Nông dân, nông trại thẳng đứng, nông nghiệp cao ốc?
G S Tôn Thất Trình
Nơi ăn, chốn ở thích nghi là hai yêu cầu chính của mọi dân gian. Việt Nam chỉ mới thõa mãn phần nào ăn uống, nơi ăn, và mới bước vào giai đoan đầu kế sách chốn ở cho dân thị thành, chưa cải thiện nhà cửa lụp xụp nông thôn, thiếu hẳn mọi tiện nghi đời sống cận đại. Mâu thuẩn phát triễn nông thôn và thành thị cũng đã làm nhiều nhà kinh tế nông nghiệp than phiền nạn đô thị hóa, ngoai ô xâm chiếm đất trồng, nhất là đất phì nhiêu đồng bằng, thung lũng, trong khi sỉ số nông dân vẫn chưa giảm nhiều trên con đường công nghệ hóa, cận đại hóa xứ sở. Thế tại sao chúng ta lại không nghĩ đến những thị trấn, cao ốc trong nước, nuôi trồng thủy sinh – hydroponic, ép chặc những nông trang thênh thang trên và trong cao ốc, nhà chọc trời, khuynh hướng xây cất đại phố - metropolis ngày nay. Hầu nuôi thêm hàng triệu người và làm mát địa cầu?
Cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore khẩn nài mọi người hãy trồng cây mộc trong sách “Sự thật Khó xài, Khó chịu – The Inconvenient Truth“. Nhưng ở đâu vậy? Dickson Desponnier, một nhà vi trùng học đại học nhóm Ivy League Columbia University hỏi lại, liệu chúng ta có thể trồng cây mộc (cây gỗ) không? Khi các nhà khoa học gợi ý rằng nỗi ngày mỗi thấy thêm rừng thế giới trở thành nông trang, nông trại, để hổ trợ dân số đang nổ tung, đang tăng trưởng? Khỏang 41% đất đai trên địa cầu, ngày nay đươc sử dụng làm nông nghiệp. Thế nhưng tăng trưởng sỉ số sẽ lên đến 6.7 tỉ người hiện tại, đến ước lượng là 9.2 tỉ vào năm 2050, đa số sống ở thị trấn, thành phố. Despommier luận cứ là cách duy nhất để dành chỗ cho đủ số cây mộc giam hảm carbon sequestration, chuyễn ngược vấn nạn hâm nóng địa cầu là thay đổi cách chúng ta trồng trọt. Triệt để, tận gốc.
Despommier viễn tượng những khối nông trang thẳng đứng – vertical farms, trên những thành phố lớn thế giới, mỗi dinh thự cao 30 tầng (là cao ốc chúng ta đang dự trù xây ở Hà Nội, Sàigòn), cung cấp đủ thực phẩm và nước cho 50 000 người một năm, mà không có phế thải. Ông đang thảo luận với các nhà đầu tư tiềm thế xây cất một mẩu mực đầu tiên. Despommier cũng ở trong ban quản trị công ty New York Sun Works, một hảng công nghệ thân thiện môi sinh ở Manhattan. Nơi đó vào tháng 5 năm 2007, đã biểu diễn một khái niệm tương tự, nhưng nhỏ hơn về nông trại thành phố, trên một ghe nổi.
Hỏi (H): Tại sao ông lại nảy ra ý kiến đặt một nông trại trên nhà chọc trời?
Trả lời (T L): cách đây 8 năm, tôi hỏi các sinh viên học trò tôi hãy đem lại những ý kiến về bền vững thành thị. Họ đã đề nghị 7 ha đất trồng trọt được trên mái nhà ở Manhattan. Chúng tôi hình dung ra là như thế sẽ chỉ nuôi được 2% dân thành phô’. Cho nên tôi nói: hãy lấy 1723 xây cất phế bỏ ở Manhattan, sửa đổi chúng lại và làm nuôi trồng nước – hydroponics. Rồi tôi lại nói: Hãy quên đi tiền bạc, không gian, thời giờ và họa kiểu một xây cấy nuôi thêm nước cho 50 000 người một năm. Tôi muốn các cá nhân ăn 2000 calories một ngày và uống nước tạo ra bằng bốc thóat hơi nước – evapotranspiration.
H: có nghĩa là nước từ cây cối?
T L: Đúng vậy. Nước cô đọng từ lá, ngay cả khi bạn đưa nước vào trong rễ. Nếu bạn có một nông trang kích thước bằng một khu, khối xây cất – block thị trấn, các cây bên trong đó có thể sản xuất đủ nước cho khỏang 50 000 người.
H: vậy nước tưới tiêu từ đâu lại?
T L: từ nước thải. Trước hết, bạn khử cặn nước thải. Rồi bạn lọc nó, xuyên qua những cây cối rào cản không ăn được và lọc lần nữa qua một thápcon sò rằn – zebra mussels, là sinh vật lọc nước tốt nhất vùng này. Sau đó nước sẽ trong trắng ngần.
H: Có bao nhiêu lọai cây ăn trái và rau đậu bạn sẽ trồng bên trong xây cất?
T L: Hơn 100 lọai – dâu tây, sồi xanh dương – blueberries, và ngaycả chuối tiểu muội – miniature banana. Chúng tôi có một danh sách từ NASA về các sản phẩm có thể sản xuất bên trong xây cất. Thật ra NASA đã có một chương trình to lớn cây cỏ trồng trong nước, trồng thủy sinh. Vì không có gì lấy ở ngòai được trên Sao Hỏa và bạn cũng không thể cung cấp cho phi hành đòan một miếng bánh nướng pizza. Công nghệ di truyền và tuyễn chọn nhân tạo cũng đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp trồng trọt thẳng đứng. Vì có rất nhiều cây cối tỉ như bắp (ngô) truyền thống chúng ta vẫn chưa biết cách trồng trong nhà.
H: chống trả nạn hâm nóng tòan cầu như thế nào?
T L: Mọi báo cáo các chành quyền thế giới đều nói cùng một luận điệu như nhau cả: kẻ làm ô nhiễm nhất là nông nghiệp. Tôi thích nhìn cánh đồng lúa mì, nhưng cánh đồng này là một tráo đổi quá lớn cho việc trồng trọt lương thực ngòai thị trấn, ngòai thành phố. (chú thích: vào cuối thập niên 1980, ở Lương Nông Quốc tế- FAO Roma, Ý, chương trình lúa nước ở các nước Á châu bị các chuyên viên môi sinh Âu Mỹ chỉ đề cao lúa khô – lúa rẫy năng xuất rất kém cõi, chỉ trích mảnh liệt vì lúa nước tạo ra thêm khí methane, môt khí nhà kiếng, nhưng sau đó chương trình đo khí methane ruộng lúa nước ở Trung tâm lúa gạo quốc tế IRRI, cho thấy là ruộng nước làm phát sinh methane còn ít hơn là để đồng lầy nước đọng nguyên sơ, thêm đầy rẫy quăn quăn muỗi sốt rét. Và còn thải ra ít methane hơn cả chăn nuôi bò kiểu Âu Mỹ!) 40.5% đất đai địa cầu dùng làm nông nghiệp. Khi dân số tăng thêm, yêu cầu lương thực gia tăng và rừng bị phá để trồng trọt (đặc biệt là các rừng mưa nhiệt đới vùng lưu vưc sông Amazonie, Brasil). Hãy thử một thay thế cho nông nghiệp truyền thống, thế là chúng ta đã có một sách lược giam hảm khí carbon dioxide: đó là trồng cây mộc.
H : Phí tổn vụ này là bao nhiêu?
T L: Nông trang thẳng đứng đầu tiên sẽ tốn mấy tỉ đô la Mỹ. Tôi viễn tượng như sau: cây sẽ đặt trên một đai dây chuyền tự động, di chuyễn qua ánh sáng cố định giúp cho cây tăng trưởng và những hệ thống cung cấp các chất dinh dưỡng cũng tự động. Những xây cất đầu tiên cần được trợ cấp, với những khích lệ năng lượng và khích lệ thuế khóa. Chúng tôi muốn nó được trợ cấp tương tự hỏa tiễn Saturn .
H: khi nào có thể nhìn thấy nông trang đầu tiên?
T L: Nếu đủ tài chánh sẽ có một kiểu mẩu trong 5 - 10 năm tới. Tôi hy vọng sẽ sống đến 106 tuổi, để thấy các nhà chọc trời điểm đầy các nông trang này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét