Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Năng Lượng


Một quan điểm  Hoa Kỳ về Điện  Hạt  Nhân ( “ Nguyên tử” ) :
           Tại sao vẫn còn  cần điện hạt nhân :   Năng Lượng Sạch, 
Giá Phải Chăng ?
                                G S Tôn thất Trình
Một người đang cào cỏ trước nhà máy điện hạt nhân ở đảo Three Mile, nơi Hoa Kỳ đã trải qua tai nạn nghiêm trọng nhất về hạt nhân năm 1979. 

              Sau đây là quan điểm của Ernest Moniz, Giám đốc Sáng Kiến Năng Lượng đại học MIT, nguyên là thứ trưởng Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ  các năm  1997- 2001. Đăng tải ở Nguyệt San “Ngọai Giao” số tháng 11- 12 năm 2011, có lẽ Việt Nam cũng nên biết qua , khi Việt Nam  đang  thương thảo với Nga và Nhật  khởi sự xây cất các nhà máy điện hạt nhân năm tới ( ? ). ( Và tại sao không với Pháp và Hoa Kỳ…? )

         Fukushima khiến các nhà điều hòa hạt nhân khắp thế giới xét lại những đòi hỏi an tòan.
         Những năm tiếp theo tai nạn chánh ở  Three Mile Island năm 1979 và Chernobyl năm 1986, điện hạt nhân  đã mất sự ủng hộ, và vài quốc gia đã rà thắng những chương trình hạt nhân quốc gia mình. Tuy nhiên, ở thập niên vừa qua, điện hạt nhân đã trải qua   phần nào một thời kỳ phục hưng. Lo ngại về khí hậu đổi thay và không khí ô nhiễm,  cũng như yêu cầu  tăng  gia xài điện, khiến nhiều chánh phủ  tái xét niềm ác cảm  điện hạt nhân, một lọai điện ít phát thải carbon dioxide và  xây đắp một  ghi chép  an tòan và tin cậy  đáng thán phục. Vài quốc gia đã lật ngược lại việc rút lui dần dần điện hạt nhân nước mình, vài quốc gia nới rộng thêm đời sống  các lò phản ứng hiện hửu và nhiều quốc gia   phát triễn dự án  lập nhà máy mới.  Ngày nay  trên thế giới  gần 60 nhà máy  đang được xây cất,  tạo ra công xuất cọng thêm  lên đến  60 triệu Kw , tương đương 1/6 công xuất điện hạt nhân thế giới  hiện hửu.
         Thế nhưng  phong trào mất đi động năng tháng 3 vừa qua, khi một trận động đất  cường độ 9.0 và một sóng thần – tsunami to lớn  động đất gây ra, phá tan hoang  nhà máy điện hạt nhân Nhật Fukushima.  Ba lò phản ứng bị hư hại nặng, đau đớn vì  nung chảy ít nhất là bán phần và giải tỏa ra  phóng xạ ở mức độ chỉ vài lần ít hơn tai họa Chernobyl.   Sự cố  làm trổi dậy lại mối nghi ngờ  lan tràn trong dân gian về an tòan điện hạt nhân . Đức Quốc tuyên bố gia tốc đóng cửa  các lò phản ứng hạt nhân, được công chúng Đức ủng hộ rộng rải. Nhật cũng tuyên bố tương tự như vậy, nhưng ít xác tín hơn. Quyết định của hai nước này được dễ dàng ,  nhờ sự kiện là yêu cầu điện đã giảm sút đi khi  kinh tế  khắp thế giới chậm hẳn và sự kiện điều hòa tòan  cầu giới hạn đổi thay khí hậu  tuồng như chưa xảy ra  ngay bây giờ , như đã tưởng cách đây một thập niên. Tại Hoa Kỳ, một  tiếp cận về các nhà máy hạt nhân chậm rải hơn, lại càng chậm hơn nữa trước một phong phí không hề tiên đóan về khí dầu thiên nhiên.
         Tuy nhiên , sẽ là sai lầm nếu để cho Fukushima  gây ra cho các chánh phủ là phải bải bỏ điện hạt nhân và lợi lộc của điện này. Tạo điện ở Hoa Kỳ phát thải ra nhiều carbon  dioxide hơn là chuyên chở, vận tải hay công nghệ  và điện hạt nhân là nguồn điện không có carbon lớn nhất ở Hoa Kỳ. Tạo điện hạt nhân cũng tương đối rẽ rề, phí tổn ít hơn hai xu Mỹ một kilowatt- giờ về chi phí họat động, duy trì và nhiên liệu. Ngay cả sau tai họa Fukushima, Trung Quốc, hiện chiếm đến 40 %  xây cất nhà máy mới điện hạt nhân thế giới,  còn Nga , Ấn Độ  và Hàn Quốc ( Nam Hàn ) nhập chung lại cũng  chiếm 40 %,  không thấy dấu hiệu gì là thối lui khỏi thúc đẩy tạo điện hạt nhân cả.
           Theo dấu ghi chép điện hạt nhân  cung cấp điện sạch sẽ và tin cậy được, cũng sánh ngang vai các nguồn  năng lượng khác. Giá cả khí dầu thấp, phần lớn nhờ thành quả khoan đến được các khí dầu mới ( tầng ) vỏ sò – shale gas,  đã làm sáng chói viễn cảnh  là các nhà máy điện đốt khí dầu hửu hiệu, có thể cắt giảm  phát thải carbon dioxide  và các ô nhiễm khác, bằng cách thay thế khá mau lẹ các nhà máy điện chạy than đá không hửu hiệu xưa cũ, nhưng lịch sử giá cả bất ổn  khí dầu làm cho các công ty tiện nghi e dè đặt mọi trứng trong cùng một giỏ. Hơn nữa, trong dài hạn, đốt khí dầu  thiên nhiên cũng  vẫn giải tỏa ra quá nhiều carbon dioxide. Điện gió và mặt trời đang lan tràn  mỗi ngày mỗi gia tăng; nhưng tính cách cung cấp thất thường và biến thiên, làm chúng khó lòng sử dụng đại trà khi chưa có phương cách tồn trữ điện giá phải chăng. Thủy điện, trong lúc này, viễn cảnh rất giới hạn để lan rộng ở Hoa Kỳ, vì những lo ngại  môi sinh  và các vị  trí thủy điện tiềm năng cũng rất giới hạn.      

         Dù sao, điện hạt nhân ở Hoa Kỳ phải đối đầu một số thách thức theo từ ngữ an tòan , chi phí xây cất, xử lý phế thải và lan tràn vỏ khí hạt nhân.  Sau Fukushima, Ủy Ban  Điều  Hòa Hạt Nhân Hoa Kỳ, một cơ quan liên bang độc lập cấp môn bài  các lò phản ứng hạt nhân - NRC, đã duyệt xét lại những  đòi hỏi điều hòa công nghệ này cũng như các thể lệ họat động, những dự án  giải đáp khẩn cấp, những yêu cầu họa kiểu an tòan và xử lý nhiên liệu đã tắt. Chắc chắn là NRC  thực thi  hầu hết một số thành quả khuyến cáo; và  phí tổn làm năng lượng hạt nhân ở doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ  cao thêm. Những nhà máy hiện hửu đã gần kề thời hạn môn bài  cho phép họat động là 40 năm và vì chúng thiếu hẳn những  đặc điểm an tòan cận đại, các nhà máy  sẽ đối mặt với những kiểm tra mới, hầu được  kéo dài thêm thời hạn môn bài.
          Cùng lúc, các lò phản ứng mới đang xây cất ở Phần Lan và ở Pháp đã vượt  quá ngân sách dự trù  hàng  tỉ đô la Mỹ, đem lại nghi ngờ  là họ có thể  đủ sức dùng điện hạt nhân.  Lo ngại của dân gian về các phế thải phóng xạ  cũng  cản trở điện hạt nhân, và chưa có quốc gia nào có một hệ thống chạy tốt  thanh tóan phế thải. Thật vậy, chánh phủ Hoa Kỳ đã trả nhiều tỉ đô la đền hư hại cho các công ty tiện nghi ( ích ), vì không đạt nổi những bổn phận lấy đi khỏi vị trí lò phản ứng những nhiên liệu đã tắt. Vài nhà quan sát  cũng lo ngại là lan tràn hạ tầng cơ sở  năng lượng hạt nhân dân sự có thể đưa tới lan tràn vỏ khí hạt nhân, như chương trình  làm giàu thêm uranium – uranium enrichment  Iran cho thấy .
           Nếu như  lợi ích điện hạt nhân muốn thực hiện ở Hoa Kỳ, thì mỗi một rào cản này phải được vượt qua. Về phương diện an toàn, những đòi hỏi họa kiểu cho các lò phản ứng  phải được tái xét, chiếu theo những phân tích cập nhật các tai nạn có cơ xảy ra. Về phân phí tổn, chánh phủ và khu vực tư nhân  cần làm mau hơn những họa kiểu mới hạ bớt những hiểm nguy tài chánh xây cất những nhà máy điện nguyên tử. Hoa Kỳ cũng cần thay thế hệ thống xử lý phế thải  bể vỡ  bằng một hệ thống thích nghi hơn có thể  chứa đựng phế thải an tòan và tồn trữ chúng được  chúng mấy trăm năm. Sau đó mới mong  thu được lòng dân gian tín nhiệm .  

                    An tòan hơn và rẽ hơn

            Sóng thần đụng nhằm  Nhật Bổn,  tháng ba năm 2011, đánh dấu lần đầu tiên một  sự  cố bên ngòai dẫn đến một giải tỏa chánh  phóng xạ từ một nhà máy điện hạt nhân.  Đợt sóng biển  14 m cao hơn  gấp đôi chiều cao họa kiểu Fukushima chịu đựng được  và  cắt đứt nhà máy  ngập lụt  không còn  nhận được  hổ trợ tiếp vận bên ngòai và nguồn  cung cấp điện của nhà máy, cần thiết  dùng làm  nguội  lò phản ứng  và các hồ chứa nhiên liệu đã tắt.  Những tai họa tương tự , dù ít khi xảy ra, đáng lý phải được qui họach bên trong họa kiểu lò phản ứng:  Vòng lữa  Thái Bình Dương - Pacific Ring of Fire  đã có một tá động đất kích thước 8.5 – 9.5  trong 100 năm vừa qua và Nhật Bổn đã ghi chép  nhiều sóng thần  nhất thế giới,  có những đợt sóng đôi khi cao đến 30m. Cách đây 4 năm,  trạm phát điện hạt nhân  lớn nhất thế giới  Kashiwazaki – Kariwa bị đóng cửa  vì một trận động đất lung lay nhà máy ngòai hình dạng nhà máy họa kiểu ra có thể chịu đựng nổi, và 3 trong số 7 lò phản ứng cũng nằm yên  đến ngày nay.
        Tai họa Fukushima  sẽ gây ra  cho các nhà điều hòa  hạt nhân khắp nơi  xét lại các  đòi hỏi an tòan, đặc biệt  những đòi hỏi đặc thù  là các nhà máy  phải được họa kiểu chịu đựng được tai nạn.  Trong 40 năm, kể từ khi đặt mua lò phản ứng Fukushima thứ nhất, ngành địa  chấn học – seismology  và khoa học các hiểm nguy  ngập lụt đã tiến bộ rất nhiều, vẽ ra nhiều tiên tiến về máy dò – sensors , làm kiểu mẩu – modeling và nhiều khả năng khác.  Kiến thức mới này cần  đem tới sự chịu đựng nổi,  không những ở họa kiểu nhà máy điện mới mà còn phải xem xét lại  những đòi hỏi cho các nhà máy cũ, như đã xảy ra  ở Fukushima trước khi bị sóng thần. Các đòi hỏi an tòan lỗi thời không thể  duy trì tại chỗ nữa.  Ở Hoa Kỳ,duyệt xét NRC  đã đưa tới khuyến cáo là các nhà họat động , chạy nhà máy điện hạt nhân phải tái xét  các hiểm nguy  địa chấn và ngập lụt cứ mỗi 10 năm, và sửa đổi họa kiểu các nhà máy cũng như thể thức họat động  cho thích nghi .  Ngọai trừ vài ca, các nâng cấp cần thiết sẽ  khiêm nhượng, những bước tiến này sẽ phải bảo đảm  là những họa kiểu nhà máy  phản ảnh  thông tin cập nhật nhất.

        NRC cũng đề nghị những thủ tục điều hòa  bắt  buộc các trạm  điện hạt nhân  phải có những hệ thống tại chỗ, giúp các trạm  vẫn an tòan nếu bị cúp điện bên ngòai và có điện  cho đến 3 ngày sau. NRC cũng đưa ra khuyến cáo giải đáp nhiều vấn đề khác tỉ như  lấy đi các khí dễ bốc cháy và theo dõi các hồ tồn trữ nhiên liệu đã tắt.  Đề nghị này  không có nghĩa là NRC thiếu tin  tưởng vào mức an tòan các lò phản ứng hạt nhân Hoa Kỳ; ghi chép theo dấu  các nhà máy Hoa Kỳ chạy 90 % thời gian là một chỉ dẫn  hiệu lực  an tòan tốt đẹp và  phi thường, so với những phương thức phát điện khác. Tuy nhiên, sự cố Fukushima  rỏ ràng là kêu gọi phải có những điều hòa mới và các khuyến cáo NRC   phải được thiết lập xong tại chỗ, càng sớm càng hay.
        Điều hòa mới tất nhiên sẽ tăng phí tổn điện hạt nhân, và các nhà máy điện hạt nhân   giá 6 – 10 tỉ đô la  mỗi đơn vị, đã đắt hơn xây cất các nhà máy điện chạy nhiên liệu hóa thạch nhiều rồi. Không những phí tổn tư bản chúng bẩm sinh  đã cao , mà thời gian  xây cất chúng dài hơn có nghĩa là  các công ty tiện nghi  phải tích trữ những  gánh nặng  tài chánh đáng kể , trước khi họ bán  bất cứ điện nào . Trong cố gắng thực hiện  thang kinh tế, vài  nhà tiện nghi quay sang thiết lập những lò phản ứng cở lớn  hơn, xây cất những lò  phát ra 1 600 000 kw , thay vì lọai điển hình 1000 000 kw. Xin nhắc lại là mỗi nhà máy Ninh Thuận dự trù 2 lò phản ứng, mỗi lò  chạy một tua bin 1 000 000 kw. Điều này làm tăng thêm phí tổn các dự án và khuếch đại những hậu quả sai lầm trong thời gian xây cất.
      Mọi điểm này  có thể làm cho các nhà máy  điện hạt nhân  tuồng như là những đầu tư nguy hiểm, làn lượt  nâng thêm  những yêu cầu của các nhà đầu tư để bù đắp lại  và tổn phí vay tiền  tài trợ các dự án.  Thế nhưng  điện  hạt nhân lại tốn ít phi tổn chạy nhà máy  giúp điện cạnh tranh tốt đẹp trên căn bản  gia điện  cần thiết thu hồi lại được  tư bản đầu tư  suốt đời sống nhà máy. Và nếu  các chánh phủ  trong tương lai lại đóng nắp – cap   phát thải  carbon dioxide,  qua  một  “thuế” phát thải hay  một đòi hỏi  điều hòa, như họ  đã muốn làm 10 năm tới ( ? ), thì điện hạt nhân sẽ  còn hấp dẫn  hơn nữa so với các nhiên liệu hóa thạch khác.
        Ở Hoa Kỳ , vẫn còn chưa dứt khóat về phí tổn xây cất những nhà máy điện hạt nhân mới. Nay đã gần 40 năm, kể từ khi  nhà máy  điện hạt nhân mới được đặt hàng Cơ quan Thung lũng  Tennessee Valley Authority, một tổ hợp  chủ nhân là Liên Bang Hoa Kỳ  đang hòan tất xây cất lò phản ứng thứ 2 (Unit 2) của  Watts Bar . Ở miền Đông Tennessee , khởi công từ lâu rồi, và Cơ quan  có dự án hòan tất một  lò phản ứng mới  Bellefonte Unit 1 tại  thị trấn Hollywood , bang Alabama. Nhà máy  hạt nhân  mới đầu tiên của họa kiểu thế hệ kế tiếp, chắc là sẽ  được xây cất ở bang Georgia do Công ty  Miền Nam Southern Company thực hiện , còn đang  chờ đợi  NRC chấp thuận.  Dự trù hòan tất năm 2016,   dự án gồm có  2 lò phản ứng , tổng công xuất   là 2 200 000 kw,  tổn phí dự trù sẽ là  14 tỉ đô la.  Công ty sẽ lợi dụng ưu điểm   trợ cấp đáng kể (   bảo đảm tiền vay, tín dụng thuế sản xuất,  và hòan trả phí tổn do điều hòa chậm trễ ) đề xướng ra ở   Luật  Chính Sách Năng lượng- Energy Policy Act năm 2005, hầu kích động khởi sự kick-start  xây  cất  những nhà máy  hạt nhân mới.  Ngay cả sau Fukushima,  Quốc hội  và Nhà Trắng ( Tòa Bạch Ốc ) tỏ vẽ vẫn còn cam kết  chương trình giúp đở này.  Thành công hay thất bại những dự án xây cất này, tránh các  trì hõan và phí tổn vuợt quá thêm, sẽ giúp qui định tương lai điện hạt nhân Hoa Kỳ .

                 Giải pháp những nhà máy nhỏ hơn

         Thách thức an tòan và phí tổn tư bản liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân cỗ truyền  có thể lớn lao , nhưng một hạng mới  lò phản ứng  đang trong giai đọan phát triễn,  hửa hẹn  giải quyết được.  Những  lò này tên gọi là lò phản ứng nhỏ mô đun –  small modular reactors ( SMRS), sản xuất  chừng từ 10 000 đến 300 000 kw, thay vì 1000 000  kw ở các  lò phản ứng điển hình. Tòan thể lò hay ít nhất  phần lớn lò, có thể xây cất trong một cơ xưởng  và chở tới  một vị trí để ráp, nơi có thể  thiết lập chung nhau nhiều lò  làm thành một trạm- station  điện hạt nhân lớn hơn. SMRS cũng còn có những đặc điểm an tòan hấp dẫn nữa.  Họa kiểu chúng thường  hội nhập  các đặc điểm làm nguội  thiên nhiên, có cơ tiếp tục họat động  khi không có điện  bên ngòai, và cách đặt  các lò ngầm dưới đất và các hồ tồn trữ nhiên liệu đã tắt ( xài hết ) cũng an toàn hơn.
       Vì lẽ SMRS  nhỏ hơn các nhà máy điện hạt nhân qui ước, phí tổn xây cất  cho các dự án cá nhân  dễ xử lý hơn, và như vậy những kỳ hạn tài chánh có thể thuận lợi hơn. Vì lẽ chúng ráp trong xưởng, thời gian xây cất ở vị trí cũng  ngắn hơn. Công ty tiện nghi  có thể xây dựng  dung lượng điện hạt nhân từng bước một, cọng thêm lò phản ứng  nếu cần , , có nghĩa là  tạo lợi tức bán điện  sớm hơn. Điều này  không những giúp cho chủ nhân nhà máy  mà luôn cả khách hàng, hay bị đòi hỏi  trả giá điện ngày nay cao hơn  để tài trợ những nhà máy ngày mai.
       Sản xuất kiểu  ráp theo hàng  của SMRS  cũng sẽ hạ phí tổn xây cất chúng. Thay vì đuổi theo thang kinh tế - economies of scale né tránh, bằng cách  xây cất những dự án lớn hơn, các tay  bán SMR  có thể lợi dụng ưu điểm  kinh tế - economies  chế tạo :  một lực lượng công nhân thành thạo liên tục,  kiểm phẩm và cải thiện liên tục họa kiểu và chế tạo  các lò phản ứng. Ngay  cả dù  cho  giá bản chất mỗi  megawatt (1 000 kw )  cho SMRS  có thể cao hơn lò phản ứng to lớn,  phí tổn cuối cùng mỗi megawatt có thể  thấp hơn, nhờ những kỳ hạn ( điều khỏan ) tài chánh thuận lợi hơn, thời gian xây cất ngắn hơn, một đề nghị cần  thử nghiệm có đúng như thế không. Khả thi của SMRS cần phải được chứng minh, và chánh phủ gần như chắc chắn sẽ phải chia sẽ vài hiểm nguy để thực thi điều này .
       Chưa có  một SMR nào đã được NRC cấp môn bài. Đây là một tiến trình cần nhiều thời giờ cho mọi kỷ thuật  hạt nhân mới, đặc biệt cho những họa kiểu SMR  biểu thị  thóat ly ra khỏi kinh nghiệm của NRC. Chỉ khi nào SMR  có môn bài và được xây cất thì phí tổn thực sự của chúng mới rỏ rệt. Tuy nhiên, món bỡ kinh tế chế tạo chỉ thực hiện và thông hiểu khi một dòng đặt hàng tin cậy giúp các đường hàng chế tạo  luôn luôn  bận rộn làm ra một lọai họa kiểu như nhau. Muốn  điều này xảy ra, chánh phủ Hoa Kỳ  cần phải hình dung  cách nào ấp nở những kẽ di động sớm, trong khi đó sẽ không khóa kín lại thành chỉ một kỷ thuật thôi, qúa sớm đi.
          Ngân sách  liên bang Hoa Kỳ đang bị áp lực nặng nề, thật khó lòng tưởng tượng người đóng thuế Hoa Kỳ  tài trợ những  trình diễn  kỷ thuật hạt nhân mới.  Nhưng nếu Hoa Kỳ  làm gián đọan  công cuộc tạo ra  một lựa chọn năng lượng sạch  mới – dù đó là SMRS , năng lượng tái sinh, các bình điện tiên tiến hay chận bắt và giam hảm carbon, dân Hoa Kỳ sẽ  nhìn lui hối tiếc  một chục năm tới ! Sẽ có rất ít  những lựa chọn  sống còn  được,  hầu thỏa mãn  nhu cầu Hoa kỳ về năng lượng,  môi sinh và Hoa Kỳ sẽ  khó cạnh tranh thắng lợi hơn trên thị trường  tòan cầu .

                      Ca giỏ phế thải
       
         Muốn năng lượng hạt nhân thực sự phục hưng, thách thức xử lý  phế thải hạt nhân  cho hàng ngàn năm  phải được thõa mãn đích đáng.  Năng lượng hạt nhân  phát sinh từ việc phân ly  uranium, để lại đằng sau  nhữg sản phẩm phóng xạ  nguy hiểm , tỉ như cesium và strontium  cần cách ly  cho nhiều thế kỷ. Tiến trình cũng tạo ra  những  nguyên tố siêu urani – transuranic element, tỉ như plutonium , nặng hơn uranium, không hiện diện trong thiên nhiên, và cần phải cách ly  cả ngàn năm.  Có một thay thế  hủy bỏ các nguyên tố siêu urani : chúng có thể  tách riêng ra  khỏi nhiên liệu  lò phản ứng cứ vài năm một , rồi tái sinh – recycle vào trong lò phản ứng mới  như thể một nguồn năng lượng cọng thêm.  Khuyết điểm là tiến trình này  phức tạp và đắt tiền và gây ra một hiểm nguy lan tràn vì plutonium có thể dùng làm võ khi hạt nhân.  Tranh cải về lợi ích  của tái sinh các nguyên tố siêu urani  vẫn chưa được giải quyết .
       Điều không tranh cải  là đa số phế thải  hạt nhân cần phải được cách ly chôn sâu dưới đất . Cộng đồng khoa học ủng hộ phương pháp này từ hàng chục năm nay, nhưng tìm ra những nơi  để cất dấu phế thải tiện nghi này, đã tỏ ra rất khó khăn. Ở Hoa Kỳ,  Quốc Hội chấp thuận  một lề lối mô tả định luật cho cả hai, tại một nơi duy nhất là  Núi Yucca Mountain , bang Nevada  và  một lập trình  đặc thù để  chôn dưới đất  nhiên liệu đã tắt.  Dự án khổng lồ này  sẽ do một quỹ  phế thải hạt nhân đài thọ, trong đó các công ty tiện nghi đóng góp 750 triệu đô la một năm. Nhưng chiến lược tác dụng trái ngược và lập trình  hổn lọan . Bang Nevada thối lui và lập trình chậm lại  hai chục năm, có nghĩa là chánh phủ  phải đền tai hại theo phán quyết Tòa Án  cho các công ty tiện nghi.Năm 2009,  chánh quyền Obama  tuyên bố bải bỏ  dự án Yucca Mountain, không còn thay thế  nào cả cho việc chôn bỏ phế thải hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân. Ngân khỏan  Quỹ  Phế Thải Hạt Nhân nay lên đến 25 tỉ đô la mà lại không  có một chương trình chôn dấu phế thải nào cả.
      Fukushima  đã đánh thức công  chúng Hoa Kỳ  và  các dân biểu -thượng nghị sĩ Quốc Hội  về vấn đề tích lũy nhiên liệu phóng xạ đã tắt ở các hồ làm nguội, tại vị trí các lò phản ứng.  Dự án nguyên thủy  cho phép làm nguội nhiên liệu đã tắt  cho khỏang 5 năm, sau đó chúng phải được tái sinh, chôn bỏ dưới đất hay tái sinh bán phần. Nay, nhiên liệu hạt nhân đã tắt không  biết chở đi đâu. Nhiều cơ sở tiện nghi  đã di chuyễn nhiên liệu hạt nhân đã tắt ra khỏi các hồ, chở vào các nơi tồn trữ khô ráo, xây cất tại vị trí, NRC cho là  an tòan  một trăm năm hay như thế.  Cơ sở tồn trữ khô ráo ở Fukushima không bị hư hại vì động đất hay sóng thần, tương phản  hẳn với  các vần đề  hồ  chứa nhiên liệu tắt gây ra, khi làm nguội không còn duy trì được.  Hầu giải quyết vấn đề sắp xảy ra vì phế thải  tăng thêm ở các hồ lò phản ứng. Quốc Hội  phải cho phép Qũy Phế thải Hạt Nhân sử dụng di chuyễn nhiên liệu tắt tích lũy ở các hồ  đến những đơn vị thùng khô tồn trữ gần đó.  Nhưng những bước tăng dần như thế không thể thay thế đương nhiên một phương thức tòan diện  xử lý phế thải .  
    Thay vì được tồn trữ gần các lò phản ứng, nhiên liệu tắt, cuối cùng phải được cất giữ   tại một số  vị trí  cũng cố  chánh phủ thiết lập, nơi nhiên liệu có thể nằm yên  một thế kỹ.  Phương thức này có nhiều ưu điểm.  Thời gian làm nguội thêm sẽ cung cấp cho Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ hay vài tổ chức khác,  có thêm mềm dẽo  hầu  họa kiểu một tàng trữ địa chất. Chánh phủ sẽ không còn phải trả tiền cho các cơ sở tiện nghi  vì đã không thõa mãn lập trình ủy thác, và các cộng đồng kế cận các lò phản ứng sẽ  yên tâm  là nhiên liệu tắt  có nơi để đi tới. Tại mỗi vị trí nhiên liệu già cỗi  sẽ được theo dõi, cho nên  các vấn đề  nêu lên sẽ được giải đáp.  Các cơ sở tiện nghi  sẽ giúp các lựa chọn Hoa Thịnh Đốn mở toang  khi tranh luận về nhiên liệu  tắt  là một phế thải  hay là một tài nguyên, đương nhiên thôi bàn đến. Những  nơi này cần được Qũy Phế thải  Hạt nhân trang trải, một đổi thay cần được Quốc Hội  chấp thuận.
      Cùng lúc, Hoa Thịnh Đốn  phải tìm ra một thay thế  cho Yucca Mountain  để tồn trữ  phế thải hạt nhân  trong dài hạ  Làm như thế,  Hoa Thịnh Đốn phải chấp nhận một phương thức thích nghi và mềm dẽo hơn  đã làm trước đây,  điều đình sớm với  các cộng đồng địa phương , các bộ lạc  Hoa Kỳ sinh đẻ tại  Hoa kỳ và các bang. Thụy Điển  nâng cấp  chương trinh  cất giữ  phế thải nhờ tiến trình  căn bản nhất trí  như vậy,  và  trong một tá năm, bộ  Năng Lượng Hoa Kỳ đã họat động một nơi tàng trữ địa chất cho phế thải siêu urani  gần Carlsbad, bang New Mexico, có sự hổ trợ  cộng đồng mạnh mẽ. Chánh phủ cũng cần  thám sát những phương thức mới  để cất giữ phế thải.  Chẳng hạn  thật đúng nghĩa lý  phân chia riêng rẽ các  nguyên tố siêu urani tồn tại lâu dài ở phế thải  lò phản ứng hạt nhân, một gói hàng kinh tởm  nhưng rất nhỏ bé  và đặt chúng  vào một lỗ đào sâu  vài ngàn dặm Anh , trong khi  đặt những vật liệu đời sống ngắn ngày hơn vào những nơi tàng trữ  gần mặt đất.  Vì chưng thách thức xử lý  phế thải  tiếp tục  duy trì, một tu bổ chương trình hiện hửu phải gồm luôn cả thiết lập một tổ chức liên bang mới có đặc quyền là một hay hai bước thóat khỏi  những dự tóan chánh trị ngắn hạn.
        Một lối khác quá khứ sẽ là  xử lý phế thải hạt nhân dân sự  tách rời  phế thải hạt nhân quân sự.  Năm 1985, chánh phủ đã trộn lẫn phế thải dân sự và quân sự ở một nơi tàng trữ địa chất duy nhất. Điều này có nghĩa lý lúc đó ,và các nhà qui họach  giả thiết là Yucca Mountain  sẽ dùng tồn trữ cho cả hai lọai.  Nhưng nay, tuồng như sẽ mất nhiều năm  trước khi mở được  một nơi tàng trữ kích thước lớn.  Bây giờ, đúng lý hơn là đặt dự án tồn trữ các phế thải quân sự  riêng rẽ một phương thức mau lẹ hơn, vì lẽ tiến trình ít  chán ngán hơn là  đạt một giải pháp cho phế thải dân sự.  Khởi đầu  là phế thải quân sự ít hơn  và thể tích  cũng không tăng thêm bao nhiêu  trong tương laiHơn nữa, phần lớn phế thải quân sự đã có uranium  và plutonium tách riêng rẽ từ nhiên liệu đã tắt,vì  mục đích là sản xuất vật liệu vỏ khí hạt nhân.  Như thế  những gì còn lại  đúng là một phế thải , không là một tài nguyên. 
      Phương thức mau lẹ cho  chương trình phế thải quân sự sẽ giúp chánh phủ liên bang  thỏa mãn  bổn phận mình  với các bang  chủ nhân các cơ sỡ vỏ khí hạt nhân  họ đồng ý lấy đi  phế thải phóng xạ. Điều này cũng làm cho tài chánh tồn trữ  phế thải rỏ rệt hơn  vì chính các công ty  hạt nhân trả tiền tồn trữ  xử lý phế thải của họ  và Quốc Hội  phải chấp thuận trả tiền cho phế thải quốc phòng. Giả thiết là nơi tồn trữ phế thải quốc phòng  được thiết lập trước tiên , kinh nghiệm  họat động nơi này sẽ rất cao giá  khi cần phải thiết lập một nơi tàng trữ phế thải dân sự .
      Hệ thống  xử lý phế thải  hạt nhân  Hoa Kỳ hổn độn,  có một dị ứng  quốc tế đáng tiếc : nó giới hạn những lựa  chọn  cản ngăn các quốc gia khác  sử dụng  hạ tầng cơ sở  điện hạt nhân  để sạn xuất vỏ khí hạt nhân.  Nếu  những quốc gia như Iran  đã có khả năng làm giàu thêm uranium, làm ra một nhiên liệu  lò phản ứng mới  và tách riêng plutonium  để  lấy lại giá trị  năng lượng, rồi Iran sẽ đi vào con đường có đủ  kỷ thuật và vật liệu thích nghi cho một chương trình chế tạo vỏ khí hạt nhân. Những thỏa hiệp bảo vệ an tòan với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế có ý định  bảo đảm các chuơng trình  dân sự không trào qua các chương trình quân sự , nhưng cơ quan này  chỉ có  khả năng giới hạn giải đáp những chương trình  lén lút.
     Phát triễn những cơ sở giàu  thêm uranium  hay tách riêng, rất đắt tiền và không có ý nghĩa kinh tế  cho những quốc gia chỉ có chương trình nhỏ bé điện hạt nhân.  Những gì các quốc gia này lưu tâm  nhất là một nguồn cung cấp  bảo đảm nhiên liệu lò phản ứng  và một phương thức  giảm bớt khối nặng xử lý phế thải. Một lập trình hứa hẹn là cố giữ vật liệu phân hạch ngòai tầm tay  các kẻ làm lan tràn, liên hệ đến hòan trả phế thải hạt nhân cho quốc gia  cung cấp nhiên liệu  ( hay một quốc gia thứ ba ). Thật thế, nhiên liệu hạt nhân có thể cho thuê để  sản xuất điện. Quốc gia  cung cấp nhiên liệu  sẽ điều trị  nhiên liệu  tắt hòan trả  như thể  nhiên liệu của mình, sử dụng trực tiếp hay tái sinh nó. Trong mọi ca – trường hợp số lượng phế thải cọng thêm sẽ nhỏ, so với phế thải quốc gia này đang trông nom. Nhờ bỏ đi khả năng tái sinh nhiên liệu và tách riêng ra vật liệu xếp  hạng vỏ khí, quốc gia dùng nhiên liệu sẽ thoát khỏi những thách thức xử lý phế thải hạt nhân.
      Hoa Kỳ  cũng đã chạy một chương trình tương tự trên một kích thước nhỏ hơn, đã cung cấp nhiên liệu, thường là uranium làm giàu thêm nhiều, cho khoảng 30 quốc gia  cho các lò phản ứng nhỏ. Nhưng lại không  có hệ thống xử lý phế thải  thương mãi họat động, cho nên chương trình không thể nới rộng  để  chứa đựng  phế thải các lò phản ứng thương mãi.  Thay vào đó, Hoa Thịnh Đốn cố gắng dùng ngoại giao hầu ép buộc cưỡng chế, căn bản tùy theo từng quốc gia một,  trên hy vọng hảo huyền là các quốc gia sẽ đồng ý  bỏ đi việc làm giàu thêm uranium  và tái chế  trao đổi  hợp tác  hạt nhân  với Hoa K ỳ . Phương thức nhắm mục đích trước mắt  này có thực hiện  khi Hoa Kỳ là  nhà cung cấp chánh kỷ thuật và nhiên liệu hạt nhân, nhưng bây giờ không còn như vậy nữa rồi,  và nhiều nhà cung cấp chánh khác, tỉ như Pháp và Nga hòan tòan không chú trọng đến ép buộc những  kiềm chế này ở những giao dịch thương mãi. Nhập chung lại thành  một  chương  trình xử lý  mạch lạc sẽ giúp Hoa Kỳ  có một chân đứng,  khi thành lập  một chương trình chu kỳ nhiên liệu quốc tế chống lan tràn ( làm võ khí ).
                      
                        Bây giờ hay không bao giờ nữa

          Khi các khí nhà kiếng  tích lũy trong khí quyễn,  tìm ra  cách tạo điện sạch, đủ rẽ tiền cho dân gian xài và đáng tin cậy, trở nên gây ấn tượng cấp bách hơn.  Điện hạt nhân không phải là viên đạn bạc mà là một giải pháp bán phần, đã tỏ ra thực hiện được đại trà.   Các quốc gia sẽ cần đeo đuổi những chiến lược phối hợp cắt giảm phát thải gồm luôn cả ghì cương  yêu cầu năng lượng, thay các nhà máy than đá  bằng các nhà máy khí dầu thiên nhiên sạch sẽ hơn, và đầu tư vào những kỷ thuật mới mẽ  tỉ như năng lượng tái sinh  chụp bắt và giam hảm carbon.  Nhiệm vụ chánh phủ sẽ phải là giúp cung cấp cho  khu vực tư nhân những lọat lựa chọn đã hiểu biết kỷ càng, kể cả điện hạt nhân, chứ không phải  làm toa thuốc cho  một chia sẽ thị trường của bất cứ  một kỷ thuật đặc thù nào đó !
    Hoa Kỳ sẽ phải lấy một số quyết định duy trì và làm tiến triễn lựa chọn năng lượng hạt nhân.  Phản ứng thoạt tiên của NRC  cho các bài học  an toàn về Fukushima phải được chuyễn dịch  thành hành động.  Công chúng phải được thuyết phục là  điện hạt nhân an tòan.  Hoa Thịnh Đốn  phải bám lấy dự án  cống hiến trợ giúp giới hạn  cho việc xây dựng  nhiều lò phản ứng hạt nhân mới một chục năm tới, chia sẽ các bài học  đã học được khắp ngành công nghệ.  Hoa Kỳ  phải tăng tốc hổ trợ  cho kỷ thuật mới, tỉ như SMRS  các các dụng cụ  làm kiêu mẩu bằng computer.  Khi đề cập đến xử lý phế thải, chánh phủ cần tu bổ  lại hệ thống hiện hửu  và phải trở nên nghiêm túc  về tồn trữ dài hạn. Những lo ngại địa phương  về cơ sở tiện nghi  cho phế thải hạt nhân sẽ không biến mất kỳ diệu đâu: chúng phải  giải quyết  theo một chương trình phế thải  thích ứng, cộng tác,  trong sáng hơn.
        Đây không phải là những bước tiến dễ dàng, và không một bước nào sẽ xảy ra qua đêm.  Nhưng mỗi bước cần giảm bớt bất trắc, bất ổn trong công chúng, trong các công ty năng lượng  và các nhà đầu tư.  Một phương thức  hửu hiệu hơn  phát triễn điện hạt nhân  và  đối diện hiểm nguy  thay đổi khí hậu đang dâng lên, đã  qúa hạn lâu ngày rồi.  Chậm trễ thêm nữa chỉ làm tăng tiền cọc  thôi !   

            ( Irvine, Nam Ca Li  ngày 9 tháng 11 năm 2011)                              

                                                                                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét