Thô thiễn lạm bàn vài hứớng phát triễn Hải Phòng xưa, nay
G S Tôn Thất Trình
Đôi chút địa lý
Trong 4 thành phố lớn trực thuộc Trung Ương, Hải Phòng đứng thứ hai về diện tích sau thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh và thứ ba về số dân sau Sài Gòn và Hà Nội. Nếu năm 1958, Hải Phòng chỉ có 180 000 dân, Hà Nội 500 000, năm 1999, Hải Phòng đã có 1 676 000 người, năm 2002 là 1727 000 người, chỉ sau Sài Gòn 5 480 000, Hà Nội 2 931 000, hơn hẳn Đà Nẳng 724 000.
Mức dự trù tăng gia dân số Hải Phòng là 1 - 1.1% một năm, từ năm 2006 dến 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị, thi trấn sẽ vào khỏang 55 - 60% và 80 - 85% vào năm 2020. Hải Phòng dự trù sẽ có 1, 9 triệu dân năm 2010 và 2.1 triêu dân năm 2020. Diện tích Hải Phòng là 1507 km2: nếu kể luôn cả hai huyện đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ, diện tích sẽ là 1510 km2. Hải Phòng có 397 hòn đảo nhỏ, lớn với tổng diện tích 180km2. Nếu kể luôn cả diện tích vùng triều ở Phù Long - Cát Bà và Cát Hải, diện tích đảo lên tới 271 km2. Hiện nay chỉ có 5 đảo có dân cư sinh sống thường xuyên. Các đảo Hải Phòng chia ra 2 nhóm: nhóm đảo đá (Hòn Dáu, quần đảo Long Châu, quần đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ,..) và nhóm đảo Cát (Phù Long, Cát Hải …). Tuy nhiên số đảo ở tỉnh Quảng Ninh phía Bắc, còn lớn hơn nhiều: 2078 đảo, trong tổng số đảo ở Việt Nam là 2779.
Mức dự trù tăng gia dân số Hải Phòng là 1 - 1.1% một năm, từ năm 2006 dến 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị, thi trấn sẽ vào khỏang 55 - 60% và 80 - 85% vào năm 2020. Hải Phòng dự trù sẽ có 1, 9 triệu dân năm 2010 và 2.1 triêu dân năm 2020. Diện tích Hải Phòng là 1507 km2: nếu kể luôn cả hai huyện đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ, diện tích sẽ là 1510 km2. Hải Phòng có 397 hòn đảo nhỏ, lớn với tổng diện tích 180km2. Nếu kể luôn cả diện tích vùng triều ở Phù Long - Cát Bà và Cát Hải, diện tích đảo lên tới 271 km2. Hiện nay chỉ có 5 đảo có dân cư sinh sống thường xuyên. Các đảo Hải Phòng chia ra 2 nhóm: nhóm đảo đá (Hòn Dáu, quần đảo Long Châu, quần đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ,..) và nhóm đảo Cát (Phù Long, Cát Hải …). Tuy nhiên số đảo ở tỉnh Quảng Ninh phía Bắc, còn lớn hơn nhiều: 2078 đảo, trong tổng số đảo ở Việt Nam là 2779.
Hải Phòng nằm trong khỏang từ 20035’ đến 21o01’ vĩ tuyến Bắc và từ 106029’ đến 107005’ kinh tuyến Đông. Bắc giáp Quảng Ninh, Tây giáp Hải Dương, Nam giáp Thái Bình và Đông gíáp Vịnh Bắc Bộ, với đường biển dài 125 km. Hải Phòng thuộc châu thổ Sông Hồng, độ cao trung bình từ +0.7 m đến +1.7 m trên mực nước biển. Khí hậu thuộc miền nhiệt đới, nhiệt độ trung bình là 23 - 24 0C lượng mưa trung bình hàng năm là 1600 – 1800 mm, ẩm độ trung bình là 85 - 86%.
Hệ thống thủy văn mạng lưới sông lớn của Hải Phòng thảy đều là hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, uốn khúc lớn, lòng và bải sông rộng. Các sông chính là Bạch Đằng, dài 42 km, rộng 1000 m, sâu 8 m, sông Cấm (37 km, 400 m, 7 m), sông Văn Úc (38 km, 400 m, 7 m), sông Thái Bình (30 km, 150 m, 3 m) và sông Lạch Tray (43 km, 120 m, 4 m) và nhiều phụ lưu - sông nhánh (Tam Bạc, Kinh Môn v.v…). Trung bình cứ 20 km đường bờ biển thì lại có một cửa sông lớn. Lượng cát bùn lớn vào mùa lũ, chiếm tới 75 - 85% lương dòng chảy cả năm, làm cho các cảng vùng Hải Phòng mau lẹ bị bồi lắng và nước biển có độ đục cao. Sông Thái Bình, dài 93 km, khởi sự ở khúc Lục Đầu ở Phả Lại. Gọi là Lục đầu vì đây là chỗ tập trung của 6 con sông (4 sông chảy vào là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống và 2 sông chảy ra là sông Kinh Thầy và sông Bình Than). Tưởng cũng nên nhắc là sông Đuống, dài 65 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình ở Phả Lại, có 2 nhà máy nhiệt điện lớn chạy than đá Quảng Ninh, cung cấp điện cho công nghiệp hóa Hải Phòng - Hải Dương, được thi vị hóa năm 1948, ở bài thơ “ Bên kia sông Đuống” của thi sĩ Hoàng Cầm:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì …
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng …
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hội non sông,
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
Tên Hải Phòng đã có gần 2 ngàn năm nay phát sinh từ ”Hải Tần Phòng thủ“ hay chỉ mới trên một thế kỷ?
Theo tài liệu lịch sử, Hải Phòng có niên đại từ thời Hai Bà Trưng (14 - 43 sau công nguyên). Bà Lê Chân, tướng của Hai Bà Trưng, đã trấn thủ ở đây để chống quân xâm lược nhà Hán, lập nên làng xóm. Về sau, khu vực này trở nên trù phú, có đồn lũy biên phòng gọi là Hải Tần Phòng Thủ. Tên Hải Phòng bắt nguồn từ đó chăng?
Nói đến Hải Phòng, trước tiên phải kể tên sông Bạch Đằng. Trong lịch sử nước ta ghi ba trận thắng lớn chống quân xâm lăng. Trận Bạch Đằng Giang cuối năm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán; thuyền địch do tướng trẻ tuổi con vua Nam Hán là Hoằng Tháo thống lĩnh, hoàn tòan bị nhận chìm xuống dòng sông lịch sử Bạch Đằng. Tháng 12 năm 1287, Trần khánh Dư đem thủy quân chận đánh đòan chiến thuyền Mông Cổ nhà Nguyên Ô Mã nhi (Omar), nhưng không cản được giặc; Ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng, không chú ý đến đòan thuyền lương nặng nề chậm chạp ở phía sau. Trần khánh Dư đem quân tập kích, tướng Nguyên Mông Trương Văn Hổ chống không nổi, đổ cả lương thục xuống biển, lên thuyền nhỏ trốn về Quỳnh Châu - Hải Nam. Thiếu lương thực, Thóat Hoan (Togan), con trai của vua Nguyên Hốt Tất Liệt (Quibilai) quyết định rút quân về Tàu theo hai đường, quân thủy rút ra biển theo sông Bạch Đằng. Sáng ngày 9-4 1288, đòan chiến thuyền Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng, lọt vào trận địa mai phục, lúc triều xuống, thuyền giặc to nặng vướng cọc tan vỡ rất nhiều. Tòan bộ bị tiêu diệt.Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Sau khi hạm đội Pháp Tây Ban Nha, ngày 1 tháng 9 năm 1858, nổ súng tiến công chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẳng), đến năm 1873 Pháp mới đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Pháp đánh Hà nội lần thứ nhất qua ngã Hải Phòng. Ngày 24 tháng 4 năm 1882, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Ngày 12 tháng 3 năm 1883, Pháp chiếm khu mỏ than Hòn (Hồng) Gai, tỉnh Quảng Ninh, kế cận Hải Phòng.
Nhưng tỉnh Hải Phòng chỉ được thành lập năm 1887, sau khi Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương, ngày 17 tháng 10 năm 1887. Lúc đó Hải Phòng gồm các huyện An Dương, Nghi Dương, An Lão tách ra từ phủ Kiến Thụy (Hải Dương) và một số xã của huyện Thủy Nguyên, thuộc phủ Kinh Môn (Hải Dương). Ngày 19-7-1888, Pháp thành lập thành phố Hải Phòng. Ngày 31-8-1898, thành phố Hải Phòng tách ra khỏi tỉnh Hải Phòng. Năm 1902, tỉnh Hải Phòng đổi tên là tỉnh Phù Liễn. Năm 1906, tỉnh Phù Liễn lấy tên là tỉnh Kiến An.Năm 1962, tỉnh Kiến An lại nhập lại với Hải Phòng.
Hải Phòng ngày nay gồm 4 quận nội thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An), một thị xã (Đồ Sơn), 8 huyện (Thủy Nguyên, An Hải, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với50 phường, 157 xã, 9 thị trấn: Núi Đèo, Minh Đức (Thủy Nguyên), Cát Bà, Cát Hải, An Dương (An Hải) An Lão, Núi Đồi (Kiến Thụy), Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.
Tất nhiên ưu tiên là nâng cấp, tân trang hệ thống cảng Hải Phòng, ngòai phát triễn các cụm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế.
Năm 2000, hệ thống cảng biển Hải Phòng, gồm cảng chính, cảng Vật Cách, cảng Chùa Vẽ mới xây dựng và một số cảng nhỏ khác (cảng Hải quân phía hạ lưu cảng Chùa Vẽ vẫn dành cho quân sự), cảng Đình Vũ, cảng Minh Đức, cảng Phà Rừng 1, cảng Phà Rừng 2, cảng Cát Bà và thương cảng Cửa Cấm.
Khu vực cảng chính có một cầu cảng dài 1717 m, trong đó 412 m dành cho công ten nơ lọai nhỏ và có thể neo tàu đậu trọng tải tới 10 000 tấn. Khu vực cảng Chùa Vẽ cũng có hai cầu cảng, mỗi cầu dài 4300 m, có thể sử dụng xếp dỡ tàu công ten nơ, trọng tải 10 000 tấn. Cảng Vật Cách gồm bến than, gỗ, bến cho tàu biển nhỏ, tàu sông và cho cụm cơ khí sửa chửa đóng tàu Bến Kiền. Bến lẽ Quỳnh Cư chuyên dùng cho nhà máy xi măng, cho các họng bơm dầu. Cảng Đình Vũ dành riêng cho khu chế xuất Đình Vũ. Cảng Phà Rừng 1, trên sông Bạch Đằng dùng cho nhà máy đóng và sửa chửa tàu biển, thuộc huyện Thủy Nguyện. Cảng Phà Rừng 2 cũng trên sông Bạch Đằng sẽ dùng cho cụm nhà máy dự kiến sửa chửa tàu Cảng Cát Bà dùng cho tàu thuyền đánh bắt hải sản.
Cảng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triễn của thành phố Hải Phòng, từ hon một thế kỷ nay. Cần giải quyết một số vấn đề then chốt. Thứ nhất là phân công giữa cảng Hải Phòng và hế thống cảng biển tỉnh Quảng Ninh, từ Cái Lân đến Cửa Ông dài 40 km. Thứ hai là đầu tư nạo vét chỉnh trị luồng lạch, triệt để khai thác cơ sở vật chất hiện có (sắp xếp lại hệ thống kho bải, cải tiến thiết bị, đổi mới công tác điều hành, phân chia rỏ chức năng phục vụ vận chuyễn các hàng quá cảnh, hàng nông phẩm, công teng nơ…). Chuyễn hướng đầu tư phát triễn hệ thống cảng, kho bãi nằm dọc sông Cấm sang dọc sông Bạch Đằng, từ bến Rừng đến Đình Vũ, nơi không bị sa bồi và có điều kiện phát triễn các lọai cảng chuyên dụng, cảng tổng hợp, tạo tiền đề xây dựng các khu kinh tế mở.
Năm 1995, dự kiến đạt 6 - 7 triệu tấn vào năm 2005 cho các cảng biển Hải Phòng có phần khiêm tốn. Thực sự thực số hàng chuyễn vận đã lên đến 7 645 000 tấn năm 2000; nhưng con số xuất khẩu vẫn tương đối nhỏ, chỉ 1234 triệu tấn. Con số dự kiến cho 2010 cũng chỉ là 10 - 15 triệu tấn.Nhưng năm 2006, đã tái định là sẽ là 25 - 30 triệu tấn vào năm 2010 và sẽ đạt 70 - 80 triệu tấn vào năm 2020. Hệ thống cảng Quảng Ninh, cần phối hợp với Hải Phòng, cũng đã được cải thiện. Tháng 12 năm 2003, Cái Lân cảng nước sâu duy nhất của miền Bắc, đã đi vào họat động, sau khi khởi công xây dựng ngày 26/9/2000 bằng ngọai viện Nhật ODA. Cái Lân tiếp nhận được các tàu trọng tải từ 20 000 đến 50 000 DWT, và Hải Phòng chỉ tiếp nhận tàu trọng tải 10 000 DWT. Một yếu kém khác của hệ thống cảng biển Hải Phòng là hiện nay chỉ có bến, nhận tàu công ten nơ cở nhỏ. Chuyễn vận bằng tàu công ten nơ lớn, lề lối chuyễn vận cận đại, gần như 90% chuyên chở hàng hóa các cảng Hoa Kỳ hiện nay, đã được thiết lập từ thập niên 1960 ở Tân Cảng - Sài Gòn, và nay đã trên 3.4 triệu tấn TEU, xác xuất tăng gia là 20% một năm, tập trung 65% ở cảng Sài Gòn. Hy vọng là cảng sâu Lạch Huyền ở vùng Hải Phòng, cách Cái Lân 100 km, sẽ tiếp nhận những tàu công ten nơ lớn (? ) dự trù đạt mức 25 triệu TEU năm 2010, 40 triệu TEU năm 2020; và sẽ mở rộng thêm liên lạc giữa Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lân cận, sau khi hòan thành khúc đọan nối dài quốc lộ số 5 Hà Nội-Hải Dương- Hải Phòng.
Ngòai chức năng vận tải, thành Phố Hải Phòng còn là cảng đón chào du khách, dự trù đạt 3 700 000 người đến (gồm 1200 000 ngọai quốc) năm 2010 và 6 900 000 (4200 000 ngọai quốc) vào năm 2020. Nhắc lại là năm 1995, thành phố Hải Phòng chỉ đón 54 687 khách du lịch quốc tế, năm 2000 đã lên trên 175000. Du khách nội địa năm 1995 là 375 000 và năm 2000 trên 650 000. Hai cụm du lịch có ý nghĩa quốc gia quốc tế là bán đảo Đồ Sơn và đảo Cát Bà. Đồ Sơn, giữa hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc, cách trung tâm Hải Phòng về phía Đông Nam. Cách mũi Ba Phúc 1 km là đảo Hòn Dáu, có tháp Hải Đăng và đến thờ Nam Hải thần vương- đúng hơn có lẽ nên gọi là Biển Đông thần vương (?). Đồ Sơn từ lâu đã nổi tiếng là nơi nghỉ biển, có 3 bải, bải 1 dài và rộng, bải 2 là bải tắm tốt nhất và bải 3 không thuận lợi tắm biển. Khu hệ sinh vật biển tương đối phong phú và hội chọi trâu có khả năng thu hút du khách. Cát Bà là một quần đảo, gồm 366 đảo lớn nhỏ cách Hải Phòng khỏang 60 km về phía Đông Nam, có vài bải tắm, di tích văn hóa lịch sử, nhưng đáng chú ý nhất là Vườn Quốc Gia Cát Bà với kiểu rừng rậm nhiệt đới kiểm kê được 123 họ, 438 tông chi và 620 lòai thực vật vài lòai đặc hửu như chò đãi, kim giao- la hán tùng hay thông tre lá ngắn Podocarpus brevifolius Thunb (?); động vật hoang dã phát hiện 28 lòai thú, 20 lòai bò sát lưỡng cư, 37 lòai chim … đặc biệt là vọoc đầu trắng, vọoc quần đùi, khỉ vàng, đại bàng đất v. v….Ngòai hiện đại hóa hệ thống bưu chính, điện thọai, viễn thông, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đường biển, cần lưu ý nâng cấp sân bay Cát Bi, hiện còn quá nhỏ, phương tiện thô sơ, chưa thích nghi với mức phát triễn kinh tế dự liệu, chưa xứng đáng là một phi trường quốc tế, sử dụng dân sự một phần phi trường quân sự Kiến An, thiết lập các sân bay cho máy bay nhỏ ở Cát Bà và ở Đồ Sơn. Thỏa hiệp đầu tháng 10 năm 2008 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mở rộng đường bay chuyên chở hàng hóa không phận “Open Skies“ là một bước tiến nhanh về hướng này. .
Tiến mạnh về công nghệ cơ khí cao kỷ hơn, đặc biệt cho công nghệ đóng và sửa chữa tàu
Việt Nam có tham vọng là trở thành nước thứ tư đóng và xuất khẩu tàu vào thập niên tới. Chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc (Nam Hàn) và Nhật Bổn trong thập niên tới, dù năm 2007 chỉ mới đứng hạng thứ 12 trên thế giới.Năm 2007, Vinashin đã có khế ước đóng tàu lên đến 10.6 triệu DWT, trị giá 7.6 tỉ đô la Mỹ. Các công ty đóng tàu Hiệp hội Âu Châu, trước đây lựa chọn Hàn Quốc (Nam Hàn), nhưng sau đó vì giá nhân công Nam Hàn quá cao nên đã chuyễn hướng qua Việt Nam và Brasil và hình như Viêt Nam có lợi thế hơn Brasil. Tập đòan công nghệ tàu thủy (tổ hợp công ty) Việt-Nam Vinashin đã được xem là một công ty lớn mạnh, tầm vóc quốc tế, nhờ đầu tư thêm 3,4 tỉ đô la Mỹ và hợp tác liên doanh với nhiều công ty ngọai quốc như Hyundai - Hàn Quốc công ty đóng tàu lớn nhất thế giới, nhóm Aker và Amanda (có chi nhánh ở Singapore)- Na Uy, các công ty Mitsui, Mitsubishi của Nhật, công ty đóng tàu container tân tiến là Maersk - Đan Mạch, công ty Delta Marin - Phần Lan. Mọi sự khởi đầu năm 2004, khi nhóm UK Graig đặt hàng đóng 15 tàu hạng DNV (Det Norske Veritas, Na Uy) với Vinaship, 6 ở Bạch Đằng và 6 ở Nasico - Nam Triệu, tỉnh Quảng Ninh. Việt Nam hiện có 60 cơ sở đóng và sửa chửa tàu, do ba bộ Quốc phòng, Thủy sản và Giao thông giám sát. 70% dưới quyền quản trị của Vinashin và chi nhánh hay các công ty, tổ hợp chị em. 50 cơ sở tương đối nhỏ, đóng tàu lớn nhất trọng tải 6500 DWT, các tàu chở dầu nhỏ, các tàu nạo vét, các tàu chuyên chở hành khách, lọai mới 200 chỗ ngồi. Các năm 2002 - 2005 đã khởi sự nâng cấp, tân tiến kỷ thuật các cơ sở đóng và sửa chửa tàu vùng Hải Phòng là Bến Kiền, Bạch Đằng, Phà Rừng, liên kết chặc chẻ với hai cơ xưởng đóng tàu lớn khác là Nam Triệu và Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh và cơ xưởng Hải Dương. Đáng kể nhất là cơ xưởng đóng tàu Bạch Đằng, đã hạ thủy tàu Stella Cosmos 6 300 DWT cho hảng chuyên chở Nhật Norma và sau đó là tàu thứ hai Sun Island, trọng tải 10 000 DWT do công ty Nhật WADA họa kiểu, kiểm sóat. Cơ xưởng Tam Bạc đã hạ thủy năm 2006 tàu thuyền đôi - catamaran, do Úc Châu họa kiểu. Năm 2005, cơ xưởng đóng tàu Bạch Đằng đã nâng cấp, đóng được tàu trọng tải đến 20 000 DWT và cơ xưởng Phà Rừng cũng sẽ đóng được tàu trọng tải 10 000 DWT. Ngày 19-7- 2007, công ty chị em tổ hợpVinashin Bạch Đằng Shipbuilding Corporation ra đời, sẽ có khả năng đóng tàu trọng tải 70 000 - 80 000 DWT và sửa chửa tàu 100 000 - 400 000 DWT, với cơ xưởng có thể ráp động cơ diesel tàu biển lên đến 20 000 - 32000 mã lực.
Ưu tiên dành tài nguyên cho các công nghệ chánh và của thành phố, những sản phẩm công nghệ thành phố đã có đặc thù ưu thế, đa dạng các công nghệ hướng về cao kỷ, đăc biệt tăng cường huấn luyện nâng cao trình độ kỷ thuật nhân công, kỷ thuật gia các ngành liên hệ.
Đó là các ngành đóng và sửa chửa tàu, cơ khí, điện tử, các hàng tiêu thụ thượng lưu cao phẩm hướng về xuất khẩu, hóa chất và vật liệu xây dựng. Ở ngành đóng tàu chẳng hạn, Việt Nam còn phải nhập khẩu, hiện nay vào khoảng 60%, nhiều máy móc chánh như động cơ diesel mã lực cao, hộp số lái tàu điện tử, cần cẩu lọai 120 tấn, máy nén không khí, máy mài trục quay tay, máy cắt plasma, máy hàn, thiết bị trên boong…). Vinashin hy vọng sẽ giảm nhập khẩu xuống còn 35 - 40% vào năm 2010 - 2020, đặc biệt trông cậy vào khu công nghệ đóng tàu An Hồng mới xây dựng để có thể ráp động cơ biển đến 6000 mã lực, sản xuất neo, đủa hàn điện, thiết bị đi biển cao kỷ, đóng tàu công ten nơ …. Vài ngành công nghệ Hải Phòng đã có sẳn một số ưu thế, tuy nhiên phải luôn luôn cải thiện tân trang thiết bị, tiến trình kỷ thuật sản xuất mới mẽ: xi măng (nhà máy xưa cũ Hải Phòng, nhà máy Tràng Kênh), sắt thép (nhà máy điện luyện cán thép nhỏ), thiết bị tin học, sản phẩm cơ khí, các bộ phận điện tử và phụ thuộc, các động cơ nổ, động cơ điện, vật liệu thủy tinh gốm, sành sứ, may mặc, tơ sợi, da, giày dép và chế biến hải sản. Sau 2010, Hải Phòng cần chế tạo các sản phẩm tự động như robot, các vật liệu điện từ cao phẩm- high grade magnetic materials, vật liệu cao kỷ (cách nhiệt và chống rĩ mòn), đồ sành- sứ polymer cách nhiệt, polymer dẫn điện, các vật liệu composite, polymer tổng hợp v.v…
Nhờ có trên 100 năm kinh nghiệm phát triễn cảng và công nghiệp, năm 2000, Hải Phòng khoe khoang là đã có một đội ngũ trên 100 000 công nhân lao động ở các ngành công nghiệp và xây dựng, 90 000 lao động ở các ngành giao thông vận tải; nhất là trên 27 900 cán bộ đại học, cao học và cao đẳng, yếu tố quan trọng cho tiến bộ phát triễn kinh tế xã hội. Hải Phòng dự trù đến năm 2010 sẽ có 65 - 70% công nhân lao động lành nghề. Tỉ lệ này sẽ gia tăng đến 85 - 90% vào năm 2020. Đội ngũ cán bộ kỷ thuât cũng sẽ tăng đến 50 000 năm 2010 và đến 150 000 năm 2020. Về giáo dục, Hải Phòng hy vọng sẽ đuổi kịp mức độ hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Sau năm 2010, Viện Đại học Biển Vimaru - Việt Nam Maritime University sẽ đạt không những tiêu chuẩn quốc gia, mà còn cả tiêu chuẩn quốc tế nữa, huấn luyện, cập nhật các học trình ngành này. Hiện nay Vinashin đã ký khế ước 3 năm 2008 - 2011 với Norway Marintek DNV tăng cưòng huấn luyện mọi khía cạnh ngành biển cho cán bộ khắp nước, một cách giáo dục đào tạo thực tiễn, thực dụng thay lề lối đào tạo khóat lác, từ chương, lý thuyết, hình thức chủ nghĩa kiểu ”hửu nghị“ xưa cũ..
Lấy lại hòa khí giữa Trung Quốc và Việt Nam để Hải Phòng tương lai sẽ là cảng biển chính cho hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, thành một trung tâm thương mãi và tài chánh quốc tế như Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore?
Trong quá khứ (đã nêu ra phần nào ở trên) và cận đại, Hải Phòng đã chịu nhiều tai biến. Các cuộc xâm lăng lớn từ phương Bắc, của Trung Quốc, hầu hết đều có cánh quân đường thủy kéo qua khu vực Hải Phòng.. Thực dân Pháp đã đổ bộ trước hết vào Hải phòng qua sông Vạn Úc. Cuối năm 1946, thực dân Pháp cũng trở lại xâm lược qua Hải Phòng. Trong cuộc chiến tương tàn Nam Bắc, Hoa Kỳ đã đã thả mìn dày dặc phong tỏa sông, biển và hải cảng, mong cắt đứt chi viện các nước xã hội chủ nghĩa cho miền Bắc hay chuyên chở súng đạn Trung Quốc đánh miền Nam, thả hàng vạn tán bom hủy diệt nhiều xí nghiệp lớn, các khu đông dân cư thành phố Hải Phòng.
Ngày 26 tháng 10 năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc cố gắng giải quyết những tranh chấp lâu dài giữa hai nước, cam kết biến những vùng biên giới tranh chấp thành những vùng phát triễn kinh tế, cùng nhau trong tương lai thám hiểm và khai thác dầu khí Vinh Bắc bộ - Gulf of Tonkin (ký kết chiến lược giữa hai tổ hợp dầu khí PetroViêtNam và CNOOC - China National Offshore Oil Corpotation, nhưng không đả động gì tới Hòang Sa và Trưòng Sa.. Dù sao, theo nhà quan sát Carl Thayer về Việt Nam cho Viện Hàn lâm Lực lượng Quốc phòng Úc, tuyên ngôn này cũng là một bước tiến quan trọng xây đắp những biện pháp tin cây giữa hai thủ lĩnh , hiện là đối thủ.
Liên hệ đến Hải Phòng là “Hành lang Kinh tế- Economic Corridor“ một sáng kiến giữa hai nước phát họa từ năm 2005. Trước đó, nhờ sự giúp đở của Ngân Hàng Phát triễn Á châu - Asian Development Bank, Việt Nam đã nâng cấp đường bộ và đường xe lữa từ Hà Nội đến Lào Cai. Nay, dự án ký kết ngày 17 tháng 7 năm 2008, tên gọi là “hai hành lang, một vòng đai kinh tế “, ngòai việc thiết lập một cảng sâu công ten nơ ở thành phố Hải Phòng, sẽ khởi công xây đắp đường cao tốc 6 lằn - six lanes expresswayHà Nội và Hải Phòng, trị giá 1,2 triệu đô la Mỹ, đã được tuyên bố nhiều lần trước đó. Việt Nam cũng ký kết xây dựng một đường cao tốc 6 lằn, trị gía 1.4 tỉ đô la, nối Hà Nội với thành phó biên giới Lang Sơn, và nối đường cao tốc phía Trung Quốc tới thủ phủ Nam Ninh- Nanning, tỉnh Quảng Tây - Guang Xi. Cũng liên hệ đến phát triễn Hải Phòng là dự án nâng cấp đường bộ dài 114 km, từ sân bay Nội Bài đến cảng Hạ Long. Dự án hợp tác mới này sẽ bao gồm 3 trọng điểm biên cương quốc quốc tế, 4 của khẩu biên giới, 13 phố xá buôn bán chung và một vùng phát triễn hợp tác kinh tế ở Lạng Sơn. Cả hai nước cam kết sẽ qui định cuối năm 2008 mọi đường ranh biên giới dài 1350 km (840 dặm Anh. “Hành lang Kinh tế“ là thành phần một mạng lưới đang trổi dậy, phần lớn do ADB tài trợ, nối Trung Quốc với các lân bang gồm thêm cả Miến Điện - Myanmar, Thái Lan, Lào và Cam Bốt. Việt Nam cũng đề nghị mở rộng liên lạc tàu thủy giữa đảo Hải Nam và Việt Nam và phát triễn chuing một khu công nghiệp mới trị gía 200 triệu đô la Mỹ ở Hải Phòng.
Những năm gần đây, hai tỉnh Trung Quốc gíáp giới Việt Nam đã phát triễn mạnh công nghiệp hóa, một phần nhờ sự đầu tư mảnh mẽ của doanh nhân Đài Loan, nâng cao nhiều mức sống các tộc dân hai tỉnh. Dân số tỉnh tự trị Quảng Tây (tộc dân Chuang?) là 45 triệu người, và dân số tỉnh Vân Nam là 43 triệu. Tỉnh Vân Nam còn rộng lớn hơn cả Việt Nam. Diện tích Vân Nam là 394 000 km2, nhưng không có đường ra biển, trước đây phải nhờ đường xe lữa Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Pháp thiết lập từ năm 1910. Tuy dân số Hải Phòng vào năm 2010 cũng chỉ mới có 1/3 dân số Hồng Kông, hy vọng Hải Phòng mau chóng trở thành thành phố thương mãi, tài chánh, cảng chánh giao thông ngọai quốc cho tỉnh Vân Nam và có thể luôn cả các tỉnh Qủang Tây (chỉ có cảng nhỏ be Peihai ơ Vinh Bắc Bộ), Quế Châu (Guizhou, 35 triệu dân), Tứ Xuyên (Sichuan, 84 triệu dân), Trùng Khánh (Chongquing, 31 triệu dân).
(Irvine, Ca li Hoa Kỳ ngày 10 tháng 11 năm 2008 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét