Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Tế bào mỡ

Cập nhật hiểu biết  y khoa :
            Tế bào tạo  mỡ, béo là nơi thân thể hành động, họat động
                                    Tôn Thất Trình
Không phải đần độn như chúng ta tưởng, những  tủ lạnh cở bự của thế giới tế bào , tế bào tạo mỡ ( béo ) – fat cells nay được  các nhà khoa học công nhận , dẫn đạo  cuộc sống đặc biệt tích cực và ảnh hưởng mạnh .  Chúng đóng vai trò quan trọng  trong nhiều chức năng thân thể, theo khảo cứu gợi ý , tỉ như điều hòa  đói lòng  và đẩy lui lây nhiễm ..  Nhưng dưới những điều kiện sai quấy , khuynh hướng thiên nhiên của tế bào mỡ, có thể trái ngược, đưa tới  tăng gia hiểm nguy  các bệnh  thời thượng cận đại , gồm bệnh tim , tiểu đường lọai 2  và vài lọai ung thư .  Giáo sư David Heber trường y khoa Geffen, giám đốc  Trung tâm  UCLA Dinh Dưỡng Con Người , viện đại học UC Los Angeles , Nam Ca Li , nói : tế bào mỡ  phức tạp lạ lùng. Chúng không  chỉ là một túi , một bao mỡ . Sau đây là một hướng dẫn ngắn  ngũi về tế bào thường hay bị hiểu lầm . 
             Tính danh  .
            Mục đích của tế bào tạo mỡ ở đời sống  là tồn trữ  năng lượng dưới thể dạng  chất béo lỏng .  Ở tình trạng tự nhiên , tế bào  tập hợp thành   khối kết tụ khổng lồ , gọi là mô mỡ - adipose tissue , nơi tế bào tạo mỡ  xen vào các sợi  tạo keo –collagen, mạch máu  và tế bào hệ thống miễn nhiễm .
            Ở đâu ?
           
Mọi nơi trong thân thể , ngọai trừ  nảo bộ và tủy sống. Tiếng tăm nhất  cho tế bào tạo mỡ chen chúc là  bụng , mông đít , vú , đùi,  cánh tay trên . Nhưng chúng cũng bao quanh bộ phận nội tạng , đệm lót nhãn cầu ( cầu mắt ) , bôi trơn  phổi  và làm độn hấp thu sốc  ở đầu ngón tay và ngón chân .  Cá tính của tế bào tạo mỡ , khi chúng tăng gia  ngon miệng  hay kiểm sóat  các phản ứng đường trong máu , tùy thuộc phần lớn vào nơi chúng sinh cư . Mỗi vùng thân thể lân cận,  phát triễn hình dáng các tế bào  tạo mỡ  bằng cách phơi bày chúng với những mức độ hormon, dưỡng liệu và oxygen, như thế ảnh hưởng đến cách nào những tế bào tạo mỡ trưởng thành sẽ tồn trữ năng lượng và tương tác với các tế bào khác .
      
    Các tế bào tạo mỡ sâu trong bụng , ( có tên là”  mỡ phủ tạng – visceral fat “ )  nằm ngày dưới da  ( tên gọi là “mỡ dưới da – subcutaneous fat “) , chẳng hạn , tuồng như đặc biệt hổ trợ  hệ thống miễn nhiễm , nhưng cũng  liên hệ đến  một hiểm nguy gia tăng bệnh tim và tiểu đường.             
            Khảo cứu gợi ý  các tế bào tạo mỡ  ngay ở dưới da , đặc biệt ở hông và đùi ,  có thể  rất tốt cho thân thể.  Các nhà khảo cứu  trường y khoa Harvard  hoạt động trên chuột  , mới đây tìm thấy  là những tế bào tạo mỡ tốt mới vừa đến vị trí mới,  vẫn còn có thể ảnh hưởng tích cực đến môi trường mới. Thành quả , xuất bản tháng 5 năm 2008 , rất đáng chú ý :   Chuột nào có thêm  tế bào tạo mở dưới da cấy vào bụng – thu lượm  từ háng  của những chuột khác , thì mất cân .   Tế bào tạo mỡ của chúing co lại và  chức năng đường máu chúng cải thiện,  mọi điều  này  dù chuột không thay đổi  thói quen ăn uống và cử động thể thao .
            Kích thước sỉ  số
             Hàng tỉ , hàng tỉ .  Tế bào tạo mỡ, hiện diện trên thân thể người trưởng thành còn nhiều hơn cả  dân số người đang sinh sống trên Trái Đất.  Em bé mới sinh , khởi đầu có chừng  5 tỉ tế bào tạo mỡ.   Sỉ số này tăng thêm dần, khi em bé lớn thêm và  ngưng tăng khi  em bé vào  tuổi nhập trung học . Sỉ số thay đổi rộng rải  ngay cả khi hai người nào đó  có cùng một bề cao , dù các bác sĩ cũng không chăc chắn là tại sao .  Các người da bọc xương , điển hình có 40 tỉ tế bào tạo mỡ . Các người  mập phì  có đến hai lần  sỉ số tế bào mỡ này .       
             Tế bào tạo mỡ sống bao lâu .
            Nữa đường. Điển hình tế bào tạo mỡ sống khỏang 10 năm . Tế bào tạo mỡ không sống lâu dài như tế bào nảo , không bao giờ được thay thế , không quá phù du như  tế bào phủ lớp ruột non ; mỗi tế bào này chỉ sống 5 ngày . 
            Thực sự, khỏang 150 tế bào tạo mỡ  chết nháy mắt  mỗi giây đồng hồ trong thân thể một ngày ,  theo lời Kirsty Spalding , giáo sư   sinh học tế bào và phân tử  ở viện Karolinska , Thụy Điển , tác giả dẫn đạo  một nghiên cứu mới đây  về luân chuyễn tế bào tạo mỡ .  Như vậy có đến 4 tỉ tế bào tạo mỡ - 10% sĩ số  tổng thể tế bào thân thể - mất đi một năm .  Các tế bào đơn giản, xẹp bớt kích thước , chờ đợi cho  nhiều năng lượng thừa thải  lọt vào dòng máu .
            Dáng dấp
            Sưng húp và đồ sộ , nói  một cách tương đối. Khối tế bào tạo mỡ  cốt để tồn trữ năng lượng   trong một chất lỏng , dày dặc ,  dưới dạng  phân tử sẳn sàng sử dụng ( một chất béo   có tên là triglyceride) . So sánh với những lọai tế bào khác,  có thể chứa đựng  thừa chỗ thỏai mái  máy móc  bên trong tế bào , các tế bào tạo mỡ  đầy nhóc. Tế bào tạo mỡ trông tựa  như các vòng  con dấu  thay chữ ký , làm vong tròn mỏng chất liệu  tế bào bao quanh  hình cầu mỡ lớn .  Ở trường hợp bình thường,  chúng thường to lớn hơn các tế bào  khác của con người , chẳng hạn đường kính to hơn tế bào da 7 lần.Thế nhưng tế bào tạo mỡ có khả năng  lạ lùng là có thể giãn rộng và chen chúc chật ních nhau, hầu tồn trữ  nhiều năng lượng lỏng hơn nữa .  Trên vài người , mỗi tế bào tạo mỡ có thể  phồng lên đến đường kính là 300 microns, gần như đủ to để mắt trần nhìn ra được.  5 tế bào quỉ quái này gọp lại nhau  có thể lớn hơn dấu chấm cuối dòng chữ này đó.
          Tuy nhiền cần rất nhiều tế bào tạo mỡ để  cung cấp  yêu cầu năng lương cho thân thể .  Mỗi tế bào tạo mỡ chỉ  có khả năng điển hình chứa khỏang 500 micro calôri . Nghĩa là  một thân thể gầy  cần 4 tỉ tế bào tạo mỡ , để tồn trữ  tương đương một tíc tắc đồng hồ .
            Họat động thích thú
            Tồn trữ và giải tỏa các giọt mỡ nhỏ , liên tục .
             Các tế bào tạo mỡ luôn luôn bận rộn đón lấy những  acid béo tự do trôi nổi trong dòng máu ,  chất béo thừa lại sau bửa ăn  vừa xong , và xây dựng tồn trữ  chúng thành  những cầu tròn mỡ  gọn ghẻ .  Nếu một bửa ăn   gồm nhiều carbohydrate  hơn là thân thể có thể đốt cháy chúng đi để làm năng lượng, gan sẽ chuyễn hóa  những dư thừa này   thành những gói  mỡ , các tế bào tạo mỡ có thể chụp bắt và cất vào  thu tập của mình .
            Cầu tròn  mỡ là một bó dày năng lượng, gói hơn hai lần  calôri  của carbohydrate hay protêin ( vì mỡ là chất béo nhầy nhụa  - greasy , không  có những phân tử nước cồng kềnh làm nhẹ cân )  Điều này  làm  mỡ tồn trữ   chất hòan tan  năng lượng cao  cho các sinh vật, cần được bảo vệ  chống đói lòng   và đủ nhẹ cân để đứng được hai chân .
            Một khi thân thể cần thêm năng lượng – lúc tập thể  dục nặng nề  chẳng hạn , các tế bào tạo mỡ  sẽ làm bể các  cầu tròn mỡ thành những phân tử  acid béo nhỏ,  trôi nổi tự do, và đưa chúng vào lại dòng máu . Gặp cơn đói kém , chúng  sẽ đổ ra  hết chén , mau lẹ lúc ban đầu  và sau đó theo một thể thức keo kiệt .
            Dù rằng số lượng chúng thay đổi trong một thân thể  ăn uống no đủ, các tế bào tạo mỡ   sống khỏang 2 tháng  mà không cần có thực phẩm nào cả  .   
            Khi tế bào tạo mỡ nói lên, thân thể lắng tai nghe
            Trước đây , các nhà khoa học nghĩ rằng tế bào tạo mỡ tương đối thụ động và  không tác dụng ( trơ ) .  Nay họ đã có chứng cớ  là các tế bào tạo mỡ tích cực trên phương diện chuyễn hóa , luôn luôn  tiếp xúc với nảo và các bộ phận khác qua trung gian ít nhất là 25 hormons và hóa chất ra tín hiệu khác.
            Chẳng hạn ,  các tế bào mỡ  tuồng như giải tỏa hormon báo cho nảo biết là còn bao nhiêu năng lượng  và khi nào là phải ngưng ( hay bắt đầu )  ăn , hướng dẫn cơ bắp quyết định khi nào  phải đốt cháy chất béo và nói cho gan biết  khi nào phải tái lập tồn trữ mỡ .
            Nhưng câu chuyện qua lại này là một niềm vui  lẫn lộn cho thân thể . Một sỉ số lành mạnh tế bào mỡ , chẳng hạn ,  giúp cho hệ thống miễn nhiễm chống trả  lây nhiễm bằng cách  giải tỏa hóa chất  gây ra viêm sưng nhẹ . Nhưng một nhóm tế bào mỡ qúa tích cực  có thể làm viêm sưng  liên tục ở vi trí “ mở nút “, có cơ đưa đến bệnh tim .
            Đôi khi  cả hệ thống truyền thông  mở nút suốt đời sống mình. Các nhà khảo cứu Đại học  Tây Ontario,  hoạt động trên chuột,. tìm thấy  là tế bào mỡ  ỏ bụng đặc biệt  thích thú  sản xuất một hormon , không những kích thích ăn ngon miệng  mà còn  đẩy mạnh các tế bào chưa trưởng thành trở thành tế bào mỡ tòan vẹn .
            Thành quả , đăng tải tháng 4 năm 2008,  gợi ý một  vòng luẩn quẩn. tế bào mỡ ở bụng  làm cho một người nào đó thấy đói  và ăn nhiều thêm , như vậy sản xuất thêm tế bào mỡ , dẫn tới  thấy đói hơn nữa , nhiều tế bào mỡ hơn nữa .                                                    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét