Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Trung Quốc


Hai quan điểm tương lai đảng Cọng Sản Trung Quốc, có lẽ Việt Nam nên suy tư thêm chăng

                           G S Tôn Thất Trình


      Sau đây là hai quan điểm dị đồng của hai chuyên gia Trung Quốc đăng ở tập san “ Ngọai giao – Foreign Affairs” số tháng Giêng /Hai năm 2013. Một của Eric X. Li, nhà tư bản doanh vụ hiểm nguy – venture capitalist và khoa học chánh trị ở TP Thượng Hải- Shanghai, Trung Quốc. Và một của Yasheng Huang-  Gia Thanh Hòang ( ? ), giáo sư  kinh tế chánh trị  và xử lý quốc tế  trường đại học Sloan, viện MIT – Hoa Kỳ

1-Đời sống của Đảng: tương lai Hậu Dân Chủ đã  bắt đầu ở Trung Quốc ( Eric X. Li )                                

Dân Chủ Trung Quốc: Bầu cử ở tỉnh Quảng Đông (Guangdong) hôm 3 tháng 3 năm 2012

         Tháng 11 năm 2012 , Đảng Cọng Sản Trung Quốc – CCP ( Chinese Communist Party  )  khai mạc  cuộc họp  Đại  Hội Quốc Gia – National Congress  thứ  18  chuyễn động, một lần  trong một chục năm, việc trao quyền hành cho một thế hệ lảnh đạo mới.  Như chờ đợi, Tập Cẩm Bình -  XiJinping  giữ chức tổng thư ký ( tổng bí thư ) và  sẽ thành chủ tịch nước( tổng thống ) vào tháng ba năm 2013 này. Chuyễn tiếp rất êm dịu và trình diễn  điều hợp tốt đẹp,  tương xứng một quốc gia siêu cường tự tin đang trổi dậy. Đây là  một thời kỳ khủng hỏang. Thật tế, nhiều tháng trước khi  chuyễn giao, xì căng đan quanh vụ Bạc Hy Lai – BoXilai  nguyên là chủ tịch đảng ở Thị Xã Trùng Khánh – Chongking municipality, làm vỡ nát bộ mặt thống nhất lâu ngày của CCP  đã duy trì được  ổn dịnh chánh trị nội địa, kể từ biến động Quảng Trường Thiên An Môn  - Tiananmen Square  năm 1989. Nền kinh tế Trung Quốc càng làm cho tình trạng tệ hại  thêm, sau khi đã  giữ vững mức tăng trưởng  GDP hai con số  trong hai thập niên, đã chậm hẳn  đi, giảm gia tốc  trong 7 qúi liền.  Mô hình kinh tế Trung Quốc  công nghệ hóa mau lẹ, chế tạo cường tính lao động, đầu tư chánh phủ đại trà  xây dựng hạ tầng cơ sở  và tăng trưởng xuất khẩu, hình như đã đứt hơi.  Khiến cho  Trung Quốc và Tây Phương  tiên đóan  là tình trạng độc đảng đang hấp hối. Họ cho rằng chánh trị độc đảng không  sống sót được nữa, nêu  các nhà lảnh đạo chánh trị ngưng không làm ra các kỳ diệu kinh tế.

      Tuy nhiên bi quan này sai chỗ. Chắc chắn là nhiều thách đố đe dọa lớn đang chờ đợi Tập Cẩm Bình.  Nhưng ai đó gợi ý là Đảng Cọng Sản Trung Quốc CCP sẽ không đủ khả năng giải quyết những thách đố này, trên căn bản, đã đọc sai chánh trị và mức đàn hồi  của các cơ chế cai trị Trung Quốc. Bắc Bình có thể đủ khả năng chửa bệnh tật Trung Quốc với động năng và đàn hồi, nhờ tính cách  thích ứng của CCP, hệ thống cai trị bằng nhân tài – meritocracy, và tính chất hợp pháp của chánh phủ đối với dân gian Tàu. Trong thập niên tới, Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến tới, không lù mờ đi. Các nhà lảnh đạo Tàu  sẽ cũng cố kiểu mẩu độc đảng và theo tiến trình này,  sẽ thách thức uyên bác qui ước Tây Phương về phát huy chánh trị và đường tiến tới bắt buộc phải đến  dân chủ bầu cử. Tại thủ đô Trung Quốc, thế giới có thể mục kích  sinh hạ một tương lai hậu dân chủ - post democracy furure .  
        

     Học kinh nghiệm khi đang làm việc

      Khẳng định là qui tắc cai trị độc đảng  bẩm sinh không thể nào tự sửa chửa,  không phản ảnh được ghi chép lịch sử Trung Quốc. Suốt 63 năm nắm chánh quyền, CCP đã tỏ ra có tư cách thích ứng phi thường. Kể từ khi thành lập năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc  đã đeo đuổi một lọat rộng rải các chánh sách kinh tế. Trước tiên, CCP khởi xướng   một tập thể hóa đất đai cấp tiến  vào đầu thập niên 1950.  Tiếp theo là những chánh sách   Bước Tiến Nhảy Vọt – Great Leap Forward  cuối thập niên 1950 và Cách Mạng Văn Hóa  từ cuối thập niên 1960 đến  giữa thập niên 1970 . Sau đó, đến lượt gần như tư hửu hóa  đất nông nghiệp  đầu thập niên 1960, rồi đến các Cải cách  Thị trường của Đặng Tiểu Bình cuối thập niên 1970  và Giang Trạch Dân – Jiang Zemin  mở rộng  thành viên đảng CCP cho các  tư nhân doanh vụ ở thập niên 1990. Mục đích cơ bản luôn luôn là sức khỏe kinh tế và ngay cả khi  chánh sách không thực hiển nổi – tỉ như  Bước Tiến Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa -, Trung Quốc đã đủ khả năng tìm ra một cái gì thực hiện được:  tỉ dụ, những cải cách Đặng Tiểu Bình, đã phóng lên cao nền kinh tế Trung Quốc đến vị trí  nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày nay.

     Trên chiến tuyến cơ chế, CCP cũng không làm ngơ, tách rời khỏi cải cách.  Một thí dụ là sự dẫn nhập  vào các thập niên 1980 và 1990  các thời gian giới hạn – term limits cho đa số  chức phận chánh trị  ( và cả luôn giới hạn  tuổi tác ), 68 – 70 tuổi,  cho vị lảnh đạo  đảng cao cấp nhất ). Trước đó, các lảnh đạo đã đủ khả năng dùng  chức vị mình cũng cố quyền hành và cai trị  vĩnh viễn ( muôn năm ).  Điển hình là Mao Trạch Đông - Mao Zedong .  Mao đã chấm dứt nội chiến Quốc- Cọng  và đuổi  cổ được ngọai quốc xâm lăng Tàu, để trở thành  cha già của Trung Quốc hiện đại. Thế nhưng cai trị kéo dài của Mao  đã đưa tới những sai lầm đại họa, chẳng hạn Cách Mạng Văn Hóa. Ngày nay, thật khó lòng cho vài người ở chóp bu đảng cũng cố quyền hành dài hạn. Di động lên trên bên trong đảng, cũng tăng thêm nhiều.

       Chánh sách ngọai giao Trung Quốc  cũng đã thay đổi nhiều lần, hầu hòan tất sự vĩ đại của nước Tàu. Chánh sách ngọai giao di chuyễn từ một liên minh với Mạc Tư khoa – Moscow, ở thập niên 1950 đến gần như liên minh hoàn tòan  với Hoa Kỳ vào thập niên 1970 và 1980, khi cả hai muốn  ngăn ngừa Nga Sô Viết bành trướng. Ngày nay, Trung Quốc  theo đuổi  một chánh sách ngọai giao độc lập hơn, một lần nữa phải đối đầu nhiều với Hoa Kỳ.  Nhưng khi cố tiến lên hàng vĩ đại, Trung Quốc đang  thách đố các tiền lệ lịch sử  và thăng tiến hòa bình, cố tránh chủ nghĩa quân phiệt  đã làm đau khổ Đức Quốc và Nhật Bổn  các năm giữa thế kỷ 20.

            Lúc Trung Quốc trải qua thời gian chuyển tiếp 10 năm, kêu gọi trong nước và ngọai quốc làm một vòng mới cải cách chánh trị cũng tăng thêm. Một phía cấp tiến ở Trung Quốc  và ngọai quốc thúc dục  Đảng cho phép tuyễn cử  đa đảng hay ít nhất chấp thuận hình thức  các phe nhóm bên trong đảng. Trong cái nhìn này, các  chánh trị tình địch hòan tòan mới, có thể bảo đảm là Trung Quốc sẽ có được sự lảnh đạo Trung Quốc đang cần. Tuy nhiên dù có thật tâm đi nữa, những yêu cầu này  thảy đều thiếu một sự kiện căn bản:  đảng CCP  đã có bằng chứng  là một tổ chức chánh trị  tự mình cải cách nhất trên lịch sử thế giới mới đây. Không còn chút nào nghi ngờ rằng là các lảnh tụ mới Trung Quốc đang trực diện, một thế giới khác hẳn thế giới thời Hồ Cẩm Đào- Hu Jin Tao cầm  quyền từ năm 2002, nhưng có nhiều cơ may  là CCP của thời Tập Cẩm  Bình – Xi Jin Ping cũng sẽ đủ khả năng  thích ứng và giải quyết bất cứ  thách đố mới mẽ nào  môi truờng nội địa và quốc tế thay đổi đặt ra. Một phần là vì CCP rất ư nặng về cai trị bằng  nhân tài, đề cao  những dân Tàu có kinh nghiệm và khả năng được chứng minh rỏ ràng.
            

          Làm ra những cấp bậc

         Các quan sát viên Tây Phương  về Trung Quốc  đã sử dụng các báo cáo tham nhũng  - phức tạp thêm  bằng những xì căng đan kiểu Bạc Hy Lai – để mô tả  đảng cầm quyền  mắc bệnh trầm trọng, không chửa trị được nữa rồi.  Bệnh có thật, nhưng chửa trị lớn nhất lại  chánh ngay đảng CCP. Trái với trực giác  cho dân Tây Phương, CCP mà tính cách siêu việt chánh trị đã được tôn thờ  trong hiến pháp Tàu là một cơ chế  chánh trị cai trị bằng nhân tài  lớn nhất thế giới . Trong số  25 ủy viên của Bộ Chánh trị- Politburo trước Đại Hội thứ 18, cơ chế cai trị cao nhất của CCP, chỉ có 5 người ( gọi là con ông cháu cha-  princelings) thuộc giai cấp ưu đải.  20 người khác, kể cả chủ tịch nước ( tổng thống ) Hồ Cẩm Đào  và thủ tướng Ôn Gia Bảo – Wen Jiabao  đến từ giai cấp trung lưu  hay hạ lưu.  Tại Ủy ban Trung Ương Đảng - CCP’s Central Committee  đông người hơn,  gồm hơn 300 ủy viên, tỉ lệ ủy viên sinh  từ các giai cấp  quyền hành  hay giàu có càng nhỏ hơn nữa. Đa số nhân viên  trong guồng máy chánh quyền  hoạt động và tranh đua  tiến thân qua hàng ngũ lên cấp trên. Phải công nhận tổng thư ký mới Tập Cẩm Bình là con một lảnh đạo cũ của Đảng. Tuy nhiên đa số ủy viên lên hàng ngũ cao cấp đều có những thuở khởi đầu thấp kém.

   Thế làm cách nào  Trung Quốc đã đảm bảo chế độ cai trị bằng nhân tài ?   Cốt cán của câu chuyện là một thể chế uy vũ, ít khi được Tây Phương nghiên cứu là  Ban Tổ chức- Organization Department của CCP.  Ban này có trách nhiệm tuyễn chọn, đánh giá và đề xướng  một tiến trình tuyễn chọn quan liêu đi sâu vào chi tiết, có thể làm gương cho mọi tổ hợp doanh vụ. Đở đầu tiếp tục  đóng một vai trò, nhưng nhìn chung, thực tài qui định ai sẽ vượt lên  trên hàng ngũ. Mỗi năm, chánh phủ và các tổ chức liên hệ tuyễn lựa các sinh viên tốt nghiệp các viện đại học  vào các chức vị mới vào  trong một hệ thống của ba hệ thống  quốc gia kiểm sóat: ngành dân chính, công vụ - civil service, các xí nghiệp quốc doanh và các tổ chức xã hội liên hệ đến chánh quyền , tỉ như các viện đại học hay các tổ chức cộng đồng. Đa số người tân tuyễn đi vào cấp bậc thấp nhất hay khắc nguyên ( ? )- ke yuan . Sau vài năm, Ban tổ chức  duyệt xét hiệu năng  và có thể  tăng chức theo hàng ngũ 4 hệ thống  xử lý  ưu tú : phúc khắc – fu ke , khắc , phúc thu, châu ( ?) - fu chu thu, châu – chu. Rặng chức vụ ở những cấp bậc này rất rộng, bao gồm mọi sự   từ cách điều khiển hệ  thống y tế một làng nghèo khổ đến hút dẫn đầu tư thương mãi ở một thị trấn huyện. Mỗi năm một lần, Ban Tổ chức  xét lại các ghi chép hiệu năng  định lượng của mỗi chức quyền tại mỗi cấp bậc này, phỏng vấn cấp trên, các bạn đồng nghiệp, các thuộc cấp và kiểm tra hành vi cá nhân. Điều tra dư ( công ) luận  rộng rải và thường xuyên cũng được thực thi trên những vấn đề, từ thõa mãn các hướng chánh cho đất nước đến  ý kiến chánh sách địa phương  đặc thù hay thế tục hơn. Một khi Ban thu thập xong hồ sơ đầy đủ về mọi thí sinh và xác định là công luận thõa mãn  hay  bất bình với hiệu năng các chức quyền , các ủy ban bàn cải dữ liệu  và  đề nghị tưởng thưởng những kẻ thắng cuộc.  

        Sau giai đọan này, lối đi nhân viên công quyền ( công chức ) rẽ ra,  và cá nhân có thể luân chuyễn  xuyên qua hay ra ngòai cả ba đường lối ( dân chính – công vụ , các xí nghiệp quốc doanh và các tổ chức xã hội ).  Một chức quyền có thể bắt đầu  họat động ở lảnh vực chánh sách quốc tế, rồi chuyễn đến  một chức vụ liên quan đến các vấn đề chánh  trị hay  xã hội. Ông ta hay bà ta  có thể đi từ một vị trí chánh quyền truyền thống  đến trách nhiệm xử lý  ở một xí nghiệp quốc doanh hay một viện đại học. Trong nhiều ca, Ban Tổ chức  cũng sẽ gửi  ra ngọai quốc một số  chức sắc đầy hứa hẹn, để học hỏi các thủ tục tốt đẹp nhất trên thế giới . Các viện đại học tỉ  như Trường Chánh  Quyền  Kennedy thuộc Viện Đại học Harvard  và Viện Đại học Quốc Gia Sinpapore, thường xuyên  nhận các chức quyền Trung Quốc đến học ở các chương trình huấn luyện của  Viện. Theo thời gian,  những ai thành công nhất  sẽ được tăng cấp nữa  đến cấp bậc như phúc kiệt ( ? ) – fuju   hay kiệt – ju; đến cấp bậc này,  chức vị là xử lý  những huyện ( huyện Tàu tuơng đương với tỉnh Việt Nam )   dân số có thể đến vài triệu người hay các xí nghiệp công ty  lợi tức có hàng  trăm triệu đô la Mỹ. hầu có một ý niệm   về tích cách  nghiêm khắc của tiến trình tuyễn lựa, năm 2012 Trung Quốc   có 900 000 chức sắc  ở cấp bậc phúc khắc  và khắc ; 600 000 ở cấp bậc  phú thu và thu.  Chỉ có 40 000  ở cấp bậc phúc kiệt hay kiệt mà thôi .

      Ở cấp bậc kiệt, vài người xuất sắc  lên hàng ngũ cao hơn nữa, đôi khi lọt vào  Ủy Ban Trung Ương Đảng CCP. Tòan thể  tiến trình có cơ kéo dài hai hay ba chục năm và ai lọt vào hàng ngũ chóp bu đã có kinh nghiệm xử lý   trên mọi lảnh vực  xã hội Trung Quốc.  Thật vậy, trong số  25 thành viên của  Bộ Chánh Trị - Politburo , trước Đại Hội thứ 18,  19  thành viên đã điều khiển  những tỉnh  lớn hơn  đa số quốc gia trên thế giới với ngân sách cao hơn ngân sách  các chánh phủ trung bình. Chẳng hạn ai có kinh nghiệm  Barack Obama trước khi đắc cử tổng thống có thể không được  cử  làm xử lý một huyện nhỏ ở  hệ thống Trung Quốc. Lối thăng tiến của Tập Cẩm Bình thật đáng minh họa. Trong vòng 30 năm, Tập đã đi lên  từ chức vụ phó huyện- quận  trưởng mức phúc khắc một làng nghèo khổ  đến chức thư ký đảng ở Thượng Hải, rồi thành thành viên Bộ Chánh Trị. Đến lúc Tập  leo đến tột đỉnh, Tập đã xử lý những vùng có tổng dân số trên 150 triệu người  và GDP phối hợp trên một ngàn ti đô la Mỹ ( 11 -12 lần tổng lợi tức Việt Nam năm 2012 ).  Sự nghiệp của Tập  chứng minh là hệ thống dùng nhân tài đã thúc đẩy chánh trị Trung Quốc và ai đó cuối cùng lảnh đạo Trung Quốc, đều đã có những ghi chép  chứng minh.                       

                 Sáng Kiến hay Ngưng Trệ

        Chế độ dùng nhân tài tập trung của Trung Quốc  cũng cổ võ tinh thần kinh doanh – entrepreneurship. Thủ tục thực thi các thí nghiệm chánh sách từ trên  xuống dưới dể tuyễn lựa  địa phương và nới rộng ra khắp nước những gì thành công đã được ghi đủ tài liệu.  Thí dụ biết nhiều nhất là việc thành lập những «  vùng kinh tế đặc biệt » của Đặng Tiểu Bình . Vùng đầu tiên là Thẩm Quyến – Shenzhen.  Huyện này được khuyến khích họat động trên các nguyên tắc thị trường, hơn là những quyết định  của các nhà qui ( kế) họach trung ương.  Kinh tế Thẩm Quyến tăng trưởng mau lẹ, khiến chánh phủ trung uơng  sao chép  chương trình cho  hai thành phố  ở tỉnh  Quảng Đông là Châu Hải - Zhu Hai   Sơn Tú – Shan tou , Hạ môn –Xiamen ở tỉnh Phúc Kiến  và khắp tỉnh Hải Nam.

     Có đến  hàng ngàn thí nghiệm chách sách trổi dậy từ  mức địa phương. Thị trường công ăn việc làm  cạnh tranh nhau của chánh quyền  giúp  tạo  sáng kiến  các chức sắc địa phương tài ba, chịu nhận hiểm nguy và làm khác biệt nhau trong nhóm mình. Trong số 2362 đại biểu  đảng tham dự Đại Hội thứ 18, đáng nêu lên là Quí Hà - Qiu He, phó thư ký ( bí thư ) đảng tỉnh Vân Nam.  Ở Đại Hội, Qúi Hà được lựa chọn thành ủy viên  dự khuyết  Ủy Ban Trung Ương Đảng, đưa ông lên gần chóp bu  của thể chế  chánh trị  Trung Quốc.  Qúi Hà là một doanh nhân chánh trị cuối cùng. Sinh hạ ở  một vùng quê nghèo khổ, Quí Hà đã  nhìn tận mắt  8 anh chị em chết vì bệnh thiếu dinh dưỡng khi còn nhỏ tuổi.  Sau khi thi đổ vào một trường đại học quốc gia, ông đã đủ khả năng theo học viện đại học. Khi bắt đầu làm việc, ông giữ nhiều chức vụ cấp thấp, trước khi được bổ nhiệm làm thư ký đảng ở  huyện Vĩnh ( ? ) Dương – Shuyang, phía Bắc  tỉnh Giang Tô, vào thập niên 1990.  Huyện này có  dân số nông thôn là 1.7 triệu người , GDP mỗi đầu người hàng năm chỉ là 250 đô la Mỹ ( lúc đó là 1/5 trung bình quốc gia ), Vĩnh Dương  là một trong những vùng nông thôn nghèo nhất xứ sở. Tỉ xuất hình tội cũng lớn nhất vùng và tham nhũng chức quyền tràn lan.  Qúi Hà thực thi một lọat  thí nghiệm chánh sách nguy hiểm và đáng tranh cải , có thể đánh chìm sự nghiệp chánh trị của ông.  Tụ điểm đầu tiên  là phục sinh kinh tế nảo nuột của Vĩnh Dương.  Năm 1997, Qúi Hà  khai trương một chương trình bắt buộc mua công phiếu  thị xã, chánh sách đòi hỏi mọi cư dân  quận- huyện phải mua công phiếu để phát triễn hạ tầng cơ sở cấp thiết. Thiên tài cho qui họach gồm 2 điểm. Thọat tiên, ông không đủ thẩm quyền để có đủ ngân qủi, vì ở mức độ quận không ai có quyền đặt ra thuế. Thứ hai, chương trình công phiếu bắt buộc mọi cư dân Vĩnh Dương phải mua, cống  hiến cho cư dân một điều thuế khóa không đem tới được:  chính vậy, cư dân bị bắt buộc mua công phiếu, nhưng sau đó họ được hòan lại tiền, cọng thêm lời. Qúi Hà cũng thiết lập quô-ta ( chỉ tiêu ) cho mỗi chức sắc trong quận để hút dẫn đầu tư thương mãi. Hầu hổ trợ cố gắng của họ, ngòai xây dựng hạ tầng cơ sở, Qúi Hà cũng  cung cấp  tỉ xuất thuế  khóa ưu đải và nhượng đất đai rẽ rề cho doanh nghiệp. Chỉ trong vòng vài năm, hàng ngàn xí nghiệp tư nhân trồi dựng lên và biến  một cộng đồng nông thôn qui họach trung ương  đang ngủ say, thành một kinh tế thị trường náo nhiệt. Tụ điểm thứ hai của Quí Hà là  chống tham nhũng và ngờ vực giữa dân gian và chánh quyền. Cuối thập niên 1990, ông thiết lập hai biện pháp chưa bao giờ có, làm cho việc lựa chọn  chức sắc  thêm  tranh đua và cỡi mở hơn.  Một biện pháp là  đặt các bổ nhiệm chức sắc sắp tới  trước các quyết định   cuối cùng  một thời gian cho  công chúng bàn cải.  Biện pháp kia là đưa vào một hệ thống hai vòng giúp dân làng bỏ phiếu cho các ứng cử viên họ thích  giữa các đảng viên cho vài lọai chức sắc. Ủy ban Đảng địa phương sẽ chọn  trong một  số 2 người được phiếu cao nhất. Ngày nay các vùng nghèo khổ  đã chấp thuận  nhiều thí nghiệm chách sách kinh tế của Quí Hà. Bàn cải dân gian đã được phổ cập rộng rải khắp Trung Quốc. Bỏ phiếu tranh đua sắp được áp dụng ở các cấp bậc cao hơn  tại hệ thống trật tự đảng. Ngay Qúi Hà cũng được tưởng thưởng  trên thang thăng tiến : trở thành phó thống đốc  tỉnh Giang Tô,  thị trưởng Côn Minh,  phó thư ký đảng tỉnh Vân Nam  và nay là Ủy viên dự khuyết  Ủy Ban Trung Ương Đảng.

         Theo dân gian yêu cầu

        Ngay cả những nhà chỉ trích cũng công nhận là Chánh phủ Tàu rất mau thích nghi và dựa trên hệ thống dùng nhân tài, nhưng họ vẫn đặt ra vấn đề hợp pháp.  Tây Phương   giả thiết   bầu cử đa đảng là nguồn gốc duy nhất cho tính chất hợp pháp chánh trị.  Vì lẽ Trung Quốc không bầu cử như vậy, theo họ luận cứ, cai trị của CCP  dựa trên một nền tảng lung lay. Theo lôgic này, các nhà chỉ trích tiên đóan đảng CCP phải sụp đổ từ nhiều thập niên, thế nhưng không sụp đổ nào xảy ra cả. Dịch bản mới đây nhất  của biện cứ  là CCP đã duy trì  quyền hành,  chỉ vì CCP đã  làm ra tăng trưởng kinh tế, cái gọi tên là hợp pháp  hiệu năng – performance legitimacy .

       Chắc chắn là hiệu năng là nguồn chánh cho sự  đảng được yêu chuộng – popuparity . Theo một cuộc thăm dò thái  độ dân Tàu do Pew Reasearch Center xuất bản năm 2011,  87 % người trả lời  lưu ý đến  sự hài lòng về cách  định hướng tổng quát của xứ sở, 66%  báo cáo  là có tiến bộ đáng kể trên đời sống của họ 5 năm qua, và 74%  nói  họ hy vọng tương lai sẽ  còn tươi sáng hơn nữa. Tuy nhiên hợp pháp hiệu năng chỉ là một nguồn gốc sự yêu chuộng của đại chúng Tàu. Có ý nghĩa hơn là vai trò của tinh thần quốc gia Tàu và tính chất hợp pháp tinh thần ( đạo đức ). Khi CCP  dựng lên  Đài Kỷ Niệm Anh Hùng Dân Tộc ( Tàu ) ở Quảng Trường Thiên An Môn năm 1949, gồm một trụ ngạch  trình bày  những chiến đấu  của Dân Tàu để thiết lập  Cọng Hòa Nhân Dân. Ai đó chờ đợi đảng CCP, một đảng  Mác xít-  Lê Ninh,  sẽ có một chuyện kể  chánh trị tượng trưng khởi sự với chủ nghĩa cọng sản – chẳng hạn bản Tuyên ngôn Cọng Sản – The Communist Manifesto, hay có thể  là năm khai sinh đảng CCP năm 1921. Thay vào đó, điêu khắc đầu tiên của trụ ngạch là sự cố  từ năm 1839 : “ đốt bỏ thuốc phiện nhập khẩu của bộ trưởng đời nhà Thanh Lâm Khắc Từ- Lin ZeXu , khởi động Chiến Tranh Nha Phiến đầu tiên- the first Opium War “. Sau đó đại bại dưới tay Anh Quốc, khai mạc một thế kỷ Trung Quốc gọi là thế kỷ bị hạ nhục. Trăm năm tiếp theo, Trung Quốc đau đớn vì muôn vàn xâm lăng, chiến tranh và chết đói, mọi thứ  theo cách nói đại chúng, kéo dài đến năm 1949.  Và ngày nay, Đài Kỷ Niệm các Anh Hùng Dân Tộc vẫn là một vị trí công cọng thiêng liêng và tượng trưng có ý nghĩa nhất quyền hành tinh thần của CCP.    

         Vài trò CCP  cứu sống và cận đại hóa Trung Quốc  là một nguồn gốc  bền vững   cho tính cách hợp pháp  hơn là hiệu năng phát triễn kinh tế xứ sở. Nó giải thích tại sao  trong 63 năm qua, kể luôn  cả đại họa  Bước Tiến Nhảy Vọt  và Cách Mạng Văn Hóa, CCP đã đủ khả năng giữ vững ủng hộ của dòng chánh dânTàu  khá lâu dài, để  sửa chửa các sai lầm. Những  thành tựu mới đây của Trung Quốc, từ tăng trưởng kinh tế đến khám phá không gian,  đơn giản  cũng cố các cảm tính  chủ nghĩa quốc gia – yêu nước, đặc biệt trong giới trẻ Tàu.  Đảng CCP có thể trông cậy vào giới này  ủng hộ nhiều chục năm tới.

        Một lọai cuối cùng đễ giữ quyền hành đến từ đàn áp – repression .Các quan sát Tây Phương  tuyên bố đây là lực lượng thật sự bên sau CCP.  Họ nhấn mạnh đến kiểm duyệt – censorship và đối xử thô bạo của chế độ đối với kẻ chống đối – dissidents, lẽ dĩ nhiên là có thực. Nhưng đảng CCP  biết rỏ là đàn áp tổng quát  không duy trì nổi. Thay vào đó CCP cố tâm dùng một thể lọai ngăn chặn - containment  thông minh. Chiến lược  là cung cấp  cho đa số dân gian rộng lớn một lọat rộng rải tự do cá nhân. Và nay, dân Tàu  tự do hơn  bất cứ thời gian nào trí óc họ nhớ được; đa số dân Tàu có thể  sống bất cứ nơi nào họ muốn, và làm việc nơi nào họ lựa chọn, gia nhập vào  mọi doanh nghiệp không hề bị cản trở, du hành  trong và ngoài nước, và chỉ trích công khai chánh phủ trên đường dây trực tuyến – online mà không bị trả đủa. Trong lúc đó quyền hành quốc gia tụ điểm vào ngăn chặn  một số nhỏ cá nhân có lịch trình chánh trị  và muốn đánh ngã  hệ thống độc đảng. Bất cứ một nhà quan sát tình cờ nào cũng có thể biết, hơn 10 năm qua, số lượng chỉ trích  chống chánh phủ trên đường dây và đăng báo, đã tăng gia lũy thừa mà không bị trả thù. Mỗi năm, có hàng chục ngàn phản đối địa phương chống lại các chánh sách đặc thù. Đa số tranh chấp đã được giải quyết êm đẹp. Nhưng chánh phủ  thu xếp mạnh mẽ với vài kẻ muốn lật đổ hệ thống chánh trị Trung Quốc, tỉ như  Lưu Tiểu Ba – Liu Xiao Bo, một  phần tử tích cực  kêu gọi chấm dứt cai trị độc đảng và hiện đang bị giam giữ .

       Điều này không có nghĩa là không có vấn đề. Tham nhũng là một  tệ hại đe dọa uy tín CCP . Thế nhưng tham nhũng chưa làm  nền cai trị đảng trật đường rầy. Đây không phải là một vấn đề bẩm sinh của hệ thống chánh trị Tàu. Tham nhũng phần lớn  là một phó sản  của biến đổi mau lẹ Trung Quốc.  Khi Hoa Kỳ tiến vào  thời kỳ công nghệ hóa cách đây 150 năm, bạo động, cách biệt giàu nghèo và tham nhũng ở Hoa Kỳ cũng không kém tệ hại, e có khi còn hơn cả ở Trung Quốc ngày nay. Theo tổ chức Trong Sáng Quốc tế  -Transparency International, Trung qQuốc xếp vào hàng thứ 75  trên tổng thể tham nhũng  và dần dần tốt đẹp hơn. Trung Quốc ít tham nhũng hơn Hy Lạp – Greece ( thứ 80 ), Ấn Độ( thứ 95 ), Inđônêxia và Á Căn Đình – Argentina ( đồng hạng thứ 100 )  và Phi Luật Tân ( thứ 129 ), đều là những quốc gia theo thể chế dân chủ bầu phiếu – electoral democraries .  Hiểu theo hòan cảnh, tham nhũng ở chánh quyền Trung Quốc không phải là vô phương cứu chữa. Tính cách được đại chúng ủng hộ, bắt rễ sâu lâu dài của đảng cọng sản Trung Quốc  sẽ giúp Trung Quốc có đủ sinh khí để giải quyết mọi vấn đề khó khăn nhất.
 

              Rồng xuất hiện

         Các nhà lãnh đạo mới Trung Quốc sẽ cai trị xứ sở 10 năm tới. Trong thời gian này, họ có thể  trông cậy vào độ thích nghi của CCP, hệ thống cai trị bằng nhân tài và tính cách hợp pháp để khắc phục mọi thách đố chánh trị. Trì trệ kinh tế hiện thời đáng lo ngại, nhưng là điểm theo chu kỳ, không phải do cơ cấu gây ra. Hai lực lượng sẽ làm cường tráng lại nền kinh tế ít nhất là cho một thế hể mới nữa: đó là sự đô thị hóa  và tinh thần doanh vụ . Trong thập niên 1990, chỉ 25 % dân Tàu sống ở các đô –thị trấn. Ngày nay, con số này là 51%.  Trước năm 2040, con số sẽ  là 75% , có nghĩa là gần 1 tỉ  dân Tàu sẽ sinh sống ở đô thị.  Số lượng  đường xá, gia cư, tiện nghi và  hạ tầng cơ sở truyền thông mới mẽ cần thiết chấp chứa nới rộng này thật đáng ngạc nhiên. Vì vậy, bất cứ một hạ tầng cơ sở nào trước mắt hay các bong bóng gia cư  cũng chỉ sẽ là chốc lát.  Thật tế,  lảnh đạo mới Trung Quốc sẽ cần tiếp tục hay ngay cả tăng gia đầu tư ở những lảnh vực này trong  các năm tới.  Đầu tư này và lực lượng lao động  đô thị đồ sộ mới, với  mọi sản xuất và tiêu thụ, sẽ thúc đẩy những tỉ xuất tăng trưởng kinh tế cao.  Khả năng dị thường  của CCP để phát triễn và thực thi chánh sách cùng quyền hành chánh trị, sẽ giúp xử lý những tiến trình này.

           Trong lúc đó, tinh thần doanh vụ sẽ giúp Trung Quốc vượt qua những đe dọa cho mô hình kinh tế xuất khẩu làm nhiên liệu phát triễn. Phía ngòai, kinh tế tòan cầu xuống dốc và giá trị tiền tệ gia tăng đã làm nguội lạnh phần nào nền thương mãi Tàu. Bên trong , phí tổn lao động đã tăng ở các vùng bờ biển chế tạo công nghệ Tàu. Nhưng thị trường   sẽ chọn lựa  giải quyết các vấn đề này. Cuối cùng ra, kỳ diệu kinh tế Trung Quốc  không chỉ là một hiện tượng qui họach trung ương.  Bắc Bình đã làm dễ dãi phát triễn một nền kinh tế thị trường uy vũ. Nhưng chánh doanh nhân tư mới là dòng máu lưu thông của hệ thống.  Và các doanh nhân tư này cũng thích nghi tình thế  rất nhiều. Nay, nhiều chế tạo  cấp thấp – low end manufacturing đã di chuyễn vào nội địa để ngăn chặn phí tổn lao động cao. Đìều này  trùng hợp với các đầu tư hạ tầng cơ sở năng nổ và các cố gắng  hút dẫn doanh vụ mới của các chánh quyền địa phương. Ở các vùng bờ biển, nhiều công ty  đã chuyễn qua  sản xuất các hàng hóa mỗi ngày mỗi có gía trị cao hơn.

        Lẽ dĩ nhiên, chánh quyền cần phải làm vài điều chỉnh kinh tế.  Chẳng hạn, nhiều xí nghiệp quốc doanh đã tăng trưởng quá lớn, đào thải một lảnh vực tư nhân cực trọng cho sinh tồn. Các kế họach đòi hỏi các công ty phải trả tiền lãi cổ phần – dividends cho các cổ đông – share holders  và những giới hạn khác cho triễn khai- nới rộng đã bắt đầu họat động . Những điểm này sẽ được thực thi sớm  trong chánh phủ mới. Vài biện pháp còn đang chòng chành  khuyến khích tự do hóa tài chánh, tỉ như cho phép thị trường qui định  các lãi xuất và phát triễn các thể chế cho vay thương mãi tư nhân cở nhỏ hay cở trung bình, có thể phá vỡ được gần như độc quyền  các ngân hàng quốc doanh lớn có cơ  bừng lên. Những cải cách này sẽ làm dễ dàng, hửu hiệu  dòng chảy tư bản  cho doanh nghiệp.

        Giải tỏa – tự do hóa kinh tế  có thể sánh ngang hai  đường rầy cải cách chánh sách xã hội. Trước tiên, tiến trình làm cho đảng tòan bộ hơn, khởi đầu với Giang Trạch Dân gồm luôn cả doanh nhân  vào đảng CCP, sẽ gia tốc.  Thứ đến, CCP sẽ bắt đầu  thí nghiệm làm nguồn ngọai – outsourcing  vài chức năng  an sinh xã hội – social welfare  chấp nhận  các tổ chức không chánh phủ. Đô thị hóa mau lẹ làm dễ dàng tăng trưởng một xã hội  trung lưu  rộng lớn. Thay vì đòi hỏi  những quyền lợi  chánh trị trừu tượng, như nhiều người Tây Phương mong đợi,  dân Tàu đô thị tụ điểm vào cái gọi là các vấn đề  minh thanh – min sheng ( livelihood ). Đảng CCP có thể không đủ sức xử lý một mình những quan ngại này. Cho nên  doanh ngiệp tư  hay các tổ chức không chánh phủ có thể được kêu gọi  cung cấp y tế và giáo dục ở nhiều thị trấn, như  đã xảy ra ở tỉnh Quảng Đông rồi.

              Tham nhũng vẫn còn là lòai quả hạch ( hột  cứng )– nut khó đập vỡ. Những năm gần đây, gia đình vài nhà lảnh đạo đảng đã dùng ảnh hưởng chánh trị của họ  xây đắp những mạng lưới  quyền lợi thương mãi kếch xù.  Chủ nghĩa bạn chí thân- cronyism  lan tràn từ trên xuống dưới, có thể  ngày nào đó, đe dọa  nền cai trị của đảng.  CCP lập ra  một chiến lược ba chiều hướng  tấn công tham nhũng mà chắc chắn  các tân lảnh đạo sẽ áp dụng.  Thể chế quan trọng nhất để ngăn chặn tham nhũng là  Thanh tra Kỷ luật của Ủy ban Trung Ương  CCP.  Lảnh tụ thường có chân ở Ban Thường trực- Standing Committee Bộ Chánh Trị Politburo , có nhiều quyền hạn hơn là cơ quan tư pháp quốc gia.  Vị  này có quyền bắt giữ  và thẩm vấn  các đảng viên bị nghi ngờ là tham nhũng ngòai giới hạn luật pháp.  Những năm gần đây, ủy ban đã tỏ rất năng nổ. Năm 2011,  ủy ban đã điều tra chánh thức 137 859  ca – trường hợp , thành quả là phạt kỷ luật hay kết án pháp lý  chống vài chức quyền đảng. Con số này tăng gấp 4 lần so với các năm  trước 1989, khi  tham nhũng là một  trong những lý do chánh gây ra các biểu tình phản đối ở Thiên An Môn.  Một dấu hiệu đáng quan sát  cho tân chánh phủ Tàu là xem thử Ủy Ban có còn quyền hạn  điều tra những chuyện lạm pháp  bên trong  mật thất lảnh đạo Đảng hay không ?,  nơi đây tham nhũng sẽ rất tai hại cho tính chất vinh dự của đảng.

             Bổ sung những cố gắng riêng mình chống tham nhũng của đảng là sự độc lập mỗi ngày mỗi  gia tăng  của các lối ra truyền thông,  báo chí, mêđia – media vừa của chánh phủ vừa của tư nhân .  Các tổ chức  tin tức đã  phô bày nhiều ca chức quyền  tham nhũng  và phân phối trên Internet . CCP phản ứng bằng cách truy kích vài ca , mê đia  đưa ra ánh sáng.  Lẽ dĩ nhiên là hệ thống này chưa hòan tòan và nhiều lối ra của  ngay  mê đia  cũng là tham nhũng nữa. Trả tiền bất hợp pháp cho các nhà báo và các chuyện bịa đặt – láo khóet là thường lệ. Nếu các vấn đề này không được sửa chữa mau lẹ, mêđia Tàu sẽ mất hết chút uy tín họ đã tự tạo ra được.

       Chánh quyền mới có thể  phát triển  những điều hòa  chánh trị  phức tạp và ngăn cản pháp lý trên các nhà báo hầu đủ không khí  cho lảnh vực trưởng thành.  Các chức quyền  đang bàn cải một luật báo chí  bảo vệ  báo cáo đúng sự kiện và trừng phạt  những hành động phỉ báng và  giải thích sai lạc. Vài người xem đó là chánh phủ muốn ngự trị  các  nhà báo, nhưng ảnh hưởng lớn hơn là cố làm cho mê đia đáng tin cậy hơn, trước mắt công chúng Tàu.  Các nhà báo  ăn  đút lót hay  bày đặt các tin đồn  đại hầu  thu hút độc giả,  không ngăn chặn gì được tham nhũng trong chánh quyền cả .

        Cũng để đối xử tham nhũng,  đảng dự tính mở rộng tranh đua trong hàng ngũ đảng , cảm ứng những cố gắng các chức quyền tỉ như Qúi Hà . Hy vọng rằng những tranh đua này  sẽ trưng bày  ra ánh sáng các đồ giặt bẩn thỉu và làm chán nãn các hành  vi  bê bối . Chánh quyền Hồ Cẩm Đào đã khởi xướng chương trình “ một Dân chủ bên trong Đảng”  hầu dễ dãi tranh đua trực tiếp  các ghế ngồi trong các Ủy Ban Đảng, một ý kiến được nhiệt liệt tán thưởng tại Đại Hội thứ 18 .

                Lịch sử tái diễn

          Nếu các sáng kiến Đại Hội thứ 18 thành công, năm 2012 có xem như là năm đánh dấu chấm dứt  ý kiến dân chủ bầu phiếu  là hệ thống duy nhất  chánh quyền chánh trị  cai trị hợp pháp và hửu hiệu.  Trong khi Trung Quốc  có cơ tăng trưởng, các khó khăn -bệnh tật  Tây Phương  nhân lên : kể từ khi thắng Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ, trong một thế hệ ,  đã để cho giới trung lưu mình tan rã . Hạ tầng cơ sở Hoa Kỳ ủ ê ở tình trạng thiếu sửa chửa, và chánh trị Hoa Kỳ, cả bầu cử lẫn lập  pháp, bị tiền của và các quyền lợi đặc thù  bắt giữ . Các thế hệ tương lai sẽ mắc nợ quá nặng,  khiến cho một suy giảm mức sống tiêu chuẩn trung bình chắc chắn xảy ra. Âu Châu cũng vậy;  quẩn bách  đồ sộ chánh trị , kinh tế và xã hội  gây ra làm dự án Âu Châu rớt xuống mặt đất.  Trong khi đó, cùng một thời gian, Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu dân Tàu ra khỏi vòng nghèo khổ và nay Trung Quốc là một cường quốc dẫn đạo công nghệ.

     Những điều phiền muộn Tây Phương tự mình gây ra.  Tuyên bố  là những hệ thống  bầu cử  Tây Phương không bao giờ sai  đã kiềm chế  tự sửa chửa . Bầu cử được xem như là  cứu cánh  của chính mình, không chỉ là những phương tiện  cai trị tốt đẹp . Thay vì sản xuất ra các lảnh đạo khả năng, các chánh trị bầu cử  làm cho các nhà lảnh đạo tốt, rất khó đạt quyền hạn. Trong vài trường hợp hiếm có họ đạt được, họ bị tê liệt  vì các hệ thống hợp pháp  và chính trị của chính họ.  Trong khi ngọai trưỡng Hilary Clinton chu  du  khắp thế giới  cổ võ dân chủ bầu cử, tính cách hợp pháp  của hầu hết các tổ chức chánh trị Hoa Kỳ đang sụp đổ. Tỉ xuất chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ,  trong dân chúng Mỹ,  chỉ còn 18 %  tháng 11 năm 2012 . Tổng thống  họat động tốt đẹp hơn, với tỉ xuất 50%.  Ngay cả Tối Cao Pháp Viện, độc lập chánh trị, tỉ xuất cũng rớt xuống dưới 50% .

     Rất nhiều  quốc gia đang mở mang đã  học hỏi là dân chủ không giải quyết được mọi vấn đề  quốc gia . Đối với họ,  thí dụ Trung Quốc rất quan trọng.  Những thành công gần đây của Trung Quốc và các thất bại  của Tây Phương trưng bày một tương phản rỏ rệt.  Chắc chắn  mô hình – kiểu mẩu  chánh trị Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế dân chủ bầu cử , vì khác  dân chủ bầu cử , nó không bao giờ tự  phụ cho mình có tư  cách phổ biến khắp thế giới.  Nó không thể xuất khẩu được.  Nhưng những thành công  cũng trưng bày  là nhiều hệ thống cai trị chánh trị  có thể hửu dụng  khi chúng tương ứng văn hóa , lịch sử  quốc gia. Ý nghĩa của thành công Trung Quốc, không phải  là Trung Quốc  đã cung cấp cho thế giới một thay thế  mà là trinh diễn- chứng minh  là những thay thế thành công hiện diện .  Cách đây 24 năm,  nhà khoa học chánh trị Francis Fukuyama  tiên đóan là mọi quốc gia, trong tương lai,  sẽ chấp nhận Dân Chủ Tự Do và than phiền là thế giới sẽ trở nên buồn nãn, vì việc này xảy ra.  Khuây khỏa đang tiến tới. Một thời đại thích thú  có thể đang đến  với chúng ta !
  

        Phần 2 tiếp theo : Dân chủ hay Chết  (bài của Yasheng Huang)

 Phản đối thành lập nhà máy hóa học ở tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) , 27 tháng 10, 2012
         Sau đây là bài phản ứng quan điểm của Eric X. Li ở phần 1. Nhắc lại  Eric Li là giám đốc điều hành   một công ty tư bản hiểm nguy căn cứ tại Thành phố Thượng Hải và giám đốc một tổ chức suy tư  chánh sách -think tank.  Li  lớn lên  ở Trung Quốc vừa mới được cỡi mở và muốn trở thành một kỷ ( công) nghệ gia, nhưng  một công việc quản trị sau khi tốt nghiệp đại học đã thay đổi ý kiến.  Sau khi trải qua làm việc một thời gian  ở  một công ty tư bản hiểm nguy tại Thung lũng Silicon Valley ( Bắc Ca Li ), Li thiết lập  Tư Bản Thành Vệ - Chengwei Capital , một trong những công ty  tư bản hiểm nghèo độc lập đầu tiên ở Trung Quốc, năm 1999.  
     
         Năm 2011, đứng trước Hội Hòang gia Anh ( viện hàn lâm khoa học Anh ), thủ tướng Tàu Ôn Gia Bảo  - Wen jiabao tuyên bố : «  Ngày mai , Trung Quốc sẽ là một quốc gia hòan tất toàn vẹn dân chủ, nghĩa là  cai trị theo luật lệ , thẳng thắng và công bình. Không có  tự do, thì không thật sự có dân chủ. Không bảo đảm quyền lợi kinh tế và chánh trị thì không có tự do thật sự. Bài viết của Li «   Đời sống của Đảng Cọng sản Tàu » ở phần 1, không nói  ủng hộ suông cho dân chủ.  Thay vào đó, Li, một  nhà tư bản căn cứ tại Thượng Hải, tuyên bố là tranh cải về dân chủ hóa Tàu đã chết rồi:  Đảng Cọng sản Tàu CCP  sẽ không những nắm chánh quyền  mà  các thành công của chế độ trong những năm tới  sẽ « cũng cố  mô hình độc đảng và theo tiến trình này, thách đố uyên bác qui ước Tây Phương về phát triễn chánh trị ». Có lẽ Li đã kêu gọi một cuộc chạy đua quá sớm chăng ?

         Li kể ra đại chúng chấp thuận hướng đi tổng quát của Trung Quốc như thể là chứng cớ rỏ ràng dân Tàu  ưa chuộng duy trì chánh trị nguyên trạng. Tuy nhiên, ở một nước không có ngôn luận tự do,  hỏi  dân gian định giá  hiệu năng các lảnh tụ  thì  khác chi một cuộc  khảo thí  chỉ có một lựa chọn duy nhất. Những nghiên cứu  chặc chẻ hơn, đóng khung  các câu hỏi theo phương cách ít nhạy cảm chánh trị hơn, sẽ trực tiếp  phủ nhận  kết luận của Li. Theo những khảo sát năm 2003  do các nhà khảo cứu  Tôn Hàn Châu – Yun-han Chu, Larry Diamond , Andrew Nathan và Doh Chull Shin biên tập,  72 ,3 %    dân gian Tàu  được thăm dò ý kiến, nói rằng họ tin  dân chủ «  nay  đáng ao ước cho  xứ sở chúng tôi » và 67% nói dân chủ «  nay thích hợp  cho xứ sở chúng tôi ». Hai con số này đồng dấu vết với những ghi chép cho các nền dân chủ  Đông Á đã thiết lập từ lâu, gồm cả Nhật Bổn, Nam Hàn và Đài Loan.  Hiện có nhiều kêu gọi thêm dân chủ ở Trung Quốc. Đúng là khối chống lại cải cách  ở đảng CCP đã thắng cuộc, kể từ  đàn áp thẳng thừng Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989. Nhưng gần đây, tiếng nói cho cải cách bên trong CCP đã tăng thêm uy lực, phần lớn là những kêu gọi  cho lương thiện, trong sáng và phải chịu trách nhiệm do hàng trăm triệu  dân Tàu sử dụng Internet. Các lảnh tụ  mới Trung Quốc, ít nhất tuồng như muốn chấp nhận  một  giọng điệu ôn hòa hơn các tiền nhiệm,  những người đã cảnh cáo chướng tai  chống lại «  Tây Phương hóa » hệ thống chánh trị Trung Quốc. Cho đến nay, cái gì đã khiến Trung Quốc không tiến lên dân chủ, không phải là vì thiếu một yêu cầu cho hệ thống mà là thiếu một nguồn cung cấp. Rất có thể lỗ hổng sẽ được lấp đi trong vòng 10 năm tới.                  
          

            Một trường thành không quá lớn

          Li công nhận là Trung Quốc có nhiều vấn đề có tên là tăng trưởng kinh tế chậm đi, cung cấp không đầy đủ các dịch vụ xã hội và tham nhũng ;  nhưng ông khẳng định  là CCP  có nhiều khả năng hơn bất cứ một  chánh phủ dân chủ nào hầu chỉnh đốn lại  chúng . Li biện cứ là CCP sẽ đủ khả năng làm những quyết định khó khăn  giải đáp chúng, nhờ đảng CCP có khả năng tự sửa chữa, nhờ cơ cấu sử dụng nhân tài và dự trữ to lớn tính cách hợp pháp đại chúng .

          Trong 6 thập niên cai trị, CCP đã cố gắng  làm mọi thứ, từ tập thể đất đai đến Bước Tiến Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa đến tư nhân hóa. Theo Li, các điều này  biến CCP thành ra  một trong những tổ chức  chánh trị tự cải cách lấy mình , trong lịch sử thế giới gần đây. Tiếc thay, ( cựu ) thủ tướng Trung Quốc không có được tự tín của Li  là Bắc Bình đã học hỏi các tai họa thời quá khứ và có thể tự sửa chữa.  Tháng ba năm 2012.  trả lời là Trung Quốc có vô số xì căng đan tham nhũng và chánh trị, Ôn Gia Bảo cảnh cáo  là nếu không có các cải cách chánh trị, những bi kịch lịch sử  tỉ như Cách Mạng Văn Hóa  có thể tái  diễn.

      Trung Quốc hình như xa cách Bước Tiến Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa nhiều năm ánh sáng, những chách sách của Mao Trạch Đông quá tệ hại  cho Trung Quốc. Thế nhưng đảng CCP chưa bao giờ minh bạch chối bỏ và chấp nhận phạm tội về cả hai chánh sách  này và cũng không giải đáp câu hỏi là cách nào đảng sẽ ngăn ngừa những đại họa tương tự trong tương lai. Ở một hệ thống không chịu trách nhiệm hay  không có cản trở hoặc cân bằng, lo ngại của Ôn Gia Bảo  - cùng hàng trăm triệu dân Tàu  đã đau đớn về những hải hùng các sự cố này -  là thật tâm và được coi là đúng .

       Sau khi  ca tụng tính thích nghi của đảng CCP, Li tiến tới tâng bốc hệ thống sử dụng nhân tài Trung Quốc. Ở đây, Li kể lại chuyện Qúi Hà, nhờ các chánh sách công cọng sáng  tạo của  mình, đã tiến lên từ một đảng viên cấp thấp một huyện lạc hậu đến phó bí thư đảng tỉnh Vân Nam. Sự kiện là hệ thống chánh trị Trung Quốc đã đủ mềm dẽo để giúp ai đó như Quí Hà, thí nghiệm những cải cách là một lý do  khiến đảng không sụp đổ sớm hơn. Tuy nhiên, thật lạ kỳ là Li đã dùng câu chuyện Quí Hà trong ca Li viết chống lại dân chủ. Các đặc điểm của  hệ thống  chánh trị Trung Quốc giúp Quí Hà có thể thí nghiệm chánh sách đầy sáng tạo, chuyễn trách nhiệm cho chi nhánh – subsidiarity ( một nguyên tắc tổ chức  là điều nghiên phải  do chức quyền  chi nhánh thấp nhất có khả năng giải quyết thực thi ) và  chế độ liên bang – federalism, thật ra là nền tảng một chế độ dân chủ thực hiện tốt đẹp. Khác Trung Quốc, nơi chánh quyền trung ương  ra nghị định làm chi nhánh trách nhiệm  và chế độ liên bang, đa số các quốc gia dân chủ  trên hiến pháp tôn thờ  phân tán quyền hạn chánh trị.

      Còn một vấn đề khác câu chuyện Quí Hà:  cứ mỗi Quí Hà lại có vô số kể các nhà chánh trị Trung Quốc được tưởng thưởng thăng cấp bậc xuyên qua đảng với những lý do ít chánh trị hơn. Dữ liệu có phương pháp đơn giản không  mang theo khẳng định của Li, ở hệ thống chánh trị Tàu trên phương diện tổng thể, là chế độ sử dụng nhân tài. Trên một  phân tích khắc khe dữ liệu kinh tế và chánh trị, các nhà khoa học chánh trị  Victor  Thích- Shih, Chhristopher Adolph, và Mingxing Liu - Lưu Minh Hưng  không tìm thấy chứng cớ  là các chức quyền Tàu  có được những ghi chép đường lối kinh tế tốt đẹp, sẽ được  thăng tiến hơn là những kẻ  thực thi kém cõi. Điều đáng kể nhất là đở đầu – patronage – cái Vũ Tây – Wu si, một  sử gia lỗi lạc và biên tập viên tại Trung Quốc gọi là « luật che dấu-hidden rule »   của hệ thống đề xướng.

        Li  khẳng định là một nhân sự có bằng chứng tín nhiệm của Barack Obama, trước khi Obama đắc cử tổng thống, sẽ không tiến xa được ở  chánh trị Tàu. Li đúng lý, nhưng  mặt sấp cú búng cũng đúng. Hãy lấy ca Bố Hy Lai, cựu uỷ viên Bộ Chánh Trị, vợ ông đã thú tội  giết người, đã có thể  gửi  con trai ra học ngọai quốc rất tốn tiền với lương công bộc nhỏ bé, và đang  giám sát một chiến dịch khủng bố đỏ chống lại các nhà báo và các luật sư, tra tấn hay bỏ tù một số công dân  mà không hề có tí chút tiến trình thích đáng nào.  Không ai  có hồ sơ như Bố Hy Lai lại có thể tiến xa ở Hoa Kỳ. Ở Trung Quốc, ông được xem là giỏi dang. Và trước khi mất chức, Bố Hy Lai  có quyền hành không ngăn cản y hệt Quí Hà, ông dùng tái sinh  ngay những yếu tố  Cách Mạng Văn Hóa mà Ôn Gia Bảo  chống đối.

         Một tuyên bố khác của Li  là tính chất hợp pháp phổ thông của CCP. Nhưng chính   tham nhũng và lạm dụng quyền hành đã phá hoại ngầm tính chất hợp pháp này.  Đây là một bài học các nhà lảnh đạo đảng đã học được qua  sự cố Bố Hy Lai.  Đáng kinh ngạc là cả hai, cựu chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và chủ tịch sắp tới Tập Cẩm Bình, mới đây  đã phóng ra những cảnh báo kinh khủng là tham nhũng có thể đưa tới sụp đổ đảng và quốc gia.  Họ đã nói đúng, đặc biệt chiếu theo đường hướng kinh tế Trung Quốc đang chậm dần.  Đây không phải là nói rằng vài lảnh đạo cá nhân CCP không còn được dân gian Tàu ngưỡng mộ rộng rãi nữa.  Thế nhưng các chức quyền có khuynh hướng là những nhà cải cách đảng, tỉ như Đặng Tiểu Bình, người  đã khởi sự cải cách thị trường bắt đầu ở thập niên 1970  và Hồ Diệu Bang – Hu Yaobang , nguyên là tổng bí thư  CCP, khi Đặng Tiểu Bình lảnh đạo Trung Quốc. Sự kiện các nhà cải cách vẫn còn được đại chúng ưa chuộng ngày này, cống hiến cho CCP một cơ hội : đảng có cơ theo đuổi một lịch trình  tiền tố tích cực – proactive để thực hiện  một diễn tiến từng bước và hòa bình đến dân chủ, tránh hổn loạn và  chuyễn biến rối lọan đang nhận chìm Trung Đông. Then chốt  sẽ là phải khởi sự cải cách ngay tự bây giờ .

                Sự thật đã ở đó rồi

     
              Sau khi bước qua những tích cực của hệ thống  chánh trị Trung Quốc, Li tiến tới các vấn đề Tây Phương. Ông nhìn mọi vấn đề Tây Phương- phân hóa giới trung lưu, hạ tầng cơ sở đổ vỡ, mắc nợ, các chính trị gia  bị quyền lợi đặc biệt giam giữ-  thảy đều là thành quả của dân chủ tự do- liberal democracy . Nhưng những vấn đề này không chỉ giới hạn cho các chánh quyền dân chủ tự do. Các chế độ độc đóan cũng trải qua những kinh nghiệm này. Hãy nghĩ đến những náo động kinh tế  đã đánh mạnh vào các tướng lãnh – juntas  Châu Mỹ La tinh các thập niên 1970 và 1980 và ở Inđônêxia ( Nam Dương ) năm 1997. Những chánh quyền độc đóan trên lịch sữ đã tránh khỏi các khủng hỏang tài chánh là những chánh quyền  có nền kinh tế  kế họach trung ương thiếu những  hệ thống tài chánh  để bắt đầu. Thay vì có những chu kỳ lên voi xuống chó, những lọai kinh tế này sản xuất ra những nền kinh tế  ngưng trệ dài hạn .

               Li  kể ra dữ liệu của Trong Sáng Quốc Tế, biện cứ là nhiều nền dân chủ còn tham nhũng hơn cả Trung Quốc.  Gạt ra một bên  hài hước sử dụng dữ  liệu một tổ chức chuyên Trong Sáng để bênh vực  một hệ thống độc đoán  tối tăm,  biện chứng của Li tiết lộ  một điểm phân tích sâu đậm. Muốn lột mặt nạ tham nhũng, cần có thông tin. Ở hệ thống  độc đảng, thông tin trung thực bị đàn áp và  hiếm hoi. Trang web Ấn Độ «  Tôi đã trả tiền  Đút lót – I paid a Bribe”  thiết lập năm 2010 như thể là một phương cách cho dân Ấn  lên mạng báo cáo  vô danh những sự cố  cần phải đút lót cho ai đó để đạt một dịch vụ chánh quyền. Tháng 11 năm 2012, trang web này đã ghi chép hơn 21 000 báo cáo tham nhũng. Tuy nhiên, khi công dân mạng (lưới Internet ) – netizens Tàu muốn lập những  trang mạng tương tự, tỉ như  I Made a Bribe hay www.552phone.com, chánh phủ đóng cửa chúng. Cho nên  thật vô ích so sánh 21 000 báo cáo ở Ấn Độ với con số zêrô ở Trung Quốc và kết luận  Ấn Độ tham nhũng hơn.  Nhưng đó là điều Li đã làm.  
             
        Chắc chắn là có nhiều nền dân chủ tham nhũng. Như Li đã nhấn mạnh, Á Căn Đình , Inđônêxia và Phi Luật Tân  có những ghi chép dấu vết ghê rỡn về điểm này . Nhưng chính là những độc tài quân phiệt đã cai trị mỗi quốc gia vừa kể nhiều chục năm, trước khi quốc gia cỡi mở  lại.  Độc đóan tạo ra những hệ thống tham nhũng mà các nền dân chủ mới phải chịu đựng. Các dân chủ phải nhận  trách nhiệm thất bại,  không  đào bới đi được gốc rễ tham nhũng, nhưng không nên  lầm triệu chứng với nguyên do. Trên thế giới , khỏi cần bàn cải là các  chế độ độc đóan,  nói một cách tổng quát, tham nhũng lớn hơn các nền dân chủ.  Như báo cáo Trong Sáng Quốc Tế  năm 2004 đã tiết lộ. ba chức sắc chóp bu  vơ vét  của hai thập niên trước là Suharto,  cầm quyền ở Inđônêxia cho đến năm 1998 ; Ferdinand Marcos  ở Phi Luật Tân cho đến năm 1986 ; và Mobutu Sese Seko  tổng thống Cộng Hòa Dân Chủ Congo cho đến năm 1997. Cả 3 nhà độc tài này cướp bóc dân chúng nghèo khỗ nước họ một số tiền phối hợp lên đến 50 tỉ đô Mỹ .

           Từ năm 1990, theo một báo cáo ngắn ngủi lên mạng vài tháng nay  trên trang Web của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc, các chức quyền Tàu tham nhũng-  khỏang 18000 người- đã  tập thể quy ra ngọai quốc   chừng 120 tỉ đô la Mỹ ( khoảngmột lần ruỡi GDP Việt Nam năm 2012 ). Con số tương đương  ngân sách giáo dục tòan thể nước Tàu , giữa các năm 1978 và 1998. Ngòai tuyệt đối thất bát tài chánh ra,  tham nhũng cũng đưa tới  những ghi chép an tòan thực phẩm rất yếu kém, vì chính các chức quyền  được trả tiền đút lót,  để đừng thi hành thể lệ điều hòa. Một báo cáo của Ngân Hàng Phát Triễn Á Châu  năm 2007  ước tính là 300 triệu dân Tàu đau khổ  mỗi năm vì các bệnh thực phẩm mang tới.  An tòan thực phẩm không chỉ là một căn bệnh duy nhất. Tham nhũng đưa tới cầu cống, xây cất sụp đổ giết người và các xưởng máy hóa học  phun độc ra môi trường Tàu và những biện pháp che đậy chúng.

           Vấn đề  không phải là Trung Quốc khoan dung, nhẹ tay đối với tham nhũng. Chánh phủ thường xuyên xử tử các chức quyền đồng lõa. Vài người là nhân viên cao cấp, tỉ như Thành  Khắc Kiệt – Cheng KeJie , nguyên phó chủ tịch Đại hội Quốc dân  - National People ‘s Congress, trước khi y bị xử tử năm 2000 và  giám đốc Cơ quan  Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia, bị hành hình năm 2007.Vấn đề là thiếu thốn bất cứ ngăn cản và cân bằng nơi quyền hành của họ  và thiếu thốn những  phá vỡ tốt nhất chống tham nhũng: nghĩa là trong sáng và một báo chí tự do.

              Dân chủ đang tới

            Ngay cả khi Li biện cứ  hệ thống độc đảng là cái gì tốt đẹp nhất Trung Quốc có được, ông cũng đặt ra vài cải cách  nhạy cảm hơn để cải thiện nó. Ông đề nghị những tổ chức không chánh phủ mạnh mẽ hơn, có thể giúp chánh phủ chuyễn giao dịch vụ tốt đẹp hơn; mê đia  độc lập hơn, có thể giúp chận đứng tham nhũng và những yếu tố  gọi là dân chủ bên trong đảng ,  giúp phơi bày đồ giặt dịa dơ bẩn và làm chán nãn những hành vi khó coi. Ông rất đúng.  Khôi hài thay, đó lại là những thành phần lõi cốt cán một nền dân chủ họat động tốt đẹp.

             Không một quốc gia nào có thể chấp nhận những yếu tố căn bản này của dân chủ mà lại không chấp thuận tòan thể, một ngày nào đó. Nó thể không  giữ vững nổi những bầu cử sơ khởi náo nhiệt hay các  họp kín chánh trị - caucus  như ở bang Iowa – Hoa Kỳ, nhưng  lại có một chánh quyền trung ương cai trị kiểu Xít ta Lin- Stalin. Hãy xét ca Đài Loan nơi dân chủ đã tiến trào theo thời gian   Đầu thập niên 1970, Tưởng Kinh Quốc – Chiang ChingKuo trở thành tổng thống năm 1978, khởi sự cải cách đảng cầm quyền là Quốc Dân Đảng – Kuomintang hầu cho phép  những bầu cử địa phương có tranh đua , dân Đài Loan địa phương được tham dự ( trước đó chỉ những ai đã sinh sống ở  lục địa mới được phép  chiếm những địa vị quan trọng ) và khảo sát đại chúng cặn kẻ về tiến trình ngân quỉ đảng. Tưởng Kinh Quốc cũng thả các tù nhân chánh trị và trở nên  rộng lượng hơn với báo chí và các tổ chức không chánh phủ . Khi một đảng đối lập, Đảng Dân Chủ Tiến Bộ -Democratic Progressive Party , trồi lên năm 1986, nó là một sản phẩm của những cải cách của Tưỏng Kinh Quốc trước đó. Nay, ở Đài Loan khó mà phân biệt vạch một đường thẳng giữa vài lọai dân chủ và dân chủ tòan diện.

            Đây là một điều tốt. Li đã đúng khi cho rằng Trung Quốc đã tạo dựng những thành công kinh tế và xã  hội đồ sộ, trong  một số các thập niên vừa qua.  Nhưng Trung Quốc cũng đã tỏ ra không hửu hiệu tạo ra tăng trưởng  toàn bộ, giảm bớt bất bình đẳng lợi tức, phá hối lộ  và chận đứng tai hại môi sinh. Nay Trung Quốc cần để dân chủ  thử   nghiệm một lần xem sao.  Như các học giả David Lake và Mathew Baum đã trình bày,  dân chủ  làm công việc cung cấp dịch vụ công cọng tốt hơn là các chánh quyền độc đoán.  Những quốc gia chuyễn tiếp đến dân chủ đã chứng tỏ có ngay một cải thiện.  Trung Quốc cũng đã thấy vài ảnh hưởng này : Nancy Quan- Qian, một nhà kinh tế đại học Yale  đã trình bày là du nhập bầu cử  ở cấp làng xã ở Trung Quốc đã cải thiện  trách nhiệm và tăng gia chi tiêu cho các dịch vụ công cọng.              

             Một Trung Quốc dân chủ sẽ khó lòng hơn được tăng trưởng GDP Trung Quốc hiện tại, nhưng ít nhất tăng trưởng  cũng sẽ tòan bộ hơn. Lợi nhuận sẽ  không chỉ chảy  về chánh quyền và một số ít nhà tư bản  liên kết, mà tới đa số dân gian Tàu  vì lẽ tiên tiến  một nền dân chủ tốt đẹp,  sẽ  tới tốt đẹp cho nhiều người hơn.

            Hai  dạng kinh tế Tàu  tiên liệu một lối đi tới dân chủ hóa. Một là mức GDP mỗi đầu người ; Trung Quốc theo nhiều nhà khoa học xã hội đã vượt qua ngưỡng cửa nơi đa số quốc gia sẽ bắt đầy dân chủ hóa- giữa 4000 đô la Mỹ và 6000 đô la Mỹ (  Sài Gòn , Bình Dương , Đồng Nai -Biên Hòa…  và Hà Nội ? , Đà Nẳng ?... vào năm 2020 ?  ). Như nhà học giả Minh Tân Bắc- MingxinPei đã nhấn mạnh, trong số 25 quốc gia có GDP mỗi đầu người  lớn hơn Trung Quốc,  chưa được tự do  hay chỉ có tự do nữa vời, 21 quốc gia này  đã được giữ vững nhờ khai thác các tài nguyên thiên nhiên.  Ngòai  lọat quốc gia ngọai lệ này, các quốc gia khác sẽ trở thành dân chủ, khi họ giàu có thêm lên .     

               Dạng cơ cấu thứ hai tiên liệu dân chủ hóa là tăng trưởng nóng bức Trung Quốc tất sẽ phải chậm đi, nâng cao các xung đột và biến tham nhũng thành một gánh nặng không mang được nữa rồi.  Khi kinh tế tăng trưởng ,  dân gian có thể chịu đưa thêm hối lô. Nhưng khi không tăng trưởng, mức đút lót hối lộ như thế không ai chịu đựng nổi.  Nếu Trung Quốc tiếp tục  duy trì tình trạng chánh trị hiện hửu,  xung đột sẽ tăng lên nhiều  và bước tiến tiền của chạy ra khỏi nước , nay đã gia tăng,   sẽ gia tốc, vì lòng tin cậy  tương lai  về kinh tế  và chánh trị Trung Quốc mất đi.  Nếu không chận đứng được, mất tin cậy của giới thượng lưu kinh tế Tàu, sẽ vô cùng nguy hiểm cho nền kinh tế Trung Quốc và có cơ khởi động những bất ổn tài chánh đáng kể.

              Chắc chắn  dân chủ hóa nằm trong tay đảng CCP.  Nhưng trong số điểm tính này , mọi điều đều tốt đẹp hơn. Ngay cả vài nhân vật  chế độ cộng sản Tàu , cũng đã  tin tưởng rằng ổn định không đến bằng đàn áp, mà bằng cỡi mở thêm  chánh trị và kinh tế.   Trong phiên cuối Đại Hội thứ 18 , họp vào tháng 11 năm 2012,  một bức thư  mở  kêu gọi thêm trong sáng và dân chủ bên trong đảng, quay cuồng trên mạng Internet.  Tác gỉả một bức thơ là Trần Tiểu Lữ - Chen Xiaolu, con trẻ tuổi nhất một thống chế Tàu nhiều hy chương nhất và cũng là phó thủ tướng, tổng trưởng ngọai giao và phụ tá tin cậy của Thủ tướng Châu Ấn Lai.  Trần và nhiều cao cấp Tàu không còn tin tưởng là  phải  giữ lại nguyên trạng .

            Kể từ năm 1989, CCP  không chấp nhận một cải cách thật sự nào cả, dựa trên sác xuất tăng trưởng mạnh  để duy trì cai trị.  Chiến lược này  có thể hửu dụng  khi kinh tế phồn thịnh , một điều Bắc Bình không thể xem là đương nhiên. Đáng kể  nhiều là xem thử CCP  có chịu  chấp nhận tiền tố  các cải cách chánh trị  không,  hay là bị bó buộc phải làm như thế, phản ứng lại một khủng hỏang đại họa. Có lẽ tốt hơn cho hệ thống chánh trị  là cách thay đổi dần dần và bằng kiểm sóat, hơn là xuyên qua một cuộc cách mạng dữ dội.  CCP có thể lấy lại uy tín bằng cách tái tuyên bố  mệnh lệnh cải cách và CCP cũng có thể cải thiện hệ thống chánh trị Trung Quốc  mà không phải từ bỏ quyền hành . Không nhiều quốc gia độc đóan có cơ hội như thế đâu ; cho nên CCP không nên  hoang phí cơ may này !      

                 ( Ir vine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ ngày 18 tháng 2 năm 2013)  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét