Theo dõi tiến bộ sinh học , y khoa
Tế bào gốc ( mầm ) cá nhân hóa chửa trị bệnh xơ cứng teo cơ phần bên
Đột phá này có cơ dẫn tới chửa trị các bệnh Lou Gherig , Parkinson và Alzheimer . Hai bệnh sau này hay thấy xảy ra trong giới Việt Kiều ngày nay .
Các nhà khoa học , đầu tháng 8 năm 2008 , cho biết là đã tạo ra những tế bào gốc – stem cells cá nhân hóa lần đầu tiên cho các bệnh nhân mắc phải những bệnh di truyền , bằng cách cuốn lại những tế bào da của họ trở lại tính trang phôi , theo tạp chí Khoa học Hoa Kỳ .
Rồi các nhà khảo cứu biến chuyễn vài tế bào gốc này thành ra hai lọai tế bào nảo , gây ra bệnh tê liệt Lou Gherig, là bệnh xơ cứng teo cơ phần bên – amyotrophic lateral sclerosis, viết tắt là ALS , đã giết chết một vài Việt kiều Hoa Kỳ .
Các chuyên viên tế bào gốc nói họ rất khích lệ, tuy rằng không ngạc nhiên , thấy được chứng cớ là kỷ thuật tái lập trình họat động trên các tế bào người của bệnh nhân.
Trước đó , những dịch bản người của tế bào gốc cảm ứng nhiều thế mạnh – induced pluripotent stem cells , chỉ có thể làm ra từ các mẩu da những người lành mạnh mà thôi .
Kathrin Plath , một nhà khảo cứu tại Trung tâm Rộng rải Y Khoa Tái sinh và Khảo cứu Tế bào Gốc , tại viện đại học UC Los Angeles, không liên quan gì tới nghiên cứu nói : “thật đáng ngạc nhiên và đây là một bước tiến quan trọng , cớ cơ giúp phát triễn và chửa trị bệnh Lou Gherig. “
Những tế bào mới thóat thai từ những miếng da , lấy ở cánh tay một bà già 82 tuổi và chị bà ta , 89 tuổi . Cả hai chia sẽ một đột biến di truyền hiếm có, gây ra 2% ca bệnh ALS .
Các nhà khoa học hai viện đại học Harvard và Columbia , đã tụ điểm trên dạng hiếm có ALS , một phần là để thử nghiệm xem các tế bào gốc, từ các bệnh nhân cao niên , có thể tái lập trình được không , theo lời nhà sinh học Kevin Eggan , Viện Tế Bào Gốc Harvard .
Eggan, tác giả chánh của nghiên cứu nói : điều này mở toang cửa, giúp tao ra những dòng tế bào gốc đặc thù bệnh nhân , từ những bệnh ảnh hưởng rất chậm trễ trong đời sống dân gian, tỉ như các bệnh Parkinson hay Alzheimer
Nhóm khảo cứu trên , đã theo dỏi một công thức đơn chế tái lập trình tế bào , Nhật Bản tiền phong, tràn ngập mọi la bô khảo cứu tế bào gốc thế giới ( la bô nào chuyên trách tế bào gốc ở Hà Nội , Sài Gòn , cộng tác với khảo cửu sinh học Ba Lan ? . ), năm 2007 . Các nhà khoa học cô lập , cách ly những tế bào nguyên bào sợi – fibroblast cells từ da sinh thiết hai bà lảo chị em nói trên và dùng virus lây nhiễm chúng, khích động các tế bào biểu hiện 4 gen ngũ là Klf4, Sox2, Oct4 và c-Myc , họat động tích cực vào lúc phôi phát triễn ban đầu.
Họ sản xuất ra 8 dòng tế bào gốc vững bền. Họ nghiên cứu 3 dòng này từ bà lảo 82 tuổi , vì các triệu chứng ALS ở bà ta tiến triễn nhanh hơn .
Những tế bào làm biểu hiện ra những dấu chuẩn, như thể các tế bào gốc phôi và có khả năng tăng trưởng trong mọi lọai mô chánh của thân thể.
Khi các nhà khoa học trưng bày những tế bào này với một vài phân tử nhỏ , mớ mô hổ lốn bắt đầu phân bào – differentiate thành các neuron vận động, những tế bào điều hành các cử động cơ bắp tự nguyện . Họ cũng tìm thấy chứng cớ tế bào thần kinh đệm – glial cells , thành phần cốt yếu của hệ thống thần kinh trung ương .
Nguyên nhân ALS là thóai hóa các neuron vận động , nhưng cho đến nay các nhà khoa học không có phương cách lấy mẩu từ bệnh nhân , và nghiên cứu chúng ở la bô , theo lời Christopher Henderson , giáo sư bệnh lý, thần kinh học và khoa học neuron ở đại học Columbia , đồng tác giả nghiên cứu . Nay ông tiên liệu là đã nuôi cấy được một nguồn cung cấp vô giới hạn các neuron vận động , sử dụng các tế bào gốc tái lập trình.
Lucie Brujin, giám đốc khoa học Hội ALS ở thị trấn Calasas Hills , Ca Li , không liên hệ gì đến nghiên cứu cả , nói : đây là một tài nguyên hết sức quan trọng . Nó cung cấp một dụng cụ khởi đầu sàng lọc các thuốc chữa trị .
Các nhà khảo ở Harvard và ở Columbia đã họat động tạo ra những neuron vận động , sánh đôi được trên phương diện di truyền những người lành mạnh; cho nên họ có thể so sánh chúng với những neuron thóat thai từ các bệnh nhân ALS .
Mai đây , các tế bào gốc còn có thể sử dụng tạo ra các neuron vận động tươi tắn , có cơ thay thế những tế bào mắc bệnh ở bệnh nhân ALS .
Thế nhưng còn nhiều chông gai lắm , kể luôn cả phương cách tái lập trình những tế bào da mà không cần trung gian virus hay các gen phôi , gây nên nhữing đột biến dẫn tới ung thư .
Khảo cứu do Dự Án ALS và Cơ quan Tế Bào Gốc New York tài trợ.
( Tháng 8 năm 2008 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét