Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Việt Nam


     Cập nhật hiểu biết nước nhà :                        

      Tiến triển ở  ngành công nghệ thông tin  và truyền thông Việt Nam đến cuối năm 2012


                                                      G S Tôn thất Trình

             Cách đây gần một năm rưởi vào tháng 6 năm 2011, nhân dịp lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai , chúng tôi đã trích  dẫn báo cáo  năm 2010 – 2010 Report on Việt Nam của  các Cố vấn Kinh tế và Thương mãi Hiệp hội Âu châu trình bày ở Hà Nội cho biết là năm  2009 , Việt Nam đã đầu tư 2.1 tỉ đô la Mỹ vào hạ tầng cơ sở 3G, dịch vụ  cần thiết cho  internet di động, gọi viđêô call và Tivi di động- mobile TV đã có 13 triệu người đăng ký ( và theo IBM có khỏang 100 000 người thật sự thuê bao – subcribers ) . 

Một trong những phòng triển lãm về gọi viđêô
và 
Tivi di động ở VN năm 2010 


Nhưng  ở Sách Sự kiện thế giới -World FactBook, Cơ quan Tình báo CIA Hoa Kỳ -US Central Intelligence Agency , các trang nói về Việt Nam cập nhật ngày 13 tháng chạp năm 2012, thì số điện thọai  đường chánh - telephones main lines xử dụng năm 2011 ở Việt Nam đã lên đến  10.175 triệu , nâng Việt Nam lên hạng thứ 21  trong mọi quốc gia sử dụng điện thoại đường chánh số điện thọai tế bào di động – telephones mobile cellular  sử dụng lên đến  127. 318 triệu, giúp Việt Nam xếp hạng thứ 8  trong so sánh với mọi quốc gia thế giới . Số người dẫn truyện, đăng cai- Internet hosts năm 2012 là 189 553 ( mã số Internet Việt Nam là vn )   còn ở hạng 74 trong mọi quốc gia thế giới, nhưng số người dùng Internet năm 2009 đã là 23. 382 triệu, đứng hạng thứ 17 rồi. Theo Runckel & Associates đến tháng 3 năm 2010, số người dùng Internet đã là  23. 6 triệu người .      


             Tình trạng kỹ thuật hiện nay của công nghệ thông tin và  truyền thông Việt Nam

            Chúng tôi cũng phát họa sơ qua những hướng  tiến của  công nghệ thông tin và truyền thông – information and communications  industries , chiếu theo  quan điểm của James Gleick, nguyệt san Khám phá – Discovery, Hoa Kỳ ngày 15 tháng 6 năm 2011, đăng tải ở Blog the Gift, Irvine – Nam Ca Li. Sau đây là tóm tắt những kỹ thuật các ngành này, hiện Việt Nam đang sử dụng, cũng chiếu theo bá cáo của CIA nói trên .
         

             Hệ thống điện thọai

            Trên phương diện tổng quát, Việt Nam đang cố gắng cận đại hóa và nới rộng hệ thống viễn thông của mình.  Trong nước, mọi trao đổi các tỉnh với nhau đều được kỹ thuật số hóa – digitalized   và nối kết với Hà Nội, Đà Nẳng và Sài Gòn – TP HCM  theo cáp sợi quang – fiber optic cable  hay các mạng lưới  chuyễn tiếp vi ba rađiô – microwave radio relay network .  Các đường chánh đã được tăng gia và việc sử dụng  điện thọai di động  đang tăng trưởng mau lẹ .

Trên quốc tế, mã số Việt Nam là 84, một điểm đổ bộ cho  SEA-MEWE, C2C, và  những hệ thống cáp dưới biển- submarine cable  Thái Lan – Việt Nam – Hồng Kông  ; hệ thống cáp  dưới biển  Cổng Vào Mỹ Á châu – Asia – America Gateway đã thiết lập xong năm 2009, cung cấp các mối nối mới đường vào đến Á Châu và Hoa Kỳ; các trạm vệ tinh trên đất-2 Interspunik ( vùng  Ấn Độ Dương ).

Những hệ thống cáp dưới biển nối liền các nước 

            Môi trường phát hình – Broadcast media

             Chánh phủ kiểm sóat  mọi phương tiện  truyền hình dưới sự  duyệt xét  của Bộ  Thông tin và Truyền thông MIC, hảng cung cấp TiVi quốc gia cũng do  chánh phủ kiểm sóat là Ti Vi , Truyền hình Việt Nam – Việt Nam Television  ( VTV ) họat động  một mạng lưới  9 kênh  cùng nhiều  trung tâm truyền hình địa phương;  chương trình được chuyễn đi khắp nước xuyên qua  các trạm ti vi  tỉnh và thị trấn; luật pháp giới hạn Ti Vi vệ tinh , nhưng nhiều gia thất đã đủ khả năng  đi vào các chương trình ngọai quốc xuyên qua các thiết bị vệ tinh; chánh phủ kiểm sóat Tiếng Nói Việt Nam – Voice of Việt Namphát thanh rađiô quốc gia – national radio broadcaster, phát thanh trên 6 kênh  và  lập lại trên AM, FM và các trạm làn sóng ngắn khắp nước từ năm 2008.  

                Những sự kiện quan trọng Thông tin và Truyền thông , định giá Việt Nam năm 2012

Hạ tầng cơ sở tin học VN năm 2010  
                   Tháng 10 năm 2010, bộ Thông tin và Truyền thông- Viêtnam Ministry of Information and Communications  đang hoàn tất chiến lược  Chánh phủ  nâng cấp  hạ tầng cơ sở - infrastructure kỹ thuật thông tin- IT xứ sở cho đến năm 2020. Chiến lược nhắm vào  tăng gia lợi tức  cho lảnh vực IT  đất nước, sẽ chiếm một tỉ xuất GDP từ 17 đến 20% , và trong dài hạn tăng gia góp phần của  lảnh vực Thông tin truyền thông lên đến giữa 20 và 23 %. Tưởng cũng nên nhắc lại là theo UNDP năm 2001, sức mua tương đương  mỗi đầu người -GDP – PPP per capita của Việt Nam là  1860 $ ( Inđônêxia năm đó là  2857$, Trung Quốc  l3617 $, Thái Lan  6132$, Singapore   20767$ và Nhật   24 898 $ ).  Theo CIA, năm 2009,  GDP-PPP Việt Nam lên đến 3000$ mỗi đầu người; năm 2010  lên đến 3200 và năm 2011 ước lượng đạt 3400$. GDP- PPP năm 2009 là 265.4 tỉ đô la Mỹ, năm 2010 là 283.3 tỉ , năm 2011 ước lượng đạt 300 tỉ ( theo USD năm 2011 ) xếp hạng 42 trên thế giới.  Nghĩa là năm 2011, lảnh vực công nghệ IT Việt Nam đã có lợi tức  khỏang 60 tỉ đô la Mỹ ( ? ).   Một bước tiến đáng kể vì vào những năm đầu mới thành lập, lợi tức ngành công nghệ IT năm 2000 chỉ mới là 50 triệu đô la Mỹ, năm 2009 ( ? ) đạt 880 triệu, nhưng năm 2010 lên đến 6.26 tỉ.  Cũng theo Runckel & Associates , năm 2009, Việt Nam  đã  thu 290.7 triệu đô la Mỹ từ các dịch vụ điện thọai cố định, 4 032 triệu từ các  dịch vụ di động và  358.9 triệu từ các dịch vụ Internet.  


Có lẽ vì thế cho nên một  cuộc điều tra của 40 nhà báo chí chuyên nghiệp về công nghệ  IT quốc tế,  đã lựa chọn năm 2012 là năm Việt Nam có 10 sự kiện quan trọng, ưu điểm cũng như khuyết điểm, trong ngành này đã xảy ra , tiêu biểu nhất ở tiến trình cận đại công nghệ nước nhà .  CIA cũng ước lượng là năm 2011, GDP Việt Nam theo khu vực , thì công nghệ đã có lợi tức tổng thể  46.3 %  GDP, hơn gấp đôi lợi tức nông nghiệp chỉ còn 22%  và lợi tức dịch vụ đạt 37.7 %

Sau đây là vài sự kiện ( sự cố ) quan trọng ở ngành công nghệ IT năm 2012 :

               -  Hãng di động Beeline của Nga  tháo lui.

Gtel Mobile VN
               Hảng Vimpelcom, hảng chuyên chở - carrier truyền thông di động Nga, đã quyết định  bán 49% cổ phần của mình ở liên doanh cùng hảng chuyên chở Việt Nam GTel Mobile và từ bỏ kiểm sóat hảng, nêu  lý do là không có cơ hội phát triễn thị trường Việt Nam. Tiếp theo di chuyễn của hảng Vimpelcom, GTel  tung ra nhãn hiệu “ G mobile”  thay thế Beeline, đã hòan tòan tháo gỡ sau thời gian 6 tháng  chuyễn tiếp.  Beeline đã xuất hiện  như thể là mạng lưới   di động thứ 7  tại Việt Nam, đã thật sự gây một cú  sốc mạnh ở thị trường Việt Nam, khi tung ra gói hàng dịch vụ siêu rẽ tiền  tên gọi là Big Zêrô. Tuy nhiên như thế vẫn không đủ giúp cho Beeline đúc xi măng làm dính chặt vị trí thị trường của mình.

                - Thương gia trực tuyến – online marketer lừa bịp hàng triệu người sử dụng .  

             Những thủ tục  giao thương bất hợp pháp  của hảng Muabán 24- MB24 , một công ty thị trường đa mức trực tuyến – online multi level marketing , đã bị phám phá tháng 8 năm 2012 , gây  ra những làn sóng cú sốc khắp cộng đồng trực tuyến, sau khi  rất nhiều người dân nghèo, có lợi tức thấp kém bị lừa bịp  gia nhập mạng lưới. Cảnh sát công an đã bố ráp bất ngờ trụ sở MB24, một công ty buôn bán trực tuyến tại  huyện Từ Liêm – Hà Nội ,  chiếu theo những lời viện dẫn là hảng đã chiếm đọat một số tiền lớn của khách hàng. MB24  tự quảng cáo một nền sàng cho thương mãi điện tử - e commerce , nơi các hội viên có  thể làm ra tiền bằng cách phát triễn mạng lưới của công ty. Hảng cũng cống hiến huấn luyện bán trực tuyến và chuyên môn IT. Muốn gia nhập MB24, các khách hàng phải trả 5.2 triệu đồngVND ( 248 $ Mỹ ) để mua “ kho tồn trử - store space”.   Muốn có lợi cho đầu tư mình, các khách hàng  phải thuyết phục nhiều người khác  gia nhập mạng lưới. Họ thu 1.5 triệu đồng VND  ( 71 $ ), khi giới thiệu thêm được một hội  viên. Càng có nhiều khách hàng giới thiệu, họ càng có thể thu thêm tiền, nhưng  thật sự họ không được hòan lại tiền nào cả.  Chỉ trong 1 năm, MB24  đã thiết lập  51 chi nhánh ở 32 thị trấn và nhiều tỉnh. Khách hàng phần lớn là dân gian thiếu tiền mặt như sinh viên, nông dân và các cư gia các vùng nghèo khổ, hiểu biết rất giới hạn về Internet và thương mải điện tử - e commerce .


             - Quyết định nhấn mạnh tầm quan trọng của IT

              Phiên họp khóang đại- plenum thứ tư của Ủy ban Trung Ương Đảng, phiên họp thứ 11, chấp thuận Nghị quyết – Resolution 13, tháng giêng năm 2012, xây dựng hạ tầng cơ sở đồng bộ - synchronous infrastructure, mục đích giúp cho Việt Nam trở thành  một quốc gia công nghệ cận đại vào năm 2020.  Nghị quyết nói rằng  Kỹ thuật Thông tin IT là một thành phần then chốt của hạ tầng này và thúc dục  Việt Nam phát triển chánh phủ điện tử - e government  và thương mãi điện tử .

              - Tháng 5 năm 2012 , Vinasat2 đã được phóng lên

Dự án là một tư bản đầu tư  tri gía 280 triệu đô la Mỹ 80% đến tư  các tiền cho vay ; phần còn lại là của VNPT.  Các nhà đầu tư hy vọng là sẽ huề vốn  sau 10 năm và có lời 5-6 năm kế tiếp.  Vệ tinh do hảng Mỹ Lockheed Martin chế tạo, sẽ tăng cường chuyên môn cho địa phương và phát triển xa hơn nữa kỷ thuật truyền thông bằng vệ tinh của Việt Nam, cũng như tiên đóan thời tiết và an ninh quốc gia. Đây là vệ tinh thứ hai Việt Nam đặt vào quỉ đạo. Vệ tinh thứ hai này có khả năng lớn hơn, cân nặng hơn, có nhiều phản ứng máy dò- sensors responses hơn, khả năng bề rộng băng tần – bandwith capacity cao hơn.

Vinasat2

             -  Lợi tức công ty Viettel vượt xa VNPT

 Tổ hợp Viettel, hảng cung cấp viễn thông – telecoms lớn nhất Việt Nam, lần đầu tiên, đã vượt nhóm  đối thủ VNPT Group  về thu họach.  Như chúng ta đã  biết VNPT  hai đối thủ chánh của Viettel là Vinaphone và Mobilfone.  Lợi tức của Viettel  đến cuối tháng 12 năm 2012 ước lượng là  140 ngàn tỉ- trillions đồng VND  ( 6.6 tỉ $US ), so với  130 ngàn tỉ đồng  VND ( 6.1 tỉ $US ) của VNPT năm 2012. Viettel tung ra các dịch vụ di động năm 2004, một chục năm sau VNPT, nhưnghành động năng nổ hơn, để  trở thành nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông dẫn đạo ở Việt Nam. Ngòai việc đã chiếm  trên phân nữa thị trường di động nội địa, Viettel đã mở rộng dịch vụ hảng sang Lào, Cambốt, Zimbabwe, Chi Lê, Đông Timor, Haiti và Tanzania.


            - Các người sử dụng di động mới trả tiền trước – new prepaid  phải trả một lệ phí  họat hóa – activation fee.

 Các nhà  ghi thuê bao - subcribers  các dịch vụ di động trả tiền trước sẽ phải trả 25 000  đồng VND, kể từ tháng giêng năm 2013, ngọai trừ phí tổn một thẻ SIM Card.  Biện pháp này có mục đích  giảm bớt số thuê bao ảo( ảnh )  càng ngày càng nhiều thêm về các dịch vụ   trả tiền trước, trong đó các người  chỉ sử dụng tạm thời các con số  họ thuê bao.  Thuê bao cho các dịch vụ  di động trả tiền sau – postpaid  vẫn giữ mức là 30 000 đồng VND, theo lời Bộ Thông tin và Truyền thông.  Bộ cũng đòi hỏi các nhà cung cấp  mạng lưới di động  phải được phép, nếu họ mong muốn  thay đổi sác xuất thuê bao hay  đề xướng cung cấp. 

            - S-fone sa thải nhân viên


S-fone tiếp tục phấn đấu hầu sống còn sau khi thua lỗ lớn lao và mất đi nhiều người ghi thuê mua. Một số lớn nhân công hảng đã bị sa thải , trong khi họ chưa nhận được  lương bổng và cung cấp qui định.  Hảng chuyên chở  di động đau ốm này làm cho đa số nhân viên  ở Hà Nội thừa thải  vào tháng 7 năm 2012 để chấm dứt cơ chế Khế Ước Doanh Vụ  Hợp tác -   Business Cooperation Contract , thay bằng một công ty trách nhiệm hửu hạn – limited liability company.  Quyết định  đã đạt theo một thỏa hiệp giữa Saigon Postel ( SPT ), một công ty  bà con của S-Fone  và  Nghiệp đòan  Thương mãi – Trade Union của S- fone , theo  nhà đại diện công ty.  S- fone là một công ty liên doanh  giữa viễn thông Hàn Quốc ( Nam Hàn )  khổng lồ SK Telecom và SPT, thiết lập năm 2003 và là  một hảng họat động  di động thứ 3, sau Mobilfone và Vinafone.  Hảng S-fone  là hảng họat động đầu tiên áp dụng kỷ thuật CMDA tân tiến-  Advanced  Code Division Multiple Access   tại Việt Nam, trong khi các hảng chuyên chở khác  sử dụng GSM -Global system for Mobile  Communications . Tuy nhiên, vì số kiểu mẩu máy cầm tay  cuối đường- terminal  handsets   giới hạn, công ty đã không đủ sức tăng thêm căn bản khách hàng, chỉ đạt có 1 triệu, sau 10 năm họat động mà thôi.  Sau khi SK Telecom rút lui khỏi liên doanh năm ngóai,  S- fone không đủ khả năng tìm ra một nhà đầu tư mới, để phát triễn mạng lưới khốn đốn của mình.

           -Tiền bản quyền phải nạp khi tải nhu liệu kỹ thuật số

 Mọi trang web âm nhạc Việt Nam đều bắt đầu phải trả lệ phí khi tải nhu liệu xuống– download, tháng 11 năm 2012 .  Tuy nhiên, lệ phí nạp  theo báo cáo vẫn còn khiêm tốn vì người nghe đã quen dùng âm nhạc không trả tiền và không có ý định  trả lệ phí cho dịch vụ này. Các trang web nhạc trực tuyến  ở Việt Nam tuyên bố  là họ muốn  bắt  các người dùng trả 1000 đồng VND  cho một hồ sơ  các bản hát tải  từ các ngõ cổng chánh– portals  trong một công tác thực thi các quyền sở hửu trí thức.  Biện pháp  này hy vọng sẽ  thay đổi khuynh hướng  tư tưởng các  công dân Việt Nam dùng net Việt Nam  thường quen thói tải nhu liệu bất hợp pháp từ các trang web  chia xẻ hồ sơ- file sharing websites  .

            -Các tần số rađiô  nằm dưới búa

 Theo một quyết định của thủ tướng, các tần số rađiô sẽ phải đấu thầu thay vì phát không. Thể lệ điều hành mới nhắm tạo dựng một thị trường cạnh tranh và trong sáng cho các tần số rađiô  mà chỉ có các hảng đủ khả năng mới có tư cách sử dụng các tài nguyên không dây – wireless resources.

 Ngòai các lựa chọn các sự kiện quan trọng chóp bu cho năm 2012, các nhà báo  cũng làm tiên đóan cho năm tới 2013. Họ tiên đóan là một số các công ty sẽ  lỗ lã năm 2013, trong khi các điện thọai thông minh và các dịch vụ 3G sẽ bum -  phồn thịnh.

             -Lảnh vực Phần mềm (Nhu liệu ) – Software ở Việt Nam


 Cũng chiếu theo  Runckel & Associates, năm 2010,  công nghệ phần mềm nước nhà  đạt mức bán là 800 triệu đô la Mỹ, tăng 40 % so với năm 2009. Nhân công làm việc phần mềm công nghệ IT trung bình là gần 4560 đô la Mỹ một năm mỗi người năm 2009 , so với mức 3600 $US năm 2008 . Đây là mức lương cao nhất ở công nghệ IT, và tiếp tục tăng thêm, vì  lương bổng phần cứng – hardware chỉ là  2809 $US và phần  công nghệ  chứa kỷ thuật số- digital content industry  năm 2009 là  3505 $. Năm 2009,Việt Nam có trên 1000 công ty phần mềm, sử dụng đến 64 000 người . Trên 200 công ty kích thước trung bình là 150- 200 nhân viên, phần lớn ở dịch vụ  nguồn ngọai phần mềm –  sofware outsourcing services . Vài công ty  có hơn 1000 nhân viên như FPT Software , FPT Information Systems , TMA, PSV v.v…  Các ứng dụng phần mềm nguồn ngọai đến Việt nam năm 2010, đều tập trung vào tiêu khiển điện tử - electronic entertainement, các dịch vụ giá trị thêm  trên Internet và các mạng lưới di động.  

            -Lãnh vực phần cứng ( cương liệu) – hardware ở Việt Nam


Năm 2009, số vốn luân chuyễn tổng thể- total turnover từ phần cứng đã lên đến mức  gần 4 tỉ $US , 8 lần hơn  năm 2000. Lảnh vực phần cứng năm đó hút dẫn trên 5.7  tỉ $US  đầu tư ngọai quốc trực tiếp – FDI, gồm luôn cả  các hảng danh vang thế giới như Intel, Canon và Fujitsu.  Vốn luân chuyễn xuất khẩu máy computer, các bộ phận thay thế và các sản phẩm điện tử  năm 2009 là 3.953 tỉ $US , năm 2008 là 3.714  tỉ. Các thiết bị viễn thông xuất khẩu trị giá 2 .573 tỉ  năm 2009 và 1.995 tỉ năm 2008.  Vốn luân chuyễn nhập khẩu các máy computer, bộ phận thay thế và các sản phẩm điện tử năm 2009 là 2.763 tỉ ; năm 2008 là 2.638 tỉ.  

            -Các công viên  Parks IT Việt Nam

Bản vẽ Park IT Hà Nội 

 Chiến lược mới của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về hạ tầng cơ sở kỷ thuật thông tin cho biết là các công viên IT sẽ cống hiến 6 chức năng chánh yếu gồm chế tạo - thương mãi cung cấp  các sản phẩm IT và dịch vụ ; khảo cứu và phát triễn; huấn luyện tài nguyên nhân sự, phát triễn các công ty kỷ thuật và IT; tổ chức các hội chợ và triễn lãm, hút dẫn  các nhà đầu tư địa phương và quốc tế  hầu gia tốc  phát triễn các công viên . Bản dự thảo cũng phân lọai ra thành các công viên IT hạng nhất sử dụng ít nhất là 2000 nhân viên và công viên IT hạng nhì với lực lượng nhân công ít nhất là 1000 người.  Hầu khuyến khích các nhà đầu tư vào công viên, Chánh phủ nói rằng sẽ giúp làm dễ dàng việc dọn quang đất đai – land clearance ,  cho nhập vào  vay ưu đải – preferential loans từ Ngân Hàng Đầu tư và Phát triễn Việt Nam – Bank for Investment and Development , BIDV, và quyền phát hành các bông( cỗ ) phiếu tổ hợp – corporation bonds.  Các hảng IT được miễn tiền thuê đất, chỉ phải trả sác xuất thuế lợi tức tổ hợp là 10% trong 15 năm, kể từ khi bắt đầu thu lợi tức  và miễn thuế nhập khẩu các thiết bị IT đặc thù thị trường trong nước không sản xuất được. Việt Nam  năm 2010 đã  có 7 công viên IT , nhưng chúng họat động còn thiếu hiệu quả. Các nhà phân tích cho rằng nghị định của bộ rất thiết yếu hổ trợ phát triễn ngành công nghệ mới mẽ này

            -Tài nguyên nhân sự của công nghệ IT Việt Nam


               Năm 2009,  phần cứng  có 121 000 nhân viên ( năm 2008 là 110 000 ) ; phần mềm có 64 660 ( năm 2008 là 57 000)  và phần chứa đựng kỷ thuật số có 41 000 ( năm 2008 có 33 000 ).  Nhưng dù rằng ngành công nghệ IT nước nhà tiến triễn mau lẹ, thách thức lớn là thiếu tài nguyên nhân sự - human resources cho  các lảnh vực này.  Theo tài liệu , chánh phủ sẽ chi tiêu chừng 900 tỉ đồng VND ( 50.54triệu $US ) để huấn luyện  các nguồn tài nguyên nhân sự  cho IT trong vòng 5 năm tới. Đến năm 2015, Việt Nam hy vọng là sẽ có 600 000 chuyên viên ngành IT và con số mong đạt sẽ lên đến 1 triệu vào năm 2020.  Năm 2008  có 271 trường dạy IT, con số năm 2009 y như cũ . Nhưng số sinh viên ghi danh học  đã tăng thêm nhiều : từ 50 050 sinh viên  năm 2008 lên 56 406 năm 2009 ; trong khi năm 2006 chỉ mới có 30 352 ( và 192 trường ). Không rỏ  Việt Nam sẽ  đủ sức  đối đầu thách thức về tài nguyên nhân sự cho IT mình không?.  Một thách thức khác cho Việt Nam là nạn đạo tặc phần mềm -  software piracy , rất thông thường ở nước nhà. Việt Nam cho rằng rất khó cân bằng việc giảm sử dụng phần mềm và tôn trọng bản quyền – copyright, khi giá cả phần mềm hợp pháp còn quá cao so với lợi tức dân gian. Theo Rebecca Hồ, nhà chiến lược chương trình IP cho Microsoft ngày 30 tháng 7 năm 2010, tăng trưởng của công nghệ IT Việt Nam tùy thuộc vào khả năng nước nhà  chống trả nạn đạo tặc phần mềm. Không biết là cuối năm 2012, vụ này giải quyết đến đâu rồi !

                      ( Irvine, Ca Li ngày 10 tháng giêng năm 2013 )  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét