Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

Lịch sử văn hóa Trung Quốc


Cập nhật thêm về “lịch sử văn hóa Trung Quốc” theo cách nhìn của sử gia Hoa kỳ  ngày nay, kể từ khi nhà Thanh sụp đổ đến năm 2005:
            

                                   I - Dẫn nhập

             Hiểu biết về Trung Quốc ở Hoa Kỳ sau Thế Chiến Thứ Hai đã  tiến triễn mạnh , nhờ nhiều  môn học về Trung Quốc đã được giảng dạy ở các viện , trường Hoa Kỳ,  nhiều người dân Hoa kỳ đã sinh sống hay  thăm viếng Trung Quốc và nhiều sinh viên đã lựa chọn học ngôn ngữ Tàu.  Thành quả là dân Mỹ đã   hiểu biết Trung Quốc từ những nguồn trực tiếp và có tầm nhìn Trung Quốc từ bên trong. Cho nên  tầm nhìn Hoa Kỳ  trở thành khách quan và cân bằng hơn. Không còn khuôn sáo là  dân Tàu  không chút nào tôn trọng đời sống , không chút nào giữ phẩm cách cho cá nhân, và Trung Quốc luôn luôn lạc  hậu về khoa học, ngôn ngữ Tàu không hề có  ngữ pháp , không có từ ( ngữ ) cho cái này  cái kia, gia đình Tàu luôn luôn thuận hòa, lời nói Tàu là vàng ngọc  v.v…Thế nhưng  hiểu biết thật sự  về Trung Quốc không những phải bỏ đi mọi khuôn sáo  cũ và phải  khách quan và cân bằng. Hiểu biết căn bản lịch sử và văn hóa Tàu là căn bản, vì tựu trung Trung Quốc là  một quốc gia lịch sử và văn hóa. Thật sự Trung Quốc không phải là  một quốc gia xưa cũ lâu đời nhất thế giới, mà là  một quốc gia có  lịch sử ghi chép  dài  dẳng, ghi đầy đủ, dân Tàu  luôn luôn nhìn lại. Rất ít  khía cạnh Trung Quốc có thể tách rời khỏi lịch sử Tàu. Trên hệ tư tưởng, Trung Quốc đã làm một cái nhảy lộn vòng hoàn toàn  vào năm 1949. Thế nhưng cơ cấu  chánh trị ở  tỉnh ( đúng hơn tỉnh Tàu là một quốc gia như Việt Nam , Nhật , Triều Tiên - Nam Bắc Cao Ly , Thái Lan , Miến điện…   và ở quận - phủ ( đúng hơn nên xem là tỉnh ở Việt Nam ) đã xưa cũ 2000 năm rồi. Chẳng hạn,  khi một dân Tàu nào nói đến  tình thân hửu , họ luôn luôn kể  lời khuyên bảo của Khổng Tử- Confucius  thuộc  thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên - B.C.  Dân Tàu luôn luôn nhìn lui về lịch sử , không vì lẽ là họ lạc hậu hay bảo thủ . Họ làm như vậy để có  chứng cớ cụ thể và kinh nghiệm quá khứ . Không  khác gì  mấy hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, luôn luôn nhấn mạnh đến tiền lệ - precedents  hầu trình bày rỏ tại sao  vài quyết định đã được thiết lập . Chi tiết đời sống  ở thiên niên kỷ - millennium  trước Công nguyên, đàm thoại  của thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên   và  thư từ  thế kỷ thứ  nhất sau Công nguyên v.v…đã được bảo tồn và  hàng ngàn, hàng vạn  từ điển địa danh -  gazetteers  địa phương về các điều kiện  địa phương ,đã được các  phủ quận  đăng tải, từ nhiều thế kỷ. Trung bình một gia đình Tàu  có gia phả  ghi chép trở lui ít nhất đã 800 năm qua, ngoài những ghi chép cỗ truyền  có lẽ đã  hơn ngàn năm qua . Vì thế cho nên không có một khía cạnh nào của Trung Quốc mà lại có thể thực sự đánh giá đúng, ngoài  ngữ cảnh lịch sử  lâu dài của Trung Quốc. Cũng cần thiết như lịch sử là nghiên cứu văn hóa Tàu . Vì rằng, Trung Quốc đã in sách  nhiều thế kỷ trước Gutenberg in Thánh kinh,  vì  họa phong cảnh cũng đã trổi dậy  dưới hình thức một nghệ thuật điêu luyện hàng trăm năm trước Âu Châu , rất nhiều dân Tây Phương có ý niệm là văn hóa Tàu  đã xưa cổ  và cao hơn hẳn  đa số các văn hóa khác và nhiều dân Tàu đương nhiên công nhận điều này. Thật ra văn hóa Trung Quốc  yếu kém trên nhiều thành phần văn hóa , tỉ như  giai điệu hài hòa - harmony ở âm nhạc  và văn hóa Tàu cũng không cỗ xưa bao nhiêu cả. Điều có thể nói là văn hóa Tàu trưởng thành mau lẹ, các cơ chế chánh trị và quan niệm,  tổ chức xã hội, thái độ và thực thi tôn giáo  đạt  nhiều cao đỉnh  từ 2000 năm nay ( theo Wing - Tsit Chan,  Phó Giáo sư về Tư Tưởng Tàu , Viện đại học Columbia, Hoa Kỳ,  năm 2005 ). Sách hai giáo sư   sử học W. Walton Scott Morton viện đại học Seton Hall University , bang New Jersey và Charlton  M. Lewis, viện Đai học New School University, bang New York Trung Quốc : Lịch sử và Văn hóa Trung Quốc- China : Its History and Culture , tái bản lần thứ 4 năm 2005, tuy viết  chia ra  18 chương, chỉ được trình bày ở đây từ chương 12 đến chương thứ 18, sau đời nhà Thanh- Qing Dynasty( 1644-1911 ) vua Tàu nguồn gốc Mãn  Châu - Manzhou  mất ngôi báu . Để tiết l kiệm thì giờ độc giả  và vì rối loạn, biến chuyễn trong thời  gian sau nhà Thanh sụp đổ,  ở Việt Nam và ở Trung Quốc , khiến cho  cả hai nước  khó lòng giữ tính cách khách quan, cân bằng cần thiết , khi luận cứ sử hay văn hóa .  
           
                I-1)  Đất nước Trung Quốc vào năm 2005 .
                  
Trung Quốc  rộng 3, 705,000 dặm Anh vuông - square miles( 9,596, 000 km2 ) , gần bằng diện tích toàn thể Hoa Kỳ. Diện tích cả hai  nước đều nhỏ hơn Nga và Canada. Quảng Châu- Guangzhou ( Can ton  ) , thủ phủ tỉnh Quảng Đông -Guangdong( Kwangtung ) ở  vòng đai nhiệt đới; trong khi đó  cách 2300 dặm Anh ( hơn 3700 km ) đến tận phía Bắc Mãn Châu , lại nằm vào 13 độ vĩ tuyến  độ 13  từ  Vòng Bắc Cực - Artic Circle  , có nhiệt  độ  40 độ F dưới zêrô ( - 25,6 độ C) mùa đông .Trung Quốc quá lớn rộng  và khác biệt các miền vùng cũng quá to lớn , khiến  trong thời  gian lịch sữ , Trung Quốc dễ dàng phân chia  vĩnh viễn thành những quốc gia khác nhau, như Âu Châu  đã phân chia sau khi Đế quốc La Mã suy tàn.  Điều gì đã ngăn ngừa  phân tán  Trung Quốc là  một hệ thống thư lại ổn định , rất uy vũ, là người bảo vệ một bản gốc chung và một  nền văn hóa chung cao giá.  Trung Quốc có biên cương sát ngay  mọi quốc gia chánh ở Á Châu, ngoại trừ Tây Á  ( Trung Đông và Cận Đông ).  Dù cho có sự kiện này, suốt lịch sử mình, Trung Quốc tương đối cô lập  nhờ các  rào cản địa lý. Thái bình Dương  rộng mênh mông phía Đông, những hẻm núi  không qua nổi  phía biên giới với Myanmar ( Miến Điện- Burma )  và Cao nguyên Tây Tạng - Tibet cằn cỗi không ở được  phía Nam và phía Tây và lảnh thổ ít người sinh sống, khô hạn  Mông Cỗ và Trung Á- Central Asia    phía Tây Bắc và  phía Bắc, giúp Trung Quốc trung bình  ít liên lạc hơn với các nền văn minh khác và để  phát triễn lối sống riêng mình  một cách cô lập , cách ly tương đối. Tuy nhiên  vẫn  xảy ra những liên lạc như với Ấn Độ  qua hành lang Tây Bắc, tỉ như   các con đường thương mãi  thời Phật giáo đang đến Trung Quốc; với thế giới Ả Rập  theo đường biển qua Quảng Châu; với Đông Nam Á bằng thương mãi đường biển thường xuyên; với Tây Phương  nhỏ giọt xuyên qua Trung Á và sau đó thác lũ bằng  các đường biển thế giới. Khuynh hướng các  nhà học giả hiện thời là  nhấn mạnh đến các giao liên  với ngoại quốc , đăc biệt vào thời tiền sử hay các thời kỳ có sử đầu tiên, nhưng  các sự kiện chủ yếu, đã được công nhận lâu ngày và  cũng còn đúng sự thật  là Trung Quốc đã phát triễn  văn hóa riêng mình từ  thuở ban đầu  theo phương cách Tàu; rất ít ảnh hưởng ngoại quốc  và đó chính là nhờ những thừa tố địa lý.
            
                  I-2 )   Lảnh thổ

Sông chính và Vạn lý trường thành trung quô
               Lảnh thổ Trung Quốc thấp dần từ Tây sang Đông  , từ các núi non Tây Tạng , vài núi cao hơn  4 dặm Anh ( trên 6.400 m ) đến bờ biển Thái Bình Dương. Đa số lảnh thổ là núi, đồi. Các đồng bằng thực sự  tìm thấy là ở  Mãn Châu,  ở một vùng rộng lớn miền Bắc Trung Quốc, hệ thống sông Dương Tử -  Yangzi và ở thung lũng Tứ Xuyên -  Sichuan.  Tất cả mọi sông đều chảy về Thái Bình Dương, ngoại trừ sông Hoài - Huai ở đồng bằng  Bắc Trung Quốc, chảy vào  một hệ thống hồ nội địa, không chảy ra biển.
                Có 5 sông chánh:  sông Sungari  ở Bắc Mãn Châu , chỉ lưu thông được 6 tháng một năm, sông Liêu - Liao ở Nam Mãn Châu, sông Hoàng hà - Yellow River ở Bắc Trung Quốc, sông Dương tử  ở miền Trung và sông Tây Giang - West River , chảy qua Quảng Châu- Canton.  Sông Hoàng Hà dài 2700 dặm Anh ( trên 4300 km ), phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng  chảy về Đông qua các hẻm núi - gorges , hướng về Bắc rồi quay đầu về Nam , làm một vòng thòng lọng  lớn quanh  Sa Mạc Ordos , và mau lẹ một lần nữa về hướng Đông. Sau điểm này, Hoàng Hà thay đổi dòng chảy nhiều lần ở hạ nguồn  tại miền Bắc và  phía Nam bán đảo Sơn Đông -  Shangdong,  kéo theo nhiều tai ương tàn phá .  Nay thì Hoàng Hà  chảy về các núi non  phía Bắc Sơn Đông đổ ra một vịnh  tên là Bố Hải - Bo Hai . Hoàng Hà đã có tên là “  Trung Quốc Buồn Thảm  - China ‘s Sorrow :  vì trong lịch sử nó có nhiều cơn lụt tang tóc, đau thương .  Đất đai miền  Bắc Tàu, tên gọi là loess,  sông mang theo ở thể lơ lững,  trầm tích lớn lao  đến nổi mức  bờ sông cao hơn  đất đai quanh sông rất nhiều.  Khi bờ sông hay đê vỡ  nước lũ tàn ra xa, gây nhiều thảm khốc . Phần lớn dòng chảy sông Hoàng Hà không lưu thông được, ngoại trừ  bằng các  tàu bè nhỏ địa phương. Ngược lại sông Dương Tử, sông lớn nhất Trung Quốc, dài  3200 dặm Anh ( trên 5000 Km ), đứng hàng thứ 6 trên thế giới, lưu thông được  khoảng một ngàn dặm Anh ( 1600 km ) từ biển đến Hán Khẩu- Hankou cho các tàu lớn chạy hơi nước  suốt năm. Tàu viễn duyên trọng tải 10 000 tấn, có thể cặp bến Hán Khẩu mùa hạ khi  con nước cao và  các tàu nhỏ hơn có thể chạy xa hơn, 600 dặm Anh ( trên 960 Km ) phía trên Hán Khẩu. Trung Quốc đã làm xong đập Núi Hẻm Tam Điệp-Three Gorges Dam phía trên Yichang- Nghị Tràng (? ), tạo ra một hồ lớn  giúp các tàu lớn  tiến thêm lên phía thượng nguồn đến thành phố Trùng Khánh- ChongQing.
Đập núi hẻm tam điệp
       Các dãy hay cụm núi hình dạng và  chiều hướng có phần mơ hồ, nhưng dãy núi quan trọng nhất là  Khâm Lĩnh ( ? ) - Qinling  vươn dài phía đông từ hệ thống lớn Côn Lôn- Kun Lun Bắc Tây Tạng.  Dãy Khâm Lĩnh chia đôi Nam- Bắc  Trung Quốc, sản xuất ra vô số  khác biệt giữa hai miền Nam và miền Bắc , thành những đặc điểm xã hội và chánh trị  riêng rẽ của lịch sử Trung Quốc . Miền Bắc khô hạn,  lạnh lẽo, gió sa mạc thổi mùa đông . Miền Nam  có khí hậu ẩm ướt của  gió mùa Đông Nam mùa hè. Nông dân đồng bằng miền Bắc sản xuất kê - millet , cao lương -gao liang ( hay mễ cốc cao lớn - tall grain một loại kê )  và lúa mì - wheat. Nông dân  thung lũng đồi núi miền Nam trồng lúa gạo,  trà ( chè ), dâu nuôi tằm và tre trúc .  Mùa trồng trọt miền Bắc kéo dài  4 đến 6 tháng, chỉ trồng một mùa, tuy vài nơi có thể làm hai mùa vụ. Miền Nam có thể trồng trọt  từ 9 tháng đến suốt năm , nên có thể sản xuất  hai, có khi ba mùa vụ một năm.  Nông dân miền Bắc có khuynh hướng ở lại nhà ; trong khi  rất nhiều dân  miền Nam là ngư phủ hay buôn bán  và nhiều người đã  rời xứ sở  ra đi viễn dương. Khi ai đó gặp một người Tàu ở New York , London, Brussels, hay Kua Lumpur , nhiều cơ hội đó là  dân Tàu hay gia đình Tàu quê quán  miền Nam Trung Quốc.

                I-3) Dân Tàu
            
            Xã hội Tàu trước đây  thường chủ yếu  là dân nông thôn hơn là dân thành thị và đến năm 2004 có lẽ 75 % dân chúng vẫn còn  sinh sống ở đồng quê, tại làng xã hay thị trấn nhỏ ( hình như năm2009 , con số này đã trụt xuống ở khoảng 40% ).  Chánh phủ  Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc -People’s Republic  of China, viết tắt là PRC hiện tại  đã dựa vào sự kiện này phân tán  công nghệ, cố gắng hòa lẫn  công nghệ với làng xã nông thôn. Một chương trình rộng lớn trồng lại rừng - afforestation đã được thực hiện những năm gần đây để chống trả vấn đề xói mòn đất đai quan trọng. Vấn đề mất rừng đã hiện diện từ nhiều thế kỷ qua, đặc biệt ở miền Bắc vì cần gỗ để xây cất, nấu nướng và sưởi ấm mà không trồng lại cây mộc.  Ngay cả tại miềnNam,  thảo mộc phong phú hơn, nhiều sườn dốc  đã bị xói lỡ nặng nề,  vì rễ cây mùa màng bị đào bới lên hết làm củi đốt .
             Thật khó tính cho đúng dân số Trung Quốc, dù rằng Trung Quốc đã có một hệ thống thư lại phức tạp từ lâu rồi. Vì các con số dân cư tính ra có mục đích đánh thuế, cho nên có nhiều dụ dỗ khai gian. Đôi khi  con trai dưới 1 tuổi và con gái dưới 5 tuổi  không khai. Khác biệt chánh xảy ra ở những vùng xa xôi như Tây Tạng và Ngoại Mông ,khi  nhập khi không vào thống kê      chánh thức.  Tuy nhiên kiểm tra- census ở Trung Quốc  qua nhiều thế kỷ  đã tỏ ra chính xác hơn  tại đa số các quốc gia. Các tộc dân theo truyền thống được công nhận gồm 5 nhóm : Hán - Tàu  , Hồi - Hui hay Đạo Hồi - Muslims, Mông - Meng - Mongolians, Man - Mãn Manchus, Tạng - Zeng -Tibetians. Tộc dân Hán  hay Tàu chính cống có lẽ chiếm 94 % tổng số.  Chánh phủ PRC đã thiết lập một chương trình  kiểm soát sanh đẻ , khuyến khích  cưới xin chậm hơn ( thiếu nữ ở tuổi 24 , thanh niên ở tuổi 21 lấy nhau làm vợ chồng được xem là tối hảo )  và cung cấp  linh kiện, thuốc ngừa thai;  nhắm mục tiêu thực tiễn  là mỗi gia đình thành thị chỉ có một con,  mỗi gia đình nông thôn có hai con. Mặt khác, tăng mẳng đẻ - fertility  ở các tộc dân thiểu số  lại được chánh phủ tán thành.  Sau đây là bảng dân số Trung Quốc, theo các ước lượng cận đại đáng tin cậy nhất:


Năm        
Tổng số ( triệu người )        
Sau Công Nguyên -A.D.                     1                
57
1712
120
1900             
440
1926              
485
1953            
593 ( kiểm tra của PRC )
1975     
gần 800  ( ước lượng )
Giữa   1979     
gần 960 ( kiểm tra của PRC ) 
2003
1290 (1.29 tỉ)
                   
           Dân Tàu thuộc  giống nòi  loại Mông Cỗ , một nhóm gồm luôn cả Triều Tiên ( Cao Ly , Đại Hàn ) , Nhật , Mông Cỗ, Eskimos,  và vài cư dân gốc địa phương Hoa Kỳ - native Americans . Loại này  có đặc điểm là da chỉ hơi vàng vàng, mặt tương đối dẹp , xương gò má cao, mắt màu hạnh nhân thâm sậm, và tóc đen. Trong loại này có rất nhiều biến thiên  giữa dân Tàu miền Bắc và dân Tàu miền Nam.  Dân miền Bắc cao lớn hơn  gần 6cm theo trung bình, da dẽ hồng hào, ít vàng hơn, mắt ít giống dạng hạnh nhân, đầu to theo tỉ lệ với thân thể hơn là dân miền Nam.

                Ẩm thực Tàu ( ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật , ở nhà Tây - Pháp …, theo cách ngôn Việt Nam )đã  cao giá từ thời xa xưa và  khác biệt theo vùng cũng rất rỏ rệt. Tục ngữ Tàu nhấn mạnh đến mùi vị ngọt các món ăn miền Nam,  thích muối mặn ở miền Bắc, mùi vị chua hay như dấm ở miền Đông, và nồng cay ở miền Tây.  Mùi vị cay nồng miềnTây Trung Quốc  đã lan tràn ở New York và nhiều thị trấn khác: thực đơn  các tiệm ăn Tứ Xuyên  in mực đỏ tên  đĩa thật cay và in mực đen các món không cay , giúp thực khách không quen ăn cay  lựa món ăn khỏi cháy lưỡi.  “Đại Khách Sạn”  ở Đài Bắc ( Đài Loan ) năm 1959- 60 còn dọn đủ  mỗi bửa ăn thực đơn đặc sắc của 21 - 22 tỉnh Trung Quốc .
         Tuy nhiên  khác biệt  chánh các miền -vùng là biến thiên phát âm  tiếng nói, ngôn ngữ địa phương - dialects. Chữ viết giống nhau, mọi học giả đều đọc được, nhưng cách phát âm tiếng nói khác hẳn nhau,  đến nổi tiếng nói hai dân địa phương, chẳng hạn  Bắc Bình và Quảng Châu  không hiểu gì nhau hết !  Chính địa lý  đã phần lớn đóng vai trò làm trổi dậy tiếng nói địa phương. Tiếng nói  chánh thức và của triều đình cũ ở Bắc Bình , trong quá khứ tên là Quan Thoại - Mandarin , nay là  quốc ngữ - national language, đã được sử dụng  suốt khắp đồng bằng lớn miền Bắc, nơi giao thông tương đối có phần tiện lợi hơn.  Quan Thoại cũng được sử dụng ở Tây Nam.  Nhưng vì địa thế núi non hiểm trở miền Nam  Trung Quốc  đã sinh ra  nhiều tiếng nói địa phương.  Lưu thông xuống hạ nguồn ra biển, cũng dễ dàng hơn  là qua các dãy núi cao sừng sửng, đến các làng mạc  lạ lùng thung lũng kế tiếp, chỉ cách nhau vài dặm Anh. Làm nẩy sinh nhiều  ngôn ngữ khác nhau  theo những hướng ngôn ngữ học  khác biệt  và theo những tỉ xuất biến đổi  tại các cộng đồng cô lập. Riêng tỉnh Phúc Kiến - Fujian ( Fukien ) đã đếm được  108 ngôn ngữ địa phương.  Giáo dục cận đại lan tràn ở PRC và ở Đài Loan đã đưa tới việc sử dụng gần như phổ cập, tiếng nói ngôn ngữ quốc gia- quốc ngữ , trên đa số dân chúng Tàu ở cả hai khu vực.  Việc này, may mắn thay, có thể bảo đảm một di sản chung cho mọi dân Tàu trong tương lai .  Đính kèm bản đồ Trung Quốc năm 2005,  trước khi Trung Quốc ghi hình lưỡi bò ở Biễn Đông, chiếm các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.
                      Sau đây là tên các tỉnh và các đô thị Trung Quốc( theo  Pinyin, Wade- Giles và Hán Việt ), gần như từ Bắc xuống Nam có đề cập ở sách  Morton và Lewis :


Tỉnh
                Đô thị
Pinyin             
Wade- Giles          
Hán Việt       
Pinyin      
Wade-Giles      
Hán Việt

Heilongjiang 
Heilungchiang 
Hắc Long Giang 
Harbin       
Harpin          
Cáp Nhĩ Tân

Jilin               
Kirin                 
Cát Lâm             
Jinlin         
Kirin              
Cát Lâm
Liaoning      
Liaoning            
Liêu Ninh         
Changchun
Ch’angch’un 
Tràng Xuân
Hebei           
Hopei, Hopeh     
Hà Bắc       
Shenyang  
Shenyang Mukden
  Thẩm Dương

Shandong
Shantung            
    Sơn Đông   
Shanxi         
Shanxi                 
Sơn Tây             
Anshan         
Anshan           
An Sơn
Shaanxi        
Shensi                
Thiểm Tây     
Tangshan     
T’angshan           
Đường Sơn
Gansu           
Kansu                 
Cam Túc          
Luda         
Dalien,Dairen 
Lữ Đại,Đại Liên
Qinghai        
Ch’inghai           
Thanh Hải      

Henan          
Honan                 
Hà Nam            
Beijing       
Peking, Peiping      
Bắc Kinh

Anhui            
Anhwei              
An Huy             
Tiangjin      
Tientsin             
Thiên Tân                         

Jiangsu        
Kiangsu              
Giang Tô            
Taiyuan       
T’aiyuan        
Thái Nguyên

Sichuan      
Szech’uan            
Tứ Xuyên             
Jinan           
Tsinan               
Tế Nam

Hubei      
Hupei, Hupeh         
Hồ Bắc                 
Qingdao      
Tsingtao        
Thanh Đảo

Zhejiang     
Chekiang         
Chiết- Triết Giang   
Lanzhou        
Lanchou        
Lan Châu

Guizhou   
Kweichou- chow 
Qúy Châu               
Kaifeng      
K’ai feng          
Khai Phong

Hunan          
Hunan              
Hồ Nam                 
Sian        
Hsian,Ch’angan    
Tây An

Jiangxi        
Kiangsi               
Giang Tây              
Luoyang      
Loyang          
Lạc Dương

Fujian          
Fukien                
Phúc Kiến             
Nanjing        
Nanking        
Nam Kinh

Yunnan       
Yunnan              
Vân Nam               
Shanghai     
Shanghai        
Thượng Hải

Guangxi
Kwangxi Zhuang 
Quảng Tây-Tráng 
Hangzhou    
Hangchow     
Hàng Châu
nay  Guangxi
Zuang zhizhiqu      
Tự trị khu
Guangdong 
Kwangtung           
Quảng Đông   
Wu han 
Wu hanHankou  
Vũ Hán Hán khẩu
Chendu       
Ch’engtu      
Thành Đô



Chongqing  
Chungking     
Trùng Khánh



Changsha   
Ch’angsha      
Tràng Sa



Nanchang   
Nanch’ang      
Nam Xương



Fuzhou     
Foochow         
Phúc Châu



Kunming  
K’unming       
Côn Minh



Xiamen  
Amoy, Hsiamen  
Hạ Môn



Guangzhou   
Canton       
Quảng Châu



Xianggang   
Hongkong   
Hồng Kông



Aumen          
Macao          
Áo môn        

              
                  II-Ảnh hưởng Tây Phương  vào thế kỷ  thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20


Cấm thành 
             Phần lớn lịch sử Trung Quốc  chia ra một cách tự nhiên thành các thời đại triều đình - dynasties . Nhưng các sử gia cận đại nhìn rỏ hơn vào những thừa tố khác:  thay đổi xã hội, các đe dọa ngoại xâm, một phần  khởi xướng qua một triều đình, góp phần vào sự sụp đổ triều đại và làm ra hình dạng  chánh trị của triều đình kế tiếp. Như vậy đánh dấu phân chia lịch sử  ở những điểm  các thừa tố mới, bắt đầu  ảnh hưởng đến tình thế các sự cố  và  nơi lúc chúng không còn đáng kể nữa. Không một điều nào có cơ may trùng điệp với  khởi sự hay chấm dứt một thời đại cả. Chẳng hạn, vì sử gia xét thấy một  thay đổi quá quan trọng để xem đó là một buổi giao thời  từ chủ nghĩa trung cỗ - medievalism đến   thời cận đại; vụ này xảy ra không phải  ở giữa hai thời đại  Đường - TangTống - Song  mà vào lúc khởi loạn An Lộc Sơn - An Lushan, năm 755 sau Công Nguyên, khoảng 150 năm, trước khi nhà Đường chấm dứt. Tuy nhiên cần thông suốt tên và niên kỷ  của các thời đại, vì chúng đã được dùng làm thành những mốc quy chiếu cho mọi lịch sử, văn hóa cũng như chánh trị Trung Quốc. Chúng ta thường biết  lịch sử chánh  trị các triều vua Trung Quốc, những chỉ biết lẽ tẽ hơn  vài đặc điểm văn hóa Trung Quốc . Sách kể trên của hai giáo sư Hoa Kỳ về sử Trung Quốc thường  dệt chung  văn hóa Trung Quốc vào những triều đại khác nhau, nhưng đôi khi lại tập trung vào một hay nhiều lảnh vực văn hóa. Tỉ như nói về Thi ( Thơ ) thời nhà Đường, Phật giáo  vào thời Lục Quốc- Six Dynasties , Kỷ thuật vào thời nhà Tống,  Truyện - novel vào thời  nhà Thanh, v.v…  và   một giải thích  sâu đậm ,  tóm tắt  trong vài trang  tinh thần hội họa phong cảnh - landscape Trung Quốc
                                                                       
            II-a Các niên đại lịch sử Trung Quốc được  sách chia ra  tóm tắt như sau:

                   -  Nguồn gốc và   thuở ban đầu lịch sử :
                       Con người và nhân loại gần như người đã sinh sống lâu năm ở Trung Quốc.  Năm 1923  khám phá ở một hang đá vôi gần Bắc Kinh di vật hài cốt  của Người Cổ Bắc Kinh Sinanthropus pekinensis , đi thẳng đứng,  biết dùng lữa  và bộ nảo  bằng 2/3 con người hiện nay. Đồng thời cũng khám phá thêm  vài dụng cụ đồ đá  và di tích  động vật như trâu , nai , cừu , heo rừng, và tây ngu- rhinoceros .  Đó đúng vào thời ký Giữa Pleistocene, cách đây gần 500 000 năm, một  thời kỳ nóng nực ,khô , giữa  thời đông giá .   Năm 1963 lại khám phá thêm ở Lan -Thiên- Lantian, gần Tây An, tỉnh Thiểm Tây, một họ người - hominid, có lẽ còn trước người Bắc Kinh chừng 100 000 năm.  Bộ nảo họ này có phần  nhỏ hơn , nhưng vẫn lớn hơn vượn người - anthropoic apes nhiều lắm. Tên khoa học là Sinanthropis lantienensis. Con người khôn ngoan Homo sapiens thuộc  hậu kỳ thời đồ đá cũ  - late paleothic xuất hiện ở hang động trên tại Chu Khẩu Điểm -  Zhoukhoudian khoảng 35000 năm TCN  , tương đương với người Cỗ Cro- magnon ( Pháp ). Một số vị trí khác chứa  dụng cụ và xương người thời kỳ đồ đá cũ , cũng được tìm thấy từ Mãn Châu đến miền Nam Trung Quốc, thời gian kéo dài xuống tận khoảng 10 000 TCN . Những dụng cụ này cũng được tìm thấy ở phía Bắc Hồ Baikal - Tây Bá Lợi Á, nên  có thể gọi là văn hóa  chung Đồ đá Cũ Trung Quốc- Tây Bá Lợi Á. Thời kỳ đồ đá mới-neolithic tiếp theo, người Trung Quốc  Thượng Cỗ  định cư một nơi, thay vì hái lượm và săn bắn, nay đã biết nung đồ đất, trau mài đồ đá cho sắc để chặt cây cối ,sinh hoạt nhờ vào nghề nông và  nghề mục súc. Đó là Trung Quốc thần thoại từ các đời Tam Hoàng ( Toại Nhân,  Phục Hy, Thần Nông ) và Ngũ Đế ( Hoàng Đế, Xuyến Húc , Đế Cốc,  Nghiêu - Yao,  Thuấn- Shun ) , cho đến đời Hạ -Xia  Ân ( Thương- Shang ). Rất khó định niên đại văn hóa thời Đồ Đá Mới ở miền Bắc Trung Quốc . Đồ gốm -pottery sớm nhất   xác định bằng carbon - 14 ở Nhật vào khoảng  8000 TCN.  So sánh với đồ gốm tìm thấy ở Dương Sào - Yangshao  miền Trung Tây đồng bằng sông Hoàng Hà và ở Long Sơn - Longshan, Hà Nam , có lẽ văn hóa Dương Thao và Long Sơn  xuất hiện  sau năm 5000 TCN , lúc các văn hóa Cự thạch - megalithic ở Âu Châu đã thịnh hành. Mới đây khảo cổ ở lưu vực  Tarim , miền Tây Trung Quốc khám phá hơn 100  xác ướp - mummified corpses  sống  cách đây từ 2000 đến 4000 năm. Tất cạ các xác  ướp đều có đặc điểm giống người Cáp ca - Caucasian. Sau đó, đa số các học giả Trung Quốc  định niên  đại lịch sử Trung Quốc bắt đầu  từ năm 2852 TCN và đều cho rằng Tam Hoàng - Three Sovereing cai trị đầu tiên Trung Quốc Thượng Cổ,  tiếp theo  là Ngũ Đế- Five Rulers  .           
Nhà Châu 
                   - Lập quốc: nhà Châu-  Zhou dynasty    1027 - 221 Trước Công nguyên -TCN    
                    -Thống nhất và Bành trướng : nhà Tần- Qin dynasty ; 221- 206 TCN và nhà Hán - Han dynasty:  206 TCN - 221 Sau Công Nguyên- SCN 
                     - Ngoại nhân , các Tướng và Kẻ kỳ cục ; thời Lục Quốc- Six dynasties period: 222- 589 SCN ở miền Nam là Ngô - Wu (thời Tam Quốc và Tây Tấn), Đông Tấn - Eastern Jin, Tiền (hay Lưu) Tống - Liu Song,  Nam Tề -Southern Qi, Lương - Liang và Trần - Chen .    
                      - Văn minh Trung Quốc đua nở:  nhà Tùy - Sui dynasty : 589- 618nhà Đường  - Tang dynasty 618-907
Tranh của Li Cheng đời Tống Chùa trong Núi
                      - Dân Tàu bước vào thời cận đại : thời Ngũ Đại ( Quí ) : Five dynasties  907 -960   ở miền Bắc Trung Quốc là Hậu Lương, Hậu Đường,Hậu Hán , Hậu Tấn, Hậu Chu và thời Thập Quốc- Ten kingdoms 907- 970 ở miền Nam Trung Quốc là Ngô, Tiền Thục  (Shu ), Ngô,  Việt( Yue ), Sở , Mân , Nam Hán, Nam Binh, Hậu Thục, Nam Đường, Bắc Hán;  nhà Tống- Song dynasty 960 -1126nhà Kim - Jin dynasty ( Jurchen ) 1126- 1234 ở miền Bắc và  nhà Nam Tống - Southern Song dynasty 1127- 1279 ở miền Nam.
                      - Gián đọan Mông Cỗ : nhà Nguyên - Yuan dynasty 1280- 1368
                       - Phục Hưng và Cũng cố nền cai trị Tàu : nhà Minh - Ming dynasty  1368- 1644
                        -  Mãn Châu , đế quốc Tàu đạt đỉnh và suy tàn : nhà Thanh -Qing dynasty 1644 - 1911 .
 
           II- b-   Đối chiếu với vài mốc lịch sử Việt Nam.
          Theo Phan huy Lê , Hà văn Tấn, Hoàng Xuân Chinh - 1989, thì  sơ kỳ thời đồ đá cũ, phát hiện  từ năm 1960 những di tích như rìu tay  bằng đá  ở Núi Đọ ( Thanh Hóa ) từ 30 000 năm trước ; di tích  10 chiếc răng người hóa thạch , khai quật   các năm 1964- 1965 ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai( tỉnh Lạng Sơn ). Những chiếc răng này  có nhiều đặc trưng gần giống người vượn Bắc Kinh  Sinanthropus. Khai quật các năm 1963 1964,  các nhà  khảo Cổ Đông Đức tìm ra 4 chiếc răng hàm ở Hang Hùm  nằm trong vùng ngập nước đập Thác Bà(  huyện Lục Yên - Hòang Liên Sơn ) , hình dáng rất gần răng người Homo sapiens, , tuy rằng cùng thời với người cỗ Neanderthal ,  thuộc niên đại hậu kỳ Pleistocene. Thời kỳ đồ đá mới, Việt Nam đã có văn hóa Hòa Bình , văn Hóa Bắc Sơn, văn hóa Bàu Tró ( cách đây  5000  năm, văn hóa Hạ Long  và văn hóa Cù Lao Rùa, thuộc lưu vực sông Đồng Nai.   Theo Tạ chí Đại Trường ( Dòng Việt số 17- năm 2005 ), ngọai trừ  sử  gia Nguyễn Phương,  các “ sử gia ” quốc gia dân tộc Việt Nam  như Lý Tế Xuyên , Trần Thế Pháp… Ngô Sĩ Liên , Phan Thanh Giảng…Ngô Thì Sĩ…  ghi chép  lịch sử dân Việt Nam là lịch sử  của đám con cháu Thần Nông, đời Hồng Bàng, có vua Hùng, Lạc hầu, Lạc tướng  chống đối với sức đồng hóa của Trung Quốc ,một người láng giềng mạnh vừa là thù, vừa là thầy  ở phương Bắc.  Là thù của họ nên họ đánh đuổi cho “ sơn hà nam đế cư” . Là học trò nên chấp thuận quan điểm “trung hoa ” - “trung quốc” đem đặt ở đồng bằng sông Nhĩ Hà ( sông Hồng ), coi các tập thể  chung quanh là “ phiên ”, là “liêu”… để mở rộng  cương giới, vừa tăng thêm  nguồn sinh lực quốc gia, vừa tránh xa ông thầy khó chịu, cứ chực tròng ách nô lệ lên trên đầu. Biển phía Đông, núi bên Tây  đóng khuôn Việt Nam  con đường  phát triễn về Nam.
                  Thời đại các vua Hùng  là thời đại mà trong đó tổ tiên chúng ta đã xây dựng được  một nền văn minh cao, trước khi  văn hóa Hán và người Hán xâm nhập. Từ khi khởi đầu thời kỳ này, theo truyền thuyết cách nay đã 4000 năm . Theo các chứng tích khảo cỗ học, định niên đại bằng than phóng xạ C14  , nó cũng cách  nay 4000 năm , một trùng hợp kỳ thú ! Cư dân thời đó sống chủ yếu  trồng lúa, giống hột tròn, có thể là nếp  chiếm ưu thế.  Ngoài lúa,  còn trồng nhiều loại rau , củ và cây ăn trái. Ban đầu  con người làm ruộng bằng cuốc đá. Đến giai đoạn Đông Sơn, lưỡi cày đúc bằng đồng. Trâu bò đượcc dùng làm sức kéo.  Lúa được gặt bằng dao đá  hay đồng. Bên cạnh  nghề nông , nghề săn bắn và đánh cá vẫn tiếp tục, nhưng ở địa vị thứ yếu .
             Thời đế chế Tần, người Việt cỗ của nước Văn Lang- Âu Lạc đã  anh dũng và bền bỉ đấu tranh đánh bại cuộc xâm lược qui mô lớn của đế chế Tần . Nữa sau thế kỷ 3 TCN , nước Âu Lạc - Vua An Dương ( Vương ) kháng chiến  chống quân Tần. Nhưng đến năm 179 TCN , nước Âu Lạc đã bị Triệu Đà thôn tính và từ đó , trong hơn nghìn năm, đất nước Văn Lang- Âu Lạc và trong thời gian đầu, cả nước Chăm cỗ, bị các đế chế Trung Hoa đô hộ, với những mưu đồ đồng hóa rất thâm độc .
            Mùa Xuân năm  40 thời Đông Hán (  43- 226 )  hai Bà Trưng khởi nghĩa, đóng đô ở Mê Linh ( huyện Yên Lãng , Hà Nội ) ( 40 -43 ). Bà Triệu khởi nghĩa  năm 249, khi Trung Quốc thuộc Ngô (  226- 280 ). Lý Bí - Lý Nam Đế khởi nghĩa năm 542 và nước Vạn Xuân thành lập,  kéo dài 58 năm ( 554-603 ) thủ đô là Vạn Xuân ( Hà Nội ), lúc đó Trung Quốc thuộc nhà Lương ( 5065- 542 ). Mai Thúc Loan - Mai Hắc Đế  khởi nghĩa  năm 772 , và Phùng Hưng khởi nghĩa các năm  766- 791, thời thuộc Đường (  618- 906 ).  Họ Khúc( Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo ) giành quyền tự chủ các năm 905- 930. Dương Đình Nghệ tiếp tục  sự nghiệp của họ Khúc các năm 931-937, lúc đó ở miền Nam Trung Quốc là thời Nam Hán.  Ngô Quyền và chiến thắng sông Bạch Đằng , đại phá quân Nam Hán năm 938,  khởi nguyên thời kỳ Việt Nam  độc lập , xây dựng  quốc gia phong kiến thống nhất.
                 Nhà Ngô ( 939- 967 ) đóng đô ở Cổ Loa ( Đông Anh , Hà Nội ). Nhà Đinh ( 968- 980) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (huyện Hoa Lư , Hà Nam Bình). Lê Hoàn lên ngôi năm 980 và thắng quân nhà Tống xâm lăng lần thứ nhất năm 981 , lập nhà Tiền Lê ( 980-  1010).  Năm 1010 , Lý Công Uẩn lên ngôi nhà Lý ( 1010- 1225), đổi  quốc hiệu là Đại Việt, dời đô về Thăng Long ( Hà Nội ) năm 1010, kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai ( 1075-  1077 ). Trước tiên, tướng Lý Thường Kiệt chủ động đưa quân sang đánh  các châu Ung - Khâm - Liêm ( Quảng Đông , Quảng Tây ) khi nhà Tống đang chuẩn bị  10 vạn quân tác chiến và 20 vạn quân hổ trợ xâm chiếm  Đại Việt. Năm 1077, ở trận Như Nguyệt ( Sông Cầu, Hà Bắc ), 10 vạn quân ta  đánh tan  hai cánh quân 20 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy . Nhà Trần ( 1226- 1400 ) ba lần thắng quân Mông Cổ nhà Nguyên( 1280-  1368 ): năm 1258 , quân Việt chiến thắng ở Đông Bộ Đầu; năm 1285 , sau hội nghị  Diên Hồng,  quân Trần Quốc Tuấn - Hưng Đạo Đại Vương thắng giặc  ở Tây Kết,  Hàm Tử, Chương Dương; năm 1288, thắng quân Mông Cổ xâm lăng lần thứ ba ( 1287- 1288 ) ở sông Bạch Đằng .
        Nhà Hồ ( 1400- 1407 ) đổi quốc hiệu là Đại Ngu, kinh đô là Tây Đô ( Thanh Hóa)  kháng chiến chống quân xâm lược Minh hai năm 1406-1407, rồi thuộc nhà Minh 20 năm  1407- 1427. Nhưng có nhiều cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh xảy ra : Trần Ngỗi  ( 1407- 1409 ), Trần Quý Khoáng (  1409- 1413 ), Phạm Ngọc ( 1415- 1420 ), Lê Ngã ( 1419- 1420 ) và Lam Sơn ( 1418- 1427 ) . Sau các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động ( 1426 ), Chi Lăng, Xương Giang ( 1427 ). Lê Lợi có Nguyễn Trải phụ giúp, lên ngôi lập ra nhà Lê ( Hậu Lê ), trước thời Lê - Trịnh ( 1428- 1527) , giữ quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô là Đông Kinh ( Hà Nội ). Trên phương diện văn hóa phải kể đến bộ  Đại Việt sử ký của Ngô Sĩ Liên hoàn tất năm  1479, bộ luật Hồng Đức biên soạn xong năm  1483… Nhà Mạc kéo dài từ năm  1527 đến năm  1592. Từ năm 1553 đến năm 1592 là Nan Bắc triều  va cuộc xung đột Lê - Mạc. Các năm 1570- 1786 là  Đàng Trong - Đàng Ngoài và cuộc phân tranh Trịnh- Nguyễn.  Các năm  1788- 1789  là kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh và chiến thắng năm 1789 của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ ở Ngọc Hồi và Đống Đa. Triều nhà Nguyễn thay thế triều Tây Sơn ( 1802- 1945) chấm dứt với thoái vị của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng nhà Nguyễn. ( tuy từ thời vua Tự Đức  đất nước mất dần, bị Pháp đô hộ chiếm hầu hết chủ quyền  đến tháng 3 năm 1945 ) .

               II- c . Ảnh hưởng Tây phương ở Trung Quốc ở thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20

             Âu Châu và Trung Quốc đã biết hiện diện nhau một cách mù mờ từ nhiều thế kỷ.  Một  loại thể thương mãi mỏng thín nối liền  hai  văn minh này  dọc theo Con Đường Tơ Lụa xuyên qua Trung Á từ thời đế quốc La Mã. Marco Polo và các  nhà du hành can đảm đã đem về  nước tin tức cả hai bên.  Giáo sĩ Dòng Tên - Jesuits, Cơ đốc Giáo  từ thế kỷ thứ 17  ở triều đình Bắc Kinh đã mở rộng, sâu đậm  những dòng chảy nhìn nhận và kính nể nhau. Nhưng mãi đến thế kỷ thứ 19, thể giới Tây phương mới khởi sự  cảm  giác mạnh mẽ trên Trung Quốc một cách đáng chú tâm. Ảnh hưởng  cùng  một sức lực cho đôi bên ở nhiều phương diện, nhưng  cuối cùng ảnh hưởng Tây Phương có tính cách tàn phá  hơn cho Trung Quốc.  Đầu thế kỷ thứ 19, các nhà lảnh đạo Trung Quốc lại không hiểu  rỏ mấy ý nghĩa  ảnh hưởng Tây Phương, tin rằng các kẻ man rợ - barbarian Tây Phương sẽ bị chế ngự  và kiểm soát được theo những phương cách  Trung Quốc đã áp dụng thắng lợi từ ngàn xưa. Nhưng các sức lực ảnh hưởng là chồng chất, tích lũy  và khác hẳn về thể loại cũng như mức độ, so với những tương tác giới hạn xưa cũ. Tình trạng quan điểm riêng mình của Trung Quốc dần dần rơi tuột khỏi tầm tay dân Tàu.

·         Công ty Anh Đông Ấn Độ
Các quốc gia Âu Châu và Hoa Kỳ  đều liên can  đến thương mãi và  xâm lăng văn hóa Trung Quốc, nhưng Anh Quốc làm tiền quân và qui định bước chân. Dụng cụ Anh Quốc rất là đặc biệt, một đế quốc trong đế quốc: đó là  Công ty Anh Đông Ấn- British East India Company , thành lập theo hiến chương  Nữ Hoàng Elisabeth I - Đệ Nhất năm 1600. Ít ai biết tính chất  công ty là gì, vì  nó không giống bất kỳ tổ chức nào từ trước đến giờ, trừ  hai công ty đồng thời  là  Công ty Hòa Lan Đông Ấn - Dutch East India Company , thành lập năm 1602 và Công  Ty Đông Ấn - La Compagnie des Indes Orientales ( thành lập năm 1664 ).
Danh hiệu nguyên thủy  của Công ty Anh là “Cơ quan Thương mãi Luân Đôn của Thống Đốc và Thương Gia cho Đông Ấn” , nhưng theo thời gian, nó trở thành tương tự một chánh phủ đồng thời không kém một công ty buôn bán; không những đóng tàu  chở đầy hàng hóa đi bán, nhưng cũng vỏ trang đầy sung ống, duy trì một  đạo quân có sĩ quan  riêng cho công ty hầu bảo vệ quyền lợi công ty trên biển và trên đất liền, tiếp nhận quyền  thu thuế ở Ấn Độ, và giữ gìn luật pháp cùng trật tự  trên đất ngoại quốc nơi nào kiểm soát địa phương yếu kém.  Công ty Anh mau lẹ tự biến mình thành  kẻ xăm lăng và chiếm giữ  nhiều lảnh địa hải ngoại, ký kết nhiều hiệp ước với các chánh phủ Á Châu, duy trì hải cảng, kênh eo biển và bảo vệ bờ biển, thật sự ảnh hưởng đến  hàng triệu người  sinh sống nội địa, từ các vị trí thương mãi công ty không có quyền cai trị và thật ra công ty lúc ban đầu  cũng không có ý định cai trị. Vào đầu thế kỷ thứ 18, Công Ty Anh đã  đóng ở cơ xưởng trên sông Thames những tàu  gây ấn tượng đương thời  trọng tải 750- 1250 tấn hay hơn nữa, lớn , ba cột buồm - threemasts , boong tàu bằng phẳng - flush deck đi biển xa  tốt đẹp và có ráp 54 đại bác  chống trả.  Các tàu này đi vòng quanh thế giới trong 2 năm, nhưng bị hư sau  4- 8 chuyến đi trong 10 năm.  Sau năm 1780, nhờ bọc gỗ bằng đồng , đời sống mỗi chiếc tàu mới  kéo dài được  12- 14 năm. Lợi  lộc các chuyến đi vòng quanh thế giới rất lớn, nên đủ tiền thay thế tàu theo sác xuất này.                  
Công ty thiết lập một vị trí thương mãi ở Quảng Châu năm 1699 và bắt đầu hoạt động ở Ninh Ba ( ? ) - Ningpo và Áo Môn , Quảng Châu.  Quảng Châu đã trở thành trung tâm cất giữ và phân phối hàng hóa chánh cho thương mãi Anh Quốc  về tơ lụa , đồ sứ - porcelain , đồ sơn - lacquer , quạt , đại hoàng - rhubarb, xạ hương- musk , “ tutenag “ - một loại hợp kim tương tự  kẽm. Nhưng chẳng bao lâu thì trà ( chè )- tea  trở thành món hàng chánh, vì yêu cầu tăng cao ở Anh Quốc. Năm 1803, giá trị trà xuất khẩu sang Anh vượt quá 14 triệu bảng Anh - sterling. Hệ thống xuất khẩu Quảng Châu theo  đúng ý tưởng Tàu.  Dân Tàu giới hạn thương mãi ở hải cảng này để kiểm soát. Chỉ có các thương gia “ hong ”  được chánh phủ chánh thức bổ nhiệm  và giới  hạn vào khoảng một tá hong , mới có quyền buôn bán với ngoại quốc : mỗi thương gia ngoại quốc phải được một thành  viên của hong bảo đảm. Mua trà phải trả bằng lạng bạc - silver . Các cân thương mãi  luôn luôn bất lợi phía Anh Quốc , cho nên Anh Quốc phải tìm  những loại hàng hóa bán cho Trung Quốc bớt được thất thoát các lạng bạc. Trước tiên bán cho các hong năm 1800 là bông vải thô - raw cotton từ Bombay ( nay là Mumbai ), những hàng lẽ chiếc - piece goods từ Madras,  hàng len  từ Anh , thiếc - tin từ quận Cornwall. Nhưng lợi nhất là  thuốc phiện ( nha phiến, nguồn gốc Ả Rập, người Tàu gọi là  cù túc) từ Bengal, và loại hàng cao giá và ít tốn chỗ này,  mau lẹ biến thành hàng đứng hạng nhì sau bông vải,  bán cho Trung Quốc. Công ty Anh trồng thuốc phiện ở Ấn Độ , bán đấu giá cho thương gia tư  chở đến Canton bằng tàu thủy của Công Ty. Bạc thu hồi bán thuốc phiện dùng để Anh nhập khẩu trà.
Buôn bán thuốc phiện  tăng quá mau lẹ làm chức quyền Trung Quốc lo ngại: từ cuối thế kỷ thứ 18 đến năm  1838, buôn bán thuốc phiện tăng 40 lần. Năm 1838, Anh đã chở vào Trung Quốc  40 000 thùng nha phiến; năm 1830 đã có 10 triệu người Tàu nghiện thuốc phiện ). Và đồng thời cũng tăng hối lộ, tham nhũng ở các giới chức quyền, ( tham ô tệ nhất  thời vua Càn Long - Qian Long là tên vệ úy Hòa Thân  được  phong làm Lại bộ thượng thư, gần như Tể tướng, gia sản tịch thu 900 triệu lạng bạc, xây cất dinh thự  cao đẹp hơn dinh thự của vua, chứa nhiều bảo vật … có phần lớn hơn gia sản của “Vua Mặt Trời- Roi Soleil” Pháp  Louis XIV, theo Nguyễn Hiến Lê ở sách  Sử Trung Quốc, xuất bản  trong nước năm 1997 và tái bản ở Ca Li năm 2003. Buồn thay dinh thự kiểu  Hòa Thân lại được một “đại gia ” Việt mô phỏng làm toàn bằng gỗ qúi ở Nghệ An mấy năm  vừa qua !) và tình trạng tham nhũng này đã đe  dọa  ổn định chánh thể Mãn Thanh. Sau năm 1830, vì thấy các lượng - taels bạc  mất ra ngoài quá nhiều, ( năm 1898, riêng Quảng Châu, số thuốc phiện  làm Trung Quốc  thiệt mất 30 triệu lạng bạc ) chánh quyền Bắc Kinh  thực thi hành động mạnh mẽ. Nhà Thanh  phái Lâm Khắc Từ- Lin Zexu, một vị quan  nổi tiếng liêm khiết  làm Khâm sai đại thần, kiêm Tiết Chế Thủy sư ở Quảng Đông  để thi hành việc cấm tuyệt bán thuốc phiện. Lâm (Tàu khác Việt Nam là gọi họ chứ không  gọi tên ) tới Quảng Châu, sai tịch thu  và hủy  3500 tẩu thuốc phiện và  trên 12 000 lạng thuốc phiện. Sau đó ông đem binh vây thương quán Anh, khiến Lảnh sự Anh  phải khuyên  các thương nhân nộp  toàn thể 20 thùng thuốc phiện, nặng hơn 1 tấn . Lâm tự xem xét, đốt hết, đổ xuống biển, rồi báo cáo cho  thương nhân các nước biết là nếu về sau thuyền  buôn nào vào bến mà chở thuốc phiện thì  hàng hóa bị sung công, người bị tội chết. Các nước đều tuân theo, trừ Anh. Anh tháo lui về Áo Môn ( Macao ) và sau đỏ ở  đảo Hồng Kông, tiếp  tục buôn lậu thuốc phiện dọc theo Trung Quốc và bảo đảm xuất khẩu trà Trung Quốc qua trung gian các hảng Hoa Kỳ.  Đối xử với ngoại quốc của Lâm, tuy nay dưới mắt Tây Phương đúng lý trên phương diện đạo đức, nhưng vào thế kỷ thứ 19  được xem là ngạo mạn  và đưa tới can qua, chiến tranh. Anh phái sang một lực lượng hải quân  và các năm 1840- 1842 chiếm nhiều hải cảng Trung Quốc từ Quảng Châu đến Thượng Hải, và bắt đầu thương thuyết  với triều đình Thanh tại một điểm  gần Thiên Tân. Các cố gắng của Lâm được xem là thất bại; Lâm bị bải chức một thời gian.
 Chiến tranh tục gọi là Chiến tranh Nha Phiến-  Opium War 1839- 1942, tuy nha phiến không phải là một vấn đề tranh chấp duy nhất, là một  cuộc chiến  Anh khó lòng bào chửa nhất. Ảnh hưởng của Tây phương vào Trung Quốc ở thế kỷ thứ 19  thấm đậm một thảm kịch Hy Lạp. Đây không đương nhiên là một tranh đấu trực tiếp của hai cái nhìn  đời sống và xã hội  xung khắc nhau, hai bên  lướt qua nhau không tiếp xúc nhau như những  tàu thủy chạy trong đêm tối vậy đó.  Anh không màng lưu tâm để hiểu biết cách suy nghĩ Trung Quốc và Trung Quốc chẳng đặng đừng - cas de force majeure  bắt buộc phải chấp nhận quan điểm Tây Phương  trên thực tế và lẽ dĩ nhiên  tích lũy một  óan giận, phẩn nộ đắng cay kéo dài hơn một thế kỷ đến ngày nay. Mỗi bên đều tự cảm giác là chỉ  có  riêng mình  tiêu biểu văn minh  và mỗi bên đều dẫn chứng  những điểm quyết định: Tây phương  xem các luật lệ Trung Quốc là tàn bạo , dã man - barbarity và Trung Quốc  cũng xem Tây Phương là man di, man rợ, khi quân đội Anh - Pháp đốt phá cướp bóc Viên Đình ( Đình  vua thưởng ngoạn Mùa hè ) - Summer Palace  năm 1860 .
Chiến tranh Anh Pháp  với Trung Quốc các năm  1856 - 1860, đôi khi còn được gọi là chiến tranh thuốc phiện thứ nhì , lấy cớ là Quảng Châu không mở cửa theo đúng các điều ước đã ký kết. Thật sự Tây Phương muốn bảo đảm lần này là lần cuối cùng đế quốc Tàu phải thương thuyết  với mọi nước ngoại quốc đúng theo các điều kiện Tây Phương đặt ra. Khi linh mục Chapdelaine, một giáo sĩ Cơ Đốc Pháp  bị tra tấn và xử tử, Anh bắn phá và  chiếm cứ Quảng Châu năm 1858. Huân tước Anh Algin và Nam tước Pháp Baron Gros  tiến đánh Thiên Tân và buộc Thanh trào phải đặt các sứ thần ngoại quốc ở Bắc Kình  vĩnh viễn ngang hàng nhau. Nhưng một năm sau, triều đình Mãn Thanh  từ chối thừa nhận Điều Ước Thiên Tân  và chận đường không cho họ vào Bắc Kinh.  Hơn nữa 4 chiến thuyền Anh bị pháo đài Tàu đánh chìm ở gần Thiên Tân, và Anh - Pháp trở lại tấn công Trung Quốc với một lực lượng mạnh hơn nữa.  Vua Hàm Phong kinh hoảng  bỏ cung điện  chạy trốn, gọi là đi “ tuần du” ở Nhiệt Hà - Rehe (Jehol )  và em vua là Cung Thân Vương - Prince Gong phải ký kết Đìều Ước  Bắc Kinh năm 1960, chịu bồi khoản nặng nề ( 800 000 lạng bạc  cho mỗi nước Anh - Pháp ), còn nặng hơn cả Điều Ước Thiên Tân. Trung Quốc  phải mở thêm 10 hải cảng khác: Ngưu Trang , Đăng Châu , Đài Loan , Viên Thủy ,  Triều Châu,  Quỳnh Châu …

Nổi loạn

Loạn Thái Bình Thiên Quốc
Vào những giai đọan cuối cùng ngoại quốc uy hiếp Trung Quốc, nhà Thanh  bị một cuộc rối loạn to lớn đe dọa: đó là Loạn Thái Bình Thiên Quốc - Taiping Rebellion, xảy ra  từ năm 1850 đến năm 1864. Nội loạn này có thể xem  là một triệu chứng  và nguyên nhân trào Thanh suy tàn. Nông dân bất mãn trong quá khứ Trung Quốc thường tụ hợp và khuấy động, dưới  sự che chở tôn giáo. Tuyệt vọng tìm lối thoát ở những hy vọng  cứu tinh dân tộc, và các nghi thức tôn giáo hiến dâng điểm tập hợp  cho những ai bất mãn ở một quốc gia  nguyên khối, không  cho phép tổ chức  bất cứ một chánh trị nào khác.  Tỉ như “giặc Khăn vàng - Yellow Turbans“ thời nhà Hán  và Bạch Liên - White Lotus  từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 19 của những hội kín  chống triều đình  dưới sự che chở của Lão- Đạo giáo - DaoistPhật Giáo - BuddhistThái Bình Thiên Quốc- Taiping Tianguo  khác biệt, vì phong trào bắt nguồn từ các ý nghĩ Thiên  Chúa giáo - Christian  , tuy các ý nghĩ này  chỉ được chấp thuận một phần nào thôi.  Tên Thiên Quốc - Heavenly  Kingdom  phản ảnh Thánh kinh Tân Ước - New Testament, dù rằng   Cựu Ước- Old Testament  trên thực tế chủ yếu ở cơ cấu thành quả. Thái Bình - Great Peace  là một ý niệm hảo huyền  cho một thời gian  công bằng và thuần khiết, đã có sẳn  từ các thời Hán ( Giặc Huỳnh Cân thời Đông Hán tự xưng là học đạo Thái Bình, theo Trung Quốc Sử Cương , xuất bản ở Huế và ở Sài Gòn năm 1958)  và thời Đường  rồi.

Hồng Tú Toàn
         Thiết lập phong trào là một học giả bất đắc chí  Hồng Tú Toàn - Hong XiuQuan  ( 1814- 1864 ) quê quán nông thôn vùng Hakka - Hẹ ( ?), Hải Nam, tỉnh Quảng Đông.  Năm  1843 sau khi thi hỏng lần thứ tư,  Hồng  giải thích những mơ tưởng của mình theo những nguyên tắc Thiên Chúa Giáo. Ông mơ tưởng  là em Chúa Giê Su, để cứu vớt  dân Tàu  khỏi cơn hiểm nghèo Qủi Sứ làm ra. Năm 1850, Hồng Tú Toàn cùng một số bạn đồng học , đồng hương  như  Dương tú Thanh - Yang Xin Qing ,  Đông Vương sau này … gặp lúc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây bị đói kém , thừa dịp dấy binh ( có chừng 30 000 người ) ở  Kim Điền , tỉnh Quảng Tây , dùng khẩu hiệu  phản Thanh, diệt tham ô  tàn bạo , khôi phục lại nhà Minh. Quân lính đều để tóc dài, tức chống lại Mãn Thanh; nhờ vậy mà thanh thế rất thịnh. Phong trào còn qui định ruộng đất,vàng bạc là của chung, chánh quyền phân phát,  dân cùng nhau cày cấy, cùng ăn cùng mặc,  có tiền thì cùng tiêu, người nào trữ 10 lạng bạc hoặc một lạng vàng thì bị trừng phạt. Đúng là chế độ cộng sản, lần đầu tiên Hồng Tú Toàn đem áp dụng ở Trung Quốc,  nhưng chưa bao giờ thực hành  được trọn vẹn ( chiếu theo Sử Trung Quốc Nguyễn Hiến Lê - 1997 ). Ngoài ra, chủ trương Thái Bình Thiên Quốc còn nghiêm cấm các thói xấu như  thói đàn bà bó chân, thói hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc, mua bán nô tì,  nuôi nàng hầu; nam nữ bình quyền, cho đàn bà cũng thi cử như đàn ông, đàn bà cũng lấy một người đổ trạng nguyên v.v…
      Năm 1851, Hồng Tú Toàn tự xưng là Thiên Vương- Heavenly King  , có 5 vương khác phụ tá. Năm 1852 ,  quân Thái Bình Thiên Quốc tiến đến phía Bắc Vũ Hán, vòng xuống sông Dương Tử và  năm sau chiếm Nam Kinh. Viễn Chinh Thái Bình Thiên Quốc lên phía bắc Nam Kinh, bị đánh bại ở Sơn Đông  năm 1855.  Nhờ ba chỉ huy nhà Thanh tài giỏi là Tăng Quốc Phiên -  Zeng Guofan( 1811- 1872)Tả Tông Đường-  Zuo Zong Tang( 1812-  1885 ) và Lý Hồng Chương - Li HongZhang ( 1823- 1901 ). Tăng Quốc Phiên tái chiếm Vũ Xương - Wuchang  năm 1855 , và đưa một binh thuyền xuôi sông Dương Tử,  đe dọa Nam Kinh.  Cả ba  nhà chỉ huy quân Thanh hiệp sức  tái chiếm  một cách có hệ thống  vùng Trung tâm Trung Quốc,  do quân nổi loạn giữ chặc. Cả ba đều sử dụng phối hợp  súng ống , tàu chiến và luyện quân theo kiểu Tây Phương. Thật ra còn nhiều yếu tố khác  đánh bại Thái Bình Thiên Quốc.  Dân  chúng ghét Mãn Thanh , mới đầu do dự  giữa Tăng và Thái Bình. Nhưng dần dần  ngã theo Tăng vì những lầm lỗi quá nặng, thất nhân tâm của Thái Bình  ( cấm đạo Khổng, đạo Phật, cấm thờ phựợng tổ tiên, phá hủy chùa chiền …) . Thái Bình không đủ kiến thức để cai trị những vùng họ chiếm.  Giới trung nông lo ngại vì  tái phân phối cưỡng bức ruộng đất. Quân đội Thái Bình thiếu lưu động vì không có kỵ binh - cavalry. Các cường quốc Tây Phương đến lúc  này, thấy Thái Bình đã suy nhược, có thể bất lợi cho việc làm ăn của họ nên ra mặt đứng về phía Thanh đình. Năm 1862, khi thấy Thượng Hải bị đe dọa, một tên giang hồ  Mỹ  là Tewsend Ward , nguyên quán ở Salem - Massachusetts,  được sự ủng hộ tài chánh của thương nhân Thượng Hải, lập ra một đạo quân lẫn lộn binh lính Tây Phương và binh lính Tàu; khi chết tuyễn  thiếu tá Anh Charles Goerge Gordon ( sau đó là Toàn quyền  xứ Sudan, thuộc Anh ) thay thế, dẹp được Thái Bình chung quanh Thượng Hải, sau 3 năm thắng lợ, lấy lại được 50 thị trấn cho Mãn Thanh. Quân Ward-Gordon  nổi danh là “ Thừa thắng Quân -  Ever Victorious Army” .  Có lẽ nguyên nhân lớn nhất làm suy tàn Thái Bình là  nội bộ các vương Thái Bình lục đục nhau. Tháng 7 năm 1864,  em trẻ tuổi  của Tăng Quốc Phiên chiếm lại Nam kinh. Hồng Tú Toàn uống thuốc độc tự tử, chấm dứt Thái Bình Thiên Quốc. Các nhà lảnh tụ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc PRC hiện nay , rất tán thành nội loạn Thái Bình Thiên Quốc, vì thật sự có rất nhiều tương tự  giữa phong trào này và phong trào Cọng Sản cận đại: cùng mục đích một trật tự xã hội lý tưởng, một lực lượng uy vũ  bính lính nông dân, một lập trường tư tưởng khe khắc chống những giá trị Khổng giáo, một thán phục về kỷ luật và một cảm nghĩ quyết tâm và vận mệnh cao siêu xuống tận hàng ngũ binh lính, ít khi thấy ở Trung Quốc truyền thống. Tuy nhiên Vương Nghi, tác giả Trung Quốc Cận Đại Sử lại cho rằng  chưa đủ nghiên cứu để đưa ra một phán đoán khách quan. Dù sao ảnh hưởng của Thái Bình cũng rất lớn. Chính cuộc chiến của Hồng Tú Toàn là bước đầu đưa tới cuộc Cách Mạng Tân Hợi ( 1911) nữa thế kỷ sau, cho dân tộc Tàu một ý niệm về nam nữ bình quyền, về chế độ cộng sản  trước khi có cuộc cách mạng 1917 của  Nga. Từ Tần Thủy Hoàng, bây giờ lại mới có một cuộc Cách Mạng thật sự để thay đổi hẳn một chế độ, chứ không phải  chỉ để thay đổi một triều đại ( cũng chiếu theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, 1997 ) .
       Cùng lúc với loạn Thái Bình, nhiều nổi loạn  khác nổi lên càng thêm đe dọa trào Thanh. Đảng Niệm-Nian ( 1853- 1868 ), một hội kín tổ chức như Bạch Liên Giáo, ở phía Tây kinh đào Vận Hà, từ sông Hoàng Hà tới sông Hoài, tại bốn tỉnh Giang Tây, An Huy, Hà Nam  và Sơn Đông :  liên kết với Thái Bình, cũng để tóc dài, tung hoành một thời  nhưng không chiếm  được một thị trấn nào quan trọng, không lập được một chánh phủ. Sau bị Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương dẹp năm 1868. Nạn Hồi giáo - Muslim ở Tây Bắc ( Thiểm Tây và Cam Túc ) nổi lên từ năm  1868 đến năm  1783, và Hồi giáo cũng đã nổi lên ở Tây Nam Vân Nam từ năm 1856 đến năm 1973. Ở Tây Bắc, Thanh đình dẹp được  loạn năm 1873, thành lập tỉnh Tân Cương - Sin Kiang . Ở Quí châu, tộc dân Miêu ( Mèo ) lại nổi loạn như thời Càn Long, 18 năm mới dẹp được, nhưng dẹp xong  thì Quí  Châu bị tàn phá,  gần như thành bình địa.Theo Vương Nghi ở sách kể trên, nếu kể luôn cả loạn Niệm, Hồi, Miêu, thổ phỉ dư đảng Thái Bình cướp bóc, chết vì nạn đói , chết vì bệnh dịch, Trung Quốc đã mất đi lúc này ít nhất là 100 triệu người. Còn hơn cả nạn hồng thủy ; trong lịch sử Trung Quốc chưa thời nào như vậy .
                      
                     Thời ban đầu cận đại hóa Trung Quốc

              Trước chiến tranh nha phiến, Mãn Thanh tự hào là Thiên Triều Đại Quốc, coi các nước Tây Phương là ngoại di, không thèm để ý tới. Nhưng khi liên quân Anh Pháp tới Bắc Kinh buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, Thanh Đình mới nhận là bọn ngoại di đó mạnh hơn mình nhiều và muốn chống cự với họ  thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải rèn luyện theo lối họ. Khâm sai Lâm khắc Từ, các nhà chỉ huy binh Thanh  tài giỏi như Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương và  vài người Mãn như Cung Thân Vương, Quế Lương  nghĩ đến “ Tự Cường - Self Strengthening “, công nhận giá trị của kỷ thuật Tây phương, đồng thời cũng vẫn còn  tin tưởng vào tính cách ưu việt của văn hóa Trung Quốc và đời sống theo Khổng giáo. Vào thế kỷ thứ 19, các nhà lảnh đạo Trung Quốc không nhắm mục đích cận đại hóa  toàn diện - radical modernization  hay Tây phương hóa Westernisation hoàn toàn ở mọi lảnh vực. Suốt 40 năm cuối của thế kỷ thứ 19,  triều nhà Thanh đã thấy tiến bộ to lớn ở nhiều lảnh vực. Đáng kể là các công trình tiền phong theo kỷ thuật Tây phương, phần lớn liên hệ với sự nghiệp của Lý Hồng Chương. 
              Trước hết  Lý và người đở đầu Lý là Tăng Quốc Phiên, mua súng ống trang bị cho quân Thanh và lập xưởng chế tạo võ khí ở Xuzhou- Từ châu, Nam Kinh và vài nơi khác. Những cơ xưởng nhỏ bé này  sẽ được thay thế  bằng  cơ xưởng  lớn  ở Giang Nam, gần Thượng Hải năm 1865. Cơ xưởng Giang Nam, một trong những cơ xưởng lớn nhất thế giới, không những sản xuất súng ống, đạn dược, mà còn luôn cả máy móc khí cụ cho những tàu chạy hơi nước đầu tiên của Trung Quốc. Tả Tông Đường lập một cơ xưởng khác và một căn cứ hải quân ở Phúc Châu, với sự cộng tác của Pháp. Tiếp theo, Lý di chuyễn đến lảnh vực  công nghệ dân sự và thương mãi. Lập ra  Công ty Tàu Chạy  Hơi Nước  Con  buôn Trung Quốc- China Merchants’ Steam Navigation Company, năm 1872,  cạnh tranh không thua kém các công ty Anh Jardine, Matheson, và Butterfield và Swire trên sông , và dịch vụ dọc bờ biển . Hoạt động công ty này do “chánh phủ  giám sát và thương gia  thực hiện ”. Lý Hồng Chương được bổ nhiệm làm Tổng Đốc ở thủ phủ tỉnh là Thiên Tân từ  năm 1870 đến năm 1895, giúp ông đủ thì giờ  phát triễn ổn định nhiều  doanh nghiệp công nghệ ở miền Bắc. Một mỏ than  máy  móc cận đại được khai thác ở  Khải Bình  sản xuất than cho tàu thủy chạy và một đường xe lữa để phân phối  than đá và hàng hóa  đến Thiên Tân, Sơn Hải Quan - Shanhaiguan gần biên giới Mãn Châu và Bắc Kinh.  Phát triễn xe lữa chậm chạp , nhưng  các đường điện tín ( báo ) - telegraph  do Lý đề xướng và các chức quyền tỉnh nới rộng, cung cấp 34 000  dặm Anh ( trên 164 300 km ) đường liên lạc giữa nhiều thành phố lớn vào năm 1900.  Các nhà máy dệt bông vải tiến hành chậm hơn  và năm 1894 đã xây xong 5 nhà máy  dệt bông vải. Các nối kết điện tín thoạt tiên rắc rối  và tốn kém.  Nông dân nghĩ rằng  chúng làm hổn loạn “ Linh hồn Gió và Nước “ , và thật sự  ký ức thời niên thiếu làm hiện lên kỳ bí không tên, liên quan đến đường dây điện tín kêu vo vo, cho nên họ đốn bỏ trụ cột điện tín.  Giá trị bán lại các dây đồng  có lẽ còn cũng cố thêm nhiệt tình thuần khiết hóa này. Chánh phủ đã phải  phái một số binh lính  bảo vệ các đường điện tín.
             Điều đáng lưu ý  là ảnh hưởng Tây phương này  rất ít  thấm vào dân Tàu trung bình ở bất cứ làng xã hay thị trấn nào ở bên trong nội địa Tàu, suốt  phần lớn thế kỷ thứ 19. Đời sống theo thể thức truyền thống, vẫn còn là tiêu chuẩn cho dân quê, kẻ buôn bán và ngay cả chức quyền nữa.  Chỉ sau 1865, ảnh hưởng Tây phương  mới bắt đầu nhận thấy được rộng rải, nhờ  sự lan tràn  các hàng hóa Tây phương, du hành, và cư trú các giảo sĩ  và nhiều người  khác sâu vào nội địa, cũng như các di động dè dặt tiến về cận đại hóa đất nước  của một vài chức quyền như Lý Hồng Chương. Một trong những nhóm hay cá nhân Tây phương ảnh hưởng mạnh  đến dân Tàu là tổ chức hửu hiệu Sở Hải Quan ( Quan Thuế Biển )-  Maritime Customs Services  và hai cá nhân bổ nhiệm làm Tổng Thanh Tra  là H.N. Lay đã huấn luyện nhân viên Tàu cho cơ quan Hải Quan mới thành lập , Robert Hart và bộ tham mưu của ông giúp việc cho  chánh phủ Tàu một cách siêng năng, vô tư, ngay thẳng. Sở Hải Quan không chỉ thâu thuế quan mà còn đảm nhiệm nhiều sứ mệnh khác  thường liên quan đến dịch vụ bảo vệ duyên hải - coast guards , vét - đào kinh, hướng dẫn  giao thông đường sông, chăm lo hải đăng, phao, bến tàu, các tiện nghi hải cảng, quản trị tài chánh có phần phức tạp. Khi phải bồi thường lớn sau cuộc  Nổi loạn Võ Sĩ ( Nghĩa hòa Đoàn) - Boxer Rebellion, lợi tức  thuế hải quan không đủ, thuế muối  và các thuế khác trong nước  phải thêm vào để trang trải trả cho đủ mọi điểm thỏa  hiệp,  đều bị các nhà ái quốc Trung Quốc oán giận. Sử dụng mạng lưới  hải quan và thêm vào đó  những hệ thống tư nhân, năm  1896, Hart  thiết lập  một sở bưu điện - postal service , biến thành bưu điện độc lập năm 1911. Triều  đình Thanh hoàn toàn tin tưởng  huân tước  ( chức mới được phong) Sir Robert Hart  và thường thỉnh ý ông về  nhiều  vấn đề  liên hệ đến ngoại giao .              
              Nhóm thứ hai giúp dân Tàu thân thuộc với phương thức Tây Phương là các thương gia - traders . Các hảng Anh, một số đã kể trên, hiện đang còn hoạt động ở Hồng Kông là Jardine, Mathelson và Butterfield and Swire, Dent and Company, Tổ hợp  Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải thành lập năm 1865. Hảng Mỹ nổi tiếng nhất là Russell and Company trở thành Công Ty Con Buôn Tàu chạy tàu thủy hơi nước đã kể trên,  làm dịch vụ sông thành công mỹ mãn  dọc sông Dương Tử, từ Thượng Hải đến Hán Khẩu.  Theo quan điểm Tàu, nhân vật then chốt  ở mỗi doanh nghiệp này không phải là giám đốc người ngoại quốc mà là nhà tư sản mại bản - comprador Tàu . Từ ngữ comprador nguồn gốc  tiếng Bồ Đào Nha. Nhà mại bản này thuê và sa thải nhân viên Tàu, hành động như thể là người bảo lảnh cho họ, từ  các thư ký  có học vấn  và thông dịch viên ở sở làm,   cho đến lính bảo vệ và cu li các kho hàng. Khôn khéo sẳn có của doanh vụ Tàu, cọng thêm sự hiện diện  các comprador, các thư ký của họ, khiến các công ty Tây phương nhận thức  là khỏi cần  và không có lợi nhiều  làm chi nhánh trong nội địa Tàu. Cơ sở trung ương của họ ở các thành phố hải cảng dư sức hoạt động, nhờ một mạng lưới  phân phối  mau chóng gồm toàn là người Tàu.
            Tác nhân thứ ba lan rộng nhất là  các nhà thờ  và các giáo sĩ Thiên chúa Giáo.  Cơ đốc giáo La Mã - Roman Catholics  khỏi sự thế kỷ thứ 19  với  một số người theo đạo Cơ đốc tương đối lớn, có lẽ khoảng 150 -  200 000 tín đồ, sót lại từ các thời truyền giáo xưa cũ.  Tin Lành- Protestants  khởi sự truyền đạo khi giáo sĩ Robert Morrison đến Canton năm 1807, do hội Truyền Giáo Luân Đôn phái tới.  Ông duy trì vị trí mình  bằng cách làm thông dịch viên  cho Công Ty Anh Đông Ấn  và sản xuất  văn chương Thiên chúa giáo. Ông làm ra tự điển Tàu - Anh lần đầu tiên  và dịch Kinh Thánh ra tiếng Tàu. Một đồng nghiệp được  gửi đến giúp ông, nhưng  bị cấm không được ở lại nước Tàu  và phải rút lui về hải cảng Anh Malacca, để hoạt động chung với  các người Hoa Kiều. Nhóm Tin Lành Hoa Kỳ đầu tiên là nhóm Giáo đoàn- Congregationalist, nhưng rồi rất nhiều nhà thờ Tin Lành khác cũng có mặt từ Anh, Mỹ đến lục địa Âu Châu. Các hội giáo Tin Lành ở Trung Quốc đếm đến 200 hội năm 1864, tăng lên 1300 năm 1890. Dân Tàu rửa tội theo Tin Lành chỉ chừng 55 000 năm 1893, nhưng năm 1914 đã trên 250 000. Dân Tàu rửa tội Cơ đốc La Mã  cũng tăng thêm trong một thế kỷ từ 1812 đến 1912, đạt 1.4 triệu tín đồ năm 1912. Con số tín đồ chỉ  kể ra một phần câu chuyện. Vào thập niên 1930, toàn thể tín đồ Tàu theo Thiên chúa giáo chỉ khoảng 1% tổng số dân Tàu lúc đó; thế nhưng ảnh hưởng của Thiên chúa giáo ở các nhà lảnh đạo Trung Quốc lớn hơn nhiều. Danh sách nhân vật lỗi lạc Tàu  ở một lai lịch tương đương Who’s Who, kể ra tỉ lệ 16 %  theo đức tin Thiên chúa giáo.                                               
          Toàn thể đề tài  công cuộc truyền giáo  và tuyên truyền tôn giáo đã trở thành tranh luận mạnh mẽ,  vì chuyễn hướng quan trọng dư luận thế giới  trong 50 năm vừa qua, và sự  kính nể lớn hơn về di sản quốc gia.  Vài thừa tố đặc trưng nổi bật  được nêu lại ở sách này. Trước năm 1900, đa số các nhà thờ Tin Lành hoạt động ngay hay ở gần các thành phố hải cảng, trong khi các nhà thờ Cơ đốc giáo và nhóm Tin lành Phúc âm - Evangelist Protestant do Hudson Taylor thiết lập, đã đi sâu vào nội địa Tàu.  Nơi đó, các hiểm nguy chiến tranh, nổi loạn và đói kém, lớn hơn ở thành phố bờ biển nhiều. Cho nên các giáo sĩ đôi khi được  các tàu chiến và các toán quân đội ngoại quốc cứu nguy. Pháp đặc biệt  hổ trợ  giáo hội Cơ Đốc ở Trung Quốc. Ngay cả Hudson Taylor, bị dân chúng đổ xô bao vây  gần  Dương Châu, được 4 tàu chiến cứu thóat, do lảnh sự Anh ở Thượng Hải  Rutherford Alcock  phái đến để nhấn mạnh  vụ sa thải  viên chức địa phương Tàu vì cẩu thả. Dù lọng che chở đặc quyền ngoại giao - extraterritorial privileges  mất lòng dân, đôi khi cũng được sử dụng bao che, không những cho các giáo sĩ  ngoại quốc mà còn cả  các  dân Tàu mới quy đạo nữa.  Thật cũng khó khăn cho các giáo sĩ ngoại quốc  mới chân ướt chân ráo đến Trung Quốc, phân biệt rỏ ai là quy đạo thật lòng và ai là các “ Con chiên xin cơm - rice Christians ”   đến nhà thờ hầu trốn thóat ra ngoài, khi tranh chấp với chức quyền địa phương. Tuy rằng điều này là biệt lệ hơn là thể lệ.  Quyền  làm chủ đất đai và  các xây cất ở sâu nội địa Tàu, nới rộng cho người ngoại quốc theo điều ước Thiên Tân năm  1858,  gây ra vô vàn khó khăn. Bồi thường  Trung Quốc phải trả  cho các xung đột  liên quan đến các giáo  hội và dân chúng Tàu địa phương từ năm 1862 đến năm 1869 lên đến  400 000  lượng bạc. Dầu sao cũng có nhiều thừa tố tích cực  cho  việc giáo hội đến Trung Quốc. Các trường giáo hội và sau đó các đại học  như viện đại học Diên Kinh- Yanjing University ở Bắc Kinh và  viện liên hệ Harvard -Yenjing , đã  đóng góp đáng kể  vào giáo dục Tàu, không những về hiểu biết Tây phương mà còn nâng cao tiêu chuẩn  giáo dục Tàu cận đại.  Trường học cho nữ giới ở Trung Quốc, cũng như ở nhiều quốc gia khác  do các nhà thờ  tiền phong thiết lập. Bệnh viện mở đón mọi người, huấn luyện bác sĩ và y tá , đề xướng  y tế công cọng, huấn luyện kỷ thuật công nghệ và nông nghiệp , tiến bộ khoa học tỉ như ở trung tâm danh vang Dòng Tên ở Tử  gia hội - Xujiahui ( Zikawei ) gần Thượng Hải, thiết lập các viện mồ côi, các viện người mù  và  người điên,  từ giữa thế kỷ thứ 19 đến Thế Chiến Thứ Hai , được nhìn nhận là những đóng góp  của giáo hội Thiên chúa ở Trung Quốc .
       Ngoài các lợi lộc xã hội của Thiên chúa gíáo, rất nhiều dân Tàu tìm thấy trong đức tin “ mới”  một kêu gọi tôn giáo, đang còn thiếu sót ở sân khấu Tàu đương thời. Khổng giáo  càng ngày càng tỏ vẽ ít phù hợp khi đế quốc suy tàn dưới mắt dân Tàu và tiếp theo là nạn sứ ( tướng ) quân - warlords. Đạo giáo - Daoism  phổ biến  đầy mê tín vô vọng  và cả Phật Giáo , tuy là một tôn giáo sâu sắc, vẫn không được ưa chuộng vào thế kỷ thứ 19 ở Trung Quốc hay soi sáng thêm bằng tư tưởng mới mẽ như thể  Thiên Chúa giáo lúc đó.  Các tín đồ Tàu Thiên chúa giáo  đóng một vai trò quan trọng  về Cuộc Cách Mạng 1911.  Các giáo sĩ dần dần thành công rời ra khỏi  sự phụ thuộc các sứ quán giúp đở và cũng cách ly dần với chánh sách các chánh phủ nguyên quán mình. Nhưng giáo hội Thiên Chúa  hiện nay cũng chưa đủ  tính cách Đông Phương  hơn là khoát ngoài y phục Tây Phương trên phương diện âm nhạc, kiến trúc và nghệ thuật , những chuyễn giao  quyền uy và xử lý tài chánh cho dân địa phương kiểm soát, một thủ tục nay áp dụng tại mọi quốc gia,  đã thực thi ở Trung quốc từ năm 1930. Chính ngay  các thành công vươn  xa về xã hội của Thiên Chúa Giáo ở Trung Quốc,  đã gây ra thù hận ở giới quí tộc học giả Tàu - chinese scholar gentry class . Họ có cảm tưởng là các  lảnh địa đặc quyền ưu đải và các  trách nhiệm ngàn xưa để đề xướng  lập trường học, viện mồ côi,  cứu tế nạn đói, và các dịch vụ cộng đồng khác, bị xâm chiếm.
tea rose

Mẫu đơn cây mộc
       Nhóm cuối cùng  đáng lưu ý  về tương tác giữa Trung Quốc và Tây Phương là các nhà thực vật học - botanists. Nhà thu thập Anh đầu tiên  là một bác sĩ mỗ xẽ,  James Cuningham, sống ở Trung Quốc từ  năm 1698 đến năm  1708. Cây cỏ Trung Quốc , song song cùng các  đồ vật  dụng Tàu  khác, trở thành thời trang. Nhà thiên nhiên học Huân tước Sir Joseph Bank  ( 1743 - 1820 ) đem về vườn ông ở Anh hàng tháng, từ Trung Quốc các hoa hồng - rose, tổ tiên của mọi loại trà hồng - tea rose cận đại, mẩu đơn cây mộc - tree peony,  và cúc. (Cúc Tàu được Hòa Lan đem về nước đầu tiên, nhưng các dòng cúc này đều chết trọi ). Sau  Chiến tranh Nha phiến đầu tiên, nhà thực vật học Tô Cách Lan  Robert Fortune  được gửi sang Trung Quốc với mục đích thực vật học  và đem về Anh các loài hoa hoa xuân - anemones,  hoa chuông - forsythias, đổ quyên - rhododendrons , thông lọng - umbrella pines, và nhiều loài cây khác,  hoa ông lảo - clematis , cúc đồng tiền - astersgiả đổ quyên - azaleas. Hoa đậu tía Tàu - Chinese wisteria trồng ở Chiswick năm 1818, nay còn nở rộ , sau hơn một thế kỷ. Đầu thế kỷ thứ 20,  một trong những nhà thám hiểm  lớn của thực vật học thế giới là E . H . Wilson ,  làm một công trình nghiên cứu  toàn diện vương quốc thực vật miền Tây Trung Quốc.  Lối đi không phải một chiều.  Vì rằng các nhà thực vật học  Tây phương không phải chỉ  đem cây cỏ ra khỏi Trung Quốc, mà còn đem hiểu biết huấn luyện một thế hệ học giả thực vật học Trung Quốc,   đủ khả năng xây đắp tươi mới  một truyền thống ghi chép , minh họa, khảo nghiệm  quá khứ Trung Quốc .

                  Đế quốc chấm dứt .

             Hai thập niên  từ đầu  thập niên1890 đến năm 1911 , còn chứa đọng dư âm  của  liệt cường tấn công Trung Quốc và nổi loạn nội địa thế kỷ thứ 19. Tan rã hàng ngũ  càng hoàn toàn thêm  vì trung tâm quyền lực  ở triều đình Bắc Kinh đã phần lớn mất hết liên lạc với phần Trung quốc còn lại.  Vài lảnh tụ  địa phương cố gắng cải thiện xã hội đã nêu trên,  cố lĩnh hội thế giới bên ngoài và  tung ra nhiều biện pháp để  thõa mãn tình trạng căn bản, triệt để mới mẽ. Thanh đình cũng có vài chức quyền thấu triệt tình hình  như Cung Thân Vương Dịch tố- Prince Gong, em vua Hàm Phong -  Xian Feng  (ở ngôi vua 1851- 1962 ) , nhưng đa số đại thần nguồn gốc Mãn Châu  và nguồn gốc Tàu  vừa  mù quáng , vừa phản động, kể luôn cả các thái giám và chức quyền  cung đình, đều có quyền lợi to lớn  mong muốn tiếp tục nguyên trạng.
Từ Hy Thái Hậu
           Thủ lảnh các lực lượng phản động là  Từ Hy Thái hậu- Cixi empress dowager ( 1835- 1908 ). Từ Hy nguyên chỉ là thứ phi, vào cung năm 16 tuổi, nhưng chiếm dần quyền bính, vì là mẹ đẻ của  vua Đồng Trị  - Tong Zhi, khi Hàm Phong chết. Từ Hy là một nhà chính trị cơ mưu , nhiều bản lảnh, thông minh, nhưng kiêu xa, dâm dật, không điều gì là không dám làm - vô sở bất vi để đạt mục đích, tính tình thất thường, lúc rộng lượng, lúc hiền hậu, lúc tàn nhẫn vô cùng. Bà sủng ái hai Thái giám.  Hai ông này lợi dùng danh nghĩa bà mua quan bán tước làm chánh trị Thanh đình thêm hủ bại. Tuy Từ Hy  ít hiểu tính chất ảnh hưởng Tây phương ở Trung Quốc, nhưng ý thức chánh trị giúp bà  thấy rỏ giá trị của Cung Thân Vương, cố gắng điều hướng khôn ngoan  thực thi các điều ước ngoại quốc và của Lý Hồng Chương, cố tâm chấp nhận nhiều khía cạnh của kỷ thuật Tây phương.
           Đồng Trị ( 1962- 1875 )  hoàn toàn bị mẹ là Từ Hy chủ trì, chết năm 19 tuổi và   nối nghiệp là  Quang Tự- Guang Xu ( 1875- 1908 ), con của em Từ Hy, lúc lên ngôi mới 4 tuổi và  thân chính năm 1981, tuy  thực quyền vẫn trong tay Từ Hy. Hợp tác giữa Từ Hy và Lý Hồng Chương mật thiết hơn là với Prince Gong - Dịch Tố. Lý là anh hùng dẹp loạn Thái Bình Thiên Quốc và triều đình Thanh tiếp tục  tán thưởng nhờ Lý  có khả năng mặc cả lợi nhất cho Trung Quốc với ngoại quốc. Tuồng như Lý cũng có khả năng  lợi dụng ưu điểm sáng tạo Tây phương, trong khi đó vẫn trung thành với triều  đình và  đặc biệt với Từ Hy Thái hậu.  Tiến bộ về hải quân Trung Quốc cung cấp một thí dụ về sức mạnh cũng như yếu kém của Lý.  Trung Quốc thời đó có 4 hạm đội riêng biệt, căn cứ tại  Quảng Châu, Phúc Châu, Thượng Hải và Thiên Tân.  Hạm đội Bắc Dương-  Beiyang  ở Thiên Tân,  Lý lúc đó làm Ủy viên Chánh phủ,  nhận được nhiều tài trợ hơn hết và mạnh nhất. Nhưng năm 1890, ngân khoản cạn đi. Từ Hy, do Thái giám  bà sủng ái khuyến khích,  đang xây cất  vườn Di Hòa, Cung Đình Mùa Hè Mới-  New Summer Palace ở ngoại ô Bắc Kinh, dùng kinh phí của Hải Quân Nha Môn, với sự đồng lõa của Lý Hồng Chương. Tàu chiến duy nhất  làm ra bằng cẩm thạch, chưa bao giờ ra khỏi mép hồ vườn Thượng Uyễn. Hạm đội Bắc Dương không  có thêm hay thay thế một tàu chiến nào cả thảy.
              Vào lúc này Nhật bổn tấn công. Sau mùa hè năm 1894, Nhật kiểm soát Nam Triều Tiên và  thủ đô Hán Thành - Seoul . Nhật chiếm thêm Bình Nhưỡng- Pyongyang ở miền Bắc tháng chín 1894. Trung Quốc đặt hy vọng vào hạm đội Bắc Dương, đang tiến tới cửa sông Áp Lục - Ya Lu. Tổng số tàu chiến Trung Quốc nhiều hơn, nhưng chỉ có một mình hạm đội Bắc Dương tham chiến. Tàu Nhật nhỏ hơn, ít hơn nhưng chạy mau hơn, súng ống cũng ít hơn nhưng mạnh hơn, và nhất là chiến thuật Nhật giỏi hơn và huấn luyện thủy quân cũng thành thục hơn. Đánh chìm, làm hư hại nặng tàu chiến Trung Quốc, trong khi tàu Nhật chỉ hư hại nhẹ. Hạm đội Nhật đuổi chạy các tàu Trung Quốc còn lại về Uy Hải Vệ - Weihaiwei ở Sơn Đông  và sau đó đánh tan tành hết. Kế đến Nhật chiếm Lữ Thuận - Port Arthur, đánh từ đất liền  như sẽ chiếm Singapore sau này, vì mọi đại bác đều chỉa ra biển  ở các quân cảng. Lý hồng Chương già nua, bị bắt buộc  phải xin nghị hòa  với đại diện Nhật là Hirobumi, mùa xuân năm 1895, ở Mã Quan - Shimonoseki. Hòa ước rất nặng nề cho Trung Quốc:  chấp nhận cho Triều Tiên Độc lập ( Nhật  xáp nhập Triều Tiên nay gọi là Cao Ly, năm 1910 ), nhượng Đài Loan,  quần đảo Bành Hồ - Pescadores,  và bán đảo Liêu Đông -Liao dong, một điều ước thương mãi lợi cho Nhật, mở thêm nhiều hải cảng  và một ngân khoản bồi thường to lớn.  Nga, Đức, và Pháp  phối hợp buộc Nhật  phải rút lại  yêu cầu chiếm  bán đáo Liêu Đông, dùng một ngân khoản bồi thường thay thế.
            Tưởng cũng nên nhắc lại là sau khi đánh lấy Hà Nội lần thứ nhất năm 1873, triều đình Huế  yêu cầu  Tàu sang đánh dẹp giúp miền  thượng du Bắc Kỳ loạn lạc và nhiều lần sai sứ sang Tàu bí mật xin vua Thanh cứu viện để đối  phó Pháp xâm lăng. Trong khi ấy  , triều đình nhà Nguyễn Phước  đã dùng quân  Cờ Đen của Lưu Nghĩa , ( sau đổi tên là Lưu Vĩnh Phúc), bộ hạ của Ngô Côn, một tướng của Thái Bình Thiên Quốc chạy sang Việt Nam, khi đảng Thái Bình thất bại. Sau khi Hà Nội thất thủ lần thứ hai, năm 1882,  Tàu một mặt cho quân sang đóng dọc theo biên giới và vào nhiều nơi trong nội địa .Việt Nam, mặt khác sai Công sứ Tàu ở Ba Lê  phản đối với chánh phủ Pháp rằng Việt Nam là  phiên thuộc Trung Quốc, yêu cầu Pháp phải rút quân về.  Xưa kia Trung Quốc gọi phiên thuộc là những nước ngoài, vì ngưỡng mộ văn minh Trung Quốc đến xin triều cống để lấy các lễ nghi triều - sính làm vinh. Trên thực tế , phiên thuộc không lợi ích gì  cho quốc kế dân sinh Tàu . Các chánh trị gia cũ của Tàu thưòng  lấy câu “ tệ  Trung Quốc , sự tứ di-  làm khốn tệ Trung Quốc để phụng sự phiên thuộc”  làm căn bản.  Triều Nguyễn Phước,  cũng như nhiều triều đại trước, đều giữ lệ  3 năm sang nạp cống phẩm một lần   và vua nào lên ngôi cũng sai sứ sang cầu  phong và  được vua Tàu  sai sứ sang phong cho  tước Vương. Tuy thần phục như thế, nhưng Việt Nam( cũng như Thái La , Miến Điện, Nepa , Bhutan .. ) vẫn tự chủ việc mình và vẫn hoàn toàn độc lập. Công sứ Pháp ở Tàu là Bourrée thấy  quân Tàu đưa sang Việt Nam đông quá, lấy làm lo ngại, nên đứng ra điều đình  với Thự lý Thông thương đại thần Tàu  là Lý Hồng Chương. Năm 1884,  Fournier và Lý Hồng Chương  ký hiệp ước Thiên Tân, theo đó Tàu  chịu rút quân  khỏi Bắc Kỳ  và tôn trọng các hiệp ước Việt Nam ký kết với Pháp.  Hiệp ước này không được Thanh đình chấp thuận, nên quân Tàu tiếp tục kháng cự ở các tỉnh Bắc Kỳ. Thủ tướng Pháp Jules Ferry  sai trung tướng  Courbet  đem hạm đội đến Phúc châu, tấn công ngày 23 tháng 8 năm 1884, đánh chìm  22 chiếc tàu của hạm đội Phúc Châu, phá xưởng binh khí, xuôi theo dòng sông Mân hủy diệt  hết các cơ quan phòng thủ ,đánh chiếm Cơ Long( thuộc đảo Đài Loan) , phong tỏa Đài Loan, chiếm quần đảo Bành Hồ, phong tỏa cửa biển Pakhoi  thuộc tỉnh Quảng Đông. Rồi ngày 22 tháng 3 năm 1885, quân Pháp  chống với 4 vạn quân Tàu ở Lạng Sơn  bị đại bại.  Cuộc chiến tuy nhiên kéo dài. Thấy không có lợi và  còn bận về Cao Ly ( Triều Tiên ), Tây Tạng , tài chánh thiếu hụt , nên Trung Quốc phải nghĩ đến nghị hòa. Tháng 4 năm 1885 , quân Tàu rút khỏi Bắc Kỳ. Tháng 6 năm 1885, Lý Hồng Chương cùng công sứ Pháp Patenôtre ở Bắc Kinh, ký kết hòa ước Thiên Tân, chỉ định những nơi ở biên giới Hoa Việt  để Pháp và Tàu  có thể  tới lui buôn bán và quân Pháp rút ra khỏi Cơ Long, Đài Loan, Bành Hồ.  ( chiếu theo Trung Quốc Sử Cương , Huế , 1958 )          
             Chiến tranh Trung Nhật 1894 - 1895 là một bước chánh về sự xói mòn chầm chậm toàn vẹn lảnh thổ Trung Quốc, càng nặng thêm mãi cho đến Thế chiến Thứ Hai. Nó cũng là  một nền tảng ngoạn mục cho những cố gắng cận đại của hai nước Trung Quốc và Nhật bổn, được mọi quốc gia liên hệ nhìn xét kỷ lưỡng. Trung Quốc đã đầu tư  những ngân khoản khổng lồ  để phát triễn  hải quân và quân đội, xây đắp  kỷ thuật võ khí của mình lớn hơn và sớm hơn Nhật. Nhưng nếu so sánh đôi bên ở cuối thế kỷ thứ 19, Nhật trổi dậy thành một quốc gia mạnh mẽ hơn. Nhật có ưu điểm là được một chánh phủ hướng dẫn và quy hoạch trung ương; trong khi những cố gắng Trung Quốc thành công lẽ tẽ  qua các chức quyền địa phương, với rất ít hổ trợ và phối hợp của triều đình Mãn Thanh trung ương. Cận đại hóa Nhật tính toán kỷ lưỡng, Trung Quốc miễn cưỡng. Sinh viên Nhật hưởng lợi  nhiều nhờ huấn luyện. Sinh viên Trung Quốc thông minh không kém, thường bị lập lờ - nước đôi và không đủ thẩm quyền chánh thức cản trở. Một lục quân và hải quân để bảo vệ hửu hiệu quốc gia cận đại, đòi hỏi quốc gia phải có nền móng, trụ đở, không những một công nghệ phức tạp tròn trĩnh, mà còn cả một loạt ý kiến  về giáo dục, luật pháp và hành chánh cai trị, sống còn được trên liên hệ ngoại giao chung thế giới. Ngược lại, Trung Quốc lúc bấy giờ tuy kích thước đồ sộ, sức mạnh tiềm tàng  và trí thức lỗi lạc, bị vấp ngã trên sân khấu, cận đại hóa chỉ dần dần, từng phần, không hề có thống nhất lảnh đạo cũng như  không có một chánh sách phối hợp.
          Trung Quốc thất bại nảo nề, nhục nhã ở Triều Tiên năm 1895, mở đầu cho một loạt yêu cầu ngoại quốc về nhượng địa, trong đó liệt cường lúc này: Đức, Nga, Anh và Pháp  có vẽ sẳn sàng xâu xé Trung Quốc. Nó cũng làm lan tràn làn sóng sốc  trong giới trí thức nhà văn - literati class. Khang hửu Vi-Kang youwei ( 1858- 1927 )  lợi dụng cơ hội để  đưa cải cách lên một bực thang mới. Khang phát triễn  một giải thích Khổng giáo đáng giật mình, căn cứ phần nào vào  truyền thống Tân Thư - New Text tradition , có từ đời Hán, biện cứ rằng mọi sáng kiến cải  cách để Trung Quốc  có cơ chống trả Tây phương đều có sẳn trong di sản quốc gia. Năm 1889, khi  Từ Hy rút lui về Di Hòa, Quang Tự mời Khang, một số môn đệ ông , đáng kể nhất là Lương Khải Siêu - Liang Qichao và một số nhà  cải cách của nhóm Vận Động Duy Tân đế bàn luận việc nước. Quang Tự quyết ý  thi hành biến  pháp  Lương Khang đề nghị, khẩu hiệu là “ toàn biến , tốc biến- thay đổi triệt để và mau ”. Phe bảo thủ triều đình chống đối mảnh liệt. Tháng chín năm 1898, Thái Hậu Từ Hy  cho là cơ hội đã chín mùi,  trở lại nắm quyền, mau lẹ  bắt Quang Tự và xử tử sáu nhà cải cách ( Lục quân tử ) . Khang Hửu Vi và Lương Khải Siêu  được mật chiếu của Quang Tự trước, đã trốn khỏi Bắc Kinh, chạy đến Hồng Kông. Còn Lương Khải Siêu khi  việc xảy ra,  mới trốn sang Nhật bổn.  Hết thảy tân chính đều bị bài xích. Đó là cuộc chính biến  năm Mậu Tuất , chánh phủ  Cải Cách sinh tồn được một trăm ngày, từ 10 tháng 6 đến 20 tháng chín năm 1898 ( theo Trung Quốc Sử Cương -1958 ).
       Đàn áp cưỡng bách cải cách ở triều đình  không  chửa trị được căn bệnh toàn thể khắp nước.  Nổi loạn tái xuất dưới cờ Trung quốc gọi là của Quyền Phỉ - Nghĩa Hòa Đoàn -  Yi He Quan ( the Righteous and Harmonious  Fists ), thường được ngoại quốc gọi là Vỏ Sĩ - Boxers.  Dư đảng sang  miền Nam Việt Nam tá túc thường được gọi là bọn “Sơn Đông Mãi Võ ” , những người Tàu cao lớn, lực lưỡng, biết võ, biểu diễn và bán vài thứ thuốc  hoàn để xoa bóp, trị gãy tay, trật gân …trước Thế Chiến Thứ Hai. Khởi sự ở Sơn Đông năm 1898, quân Nghĩa Hòa Đoàn  tràn khắp miền Bắc Trung Quốc, tấn công đường xe lữa, xưởng máy và các tiệm bán hàng ngoại quốc. Họ giết hại một số giáo sỉ và rất nhiều tín đồ Thiên chúa giáo Tàu. Sơn Đông là một tỉnh  Trung Quốc, nôi  phát sinh  cách mạng từ thuở ban đầu lịch sử Trung Quốc.  Đây cũng là nơi  xâm lăng ngoại quốc đáng chú ý đặc biệt, vì Đức Quốc đã bảo đảm hải cảng Giao Châu - Jiaozhou  và nhượng địa làm đường xe lữa, trong khi Anh Quốc  dùng Uy Hải Vệ làm căn cứ hải quân. Tỉnh trưởng Mãn Châu khuyến khích nhóm Boxers, nhưng khi ngoại quốc phản đối, Thanh đình  cử một tỉnh trưởng mới Viên Thế Khải- Yuan shikai  thì Viên thay đổi chánh sách, đuổi quân nổi loạn ra khỏi tỉnh.  Thái độ lập lờ  của Thanh đình thấy rỏ trong sự kiện là nguyên tỉnh trưởng Sơn Đông  được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Sơn Tây, sau đó ông có mặt khi xử tử 46 người ngoại quốc, đa số là giáo sĩ Thiên Chúa giáo. Tháng 6 năm 1900, quân Nghĩa Hòa Đoàn hợp với đại binh Thanh đình tấn công các sứ quán trong 8 tuần lễ. Đô đốc Anh đem 2000 quân các nước từ Thiên Tân đến Bắc Kinh để cứu các sứ quán , giữa đường bị Nghĩa Hòa vây đánh, phải rút  lui. Thanh đình lại xuống chiếu mộ thêm quân Cần Vương, truyền hịch cách “ đuổi giết ngoại nhân ”. Tám nước Anh , Pháp , Đức , Ý , Mỹ , Nhật,  Áo,  Nga họp quân đội ( một nữa quân số là Nhật ), cử thống chế Đức bá tước Alfred Von Waldersee thống lĩnh,  đánh tan vỡ hết các đạo quân Thanh  và giải vây các sứ quán Bắc Kinh ngày 14 tháng 8.  Liên quân vào tha hồ cướp bóc, đốt phá, hiếp dâm, còn tàn nhẫn hơn  bọn Quyền phỉ nhiều. Từ Hy cải trang trốn vào Tây An, bắt Quang Tự theo bà. Rất nhiều bảo vật trong cung,  bị  liên quân đem đi. Hòa Ước nhà Thanh phải ký năm sau 1901, thật là thảm hại cho Trung Quốc : ngoài  450 triệu lạng bạc bồi thường; Trung Quốc phải trừng trị các quan đã gây ra tai hại, người thì phải tự tử , kẻ thì phải phát vãng sang Tân Cương;  trong khu vực ranh giới các sứ quán tự quản lý và được đặt quân đội để phòng thủ, triệt bỏ  pháo đài Đại Cổ, và 12 pháo đài khác  từ kinh sư tới biển v.v…( theo Nguyễn Hiến  Lê - 1983 ). Một thành quả hòa ước không viết ra còn tệ hại hơn nữa cho Trung Quốc. Đó là việc Nga chiếm đóng thực sự Mãn Châu , làm Nhật hốt hoảng và bị trêu tức, mầm mống chiến tranh Nga - Nhật  1904- 1905.
       Bừng dậy Nghĩa Hòa Đoàn rỏ ràng minh bạch là cải cách cần thiết, và nhiều chương trình  khởi sự và tắt ngũm  trong “Một Trăm Ngày năm 1898”,   lại được thực thi riêng biệt từ năm 1901 đến năm 1910:  thiết lập những bộ  cận đại trong nội các, cải cách giáo dục,  bỏ việc thi tuyễn công chức,  xuất bản một ngân sách quốc gia hàng năm từ 1908, tạo lập  nghị viện cấp tỉnh  và ban hành một bộ luật  quốc gia mới . ..
     Tuy nhiên, triều đại  Mãn Thanh  với hệ thống đế vương, kéo dài đã 2 000 năm, sắp chấm dứt. Từ Hy chết năm 1908.  Một ngày trước khi bà chết, vua Quang Tự  cũng chết. Nhưng bà đã lập thêm một vua trẻ em, hoàng đế Phổ Nghi- Pu Yi, mới 3 tuổi. Phổ Nghi làm vua ngắn ngũi, vì Cách Mạng  ngày “ Song Thập ” 10 tháng 10 năm 1911. Ngày 12 tháng 2 năm 1912, vua trẻ em Phổ Nghi thoái vị.


III - Cách Mạng Cộng hòa  1900- 1949

Tôn Văn 
            Tôn Văn( 1866- 1925 ) “cha đẻ của nền Cộng Hòa Trung Quốc”

       Tôn Dật Tiên-  Sun Yat Sen hay Tôn Văn  - Sun Wen  sinh  ở huyện Hương Sơn , tỉnh Quảng Đông trong một gia đình trung nông. Khác với các nhà  lảnh đạo Tàu trước và sau ông, Tôn Văn là người  đầu tiên biết ngọại ngữ và đi nhiều nước nhất, từ Á qua Âu . Hai phần ba đời ông ở ngoại quốc và ông không có căn cứ quyền lực nào ở nước Tàu cả. Thế nhưng  ngày nay  được Tàu Quốc Gia - Nationalists cũng như Cộng Sản - Communists sùng bái. Ông là một nhà tư tưởng, một nhà cách mạng chuyên nghiệp,  có một cảm nghĩ kỳ lạ về tình huống sắp tới đương thời, có thể làm tụ hợp nhiều người cho một  sự nghiệp cách mạng. Có lẽ vì ông không có  quân đội nào sau lưng, mãi cho đến cuối đời  và cũng không có ngay cả một nhóm  mạnh mẽ địa phương nào hổ trợ ông, cho nên  hồi tưởng quá khứ  ông đạt vị trí là Cha đẻ của nền Cộng Hòa. Cũng không phải là một lảnh tụ chánh trị hay lãnh chúa, tướng đốc quân - warlord, nên ông đã có thể trở thành một tượng trưng khi còn sống và còn lớn hơn nữa khi ông chết. Ở tuổi 12, ông qua Hạ uy Di ( Hawaii ) ở với người anh cả  tại  thành phố Đàn Hương Sơn - Honolulu, vào học một trường đạo ở đấy và theo đạo Tin Lành, Thiên chúa Giáo. Học được 3 năm, ông anh đuổi về nước vì thấy ông Âu hóa mau quá. Nhưng ông không ở quê nhà được lâu,vì ông báng bổ một vị thần của làng. Cha ông cho ông qua học y khoa ở Hồng Kông ( Hương Cảng). Trong thời gian đó, gia đình  cưới cho ông một thiếu nữ quê mùa, sinh đựợc 3 người  con, nhưng sau đó Tôn Văn cưới cô con gái lớn nhất của một phú thương Mỹ hóa Charles Jone Song ( Tống )  là Tống Khánh Linh, thứ hai là Tống Mỹ Linh vợ  của Tưởng Giới Thạch - Jiang Jieshi, Chiang Kaishek ). Học hết 5 năm, ông qua Áo Môn - Macao, nhưng không được hành nghề, vì ông chỉ có bằng cấp Anh chứ không có bằng cấp  Bồ Đào Nha - Portugal ( Macao lúc đó thuộc Bồ ). Ông lên Hoa Bắc, bắt đầu có tư tưởng chánh trị, tiếp xúc với Lý Hồng Chương năm 1885, tỏ ý muốn  giúp đở chương trình cải cách, nhưng hoàn toàn bị bỏ quên.
                Rồi ông chuyễn hướng qua cách mạng thay vì cải cách. Năm 1984, ông lập Hưng Trung Hội - Xing Zhong Hui, một hội kín  cách mạng, lúc mới đầu chỉ có độ mươi đồng chí, nhưng sau đó có  nhiều chi bộ ở Trung Quốc và ở ngoại quốc. Năm 1895, Tôn khởi nghĩa lần đầu, mưu chiếm tòa tỉnh Quảng châu; việc tiết lộ, đồng đảng bị giam và bị giết hơn 70 người. Ông phải trốn qua Nhật, rồi qua Honolulu. Sau ông qua Anh để tìm hiểu thêm Tây Phương, học thêm môn xã hội học.
              Thời ông ở Nhật là thời Minh Trị Thiên Hoàng diễn tiếp, đã bắt đầu từ năm 1868. Trí thức Tàu ồ ạt sang Nhật học hỏi, vì dễ đến Nhật hơn là sang Âu Châu hay Hoa Kỳ và học ở Nhật cũng rẽ hơn nhiều. Vài nhân vật Tàu nổi danh đã tá túc nơi đây, dịch các tài liệu ngoại quốc, viết lách, thảo luận, chẩn bịnh con bệnh xã hội Trung Quốc. Lảnh tụ Tàu sớm nhất và sáng tạo nhất là Lương Khải Siêu (1873- 1929) đã trốn sang Nhật,  kể  từ khi “ Một Trăm Ngày Cải Cách”, năm 1898, bị đốn bỏ. Lương được huấn luyện cỗ học cổ điễn, nhưng cũng chịu chấp nhận các ảnh hưởng Tây Phương  và  kinh nghiệm làm biên tập,  của Hội Văn Chương Thiên Chúa Giáo dưới quyền quyền điều khiển của   Timothy Richard.  Lương biên tập  một tờ báo cỗ vỏ  cải cách ở Trường Sa - Changsha , thành phố Trung Quốc đầu tiên, ngòai các hải cảng, đưa vào những sáng tạo  như thắp đèn  ở đường phố, giao thông bằng tàu chạy hơi nước trên sông ngòi, và  dạy đề tài cận đại ở các trường đại học. Lương viết rất nhiều và làm biên tập cho nhiều tờ báo, xuất bản  phù du, ngắn ngũi,  nhưng chứa  đầy tư tưởng kỳ dị, gây tranh cải. Ông cũng chỉ là một nhà cải cách ôn hòa , vẫn có khuynh hướng bảo hoàng, tuy chống kịch liệt Thanh đình, nhất là Từ Hy Thái Hậu qua tờ báo Thanh Nghị, nhấn mạnh đến nhu cầu phải tranh đua, phấn đấu, kiên quyết và một ý thức quốc gia - nationalism mới, đào tạo một con người Tàu  mới, một đề mục mà  Mao Trạch Đông - Mao Zedong  phát huy thêm sau đó.
           Một nhà văn khác ảnh hưởng đến tư tưởng Tôn Văn là  Nghiêm Phục - Yan Fu ( 1853- 1921 ). Nghiêm học cỗ văn Tàu,  rồi đến xưởng võ khí  Phúc Châu  học kỷ thuật.  Ông được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng, nhân đó nghiên cứu  luật pháp và hành chánh Anh. Ông thông dịch 270 cuốn tác phẩm Tây phuơng, trong đó ít nhất là 40 cuốn được dân Tàu tán thưởng. Được hoan nghênh nhất  là các cuốn “ Ba Lê Trà Hoa Nữ di sự - La Dame aux Camélias”  của A. Dumas con - fils, “ Hắc nô hu thiên lục - La Case de L’Oncle Tom ”của H. Beecher Stowe,  “Tiến trào và Đạo đức - Evolution ” của Thomas Huxley, “ Giàu có  các Quốc gia -  The Wealth of Nations” của  Adam Smith ,“ Nghiên cứu Xã hội học - The Study of Sociology ”của  Herbert Spencer , cũng như các công trình của John Stuart Mill và Montesquieu. Cả hai  Lương, Nghiêm đều góp phần nhấn mạnh đến  Chủ nghĩa Xã  hội Darwin - Social Darwinism , nghĩa là sự tranh đấu cho  hiện diện và  sống còn cho ai mạnh nhất - fittest ( ưu thắng liệt bại ) áp dụng cho mọi quốc gia cũng như cá nhân. Các nhà ái quốc Trung Quốc và  Việt Nam nào  đương thời  cũng tìm đọc  hai bản dịch “Thiên Diễn Luận-De l’origine des espèces  par la sélection naturelle” của Darwin và cuốn “ Vạn Pháp Tinh Lý  - Esprit des lois ” của Montesqieu. Cuốn trên vì thuyết ưu thắng liệt bại, gợi cho họ  lòng tự cường  quyết chiến đấu  để khỏi bị sa thải trên hoàn vũ; cuốn dưới vì thuyết tam quyền phân lập: quyền lập pháp, quyền hành chánh và quyền tư pháp phải độc lập, mỗi quyền thuộc một cơ quan riêng, không được gom ba quyền vào một người như chế độ quân chủ chuyên chế .
          Nhà văn thứ hai  Tàu kỳ lạ nhất ở Nhật cùng thời  Nghiêm Phục là  Lâm Thư- Lin Shu ( 1852- 1924 ). Tài tình nhất là Lâm không hề biết một ngoại ngữ nào cả, nhưng trí nhớ của ông thật là phi thường.  Nhờ bạn dịch cho, rồi ông diễn ra cổ văn, mỗi giờ có thể viết được 1500 chữ ( !), có khi bạn  chưa kịp dịch miệng xong, ông đã viết xong. Lâm đã dịch ra cổ văn Tàu thanh nhã 160 công trình của Defoe, Dickens, Dumas, Victor Hugo, Sir Walter Scott, Cervantes, Ibsen và nhiều tác giả Tây phương khác. 
           Trong một môi trường sôi động như vậy, Tôn Dât Tiên đề xướng  sự nghiệp lật đổ  triều đại Mãn Thanh  và thiết lập một Cộng Hòa- Republic. Ông du hành và thuyết trình không ngừng, tìm kiếm tài trợ và hổ trợ giữa giới Hoa Kiều và người khác ở Hoa Kỳ, ở Anh, bất cứ nơi đâu. Năm 1895, Tôn khởi nghĩa đầu tiên, mưu đánh chiếm Quảng Châu, việc tiết lộ  đồng đảng bị giam và bị giết hơn 70 người. Chính năm 1896, khi ở London , ông  bị sứ quán Thanh đình ở đây bắt cóc, sữa soạn đem về Trung Quốc xử trảm. May mắn được một nhân viên sứ quán người Anh mật tin cho bác sĩ Cantlie, một giáo sư y khoa  thầy dạy cũ ở Hồng Kông làm rùm beng cuộc bắt cóc ở báo Times - London và Bộ Ngoại giao Anh can thiệp. Khiến sứ quán Thanh đình phải thả ông sau 12 ngày và sự cố này biến ông thành anh hùng và tăng thêm  hổ trợ tài chánh  cho sự nghiệp ông là lật đổ triều Thanh. Thoạt tiên quan điểm của Lương Khải Siêu, đề xướng cải cách dưới một chánh thể quân chủ lập hiến được nhiều người theo nhất. Những cuối cùng , quyết chí triệt để hơn để làm cách mạng của Tôn Dật Tiên, một cắt đứt hoàn toàn với quá khứ, tỏ ra kêu gọi hơn đề xướng cải cách của Lương.                                          
           Lúc ở Nhật, Tôn Văn đề xuất  thuyết Tam dân chủ nghĩa  - Sanmin Zhuyi (Three People Principles) , trở thành cương lĩnh chánh trị của ông.  Chủ nghĩa Dân Tộc - People ‘s Nationalism theo tư tưởng  của Tôn vừa chống triều Mãn Thanh, vừa chống chánh sách xâm lăng  của các đế quốc Âu - Mỹ, tiết lộ một tự kiểm thảo Tàu nhạy cảm, đồng thời cũng có xu hướng xung khắc với Tây Phương . Chủ nghĩa Dân Quyền (Dân Chủ) - People Democracy  đặt quyền chi phối chánh trị vào tay toàn thể nhân dân, còn quyền chánh trị về phần chánh phủ . Chánh phủ  có năm quyền gọi là ngũ quyền hiến pháp : quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí và quyền giám sát. Nhân dân có quyền tuyễn cử, đề nghị phúc quyết- phúc nghị, nghĩa là bải bỏ những quyết định nào của nghị viện mà trái với công ích rồi quyết định lại -  và quyền bải miễn, sa thải những quan lại bất lực hoặc có thành tích xấu xa. Tôn dẫn trích Mạnh tử- Mencius , nhất là hai câu :” Dân vi quí , xã tắc thứ chi, Quân vi khinh- dân làm quí , thứ đến là đất nước, còn vua làm nhẹ hơn cả và câu “ thiên thị tại ngã dân thị, thiên thính tại ngã dân thính, Trời nhìn như  Dân nhìn, Trời nghe như Dân nghe- Heaven sees  as the people see, Heaven hears as the people hear). Chủ nghĩa Dân Sinh- People Livelihood, làm thỏa mãn 4 nhu cầu  của dân Tàu là ăn, mặc, ở, đi ( tư bản cá nhân phải tiết chế  cho tư bản quốc gia được phát đạt, địa quyền về người cày và phải lần lần  tiến tới sự bình quân. Ông nói cải cách điền địa của ông sẽ tránh cho nước khỏi các cuộc nông dân nổi loạn và các chánh sách công, kỷ nghệ của ông sẽ bỏ được giai đoạn tư bản và cuộc cách mạng vô sản ! Và ông cho rằng giai cấp đấu tranh  là một bệnh xã hội, không phải là một yếu tố tiến bộ ! Ý tưởng của chủ nghĩa Dân Sinh không rỏ ràng cho lắm và gây ra nhiều tranh cải. Chính sách đề nghị này không đưa tới  một chương trình tàn bạo, hoàn toàn không thích hợp  với thời đại đương thời… Ông muốn ngăn  sự thành lập các đại tư bản cá nhân và xã hội sau này, khỏi bị cái họa do sự bất bình đẳng giữa kẻ giàu người nghèo  gây ra ( giải thích chủ nghĩa Tam Dân ở đây  phần lớn  trích dịch  sách “ La Chine ” của Roger Lévy , PUF 1904 , theo Nguyễn Hiến Lê, 1997 ).  Các sử gia Hoa Kỳ  nhấn mạnh đến  sự kiện là tuy chủ nghĩa Dân Sinh , đôi khi được mô tả là Xã Hội chủ nghĩa - Socialism, không được Tôn Văn xem  theo nghĩa Mác xít - Marxism, thực sự phát huy từ một người Hoa Kỳ Henry George. George có một ý niệm  hướng về thị thành, đề nghị một thuế duy nhất trên đất đai, cốt ngăn cản đầu cơ  bằng cách tính thêm đến tăng gia trị giá đất đai trong tương lai. Tôn tán thưởng thuế này để hạ thấp lợi lộc quá đáng của đất đai, chứ không nghĩ đến tái phân điền địa, ruộng đất.  Nhưng ông cũng lo âu đến tình trạng nông dân và nguồn cung cấp thực phẩm của họ.
      Thật tế, phần lớn các đề xuất Tôn  làm ra vẫn còn nằm trong  mơ tưởng lý thuyết. Tôn chưa bao giờ  ở vị trí mạnh mẽ để làm cuộc phân phối điền địa, ruộng đất cả. Khi Tưởng Giới Thạch lên nắm chánh quyền tiếp nối Tôn, Tưởng bị phụ thuộc vào phe hửu của  đảng Quốc Dân (Gia) - Nationalist party ,cho nên cũng không bao giờ  cố gắng làm  cải cách ruộng đất .
       Trở lui lại các sự cố chánh  trước cuộc Cách mạng Cộng Hòa, Tôn Dật Tiên một người thân Nhật và một nhà cách mạng Tàu khác  là Hoàng Hưng- Huang Xing phối hợp lực lượng thành một đảng mới tên là Đồng Minh Hội - Tong Meng Hui ( United League )  ở Tokyo, năm 1905. Cho ra tờ Dân Báo, vạch đường lối của  đảng, chú trọng về dân sinh , chia lại ruộng đất. Sinh viên gia nhập khá đông, trong đó có  Uông Tinh Vệ - Wang Jing Wei, thông minh hoạt bát, học về chánh trị ở Nhật, cộng tác với ông. Thấy đảng ông hoạt động mạnh quá, Nhật không muốn chứa chấp ông nữa. Ông để Uông Tinh Vệ  ở lại thay mình và ông sang Hoa Kỳ  quyên tiền Hoa Kiều. Rồi ông sang Hà Nội, từ đó tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa ở miền Nam Trung Quốc. Năm 1907, nghĩa quân, trong khi Tôn ở Âu Châu, khởi nghĩa lần thứ 9, đánh Hà Khẩu, Mông Tự, gần biên giới Việt Nam, thắng được quân Thanh một trận nhỏ rồi thiếu viện trợ phải rút lui. Vụ khởi nghĩa thứ 10 xảy ra  tháng 3 năm 1911 ở Quảng Châu. Lực lượng nghĩa quân đã khá lớn, đảng quyết định đánh lớn, lựa ở các lộ 500 cảm tử, hợp với tân quân và quân địa phương đảng đã cài thanh niên vào, thuyết phục được, giao cho Hoàng Hưng điều khiển để đánh vào dinh Tổng đốc Quảng Đông. Không ngờ khí giới và quân cảm tử không cùng tới một lượt, chưa kịp thi hành thì bị tiết lộ. Bọn người đánh vào dinh phải tuẩn mạn, sau tìm được  72 tử thi đem chôn ở Hoàng Hoa Cương, một đồi ở Quảng Châu ( theo Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê ,1997 ). Nhắc lại là năm 1924, liệt sĩ Việt Nam Phạm Hồng Thái, sau khi ám sát hụt toàn quyền Đông Pháp Merlin ở Sa Diện, nhảy xuống sông tự tử, cũng được chôn ở đồi Hoàng Hoa Cương.
         Chính một nổi loạn quân đội cuối cùng khơi mào ngọn lữa Cách Mạng Cộng Hòa, và cũng khôi hài thay xảy ra, lúc Tôn một lần nữa còn ở ngoại quốc. Các nhóm cách mạng  ở Thượng Hải và Hán Khẩu  sửa soạn khởi nghĩa lại ở Hán Khẩu.  Bị tiết lộ nên  các binh sĩ khởi nghĩa thấy nguy, phải làm liều, tấn công liền, không đợi chỉ thị của đảng mà cũng chẳng chuẩn bị gì. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, bảy tháng  sau vụ Quảng Châu họ tự xưng là “dân quân”, vây đánh  dinh Tổng Đốc triều đình Mãn Thanh.  Viên Tổng đốc  Mãn Thanh  đem gia quyến trốn trong một chiến hạm. Thống chế quânThanh cũng đào tẩu. Sau đó “ dân quân ”  chiếm Võ (Vũ) Xương - Wu Chang, rồi Hán Dương - HanyangHán Khẩu - Hankou, ba thị trấn sát nhau trên bờ sông Dương Tử, trung tâm Trung Quốc và là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc - Hubei. Xưởng binh công chế tạo binh khí vào tay họ. Chỉ trong 50 ngày, 14 trong số trên 18 tỉnh Trung Quốc hưởng ứng phong trào cách mạng, đuổi các tổng đốc của Thanh đình đi, lập chánh quyền cách mạng địa phương, luyện tập dân quân, nhiều thanh niên tự nguyện gia nhập. Thanh đình  sai một tướng Mãn Thanh xuống dẹp loạn võ Xương,nhưng hắn thua. Bất đắc dĩ phải kêu  Viên Thế Khải -Yuan shikai (mà mấy năm trước họ đã nghi kỵ cách chức) trở lại, cho làm tổng đốc Hồ Quảng, đem thủy lục quân khắc phục lại Hán Khẩu. Nhưng đồng thời nghĩa quân cũng chiếm được Nam Kinh. Viên Thế Khải là một tên đại gian hùng, đã phản phe Khang Lương, phản vua Quang Tự năm 1898, để cứu Từ Hy, vì lúc đó thế lực Từ Hy còn mạnh; Quang Tự không có quyền gì cả. May mắn sáng suốt nhận ra rằng toàn quốc muốn lật nhà Thanh, và nhà Thanh khó đứng vững, nên hắn rán chiếm lại Hán Khẩu, để tỏ ra rằng hắn đứng về phía nào thì cán cân nghiêng về phía đó.  
     Tôn đang ở Hoa Kỳ, nhận được tin khởi nghĩa ở Võ Xương. Ông không trở về nước ngay mà đi London, cố gắng điều đình vay một số tiền và lo việc ngoại giao. Trong số liệt cường, có 6 nước quan hệ lớn với Trung Quốc. Hoa Kỳ và Pháp đồng tình với Cách Mạng. Đức và Nga phản đối. Dân chúng Nhật đồng tình, chánh quyền Nhật  phản đối. dân chúng Anh đồng tình, chánh quyền Anh chờ xem, chưa tỏ rõ thái độ.  Ông trở về nước ngày 25 tháng 12 năm 1911. 4 ngày sau, đại biểu 14 tỉnh bầu ông làm tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc . Ông tựu chức ngày1 tháng giêng năm 1912 tại Nam Kinh.  Cũng trong năm 1912, Đồng Minh Hội cải tổ thành  Quốc Dân Đảng - Guo Min Dang (National People’s Party), viết tắt là KMT, theo tiếng nói cũ  Kuo Min Tang .
    Tuy được bầu lên, được đồng chí ngưỡng mộ, nhưng không nắm rỏ chính sự, còn  xa lạ với đại chúng, nên Tôn nghĩ rằng muốn cho cách mạng thành công phải có Viên giúp sức . Ông tiếp xúc với Viên và Viên chịu nhận làm trung gian giữa cách mạng và Thanh đình. Rốt cuộc Tôn Văn  bằng lòng trao chức Tổng thống cho Viên Thế Khải, sau khi vua Thanh Phổ Nghi ( vua Tuyên Thống - Xuan Tong ) thoái vị. Nhưng Viên là một nhà quân sự, không mảy may nghĩ đến Dân chủ. Viên tựu chức tổng thống ở Bắc Kinh, nay trở thành thủ đô chánh phủ lâm thời, giao tất cả những địa vị quan trọng chánh quyền cho tay chân, bộ hạ mình. Năm đầu, Viên công bố luật bầu cử: một Tham nghị viện - Thượng viện  gồm 264 nghị viên do hội đồng tỉnh bầu lên và một Chúng nghị viện - Hạ viện  gồm 296 nghị viên do dân ( đàn ông thôi ) trên 21 tuổi có tài sản hoặc có bằng cấp, bầu lên.  Bầu quốc hội tổ chức năm 1913. Quốc Dân Đảng của cách mạng, một trong hai đảng lúc đó ở Trung Quốc ( đảng thứ hai là đảng Tiến Bộ, gồm đảng Dân Chủ của Lương Khải Siêu ở Nhật về),  được nhiều ghế nhất ở cả 2 viện  và Viên phải tìm cách triệt họ để không còn phe chống đối nữa. Viên tổ chức ám sát lảnh tụ Quốc Dân Đảng  ở nghị viện và  ký sắc lệnh trục xuất mọi đảng viên Quốc Dân Đảng ra khỏi Bắc Kinh, bắt giam mọi kẻ cầm đầu. Tiến vào con đường độc tài rồi, thành công được vài lần, hắn càng sấn tới,   ra lệnh giải tán lưỡng viện thay bằng một ủy ban hành chánh gồm toàn những tay sai của hắn, rồi ban bố một hiến pháp mới do hắn thảo. Theo hiến pháp đó, tổng thống có quyền chuyên chế, quyết định mọi việc không cần có sự thỏa thuân của Quốc hội. Ngày bỏ phiếu hắn cho Công dân Đoàn ( do hắn tổ chức ) bao vây Quốc hội, uy hiếp đối lập. Dĩ nhiên hắn đắc cử tổng thống. Làm tổng thống 3 năm, hắn chưa mãn nguyện, lợi dụng ước pháp, kéo dài  nhiệm kỳ tổng thống từ 3 năm lên thành  tổng thống chung thân. Năm 1915, Viên trở thành tổng thống chung thân, nhưng bị rắc rối vì khủng hoảng 21 Yêu Cầu Nhật đưa ra. Tuy vậy Viên vẫn tiến tới dự án biến chế độ cộng hòa thành chế độ quân chủ chuyên chế. Đến tháng 10 năm 1915, đại biểu quốc dân các tỉnh  tônViên Thế Khải lên ngôi hoàng đế. Nhưng đối lập từ Lương Khải Siêu và các tướng lảnh miền Nam Trung Quốc , nổi lên chống đối Viên.  Chuẩn bị đăng quang lên ngôi hoàng đế, Viên lo sợ, vội vàng bỏ ý xưng đế, nhưng phe phản đối cũng không chịu. Tháng 5 năm 1916, cách mạng Quảng Châu thời Hoàng Hoa Cương ( 1911 ) thành lập chánh phủ Cộng Hòa và bầu Lê Nguyên Hồng làm tổng thổng. Viên uất ức, chết tháng 6 năm đó, có sách nói là hắn tự tử, có sách nói  là vì bị bệnh  niếu độc - uraemia ,         

                    Giai đoạn quân phiệt, tướng (đốc quân) , lảnh chúa  
 
        Đây là một giai đoạn lịch sử cận đại Trung Quốc, kéo dài đến năm 1927, tình hình vô cùng hổn loạn. Đối với mọi nhà cải cách lý tưởng thế giới trong số có Tàu là một thời kỳ gần như tuyệt vọng. Sử Tàu gọi là giai đoạn Họa Quân Phiệt - Warlord period. Thật ra  ngoài các  tướng quân chỉ huy quân sự ( Tàu gọi là đốc quân ) nữa phần độc lập, còn những yếu tố khác trong trộn lẫn này, tỉ như uy quyền của Nhật, ảnh hưởng mỗi ngày mỗi lớn thêm của sinh viên và trí thức Tàu, sự vươn dậy của đảng Cọng Sản Tàu  dưới ảnh hưởng của Nga. Giai đoạn quân phiệt chấm dứt khi KMT toàn thắng. Các tướng đốc quân là di vật quá khứ  trên những khía cạnh tệ hại nhất; một hiện tượng địa phương, tỉnh - miền, trồi lên ở máng uốn lõm hổn loạn giữa các triều đại, khi các chủ định quyết tâm  trung ương, có nghĩa là kiểm soát trung ương, lỏng lẻo, yếu kém. Đặc điểm mới là  bây giờ các tướng quân quân phiệt có vỏ khí cận đại; đồng tình với các nhà cung cấp vỏ khí cho họ- đó là các cường quốc Tây Phương- để mặc họ chỉ huy cả tiền của lẫn tài nguyên.
          Quyền lực tăng thêm và tham vọng đế quốc của Nhật bổn là dấu hiệu chủ trì ngoại quốc ở Tàu trong giai đoạn này. Nhật là thừa kế  công cuộc xâm lăng Tàu, do các cường quốc Tây phương gây ra vào thế kỷ thứ 19. Nhật đánh bại Tàu ở Triều Tiên- Cao Ly năm 1895. Như đã nói ở phần trước, Nhật cung cấp 50%  quân lính  cho tám quốc gia đánh Quyền Phỉ - Boxers bao vây các sứ quán, có nhiều ý nghĩa hơn là chúng ta thường nhận định ( trên quan điểm lịch sử ), vì nó giúp Nhật bảo đảm uy quyền, được các cường quốc Tây phương nhìn nhận. Nhật được vào câu lạc bộ các quốc gia cận đại, nổi bật tiếc thay, lại là nhờ những lực lượng quân sự hửu hiệu. Nhật đánh bại Nga ở Mãn Châu năm 1905, lần đầu tiên  một nước Á Châu thắng như thế, rồi Nhật bắt đầu biến Mãn Châu thành một trung tâm công nghệ trong vùng. Năm 193, sau khi củng cố uy lực kinh tế mạnh mẽ  ở Mãn Châu, Nhật ngụy tạo ra Sự cố  Phụng Thiên - the Mukden Incident.  Quân lính Nhật  tràn ngập Mãn Châu và năm 1932, Nhật thiết lập quốc gia bù nhìn Mãn Châu Quốc - Manzhouguo. Thuộc địa  Mãn Châu  trở thành căn cứ huấn luyện và bàn đạp cho quân lực Nhật tiến đánh tràn nhập Trung Quốc, năm 1937. Nhật tiến xa thêm, chiếm đa số  vùng Thái Bình Dương Á Châu, và chỉ mất vai trò chủ chốt của mình là một cường quốc, khi bị Hoa Kỳ đánh bại hoàn toàn năm 1945.  Do đó , không lấy gì làm ngạc nhiên  khi dân Tàu tri giác lo ngại,  nhìn  thấy trước mọi quốc gia khác, xem Nhật vào thập niên 1910- 1920 là một đe dọa nguy hiểm nhất cho Trung Quốc .            
    Sau khi Viên Thế Khải chết, một  chút ít trật tự có vẽ tiếp tục với chánh phủ Bắc Kinh do Đoàn Kỳ Thụy - Duan Qirui làm thủ tướng. Nhưng năm 1917, một ông tướng tên là Trương Huân- Zhang Xun chiếm Bắc Kinh, vào cung mời phế đế Phổ Nghi  làm vua trở lại, sử gọi là “ Phục tích - Manzhou Restoration “ ( có sự đồng tình bí mật của Khang Hửu Vi). Trương cạo đầu, thắt đuôi sam - a  queue  và bắt mọi quân lính thuộc quyền để  đuôi sam như hắn để tỏ lòng trung thành với  nhà Thanh. Phục tích chỉ gỏn gọn có 12 ngày. Đoàn trở lại chức cũ, khám phá có chống đối ở Quốc hội và tuyên bố sẽ có tuyễn cử mới. Một số lớn nghị viên bỏ đi theo Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, đã tổ chức  một chánh phủ đối thủ.
          Uy quyền ở miền Bắc Trung Quốc lọt vào tay Bắc Quân ( Dương ) - Northern Army , nhưng Bắc Quân cũng chia ra nhiều phe. Nhật ủng hộ phe Hoản  tỉnh An Huy - Anfu clique  gồm  Đoàn Kỳ Thụy.  Anh Mỹ ủng hộ phe  quân phiệt Hà Bắc ( phe Trực Lệ - Zhili clique của Ngô Bội Phu - Wu Peifu ). Đứng giữa  là phe Phụng Thiên- Mukden ,Mãn Châu,  do tướng quân phiệt mạnh nhất  chỉ huy tên là Trương Tác Lâm-   Zhang  Zuolin. Trước tiên, Trương ủng hộ phe An Huy, nhưng năm 1920 đổi phe, chiếm Bắc Kinh cùng phe Trực lệ Ngô Bội Phu. Sau lại bỏ Ngô Bội Phu theo phe Đoàn Kỳ Thụy, rồi theo Tôn Dật Tiên đang hy vọng thống nhất đất nước. Trương được Nhật ủng hộ.  Nhật  xem Ngô Bội Phu là kẻ thù, vì Ngô tán thành quyền lợi của Anh ở miền trung Trung Quốc. Năm 1922, lực lượng Trương Tác Lâm bất ngờ hoàn toàn bị đánh bại. Trương phải nhục nhã rút lui về Mãn Châu, hứa là không bao giờ  trở lại phía Nam Vạn Lý Trường Thành nữa. Sau đó Trương hợp tác với Nhật, nhưng bị Nhật giết chết năm 1928.                  
      Ở phương Nam, Tôn Văn, Lục Vĩnh Đình, Đường Kế Nghiêu cùng tổ chức  Quân - Chánh phủ, nhưng 3 người ý kiến khác nhau. Tôn nhất định không nhận chánh phủ Bắc kinh, còn Lục và Đường thì muốn Liên hiệp  với Phùng Quốc Chương  để chế ức Đoàn Kỳ Thụy. Tôn chỉ điều khiển có một bộ hải quân. Còn các tỉnh Tây Nam như Lưỡng Quảng thì ở trong tay Lục ( phe Quế ). Tứ Xuyên, Vân Nam, Qúi Châu thuộc Đường ( phe Điền ) ( theo Trung Quốc Sử cương, Đại Nam xuất bản ở Huế 1958 ) .
       Mỗi ông tướng đốc quân  chiếm một tỉnh, có khi hai tỉnh và tìm cách “mở mang bờ còi ”, hoặc uy hiếp chánh phủ trung ương. Chép lại các tranh chấp đó là điều vô ích, nhưng cũng nên biết qua hành động của họ. Họ là những ông vua con, bắt dân phải nộp thuế, có khi cho ba, bốn chục năm sau ( như một quân phiệt ở Tứ Xuyên năm 1933 thu thuế đến năm 1974 );phải đi lính mà không trả lương cho nên lính phải cướp bóc của dân để sống; do đó nơi nào  cũng có cướp, (miền Hà Nam có năm có tới  400 000 tên cướp). Dân không còn làm ăn gì được hết, ruộng nương bỏ hoang, trường học đóng cửa điêu đứng vô vùng. Các ông tướng đa số vô học, nhưng giàu kinh khủng, ăn nhậu, xa xỉ, dâm dật, bắt cóc con gái lương dân tàn nhẫn vô cùng; tuy cũng có một vài đốc quân  khá như Đường Kế Nghiêu  ở Vân Nam,  dân dưới quyền họ  đở khổ hơn ( theo  Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, 1997 ).
      
           Thuở ban đầu của đảng Cọng Sản Tàu  
                                   

Tưởng Giới Thạch
                                            Các nhà trí thức, các nhà văn, các giáo sư viện đại học thường cảm thấy vô hiệu trên  sân khấu lịch sử, đặc biệt khi đối đầu  với các tướng đốc quân tư lợi và dốt đặc.                                                                                                                                                                                                                                                                     Tương tự như thế, thuở ban đầu của Đảng Cọng Sản Trung Quốc năm 1921 và những năm kế tiếp, biểu hiện quá ít về phương diện con số và ảnh hưởng tuồng như  đáng buồn cười. Thế nhưng sự lảnh đạo của giới trí thức và sinh viên, ảnh hưởng của họ đối với công luận mới ở Trung Quốc, và sự tăng trưởng sau đó của phong trào Cọng Sản, chứng tỏ họ là đợt sóng mới của tương lai Tàu .
                                            Cố tâm tóm tắt đơn giản những liên hệ phức tạp, có thể nói rằng  các Người Quốc Dân ( Gia ) Cộng hòa - Republican Nationalists dưới sự lảnh đạo của Tôn Dật Tiên và của Tưởng Giới Thạch đã thành công, với cọng sản giúp đở, vượt qua mặt và vô hiệu hóa các tướng quân phiệt ( các nhà châm biếm sẽ nói là nhập họ vào cùng gia đình ). Sinh viên  và trí thức thúc đẩy một tinh thần ái quốc, yêu nước mới.  Vì chưng nhiều người chuyễn qua Mác xít, họ đã tạo dáng cho tương lai Trung Quốc, từ  căn bản  nông dân  trở lên .  Đe dọa và thực tế uy quyền của Nhật trong lúc đó,  thúc đẩy  lòng yêu nước và ý thức quốc gia, kháng cự thống  nhất lại kiềm chế Người Quốc Dân (Gia) - Nationalists , và gián tiếp  hổ trợ Người Cộng sản- Communists  vươn lên nắm uy quyền.
                                            Những sự cố đặc thù trình bày những khuynh hướng này, khởi sự lúc Nhật tuyên chiến với Đức, khi Thế Chiến Thứ Nhất mới bắt đầu. Nhật  chiếm ngay  hải cảng Thanh đảo - Qingdao ở Sơn Đông và các quyền lợi  của Đức ở tỉnh này. Năm tới, Nhật  tiếp diễn  bằng cách đưa cho Viên Thế Khải  21 Yêu Cầu - 21 Demands , theo 5 điều khoản. Gồm luôn cả buộc Trung Quốc nhìn nhận chuyễn nhượng mọi quyền lợi của Đức ở Sơn Đông  cho Nhật, quyền giữ đất và khai thác tài sản mỏ kim loại  ở miền Nam Mãn Châu và hoạt động chung  ở  Công ty Sắt miền trung Trung Quốc tại  Hán diên bình - Han yeping. Nhóm yêu cầu thứ năm đi xa hơn nữa, đề nghị cảnh sát chung , kiểm soát những nơi trọng điểm  ở Trung Quốc, quyền cung cấp cố vấn và võ khí cho quân đội Tàu, cùng những ưu đải độc nhất về khai thác mỏ, đường xe lữa,  phát triễn hải cảng ở tỉnh Phúc Kiến. Nếu  thỏa thuận điều khoản 5 của Yêu Cầu  thì có nghĩa là Trung Quốc không còn độc lập nữa, mất hết chủ quyền trong nước nhà. Viên Thế Khải, chống Nhật đã lâu năm, tiết lộ 21 Yêu Cầu  của Nhật cho báo chí. Dù ủng hộ Nhật khi Nhật về phe mình ở Thế  Chiến, các cường quốc Tây phương  cũng thấy là Nhật đã quá lố và đòi biết chi tiết.  Nhưng chỉ một mình Hoa Kỳ  gửi một kháng thư sang Nhật, về việc Nhật động chạm quyền lợi Hoa Kỳ  và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Khi Viên bị bắc buộc  chiều theo các Yêu Cầu, điều khoản nhóm Yêu Cầu thứ 5 được bỏ sót. Tinh thần chống kháng Nhật bùng lên khắp Trung Quốc.
                                         Một thừa tố mới  là sức lực sinh viên Tàu  nhảy vào  chánh trị Trung Quốc  ngày mồng 1 tháng 5 năm 1919, gọi là phong trào Ngũ Tứ Vận Động. Ngày đó một cuộc mít tin lớn- mass meeting họp 3000 người ở Thiên An Môn- Gate of Heavenly Peace , Bắc Kinh, để chống các điều khoản Hiệp Ước Versailles ( gần Paris- Ba Lê,  Pháp ) và  chánh sách xâm lăng của Nhật. Đây cũng là biểu tình phản đối phe Hoản - An Huy, đang kiểm soát chánh phủ miền Bắc. Sinh viên cũng khám phá ra rằng Nhật đã chiếm đóng Sơn Đông, đã trình bày 21 Yêu Cầu và đã bảo đảm những mật ước năm 1917 cùng Anh , Pháp và Ý  là Nhật được chiếm giữ Sơn Đông  vào thời ký hòa ước Versailles. Hòa ước ký kết đúng như vậy.  Hoa Kỳ cũng liên hệ  dù gián tiếp hơn.  Thỏa hiệp  Lansing - Ishii năm 1917,  cũng công nhận là Nhật có “liên hệ đất đai gần gủi - territorial proquinty ”  Trung Quốc, cho nên Nhật có những “quyền lợi đặc biệt ”  ở nước Tàu.  Đây là một tuyên bố mơ hồ, nhưng tỏ ra không mấy tốt đẹp vào năm 1919 ở Trung Quốc.  Một trong những lý do  các cường quốc Tây phương mau lẹ tán thành nghiêng về phía Nhật vì Tây Phương xem Nhật là đồng minh tốt đẹp nhất, hầu chống trả  Nga Bôn Sơ Vít ( Nga Sô Viết )- Bolshevik Russia. Tệ hại nhất khi sinh viên  cũng tìm thấy là năm 1918, chánh phủ Bắc Kinh  đã bí mật bán đứng và xác nhận những quyền của Nhật ở Sơn Đông.
                                        Biểu tình ngày 4 tháng 5 năm 1919  lọt khỏi tầm tay  chánh phủ. La ó vang rền: “Hủy bỏ 21 Yêu Cầu”, “ Đả đảo đế quốc Nhật ”,  “Đả đảo chánh trị đòi uy quyền ”. Nổi lọan khởi sự.  Nhà bộ trưởng giao thông bị đốt cháy. Từ ngữ của Lê Nin - Lenin kêu gọi rỏ ràng nhất : “ Hội Quốc Liên - League of Nations  chỉ là một  chánh sách bảo hiểm  cho kẻ thắng trận, che chở lẫn nhau , xâu xé con mồi ”. Chánh phủ đàn áp mạnh mẽ, bắt giam 32 sinh viên. Chánh phủ càng đàn áp ( 30 học sinh bị giết và 1000 bị nhốt khám, theo sách Nguyễn Hiến Lê đã kể ) thì sức phản động càng mạnh thêm. Học sinh Bắc Kinh họp nhau thành một hội, quyết định bải khóa; các giáo sư ũng từ chức để phản đối việc truy tố học sinh. Phong trào lan tràn tòan quốc. Tới đầu tháng 6, giai cấp công thương, báo chí,  Tôn Dật Tiên  và chánh phủ Canton cũng nhiệt liệt ủng hộ phong trào. Ở Thiên Tân, tờ báo sinh viên,  Chu Ấn Lai-  Zhou Enlai chủ biên, nắm lấy chủ trương. Rốt cuộc cuối tháng sáu, chánh phủ phải nhượng bộ, bải chức  những tên bán nước (như Chương Tôn Tường công sứ Trung Hoa ở Nhật đã ký Hiệp Ước Sơn Đông với bốn chữ “ Hân nhiên đồng ý- Vui vẻ đồng ý ”,  Lục Tôn Dữ  thay mặt chánh phủ  Bắc Kinh vay tiền Nhật mua khí giới, Tào Nhữ Lâm, người ra lệnh ký hiệp ước với Nhật … ). Toàn thể nội các từ chức. Đây là một chiến thắng vẻ vang cho tinh thần yêu nước mới mẽ,  do sinh viên chủ trì.                 
                                        Không thể bỏ quên vai trò của Đại học Bắc Kinh- Beida, viết tắt của Beijing daxue , vì phong trào Ngũ Tứ  Vận Động  không chỉ là chánh trị và yêu nước mà còn là  một phong trào văn hóa và đại học Bắc Kinh cái lò của  của cách mạng văn hóa, văn nghệ.  Tiến sĩ thần đồng (mới 25 tuổi đã được Thanh đình trọng dụng bổ vào viện Hàn Lâm ), văn sĩ triết học đã du học ở  Bá Linh - Berlin và Leipzig, Thái Nguyên Bồi - Cai Yuanpei( 1867- 1940) nhận lời mời làm viện trưởng viện đại học Bắc Kinh năm 1916,  bỏ tệ lậu chỉ tuyễn sinh viên hầu hết là  con các quan lớn, vô đại học thì được gọi là “đại nhân” liền dù dốt nát mấy cũng ra trường và làm quan: tuyễn nhiều giáo sư sáng chói, trong đó phải kể đến  khoa trưởng khoa văn chương là Trần Độc Tú - Chen Duxiu ( 1879-1962 ), theo tài năng chẳng kể theo xu hướng nào; cho sinh viên được tự do tư tưởng  đúng theo tinh thần các đại học Âu Mỹ. Từ năm 1912, Thái đã  hô hào phải tôn trọng tự do tư tưởng, “vì giáo dục phải ở trên chánh trị… không bị chánh trị kiểm soát” , đem tư tưởng Âu Châu về truyền bá ở Trung quốc. Trần cộng tác với Hồ Thích - HuShi ( 1891- 1962 ) đề xướng viết văn bạch thoại- colloquial  written style ( bạch thoại là tiếng nói của dân chúng , còn cỗ văn thì phải học  mới hiểu được ; ai đọc được bạch thoại thì cũng hiểu được… )  và xuất bản tờ Tân Thanh Niên - Xin Qingnian (La Nouvelle Jeunesse), đả đảo Khổng học thủ cựu, hô hào thanh niên phải có tinh thần độc lập, phản kháng, óc tiến thủ,  khoa học. Hồ Thích theo đạo Tin Lành, biết về cỗ học, nhưng không thi cử,  qua Hoa Kỳ  học ở các viện đại học Cornell và  Columbia từ năm 1910 đến năm 1917, xếp đặt  cho thầy ông là triết gia John Dewey về Trung Quốc giảng dạy cách giáo dục  mới  và lý thuyết thực dụng - pragmatism.  Vào lúc này, những bài giảng dạy của Bertrand Russell, nhà toán học và logic học - logician , có một ảnh hưởng rất lớn  trên thanh niên Tàu. Chỉ trong 3 năm ( 1919-1922 ), văn bạch thoại được toàn dân Tàu chấp nhận. Ngay bộ Giáo dục cũng cho dạy văn bạch thoại khắp nước Tàu từ 1920. Cuộc cách mạng văn chương Hồ-Trần  hoàn toàn thành công. 400 triệu người  khỏi phải học một tử ngữ ( văn chết ) , được học một sinh ngữ ( văn sống ), đở tốn biết bao công phu.
Lỗ Tấn 
                                       Từ 1921 đến năm 1925 , có đến  cả trăm hội Tân Văn Học thành lập. Không khí thật tưng bừng. Họ cổ xúy một thứ văn học mới để truyền bá  thực hiện chủ trương dân chủ mới. Họ mạt sát  Khổng học, đả đảo đại gia đình, đề cao cá nhân, nhất là giải phóng phụ nữ , mạnh hơn  các nhà văn Việt Nam nữa vào các năm từ 1925 đến 1938. Nổi tiếng nhất, có một bút pháp sắc sảo, cay độc nhất là Lỗ Tấn ( tên khác là Chu Thụ Nhân ) - Lu Xun,  sanh năm 1881ở Chiết ( Triết) Giang, có thời gian qua Nhật học, tác giả  những truyện như Cuồng Nhân Nhất Ký , Khổng Ất Kỷ, A Q (Ả Quyên ) Chính Truyện… Trong truyện cuối này, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, Lỗ châm biếm xã hội nông thôn Tàu  cuối đời Thanh và  đầu thời cách mạng Tân Hợi. Cách mạng văn hóa - văn học tưởng cũng đã nồng cay lắm rồi. Nhưng sau khi đảng Cọng Sản Trung Quốc thành lập ngày 30 tháng 6 năm 1921 ở Thượng Hải, một số người cho rằng nó còn nhạt nhẻo lắm,  chê Hồ Thích quá ôn hòa,  cần thay luôn nó nữa. Kiện tướng trong nhóm là Quách Mạt Nhược -  Guo Moruo , sinh năm 1892 ở Tứ Xuyên, trong một gia đình địa chủ lớn, viết rất nhiều, rất mau về đủ loại,  lời văn không chuốt bằng Lỗ Tấn, nhưng rất truyền cảm, hùng hồn, cuồng nhiệt . 

                                               Cộng tác với Nga Sô Viết

                                      Vấn đề Sơn Đông nóng bỏng gây ra cuộc Vận Động Ngũ Tứ,  được giải quyết ở Hội Nghị Hoa Thịnh Đốn - Washinton Conference  1921- 1922, theo tình huống một thỏa hiệp lớn hơn. Các chánh khách Nhật ở thời điểm này bớt hiếu chiến, đã chịu chấp nhận vài xếp đặt  mới cho Thái Bình Dương. Thỏa hiệp  hải quân như đã ghi chép ở  bài nói về nước Nhật , giới hạn  những tàu chiến chánh theo tỉ lệ  3/5 giữa Nhật và Anh  và 5 cho Hoa Kỳ , nhưng đồng thời cũng cho Nhật  an ninh thêm về căn cứ  hải quân ở Thái Bình Dương. Một hiệp ước song phương giữa Nhật và Trung Quốc  hoàn trả Sơn Đông cho Tàu kiểm soát  và  Thỏa Hiệp 9 nước được ký kết năm 1922 đúng theo nguyên tắc  Hoa Kỳ chủ trương  là Mở Cửa - Open Door  thương mãi cho mọi quốc gia ở Trung Quốc, kềm theo việc tôn trọng  bảo toàn lảnh thổ Tàu. Tuy nhiên, những nhà lảnh đạo trẻ trung Trung Quốc  lại có ấn tượng tốt hơn  về đề nghị  của Nga Sô Viết  năm 1918 ( xác định năm 1920 ) bải bỏ mọi  đặc quyền  do Nga Hoàng - Czar  đạt được  trên những thỏa hiệp bất bình đẳng  ở thế kỷ thứ 19.  Sự kiện  Nga Sô Viết không đủ sức thực thi hay lợi lộc nhờ các thỏa hiệp này, cũng không  ảnh hưởng gì đến niềm yêu chuộng mới , thích Nga,  của dân  Tàu.  
                                     Năm 1920, Gregory Voitinsky, nhân viên của  Cộng sản Quốc tế - Communist International ( Comitern )  đến Bắc Kinh , rồi Thượng Hải  và thiết lập nơi đây một cơ quan báo chí và một trung tâm phổ biến văn chương . Vài nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Cọng sản bắt đầu, nhóm Hồ Nam do Mao Trạch Đông lảnh đạo. Năm 1921, 12 đại biểu các nhóm này  tụ họp  mệnh danh là  Đại Hội Đầu Tiên của Đảng- First Party Congress, ở Thượng Hải. Một người Hòa Lan kế tiếp Voitinsky, Maring (Sneevliet), cũng như Mao Trạch Đông hiện diện ở các phiên họp. Dù hết sức thận trọng, may mắn lắm các đại biểu mới thoát khỏi đột nhập bắt bớ của cảnh sát Thượng Hải, phải chấm dứt thảo luận ở trên thuyền một hồ tỉnh Triết Giang. Trần Độc Tú được bầu làm tổng thư ký đảng. Nhiều người nói rằng năm 1921, đảng viên đảng Cọng sản Tàu chỉ có 50 người và tăng lên hai năm sau đến 120, rồi  432. Tôn Văn rất thực tế. Trong một số hội nghị Quốc Đân Đảng  ông nói Trung Quốc  chưa thể  thực hiện chủ nghĩa Cọng Sản được mà hãy thực hiện  chủ nghĩa Tam Dân của ông đã.  Năm 1923, Nga phái qua một ủy viên ngoại giao Adolphe  Joffe. Hai bên Nga Sô và Tàu Quốc Dân ( Gia )  tuyên bố chung: Tôn chỉ cho phép đảng Cộng Sản tự do hoạt động trong việc chiến đấu dân tộc Tàu giành lại độc lập; Joffe cũng công nhận  là Trung Quốc cần được thống nhất và độc lập trước hết và Nga Sô sẳn sàng giúp cuộc cách mạng dân tộc  Trung Quốc, trong việc tổ chức quân đội, đào tạo cán bộ tuyên truyền. Trước đó Nga  đã cố tìm cách đặt gót chân vào Trung Quốc, như khi  tiếp xúc với tướng đốc quân Ngô Bội Phu vì quân lực Ngô có vẽ mạnh mẽ; nhưng  sau đó  tuyên bố là Ngô  chỉ mạnh về quân sự, còn ý thức  chánh trị thì  Ngô không đủ gì cả.
                                          Mùa hè năm 1923, Tôn phái một đại tá trẻ mà ông rất tin cậy  và sau đó lấy em gái vợ ông là  Tưởng Giới Thạch sang Mặc Tư Khoa - Moscow  huấn luyện quân sự với Hồng Quân - Red Army 6 tháng .Tưởng Giới Thạch đã học quân sự ở Nhật, nơi ông gặp Tôn, nay sang Nga học  cách hồng quân tổ chức, đồng thời cũng học  luôn cách hoạt động của đảng Cọng sản Nga.  Đảng KMT  được phép làm thành viên mỗi phiên họp của Comintern và hai cố vấn Comintern được gửi đến Canton (Quảng Châu) , Mikhail Borodin về chánh trị và Galen về quân sự. Tưởng cũng nên biết là Nguyễn Tất Thành ( Nguyễn Ái Quốc , sau này là Hồ Chi Minh lúc đó làm thư ký riêng, thông ngôn và phiên dịch cho Borodin,  Tàu gọi là Pháo La Đình, vì Nguyễn Ái quốc giỏi cả 4 thứ tiếng Hán, Anh, Pháp, Nga). Một liên minh, Moscow tán thành sau đó thành hình  giữa KMT  và Đảng Cọng Sản Trung Quốc - Chinese Communist Party , viết tắt là  CCP.  Ở Đại hội Đảng CCP lần thứ hai - Second CCP Congress,  Maring đã đề nghị các đảng viên CCP gia nhập KMT và ở Đại hội Đảng lần thứ ba đồng ý, trừ Trần Độc Tú không đồng ý. Theo quyết định này, đảng viên Cọng sản  gia nhập KMT theo tư cách cá nhân  và họ đã làm như vậy, nhưng  đảng CCP vẫn giữ tư cách riêng.  Thật sự , đảng viên CCP  theo qui tắc đảng  không có quyền cá nhân, cho nên  họ phải luôn luôn họp kín - caucus  để quyết định đường lối đảng  trên những quyết định đương thời, và như vậy họ là một đảng riêng  trong đảng KMT. Điều này, thật cũng dễ đoán, sẽ dẫn tới nhiều rắc rồi về sau.
                                       Rồi KMT được xiết chặc và tái tổ chức theo mô hình Sô Viết. Nhờ Borodin góp phần chánh, có sự cộng tác giữa Uông Tinh Vệ và  Tôn Dật Tiên, KMT tổ chức lại tập trung thành từng tổ, kiểm soát thư lại nghiêm khắc, khiến cho đảng  quyền uy tột đỉnh trên mọi bộ dân sự và quân sự . Cũng nhờ sự giúp đở của Borodin, trường vỏ bị Hoàng Phố - Whampoa được thành lập gần Quảng  Châu  và Tưởng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên trường lục quân Tàu này.  Chu Ân Lai cũng lảnh một chân giáo sư chánh trị ( ? ) ở trường. Có một cố gắng ý thức rỏ rệt truyền dần vào các lảnh đạo mới lục quân một tinh thần yêu nước và thanh liêm, khác hẳn chiến đấu tự kỷ và vô nghĩa  của các tướng đốc quân, quân phiệt. Với những dấu hiệu đầy hy vọng này, giới lảnh đạo KMT sửa soạn thực hiện một mục đích Tôn Đật Tiên đã hoài bảo khá lâu là Bắc Phạt- Northern Expedition, hầu thống nhất quốc gia. Năm 1924, tướng đốc quân Phùng Ngọc Tường - Feng Yuxiang đánh bại Ngô Bội Phu, chiếm Bắc Kinh.  Tôn lên miền Bắc để liên minh vói Phùng, nhưng không bao giờ trở lại miền Nam nữa. Ông chết vì ung thư ở Bắc Kinh ngày 12 tháng 3 năm 1925 và trở thành một anh hùng quốc gia, được toàn dân Tàu kính mến. 
                                
                                                                  Bắc Phạt

                                          Thánh 7 năm 1926 , KMT và CCP cùng tham gia Bắc Phạt, sẳn sàng tiến lên từ Canton, dưới sự chỉ huy của Tưởng Giới Thạch ( 1888- 1975 ). Một đạo quân  trong 6 đạo quân  binh lính do KMT tuyễn chọn ; 5 đạo quân kia do tập hợp lại những binh lính các tướng đốc quân lảnh chúa. Chỉ có một trung đoàn là binh lính do Cọng Sản kiểm soát, nhưng phần góp chánh của CCP là mạng lưới tân tiến các toán tuyên truyền  mà sự huấn luyện do CCP đảm nhiệm . Hoạt động của Mao Trạch Đông ở Hồ Nam, tỉnh quê hương Mao, giữa tháng 8  năm 1926 đến tháng 5 năm 1927  là một thí dụ tốt đẹp của hiện tượng mới mẽ này, nghĩa là sự khích động và hướng kênh hửu hiệu bất mãn nông dân.  Mao báo cáo là CCP đã tổ chức được  2 triệu nông dân vào hiệp hội nông dân - peasant associations. Các hiệp hội này đòi hỏi giảm tô - lowering of rents và thỉnh thoảng nổi dậy chống địa chủ - landlords. Việc diệt quân phiệt dễ dàng nhất. Tưởng đến đâu thắng đấy . Dễ dàng vì đạo quân ông được  huấn luyện theo Nga, có kỷ luật, có khí giới tốt của Nga giúp, các sĩ quan chỉ huy ở trường Hòang Phố ra hầu hết có nhiệt tâm, có tư cách, họ hứa với nông dân sẽ giảm thuế điền, số lúa góp cho tiểu điền ( giảm tô ), có người hứa sẽ chia đất nữa. Tưởng ra lệnh cho quân đội  “ không được cướp bóc , ăn cắp , phải sống đạm bạc, phải trọng dân”.  Mao Trạch Đông sau này cũng  ban hành những lệnh như vậy.  Dân đã chịu bao nỗi khốn đốn với bọn quân phiệt, vui vẽ ủng hộ Tưởng .
                                            Chỉ trong vài tháng, Tưởng chiếm được hai tỉnh Giang Tây và Hà Nam, rồi ông đưa một đạo quân lên Hồ Bắc, tới Hán Khẩu đánh bại tướng quân phiệt Ngô Bội Phu, lúc đó làm chủ các tỉnh dọc bờ sông Dương Tử. Tháng 10 năm 1926, Tưởng đã làm chủ Vũ Hán, ba thị trấn giáp nhau là Hán Khẩu, Vũ Xương và Hán Dương,  trung tâm  kỷ nghệ lớn nhất Trung Quốc, sau Thượng Hải.  Tháng giêng 1927 , chánh phủ KMT di chuyễn về Vũ Hán. Chánh phủ Vũ Hán càng ngày càng bị phe tả KMT ngự trị, dưới quyền lảnh đạo của Uông Tinh Vệ, có cảm tình với Cọng Sản . Phe hửu của Hồ Hán Dân, bộ trưởng ngoại giao, đông hơn, hợp tác với những người theo Cọng Sản, rất ít, được Tôn Văn cho gia nhập KMT theo tư cách cá nhân, nhưng không ưa họ. Tưởng tiếp tục tiến lên Thượng Hải  tháng 3 năm 1927, không phải phí quân, chiếm được Thượng Hải, nhờ công nhân  đã nổi loạn trước đó, do Cộng sản cầm đầu.  Ngày 12 tháng 4 năm 1927, bất thình lình Tưởng tuyệt giao vói Cộng Sản.  Mau lẹ và bí mật vào bình minh, quân đội của Tưởng dùng sùng máy  giết hàng trăm  dân nghiệp đoàn, kể luôn cả các lảnh đạo Cọng Sản. Nhiều nhà lảnh đạo cộng sản khác trốn thoát và rút vào vòng bí mật. Rồi Tưởng bắt tay với phe hửu KMT và xung đột Quốc -Cọng, từ trước vẫn âm ỉ, nay nổ bùng ra ánh sáng. Tưởng luôn luôn nghi ngờ  lảnh đạo  Cọng sản Trung Quốc từ đầu tháng 3 năm 1926, khi ông giải tán Ủy Ban Đình Công Kông Kông, rất thành công, sa thải  một số nhân vật Cọng sản quan trọng ở KMT, cho rằng đảng CCP  cơ bản  là phụng sự quốc tế  của tổ  chức Cọng Sản Quốc tế  và sau đó mới  nghĩ đến những mục đích quốc gia của KMT  cho Trung Quốc. Đảo chánh của Tưởng ở Thượng Hải khởi đầu một sự cố gọi là Khủng Bố Trắng - White Terror chống lại phe tả của KMT  và đặc biệt  chống Cọng Sản. Suốt năm 1927, làn sóng khủng bố  tràn lan ở Trung Quốc đến khắp mọi thị trấn chánh.  Hàng ngàn tay hoạt động tích cực bị xử tử .
                                         Bây giờ Tưởng Giới Thạch chọn Nam Kinh làm thủ đô của chánh thể  quốc gia (dân ), chẳng  cần hỏi ý kiến  của đảng KMT,  chỉ theo ý nguyện của  Tôn Văn lúc còn sốngv.  Vậy là Trung Quốc có  hai kinh đô : Vũ Hán của Uông Tinh Vệ  và Nam Kinh của Tưởng Giới Thạch và lẽ dĩ nhiên phe Tưởng động chạm  rỏ rệt với  phe tả KMT, dưới quyền Uông Tinh Vệ ( còn có tên khác là Uông Triệu Minh ), đã được  Quốc dân Đại hội Quảng Châu đầu năm 1926 bầu làm chủ tịch  16 Ủy viên  Chánh phủ . Phe Uông  tố cáo Tưởng cư xử phản động và hình tội chống nhân dân, đòi sa thải Tưởng khỏi mọi chức trong đảng. Tưởng không thèm để ý đến những tố cáo từ Vũ Hán  Nhưng rồi có sự lục đục trong chánh phủ Vũ Hán, vì cọng sản hoạt động  mạnh quá, thợ thuyền đình công liên miên, có người nghi ngờ Nga nhúng tay vào muốn lật đổ Quốc Dân Đảng, ( tỉ như chỉ dẫn Sô Viết, từ  một điện tín Stalin  gửi cho M. N. Roy, một nhân viên người Ấn Độ của Comintern, khẩn trương khuyến cáo  võ trang công nhân và nông dân , phát triễn “cách mạng nông thôn - agrarian revolution ”… những chánh sách làm KMT mất hết sự ủng hộ của giới trung lưu ), nên chánh phủ phải tuyệt giao với Nga, đuổi Cọng sản ra khỏi  phe KMT Vũ Hán, chuyễn phe tả nghiêng hẳn về hửu, bắt bớ nhiều người Cọng sản. Stalin đã tính sai nghiêm trọng  tình trạng Trung Quốc lúc đó ! Borodin, Roy  và nhiều người khác gồm luôn cả Tống Khánh Linh, góa phụ Tôn Văn trốn thoát sang Nga. Vài nhà lảnh đạo Cọng Sản Trung Quốc cố gắng tổ chức nổi dậy theo lời yêu cầu của Moscow: Lin Biao- Lâm BưuNam Xương - Nanchang, Mao Trạch Đông với nông dân Hồ Nam, nhưng không thành công. Mao bị gạt ra khỏi bộ chánh Trị đảng - politburo vì nổi dậy thất bại  và trốn tránh ở  khu rừng  núi  gần ranh giới chung  Hồ Nam - Quảng Tây.
                                         Mục đích chánh của Bắc Phạt là  đưa các chế độ tướng quân phiệt vào dưới cờ Quốc Dân ( Gia ), nhưng rào cản đã trổi dậy. Trương Tác Lâm và các  đồng minh ngăn cản  không cho Quốc Dân Đảng  nới rộng uy quyền  lên phía Bắc sông Dương Tử. Vài phụ tá của Tưởng Giới Thạch  đòi hỏi là Tưởng phải giảng hòa  với phe Vũ Hán của KMT.  Để giúp giảng hòa, Tưởng  xin từ chức Tổng tư lệnh Quân đội, tháng 8 năm 1927 qua Nhật . Lực lượng của Trương Tác Lâm  và KMT  thay đổi chiều hướng nhiều lần. Uông Tinh Vệ  dùng Quỉang Châu làm căn cứ ,  nhưng bị mất  đi nhiều uy tín vì  nổi dậy tuyệt vọng và cố gắng lần cuối của đảng Cọng Sản ở công xã Quảng Châu - Canton commune .  Nhưng nổi dậy đô thị này  thực thi chỉ thị của Moscow  theo đường hướng  chính thống Mác- Lê Nin ( Marxist - Leninist ) là vô sản thành thị  phải là những nhà lảnh đạo cuộc Cách mạng.  Quân đội lảnh chúa tướng đốc quân được gửi vào dẹp loạn, tái chiếm Quảng Châu sau 5 ngày. 6000 đảng viên cọng sản bị giết. Cọng sản bị  đuổi khỏi Quảng Châu. Nhưng mọi dấu hiệu cho thấy cần có  một người  hùng cường lảnh đạo KMT và xứ sở. Chánh phủ mời Tưởng trở về. Ông cầm quân trở lại cùng Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn,  Lý Tôn Nhân chia đường tấn công. Đầu năm 1928, kể như bình định xong, trừ khu Bắc Kinh. Trương Tác Lâm buộc lòng  lui về miền Bắc . Sợ thiệt hại cho quyền lợi  của mình  ở Sơn Đông và ở Mãn Châu, Nhật cho đổ bộ nhiều quân lính  lên Thanh  Đảo, theo đường xe lữa tiến sâu vào nội địa. Quân Nhật và quân Tàu đụng độ nhau, quân Tàu phải lui. Trương Tác Lâm, quân phiệt Mãn Châu, giữ chặt Bắc Kinh để hy vọng thỏa hiệp với Quốc Dân Đảng. Nhưng tinh thần quốc gia yêu nước của Tàu quá mạnh, khiến Trương cảm thấy thân Nhật bất lợi cho mình, bỏ Nhật kéo quân về Mãn Châu,để cho Tưởng vào Bắc Kinh.  Nhật  với óc thực tế  bất chấp đạo lý, cũng bỏ rơi Trương Tác Lâm, người mà Nhật che chở nhiều năm qua,  kể từ khi Trương khởi sự là một tướng cướp Mãn Châu, cho tạc đạn ( hay bom ? )  nổ tan chuyến tàu xe lữa  chở Trương trên đường về Phụng Thiên. tháng 6  năm 1928. Con ông là Trương Học Lương- Zhong Xueliang, dù bị Nhật cảnh cáo nhiều lần, đã liên kết với chánh phủ Nam Kinh, để cho ngọn cờ: “Thanh thiên bạch nhật ” của Quốc Dân Đảng bay phấp phới ở Mãn Châu , dưới quyền Trương Học Lương. Tháng 10 năm 1928,  KMT dưới quyền Tưởng Giới Thạch thống nhất đất nước một lần nữa, kiểm soát hầu như toàn thể nước Tàu, thủ đô là Nam Kinh. Tưởng đổi tên  Bắc Kinh ra Bắc Bình, có nghĩa là dẹp xong miền Bắc. Danh tiếng như cồn, ngày 9 tháng 10 năm 1928, ông được cử lên ghế Tổng thống .
                               
                                                    Thập niên Quốc Dân ( Đảng )  1928- 1937
 
                                           Viết sử thường là một đề tài nghiêng ngữa, tùy theo thời trang như mọi hoạt động của con người. Trong nhiều năm, định giá công trình  của Tưởng giới Thạch  và Quốc  Dân ( Gia )  - Nationalists  có khuynh hướng bị hạ thấp. Có nhiều lý do. Thứ nhất là những thành tích không chối cải được  của Cộng Hòa Nhân Dân ( Cọng Sản ) Trung Quốc- People’s Republic of China đưa tới lòng tin  quá mức  cho thẩm lượng của cộng sản ,  đơn giản và không bàn cải sâu xa  về thời kỳ trước 1949, cũng như công cuộc vận động hành lang không được lòng dân ở Hoa Kỳ  trong các thập niên từ 1950 đến 1970, đã làm mờ tối đi  những khía cạnh tích cực chế độ của Tưởng. Nhưng những ai có mặt tại Trung Quốc vào thập niên 1930,  thảy đều nhớ lại sự khuây khỏa và nhiệt thành  khi dân chúng Tàu đón mời Tưởng Giới Thạch, tương phản với thời kỳ buồn thảm trước đó, ủng hộ Tưởng thật lan rộng.  Thập niên Quốc Dân  bắt đầu  với hy vọng lớn và thành tích cũng nhiều.  Suy giảm lý tưởng  không bác bỏ được và thời cơ tự kỷ vùng dậy  của KMT trong và sau Thế Chiến thứ Hai, đã gây ra một ấn tượng nặng nề trong trí nảo những người  ít biết trực tiếp  cường độ của các vấn đề Trung Quốc. Nhật tấn công và Thế Chiến Thứ Hai đang tới đặt ra một kỳ hạn không tránh nổi  cho thời gian ngắn ngũi 10 năm Tưởng có được, để tái thiết quốc gia  sau Bình Bắc năm 1928. Những mục tiêu  cơ bản chấm dứt hổn loạn lảnh chúa quân phiệt và thiết lập một quốc gia cận đại, nhìn chung đều hoàn tất.  
                                          Tưởng và các tay chỉ trích ông không còn đồng hành, khi  nói đến những câu hỏi về ưu tiên. Tưởng, vì tính nết và huấn luyện, tin vào những giải pháp quân sự, cảm giác là thống nhất đất nuớc  dưới quyền ông phải đứng trước sự chống kháng Nhật , cho nên ông  chống cọng với nhiệt tâm cuồng tín. Ông liên can đến một  mâu thuẩn  bi kịch xa hơn nữa , khi  trở mặt bài cọng năm 1927 và từ chối tùy thuộc phe tả KMT,  ông lại tùy thuộc quá mức  phe hửu  và như thế ông chưa bao giờ đến được điểm thực hành bất cứ một cải cách đất đai nào, để cải thiện số phận cơ cực của nông dân Tàu. KMT là một phong trào  căn bản thành thị trong đó các chủ ngân hàng, các nhà cho vay nợ, và địa chủ  đứng lên hưởng lợi nhất.
                                             Dù có nhiều vấn đề tài chánh cấp bách, chánh phủ Quốc Dân  đã đủ khả năng  cải thiện tình trạng  thuế vụ.  Tống Tử Văn - T.V. Song (Soong), em rễ Tưởng, được cử làm Quản trị viên ( Thống đốc )  Ngân Hàng Trung ương Trung Quốc ở Quảng Châu , một trong 4 ngân hàng chánh của Trung Quốc, rồi sau đó làm Tổng trưỡng Tài Chánh. Tống phục hồi quyền của Trung Quốc  tự đặt thuế xuất cho mình, cho nên lợi tức quan thuế tăng gia. Ông cải cách cơ cấu thuế khóa, thi hành nhiều biện pháp cũng cố tiền tệ. Đồng thời một khoản lợi tức không cân đối, có khi đến 1/3, dùng để trả tiền lời ( lãi)   quốc trái; nhiều chức quyền  nhận những tiền lời cao quá mức trên trái phiếu chánh phủ , có khi đến 40% . 
                                             Xa lộ được mở mang nối nhiều thị trấn và mở rộng đến vùng xa xôi hẻo lánh.  Công tác làm đường xe lữa ít hơn, nhưng hoàn tất  đường rầy  Võ Xương - Quảng Châu  năm 1936 ,  có nghĩa là  một đường xe lữa  chạy dài từ Bắc Kinh đến Hồng Kông. Tổ hợp  Hàng Không Quốc gia Trung Quốc thiết lập năm 1930. Sau những cơn lụt tai hại ở thung lũng Dương Tử, làm 100 000 người thiệt mạng, một hệ thống bảo tồn được làm xong năm 1932. Một dự án dẫn thủy tưới ruộng nương, rất có lợi cho tỉnh Thiểm Tây, nhưng đó chỉ là một giọt nước vào thùng rỗng, sau trận đói 1929- 1931 tai hại cho 20 triệu người ở 9 tỉnh miền Bắc. Mặc dầu  những cố gắng lớn lao về giáo dục và cận đại hóa, không thể một sớm một chiều thay đổi Trung Quốc. Rất nhiều việc sai niên đại và điều dị thường.  Các tướng quân phiệt sống sót  trồng thuốc phiện ở vùng xa trung tâm. Tỉnh Tây Bắc Cam Túc-  Gansu có hàng loạt thuế khóa đánh trên nông dân nghèo.  Chánh phủ trung ương  duy trì  một quân đội 5 triệu người và tiêu phí 80% ngân sách cho quân đội .
                                         Chánh phủ làm rất ít những cải thiện điều kiện của nông dân, nhưng vài công trình tiền phong đã  thực hiện  tái thiết nông thôn, của YMCA  cà các cơ quan Thiên Chúa giáo. Tiến sĩ James Y. C. Yan được công nhận  về  phát triễn giáo dục đại trà cho nông dân, gồm nông học, tổ chức thị trường,  và hợp tác xã nông nghiệp. Ủy Ban Trung Quốc Giảm Bớt Nạn Đói thu thập 500 triệu đô la Mỹ cho  bảo tồn các sông ngòi , đào giếng nước , xây dựng đường xá và phân phối thực phẩm.  Trong số những công trình văn hóa  tân tiến thời bấy giờ ,  có thể kể ra việc đào khảo cỗ thời vua Thang - Shang dynasty  ở An Dương - Anyang , việc thiết lập  Hội Nhà Văn Phe Tả - League  of Left Wing Writers năm 1930 (  chứng tỏ  KMT không phải là độc  đoán ), Quách Mạt Nhược -Guo Morou xuất bản năm 1932  tập «  Khảo cứu  Xã hội  Cỗ Trung Quốc » ,  Hội Hóa Học ( năm 1933)  và Hội Toán học ( 1935) Trung Quốc thành lập. Nghiên cứu Sinh Hóa học - Biochemistry đạt mẩu mực quốc tế công nhận năm 1938.
                                          Thấy Cọng Sản ở những vùnh họ kiểm soát cố tạo cho dân chúng một nếp sống mới , nên Tưởng Giới Thạch cùng vợ Tống Mỹ Linh- Song  Meiling , năm 1934 cũng phát động  phong tào Tân Sinh Hoạt - New Life Movement , một cập nhật  đạo đức Khổng Giáo  truyền thống ( đề cao lễ, nghĩa, liêm, sĩ) với  vệ sinh cận đại.  Ở công sở  kỷ luật thay lười biếng , cấm ăn hối lộ.  Cấm hút thuốc phiện , cấm cả hút thuốc lá nữa, cấm khiêu vũ, đóng cửa hết các thanh lâu, cấm cờ bạc.   Ăn mặc phải chỉnh tề mà giản dị , sạch sẽ, cấm nhổ bậy, ăn uống phải thanh đạm và điều độ, cài khuy áo đàng hoàng, phải cần lao, tiết kiệm trong các tang lễ, hôn nhân v.v… Tóm lại phải sống đời khắc khổ như Tưởng Giớii Thạch vậy đó ! Thành công 4 năm đầu, rồi ai cũng chán, quên hết.   Nữ sĩ Hàn Tú Anh ( Han Suyin )   trong hồi ký «  Một mùa hè vắng bóng chim »  , chồng là một cấp tá  trong quân đội Tưởng, đã chép lại những bê bối của Quốc Dân Đảng, của công chức cao cấp,  quân nhân và nhất là cảnh khổ của dân chúng. Chính Tưởng cũng công nhận là phong trào Tân Sinh Hoạt đã  mất hết nhuệ khí sau vài năm, và rất ít ảnh hưởng trên dân chúng.  Nhưng Tân Sinh Hoạt đã được quan niệm đứng đắn, kỷ lưỡng để tạo ra một  loại công dân Tàu mới .  Các đặc điểm  kỷ luật  và vệ sinh của phong trào sau này được  Cộng Hòa Nhân Dân hiện nay thực hiện  thành công hơn và trong một thời gian dài hơn.
                                           Các sự cố chánh trị  và quân sự  ở thập niên Quốc Dân Đảng  xoay quanh hai vấn đề  Cộng Sản và Nhật. Tưởng Giới Thạch cũng biết rỏ là Nhật đang đe dọa miền Bắc , nhưng ông nghĩ rằng trước tiên ông có thể giải quyết đe dọa Cọng Sản ở nội địa.  Giữa  các năm 1930 và 1934, ông bao vây và  chiếm được  căn cứ Mao thiết lập ở giải núi Kinh Cảng ( ?) - Jinggang ở miền Nam Trung Quốc. Nơi đây , Mao hợp lực với Chu Đức - Zhu De  và Lâm Bưu - Lin Biao . Sau đó  cả Ủy Ban Trung Ương đảng Cọng Sản song song với Chu Ân Lai, cũng phải rời bỏ Thượng Hải và đến tụ họp ở đó. Họ phát triễn chiến thuật du kích, rất hửu dụng cho Cọng Sản Tàu sau đó.
                                            Tưởng tấn công Cọng Sản Tàu 5 lần. Lần thứ nhất cuối năm 1930  với 100 000 quân,  bị thua.  Lần thứ nhì, đầu năm 1931 dùng 200 000 quân do Hà Ứng Khâm chỉ huy cũng bị thua.  Lần thứ ba, đích thân Tưởng Giới Thạch chỉ huy  300 000 quân, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1931, tuy Tưởng tuyên bố thắng trận Cao Hưng( ? ) - Gaoxing  tháng 9 , nhưng thật sự đôi bên thiệt hại năng nề và  Cọng sản Tàu chuyễn căn cứ  về miền Nam  Giang Tây ; Hồng Quân- Red Army không bị tiêu diệt.  Lần thứ tư,  mùa xuân năm 1933,  250 000 quân chánh phủ cũng thất bại. Lúc này, sau Sô Viết Tàu  thành lập đầu  tiên năm 1931 ở Thụy Kim - Ruijin, tỉnh Giang Tây , những Sô viết Tàu khác đã được thành lập thêm ở các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên và Thiểm Tây. Cuối cùng, tấn công lần thứ năm, khởi đầu  tháng 10 năm 1933  với 700 000 quân (  Hồng Quân chỉ có  150 000 quân ),  cùng sự giúp đở  then chốt  của tướng Đức Hans Von Seecht, thuộc bộ Chỉ huy Tối cao Đức Hitler phái  sang, căn bản là dự án  hệ thống bao vây và dần dần bóp nghẹt kinh tế vùng Cọng Sản kiểm soát bằng các công sự bê tông ngầm - pillboxes, đồn bót, điểm kiểm tra- checkpoints khắp mọi con đường. Sau một năm kháng cự kịch liệt, Cọng Sản Tàu thấy nguy vì thiếu gạo , thiếu muối ở rừng núi …, bộ chỉ huy  Cọng Sản quyết định  tháo vòng vây càng ngày càng thu hẹp,  và  mùa thu năm 1934 , khoảng  90 000 hồng quân tháo chạy ( vài người nói là 130 000 ), chia ra làm 5 nhóm và sau lại nhập lại cùng nhau,  để bắt đầu cuộc «  Vạn lý Trường Chinh, Tàu gọi là Trường Hành - The Long March ».                                                        

                                                     Vạn lý Trường Chinh ( Trường Hành)



                                       Đây là một cuộc vừa chạy vừa chiến đấu  vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Quốc , có lẽ trong cả lịch sử nhân loại nữa, làm cho Tây phương phải thán phục. Từ tháng 10 năm 1934, khi đạo quân Mao bỏ Giang Tây  đến tháng 10 năm 1935  mới  tới Thiểm Tây, mất một năm vượt được 6000 dặm Anh ( có sách nói 10 000 km , sách khác nói 12 000 km ), băng qua  24 sông lớn, 18 ngọn núi, 7 ngọn luôn luôn phủ tuyết, một cánh đồng cỏ hoang 10 ngày không gặp bóng người. Họ đi qua 12 tỉnh và  chiếm đóng  62 thị trấn.  Khi đi, 100 000 người , khi tới Thiểm Tây chỉ còn  30 000 ( có sách nói 7000 - 8000 ). Mất mát không những vì những trận đánh nhau với quân địa phương  và quân KMT, mà còn vì đào ngũ  ( cũng  có một số nông dân gia nhập đoàn ) hay cố tình để lại phía sau  hầu tổ chức cách mạng ở thị trấn hay làng xã dọc đường.  Có cả thảy 15 trận đánh quyết liệt  và mỗi ngày đều có giao chiến nhỏ . Điều đáng ngạc nhiên là các chiến sĩ và dân chúng phải rải rác,  cách nhau,  để khỏi bị phi cơ Tưởng bắn, thả bom: thành thử cả đoàn  dài tới 100 km , nhưng tiến trung bình 24 dặm Anh ( 38.6 km một ngày). Họ phải  bện cỏ làm dép,  có khi phải đi chân không , qua đèo qua suối,  qua hai con sông Dương Tử và Đại Độ  thác chảy rất mạnh  họ phải kết bè ( chết đuối rất nhiều). Thoạt tiên  mục đích trường hành là thoát hiểm khỏi bị bắt  và con đường lựa chọn  nhiều quanh co, bước ngoặt bất ngờ . Nhưng tháng giêng năm 1935,  quân Mao  ngừng lại và dưỡng sức ở Zunyi, tỉnh Quý Châu - Guizhou và Mao  triệu tập hội nghị Đảng. Quan niệm táo bạo của Mao «  Bắc tiến để đánh Nhật» được đảng chuẩn y.  Mao  được bầu làm chủ tịch bộ Chánh trị, trở thành lảnh đạo Cọng sản Tàu.  Thêm vào giá trị  tuyên truyền khắp Trung Quốc của khẩu hiệu  kháng Nhật,  di chuyễn về phía Bắc còn thêm ưu điểm  là nối kết được  với Sô Viết Thiểm Tây và đặt Hồng quân Tàu  và lảnh đạo đảng  ở một  vùng Tây Bắc  họ có thể tiếp xúc dễ dàng với  Nga Sô Viết - USSR.  Nhưng đi bộ đến Thiểm Tây thật  gian nan vô vàn.  Lực lượng Mao  xuôi Nam,  rồi về Tây ở Vân Nam, rồi chuyễn lên hướng Bắc. Lảnh tụ Trương Quốc Tạo - Zhang Guotao không đồng ý lên Thiểm Tây, đưa lộ quân cọng sản thứ tư  đi về Bắc theo một đường khác. Quân Mao vượt qua sông Kim Sa - Gold Sand River ở  các núi xa xăm miền Tây tháng 5 năm 1935,  mất 8 ngày đêm mới vượt được qua sông, không còn sợ quân Tưởng đuổi theo sát gót nữa. Nhưng trở ngại thiên nhiên lại thêm kinh khủng. Khi đến sông Đuđu, chỉ có một cầu treo mà ván đã bị lấy đi  và phía cuối lại  có một đồn bót trấn giữ. 12 cảm tử tình nguyện  trang bị gươm và lựu đạn, có  súng liên thanh bảo trợ, leo dây chuyền khắc phục  toán quân giữ đồn, đóng lại ván trên cầu  cho quân Mao qua cầu. Đồng cỏ hoang, bùn lầy hôi thối  là trở ngại khó khăn nhất . Đồng hay bị mưa , mưa đá, gió thổi ù ù và lạnh ngắt ban đêm.  Muốn tránh khỏi bì chìm ngập trong bùn, phải ngũ đứng lưng dựa nhau, từng cặp một. Mất mát lớn lao,  nhưng lực lượng  Mao tiến tới qua nhiều dãy núi khác và qua hai dòng quân thù,  để an toàn gặp  hồng quân lộ 15 ngày 20 tháng 10 năm 1935 . Ở đường khác Mao,  lộ quân  thứ 4 của Trương Quốc Tạo thiệt hại năng nề , nên bị trách phạt vì chiến lược lỗi lầm này. Đảng đưa ra xử năm 1937 và  Trương bị đi « nghiên cứu sửa sai » nên ông bỏ đảng theo KMT.
                                          Trong khi đó  de dọa của Nhật càng thêm áp lực hơn bao giờ hết . Bóng tối của xứ Mặt Trời Mọc - the Rising Sun  rỏ rệt nhất ở miền Bắc Trung Quốc. Nội Mông - Inner Mongolia đã rơi vào quỷ đạo Nhật.  Tưởng bổ nhiệm Trương Học Lương, con Trương Tác Lâm làm phó tổng chỉ huy bài trừ quân giặc cướp, có nghĩa là phải diệt trừ Cọng sản. Nhưng Trương lại lo ngại cho Mãn Châu, quê hương gia đình ông , hơn.  Và binh lính của Trương lại bị ảnh hưởng  ý tưởng chống Nhật của cọng sản, Tưởng Giới Thạch  không bao giờ ngờ tới.  Cho nên khi Tưởng đến Tây An phối hợp  chiến dịch bài trừ Cọng Sản,  cùng với vài tướng và 200 vệ binh , ông bị Trương và binh lính Trương bắt giữ, vệ binh Tưởng bị giết sạch . Tính cách bất ngờ của cuộc đảo chánh Tây An này là một cú sốc lớn cho chánh phủ Nam Kinh.  Đảo chánh trình bày cho Tưởng yêu cầu bải bỏ tấn công CCP và  hai lực lượng Quốc- Cọng chung sức  nổ lực cùng mọi dân Tàu chống Nhật xâm lăng. Vài nguời muốn giết Tưởng tức khắc.  Kẻ khác cho rằng chỉ có Tưởng  mới đủ uy tín làm điểm tập hợp phần lớn nước Tàu để chống Nhật. Chu Ân Lai, đại diện CCP ở  điều đình, nhận thức được ngay  điểm  này và  đưa ra quan điểm  đường lối bấy giờ của Comintern là thành lập một Mặt trận Thống nhất Chống Đế quốc, đúng như đề nghị của Trương Học Lương. Tưởng  miễn cưởng  chấp nhận các điều khoản của CCP và của Lương và được thả ra đúng ngày Giáng Sinh 1936. Trương Học Lương theo Tưởng về Nam Kinh, bị bỏ tù mau lẹ sau khi nhận lỗi, rồi bị kiểm soát chặc chẻ nhưng được đối đải tử tế ở Nam Kinh và sau đó ở Đài Loan. Ông bị quản thúc tại gia 55 năm, dần dần trở thành một anh hùng quốc gia Tàu, cuối cùng chết ở Honululu, năm 2002, thọ 100 tuổi.
                                                     
                                                   Chiến tranh với Nhật và Thế Chiến Thứ Hai   


                                    Ngày nổi bùng Thế Chiến Thứ Hai thay đổi tùy theo lục địa. Theo Mỹ đó là ngày 7 tháng chạp năm 1941, ngày Nhật tấn công Trân Châu Cảng - Pearl Harbor. Đối với Âu Châu,  Thế Chiến bắt đầu từ năm 1939 và đối với dân Tàu, đó là năm 1937.  Có chứng cớ rỏ rệt là Nhật đang tăng cường quân đội Quang Đông - Guandong Nhật  ở Mãn Châu Quốc là một đề phòng chống lại các tham vọng của Nga ở Viễn Đông.  Đúng là Nga duy trì nhiều quân ở  các tỉnh Nga miền Đông  hơn  là quân Nhật ở Mãn Châu Quốc và quân Nga cơ giới hóa cũng mạnh hơn.  Cũng đúng là đã xảy ra nhiều cuộc chạm súng  ở biên cương và thử sức giữa Nga và Nhật ở biên giới  Triều Tiên - Trung Quốc năm 1938  và năm 1939 ở Nội Mông. Ở cả hai trận đụng độ này, Nga thắng hẳn. Thật khó  tin rằng, những hành động của Nhật ở miền Bắc Trung Quốc chỉ có mục đích đơn giản là bảo đảm
                               hậu phương mình. cũng như sẳn sàng chống đở với Nga. Tuồng như Nhật có những  mưu đồ suy tính kỷ lưởng  về Trung Quốc  và chờ thời cơ thuận tiện đánh Tàu . Rất khó định giá  chánh sách Nhật lúc đó, vì chính Nhật cũng không biết phải lựa chọn đường lối nào cả. Lục Quân và hải quân Nhật  từ thập niên 1930 đến vụ Trân Châu Cảng hành động chồng xéo nhau và trên những hế hoạch khác nhau. Bộ Ngoại Giao Nhật  cũng không luôn luôn được quân đội thông tin  đầy đủ về các dự án bí mật chiến tranh.  Đại doanh nghiệp Nhật đã đầu tư lớn lao  ở Mãn Châu Quốc, nhưng không nhận được lợi tức thỏa đáng. Tàu  cương quyết tẩy chay hàng hóa Nhật  chống xâm chiếm Mãn Châu  đã tỏ ra rất thành công  và xuất khẩu Nhật  giảm đi rỏ rệt.  Các sĩ quan quân đội Guandong ở lục địa yêu nước quá khích , có khuynh hướng qua mặt  các chỉ huy họ ở bộ Tổng Tham Mưu   Quân Đội Thiên Hoàng tại Tokyo. Cho nên không biết rỏ là  mọi cuộc tấn công Trung Quốc bấy giờ  là chánh sách cân nhắc kỷ càng hay là bốc đồng  tại chỗ.
                                          Quân đội Nhật đã tạo dựng  một chế độ tự trị  Đông Hà Bắc ( Hà Bắc tên là tỉnh Trực Lệ trước thời Quốc Dân Đảng )  giữa biên cương  Sơn Hải Quan - Shanhaiguan  và Bắc Kinh . Nhật muốn đi xa hơn nữa, chiếm 5 tỉnh miền Bắc là  Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Tuy Viễn- SuiyuanNhiệt Hà( ? ) - Chahar. Biến chúng thành một quốc gia bù nhìn mới. Ngọn lữa chiến tranh Trung - Nhật lúc đầu cón bé nhỏ. Ngày 6 tháng 7 năm 1937, Nhật tập trận ở ngoại ô Bắc Kinh, đổ lỗi cho Tàu đã bắt cóc  một lính Nhật.  Dù sau đó hắn đã trở về , Nhật vẫn làm to chuyện và đòi Tàu phải rút khỏi vùng .  Trung Quốc không chịu. Hôm sau  súng nổ , khi quân Nhật tiến qua cây cầu  bắc qua rạch Lư - Lư Cầu Kiều, Tây phương gọi là  cầu  Marco Polo. Cả hai nước đều muốn giải quyết  êm đẹp vụ này, nhưng khi đang điều đình thì súng nổ ở nhiều nơi khác. Chánh phủ Nam Kinh không nhượng bộ. Nhật tấn công khắp nơi, xua quân nhiều đợt từ Mãn Châu Quốc, thả bom dữ dội nhiều tỉnh miền Bắc Trung Quốc . Hải quân Nhật thả bom Thượng Hải .  Nhật tiến rất mau về phía Sơn Đông , Sơn Tây, Tuy Viễn , nhưng khi tới Thượng Hải  thì gặp sự kháng cự mảnh liệt. Tưởng đưa các đoàn binh thiện chiến nhất vào đó , chặn được  quân Nhật non ba tháng trời mặc dầu quân Nhật đông hơn,  lại có nhiều phi cơ và chiến xa.  Tháng 12 năm 1937, Nhật chiếm Nam Kinh, hảm hiếp, tàn sát dân chúng dã man vô cùng.  Hán Khẩu và  Quảng Châu thất thủ tháng 10 năm 1938.  Tháng 11, thủ tướng Nhật Fumimaro  Konoye tuyên bố   là Trung Quốc đã bị đánh bại  và Nhật  thiết lập  «  Một Nền Trật Tự Mới ở Đông Á » sau gọi là «  Khối Thịnh Vượng Chung - Co-Prosperity Sphere » cho toàn vùng. Tháng 12 năm 1937, Nhật đã thiết lập  « Chánh phủ Lâm thời Trung Quốc »  bù nhìn ở Bắc Kinh.  Cuối năm 1938, Nhật đã hoàn tất giai đoạn đầu của chiến tranh : quân Nhật  đã chiếm mau lẹ  mọi thành phố, thị trấn  Trung Quốc từ các đồng bằng  đến các rào cản núi non miền Tây.  Còn KMT  kiểm soát miền Tây Nam và CCP kiểm soát miền Tây Bắc. Có rất nhiều hoạt động du kích  Cọng Sản lảnh đạo  ở các tỉnh  Hà Nam, Triết Giang, Sơn Đông  và nhiều nơi khác  giữa hai  dòng quân Nhật kiểm  soát.  Chính người Nhật cũng phải nhận rằng họ không làm chủ được trọn một miền nào cả.   Hể họ chiếm được khu nào thì du kích quân bao vây họ liền . Cách vài cây số hai bên các đường xe lữa là khu vực du kích rồi, cầu thường bị phá , xe lữa bị mìn. Tóm lại y như ở Việt Nam những năm 1946 -50, khi Pháp mới tái chiếm,  gần như tòan thể dân Việt đòan kết kháng Pháp thực dân.  Tháng 12 năm 1937,  chánh phủ  Tưởng thay đổi  chiến lược, sau khi mất Hán Khẩu, dời chánh phủ về Trùng Khánh - Chongquing, có nhữ ng hẻm núi sông Dương Tử  che chở, « lấy không gian đổi thời  gian » , bỏ những nơi áp lực Nhật mạnh , nới rộng trận địa vào hậu phương, kéo dài thời gian để làm cho quân địch hao mòn.
                                       Hoạt động du kích tiếp tục ở giai đoạn hai  trong chiến tranh Trung -Nhật  1939- 1941 , không mấy thay đổi vị trí quân sự ,nhưng có nhiều vận động chánh trị.  Uông Tinh Vệ, bi quan về  cơ may Trung Quốc, nhận làm thủ tướng chánh phủ bù nhìn Nhật dựng lên ở Bắc Kinh, năm 1940. Trùng Khánh bị phi cơ Nhật tấn công, dội bom liên miên ; dân chúng can đảm ẩn núp ở vách đá và hầm đào. Tưởng Giới Thạch không đủ sức đánh trả lại Nhật. Chiến tranh trở thành bất phân thắng bại. Mặt Trận Thống nhất với CCP nay đã tan vỡ và Tưởng dùng quân  giới hạn vùng đảng Cọng Sản  kiểm soát ở Tây Bắc Trung Quốc.  Du kích  chỉ là những điểm kim chích nhỏ, nhưng quá nhiều sau  một số năm, khiến chúng trở nên đau đớn và bắt đầu  làm cố gắng quân sự Nhật chảy hết máu .  Chánh phủ Tokyo bối rối vì « Sự Cố Trung Quốc » kéo dài không dứt , một cuộc chiến tranh không khai chiến thời cận đại.
                                          Hoa Kỳ cũng  có thể  bị lương tâm cắn rứt, vì quyền lợi doanh nghiệp đã tiếp tục cung cấp từ 1937 đến 1940  sắt vụn và dầu lữa cho cố gắng quân sự Nhật. Đây là một chánh sách cận thị. Cuối cùng tháng giêng năm 1941, chánh phủ Hoa Kỳ đặt cấm vận xuất khẩu sắt vụn sang Nhật, biết rằng  nhũng sự cố đang xoay vần, vì tháng 12 năm 1940 cả Anh Quốc lẫn Hoa Kỳ  đểu cảnh cáo là  công dân không cần thiết  phải tản cư khỏi  Đông Á. Tháng 2 năm 1941, Tổng chỉ huy quân đội Thiên Hoàng không chờ đợi thêm nữa về giải quyết Sự Cố Trung Quốc , lấy quyết định nới rộng chiến tranh đến Đông Dương. Một phần mục tiêu Nhật là chiếm  Nam Dương thuộc Hòa lan - Dutch  East Indies , để đến nguồn dầu lữa.  Ngày 26 tháng 7, Hoa Kỳ thực thi đe dọa trả đủa nếu Nhật đưa chiến tranh xuống miền Nam, chận đứng xuất khẩu các sản phẩm dầu lữa  và đông giá mọi tích sản Nhật ở Hoa Kỳ.  Hải quân Thiên Hoàng  phụ thuộcc nặng nề  nhập khẩu dầu lữa, nên tháng chín , Nhật lấy quyết định khai chiến với Hoa Kỳ và Anh ở Thái Bình Dương.  Theo sau các cuộc tấn công Trân Châu Cảng và Manila ( Phi Luật Tân ), đánh chìm  hai chiến hạm Anh quan trọng Prince of Wales và Repulse ở  ngoài khơi Singapore,  chiến tranh Ttrung -N hật nay rộng lớn hơn, đi vào giai đoạn thứ ba.  Nay Tưởng Giới Thạch có nhiều đồng minh uy vũ, ông  chờ đợi đã khá lâu .
                                          Thế nhưng giai đoạn  chiến tranh cuối cùng rất  buồn thảm  và thất vọng  cho dân Tàu.  Đồng minh  không thay đổi gì  các sự kiện địa lý hay chánh trị Trung Quốc !  Tưởng hiểu rỏ  cách xây dựng ( 5 triệu quân  cầm súng ở giai đoạn Trùng Khánh)  quân đội chính thống,và là một chuyên gia tài giỏi về  mặc cả chánh trị, nhưng Tưởng có rất ít ý kiến, ngờ vực sâu xa  bất cứ chánh sách nào võ trang nông dân, cho chiến tranh du kích.  Trước hết là ông hề làm điều gì với nông dân cả, trong khi cọng sản Tàu đã rút được nhiều kinh nghiệm  biết tận tường nông dân suy nghĩ, khai thác khả năng  và nâng cao ý thức  chánh trị của nông dân.
                                          Lạm phát  là vấn đề chánh  làm phiền nhiễu cho chánh phủ KMT ở Tây Nam . Năm 1944 , đồng quan kim Tàu- Chinese yuan chỉ còn giá trị 1/500  giá trị trước chiến tranh năm 1937. Nghèo đói và khốn khổ tràn tới giới trung lưu và công chức , đã bán hết mọi tài sản . Ai nấy đều muốn bán rong ảnh hưởng , quyền uy,  khiến cho hối lộ và tham nhũng đầy rẫy. Thống hận  chống chánh phủ và chức quyền giàu sang mỗi ngày một tăng gia và thêm cay đắng.  Hiện diện của cung cấp vật dụng chiến tranh  của Đồng Minh , xe vận tải,  xăng nhớt,  ra điô, vỏ khí trước tiên từ Con Đường Miến Điện  - Burma Road đem tới  và chở máy bay sau đó, khỏi qua các rặng núi hiểm trở,  từ Ấn Độ  càng làm cho tham nhũng ở Trùng Khánh tệ hại thêm hơn .
                                           Nhật bị dội bom nguyên tử, đầu hàng ngày 14 tháng 8 năm 1945. Khuây khỏa và hy vọng mới có cơ nhìn thấy, nhưng ngay đó bất đồng chớm dậy ở Trung Quốc.  Ai là người có quyền  nhận Nhật đầu hàng  về vũ khí trang bị và quân lính ? Tưởng Giới Thạch tuyên bố  mình là  người độc nhất, trong khi CCP mà võ khí  là khẩn thiết  cho cuộc chiến đấu họ  có ý định tiếp tục , tiến tới thu thập khí giới, vật liệu ở vùng CCP kiểm soát.  Sau khi hai tướng Sillwell và Wedemeyer, tham mưu trưởng cho Tưởng không thuyết phục nổi Tưởng, Hoa Kỳ gửi tướng George C. Marshall cuối năm 1945 đến điều giải Quốc - Cọng. Một cuộc ngưng bắn khó khăn giữa CCP và KMT được xếp đặt  tháng giêng 1946.  Hoa Kỳ giúp Quốc Dân  chuyên chở  quân trở lại các thành phố, thị trấn chánh Trung Quốc để  tái kiểm soát cả nước Tàu.  Chánh phủ Tưởng trở về Nam Kinh  và Trung Quốc  được quốc tế nhận là một cường quốc,  chiếm một thành phần quan trọng trong việc thắng Nhật.  KMT  hơn hẳn CCP về  khí giới và cung cấp.  Nhưng các đồn quân KMT chỉ giữ thế thủ , gìn giữ tài nguyên  thay vì  hành động mau lẹ và cần thiết để  tái lập kiểm soát.  Quân KMT bị kiềm chế vì tranh dành nhau, và vì Tưởng Giới Thạch không chịu chia sẽ quyền một mình làm chánh sách.  Khi lạm phát tăng gia, cả quân sự lẫn dân sự mỗi ngày mỗi mất thêm tinh thần và đào ngũ sang CCP.  CCP ý thức được tình huống nhiều nhà lảnh đạo và  trí thức KMT,  nêu cao hoan hô ý kiến  thành lập một chánh phủ liên hiệp, nhưng KMT gạt bỏ và đàn áp ai muốn  làm như vậy.
                                           Lật ngữa  ván bài quân sự  ở cuộc  nội chiến  tốn kém và kéo dài, xảy ra ở hai chiến trường. Ở Mãn Châu , KMT chiếm  những thị trấn chánh, nhưng Nga rút lui để lại một số lượng lớn  cơ khí  giá trị,  giao cung cấp cho  các lực lượng CCP nơi nào làm được, có khi trì hoãn rút lui (  Nga chỉ mới tham gia chiến tranh có  8 ngày )  để cho Nhật đầu hàng Cọng Sản chứ không phải KMT. Đỉnh cuối  cao nhất cuộc nội chiến ở vùng  Đông Bắc đến với khi  trên 30 000 quân Quốc Dân  Đảng ở Mãn Châu đầu hàng CCP,  tháng 10 năm 1948 .
                                          Trận đánh lớn thứ hai xảy ra ở thung lũng sông Hoài, Trung Bắc Tàu.  CCP  nhờ kiểm soát nông thôn  và nhờ chiếm được và sử dụng  đường xe lữa, bao vây 66 sư đoàn trong  tổng số 200  Tưởng Giới Thạch có  được . Ưu việt KMT về võ khí  giảm nhiều vì đào ngũ hay bị  Cọng Sản bắt.  Cuối cùng,Tưởng mất đi vào tháng 12 năm 1948 hơn nữa triệu quân và có lẽ trong số này khoảng chừng  2/3 bỏ trốn.  Tháng tư năm 1949,  quân Cọng sản tiến  xuống miền Nam sông Dương Tử. Thượng Hải thất thủ tháng 5, Quảng Châu tháng 10. Trùng Khánh tháng 11. Tháng 12 năm 1949, Tưởng Giới Thạch và  chánh phủ bỏ chạy sang Đài Loan .                                                             
                                       

                                   Kỳ tới .  Phần IV: Cách Mạng Cọng Sản  1949 -1965 . Cách mạng văn hóa và  hậu quả 1966-1978                                                                                                            
                                               Phần V : Đặng Tiểu Bình và thời Cải Cách 1978 - 1992 . Thời Đảng Trị . Đại Trung Quốc ở thế giới rộng lớn hơn 1993- 2003. Một Xã Hội Đổi Mới 2003-

1 nhận xét: