Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Hạ - (thượng) tầng cơ sở



Thử xem Hoa Kỳ đang làm gì cận đại hóa hạ - (thượng) tầng  cơ sở - infrastructure  theo tương lai công nghệ  ở các lảnh vực:  chuyên chở, nước, điện, viễn thông, ống cống nhà máy làm sạch nước thải: ( chiếu theo trình bày số tháng 2 năm 2010 của  Nguyệt San  Khoa học Phổ thông  - Popular Science ) . Viêt Nam cập nhật,  mô phỏng được không ?
                                    G S  Tôn thất Trình
                  Các toán  xây dựng đường xá thành phố Chicago đang tranh dành  lấp 67 000 ổ gà - hố đường một tháng. Nhiều cộng đồng bang Pennsylvannia  dựa vào  và những ống nước bằng gỗ đã trăm tuổi rồi.  Sóc đang làm tắt điện tối om  mọi nơi.  Hoa Kỳ  có 600 000 cây cầu , 4 triệu dặm Anh ( gần 7 triệu km ) đường xá   và 30 000  nhà máy làm sạch nước thải cần phải lưu tâm cải thiện, chỉnh đốn.  Không phải vá víu chắp nối mà phải đại tu bổ , sửa chửa lớn.

Rồi đây , đường xá và đường dây tải điện sẽ tự sửa chửa lấy , và Hoa Kỳ sẽ khai thác các mỏ năng lượng  từ các phế thải. Điều chỉnh  này ở Hoa Kỳ vào thế kỷ 21, sẽ không một sớm một chiều là xong ngay,  nhưng Hoa Kỳ  có thể bắt đầu thu thập lợi lộc ( băng tần rộng nhanh hơn!  nước sạch hơn! ) trong vòng vài năm tới. Có lẽ Vioet Nam nên theo dõi , cấp nhật kỷ thuât liên hệ  chăng ?

                        Hư hỏng , rối bù  số 1 : Chuyễn vận

Hoa Kỳ phải đánh bại mạng lưới điếc tai, các ỗ gà - hố đường ác quỉ  và các  đường tuyết đông thành đá  cực kỳ nguy hiểm.
              1- Xe ô tô  báo cáo các ổ gà. Có nhiệm vụ  sửa chửa một phần ba xa lộ chánh đang ở tình trạng  bê bối. Những kiểu xe  nay đầu tiên sẽ xuất hiện 3 năm tới.
               Trên một hệ thống mới  phát triễn tại Viện Đại Học Đông Bắc Hoa Kỳ, những loại xe chạy xa ở các đường trải nhựa  ( tắc xi , xe buýt , xe chở rác  )  sẽ đặt thêm  những máy dò làn sóng âm thanh, hầu dò tìm các ổ gà, trước khi mắt người nhìn thấy. Các làn sóng âm thanh tìm dò 0.9m phần trên đường xá  cho biết các lỗ hổng không khí lộ liễu và các vết   rạn nứt  nhỏ, trong khi các máy rađar  dò sâu, nhìn vào bên trong cầu có lối đi ở trên - deck bridge  tìm kiếm xói mòn  và máy laser rà dò - scan mặt đường. Một nối kết tế bào - cellular connection  đưa dữ liệu đến các trung tâm kiểm soát ; nơi đó sẽ  có thể  tập hợp lập bản đồ các điểm hư hỏng . 
                     2- Cầu uốn cong theo  bộ phận điều chỉnh . Có nhiệm vụ nâng cấp 26% cầu  già lụ khụ, hư hoại . Hiện có nhiều dịch bản cho người đi bộ; những cầu xe chạy  sẽ có dịch bản 10 năm tới.
                       Cầu bình thường là một cấu tạo cứng rắn, nhưng cũng sẽ tan vỡ theo thời gian vì căng thẳng quá mức .  Các cấu tạo “tính kéo căng - tensegrity “ phân tán tải chuyễn  qua một  ổ  cáp  căng thẳng  và thanh chống ép nén  giúp chúng,   vừa uốn dẽo dang  vừa có cấu tạo  cứng rắn. Nay, viện đại học UC San Diego  đang phát triễn  những loại  cầu .kéo căng  chịu đựng  vận tải , có những máy dò phản hồi  hướng dẫn những điều chỉnh tế nhị  về chiều dài (dây) cáp, có cơ  giảm bớt  những căng thẳng thay đổi  của một xe cam nhông quá tải, phản ứng chống lại tần số rung chuyễn của một trận đông đất hay phân tán  chất tải của nhiều cáp.
                                 3- Bê tông cảm giác được đường rạn nứt và tự làm lành lấy . Có nhiệm vụ  là thay thế hàng dặm Anh  bê tông xa lộ  với những dịch bản khôn khéo hơn . Hiện  thử nghiệm ngoài trời  bê tông  tự cảm giác đang tiến triễn .
                     Các ống nanô carbon được đánh giá cao vì  các sức mạnh và  mức kháng áp xuất điện của chúng ; chúng  thay đổi  mức  điện trở - electrical resistance   khi chúng bị căng thẳng.  Xun Yu , một giáo sư  công nghệ cơ khí  tại viện đại học Minnesota, thành phố Duluth , đang cố tâm nấu ra  một pha trộn bê tông  chứa 0.1 % ống nanô carbon , làm bê tông   khó nứt rạn hơn  là bê tông  truyền thống , và còn khôn khéo nữa . Bằng cách đặt nằm điện cực vào đó,  khi  đổ bê tông, Yu  có thể đo lường  thay đổi  mức điện trở  dò ra nén ép  khi xe hơi chạy qua .  Những dịch bản tương lai  sẽ tính toán tốt đẹp hơn  tốc độ và cân nặng của các xe  đang chạy  để nhìn thấy,  đúng lúc xảy ra, căng thẳng đường xá.  Trong khi đó,  một pha trộn bê tông mới  do Victor Li, giáo sư   công nghệ công chánh và môi sinh viện đại học Michigan, phát triễn, chứa  các hột xi măng không ngậm nước, được hoạt hóa khi phô bày  với carbon dioxide  trong không khí và nước các cơn mưa; đúng như khi bạn  tìm thấy vết nứt rạn nhỏ trên đường xá . Phản ứng  sản xuất  một chất xi, đóng kín - seal calcium carbonat  , phục hôi khả năng  chịu đựng chất tải của  tấm lát ốp - slab.
                            
 4- Xi măng lóng lánh,, rực sáng  . Có nhiệm vụ  dùng xa lộ lân quang - phosphorescent  để giảm  50 %  tai nạn chết chóc xa lộ  ban đêm . Hiện tại các kiểu mẫu đầu tiên  đã được chứng minh.
 Các phosphor nanô  đúng như sắc dạng chúng nói lên: những hạt tử tí xíu  bừng sáng lên  sau khi phô bày dưới ánh nắng. Các nhà khoa học  tại Ủy Ban Khảo Cứu  Khoa Học và Công Nghệ  ở Nam Phi  đã thêm chúng  vào những vật liệu,  tỉ như xi măng  và  sơn, hầu tạo ra  những điều  như các dấu vẽ  lằn  tự chiếu sáng và đường xá  sáng chói, mà không  có đèn treo  cao ở trên đường.  Cả hai có thể giúp  khỏi lạc ra ngoài lằn đêm khuya, cũng như đụng độ với động vật  ( và bộ hành ) trên các đường xá nông thôn , không được thắp sáng. Hiện tại,  ánh sáng chói  chỉ kéo dài vài giờ, nhưng các nhà khảo cứiu  đang thí nghiệm  với các chất phụ thêm , mong tìm ra một pha trộn  có thể sáng rực suốt đêm .
5- Xa lộ  tồn trữ được nhiệt lượng.  Có nhiệm vụ  đặt nằm trong đường xá những ống đem theo nước, nắm giữ được năng lượng mặt trời . Hiện tại  các dự án này đã sẳn sang ở Âu Châu .
  Hệ Thống Năng Lượng Đường Xá  do hảng công nghệ Hòa Lan Ooms Avenhorn  họa kiểu, chụp bắt  năng lượng của nhựa trải đường nóng hay nguội.  Một lưới nước  ch.ay quanh  dưới  một lớp nhựa trải đường đặc biệt,  hâm nóng lên vào mùa hè  và lạnh đi vào mùa đông , trước  khi được bơm  xuống  một thủy cấp sâu cách ly thiên nhiên  khoảng 90m . Nước nóng hay nước lạnh có thể  được sử dụng ở các xây cất gần đó . Vào mùa hè ,  nước lạnh tồn trữ  cũng giúp làm lạnh đường xá  cho đường xá  khỏi bị mềm và hư hỏng đi. Mùa đông nước nóng sẽ giúp  cho nước khỏi đông thành nước đá

                        6- Đường xá tự làm chảy nước  đông đá. ( ít khi xảy ra ở Việt Nam ) . Có nhiệm vụ  giảm  bớt chết chóc mỗi năm ơ Hoa Kỳ vào những điều kiện   mùa đông tuyết rơi  và đóng thành nước đá. Hiện đang được hơn 20 ban công chánh chuyễn vận các bang Hoa kỳ  thử nghiệm  .
Một phương pháp mới phủ đầy đường xà có tên là Lằn An toàn - Safelane , không những tăng sức kéo của vỏ xe  mà còn giúp ngăn ngừa  tích trữ nước đá và tuyết  bằng cách nắm giữ các muối  làm tan nước đá , giúp cho các toán   sửa đường xá   khỏi rải muối, một vài ngày  trước khi có bảo tuyết, hơn là đợi cho đến khi tuyết  rơi xuống mặt đất .  Lằn An toàn  gồm những lớp  êpoxy  trộn với đá vôi đô lô mít.  Lớp êpoxy  không bì tuyết cày xới mất , tuổi thọ kéo dài đến 25 năm  và giúp đóng kín -xi lại mặt đường làm cho các chất muối  xói mòn  khỏi trực di, rơi xuống những thanh  thép  ở những phần cầu dành cho bộ hành . Thành quả   trong 5 năm qua  cho thấy tai nạn mùa đông ở Hoa Kỳ đã giảm bớt 70% . 
                                7- Xe lữa ( tàu hỏa )  nâng cao  chạy không có đường rầy. Có nhiệm vụ  là cọng thêm  các đường xe lữa trong đô thị, chỉ tốn 1/3 phí tổn  làm đường rầy nhỏ qui ước. Hiện Viện Chuyên chở  Đại học Texas A&M  cống hiến  đất không  dùng,  để thiết lập thử nghiệm một  đường xe dài 2 dặm Anh.
Hầu tiết kiệm  phí tổn nhiều tỉ đô la Mỹ làm sạch sẳn sàng  bề rộng đường này  rộng  7,2m, hảng làm xe lữa Tubular Rail   muốn tàu chạy đến  150 dặm Anh ( trên 250 km ) /giờ trên các hạ tầng hiện hửu , nhờ xây cất  một lọat vòng  cao , cách nhau 30m . Khi tàu chạy  trên mỗi vòng,  xe  lữa chế tạo bằng sợi carbon dài  120m  được đẩy bằng  các  băng lăn  thép chạy điện .  Để tiết kiệm nhiên liệu, các động cơ  chỉ  tăng tốc bánh răng khi  có một tàu sắp tới gần.  Có đến 90 %  năng lượng  động lực - kinetic energy của xe  lữa có thể chụp bắt lại được khi các băng lăn  mở cuộn ra .     
                            Hư hỏng , rối bù số 2: Nước nôi
Hoa Kỳ  phải thay thế  các nhà máy lọc  sạch, xử lý nước sử dụng quá nhiều năng lượng , mà mạng lưới  ống cống  rò rĩ, thất thoát nước xây cất từ thế kỷ thứ 19 .  Hạ tầng cơ sở nước  ở Hoa Kỳ còn xưa cũ hơn cả mạng lưới đường xá và điện , nhiếu đường ống  đã đặt ở  hố  đào tay  từ thế kỷ 1800 .  Ở một phần vùng  Đông Bắc Hoa Kỳ , đến 50%  nước sạch rò rĩ xuống đất  giữa các nhà máy lọc sạch và vòi nước rô bi nê. Khắp Hoa Kỳ  tinh ra mất  21 tỉ lít  nước uống một ngày vì rò rĩ này và Hoa Kỳ có một mạng ống nước dài  800 000 dặm Anh (1 350 000 km), cần theo dõi thường xuyên và  sửa chữa.  Hoa Kỳ cũng dùng quá nhiều năng lượng  làm sạch nước, không lý gì tới  cách sử dụng nước  và  chở đi xa theo đường ống. Trong tương lai chỉ phải làm sạch khi cần dùng mà thôi .
                               1-Nơi  lọc sạch nước  mặn cở láng giềng.  Có nhiệm vụ  không tập trung  hệ thống  nước làm sạch nữa. Hiện  đã có những kiểu mẩu đầu tiên, và sẽ có những đơn vị  thương mãi  trong vòng một năm .
                       Kỷ sư Hóa học Yoram Cohen , viện đại học Ca Li đã có một giải pháp cho các cộng đồng đang khát nước ở những bang như Ca Li , đã phải đốt cháy 20 %  điện hầu   xử lý làm sạch và bơm nước từ các hồ dự trữ cao cấp  xa xôi, để dàn trãi  nhiệm vụ. Các máy   làm thấm thấu ngược màu nâu đà kích thước giường ngũ - tanning bed-size reverse  osmosis  có thể  phơi bày   trên dưới bờ biển ; mỗi đơn vị hút nước biển  cung cấp cho các vùng lân cận , dung tích   chừng  20 000 lít nước uống một ngày. Những đơn vị này  có phần mềm điều chỉnh tốt,  lọc sạch nước tùy theo  phản ứng  địa phương thay đổi  nhiệt độ nước, độ mặn , pH,  bùn đất sét, và có thể  kiểm soát từc xa  tại một trung tâm  hoạt động trung ương.
2- Làm sạch nước như cây cối , thực vật.  Có nhiệm vụ  xử lý  nước ở Hoa Kỳ dùng ít terawatts hơn. Sẽ có  những dịch bản kích thước nhỏ  khoảng năm 2011.
 Cây cỏ  kéo nước vào  rễ nhờ hiện tượng thấm thấu - osmosis , sữ dụng những kênh  bé tí xíu goi là tế khổng(lỗ nhỏ) nước - aquapores ; một phương pháp  không cần dùng đến tí nào năng lượng cả.  Nay một công ty Đan Mạch tên gọi là Aquaporin đang phát triễn một màng mỏng- membrane , căn cứ  trên cùng nguyên tắc này,  để trích chiết  ra nước H2 0 tinh khiết  từ nước biển, chỉ tốn 1/3 sở phí  và 1/10  năng lượng dùng ở hệ thống  thấm thấu ngược qui ước. Các kênh protêin màng mỏng, mỗi cái chỉ dày có  vài nanômét , giúp cho  một dòng phân tử nước-và chỉ có những phân tử nước- là lọt qua được, những hàng nối đưôi nhau duy nhất theo tỉ xuất 1 tỉ một giây đồng hồ .  Khỏi cần bơm  để đẩy nước xuyên qua các kênh.
3- Đóng nghẹt các ống nước bị rò rĩ, thất thoát . Có nhiệm vu bơm các khối  như cao su vào hệ thống ống  cố tìm ra  các chỗ thất thoát và tự đổng sửa chửa liền .  Đã thiết lập ở Anh Quốc năm 2008.
Hảng dầu và khí dầu Tô Cách Lan - Scotland  Brinker Technology  không có hệ thống  đào hầm sửa chửa ống, bắt chước phương cách hình thành khối làm nghẹt khi ống bị cắt đứt. Khi dò ra một nơi thất thoát nước, toán xe sửa chửa  có thể chạy đến  gần  vòi rồng - hydrant  chửa lữa kế cận  và bơm  các tấm- platelet nhỏ, những khối hay trái banh  tựa cao su mềm , ướt át   có kích thước từ  ít hơn một millimét  đến  bề ngang gần 6cm , tùy theo kích thước lổ thất thoát.  Các tấm này di chuyễn trong ống  cho đến khi   áp xuất dòng chảy ra kéo chúng đến nơi thất thoát . Ở đó, chúng tập hợp nhau  thành một tấm làm nghẹt lâu dài. Các  cơ sở tiện nghi - utilities khỏi cần  biết đích xác  vị trí các lổ thất thoát.             
                        4- Đặt ông không cần phải đào hố, đao hầm. Có nhiệm vụ  giải quyết 245 000 vụ  ống nứt bể  mỗi năm,  mau lẹ hơn nhiều cách dùng thanh câu xoi  lòn trong ống.  Hiện đã có hàng ngàn mét ống được sửa chửa như thế ở Hoa Kỳ.
                   Một phương cách khác để sửa chửa ống bị bể,  khỏi cân  kêu xe  gàu xúc ngược - back hoe  là bao phủ  bên trong thành ống  mới - nay đã thông dụng  cho các ống  cống thóat thải - sewage pipes , cần ít áp xuất hơn  vì chúng dựa vào  trọng lực  để di chuyễn  các chất thải chứa  trong ống.  Nhưng hảng Insituform Technologies , tọa lạc tại bang Missouri,  sử dụng các thanh  câu mới InsituMain liner, có thể  chịu đựng các lực nội tạng  ống có áp lực , giúp sửa chửa  tại chỗ các đường ống chánh nước uống . Thay vì đào  một đường hầm hố dài, chỉ cân hai điểm đi vào ( cách nhau chừng  210 m) được cắt   đi ở  một trong hai bên nơi ống bể . Rồi các nhân công  nhét vào  mốt cuối ống  một thanh câu uốn éo được  làm bằng  composit  sợi nỉ và gương - felt and glass fiber và làm thấm ướt  thanh  bằng  nhựa epoxy,  đóng lại theo nhiệt độ - thermosetting epoxy  và kéo nó  suốt dọc thành bên trong ống đang sụp đổ   Phô bày thanh câu  với hơi hay nước nóng làm thanh cứng lên và xi đóng kín , mặc cho  nó phun tóe ra bên trong ống. Việt Nam chỉ mới biết lam robot cho lòn  vào trong ống để dò tìm nơi ống rò rĩ , thất thoát  ( ? )
5-         Vi khuẩn làm  cho nước độc hại rực sáng. Nhiệm vụ là  thiết đặt các máy dò tim  lân quang-  phosphorescent detectors dò chất độc hại  ở  155 000 hệ thống nước uống Hoa Kỳ . Sẽ bán thương mãi trong vòng 2- 5 năm tới .
                 Vi khuẩn là những thiên tài  nho nhỏ  để xác định những phân tử . Chúng cũng  sinh sản mau lẹ, rẽ tiền  và thao tác dễ dàn , là những công nhân  lý tưởng.  Nhà hóa học Sylvia Daunert , viện đạị học Kentucky , dùng những dòng E.coli được thay đổi di truyền , không độc hại  đã họa kiểu một kiểu mẩu đầu tiên hệ thống dò sinh học - biosensors , có khả năng  dò ra một loạt  chất độc hại ở nước uống , gồm luôn cả arsenic ,( thach tín ) anthrax, chì và các PCB . Các vi khuẩn đặt ở đầu  một cáp sợi quang, treo lũng lẳng  ở cung cấp  nước uống . Khi chúng dò ra một chất độc hại , vi khuẩn rực sáng lên . Ánh sáng  chúng sản xuất  được mang theo   suốt dọc  sợi  đến một  trạm theo dõi . Nơi đó sẽ đo lường  hầu qui định chính xác nồng lượng phân tử độc hại ( nhạy cảm xuống đến  thang một phần của một tỉ - parts -per- billion

                        Hư hỏng, rối bù số 3 : Điện

                        Đại tu bổ các nhà máy điện thiếu hiệu năng và mạng lưới điện cũ
              Nghiên cứu năm 2006  tại La bô Quốc Gia Hoa Kỳ Lawrence Berkeley, Bắc Ca Li, tìm thấy  là điện tắt bất ngờ  tổn phí cho nền kinh tế Mỹ  khoảng chừng 79 tỉ đô la một năm, tương đương với 1/3 tiền tiêu thụ điện quốc gia  vì mạng lưới điện già nua.Trong khi đó  năng lượng tiêu thụ  hy vọng sẽ tăng  gần 1, 150 terawatt - giờ ( tera là một triệu triệu ) hay 1 150 000 kilowatts / giờ , nghĩa là mức tiêu thụ  của thêm  13 thành phố New York, vào năm 2030. Một mạng lưới điệnthông minh chắc chắn sẽ phụ trợ. Thế nhưng  những sáng kiến mới mẽ kể ra sau đây sẽ giúp đuổi kịp yêu cầu điện ở Hoa Kỳ .
                                     1 -  Treo những cáp siêu dẫn-super conducting cable, không làm thất thoát điện. Nhiệm vụ là thay thế hàng dặm Anh dây đồng bằng dây cáp, có khả năng tải chuyễn điện 10 lần hơn, tính theo mỗi  ngón khối - cubic inch (  một cubic inch bằng 0.028  cubic mét ). Chỉ có thể áp dụng rộng rải  10- 20 năm tới .
            Thay vì khai phá những khoảng rộng lớn  để thiết đặt  hàng ngàn dặm Anh  đường dây điện mới chuyễn tải năng lượng tái sinh xuyên qua khắp nước Mỹ, Hoa Kỳ có thể  cột nối lại những đường dây hiện hửu chạy bằng cáp siêu dẫn,  như loại đang nghiên cứu ở La Bô Quốc Gia Hoa Kỳ tại  Oak Ridge . Những dây cáp này chuyền điện đi suốt một  lớp  băng - tape  siêu dẫn,  dày  môt micro mét - một phần ngàn millimét, vấn quanh ống thép  không rĩ - stainless steel  chứa đầy  nitrogen lỏng, làm đường dây lạnh xuống  dưới - 321 0 F, . Ở tính trạng  siêu dẫn lạnh ngắt này, đường dây không mất một tí năng lượng nào cả  ( hiện nay cáp dây đồng mất  5-7 %  điện ).
                                    2- Nhét chật cứng thêm dây đồng dưới đất. Nhiệm vụ là thay thế   hàng ngàn dặm Anh dây đang chon, bằng những dịch bản cách ly tốt hơn, chuyễn tải thêm được  25 % điện nữa . Còn 5-10 năm nữa mới được phổ biến rộng rải .
            Tại các vùng đô thị, nghe quá nhiều đường dây điện là một điều khó chịu  và nguy hiểm.  Chon nên  đa số điện đi ngang các đô thị qua các ống đặt dưới đất. Khi yêu cầu điện đô thị tăng gia, chúng ta có thể xé toạt đường xá để đặt những đường dây mới  ( như Việt Nam đang làm khắp nơi ), nhưng một giải pháp dễ dàng hơn là nhồi nhét thêm  đồng- copper vào các ông đã có sẳn.  Đó là mục tiêu của Viện  Khảo cứu  Điện  ( Electric  Power Research Institute - EPRI ), một tổ hợp công nghệ R&D, cố  chế tạo  một  vật liệu cách điện, bao phủ  các hạt tử  vinylsilane của  silicon dioxide, cung cấp thêm 33 % khả năng cách điện  hơn là các lớp bao phủ hiện hửu. Điều này có nghĩa là  các đường dây điện thế hệ mới, có thể chuyễnn tải thêm ¼ dòng điên  hiện hửu, mà khỏi cần thêm những vật cách ly cồng kềnh .
                         3-Những rôbôt bò trong đồng - copper - crawling. Nhiệm vụ là  dàn trải  một đội rôbôt lanh trí , trốn chạy dọc theo các đường dây điện, nhìn xem  những  hư hỏng  để mắt con người khỏi phải nhìn. Sẽ có những dịch bản thương mãi đầu tiên vào năm 2012 .
                 Thanh tra qui ước rất chậm và tốn kém, thường đòi hỏi  một máy bay trực thăng bay gần đó. EPRI đang cố tâm  làm một robot  có thể tự động nghiên cứu một đường dây dài 80 dặm Anh ( 13,5 km )  hai lần một năm, với giá rẽ hơn  nhiều và thanh tra đáng tin cậy hơn. Rôbôt sẽ ngồi dạng chân trên đường dây, mang theo một máy chụp hình, một laser rà dò khuếch tán  và một phần mềm  phân tích hình ảnh ngay trên máy: sẽ dùng để xây dựng  lịch sữ nhìn thấy  của nơi đường dây hư hỏng, cũng như một bản đồ 3-D  các cành cây  xâm phạm  hay những vấn đề tiêm thế khác .  Việtt Nam đã có một khởi sự công nghệ rô bôt và một khảo cứu laser khá tân tiến, nhưng không rỏ đã ứng dụng chúng vào  ngành điện chưa ?
                           4- Những đường dây điện  dưới đất tự sửa chửa , làm lành lấy mình . Nhiệm  vụ là   bao phủ các dây cáp  tự xoa dịu , sửa chửa lấy.  Sẽ bán th+ơng mãi trong vòng 10 -15 năm tới .
               Một cách khác  boớt đào đường là tránh đào lộ  thiên ra những dây cáp khi sửa chửa hư hại nhỏ.Khi có một nấc hay một nứt rạn tơ tóc ở vỏ  cách ly dây cáp, điện trường  ở dây đặt dưới đất  thay đổi một cách tế nhị. Loại cách điện EPRI đang phát triễn là những  hạt tửi nan\ô nhạy cảm cho việc thay đổi này nóng lên và làm tan  các phân tử  polymer bao quanh , hình thành một sẹo  tươi  bảo vệ .  Khi những đường dây già nua ngày nay  dần dần hư hỏng đi, ( ở Hoa Kỳ khoảng 1/4 đã quá tuổi thọ của mình), EPRI hy vọng  thay chúng với những đường dây tự sủa chửa lấy  
‘ .                        5- Làm năng lượng như cây cối làm . Nhiêệm vụ là chuyễn hóa ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa hoc. Năm 2009 ,  các nhà khoa học  tìm thấy  nhiều nguyên liệu thô có thể  giải tỏa tự do oxygen từ nước H2 O .
               Các pan nen mặt trời không duy nhất là chiến lược thu hoạch năng lượng dưới mặt trời.  Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học cũng đã cố tâm làm những gì cây cỏ, thực vật đã làm, nghĩa là dùng ánh sáng mặt trời  làm  quang tổng hợp - photosynthesize nhiên liệu. Mãi cho đến  ngày nay, đa số phương cách dựa trên các vật liệu hiếm có, thiếu thực tiễn như chất hiếm iridium làm vật xúc tác   khởi động  phản ứng. Nhưng năm  2009 , các nhà khảo cứu tại La Bô Quốc Gia Hoa Kỳ Lawrence Berkeley, hình dung ra  cách nào dùng oxide cobalt , một trong những vật xúc tác  công nghệ phong phú nhất thế giới . Để vượt qua khiếm khuyết hiệu năng tương đối khi oxide cobalt dùng  ánh sáng mặt trời  làm nứt rạn các phân tử nước và giải tỏa ra oxygen, các nhà khảo cứu đãt vật xúc tác thành lớp  trên một thang leo độn chặc, làm nó trở nên hửu hiệu 1600 lần hơn.Thành quả là dàn trãi  những pan nen oxid cobalt có thể cống hiến một nguồn cung cấp kiên định oxygen, proton và electron .  Mục tiêu kế tiếp là là tìm cho ra một vật xúc tác thứ hai, cũng hửu hiệu tương tự  biến các phó sản thành một nhiên liệu dày đặc năng lượng, tỉ như methanol  làm xăng chạy máy vậy đó .        
6-         Thêm tồn trữ vào mạng lưới. Nhiệm vụ là xây cất nhà máy  đầy những trống ( thùng )  tồn trữ điện .   Hiện nay đã có  một nhà máy  20 000 KW  đang xây cất  ở thị trấn Stephentown, bang New York.
Thật không tin tưởng nổi  là mạng lưới điện Hoa Kỳ ngày nay hầu như không có một tí khả năng tồn trữ nào cả ! Điện ra ngoài  ổ cắm  đã xuất phát  ít hơn một milli giây đồng hồ, nên các nhà máy điện đã phải  luôn luôn tạo ra cho đủ năng lượng  cho những  mủi nhọn  cần điện lớn nhất.  Hầu sửa soạn cho những  biến chuyễn điện  đặc hửu của  năng lượng tái sinh, chúng ta cần phải kiểm kê điện dư thừa  để sử dụng điện vào những lúc trời mây mù, những buổi trưa, chiều tối không gió. Giải pháp của công ty  Beacon Power căn cứ tại bang Massachusetts  là tồn trữ  điện dư thừa của mạng lưới điện   vào hàng trăm  trống quay tròn  bằng  sợi carbon- sợi gương.  Mỗi một  bánh đà - flywheel  thế hệ 4  đặc điểm là những rotor  nặng 25000 cân Anh cài đặt trên những ổ bi - bearings  từ tính và đóng xi kín  trong chân không,  hầu tạo ra  một môi trường gần như không còn cọ sát nữa. Năng lượng từ mạng lưới đến , gia tốc  rotor lớn 3 bộ Anh ( (0.90m ) đến 16 000  vòng một phút- rpm  ( gần Mach 2 )  làm chúng tiếp tục quay tròn với ít nhất là 97% hiệu năng. Muốn bơm trả lại năng lượng cho mạng lưới, vài năng lượng  quay tròn này  sẽ được lấy dem dùng  chạy một máy phát điện  ở trên trục chánh.  Mỗi bánh đà  có thể tồn trữ  15 phút, tích điện 100- kilowatt và   có thể thải điện  150 000 lần  trên hơn 20 năm .        
Thử xem Hoa Kỳ đang làm gì cận đại hóa hạ - (thượng) tầng  cơ sở - infrastructure  theo tương lai công nghệ  ở các lảnh vực:  chuyên chở, nước, điện, viễn thông, ống cống nhà máy làm sạch nước thải: (  phần lớn chiếu theo trình bày số tháng 2 năm 2010 của  Nguyệt San  Khoa học Phổ thông  - Popular Science ) . Việt Nam cập nhật,  mô phỏng được chăng ?
                                    G S  Tôn thất Trình
Phần 3 tiếp theo .

                                      Hư hỏng, rối bù số 3 : Điện

                        Đại tu bổ các nhà máy điện thiếu hiệu năng và mạng lưới điện cũ
              Nghiên cứu năm 2006  tại La bô Quốc Gia Hoa Kỳ Lawrence Berkeley, Bắc Ca Li, tìm thấy  là điện tắt bất ngờ  tổn phí cho nền kinh tế Mỹ  khoảng chừng 79 tỉ đô la một năm, tương đương với 1/3 tiền tiêu thụ điện quốc gia  vì mạng lưới điện già nua.Trong khi đó  năng lượng tiêu thụ  hy vọng sẽ tăng  gần 1, 150 terawatt - giờ ( tera là một triệu triệu ) hay 1 150 000 kilowatts / giờ , nghĩa là mức tiêu thụ  của thêm  13 thành phố New York, vào năm 2030. Một mạng lưới điện thông minh chắc chắn sẽ phụ trợ. Thế nhưng  những sáng kiến mới mẽ kể ra sau đây sẽ giúp đuổi kịp yêu cầu điện ở Hoa Kỳ .
                                     1 -  Treo những cáp siêu dẫn-super conducting cable, không làm thất thoát điện. Nhiệm vụ là thay thế hàng dặm Anh dây đồng bằng dây cáp, có khả năng tải chuyễn điện 10 lần hơn, tính theo mỗi  ngón khối - cubic inch (  một cubic inch bằng 0.028  cubic mét ). Chỉ có thể áp dụng rộng rải  10- 20 năm tới .
            Thay vì khai phá những khoảng rộng lớn  để thiết đặt  hàng ngàn dặm Anh  đường dây điện mới chuyễn tải năng lượng tái sinh xuyên qua khắp nước Mỹ, Hoa Kỳ có thể  cột nối lại những đường dây hiện hửu chạy bằng cáp siêu dẫn,  như loại đang nghiên cứu ở La Bô Quốc Gia Hoa Kỳ tại  Oak Ridge . Những dây cáp này chuyền điện đi suốt một  lớp  băng - tape  siêu dẫn,  dày  môt micro mét - một phần ngàn millimét, vấn quanh ống thép  không rĩ - stainless steel  chứa đầy  nitrogen lỏng, làm đường dây lạnh xuống  dưới - 321 0 F, . Ở tính trạng  siêu dẫn lạnh ngắt này, đường dây không mất một tí năng lượng nào cả  ( hiện nay cáp dây đồng mất  5-7 %  điện ).
                                    2- Nhét chật cứng thêm dây đồng dưới đất. Nhiệm vụ là thay thế   hàng ngàn dặm Anh dây đang chon, bằng những dịch bản cách ly tốt hơn, chuyễn tải thêm được  25 % điện nữa . Còn 5-10 năm nữa mới được phổ biến rộng rải .
            Tại các vùng đô thị, nghe quá nhiều đường dây điện là một điều khó chịu  và nguy hiểm.  Chon nên  đa số điện đi ngang các đô thị qua các ống đặt dưới đất. Khi yêu cầu điện đô thị tăng gia, chúng ta có thể xé toạt đường xá để đặt những đường dây mới  ( như Việt Nam đang làm khắp nơi ), nhưng một giải pháp dễ dàng hơn là nhồi nhét thêm  đồng- copper vào các ông đã có sẳn.  Đó là mục tiêu của Viện  Khảo cứu  Điện  ( Electric  Power Research Institute - EPRI ), một tổ hợp công nghệ R&D, cố  chế tạo  một  vật liệu cách điện, bao phủ  các hạt tử  vinylsilane của  silicon dioxide, cung cấp thêm 33 % khả năng cách điện  hơn là các lớp bao phủ hiện hửu. Điều này có nghĩa là  các đường dây điện thế hệ mới, có thể chuyễnn tải thêm ¼ dòng điên  hiện hửu, mà khỏi cần thêm những vật cách ly cồng kềnh .
                         3-Những rôbôt bò trong đồng - copper - crawling. Nhiệm vụ là  dàn trải  một đội rôbôt lanh trí , trốn chạy dọc theo các đường dây điện, nhìn xem  những  hư hỏng  để mắt con người khỏi phải nhìn. Sẽ có những dịch bản thương mãi đầu tiên vào năm 2012 .
                 Thanh tra qui ước rất chậm và tốn kém, thường đòi hỏi  một máy bay trực thăng bay gần đó. EPRI đang cố tâm  làm một robot  có thể tự động nghiên cứu một đường dây dài 80 dặm Anh ( 13,5 km )  hai lần một năm, với giá rẽ hơn  nhiều và thanh tra đáng tin cậy hơn. Rôbôt sẽ ngồi dạng chân trên đường dây, mang theo một máy chụp hình, một laser rà dò khuếch tán  và một phần mềm  phân tích hình ảnh ngay trên máy: sẽ dùng để xây dựng  lịch sữ nhìn thấy  của nơi đường dây hư hỏng, cũng như một bản đồ 3-D  các cành cây  xâm phạm  hay những vấn đề tiêm thế khác .  Việtt Nam đã có một khởi sự công nghệ rô bôt và một khảo cứu laser khá tân tiến, nhưng không rỏ đã ứng dụng chúng vào  ngành điện chưa ?
                           4- Những đường dây điện  dưới đất tự sửa chửa , làm lành lấy mình . Nhiệm  vụ là   bao phủ các dây cáp  tự xoa dịu , sửa chửa lấy.  Sẽ bán th+ơng mãi trong vòng 10 -15 năm tới .
               Một cách khác  bớt đào đường là tránh đào lộ  thiên ra những dây cáp khi sửa chửa hư hại nhỏ.Khi có một nấc hay một nứt rạn tơ tóc ở vỏ  cách ly dây cáp, điện trường  ở dây đặt dưới đất  thay đổi một cách tế nhị. Loại cách điện EPRI đang phát triễn là những  hạt tửi nan\ô nhạy cảm cho việc thay đổi này nóng lên và làm tan  các phân tử  polymer bao quanh , hình thành một sẹo  tươi  bảo vệ .  Khi những đường dây già nua ngày nay  dần dần hư hỏng đi, ( ở Hoa Kỳ khoảng 1/4 đã quá tuổi thọ của mình), EPRI hy vọng  thay chúng với những đường dây tự sủa chửa lấy 
‘ .                        5- Làm năng lượng như cây cối làm . Nhiêệm vụ là chuyễn hóa ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa hoc. Năm 2009 ,  các nhà khoa học  tìm thấy  nhiều nguyên liệu thô có thể  giải tỏa tự do oxygen từ nước H2 O .
               Các pan nen mặt trời không duy nhất là chiến lược thu hoạch năng lượng dưới mặt trời.  Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học cũng đã cố tâm làm những gì cây cỏ, thực vật đã làm, nghĩa là dùng ánh sáng mặt trời  làm  quang tổng hợp - photosynthesize nhiên liệu. Mãi cho đến  ngày nay, đa số phương cách dựa trên các vật liệu hiếm có, thiếu thực tiễn như chất hiếm iridium làm vật xúc tác   khởi động  phản ứng. Nhưng năm  2009 , các nhà khảo cứu tại La Bô Quốc Gia Hoa Kỳ Lawrence Berkeley, hình dung ra  cách nào dùng oxide cobalt , một trong những vật xúc tác  công nghệ phong phú nhất thế giới . Để vượt qua khiếm khuyết hiệu năng tương đối khi oxide cobalt dùng  ánh sáng mặt trời  làm nứt rạn các phân tử nước và giải tỏa ra oxygen, các nhà khảo cứu đãt vật xúc tác thành lớp  trên một thang leo độn chặc, làm nó trở nên hửu hiệu 1600 lần hơn.Thành quả là dàn trãi  những pan nen oxid cobalt có thể cống hiến một nguồn cung cấp kiên định oxygen, proton và electron .  Mục tiêu kế tiếp là là tìm cho ra một vật xúc tác thứ hai, cũng hửu hiệu tương tự  biến các phó sản thành một nhiên liệu dày đặc năng lượng, tỉ như methanol  làm xăng chạy máy vậy đó .       
5-           Thêm tồn trữ vào mạng lưới. Nhiệm vụ là xây cất nhà máy  đầy những trống ( thùng )  tồn trữ điện .   Hiện nay đã có  một nhà máy  20 000 KW  đang xây cất  ở thị trấn Stephentown, bang New York.
Thật không tin tưởng nổi  là mạng lưới điện Hoa Kỳ ngày nay hầu như không có một tí khả năng tồn trữ nào cả ! Điện ra ngoài  ổ cắm  đã xuất phát  ít hơn một milli giây đồng hồ- millisecond, nên các nhà máy điện đã phải  luôn luôn tạo ra đủ năng lượng  cho những  mủi nhọn   yêu cầu điện lớn nhất.  Hầu sửa soạn cho những  biến chuyễn điện  đặc hửu của  năng lượng tái sinh, chúng ta cần phải kiểm kê điện dư thừa  để sử dụng điện vào những lúc trời mây mù, những buổi trưa, chiều tối không gió. Giải pháp của công ty  Beacon Power căn cứ tại bang Massachusetts  là tồn trữ  điện dư thừa của mạng lưới điện vào hàng trăm  trống quay tròn  bằng  sợi carbon- sợi gương.  Mỗi một  bánh đà - flywheel  thế hệ 4  đặc điểm là những rotor  nặng 25000 cân Anh cài đặt trên những ổ bi - bearings  từ tính và đóng xi kín  trong chân không,  hầu tạo ra  một môi trường gần như không còn cọ sát nữa. Năng lượng từ mạng lưới đến , gia tốc  rotor lớn 3 bộ Anh ( (0.90m ) đến 16 000  vòng một phút- rpm  ( gần Mach 2 )  làm chúng tiếp tục quay tròn với ít nhất là 97% hiệu năng. Muốn bơm trả lại năng lượng cho mạng lưới, vài năng lượng  quay tròn này  sẽ được lấy đem dùng  chạy một máy phát điện  ở trên trục chánh.  Mỗi bánh đà  có thể tồn trữ  15 phút, tích điện 100- kilowatt và   có thể thải điện  150 000 lần,  trên hơn 20 năm .

Phần 4 tiếp theo

                        Hư hỏng rối bù số 4 : viễn thông

            Sinh cường mạng lưới  xanh xao thiếu máu tốc độ băng tần rộng - broadband  va không dây - wireless, bế tắc ở thế kỷ thư 21. Hoa Kỳ chi đứng  hàng thứ 17 trên thế giới  về đi vào  băng tần rộng , cho nên  gói tài chánh khích lệ - stimulus package cấp 7.2 tỉ đô la Mỹ  để nâng cấp  hạ tầng cơ sở  băng tần rộng  hoạt động thiếu hiệu năng.  Hệ thống dây đồng  di sản , không   chuyên chở nổi  dữ liệu  hổ trợ  cho dòng  HD ( độ rỏ cao ) - viđêô  chẳng hạn ,  và hệ thống  kế tiếp- gen  phát âm rỏ ràng rất chậm  so với Nhật Bổn , vì lý do kích thước  gần như  thẳng đứng của nước Hoa Kỳ. Nhưng tiên tiến  về dây cáp  sợi quang và khinh khí cầu  băng tần rộng - broad band blimps  có thể  tăng gia nhiều  tốc độ  đến gia cư và điện thoại thông minh - smartphones .  Nhắc lại  điện thioa.i thông minh , tỉ như i-Phone của hảng Apple  hay nhiều linh kiện Android phones của Google  và  mùa thu 2010  sẽ là Windows Phone 7 series của  hảng Microsoft  sẽ giúp cho những ai xài máy điện thoại thông minh, du hành mau lẹ  một loạt chức năng hàng ngày, kể cả   gọi điện thoại, chụp hình, nghe âm nhạc,  chơi trò chơi - ,games  và tạo dựng hồ sơ, bảng tài chánh chia từng côt - spreadsheets của phần mêm  Office - Microsoft .     

                        1- Sợi mau lẹ hơn. Nhiệm vụ là  là thay thế các đường chính  sợi quang quốc tế của Hoa Kỳ bằng dây cáp dày hơn, chuyễn tải dữ liệu 10 lần hơn mỗi giây đồng hồ.
 Kỷ thuật mới đã được trình diễn năm 2009.  Dây cáp  sợi xuyên đại dương dưới biển  thế hệ kế tiếp  ( không rỏ hệ thống dây cáp dưới biển Việt Nam thiết lập mới đây thuộc thế hệ nào ? )  có thể xây dựng, theo  họa kiểu công ty Alcatel- Lucent  mới đây, đã đạt tốc độ kỷ lục truyền thông bằng cách di chuyễn dữ liệu mau lẹ  10 lần hơn là cáp hiện hửu . Cáp mới khởi đầu  với một lõi sợi  trung bình  dày 40% lần hơn là là cáp  hiện hửu  bố trí  xuyên qua sàn đại dương.  Các kỷ sư họa kiểu  ra một dàn trãi 155 lasers  phát đi các ánh sáng  có làn sóng khác biệt nhau  và ngoài ra còn cọng thêm những thông tin  có mã số theo thời gian các nhịp ánh sáng - light pulses  như thể các cáp hiện thời  đang làm,  mô đun  chúng hướng phân cực - polarization  và theo pha - phase, hầu  gói thêm dữ liệu vào mỗi một làn sóng ánh sáng. Cáp sợi mới có thể gửi đi  15.5 terabytes , tương đương  với 400 DVD , mỗi giây,  từ  thành phố Boston ( Hoa Kỳ ) đến Bilbao ( Tây Ban Nha ).

                                2- Sợi mềm dẽo, uyễn chuyễn . Nhiệm vụ là đưa lén lút các  sợi quang cao tốc vào  hầu hết mọi nhà. Đã bán ra rồi tại Hoa Kỵ 
             Đặc điểm cáp ClearCurve mềm dẽo, uyễn chuyễn  mới của hảng Corningmột mạng mắt lưới  quấn quanh lõi  cáp, giúp cho các protons ngay hàng  khi  đóng kẹp, hay vặn xoáy  quanh một cái đinh. Một xoay đầu  mau lẹ như vậy thường làm  cho đường dây tối om. Điều này có nghĩa là viễn thông - telecom có cơ, cuối cùng ra, đặt các đường dây sợi quang và các nhà dân gian , nơi  cáp thường phải đặt chống những  góc  đúng  thật sự hay  bị  ép vắt  ngoằn nguèo từ  lề đường đến nhà. Hảng Verizon đã sử dụng  cáp cho các dịch vụ FiOS của mình. Hảng Google dự tinh  sẽ làm một dịch vụ bâng tần rông siêu tốc   những đường dây sợi quang mới, có tốc độ 1 gigabit một giây, 200 lần mau lẹ hơn những nối kết hiện hửu của Hoa Kỳ, do các dịch vụ băng tân rộng  của AT&T , Comcast, các công ty điện thoại và ti vi cáp cống hiến.   

                        3- Làm cho mạng lưới ở trên không. Nhiệm vụ là thả nổi khimh khí cầu băng tần rộng  trên những vùng   gây khó khăn cho đĩa cứng. Năm nay đã cung cấp  một chuyến cho một nhà  thầu quân sự. Sẽ  chở đầy sàn tàu  trong 3- 5 năm tới .
            Hoa Kỳ sẽ phải đào  nhiều sợi và đồng  những năm tới để thỏa mãn yêu cầu  truyền thông đang nổ bùng ở Hoa Kỳ.  Hay Hoa Kỳ chỉ cần thả vài khinh khí cầu . Hảng Sanswire, chế tạo các máy bay không người lái  đang hoạt động từ một tàu bay dài  525 bộ Anh ( 157.5 m ) chứa helium và  nhiên liệu khí dầu, tên gọi là Stratellite , có thể cung cấp   một  lớp dày bao phủ  từ những độ cao im lặng  tầng bình lưu - stratosphere .Mỗi khinh khí cầu bay  lượn  trên  cao 65 000 bộ Anh ( 19500m ) có thể cung cấp điện thoại, ti vi,  internet cao tốc  tại một vùng  kích thước bang Texas, không có thời giờ chậm lại, đã làm phiền nhiễu  những truyền thông  căn bản vệ tinh. Stratellite  có thể  làm dây chuyền giỏi - daisy- chain nối kết các thị và nông thôn khắp Hoa Kỳ ; mọi sự khỏi cần dây mới đụng tới đất.. Viện công nghệ vũ trụ Việt Nam,  hợp tác với Nhật bổn,  chế tạo Rồng Tí hon - Pico Dragon , vệ tinh thuộc tầng quỹ đạo thấp ( LEO ), sẽ  phóng lên năm 2011,  không rỏ có làm stratellite được không ?

            Hư hỏng , rối bù số 5 : Nước thải
    
            Trục xuất những nhà máy làm sạch xài quá lớn năng lượng và các ống thối rữa mục nát . Mỗi năm, dân Hoa Kỳ sản xuất 48 ngàn tỉ lít nước thải ướt át và đốt cháy  64 tỉ kilowatt- giờ điện để làm sạch  nước  cho đạt các tiêu chuẩn nước uống .  Tại sao lại không sử dụng  tốt những cái ngữ thối tha này ?  Nhờ những kỷ thuật  mới mẽ , khôn ngoan,  nước thải sẽ được cải tạo cung cấp điện , sản xuất phân bón  và có khi làm ra cả nước sạch nữa đó . Nói một cách khác, là mau lẹ hơn chúng ta tưởng, chúng ta sẽ uống nước đái  ( tiểu ) của chúng ta đó .

                        1-  Thả rôbôt xuống đường ống thoát. Nhiệm vụ  là  là dàn  ra một hạm đội  máy tự trị  để  chỉ điểm những nơi ống thải thất thoát, rò rĩ.  Đến năm 2011,  những kiểu mẩu mới  sẽ dùng laser   đo lường bên trong ống. Rôbôt  nước thải  mới Solo của hảng  RedZonre Robotics,  sẽ dùng  phần mềm  giải thích hình ảnh,  do viện đại học Carnegie Mellon  phát triễn ,  để phân tích chạy dao viđêô  và đính những vấn đề tiềm thế  trong các ống. Thế cho nên  chạy 10 giờ  có thể thu đặc lại  thành hai giờ ,cuộn ra  nhân mạnh  vào những lằn nứt đang nhỏ giọt và các rễ  mọc đầy  làm nghẹt ống . Mỗi Solo mang theo một máy chụp hình  ở mỗi  điểm cuối,  rà dò sonar dưới nước và lasers  tìm kiếm các thành ống thải đang bị acid làm rĩ  mòn.

            2- Biến bùn thải thành điện. Nhiệm vụ là  giảm  xài năng lượng làm sạch nước thải , hiện tiêu thụ  1.5 % tổng số điện  Hoa Kỳ. Nay đang thửi nghiệm  các lò phản ứng , và các đơn vị  thương mãi sẽ bán ra năm 2015. 
               Giáo sư  công nghệ môi sinh đại học Penn Sate University , Bruce Logan,  đã họa kiểu  một tế bào nhiên liệu vi khuẩn  chuyễn biến  năng lượng hóa học nước thải   trực tiếp thành điện  và làm sạch luôn thể  nước thải theo tiến trình này.  Vi khuẩn nằm trong  cực  dương - anode làm bằng sợi graphít  phá vỡ  chất béo , protêin  và  chất đường trong nước thải, giải tỏa ra một  dòng liên tục electron , và các vi khuẩn  chuyễn trực tiếp các electron  đến  cực. Những electron này  di chuyễn đến  cực âm - cathode , cung cấp  điện lực và ở cực  âm sản xuất khí hydrogen.

            3- Tái sinh nước tiểu ( đái ). Nhiệm vụ là thu hồi phosphorus và nitrogen  từ nước thải để làm  phân bón hóa học. Nhà máy đầu tiên  đã thiết lập ở Hoa Kỳ tháng 6 năm 2009.  Một nhà máy thứ hai sẽ khánh thành năm nay 2010.
             Chắc bạn chưa hay không biết là nước  phế thải của 100 000 người  có thể  làm ra  200 tấn phân hóa học cao phẩm mỗi năm. Hảng Ostara ở  thành phố Vancouver, Canada,  hy vọng sẽ dùng sự kiện này, vượt qua trở ngại giảm thiểu  nguồn  cung cấp đá phosphorus thu hôi được, một trong ba   thành phần chính yếu của phân  bón cận đại.  Hệ thống Tái sinh Pearl Nutrient System của Ostara , sẽ  trích phosphates  và các chất khoáng khác, tỉ như ammonia ( nước đái quỷ ) từ các  nước phế thải  đô thị. Rồi  khuấy tung các chất dinh dưỡng  thành các  viên phân bón giải tỏa chậm và an toàn, bán ra dưới  tên là Tinh thể Xanh lục - Crystal Green.   Thách đố là tách riêng ra nước tiểu, chỉ chiếm 1%  thể tích nước thải. Một giải pháp: các nhà xí, phòng vệ sinh- toilets phân chia từ nguôn  ( hãy nghĩ đến  chậu nhỏ trong chậu lớn ) , đã được  thử nghiệm ở Thụy Điển và Đan Mạch. 
`        ( Irvine , Ca Li ngày 16 tháng hai năm 2010  )
           
            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét