Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Phú Yên





Lạm bàn, biết rỏ hơn về một tỉnh xa nhất phía đông nước nhà, chưa giàu dù nay đã yên lành :
Những hướng phát triễn tỉnh Phú Yên

G S Tôn thất Trình

Phần I: Khái quát

Vị trí, dân số , hành chánh hiện tại

Tỉnh Phú Yên rộng 5045 km2 là một tỉnh miền Trung bờ biển Biển Đông , nằm xa nhất phía đông lục địa nước nhà,( tuy Mũi Đôi thuộc Bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong , tỉnh Khánh Hòa , mới là đất lục địa cực đông nước nhà ) ở vĩ tuyến Bắc từ 12039’10” đến 13045’20” và kinh tuyến Đông từ 108039’45” đến 109029’20”. Bắc giáp tỉnh Bình Định ( Qui nhơn ) , Nam giáp tỉnh Khánh Hòa ( Nha Trang ), Tây giáp tỉnh Gia Lai ( Pleiku ) và Đak Lak ( Buôn Mê Thuột ), Đông là vịnh Bắc Bộ, biển Đông. Đèo Cù Mông cao 240m , ngăn cách tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên ; còn Đèo Cả là ranh giữa Phú Yên


Dân số Phú Yên năm 1995 là 740 000 người; năm 2000 là 800 700; năm 2004 là 848 900; năm 2006 là 873 300 và năm 2009 đã trên 900 000. Đa số là tộc dân Kinh ; còn một số nhỏ là Chăm, Ê Đê và Banar.Nhắc lại, theo tài liệu viện dân tộc học, tộc dân Ê Đê ( Rhadê ) thuộc họ ngôn ngữ Nam Đảo có khoảng 141 000 người, tập trung nhiều nhất ở ba tỉnh ĐaK Lak , Phú Yên và Khánh Hòa. Tộc dân Ba Nà thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer có chừng 110 000 người, tập trung ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa , nhưng đông nhất là ở Gia Lai và Kontum. Tộc dân Chăm cũng thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, hiện chỉ cón khoảng 78 000 người rải rác ở 7 tỉnh, nhưng đông nhất là ở Ninh Thuận ( Phan Rang ) và Bình Thuận ( Phan Thiết ).

Tuy Hòa ( Phú Lâm ) là thị xã tỉnh lỵ Phú Yên, cách Hà Nội 1177 km về phía Bắc và cách Sài Gòn 561 km về phía Nam.Tỉnh có 8 huyện: Đồng Xuân ( La Hai ), Sông Cầu ( một thị xã khác ),Tuy An ( Chí Thành ), Sơn Hòa ( Cũng Sơn ), Phú Hòa, Tây Hòa , Đông Hòa và sông Hinh ( Hai Riêng )

Xuôi dòng lịch sử Phú Yên

Văn minh Sa Huỳnh, đồng thời với các văn minh cổ đại Sông Hồng, lưu vực Đồng Nai và Ốc Eo đồng băng sông Cửu Long và sông Vàm Cỏ.

Cũng như lưu vực sông Hồng, các tỉnh ven biển miền Trung từ đèo Hải Vân , ttrong đó có tỉnh Phú Yên, đến miền Đông Nam Bộ, đầu thế kỷ thứ 20 , các nhà khảo cỗ Pháp đã phát hiện hàng loạt di tích trên vùng đồi gò trung du và cồn cát ven biển. Hệ thống di tích này liên tục từ sơ kỳ thời đại đồng thau như di tích Long Thạnh ( phía nam đèo Cù Mông, ở tỉnh Phú Yên ), qua giai đoạn trung kỳ với di tích Bình Châu, nở rộ và đạt đỉnh cao với hàng loạt di tích như Gò Ma Vương v.v… thuộc sơ kỳ thời đại sắt . Ở thời kỳ này, chúng ta đã tìm thấy những bát gốm, mâm đồng hình con tiện được tô màu đỏ, chì , những hoa tai có mấu ( như đôi khuyên tai 3 mấu bằng đá quý khai quật tại khu di tích Hậu Xá II ), những đồ trang sức hai đầu thú và tục chôn người chết trong mộ chum như chum quan tài bằng gốm khai quật tại An Bang ). Trung tâm quản lý Bảo tồn di tích Hội An cho biết là vừa cho Hội châu Á - Hoa Kỳ mượn hai hiện vật cỗ chum quan tài và khuyên tai 3 mấu, sẽ được trưng bày tại viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Houston - Texas từ 13/9 /2009 đến 3/1/2010 và và viện Bảo Tàng Châu Á New York từ 2/2/2010 đến 2/5/2010. Hế thống di tích được mệnh danh là văn hóa Sa Huỳnh ( theo tiếng Bắc là Sa Hoàng, nhưng trong Nam kỵ úy tên chúa Tiên Nguyễn Hoàng, nên đọc là Huỳnh ). Sa Huỳnh là một bán đảo nhỏ cực nam tỉnh Quảng Ngãi , phía Bắc Hoài Nhơn và Tam Quan, tỉnh Bình Định. Dùng C14 ở Long Thạnh, Phú Hòa tìm ra niên đại văn hóa Sa Huỳnh phát triễn từ thiên niên kỷ 2 đến 1-2 thế kỷ trước công nguyên . Cùng thời đại với nền văn hóa lưu vực Đồng Nai miền Đông Nam Bộ và văn hóa Ốc Eo, một thời tỏa sáng khắp Đông Nam Ákể cả cực Nam Việt Nam Đây là những văn minh, văn hóa về thời gian sớm muộn có khi khác nhau, nhưng thảy đều có mang những đặc trưng sinh thái và đặc điểm tộc người từng khu vực đã dạt đến trình độ phát triễn cao, thể hiện qua những giao lưu văn hóa mật thiết. Đây cũng là kỷ nguyên văn minh và dựng nước đầu tiên của các tộc người trên lảnh thổ Việt Nam , trong thời cỗ đại.

Nước Chiêm Thành hưng vong và cuộc Nam tiến đến Phú Yên
Theo nhiều nhà khảo cỗ, chính văn hóa Sa Huỳnh triễn khai thành văn hóa, văn minh Chăm hay Chàm hay Chiêm Thành. Thật thế, có thể tổ tiên người Chăm từ các hải đảo Mã Lai, Nam Dương tràn lên bờ biển miền Trung, nhiều thế kỷ trước công nguyên ( Tây Lịch kỷ nguyên ). Ở đấy họ tiếp xúc với thổ dân là người Kiritas thuộc giống Inđônexia. Số người Kiritas không chịu người Chăm chế ngự thì dồn lên các miền núi Trường Sơn. Sau này chúng ta gọi là Mọi, dân tộc thiểu số, đồng bào Thượng hay đồng bào sắc tộc.

Khi người Chàm bước vào lịch sử năm 192, họ đã tuân phục một triều vua Ắn Độ hóa, nên tổ chức từ quốc gia cho đến xã hội phong tục đều theo Ấn Độ giáo. Chiêm Thành thời đó chia ra làm 3 và có 4 khu vực lớn. Ở phía bắc là Amaravati , vùng Quảng Nam ngày nay. Có hai quốc đô Indrapura -Đồng Dương và Sinharpura - Trà kiệu trên sông Thu Bồn. Vùng giữa là Vijaya, Bình Định ngày nay. Sau năm 1000 Tây Lịch, kinh đô là Phật Thệ-Trà Bàn. Phía Nam là Panduranga, vùng Ninh thuận - Bình Thuận. Giữa thế kỷ thứ 8, kinh đô Chàm dời vào Panduranga, rộng lớn hơn cả, vì bao gồm luôn Kauthara, tức Khánh Hòa. Có lúc Kauthara tách rời làm khu vực thứ tư , thủ phủ là Yanpunagara ( thành phố Khánh Hòa ). Theo Tống sữ Tàu, nước Chiêm Thành chia ra làm 38 châu lớn, nhỏ. Phía Nam là châu Thi Bị, phía Bắc là châu Ô - Lý, phía Tây là châu Thượng Nguyên, có hơn 100 thôn lạc , mỗi thôn lạc có từ 300 đến 500 hộ - gia đình ( có khi đến 700 hộ) . Như vậy dân Chiêm Thành lúc đó đã trên 50 000 hộ.

Các vua Chàm đều rất hiếu chiến. Thời vua Phạm Văn ( 336 - 420 ) quân đội gần 50 000 người. Thời vua Chế Bồng Nga ( 1360? - 1390 ) chắc đông hơn nữa. Cũng từ đời Phạm Văn, người Chàm đã biết thuật xây đắp thành lũy, kiến trúc những tường thành bằng gạch, có tháp canh bằng đá để bảo vệ các thành thị. Suốt mấy thế kỹ, quân dân Chăm đã làm khốn khổ các lực lượng đô hộ Trung Quốc, khuấy phá ven biển nước Việt , bao phen làm mưa, làm gió tận Thăng Long , tiến sang đánh phá Chân Lạp, làm chủ vương quốc này trong một thời gian và cùng một chiến thuật đặc biệt đã làm cho quân đội Mông cồ, hùng mạnh nhất hoàn cầu lúc đó, phải thất bại và rút lui, khi Mông Cỗ, mưu mô xăm chiếm Chiêm Thành. Năm1280, vua Nguyên-Mông Cổ sai Hửu Thừa Toa Đô và Tả Thừa Lưu Thâm sang Chiêm Thành, chia đất làm tỉnh để cai trị. Thế tử Chế Mân không chỉu. Năm 1282, vua Nguyên sai Toa Đô đem quân sang đánh. Toa Đô mượn đường Đại Việt cho quân đi , nhưng vua Trần không chịu, phải đem 1000 chiến thuyền từ Quảng Châu đến cảng Chiêm Thành, cho quân lên đồn trú trên bờ. Quân Chiêm chống cự kịch liệt, nhưng thua. Cha Chế Mân là vua Indravarman đốt kho lúa, bỏ kinh thành , rút lên núi, tập hợp quân lính đánh quân Nguyên. Toa Đô tiến quân đến Đại Châu( ? ) bị phục kích, đánh thua; hai bên cầm cự , vua Chiêm không hàng phục, Toa Đô không kết thúc được chiến tranh. Vua Nguyên gửi thêm 15 000 quân tiếp viện Toa Đô , nhưng vua Trần không chịu cho qua nước Việt, nên quân Mông Cổ không đến được. Vua Nguyên lại sai Ô Mã Nhi đem 20 000 quân Giang - Hoài sang tăng viện, nhưng đến nơi thì Toa Đô đã bỏ đi rồi.

Thời vua Đinh tiên Hoàng, Ngô Nhật Khánh dòng dõi Ngô Quyền, còn đưa vua Chiêm là Ty - mi - thuế và hơn 1000 chiến thuyền thủy quân đánh kinh đô Hoa Lư. Nhưng khi bình thuyền đến của Đại Ắc nay là Đại An, tỉnh Nam Định và Tiểu Khang , nay là cửa sông Cần, phía Nam cửa Đại An thì may măn cho Đại Cồ Việt là họ gặp bảo, thuyền chìm đắm, chỉ có thuyền vua Chiêm thoát nạn. Năm 992, vua Lê Đại Hành sai Phụ Quốc Ngô Tử An đem 30 000 người mở đường bộ từ Cửa Sót, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tinh đến châu Địa Lý, đất Chiêm, tỉnh Quảng Bình ngày nay. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh, chọn Lý Thường Kiệt làm nguyên súy, đánh chiếm thành Trà Bàn, sai Lý Thường Kiệt đuổi theo vua Chiêm là Chế Củ. Sau một tháng bắt được Chế Củ ở biên giới Chân Lạp ( Phan Rang, Phan Thiết), cầm tù 50 000 quân Chiêm.. Đây là lần đầu tiên, Đại Việt đánh phá Chiêm Thành quá phía nam tỉnh Phú Yên. Năm 1075 , Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành bị vua Harivarman IV đánh thua, chỉ vẽ họa đồ hình thể sông núi ba châu Bố Chính, Địa Lý ( đổi làm châu Lâm Bình, nay là huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và châu Ma Linh ( vua Lý đổi thành châu Minh Linh, nay là đất hai huyện Vĩnh Linh và Do Linh, tỉnh Quảng Trị ).

Đến năm 1470, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu thân chinh, đem 260 000 tinh bình, đóng quân tháng giêng năm 1471 ở Thuận Hóa, làm bài “Bình Chiêm Sách “, dịch sang quốc ngữ, tiến binh sâu vào đất Chiêm Thành, Sau khi chiếm kinh đô Trà Bàn, vua Lê mở đất đưa quân đi vào đến hết tỉnh Phú Yên, đến biên giới hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, sai đục đá ở núi cao nhất bờ biển là núi Thạch Bi, dựng bia phân giới đất của nước Việt và của Chiêm Thành tương truyền có nghĩa : “ Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất, An Nam qua đấy tướng chết quân tan “ .

Tuy vậy tỉnh Phú Yên thời vua Lê Thánh Tông, vẫn chưa chánh thức thuộc hành chánh nước Việt, vì vào tháng 6 năm 1471, khi đăt ra thêm đạo thừa tuyên ( sau là xứ ) Quảng Nam trong số 13 đạo thừa tuyên nước nhà, chỉ có 3 phủ, 9 huyện. Phủ cực Nam là phủ Hoài Nhơn có 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly ( nay là đất huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ ), Tuy Viễn ( nay là huyện Tuy Phước ) thuộc tỉnh Bình Định .

Mãi đến năm 1611, khi Chiêm Thành xâm lấn biên giới, chúa Tiên Nguyễn Hoàng sai Chủ Sự là Văn Phong đem quân đi đánh, lấy đất Phú Yên đặt làm một phủ là Phú Yên, chia làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa. Đây là bước Nam tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong. Năm 1629, lưu thủ phủ Phú Yên là Văn Phong dùng quân Chiêm làm phản, chúa Tiên sai Phó tướng Nguyễn Phước Vĩnh đi đánh, dẹp yên, đổi phủ Phú Yên thành dinh ( sau này là tinh ) Trấn Biên đầu tiên ( gìn giữ biên cương ). Năm 1698, theo lệnh chúa Minh Nguyễn Phước Chu, Thống suất Nguyễn hửu Kính, con tướng Nguyễn hửu Dật, dòng dõi Nguyễn Trải, kinh dinh ở đất Thủy Chân Lạp, lập dinh Trấn Biên mới ở Biên Hòa và dinh Phiên Trấn ở Gia Định .

Khai thác Phú Yên thuở ấy là nhờ Đô chỉ huy sứ Lương Văn Chính, quan nhà Lê theo chúa Tiên vào Thuận Hóa, chiêu tập lưu dân, khai khản đất hoang ở Cù Mông, Xuân Đài, mộ thêm dân đến vùng sông Đà Diễn( Đà Rằng ) chia lập thôn ấp, khiến các nơi này càng ngày càng đông đúc. Dự trù năm 2011, làm kỷ niệm 400 năm thành lập tỉnh Phú Yên là đúng lịch sử. Kiện toàn cũng cố, phát triễn Phú Yên là nhờ thiết lập định cư kiểu “dinh điền “ , sau đó thời vua Minh Mạng chánh thức hóa với chức dinh điền sứ phong cho Tham tướng Nguyền Công Trứ , người đã có công mở mang Kim Sơn - Tiền Hải ở bờ biển sông Hồng. Do Thái cũng thiết lập từ năm 1949, sau ngày lập quốc Israel, những nông xã tập thể nhiều ít quốc phòng, kiểu dinh điền (resettlements fortified , mỗi gia cư là một đơn vị chiến đấu phòng vệ lảnh thổ … ) như ngày nay ở Jerusalem, trên đất chiếm của Palestine, nhưng sau chúa Nguyễn 350 năm. Khi thế tử Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phước Tần thắng lớn, năm 1648, bắt sống nhiều tướng Trịnh và 30 000 quân. Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan, theo kế sách tha bọn tỳ tướng hơn 60 người cho về Bắc, chia số 3 vạn binh ra ( thật sự đa số là nông dân cùng đinh miền Bắc, bị bắt lính ) cho ở các nơi hiểm yếu trên đât cũ của Chiêm Thành, dân cư thưa thớt từ Thăng Hoa, Điện Bàn đến Phú Yên. Cứ 50 người làm một ấp, cấp cho lương ăn nữa năm, lại cho họ khai thác những mối lợi ở núi đầm và ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc lúa cho họ vay. Từ đó từ Thăng , Điện đến Phú Yên mới thấy làng mạc nối liền nhau, yên bằng ( an bình ) nhờ giữ được an ninh và giàu có ( Phú ) nhờ mở mang thêm nhiều ruộng đất.

Địa lý - Địa hình
70 % đất đai tỉnh Phú Yên là đồi núi. Vùng này là một thành phần lục địa Đông Dương vỏ Trái Đất. Hoạt động địa lý hình thành địa hình địa phương gồm núi non, đồi gò, cao nguyên, đồng bắng đất thấp và biển.

Đất đai nghiêng dần từ Tây sang Đông. Dãi núi Nam Trường Sơn ở phía đông chia cách ra nhiều sơn khối có độ dốc cao. Đông Phú Yên lẫn lộn đồi núi, đồng bằng về phía Biển Đông, làm ra nhiều đồng bằng nhỏ riêng biệt nhau. Diện tích đồng bắng Phú Yên tổng cọng là 820 km2( 82000 ha ). Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng Tuy Hòa , do sông Ba bồi đắp, có diện tích gần 100 000 ha, khi hợp với thung lũng Sông Cái ( Khánh Hòa ). Vượt đèo Cù Mông phía Bắc tỉnh , xuôi Nam theo đường bộ đưa chúng ta đến đồng bằng nhỏ Sông Cầu , rồi đến đồng bằng nhỏ Tuy An. Đáng kể ra là thung lũng Cheo Reo - Phú Túc ( Phú Bổn ), cao độ 160 m, nằm ở bờ rìa nam Cao nguyên Pleiku và kéo dài đến gò đồi đồng bằng Tuy Hòa. Trong thung lũng có hai sông chánh chảy qua là sông Ba và sông Ea Ayunh. Vào thời xa xưa, chính người Chăm ( Chàm , Chiêm Thành ) sử dụng thung lũng này để lên chinh phục Tây Nguyên. Để lại nhiều di tích, tháp Chàm ( như Pô Klong thế kỷ thứ 14 ) ở Gia Lai và Kontum. Năm 1975, khi Đak Lak thất thủ, quân dân Pleiku cũng lại dùng thung lũng Cheo Reo - Phú Bổn rút về Tuy Hòa, vì lúc đó dọc đường 19 từ Pleiku xuống Qui Nhơn đã bị quân đội Bắc Việt chiếm đóng.Thung lũng Cheo Reo vừa rất nóng, vừa rất khô, vì ở giữa hai dãy núi cùng hướng tây bắc - đông nam, bi. khuất gió mùa tây nam lẫn gió mùa đông bắc, nên rất khô khan: lượng mưa trung bình ở vùng này chỉ 1 300 mm.

Sông ngòi
Phú Yên có hệ thống sông ngòi tương đồi dày đặc, phát sinh từ Gia Lai, Dak Lak, Kontum, các dãi núi Nam Bình Dịnh và Bắc Khánh Hòa. Phú Yên có 50 sông, suối chánh. Lớn nhất là Sông Ba hay sông Đà Rằng, dài 388km, ( 90 km chảy trong tỉnh nhà ) bắt nguồn từ dãi núi Ngọc Rô ở Kontum. Chiều dài trong nước đứng hàng thứ hai chiều dài các sông miền Trung, chỉ thua chiều dài cũng trong nước của sông Mã ( Thanh Hóa ), dài hơn sông Cả ( Nghệ. An ). Tổng diện tích lưu vực là 13 800 km2, hoàn toàn chảy trong nước , hơn hẳn lưu vực sông Thu Bồn ( Quảng Nam ) 10489 km2. Bề ngang sông Ba rất rộng lớn , từ 1000 đến3000 m . Cầu Đà Rằng bắt qua sông Ba ỏ tỉnh lỵ Tuy Hòa là một cầu dài nhất miền Trung. Sông lớn thứ hai của Phú Yên là sông Kỳ Lộ dài 120km . Hai nhánh lớn nhập vào sông Ba ở Phú Yên, sông Hinh và sông Krong (H)Nang, đều bắt nguồn ở tỉnh Đak Lak kế cận, Các sông nhỏ khác của Phú Yên là Cà Lui, Bàn Thạch, sông Cầu, sông Con, sông Đồng Bò, Trà Buông … Dòng chảy các sông Phú Yên rất thay đổi tùy theo mùa: mùa khô từ tháng giêng đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng chin đến tháng chạp có dòng chảy chiếm 70- 80 % lưu lượng hàng năm. Sông suối Phú Yên mang theo những thể tích phù sa khá lớn, nâng cao mực đất đai hai đồng bằng lớn các huyện Tùy An và Tuy Hòa

Đất đai
Các đồng bằng là đất phù sa , cũng như các đất dọc theo các triền sông tỉnh nhà. Các đất phù sa do nhiều loại đá ( basalt, granit, rhyolit.. ) phân hủy , rồi được các dòng nước sông suối chuyễn đi và dần dần lắng tụ lại. Gần sông, đất phù sa cao hơn, dễ thoát nước hơn và đất phù xa sông tích tụ nhiều sét hơn; ở các nơi trủng khó thoát nước. Đất phù sa có độ phì nhiêu thay đổi tùy theo diện tích bồn lưu vực và loại đá mẹ. Phù sa thung lũng Cheo Reo khô khan, nên pH đất cao hơn ( 6-6.5 ), trong khi phù sa Kontum , Đak Lak có pH thấp hơn ( 5- 5.5 ). Đất xám điển hình ( haplic Acrisols ), đất xám có sỏi latêrit ( Ferric Acrisols ) , có nơi là đất cát thô không giữ nước, có nơi khả năng giữ nước nhiều. Ngoài ra, còn gặp đất feralit ( podzolic ) vàng đỏ , do diệp thạch hay đá hoa cương - granit tạo ra, trên địa hình núi và các sườn đồi dốc. Loại đất này dễ bị xói mòn và lẽ dĩ nhiên là ít phì nhiêu hơn đất đỏ (latosol nâu đỏ ) do basalt tạo ra và nếu có đá ong - latêrit xuất hiện ở tầng cạn thì gây trở ngại cho các loai cây trồng trọt có hệ thống rễ sâu. Ở thung lũng Cheo Reo, trên phù sa cỏ sinh có nhiều chỗ có đất sét đen nhiệt đới ( black tropical clays ), chứa nhiều sét úng thủy , màu đen , khó cày bừa Vào mùa mưa đất sét đen nhiệt đới đất ướt nhảo . Mùa nắng đất co rút lại, làm ra nhiều khe hở tăng gia bốc thoát hơi nước, do đó rất khô vào mùa nắng .

Khí hậu
Phú Yên thuộc về vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới. Bị ảnh hưởng của chuyễn động khí quyễn thường lệ và khí quyền gió mùa trong vùng. Vì dòng di chuyễn không khí khác biệt cho nên khí hậu có nhiệt độ trung bình cao, nhiều nhật chiếu, tuơng đối ít mưa và phân phối không đồng đều. Mưa nhiều, tập trung ở vùng núi Chư Mu ( Hòn Vọng Phu hay núi Mẹ BồngCon, cao 2051m ) Đèo Cả, ranh giới Phú Yên- Khánh Hòa , lượng mưa trung bình trên 2000 mm một năm. Ở thung lũng các sông Ba, Kỳ Lộ, Krong Pa ( vùng Phú Túc - Cheo Reo , phần lớn thuộc tỉnh Gia Lai - Pleiku), lượng mưa trung bình chỉ khỏang 1 200 mm. Phú Yên không có mùa đônglạnh lẻo . Khỉ hậu như đã nói chia ra 2 mùa rỏ rệt, mùa khô và mùa mưạ. Chính chuyễn động gió ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu tỉnh nhà. Các gió chính của hai mùa là mùa đông có gió mùa Đông Bắc và khí hậu nhiệt đới Biển Đông, Thái Bình Dương. Gió mùa Đông Bắc lạnh lẻo đến Phú Yên vào sườn phía Đông dãi Trường Sơn và Vịnh Bắc Bộ. Gió Đông Bắc thổi qua ngắn ngủi , đến 50- 60 % các đồng bằng dọc bờ biển., gió Đông ít hơn 30% và gió Đông Nam ( thường xảy ra vào các tháng mùa đông ) còn ít hơn nữa, 20% . Mùa hè, khí quyễn xích đạo nguồn gốc miền Bắc biển Ấn Độ phối hợp với gió mùa Nam Cực, làm thành gió địa phương mùa hè: thứ nhất là gió thổi từ Tây và Nam xuyên qua Nam Lào và Căm Bốt. Sau khi trút hết mưa ở phía Tây dãi Trường Sơn, gió trở nên nóng bỏng và khô khan, tạo thành ẩm độ rất thấp vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Thứ hai là khí quyễn xích đạo từ Nam Thái Bình Dương phối hợp với gió mùa từ Nam Cực theo các hướng thổi Nam và Đông Nam, đem tới Phú Yên ẩm độ cao và không khí mát mẽ cuối muà hè , vì gió thổi thổi dài ngày qua biển cả. Cũng như mọi tỉnh Nam Trung Bộ, Phú Yên luôn luôn có gió nội địa và gió biển quanh năm.

Tài nguyên thiên nhiên

Rừng
Trước hết là rừng, phân chia ra ;như sau . Rừng nhiệt đới núi thấp ; có một phần bảo tồn rừng loại này ở xã Sơn Hội , huyện Sơn Hòa, thuộc khu bảo tôn Krong Trai. Rừng thưa và rụng lá nhiệt đới, phần lớn ở huyện Sơn Hòa cũng ở khu Bảo tồn Krong Trai, nhưng thuộc xã Sơn Phước. Rừng rậm nhiệt đới chiếm trước đây khoảng 70 % diện tích thiên nhiên tỉnh nhà, tập trung ở Hòn Chông các huyện Đồng Xuân, Tuy Hòa ( cũ ) và Sông Hinh .Rừng lùm bụi nhiệt đới ở núi thấp , cao độ. 50 - 100m trên mặt biển ở vài nơi các huyện Tuy An, Sông Cầu và Đồng Xuân. Rừng núi non Phú Yên cũng như rừng miền Trung đa dạng sinh học , chứa nhiều muông thú như ca dao thường ca tụng rừng vùng Tuy Hòa :
Lấy chồng Phú Cốc sợ beo,
Lấy chồng Phú Lạc hồn treo cột buồm …. hay
Thương em anh cũng muốn qua
Sợ cọp núi Lá , sợ ma bải Điều.

Bờ biển
Phú Yên có 189 km bờ biển ngòng ngèo chứa đầm, phá, đất ngập mặn, hố huyệt nơi linh thiêng phía Bắc và bờ biển cát phía Nam . Diện tích thềm biển là 6900 km2 chứa 500 loài cá, 30 loài tôm và nhiều hải sán giá trị khác. Đầm Cù Mông và đầm Ô Loan cũng như các cửa sông Tiên Châu , sông Ba … có nhiều đặc sản biển như rong tảo biển, cua huỳnh đế , dưa biển hay hải sâm- holothurians đặc biệt là hải sâm trắng ở các vịnh tuyến triều thấp và hải sâm đen giá trị cao, phân bố ven chân núi đá, nơi có sóng gió mạnh , từ tuyến triều đến vùng ngập nước , nhiều loại hàu nhất là hàu sông Ostrea rivularis , hàu sú Ostrea glomerata, sò huyết Arca granosa , đặc biệt ở đầm Ô Loan khiến thi sĩ Tản Đà đã phải khen :
Lấy chi vui với thu tàn
Phú Câu cước cá , Ô Loan miếng hàu

Khoáng chất
Phú Yên có nhiều nguyên liệu quặng mỏ để sản xuất vật liệu xây dựng, than nâu , nước khoáng, sắt, vật liệu chịu lữa, vật liệu phụ cho công nghệ. xi măng, titanium…. Các nhà địa chất học đã khám phá ở tỉnh nhà 147 mỏ đủ loại. Nhưng vài mỏ bé nhỏ; một số khác chưa khảo sát ước lượng dự trữ. Những mỏ đã ước lượng dự trữ gồm có: về vàng và bạc, mỏ trử lượng lớn là ở Sơn Phước huyện Sông Hinh, mỏ trữ lượng nhỏ là ở Tráng Sim và Sơn Nguyên. Nhưng ngay cả mỏ dự trữ lớn, quặng lại rải rác ở những vùng rộng làm cho hiệu năng khai thác thấp kém. Quặng aluminium ước lượng đến 8. 958 triệu tấn, dự trữ nhỏ hơn các mỏ Đắc Nông và Gia Lai - Kontum nhiều. Mỏ tảo cát- diatomite ước lượng lên đến 90 triệu thước khối lớn nhất và phẩm giá cao nhất ở Việt Nam. Riêng mỏ Hòa Lộc đang khai thác chứa 61 triệu thước khối. Sản phẩm điatomite dùng làm chất hòa tan cho các dàn khoan mỏ dầu lữa, lọc nước ngọt, linh kiện lọc cho ngành thủy sản …. Thạch cương - granit Phú Yên phẩm giá cao, được ựa chuộng ỏ thị trường quốc tế lẫn quốc nội cũng nhiều trử lượng.

Danh lam , thắng cảnh
Tháp Nhạn cạnh cầu Đà Rằng tháp cao 15m trên đỉnh núi, là nơi thờ phụng tộc dân Chăm ở thế kỷ thứ 11 va đầu thế kỷ thứ 12, trên bải phía bắc sông Đà Rằng. Phía Bắc Phú Yên, nên kể ra bải biễn Mỹ A hay bải biển Long Thủy, cách thị xã Tuy Hòa 12 Km, cát trắng phau, nước trong vắt dưới bóng dừa cao; đầm Ô Loan rộng 1500 ha, cách Tuy Hòa 15 km, du ngoạn hứng thú bằng đò thuyền, nổi danh thêm nhờ món sò huyết nướng, ăn chung với sò hàu hay riêng rẽ. Hòn Chúa, các đảo Hòn Yến , bải Tiên , Chùa Đá Trắng xây cất trên sườn núi cách Tuy Hòa 20km về phía Bắc, đứng trên chùa nhìn rỏ được cảnh quan phía dưới, các gành (ghềnh) Đá Dìa chứa 35 000 cột đá . Phía Nam tỉnh là cảng Vũng Rô. Vịnh Vũng Rô cách Tuy Hòa 25 km có rất nhiều tiểu đảo đẹp đẽ , thời chiến tranh Nam Bắc, có lúc là nơi miền Bắc nhập nhiều quân và khí cụ đánh miền Nam và cũng là vùng bảo tồn động vật và thảo mộc Bắc Đèo Cả. Phía tây Phú Yên là vùng Bảo tồn Quốc gia Krong Trai và di tích Gò Thi Thung .

Phần II :
Lạm bàn những hướng phát triễn Phú Yên ( tiếp theo )

II - Quan niệm lại hướng phát triễn nông nghiệp nhắm thị trường Trung Quốc hay Nhật Bổn, Đại Hàn, Nga và Đông Âu và các vùng đất cao, ít đất ruộng lúa nước hơn, có lạnh phần nào thuộcTrường Sơn Tây như ba tỉnh Dak Lak , Gia Lai , Kontum kế cận và các tỉnh Lào, Cam Bốt phía tây bờ sông chánh Mê Kông.

II- 1- Cần cố gắng giúp Phú Yên xứng đáng thêm danh “tốt ruộng lúa nước” thời cha ông .

400 năm trước , cha ông chúng ta phát triễn nông nghiệp Phú Yên chỉ chú tâm mở thêm ruộng lúa nước và khai thác mối lợi đầm đìa như đã nói trên. Thời Pháp thuộc, theo chỉ dẫn của kỷ sư Nhật ( theo lời nhà học giả, thi sĩ… Đoàn Thêm ) , Pháp cũng lựa chọn tăng gia lúa nước bằng xây đập tưới đồng ruộng Đồng Cam, một trong ba đại công trình thủy nông miền Trung là đập Bái Thượng ( Thanh Hóa ), đập Đồ Lương ( Nghệ An) và đập Đồng Cam ( Phú Yên).
Tài liệu thống kê năm 2007 cho biết đất nông nghiệp Phú Yên chiếm 124 815 ha, ( nếu kể luôn đất nông lâm và đất chăn nuôi thì đến trên 290 000 ha ) trong số đất lảnh địa toàn tỉnh là 504 531 ha. Từ năm 1995 đến năm 2002, diện tích lúa cả ba vụ ( lúa đông xuân , hè thu và lúa mùa) tổng cọng từ 58 000 ha đến dưới 60 000 ha, như vậy cũng chỉ là một phần ba đất phù sa diện tích các đồng bằng PhúYên ( khoảng 82 000 ha như đã kể ra ở phần địa lý khái quát. Diện tích trồng lúa nước Phú Yên, một tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ- South Central Coast, chỉ lớn hơn Khánh Hòa, ít hơn Quảng Ngãi và nhất là Quảng Nam , Bình Định. Nhưng năng xuất, nhất là trong vụ Đông Xuân đạt 4.95 t/ha đến 6.17 t/ha, cao nhất trong số các tỉnh này, đúng lời truyền tụng xa xưa “ tiếng đồn.. . Phú Yên tốt ruộng .. “ thời Đàng Trong . So với cả nước, năng xuất này còn thua kém năng xuất vụ lúa đông xuân các tỉnh Thái Bình, Nam Định đồng bằng sông Hồng và Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang đồng bằng sông Cửu Long. Năng xuất lúa nước trung bình 4- 5 tấn mỗi vụ, không mấy thay đổi, từ nhiều năm gần đậy Chứng tỏ các vụ lúa còn khả năng gia tăng thêm năng xuât, phẩm giá gạo, nếu áp dụng tốt những kỷ thuật mới - good agricultural practices, như tưới tiêu, bón phân hóa hoc đúng loại NPK, đúng liều lượng ,đúng thời kỳ sinh trưởng cây lúa cấy hơn, dùng các giống lúa siêu năng- super rice Thàn Nông( IR) hay Nông Nghiệp ( NN) mới hay các giống lai - hybrid rice (kỷ thuật đực bất thụ tế bào chất ba dòng hay hai dòng quang kỳ tính hay nhiệt kỳ tính) mới của Trung Quốc, hay đã phổ biến ở miền Bắc, kháng sâu, kháng bệnh, kháng hạn, kháng mặn, kháng phèn ( đất phèn, mặn ven biển, đầm phá… ) hơn, vì miền Trung hay Phú Yên không có Trung Tâm tuyễn lựa di truyền lúa, như miền Bắc hay miền Nam. Nhắm mục tiêu đưa năng xuất lúa Phú Yên trung bình lên 7-8 tấn /ha/vụ và từ năm 2015 trở đi phải đạt 9- 10 tấn vào mùa nắng ở những nơi có đủ nước tưới tiêu.

Những năm trước 2002, bình quân theo đầu người lương thực có hột ( phần lớn là lúa gạo , thêm đôi chút bắp - ngô), Phú Yên thường lớn nhất các tỉnh Duyên Hải NamTrung Bộ, hơn hẳn các tỉnh Tây Nguyên ( Kontum, Gia Lai, Đak Lak, Lâm Đồng). Nhưng phải lựa chọn các giống thích nghi cho vùng Tây Nguyên, đặc biệt là các giống nếp “ thổi cơm” nguồn gốc Lào hay Đông Bắc Thái Lan chẳng hạn. Và tại sao lại không nhắm thêm xuất khẩu sang Trung Quốc các loại gạo indica hột dài, chiên xào cơm ngon cứng và rời rạc hột hơn là các giống japonica Trung Quốc, các loại nếp hay gạo nấu rượu sang Nhật, hay sang Đại Hàn làm “rượu cần” hay nước ngọt pha rượu gạo xủi bọt -carbonated, kiểu” makgeolli nouveau “ , mới đây đã bán nhiều ở Nam Hàn hơn cả rượu vang ( rượu nho ) bình dân Beaujolais của Pháp. Và tại sao lại không nghĩ đến việc chế tạo sửa gạo - rice milk bổ sung , bổ dưỡng , ngay cả Hoa Kỳ cũng đang phổ biến trộn vào các cốc ngũ cốc - cereals bửa ăn điểm tâm. Song song với sửa bò, sửa dê, sửa đậu nành, những sản phẩm nông mục Phú Yên có ý định tăng gia .

II- 2 Vựa bắp , mè , đậu nành… thay một vụ lúa , nếu thiếu nứớc tưới hai, ba vụ lúa một năm ?
Phú Yên có thể làm vựa lúa tiếp tế cho các tỉnh Tây Nguyên, nếu tương lai Tây Nguyên thành công chuyên nghiệp thêm về cây công nghiệp lâu năm, cây trái xứ mát hay cây trái bán nhiệt đới đất cao, thay thế lúa rẫy ( lúa đất khô, không ngập nước) nguyên nhân lớn tàn phá, tiêu tan rừng rậm ở Tây Nguyên, khi dân số gia tăng. Có thể luôn cả vựa bắp nữa. Sản lượng và năng xuất bắp Phú Yên rất kém cỏi ( sản xuất vài nghìn tấn mỗi năm năng xuất là 0.7 t/ha , trong khi nước nhà đã có kỷ thuật và các giống bắp lai đơn hay kép , năng xuất 8- 10 tấn /ha; vũ lượng tỉnh nhà tương đối ít, có nơi chỉ đến 1300mm, nhiều ruộng phù sa pha nhiều cát, thích hợp cho bắp hơn là lúa nước, bắp lại ít đòi hỏi tưới hơn lúa nước cao năng nhiều và cũng thường mau thu hoạch hơn. Tương lai, Phú Yên tất phải để dành nước cho các công nghệ căn bản, ngoài cung cấp đầy đủ nước sạch cho các thị xã, thị trấn mới, cũ, Phú Yên đang cố gắng thiết lập. E có khi phải nghĩ đến dùng bắp chế tạo chất ngọt, đường xi rô, thay cho mía đường như nhiều nước trên thế giới hiện nay. Rút kinh nghiệm đau thương thời Pháp thuộc, tư bản Pháp - Hòa Lan sang đoạt đất ruộng lúa để trồng mía cho“Công Ty mía đường An Nam - Société sucrière d’ Annam“ Đồng Bò, gần đập Đồng Cam- Tuy Hòa, vùng sinh quán của Trương Tử Anh ( tên thật là Khán , bí danh Phương, cả Khán hay Cả Phương), lảnh tụ thiết lập năm 1939 đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng. Khi ông bị Pháp chuyễn về Phú Yên quản chế năm 1942, ông đã trực tiếp lảnh đạo 20 000 nông dân Đồng Bò - Đồng Cam chống đối mảnh liệt ( Nguyễn Đức Cung , Định Hướng, mùa hè 2009). Cũng không nên quên cố gắng luân canh một vụ mè trên ruộng đất nhiều cát, nhưng phải du nhập các giống mè cao năng đặc biệt tuyễn chọn ở Thái Lan, đậu nành ( đổ tương ) có thể là loại ăn non của Trung Tâm Rau Đậu Quốc Tế Đài Loan hay đậu nành làm sửa đậu nành, tàu hủ, tempeh ( tàu hủ kiểu Nhật ) thay vụ lúa thứ ba hay vụ thứ hai trên đất nhiều sét hơn như ở các nước Nam Mỹ, Ấn Độ (?) . Còn có thê thử nghiệm các thứ giống mới đậu đổ xứ nóng, đậu xanh vỏ đen hay vỏ xanh, đậu phụng ….

II- 3 Tạo “ Miệt Vườn” đồng bằng, thung lũng các sông , vùng đồi núi thấp Phú Yên đặng chăng ?
Khí hậu Phú Yên không có mùa lạnh . Như vậy cần lợi dụng ưu thế này để phát triễn những mùa màng, rau, hoa, đậu, cây trái ( cuả ) … xứ nóng, sản xuất thu hoạch mùa đông, xuất khẩu (tốt nhất nay là dưa hấu cải thiện không trồng được ỏ Trung Quốc mùa đông, một thị trường đang chớm nở (?) ), trao đổi với mùa màng cần lạnh mùa đông ở Tây Nguyên , Lào, Miên , Nhật , Hàn Quốc , Trung Quốc. Phú Yên có thể có ưu thế hơn các tỉnh miền Nam Thái Lan, vì chuyên chở đường biển rẽ hơn đường bộ, một khi cảng Vân Phong ( Khánh Hòa ) và cảng Vũng Rô hay các cảng nhỏ khác ( Hòa Tâm , Xuân Phương , Xuân Thịnh, An Hòa ) thật sự hoàn tất, hoạt động theo phương tiện tân tiến, cận đại, trang bị đầy đủ kho , vựa và chế biến , bao bì , bảo quản.

Lý do gì các vườn dừa cao, già cỗi Sông Cầu, Tuy Hòa (? ) năng xuất dầu, bánh dầu …thấp kém, chưa được thay thế bằng các giống mới lai giữa dừa lùn và dừa cao cao năng, sớm, nhiều trái, dừa trái uống nước ăn cơm dừa non ( như vậy cần lựa chọn các giống đặc ruột, cơm dừa chiếm gần trọn thể thích bên trong gáo dừa ), nước uống an toàn sạch sẽ không ô nhiễm, xuất cảng nguyên gáo ( trái đã lột vỏ xơ ba da, gáo xén cỗ tận mắt gáo, bớt phi tỗn chuyên chở.. . ) , một dạng thương phẩm trái dừa uống nước nay đã thấy bán đầy các siêu thị Hoa Kỳ, Âu Châu (? ).

Dưới bóng dừa cao trồng ca cao như đã thành công mới đây ở các vườn dừa cũ Bến Tre, ở Tiền Giang và mới đây cả ở tỉnh Đak Lak nữa ? Tại sao đến bây giờ mới nghĩ đến khuếch trương trên đồi núi, trên đất xám, đất vàng đỏ, đất cát thoát thủy…. cây hột điều ( đào lộn hột )- cashew nut ở Phú Yên, dù mấy năm qua nước ta đã phải dự trù nhập cảng đến 20- 50 000 tấn hột còn vỏ cứng loại hột hạch quả xứ nóng này từ Mozambique, Tanzania. Ứớc lượng các tỉnh Miền Nam và Tây Nguyên sản xuất chưa đủ nguyên liệu hột còn vỏ đem đốt, trích hột cho trên 200 nhà máy biến chế xuất khẩu, giữ vững vị trí Việt Nam là nước xuất cảng hột điều đã đốt vỏ đứng hạng nhất trên thế giới. Loại hạch quả này rất thích hợp khí hậu không có lạnh và khô hạn phần nào của Phú Yên và Việt Nam đã có những giống cao năng, có tháp ( ghép ) hay không ? Có lẽ một mục tiêu trồng 20 000 ha hột điều giống cao năng ở Phú Yên thập niên tới 2010- 2020 thay vì cho cả 6 tỉnh ( kể cả thành phố Đà Nẳng ) chánh quyền đã đề ra cuối năm 200 , e đúng đất đai , khí hậu cho loài hạch quả xứ nóng , tương đối khô hạn này, mau chóng bổ sung thiếu thốn sản xuất quốc gia và chương trình xây đắp “ Miệt Vườn Phú Yên “ mau thành tựu hơn chăng ?

Nông dân nhất là các tiểu nông “ Miệt Vườn “ Phú Yên có cơ làm giàu hơn ruộng lúa nước, nếu tỉnh nhà chịu khó đầu tư thí nghiệm, tạo vườn cung cấp cây giống mới cũ cao năng , huấn luyện nông dân kỷ thuật khoa học “ làm vườn - viên học ” mới, khuếch trương đại trà hợp lý, các giống loài cây trái cỗ truyền như xoai cát Chùa đá Trắng ( không kể các xoài cát Khánh Hòa phẩm giá không thua kém xoài cát Hòa Lộc, Tiền Giang ), mit nghệ cao năng của huyện Bố Trạch hay của Úc Châu, mảng cầu( na ) xiêm hay mảng cầu giai Tân Thành - Gò Công, nay cũng đã có nhiều giống tốt ở Tây Ninh; lưu tâm đến những loại cây vườn trái đã thành công nhiều ở các tỉnh khác tương đối khô hạn miền Duyên Hải Nam Trung Bộ như các giống thanh long trồng leo trụ cọc xi mặng , thắp đèn sáng cắt ngắn dạ ( quang ) kỳ cho cây ra nhiều trái, trái to, nay đã tái xuất cảng sang Nhật, lọt sàng kiểm dịch khắc khe , nhờ kỷ thuật bảo quản trị sâu bệnh trái thu hoạch bằng hơi nước nóng , hay sang Trung Quốc , Nga và Đông Âu ít bị kiểm dịch khắc khe ? Lập các vườn tiểu nông, cá nhân hay tập thể chuyên canh ( thay vì đa tạp ), liên canh liên địa, cùng sinh thái cho dễ dàng săn sóc hơn, có đủ số lượng khá lớn cùng giống ( vườn chỉ khuyến khích hai ba giống tốt là nhiều ) kích thước đồng đều dễ bảo quản , bao bì; như trái bơ - avocado, loại trái nhỏ, các giống lai giữa nhóm Guatemala và nhóm Mexicô như giống bơ hình trái lê vỏ tím Haas thịt ngon hay giống vỏ xanh trái to Fuerte ( trồng nhiều ở đảo Réunion bán sang Pháp trưóc đây ), Israel và nay là Chi Li ( Chí Lợi )- Nam Mỹ đã xuất khẩu sang Nhật, Hoa Kỳ, Tây Âu….

Nhắm vào thị trường Trung Quốc, cần chú trọng đến các vườn chuối khác loại chuối Già ( Già hương, Già cui Cái Bè, chuối tiêu La Bà - Đà Lạt ); tuyễn chọn các loại chuối Xiêm , chuối Sứ, chuối Cau ( Cao ), chuối Đồng Nai v.v…., thường chịu nắng hạn, ít bệnh hiểm nghèo hơn chuối Gìà. Các giống chuối này, trồng ở vùng Khe Sanh - Lao Bảo, mới đây đã xuất khẩu sang Trung Quôc. Có lẽ cũng không nên quên các loài lạc tiên- chùm bao - chanh dây chịu nắng hạn ( hình như dân Đức và dân Đông Âu rất thích mùi vị lạc tiên ( ?), không phải giống vỏ tím hay vỏ xanh vùng cao mà là nhóm vỏ vàng vùng thấp xứ nóng hay giống vỏ màu lam Quảng Nam cải thiện; các loài đu đủ lùn cải thiện kháng bệnh đốm vòng, cao năng, cao phẩm ( càng lên cao độ, có lạnh, đu đủ càng ít ngọt hơn ? ) tuyễn chọn mới ở HaUy Di, Mexicô, Ấn Độ; các giống hồng xiêm - sapôchê thịt trắng - white sapote , (thât ra thuộc họ Cam Quít- Rutaceae ), trái to, nhiều trái hơn, kháng hạn nhiều hơn các giống sa pô chê miền Nam hay miền Bắc ( Xuân Đỉnh ), sa phô chê ruột hồng Ma Mây Nam Mỹ hay Florida; các loài đã cải thiện bon bon Mã lai , dâu da miền Nam, dâu tiên vỏ đỏ, còn có tên là trái nam trân Quảng Nam; các loài táo ta - táo tàu - jujube ( roi, mận ta, đào, lý ) cải thiện Ấn Độ ngay cả các loại bồ quân - bần quân , xơ ri cây đầy gai xứ nóng có lẽ đã có giống cải thiện Ấn Độ ( ? ) v.v… và các loại xoài riêng miền thấp ( miền Nam đã biết rỏ trên 20 giống xoài riêng cao năng, thịt ngon ) hay các loại lai tuyển chọn tam nhiễm- 3n Mong Thong Thái Lan ( đã tuyễn chọn thêm ở miền Nam ), thích hợp cho đất xám pha cát, không phải chỉ trồng tốt ở đất đỏ nâu basalt mà thôi, vào các tháng mùa nắng kéo dài xoài riêng ở Thái Lan còn được tưới nước , thâm canh đễ cho năng xuất cao. Xoài riêng Việt Nam nay đã có mặt nhiều ở các siêu thị Hoa Kỳ, nhưng sản lượng xuất khẩu còn kém xa con số 1.5 triệu tấn một năm của Thái Lan.

II - 4 Ba loài cây đa niên công nghệ Việt Nam quốc tế đã biết, thị trường xuất khẩu lớn là tiêu, cà phê vối, cao su, nên phát triễn mạnh mẽ trên các đất thoát thủy tỉnh nhà, củng cố danh hiệu “ Miệt vườn” sông Ba và phụ lưu lớn

Phú Yên còn rất nhiều đất nông lâm chưa khai thác, gần 300 000 ha. Ba loài cây thích hợp cho thế nông lâm mục , nhất là đất đồi núi thấp, dễ thoát thủy. Đó là vườn tiêu và vườn cà phê vối robusta, vườn cây cao su.

Chúng ta đã cải thiện thành công ngành trồng tiêu ( giống tốt, kháng bệnh, kháng tuyến trùng, canh tác hửu cơ hợp lý, nọc sống hay nọc chết, nọc xây gạch hay xi măng … ) và đã chiếm hạng nhất xuất khẩu tiêu trên thế giới , vài năm qua. Chuyên viên quốc tế cho biết trong tương lai Việt Nam khó gia tăng thêm sản xuất, xuất khẩu tiêu. Nhưng như vậy là quên các đất pha cát, đất vàng đỏ đồi núi Phú Yên thích hợp cho các giống tiêu Cam Bốt, Hà Tiên, Phú Quốc, Mã Lai, Sri Lanka, Inđônêxia, Ấn Độ hơn là các giống hợp đất đỏ nâu Chư Xê ( Đăk Lăk) Bù Đăng, Bù Đốp ( Đắc Nông ) Ngãi Giao , Đất Đỏ ( Bà Rịa- Vũng Tàu ) hay Vĩnh Linh, Gio Linh ( Quảng Trị ) trước đây .

Chức quyền cũng rất hửu lý đề nghị phát triễn cà phê ở Phú Yên. Cà phê Phú Yên phải là cà phê vối Robusta- Coffea canephora, hay cà phê lá mít Coffea liberica . Dành đất đỏ cao hơn ở Gia Lai , Đăk Lăk kế cận cho các loại cà phê cần lạnh hơn như loại Coffea arabica ( cà phê lá chè ) có khi cả trà( chè ) ( Ô Long Tàu , Assam, Ấn Độ và Sri Lanka cho Krong Nừng -Biển Hồ ( ? ) - Gia Lai , Bảo Lộc- Lâm Đồng. Xin nhắc trà là nông sản Việt Nam xuất khẩu, giá trị và số lượng gia tăng năm 2009, có thể trên 125 000 tấn trà khô ) Các đất quanh các hồ đập sông Ba Hạ, sông Hinh, sông Ea Hnang…, đặc biệt thích hợp cho cà phê , vì có thể thiết lập hệ thống tưới mưa phùn hay tưới nhỏ giọt ít tốn nước hơn, như dân Việt đã thực hiện ở các tiểu điền cà phê Đắk Lăk, trước và sau năm 1975 , tăng năng xuất, bảo đảm mùa hoa khỏi rụng hết và đậu trái tốt đẹp, lở khi nắng hạn đầu mùa, giữa hai mùa mưa nắng. Thành phần cà phê Phú Yên xuất khẩu tương lai phải đạt vài trăm triệu đô la trong tổng số xuất khẩu cà phê trên 1.5 tỉ năm 2009.

Hiệp hội Cao su Việt Nam có cho biết là khó lòng tìm ra thêm 300 000 ha, thực hiện chương trình 1 triệu ha cao su ở Việt Nam, rằng nay diện tích đã bảo hòa ở mức 700 000 ha, vì các cây công nghệ lâu năm khác ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cạnh tranh. Hiệp hội hình như quên bẳng các huyện Phú Yên lân cận các tỉnh Gia Lai, Kontum, Đăk Lăk, đất thoát thủy đồi núi thấp hơn là đất cao Tây Nguyên, Bắc Lào( Nam Tha, Phong Sa Ly ) , Nam Trung Quốc( Quảng Tây , Vân Nam) , những nơi hiện phải trồng cao su bị nhiều lạnh, làm cây lâu lớn hơn ( 9- 10 năm thay vì 6-7 năm mới bắt đầu cạo mủ được) , thời gian cạo mủ chỉ 7 -8 tháng thay vì 10-11 tháng ở miền Đông Nam Bộ . Nếu sợ thiếu đất, phải cạnh tranh đất dành cho “ miệt vườn cây trái “ nói trên, có lẽ nên cải hóa một phần đất lâm nghiệp 165 915 ha thành đất ba thế nông lâm mục, dành cho phát triễn cao su , vì nay đã có các giống cây cao su làm bột giấy thay vì chỉ nghĩ đến tre nứa, bạch đàn - eucalyptus hút hết nhiều nước ngầm. Cao su còn cung cấp cả gỗ ván lúc già cồi, cạo mủ lúc cây còn xuân, giữa các hàng cao su trồng cỏ che đất , loài họ đậu còn có thể nuôi dê, nuôi bò ( Phú Yên có chương trình lai tuyễn giống bò địa phương với giống Sind Ấn Độ, khá thành công ) các loại đậu ngắn ngày chịu han như đậu rằn - cowpea , đậu săng , đậu thận- kidney beans , đậu cô ve - haricots khô luôn luôn có mặt các bửa cơm dân Nam Mỹ . Có khi cả dưa hấu xuất khẩu như đã làm ở Tây Nguyên, cac giống khoai lang , khoai mỡ - igname, yam; nhưng nên cố tránh xen kẻ sắn ( khoai mì) vì loại cây này cùng họ thực vật với cây cao su - hevea, có thể chứa chung nhiều bệnh cây tai hại. Nông nghiệp PhúYên cần lảnh đạo các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ vựợt cao lên hơn hẳn con số tiểu điền cao su thảm hại hiện tại là 7000 ha cho miền Trung.

Thể thức lập các vườn tiểu nông kiểu “đại gia đình” mẩu hệ hay phụ hệ, cho các đồng bào dân tộc ít người, quanh những vùng đất Phú Yên giáp ranh các tỉnh Tây Nguyên, có thể mô phỏng cao su “Thượng “ Krong Buk ( Buôn Hô ) - Đăk Lăk, cà phê Thượng Gia Lai. Tóm lại Phú Yên phải đóng góp thêm trong tương lai tăng gia phần xuất khẩu nông phẩm xứ nóng quan trọng, tương xứng với đất đai, khí hậu, thứ giống cao năng, kỷ thuật cập nhật tỉnh nhà, đã giúp Việt Nam đạt tổng cọng xuất khẩu nông sản trên 7.5 tỉ đô la Mỹ, năm 2009.

III- Vài hải sản chưa khai thác đúng mức , vài loại gần bờ đã lạm thác; tăng cường nuôi trồng thủy sản, cả trên biển cả lẫn ở đất liền lục địa .

Trong 11 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 3.94 tỉ đô la Mỹ mặt hàng thủy sản, ít hơn năm 2008 đôi chút ( ? ) vì xuất khẩu tôm, cá tra, cá basa, sang Hoa Kỳ và Nhật Bổn có phần suy kém. Hơn hẳn giá trị xuất khẩu 6 triệu tấn gạo dự trù năm 2009. Về thủy sản Phú Yên, trước tiên nên nói đến đến đánh bắt nhóm cá ngừ xa bờ.

III- 1. Cà ngừ xuất khẩu và tiêu thụ nội đia

Việt Nam đánh bắt mỗi năm chừng 1, 9 triệu tấn hải sản (tài liệu 2005 ). Cá ăn chìm - demersal chiếm 30 -35 % và cá trên mặt biển ăn ở độ sâu trung bình - pelagic chiếm 65- 70% ; tuy rằng ở miền Nam , đáy biển cạn hơn , tỉ lệ có thể là 50% . Hải sản đánh bắt ngoài khơi , xa bờ - offshore ( theo định nghĩa là sâu hơn 50m ở miền Trung và hơn 20m ở miền Nam ) chỉ chiếm 15% khả năng hải sản đánh bắt, khoảng 300 000 tấn Đa số đánh bắt còn ở phần biển độ sâu 50 - 100m. Năm 2001, Việt Nam ước lượng có gần 80 000 tàu ghe đánh cá .Tổng số mã lực là 3.7 triệu ( trung bình mỗi tàu có 45 mã lực ), trong số này 6000 tàu có mã lực trên 90 là loại tàu đánh cá ngoài khơi, xa bờ . Năm 2003 , tàu đánh cá xa bờ gia tăng lên 6700 chiếc hay 6 % mỗi năm. Phương thức đánh bắt cá ở tàu xa bờ gồm 34.2 % lưới vét - lưới rê ( trawling) , 21.1 % ,lưới túi ( purseining ) , 20.4 % lưới chăng ( cá trồi đầu nhưng không thoát thân ra được ) - gillnetting , 17.3 % giăng dây câu dài - longlining, 5% lưới nâng- lift netting và 2% các phương pháp khác. 60 % hải sản tiêu thụ trong nước, 18 % xuất khẩu và 20% công dụng khác, tỉ như làm thực phẩm chăn nuôi.

Trử lượng hải sản ở Hải Phận Kinh Tế Đặc Thù - Exclusive Economic Zone( EEZ ) Việt Nam , diện tích 1 000-000 km2 , được ước lượng là 4.5 triệu tấn. Số lượng có thể đánh bắt không tai hại tương lai hay khả năng đánh bắt là 1,7 triệu, 850 000 tấn cá ăn chìm, cá độ sâu trung bình và 120 000 tấn cá trên mặt đại dương-oceanographic pelagic. Từ năm 2004, hải sản khai thác đã vượt quá khả năng đánh bắt ở biễn gần bờ, làm mức sản xuất có chiều gia giảm, kích thước cá mỗi ngày mỗi nhỏ đi. Nghiên cứu của Viện Khảo cứu Hải sản Biển Việt Nam, ước lượng dự trử hải sản xa bờ trong hải phận nước nhà là 1.93 triệu tấn , trong số đó khả năng khai thác là 770 000 tấn. Hải sản đánh bất biển xa bờ hàng năm , năm 2004 lên đến 300 000 tấn, nghĩa là 15% dự trữ tổng cọng và 40% khả năng khai thác. Phần lớn cá ngừ đại dương và các loại liên hệ , vẫn còn khiếm thác. Đặc biệt cá ngừ vi vàng( ngừ đại dương )- yellowfin tuna Thunnus albacares và cá ngừ mắt to - bigeye tuna Thunnus obesis chỉ mới khai thác 30% , cá ngừ vằn hay ngừ sọc dưa - skipjack tuna Katsuwonus pelamis và cá cờ ( kiếm cờ) - sailfish Istiophorus platypterus chỉ mới 20% , cá nục heo - mahi mahi Coryphaena hippirus chỉ 10% . Biển Việt Nam ở một vùng thế giới có nhiều tài nguyên cá ngừ đặc biệt là cá ngừ vi vàng và cá ngư mắt to , nhất là ở biễn miền Trung, thành phố Đà Nẳng, các tỉnh Bình Đinh, Phú Yên, Khánh Hòa. Mùa cá ngừ ở vùng này là từ tháng 11 đến tháng ba năm sau . 70% thuộc loại cá ngừ mắt to. Năm 1997, chánh phủ đặt mục tiêu tạo một đội 800 tàu lớn đánh cá xa bờ , khai thác hải phận đặc thù kinh tế - EEZ nước nhà, cọng thêm mục đích giảm áp lực lạm thác hải sản gần bờ và tăng gia xuất khẩu. Đánh bắt cá ngừ trên thế giới ngày nay dùng tàu lớn thả dây câu- longline large vessels . Việt Nam chỉ mới khởi sự cận đại hóa loại tàu có trang bị phương tiện này, từ các năm 1992-94 , bắt đầu bằng các tàu cũ mua lại của Nhật, Đài Loan và Nam Hàn. Nhưng năm 2005, Hiệp hội Quốc doanh Hải sản Biển Đông ESFICO đã có ba tàu lớn ( từ 350 mã lực trở lên) trong số 15 tàu đánh cá cận đại làm bằng vật liệu composite, theo họa kiểu Nhật Bổn, đóng tại các xưởng tàu quốc nội ( đã đóng được ở xưởng đóng tàu Sông Cầu chưa ? ). Tuy nhiên, tàu gỗ cở nhỏ hơn vẫn tiếp tục hành nghề từ các cảng miền Duyên hải Nam Trung Bộ, sử dụng dây câu tay - handline, dây câu giăng ngắn - short long line. Ngư dân hay tổ hợp sắm tàu lớn hơn 90 mã lực, số đi xa bờ hơn cũng đã tăng thêm nhiều. Tính đến năm 2005, riêng Phú Yên đã sắm được 500 tàu đánh cá ngừ giăng dây câu dài -long line , con số bằng Bình Định, trên Khánh Hòa trong số 1500 - 1800 tàu ( còn nhỏ) cả nước, động cơ chánh 90-150 mả lưc, đi xa cách bờ100 km ( 400 km ) , dây câu có móc 300 - 500 lưỡi câu , đôi khi 800 lưỡi câu , ở mức sâu 50-70 m, mồi bằng cá chuồng, thay vì mồi mực (dù biển Phú Yên rất nhiều loài mực ) ở các tàu lớn. Đa số câu cá ngừ vàng thay vì cá ngư mắt to ở tàu lớn, mỗi năm câu được 8- 10 tấn cá ( thay vì 50 - 100 tấn ở tàu lớn), cá trữ trong nước đá, một phương thức chưa mấy cận đại. Đa số về đậu bến cảng Tuy Hòa. Ngoài ra còn có khoảng 40 tàu đánh cá ngừ loại lưới túi - purseine , ít hơn Bình Định nhiều ( Bình Định có hơn 500 tàu lưới túi nhỏ ) trong số 650 tàu đánh cá loại này tính theo cả nước . Phần lớn cá ngừ đánh bằng lưới túi, đánh bắt được cá ngừ sọc dưa- ngừ vằn, tuy rằng Bộ Thủy Sản kê khai cá ngừ đánh bắt bằng loại lưới túi là ngừ chu - frigate tuna Auxis thazard và cá ngừ ô - bullet tuna Auxis rochei, những loại cá ngừ biển Tây cạn hơn, kích thước tương đối nhỏ, chỉ thích hợp tiêu thụ nội đia. Tàu dùng lưới chăng- gillnet không có ở Phú Yên , nhưng khá nhiều ở Nha Trang - Khánh Hòa. Cá ngừ bắt được bằng lưới chăng phần lớn là cá ngư vằn. Tưởng cũng nên biết qua là lưới chăng thử nghiệm ở quần đảo Trường Sa đánh bắt được phần lớn là cá ngừ vằn, không phải là các ngừ vi vàng như chúng tôi được cho biết biết, trước những năm 1973- 75 .

Tổng cọng mức đánh bắt cá ngừ toàn cõi Việt Nam ước lượng khỏang 40 000 tấn một năm, xuất khẩu 20 000 tấn. Trong đó phần Phú Yên đã lên đã trên 2500 tấn năm 2005 .Nhưng có thể tăng thêm nữa, vì ngay cả trong hải phận đặc thù kinh tế nước nhà , mỗi năm còn bị tàu ngoại quốc đánh lậu, hải quân nước nhà chưa bảo vệ hửu hiệu, chừng 100 000 tấn cá, phần lớn là loại cá ngừ, cá thu xuất khẩu. Phú Yên cần đóng tàu lớn hơn, trang bị các loại lưới và cách trữ cá cận đại hơn, đi xa bờ hơn, đánh cá cả năm thay vì theo mùa, đánh thêm nhiều loại cá ngừ nhỏ ( các loài Auxis spp, ngừ bò- longtail tuna Thunnus tonggol , cá nục- round scad Decapterus maccarellus, cá thu vách, thu chấm, bạc má , ba thu-mackerels Somberomus spp. Rastrelliger spp …tiêu thụ trong nước. Nếu thực hiện đánh cá ngừ tốt đẹp, Phú Yên nên tổ chức nhà máy biến chê đống cá ngừ hộp hay đông lạnh xuất khẩu ( hình như Tuy Hòa chỉ mới có cơ sở hậu cần cho công nghệ cá ngừ ), nay còn phải biến chế ở Qui Nhơn, Đà Nẳng hay Sài Gòn.

III-.2. Đẩy mạnh hơn ngành nuôi trồng thủy sản - aquaculture, thay quan niệm chỉ khai thác ” nhất phá sơn lâm - phá rừng , nhì đâm hà bá- đánh bắt cá tôm” .

* Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn

Mục tiêu của Bộ Thủy Sản Việt Nam từ năm 1999 là đạt cho được vào năm 2010 sản xuất trên 2 triệu tấn thủy sản nuôi trồng, xuất khẩu, trị giá 2.5 tỉ đô la Mỹ tạo ra và tăng gia lợi tức cho 2 triệu người, phát triễn kinh tế quốcgia, cũng cố an ninh thực phẩm và bảo vệ bờ biễn nước nhà , Biển Đông và Biễn Tây . Như đã nói trên tân tiến hóa ngành đánh cá xa bờ có cơ phải giảm bớt số tàu nhỏ bé , phương tiện, kỷ thuật cỗ lồ sĩ làm các tiểu ngư thất nghiệp . Như vậy phải huấn luyên, chuyễn hướng họ về ngành nuôi trồng thủy sản, biến các đất nông nghiệp năng xuất kém qua nuôi trồng thủy sản, lợi tức cao hơn. Thành công nhất là biến chuyễn đất ngập nước mặn hay nước lợ thành ruộng nuôi tôm, nhất là tôm sú - giant tiger shrimp ở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Cà Mau đã chuyễn đổi 147000 ha ruộng ngập măn qua nuôi tôm, 125 000 ha năm 2001 và 22 000 ha năm 2002, đưa tổng số ruộng nước lợ nuôi tôm từ 77 000 ha năm 1999 lên 236 555 ha năm 2005. Con số của Bạc Liêu ít hơn, chỉ chuyễn được đến năm 2000 tổng cọng 14 446 ha và năm 2003 với đỉnh chuyễn hướng cao 13975 ha đất ruộng lúa ngập mặn và đầt phèn qua ruộng tôm. Các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ ít thành tích hơn, chỉ mới chuyễn được qua nuôi trồng thủy sản 3032 ha, thời gian 1999 -2005, từ ruộng lúa xấu , đất cát bờ biễn, đất lau sậy lác năng, đất bỏ hoang. Ninh Thuận là nơi đất chuyễn hóa cao nhất, hơn hẳn Phú Yên.

Nuôi trồng thủy sản đất nước lợ và ngập mặn, ở Việt Nam cũng như ở Phú Yên, nhắm chính yếu vào tôm, nghêu sò và cua - vẹm. Nuôi tôm ở đất ruộng Việt Nam tăng trung bình mỗi năm 31.2% , từ 210 440 ha năm 1999 đến 604 479 ha năm 2005. Tuy vậy, ngành nuôi tôm lại giảm ở các tinh duyên hải Nam Trung Bộ gồm Phú Yên . Diện tích và sản lượng tôm nuôi ỏ các tỉnh này gia giảm năm 2005, so với năm 2004. Trong khi sản xuất tôm cả nước tăng 4.1 lần hơn, đạt 324 680 tấn năm 2005, so với sản lượng năm 1999 . Riêng châu thổ Sông Cửu Long có sản lượng cao nhất nước, đạt 263 000 tấn ( 81.2 % cả nước ) năm 2005, 4.5 lần hơn năm 1999. Sở dĩ như vậy là vì Phú Yên cũng như các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ chuyên về nuôi tôm thẻ chân trắng - white leg shrimp , sản xuất 2568 tấn loại tôm này, trong tổng số 6268 tấn năm 2005. Vùng duyên hải này có diện tích 333ha nuôi tôm, năng xuất 7.7 tấn/ha. 305 hộ Phú Yên nuôi tôm chân trắng đã lỗ nặng. Phải tìm cách khắc phục các bệnh tôm , thực phẩm nuôi và kỷ thuật nâng cao năng xuất như đã thực hiện ở tỉnh Quảng Ninh, năng xuất trung bình 12- 15 tấn , có khi đến 18 tấn/ ha , hay cao hơn nữa ở Hạ uy Di. Nếu không khắc phục được thì phải lo khảo cứu các giống tôm khác thay thế ( như tôm banana prawn, greasy bock shrimp , kuruma prawn v.v…) ?

Thách thức lớn nuôi trồng hải sản nước nhà nhắm vào cá biển, tôm hùm, sò ngọc trai và rong tảo làm agar. Tiến bộ đáng kể ở Phú Yên là nuôi lồng tôm hùm - flower spiny lobster cage. Năm 1999 cả nước chỉ có 7289 lồng tôm hùm, sản xuất 425 tấn. Năm 2005, con số lồng tăng vọt lên 43 516 lồng ( trong số này là 3061 lông tôm để sản xuất tôm con màu trắng samall larvae ), sản xuất 1795 tấn. Trong số này, Phú Yên và Khánh Hòa mỗi tỉnh kê khai có 15000 lồng , trong khi Ninh Thuận nơi khai thác tôm hùm nổi tiếng Bình Ba thời Đàng Trong, chỉ nuôi được 450 lồng. Tháng 11 năm 2009 , riêng xả Xuân Thịnh huyện Sông Cầu cho biết đã thả được 18 3000 lông tôm hùm, thu hoạch hơn 300 tấn tôm thương phẩm ( cần 18 - 24 tháng nuôi lông tôm mới đến mức thương phẩm ). Chức quyền xà Xuân Thịnh, nơi núi Trường Sơn ra tận biển, cho biết tôm hùm là một thủy sản nuôi trồng chống đói giảm nghèo hửu hiệu, cho 2000 hộ dân xã. Xuân Thịnh còn phải đối đầu những thách thức chưa giải quyết trọn vẹn như nạn “tôm tặc” cắt lồng trộm tôm ban đêm, thực phẩm nuôi tôm hủm chưa hửu hiệu và rẽ hơn, sản xuất tôm giống tốt ( Bình Định hiện nay chuyên nuôi lồng tôm hùm sản xuất con giống, không phải Phú Yên ) và tránh ô nhiễm môi trường tương lai.

III- 3 . Tương lai nhắm thêm nuôi trồng rong tảo biển

Một hướng khác nuôi trồng hải sản là nuôi rong - tảo biển- sea weed, riêng biệt hay xen kẻ các lồng tôm hùm với các loại trong biển thích hợp . Rong tảo Kappaphycus alvareziii rất phổ biến ở Phú Yên và các tỉnh Khánh Hòa , Ninh Thuận , Bình Thuận . Các tỉnh miền Bắc thích nuôi trồng tảo Gracilaria verrucosa hơn . Năm 2000, mức sản xuất Ninh Thuận chỉ 5 tấn, năm 2005 nhảy vọt lên trên 1285 tấn., chưa bằng Khánh Hòa năm 2005 đạt 1310 tấn.Hoa Kỳ đang khuếch trương nuôi trồng tảo nâu - kelp , vài loài ăn được trong số 300 loài tảo nâu kiểm kê trên thế giới, cột vào các bè lông nuôi tôm hùm sát đáy biển. Rong tảo biển không cần đất, nước ngọt, phân bón hóa học gì cả. Nhiều loại mọc rất mau , dài 60 cm một ngày, không chảy tràn - runoff hay xói mòn - erosion , giúp làm sạchnước biển sạch các chất dinh dưỡng phế thải quá đáng và hấp thu carbon dioxide, một khí nhà kiếng hâm nóng toàn cầu. Ở Hoa Kỳ vào mùa xuân, dân nuôi trồng rong tảo nâu - kelp , browm algae , cắt rong dài 180- 240 cm, nấu sôi mau lẹ để giết vi khuẩn rồi cắt ngắn đi làm thành sợi mì spaghetti hay fettucine ( mì kiểu Ý ) đông lạnh trong bao plastic. Thị trường rong biển thế giới ngày nay là 7 tỉ đô la Mỹ. Mức sản xuất thu hoạch 15 triệu tấn, ở 35 quốc gia ( tài liệu FAO , năm 2007 ). Trung Quốc là nước sản xuất đại trà rong tảo biển, có khi trồng đầy hết toàn thể vịnh và các cửa sông lớn, nhỏ . Ngoài hai nước Nhật và Hàn Quốc dùng nhiêu loại rong tảo biển làm rau, mì … nấu xúp , trộn thêm vào sushi, Phi Luật Tân cũng đã trộn nhiều loài rong tảo ăn được với mì- noodle lúa mì .

III - 4 . Không nên lơ là cá nước ngọt , tôm càng xanh, cả cá cảnh , cá ngựa, ngoài hải sản thuần dưỡng địa phương hay ở các tỉnh khác
Phú Yên có lẽ cũng không nên quên cải thiện, phát triễn nuôi trồng thay vì chỉ đánh bắt, sò huyết, sò ngoc trai, sò hàu, hải sâm, bào ngư chín lỗ ( cửu khổng) , cá ngựa- hippocampus, cầu gai - nhím biẻn , nhiều loại mực, có thể cả cá cảnh - ( ornemental fish v.v… Nhất là nuôi cá biển trong ao ( pond ) hay lồng( cage ) những loại có giá trị thuộc nhóm cá mú -grouper ( cà sòng ) Epinephaluse malabarics , E. bleekeri , E. coloides, cá hồng -snapper , cá vền - sea bream , cá vược - sea perch … ở ao dọc bờ biển hay ở lồng trong đầm phá hay biển xa - gần bờ . Đuổi cho kịp mức sản xuất nuôi trồng các loại cá biển này ở Khánh Hòa hay ở Quảng Ninh. Năm 2005, Quảng Ninh đã có 600 ha cá biển nuôi, Phú Yên chỉ có 25 ha . .

Một điểm đáng lưu ý thêm là Phú Yên, tỉnh có nhiều sông suối, hồ thiên nhiên nhân tạo trên các đập thủy điện, đất ruộng lúa nước. Thế mà ít khi thấy đề cao phát triễn nuôi thủy sản nước ngọt đặc biệt là nuôi cá sông Mê Kông như cá tra , cá ba sa, hoặc cá rô phi - điêu hồng -tilapia loại toàn đực cho mau lớn, và những loại cá tương đương đã được thuần dưỡng trong xứ hay du nhập. Tăng thêm số lượng xuất khẩu ước lượng trên 400 000 tấn cá tra, cá basa, miền Nam đã xuất khẩu, trị giá 1. 5 tỉ đô la Mỹ năm 2009, có phần vượt trị giá cà phê. Ruộng lúa nước Phú Yên cũng còn lạ lùng thay, vắng bóng nuôi tôm càng xanh.

IV. Thực hiện mau le hơn quản trị tốt hơn hệ thống thủy điện , bảo vệ đê điều lụt lội , chấn chỉnh việc cung cấp điện nước , hoàn tất mau le hệ thống giao thông ,hầu tiến mạnh thực hiện chiến lược đầy tham vọng đô thị hóa - thị trấn hóa tỉnh nhà.

IV -1 Điện, nước

* điện

Đập thủy điện thành lập trước tiên năm1999 là đập sông Hinh, một phụ lưu sông Ba, công xuất 72 000 kw. Đập lớn hơn là đập Sông Ba Hạ ( Lower Sông Ba Dam ) , thật sự gồm 5 đập nhỏ gom lại thành một hồ lớn chứa 349.7 triệu m3 ( cả năm là 5.7 tỉ m3 ) ở huyện Sơn Hòa( Cũng Sơn ). Chinh vì rắc rối không cùng quản lý được các đập vệ tinh đập Sông Ba Hạ thuộc hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc ( có thể là thiếu nhân viên chuyên môn , chỉ có 35 % đập thủy điên được đến duyệt xét tình trạng hồ đập mỗi năm, chưa có Ủy Ban quốc gia hay liên tỉnh phối hợp quản lý, ngoài đập Hòa Bình… ), đập đã xã lũ khi sợ đập vỡ tháng 9 năm 2009, trùng hợp với triều cường và mưa bảo lũ lụt Marinae, gây nên tang tóc chết người ở vùng hạ bạn, bờ biễn Phú Yên. Đập Ba Hạ công xuất 220 000 kw , dự trù xong cuối năm 2008, không biết nay đã hoàn tất chưa. Đập Ea ( H ) Nang , một chi nhánh sông Ba, phía trên sông Hinh là một đập công xuất 66 000 kw, khởi đầu xây cất năm 2005. Ngoài ra còn có một số đập thủy điện nhỏ hay hồ chứa nước tưới tiêu đã khánh thành hay đang làm, như đập Đồng Tròn ( Tuy An ) các đập Kỳ Lộ, Kỳ Châu, các trạm thủy điện La Hiên 1, La Hiên 2- La Cách ( Đồng Xuân ), đập Suối Cái ( Phú Hòa), Tân Hiền ( Sơn Hòa ), Biển Hồ , Sông Mới ( Đông Hòa ) , Lò Chai ( Phú Hòa ), đập thủy điện Đồng Cam v.v… . Cho đến nay 100 % các xã trong tỉnh đã được cung cấp điện, nhờ nối liền với mạng lưới điện quốc gia 110 KV . Nhưng mang lưới phân phối điện nhất là về nông thôn chưa hoàn chỉnh, điện đắt hơn điện thị trấn ( trong khi nông thôn nghèo hơn), có thể làm xã dân than phiền , chống đối. Thủy điện Phú Yên có thể cạn kiệt tương lai gần, cần xúc tiến nghiên cứu nhà máy nhiệt điện than đá nguồn nội địa cở lớn, đã thiết kê ở nhiều nơi trong nước, loại sạch, dùng phát thải CO2 nuôi các dòng tảo tuyễn chọn , theo kỷ thuật trích dầu diesel rẻ tiền không đắt hơn diesel dầu lữa , xác bả dư thừa tảo làm thức ăn động vật, như Công ty Exxomobile đang thiết lập ở bang Colorado, Hoa Kỳ. Hay nhiệt điện khí dầu các lô thuộc bồn Phú ( Yên ) - Khánh ( Khánh Hòa ) các công ty Ấn Độ ( hảng ONGC lô 127 đào ở biển sâu, Hoa Kỳ ( Chevron Texaco lô 122 ), Nhật Bổn ( hai hảng Idematsu và Teikoku lô ? ) đang khoan giếng tìm kiếm dầu- khí. Ngoài thử nghiệm điện mặt trời, có lẽ nên xúc tiến Đan Mạch đầu tư ( 20 % điện quốc gia này do tua bin gió tạo ra ) thiết lập điện gió ngoài khơi hải phận Viêt Nam. Sau khi duyệt lại khả năng tài chánh, an toàn, an ninh quốc phòng… nước nhà, có khi cả điện nguyên tử nữa trong tương lai xa, song song với dự án Ninh Thuận, vì Phú Yên gần mỏ uranium (? ) Quảng Nam Kontum hơn, vịnh Vũng Rô ( gần Đèo Cả,) Xuân Đài ( Sông Cầu , phía Nam đèo Cù Mông ) sâu , kín gió, nhiều ghềnh đá, nhiều tiểu đảo có thể là căn cứ tàu ngầm nguyên tử , Việt Nam dự tính mua của Nga, hầu bảo vệ hải phận biển Đông nước nhà, đã bị xâm phạm nặng nề từ năm 1973- 74. ( hình như đã có các dự án xây dựng hầm , trại lính , bến cảng cho Hảm Đội 2, tuần tra, tìm kiếm, cứu vớt tàu thuyền ở Tuy Hòa và Đồng Xuân, nhưng không biết đã đủ sức hoạt động bảo vệ Hải phận Đặc thù Việt Nam như đội Hoàng Sa , Bắc Hải thời Đàng Trong và thời vua Minh Mạng chưa ?

* Nước

Phú Yên đặt chỉ tiêu thực hiện năm 2020 đủ nước tưới tiêu cho 93 000 ha ruộng vườn, khoảng 65 % đất trồng trot. Nhắc lại là đập thủy nông Đồng Cam chắn ngang sông thời Pháp thuộc, trùng tu lại thời mở đầu Đệ Nhất Cọng Hòa miền Nam chỉ dự trù hệ thống tưới 7- 10 000 ha. Như vậy phải kiện toàn hay xúc tiến công tác dẫn thủy các hồ đập thủy điện Sông Hinh và sông Ba Hạ; nâng cao xử dụng dung lượng các hồ dự trữ thủy điện Sông Hinh, Đồng Khôn, Đồng Tròn, Phú Xuân và Xuân Bình; nâng cấp hay trùng tu các hồ, đập bị xói lỡ , xây cao bờ đê bị nguy cơ đất chuồi bảo tố lấp cạn( Đồng Xuân trên sông Kỳ Lộ và Phú Hòaên sông Ba ) ; xây dựng thêm nhiều hồ đập nhỏ thủy nông; đào thêm kinh rạch hệ thống tưới tiêu chưa có, tương tự các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nối liền lưu vực 50 sông tỉnh nhà; bảo đảm cung cấp nước ngọt cho dân cư sống tại vùng hai sông Bàn Thạch và Sông Cầu. Công tác khẩn cấp hơn là nâng cấp hay xây dựng bờ đê, hệ thống bờ kênh rạch mới , nâng cao bờ đê sông suối các đập hồ cũ, đê bờ biển vì biển có thể dâng cao thêm với hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Tóm lại làm tất cả mọi công tác, công trình vững bền hơn,chống tai ương thiên nhiên, bảo lụt bất ngờ, nước lũ cấp kỳ, triều cường v.v… hiện Phú Yên còn khiếm khuyết., thô sơ .

*Hệ thống cung cấp nước uống .

Vì mãi lo chiến tranh gần 40 năm trời, Việt Nam là một trong những quốc gia tụt hậu nhất Á Châu về cung cấp nước sạch cho dân chúng. Theo chỉ tiêu, năm tới 2010, mọi thị trấn Phú Yên sẽ đều có đủ nhà máy nước cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày và 80 % dân nông thôn sẽ có nước sạch. Hệ thống cung cấp sẽ phải cung cấp đầy đủ cho mọi người dân gian Phú Yên, năm 2020. Như vậy phải hoàn tất hệ thống cung cấp nước cho thị xã Tuy Hòa. tăng cường khả năng các nhà máy nước các thị trấn La Hai ( Đồng Xuân ) Hai Riêng ( (Sông Hinh ), Chí Thành ( Tuy An ), Cũng Sơn ( Sơn Hòa ) , Sông Cầu và Phú Hòa đến mức 8000 - 10 000 m3 mỗi ngày. Xây cất nhà máy nước mới Hòa Vinh dung tích 8000- 10 000 m3 , các nhà máy dung tích 3 000 - 5000 m3 ở các thị trấn mới như Phú Thứ, Sơn Long ( Vạn Hòa ). Tổng cọng xây cất nhà máy mới dung tích 50 000m3 / ngày năm 2010 , 200 000 m3 / ngày đén năm 2015 , và 300 000 m 3/ ngày đến năm 2020 , vì phải cung cấp nước cho vùng Kinh tế Nam Phú Yên và các nơi khác.

*Thoát thủy và vệ sinh môi trường

Hoạch định phát triễn Phú Yên cho đến năm 2020 đáng khích lệ là rút kinh nghiệm, đặt ra các vấn đê xây dựng xã hội đô thị hóa này trước hay cùng lúc công tác xây dựng dịch vụ, công nghệ. Trước tiên nên kể ra việc nâng cấp hệ thống thoát thủy, ống hay kênh. Thiết lập riêng biệt hệ thống thoát nước thải đời sống hàng ngày và nước mưa. Buộc các công viên công nghệ, bệnh viện và các cơ sở sản xuất phải đặt các trạm máy bơm thoát thủy và chửa trị cho sạch nước phế thải. Mọi chất lỏng phế thải nguy hiểm phải được chửa trị tại chỗ, trước khi cho chảy ra hệ thống chung. Bảo đảm 100% các thị trấn phải có riêng biệt cho mình hệ thống thoát thủy, hệ thống nước thải và hệ thống chửa trị rác rưới. Buộc cơ sở sản xuất phải có đầy đủ100 % hệ thống trị chất phế thải riêng biệt, có xe hơi hốt rác đưa về bải đổ rác công cọng.

IV- 2. Hệ thống giao thông

* Đường bộ

Muốn tiến triễn mau lẹ , Phú Yên cần hoàn tất việc nâng cấp, cận đại hóa ba trục lộ chính là quốc lộ Nam Bắc 1A từ đèo Cù Mông phía Bắc giáp ranh Bình Định đến đèo Cả phía Nam giáp ranh Khánh Hóa, trong tỉnh nhà dài 118 km . Cũng như quốc ;lộ số 25 ( số 7 cũ ? ), từ Tuy Hòa theo thung lũng Cheo Reo dọc dòng chánh sông Ba đến Mỹ Thạch - tỉnh Gia Lai nối đường 14 xuống Ban Mê Thuột hay trở lên Kontum, để qua Lào, Cam Bốt, Thái Lan, ngang qua Sơn Hòa ( thuộc Phú Yên ), Phú Túc, Phú Thiện, Chư Sê ( cả ba thuộc Gia Lai - Pleiku ); đường liên tỉnh số 645 nối Đồng Xuân đến đường quốc lộ 26 Ninh Hòa - Ban mê Thuột ở giữa Khánh Đông và Khánh Dương - M’Drak qua các thị trấn mới cũ Phú Hội, Sơn Hòa, Sông Hinh và khi vào địa phận Đăk Lak thì chạy sát bên HònVọng Phu ( Massif đe La Mère et L’ Enfant theo tiếng Pháp ) - Chư Hmu, cao 2051, nhìn thấy được trên Đèo Cả, các khúc đoạn dọc bờ biển Biển Đông, khúc đoạn phía tây và các tỉnh lộ. Hệ thống đường xá tỉnh đến các thị trấn, các huyên lỵ đã được trải nhựa, cũng cố hay trải đá xe hơi chạy được đến xã. Tuy nhiên còn phải xây dựng thêm nhiều đường mới từ xa lộ cao tốc Nam Bắc khi hoàn thành và quốc lộ 1A dẫn tới các khu công viên công nghệ, các cụm du lịch sát bờ Biển Đông, đầy đủ trạm ga xe cuối cùng, bến đậu xe hay ngưng xe. Cố gắng đổ bê tông mặt đường 90 - 100% các huyện lô và đường liên thị trấn. Có lẽ nên làm dự án đường hầm xa lộ và xe lữa cao tốc ( ? ) dưới đèo Cù Mông và đèo Cả ,sớm hơn dự định và hoàn tất thực hiện cũng phải sớm hơn, vi nay Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm, kỷ thuật tân tiến hoàn thành đường hầm Hải Vân.

* Đường sắt ( xe lữa ) hàng không, cảng biển v.v…

Không rỏ khi nào xây dựng được đường sắt cao tốc Nam Bắc, dài 120 km trong địa phận tỉnh nhà, qua các ga Chí Thành, Tuy Hòa , Phú Hiệp. Tuy đã khởi công nghiên cứu giai đoạn 1, làm khúc nối khu kinh tế Vân Phong - Khánh Hòa với Phú Yên, xem đó như là trọng tâm đường sắt lên Tây Nguyên. Cũng như đang nghiên cứu làm đường sắt Phú Yên - Tây Nguyên qua tận Cam Bốt, Lào và Thái Lan.

Đã nâng cấp xây dựng phi trường dân sự. Tuy Hòa, mỗi tuần 3 chuyến bay đến Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẳng. Đang cố gắng tìm cách biến phi trường Tuy Hòa thành sân bay quốc tế . Cũng như đang cố tìm đầu tư ngoai quốc thiết lập một phi truờng mới phía Bắc Phú Yên, cũng cố phát triễn công nghệ, du lịch địa phương .

Theo chiều hướng phát triễn đó, Phú Yên cũng đang tân tiến, hoàn tất quản lý hửu hiệu hơn cảng biển Vũng Rô ( dự trù cho tàu 10 000 tấn cập bến có lẽ hơi khiêm tốn , e không thõa mãn nổi yêu cầu tương lai chăng ? ), nghiên cứu xây dựng những cảng nước sâu mục đích đặc biệt, gồm luôn cả các cảng Hòa Tâm, Xuân Phương, Xuân Thịnh, An Hòa .

Hệ thống điện thoại, viễn thông, truyền thông đã được nối mạng vói mạng quốc gia, nên liên lạc truyền thông giao dịch với các tỉnh khác và các quốc gia trên thế giới đã thuận tiện. Tính đến 2005, cứ 100 dân cư, Phú Yên có 10.4 máy điện thoại, mạng di động Vinaphone và Mobiphone. Không rỏ năm 2010 sẽ đạt mấy phần chỉ tiêu là 40 máy/ 100 dân và 60 máy /100 năm 2020 . Cũng như chỉ tiêu 15 người / 100 dùng Internet năm 2010 và 35- 40 /100 năm 2020; và 100% gia cư có máy nghe nhìn -audiovisual năm 2020.

IV .3 . Chương trinh đô thị - thị trấn hóa Phú Yên cũng nhấn mạnh đáng kể đến giáo dục , y tế, xã hội ( bệnh viện, sân vận động … )

Chương trình “đầy tham vọng “ của Phú Yên xây dựng nâng cấp thành phố Tuy Hòa từ đô thị cấp 3 lên cấp 2, thành trung tâm sinh thái, chức năng chánh trị kinh tế văn hóa , khoa học kỷ thuật, du lịch, dịch vụ, điểm trọng tâm các phương tiện giao thông trong tỉnh, hành lang Đông Tây lên Tây Nguyên qua Bắc Cam Bốt và Nam Lào, hay đến các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ. Tuy Hòa năm 2005 đã có 150 000 người, diện tích thị xã là 106 km2 . Năm 2002 đã được thừa nhận là đô thị cấp 3 ( theo nghị định “chưa cập nhật” của hội đồng bộ trưởng năm 1990) và năm 2005 chánh phủ đã chấp thuận tỉnh quản lý thị xã Tuy Hòa. Hy vọng sau khi điều chỉnh kế hoach đô thi hóa 2005- 2010 và 2010 - 2015, 2015 - 2020 chiếu theo ti lệ phát triễn mới mẽ công nghệ nông lâm, hải sản, du lich, công nghệ lọc dầu và phức tạp hóa học dầu lữa, Tuy Hòa mau đạt tiêu chuẩn đô thị cấp 2 trung ương quản lý như Sài Gòn , Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng hơn là dự trù vào năm 2015-16. . Và sẽ nằm trong tầm đâu tư đề cao thiết lập một siêu đô thị sáng tạo- creative megacity ( ? ) của hảng Galileo International Group căn cư tại Hoa Kỳ, đầu tư giai đoạn 1 khoảng 1.6 tỉ đô la Mỹ. Sông Cầu sẽ trở thành đô thị cấp 4 năm 2010 , huyện lỵ Đông Hòa thành đô thị tỉnh cấp 4 năm 2019- 2020 ; thiết lập một thi.trấn mới ở Phú Thứ - ( Tuy Hòa ), Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung thành hai phường thuộc thị trấn cấp tỉnh huyện lỵ Đông Hòa, thị trấn huyện lỵ mới Vạn Hòa và thị trấn An Mỹ ( Tuy Hòa ). Hai thị trấn Cũng Sơn ( Sơn Hòa ). Sông Hinh ( Hai Riêng ) cũng dự tính cải tiến thành đô thị cấp tỉnh sau năm 2020.

Đáng kể thêm là việc biến đại học Phú Yên thành đa khoa nhiều ngành, nhiêu đẳng cấp, có cơ sở khảo cứu khoa học, kỷ thuât cho toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, cho tỉnh nhà. Hổ trợ xây cất cải biến đại học số 3 và đại học cộng đồng thành viện đại học , nâng cấp trung tâm đào tạo nhân viên ngành ngân hàng, cải biến trường y tá thành trường y khoa, sau đó thành đại học y khoa, thuộc Viện Đại học mới Phú Yên. Xin nhớ rằng hiện nay 47 % chức quyền công chức chỉ mới học cấp trung học, 24.64 % cấp đại họ , 0.26% cấp cao học và chỉ có 15,6% biết ngoại ngữ.

Năm 2009, chắc sẽ làm xong tổng y viện trung ương tỉnh. Nay mai sẽ xây cất xong tổng y viện trung ương vùng,. xây xất ở thị xã Tuy Hòa các trung tâm y khoa chuyên biệt như bệnh viện khoa sản , khoa nhi , nhãn khoa và khoa da .Đáng chú ý thêm là Phú Yên dự liệu tạo điều kiện thuận lợi mở các viện đại học , trường dạy nghề tư nhân , cũng như các bệnh viện tư, phẩm giá cao . Xây cất một sân vận dộng lớn cũng ở Tuy Hòa, một nhà hát lớn tỉnh ( ở đâu ? ), cũng cố những cơ sở văn hóa bảo tàng viện, các vị trí di vật, di tích lịch sử, thư viện tỉnh, nhà triễn lãm hội thảo- hội nghị tân tiến, nhà phát triễn nghệ thuật văn chương , văn hóa .… .

Trong vấn đề phát triễn, chánh phủ và tỉnh nhà cũng lưu tâm đến quốc phòng và an ninh, thiết lập các cơ sở phòng thủ diện địa khắp nơi xung yếu, huấn luyện quân đội và dân quân sẳn sàng ứng chiến khi nước lâm nguy. Vì vậy có thể xem Phú Yên đang “ đổi mới “ cận đại hóa quan niệm “ dinh điền “ , quan niệm “dinh Trấn Biên” thời chúa Tiên, chúa Thượng, chúa Hiền… hậu cần Duyên Hải Nam Trung Bộ chống địch lăm le đe dọa xâm lăng, như hậu cần Thanh -Nghệ -Tinh, sau khi mất Thăng Long, thời nhà Trần, nhà Lê được chăng ?

V - Phát triễn du lịch

Tuy có nhiều danh lam thắng cảnh sông núi , biễn, di tích lịch sử như đã nêu ra ở Phần I Khái quát, ngành du lịch Phú Yên mãi đến năm 2001, vẫn không được xếp vào những vùng du lịch chính Việt Nam. Có lẽ vì sau 1975 quân chánh cai trị đương thời tỉnh Phú Khánh ( Phú Yên nhập vào Khánh Hòa ) đã dành ưu tiên cho Khánh Hòa - Nha Trang ? Sự việc đã bắt đầu thay đổi năm 1989 , khi Phú Yên tách rời Phú Khánh, thành tỉnh riêng biệt. Lẽ dĩ nhiên là Phú Yên khởi sự cũng cổ, xây dựng hạ tầng cơ sở cho du lich sinh thái, cảnh quan thiển nhiên và môi trường tự nhiên . Phía Bắc là bải biển Long Thủy - Mỹ A , đầm Ô Loan, Hòn Chúa, Hòn Yến, núi Chùa Đá Trắng, vịnh Cù Mông và vịnh Xuân Đài. Vịnh Xuân Đài đang trình Cơ Quan Giáo Dục Văn Hóa Quốc Tế UNESCO để được xếp vào hạng những vịnh đẹp nhất thế giới. Năm 2008, Phú Yên đã chấp nhận công trình Phức Tạp Du lịch Nghĩ mát Cao Cấp Gành ( Ghềnh ) Đá Đia, do một công ty Brunei dự liệu đầu tư ( ? ) 3.4 tỉ đô la Mỹ, dựng lên một khách sạn 5 sao có 4300 phòng , một khách sạn 4 sao có 8900 phòng , 160 biệt thự -villa lộng lẫy và một sân gôn 36 lỗ. Chánh phủ cũng đã chấp thuận làm một xa lộ cao tốc - express way nối liền sân bay Tuy Hòa và Phức Tạp Gành Đá Đia. Hảng Vietstar Resort - Spa cho biết đã có 30 triệu đô la thiết lập nhiều biệt thự , những tiện nghi cận đại cho một trung tâm nghĩ dưỡng và một hệ thống cáp nối Đồi Thơm và Bải Xếp. Công Ty La Perla International Việt Nam Company (La Perla - Tashun) cũng đang thực hiện trung tâm Nghĩ dưỡng Ẩn náu - Hideway Resort Bải Trạm, tăng gia tư bản đầu tư từ 10 lên 80 triệu đô la năm 2009. Công ty Dịch vụ Thương mãi và Chuyên chở Thuần Thảo cho biết đã thực hiện xong một trung tâm nghĩ dưỡng và một khách sạn 5 sao ở thị xã Tuy Hòa, đón chào du khách ngoại quốc. Công ty Thụy sĩ Tradco Engineering & Construction SA cũng dự định xây một khu nghĩ dưỡng dọc bờ biển, đầu tư 1,5 tỉ đô la lập một vùng biệt thự xa hoa, nhiều thương xá, một sân gôn( cù ) và một khách sạn 5 sao. Phía Nam là những khu du lich kinh doanh ( các làng tiểu công nghệ , các nơi đánh bắt nuôi trồng ăn nướng chiên xào thủy sản), du lịch khảo sát, mạo hiểm. Vịnh Vũng Rô cách thành phố Tuy Hòa 25 km, ngay trên quốc lộ 1A, ngoài cảng tàu, còn có núi Hòn Bà vây quanh ngoạn mục. Dọc theo bờ biển Vũng Rô còn nhiều bải biển đẹp và hấp dẫn khác, tỉ như bải biển Hòn Mua. Thứ đến là Khu Bảo tồn Bắc Đèo Cả, một khu rừng bảo vệ kéo dài qua tới Hòn Vọng Phu. Rừng bảo tồn này rộng 8780 ha, giàu thực vật gồm 191 lòai định danh, động vật gồm 22 loại muông thú và 55 loài chim. Trong đó có nhiều loài quý hiếm như chim trĩ, khỉ mặt đỏ, gấu Tây tạng, gấu Mã Lai, tê tê-pangolin và beo (báo). Ngoài du lịch thám hiểm núi, chánh quyền cương quyết, song song với du lịch lịch sử và ngắm cảnh hùng vĩ, phát triễn du lịch văn hóa các làng xã, huyện các dân tộc địa phương, đặc biệt là trục nối vùng bờ biển cùng Tây Nguyên. Tạo dựng hạ tầng cơ sở khuyến khích du khách nội địa thăm viếng cao nguyên Vạn Hòa, các đập hồ Ba Hạ và Sông Hinh. Cố gắng khắc phục mọi khó khăn để lảnh vực du lịch - dịch vụ năm 2010 chiếm 37 % tổng lợi tức tỉnh, vượt nông nghiệp dự tính là 24 % và năm 2020 đạt tỉ xuất 43 % , bỏ xa hẳn tỉ xuất nông nghiệp, chỉ còn 10 %..

VI - Phát triễn công nghệ

Mức dự liệu phát triễn công nghệ Phú Yên có phần cao hơn dịch vụ, 38.5 % năm 2010 và 47 % năm 2020 . Phú Yên đã thiết lập 3 khu công nghệ tập trung: Hòa Hiệp , An Phú và Đông Bắc Sông Cầu. Khu An Phú trong phạm vi thị xã Tuy Hòa, thành lập năm 2002, năm 2005 đã thu hút 25 dự án đầu tư nhỏ, trị giá 2.26 triệu tư bản ngoại quốc và 149 tỉ đồng Việt Nam. Khu công nghệ Hòa Hiệp đã có nhà máy làm gia cư tiền chế, nhà máy làm soong chảo, nồi niêu bếp núc và sản phẩm kim khí điện, nhà máy làm động cơ điện và bơm cơ khí, chế biến tre mây - ruttan xuất khẩu. Tuy An chuyên làm bột cho ngành lọc dầu và sản phẩm từ đá tảo sò - diatomít,. Đồng Xuân có nhà máy làm gạch sàn nhà thạch cương-granit hồng vân. Sông Cầu có nhà máy đóng tàu thủy , Sông Hinh có dự án làm bột giấy. Tuy Hòa, ngoài công nghệ biến chế nông ngư sản , còn có dự án nói rộng nhà máy làm ” bia, la de Saigon beer “…. Đáng kể nhất là tháng 10- 2009, chánh phủ thiết lập khu Công Nghệ Quốc Gia thứ 15 Nam Phú Yên, vùng bờ biển rộng trên 20 700 ha, gồm một vùng miễn thuế - duty free , một phức tạp công nghệ , cảng biển, cơ sở du lịch và du lịch sinh thái và một khu đô thị - urban area, với ý đồ làm mô hình phát triễn cho cả vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, mở rộng cửa ngỏ Biển Dông nước nhà lên Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Cam Bốt và Thái Lan.

Trong khi năm nay, đầu tư ngoại quốc gia giảm mọi nơi khác trong nước, vì suy thoái kinh tế toàn cầu, Phú Yên lại nhận thêm tư bản đầu tư ngoại quốc. Tổng cọng mấy năm gần đây, Phú Yên đã hút dẫn hơn 285 dự. án, tổng số tư bản đăng ký là 17 645 tỉ đồng VN và 8 tỉ đô la, trong số này gồm luôn 34 dự án ngoại quốc đầu tư. Đưa Phú Yên từ hạng gần thấp nhất lên hạng thứ 7 trong số 10 tỉnh hạng đầu nước nhà, khi bộ Kế hoạch và Đầu tư duyệt xét 20 năm đầu tư ngoại quốc ở Việt Nam, từ năm 1988 đến năm 2008. Năm 2009 và 2010, Phú Yên đã liệt kê 34 dự án chánh yếu kêu gọi tư bản, ước lượng lên đến 3.86 tỉ đô la. Mỗi dự án cần chừng 5- 30 triệu đô la , tụ điểm vào công nghệ tơ sợi và áo quần, giày dép , chế tạo đồ a)n sửa bò, trồng lại vườn dừa và chế biến dừa. Nhưng tựu trung quan trọng nhất là nhà máy lọc dầu thứ ba ở Vũng Rô , trị giá 1.7 tỉ đô la, sản xuất 4 triệu tấn một năm. Năm 2007, đã có công ty Technostar Management LTd căn cứ tại Anh Quốc và công ty Nga Telloil được giấy phép đầu tư nhà máy lọc dầu Vũng Rô. Phú Yên cũng kêu gọi đầu tư vào Phức tạp Naphta cracking và xây dựng khu công nghê hóa học dầu lữa Hoa Tâm, trị giá tổng cọng lên đến 11 tỉ đô la Mỹ .

( Irvine, Ca Li - Hoa Kỳ ngày 13 tháng 12 năm 2009 )




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét