Một quan điểm sử học khác chính thống về Thế Chiến Thứ Hai , xa xưa :
Những Ngày Ô Nhục hay Khói mù và Gương chiếu
G S Tôn Thất Trình
Sau đây là quan điểm của Nicholson Baker ở sách ông viết “ Khói mù người - Human Smoke” , Khởi sự Thế Chiến Thứ Hai , Chấm dứt Văn Minh.
Mọi sách cần bán chạy, nhưng Thế Chiến Thứ Hai , nhắc nhở đến chém. giết nhạt nhẻo cái gọi là thế Chiến Thứ Nhất ( Việt Nam thời Toàn Quyền Decoux !940- 45, đã đề cao những người Việt dân Pháp, chết trận Thế Chiến Thứ Nhất 1914- 1918, như quan ba Đổ hửu Vị chẳng hạn , xây đài chiến sĩ Việt trận vong ở bờ sông Hương , gần trường Khải Định- Đồng Khánh mà nhà thơ Tố Hửu khi còn tinh thần quốc gia , chưa thờ ma Sô Viết, đã mĩa mai : “ bỏ thân những tưởng vì non nước, đâu biết mình riêng đã dối mình . “ Đúng vậy sách đặc biệt khó bán chạy . Thế nhưng tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt và thủ tướng Churchill đã khéo léo, những láo tóet hai người thốt ra vẫn còn tồn tại mãi với chúng ta cho đến nay, theo lời Mark Kurlansky, biên tập viên nhật báo The Los Angeles Times.
Sách “Khói mù người “ của Nicholson Baker là một cuốn sách khảo cứu tỉ mĩ và cấu trúc tốt đẹp , chứng minh Thế Chiến Thứ Hai là một chuyện láo khóet lớn nhất dựng lên tòan vẹn ,ở lịch sử cận đại . Theo thần thọai, hai nhà chính khách Anh và Mỹ ngây thơ tin rằng họ có thể thuyết phục được những kẻ phát xít hung bạo là Hít le- Hitler của Đức và Đông Điều - Tojo của Nhật. Đối điện với mềm yếu , Hít le và Đông Điều cố gắng đọat chiếm hòan cầu và Hoa Kỳ và Anh Quốc đã phải buộc lòng sử dụng sức mạnh quân sự chận đứng họ.
Vì chưng Baker căn bản là một nhà viết truyện , chúng ta có thể chờ đợi ,khi ông kể ra một đề tài nặng kí như thế, ông sẽ viết ra bằng ngọn lữa cháy rực và bi thảm . Độc giả sẽ thọat tiên thất vọng , thế nhưng một trong thế mạnh của sách là đã tránh được cách diễn đạt hưng thịnh, chiếu theo lọai văn vần gầy còm các nhà báo sử dụng . “ Khói mù người “ là một lọat chụp nhanh có trật tự viết hay và sán lạn. Theo đúng chiều dài của những thông báo tin tức khẩn trương Baker phát biểu là ông muốn nêu lên những vấn đề về Thế Chiến Thứ Hai : “ thế nào là một “ chiến tranh tốt “? tổ chức chiến tranh có giúp ai cần phải giúp khổng ? “ Lối viết rất hửu hiệu của ông là muốn cống hiến những sự kiện, tùy độc giả tự kết luận .
Sự kiện thật là uy mảnh . Baker trình bày, từng bước một , cách nào đồng minh do những nhà lảnh đạo tin mù quáng ngự trị, thường chống đối cọng sản hơn là phát xít, bị bán võ khí ám ảnh và ngứa ngáy trong cuộc chiến đấu xô đẩy thế giới vào chiến tranh . Tinh thần chống Do Thái đầy rẫy phía Đồng Minh. Nói về Franklin Roosevelt , Baker lưu ý là khi còn là một luật sư New York , năm 1922, Roosevelt “ nhấn mạnh là dân Do Thái chiếm 1/3 sỉ số sinh viên vào học năm thứ nhất đại học Harvard “ và sử dụng uy tín của ông để thiết lập quota cho dân Do Thái vào trường Harvard . Trong nhiều năm , ông cản trở giúp đở dân Do Thái ở Âu Châu và cho đến cuối năm 1939, ông làm ngã lòng thông qua dự luật Wagner- Roger , một cố gắng Quốc hội Mỹ cứu vớt trẻ em Do Thái . Năm 1939 , thủ tuớng Anh Neville Chamberlain, khi Đức đối xữ tàn nhẫn dân Do Thái tuyên bố ” không còn nghi ngờ gì nữa , dân Do Thái không đáng thương. Tôi không lý gì đến họ cả . “ Khi thế chiến bắt đầu , Winston Churchill muốn nhốt tù tất cả dân di cư Do Thái Đức , vì họ là dân Đức . Theo nhật báo New York Times , ngày mồng ba tháng chạp năm 1939 , kiểu lảnh đạo này thật là thỏai mái biết bao cho phát xít Đức Nazis, đang cố hình dung một cách thảy bỏ dân Do Thái ở Đức mà không sợ dư luận quốc tế bừng dậy buộc tội.
Churchill là một một khuôn mặt thể trội ở sách “ Khói Mù Người “ , được diễn tả là một kẻ gây chiến sát máu . Năm 1922 , Churchill không hài lòng sự kiện là Thế Chiến Thứ Nhất không kéo dài thêm tí nữa, để Anh Quốc thiết lập xong xuôi không lực Anh , hầu thả bom Bá Linh- Berlin và trung tâm Đức Quốc “. Nhưng không , ông lại than vãn , là ông phải ngưng dội bom, vì chưng Anh quốc thiếu hẳn dân Đức và kẻ thù . “ Churchill không bị tinh thần chống phát xít thúc đẩy . Ở sách “ Người Cùng thời Lớn lao- Great contemporaries “ ,xuất bản năm 1937 , ông mô tả” Hít- le như một công chức khả năng cao , dễ chịu, bình tĩnh và hiểu biết đầy đủ “ . Sách này tấn công tàn nhẫn Leon Trostsky . ( Điều gì Leon Trotsky đã sai quấy ? Trotsky là một dân Do Thái !. Không gì bỏ qua được điểm này . )_ Churchill liên tiếp khen ngợi Mussolini,cho rằng Mussolini phong cách hiền lành và đơn giản. Năm 1927 , ông nói với một cử tọa La Mã – Roma : “Nếu tôi là dân Ý , chắc chắn là tôi sẽ cùng quí vị, từ khi bắt đầu đến cuối cuộc chiến đấu vinh quang , chống lại các tham lam và say mê thú dữ của chủ nghĩa Leninism . Churchill xem phát xít là liều thuốc giải độc cho virus Nga, theo như lời Baker . Năm 1938, ông nhận xét trên báo chí là Anh Quốc sẽ không bao giờ thất trận , và hy vọng “ là dân Anh phải tìm cách để cho Hít-le hướng dẫn Anh Quốc trở lại vị trí đứng đắn của mình, giữa mọi quốc gia . “
Như sách Baker tỏ rỏ , Cọng Sản giữa hai Thế Chiến , không phải là Phát xít , mới đích thị là kẻ thù . David Loyd George , nguyên là thủ tướng Anh ở Thế chiến Thứ Nhất , dè dặt nói, năm 1933 , năm Hit - le lên nắm chính quyền : “ nếu như Đồng Minh xử lý lật đổ Nazism “ thì ai sẽ thay thế Nazism đây ? Cọng sản cực đoan !. Chắc chắn đó không phải là mục đích của chúng ta “ . Hơn cả chế độ Cọng sản , kẻ thù số 1 của Churchill , vào các thập niên 1920 và 1930, lại chính là Mohandas Ghandi và chủ thuyết bất bạo động . Churchill cảnh cáo rằng không chóng thì chầy , chúng ta phải nắm bắt chủ thuyết này và cuối cùng đập tan nó .
Vàothập niên 1930 , ngành công nghệ Hoa Kỳ được tự do bán cho Dức và Nhật bất cứ gì hai nước này muốn mua, kể cả vỏ khí . Để khỏi thua thiệt, Anh và Pháp bán xe tăng và phi cơ phóng pháo cho Hít-le . Kêu gọi của Joseph Tenemaum thuộc Quốc hội Do Thái Hoa Kỳ , hòan tòan bị bỏ rơi . Không có một cố tâm nào chận đứng , cách ly, ngăn chặn hay lật đổ Hít – le . Không phải vì ngây thơ mà vì thương mãi. Lúc này là Thời Khủng Hoảng Kinh tế . Có nhiều người Đức muốn lật đổ Hít- le , nhưng Hoa Kỳ và Anh Quốc kìm hảm cố gắng này . Baker trình bày là Nhật , rất sớm từ năm 1934 , đã than phiền là Roosevelt cố tình khiêu khích Nhật . Tháng giêng năm 1941, Nhật phản đối tăng cường xây dựng quân sự ở Hawaii . Joseph Grew, đại sứ Hoa Kỳ ở Nhật , báo cáo các tin đồn phản ứng của Nhật sẽ là tấn công bất ngờ Trân Châu Cảng - Pearl Harbor. Tuy vậy theo thần thọại Thế Chiến Thứ Hai , Hoa Kỳ vãn bình thản yên giấc, không mảy may sửa sọan chiến tranh, khi thật sự bất ngờ bị tấn công lén hèn nhát. ( Có lạ lùng không, khi nói dân Á Châu thực hiện tấn công lén lút- sneak attacks và dân Tây Phương tung ra những công kích tấn công trước, lọai quân địch -preemtive strikes ? ) một năm trước đó , Baker cho thấy Roosevelt đã qui họach thả bom ở Nhật- một nước đã xâm lăng Trung Hoa, nhưng Nhật không ở tình trạng chiến tranh với Hoa Kỳ - từ các căn cứ không quân Trung Hoa với phi cơ Mỹ và nếu cần , do phi công Mỹ lái . Trân Châu Cảng là một mục tiêu đơn thuần quân sự, thế nhưng Roosevelt muốn dội bom các thành phố Nhật với bom lữa. Rooesevelt đã được cam kết là những thành phố Nhật, nhiều khi không có gì là thị trấn quân sự, sẽ cháy mau lẹ, vì xây cất phần lớn bằng gỗ và giấy .
Chắc chắn là dân gian Mỹ sẽ thật sự nổi giận, khi Baker chỉ trích cuộc chiến tranh dân Hoa Kỳ ưa thích. Nhưng Baker không làm ra câu chuyện bằng tin đồn tán gẩu chuyện vặt . Sách tra cứu tài liệu đàng hòang với những chú thích và qui định tác giả dồi dào . Dáng yêu kiều những chụp nhanh cấu trúc đẹp đẽ, nói lên chúng không phải là những lời công kích, để riêng tùy ý cho bạn xếp đặt lại mọi điều . Đây có thể là một trong những cuốn sách quan trọng nhất, bạn chưa từng đọc . Sách có thể giúp thế giới hiểu biết là không có cuộc Chiến Tranh nào là Chính. Trực- Just War cả . Thảy đều là chiến tranh: và chiến tranh không do những nhà chủ nghĩa biệt lập- isolationists hay các kẻ tham hòa bình- peaceniks gây ra , mà là do các người đề xướng chiến tranh – promoters of warfare .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét