Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Môi sinh


   Việt Nam áp dụng  và thích ứng bao nhiêu phần về:
              7 cách   cứu  sống  biển, đại dương ( Biển Đông, Biển Tây Việt Nam ) ?
                                        G S Tôn Thất Trình


            Các đại dương đang bị rắc rối,  trử lượng cá  mất hết 90 %.  San hô chết hết một phần ba.  Hàng trăm vết  biển chết lấm tấm khắp tòan cầu.  Tuy nhiên giữa các thực tế buồn thảm này,  có nhiều lý do để hy vọng:  những giải pháp lý lẽ thông thường, và những thiết kế tham vọng có thể cứu sống đại dương, kèm theo cứu sống luôn cả nhân lọai  nữa đó.

1-      Hãy ngưng đổ thêm  chất độc  hại vào đại dương.


             Ô nhiễm  gồm nhiều dạng,  như hàng triệu ga lông ( 4 lít ) dầu chảy tràn từ các xa lộ mỗi năm  đến những nơi Đổ rác Thái Bình Dương,  đầy xoắn ốc khối lượng lớn nổi bềnh bồng phế thải  chất nhựa dẻo- plastic.  Nhưng ô nhiễm tai hại nhất cho biển Hoa Kỳ là   do chất đạm - nitrogenchất lân - phosphorus nguồn gốc phân bón  hóa học và ống cống phế thải. Nặng nhất cho bờ biển Việt Nam là phế thải ống cống ra từ các sông Sài Gòn và sông  Thị Vải…  Khi quá nhiều phế   thải của hai nguồn  này xuôi dòng ra biển, thì  nước bờ biển  bị tảo được bón qua nhiều tăng trưởng làm nghẹt cứng, rồi tảo chết và phân hóa tiêu thụ hết oxygen - dưỡng khí trong nước và làm ngột thở mọi đời sống động vật. Tiến trình này có tên là “dinh dưỡng quá độ - eutrophication”  đã làm chết ngắt  ít nhất là  405 “ vùng chết - dead zones” khắp thế giới . Phế thải của người  là nguồn đứng hạng nhất thế giới ở các nước chậm tiến , đang mở mang. Nhưng ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Trung Quốc, phế thải động vật và phân bón là thủ phạm chánh. Mỗi năm, riêng ở Hoa Kỳ, 10 tỉ gà nuôi, 60 triệu bò sửa và 149 triệu heo  sản xuất ra 500  triệu tấn phân chuồng ,đa số phân chuồng được rải bón đồng ruộng.  Nông dân Hoa Kỳ rải thêm 55 triệu tấn phân bón tổng hợp  trên  hoa màu mình trồng trọt; phần lớn  các chất này chảy lại vào lưu vực. Thành quả: vùng chết lớn nhất địa cầu trải rộng ra từ cửa sông Mississipi. Mùa hè , khi  chảy tràn nông nghiệp  miền Trung Tây Hoa Kỳ  đạt đỉnh cao nhất, vùng chết có thể lớn như diện tích toàn thể bang New  Jersey. May thay “ dinh dưỡng qúa độ”  có thể đảo ngược chiều. Chẳng hạn, thập niên 1980,  Hắc Hải  ( Black Sea , Mer Noire )  chứa đựng  vùng chết lớn nhất hành tinh.  Nhưng khi Nga Sô sụp đổ,  nông dân vùng này không còn mua được  phân bón tổng hợp nữa ; cho nên  đến năm 1996, vùng chết này đã hòan tòan biến mất.
         Thành quả tương tự  cũng có thể thực hiện  mà không làm xã hội điêu tàn.   Làm sạch nước cải thiện,  và giới hạn, ngăn cấm lớn hơn về xử lý phân chuồng là một biện pháp  giúp  đở được điều này.  Nhưng biện pháp  tốt nhất là đơn giản lọai bỏ cày xới đất   . Trong hơn hai thập kỷ rưỡi vừa qua, nông dân Hoa Kỳ đã  áp dụng các phương pháp “  không cày cuốc - no till”  trên 36 % đất đai trồng hoa màu. Họ đã để gốc rạ và cơ cấu rễ của mùa trước tại chỗ , gieo trồng hột giống  mới dùng máy gieo cận đại -  modern seed drills  và đặt phân bón  ngay gần mặt đất nhờ bộ phận tiêm phân - injectors .  Làm như vậy họ giảm mất phân lân chảy tràn đi khỏang 40%,  mất phân đạm nitrogen bốc lên không khí chừng phân nữa  và bớt tổng số xói mòn  gần 98 % , mà vẫn giữ nguyên vẹn năng xuất và chỉ sử dụng phân nữa năng lượng.
 Thế nhưng theo  David R. Montgomery, tách giả sách : “ Đồ bẩn:  Xói mòn các Văn minh - Dirt : The Erosion of Civilizations”  , hiện nay chỉ có 5% đất nông trang   thế giới họat động theo phương pháp  không cày cuốc - no till methods. Những gì xảy ra trên 95% đất nông trang còn lại, sẽ làm hình dạng  tiến trình văn minh đó ?

2-      Hãy đánh thêm giá cả trên Carbon

              Trong hai thế kỹ qua,  theo một bước tiến  chưa hề thấy ở  ghi chép địa chất, hóa học  các đại dương đã thay đổi.  Mức pH  đại dương trụt từ  8.2  năm 1885 xuống   mức acid hơn là 8.0  vào năm 1985; đến năm 2085,  con số có thể  chỉ còn 7.8.  Nước biển  trở nên 30 % acid hơn.  Nước chưa làm cháy da người,  nhưng đã bắt đầu hòa tan vỏ và bộ xương ngòai - exoskeletons  của nhiều   sinh vật biển, có ảnh hưởng tiềm thế gây tai họa cho  tòan thể hệ thống  sinh học biển.
            Chẳng hạn , những năm gần đây, vỏ các động vật chân cánh - pteropods , những con sên biển biết bơi - swimming sea snails , làm neo  cho dây chuyền  thực phẩm đại dương, đã khởi sự trở nên mỏng thín hơn. Trong nước biển acid hơn tương lai gần, những thí nghiệm trong thùng  cho thấy vỏ chúng  sẽ bắt đầu  biến  mất hẳn đi, khiến chúng  cuộn ở bờ rìa như thể  trên bờ rìa đèn sáp nóng chảy. Trong khi đó, ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương nước biển acid hơn,  đã làm cho các  trứng sò hàu  hư hết . Và nếu đại dương tiếp tục  acid hóa, những trại nuôi cá và hệ thống sinh học, gồm luôn cả các rạng san hô đã bị căng thẳng, cũng sẽ kế tiếp mất đi .
           Nguyên nhân hiện tượng acid hóa đã biết rỏ.  Kể từ  khi bắt đầu thời đại công nghệ ,  các đại dương đã hấp thu hơn  một phần tư CO2  chúng ta thải vào khí quyễn.  Từ bấy lâu nay, chúng ta vẫn tưởng  hấp thu này là điều tốt đẹpvì nó là một thắng kềm hảm hiện tượng hâm nóng địa cầu. Nhưng giá thắng đã trở nên quá cao ! Khi CO2 trộn lẫn nước biển,  nó làm ra  acid carbonic. Trước đây, lần đại dương bị acid hóa quá độ như thế xảy đã ra cách đây 65 triệu năm,  là thành quả của họat động hỏa diệm sơn ( núi lữa )và gây ra tuyệt tích rộng lớn . Ngay lúc đó , những loài sống sót cần  hàng thế kỷ để thích nghi, cần nhiều thời gian hơn là   các lòai đang sinh sống ở đại dương hiện nay sẽ có được,  nếu không làm điều gì hết .
           Không có giải pháp nào dễ dải cả thảy đâu nhé.  Các kỷ sư  địa chất đã đề nghị  đổ xuống biển 300 tỉ  bộ khối- cubic feet đá vôi, một nồng độ khổng lồ  địa chất Alkaseltzer, Ngay cả khi để ra ngòai những thắc mắc biến chứng không cố ý, tổn phí tính theo đô la và  phát thải để sản xuất đủ thuốc giải độc  kiềm,  cũng qúa  cao khó làm và lợi ích cũng chỉ là tạm thời thôi.  Tốt nhất có lẽ cũng là chửa trị duy nhất  (?) là giảm bớt sản xuất CO2 . Vấn đề  ngăn cấm thực thi , tuy nhiên  một phần là do trợ cấp của  bộ luật thuế khóa Hoa Kỳ gây ra, sự đốt chảy bẩn thỉu  các nhiên liệu hóa thạch  đã trở thành rẽ tiền hơn là  những thay thế sạch hơn,  một “ tiết kiệm” đã  không tính   rỏ  phí tổn môi sinh gây ra vì carbon ô nhiễm.
         Cách nào tính tóan giá cả thật sự đây ?  Theo Hauke kite- Powel,  một nhà khảo cứu  ở Viện  Đại dương học  bang Massachusetts , thì một thuế  carbon là  biện pháp hay nhất. Một ước tính, đặt ra một thuế carbon 12.50 đô la Mỹ cho một tấn CO2,  sẽ giảm phát thải 30 % , gạt ra ngòai  chừng 214 triệu tấn ô nhiễm khỏi đại dương .  Như vậy  sẽ không làm ngưng hẳn hiện tượng acid hóa, nhưng sẽ giúp đại dương ( và chúng ta ) có thêm thời giờ tìm cách cứu sống mình .

                    3- Sửa chửa chu trình nước.

Khi khí quyễn nóng lên, chu trình nước, một tiến trình làm nước biển bốc hơi, rồi theo  mưa rơi xuống, rồi lại bốc hơi, sẽ tăng cường thêm.  Khắp mọi nơi,  mặt phẳng đại dương sẽ trở nên mặn hơn.  Hơi nước bốc hơi thêm  sẽ mưa rơi xuống không theo tỉ phân , không đồng đều  ở những vùng như nhiệt đới - tropics hay  Scandinavia ( Thụy Điển , Na Uy… )  đem theo  giông tố mạnh mẽ hơn  và lụt lội thường xuyên hơn . Trong lúc đó, những vùng như phía Bắc hay phía Nam nhiệt đới, đã có khuynh hướng mặn hơn  những vùng khác, trở nên mặn hơn và ấm hơn.  Ở những vùng mặn nhất , những vùng “ sa mạc - desert” hiện hửu  lại càng mặn thêm lên,  bất cứ đời sống nào  cũng không còn tăng trưởng được nữa.  “Sa mạc” đại dương  đã tăng  thêm từ  17 triệu dặm Anh vuông( 44 .3 triệu km 2 )  năm 1998 lên gần 20 triệu ( 51.8 triệu km2 )  năm 2007 .  
        Hiện nay các nhà khoa học không có nhiều khả năng  chuyễn ngược việc tăng cường  chu trình nước cũng như không  kiểm sóat được mọi khía cạnh khác của thời tiết . Thế nhưng  một kỷ thuật tên gọi là  Chuyễn đổi  Năng lượng Nhiệt đại dương - Ocean  Thermal Energy Conversion  viết tắt là OTEC, có cơ phụ giúp. Vào thập niên 1970,   các kỷ sư bắt đầu  dùng những bục dàn khoan để đem  nước biển sâu   lạnh cóng lên mặt nước ấm áp ; với ý kiến là  là sự khác biệt nhiệt độ  sẽ làm chạy  một động cơ nhiệt lượng, tạo ra năng lượng  . Sử dụng kích thước đại trà ,  OTEC có thể  có biến chứng lành mạnh  là làm hạ nhiệt độ bao quanh mặt biển   và   đó sẽ là  một điều tốt đẹp .  Theo Ray Schmitt, một nhà đại dương học  ở Wood Hole, nếu chúng ta hạ  được nhiệt độ theo mùa  mặt nước   biển, thì chúng ta  ó thể chờ đợi là chu trình nước  sẽ ít tăng cường hơn.  Làn sóng đầu tiên của khảo cứu OTEC  đã chết ngõm,  khi nhà máy trình diễn cuối cùng đóng cửa năm 1998, nhưng nay OTEC  đang tái sinh. Từ năm 2009,  Hải quân Hoa Kỳ đã trả cho hảng  Lockheed Martin  12.5 triệu đô la, hầu  phát triễn một nhà máy OTEC thương mãi   gần Hạ Uy Di; và một  quần hợp quốc tế  đang cứu xét  xây dựng một nhà máy thứ hai ở  Tahiti.
     Ở những vùng nước biển mặn nhất,  lấy nước từ dưới sâu có thể làm ra những ốc đảo giàu có đời sống. Năm 2002,  các nhà khảo cứu ở viện đại học Tohoku, Nhật bổn đã khởi sự  thử nghiệm   “ một phông ten muối trường cửu - perpetual salt fountain” , một ống  mỏng chuyên chở   nước ít mặn, từ dưới sâu  lên mặt nước biển mặn chát hơn.  Nước lạnh chảy vào đáy ống,  ấm hẳn lên  rồi lên cao. Nhưng khi ước ấm lên,  nước vẫn còn tương đối tươi mát, giàu  dưỡng liệu,  kích thích  tăng trưởng chlorophyll và phiêu sinh thực vật- phytoplankton.  Trong dự án của họ, các nhà khảo cứu Nhật  đã dàn trải một ống PVC, nổi bồng bềnh, trang bị GPS,  dài 984 bộ ( 295.2 m ) ở vùng Hố sâu  Mariana Trench Thái Bình Dương  và các kết quả  đầu tiên rất hứng khởi. “ Ngay ngòai ống, nồng lượng chlorophyll  thật là to lớn” , theo lời Shigenao Maruyama, gíám đốc nhóm khảo cứu “ khỏang  100 lần lớn hơn  vùng biển xung quanh” . Giống như OTEC, phông ten muối sẽ chỉ là  một biện pháp tạm thời, lấp lỗ trống, một phương cách chửa trị một triệu chứng của hiện tượng hâm nóng địa cầu - global warming,  hơn là một giải pháp  giải quyết vấn đề nguyên tắc cơ sở.  Maruyama rất lạc quan về tiềm thế phông ten muối, để sửa chửa  tai hại kích thước địa phương. Các thí nghiệm sẽ tiếp tục năm 2012, với một phông ten muối mới ở giữa biển đại dương.                       

                    4- Hãy bẻ cong những lòai xâm chiếm.

            Cách đây  50 năm, nếu bạn  kéo lên một dây buộc neo,  từ nước vùng vịnh Cape Cod , Đông Bắc Hoa Kỳ,  dây trồi lên  bao phủ đầy sò trai- mussels nhuyễn thể hai mảnh, động vật chân tơ- barnacles  và rong tảo - algae . Ngày nay những dây này  sẽ bao phủ  đầy động vật không xương sống nhờn nhờn  tên gọi là   lòai có áo -vỏ - tunicates , một trong  vài 4000 lòai  thủy sinh xâm chiếm ( lăng ) khắp thế giới.
      Thương mãi làm lan tràn chúng, tỉ như  các lòai xâm chiếm đa dạng  như    
lòai có áo- võ  ở Đông Bắc Hoa Kỳ,  cá sư tử - lionfish  ở miền  Đông Nam  và rừng sác  ( rừng đước ,sú , vẹt…  ) - mangroves ở Hạ Uy Di…,  đang cạnh tranh cùng các lòai địa phương dành nhau  tài nguyên,  tấn công  các sinh vật địa phương , và tái cấu tạo  sinh thái .
    Lòai có áo - vỏ là một thí dụ sống động cách nào một lòai xâm chiếm  có thể làm môi sinh tan hoang. Ít nhất là một lòai  đã lạc vào  New England thập niên 1970, có thể do một  tàu chuyên chở Nhật đem lại, theo lời Mary Carman, một nhà khảo cứu  ở Woods Hole.  Vài động vật có áo- vỏ  - tunicates đã xâm chiếm các thảm rong tóc tiên  - eelgrass , đẩy ra khỏi vịnh  sò điệp - scallop, nguồn lợi tức chánh của ngư dân địa phương. Cố gắng hầu lọai bỏ  lòai có áo -vỏ với cây cối lùm bụi và các nhúng tẩy sạch , không mấy hiệu quả. Một nhúm nhỏ  xíu sót lại có thể nở bùng dậy mau lẹ thành một  khối quần thể lớn lao.  Carman nói:  tính đàn hồi và dẽo dai của chúng thật đáng kinh ngạc.
        Một cách tổng quát,  nhà sinh thái học James Carlton đại học William xem các xâm chiếm  như thể kem đánh răng lòi ra khỏi ống , có nghĩa là không còn nhét vào lại được nữa.  Ngay cả ở những ca  hiếm hoi dò ra sớm sủa, lấy chúng đi  cũng là một thách thức lớn . Năm 2000, một thợ lặn  nhìn thấy một rong biển - seaweed  mới  đổ thải vào một đầm phá - lagoon quận San Diego . Phải mất  6 năm trời  và 7 triệu đô la mới lấy ra hết rong.           
   Cách thức hay nhất để giảm các lòai xâm chiếm là ngăn ngừa chúng đến, ngăn nước  làm bì,  đồ dằn - ballast water của  gần 100 000 tàu thương mãi đến Hoa Kỳ mỗi năm.  Cơ Quan  Bảo vệ Môi Sinh Hoa Kỳ - EPA và  và Quân Tuần tra Bờ biển - Coast Guards  đang soan thảo  những điều hòa  nước đồ dằn  này,  đặt ra những mức mà sinh vật chịu đựng được ở nước làm đồ dằn. Trong khi đó, nhiều tá công ty đang phát triễn những kỷ thuật thõa mãn đủ những tiêu chuẩn này, kể cả cách lọc  và dùng phóng xạ tia cực tím computer hóa. Đối với các lòai xâm chiếm đã định cư,  hy vọng tốt nhất  để kiểm sóat số lượng chúng là xực - ăn chúng đi. Năm 2009, Cơ quan  Quốc gia( Hoa Kỳ ) Đại dương và Khí quyễn- NOAA,  tung ra một chương trình kích thích ngư dân, các đầu bếp  và thực khách  tiêu thụ ngon lành lòai cá sư tử .

5- Cứu sống những rạng san hô

     20 năm qua, gần 1/3 san hô thế giới đã bị phá tan tành. Chừng 90% rạng - reefs san hô ngòai khơi bờ biển Tích Lan-Sri Lanka, Tanzania, Kenya, Maldives và  Seychelles  đang bị hiểm nguy. Nếu nhiệt độ tăng thêm 70 F ( 3.9 0 C ) trong 3 thập niên tới như tiên đóan thì  95%  Rạng San hô Rào cản Lớn - Great  Barrier Reef , ngòai khơi bờ biển Úc Châu sẽ biến mất .  Nguyên nhân cơ bản của  việc chết mất dần này là việc tẩy sạch - bleaching san hô.  Khi nhiệt độ gia tăng, các vi khuẩn biển  phong phú thêm  và tấn công các rong tảo sống cọng sinh trong mỗi  polyp cá nhân san hô.  Rong tảo quang tổng hợp ánh sáng mặt trời thành năng lượng ( dưới thể những chất đường - sugars ) cho các  chủ nhân  và tô điểm màu sắc cho san hô.  Khi rong tảo chết, cái gì còn lại là màu trắng như ma trơi.
      Vài san hô Hồng Hải - Red Sea  và ở Vịnh Ba Tư  đã thóat khỏi  số mệnh này, dù chưa ai biết lý do tại sao.  Eugene Rosenberg,  nhà vi trùng học viện đại học Tel Aviv  đã đề nghị  là sự hiện diện nhiều  dạng vi khuẩn khác nhau tạo ra khác biệt này . Ông nói :  san hô có hàng  ngàn lòai vi khuẩn sống chung, như trên con người vậy đó.  Những vi khuẩn này có thể giúp  san hô thích nghi với thay đổi  môi trường .       
Chẳng hạn, khi nhiệt độ nước lên đến 77 0 F ( 25 0C ) ở Hồng Hải, một lòai vi khuẩn không cư ngụ  biển này tên gọi là Vibrio caralliilyticus tấn công rong tảo ở vài lọai san hô. Thế nhưng những nhiệt độ tăng lên như vậy,  cũng kích động vài lòai vi khuẩn khác của san hô  bảo vệ rong tảo: có cơ giải thích tại sao vài lọai san hô lại không dễ bị tẩy sạch, ngay cả ở  nhiệt độ cao.  Nay thì chính Rosenberg và các đồng nghiệp cũng đang khảo sát   cách nào tăng cường  mọi phòng vệ thiên nhiên của san hô.  Một chiến thuật liên quan đến  thả lởng  các phagờ vi khuẩn - bacteriophages , nghĩa là các vi khuẩn tấn công virus trên V. coraliilyticus .  Ở những thí nghiệm la bô mới đây, phagờ mau lẹ   phá hủy các  vi khuẩn tẩy sạch  và tồn tại trên  san hô 2 tháng trời , ngăn chặn tấn công mới. Mùa hè 2011, trên vài phần  Rạng  Rào cản Lớn  và rạng  Eilath Reef  Hồng Hải nơi lấm tấm  nhiều nhóm san hô bị tẩy sạch, Rosenberg sẽ thử nghiệm phép chửa trị bằng phagờ . Ông sẽ phủ quanh các  san hô bị bịnh bằng các san hô lành mạnh  và trong một lọai san hô ông sẽ đưa vào một phagờ. Nếu mọi sự xảy ra y hệt ở la bô, pha gờ sẽ dính chặc vào V. corallilyticus . Khi vi khuẩn tấn công đến được lớp  nhờn- mucus giàu dinh dưỡng của  san hô lành mạnh, phagờ sẽ  tăng trưởng 100 lần hơn và tràn ngập  vật chủ. Rosenberg tiên đóan  các mẩu kiểm sóat không có  phagờ cũng sẽ bị tẩy sạch trong vòng  một hay hai tuần lễ .
Nếu Rosenberg  đạt kết qủa tốt, bước tiến  lô gic kế tiếp là  ứng dụng  kích  thước lớn hơn.  Rosenberg cho biết với hơn 52 lít (13 ga lông )  chất lỏng  trộn theo nồng lượng là  4 triệu phagờ trong 4 lít ( một ga lông ) , ông có thể chửa trị  30 dặm Anh ( 48.3km ) san hô.  Ứng dụng cần một chiếc tàu hay  một phi cơ.

6- Đánh cá khôn ngoan hơn

Năm 2010, mỗi người trên thế giới tiêu thụ  trung bình  37. 5 cân Anh ( 17 kg ). Trong lúc đó  sĩ số cá tuyết to đầu - cod  và cá ngừ vi xanh - blue fin tuna suy sập  và các động vật  từ cá voi - whale  đến rùa  đã được ghi thêm vào sách  lòai  vật có nguy cơ tuyệt tích - Endangered  Species.  Thèm ăn ngấu nghiến ngon lành không chỉ là vấn đề duy nhất. Ngư phủ đánh bắt nhiều lòai không cố ý  trong  cái  mà Tim Warner , giám đốc Bể nuôi - Aquarium  vùng New England  Chương trình   Công nghệ Bảo tồn   Biển - Marine  Conservation  Engineering  Program  , gọi là “tai hại phụ thêm - collateral damage” của  bắt cá ngẫu nhiên - bycatch  ở ngành đánh cá thương mãi.  Bắt cá ngẩu nhiên gom vào lưới   nào là san hô, bọt biển, sao biển, cá mập , cá voi , rùa biển, ngay cả chim nữa.  Warner nói:   đây là một  de dọa tức khắc, đa dạng nhiều diện mà biển phải đối đầu.  Điều này dẫn đến  giả thiết tuyệt tích cá heo - dolphin sông Dương Tử ,gần như xóa bỏ hẳn cá heo vaquilla porpose  Vịnh Ca Li ( chỉ còn sống sót 200 con này thôi ),và cũng đe dọa sống còn của cá voi hòan tòan Bắc Mỹ - North American  right whale ( chỉ còn   400 con ) và  chim hải âu đuôi ngắn - short tail  albatross . Một báo cáo Liên hiệp Quốc  ước lượng  bắt cá ngẩu nhiên  là 7.5 triệu tấn một năm  hay chừng 5 %   tổng số đánh cá thương mãi. Vì lẽ các bá cáo đều do ngư phủ bá cáo , ước lượng  kém thực tế rất nhiều . Một thống kê  tốt đẹp hơn, theo ông  là từ ngành đánh tôm Vịnh  Mễ tây Cơ, vài nơi vớt lên  5 cân Anh bắt cá ngẩu nhiên   cho mỗi cân Anh tôm bắt được. 
Tin tức tốt đẹp là so với vấn đề  nan giải hơn  là lạm thác đánh bắt  hải sản ,  những giải pháp  kỷ thuật giảm bớt  bắt cá ngẩu nhiên lại được khảo cứu rất nhiều. Chẳng hạn , các công ty đánh bắt tôm  đã bắt đầu sử dụng “ những linh kiện bỏ rùa ra ngoài - turtle excluding devices” , những lưới sàng lọc quặng - grates trước lứơi vét ( lưới rê )- trawl net  cho tôm chui vào, nhưng gạt rùa ra. Ngư phủ  dùng  những lưới chăng - gillnets dài dưới mặt nước biển,  đã  bắt đầu  trang bị  những lứới này  với các linh kiện bay vèo - pingers  âm thanh chạy bằng bình điện làm  cá heo - porpoises  xa lánh đi . Ở những ca tốt nhất,  linh kiện bay vèo  đã giảm bớt mỗi lưới chăng từ 20  con ca heo bị giết xuống chỉ còn một con.  Phó giáo sư  Stephen Kajura, đại học Atlantic Florida,  đang cố gắng  bảo vệ cá mập  bằng cách   thêm  các yếu tố đất hiếm vào các dòng lưỡi câu dùng bắt cá ngừ .  Các kim lọai này  phản ứng với nước biển  làm ra một  trường điện từ - electromagnetic field đẩy cá mập  cũng như  cá đuối - skates  và cá rái - ray ra xa.  ( khác với Hoa Kỳ,  nơi dân da trắng Ca li đang khuyến khích đừng  ăn xúp vi cá mập, món ăn ngon của dân Hoa, và không ăn thịt cá mập , nhưng dân Ý cho bíp tết thịt cá mập rất ngon:  Bình Thuận là tỉnh đánh cá mập,  xuất cảng thịt và vi cá này đáng kể hiện nay . FAO ước lượng mỗi năm trên thế giới tiêu thụ 7 triệu cá mập ).
Những giải pháp hửu hiệu nhất sẽ là những giải pháp rẽ tiền  và  dễ thi hành. Jeffrey  Fasick  phó giáo sư Viện đại học Kean , đang nghiên cứu viễn cảnh  cá voi  Bắc Đại Tây Dương - North Atlantic right whale  trong một  cố gắng phát triễn  những dây thừng  màu sặc sở  mà các  động vật   thấy được và tránh xa. Tuy nhiên ,lề lối chỉnh đốn  tính túy rẽ và dễ  có thể là “ móc câu yếu - weak hook”,  móc câu mỏng hơn  uốn cong   theo cân lượng động vật  ( cá ngừ vi xanh , cá mập , cá voi ) lớn hơn   cho lọai móc câu dùng câu cá ngừ vi vàng - yellow fin là lọai cá ngừ Biển Đông Biển Tây nước nhà.  Thí nghiệm ở biển,  móc câu yếu , giảm bớt  56% bắt cá ngẩu nhiên - bycatch đánh bắt cá ngừ vi xanh , đang bị hiểm nguy tuyệt tích, thành quả đủ đáng kể để Cơ quan NOAA   ra  mệnh lệnh một ngày gần đây là  phải dùng móc câu yếu ở vùng  cá ngừ vi xanh .

 7 - Tăng gia hiểu biết  của chúng ta

Những gì chúng ta hiểu biết thật sự rất ít ỏi.  Chúng ta chưa biết   cách nào nhiệt độ thay đổi vùng  giữa bề sâu nước biển : các máy dò vệ tinh  nhìn xuống sâu ít hơn 2.1 m ( 7 bộ Anh ) từ mặt biển .  Chúng ta không biết  hình thể : các đồ bản chúng ta  chỉ bao gồm  có 10 % phần sàn đáy biển . Chúng ta cũng không biết  ai sinh sống ở đó.  Các nhà khoa học  hòan tất   Kiểm tra Đầu tiên  Đời sống Biển, một sáng kiến  khảo cứu quốc tế,  năm 2010  đã cho tài liệu của 190 000 lòai, nhưng hầu như không biết gì hết đến hơn cả triệu lòai khác sinh sống ở đáy biển .
Thế cho nên chúng ta  tuồng như lạc đường khi ở biển. Một nhóm nhà khoa học  viện đại học UC Berkeley, chẳng hạn,  tuyên bố là một vi trùng  chưa biết trước đây ,   nhai gặm  dầu lữa - petroleum munching   đã , một cách ngạc nhiên, làm biến mất   chùm dầu - oil plume  dài 35.4 km ( 22 dặm Anh )  ở tai họa  Deepwater  Horizon Vịnh Mexico năm 2010.  Nhưng vài người khác biện cứ là chùm dầu  không biến mất, mà  chỉ vì chúng ta  không biết hòan tòan  đủ hết, cách nào nó đã biến mất.  Theo Larry  Mayer, chủ tịch Ủy Ban nghiên cứu sinh thái vùng Vịnh này  sau sự cố phun chảy dầu, Viện Hàn Lâm Khoa học Hoa Kỳ, “thật sự điều không biết là các sự phụ thuộc lẫn nhau- interdependencies , những liên kết tuyệt đối phức tạp. Khi bạn  khởi sự đặt câu hỏi  về ảnh hưởng của dầu ở mức lưng chừng giữa bề sâu nước biển, trên khu sinh vật - biota biển sâu  hay cách nào  chúng  đổ thác vào khí quyễn, hay cách nào chúng ảnh hưởng đến nghêu sò hay sò điệp, những liên kết như thế không một ai thực sự biết cả”.
Giora   Proskurowski, một nhà đại dương học viện đại học Washington, nói rằng kích thước của đại dương chính là vấn đề.  Nước mặn  bao phủ 72%  hành tinh, chiếm 139 triệu dặm Anh vuông ( 223.7 triệu Km2 ) . Nhưng không phải chỉ riêng diện tích  mà là luôn cả bề sâu nữa.  Và theo thời gian chúng rất  năng động. Động cơ các tàu khảo cứu  cần 5- 10 ngày, mỗi ngày tổn phí 25 000 đô la Mỹ, để đi đến giữa đại dương. Ở biển sâu , tạo ra  một hình dạng độ mặn  và nhiệt độ có nghĩa là  đậu tại chổ  hơn 4 tiếng đồng hồ tháo ra và cuộn lại  10 000 bộ Anh ( 3000 m )  dây dợ .
 Lấy mẩu trên tàu phải làm từng miếng một, những điểm duy nhất trong không gian cùng những điểm duy nhất theo thời gian .  Dù cho các nhà khoa học nay đang cố  thúc đẩy một phương pháp tòan diện hơn: thâu thập dữ liệu  liên tục.  Proskurowski, Mayer và hàng trăm người khác, đang họat động Ở Sáng kiến  Đài quan sát Đại Dương- OOI  tốn 760 triệu đô la Mỹ  của   Cơ quan Khoa học Hoa Kỳ, sẽ kéo dây  trên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương  với một mạng  cáp  dữ liệu và điện . Mạng sẽ  gửi  200 kilowatts để có điện điều khiển từ xa, chạy  các xe đang họat động  và 49 lọai máy dò - sensors  và đưa dòng dữ liệu về  những đường  dây sợi quang học. Trung Quốc, Nam Hàn ( Hàn Quốc )  và nhiều quốc gia Âu Châu  đang đeo đuổi  những “Đài Quan Sát Cáp”  tương tự , mở màn cho  một mạng chung của nhiều mạng. Trong khi đó, Ronald O’Dor  , nhà khoa học chánh cho  Kiểm tra Đời sống Biển đang cố dàn trải Mạng Theo dấu Đại Dương - Ocean Tracking Network - OTN , trị giá 170 triệu đô la, một quần hợp theo dấu  cá hồi, cá mập,  hải cẩu ( chó biển ), và các động vật biển khác  với các thẻ âm thanh- acoustic tags  , đặt nằm những đường nhận nghe  tại mỗi bán cầu, một lọai  “ hệ thống điện thọai” cho các đại dương.
 Như vậy đem tới cho chúng ta một phương cách khác cứu sống biển : tiền bạc .  Ngân sách thám hiểm của NASA  là 900 lần hơn  ngân sách các cơ quan  NOAA.  Ngân sách xây dựng của OOI  là 387 triệu đô la, 1/17 ngân sách của  Viễn Vọng kính  Không gian James Webb, thay thế cho Viễn  vọng kính Hubble,  tổn phí  6.5 tỉ đô la. O’Dor đang cố gắng tìm thêm ngân khoản  và tuyển dụng các nhà khoa học cho hệ thống điện thọai đại dương của OTN,  sử dụng các đường dây  trong đất liền ở văn phòng ông tại Hoa Thịnh Đốn.  Ông cho biết ông điều khiển dự án tòan cầu này ,nhưng đến bây giờ, ông vẫn chưa có  ngân sách di chuyễn .                                       
                      
( Chiếu theo Popular Science  số tháng 5 , 2011 )
          (Irvine , Ca li ngày 7 tháng 5 năm 2011)
                                                                                                  

           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét