Cập nhật quan điểm mới về điện hạt nhân , có lẽ Việt Nam nên theo dõi kỷ hơn nữa , khi dự liệu làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận ,. nhờ Ấn Độ ( Tata Corp. ) giúp đở khai thác mỏ uranium ở các vùng đất hiếm ( Lai Châu – Sơn La ? ), và Hoa Kỳ chuyễn đổi các thanh châm lò nguyên tử có thể làm plutonium , thành thanh châm chỉ dùng được làm điện hạt nhân, ở lò nguyên tử Đà Lạt:
1- Các nhà Xanh - Green Môi Sinh cho là điện hạt nhân tốt cho Hoa Kỳ hơn
Giá dầu thô , khío dầu lên quá cao , nên một số nước Âu Châu chống dùng than đá thải C0 2 hâm nóng địa cầu như Đức Quốc , nay lại đề xướng dùng than xấu , nhiều ẩm độ là lignite vùng Rhur ,gần Alsace Lorraine ( Pháp ) chạy nhà máy điện . Cũng như Hoa Kỳ ( chánh quyền Bush ) , Ấn Độ , Trung Quốc …cương quyết tiếp tục xây dựng nhà máy điện chạy bằng than đá . Nhắc lại là Ấn Độ hỏi mua than đá anthracite của Việt Nam, và mới đây có tin là tham nhũng đã làm tan biến 10 triệu tấn than đá miền Bắc sang Trung Quốc ( ? ) , báo chí bên nhà đã phanh phui .
Trong số báo nguyệt san Discover-Khám Phá, tháng 6 / 2008, nhà khoa học James Lovelock, cách đây đúng 4 năm , đã làm bấn lọan nhiều kẻ cuồng nhiệt ủng hộ ông . Locelock được kính nễ ở phong trào xanh ( bảo vệ môi sinh ) nhờ phát triễn giả thuyết Gaia hypothesis , nối kết mọi điều trên Trái Đất với tổng thể hửu cơ, năng động. Ông viết ở trang xã luận nhật báo The Indepedant – Độc Lập : “ chúng ta không còn thì giờ thí nghiệm các nguồn gốc năng lượng viễn vông nữa rồi . Văn minh thế giới đang bị đe dọa hiểm nguy sắp xảy ra đến nơi và cần phải sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân – nuclear , nguồn năng lượng an tòan có sẳn , ngay từ bây giờ : hay hành tinh chúng ta bị xúc phạm, sẽ làm chúng ta đau đớn.
Lovelock giải thích quyết định của ông tán thành điện hạt nhân là do thúc đẩy lo sợ hậu quả của hiện tượng hâm nóng địa cầu và những báo cáo tăng gia phát thải nhiên liệu hóa thạch , đẩy mạnh hâm nóng . Trưởng ban Chương trình Môi Sinh Con Người viện đại học Rockefeller, Jesse Ausubel , mới đây cũng đồng tình với Lovelock . Ausubel viết : Dưới tư cách một nhà khoa học Xanh , tôi nồng nhiệt lưu tâm đến tiết kiệm đất đai , để đất đai lại cho thiên nhiên. Hầu đạt kích thước, muốn chúng góp phần quan trọng vào yêu cầu năng lượng tòan cầu , các nguồn năng lượng tái sinh được , tỉ như gió , nước , và sinh khối – biomass, sẽ gây ra nhiều tai hại môi sinh nặng nề. Đo lường tái sinh tính theo watts trên mỗi mét vuông , hạt nhân có ưu điểm đồ sộ đối với các đối thủ cạnh tranh. “ Những điều này đã khiến nhiều nhà môi sinh học lỗi lạc thiện cảm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới . Gyneth Cravens , nguyệt san Khám Phá cho biết cũng thay lòng đổi dạ . Trước đây Cravens cũng chống đối điện hạt nhân , nhưng khi Cravens làm khảo cứu viết sách : Điện để cứu nguy Thế giới : Sự thật về Năng lượng Hat nhân : Power to Save the World : The Truth About Nuclear Energy , Craven đã hòan tòan thay đổi thái độ .
Theo bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, dù chỉ muốn duy trì tỉ lệ điện hạt nhân ở mức 20 % mức cung cấp điện , Hoa Kỳ phải xây dựng thêm 3 hay 4 nhà máy điện nguyên tử một năm , khởi đầu năm 2015 . Nhắc lại là hiện nay Hoa Kỳ có 104 nhà máy điện hạt nhân đang họat động . Nhưng 30 năm qua , Hoa Kỳ không xây thêm một nhà máy hạt nhân nào cả , một phần vì công chúng Hoa Kỳ ghét tệ nhà máy điện hạt nhân , sau sự cố Three Miles Island năm 1979 và tai họa Chernobyl năm 1986 . Nay hảng NRG Energy , tọa lạc tại Princeton , New Jersey, đã thò đầu , thò cỗ, đưa ra dự án xây cất hai lò phản ứng hạt nhân mới cơ sở Dự Án Nam Texas, gần Bay City Những lò phản ứng này sẽ có khả năng tạo ra một tổng số điện là 2 700 magawatts , đủ điện thắp cho 2 triệu gia đình Mỹ.
Riêng Hoa Kỳ đã bơm vào khí quyễn tương đương gần 7 tỉ tấn C02 ( carbon dioxide ) năm 2005 . Hơn 2 tỉ tấn này phát xuất từ các nhà máy điện . Điều này không lạ lùng gì cả , khi Hoa Kỳ đốt cháy nhiên liệu hóa thạ ch làm ra 70% điện ở Hoa Kỳ Phân nữa số điện do hơn 500 nhà máy đốt than đá tạo ra . Ngoài việc góp phần vào hâm nóng tòan cầu , ô nhiễm của chúng gây ra có một ảnh hưởng quan trọng trên sức khỏe dân gian .Mỹ . Đốt than giải tỏa ra các hạt nhỏ tí xíu, giết chết 24 000 dân Mỹ mỗi năm và hàng trăm ngàn ca vấn đề đau phổi , đau tim .
Yêu cầu điện ở Hoa Kỳ sẽ tăng gia vào khỏang gần 50% đến năm 2030 , theo ước tính Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ. Đáng tiếc là các nguồn năng lượng tái sinh , như gió và mặt trời khó lòng thỏa mãn nổi yêu cầu này. Hiện tại , các cơ sở dùng gió và mặt trời cung cấp ít hơn 1. 5 % điện ở Mỹ và sản xuất ngắt quảng và còn cần nhiều chục triệu năm nữa mới đưaa được nhiều điện vào mạng lưới phân phối điện . Ausubel lưu ý là muốn thõa mãn yêu cầu điện năm 2005 ở Hoa kỳ , khỏang 4 triệu megawatts – giờ, bằng sức gió thổi liên tục ngày đêm , cần những nông trang gió – wind farms bao phủ 780 000 km2 , hay 301 000 dặm Anh vuông , hơn hai lần diện tích tòan cõi Việt Nam và lớn hơn cả diện tích bang Texas . Theo phân tích của Ausubel , điện mặt trời cũng không khá gì hơn. điện làm ra từ một phần tư lõi một lò phản ứng hạt nhân cần 2.5 mẩu Anh – acre tế bào mặt trời . Điện suối nước nóng – geothermal cũng cần vài chục năm nữa mới góp phần có ý nghĩa vào ngân sách điện Hoa Kỳ.
Theo chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành NRG David Crane , hạt nhân có sức mạnh đổi thay kim chỉ dẫn, trong công cuộc chống lại hâm nóng tòan cầu . Trong khi phí tổn trung thực xây cất nhà máy hạt nhân mới không rẽ tí nào cả , trong dài hạn ,đây là một phương thức rất kinh tế để sản xuất điện . Tuy nhiên, nay NRG đã là mục tiêu của chống đối la ó . Các nhóm môi sinh Quốc gia , và vài nhóm ở Texas như Câu Lạc Bộ Serra và Công Dân Công cọng, không muốn thấy yêu cầu điện mới ở Hoa Kỳ do điện hạt nhân thõa mãn . . Karen Hadden, giám đốc Liên Minh Phát triễn Kinh tế và Năng lượng Vững bền , tụ họp thêm nhiều nhóm khác tham dự cuộc chiến, nói : mọi người chúng tôi đều chống đối mảnh liệt . Chúng tôi sẽ chống đối các lò phản ứng . Bà ta cũng như những kẻ chống đối khác, nhấn mạnh là điện hạt nhân không an tòan và tốn kém , và đã chuyễn đô la Mỹ ra khỏi công tác bảo tồn , hửu hiệu năng lượng , gió , mặt trời và các kỷ thuật tồn trữ năng lượng .
Lo ngại dân gian về điện nguyên tử truyền thống, tập trung vào hai vấn đề : hiểm nguy lan tràn bụi phóng xạ khi có sự cố và phế thải hạt nhân . Sau 9/11, an ninh hạt nhân là vấn đề thứ ba ở Hoa Kỳ . Khảo cứu Gwyneth Cravens cho thấy là những lo sợ này không đúng căn bản . Theo khảo sát của Ủy ban Điều hòa Hạt nhân - Nuclear Regulatory Commission , NRC thiết lập cho biết là tai họa kiểu Chernobyl không thể xảy ra ở Hoa Kỳ, vì các lò phản ứng Mỹ không có những sai lầm họa kiểu, đã khiến Chernobyl nổ toang . Mỗi lõi lò phản ứng điển hình ở Hoa Kỳ đều được bao quanh bằng nhiều rào kín , chận đứng thóat ra ngòai các vật liệu phóng xạ, ngay cả khi xảy ra sự cố . Chernobyl không có những rào kín này .
Theo điều tra của NRC, tai nạn lò phản ứng thương mãi tệ hại nhất ở Three Mile Island số 2 , đã được chận đứng thành công dù bị nung chảy bán phần . Môt số lượng bé nhỏ khí phát xạ rađiô đã được cho thổi ra ngòai từ các xây cất lò phản ứng , nhưng nhiều nghiên cứu độc lập được chuyên viên đồng nghiệp duyệt xét , không xác định bất cứ một ảnh hưởng y tế nào do phô bày đem tới . Từ ngày đó , nhiều biện pháp điều hòa an tòan bổ túc đã được thiết lập. Những lò phản ứng sẽ được NRG dùng ở Dự án Nam Texas là một lọai mệnh danh Lò Đốt sôi Nước Tiên tiến – Advanced Boiling Water Reactor, một lò mới nhất kiểu lò phản ứng xưa cũ nước nhẹ - light water reactor , đã được dùng an tòan nhiều chục năm qua. Những lò phản ứng này có đặc điểm đáng chú ý là dùng nước làm mát lạnh lõi và chạy tua bin phát xuất điện , cũng rất khẩn thiết duy trì phản ứng hạt nhân dây chuyền . Tóm tắt , các nguyên tử phân hạch – fission atoms ở lò phản ứng hạt nhân phát ra neutron, du hành quá mau lẹ, cho nên không gây ra một cách hiệu quả những nguyên tử khác phân hạch. Nước làm chậm các neutron , giúp phản ứng dây chuyền tiếp tục theo bước tiến vững chắc . Khi có sự cố, những hệ thống đa phương sẽ làm dòng nước làm mát chảy qua lõi và kiểm sóat các thanh sẽ hạ nhiệt độ mau chóng , tự động làm tắt các phản ứng hạt nhân .
Còn phế thải thì sao ? Uraniumlà một nguồn năng lượng hết sức dày đặc , cho nên thể tích phế thải rất là nhỏ bé. Theo David Bradich , một nhà phân tích dữ liệu ở Viện Năng lượng Hạt nhân, một viên nhiên liệu đo chừng 0.07 ngón khối Anh – cubic inch ( kích thước khỏang đầu mút ngón tay bạn ) và chứa năng lượng tương đương 1780 cân Anh than đá . 104 nhà máy điện ở Hoa Kỳ sản xuất mỗi năm chừng 800 tỉ kilowatt- giờ và làm ra chừng 2000 tấn nhiên liệu hạt nhân tắt mỗi năm . Ngược lại đốt cháy than đá , ở Hoa Kỳ, sản xuất 100 triệu tấn vật liệu độc hại một năm .
Tại cácnhà máy điện nguyên tử, nhiên liệu tắt , hiện nay được chuyễn qua từ hồ nước đến những thùng ton nô bê tông, có thể chứa an tòan phế thái một thế kỷ. Và nhiên liệu hạt nhân tắt này , còn chứa đến hơn 95% năng lượng của nó , có thể tái chế biến thành nhiên liệu mới , làm gia giảm thể tích phế thải cuối cùng hơn 60% . Viện Hàn Lâm Khoa học Hoa Kỳ đã chấp thuận cho xử lý dài hạn nhiên liệu tắt trong những hộp – canisters , xi kín sâu bên trong núi, gần vị trí Thử Nghiệm Nevada Test Site, xa xôi , rộng lớn ., nơi đã cho nổ hàng trăm bom nguyên tử trước đây .
Hiện NRG đang chờ đợi lệnh cho phép tiến tới từ NRC để xây cất và họat động một cặp lò phản ứng , dự tính chạy năm 2014 và 2015 . Nhiều công ty khác cũng đã sắp hàng đệ trình các dự án làm các lò phản ứng mới . NRG chờ đợi chấp thuận vào năm 2011 . Nếu có phép cho làm , điều này có nghĩa là dấu hiệu hạt nhân bắt đầu phục sinh và gia giảm dấu chân đáng kể của điện than đá ở Hoa Kỳ!
2- Thế còn điện dung hợp – fusion hạt nhân tiến tới đâu rồi ? Dung hợp tụ điểm khí hydrogen – boron chăng ?
Nhà vật lý học plasma nguyên tử Eric Lerner có một mơ tưỏng : một dạng năng lượng hạt nhân , sạch đến nổi nó không phát ra tí phế thải nào cả thảy n., an tòan đến nổi có thể đặt ở trung tâm một thị trấn, và rẽ tiền đến nổi có thể sản xuất điện vô giới hạn giá chỉ 60 đô la Mỹ một kilowatt , thay vì phí tổn hiện nay là 1000 kilowatt diện từ các tua bin khí dầu lữa .
Điểm này có vẽ quá tốt đẹp để biến thành sự thật, nhưng kỷ thuật gói tên là tụ điểm dung hợp – focus fusion đã được căn cứ trên thí nghiệm . Dung hợp tụ điểm khởi sự khi một nhịp –pulse điện phát ra qua một khí hydrogen – boron , xuyên qua hai điện cực hình lăng trụ sào huyệt . , biến khí này thành một vỏ bọc mỏng điện nóng hổi plasma dẫn điện . Vỏ bọc này du hành đến cuối điện cực bên trong , nơi các từ trường do các dòng điện bị cấu béo và vắt plasma lại thành một banh nhỏ xíu , dày đặc, sản xuất . Khi các từ trường bắt đầu bị suy tàn , chúng gây ra một luồng electron chảy theo một chiều và một luồng ion ( nguyên tử đã mất electron ) dương – positive ở chiều dối nghịch. Luồng electron hâm nóng banh plasma , đốt lên các phản ứng dung hợp giữa hydrogen và boron . . Những phản ứng này bơm thêm nhiều nhiệt lượng và sạc các hạt tử thành plasma . Năng lượng luồng ion có thể trực tiếp chuyễn thành điện , khỏi cần có những tua bin hay máy phát điện qui ước. Một phần điện này sẽ chạy nhịp kế tiếp , và phần còn lại là điện sản xuất .
Một lò phản ứng dung hợp tụ điểm, theo Lerner chủ tịch Vật lý học Plasma Lawrenceville , bang New Jersey, có thể xây cất chỉ tốn 300 000 đô la Mỹ. Nhưng nhiều rào cản to lớn , khó khăn kỷ thuật vẫn còn đó Gồm tỉ trọng plasma tăng thêm , khiến cho cường độ phản ứng dung hợp tăng gia . ( những thí nghiệm qui ước duup hợp không đạt nổi gần kề nhiệt độ và tỉ trọng cần thiết cho dung hợp hửu hiệu hydrogen – boron. Tuy nhiên lợi lộc sẽ vô cùng đồ sộ ; dù cho các chương trình dòng chánh khảo cứu dung hợp còn cần mấy chục năm nữa mới mong thấy kết quả , Lerner tuyên bố ông chỉ cần 750 000 đô la tài trợ và hai năm họat động công trình, hầu chứng minh là tiến trình của ông sẽ phát ra nhiều điện hơn là nó tiêu thụ . Ông nói : thí nghiệm kế tiếp nhắm vào hòan tất tỉ trọng cao hơn, từ trường cao hơn , và hiệu quả cao hơn . Ông tin rằng ông sẽ thành công” .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét