Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Châu Mỹ La Tinh


   Những hình ảnh có thể trung thực hơn về Châu Mỹ La Tinh chăng ?

                                             G S Tôn thất Trình  
           
Chúng ta ít khi được biết  trung thực về các nước Châu Mỹ la tinh, vì bị tuyên truyền một chiều về cả hai phe, tã-hửu quốc tế. Vì vậy, có lẽ chúng ta cũng nên đọc các  sách tương đối “độc lập” hơn ( ? ), Feinberg bình phẩm ở nguyệt  san Ngoại Giao, tháng 5- 6 năm 2012 , ở Hoa Kỳ.

1-      Mễ Tây Cơ: Một xã hội giới trung lưu, không còn nghèo khổ, chưa phát triễn

Sách  Mexico :  A Middle Class Society; Poor No More, Developed not yet của hai tác giả Luis de La Calle và Luis Rubio, dày 95 trang do Trung tâm Quốc tế cho các Học giả Woodrow Wilson  xuất bản năm 2012 là một sách có thể giúp bạn quên đi những hình ảnh báo chí truyền thông đồ sộ  nước Mễ Tây Cơ  đầy rẫy tội hình, đầy rẫy nghèo khổ.   Ở sách  đơn chí  dễ đọc này, hai nhà trí thức công chúng  nổi danh Mễ Tây Cơ, xác định giới trung lưu phồn thịnh, đang nới rộng thêm, không mấy khác biệt trên nhiều phương cách những đối giá  ở các nước  có nền kinh tế thị trường đang bừng dậy, hay về điểm này  ngay cả ở Hoa Kỳ, như thể  là một thừa tố chủ trì  cho việc đổi thay  mô hình  đang làm Mễ tây Cơ biến đổi  cho tốt đẹp hơn.  Phía sau khuyh hướng  lờ lững này  là những tỉ xuất tăng trưởng, dù có khiêm tốn đi nữa, cũng vững chải, những thị trường cởi mỡ  và cạnh tranh hơn, và gia đình ít đông con hơn, nhỏ bé hơn, thành quả  tỉ xuất mẳn đẻ  giảm bớt.  De la Calle và Rubio  sử dụng một định nghĩa căn bản là văn hóa  công nhận co giản cái gọi là “ giới trung lưu”: những gia đình  tin tưởng rằng  tương lai tốt đẹp hơn có cơ xảy ra  và  xem giáo dục  là những phương tiện hay nhất leo lên thang di động xã hội lên cao hơn . Cách phân lọai này dựa trên căn bản các hoài bảo cá nhân  đặt ngồi thoải mái  ở các công ty thị trường  và các  nhà làm  thăm dò dư luận hơn là với các nhà khoa học xã hội, thường chú trọng hơn  cách đo lường thập phân lợi tức và mức giàu có. Nhưng những công ty và chánh trị gia khôn ngoan, thức thời  kêu gọi được  giới trung lưu đang chớm dậy này, sẽ  đè bẹp các tay tranh đua vẫn còn  lưu tâm đến những huyền thoại lỗi thời !

2-      Bài học La tinh: Cách nào Nam Mỹ Ngưng Lắng nghe Hoa Kỳ và Bắt đầu Phồn thịnh. Và Chánh Phủ phe Tả  ở Mỹ Châu La tinh : Thành Công và Khiếm khuyết 

Sách  Latin Lessons: How South America Stopped  Listening to theUnited States and Started Prospering  của Hal Weizman, 288 trang do nhà xuất bản  Wiley phát hành năm 2012; và sách Leftist Governments in Latin America: Successes and Shortcomings   do Weyland, Madrid và Hunter biên tập  232 trang, do Báo chí Viện Đại học Cambridge xuất bản năm 2010. Không phải bất cứ một  nhà báo nào,  đã trải qua một thời gian ở ngoại quốc, là phải viết một sách về chánh sách. Từ 2004 đến 2007,  Weitzman  là thông tín viên cho  báo Financial Times ở vùng  Andean, căn cứ tại Lima, Peru, một quốc gia tại một lục địa ông chưa bao giờ đặt chân tới. Những chuyển kể  viết hay và màu sắc sặc sở  về các phản đối dân bản xứ  chống lại  các công ty  hoang phí  lạm thác  các tài nguyên đa quốc gia, làm sáng rực kêu gọi  các nhà phổ mị dân  - populists” phe tả, tỉ như Hugo Chávez ở Venezuela, Eva  Morales  ở Bolivia và Rafael Correa  ở Ecuador. Nhưng Weitzman  hòa nhập các tay  ngoại viên  vùng Andean này với   tất cả Nam Mỹ Châu, trong thực tế  được điển hình qua các chánh phủ ôn hòa  và thực tiển. Đáng phàn nàn nhất là Weitzman  khởi sự bằng cách mô tả thiện cảm  các “phổ mị dân” tả phái vùng Andean và bào chửa thứ lỗi  chủ nghĩa  quốc gia ( bảo vệ )tài nguyên  quốc gia họ, rồi bổng nhiên  xoay qua buộc tội   kinh tế học  xa xĩ và chánh trị đối đầu của họ. Tuồng như Weitzman phải thay đổi lập trình  khi khám phá ra  là Chávez  đã nêu thêm chủ nghĩa chống Do Thái – anti Semitism  để châm dầu  vào chia rẽ xã hội. Weitzman như thông lệ,  đập phá ngoại giao Hoa Kỳ là  đã không lưu tâm đến  gánh nặng Mỹ Châu La tinh phải chịu đựng . Thế nhưng ông đã thất bại  trình bày một chánh sách  giải đáp thách đố này,  do các tay  “ phổ mị dân”  tả phái  khôn khéo gây ra. 

     Các  nhà khoa học  tụ hợp  ở sách Leftist Governments In Latin America phân biệt sắc bén giữa  các chánh phủ tả phái thực tiễn, ôn hòa  của Brasil và của Chi Lê  với  các  chánh phủ  phản đối mạnh mẽ - contestatory”  Bolivia và Venezuela. Lưu ý không một chánh quyền nào của những chế độ  gần như cấp tiến này , có các thể chế xã hội quốc gia  cảm hứng  chủ nghĩa Mác xít  của Cuba dưới trào Fidel Castro  hay Chi Lê dưới trào Salvador Allende, các biên tập viên  xem  xét cốt lõi tiến thoái lưỡng nan  của tả phái cận đại : căng thẳng giữa tham vọng và thực tế  ở thời đại toàn cầu hoá.  Chávez và Morales  có thể hành động theo tham vọng, vì họ nắm chánh quyền  ở những quốc gia thể chế  manh múi, nhưng lại giàu có tài nguyên thiên nhiên   vào lúc mà  giá cả  hàng hóa tài nguyên này rất cao.  Các tả phái nắm chánh quyền ở Brasil và Chi Lê đã gặp khó khăn,  vì các thể chế chánh trị mạnh mẽ hơn và những cải cách  kinh tế  hướng thị trường  tương đối thành công. Nghiên  cứu này cứu xét đắn đo, không những  chỉ  nghĩ tới ý nguyện các công dân mình  mà luôn cả hiệu năng  thực hiện nữa . Khám phá không có gì là mù mờ hai nghĩa cả thảy : “ tả phái  ôn hòa  đã thực hiện với hiệu quả tốt hơn trên phương diện kinh tế, xã hội và chánh trị,  so với  tả phái phản đối, đặc biệt ở cái nhìn xa tầm.

3-      Ngân hàng Mới ở Tỉnh nhà : Tài Chánh Tàu  ở Châu Mỹ La Tinh.  Và Tàu Đầu tư ở  Mỹ Châu La Tinh: Tốt , Xấu  và Ngỗ ngáo

Sách  The New Banks in Town: Chinese Finance in Latin America của các tác giả  K.P. Gallagger, A, Irwin , K. Koleski,  37 trang  do Inter- American Dialogue xuất bản năm 2012 và sách  Chinese Investment in Latin America Resources: The Good , the Bad anh The Ugly, của các tác giả B. Kotschwar , Th.H. Moran , J. , 36 trang, viện  Peterson cho  Kinh tế học Quốc tế  xuất bản năm 2012, 
Bổng nhiên Trung Quốc trở thành một nguồn tư bản chánh  cho các nền kinh tế  thị trường khác đang nổi dậy, cung cấp cả hai: tiền cho vay lẫn các đầu tư  trực tiếp vào Châu Mỹ La tinh. Hai nghiên cứu  đúng lúc này,  làm tài liệu phát triễn và định giá phí tổn và lợi ích cho vùng.  Trên viễn cảnh  Châu Mỹ la tinh, tư bản tối cần thiết  và tiếp nối đường vào các thị trường Trung Quốc,  rỏ ràng  được hoan hỉ đón mời.  Thế nhưng vài thủ tục  đầu tư Tàu  vi phạm nhiều  tiêu chuẩn quốc tế đã thành hình khó khăn  và đặt ra yêu cầu phải sửa đổi. 

Sách The New Banks in Town rút từ  báo cáo báo chí và các tuyên bố  chánh thức chánh phủ  của Trung Quốc và các kẻ vay tiền Tàu, để thu thập một  danh sách ích lợi  các  điều kiện vay tiền, các tác giả ước lượng lên đến  75 tỉ đô la Mỹ từ năm 2005, dù cho  họ nhìn nhận rằng  mọi tài khoản này  chưa được giải tỏa hoàn toàn.  Như thể là một khí cụ  của Trung Quốc tìm kiếm những nguồn năng lượng bảo đảm, các khoản cho vay tập trung nặng nề vào các quốc gia sản xuất dầu lữa (Á căn Đình, Brasil, Ecuador ) và rất nhiều tiền cho vay được bảo đảm bằng cam kết hoàn trả  dưới hình thức dầu lữa chở tàu  tương lai.  Các món tiền Tàu cho vay cũng bị cột  chặc, với nhiều độ biến thiên và phải mua các sản phẩm Tàu sản xuất.  Các tác giả tuồng như thích thú là các tài liệu tiền Tàu cho vay,   không bao giờ đặt ra những điều kiện chánh sách  hay  là “ những quảng cáo rầm rộ Tây Phương gần đây nhất”  tỉ như cai trị tốt đẹp  hay các luật  đồng đẳng tính phái, giúp cho các chế độ tả phái  “ được tự do  tránh khỏi các  chánh sách tân tự do - neoliberal  Ngân Hàng Thế Giới bó buộc”.  Tuy nhiên, vì là những chuyên viên môi sinh, các tác giả nghiêm trọng  lo ngại các ngân hàng Tàu sẽ không theo những hướng dẫn môi sinh như các đối giá Tây Phương.

    Sách Chinese Investments in Latin American Resources nói thẳng vào  những vấn đề cư xử  dưới tiêu chuẩn của các tổ hợp Trung Quốc, tụ điểm trên  ngành công nghệ hầm mỏ ở xứ Peru. Chứng cớ lẫn lộn.  Các hảng Tàu liên tiếp vi phạm  các tiêu chuẩn lao động và môi sinh, nhưng chánh phủ Trung Quốc  đang thôi thúc họ phải tuân theo sát hơn  các tiêu chuẩn quốc tế  và có nhiều dấu hiệu là thông điệp được thi hành. Các tác giả tìm thấy  các tổ chức theo dõi không phải là của chánh phủ và các thể nhân quốc tế, tỉ như Ngân Hàng Phát triễn Quốc tế, có thể khuyến khích các nhà đầu tư ngoại quốc nhập vào  các tiêu chuẩn cao và hành động  như thể các xúc tác cho thay đổi tốt, vì chưng các hảng  khiếm khuyết sẽ phải đối đầu nhiều hiểm nguy mất uy tín. Một môi trường điều hòa nội địa khuyến khích trong ( sạch)  suốt  và dễ kết toán,  cũng sẽ cho phép xã hội dân sự  tham gia và làm thành một khác biệt to lớn .

4-      Bí mật của Castro: CIA  và Guồng máy Tình  Báo Cuba
 
  Sách Castro’s secrets : The CIA  and Cuba’s Intelligence Machine tác giả là Brian Latell, dày 288 trang, Palgrave  Macmillan xuất bản năm 2012.  Xác thực của sách này  dựa trên  sự tin cậy vào các tay  rời bỏ trốn  từ cơ quan tình báo xứ Cuba. Các   nhân chứng của họ  hình thành một cuộn chỉ mỏng manh  từ đó Latell,  nguyên là một nhà phân tích CIA  treo lũng lẳng ca ( trường hợp ) ông nói là Fidel Castro  có thể đã biết trước ý định của Lee Harvey Oswald  giết chết Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.  Lô gíc Latell như sau:  Castro tối ư nguy hiểm, mong trả thù và có khả năng làm sự cố táo bạo du hành phiêu lưu và làm thất vọng sáng chói. Castro đã có thông tin tốt đẹp  về nhiều âm mưu ám sát Kennedy  và đã sử dụng  tự phòng vệ  như là một  giải thích  hành quyết  hay ám sát các kẻ thù  trong quá khứ.  Và vì ông  vi xử lý  các hoạt động tình báo Cuba, nên ông đã biết những cuộc Oswald viếng thăm  phái bộ Cuba ở Mễ Tây Cơ vài tháng trước khi y  ám sát Kennedy.  Latell đặt nhãn  các hành động che dấu thời Kennedy  chống Cuba là  “  một  chiến dịch quyết đoán  và to lớn  của khủng bố quốc tế”  nhưng cũng gọi  thất bại  cho là  của Castro, khi  không cảnh cáo  chánh phủ Hoa Kỳ về  các ý định của Oswald  là “ một quyết định đáng khinh bỉ nhất  trong gần 50 chục năm Castro ngự trị Cuba ”. Ở sách Latell,  cả hai Kennedy lẫn Castro, đều được trình bày một cách xấu xa; chỉ một số nhân viên CIA nghi ngờ hiệu quả các chiến dịch chống Castro của Kennedy mới được mô tả tốt đẹp hơn .               

        (Chiếu theo Richard Feinberg, nguyệt san Ngoại Giao số tháng 5-6  năm 2012) 

                    ( Fremont , Bắc Ca li , ngày 1 tháng 6 năm 2012 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét