Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Trung Quốc


Tiếp theo bài chiến tranh điều khiển học năm 2010, biết rõ thêm quan điểm Hoa Kỳ về giữ An tòan  cho không gian điều khiển học - cyberspace đời sống hiện tại và tương lai đất nước, đang ở thế đu đưa nan giải ngã theo ai đây, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? 
Trung Quốc chơi trò computer
                                               G S Tôn thất Trình

        
          Các tấn công điều khiển học – cyber attacks của Trung Quốc đã đánh cắp  tài sản trí tuệ và bí mật  quân sự thiết yếu vô giá của các công ty và  chánh phủ quanh thế giới . Đàm phán với Bắc Bình có lẽ cũng không giúp gì mới đâu , vì chưng quyền lợi của Trung Quốc không phải là trừng phạt các vi tặc – hackers. Cho nên Hoa Thịnh Đốn phải tụ điểm vào  bảo vệ - đề phòng không phải là  ngoại giao ?   

         Sau đây là  quan điểm  chi tiết hơn của Adam Segal, thành viên của  Các Nghiên cứu  An Ninh Quốc gia- Hoa Kỳ và Chống Khủng bố của Ủy Ban Ngọai giao Hoa Kỳ, đăng tải trong số tháng 3-4 năm 2012 nguyệt san Ngọai Giao.

      Tháng 3 -2011, hảng an ninh  computer Hoa Kỳ  RSA  tuyên bố là các vi tặc- hackers  đã lọt vào các dấu hiệu an ninh – security tokens  hảng sản xuất cho hàng triệu nhân viên  chánh phủ và khu vực tư nhân, kể cả  những công ty đấu thầu quốc phòng Mỹ  như Lockheed Martin có mối nối kết xa xăm đến  các computers  phòng sở họ làm việc. 5 tháng sau, công ty phần mềm chống virus McAfee, tung ra một báo cáo là một nhóm vi tặc  đã phá vỡ lọt vào các mạng lưới vi tính của 71 chánh phủ, công ty  và các tổ chức quốc tế. Những tấn công này và nhiều lọai tương tự khác đã  lấy trộm mất  các công ty và chánh phủ  những tài sản trí thức và bí mật thiết yếu quân sự  vô giá. Dù cho các chức quyền  mãi đến gần đây vẫn e ngại nêu tên thủ phạm, đa số chuyên viên  đồng ý phần lớn các tấn công  phát sinh từ Trung Quốc .

       Phản ứng lại, các nhà phân tích và làm chánh sách đã gợi ý rằng Hoa thịnh Đốn và Bắc Bình nên  họat động hướng về  một lọai tình trạng bớt căng thẳng, một thỏa hiệp căn bản rộng rãi  về cách nào các quốc gia  phải cư xử trên không gian  điều khiển học, có cơ ngày nào đó biến thành một bộ luật  chánh thức cư xử. Các nhà đề xướng biện cứ  là quyền lợi  lâu dài hai bề đã thẳng hàng, rằng một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ tùy thuộc hạ tầng cơ sở  kỷ thuật số  cho uy quyền  kinh tế, quân sự,  như Hoa Kỳ ngày nay . Như Trung tướng  Jonathan  Shaw , trưởng nhóm  quân sự Anh  về các họat động Điều khiển học Quốc phòng, đã nói:  Trung Quốc tùy thuộc điều khiển học đang gia tăng, số lượng hình tội  điều khiển học  xảy ra ở nội địa Trung Quốc rất to lớn  và ảnh hưởng nó trên  tăng trưởng kinh tế và ổn định trong xứ cũng sẽ rất to lớn ... Có nhiều nền móng chung hơn là ai đó gợi ý.
        Thế nhưng  một thỏa hiệp mặc cả  sẽ không xảy ra bất cứ lúc nào đâu nhé. Cả hai Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều xem các họat động trên không gian điều khiển học là một dụng cụ đáng giá và hiện thời Trung Quốc  không có tí quyền lợi nào để trừng phạt gay gắt  các vi tặc đã gây ra  một đe dọa thường xuyên  cho các đối thủ   kinh tế và quân sự.  Điều này không có nghĩa là  Hoa Thịnh Đốn không  nên làm gì cả. Thay vì cố tâm lôi cuốn   vô ích hòan tất  vài tương đương ở  không gian điều khiển học như ở bớt căng thẳng hạt nhân,  chánh phủ Hoa Kỳ tiếp tục đeo đuổi  một lề lối  rộng tầm  bảo vệ các quyền lợi Hoa Kỳ,  gồm  cả họat  động gần gủi, mật thiết với  các nước khác có Internet mạnh mẽ và cố làm cho  công tác vi tặc khó khăn, tốn kém hơn nữa.  Các tấn công điều khiển học không giống như  những nút tắt – mở mà giống các cách quay số điện thọai hơn. Mục đích của chánh sách Hoa Kỳ  sẽ phải là tắt  chúng đi.

          Hệ tư tưởng Internet


Các dữ liệu về hệ Internet Trung Quốc
         Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình  không thỏa hiệp được  một thỏa ước rộng rải  cai quản không gian điều khiển học chính là vì cả hai quốc gia  đều  duy trì trên căn bản một  cái nhìn  thiếu sót về Internet và xã hội. Nhắc lại là năm 2011, ở Trung Quốc có 513 triệu nam nữ dùng Internet, 190 triệu dùng đường dây trực tiếp – online để mua bán, 6 ngàn tỉ dùng RMB ( giao dịch E- thương mãi )…, 95% thị trường  này thuộc hai chủ nhân là công ty Baidu quốc doanh và Google. Việt Nam cũng có những giao dịch Internet, công nghệ  thông tin  mỗi ngày mỗi phồn thịnh, có lẽ đến mấy triệu người dùng máy computers ( ? ), có nhiều chuyên viên phần mềm xuất sắc v.v…Theo phân tích  các chuyên viên BKAV R&D  tháng 3 năm 2011, tại Việt Nam có hơn 5.8 triệu máy tính computers bị  nhiễm virus, và gần  3400 lọai virus mói  xuất hiện, W3.AutoRunUSB Worm  la virus lây lan nhiều nhất ( trên 292000  máy computers bị nhiễm ( Nguyễn Minh Đức, KHPT tháng 4 2011)… Chánh phủ Hoa Kỳ trong chiến lược quốc tế  về Không gian Điều khiển học của mình, nói rằng Hoa Kỳ sẽ đề xướng một hạ tầng cơ sở kỷ thuật số “ mở, cùng nhau họat động, an toàn và đáng tin cậy” trong khi vẫn hổ trợ thương mãi quốc tế, cũng cố an ninh và vun trồng  tự do ngôn luận. Hoa Kỳ  bênh vực một thể thức Internet  đem ảnh hưởng tới các quyền lợi  thương mãi và các diễn viên  không quốc doanh, chống lại  mọi kêu gọi từ các quốc gia khác, cấp thêm quyền hạn tỉ như Liên Hiệp Quốc hay Hiệp Hội Quốc tế  Viễn Thông -  International  Telecommunication  Union. 
     Trái lại, Trung Quốc điều hành ( hòa ) Internet khắt khe, và dù rằng Trung Quốc có thể chia sẽ quyền lợi về an tòan và thương mãi tòan cầu, Trung Quốc định nghĩa những ý niệm này khác biệt Hoa Kỳ.  Điểm này không  cho là Trung Quốc không có gì phải lo sợ tấn công từ không gian điều khiển học: quốc gia Tàu đã đau khổ  gần 500 000 vụ tấn công điều khiển học năm 2011, gần 15 % số này có vẽ phát xuất từ các computers ở Hoa Kỳ.  Tuy nhiên, tính cách dễ bị tổn thương này cũng không làm hai bên xích lại gần nhau: khi dân Hoa Kỳ nói đến  đề cao  “an ninh điều khiển học - cyber security”, một từ ngữ rất eo hẹp ngụ ý bao hàm bảo vệ các mạng lưới giao thông  và cực trọng khác, các chức quyền Trung Quốc  lại thích nói hơn về “ an ninh thông tin- information security” một ý niệm  rộng lớn hơn cũng gồm luôn cả nội dung  điều hòa ( hành ). 
      Lập trường Trung Quốc là một chuyện tính chất hợp pháp và kiểm sóat chánh trị, khác với các tương đương Hoa Kỳ, mối lo sợ là các kỷ thuật giao thông có thể  xúi dục bất ổn.  Cái nhìn của Trung Quốc theo những cố gắng  của bộ Ngoai giao Hoa Kỳ  và các nhà tích cực kỷ thuật số, nhằm vựợt qua các lọc – filters Internet cũng đe dọa không mấy kém các vi tặc cố gắng xâm nhập  mạng lưới điện.  Cho nên, chẳng hạn tháng 6 năm 2011, phản ứng lại các  báo cáo  là Hoa Kỳ đang phát triễn một “ Internet trong một va ly-  Internet in a suitcase”  và những kỷ thuật  làm hỏng bức tường lữa – firewall circumvention, một bài xã luận “ Nhật báo Nhân Dân- People Daily” khẳng định “ Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đang cẩn thận  dàn dựng ủng hộ những dự án tỉ như  đề xướng ngôn luận tự do - free speech  và nhân quyền – human rights , nhưng rỏ ràng là chánh sách nhắm vào  làm mất ổn định các chánh phủ quốc gia”.Thúc đẩy Tàu bị ám ảnh cho sáng kiến nội địa, giải thích tại sao   Trung Quốc  chống đối  những tiêu chuẩn tòan cầu   giúp Internet  họat động và những gì giúp cho  các linh kiện nhiều lọai khác nhau liên lạc trên đường dây – online.  Một khi  các hảng kỷ thuật Trung Quốc  mở rộng thêm ở Trung Quốc, các hảng này sẽ cần đến  một Internet  họat động tương tác nhau không mấy thua kém các  doanh nghiệp quốc tế khác và các hảng sẽ  nhiều lợi lộc  vì  qui mô đại trà hơn và giá cả thấp hơn các tiêu chuẩn tòan cầu.  Vì lý do này, hảng Trung Quốc chế tạo computer Lenovo giúp thiết lập  Liên Minh  Mạng lưới Sống động Kỷ thuật số - Digital Living Network Alliance, một nhóm thương mãi  tìm cách  đề xướng họat động tương tác  trong giới tiêu thụ  điện tử.  Nhưng chánh phủ Trung Quốc xem  những cố tâm thống nhất như thể  là một cố gắng khóa kín thành phần  thế giới còn lại, đóng khung vào những tiêu chuẩn  kỷ thuật các công ty Hoa Kỳ chủ trì. Y như một phần dự tính Trung Quốc giảm bớt  mức phụ thuộc vào  Tây Phương, Trung Quốc đã đề nghị những tiêu chuẩn kỷ thuật  của chính mình.

            Những lựa chọn của Trung Quốc.

        Tháng hai năm 2011, vài tuần lễ sau khi Google tuyên bố  công cọng là các vi tắc đã cố tâm đánh cắp  những mã số  computers nhạy cảm  của hảng, các chuyên viên an ninh theo dấu biết tấn công phát sinh  từ Viện Đại học JiaoTong – Giao Thông Thượng Hải và một truờng huấn nghệ - vocational school  ở tỉnh Sơn Đông – Shandong Province. Cả hai trường  phủ nhận  mọi liên can. Và có thể các computer của họ bị các computer khác bắt cóc, nhưng các chức quyền tình báo Hoa Kỳ tuyên bố là  20 nhóm liên hệ đến Quân Đội Nhân Dân ( Trung Quốc ) và nhiều đại học Tàu  đã có trách nhiệm  đa số việc tấn công công Google, RSA  các mục tiêu Hoa Kỳ khác.  Quy trách nhiệm  thường  khó khăn. Vài vi tặc  trôi dạt ra vào quỷ đạo Bắc Bình  theo thời gian , trong khi những kẻ khác là những tội hình độc lập,  không dính dáng gì tới chánh quyền Trung Quốc cả thảy.   Tuy nhiên chung cuộc, phần lớn các vụ vi tặc phát nguồn từ Trung Quốc, có thể xếp hạng là do chánh phủ  hổ trợ hay chánh phủ dung thứ. Bắc Bình xem  những vi tặc này là một phương cách tốt đẹp kéo thêm ưu điểm  kinh tế hay quân sự, tạo thành một chướng ngại vật  khác cho lối mòn thỏa hiệp Hoa Kỳ- Trung Quốc .    
     Động lực Trung Quốc ở lảnh vực này không có gì là bí hiểm. Chánh phủ  đang tuyệt vọng  muốn  kinh tế  vươn cao thêm ở dây chuyền giá trị, để Trung Quốc trở thành  một nguồn  sáng kiến, thay vì chỉ là một  sản xuất hàng hóa rẽ rề. Muốn điều này xảy ra, Trung Quốc đã sử dụng dụng cụ cỗ truyền chánh sách khoa học và kỷ thuật, nhưng Trung Quốc cũng trông cậy về gián điệp công nghệ, nhắm  trực tiếp vào  các công ty cao kỷ ngọai quốc. Các vi tặc đựợc báo cáo là nhắm mục tiêu chiến lược đàm phán, các dự án doanh nghiệp và thông tin tài chánh, năng lượng ngọai và các công ty ngân hàng nữa.    
        Bắc Bình cũng dung tha  những tấn công điều khiển học không dính dáng tới  ổn định nội địa. Trong một vài ca, tuồng như chánh phủ  nhắm tấn công các thù địch trong nước, tỉ như phong trào Pháp Luân Công – FalunGong,  trong khi ở vài ca khác  chánh phủ tuồng như khuyến khích tấn công chánh trị tháo mở van  xã hơi cho  các công dân  chán nản.  Cuối thập niên 1990, chẳng hạn, chánh phủ  kêu gọi “ các vi tặc yêu nước -  patriotic hackers” phá hại ngu xuẩn các trang Web  chánh phủ Hoa Kỳ, trả đủa vụ ném bom  ngẩu nhiên Quân sự Hoa Kỳ  nhằm phải Tòa Đại sứ Tàu ở thủ đô Belgrade và đụng độ của một máy bay tuần tra Hoa kỳ và một máy bay  chiến đấu phản lực Tàu.Thái độ chánh phủ Tàu bắt đầu thay đổi vào giữa thập niên kế tiếp, khi những bài xã luận nổi bật và các vụ bắt giữ  dạng cao, cho dấu hiệu là chánh phủ khởi sự xem những vụ vi tặc độc lập như là các xía vô không mong muốn  vào quan hệ ngọai giao. 
       Nhưng Bắc Bình  vẫn tiếp tục  cho phép những vụ vi tặc này vào những lúc căng thẳng.  Sau khi Lưu Hiểu Ba ( ? )-Liu Xiao Bo  đọat  giải Nobel Hòa Bình tháng 10 năm 2010, chẳng hạn, các vi tặc Tàu làm mất thể diện trang Web tổ chức Nobel và sau khi Việt Nam  khẳng định chủ quyền  ở các  quần đảo tranh chấp ( Hòang Sa… ) vào tháng 6 năm 2011, chúng lại  nhắm vào các trang Web Việt Nam. Trong cả hai trường hợp, chánh phủ Tàu đã  nhắm mắt cho vi tặc  Tàu bất hợp pháp  hành động, tôn trọng các thôi thúc tinh thần quốc gia của dân Tàu
          Quân sự Trung Quốc cũng tìm thấy giá trị trong các tấn công vi tặc, xem đó là  một phần  trọn vẹn  của  bất cứ hành động quân sự Tàu nào ở  vùng. Rất nhiều văn chương  Tàu nguồn mở về thông tin chiến tranh  gợi ý rằng quân sự, trong sự cố xung đột, sẽ làm ra những  cuộc tấn công điều khiển học mau lẹ  đánh vào các trung tâm chỉ huy và kiểm sóat địch.  Dù cho  Quân đội Nhân Dân Tàu  đã tuyển chọn  vài vi tặc cao danh  ( dạng ) và thiết lập  “ dân quân điều khiển học – cyber militia” ở các công ty kỷ thuật, giới quân sự cũng ngưng không làm tập hợp lại các vi tặc bên ngòai trong lúc xung đột, vì lẽ làm như thế sẽ nhượng kiểm sóat  cho chúng trên việc lượm lặt các mục tiêu và sẽ rất khó lòng  ngưng leo thang. 
            Tấn công điều khiển học cũng giúp Trung Quốc  gửi một thông điệp làm nhụt chí: rằng một va chạm  vùng giới có thể  không  ngưng lại ở đây. Xâm phạm Tàu vào các mạng lưới điện Hoa Kỳ hay các hạ tầng cơ sở  cực trọng  khác,  đặc biệt khi chứng cớ để lại phía sau, hành động như thể một cảnh báo là  lảnh thổ Hoa Kỳ  có thể không miễn nhiễm  được tấn công, trong ca xung đột  ở Đài Loan hay ở Biển Đông ( Nam Hải ).

            Chơi trò phòng thủ, quốc phòng

             Vì chướng ngại vật đứng sừng sửng  trên con đường một  thương lượng lớn, Hoa Thịnh Đốn phải tụ điểm vào cải thiện  mức phòng thủ của Hoa Kỳ, làm giá đắt hơn cho các vi tặc Tàu, và hợp tác với các cường quốc Internet khác. Trung tâm  một chiến lược  tòan diện sẽ là cộng tác với khu vực tư nhân để bảo vệ quốc gia chống lại  các tấn công computer, đặc biệt khi  chúng nhắm vào tài sản trí tuệ - intellectual propreties.  Chánh phủ Hoa Kỳ đã  bắt đầu có tiến bộ ở lảnh vực này; kể từ tháng 5 năm 2011, chẳng hạn Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ  đã chia sẽ tình báo giữ bí mật  về các đe dọa điều khiển học  cho 20  công ty đấu thầu quốc phòng  và các nhà cung cấp dịch vụ Internet cho họ. Dù cho Ngũ Giác Đài ( Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ) đang xét xem để nới rộng thêm  dự án đến nhiều công ty quốc phòng hơn nữa, và đến những khu vực hạ tầng cơ sở cực trọng, tỉ như các máy phát điện và mạng lưới điện, nhưng đến lúc rày, phần còn lại của khu vực tư Hoa Kỳ vẫn tự mình lo lấy công ty mình.  
          Đây là một vấn đề, vì tình trạng dồn dập những tấn công thành công 5 năm qua, gợi ý rằng, các công ty Hoa Kỳ cần  mọi giúp đở  họ có thể nhận được chống lại các kẻ thù Tàu  khả năng cao lớn.  Một pha trộn các    điều hành và khích lệ chánh phủ  có thể đẩy mạnh các công ty Hoa Kỳ chi  tiêu  nhiều hơn cho an ninh. Nhưng vì chưng các kẻ tấn công sẽ phá vở các phòng thủ, những công ty  này cần làm việc tốt hơn nữa bảo vệ tài sản trí tuệ  và bí mật thương mãi. Họ phải làm kiểm kê mọi dữ liệu tồn trữ kỷ thuật số, lấy đi những thông tin cực trọng từ các máy cung phụng – servers dễ bị tổn thương, giới hạn thời giờ các vi tặc có đủ khả năng sử dụng  các mạng lưới bằng cách dàn trải  những hệ thống xâm nhập  hiệu quả, dụ dẫn các kẻ tấn công và những điểm tên gọi là điểm mật ong – honeyspots, những computer nhữ mồi đôi khi làm bẩy với các dữ liệu dõm, giả mạo.
        Hoa Kỳ cũng phải tìm cách  nâng cao phí tổn  gián điệp điều khiển học xuyên qua chánh sách thương mãi. Như  James Farwell, nhà cố vấn quốc phòng đã biện cứ,Trung Quốc kiểm sóat chặc chẻ  trên Internet, gợi  ý rằng Trung Quốc có khả năng  và như thế  có trách nhiệm pháp lý, để làm ngưng  các tấn công đến từ đất đai Trung Quốc.  Hoa Kỳ phải trình vụ này  lên Tổ chức  Thương Mãi Quốc tế - WTO là Tàu ăn cắp  tài sản trí tuệ vi phạm  hai  bổn phận WTO của Tàu.  Một quyết định chống Bắc Bình sẽ giúp cho Hoa Thịnh Đốn dán nhãn hiệu  Trung Quốc là một quốc gia ăn cướp, thu  thập  các tai hại và áp dụng các trừng phạt thương mãi, giúp động viên  hổ trợ quốc tế  làm áp lực Trung Quốc.  Ngay cả không có quyết định WTO , cũng có thể xem  xét thu thuế trừng phạt kinh tế  trên Trung Quốc và đặt hạn chế du hành trên gián điệp điều khiển học.
       Có thể nghĩ đến những biện pháp  năng nổ hơn, nhưng hiện tại  chúng rất khó khăn trên phương diện pháp lý và chiến lược. Chiến lược Hoa Kỳ ở không gian điều khiển học đã luôn luôn nhiều hơn là chỉ nghĩ đến quốc phòng, như các chức quyền Tàu đã lưu ý mau lẹ. Chính Hoa Kỳ là nước đầu tiên  thành lập một chỉ huy  điều khiển học và như vậy, theo quan điểm Tàu, là đã quân sự hóa không gian điều khiển học.  Dù cho các chức quyền quốc phòng Hoa Kỳ đã ngần ngại nói về cách nào  sẽ tấn công mạng lưới các quốc gia khác, dè dặt kín đáo này  không mấy thực hiện.  Hãy xem  đăng tải hàng đầu ở  Nhật Báo Quân đội Nhân dân, ngày 16 tháng 7 năm 2011: “ Vị thế tấn công  của Chiến lược Hoa Kỳ  Họat động ở Không gian Điều khiển học  thật khó mà che dấu”.  Đã đến lúc phải chấm dứt hành vi này. Các nhà phân tích Tàu  chắc chắn là đã biết rỏ là Hoa Thịnh Đốn đang qui họach các  hành quân tấn công, và họ đã có thể tin rằng  là  chúng đứng bên sau  những tấn công khác, đặt biệt Stuxnet  con bọ - worm computer, được xem là đã làm chậm trễ chương trình  Iran ( Ba Tư ) làm giàu thêm uranium  ở cơ sở tại Natanz.
         Tháng 3 năm 2011, Chánh quyền Obama đã nghĩ đến sử dụng tấn công điều khiển học để phá hỏng các hệ thống phòng không Libya, nhưng đã  không dùng vì  các lý do pháp lý và chiến lược.  Các khía cạnh hợp pháp trả lời những xâm nhập của Tàu  còn phức tạp hơn nữa, vì lẽ gián điệp  không vi phạm luật quốc tế và như vậy không biện minh được  những tấn công đại trà trả đủa.  Nói một cách khác, Hoa kỳ không thể tắt đèn làm Thượng Hải tối căm, vì Hoa Thịnh Đốn bị  mất cắp mấy terabytes dữ liệu. Tự bảo vệ  được cho phép, nhưng quyền hạn  các quân sự Hoa Kỳ có thể khai thác các mạng lưới ngọai quốc hầu bảo vệ ngành công nghệ tư nhân không lấy gì là rỏ rệt cả.
      Nay  các chức quyền tình báo Hoa Kỳ đã xác định những nhóm  đặc thù đứng phía sau  vài tấn công Hoa Kỳ phải đối đầu, Hoa Kỳ  có thể nhắm vào  các máy computer cá nhân và  dữ liệu riêng tư hay tài chánh.  Chánh phủ Hoa Kỳ  cũng có thể đã thuê mướn các công ty tư để làm  các  hành quân  tấn công trên không gian điều khiển học. Nhiều nhà khảo cứu  an ninh nổi bật  đã công nhận bán ra những phần mềm trước đây chưa khám phá  tên gọi là “những ngày số không – zero-days”  cho các nhà đấu thầu quốc phòng, có thể dùng chúng  hầu khai thác xâm nhập các mạng lưới Tàu  và có thể đã chuyễn qua  cho các cơ quan chánh phủ Hoa Kỳ rồi.  Lợi lộc dùng đấu thầu công tác vi tặc, tuy nhiên, cần được xét xem cân nhẹ nặng, chống lại  các vấn đề  hành động và pháp lý  là  những tấn công tư nhân nhưng do chánh phủ hổ trợ, có tăng thêm không cũng như những tai hại  chúng đem đến  cho các cố gắng ngọai giao,  để thuyết  phục Bắc Bình  gò cương  các vi tặc yêu nước của Tàu .
  
             Tạo dựng  nhất trí

      Ngay cả những cố gắng chánh phủ Hoa Kỳ để tự vệ  chống lại  các vi tặc Tàu, Hoa Kỳ cũng phải họat động trực tiếp với chánh phủ Tàu. Cố sức giải quyết vấn đề, Hoa Kỳ cần tiến vài bước sơ bộ theo hướng này. Tháng 5 năm 2011, lần đầu tiên, Đối thọai  Chiến lược và  Kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc  gồm cả bàn cải  liên quan đến không gian điều khiển học. Những vấn đề tương tự cũng đã ghi vào lịch trình  đàm phán  tháng 7, khi Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch  các Tổng tham mưu Trưởng Liên Quân  gặp tướng Trần Bình Đệ- Chen Bingde,  tổng tham mưu trưởng Quân Đội Giải Phóng Tàu.  Chức quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc  song song với các chuyên viên  các nhóm Suy tư Chiến lược,  cũng đã họp riêng tư  bàn cải những vấn đề này, những họp mặt song song  đôi bên nói chuyện.  
        Nhưng những vụ bàn cải song phương này không đủ rộng rải. Các nhà  ngọai giao phải tỏ hào hứng  cho các đối thọai dự tính về không gian điều khiển học giữa Hoa Kỳ và Nga, phải gồm luôn  bàn cải  cách nào  mỗi cái nhìn quân sự của mỗi  bên  về Internet và  một cố gắng thiết lập một đường dây nóng – hotline  có cơ sử dụng  trong một khủng hỏang  an ninh điều khiển học.  Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình  cần có một kênh  giao thông  rỏ ràng  trong trường hợp khẩn cấp.  Để xây đắp tin cậy dài hạn, đôi bên  phải cùng  bàn cải  vài đe dọa chung, tỉ như  tiềm năng  các tấn công khủng bố  trên mạng lưới điện – power grid. Trong quá khứ bàn cải quân sự với quân sự  thường bị  bên này hay bên kia bải bỏ, để tỏ bày khó chịu.  Gu Jian, phó trưởng ban mạng lưới an ninh  cho Bộ An Ninh Công Cọng Trung Quốc, đã gợi ý cả hai bền  đều hành động chống lại  các họat động bất hợp pháp  ở hai quốc gia. Chẳng hạn, đóng cửa các vị trí Web đang cố tâm lừa đảo các người sử dụng trao lại cho họ  những con số trương mục.

     Có lẽ nhiều hứa hẹn hơn cho các bàn cải chớm nở với Trung Quốc là cố gắng chánh phủ Hoa Kỳ họat động với các đồng minh và các quốc gia  cùng tâm trạng  định nghĩa những tiêu chuẩn quốc tế về không gian điều khiển học. Thật là đặc biệt quan trọng tìm ra những nền móng chung cùng các quốc gia đang trổi dậy  như Brasil, Ấn Độ và Nam Phi.  Thỏa hiệp với các quốc gia này về những cư xử chấp nhận được sẽ đúc tiện ra  áp lực trên Trung Quốc, thường không ưa thích làm người ngọai cuộc. 
         Các công ty và các chánh phủ phải thất thanh nêu danh Trung Quốc về  các hình tội vi tặc, trong hy vọng là sẽ làm  bối rối chánh phủ để chấm dứt chúng. Google sử dụng sách lược này  khi tuyên bố tháng giêng năm 2010  là Google đã  là nạn nhân của những tấn công phức tạp và không còn chạy động cơ truy cập ở Trung Quốc nữa ,cũng như  Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ tháng 4 năm 2011, khi Bộ áp lực Bộ Ngọai Giao Trung Quốc về  những tấn công chống một vị trí Web  hổ trợ  nghệ sĩ  chống đối Ái Vị vị -Ai Weiwei.  Nêu danh và làm bỉ mặt , ngòai nhấn mạnh đến sự kiện  là Bắc Bình vi phạm  tiêu chuẩn quốc tế, cũng có thể  cổ vủ những ai trong chánh phủ  Tàu lo ngại rằng  phí tổn dài hạn  của vi tặc, đặc biệt là tai hại trên liên hệ với Nhật, Âu Châu và Hoa Kỳ, có thể qúa nặng cân so với lợi lộc ngắn hạn. 
        Chánh phủ Hoa Kỳ nên tiếp tục giúp tay  cho các quốc gia khác  để họ có thể  chống cự  tự mình các tội hình điều khiển học,  đặc biệt cho các quốc gia đang mở mang, thường thiếu chuyên môn liên hệ. Tháng 7 năm 2011, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã  đỡ đầu một hội nghị cho 6 quốc gia  Đông Phi Châu điều tra và công tố  tội hình điều khiển học xuyên biên cương. Nếu Hoa Kỳ không giúp các chánh phủ này, Trung Quốc sẽ sung sướng giúp họ. Tuy nhiên song song với  chuyên môn, Bắc Bình sẽ tìm cách xuất khẩu thái độ của riêng mình về Internet, những giá trị sẽ khích lệ các chánh phủ  này chấp nhận lề lối chuyên chế hơn về không gian điều khiển học  và gia nhập Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc, trong thúc đẩy giới hạn vai trò các nhóm không chánh phủ quản trị Internet. 
       Tập hợp một nhất trí quốc tế về các tiêu chuẩn không gian điều khiển học là một chiến lược  sẽ cần nhiều thời gian hòan lại vốn, nếu ai đó muốn thực hiện. Hoa Kỳ không thể làm gì nhiều, hầu sửa đổi quan niệm của Trung Quốc về điều khiển học, một nhãn quan Trung Quốc đang tích cực đề xướng ngòai nước Tàu. Với một sĩ số  đang tăng thêm, cao hơn 500 triệu người sử dụng Internet, thật dễ dàng nhìn thấy tại sao Tàu tin tưởng là tương lai không gian điều khiển học thuộc về Trung Quốc. Trong lúc đó, nhiệm vụ cấp bách nhất cho Hoa Kỳ là nâng cao phí tổn cho các vi tặc Tàu và cải thiện an ninh các mạng lưới ở Hoa Kỳ. Nhưng các chức quyền Hoa Kỳ phải thực tế:  các tấn công điều khiển học  căn cứ ở Tàu  sẽ không biến mất đi, bất cứ thời gian nào sắp tới đâu nhé ! 

             ( Irvine , Nam Ca Li- Hoa Kỳ,  ngày 6 tháng 3 năm 2012 )  
                                
                                                                   

3 nhận xét:

  1. Ý Kiến của GS Tôn Thất Thiện:

    Trình,

    Vấn đề TQ, TQ-Hoa Kỳ, và TQ-VN, có hai khiá cạnh:

    1/ chiến lược/geopolitique/căn bản, dài hạn;
    2/ chiến thuật/thời cuộc, giai đoạn hay hằng ngày.

    Khiá cạnh (1) mình đã phân tách tường tận trong bài mình viết cho Diễn Đàn Thế Kỷ 21 đả khá lâu rồi (on line, về chi tiết hỏi anh Phạm Phú Minh), đã forward cho Trình rồi.
    (chú thích của Gift : Xin đọc bài của GS Tôn Thất Thiện trong trang Thân Hữu).

    Về khía cạnh (2) thì phức tạp hơn, vì phải theo dõi biến chuyển chủa thời cuộc thế giới mỗi ngày...Phải có đủ điều kiện (phương tiện, kiến thức, thì giờ và đặc biệt là sức khoẻ, mới làm được chu đáo.
    Mình nay không đủ điều kiện làm việc đó. Nhưng may, là không cần. Chỉ cần căn cứ trên (1) và những bài báo mà mình đã forward cho Trình thì cũng đoán được (2).

    Về Computer, Cyber etc...mình không đủ kiến thức để mà bàn tường tận. Nhưng xét kỹ ra, thì nó chỉ là những khiá cạnh chiến lược của TQ, muốn lấy lại vị thế của một đại cường quốc, và sau đó theo đuổi chính sách bành trướng hoá. Những hoạt động của TQ nằm trong khung cảnh của sự làm mọi chuyện (trong đó có Hacking, Cyber ,,,,) để tăng cường sức lực để tái lập điạ vị và bành trướng của TQ, theo chương trình 4 hiện đại hoá....

    Về kết quả thì hiện nay TQ chưa ra tay làm mạnh, đạp lút gaz, được, vì chưa hoàn tất được 4 hiện đại hoá. Đến 2030 mới xong, và ra tay được.
    Lúc đó thì TQ sẽ bị đám quân nhân ngứa tay thúc đẩy làm mạnh, dù là có nguy cơ va chạm với các đại cường quốc khác, đặc biệt là Hoa Kỳ.
    Hiện nay, thì như nói trong mấy bài mà mình gởi cho Trình, họ chỉ cần thắng trong những chiến tranh nhỏ"...(in little wars...)

    Về phiá Mỹ thì mình e rằng lúc này nó bị nạn chia rẽ trầm trọng, không những ở cấp Republicans-Democrats, mà ngay cả trong nội bộ của Đảng, như mình thấy trên TV mỗi túi trong cuộc tụi Republicans tranh nhau ứng cử Tổng Thống, và không làm mạnh được, như rõ ràng trong sự bất lực ỏ Trung Đông...,; về kinh tế thì nợ nầng lút óc và thất nghiệp tràn lan....
    Đối với TQ, Mỹ sẽ kiếm các hoà hoản.Lúc nay đã có nhân vật, như Brzinsky, nêu lên vấn đề nên bỏ Đài Loan (như Việt Nam 1960....)

    Về Việt Nam thì e rằng mình năm trong quan niệm thắng "little wars" của mây tuớng lãnh TQ hiếu chiến, trong lúc Việt Nam nát bét và chia rẽ...

    Etc,,,, etc....

    Còn nhiều lắm, vô tận, không nói hết được...

    Thiện

    Trả lờiXóa
  2. Để hiểu thêm về vũ khí mới trong cuộc chiến tranh, chúng tôi trích dẫn bài sau đây của Trúc Giang những đọan nói về sự xử dụng Virus Stuxnet của tình báo Do Thái Mossad. Vì giới hạn của phần nhận xét này là 4.096 characters nên chúng tôi chia thành 2 phần nối tiếp. GIFT.

    Meir Dagan (Cựu giám đốc tình báo Mossad) ủng hộ bất cứ giải pháp nào có thể ngăn chặn chương trình hạt nhân mà không phát động chiến tranh quân sự với Iran. Trong 8 năm giữ vai trò lãnh đạo Mossad, Meir Dagan đã tạo ra một thứ vũ khí thần kỳ, tuy không nói tên, nhưng rất nhiều người biết, đó là những cuộc tấn công chương trình hạt nhân Iran bằng một loạt sâu máy tính có tên Stuxnet.

    3.1. Virus Stuxnet
    Điểm đặc biệt của virus Stuxnet là có thể xâm nhập vào máy tính an ninh cao mà không cần phải nối kết vào Internet, một điều tưởng chừng như không có thể làm được. Từ tháng 6 năm 2010, Stuxnet đã tấn công, và phát ra lịnh tự hủy, đối với hệ thống máy tính thuộc cơ sở hạt nhân Natanz của Iran, nơi mà các khoa học gia đang điều khiển các máy ly tâm làm giàu chất Uranium. Do Thái là nước tạo ra thứ vũ khí ảo, phi thường nầy.
    3.1.1. Lần theo dấu vết
    Symantec là một công ty an ninh mạng có chi nhánh đặt tại Tel Aviv, Do Thái. Người đứng đầu chi nhánh là Sam Angel cho biết: “Stuxnet là một cuộc tấn công tinh vi mà tôi chưa từng thấy, đã tấn công vào một công nghiệp lâu đời và đặc biệt là không nối kết với Internet, là một việc hiếm có. Các nước hứng chịu cuộc tấn công nầy là Iran, Indonesia, Malaysia và Belarus”.Ngày 17-6-2010, Ulasen, một chuyên viên của công ty an ninh mạng, có tên là VirusBlokAda, tại Minsk, nhận được một Email của công ty Iran, phàn nàn rằng, những máy tính của họ liên tục bị tắc, rồi lại tự khởi động. Ulasen và một chuyên viên khác phải mất một tuần lễ để kiểm tra, thì mới phát hiện ra Stuxnet. Ulasen bèn thông báo cho các công ty an ninh mạng, trong đó có Symantec. Một kỹ sư tại Symantec đã phát hiện ra 2 máy tính chỉ huy cuộc tấn công nầy. Một trong những máy chủ (Server) ở Malaysia và một server khác thì ở Đan Mạch.Cả 2 máy chủ nầy đều được truy cập vào được bằng địa chỉ www.todaysfutbol.com và địa chỉ www.mypremierfutbol.com. Hai địa chỉ nầy được đăng ký dưới cái tên giả, bằng thẻ tín dụng giả, qua một công ty đăng ký Internet lớn nhất thế giới, có trụ sở ở Arizona, Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa
  3. Symantec đã liên lạc, ra và vào, tại 2 máy chủ nầy để theo dõi hoạt động của Stuxnet.
    Theo phân tích, Stuxnet đã lây nhiễm khoảng 100,000 máy tính trên thế giới, trong đó, có hơn 60,000 ở Iran, hơn 10,000 ở Indonesia và 5,000 ở Ấn Độ.
    Tại Natanz, các máy ly tâm được bảo vệ an ninh quân sự. Các máy ly tâm cao 1.8m, đường kính 10cm được đặt bên trong những boongke. Điều khiển hệ thống máy ly tâm là hệ thống điều hành Siemens do Đức chế tạo, chạy với Microsoft Windows.

    3.1.2. (Phần kỹ thuật). Các lỗ hổng an ninh và kế điệu hổ ly sơn.
    Stuxnet lợi dụng các lỗ hổng trong Windows để thao tác với hệ thống. Virus vào các máy tính qua các ổ USB. Ngay khi ổ nầy được nối kết với một máy tính trong hệ thống, thì việc cài đặt virus xảy ra âm thầm.Trước hết, Stuxnet tìm kiếm các chương trình diệt virus trong máy để phá hỏng hoặc gỡ bỏ các chương trình đó.Bước thứ hai, Stuxnet trú ẩn trong một phần của hệ quản lý và điều hành USB đó, và thiết lập đặc số kiểm tra, mục đích để làm gì thì các chuyên viên chưa biết rõ được.Việc lây nhiễm sẽ dừng lại khi tổng số kiểm tra đạt đến giá trị bằng con số 19790509. Symantec suy đoán con số nầy là một mã số nào đó, khi đọc ngược lại, thì con số biểu thị ngày 09-05-1979, đó là ngày mà một thương gia Do Thái tên Habib Elghanian, bị Iran xử tử.Đây có phải là sự việc trùng hợp hay không? Hay là một kế điệu hổ ly sơn, nhằm đánh lạc hướng?
    Theo thuật ngữ chuyên môn, thì trong hệ điều hành (Operating System) Windows có những lỗ hổng an ninh gọi là lỗ hổng “Zero-day”, là những lỗ hổng mà chưa có “bản vá”. Ngoài chợ đen, lỗ hổng thông thường giá 100,000USD bán cho những tin tặc (Hacker).Stuxnet đã khai thác ít nhất 4 lỗ hổng an ninh như vậy. Đối với Do Thái, việc tìm ra những lỗ hổng như thế, thì ngoài khả năng của họ.Vậy, làm thế nào mà Mossad có được những thông tin về công nghệ vi tính Siemens đang được xử dụng tại trung tâm Natanz của Iran?Có những đồn đoán cho rằng Hoa Kỳ đã giúp Do Thái trong việc nầy, bởi vì, có một viện nghiên cứu của chính phủ Hoa Kỳ ở Idaho, nơi đó các khoa học gia nghiên cứu công nghệ điều khiển vi tính Siemens đang được xử dụng ở Natanz.
    Ngày 15-1-2011, tờ New York Times cho biết, Do Thái đã thử nghiệm có hiệu quả, là virus Stuxnet đã làm ngừng quay khoảng 1,000 máy ly tâm của Iran trong tháng 11 năm 2010, thật sự đã làm chậm lại sự phát triển chương trình hạt nhân của nước nầy.Hai nhiệm vụ chính của sâu máy tính Stuxnet là, tấn công làm mất quyền điều khiển của các máy ly tâm, và bí mật ghi lại hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Hệ thống điều khiển máy ly tâm của Iran do hãng Siemens của Đức chế tạo.Ngày 19-10-2011, tờ New York Times cho biết, các nhà nghiên cứu phát hiện một loại virus mới tên là Duqu, có ý đồ đánh cắp những thông tin cần thiết để thực hiện một cuộc tấn công kế tiếp, nhưng mục đích hoàn toàn khác với virus Stuxnet.
    Trúc Giang
    Minnesota ngày 28-2-2012

    Trả lờiXóa