Bài học ngòai trường thời niên thiếu
Tranh chấp uy quyền, địa vị gì đi nữa, cũng phải đặt tiền đồ quốc gia lên trên hết và phải biết nhịn nhục, phục thiện mới làm được việc lớn, bảo vệ được độc lập nước nhà:
Câu chuyện ngọc bích liên thành của Lạn Tương Như và ba lạy ba bái của tổng tư lệnh quân Triệu, tướng Liêm Pha.
Tôn Thất Trình
Thuở nhỏ, tôi từng được đọc Đông Châu Liệt Quốc (?), câu chuyện Lạn Tương Như, dâng ngọc bích lấy 5 thành của vua Tần và chuyện Liêm Pha đến nhà Lạn Tương Như bái lạy xin lỗi, đã hỗn láo đòi dành quyền chánh trị nước Triệu. Nhưng chỉ nhớ mình thích tính can trường của Lạn Tương Như, dám dọa đâm chết vua Tần, đòi được nhà vua dâng thành cho Triệu, đổi lấy ngọc bích quí. Không nhớ đến giai thọai ba lạy ba bái của tướng Liêm Pha. Số là vào thời này vua Tần rất mạnh, rất hung bạo, ai ai cũng sợ giáp mặt vua. Nước Triệu có người dâng lên vua Triệu một ngọc bích hiếm quí. Tiếng đồn đến tận nước Tần. Vua Tần đưa thư cho vua Triệu, nói rằng muốn đổi trao ngoc qúi với 5 thành đất Tần. Vua Triệu hội họp công khanh, hỏi ai dám làm sứ sang Tần dâng ngoc quí, đổi lấy đất Tần không? Không một ai lên tiếng, vì ai cũng biết đây chỉ là lời vua Tần hứa cuội. Chỉ có Lạn Tuơng Như xin đi và tuyên bố là sẽ đổi được đất Tần cho Triệu. Khi đến Tần, Lạn Tương Như đòi vua Tần phải trịnh trọng tắm rửa sạch sẽ ba ngày mới chịu dâng ngọc quí sau đó, và chỉ dâng ngọc trước mặt bá quan văn võ Tần, cũng như sứ thần các nước khác. Vua Tần ưng chịu.
Khi đến gần ngai vua dâng ngọc bích, thấy vua Tần chỉ ngắm ngọc quí không chịu trao đất, ông bèn thừa cơ rút dao ra, nắm lấy áo vua, dọa đâm chết vua, nếu vua thất hứa, trước mặt sứ thần các nước và văn võ bá quan Tần. Vua Tần chịu thua và chịu ký trao 5 thành cho Triệu đổi lấy ngọc quí. Chuyện vua Tần này không giống một chuyện bi thảm khác, khi tráng sĩ Yên là Kinh Kha, thi vị hóa nhiều lần ở văn chương Việt Nam nhất là ở bài thơ “-Bài ca sông Dịch” “Tâm sự kẻ sang Tần” của thi sĩ Vũ Hòang Chương, được cụ Phan Khôi khen là bài thơ hay nhất thời 1940 thì phải. Kinh Kha cảm kích hậu đãi của thái tử Đan nước Yên, đã chặt tay cung nữ đem biếu tặng, khi Kinh Kha khen là cô có đôi tay đẹp ở dạ tiệc và cũng đưa đầu tướng Phàn Ô Kỳ, chống Tần hữu hiệu, chịu tự sát cắt cổ, hầu dâng vua Tần, để vua cho diện kiến. Kinh Kha đâm trật vua Tần, vì còn đứng quá xa và vì tráng sĩ đồng hành là Tần Vũ Dương thay thế người bạn Cao Tiệm Ly đến trễ, cùng đi dâng thủ cấp Ô Kỳ, run sợ làm vua Tần nghi ngờ, khiến Kinh Kha phải rút dao, chạy đến ngai vua Tần ngồi, đâm ngay. Nhưng không trúng và bị vua Tần rút gươm giết chết.
Khi đến gần ngai vua dâng ngọc bích, thấy vua Tần chỉ ngắm ngọc quí không chịu trao đất, ông bèn thừa cơ rút dao ra, nắm lấy áo vua, dọa đâm chết vua, nếu vua thất hứa, trước mặt sứ thần các nước và văn võ bá quan Tần. Vua Tần chịu thua và chịu ký trao 5 thành cho Triệu đổi lấy ngọc quí. Chuyện vua Tần này không giống một chuyện bi thảm khác, khi tráng sĩ Yên là Kinh Kha, thi vị hóa nhiều lần ở văn chương Việt Nam nhất là ở bài thơ “-Bài ca sông Dịch” “Tâm sự kẻ sang Tần” của thi sĩ Vũ Hòang Chương, được cụ Phan Khôi khen là bài thơ hay nhất thời 1940 thì phải. Kinh Kha cảm kích hậu đãi của thái tử Đan nước Yên, đã chặt tay cung nữ đem biếu tặng, khi Kinh Kha khen là cô có đôi tay đẹp ở dạ tiệc và cũng đưa đầu tướng Phàn Ô Kỳ, chống Tần hữu hiệu, chịu tự sát cắt cổ, hầu dâng vua Tần, để vua cho diện kiến. Kinh Kha đâm trật vua Tần, vì còn đứng quá xa và vì tráng sĩ đồng hành là Tần Vũ Dương thay thế người bạn Cao Tiệm Ly đến trễ, cùng đi dâng thủ cấp Ô Kỳ, run sợ làm vua Tần nghi ngờ, khiến Kinh Kha phải rút dao, chạy đến ngai vua Tần ngồi, đâm ngay. Nhưng không trúng và bị vua Tần rút gươm giết chết.
Nhờ công to dâng ngoc bích lấy được 5 thành, về lại Triệu, Lan Tương Như được phong làm Tướng quốc, chức vị thủ tướng ngày nay. Mãi đến khi gần tam thập nhi lập, cuối thập niên 1950, ở thành phần phái đoàn chuyên viên trẻ, sang viếng thăm Đài Loan, chúng tôi mới được biết ngoc bích quí như thế nào, nhất là những ngọc bích khắc đục hình phượng hòang, ở viện Bảo Tàng Bắc Kinh, dời sang Đài Loan, cất sâu trong hang đá Đài Bắc, cho khỏi bị phi cơ Hoa Lục ném bom hay pháo kích bằng hỏa tiễn. Khắc đục đá bich ngọc hay làm vỡ tan ngọc quí.
Mới được chánh phủ Đài Loan cho xem trình diễn phần hai câu chuyện ngọc bích liên thành này, lâu ngày đã quên khuấy mất, ở vở kịch “thủ tướng Lạn Tương Như và tổng tư lệnh quân đội Liêm Pha”. Khi Lạn Tương Như làm thủ tướng, Liêm Pha ganh tị, thường cho rằng mình mới đáng làm thủ tướng, vì thắng nhiều trận và làm vua Tần kính nể tài quân sự, không dám đưa quân đánh Triệu. Chứ Lạn tương Như chỉ vì công lao sang Tần lấy mấy thành mà đọat chức thủ tướng. Mỗi lần giáp mặt Lạn Tương Như, Liêm Pha ăn nói hỗn láo, sỗ sàng. Lan Tương Như đều tránh mặt, lánh ra một bên. Các tùy tùng Lạn Tương Như đều tức giận, xấu hổ, có người muốn bỏ đi. Chuyện đến tai vua Triệu, vua cũng lấy làm lạ, sai á khanh (một phụ tá nhà vua) đến nhà thủ tướng hỏi tại sao. Lạn Tương Như bảo: vua Tần chỉ sợ hai người nước Triệu là tôi và Liêm Pha mà thôi. Vì tôi gìn giữ vững vàng quốc chánh và Liêm Pha bảo vệ mạnh mẽ đất nước, khi có ai xâm phạm. Nếu tôi và Liêm Pha, hai người mất đi một, thế nước sẽ yếu đi và vua Tần sẽ khởi binh đánh Triệu ngay. Đó là lý do tôi chịu nhịn nhục Liêm Phạ, chứ vua Tần còn hung bạo, uy mãnh gấp mấy Liêm Pha mà tôi có sợ đâu, có tránh mặt đâu. Tránh Liêm Pha là muốn bảo tồn lực lượng cả chánh trị lẫn quân sự, bảo vệ độc lập quốc gia đấy thôi.
Á khanh nghe xong, bèn đến nhà Liêm Pha, nói rõ hành động, cư xử của tướng quốc cho Liêm Pha. Liêm Pha giựt mình tỉnh ngộ, đến ngay nhà Lạn Tương Như, bước ba bước, lạy ba lạy, bái ba bái (thái độ hối lỗi các cụ Tàu cổ xưa) và từ đó tòng phục tướng quốc. Và thật vậy, sau này Lạn tương Như chết và Liêm Pha cũng chết già yếu, nước Triệu mới mất về tay quân Tần. Không rõ từ xưa nay ở sử Viêt có ai cư xử như Lạn Tương Như và Liêm Pha không, khi có quyền cao, chức trọng ?.
Mới được chánh phủ Đài Loan cho xem trình diễn phần hai câu chuyện ngọc bích liên thành này, lâu ngày đã quên khuấy mất, ở vở kịch “thủ tướng Lạn Tương Như và tổng tư lệnh quân đội Liêm Pha”. Khi Lạn Tương Như làm thủ tướng, Liêm Pha ganh tị, thường cho rằng mình mới đáng làm thủ tướng, vì thắng nhiều trận và làm vua Tần kính nể tài quân sự, không dám đưa quân đánh Triệu. Chứ Lạn tương Như chỉ vì công lao sang Tần lấy mấy thành mà đọat chức thủ tướng. Mỗi lần giáp mặt Lạn Tương Như, Liêm Pha ăn nói hỗn láo, sỗ sàng. Lan Tương Như đều tránh mặt, lánh ra một bên. Các tùy tùng Lạn Tương Như đều tức giận, xấu hổ, có người muốn bỏ đi. Chuyện đến tai vua Triệu, vua cũng lấy làm lạ, sai á khanh (một phụ tá nhà vua) đến nhà thủ tướng hỏi tại sao. Lạn Tương Như bảo: vua Tần chỉ sợ hai người nước Triệu là tôi và Liêm Pha mà thôi. Vì tôi gìn giữ vững vàng quốc chánh và Liêm Pha bảo vệ mạnh mẽ đất nước, khi có ai xâm phạm. Nếu tôi và Liêm Pha, hai người mất đi một, thế nước sẽ yếu đi và vua Tần sẽ khởi binh đánh Triệu ngay. Đó là lý do tôi chịu nhịn nhục Liêm Phạ, chứ vua Tần còn hung bạo, uy mãnh gấp mấy Liêm Pha mà tôi có sợ đâu, có tránh mặt đâu. Tránh Liêm Pha là muốn bảo tồn lực lượng cả chánh trị lẫn quân sự, bảo vệ độc lập quốc gia đấy thôi.
Á khanh nghe xong, bèn đến nhà Liêm Pha, nói rõ hành động, cư xử của tướng quốc cho Liêm Pha. Liêm Pha giựt mình tỉnh ngộ, đến ngay nhà Lạn Tương Như, bước ba bước, lạy ba lạy, bái ba bái (thái độ hối lỗi các cụ Tàu cổ xưa) và từ đó tòng phục tướng quốc. Và thật vậy, sau này Lạn tương Như chết và Liêm Pha cũng chết già yếu, nước Triệu mới mất về tay quân Tần. Không rõ từ xưa nay ở sử Viêt có ai cư xử như Lạn Tương Như và Liêm Pha không, khi có quyền cao, chức trọng ?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét