Cuộc Cách Mạng 3- D ( 3 Chiều ) .
G S Tôn Thất Trình
I - Cốt truyện phim ra sao mà hấp dẫn Hoa Kỳ đến thế ?
Nhìn hai cháu ngoại xếp hàng cả đêm mua vé xem phim ba chiều 3-D Avatar, hiện là phim nhiều người xem nhất , chúng tôi cũng tò mò muốn biết cái gì đặc sắc Avatar hấp dẫn chúng đến thế. Vé bán trong 3 tuần lễ trên thế giới đã trên 1 tỉ đô la Mỹ , trong khi nhiều ngành công nghệ Việt Nam xuất sắc, sau 10 -15 năm, vẫn chưa đạt mức ghi danh “câu lạc bộ 1 tỉ đô la “ doanh vụ một năm.
Đây là một phim khoa học giả tưởng - sci- fi . kịch hùng tráng - epics của nhà đạo diễn James Cameron, cuốn phim bán vé nhiều nhất ở các rạp chiếu xi nê, đứng hàng thứ tư từ trước đến nay, trên thế giới . Phim đã được các nhà bình luận tán tưởng nhiều và đã được một loạt bình luận cắm cờ khen ngợi trong 10 liệt kê đứng đầu sổ. Thế nhưng bên cạnh thác đổ khen ngợi và phổ biến , bạn có biết ai đã ghét cay , ghét đắng phim này không ? Đó là các cán bộ dễ cáu kỉnh của những nhóm bảo thủ chính trị Hoa Kỳ
Giới bảo thủ Hoa Kỳ hoàn toàn mù lòa, không nhìn thấy tí gì những nét quyến rủ phá rào của phim 3 -D này . ( chiếu theo Patrick Goldstein, nhà bình luận phim cho nhật báo The LA Times )
Từ nhiều năm qua, các học giả, phiếm bàn - bloggers phái hửu Hoa Kỳ , không ngừng tấn công nhóm tự do Hồ ly Vọng - liberal Hollywood, qui trách nhóm tự do đã tách rời hẳn giới “ thường dân “ thích đi xem xi nê, ,than phiền các nhà điều hành và làm phim tiếp tục làm ra những phim xi nê, có rất ít vang rền quí giá đến giới trung lưu Mỹ . Họ đã phản ứng chế nhạo vài phim đề cào chính trị tự do cấp cao như “ Syriana “ , “ Milk “ , “ W. “ , Religulous “ , “ Lions for Lambs “, “ Brokeback Mountain “ , “ In the Valley of Elah “ , “Rendition “ và “ Good Night “ và “ Good Luck “ . Cho đó là những phịm hiệu quả kém cỏi, ít người đi xem chúng ở rạp xi nê; một dấu hiệu rỏ rệt dân gian thật sự đã không thích thú đi xem những phim trưng bày thái độ cấp tiến Mỹ .
Lẽ dĩ nhiên là phim “ Avatar “ đã lật ngược thế cờ , xoay đầu khỏi hẳn lý thuyết này. Như một lô nhà bình luận đã nhận xét , phim cống hiến một thông điệp rỏ ràng ủng hộ môi sinh. Nó hình dung các nhà đấu thầu quân sự Hoa Kỳ dưới một ánh sáng thật tiêu cực . Một cách minh bạch, nó gợi ý là không thể cùng thuyền - cùng hội với những rung động phản văn hóa - counter culture của thập niên 1960.. Đúng là những thông điệp bảo đảm tha hóa những kẻ mê xem xi nê hằng ngày, theo lời các nhà học giả phái hửu. Thế nhưng phim Avatar đã được cử tọa Hoa Kỳ khắp nơi, nồng nhiệt hoan nghênh, từ Mississipi đến Manhattan .
Nếu chỉ nói rằng phim khởi động một cơn giông tố tức giận phái hửu , thế là chưa đủ gì hết cả thảy. John Nolte, một nhà viết tiểu luận nổi danh cho Đại Hồ Ly Vọng và phát ngôn viên cho các nhà tiểu luận phái hửu cho phim Avatar là là một đòn mạnh làm ra vẽ mộ đạo trong một phim đầy rẫy những dòi cá tính một - chiều và những khuôn sáo máy computer cá nhân PC , không có lấy một cốt truyện nào, nhỏ hay lớn, gây kinh ngạc cả . … Hãy nghĩ đến Avatar như thể một “ Ước Nguyện Chết Chóc - Death Wish “ cho các người tả phái , một vọng tưởng trả thù xét lại, vô cùng đơn giản, nơi nếu chúng ta … ghét những kể xấu xa ( Hoa Kỳ ) thì bạn có thể tha tội chúng nhờ các con số ước đoán được toàn thể . “
John Podhoretzt nhà bình luận phim ỏ tuần báo Weekly Standard , gọi phim Avatar là “ nói ba hoa ngu xuẩn , một phim đần độn nhất từ trước đến bây giờ . Ông tiếp : “ bạn sẽ nghe thấy nói tới chánh trị trong phim hai tuần tới, cách nào nó là một hùng ca xanh về phá hư môi sinh và một tấn công chiến tranh ở Iraq … Kết luận của phim là đòi hỏi cử tọa cỗ võ thất bại binh lính Hoa Kỳ ở Iraq, lọt vào tay phiến loạn. Như vậy đó là một biểu hiện xâu xa chống chủ nghia Hoa kỳ - Americanism. Điểm chánh là ai đó sẽ hiến cho Jim Cameron quá nhiều công lao, đưa Avatar với lòng căm hận quân sự và cơ chế Hoa Kỳ, cùng ý niệm là muốn thành con người chỉ có cách là thầm lặng; tất cả nghiêm túc như là một tài liệu chánh trị. Đáng chú ý hơn là xem Avatar như thể một tỉ dụ cách nào Hồ ly Vọng đã trở thành như ngày nay, khi đề cao vấn đề tiêu chuẩn khuôn sáo phản văn hóa.
Ross Douthat viết ở nhật báo New York Times, đưa Cameron ra trình một tòa án hửu phái khác, như thể là một kẻ làm phim Hồ ly Vọng khác, từ chối nhìn nhận sức mạnh của tôn giáo . Douthat gọi Avatar là “ Kinh Thánh theo lề lối James “. Nhưng không phải là Kinh Thánh , mà Avatar chính là một bài biện hộ dài của Cameron cho thuyết phiếm thần - pantheism .một đức tin đặt Chúa cùng hàng Thiên Nhiên và kêu gọi nhân loại hảy cảm thông tôn giáo cùng với thế giới thiên nhiên . Douthat khẳng định là những xã hội gần thiên nhiên , tỉ như Na’vi , tộc dân trong phim Avatar, ,không làm sáng tỏ Vườn Địa Đàn - Eden gì cả , mà là nơi cuộc sống có khuynh hướng kinh tởm, cục súc và ngắn ngủi.
Có cả ngàn tấn chửi bới như mưa của giới bảo thủ cục cằn chống lại phim, có lẽ nên bỏ qua chi tiết. Trừ phi nói rằng phim ảo tưởng xi nê to lớn của Cameron là một trộn lẫn của bình phẩm xã hội , thân bí hóa và hoạt họa trò chơi viđêô kiểu con trẻ cuồng si, tuồng như đã động chạm đến mọi dây thần kinh sống của dân bảo thủ chánh trị Hoa Kỳ . Dân này xem mọi điều từ ngoại giao , hâm nóng toàn cầu , cây Giáng Sinh - Noen tại tòa Bạch Ốc ; thảy đều qua lăng kính của phương cách biến khẩu hiệu bè phái. Vậy chớ tại sao một phim đầy nhóc những thông điệp tự do giết người lại quyến rủ được dân gian thích xem xi nê mỗi ngày ?
Theo Govindini Murty, đồng sáng lập viên trang tham luận - blog bảo thủ tiền phong Libertas và là nhà sản xuất điều hành phim bảo thủ mới: Kalifornistan , Avatar chứa đầy chất chánh trị của phe tả, những phim cũng là một trình diễn lạ lùng . Jim Cameron không phải đến từ con số không đâu . Ông nối gót những kẻ phim tả phái trước ông . Các người này đã biết sẽ có ai đó cùng quan điểm với họ, sẽ có đủ tài nguyên để cuối cùng sản xuất ra một đột biến , chọc thủng phim chánh trị. Dù rằng Avatar là một phim phản nhân loại nhiễu loạn tuyệt vời, phản quân sự, phản ý niệm tây phương về thế giới , Avatar là một trình diễn và kỷ thuật khó tin được , một phim to lớn đã chụp bắt được chú ý của dân gian Hoa Kỳ. Chánh trị đã bay qua đầu dân gian. Khán giả không phải là những kẻ đọc New York Times hay Duyệt Xét Quốc gia ( Hoa Kỳ ) - National Review. Sau đây thêm 3 lý do then chốt khiển phim làm bốc lữa cháy những sợi tóc trên đầu hửu phái Hoa Kỳ ( theo Goldstein ) :
- Ca tụng chủ nghĩa môi sinh khờ khạo : Nếu bạn chưa biết, thì nên lưu ý là phong trào bảo thủ đã trở thành tụ điểm dẫn đạo cho hoài nghi về hâm nóng toàn cầu. Những trang xã hội hăng say phái hửu trên tập san Wall Street Journal, đã đưa chuyện kể đầy rẫy cú sốc , chế diễu mọi điều, từ việc chánh quyền Obama hổ trợ năng lượng thay thế, đến các kẻ nồng nhiệt gàn dỡ kiểu Xe hơi chạy điện Prius và các nhà khoa học, bị cho là đã bải bỏ các dữ liệu thay đổi khí hậu hầu đề xướng tuyên cáo của họ về hâm nóng toàn cầu , mệnh danh là “Ngõ Khí Hậu - ‘\Climate gate “ như là Watergate ( đà khiến cựu tổng thống Nixon phải từ chức , nếu không sẽ bị truất phế ). Kê/ từ khi Al Gore chiếm ngôi giữa sân khấu, nhờ cuốn sách tài liệu “ Sự thật Bất tiện - the Inconvenient Truth “ , phái hửu đã cố tâm, từ vụ này đến vụ khác, chế nhạo các nhà cứu vớt hành tinh tự do, đặc biệt lấy làm thích thú đập mạnh vào các nhà môi sinh Hồ Ly Vọng, di chuyễn bằng phi cơ phản lực riêng tư hay sinh sống tại những biệt điện, vi la đồ sộ. Thế cho nên khi Cameron ôm chồm đến chóng mặt một tộc dân sơ khai . sinh sống hòa hợp với đất đai của mình , và diễn tả cay độc một tổ hợp không có linh hồn, làm bất cứ điều gì , kể luôn cả giết người địa phương vô tội , ăn cắp và khai thác các tài nguyên giá trị của hành tinh , là một loại nghệ thuật viết kịch kháng kỷ thuật đáng mở chuông báo động .
- Hồ ly Vọng không Thượng Đế lại chiến thắng huy hoàng . Từ lâu các nhà bảo thủ đã than phiền là Hồ Ly Vọng phớt lờ , nực cười hay thiếu tôn kinh, vô lễ tôn giáo. Mà thật sự cũng gần đúng như vậy . Tuồng như ít khi thấy được một phim diễn tả một cá tính tôn giáo rỏ rệ , cũng như ít khi thấy một phim quan trọng , tài tử chánh là một phụ nữ Mỹ da đen gốc Phi Châu. Goldstein cho rằng ai nói là Hô ly Vọng Không Thượng Đế là đã nói quá đáng : nhưng rất công bằng khi gọi Hồ ly Vọng là một thế giới thế tục sâu đậm. Dân bảo thủ luôn luôn mau lẹ nhấn mạnh là khi ai đó làm một phim tôn giáo rỏ ràng, tỉ như phim Mel Gibson “ Đau khổ của chúa Giê Su - the Passion of the Christ “ thi họ thâu đến hàng trăm triệu đô la . Lẽ dĩ nhiên là họ quên bẳng nhắc tới thất bại tài chánh , khi Hồ Ly Vọng lam ra một phim dịu hiền , một bi kịch rất ư tôn giáo vào năm 2005 : “ Chuyện kể Giáng sinh - The nativity story “ , Hồ ly Vọng chỉ thâu có 37 triệu đô la ở Hoa Kỳ, ngang tổn phí sản xuất phim này. Có lẽ Ross Douthat đã đúng lý. Các kẻ đó xem phim, thấy thích thú một dạng lờ mờ, cảm ứng phiếm thần hơn là một thông điệp thánh kinh minh bạch .
- Lịch sử lâu dài phản quân sự ở phương cách khẩu hiệu Hồ Ly Vọng. Không còn nghi ngờ gì nữa là Avatar tô điểm ra những cá tính các nhà đấu thầu quân sự là những lính đánh thuê bạo tàn , hung nô , mong muốn hay năng nổ tàn sát hết dân bản xứ vô tội trong công cuộc đeo đuổi khai tác tài nguyên quí báu xứ Pandora. Ai cũng có cảm tưởng là Cameron đang so sánh, không chỉ với chiến tranh Iraq mà còn cả chiến tranh Việt Nam nữa đó . Thế nhưng trong khi Hồ Ly Vọng thỉnh thoảng làm phim phản chiến , Avatar là một cái gì khác. Một phim lính chiến hòa bình , hoan nghênh lương tri mới trổi mới dậy của một anh lính thủy quân lục chiến, biến thành một kẻ bảo vệ một đức tin cao hơn . Điểm làm mê hồn là dân gian Mỹ , hầu như luôn luôn ủng hộ mạnh mẽ các chiến tranh ngoài nước , đã ôm chầm lấy một phim vẽ ra những cá tính quân sự dưới một ánh sáng chê trách như vậy . Golstein cho rằng cử tọa đã để lọt sàng điều minh bạch , vì lẽ phim đặt vào tương lai xuyên hành tinh, xa xôi, chứ không phải ở Hoa Kỳ ngày nay. Khi các nhà chống đối chánh trị Nga, muốn chỉ trích những chế độ hà hiếp ở nước Nga , họ thường viết những chuyệm kể hay làm phim đặt vào quá khứ , chịch thuốc chủng cho họ bằng cách sử dụng Nga Hoàng thế kỷ thứ 15 , như là kẻ độc tài khát máu hôm nay . Cameron cũng làm như vậy, nhưng tiến tới tương lai , tạo ra một khoảng cách an toàn cho những thông điệp xã hội che màn voan, ( không quá mỏng đâu nhé !). .
Avatar , lẽ dĩ nhiên, chứa nhiều điều trong óc nảo hơn là chánh trị. Đó là một vinh quang của trí tưởng tượng thị giác và là một phim xi nê 3- D lớn lao đầu tiên trên thế giới. Thật đúng mê hồn nhìn thấy cách nào các nhà bảo thủ bị ý thức hệ ám ảnh, đã tím cách bó đi xa khỏi vinh quang dân gian thích thú và chỉ nhìn thấy riêng có dịch bản phụ chánh trị của phim, không nhìn thấy nghệ thuật đột khởi đang tròng tròng mắt hướngvề mặt họ !
II . Những kỷ thuật mới giúp Cameron làm phim Avatar 3 - D.
James Cameron rất cứng đầu. Ông đã quyết định , từ hơn một chục năm nay, sản xuất Avatar , truyện phiêu lưu khoa học ảo tưởng - sci- fi con người chống lại các ngoại nhân thế giới khác theo 3-D ,. Nhưng ông đã chối từ làm phim này, mãi cho đến khi kỷ thuật có thể thuyết phục người xem là anh hay chị nào đó có cơ bước qua một màn ảnh và lượm lấy một cánh cung tên bên cạnh dân bản xứ Na’vi , những vai chính ngoại kiều cao 3.3 m , xanh, dáng mặt tựa như mèo . Hầu giúp cho các màn sân khấu đúng đủ bề sâu, Cametron , người đã đem lại đời sống cho chất lỏng kim loại T- metal liquid do máy computer tạo ra trong phim Terminator 2 và Hệ thống Dung hợp máy chụp hình- Pace /Cameron Fusion Camera System, do hai cự phách xây đắp máy chụp hình Vince Pace và Patrick Campbell chế tạo , để có thể chụp bắt hình ảnh theo đúng phương cách mắt con người làm được . Rồi Cameron dùng máy chụp hình ảo ảnh để bước đi hay để bay bổng quanh thế giới ảo ảnh, ghi chép mọi cảnh chụp dân Na‘vi mà ông muốn và phối hợp điểm này với cảnh phim đời sống thật sự. Sau đây là một chỉ dẫn cố thuyết phục ai đó sản xuất phim xi nê 3- D :
1- Dựng sân khấu : Một dàn trải của 72 máy chụp hình trong tổng số 96 máy , tùy theo kích thước khúc đoạn phim , treo quanh chu vi một sân khấu vững vàng và đúng theo đồ hình của mạng lưới . Sau đó, máy computer thay thế các bức tường nơi đóng phim, có sàn nhà hay trần nhà làm ra 3- D bằng kỷ thuật số môi trường và cấu tạo. Mạng lưới cũng được ghi dấu ở sàn để cung cấp quy chiếu bên trong rhế giới ảo .
2- Chụp bắt di động : Các diễn viên, vỏ khí và vai chính, đánh dấu bằng các chấm phản chiếu di chuyễn quanh sân khấu, trong khi mạng lưới máy chụp hình chỉ theo dấu các chấm. Một máy computer ghi chép những chuyễn động các chấm , làm tam giác đạc những vị trí của chúng và tập hợp những chấm dữ liệu này thành những khúc xương khung dây - wire - frame ; khiến Avatar sẽ « mặc y phục « của những thân hình Na‘vi do máy computer tạo ra.
3- Quay phim 3-D : Tiếp theo những cá tính 3- D thịt và máu trên các phim của Cameron để chúng trông như vẽ đang ở trong nhà chúng, bên cạnh dân Na‘ vi ở thế giới ảo ảnh 3 -D . Kỷ thuật 3-D cũ lắp hai máy chụp hình cạnh nhau, để tạo ra những ảnh hưởng mắt trái / mắt phải. Vì các máy nầy cồng kềnh nên chúng được đặt riêng rẽ ra xa và chỉ có thể chụp thẳng đằng trước mặt mà thôi. Hệ thống Máy chụp Dung hợp- Fusion Camera System có 2 máy chụp hình, nhưng nhờ dùng những máy dò nhỏ làm hình kỷ thuật số độ rỏ cao - high definition, các thấu kính có thể gần nhau hơn là các con ngươi bạn đó. Đường ánh sáng thấu kính có thể điều chỉnh, cho nên khi quay phim, có thể gở gạc cho chúng gần nhau hơn, để tụ điểm vào những vật thể kế cận hay ra xa hơn cho những ai ở cách ly xa , như thể đôi mắt chúng ta vậy đó. Hệ thống phối hợp các hình ảnh thành một hình ảnh duy nhất có bề sâu thực tiễn .
4- Leo trèo đến tận phim: Sau khi một máy computer nhét những hiệu quả chận bắt di động vào môi trường kỷ thuật số, Cameron mang theo một máy chụp hình ảo ảnh , một trình bày LCD có nút và chuôi tương tự một vật kiểm soát trò chơi viđêô, để đi vào hệ thống. Khi ông di chuyễn, các máy dò rađiô và quang học theo dấu vị trí máy chụp hình và chuyễn tiếp nó đến những máy computer ngoài sân khấu : các máy này làm thành thế giới ảo như nhìn được theo ưu thế này và chuyễn đến bảng ghi chép . Điều này giúp Cameron bước xuyên qua những hành động ảo ảnh, để quay bất cứ những gì ông muốn , ngay cả việc ông đặt ra những điểm ưu thế để quay những đoạn đòi hỏi một cần cẩu hay một máy bay trực thăng. Sau đó, những cảnh phim cá tính nhân bản có thể thêm vào những cảnh này .
5- Hãy nhìn xem : ở một trình diễn RealD 3 -D, một máy chiếu luân phiên trình bày những hình ảnh mắt trái và mắt phải. Mỗi hình theo một hướng phân cực vòng tròn đối nghịch nhau, 144 lần một giây đồng hồ . Những mắt kính ( gương đeo ) phân cực , bảo đảm là mỗi mắt chỉ nhìn thấy một hình ảnh dành cho nó mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét