Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Đời sống thế kỷ 21

Khoa học Kỹ thuật đời sống thế kỷ 21 

GS Tôn Thất Trình 

Cú sốc phần mềm ( nhu liệu ), ý niệm lớp trong suốt

             Rất nhiều người Âu Mỹ ngày nay , khi đến sở làm việc  là mở ngay máy computer và  đọc các   báo cáo e – mail ( thơ điện tử ) accounts.  Khác biệt giữa máy computer có ích và một máy computer  đắt tiền nặng  giấy tờ, lẽ dĩ nhiên, là phần mềm – software . Một mảnh phần mềm   là một danh sách chỉ thị bảo cho computer phải làm những gì .   
Ngày nay , computers song song với những phần mềm của chúng,  có mặt khắp nơi .


             Nếu có bao giờ bạn phải phấn đấu để hiểu cách nào một mảnh phần mềm  họat động ,  điều này không phải chỉ riêng cho một mình bạn mà thôi .  Thật sự , thử đọc một e – mail mới ,  là bạn khởi động một thác lũ  họat động , phức tạp đến nổi không một  người nào  lại có thể hiểu biết hòan tòan mọi họat động này cả thảy .  Hệ thống phụ - subsystem này tương tác với hệ thống phụ khác ,   khi electron bật lên  và  chảy qua các  microchips  , họat động   theo các sai khiến  của lý học bán dẫn .  Tại sao  mỗi lần  bạn  bấm , gỏ Internet  lại xuất hiện  một vị trí Web mát mẽ mới  chạy tốt đẹp , dù cho nó không được một nhóm  đọat giải Nobel xuất sắc làm lập trình ?

        Căn bản làm mọi điều họat động  là ý niệm  lớp ( và thứ lớp trong suốt ) - concept of  layers .  Lớp trên hết   là ứng dụng bạn hiện đang sử dụng  một xử lý từ– word processing , tỉ như Microsoft Word chẳng hạn . 

Ứng dụng  xử lý từ   nói chuyện với  hệ thống họat động của bạn , tỉ như Vista, một lớp thấp hơn , giải quyết yêu cầu  phải làm gì , tỉ như  để dành- cứu vớt  một hồ sơ .  Tiếp theo , hệ thống họat động  nói chuyện với phần cứng ( cương liệu )- hardware, tỉ như đơn vị  xử lý trung ương , có trách nhiệm thật sự tồn trữ hồ sơ.  Và mỗi một lớp  này lại gồm  nhiều thứ lớp – sublayers.  Theo Harren Harrison , giáo sư khoa học computer  tại viện  đại học Portland , bang  Oregon , “ Đúng là lớp này trên lớp kia ….  Đối với tôi ,  điều  kỳ diệu nhất   là mọi cái ngữ này đều “trong suốt- transparent  “ .   Theo Harrison, “ trong suốt “  có nghĩa là mỗi một lớp làm những chi tiết hổn độn  về những gì nó đang làm không nhìn thấy được,  ở mức cao hơn .  Đường lối này có nghĩa là xử lý từ cuả bạn  có thể chỉ nói cứu vớt một  hồ sơ mà khỏi phải lo âu  đến những chí tiết mức thấp, cách nào tổ chức những bits  trên ổ đĩa cứng máy computer của bạn .  Trong suốt cũng  phân chia lao động nữa .  Cho nên bạn có thể thành  chuyên viên  viết mạng phần mềm,  khỏi cần lo âu đến việc phải biết cách nào viết được  tốt đẹp kẻ dùng   bề mặt chung – interface .  Hay . ngược lại , bạn có thể thành chuyên viên viết  dùng bề mặt chung  mà khỏi lo âu đến  mạng phần mềm , theo lời Harrison .
        Nguyên tắc trong suốt nới rộng đến Internet.  Bất cứ lúc nào  bạn  kiểm tra báo cáo  thời tiết trên trực tuyến hay hình dạng Facebook của bạn , thì yêu cầu này chuyễn qua  từ computer này đến computer khác,   mãi cho  đến khi nào  yêu cầu đến nơi dự định mới thôi. Tuy nhiên , bạn vẫn có thể ngồi ở computer của bạn. Tất cả những computers sẽ che dấu  hiện diện chúng, che dấu càng tốt càng hay .  Cho nên  tuồng như là bạn  có mối nối kết trực tiếp  từ computer này đến computer khác ,  với vị trí Web bạn lựa chọn .

Hút dẫn từ tính , có lẽ nên biết qua, khi thành phố Sài Gòn đang cố gắng thiết lập tàu điện ngầm ?
             Chỉ cần vài phút leo đồi là bạn đến tàu điện ngầm và bạn đã có thể bước xuống các bực thang cấp và lọt vào vương quốc của từ tính – magnetism .  Từ tính  giúp cho 5.4 triệu hành khách quanh hệ thống tàu điện ngầm thành phố New York mỗi ngày , khởi đầu bằng  cạc-vé MetroCard, đút mạnh vào cửa xoay  để nhập hệ thống .  Cạc-vé  MetroCard  có một  băng sọc  làm bằng  một lớp bùn quánh các hạt tử barium ferrit ,vẽ trên tấm cạc .  Băng sọc làm mã số   vài trăm bytes dữ liệu theo mô hình từ tính hóa.  Cửa xóay của tàu điện ngầm sẽ  đọc dữ liệu , quyết định là bạn đã trả tiền chuyến đi chưa. Cửa xóay cũng gìn giữ ghi chép  con số định danh  độc đáo của cạc-vé ,  thời giờ  cùng ngày  cạc- vé được sử dụng , thường xuyên chuyễn tải  thông tin này đến các máy computer  trung tâm của Cơ Quan Đường Di Chuyễn Thành phố New York City.  ( Cảnh sát công an địa phương  thấy việc gìn giữ ghi chép không lồ lộ này quá tiện lợi , để  làm dính líu hay miễn tội  những ca tình nghi  tội hình và đã sử dụng nó hầu theo dõi các  kẻ trốn tránh nổi tiếng, tỉ như Peter Braunstein ,  hiếp dâm một phụ nữ , sau khi gỉa làm lính chửa lữa đến kiểm tra  tai hại khói cháy ở dinh cơ bà , theo  báo chí tường thuật  ).

               Nhưng  đỉnh tối cao của từ tính  lại ngự trên các động cơ chạy các tàu điện ngầm .  Hệ thống  tàu điện ngầm  Thành phố New York City ,  cung cấp điện cho các tàu điện,  nhờ một đường rầy thứ ba ,  sạc  điện  khỏang 625 volts  dòng điện một chiều – direct electric current ( DC ). Một linh kiện  tên gọi  là một nghịch chuyễn – inverter ,.  biến dòng điện này thành điện xoay chiều -alternating current ( AC ).  Điện AC   được đưa tới các động cơ nằm bên dưới mỗi xe . Bên trong động cơ  , điện AC chạy xuyên qua các bôbin ( vòng xóay ) vây quanh lõi xoay tròn  động cơ .  Dòng điện xoay chiều tạo ra một từ trường luôn luôn thay đổi  và  nhờ một kỹ thuật  khéo léo , làm lõi  động cơ cũng có từ tính nữa .  Hút dẫn từ tính  kéo rotor ( phần quay )  về phía một lõi ,  rồi sau đó đến lõi khác .   Từ trường thay đổi bảo đảm là rotor  không bao giờ ngưng cả ,  và sức mạnh của nó  - một ngàn lần mạnh hơn    một nam châm – magnet tủ lạnh điển hình , cung cấp  sức đẩy  cần thiết cho tàu chuyễn động.

 Tư duy kỹ thuật :  tăng thực tế thống nhất thế giới  thưc thể với thế giới ảo
                       “ Bấm F1 nhờ giúp đở “ . khi bạn đang họat động trên một máy computer và  bị bế tắt – get stuck, bạn có thể bấm một nút và một hướng dẫn tiện lợi phụt lên, song song với  bối rối   bạn đang suy nghĩ tìm tin báo .  Vây chớ đó có thật   hay  không , nếu đời sống thực tế họat động như thế ? Đến  thị trấn xa lạ , bạn có thể  tìm  được một tiệm ăn , bấm một nút và được khuyến cáo là  nhân viên tiệm có  cáu kính không ,  hay bạn có thể lựa chon được rượu ngon không . 

                       La bô Motorola Lab, cánh tay khảo cứu  của Schaumburg , công ty viễn thông khổng lồ tại bang Illinois , Hoa Kỳ , đang phát triễn một phương pháp  thực hiện điều này.  Chủ yếu là  tăng thực tế - augment reality ( A R ) , một kỹ thuật phối hợp  tồn trữ  dữ liệu kỹ thuật số và thông tin, lấy từ thế giới thực tế . Một hệ thống di chuyễn xe hơi là một dạng đơn giản của AR : nó làm ra vi trí lý học của bạn , sử dụng Hệ thống Định Vị Tòan Cầu – Global Positioning System ( GPS ) , tra cứu một  bản đồ căn cứ dữ liệu , hình dung một con đường đi đến nơi bạn muốn ,  và cung cấp một dòng liên tục  những  phương hướng chỉ dẫn bạn .  Motorola đang  tiến đến bước kế tiếp  bằng cách phối hợp  mạng lưới xã hội MySpace- với máy chụp hình và phô bày ở điện thọai tế bào bạn. Ý kiến là bạn có thể đủ khả năng chụp chớp nhóang một hình ảnh , chẳng hạn quày rượu  vùng láng giềng bạn, với điện thọai tế bào của bạn và gửi tới Sở Dịch vụ Motorola  ( tên là MARMS , viết tắt của Augmented Reality Messaging Reality System- Hệ thống Tăng Thực tế  Thông điệp Thực tế  ). Máy điện thọai tế bào của bạn sẽ cọng thêm  thông tin  máy đang ở đâu và máy nhắm về hướng nào .  MARMS sẽ gửi lui cho bạn  hình ảnh cảnh quày  cùng những  vật thể  mới , computer  tạo ra , dán vào đó . Chẳng hạn , một cốc bia có nắp đầy bọt có thể hiện ra,  đặt trên quày  ( tỉ như diễn tả trên hình bắt chước ở hình điện thọai đính kèm  )   hay một ngọn cờ màu sắc sáng chói ,  có cơ  xuất hiện trên máy hát tự động. Những vật thể này là quy chiếu thị giác đến những chú thích của khách hàng thuộc nhóm  mạng lưới xã hội bạn ,  viếng quày  để lại trước đó .  Bấm vào cốc bia , bạn có thể gọi  lên một chú thích,  khuyên bạn nên dùng  một lọai bia lên men mới kiểu nhỏ,  hay một cảnh cáo  về dịch  vụ thi hành xấu xa .  Ngọn cờ ở máy hát  tự động có thể liên kết với một viđêo,   từ một tiệc tùng thân hửu .  Bạn cũng có thể tiếp tục tiến trình , thêm vào sân khấu một vật thể và nối kết vật thể  với chú thích do  bạn tự tạo ra . Căn bản là  MARMS biến đổi một điện thọai tế bào  thành một cửa sổ  di động  trên thế giới ảo,  chứa đầy một thu thập phong phú  những bình luận  đặc thù vị trí , những cắt xén viđêo  và nhiều điều hơn nữa .
           Motorola tin rằng một dịch bản căn bản của hệ thống máy chụp hình trên điện thọai tế bào, sẽ ra mắt sớm , hai năm tới , vào năm 2010                     
       .                                               
            Cách nào MARMS họat động ?
                                   MARMS sử dụng kỹ thuật căn cứ GPS , để cố định một vị trí trên  điện thọai tế bào .  Điện thọai có thêm  nhiều máy dò – sensors , tỉ như một địa bàn, cài đặt trong đó , hầu qui định  cách nào máy chụp hình điện thọai tế bào nhắm vào , khi chụp một hình Dữ liệu vị trí và hướng, được gửi tới  máy  phục vụ - server  trung ương , song song  hình ảnh . Máy phục vụ trung ương  sẽ xem xét   bảng mục lục -catalog những vật thể ảo , tìm  bất cứ điều gì  liên quan đến  vị trí  điện thọai chụp.

           Những vật thể ảo này  đi vào hệ thống  nhờ những  người sử dụng khác , tạo ra chúng bằng cách sử dụng điện thọai có khả năng MARMS , khi họ tự mình viếng thăm  một vị trí .  Họ cũng có thể cọng thêm  sau đó những vật thể  xuyên qua một vi trí Web căn cứ đồ bản .  Các vật thể hành động như  các dấu chuẩn – markers  hay  thẻ hành lý – tags , nối kết với  những thông điệp đặc thù vị trí ,cũng được tồn trữ ở máy phục  vụ trung ương .  Nếu máy phục vụ quyết định chúng là những vật thể có tọa độ địa lý , đúng tầm nhìn cuả máy chụp hình ,  máy sẽ chồng lên hình   trên máy chụp hình của điện thọai những vật thể này , theo một  kiểu thời trang tương tự phương cách nhà đạo diễn  phim khoa học ảo  dùng những ảnh hưởng đặc thù , để thêm một phi thuyền vào cảnh phim .  Máy phuc vụ  gửi trả lui  hình ảnh sửa đổi  cho điện thọai tế bào, cùng vói vật phủ lên các vật thể ảo . Bấm một vật thể này  sẽ làm hiện ra những mảnh vụn đăc thù thông tin  liên kết đến  thẻ hành lý này .         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét