Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Kiến trúc tân thời

Đôi chút kiến thức thô thiễn về quan niệm kiến trúc tân thời , hậu cận đại  thế giới cho xây cất , đô thị hóa cho 25-50 triêu  ( ? ) dân Việt tỉnh thành mới cũ tương lai, nhân dịp :
 Kiến trúc sư Pháp Jean Nouvel  đọat giải Pritzker  năm 2008
                     G S Tôn Thất Trình
Có lẽ đã đến lúc Việt Nam hòa nhập theo trào lưu kiến trúc Thế giới, Á Châu chăng?
 Chúng ta , ngoài thời kỳ Pháp thuộc , chỉ biết mô phỏng kiến trúc Tàu , đặc biệt thời nhà Thanh , điển hình nay là nhà hồi môn cho con gái của triệu phú tư bản đỏ ở Nghệ An. Thập niên 1950 , du học ở Pháp,  may mắn được ở khu cư xá đại học ngoai ô Paris Cité Universitaire, có một bạn Việt đươc  ở gần Nhà Thụy Sĩ- Maison Suisse , nên quan sát được nhiều lần chi tiết xây cất  phái  Cận Đại Le Corbusier, nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ  . 
Thập niên 1960,   mục kích nghệ thuật Âu -Á hòa hợp hơn, điển hình là Dinh Độc Lập , nay là dinh Thống Nhất ?  do  cố kiến trúc sư  Ngô viết Thụ,  đọat giải khôi nguyên La Mã năm 1954 ( ? ), Pháp , ở Paris họa kiểu và hoàn tất 1962-65 .

Tưởng cũng nên nhắc lại là suốt thời kỳ ảnh hưởng văn hóa Pháp , Việt Nam chỉ có một người đọat giải khôi nguyên kiến trúc Pháp ( gọi là giải La Mã- Grand Prix de Rome , và một lần đọat giải La Mã klhôi nguyên hội họa ( anh  chị Tráng biết tên họa sĩ này,   còn tôi lâu ngày quên mất rồi ) .
Thập niên 1970,  trên thế giới kiến trúc đã đi vào thời hậu cận đại;  các nước Á châu như Hồng Kông,  Singapore , Trung Quốc, Mã Lai Á , Inđônexia…  đều thực hiện dinh cơ cận đại,  trong khi chúng ta mãi lo chiến tranh,  vẫn lẹt đẹt cho đến ngày nay,  đeo đuổi những họa kiểu nữa Tàu nữa Việt, như  kể trên .
Thập niên 1980 , được xem những tân trang hay xây cất mới hậu cận đại, ở  trung tâm thành phố San Francisco và nhất là Los Angeles. Đặc biệt là  cư xá lừng danh cột mốc  Chemosphere, kiến trúc sư John Lautner họa kiểu, hình dạng phi thuyền không gian trên một cột bê tông, leo lên bằng đường sắt dây cáp kéo toa - funiculaire  ( xem hình ),nhưng không đi xem được những công trình khác của Lautner , thường được gọi là “ những giấc mơ Ca li – California Dreams “ như nhà Stevens Segel  ở thị trấn bải biễn Malibu  , có  mái ngói chồng chất nhau  để tối đa ánh sáng và không khí , dinh thự của tài tử hề Bob Hope , được ví là một sò nhuyễn thể hay  chim khổng lô đậu trên chóp thị trấn Palm Spring  , hay dinh thự Arango , còn có tên là Marbrisa , ở vịnh Acapulco, được giới kiến trúc mệnh danh là “ Thiên đường Hạ giới – Earthly  Paradise “ .
 Giải thưởng kiến trúc Pritzker tưởng thửởng Jean Nouvel năm 2008
Năm 1979 , dòng họ Pritzker , chủ tịch hội đồng quản trị Cơ quan dây chuyền khách sạn Hyatt Foundation, tặng 100 000 đô La Mỹ tiền thưởng  cho ai đọat giải này, rút từ ngân sách  Cơ Quan Hyatts , tọa lạc tại thành phố Chicago . Giải Pritzker là giải danh dự lớn nhất của ngành kiến trúc trên thế giới . Jean Nouvel sẽ được trao mề đay đồng thau  giải thưởng này,  ngày 2 tháng sáu năm 2008, ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ , thủ dô Hoa thịnh Đốn . Giải Pritzker  đã tưởng thưởng những kiến trúc sư tài danh, trong số đó Nouvel kể tên những vị ông cảm phục  như Frank Gehry, Renzo Piano, Richard Rogers , Norman Foster , Glen Murcutt và Herzog & de Meunier .
 Thomas J. Pritzker , chủ tịch Hyatt Fondation , lưu ý  là hội đồng chấm giải  nhìn nhận công trình Nouvel  là kiên trì , đầy tưởng tượng, hoa mỹ , phong phú ,  trên hết là một đeo đuổi không biết chán thí nghiệm sáng tạo . Biểu dương nói rằng Nouvel đã đẩy mạnh bàn luận và tập quán kiến trúc tới những giới hạn mới .  Trí óc tọc mạch và lẹ làng  đưa ông tìm hiểm nguy  ở mỗi dự án ông làm  . Cho nên , bất kể mọi mức độ thành công   cũng đã   mở rộng lớn lao  từ ngữ kiến trúc hiện đại .
Nouvel nói : “đối với tôi  , mọi xây cất là một phiêu lưu .  Tôi khảo cứu mọi dự án . Tôi bàn chuyện với nhiều người . Mỗi xây cất  có một liên hệ đến khí hậu , đến gió  thổi , đến những màu sắc dinh thự quanh đó.  Tôi đi tới  một khái niệm cảm thông mọi thông số tại chỗ . Khi có được tất cả những cưỡng chế  đó , tôi khởi sự .  Không cưỡng chế , kiến trúc  không hiện diện được.  Đúng  thêm là một nhà điêu khắc nghệ thuật . “
Họa kiểu lắp đặt
Nouvel  nói ông quyết tâm  chống cự  lại với điều ông gọi là sự đồng nhất thế  giới đô thi hóa   ( kiểu các khu phố kiểu Mỹ như Phú Mỹ Hưng ở nước ta) .  Ông tiếp : “khi bạn đi khắp thế giới,  bạn thấy mọi xây cất y hệt nhau,  và tuồng như bạn đi chỉ có một nơi thôi .  Tôi luôn luôn phấn đấu để có những kiến trúc đặc thù .  Tôi phấn đấu chống lại một kiến trúc tòan cầu ( tương tự  nhau ) “.
Trong khi  vài nhà kiến trúc nhắm vào tính cách ưu việt , Nouvel nói  các họa kiểu của ông  không thể tách rời khỏi những xếp đặt đã có . Ông cảm tưởng là mỗi vị trí  có quyền có một mỹ học  kiến trúc riêng biệt . Ngày nay ,các kiến trúc sư  cố gắng tạo ra một thế giới nhỏ , một hòan cầu bé bỏng , một hòan cầu vi tiểu .   Thật là quan trọng cố gắng tạo ra  một xây cất dặt ở  hòan cảnh, khung cảnh của nó .  Mỗi xây cất phải là  một mảnh đang thiếu của trò đố rối - puzzle . Không thể nào đặt  xây cất vào một nơi khác . Đó là tiêu chỉ của Nouvel .
Carlos Jimenez  nhà kiến trúc  tại thành phố Houston,  bang Texas, một trong những  nhà chấm giải Pritzker năm nay ,  nói  : chính sự kiện Nouvel sẳn sàng chịu nhận hiểm nguy cho mỗi  ý kiến mới ở mỗi dự án,  đã ảnh hưởng  đến ban giám khảo . Theo Jimenez , ông ta có những tò mò  trí thức mảnh liệt ;  công trình này  khác hẳn công trình kia , nhờ quyến rũ,  mê họăc đó .  Không phải ông ta đem lại   một nhãn hiệu đặc biệt , và dán  nhãn hiệu   nơi nào ông họat động . Ông  sâu sắc và bén nhọn hơn nhiều. Nouvel nhìn  khung cảnh chung , không theo phương cách nghĩa đen, mà xem đó là cơ hội  cho ý kiến mới , cho nối kết mới .
Bill Lacey , giám đốc điều hành  giải Pritzker 7 năm trời, cho đến lúc nghĩ hưu năm 2005 ,  đã viết là Nouvel  xé tan “ mỹ học  trường phái cận đại và hậu cận đại,  tạo ra một ngôn ngữ phong cách riêng cho mình “ . Nouvel nói ông trầm mình vào truyền thống., biểu hiệu ,  cảnh quan  những vị trí ông làm, thích nghi  chúng  bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.
 Làm tháp Torre Agbar 2003 ( Agbar Tower ) ở thành phố Barcelona , Tây Ban Nha, ông mượn  tháp nhọn trên mái – pinnacles  quá quen thuộc của các họa kiểu Antonin Gaudi, nhà nghệ sĩ và kiến trúc dân Ca talan.  Ông nói : đây là một hình dạng khắc chạm nổi  của gió thổi trên đồi Montserrat,   gần Barcelona . Hình dạng trông như dương vật;  các kiến trúc sư Catalan đã đùa dỡn  nhiều năm  , vì rằng  nó là một biểu tượng của xứ Catalonia . Gaudi bao trùm  nhữing tháp nhọn  trên mái với  các mảnh ngói vỡ nứt của lịch sử tộc dân Moorich ( Ma rốc ) Tây Ban Nha . Nouvel vọng dội lại Gaudi theo những hình vuông chói lọi màu sắc ,  trong cái ông gọi là  “ một đối thọai cùng lịch sử Barcelona “                                 
 Ban giám khảo giải Pritzker  nhấn mạnh  là một trong những xây cất Nouvel hòan tất mới đây,   Đường trụ sở Bảo Tàng  - Quai Branley Museum ở Paris,  một  phô trương nghệ thguật địa phương  Mỹ Châu , Phi Châu , Á Châu và Úc Châu, nhà kiến trúc đã hội nhập:   trang trí tường , trần nhà theo các nghệ sỉ các châu này,  thành quả là “  một xây cất táo bạo , không chính thống  , có các không gian bất thường,  trưng bày các vật thể  và được hiểu  theo phương thức mới mẽ .
Nhà chấm giải Victoria  New House,   thiết lập viên và giám đốc  Cơ quan Lịch sử Kiến Trúc  thành phố New York , khen ngợi  những dự tính của Nouvel cho một hội trường  hòa nhạc ở Paris,   họa ra  để bố trí lại  hầu  khan giả khỏi phải luôn luôn ngồi yên một chỗ . Bà nói:  thật là một sáng kiến phi thường . Ý kiến đã lẫn vẫn từ lâu rồi,  nhưng Nouvel đã giải quyết  một cách vô cùng khéo léo . Ông chỉ luôn luôn thúc đẩy vỏ bọc , cố gắng thu nhận ý kiến có sẳn , đem chúng ra xa thêm. Tôi và các đồng nghiệp ở ban giám khảo có  cảm tưởng  Nouvel  là một trong  những kiến trúc sư táo bạo nhất,  họat động hiện hửu .
Một nổ lực địa phương
 Còn chưa ra lò là một dự án Nouvel, một  xây cất  Hoa Kỳ phía cực Tây Hoa Kỳ ,  ở số 1000 đại lộ Santa Monica ,  thị trấn Century City ( đã được trình bày trước đây trên   vài mạng Internet Việt Kiều )  . Nouvel cho biết   dự án chánh đã hòan tất và chi tiết  cũng như giấy phép cho xây cất  đang điều đình.
Xây cất có dạng một iPod , sâu 15m và cao 180 m , chứa 117 đơn vị  gia thất , nhìn  xuống một sân gôn ( sân cù )  và khắp thị trấn  Century City .  Nó sẽ có một câu lạc bộ,  một hồ tắm hơi , một hồ bơi  và nhiều tiệm ăn . Nó là một dinh cơ rất mảnh khảnh , Nouvel gọi tên là phiến lá  hay  lưỡi gươm  xanh – green blade . Nouvel đặt trang trí cảnh vườn  bên trong dinh cơ , giúp  chung quanh gia thất có  cây cỏ xanh tươi  và vườn tượt  xuyên qua các phòng ốc . 
 Nouvel cho biết là  xi nê là một trong những ảnh hưởng quan trọng đến những công trình ông thực hiện. Chẳng hạn” Phiến  Ngó  mầm  Chạy – Blade Runner “  ông cho là một phịm khó tin nổi,  có một vị trí đáng ghi nhớ ,  chính là Xây cất Bradbury năm 1893 ở thành phố Los Angeles ,  bên ngòai bóng dáng kiểu La Mã ,  sân  trong kiểu Victoria  chói lọi . Đúng  là  một  cách biệt lạ lùng ,  rời hẳn “  xi nê khoa học ảo tưởng  ,  xếp đặt  tại những thị trấn tương lai học,  vào những tình huống bất thường “  .
Xi nê  rất quan trọng đối với kiến trúc  , vì thiết lập quan hệ  mới giữa thời gian  và hình ảnh , theo lời Nouvel . Bạn cấu thành , sọan ra  một xây cất   như thể bạn làm một phim xi nê … liên hệ giữa  màu sắc và bóng tối  và cái nhìn vào thị trấn vậy đó  .
Nouvel cho biết là ông trở thành kiến trúc sư do một sai lầm .  Khi còn trẻ , ông muốn trở thành nghệ sĩ và đã bắt đầu sơn,  vẽ .  Cha mẹ ông từ chối không cho ông  học nghệ thuật , cho nên ông xoa dịu cha mẹ  bằng cách theo học  lảnh vực kiến trúc thực tiển hơn  , với ý định là sẽ nhẹ nhàng chuyễn qua các lớp nghệ thuật.. Thế nhưng ông lai không rời học kiến trúc  , không trở lui về lớp nghệ thuật nữa. Ông cười khúc khích.  . Ông nói : đó là một sai lầm tốt đẹp .
Đặc điểm kiến trúc của Nouvel: bẻ cong vật liệu  nguyên thô , theo phóng túng ông tùy hứng
Jean Nouvel là một nhà kiến trúc hiến cho phi lý một tên tốt đẹp .  Ông thích thú  đeo đuổi những họa kiểu,   làm ngay hàng thẳng lối những mánh khóe thực tiễn thủ công xây cất và thế giới mộng tưởng  của tiềm thức.  Ngay hàng thẳng lối lại ít khí  đóng kín không khí . . Không luôn luôn  theo mệnh lệnh lô gic  hay đường đáy căn bản .  Thế nhưng cách này  có thể tạo ra  những  chốc lát kiến trúc đáng chú ý và đôi khi siêu phàm .  
 Công trình  trác tuyệt nhất của Nouvel, kịch tính không hề xấu hổ , trở thành cảnh ngộ ,  ngành nghề nghiệp ông đóng góp  quan trọng nhất cho  một văn hóa rộng lớn hơn ,  là khả năng sử dụng  những vật liệu  và lực lượng  không khuất phục ,  thực tiễn nhất -  thép , gương ,  phiến đá khối , lý học, gây nên xúc động cho ai tham quan .  Ở vài dự án Nouvel , xếp hàng những vật liệu này , mâu thuẩn thay,   tuồng như buộc thế giới lý học  phải nhường bước cho ham muốn và cho trí nhớ .   Ông thường ví ông với nhà giám đốc đạo diễn phim xi nê .   Kinh nghiệm  bước vào  một công trình ông xây cất  không khác gì mấy,  bước vào một rạp xi nê tắt đèn , đen tối.
 Khi các nhà kiến trúc hậu cận đại bắt đầu  chỉ huy ngành kiến trúc vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, họ  tái nhập  tô điểm và trang trí lịch sử ,  như thể là một phương cách  nối kết quá khứ.  Nouvel , trái lại , dù ông lúc này đã trưởng thành trong khung cảnh hậu cận đại ,  ít thích thú   quá khứ , được xem là một ý kiến bán được  và  tương thích chung, hơn là quá khứ  cá nhân và tập thể. Theo ông, qúa khứ  là một nơi bản chất thân mật . 
Các xây cất của ông nhìn lui lai ,  không nghiêng mình trên nạng, theo  những tham khảo  chi tiết mốt cũ  hay lịch sử đặc thù . Thay vào đó , chúng được thực hiện  với những hình học trực tiếp và màu sắc táo bạo .  Chúng liên quan tới  vai trò của trí nhớ  cho kiến trúc không bị chết đứng vì luyến tiếc,  hòai cỗ. .
Dạng chân ngang  đường này , ở ngành kiến trúc  rất khó làm,  và trong mấy chục năm gần đây,   có lẽ chỉ có Frank Gehry và Aldo Rossi là làm hay hơn mà thôi .    Thật sự , chính một câu Rossi viết  về công trình của mình ,  tóm tắt hay nhất phần nào  kiến trúc Nouvel .   Mô tả một nhà hát nổi lênh bênh trên biển , Rossi họa kiểu  cho Venice ( Venetia )  năm 1979 , Rossi tuyên bố là ông cố tìm “  một nơi kiến trúc chấm dứt  và thế giới tượng tượng   hay ngay cả phi lý khởi đầu  “ .           
 Nouvel cũng đi theo tìm kiếm này  ở công trình nhà hát  Guthrie Theater, ông thực hiện tại thành phố  Minneapolis , khánh thành năm 2006, trên bờ sông Mississipi.  Bao phủ  phần lớn bằng panel xanh dương - nữa đêm , xây cất   có vẽ  vụng về , vô duyên .   Xấu xa trong hình , một  bất tiện lớn   ở thời đại thần tượng và tạo hình ảnh của ngành kiến trúc ;  nhưng  nó có những giá trị khác   sâu đậm hơn , và cuối cùng ra có ý nghĩa hơn .  Điệu bộ táo bạo hấp dẫn của Nouvel ở Guthrie  là nâng cao  ba tòa nhà hát riêng rẽ  , có 1 100 , 700 và 250 chỗ ngồi  , cao gần 4 tầng trên mặt đất . Điểm này khiến cho phòng đợi  và vùng quầy rượu  , ngay ngòai   những nhà hát này,   có một cái nhìn rộng rải trên sông Mississipi .
Quan trọng hơn nữa lá phương cách Nouvel họa kiểu giúp cho khán giả nhà hát Guthrie  có được  một kinh nghiệm kiến trúc tách rời  thế giới thực tế , phản chiếu cùng lúc tình trạng trí óc , nhanh nhẹn và giống như mơ tưởng , do một bản kịch uy vũ sản xuất.  Nguời có vé bắt đầu  một hành trình ngắn đến chỗ ngồi, bước đi trên một  cầu thang máy hẹp và chậm rì . 
Hành trình lên trời giúp  khán giả thêm cách ly  , cả hai  theo nghĩa đen,  từ tầng sàn  địa  và   một cảm giác  xúc động , từ chốn tranh dành đời sống hằng ngày.  Đó là một du hành  từ thân thể đến trí nảo  . Chấm dứt  bên trong một trú ẩn tạm thời , một Arden lưng chừng trời.
                        
                                              (    Ca Li , tháng tư năm 2008  )  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét