Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Tương Lai Ngành Khí Dầu Thiên Nhiên Việt Nam


   CẬP NHẬT HIỂU BIẾT VỀ TƯƠNG LAI  NGÀNH KHÍ DẦU THIÊN NHIÊN VIỆT  NAM

                                                        G S Tôn thất Trình


                        Trong 2 hai thập niên qua , Việt Nam đã trổi dậy  thành một quốc gia sản xuất quan trọng  về dầu lữa ( hỏa ) - oil  và khí dầu thiên nhiên – natural gas  ở Đông Nam Á .Việt Nam đã tăng cường  các họat động thám hiểm dầu và khí dầu, cho phép  nhiều công ty ngoại quốc đầu tư và cộng tác hơn  ở những lảnh vực  dầu và khí dầu. Việt Nam cũng đã  đưa vào nhiều cải cách thị trường hầu hổ trợ ngành công nghệ năng lượng nước nhà.  Các biện pháp này  đã giúp tăng sản xuất dầu và khí dầu, thế nhưng  vì tăng trưởng  kinh tế mau lẹ , công nghệ hóa và triễn khai – nới rộng thị trường xuất khẩu  cũng đã  thúc đẩy tiêu thụ  năng lượng trong nước - nội địa.  Tổng sản lượng nội địa – Gross domestic product ( GDP )  đã tăng  trung bình 7.2 % một năm,trong 10 năm qua.  Việt Nam là một nước  cung cấp dầu lữa quan trọng  cho  thị trường nội địa và trong vùng  và có thể  trổi dậy thành một  quốc gia  cung cấp  khí dầu thiên nhiên đáng kể  thập niên tới. Theo  Thống kê Năng lượng Quốc tế EIA International Energy Statistics, năm 2010 tiêu thụ sinh khối- biomass, đa số ở nông thôn, chiếm  36%  tổng số năng lượng tiêu thụ ở Việt Nam, dầu lữa 25%, thủy điện 10% , than đá 20% và khí dầu 11% . Chúng ta đã bàn qua về sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu,  lọc  và  sản xuất sản phẩm( đặc biệt ở bài lạm bàn phát triễn tỉnh Quảng Ngãi ) dầu lữa  Việt Nam, nên ở bài này chỉ đề cập đến khí dầu thiên nhiên.
 
                       Tổng quát    

                  Sản xuất khí dầu thiên nhiên Việt Nam đã tăng mau lẹ kể từ cuối thập niên 1990  và  sử dụng cho thị trường trong nước cũng đã nới rộng mau lẹ . Theo Tạp chí  Dầu lữa và khí dầu – OGJ , Việt Nam nắm giữ được  24, 7 ngàn tỉ bộ khối-  trillion cubic feet ( Tcf ) các dự trữ đã được chứng minh , tính đến  tháng giêng năm 2012 .  Dự trữ đã tăng mạnh mẽ kể từ năm 2007, thành quả một  chánh sách năng nổ của Việt Nam để  hút dẫn đầu tư  và cấp các khế ước  thám hiểm  ở những diện tích ngòai khơi bờ biển Việt Nam.  Năm 2010,  Việt Nam sản xuất  290 tỉ  bộ khối – billion cubic feet (Bcf)  hay 0.8 Bcf /d ( day- một ngày)  khí dầu thiên nhiên , tăng gấp đôi mức sản xuất năm 2005 và hy vọng sản xuất sẽ đạt 1.4 Bcf/ d (ngày)   vào năm 2015.  Hiện nay Việt Nam đã tự túc về khí dầu thiên nhiên.  Dự án Chủ trì  Khí dầu Quốc gia - National Gas Master Plan Việt Nam  dự tính  là tiêu thụ khí dầu trong nước sẽ tăng từ 290 Bcf năm 2010  lên trên  480 Bcf  năm  2015.   PetroVietnam cũng  tiên đóan là  yêu cầu  khí dầu  năm 2025 sẽ vựợt quá nguồn cung cấp trong nước . 

                        Đa số  sản xuất khí dầu ở Việt Nam đều được chế biến  và gửi tới trực tiếp  cho  các nhà máy điện và các nhà tiêu thụ  lảnh vực công nghệ.  Năm 2008, Việt Nam  đã sử dụng chừng 80% sản xuất khí dầu thiên nhiên  để tạo ra điện, số còn lại dùng làm nhiên liệu cho các lảnh vực công nghệ  và phân bón hóa học. Năm 2010,  khí dầu  chiếm 50%  yêu cầu điện  tạo ra  và 34%    khả năng thiết bị  tổng cọng phát sinh điện nước nhà.  Việt Nam tiên đóan  là thành phần điện  khí dầu phát sinh sẽ tăng thêm,  một khi các nguồn tài nguyên khí dầu thiên nhiên được khai thác . Các dự án điện khí dầu sẽ nhiều hơn và nhiều  đơn vị nhà máy phát điện chuyễn qua dùng khí dầu. Thị trường khí dầu cũng có thể  nới rộng thêm ra ở miền Bắc và  miền Trung Việt Nam, một khi hạ tầng cơ sở  ống dẫn dầu  và khí dầu phát triễn.  
           
                 Tổ chức khu vực khí dầu


                   Cùng như ở khu vực dầu lữa , PetroViêtnam ngự trị khu vực khí dầu thiên nhiên. Các nhà chung sức chánh cùng PetroVietnam  liên hệ  đến sản xuất và phát triễn tài nguyên khí dầu thiên nhiên là: TNK-BP, Chevron , KNOC, Gazprom ( Nga), Petronas( Mã lai Á ),  PTTEP Thái Lan , Talisman ( Canada ), ExxonMobil,  Total and Neon Energy ( Pháp ).  Chevron ( Hoa Kỳ) có lẽ  sẽ trở thành công ty sản xuất chánh khí dầu ở Việt Nam sau khi đã phát triễn các giếng  ở bồn Mã Lai – Thổ Chu( ? ), biển Đông Nam Viêt Nam. Các công dầu khí khác tỉ như BP ConocoPhillips mới đây đã rút khỏi đầu tư thượng tầng khai thác bồn Nam Côn Sơn, và để các  công ty khác mua lại các cổ phần này. Công ty Shell  cũng đã tỏ vẻ muốn gianhập các thị trường  hạ tầng và thượng tầng khí dầu Việt Nam, kể cả  khí dầu thiên nhiên hóa lỏng – liquefied natural gas( LNG )  và sắp sửa ký một  mêmô thông hiểu – memorandum of understanding ( MOU ) với Việt Nam.  PetroVietnam và Gazprom thành lập công ty liên doanh chiến lược JV - Joint Venture Vietgazprom, nay đang thám hiểm những bồn khí dầu thiên nhiên chưa phát triễn ở cả hai nước. Công ty PVGas là cánh tay phải phân phối chánh khí dầu của PetroVietnam.  PetroVietnam  và các JV liên doanh điều đình giá khí dầu nội địa với các nhà máy phát điện và các nhà sử dụng công nghệ, trên căn bản  từng dự án một. Việt Nam  thường cố tình giữ giá khí dầu khá thấp so với thị trường quốc tế, phần lớn là vì giá điện bán sĩ cũng thấp. Phí tổn chuyên chở  thay đổi tùy theo mỗi đường ống dẫn và phải được Bộ  Công Thương – Ministry of Industry and Trade chấp nhận.  Khi thị trường khí dầu Việt Nam  tiến trào  và LNG  nhập thị trường, giá cả khí dầu có thể tăng thêm, theo đúng sác xuất căn bản thị trường hơn.


                   Thám hiểm và Sản xuất

                   Việt Nam tương đối  còn chưa được thám hiểm  hết,  và đây là một tiềm năng cho các công ty thám hiểm  khám phá nhiều  vùng  khí dầu thiên nhiên mới.  Vài giếng dầu lữa lớn nhất Việt Nam, tỉ như Bạch Hổ, sản xuất một số lượng nhỏ ( song hành )  khí dầu thiên nhiên.  Hầu hết sản xuất khí dầu thiên nhiên Việt Nam  nguồn gốc tại 3 bồn  ngòai khơi: Cửu Long, Nam Côn Sơn và Mã Lai – Thổ Chu

Phiên họp cho phép – cấp môn bài quốc tế năm 2011, gồm nhiều lô – block từ bồn  chứa nhiều khí dầu Nam Côn Sơn, hiện là nơi sản xuất chánh , cố thỏa mãn tăng trưởng mau lẹ  yêu cầu khí dầu ở miền Nam Việt NamLô – Block 06- 1 có giếng  khí dầu thiên nhiên lớn nhất nước  tên gọi là Lan Tây,  chảy qua ống dẫn lần đầu tiên năm 2002.  Giếng này sản xuất chừng 445 triệu bộ khối khí dầu thiên nhiên mỗi ngày ( MMcf/day ) và 4000 thùng/ ngày- bbl/d khí đặc – condensate  năm 2011 và cung cấp khí dầu cho Phức tạp điện Phú Mỹ ( Bà Rịa – Vũng Tàu )  qua ống dẫn Nam Côn Sơn. TNK- BP, công ty họat  động lô  này là một liên doanh,  cổ phần công ty  là 35 % , dự tính khai thác một giếng kế cận gọi là Lan Đỏ  qúy thứ tư năm 2012.  Lan Đỏ sẽ sản xuất gần  200 Mmcf/day ở  đỉnh cao nhất và sẽ góp phần bù chì  sản xuất Lan Tây suy giảm vào thập niên tới. Những giếng nhỏ hơn đang phát triễn ở Nam Côn Sơn gồm luôn cả hai giếng Hải ThạchMộc Tinh,  sẽ đưa vào ống dẫn năm 2013.  Giếng mới Chim Sáo dầu – khí song hành,  sản xuất số lượng khí liên kết nhỏ 25 Mmcf/day, đã chảy vào ống dẫn năm 2011.      

                    Hiện nay, dự án phát triễn khí dầu lớn nhất Việt Nam ở vị trí  phía Bắc  bồn khai thác chung với Mã Lai Á, gồm thám hiểm và phát triễn  nhiều giếng ( thuộc “Lô- Block B”) cũng như xây cất  một ống dẫn khí dầu. Tuy vẫn còn phải dè dặt  về những tuyên bố sau đây về tuyên bố tiến bước của tổ hợp Chevron , vì thành quả thực hiện luôn luôn bị các điều kiện bất trắc kinh tế và chánh trị tổng quảt  nội địa hay quốc tế chi phối,  Chevron cho biết đã  nắm giữ 2 PSC ( production sharing contracts - khế ước chia phần sản xuất )  ở bồn này- 42.4% quyền lợi ở  PSc có các Lô – Block B và  48/95 và 43.4 % quyền lợi ở PSC Lô Block  52/97-  và hy vọng sẽ  khởi sự họat động năm 2014 , dự trù đạt đỉnh sản xuất là 490 MMcf/d (day- ngày ) và 4000 thùng khí đặc – condensate. Tổng phí tổn của phát triễn ngòai khơi và dự án đường ống dẫn  Chevron lên đến 4.3 tỉ  đô la Mỹ. Khế ước công nhệ cao kỷ - front end engineering –FEED vẫn tiếp tục năm 2011 và một đánh giá ảnh hưởng môi trường đã được chánh phủ Việt Nam chấp thuận tháng 4 năm 2012.

                    Bồn Sông Hồng cũng có thể tăng cường phát triễn khí dầu ở Bắc Việt.  Tiếc thay, đa số khí dầu bồn này lại chứa quá nhiều carbon dioxiode và  sulfide hydrogen, tạo ra những thách thức kỷ thuật và khiến cho phí tổn khai thác cao hơn. Vietgazprom đang tích cực khoan ở  những  lô dầu khí Bảo Vàng  và Lê Đông 20-1 ( ?) thuộc bồn Sông Hồng.

                 Khí dầu thiên nhiên hóa lỏng – LNG

                Yêu cầu khí dầu thiên nhiên tăng mạnh,  khiến chánh phủ Việt Nam phải xem xét việc nhập khẩu khí dầu  dưới thể thức LNG để dùng làm nhiên liệu  chạy các nhà máy điện ở miền Nam.  PV Gas ký kết  một khế ước công nghệ cao –kỷ  front-end engineering and development (FEED)  và một mêmô thông hiểu- MOU với công ty Tokyo Gas Company phát triễn ga- terminal  LNG Thị Vải ở tỉnh Vũng Tàu. PV Gas đề nghị xây cất  ga theo 2 giai đọan. Giai đọan thứ nhất  là đưa khí vào ống dẫn  5—150 Bcf/ năm   vào năm 2015 và có thể nới rộng đến  ít nhất là 380 Bcf/năm  vào năm 2025, theo các nguồn tin của chánh phủ.  PV Gas có dự định nhập khẩu khí dầu  từ Úc Châu, Nga và Qatar  và hiện đang tiếp xúc với QatarGas làm thỏa hiệp cung cấp cho giai đọan một. Nhà máy điện Hiệp Phước đã ký một MOU  như thể là một nhà tiêu thụ then chốt LNG.

               Chánh phủ Việt Nam cũng đã chấp thuận một ga tái sinh khí dầu – regasification ở tỉnh duyên hải cực Nam Miền Trung ( nay thuộc miền Đông Nam Bộ )  là Bình Thuận ( Phan Thiết) năm 2011. Ga Bình Thuận sẽ có  một dung tích đến 150 Bcf/ năm  và dự trù  bắt đầu họat động năm 2018. PVGas cũng dự tính  xây cất  một kho tồn trữ nổi- floating storage  ngòai khơi, chứa  50 Bcf/năm  và một đơn vị tái sinh khí dầu  ở Vũng Tàu năm 2013. PVGas dự tính sử dụng một tổ chức tập hợp – aggregator  để mua các tàu chuyên chở tại chỗ - spot cargoes  cho tiện nghi này.  Việt Nam cũng đand xem xét phát triễn các ga LNG khác ở miền Bắc và miền Trung nước nhà, dù rằng những dự án này còn được kềm giữ lại,  cho đến khi nào nhiều cơ sở hạ tầng  hơn cho khí dầu thực hiện xong xuôi.

            Các đường ống dẫn – Pipelines

Hệ thống đường ống dẫn khí Bạch Hổ và Nam Côn Sơn đang vận chuyển khí từ mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông từ bồn trũng Cửu Long và mỏ Lan Tây từ bồn trũng Nam Côn Sơn vào bờ

           Việt Nam đã có 3 đường ống dẫn khí  nối các vùng giếng ngòai khơi  ở phía Nam đến các nhà máy điện và những hệ thống phân phối khí dầu trên đất liền.  Đường ống dẫn then chốt  là  đường  ống Nam Côn Sơn dài 250 dặm Anh ( trên 402km )  chuyên chở khí dầu từ giếng Lan Tây đến nhà máy chế biến khí dầu công ty Dinh ( Cố ? ), Phức tạp  Điện Phú Mỹ  và nhà máy ammonia.  Đường ống này hầu như chuyên chở phần lớn  cung cấp khí Việt Nam, dung lượng là 680 MMcf/d. Đường ống dẫn Bạch Hổ  dung lượng 150 MMcf/d, chuyễn khí dầu song hành từ giếng Bạch Hổ  đến phức tạp điện Phú Mỹ.  Đường ống dẫn thứ ba, dung lượng 200 MMcf/d chạy dài từ Vùng Xếp Đặt Thương Mãi – Comercial Arrangement Area PM3, giữa Việt Nam và Mã Lai Á,  đến  nhà máy điện  chu kỳ phối hợp – combined cycle Cà Mau. TNK – BP  họat động đường ống dẫn Nam Côn Sơn, trong khi PetroVietnam  họat động các đường khác.

          Một đường ống dẫn Nam Côn Sơn thứ hai,  song song đường thứ nhất , đang phát triễn và dự tính sẽ họat động năm 2014.  Dự án  gồm xây cất  một đường ống dẫn  580 MMcf/d, một nhà máy chế biến khí dầu  700 MMcf/d và một  hệ thống đường ống trên đất liền, nối  các nhà máy chế biến khí dầu  đến các trung tâm phân phối và các ga LNG. PV Gas  đã ký các khế ước chuyễn  phần đường ống dẫn trên đất liền của mình cho những chi nhánh  của PetroVietnam, vì PV Gas muốn có thêm chuyên môn kỷ thuật. PetroViêtnam ước lượng là cung cấp khi dầu cho xứ sở  có thể tăng gia thêm  30-40%  sau khi đường ống dẫn Nam Côn Sơn thứ hai họat động. Đường ống dẫn Cần Thơ, dung lượng 500MM cf/ ngày đang xây cất, dự trù nối các  lô – blocks Chevron ngoài khơi ở bồn Mã Lai- Thổ Chu (?)  đến nhà máy điện Cà Mau, sẽ  chạy năm 2014.

                 ( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ,  ngày 14 tháng 6 năm 2012)
  

       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét