Việt Nam đang cố gắng phát triển ba công nghệ thế giới thế kỷ thứ 21- công nghệ năng lượng , công nghệ nanô , công nghệ sinh học- nhưng hệ thống chánh trị , kinh tế, xã hội nước nhà đã tiến kịp trào lưu hiện đại thế giới văn minh chưa ? Thử mạn đàm :
Việt Nam hướng mau hơn về văn minh , văn hóa týp 1 thế giới được không ?
G S Tôn Thất Trình
Sau đây là quan điểm “ mới “ về xếp hạng văn minh , văn hóa của GS Michael Shermer , giáo sư phụ tá trường Chánh trị và Kinh tế , Viện đại học Cao học , Claremont , bình luận viên hàng tháng tạp chí Khoa học Hoa Kỳ - Scientific American , tác giả sách vừa mới xuất bản : “ Trí Óc Thị Trường – The Mind of the Market” .
Nền văn minh thế giới đang tiến mau lẹ đến điểm đổ dốc , đổ nghiêng, đổ ngữa . Nhân lọai đang cần một chuyễn tiếp từ các nhiên liệu hóa thạch không tái sinh được , lọai năng lượng chủ yếu của chúng ta đến những nguồn năng lượpg tái sinh được , giúp chúng ta phồn thịnh tương lai. Sai hỏng thực hiện cuộc biến đổi này, sẽ làm chúng ta diệt vong , sa vào những mưu mô , qủy kế không ngưng , và những xung đột kinh tế quấy nhiễu văn minh thế giới , suốt nữa thiên niên kỷ vừa qua .
Chắc chắn là chúng ta cần những kỷ thuật mới , nhưng nếu những hệ thống kinh tế và chánh trị không tiến triễn, chúng ta sẽ không trở thành những gì chúng ta cần phải đạt được . Đó là cái gì vậy ? Đó là týp 1 văn minh thế giới .
Năm 1964 ,trên một bài bản tìm kiếm những nền văn minh ngòai hành tinh trái đất, nhà thiên văn học Sô Viết Nikolai Kardashev gợi ý dùng những viễn vọng kính rađiô để dò tìm ra những tín hiệu năng lượng , từ các hệ thống thái dương ( mặt trời ) khác . Nơi đó có thể có những nền văn minh với ba mức độ tiến triễn : Týp 1 thu lượm hết năng lượng hành tinh nó ; Týp 2 thu lượm mọi năng lượng mặt trời nó ; Týp 3 , chủ trì được mọi năng lượng tòan thể thiên hà nó .
Căn cứ vào mức hửu hiệu năng lượng của chúng ta ở thập niên 1960 , nhà thiên văn học Carl Sagan , năm 1973, ước lượng rằng Trái đất chúng ta biểu hiện Týp 0.7 văn minh , trên thang Týp 0 và Týp 1. Ngày nay định gíá lại là văn minh chúng ta thuộc mức cao hơn , thuộc Týp 0.72 . Vì thang Kardashevian là logarithm , mỗi gia tăng tiêu thụ năng lượng đòi hỏi một bước nhảy vọt sản xuất điện năng đồ sộ , còn lâu lắm chúng ta mới đến văn minh mức Týp 1.0
Nhiên liệu hóa thạch không đưa chúng ta đến nơi được đâu . Nhưng nguồn tái sinh như mặt trời , gió và địa nhiệt là những khởi sự tốt đẹp , và nếu kéo thêm điện hạt nhân nữa , thì các nhiên liệu sạch và tái sinh được này, có cơ dẫn chúng ta đến Týp 1 .
Rào cản không chỉ duy nhất hay chủ yếu là kỷ thuật . Chúng ta đã có lối mòn chứng minh ghi chép những giải pháp thành công đáng ngạc nhiên về các vấn đề sống sót, nếu chúng ta đủ ý chí chánh trị và cơ hội kinh tế , giúp giải pháp phong phú hơn . Nói một cách khác, chúng ta cần có một tổ chức và và một nền kinh tế Týp 1 , song song với kỷ thuật , để tiến lên một văn minh Týp 1.
Thật sự chúng ta đã gần kề týp này rồi. Nếu chúng ta dùng thang Kardashevian để biểu thị tiến bộ nhân lọai, chúng ta nhìn thấy chúng ta đã đi xa ,vượt khỏi Týp 0 , suốt lịch sử dài dòng lòai (vật) chúng ta, giúp chúng ta biết văn minh Týp 1 như thế nào :
Týp 0.1 : là những nhóm uyễn chuyễn họ người – hominids, sinh sống ở Phi Chậu . Kỷ thuật lúc bấy giờ là những dụng cụ sơ khai bằng đá . Xung đột giữa các nhóm giải quyết xuyên qua hệ thống cấp bậc ưu thế ,và hung tợn xảy ra giữa các nhóm rất là thông thường.
Týp 0.2 : Băng đảng hội họp săn bắt lang thang , tạo ra những nhóm tương đồng họ hàng , phô bày phần lớn một hệ thống chánh trị hàng ngang và một nền kinh tế chủ nghĩa bình đẳng, bình quân.
Týp 0.3 : Bộ lạc nối kết cá nhân qua tương đồng họ hàng, với một nếp sống định cư và nông nghiệp hơn . Bắt đầu bằng một cấp bậc chánh trị và một phân chia lao động kinh tế sơ khai
Týp 0.4 : Chức vị thủ lĩnh gồm một liên minh bộ lạc thành một đơn vị duy nhất chánh trị cấp bậc, với một thủ lảnh ưu thế trên chóp , mở đầu một bất bình quân , bình đẳng kinh tế đáng kể và một sự phân chia lao động ; trong đó các thành phần hạ cấp sản xuất thực phẩm và các sản phẩm khác , cho những thành phần cao cấp hơn tiêu thụ.
Týp 0.5 : Quốc gia là một liên minh chánh trị , cai quản một vùng địa lý và dân cư vùng liên hệ qui định rỏ rệt, chứa một nền kinh tế buôn bán, cố tìm một thăng bằng thuận lợi thương mãi thắng ( được )-thua cùng các quốc gia khác .
Týp 0.6 : Đế quốc nới rộng kiểm sóat dân chúng không cùng chung vùng cai quản văn hóa ,tộc dân và địa lý ; hầu chiếm ưu thế kinh tế trên các đế quốc khác.
Týp 0.7 : Dân chủ chia sẽ quyền hạn trên nhiều cơ chế, do những chức quyền đắc cử một số công dân bầu lên . Lúc này một nền kinh tế thị trường khởi sự bùng lên .
Týp 0.8 : Thiết lập những nền dân chủ tự do – liberal democraties, cấp quyền bầu cử cho mọi công dân. Thị trường bắt đầu ôm chồm một trò chơi kinh tế không phải số không- nonzero , luôn luôn thắng win- win, xuyên qua thương mãi tự do với các quốc gia khác .
Týp 0.9 : Chủ nghĩa Tư bản dân chủ , pha trộn Dân chủ tự do với Thị trường tự do, lan tràn khắp thế giới, qua những phong trào dân chủ ở các nước đang phát triễn ( chậm tiến ) và những khối thương mãi rộng lớn , tỉ như Hiệp hội Âu Châu. .
Týp 1.0 : Chủ nghĩa tòan cầu – Globalism , bao gồm đi vào Internet không giây khắp thế giới , với mọi hiểu biết kỷ thuật số và phổ cập tới mọi người. Một nền kinh tế tòan cầu tòan vẹn với thị trường tự do , trong đó ai cũng có thể thương mãi với người khác, mà không có sự can thiệp của các quốc gia hay chánh phủ . Một hành tinh nơi mọi quốc gia đều là dân chủ, ai nấy đều được cấp quyền bầu cử .
Những chủ lực ngăn cản chúng ta nhảy vọt, tiến đến văn minh Týp 1.0 , thiết yếu là chánh trị và kinh tế. Mức đề kháng các quốc gia không dân chủ , chống lại trao quyền hành cho dân gian rất uy vũ , đặc biệt ở các nước chế độ thần quyền, nơi các nhà thống trị hầu như muốn trở lui lại liên minh bộ lạc thuộc Týp 0.4 . Chống đối khuynh hướng tiến về một nền kinh tế tòan cầu hóa rất quan trọng, ngay tại Tây Phương đã công nghệ hóa . Nơi đây tư tưởng kinh tế bộ lạc vẫn ngự trị trí nảo đa số nhà chánh trị , trí thức và công dân .
Trải qua hàng nghìn năm , chúng ta đã sinh sống trong một số cọng zero – zero sum thế giới bộ lạc , mà lợi lộc cho môt bộ lạc, một tiểu bang hay một quốc gia, có nghĩa là thua lỗ cho bộ lạc, tiểu bang hay quốc gia khác. Và hệ thống chánh trị , kinh tế chúng ta đã được họa kiểu sử dụng cho một thế giới thắng – thua. Nhưng chúng ta cũng có cơ hội sống trong một thế giới thắng – thắng và trở thành một văn minh Týp 1. Nhờ phổ biến rộng rải dân chủ tự do và thương mãi tự do , giúp các lợi lộc khoa học và kỷ thuật thịnh vượng mãi lên . Chúng ta có thể lạc quan , vì rằng trong quá khứ xa xôi và cái nhìn lịch sử dài dòng , khuynh hướng tiến lên hòan tất Týp 1 vẫn can trừờng bền vững .
Đó là “ đổi mới “ chúng ta tin tưởng được !
( Irvine , Ca Li , cuối tháng 7 năm 2008 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét