các tộc dân địa phương miền núi Quảng Nam , Quảng Ngãi, Kontum ngày nay, cũng thuộc giống Indonexia. Cũng như văn minh Sông Hồng Phùng Nguyên - Đồng Dậu -Gò Mun - Đông Sơn , phát hiện từ năm 1960 hàng trăm di tích từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến thời đại sắt sớm , thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên đến buổi đầu công nguyên , phản ảnh quá trình nhà nước đầu tiên Việt Nam ( nước Văn Lang của các vua Hùng ); hay văn minh Ốc Eo, M. Malleret khai quật năm 1940 ở tứ giác Long Xuyên , bành trướng vượt sông Hậu sang tận Đồng Tháp- LongAn , thượng du sông Đồng Nai; văn minh Sa Hùynh ( thật ra là Hoàng , nhưng úy kỵ tên chúa Nguyễn Hoàng nên đổi thành Hùynh) để lại cho ngày nay nhiều đền đài nguy nga hòanh tráng, nhiều ngôi mộ hình kim tự tháp bên mình những người quá cố là hàng vạn đồ trang sức bằng đá qúy , vàng bạc khắc chạm tinh vi mang đậm phong cách Tây Phương Thiên Trúc . Từ đèo Hải Vân đến Đông Nam Bộ , đã phát hiện hàng lọat di tích ở các vùng đồi gò trung du , cồn cát ven biển. Tỉ như di tích Long Thạnh, sơ kỳ thời đại đồng thau, di tích Bình Châu trung kỳ thời đại này , nở rộ đạt đỉnh cao vói hàng lọat di tích như Gò Ma Vương, Tam Mỹ, Dầu Giây, Phú Hòa … thuộc sơ kỳ thời đại sắt.
Khi người Chàm bước vào lịch sử ( 192 ), họ tổ chức quốc gia xã hội theo phong tục Ấn Độ. Tôn giáo chánh của họ là Ấn Độ Giáo , thờ các vị thần Brahma , Visnu và Civa cùng các Cakti là vợ của Visnu và Civa . Phật giáo cũng được sùng bái vì vương quốc Chiêm Thành giao hiếu cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc . Sử liệu Trung Quốc ghi chép là Phật Giáo đã hiện diện ở đây vào thế kỷ thứ 5 , Phật giáo Đại thừa ( Great Vehicle Mahayana ) rất phồn thịnh ở Champa vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9, nhưng Hồi giáo chỉ mới truyền vào từ thế kỷ thứ 11. Từ thế kỷ thứ 2, một vương quốc theo nguồn sử liệu Trung Quốc có tên là Lâm Ấp ( Linyi ? ) , được xem như là tiền thân của Champa, nhưng các khảo cổ mới cho thấy là Lâm Ấp thật ra độc lập với Champa, một nước có tên ở sử liệu Trung Quốc là Zhanpo.
Vào thế kỷ thứ 6 và thứ 7 , kiến trúc và điêu khắc ( triễn lãm nghệ thuật Chàm - tháng 10 năm 2005 đến tháng 2 năm 2006 ở Viện Bảo Tàng - Musée Guimet , Pháp ) rỏ ràng là có một nhóm ( tiểu ) vương quốc theo văn hóa Ấn Độ dọc theo các bờ biển Trung Bộ .Vương quốc Chiêm Thành, theo sử gia Phan Khoan ( 1967 ) chia ra làm 3 hay 4 khu vực lớn . Phía Bắc là Amarâvâti tức là vùng Quảng Nam ngày nay, có hai thành phố là Đồng Dương- Indra pura và thành phố Trà Kiệu- Sinharpura , cả hai đã là quốc đô của người Chàm. Ở giữa là Vijaya tức là vùng tỉnh Bình Định ngày nay, kinh đô là Phật Thệ hay Trà Bàn-Đồ Bàn đóng ở đây. Phía Nam là Panduranga, vùng Ninh Thuận ( Phan Rang ), Bình Thuận ( Phan Thiết ) ngày nay, tiếp giáp với Chân Lạp. Giữa thế kỷ thứ 8, kinh đô Chàm đóng ở đây . Panduranga lớn nhất, vì bao gồm luôn cả Kauthâra tức là vùng tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Kauthâra có lúc đã tách rời Panduranga , làm thành một khu vực thứ 4 độc lập, lấy thủ phủ ( thủ đô ) là Yanpunagara ( thị trấn Khánh Hòa ? ngày nay ).
Thành lập Thừa tuyên ( tỉnh )Quảng Nam
Chiêm Thành và Việt Nam tranh dành đất đai vùng Quảng Nam, xảy ra từ đời vua Lê Đại Hành, năm 982, thân chinh, giết vua Chiêm tại trận, tiến binh vào kinh đô Chiêm ở Đồng Dương , phá thành trì thành bình địa , hủy tông miếu, bắt hơn 100 cung nữ Chiêm . . .Năm 1400 , Lê ( Hồ ) Quí Ly sai Đổ Mãn đem 15 vạn quân đi đánh Chiêm Thành, nhưng năm sau bị nước lũ lụt , bộ quân phải rút về. Năm 1407, vua Hồ Hán Thương cũng lại sai Đỗ Mãn làm Đô tướng , đánh thắng Chiêm, khiến vua Chiêm phải xin dâng đất Chiêm Động ( tỉnh Quảng Nam ) để yêu cầu rút quân. Nhưng Thượng hòang Hồ Qúi Ly buộc phải dâng luôn cả Cỗ Lũy Động ( Bắc tỉnh Quảng Ngãi ). Chiêm thành chỉ còn một nữa đất đai, 12 năm trước họ đã chóang được thời Chế Bồng Nga . Năm 1445 , Chiêm Thành đánh cướp thành An dung của Hóa Châu. Vua Nhân Tông phải sai Tư đồ Lê Thân và Đô đốc Lê Xí đi đánh dẹp. Năm 1446, đại binh Lê triều của Đô đốc Lê Thọ chiếm Cỗ Lũy ,thừa thắng kéo đến Thị Nại , thắng lớn ở Thị. Nại ( Qui Nhơn , Bình Định. Năm 1470, vua Chiêm là Trà Tòan lại đem hơn 10 vạn quân thủy bộ đánh chiếm Hóa Châu. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh , điều động 70 vạn binh mã chinh phạt Chiêm Thành, tiến phá thành Trà Bàn, bắt vua Chiêm Trà Tòan và 4 vạn quân Chiêm.
Vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7 ( 1466 ), chia nước ra làm 12 đạo Thừa tuyên ( tỉnh ngày nay ) , trong đó có đạo Thừa tuyên Thuận Hóa , gồm 2 phủ là Triệu Phong và Tân Bình.Thuận Hóa thừa tuyên gồm đất từ núi Hòanh Sơn đến nữa tỉnh Quảng Nam ngày nay. Từ Cửa Việt tỉnh Quảng Trị ngày nay vào Quảng Nam là phủ Triệu Phong, nay thuộc tỉnh Quảng Trị, quê hương của Tổng Bí Thư Lê Duẫn (? ) và của nhạc sĩ Hòang Thi Thơ. Tháng 6 năm thứ 2 Hồng Đức ( 1471 ), vua Lê Thánh Tông lấy đất Chiêm Thành vừa chiếm lại, đặt đạo Thừa tuyên thứ 13 , lấy tên là Thừa tuyên Quảng Nam. Danh từ Quảng Nam bắt đầu từ đây. Đạo Thừa tuyên Quảng Nam thống lảnh 3 phủ, 9 huyện . Phủ Thăng Hoa có 3 huyện Lê Giang ( Duy Xuyên) Hà Đông ( phủ Tam Kỳ, huyện Tiên Phước thời triều Nguyễn Phước ), Hi Giang là phủ Duy Xuyên thời triều Nguyễn Phước ), phủ Tư Nghĩa ( chúa Nguyễn Hòang đổi phủ Tư Nghĩa làm phủ Quảng Nghĩa - Quảng Ngãi) và phủ Hòai Nhân có 3 huyện ( nay thuộc tỉnh Bình Định ). Thời Pháp thuộc , năm 1898, thành phố Đã Nẳng (hay Tourane ) đã biệt lập tỉnh Quảng Nam . Năm 1997 , Quảng Nam thành tỉnh riêng biệt, tách rời Quảng Ngãi.
Tỉnh Quảng Nam ngày nay
Tỉnh Quảng Nam ngày nay có 2 thị xã ( Hôi An và Tam Kỳ ) 14 huyện kể cả 8 huyện đồi núi là; Đông Giang ( hay Hiền ? ), Tây Giang ( ? ), Nam Giang ( Giằng hay Thành Mỹ ), Nam Trà Mi ( ? ), Bắc Trà Mi ( ? ), Phước Sơn , Hiệp Đức và Tiên Phước . 6 huyện đồng bằng là Điện Bàn , Duy Xuyên , Thăng Bình , Núi Thanh , Đại Lộc và Quế Sơn .
Diện tích Quảng Nam nay là 10 406. 83 km2 , sau Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Đắc Lắc ( Ban Mê Thuột ),Gia Lai ( Pleiku ), Kontum . Diện tích Đà Nẳng là 1247 km2 . Dân số Quảng Nam khỏang 1.5 triệu người, đa số còn sống ở nông thôn, dân thị thành chỉ mới chiếm khỏang 18 % tổng số . Tỉ số dân sống ở các huyện đồng bằng tương đối cao , 876 người một km2 hiện nay . Các tộc dân gồm Kinh ( Việt ) đa số, rồi đến Xê Đăng, Ba Na , Giẻ Triêng , Co Tu , Cor , Mnong …Tộc dân BaNa có dân số trên 100 000 người , nhưng tập trung nhiều ở Kontum , Pleiku và vùng núi non Bình Định, nói tiếng Mon -Khmer vì bị ảnh hưởng hai nước xưa cũ Phù Nam và Chân Lạp, thuộc họ Nam Á, theo chế độ phụ hệ. Đông nhất ở Quảng Nam là XêĐăng, dân số tổng cọng ở Việt Nam độ 70 000 người, địa bàn cư trú là Bắc Kontum, Bắc Quảng Ngãi và huyện Trà Mi Quảng Nam, cũng nói tiếng Mon-Khmer, họ Nam Á và theo chế độ phụ hệ . Giẻ Triêng có địa bàn rộng lớn, từ rìa đông cao nguyên Boloven ( Lào ) sang Đak Glei ( Bắc Kontum đến huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, cũng họ Nam Á, ngôn ngữ Mon - Khmer, phụ hệ , ngòai nương rẫy còn biết dệt vải và đải vàng .
Địa hình, khí hậu, thủy văn Quảng Nam
Địa hình
72 % tỉnh Quảng Nam là đồi núi. Nhiều đỉnh cao như núi Lùm Heo 2045 m, gần núi Ngọc Linh( 2598m ) tỉnh Kontum, núi A Tuất ( 2500m ), phía tây Bà Ná, nằm giữa Trường Sơn và biên giới Việt Lào, núi ”Ngọc Gle Lang “1855 m ở huyện Phước Sơn ( thời Cộng Hòa là Khâm Đức ), núi Bà Ná chỉ cao 1487 m và chỉ cách thành phố Đà Nảng 30 km , nơi xuất phát sông Cẩm Lệ, khí hậu mát mẽ, nơi nghĩ mát của người Pháp trước đây. Vùng A Tuất nối liền với cao nguyên Ta Hoi ( 800m ) phía Nam, nên có thể che chở các đồng bằng Quảng Nam chống gió Lào nóng nực và khô hạn. Tổng diện tích các đồng bằng Quảng Nam là 2950 km2 , chia ra như sau: vùng nhỏ phía Tây Đà Nẳng ( 100 km2 ), đồng bằng Quảng Nam ( 540 km2 ), đồng bằng Tam Kỳ (510 km2 ), Gò đồi phía Tây Tam Kỳ ở Quế Sơn… ( 1400 km2 ), giải cát dọc biển duyên hải ( 400 km2 ).
Bờ biển Quảng Nam dài 125 km, nhiều nơi bải biển đẹp như Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, bờ biển thoai thỏai từ chân núi ra biển, cát mềm dịu, nước biển trong sạch, không khí trong sáng. Dự trữ cát trắng kỷ nghệ rất lớn ở hai huyện Thăng Bình và Núi Thành. Biển Đông tỉnh Quảng Nam có 12 đảo lớn nhỏ, bé. Đảo nhỏ là đảo Ông- Ong Island, đảo lớn đặc biệt là đảo Cù Lao Chàm, diện tích 300 km2 , thật sự là một quần đảo gồm 5 đảo, chứa nhiều tổ chim yến hay yến sào làm bằng nước bot ( 90 % ) của chim yến - Collocalia fuciphaga trộn lẫn sợi cỏ và lông chim, một hải vị nấu xúp. Yến sào thường có màu trắng ngà. Nhổ bỏ hết lông và tạp chất, sấy khô thành màu trắng , bán ra ở thị trường . Thực tế yến sào chia ra nhiều lọai ( yến huyết hay yến đỏ cao giá nhất, yến hồng màu cam, yến quang màu trắng ngà, yến thiên màu sậm hơn yến quang tổ nhỏ hơn và yến bài, yến vụn. Yến đỏ ( yến huyết) hết sức hiếm, tìm thấy ở Đà Nẳng và Khánh Hòa, rất ít ở Quảng Nam, Quảng Ngãi . Hình như Việt Nam nay đã biết cách giúp chim yến tạo tổ yến sào nhân tạo. Tưởng cũng nên nhắc đến Trung Úy thuyền trưởng John White , trong sách “ Hành trình qua Nam Việt “ đã cho biết là tác giả có lẽ là nguời Mỹ đầu tiên đến Việt Nam từ thành phố Salem, ngày 17 tháng 6/1819, đã bỏ neo gần một làng nhỏ tại Cù Lao Chàm, khi thăm viếng xứ Hàn ( Tourane) ( Song An cư sĩ, 2009 ).
Ngòai khơi , phía Tây Đà Nẳng - Quảng Nam ,cách bờ trên 300 km là quần đảo Hòang Sa ( Đài Loan goi là Tây Sa- Shi Sa ) đã bị Trung Quốc chiếm cứ từ năm1974 . Hoàng Sa ( Bải Cát Vàng - Paracel Islands ) gồm 120 đảo nhỏ và gần đó là bải đá ngầm Maclefield . Ngòai phosphat phân chim, trên đảo chính, đây là nơi cư trú các đàn cá biển, chim biển vùng khơi, trử lượng lớn khóang sản phi kim lọai có gía trị công nghiệp, và dầu lữa, khí dầu, cũng như cá biển và các đặc sản biển nhiệt đới, giá trị xuất khẩu cao, khai thác được cả tầng trên ( cá nổi ) lẫn tầng đáy ( cá ăn chìm) . Ước lượng có thể đánh bắt được, không sợ lạm thác, hàng năm xa hay gần bờ 20 000 tấn cá ( trong số dự trữ tổng cọng trên 42 000 tấn ), 7000 tấn mực và 4000 tấn tôm biển. Chưa kể quanh Cù Lao Chàm và một số hải đảo khác có thể nuôi lồng - sea pens cá , lồng các lọại hải sản khác và dọc bờ biển, có thể khuếch trương biến các ruộng thành nơi nuôi tôm nước lợ, nước mặn luân canh với lúa nước. Quần đảo Hòang Sa đã thuộc tỉnh Quảng Nam từ đời vua Lê Thánh Tông ( 1466 ). Suốt lịch sử Trung Quốc, trước khi họ dùng vỏ lực chiếm Hòang Sa và một phần đảo Trường Sa, nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ chiếm thực sự hai đảo này. Ngược lại từ thế kỷ thứ 17, nhà nước Việt Nam đã chiếm hửu thực sự cả hai quần đảo ( Hòang Sa thuộc huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi hơn là thuộc tỉnh Quảng Nam ), tổ chức khai thác, suốt từ các thời chúa Nguyễn, thời Pháp thuộc đến thời Cộng Hòa Việt Nam cũng như sau 1975 ( Hoàng Sa đã bị cưỡng chiếm năm 1974; nhiều đảo Trưòng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm , sau 8- 9 lần hải chiến, từ năm 1988 ? ).
Khí hậu
Bị ảnh hưởng của gió mùa. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3, tốc độ gió trung bình là 6 đến 10 m/giây . Gió Nam, Đông Nam Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 8, tốc độ trung bình 4- 6 m/giâỵ. Nhiệt độ trung bình là 250 C, mùa đông từ 200 C đến 300 C , mùa hè từ 25 0 C đến 300 C . Ẩm độ trung bình 84%. Vũ lượng trung bình hàng năm là 2500mm, cao nhất nước. Mưa từ tháng đến tháng 11, chiếm 85% vũ lượng hàng năm, nhiều ở vùng đồi núi hơn là ở đồng bằng. Mùa mưa trùng hợp với mùa bảo tố, gây nên đất truồi - sụp lỡ ( landslides ), lũ lụt ở trung du , thương du và dọc thung lũng các sông ngòi Quảng Nam. Trung bình nhật chiếu chỉ 1944 giờ /năm.
Thủy văn
Lớn nhất là hệ thống sông Thu Bồn đứng hàng thứ chín ở Việt Nam về chiều dài và lưu vực trong nước, dài 205 km và rộng 10496 km2 , không thua kém bao nhiêu chiều dài 230 km trong nước của sông Cửu Long ở châu thổ ( tên quốc tế là Mê Kông, chiều dài tổng cọng trên 4000 Km , thượng nguồn tên là Lan Thương Giang ở Trung Quốc ), hay chiều dài 243 km của sông Kỳ Cùng -sông Bằng ở Đông Bắc Việt. Sông Thu Bồn có hai phu lưu lớn. Phụ lưu tên là sông Cái cũng bắt nguồn từ biên giới Việt Lào , nối với sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc. Sông Cái lại có một phụ lưu bên phải ở khúc thượng nguồn tên là sông Bung, chảy theo hướng Tây Nam Đông Bắc ở huyện Giằng, Sau nhập lưu ỏ Giằng - Thành Mỹ, sông Cái có tên là sông Vu Gia. Bên phải sông Thu Bồn là một phụ lưu lớn khác tên là sông Tranh, bắt nguồn từ miền núi huyện Trà Mi, chảy từ Nam lên Bắc qua huyện Hiệp Đức và vùng mỏ than An Hòa -Nông Sơn. Khúc thượng nguồn sông Tranh còn có tên là Nam Nun , chảy ở trên vùng vúi huyện Trà Mi , dọc theo vùng núi Ngọc Linh, thuộc tỉnh Kontum. Bên phải sông Tranh là một phụ lưu có tên là sông Rhang , chảy song song với bờ biển qua gần huyện lỵ Tiên Phước . Sông Thu Bồn chảy qua thị xã Hội An để đổ ra biển ở Cửa Đại ( Đại Chiêm ). Hội An , trước kia nằm sát biển nay đã lùi sâu vào đất liền. Còn sông Cái hay sông Vu Gia chảy về thành phố Đà Nẳng.
Các sông nhỏ khác là Sông Nam Ô, phía Bắc , phần lớn thuộc Đà Nẳng, sông Tam Kỳ.
Thô thiễn vài hướng phát triễn Quảng Nam
Cần hòan tất mau chóng các đập thủy điện lớn nhỏ , vừa ở Quảng Nam, tái dựng những thị trấn Đồng Dương ,Trà Kiệu… văn minh Việt Nam cận đại.
Hệ thống sông ngòi Quảng Nam chiều dài chừng 900 km tổng cọng , xuyên qua mọi huyện tỉnh nhà. Những lưu vực đáng kể là Vu Gia 5 500 km2 , Thu Bồn 3 350km2 , Tam Kỳ 800 km2 , Cu Đê 400 km2 , Túy Loan 300km2 , Lili 280 km2 . Lưu lượng Vu Gia là 400 m3 /giây và lưu lượng Thu Bồn là 200 m3 / giây , nhưng thay đổi nhiều trong năm . Quan trọng nhất là xây cất đập thủy điện ở thượng nguồn, thời Pháp thuộc chưa bao giờ làm, hòan tất càng sớm càng hay hệ thống tưới tiêu ( dẫn thủy nhập điền ) , ngăn ngừa lũ lụt , cung cấp điện và nước sạch cho các đồng bằng khô hạn duyên hải, điều chỉnh giao thông vài dòng sông, đặt nền tảng bền vững cho nông nghiệp, công nghệ, du lịch, phát triễn thị trấn mới, cũ. Biến một khu vực chinh chiến khốc liệt hành lang xâm nhập Trường Sơn Đông ( vùng đồi núi Quảng Nam , Quảng Ngãi, Bình Định … ) thành một vùng tương lai “ Thụy Sĩ “ nhiệt đới cận đại Việt Nam ( kể luôn cả tỉnh Kontum và phía Bắc tỉnh Gia Lai - Pleiku ) , tái dựng phát triễn những thị trấn mới (Trà My , Nông Sơn , Giằng - Thành Mỹ , Hiền , Đắc Ốc … như Đồng Dương , Trà Kiệu , tiểu vương quốc Amarâvâti Chàm xa xưa ?
Bảo vệ sinh thái, sinh môi nhưng đặc thù Việt Nam nhiệt đới hơn, không quá ư mặc cảm hùa theo những nước tân tiến, ôn đới, khi thiết lập các đập thủy điện , phát triễn giao thông , thị trấn …
Quảng Nam mưa nhiều , vùng rừng mưa nhiệt đới - tropical rain forest , như thể một tiểu vùng rừng mưa Amazonia , Nam Mỹ Châu . Đây là một vùng sinh thái trong số 200 vùng sinh thái giàu chủng lọai , lọai hiếm hoi và đa dạng sinh học của thế giới . Chứa nhiều lòai thực vật hay lòai thú không đâu có như lòai Sao La, khám phá năm 1992, thường nhắc tới ở Quảng Nam, và cũng thường được xem là nơi trú nấp, sống sót của chúng, một khi thay đổi khí hậu tòan cầu . Quảng Nam nay đã biết hội nhập các khía cạnh môi sinh, xã hội khi thiết lập các dự án kinh tế, phát triễn.
Tuy tiềm năng thủy điện lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được xếp vào hàng thứ tư ở Việt Nam, sau sông Đà, sông Đồng Nai và sông Sesan ( phụ lưu sông Mê Kông ), phát triễn thủy điện Quảng Nam chỉ mới khởi sự gần đây. Các năm 1995- 97, chỉ xây cất hai đập nhỏ bé là đập Phú Ninh, công xuất 2000 kw và đập An Điềm 5400 kw. Đáng mừng là hơn 10 năm qua, Quảng Nam đã dự tính một dây chuyền các đập thủy điện tại dòng sông Sông Cái , sông Bung , sông A Vuơng , sông Tranh v.v… tương tự các đập dây chuyền sông Đồng Nai vậy. Tính đến cuối năm 2008 đã có 67 dự án thủy điện, 46 đập đã khởi công kể từ năm 2006 . Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn có 57 dự án , tổng công xuất là 1200 000 kw ( 1200 megawatts ). Tuy đa số là đập cở trung bình hay nhỏ hay trung bình như Sông Bung 5, Dak Mil 4, nhiều đập cũng cở khá lớn ( 100 000 kw trở lên ) dù hồ chứa đôi khi có nhỏ đi nữa. Đập sông A Vương , một nhánh của sông Bung về phía Bắc đã khánh thành cuối năm 2008 , tổng công xuất 210 000 kw . Đáng kể thêm là đập sông Tranh 2, tổng phí đầu tư trên 250 triệu đô la Mỹ , có dự án từ năm 2005 , nhưng đến năm 2006 mới khởi công , ở hai làng Trà Đốc, Trà Tân , huyện Trà Mi, thiết kế 2 tua bin công xuất tổng cọng 190 000 kw , sản xuất 680 triệu kw/giờ . Đập lớn thứ hai, thiết lập cuối năm 2008 , vay được trên 190 triệu đô la Mỹ của Ngân hàng Á châu - ADB , là đập sông Bung 4 , cách đập A Vương chừng 8 km , công xuất 156 000 kw, ở vùng Bảo tồn Sông Thanh, kế cận biên giới Lào - Việt.và phải di dời định cư lại khoảng 1000 nhà, 5000 ngưòi tộc dân Cà Tu địa phương.
Canh tân hệ thống đường Xuyên Á Lào - Việt và xa lộ cao tốc 4 lằn
Quảng Nam có 200 km đường sông giao thông được chuyên chở hành khách và hàng hóa với tàu 5- 25 tấn . Nhiều đường sông này đi qua các cảnh quan thơ mộng đẹp đẻ , có thể cải thiện tiện lợi cho phát triễn du lịch đường sông như Thu Bồn, Vu Gia ,Trường Giang , Tam Kỳ …. Đường sắt Bắc Nam chạy qua 95 km Quảng Nam, ở các ga Trà Kiệu , Phú Cang , Tam Kỳ , Diêm Phò , Chu Lai có lẽ nên được uu tiên nâng cấp , nới rộng khổ đường rầy hổ trợ công nghệ du lịch, các công viên kỷ nghệ hóa và khu phát triễn kinh tế Chu Lai và cả nông ngư nghiệp nữa .
Nhưng có lẽ ưu tiên một, là cũng cố đường Trường Sơn công nghiệp ( “đường mòn Hồ chí Minh “ ) khúc bị xói lỡ nhiều nhất từ A Sao , A Lưới đến Giằng - Thành Mỹ, nâng cấp các quốc lộ 1A , 14 B , 14 D , 14 E , dài hơn 400 km và 18 tỉnh lộ dài 450 km . Các nhánh quốc lộ 14 ( 14B , 14 D , !4 E ) xuyên LàoViệt , đặc biệt nhánh 14 D ngang qua cửa khẩu Đắc Ốc đang thành lập, như cửa khẩu Lao Bảo phía Bắc ( tỉnh Quảng Trị ) và Bờ Y phía Nam ( tỉnh Kontum ). Đẩy mạnh Phát triễn Tam Giác Trường Sơn Việt Miên Lào đã ký kết, vì vùng đồi núi Quảng Nam giáp giới tỉnh địa đầu Kontum - Tây Nguyên và hai tỉnh Lào Sekong , Attapeu của Tam Giác này. Cũng nên khởi công sớm năm 2009 như dự trù, dự án (AH1) Xa lộ Cao tốc - Expressway 4 lằn dài 140 km ( nới rộng quốc lộ 1 ) nối thành phố Đà Nẳng với hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi , như xa lô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng , Hà Nội -Nam Ninh ( Quảng Tây ? )
Phát triễn du lịch như vùng Hạ Long ?
Thiếp lập cảng sâu Kỳ Hà ở Vùng Kinh tế Mở Chu Lai - Open Economic Zone có thể nhận các tàu 20 000 tấn ( hiện nay chỉ mới dư trù làm cầu cảng cho tàu 10 000 tấn cập bến ) và hòan tất sân bay dân sự tại sân bay quân sự quân đội Mỹ thiết lập trước năm 1975, một trong 6 sân bay cận đại nhất của Việt Nam, thành một sân bay quốc tế cho Bắc Á và vùng Thái Bình Dương, tiếp đón được các máy bay cở lớn Boeing , Airbus … cũng hổ trợ lớn lao phát triễn công nghê du lịch Quảng Nam.
Hai vị trí đã được Cơ quan Văn hóa Quốc tế - UNESCO nhận là di sản thế giới : Phố Cỗ Hội An và khu thánh địa Mỹ Sơn . Phố Cỗ Hội An cách Đã Nẳng phía Đông Nam chừng 32 Km, là một đô thị đường phố chật hẹp, dàn xen kiểu bàn cờ , nhà cửa cao một hai tầng xan xát hai bên , thời xa xưa có tên gọi khác nhau như Hải Phố , Hòai Phố , Hai Phố , trên bản đồ và thương nhân nước ngòai gọi là Haipo hay Faifo ( Phải Phố ? ). Địa danh đã một thời là Trung Tâm buôn bán sầm uất Đông Nam Á, nổi tiếng thế giới. Cuối thế kỷ thứ 16 và đầu thế kỷ thứ 17, các chúa Nguyễn Phước đã cho mở nhiều hải cảng để thương thuyền nước ngòai đến giao lưu buôn bán. Hội An thời đó có nhiều điều kiện thuận lợi, vì cửa Đại Chiêm chỉ cách Hội An chừng 5 km. Đến thế kỹ thứ 19, cửa Đại Chiêm bị phù sa bồi lấp và đã bị cảng Đà Nẳng hình thành thay thế. Hôi An chìm dần trong dĩ vảng. Những năm đầu thập niên 1980, giới hâm mô kiến trúc, điêu khắc phát hiện ở Hội An một vẽ đẹp độc đáo của một đô thị hiếm có, tuổi ngót 400 năm và năm 1986 được UNESCO đưa vào chương trình họat động. Khu di tích đô thị cỗ nằm ở phía Nam thị xã Hội An. Phố Lê Lợi được xây cất đầu tiên , sau đó nguời Nhật đến xây tiếp phố Trần Phú, còn gọi là phố Cầu Nhật Bổn . Đầu thế kỷ thứ 17, nguời Hoa sang xây dựng Phố Quảng Đông ( Nguyễn Thái Học ngày nay ), sau đó là các phố Minh Hương ( Phan Chu Trinh ), phố Chợ cũ ( Trần Qúy Cáp )… Những đường phố này lưu dấu một tổng thể không gian đô thị cỗ xưa gần như nguyên vẹn , với sông, rạch, cầu, đình, chùa, hội qúan , nhà thờ tộc, miếu, đền, chợ, nhà ở…
Thế kỷ thứ 7 , Champa xây dựng kinh đô ở vùng Trà Kiệu . Cách Trà Kiệu 20km về phía Tây là khu Thánh địa Mỹ Sơn, có cả một tổng thể đền miếu Ấn độ giáo. Theo bia ký, từ giữa thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, Mỹ Sơn đã xây một ngôi đền thờ thần Si va. Đền cháy, vua Chàm ( 595- 629 ) cho xây lại, nhưng nay không còn dấu tích gì . Phải từ thế kỷ thứ 7, mới xây dựng 68 công trình khu đền Mỹ Sơn. Xin nhắc là giữa thế kỷ thứ 8, kinh đô Chàm chuyễn về Nha Trang - Khánh Hòa, nhưng 100 năm sau lại chuyễn kinh đô về Đồng Dương, cách Trà Kiệu 15km, phía Đông Nam. Triều đại Đồng Dương là một vương triều Phật giáo, vì lúc đó Phật giáo đang gia tăng ở Đông Nam Á. Khỏang 30 di tích Đồng Dương thuộc các thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10. Còn đền Tháp Pô Na Ga ở Nha Trang thuộc nữa sau thế kỷ thứ 8, bị Chân Lạp phá giữa thế kỷ thứ 10 , xây lại năm 965. Các tháp Bình Định thuộc thế kỷ 11- 13 . Các tháp Pô Klong - Pleiku thuộc thế kỷ thứ 14 , và cuối cùng tháp Pô Rô Mê - Phan Rang thuộc thế kỷ thứ 17.
Công nghệ du lịch Quảng Nam còn có thể trông cậy vào 61 di tích vị trí lịch sử văn hóa đặc thù tỉnh nhà (tỉ như kiến trúc vùng núi Thành ), các vùng sinh thái rừng mưa nhiệt đới, các bải biển , nhưng đặc biệt là 17 đảo biển lớn nhỏ , và 10 hồ thiên nhiên, diện tích tổng cọng là 6000 ha , quanh hồ có 11 000 ha rừng đa dạng sinh học trong hồ kiểm kê đến 40 tiểu đảo hay nhân tạo ( tỉ như hồ Phú Ninh , diện tích chừng 23000 ha gần thị xã Tam Kỳ , có một viễn cảnh đa dạng , địa hình phía Bắc tương phản, có một khu rừng nguyên sinh lớn, một số tiểu đảo … ), các suối nước ngọt và nước nóng , cũng như các lễ hội văn nghệ Kinh -Thượng địa phương, các làng tiểu công nghệ cỗ truyền các vùng Cẩm Nam , Cẩm Kim, Trà Nhiều, doc sông Thu Bồn và Trường Giang Phước Kiều, Mã Châu, Kim Bồng …
Số du khách đến Quảng Nam đã là 1 287 000 người năm 2008 , tăng 15.7 % so với năm 2007, tăng nhiều so với cách đây 10 năm , nhưng chỉ mới là 1/3 du khách thăm viếng Quảng Ninh - Hạ Long , dù rằng vùng “ đòn gánh eo hẹp “ giữa miền Trung này có đến 6 di sản quốc tế : Hội An , Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng, ( tỉnh Quảng Bình ) nhac cung đình Huế , cung điện lăng tẩm Huế, nhạc Cồng Tây Nguyên. Năm 2007 Quảng Nam đã tổ chức hội chợ - festival lần thứ ba , các đòan caravan hành thương, hành trình thăm viếng các di sản Đông Pháp nối các di sản quốc tế Việt Nam vừa kể với các di sản Watphou, Luang Prabang , Angkor , các tỉnh Siem Reap -Cam Bốt , Champassak, Luang Prabang - Lào .
Khi nào tiến được về công nghệ tri thức, công nghệ cao ?
Quảng Nam đã thiết lập xong 25 000 ha khu phát triễn công nghệ . 1- Vùng Kinh Tê Mở Chu lai Open Economic Zone, ngày 18/10 năm 1999, dự trù mở rộng đến 72000 ha ở giai đọan II , thu hợp những lảnh vưc chức năng công nghệ chánh đất nước vùng công nghệ và chế biến xuất khẩu , tự do buôn bán, cảng và dịch vụ chuyên chở , sân bay , vùng dịch vụ đô thị du lịch thể thao . 2- Bốn công viên công nghệ như Điện Nam -Điện Ngọc, Thuận Yến, Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, diện tích tổng cọng là 1200 ha . Ngòai ra còn lập thêm gần khắp mọi nơi trong tỉnh nhà ,142 nhóm công nghệ cở trung và nhỏ tổng diện tích là 2 779 ha . 3- Vùng Kinh tế Cửa Khẩu Nam Giang ở hai xã Chaval , Ladee tại huyện Tây Giang , biên giới Lào Việt, thiết lập chợ biên giới, kho dự trữ hàng miễn thuế quan, kho dự trữ hàng hóa, các dịch vụ bưu điện , viễn thông, tài chánh, khách sạn, tiệm ăn, cơ sở du lịch, hứa hẹn phát triễn xuất nhập khẩu giữa miền Trung Trung Bộ với các thị trường rộng lớn các tỉnh miền Tây Lào , Đông Bắc Thái Lan , Cam Bốt và cả Trung Á nữa ( một quốc lộ Xuyên Á Đông Tây mới, nối Biển Đông với biển Andanam , Myanmar , song song với Hành lang Đông Tây Đà Nẳng Việt Nam - Mawlamyine , Myanmar qua quốc lộ số 9 ). Dù gặp nhiều khó khăn, 7 tháng đầu năm 2008, Quảng Nam đã chấp thuận 7 dự án đầu tư mới, nâng tổng số dự án đầu tư lên con số 58 ( trong đó 17 dự án là đầu tư ngọai quốc ). Tư bản đầu tư là 2 . 128 tỉ đồng VN và 124 triệu đô la Mỹ ; 50 dự án đã họat động tạo ra 19 000 công ăn việc làm. Năm 1997, tổng số đầu tư chỉ là 60 tỉ đồng VN , năm 2007 đạt 13 899 tỉ và 6 tháng đầu năm 2008 đạt 14 016 tỉ . Những công nghệ đáng kể là nhà máy ráp xe hơi Trương Hay, nhà máy ngói Đồng Tâm , nhà máy gương Vinacomin, nhà máy bột giấy Intimex, nhà máy Ethanol( ? )…
Quảng Nam còn có thể khai thác thêm nhiều lọai quặng mỏ. Như vàng ở Bồng Miêu , Du Hiệp và Trà Dương . Bồng Miêu sản xuất mỗi năm vài trăm kgr vàng Miền Nam Quảng Nam giàu kim lọai , uranium và đá vôi, cũng như titan, graphit, thiếc và đặc biệt là nước khóang - mineral water , than đá . Quảng Nam đã khoan 18 mỏ nước khóang mát mẽ, phẩm giá cao. Mỏ Nông Sơn có dự trữ 10 triệu tấn than đá . Mỏ Ngoc Kinh có dự trữ 4 triệu tấn than , nhưng không khai thác gì cả, từ năm 1994. Cần đẩy mạnh thêm khảo sát thăm dò, tăng dự trữ các quặng mỏ Quảng Nam, mới mong mở rộng khai thác ngành công nghệ này tương lai đươc.
Để đuổi kịp Đông Nam Á, kịp thế giới thế kỷ 21 , Đã Nẳng và Quảng Nam phải tăng cường đội ngũ giáo dục trí thức, không phải là bằng cấp mà là hiểu biết tiến bộ, lảnh đạo thực sự cầu thị, nhiều tinh thần bao dung , một cái nhìn viễn kiến, tư duy độc lập, khách quan khoa học , có tính phản biện . Phải cố tâm xây dựng khu công nghệ cao như Sài Gòn đã làm từ năm 2002, bao gồm các họat động sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu-phát triễn ( như các cụm phòng thí nghiệm tân tiến xây dựng “ công lực nội sinh “ thực hiện năm 2008 ở khu này , một cơ chế căn bản khác biệt giữa khu công nghệ cao và các khu chế xuất , khu công nghệ trong nước ), đào tạo trong các lĩnh vực như công nghệ vi mạch bán dẫn , thông tin-viễn thông, tự động hóa cơ khí chính xác, công nghệ sinh học áp dụng cho y dược và môi trường , công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô….
Không nên lơ là phát triễn nông lâm ngư
Tuy lợi tức khu công nghệ du lịch, dịch vụ và công nghệ đã vượt nông ngư nghiệp, năm 2007 là 65 % lợi tức tòan tỉnh, số công ăn việc làm chúng tạo ra cũng còn quá ít như đã nói trên . Vì thế cho nên cần tăng cường hiệu năng nông lâm ngư Quảng Nam . Diện tích nông nghiệp hiện là 106 000 ha .
Ngành lâm chiếm 651000 ha , trong đó còn 388 800 ha rừng thiên nhiên , dự trữ chừng 30 triệu m3 , và 50 triệu m3 tre , nứa . Số diện tích rừng còn lại nghèo nàn , tuy một số đã được tái sinh trồng lại nhân tạo, mức sản xuất thấp kém, chừng 69m3 gỗ /ha. Việc mở mang đường xá, sông ngòai, hồ thủy điện ngoài vụ ngăn chặn chống khai thác gỗ bất hợp pháp, còn phải cố gắng bảo tồn 1200 - 2000 lòai thực vật đặc thù, 284 lòai vật có vú hiếm có, 850 lòai chim, 162 lòai ếch nhái, và 296 lòai bò sát … sinh thái địa phương.
Sinh thái biển - đầm phá Quảng Nam liệt kê năm 2000 : 1402 lòai cá, 782 lòai động vật có giáp, 52 lòai tôm hùm, tôm biển, 141 lòai hào và nghêu… Chúng tôi đã đề cập đến ngành khai thác hải sản Quảng Nam ở trên. Nhưng Qủang Nam chưa khai thác đúng mức ngư nghiệp lục địa, dù có nhiều hồ thiên nhiên và nhân tạo mới, hồ thủy điện lớn, nhỏ, tỉ như nuôi cá mè vân- rainbow trout, steelhead trout, một lọai cá hồi nước ngọt Phần Lan Onchorhynchus myskiss đã nuôi thành công trên 64 quốc gia lục địa trừ Phi Châu , ở Việt Nam tại các tỉnh Thượng du, Trung du miền Bắc, Lâm Đồng , đặc biệt trứng cá hồi vân Việt Nam có buồng trứng khá lớn một món ăn đặc sản , đắt tiền; nuôi “ nhà bè cá “ ( cá chép , các lọai ca da trơn mau lớn , thịt ngon trung lưu sông Mê Kông , quanh các tiểu đảo và các bờ sông đã điều chỉnh dòng chảy; nuôi tôm càng xanh luân canh hay thả trong ruộng lúa nước ngọt ; nuôi tôm - cá nước lợ, nước mặn luân canh ruộng nước dọc bờ biển. Phải cố gắng đưa năng xuất lúa nước lên 7- 8 tấn một mùa vụ nay đã có giống siêu năng lai F1 và các giống IR mới ( Thần Nông ) cả ruộng nước vùng cao lẫn vùng thấp, tăng thêm vụ với các giống lúa cao năng ngắn ngày: gìn giữ quỷ đất nông nghiệp đã bảo hòa, không gia tăng được, chuyễn phát triễn công nghệ, gia cư , đường xá, xây dựng đô thị…. lên đất cằn cỗi không làm nông nghiệp được ở vùng đồi núi như dân Nội - Ngoai Mông Cỗ đã làm ở Bắc Trung Quốc, thay vì lấn chiếm đất phù sa màu mỡ đồng bằng đã quá eo hẹp rồi . Áp dụng lề lối canh tác đồi núi nông lâm tân tiến sinh thái rừng mưa nhiệt đới cải thiện nhiều của nhiều vùng Aceh - Sumatra, hay vùng đồi núi lưu vực Amazonia Brasil, Bolivia, Peru . Khai thác không những các lọai cây trồng đa niên đặc thù Việt Nam ( quế , sâm Ngọc Linh, gừng , đậu khấu -Amomum, tiêu, trà Assam , các lọai nấm y dược hay nấm ăn mới, khai thác đại trà qui mô hơn , các lọai đặc thù Quảng Nam như dâu ta -Baccaurea ( nhà Nguyễn Phước gọi là trái Nam Trân ) , không phải bòn bon Mã Lai- Lansium, dâu tằm cho trái ăn ngon kiểu Trung Đông thay vì chỉ cho tằm ăn, chuối sứ, chuối cau Quảng , huyện Hướng Hóa - Khe Sanh, Lao Bảo vừa xuất khẩu sang Trung Quốc và mấy năm nay bán nhiều ở các siêu thị Á Châu Hoa Kỳ, bần quân ( hạnh đào ) nhiệt đới; các lọai hạch quả rừng mưa như hạch qủa Brasil , các trái cây lọai cọ dừa - palm , và tại sao không ngay cả cao su giống chịu lạnh giỏi, cà phê arabica, ở các huyện biên giới Lào Việt , phía Trường Sơn Tây …
( ngày 23 tháng 2 năm 2009 tại Irvine, Ca Li )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét