Khi nào khởi công dự án đầu tư và viện trợ Nhật lớn nhất ở Việt Nam :
Tân trang hệ thống xe lữa nước nhà,
theo kiểu tàu hỏa tốc hành Nhật Shinkansen ?
G S Tôn Thất Trình
Hệ thống hỏa xa ( xe lữa ) Việt Nam hảnh diện thời Pháp thuộc, mau chóng trở thành hệ thống rùa bò.
Khánh thành ngày 2 tháng 10 năm 1936 , đường xe lữa nối liền Hà nội – Sài Gòn dài 1726 km qua 21 tỉnh thị , 3 ở miền Nam là TP HCM , Bình Dương, Đồng Nai , 13 ở miền Trung là Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẳng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, 5 ở miền Bắc là Ninh Bình, Nam Định , Hà Nam, Hà Tây và Hà Nội: vựợt qua nhiều cảnh quan đẹp đẻ, hùng vĩ như Đèo Hải Vân, Bán đảo Lăng Cô, Vịnh Vân Phong v.v… Bị cắt đôi ở cầu Hiền Lương sau hiệp định Genève. Mãi đến ngày 31 tháng chạp năm 1976, mới chạy lại từ Nam ra Bắc. Chỉ có một khổ đường rầy hẹp, 1m mà thôi . Ngay cả vào thời Pháp thuộc , thời Nhật vào chiếm đóng Đông Pháp, xe lữa chạy rất chậm, như tả ở câu thơ than thân trách phận của thi sĩ Tế Hanh “
“ Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu,
Ngàn đời không đủ sức đi mau .
Có chi vương víu trong hơi máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau . “…
Sự thật đúng như vậy ! Việt Nam hiện nay có tàu xe lữa chạy chậm nhất các nước Á Châu. Từ Hà Nội đến Sài Gòn chạy mau nhất cũng mất đến 32 tiếng đồng hồ.
Tốc độ các hệ thống xe lữa cao tốc ở các nước đã và đang công nghệ hóa, tiến tới đẩu?
Pháp : năm 2006, dân thủ đô Paris đã khánh thành mở màn chay một TGV ( Train à Grande Vitesse – Xe lữa Tốc độ Lớn ) nối liền Paris với biên giới Đức . Nơi đây, TGV sẽ gặp xe lữa cao tốc Đức tốc hành xuyên thị trấn InterCityExpress. Tháng tư năm 2007 , một TGV thí nghiệm ở đường Paris –Strasbourg, đạt 357 dặm Anh môt giờ - mph ( 574 km/giờ ) ,dưới sự hoan hô nhiệt liệt của dân chúng, suốt đọan đường .
Tây Ban Nha : Xe lữa cao tốc đã chạy từ thủ đô Madrid đến các thành phố miền Nam , từ hơn 10 năm nay rồi . Sắp tới , xe lữa cao tốc sẽ chạy trên đừờng dài 375 dặm Anh ( 971 km ) giữa thành phố Barcelona và Madrid, ( khỏang cách tương đương từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ và Boston, cần chạy đến 7 tiếng đồng hồ ) chỉ mất 2 tiếng rưỡi . Tây Ban Nha đang nói tới một đường rầy xe lữa nối Tây Ban Nha với Ma Rốc, dưới eo biển Gibraltar .
Nhật : tiền phong ở lọai xe lữa đan bắn – bullet train, Nhật đã phát triễn lọai maglev hay nhắc bổng từ tính – magnetic levitation, chạy được 360 ( 579 km ) dặm Anh một giờ-mph. Xe chạy trên một đệm không khí. Xe dùng lực đẩy điện từ tính của các kim châm. Những lọai xe này được họa kiểu như thể những hệ thống chuyên chở hòan tòan.
Trung Quốc : Vì đất nước rộng lớn, Trung Quốc đã cam kết chi tiêu 250 tỉ đô la cho dịch vụ xe lữa . Một chuyến xe lữa từ Thương Hải đến Bắc Bình – nghĩa là khỏang cách từ Chicago- bang Illinois đến Baltimore , bang Maryland, Hoa Kỳ - nếu leo lên xe lữa Mỹ Amtrak phải mất 18 tiếng đồng hồ - , nay ở Trung Quốc sẽ chỉ cần có 5 tiếng thôi .
Hệ thống xe lữa mới là Viện trợ Nhật và đầu tư Nhật lớn nhất ở Việt Nam hiện nay .
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa , cuối thập niên 1950, miền Nam đã dự tính nới rộng khổ đường rầy và tân trang bằng đầu máy diesel , nhưng miền Nam không có đủ ngân sách, dù chỉ dự trù chi phí vào khỏang 50 triệu đô la Mỹ thời bấy giờ . Và viện trợ Mỹ không chịu đài thọ , vì đường xe lữa dễ bị giật mìn, phá họai, làm tắt nghẽn ngay giao thông . Viện trợ Mỹ chú trọng sửa chửa , nới rộng xa lộ, nhất là các đọan nhánh nối liền với Tây Nguyên ( Cao Nguyên Trung Phần) , Trường Sơn Đông – Tây, cho ưu tiên chiến tranh .
Ngày mồng một tháng giêng năm 2002 , Việt Nam nhận được hứa hẹn Cơ Quan ODA , tài trợ kỷ thuật và cho vay, nên đã làm ra Dự Án Tòan Diện Hỏa Xa Việt Nam - Master Plan for Railway ( mới ) V N , đến 2020 mới dự trù thực hiện xong. Theo kiểu xe lữa tốc hành đạn bắn Nhật Shinkansen express bullet train, chạy nhanh đến 300km một giờ, nghĩa là từ Hà Nội đến Sài Gòn chỉ còn mất chưa đến 10 giờ . Hệ thống mới có hai khổ đường song song tiêu chuẩn ( quốc tế ) , không còn chạy ngang qua vài quốc lộ nữa như hệ thống cũ, thường gây nhiều tai nạn xe cộ. . Ứớc lượng tổng phí là 32 tỉ đô la Mỹ , thực hiện hòan tất trong vòng 9 – 15 năm . Năm 2007, dự án khả thi đã làm xong.với sự.giúp đở của một nhóm chuyên viên từ Nhật gửi sang , nghiên cứu, khảo sát đầy đủ địa hình, địa lý . Giữa năm 2007, chánh phủ yêu cầu bộ Giao thông giảm thời gian thực hiện xuống 6 năm , sau khi được Ngân Hàng Cộng tác Quốc tế Nhật là JBIC ( Japan Bank for International Cooperation ) chấp thuận cho vay qua ODA, cùng lúc với Nhật tài trợ kỷ thuật cho 9 dự án khác của Việt Nam, trong đó có thêm dự án làm đường xe lửa nối liền Bến Thành Sài Gòn và Suối Tiên.
Có lẽ nên xúc tiến càng sớm càng hay những đọan đường miền Trung, mỗi năm đều bị bảo lụt tàn phá, vì khác xe hơi, xe vận tải, trời mưa to gió lớn , xe lữa vẫn chạy như thường, và nếu trang bị máy lạnh, thêm toa bàn ăn chỉnh tề, thì xe lữa có thể hửu hiệu hơn cho doanh nghiệp và thân thiện hơn cho du khách . Xe lữa còn xài trung bình chỉ có 1/5 năng lượng dùng cho xe hơi hay máy bay . Những vùng miền Trung nghèo nàn này, lại khó lòng phát triễn nông nghiệp vì đất hẹp , nguời đông, nên được ưu tiên phát triễn, kể cả ưu tiên hạ tầng cơ sở giao thông.
Tưởng cũng nên cải thiện ngay Hành lang - Corridor đường xe lữa Côn Minh ( thủ phủ tỉnh Vân Nam , Trung Quốc ) – Hải Phòng , phần dài 468km ở địa phận Trung Quốc hình như đã gần hòan thành và phần từ Lào Cai đến Hải Phòng, vừa được Ngân Hàng Phát triễn Á Châu ADB ( Asian Development Bank ) viện trợ 1 triệu đô la làm dự án kỷ thuật ( ? ) vay ODA, trong khuôn khổ chương trình phát triễn vùng phụ Thượng lưu Mê Kông tỉnh Vân Nam – Trung Quốc và Myanmar- Miến Điện ,thêm vào chương trình cũ phát triễn Hạ Lưu Sông Mê Kông , chỉ gồm có 4 nước Thái Lan, Việt Nam , Cam Bốt và Lào . Lào Cai cũng là một trong những tỉnh nghèo nàn nhất Việt Nam .
Đáng tiếc là dự án xe lữa mới không đề cập đến việc thiết lập hành lang mới nối liền Sài Gòn với Mỹ Tho - Tiền Giang, có người đề nghị đã hơn 10 năm rồi. Bớt qúa tải hiện tại và trong tương lai của quốc lộ song song, dù có mở rộng thêm thành xa lộ cao tốc đi nữa . Cũng như chưa vẽ kiểu đồ bản đoạn xe lừa Đông Tây Biển Đông - Trường Sơn Tây, nối liền Vân Phong, Phú Yên lên Tây Nguyên, nhiên hậu qua Lào nối đường xe lữa dọc sông Mê Kông Thái - Miên ( ? ) từ Vân Nam xuống Biển Tây - Vịnh Thái Lan .
(Tháng 11/2007 )
TB : Đầu năm 2010 , chánh phủ VN đã ký kết với Nhật Bổn, vay tiền khởi sự làm đường xe lữa cao tốc shinkansen.
IV – Dầu lữa , khí dầu Biễn Đông và công nghệ liên quan tai Việt Nam
Đầu năm 1975 , giếng Bạch Hổ 1 xác định là Việt Nam có dầu lữa khai thác thương mãi được .
Theo kỹ sư Trần văn Khởi, nguyên Tổng cục Trưởng Dầu hỏa và Khóang chất ( sách Những Ngày Còn Nhớ …Dầu Hỏa Việt Nam 1970 – 1975 , xuất bản ở Houston, bang Texas , Hoa Kỳ, tháng tư 2002 ), thời Pháp thuộc, Sở Hầm Mỏ - Hà Nội, trước năm 1945, đã tìm thấy nhiều vết dầu lữa thấm từ những cấu tạo sa thạch ở 4 vùng Đông Dương : một ở phía Bắc , hai ở Hạ Lào và một ở ven biển miền Trung . Nhưng những nghiên cứu khoan giếng tìm dầu ( có khi sâu đến 174m ở quốc lộ số 9 xuyên Lào Việt , phía Bắc Huế năm 1935 ) không đem lại một kết quả nào cả. Từ năm 1967 đến năm 1970 , 4 cuộc thăm dò , khảo sát theo địa chấn , trọng trường , từ trường v.v… đã xác nhận được 3 bồng trầm tích có khả năng chứa đầu lữa quan trọng là bồn Cửu Long, bồn Sài Gòn – Brunei ( sau này bồn Brunei – Saigon được đặt tên lại là bồn Nam Côn Sơn vì nghiên cứu chi tiết cho thấy không phải chỉ có một bồn mà là hai bồn cách biệt nhau là bồn Brunei và bồn Nam Côn Sơn ) . Tháng sáu năm 1971 , chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố chánh thức cấp quyền đặc nhượng khai thác dầu lữa. Nhưng mãi đến cuối tháng 8 năm 1974 , mới có tin vui lớn là giếng Hồng 1-X , giếng dầu đầu tiên kjhoan ở thềm lục địa Việt Nam cho thấy là thực sự là tjhềm Việt Nam có dầu và có những mỏ dầu đử lớn để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai .các giếng dầu tiếp tục khoan như Dừa 1- X , Dừa 2 – X, Mía 1- X , tuy lac quan cũng chưa đem đến kết quả sáng sủa dứt khóat. Cho đến đầu năm 1975 , giếng Bạch Hổ 1 thử nghiệm sản xuất , đốt dầu thô và khí thiên nhiên cháy đỏ một góc trời Biển Đông thì không còn nghi ngờ gì nữa là Việt Nam sẽ có dầu lữa khai thác thương mãi được .
Việt Nam đã sản xuất đến 400 000 thùng dầu một năm ,đứng hàng thứ ba Đông Nam Á Châu , chỉ sau Inđônexia và Malaysia; đưa dầu thô lên hàng thứ nhất xuất khẩu nhiều năm qua .
Theo thống kê năm 2004 , dầu lửa Việt Nam đạt đỉnh sản xuất là 400 000 thùng dầu/ ngày ( bbl/day ) .Nhưng năm 2005 đã trụt xuống 370 000 thùng và năm 2006, chỉ còn 3 62 000 thùng/ ngày ,vì mỏ dầu lớn nhất là Bạch Hổ cạn dần . Nhưng cuối năm 2007 hay đầu năm 2008 lại sẽ vượt quá 400000 thùng/ngày. Nhờ khám phá một mỏ dầu mới gần Bạch Hổ, và các mỏ mới như Sư Tủ Đen, Sư Tử Vàng , Phương Đông , Cà Ngừ Vàng dần dần được đưa vào sản xuất. Như vậy vào năm 2006 , Việt Nam chỉ còn thua Inđônexia ( 1100 000 thùng/ ngày ) Mã lai Á ( 723 000) ở Đông Nam Á , vượt mặt Thái Lan ( 334 000 ) và Brunei ( 220 000 ) . . Nhưng ở vùng Á Châu – Thái Bình, mức sản xuất đầu thô Việt Nam chỉ chiếm hạng 6, sau Úc Châu ( 555 000 ), Malaysia , Ấn Độ ( 847 000 ) và nhất là Inđônêxia và Trung Quốc ( 3 836 000 ) . Đối với thế giới sản xuất dầu , Việt Nam đứng hạng 30, năm 2006 .
Những vùng bồn trũng ( reservoirs ) dầu Việt Nam
Đó là các vùng dầu Cửu Long, Nam Côn sơn , Chồng lấn Mã Lai – Thổ Chu ( Poulo Punjang ), và Sông Hồng. và tiềm năng mới khám phá ở vùng Phú ( Yên ) Khánh ( Hòa ) . Đáng tiếc là Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa ( Paracels ) mà về phía đông, tiềm năng dầu, khí cũng rất lớn và một phần các đảo Trường Sa ( Pratleys ) của Việt Nam không sá gì điều đình cùng Việt Nam khảo sát các vùng dầu khí lân cận, trong khi đó lai chịu đàm phán thương thuận với Brunei , Inđonêxia và Phi Luật Tân ở những vùng các nước này tranh chấp với Trung Quốc ( như đàm phán ơ vùng đảo Vành Khăn , chịu để cả hai nước Trung Quốc và Phi Luât Tân cùng khảo sát tìm dầu ở 140 000 km2 vùng Trường Sa này ) .
Tính đến tháng giêng 2007, theo tập san quốc tế Dầu và Khí dầu Oil and Gas Journal , dự trữ chứng minh là ở ngoài khơi biển Việt Nam là 600 triệu thùng dầu khai thác được . Hiện có 9 mỏ dâu đã khai thác. Mỏ lớn nhất là Bạch Hổ , do công ty Vietsov Petro( VSP ) , thuộc tổng công ty quốc doanh dầu khí PetroViệt Nam, khai thác cùng chung với công ty Nga Zarubzhnet và đôi chút cổ phần của BP ( British Petroleum ), Conoco Phillips, Korean National Oil Corporation – KNOC, Petronas ( Malaysia ), Nippon Oil Company và Talisman. Các mỏ quan trọng khác là Rạng Đông , Hồng Ngọc A , Đại Hùng ,Thanh Long , Hồng Ngọc B… Các mỏ mới là Sư Tử Đen ( block 15-1 ở bồn Cửu Long, mức sản xuất đã đến 80 000 thùng / ngày và sẽ đạt 200 000 thùng / ngày những năm tới ; Sư tử Trắng , nhất là Sư Tử Vàng cuối năm 2007 hy vọng có năng xuất 100 000 thùng/ ngày , là một tổ hợp - Consortium gồm PetroVietnam( 50% ) , ConocoPhilips ( 243.2 % ) KNOC ( 14.25% ) SK Corporation (9% ) GeoPetrol ( Pháp 3.5 % ). Năm 2008, sẽ khai thác mỏ Phương Đông có cổ phần chung khai thác với Nhật của công ty hợp doanh Japan Viet Nam Peytroleum Company ( JVPC ) khởi sự sản xuất vào tháng 9 năm 2008 , và ở vùng Nam Côn Sơn mỏ Cá Ngừ Vàng , dầu - khí song hành 20 000 thùng/ ngày .( đỉnh năng xuất có thể là 200 000 thùng / ngày ) . Đáng tiếc là tháng 10 năm 2004 đã khám phá ở Block 102- 106 mỏ Yên tử ở bồn Sông Hồng cách Hải Phòng 70 km về phía đông, nhưng bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền hải phận nên không khai thác được.
Vùng Biển Đông Việt Nam cũng cho nhiều khí dầu
Cũng theo tài liệu của tạp chí quốc tế kể trên , Việt Nam, vào tháng giêng 2007 đã có trữ lượng chứng minh là 6.8 nghìn tỉ bộ khối ( trillion cubic feet ) khí dầu thiên nhiên – natural gas . Năm 1995 đã sản xuất 24- 25 tỉ bộ khối , nhưng năm 1997 đã giảm xuống chỉ còn 8 tỉ bộ khối . Năm 2005 đã sản xuất 141 tỉ bộ khối, tăng 33 % so với năm 2004 , và hơn bà lần rưỡi mức sản xuất năm 2000 , đạt 41 tỉ khối .Cũng như dầu lữa, dầu khí thiên nhiên do công ty quốc doanh PetroViệtNam chủ trì , nhưng có sự đóng góp của các công ty ngọai quốc như BP , Chevron , Conoco Philips, KNOC , Petronas Malaysia , PTTEP của Thái Lan , Talisman ….
Cần chấn chỉnh kỷ thuật và thực thi ngành xây cất đường xá , cầu cống Việt Nam, tiến lên cho kịp Nam Hàn, Mã Lai Á , Cuba… tầm vóc quốc tế ( G S Tôn thất Trình ) ?
Liên tiếp nghe tin tức ( mình ) : cầu Cân Thơ chưa xây xong đã sập , cầu Rạch Miễu phải đào lại móng lún vì khảo sát địa chất chưa đủ sâu, nhiều đoạn đường Trường Sơn Công Nghiệp sup lỡ vì làm ( ẩu ) không khảo sát kỷ địa chất, địa hình v.v…. cao ốc 6 tầng sụp đổ ở Sài Gòn , kinh Nhiêu Lộc , nhà máy lọc dầu Dung Quất mãi không hòan thành.
Tình trạng đường xá ở Việt Nam
Năm 2000 , Việt Nam có 215 000 km đường xá , 16 000 km quốc lộ , 21 000 km tỉnh lộ ,46 000 km quận lộ, 700 km đường phố thị trấn, 125000 km hương lộ Nhưng chỉ chừng 60% quốc lộ có lót đá , hay đổ bê tông, 35 % trải nhưạ (dầu hắc ). Tốc độ xe chừng 40kmmột giờ, nếu cải thiện thì được 50 km một giờ và xe búyt chạy đến 50- 60Km một giờ. Vài đọan đuờng chạy được đến 70-80 km một giờ. Chỉ: 27 % tỉnh lộ và 10 % quận lộ được lót đá . Đường lót đá cũng thường qúa hẹp, Các họa kiểu chỗ đường giao nhau rấtkém cõi; nhiều đường giới hạn tốc độ và xe tải . Nhiều hương lộ chỉ có tên trên thống kê . Đường Trường Sơn công nghiệp ( “đường mòn Hồ Chí Minh ) khánh thành đã mấy năm nay , thực sư. chưa xong ; nhiều đọan sụp lở, đất chuồi lấp hẳn lối … Cao tốc Láng – Hòa lạc cũng chưa xong và xa lộ Hải Phòng chỉ mới khánh thành đầu năm 2008 . Chỉ hầm đèo Hải vân, 21 km hầm, là thực hiện khá tốt đẹp ( ? ). Chương trình thứ hai cải thiện mạng đường xá nông thôn 1999 , khoảng 7000 km ,Ngân Hàng Thế giới trợ cấp ( cho vay nhẹ lãi ? ) 104 triêu đô la Mỹ, và các trợ cấp ODA ( Nhật ) Pháp , Đức , Anh vv… chưa tổng kết Cầu cống trên đường xá cũng rất tệ hại . 30% số 4100 cầu cấm tải nặng. 20% cầu qúa hẹp, giới hạn lượng tải chuyên chở qua cầu . Nhiều đường còn phải dùng phà- ferries vượt sông, càng làm giảm dung lượng chở hàng . Cần Đồng Nai muốn sụp ,nên chánh phủ đã phải bỏ ra gay 100 triệu đô la, cất một cầu mới cho vùng khu công nghệ lớn nhất nước này . .. 9000 “cầu khỉ “ (cầu tre ) châu thổ sông Cửu Long cũng được ngọai quốc giúp đở, thay thế một số cầu khỉ bằng cầu treo ,cầu ván v.v… nhiều nhất ở các làng , quận tỉnh Bến Tre . Kẹt xe theo ước tính năm 2006, đã làm cho vùng Sài Gòn thiệt hại 875 triệu đô la Mỹ . Con số ngườichết vì tai nạn giao thông trên 11 000 người một năm .
Hạ tầng cơ sở đường xá ở các khu chế xuất và các cảng Việt Nam đã làm cho nhiều đầu tư ngọai quốc than phiền , thua kém hẳn các khu chế xuất Thái Lan , ngòai đất đai , nhà thuê, điện, nước , viễn thong … tuy rằng giá nhân công Việt Nam rẽ hơn 60% và cũng lành nghề không kém. Mức đầu tư ngọai quốc ở Việt Nam đã lên đến 12 tỉ đô la một năm , mấy năm gần đây và hy vọng đạt 40 tỉ đô la năm 2020 Nhưng mức đầu tư quản trị mạng (lưới )đường xá nước nhà, tuy co tăng so với các thập niên trước, vẫn chưa đến mức 11- 12 % tổng lợi tức Quóc gia - GDP , như chuyên viên Ngân hàng Quốc tế mong muốn, hầu giữ mức tăng trưởng tốt đẹp 8.2 – 8.5% hai năm vừa qua
Các chuyên viên ước lượng Việt Nam cần chú trọng 4 điểm cải thiện hệ thống đường xá :
- thiết lập một mạng chiến lược phát triễn xa lộ , tái thiết những khu, đọan đường xá cần thiết tăng phẩm giá giao thông , dung lượng chuyên chở, nối tiếp tốt đẹp với đường tỉnh lộ ( thứ cấp )và quận lộ ( tam cấp )
- Phát triễn một mạng căn cứ trên sửa chửa , duy trì bền vững và tài trợ đu> ngân khỏan ( và giải tỏa kịp thời thay vì chỉ mới giải tỏa trong 10 tháng 2007, 252 triệu đô la cho dự trù tổng phí là 642 triệu, chẳng hạn ) , cận đại hóa kỷ thuật sửa , duy trì đường xá , lót đá, trải nhựa hửu hiệu hơn, như kỷ thuật trộn nóng - hot mix , công ty Mỹ RMK áp dụng ởViệt Nam thập niên 1970 …
- Giảm bớt sự tùy thuộc quá nhiều xây cất tài trợ quốc tế để sửa chửa các đường rộng lớn, vì nay Việt Nam có thể sử dụng ngân khỏan quốc gia ( lẽ dĩ nhiên là phải thực sự tăng gia bài trừ tham nhũng, xài phí tiền của quốc gia )
- tăng cường hiệu năng các ngành công nghệ xấy cất địa phương , thông thạo điều khiển doanh vụ công nghệ chuyên chở phải áp dụng , tận dụng mọi hửu hiệu kỷ thuật mới ….
Những công trình xâycất quốc gia đáng kể , niềm hảnh diện cho con cháu hăng say bảo vê, đất nước đang nguy nan .
Cả biên cương Tây lẫn Đông Việt Nam đều bị đe dọa năng nề , còn hơn mất đất phía cực Bắc , mất quần đảo Hòang Sa biển Đông miền Trung và nhiều đảo lớn Trương Sa Đông Nam .
Nhớ lai thời Nhật vào Đông Dương - Đông Pháp, 194-45, Quân đội Thiên Hòang đã chê trách chánh quyền thuộc địa là làm sao bảo vệ chống trả Đồng Minh khi chỉ có một đường độc đạo là quốc lộ số 1 dọc bờ biển Đông , vài vị trí cảng nhỏ nhoi, là ba cảng Hải Phòng, Vinh- Bến Thủy và cảng sông Sài Gòn . Ông Đòan Thêm, khi còn sống, đã có lần nhắc nhở đến đề nghị đã phóng họa 40 cảng nhỏ lớn nên xây dựng từ Bắcvào Nam , các thủy sư đô đốc Pháp xâm lăng Việt Nam thời nhà Nguyễn Phước suy tàn bắt đầu từ Vua Tự Đức,.làm bàn đạp cho thủy quân Pháp . tiến chiếm Sông Cửu Long ( đọc Dupuis – Đồ phổ Nghĩa ). Cho nên chúng tôi đã vui mừng thấy nước nhà xây dựng khởi công xây dựng đa số cảng này và nhiều cảng mới hổ trợ phát triễn, giao thương quốc tế ngày nay như cảng Cần Giờ , cảng Cà Mau - Đất Mũi , cảng Đại Ngãi- Sóc Trăng ( ? ) Xem bài phát triễn kinh tế Biển Đông tháng 7 năm 2007 trên phương diện dân sự , không nói đến phần cảng quân sự như Cam Ranh , Vân Phong , Vũng Liêm v.v… còn quan trong hơn nữa, ít nhất trên phương diện quốc phòng ) . Quân đội Mỹ đã phát triễn mạnh cảng Chu Lai ( cảng Dung Quất ngày nay là một thành phần cảng này ) làm hậu cần chống trả các tấn công Bắc Tây Nguyên , Hạ Lào và Tân Cảng Sài Gòn, hậu cần tiếp tế quân vận các tỉnh miền Đông , biên giới Việt Miên .
Năm 1997 Việt Nam khởi công xây dựng đường Trường Sơn Công nghiệp từ Hà Tây đến Đồng Xoài , Bình Phước . Con đường này phỏng theo con đường mòn Hồ Chí Minh , không hòan tòan là quốc lộ Tây đề nghị dài 3500 km từ ải Nam Quan đến Đất Mũi Cà Mau , kéo dài từ gần cực Bắc –cực Bắc là Lũng Cú, Hà Giang, không phải ở ải Nam Quan , cuối sông Thương )vòng qua Hà Giang , Lào Cai , Sơn La , Lai Châu, doc biên giới Trường Sơn Tây , không ngừng ở Bình Phước mà vuợt sông Vàm Cỏ- Mộc B ài, Vĩnh Hưng. Cái Cái , Hồng Ngự, CHâu Phú trên sông Tiền theo đường mòn chiến lược cũ N1 hay cầu dài ( ? như cầu Millhau quốc lộ Pháp Paris – Barcelona ) từ Núi Sam đến đông Hồng Ngự , tránh làm đập sửa đổi dòng sông Tiền qúa đáng, gặp sông Hậu ở Châu Phú, vựợt Nhà Bàng -Tịnh Biên, Ba Chúc đến Hà Tiên , theo bờ biển Tây ngang qua Rạch Giá đến tận Đất Mũi Cà Mâu. Lẽ dĩ nhiên tăng cường liên lạc đường biển Rạch Giá– Hà Tiên đến Phú Quốc , Thổ Chu và Sóc Trăng, Bạc Liêu , Cà Mâu đến Côn Sơn .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét