Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Ấn Độ


Viễn cảnh, số phận của một quốc gia đang cố tiến thành cường quốc tranh đua khí thế với Trung Quốc , có lẽ đáng cho Việt Nam suy ngẫm ? :
Hãy tưởng tượng Ấn Độ : Quan niệm một Đổi Mới

G S Tôn Thất Trình

Khác với Trung Quốc , khi bành trướng xâm lăng, Ấn Độ không đồng hóa - Hán tộc hóa những tộc dân lân cận sau đó, như Trung Quốc đã đồng hóa Hồi ( Tân Cương ) Mông ( Cỗ ), Mãn ( Châu ) Tạng ( Tây Tạng )… Cho nên thắt chặc bang giao kinh tế cũng như quân sự v.v… với Ấn Độ ít hiểm họa mất nước, mất nòi giống tương lai hơn là với Trung Quốc.

 Như giáo sư Tôn Thất Thiện đã nhiều lần nhắc nhở điều này. Cho nên khi Ân Độ vùng lên tranh khí thế với Trung Quốc, ít nhất là ở Tây Tạng và đặc biệt ở bán đảo Đông Dương ( lân bang của Ấn là Miến Điện- Myanmar một quốc gia ở bán đảo này ), Việt Nam cần theo dõi kỷ hơn tình hình chánh trị , quân sự, ngoại giao, kinh tế…. Ấn Đô. Về quân sư., báo chi đà nêu ra vài bước tiến mới đuổi kịp Trung Quốc ,như chế tạo hỏa tiễn liên lục địa , máy bay kiểu mới nhất của Nga, tàu ngầm nguyên tử v.v….

Sau đây là quan điểm Đổi Mới ( Phát triễn ) của một doanh nhân Ân độ, Nandan Nikelani trong sách ông ta viết, dùng đầu đề kể trên bài này, đáng cho Viêt Nam lưu tâm. Sách xuất bản năm 2009, dày 528 trang, ở Hoa Kỳ .

Đầu sách, Nandan Nikelani viết, khi ông nhớ lại bàn cải với một bạn thân có nên để ngón tay vào bàn phím máy computer không ?: Chung cuộc, doanh nhân thường không trở thành những nhà trí thức công cộng giỏi dang. “ Nhưng sau vài trang, ông mô tả chính ông là một “ tài tử khao khát - avid amateur “, khi đề cập đến chính trị kinh tế Ấn Độ cận đại. Khao khát và thành thạo, nên những cố gắng của ông đã sản xuất ra một cuốn sách kích động tư tưỏng nhiều nhất và hay nhất về Ấn Độ, từ nhiều năm nay. Rất ít doanh nhân Ấn Đô hay Tây Phương có thể đủ khả năng thảo ra một kê khai tự chỉ trích và không thiên vị những viễn ảnh của quốc gia mình. Và có lẽ không có một nhà trí thức công cộng Ấn Độ nào lại có thể viết xuyên qua nhiều lãnh vực, nhiều ngành -chánh trị, kinh tế, tài chánh, giáo dục , môi sinh- minh bạch và sắc bén như ông.

Sách Nilekani “ Hãy tưởng tượng Ấn Độ “ vẽ đồ bản cách nào Ấn Độ đạt tiềm năng thay đổi quan trọng ngày nay và mô tả những thách đố to lớn lạ lùng quốc gia này phải vượt qua, để hoàn tất tiềm năng. ( “Tiềm năng “ luôn luôn là từ ngữ thiết yếu đối với Ấn Độ, giải thích tại sao nhiều sách viết về quốc gia dị thường này, lại bắt đầu bằng Tưởng tượng - Imagining… hay Ý kiền vê- The Idea of …. hay Sáng Chế của - The Invention of… ) . Nilekani là một bộ mặt của thành công ở ngành kỷ thuật thông tin - infornation technologies - IT, đặc biệt được xem là đủ tư sách để viết sách này. Ông là đồng thiết lập viên của Infosys, hảng IT lớn thứ nhì Ân Độ và là một trong những hảng đem về ngoại tệ lớn nhất nước. Ông khởi sự bằng phương cách truyền thống Ấn làm doanh nghiệp và là hiện thân của hy vọng gần đây cho Ấn Độ. Thoạt tiên, ông không được ai di sản doanh vụ và tài sản của ông. Cha ông chỉ là xử lý một doanh vụ nhà máy xay nhỏ và là kẻ ủng hộ cựu thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru ( người đã cố tâm giải hòa giữa hai ông Hồ Chí Minh miền Bắc và Ngô Đình Diệm miền Nam, nhưng bất thành vì miền Bắc bị Tàu ép và miền Nam bị Mỹ khống chế, các năm 1956-58 ), nuôi nấng Nilekani trong tinh thần tin tưởng vào quốc doanh , thay vì vào khu vực tư nhân cho tương lai Ấn Độ. Nilekani nhớ lại logic chủ trì lúc đó: “ Tại sao lại để của cải, giàu có trong tay tư nhân, có nguy cơ xử dụng vào những mục tiêu bất chính, bỉ ổi ( như kiểu công tử Bặc Liêu thuở xa xưa ở Việt Nam ) ? “

Thứ hai là Nilekani vốn là một tay dám liều, bất chấp hiểm nguy. Không một ai , kể cả cha ông ta cho là ông có cơ hội thành công ở công ty ông khai trương năm 1981 . . Ông nhớ lại buổi trò chuyện, chú ông nói với ông “ Đừng ngu dại, cháu ơi. Một công ty mới mở, khó lòng thành công làm doanh vụ ở xứ này . “ . Hai chục năm sau, ông được ca ngợi như là một doanh nhân thế hệ thứ nhất. Và ngay chính cha ông, theo chủ nghĩa xã hội, cũng luôn luôn tham dự các phiên họp cổ đông của hảng Infosys . “

Thứ ba , Nilekani là một kẻ thật sự vị tha, thương người. Tại một nước khi mà cống hiến của cải tư thường liên can đến xây chùa , đền thờ Thượng Đế Ấn Độ giáo -Hindu, để nhận mọi danh dự phúc đức , làm công đức…nhiều thế hệ sau đó, Nilekani là một người vị tha tiến bộ xã hội. Ông đã cấp hàng triệu đô la tiền của riêng để cải thiện chánh quyền công dân cai trị ở thành phố sanh quán ông, thành phố Bengalore , và giáo dục ở trường ông tốt nghiệp là viện đại học danh vang Viện Kỷ thuật Ấn Độ Bombay . Ngược lại, Mukesh Ambani, người giàu nhất Ấn Độ và tổng giám đốc điều hành công ty Reliance Industries , do cha của Ambani sáng lập, đang xây cất một dinh thự cho mình ở, tốn 1 tỉ đô la Mỹ , cao 27 tầng lầu và đủ chỗ cư trú cho 600 người giúp việc , tại một vị tri viện mô côi cũ ở Mumbai. Không khác chi mấy phong trào Việt Kiều thành công tha hương xây lăng mộ gia đình quanh Huế -Thừa Thiên, hai thập niên cuối thế kỷ 20.

Cuối cùng Nilekani là một tay xứng đáng - meritocrat. Điểm này không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhưng với hệ thống đẳng cấp, xã hội Ấn rói rắm, vướng mắc trăm bề , có lẽ vào một mạng lưới của trói buộc và bổn phận xã hội nặng nề nhất thế giới. Cả trên phương diện lý thuyết qua lòng chán ghét ông cho biết về tinh thần đở đầu họ hàng quen thuộc, hàng xóm láng giềng đời sống công cộng và trên thực tế với tính cách là đồng chủ tịch một công ty đã cung cấp cho nhiều dân Ấn Độ đẳng cấp thấp hèn trèo lên thang giàu có và được kính nễ, Nilekani là một nhà tân tiến, cận đại không bào chửa mình .

Sức mạnh trong yếu kém
Tưởng tượng Ân Độ căn bản chia ra hai phần nữa. Nữa trước nhất giải thích tại sao Ấn Độ dân chủ , nói tiếng Anh lại khởi sự hoàn thành tiềm năng mình,và cách nào điều này đưa quốc gia tới một địa vị có nhiều ảnh hưởng toàn cầu. Nữa thứ hai, liệt kê những lý do thường la hoảng, dù không bao giờ thật sự la hoảng, tại sao Ấn Độ có thể bị phanh ra , chia rời ra từng mảnh.

Nilekani viết: “ Ấn Độ nay đứng thăng bằng, giữa dân Ấn ngại ngùng đổi mới, đối diện những thách thức to lớn và những khả năng dân Ấn có cơ đối phó những vấn đề này; chiếu theo tham khảo những chánh sách tệ hại y tế, thâm hụt năng lượng tăng dần và niềm miễn cưỡng chấp nhận đối đầu các vấn đề môi sinh, ở trong nước Ấn Độ. Trong dài hạn theo Nllekani, Ấn Độ sẽ trở thành một quốc gia khiến chán nản, thất vọng sâu xa hay là một quốc gia thắng lợi trên mọi kỳ vọng .”

Nilekani kể ra một trường hợp, một ca có sức thuyết phục là những nét đặc trưng then chốt, trong số vài nét, trước đây được xem là sự yếu kém của Ấn Độ, đã “ trưởng thành cùng một lúc “ và đều trở thành sức mạnh của Ấn Độ . Tỉ dụ, dù nhiều năm sau độc lập, dân Ấn xem Anh ngữ như là một kỷ niệm nhục nhã của nền cai trị Đế Quốc Anh, tiếng Anh đã trở thành một thành phần thiết yếu cho sự cạnh tranh mỗi ngày mỗi tăng của Ấn Độ và là một trong vài ưu điểm quyết định Ấn độ có được, so với Trung Quốc. Mãi cho đến những năm gần đây , nhiều chánh quyền tiểu bang Ấn đã cố gắng loại bỏ Anh ngữ ở trường học, một cố gắng may thay vô hiệu quả, như nhiều chánh sách sai lầm. Ngày nay, ngay cả tiểu bang theo chủ nghĩa Cọng Sản West Bengal hay theo chủ nghĩa quốc gia Hindu tiểu bang Gujarat, cũng đã bắt buộc phải dạy Anh ngữ kể từ lớp 1.

Nilekani kể ra hai ” yếu kém” khác của Ấn : dân chủ thường hổn loạn và dân số bùng nổ. Suốt hai thập niên 1970 và 1980, dân Ấn hay ngoại quốc than phiền như nhau về sự kiện là Tân Đề Li - New Dehli, khác hẳn Bắc Bình, đã không thể kiểm soát nổi tăng trưởng dân số vùng lên mạnh mẽ. Ai cũng tưởng là Trung Quốc độc tài có ưu điểm rỏ rệt đối với Ấn Độ, vì Trung Quốc có thể làm những điều như là giới hạn gia đình chỉ có một con mà thôi . Không một nhà chánh trị Ân có tinh thần sáng suốt nào lại muốn đề nghi biện pháp này cả, vì theo Nilekani chắc chắn kẻ đó sẽ thất cử khi có tuyễn cử . Thủ tướng Indira Gandhi đã có một lần cố tâm kiểm soát dân số hà khắc như vậy, vào một thời độc tài ngắn ngủi thập niên 1970 , bằng chánh sách làm vô trùng, thiến hoạn - sterilization trên hàng triệu dân Ấn nghèo khổ, đặc biệt trên dân Ấn theo Hồi giáo nghèo khổ. Bà đã bị đuổi cổ khỏi ghế thủ tướng, khi tuyễn cử tự do được tái lập.

Thất bại của Indira Ghandi, cách đây 30 năm, đã biến thành “tiền lãi cổ phần dân số - demographic dividend” . Bắt đầu từ ,năm 2015, tỉ lệ người làm việc với người nghĩ hưu ở Trung Quốc sẽ khởi sự trụt xuống không ngừng, đặt ra một loại thuế khóa lớn và tăng gia trên sản xuất; tạo ra một thách đố chánh sách quan trọng cho một quốc gia Cọng sản , chưa tổ chức được hệ thống an toàn xã hội cận đại. Ở Ấn Độ trái lại, tuổi trung bình là 25 năm và còn giảm thêm. Mức độ trẻ trung của dân Ấn sẽ tăng cường tỉ lệ tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế , ai cũng nhìn thấy rỏ. Trên phương diện này,ít nhất, “thuế dân chủ - democracy tax “ tỏ ra là một lợi điểm.

Một yếu kém to lớn khác của Ân Độ , theo lịch sử, là tệ đoan nghiện thư lại , quan liêu : nạn đòi hỏi giấy tờ gần như vô hạn, cống hiến cho giới trung gian thư lại chánh quyền làm chủ nhiều cơ hội tham nhũng. Dù phần lớn tệ đoan này vẫn còn tồn tại trên phần lớn quốc gia Ấn, nhưng quan trọng hơn hết, đặc biệt những hoạt động thu thuế khóa ở Ấn, đã trở nên hiểu biết thực tiễn tin học - IT savvy những năm gần đây, nhờ những ảnh hưởng trình diễn do tăng trưởng lạ lùng lảnh vực tư nhân cung cấp.

Thập niên 1960, khi nhập khẩu máy computer được đề nghị lân đầu tiên , quốc hội Ấn Độ mô tả các máy computer là “ máy ăn thịt người - man eating machines” ( không khác chi mấy chỉ trích du nhập máy cơ học điện toán, cũng vào đầu thập niên 1960 ở Tổng Nha Ngân Sách Ngoại viện , mở đâu cho máy computer sau đó ). Ngày nay doanh vụ liên can đến máy computer tạo ra hàng triệu công ăn việc làm ở Ấn . Chánh quyền cọng sản tiểu bang West Bangal đã cấm đình công ở những trung tâm kêu gọi - call centers địa phương , một bước tiến khác thưòng cho chức quyền có nghiệp đoàn ủng hộ và khắc xa tiếng kêu la vào thập niên 1980, khi một thư lại gọi những máy computer nhập khẩu đầu tiên vào Ấn là “những sổ cái máy chuyễn thư bưu điện tiên tién- ALPM”.

Ngày nay, mọi người đều chấp nhận lợi ích cho Ấn Độ từ cuộc cách mạng ALPM . Chính nhờ chấm dứt văn hóa “ bi quan xuất cảng “ và hổ trợ tạo dựng một khu vực tư nhân năng động, những người như Nikelani đã cho quốc gia họ một trình diễn hoàn mỹ, những gì doanh nhân Ấn Độ có thể hoàn thành ở hải ngoại. Tình trạng sản phẩm Ấn độ được biết là “ phẩm giá tệ hại - terrible quality “ đã tan biến như giấy vàng khè , tủ lạnh không làm lạnh được, xe ô tô chạy lui khi ra khỏi dàn ráp. Cũng tan biến những kẻ cắp nhét phiếu gian lận vào thùng phiếu. Hệ thống bỏ phiếu hoàn toàn điện tử và chống lại gia/ mạo phiếu đã trưng bày toàn diện trong hai cuộc tổng tuyễn cử tháng tư và tháng năm 2009 vừa qua ở Ấn Độ.

Sau khi vươn dậy
Thách đố vẫn còn nhiều. Sách Likeni đã mô tả những thách đố này. Đáng lo lắng nhất liên quan đến suy thoái mau lẹ môi sinh và các chánh sách năng lượng cận thị. Trên những vấn đề này , thủ phạm chính cũng là bà Indira Gandhi một lần nữa; một nhân vật sức mạnh cao ngất , được xem đương thời là “một người đàn ông duy nhất trong một nội các Ấn Độ toàn là bà già “. Khi bà tuyên bố là “ Phát triễn trước môi sinh “ , tạo ra một suy tư kéo dài .

Bà không đơn độc chấp nhận lề lối này. Nhưng những chánh quyền Tây Phương đã mau lẹ từ bỏ tư duy này dễ dàng . Suốt 2 thế kỷ thứ 19 và thế kỷ thứ 20, các chức quyền Âu Châu có thể tàn phá các thuộc địa giàu tài nguyên và xuất khẩu thặng dư dân số đến thuộc địa . Nhưng Ấn Độ ngày nay không có tiền đồn hải ngoại và có thể không bao giờ có cơ hội có được . Và Tân Đề Li không thể ngụy biện mình ngu dốt về hậu quả của suy thoái môi sinh nước nhà, ( mây màu nâu đà , hóa chất thả trôi sông- các sông thần thánh, linh thiêng), hay ở ngoài nước ( hiện tượng hâm nóng toàn cầu ). Vì chủ tịch Ủy ban Liên Chánh phủ Về Thay đổi Khí hậu là nhà khoa học Ấn Độ Rajendra Pachauri, người đã chia sẽ giải Nobel Hòa Bình năm 2007 với cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore .

( Irvine , Ca Li 24- 8 - 2009 )




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét