Ôn cố tri tân, cập nhật bài học Trung Quốc, để biết rõ Việt Nam hơn, vì Việt Nam mấy lâu nay thường phỏng theo Trung Quốc và câu chuyện Hoa Kỳ đối phó thế nào đây, khi:
Trung Quốc thay đổi chánh sách
cải cách thị trường của Đặng tiểu Bình?
cải cách thị trường của Đặng tiểu Bình?
Tôn Thất Trình
Năm 2008 vừa qua, đánh dấu kỷ niệm 30 năm bắt đầu cải cách thị trường ở Trung Quốc và có lẽ cũng là kỷ niệm năm thứ 3 chấm dứt cuộc cải cách này. Kể từ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại nắm giữ chánh quyền, giải tỏa hướng về thị trường rất là thứ yếu.Và những chánh sách này đã quay lui, thay thế bằng can thiệp quốc gia tái sinh, kiểm sóat giá cả, đảo ngược chánh sách tư nhân hóa, thu hồi những biện pháp khuyến khích cạnh tranh và lập nhiều rào cản về đầu tư.
Tại sao Trung Quốc, sau một thế hệ cải cách thị trường thành công, lại quay đầu về chánh quyền kiểm sóat? Vì chánh trị đã nổi khùng? Khi tổng thống Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) và Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) nắm chánh quyền kiểm sóat cách đây 7 năm, họ hành động như thể mọi chánh quyền Trung Quốc mới. Họ di động để củng cố quyền lực qua một khích lệ kinh tế. Chỉ khác là họ không ngưng ở đó. Ngay khi họ nắm chánh quyền, các ngân hàng quốc gia cho vay và đầu tư của các cơ chế địa phương hay quốc gia tăng vọt. Nhờ những điều kiện rất lỏng lẻo về tiền tệ tòan cầu giúp đỡ tạm thời, quốc gia Trung Quốc đã tiến hành tốt đẹp theo phần lớn mẫu mực kinh tế. Thành công đã tạo ra một nhóm cử tri trên các giới chánh trị và doanh nghiệp, bị ám ảnh với tăng trưởng trên bất cứ điều gì khác. Tăng trưởng này ngày nay rõ ràng là do quốc gia lãnh đạo, bồi thêm nhiên liệu bằng đầu tư của các cơ chế quốc gia là chủ nhân, kềm theo những bước tiến điều hòa uy vũ có tính cách bảo đảm quốc gia ngự trị kinh tế; mọi biện pháp tương phản mãnh liệt với các cải cách trước đó.
Chủ nghĩa Tư bản Quốc gia có thay thế chủ nghĩa thị trường tự do không?
Hiện nay Hoa Kỳ, Âu Châu và đa số thế giới còn lại, làn sóng mạnh chánh quyền can thiệp có nghĩa là giảm thiểu đau đớn tình trạng suy thóai tòan cầu, tái phục hồi cho lành mạnh những nền kinh tế bệnh họan.. Tuy vậy các cường quốc Tây Phương lại chống đối ý niệm tương tự ở các nước chậm tiến, đang mở mang. Nơi đây, chánh quyền can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế, dấu hiệu một bãi bỏ chiến lược chủ nghĩa thị trường tự do. Vào thời Chiến Tranh Lạnh, những quyết định của các nhà xử lý quản trị tại Nga Sô và Trung Quốc chỉ huy các nền kinh tế, không mấy ảnh hưởng đến các thị trường Tây Phương cả. Nhưng nay, các chức quyền tại Abu Dhabi, Ankara, Bắc Bình, Brasilia, thủ đô Mexicô, Moscow -Mạc tư Khoa và Tân Đề Li - New Dehli làm ra những quyết định kinh tế về chiến lược đầu tư, sở hữu chủ quốc gia, điều hòa thị trường, lại vang dội khắp thị trường tòan cầu. Thách thức nhãn hiệu uy vũ mới của tư bản quốc gia - state capital xử lý càng bén nhọn thêm, vì khủng hỏang tài chánh quốc tế và suy thóai tòan cầu. Nay những nhà quán quân của thương mãi tự do và thị trường mở rộng cửa, phải chứng minh giá trị những hệ thống tự do này, cho một cử tọa quốc tế hòai nghi gia tăng. Phát triển này không phải đơn giản là một chức năng quyền lực Hoa kỳ suy giảm và ảnh hưởng tương đối của những quốc gia đang trỗi dậy. Nếu các chánh phủ các quốc gia này đã lựa chọn ôm chồm chủ nghĩa tư bản quốc gia - state capitalism, thì phần chia sẻ đang suy giảm của Hoa Kỳ ở thị trường tòan cầu đã được bù chì bằng lợi lộc tòan cầu, nhờ hữu hiệu và hiệu năng (cao). Thế nhưng chủ nghĩa tư bản quốc gia vươn lên, đã đưa vào thị trường tòan cầu việc thiếu hữu hiệu khổng lồ và châm thêm chánh trị dân túy- populist politics vào thể thức làm quyết định kinh tế.
Chủ nghĩa tư bản quốc gia có 4 diễn viên chánh: các tổ hợp công ty dầu lửa, các xí nghiệp quốc doanh, các nhà quán quân quốc gia tư nhân sở hữu chủ và các qũi giàu có tự chủ - sovereign wealth funds - SWF. Khi nói đến “Đại dầu lửa -Big oils”, chúng ta thường nghĩ đến các tổ hợp đa quốc gia tỉ như BP - British Petroleum, Chevron, ExxonMobil, Shell hay Total. Thế nhưng 13 hãng dầu lửa lớn nhất thế giới, tính theo dự trữ, lại do các quốc gia làm chủ và họat động, những công ty tỉ như Saudi Arabia‘s Aramco, National Iranian Oil Company, Petróleos de Venezuela SA, Russías Gasprom và Rosneft, China National Petroleum Corporation, Malaysia‘s Petronas và Braxil’s Petrobras. Những công ty quốcgia này chiếm 75% dự trữ dầu và sản xuất tòan cầu. Các dầu đa quốc gia nay chỉ sản xuất chừng 10% dầu trên thế giới và chỉ có khỏang 3% dầu dự trữ khắp nơi. Các tổ hợp đa quốc gia đã phải xử lý liên hệ với các chánh phủ chủ nhân họat động cạnh tranh thương mãi lớn hơn và tốt hơn là các tổ hợp đa quốc gia. Nhắc lại là yêu cầu năng lượng tòan cầu sẽ tăng thêm 45% từ năm 2006 đến 2030. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 7.3 triệu thùng dầu mỗi ngày (hiện nay Việt Nam sản xuất chừng 400 000 - 450 000 thùng mỗi ngày) và 85% dầu và sản phẩm dầu chở đến Trung Quốc từ Trung Đông xuyên qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Ấn Độ cũng sẽ lên hàng thứ 4 về mức tiêu thụ năng lượng, chỉ sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bổn. Ấn Độ tùy thuộc dầu lửa đến 33% tổng số năng lượng, 65% dầu lửa, 90% số này, Ấn Độ cần nhập khẩu cũng từ Vịnh Ba Tư (Iran).
Ở những lãnh vực khác như hóa học dầu lửa, phát điện, khai thác quặng mỏ, sản xuất sắt và thép, quản trị cảng và chuyên chở đường thủy, chế tạo vỏ khí, xe ô tô, máy móc nặng, viễn thông và hàng không, càng ngày càng thấy một số chánh phủ, can thiệp gia tăng thêm, chứ không chỉ đơn giản bằng lòng điều hòa thị trường thôi. Thay vào đó, các chánh phủ quốc gia muốn dùng thị trường để tăng cường vị trí chánh trị nội địa của mình. Các xí nghiệp quốc doanh giúp họ làm như vậy, phần lớn bằng cách củng cố tòan thể lãnh vực công nghệ. Endiama của Angola (kim cương), AzerEnerji (phát điện) của Azerbaijan, Kazatomprom (uranium) của Kazakhstan, Office Chérifien des Posphates của Ma Rốc, mọi công ty chủ nhân là chánh phủ, nay là những kẻ nắm trò chơi nội địa lớn nhất, theo lãnh vực của chúng họat động. Vài xí nghiệp chủ nhân là quốc gia đã tăng trưởng độc quyền vô cùng lớn mạnh, đặc biệt ở Nga là công ty độc quyền làm đường điện thọai cố định và xuất khẩu vỏ khí, ở Trung Quốc là công ty độc quyền nhom, hai công ty độc quyền về đường dây điện, những công ty chánh độc quyền viễn thông, ở Ấn Độ là Đường Hỏa Xa Quốc Gia, một trong những công ty không quân sự lớn nhất thế giới, có đến 1.4 triệu nhân viên.
Ở Nga, muốn thành công, mọi doanh vụ đều phải có liên hệ thuận lợi với quốc gia Nga. Những quán quân quốc gia - state champions đều bị một nhóm nhỏ đầu sỏ chánh trị kiểm sóat, có liên hệ mật thiết tốt đẹp với điện Cẩm Linh -Kremlin. Các công ty Norilsk Nickel (quặng mỏ) Novolipetsk Steel và NMK Holding (luyện kim), Evraz, SeverStaj, Metallo invest (thép) đều thuộc hạng này. Ở Trung Quốc, cũng giống như vậy, dù rằng căn bản chủ nhân rộng hơn, ít hình dạng cao cấp hơn, như đế quốc AVIC (máy bay), HuaWei (viễn thông), và Levono (máy computers)… Tất cả đều là những khổng lồ chủ nhân là chánh phủ, họat động do một nhóm nhỏ doanh nghiệp thân chánh quyền. Đảng Cộng Sản Trung Quốc - CCP không còn xem việc theo đuổi xa hơn nữa cải cách hướng thị trường thực sự, không xem đó là có lợi cho Trung Quốc. Tăng trưởng bùng nổ mà kinh tế phô bày sau một khích lệ tiên khởi do quốc gia chỉ huy, thuyết phục CCP là tự do hóa thực sự, nay không còn cần thiết và đôi khi còn đau đớn nữa là đằng khác. Dù các mục tiêu thế nào đi nữa, chánh quyền Obama phải nhận thức rằng sẽ rất khó khăn thay đổi mau lẹ quan điểm Trung Quốc, như bà ngọai trưởng Hillary Clinton vừa cho biết ở Quốc hội Hoa Kỳ. Cải cách hướng thị trường thật sự và rộng rải ở Trung Quốc vẫn là mục phiêu dài hạn của chánh sách kinh tế Hoa Kỳ. Thế nhưng bây giờ, tốt hơn là chánh quyền Obama tụ điểm vào ngọai giao kinh tế, để định giá và phản ứng với chiến lược của Chánh phủ Trung Quốc theo đề xướng năng nổ tăng trưởng do quốc gia dẫn đạo. Không nên suy đóan là Trung Quốc nay mai sẽ quay về cải cách thị trường.
Liên hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ là liên hệ kinh tế song phương lớn nhất thế giới. Nhập lại, Trung Quốc và Hoa Kỳ chiếm hơn 30% tổng lợi tức - GDPthế giới năm 2007. Năm 2008 thương mãi song phương lên đến 409 tỉ đô la Mỹ, gần gấp đôi con số 206 tỉ thương mãi giữa Nhật và Hoa Kỳ. Xuất khẩu Trung Quốc sang Hoa Kỳ ước lượng gần 7.7% GDP Trung Quốc. Cuối năm 2008, Bắc Bình nắm giữ trên 700 tỉ đô la Mỹ Công Phố Phiếu Hoa Kỳ - US Treasuries. Khủng hỏang tài chánh tòan cầu một phần do mất thăng bằng liên hệ kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc. Khởi đầu từ cuối năm 2002, chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đã khích lệ yêu cầu Hoa Kỳ quá đáng rồi, một lỗ thóat càng lớn hơn nữa cho cung cấp từ Trung Quốc cũng đã là quá đáng. Bắc Bình trực tiếp góp phần vào ưu thế tiền tệ lỏng lẻo ở Hoa Kỳ bằng cách tái chu trình đô la thương mãi thành phiếu nợ (trái phiếu) US, một chiến lược thóat thai từ quyết định của Bắc Bình giữ cho kế tóan tư bản Trung Quốc đóng kín và đồng yuan - nhân dân tệ không hóan chuyển tự do. Cùng lúc, tình trạng còn có thể tệ hại hơn nhiều, nếu cố gắng điều chỉnh những mất thăng bằng này làm quá mau lẹ hay theo những phương pháp sai lầm. Hoa thịnh Đốn lo ngại về khả năng của mình tiếp tục tài trợ chi tiêu công ở Hoa Kỳ (thiếu hụt ngân sách liên bang Hoa Kỳ tài khóa 2009 là 1.75 ngàn tỉ đô la và có thể cao hơn nữa với phí tổn Săn sóc Người Già - Medicare và An Sinh Xã hội - Social Security tăng vọt) và Trung Quốc giữ nhiều công khố phiếu US. Liên Bang Hoa Kỳ đã nợ mọi người đến 10 000 tỉ đô la. Hoa Kỳ nay là quốc gia thiếu nợ lớn nhất ở lịch sử thế giới và chưa có một quốc gia thiếu nợ khổng lồ lại có thể duy trì tình trạng đại cường quốc cả. Công nghệ nặng Hoa Kỳ hầu như gần biến mất, nhường chỗ cho các cạnh tranh ngọai quốc và như thể giảm nhiều khả năng có thể độc lập khi lâm nguy. (Theo Lesli H. Gelb, chủ tịch danh dự Ủy Ban Liên hệ Ngọai Giao Hoa Kỳ). Trung Quốc lo ngại về duy trì thương mãi, tăng trưởng, mà cuối cùng là làm ra nhiều công ăn việc làm; và thị trường Hoa Kỳ là khẩn thiết cho vấn đề này. Khủng hỏang tài chánh chỉ nêu thêm lên mức đặt cọc, hầu chấn chỉnh liên hệ kinh tế Trung Quốc - Hoa Kỳ.
Vấn đề là làm sao lôi cuốn Trung Quốc tốt đẹp nhất. Thương mãi tự do cống hiến cơ hội và lựa chọn cho doanh nghiệp và người tiêu thụ. Chánh sách bảo vệ giới hạn cả hai. Thuế quan năm 1930 của đạo luật Smoot- Hawley tăng đến mức kỷ lục 20 000 món hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, đồng thời cũng gây ra trả đủa trên thế giới, vô hình chung đào sâu thêm và kéo dài thêm Đại Khủng Hỏang- Great Depression, nhắc nhỡ chúng ta là thật đặc biệt nguy hiểm trong môi trường hiện hữu, để tổng thống Obama có thể rời xa thương mãi cởi mở. Cho nên ông buộc phải giao hiếu với Trung Quốc; ông chỉ có thể duyệt lại chánh sách thương mãi Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếu theo sự thiếu quan tâm của Bắc Bình trong việc thảo luận những vấn đề, tỉ như trợ cấp các doanh nghiệp quốc doanh, và quyết định Trung Quốc có vẻ ngưng đi cải cách hướng thị trường. Hoa Thịnh Đốn phải khuyến khích Trung Quốc tụ điểm vào một số biện pháp khả thi hẹp tầm. Năng lượng, môi sinh, đầu tư song phương là những đề tài tốt đẹp cho bàn thảo song phương, nhưng chương trình nghị sự phải được cấu tạo lại, nhấn mạnh vào một lọat cải cách có ý nghĩa hình dung chẳng hạn tự do hóa giá cả, bẻ cong ngự trị của chánh quyền trên các tổ hợp, che chở các công ty Hoa Kỳ khỏi các biện pháp buôn bán vụ lợi, giúp cho đồng tiền di chuyển tự do ra vào Trung Quốc. Đây là một tiến trình trì hõan, khó khăn hơn nhiều so với những kêu gọi tùy tiện thành lập nhóm G-2 (hai nước lớn Trung Quốc và Hoa Kỳ), hay một diễn đàn cao cấp không chánh thức để thảo luận, để gợi ý. Bước đầu tiên là phải hiểu rõ tình trạng thật sự của nền kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ chờ đợi những gì ở nền kinh tế này.
Phần bàn tay nhìn thấy được
Quốc gia, chánh quyền can thiệp vào nền kinh tế Trung Quốc không có gì là mới lạ cả. Đó là một đặc điểm thời kỳ Đặng Tiểu Bình cải cách. Năm 1998, lúc khủng hỏang tài chánh Á Châu ló dạng và Trung Quốc đang cố gia nhập Tổ chức Thương Mãi Quốc tế - WTO, tổng thống Giang Trạch Dân - Jiang Zemin và thủ tướng Chu Dung Cơ - Zhu Rongji đã cố công tăng cường đầu tư vào các cơ chế quốc doanh Trung Quốc. Khác biệt với thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, các năm 2002 - 2008, là chính quyền của hai nhà lãnh đạo này không ngưng nâng cao thêm nhiệm vụ quốc gia ở nền kinh tế, dù không hề có lụn bại kinh tế nào. Tuy nhiên vì phải nhân nhượng để gia nhập WTO, chẳng hạn giảm thuế quan, thực thi phần lớn năm 2005, những tiến bước mới gần đây hơn đã buộc quốc gia thối lui thị trường. Tuồng như bình thường trong tình thế khủng hỏang hiện nay, chánh quyền Trung Quốc sẽ nới rộng thêm can thiệp vào nền kinh tế, nhưng thật ra điều này đã làm từ lâu rồi.
Chánh quyền trung ương Trung Quốc mới đây, đã đảo ngược tiến bộ đáng kể về giải tỏa giá cả tự do, Trung Quốc đã làm 20 năm cải cách đầu tiên. Giá cả nhân công cũng tương đối tự do rộng rải, không bị chánh quyền can thiệp, nhưng gía cả tư bản (lãi xuất) không ở trong tình trạng này, khiNgân Hàng Nhân dân Trung Quốc- People’s Bank of China đặt ra một dãy bắt buộc, chật hẹp. Can thiệp của chánh phủ luôn luôn bóp méo giá cả tài sản căn bản, tỉ như giá đất, thường bị cấm hay không được đề xướng mua bán. Ủy Ban Quốc Gia đặt ra hay tái đặt giá cả mọi dịch vụ khẩn thiết: tiện ích, săn sóc y tế, giáo dục và chuyên chở. Dù rằng sác xuất hối đoái đã được tháo lỏng bớt 3 năm qua, Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc vẫn định mỗi ngày gía đồng Yuan đối với đồng đô la. Thăng trầm tiền tệ đặc biệt bị giới hạn, giá đồng Yuan đối với đồng đô la không được biến thiên quá 0.5% mỗi ngày. Thị trường Trung Quốc chưa bao giờ qui định giá bán hàng hóa bình thường. Khuynh hướng vài năm vừa qua là nới rộng thêm kiểm sóat giá cả hàng hóa. Chánh phủ kiểm sóat hòan tòan phân phối mễ cốc đã làm méo mó giá cả mễ cốc bán sỉ. Một tí lạm phát mới đây đã khiến chánh phủ hạn chế thêm trên giá cả bán lẻ. Lãnh vực năng lượng cũng luôn luôn bị điều hoà kỹ lưỡng. Chánh phủ áp dụng giá cả cao nhất cho than đá và sản phẩm dầu lửa, tỉ như xăng khi giá cả dầu thô tăng vọt trên thế giới giữa năm 2008 và bãi bỏ đi, khi dầu xuống giá. Kế họach lớn nhất cho lãnh vực năng lượng do Ủy Ban Quốc Gia - State Council đề ra cuối năm 2007 là để quốc gia có quyền tuyệt đối qui định giá cả.
Tương tự như thế, dù vài tài sản quốc gia Trung Quốc đã tư hữu hóa vào thời kỳ cải cách, đặc biệt giữa thập niên 1990, tư do hóa chưa bao giờ rộng trải và vào thập niên thứ 3 của chính sách cải cách, tự do hóa hòan toàn phai mờ đi. Chỉ riêng trong năm 2006, số cá nhân làm chủ doanh nghiệp đã giảm 15%, chỉ còn 16 triệu, một con số bé nhỏ ở một dân số là 1.3 tỉ người. Dữ liệu chánh thức đăng tải công khai trình bày là các công ty tư nhân thật sự chỉ đóng góp ít hơn 10% thuế tòan thể quốc gia trong 9 tháng năm 2007 và con số này lại ít hơn nừa vào đầu năm 2008. Ở Trung Quốc 100% sở hữu quốc gia bi pha lõang vì phân chia thành cổ phần, vài lọai cho các nhân vật không quốc doanh, tỉ như các công ty ngọai quốc hay các nhà đầu tư tư nhân. Hai phần ba xí nghiệp quốc doanh và chi nhánh ở Trung Quốc đã thay đổi như thế, khiến vài nhà quan sát ngọai quốc dán lại nhãn hiếu các công ty này là “ không quốc doanh - non state“ hay “tư nhân”. Nhưng cách tái xếp hạng này sai lầm. Bán cổ phần cũng không thay đổi gì kiểm sóat quốc gia cả: nhiều tá xí nghiệp vẫn là quốc doanh, dù chúng đã ghi danh ở hóan chuyển cổ phần ngọai quốc. Nói một cách thực tiễn, ba phần tư của 15000 công ty ghi danh cổ phần quốc nội, vẫn còn là quốc doanh, quốc gia kiểm sóat. Dù cho cổ phần ở tay nào đi nữa, mọi tổ hợp công ty quốc gia ở những lãnh vực then chốt cho nền kinh tế Trung Quốc, theo luật định phải do quốc gia làm chủ nhân hay kiểm soát. Những lãnh vực này bao gồm phát ra và phân phối điện, dầu lửa, than đá, hóa học dầu lửa và khí dầu thiên nhiên, viễn thông, sản xuất vỏ khí, máy bay và tàu thủy, máy móc và sản xuất ô tô, kỹ thuật thông tin, xây cất và sản xuất sắt thép kim lọai phi sắt. Xe lửa, phân phối mễ cốc, bảo hiểm cũng do quốc gia chủ trì, dù không có một nghi đinh nào qui định như thế cả. Thêm vào đó, các xí nghiệp cũng do cùng một nhóm chánh quyền điều khiển. Theo lệnh CCP, các chức quyền này khi thì làm ở tổ hợp, khi thì lãnh những chức vụ chánh quyền.
Hơn nữa, quốc gia thực thi kiểm sóat trên đa số còn lại của nền kinh tế Trung Quốc qua hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng. Cuối năm 2008, tiền cho vay lên đến gần 5000 tỉ. Tiền cho vay tăng trưởng mỗi năm gần 19% và đang gia tốc. Nói cách khác, cho vay có lẽ là lực kinh tế chánh của Trung Quốc đó. Quốc gia Trung Quốc là chủ nhân mọi cơ chế tài chánh lớn, Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc trao lại cho các cơ chế này những quotas cho vay mỗi năm, và cho vay do quốc gia chỉ thị, chiếu theo các ưu tiên quốc gia đặt ra. Hệ thống này làm cho các tư nhân mượn tiền khó chịu. Họ có thể cố gắng tăng ngân qũi bằng các bán bông phiếu quốc trái - bonds hay cổ phần, nhưng chính những vụ bán này cũng bị quốc gia ngự trị nữa. Thể tích bông phiếu do chánh quyền tung ra, cao 12 lần hơn các bông phiếu các tổ hợp.
Cải cách giật lùi
Một lý do khiến Hoa Thinh Đốn (Hoa Kỳ) bỏ sót, không nhìn thấy cải cách giật lùi là trên phương diện chánh thức, Trung Quốc đang lao đầu vào tiến trình tái cơ cấu lại nền kinh tế Trung Quốc. Thế nhưng cố gắng này không có đặc điểm gì gọi là cải cách thị trường cả thảy. Cố gắng nhằm giảm bớt số người tham dự ở nhiều ngành công nghệ, nới rộng thêm kích thước các xí nghiệp còn lại. Xuyên qua cả hai biện pháp, nó sẽ làm giảm bớt cạnh tranh. Đây không phải là chiến lược độc đáo của Trung Quốc: Nhật Bổn và Nam Hàn (Hàn Quốc) cũng đã thiết lập những cái gọi là quán quân - champions, hỗ trợ những nhóm tổ hợp lớn theo ý kiến là kích thước (lớn hơn) sẽ giúp các tổ hợp cạnh tranh tốt hơn ở thị trường tòan cầu. Hệ luận không nói ra ở chánh sách này là các hãng tư nhân nội địa và ngọai quốc, thường bị ngăn cản không cho cạnh tranh với các hãng ưu đãi này. Trung Quốc đã mến yêu ý niệm các (hãng) quán quân quốc gia ít nhất là đã 10 năm rồi và càng mến yêu thêm khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo nắm giữ chánh quyền. Thành quả tái cơ cấu thật đáng kinh ngạc. Kể từ khi ngành viễn thông được đăng tải rầm rộ, đã giảm từ 4 xuống còn 3 hãng, hiện nay chỉ còn 17 xí nghiệp quốc gia ở các ngành dầu lửa và hóa học dầu lửa, khí dầu, than đá, điện, viễn thông và lãnh vực thuốc lá. Hai hãng First Aviation và Second Aviation đã nhập một và hai hãng ở ngành công nghệ này có vẻ như là quá nhiều. Từ xi măng đến bán lẻ, mọi ngành công nghệ đều được củng cố. Chẳng hạn, thay vì cho cạnh tranh để bớt lợi lộc trên trời rơi xuống, từ dầu thô và đào thải các nhà cung cấp sản phẩm dầu lửa không hữu hiệu, Ủy Ban Phát triển và Cải cách Quốc gia đã tăng thuế trên dầu thô ở ba hãng quốc doanh dầu lửa Trung Quốc - ba hãng này nắm trọn ngành công nghệ dầu thô- , trong khi đó lại trợ cấp các hãng này ở lãnh vực lọc dầu, nơi ba hãng đối diện nhiều hãng nhỏ cạnh tranh. Quốc gia hiện nay đang đóng vai trò chánh trong mọi họat động liên quan đến dầu lửa Trung Quốc.
Tự do kinh tế cũng bị tước bỏ bớt bằng nhũng rào cản dựng lên ở đầu tư ngọai quốc trực tiếp - foreign direct investment, FDI, cuối năm 2005. Những dịch vụ FDI khô cạn đi bắt đầu từ năm 2006 và rất hiếm hoi ngay cả trước cuộc khủng hỏang kinh tế hiện hữu. Những thành quả chánh thức của chức quyền là những bóp méo thực tế. Theo các con số chánh phủ, ở Trung quốc FDI tăng thêm hơn 13% năm 2007. Tuy nhiên Hiệp Hội Âu Châu báo cáo là đầu tư ở Trung Quốc đã rớt xuống từ 7.9 tỉ năm 2006, chỉ còn khỏang 1.5 tỉ năm 2007. Con số FDI chánh thức là do các ngân khỏan xí nghiệp nội địa chuyển về, qua Hồng Kông và các trung tâm tư bản ngòai xứ. Tăng gia 55% của FDI, 5 tháng đầu 2008 so vói 5 tháng đầu 2007 của bộ Thương Mãi Trung Quốc ước lượng, phần lớn là thành quả của đầu cơ tài chánh hơn là một cố gắng phát triển kỹ thuật mới hay tạo ra những công ăn việc làm mong muốn. Thiếu hụt FDI thực sự không phải là một tai nạn, sự cố: Bắc Bình đã cố tình quyết định giới hạn đi vào thị trường. Tháng 10/2005, nhóm Carlyle, một hãng tư nhân Hoa Kỳ cổ phần không cố định - private equity firm muốn mua hãng quốc doanh cơ khí Xuzou Construction Machinery Group đã bị từ chối, đảo ngược lại quan điểm trước đó.
Quốc Hội Nhân Nhân Quốc gia Trung Quốc, tháng 3 năm 2006, đã phủ quyết nhiều vụ bán khác đã được chấp thuận từ trước. Nhiều công nghệ khác được xem là “chiến lược” và cấm các đầu tư ngọai quốc không đựơc lui tới. Hai đạo luật gần đây được khoe khoang là cải cách thị trường, thật sự còn đặt thêm nhiều giới hạn trên các họat động các hãng ngọai quốc ở Trung Quốc. Luật chống độc quyền mới cũng không đề xướng cạnh tranh gì cả. Đáng kể ra nhất là luật mới này chứa đựng những “ngọai lệ” cho tất cả mọi ngành công nghệ quốc gia kiểm sóat và mọi công nghệ xem là quan trọng cho an ninh quốc gia. Những đề nghị tư bản ngoai quốc đòi mua, còn phải bị duyệt xét trên hai phưiơng diện an ninh quốc gia vàchống liên hiệp xí nghiệp độc quyền - antitrust probe. Những sàng lọc này cũng đã có ở nhiều quốc gia khác, nhưng định nghĩa rộng rải của CCP về thế nào là “an ninh quốc gia” thật đặc biệt khó khăn. Các nhà điều hòa Trung Quốc còn có thể ngưng hay giới hạn tác quyền intellectual proprety rights, nếu chúng tỏ ra là đã bị lạm dụng, sử dụng cốt tạo ra độc quyền. Quốc gia Trung Quốc từ lâu đã xem môn bài tác quyền - patent là không công bằng và nay họ đã có những phương tiện pháp lý hành động chống đối.
Tăng trưởng, mãi mãi tăng trưởng
Cải cách thị trường dãy chết, một phần là vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi tăng trưởng GDP, thiệt hại cho mọi lãnh vực khác. Quyết định có nhiều lợi điểm. Nếu như Trung Quốc không có hiệu xuất kinh tế đáng kinh ngạc trong 3 thập niên qua, đặc biệt từ 2002 đến 2008, Trung Quốc sẽ không được xem là một đại cường kinh tế ngày nay. Dù rằng yếu kém xuất khẩu cũng còn làm cho Bắc Bình nghiến răng trèo trẹo, năm 2008 thặng dư thương mãi đã là 295 tỉ đô la. Theo Cục Thống Kê Quốc Gia Trung Quốc, từ tháng 6 năm 2002 đến tháng 6 năm 2008, GDP Trung Quốc đã tăng hơn gấp ba và xuất khẩu hơn gấp bốn. Tăng trưởng mau lẹ đã tạo công ăn việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp dân thị thành có ghi danh, chỉ còn 4%, thấp hơn ước lượng của chánh phủ là 4.5%. Con số này có thể giảm mức thất nghiệp thật sự, vì đã bỏ quên nông thôn và giới thị thành không ghi danh, những cũng phản ảnh khá chính xác tình trạng công ăn việc làm ở khuôn khổ rộng lớn hơn. Lương bổng dân thị thành cũng vọt mạnh, tăng 18% từ năm 2007 đến năm 2008 (chưa điều chỉnh theo lạm phát). Ảnh hưởng tốt của gia tăng lương bổng là mức bán lẻ đã gia tăng 21% (cũng chưa điều chỉnh lạm phát), vào thời gian này. Lẽ dĩ nhiên là cũng có nhiều thất bại sau 6 năm phát triển dữ dội mà dễ thấy nhất là ở ngành lương thực và lạm phát. Theo kinh tế gia Wang Tongan của viện Hàn Lâm khoa học xã hội Trung Quốc, tháng 8 năm 2008, hiện nay Trung Quốc, công cuộc đầu tư là một thành phần quan trọng để sinh cường yêu cầu trong nước. Lập luận này hữu lý nếu sác xuất tăng trưởng không cao trên 10% và nếu sinh cường này không phải là tăng trưởng đầu tư thị thành, nay đã trên 25%.
Những đặc điểm này khiến cho cộng tác Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ khó khăn hơn ở các lãnh vực lo ngại môi sinh và năng lượng. Trung quốc muốn bảo vệ môi sinh và chuyễn qua những nguồn năng lượng sạch hơn. Thế nhưng, ở Trung Quốc, những bóp méo hãi hùng hệ thống tài chánh và tăng trưởng đầu tư quá đáng để duy trì sản xuất ở những mức độ kể trên, lại tiêu thụ những số năng lượng khổng lồ và làm nghèo kiệt môi sinh. Chẳng hạn, Bắc Bình đã chi tiêu đồ sộ ở điện hạt nhân, khí dầu và gió trong cố gắng đa dạng hóa các nguồn năng lượng quốc gia và lìa xa than đá, đã đóng cửa khai thác những mỏ than nhỏ. Tuy nhiên sản xuất than đá đã nhảy vọt từ 525 triệu tấn năm 2002 đến mức chóng mặt là 1.26 tỉ (ngàn triệu tấn năm 2008). Ngay trong tháng 8 năm 2008, Ủy Ban quốc gia đã nhấn mạnh là cần sản xuất thêm nhiều than đá, để hỗ trợ sản xuất công nghệ lớn hơn nữa.
Hai bên cần thỏa thuận
Chánh sách kinh tế Trung Quốc đã vượt qúa tầm tay Hoa Kỳ. Nhiều nhất là chánh quyền Obama có thể kiểm sóat cách nào đối thọai, gài Trung Quốc vào. May mắn là một khung cảnh hữu hiệu để làm như thế đã có sẵn: Đối thọai kinh tế Chiến lược - Strategic Economic Dialogue, SED, do George W.Bush và Hồ Cẩm Đào thiết lập tháng 9 năm 2006, bổ sung cho các cơ chế cao cấp song phương. Bao gồm Ủy Ban chung về Thương mãi, Ủy ban hội họp chung về Khoa học và Kỹ thuật, và Hội Thảo Các Vấn đề Tòan cầu, giữa hai bộ Ngọai Giao Mỹ và Tàu.
Hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới trực diện với nhiều vấn đề quyền lợi chung và chống đối nhau - Thương mãi, đầu tư, môi sinh, y tế và khảo cứu khoa học - một cơ chế đàm phán lung tung như vậy là hiển nhiên. Điều này có nghĩa là phía Hoa Kỳ sẽ liên quan đến các bộ Thương Mãi, Ngọai Giao, Tài chánh và các đại diện giao thương và phía Trung Quốc là một phái đoàn do một phó thủ tướng lãnh đạo cùng đại diện các bộ Thương Mãi, Tài Chánh, Ủy Ban Phát triển Quốc Gia và Cải Cách. Bất cứ vấn đề nào cũng cần đóng góp của nhiều bộ: vấn đề tự do hóa kế tóan - tư bản, chẳng hạn, liên quan đế các bộ Thương Mãi, Tài chánh và đại diện Giao thương Hoa kỳ; cũng như bộ Thương Mãi, Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc, và Ủy Ban Phát triển và Cải Cách Quốc Gia Cần duy trì cơ chế SED cũ hay tạo ra một cơ chế mới tương tự.
Mặt khác, bộ Tài Chánh (Treasury) Hoa Kỳ không nên lãnh đạo vai trò ở cơ chế như trước nữa. Do thúc dục của Hoa kỳ, một phó thủ tướng Trung Quốc đã lãnh đạo SED. Tốt hơn nữa, nếu chính thủ tướng Trung Quốc, chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia - State Council lãnh đạo mọi thảo luận. Tương tự như thế, phía Hoa Kỳ, Phó tổng thống Hoa Kỳ cần nhận đủ uy quyền để đàm phán. Bộ trưởng Ngoai giao Hillary Clinton cũng có thể là một lựa chọn tốt, nếu không cử Phó tổng thống. Vì Trung Quốc cho rằng bà là trên hết mọi bộ trưởng. Trái lại bộ trưởng Tài Chánh Timothy Geithner không được Trung Quốc xem có uy tín như vậy, địa vị kém hẳn bộ trưởng Tài Chánh cũ là Paulson. Thay vì đòi hỏi một tư nhân hóa rộng rải mà đối phương không muốn nghe nói tới, có lẽ chánh quyền Obama cần đeo đuổi những cải thiện thực tế và xử lý được, tụ điểm đạt cho được từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, cam kết dài hạn ở những lãnh vực như tự do hóa lãi xuất, sác xuất hối đóai và giá cả năng lượng …..
(chiếu theo Robert D. Kaplan, Derek Scissors, Ian Bremer ở nguyệt san Foreign Affairs, các tháng 3 - 4 và 5 - 6 năm 2009).
Irvine, Ca Li, 4 tháng 5 năm 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét