Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Cảnh Báo MôiTrường

Thử tìm đường lối “mới” phát triễn xa hơn  ý niệm xuất khẩu “ hàng hóa” cho Việt Nam ?  

                                                Bài học:

Cảnh báo Môi trường vô căn cứ ngày trước và ngày nay 

                                           G S Tôn Thất Trình



              Hay là Vấn đề  Câu Lạc Bộ La Mã – Club of Rome và Những Vấn đề của Chúng ta , theo bài xã luận của G S Bjorn Lomborg, Phó giáo sư Trường Doanh vụ  Copenhagen  và Trung tâm Nhất trí Copenhagen, Đan Mạch, tác giả  các sách  Kẻ  Môi sinh Hòai nghi – The Skeptical EnvironmentalistLàm nguội đi – Cool it, đăng tải ở số tháng 7- 8 năm 2012, nguyệt san Ngọai Giao - Foreign Affairs . G S Bjorn Lomborg cuối tháng 6 năm 2012 cũng đã bênh vực dự án phát triễn công nghệ và đô thị ở đầm lầy Nakivubo Swamp tại thủ đô Kampala xứ Uganda,  trái với nhà kinh tế học  Hòa Lan Pavan Sukhdey ở nghiên cứu “  The Economics of Ecosystems and Biodiversity”  viết cho Liên Hiệp Quốc. Lomborg cũng không đồng quan điểm với nhà kinh tế học  đọat giải Nobel kinh tế Joseph Stiglitz , muốn đi xa hơn GDP trên việc đo lường  sức khỏe đời sống quốc gia , bằng cách tính thêm vào GDP  giá trị của việc tồn trữ nước , kỳ cọ không khí  và bảo vệ bờ biển nhờ cây cối, đất đai và các rặng san hô. ( nhắc lại là Stiglitz và bà vợ ông cũng đã cố vấn và dạy kinh tế học ở Đại học Hà Nội trước đây,  hổ trợ mạnh mẽ cho nhà kinh tế học luôn luôn được trích dẫn về kinh tế Việt Nam là Lê Đăng Doanh ).      

             Cách đây 40 năm, nhân lọai được cảnh báo:  đuổi theo  tăng trưởng kinh tế không ngừng, mỗi ngày mỗi lớn hơn, sẽ là kết tội mình tiến tới tai họa.  Câu lạc bộ Rome,  một thu thập  đa quốc gia  các doanh nhân, học giả, chức quyền chánh phủ vinh dự nhất tài phiệt Ý  Aurelio Peccei gom nhặt,  làm ra một trường hợp tiên đóan  ở một cuốn sách mỏng năm 1972  tên gọi là “Những Giới Hạn Cho Tăng Trưởng -  The Limits to Growth’. Căn cứ trên những dự báo những lọat  kiểu mẩu computer phức tạp, do các giáo sư MIT  phát triễn, sách đã  gây ra một  xúc động và  chụp bắt được một tinh thần thời đại – zeitgeist  lúc đó: tin tưởng  là những thèm muốn dâng cao thêm của nhân lọai là một cuộc chạy bộ  đưa đến đụng độ với các tài nguyên thế giới có giới hạn và  sẽ tan vỡ , sụp đổ, phá sản nay mai.           


                    Những Giới hạn cho Tăng Trưởng cũng không phải là sách xuất bản đầu tiên hay cuối cùng tuyên bố điểm tận thế- chấm dứt đã đến gần, vì cơn bệnh do phát triễn cận đại gây ra, nhưng trên nhiều phương diện, sách  rất mực thành công. Tuy ngày nay, sách hầu như bị quên lảng, nhưng vào thời kỳ đó , sách là một  hiện tượng khối to lớn, bán ra 12 triệu cuốn, dịch ra trên 30 thứ tiếng  và được Thời báo The New York Times mệnh danh  là một trong những tài liệu   quan trọng nhất  thời đại chúng ta.  Ngay cả khi được  chứng tỏ là  một sách  đầu óc sai lạc phi thường, nó cũng  đã thiết lập  các điều khỏan cho một tranh luận những vấn đề khẩn thiết kinh tế, xã hội và đặc biệt là chánh sách môi sinh, cùng với những ảnh hưởng hiểm độc dính liền vào  ý thức công cọng  40 năm sau.  Không phải là phóng đại qúa đáng khi nói rằng sách này đã giúp thế giới rơi xuống con đường  lo âu ,  bị ám ảnh về  những giải pháp  cứu chửa  lạc hướng cho các vấn đề thứ yếu , trong khi lại quên hết những quan tâm lớn hơn nhiều  và những  phương cách dễ cảm  giải quyết chúng .

                  Kịch trình diễn thập niên 1970  

      Nếu  thập niên 1950  và đầu thập niên 1960  đã là một thời kỳ lạc quan kỷ thuật,  đến đầu thập niên 1970, tâm trạng ở các nước công nghệ tiên tiến đã bắt đầu trở nên dễ sợ.  Chiến Tranh Việt Nam  là một tai họa, các xã hội xáo động, các nền kinh tế khởi sự trì trệ.  Sách Mùa Xuân Im lặng- The Silent Spring, năm 1962 của  Rachel Carson (chúng tôi thường nêu lên ở giảng đường Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc – Sài Gòn các thập niên 1960- 70  vài quan  điểm cuả Carson liên quan đến  cận đại hóa nông nghiệp)  đã tăng quan tâm  về ô nhiễm  và làm nẩy lữa phong trào môi sinh cận đại.  Sách Quả Bom Dân số- The Population Bomb , năm 1968,của Paul Ehrlich  đã biện cứ  là nhân lọai đã tự mình rơi vào quên lãng. Ngày Trái đất - Earth Day đầu tiên, năm 1970, được đánh dấu bằng bi quan về tương lai  và cuối năm đó, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon  thiết lập  Cơ Quan Bảo vệ Môi sinh – Environmental Protection, EPA   để giải quyết vấn đề.  Đó là tình huống làm sách Những Giới hạn của Tăng Trưởng rền vang.  Thiên tài sách  là đem lại  cùng nhau  ở một luận chứng  những quan tâm về ô nhiễm, dân số  và tài nguyên, cho thấy cách nào cái gọi là tiến bộ sẽ chạy mau lẹ, đụng nhằm những trở ngại cứng rắn của  thế giới thiên nhiên.

     Thành lập  năm 1968  và  tự đề cao là “ một  dự án về tình trạng không hay của thế giới”, Câu Lạc Bộ Rome  đặt ra cho mình sứ mệnh thu thập các trí óc phân tích tốt đẹp nhất thế giới,  để tìm cách “ làm ngừng lại trò chơi lao  dốc  tự sát con người  đang lăn cưỡi ”.  Điều này dẫn tới giáo sư MIT Jay Forrester,  người  đã phát triễn ra những kiểu mẩu  computer  về các hệ thống tòan cầu , tên gọi là World2, giúp  tính tóan  ảnh hưởng thay đổi của nhiều biến thiên cho tương lai hành tinh. Câu Lạc Bộ bổ nhiệm một tóan hai nhà khảo cứu khác là Donella Meadows và Dennis Meadows lảnh đạo, để tạo ra một dịch bản cập nhật  World3 . Chính sản xuất của kiểu mẩu này  đã được trình bày  dưới hình thức sách The Limits of Growth. Ở một thời đại ngây thơ và  tôn kính hơn đối với computers, tập  in lạnh mát này cho luận cứ  sách một bộ mặt uy quyền khoa học và thể nào cũng phải xảy ra; hàng trăm  triệu  mạch vòng vi tiểu lôgic tuồng như  lưu đày mọi khả năng  bất đồng ý kiến.



    Kiểu mẩu không đơn giản, không dễ hiểu biết đâu.  Ngay cả đồ thị tóm tắt cũng quấn xoắn lại tê cóng trí nảo  vào những đặc thù hòan tòan của kiểu mẩu, đăng năm sau, ở một sách riêng biệt dày  637 trang. Tuy nhiên, ý niệm tổng quát rất là  thẳng thắn.  Nhóm khảo cứu “ xét xem 5 thừa tố căn bản  qui định và như vậy cuối cùng giới hạn tăng trưởng ở hành tinh Trái Đất – dân số,  sản xuất nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên , sản xuất công ( kỷ) nghệ  và ô nhiễm. Họ đã giả thiết tất yếu là mọi thừa tố này, tăng trưởng lũy thừa – grow exponentially , một bước tiến quan trọng đến nổi tòan thể chương I  sách  dành  riêng cho  giải thích vụ này.   Họ  yêu cầu ai đọc sách lưu ý đến tăng trưởng  cây  rau muống- bèo - huệ nước- water lily ở một ao hồ: “Ví thử bạn có một ao hồ  rau muống đang tăng trưởng.  Kích thước  cây tăng gấp đôi  mỗi ngày. Nếu cứ để cho  cây  rau muống tăng trưởng không kiềm chế, nó sẽ bao phủ tòan ao  hồ, trong 30 ngày, làm chết nghẹt những đời sống khác trong nước. Cây rau muống tuồng như bé nhỏ lâu dài, cho nên bạn quyết định cắt cụt nó đi,cho đến khi nó chiếm nữa ao hồ.  Ngày nào nó đến giai đọan này ?  Lẽ dĩ nhiên là ngày  thứ 29 . Bạn còn một ngày để cứu vãn ao hồ.”

    Ở kịch bản  tiêu chuẩn ( xem hình 1 )  các tác giả dự tính tương lai nào sẽ đóng vai trò quan trọng cho nhân lọai . Với các năm  từ 2001 đến 2010  ở hòanh độ, đồ biểu trình bày ở tung độ những mức dân số, ô nhiễm, tài nguyên không tái sinh được, thực phẩm và sản xuất công nghệ.  Khi tử xuất (chết) giảm xuống đáng kể ( vì  hiểu biết y tế cải thiện )và sinh  xuất  chỉ giảm nhẹ, dân số gia tăng. Khi mỗi người tiêu thụ nhiều thực phẩm và sản phẩm hơn, muốn thỏa mãn yêu cầu tổng cọng, tất phải “ đòi hỏi một đường vào tài nguyên đồ sộ” .  Điều này xài hết  dự trữ tài nguyên có được, làm khó khăn thêm việc thỏa  mãn các yêu cầu tài nguyên năm tới, và nhiên hậu dẫn tới sụp đổ hệ thống kinh tế. Vì lẽ các ảnh hưởng tụt lại phía sau, dân số tiếp tục tăng mãi cho đến tử xuất  tăng sửng sốt do  thiếu thực phẩm và săn sóc y tế  giết chết một phần lớn  mọi nền văn minh. Thủ phạm rỏ ràng là:  “ sụp đổ xảy ra vì mất hút tài nguyên không tái sinh được.”
Hình 1
   Vậy chớ điều gì sẽ xảy ra, nếu thế giới gìn giữ được  tốt đẹp hơn tài nguyên cũ và tìm ra được tài nguyên mới ? Khỏi cần lo đến điều này. Hãy cho chạy lại kiểu mẩu với  tài nguyên tăng gấp đôi hay vô giới hạn và sụp đổ vẫn xảy ra, nhưng bây giờ là do ô nhiễm. Khi dân số  và sản xuất nổ tung, ô nhiễm cũng làm cho sản xuất thực phẩm sút giảm, giết chết ba phần tư dân số. Việc gì xảy ra, nếu kiềm chế được cả kỷ thuật lẫn chánh sách?  Cũng khỏi cần lo  đến điều này.  Hãy chạy kiểu mẩu lần nữa với tài nguyên không giới hạn và  bẻ  cong bớt ô nhiễm đi,  tiên đóan vẫn lạnh nhạt. Khi sản xuất tăng vụt, dân số cũng tăng theo và yêu cầu thực phẩm cũng tăng thêm. Cuối cùng đã đến giới hạn đất đai trồng trọt được và công nghệ cũng đói kém, vì tư bản  đã được chuyễn sang những cố tâm càng yếu kém hơn hầu tăng gia năng xuất nông nghiệp. Với  sản xuất thực phẩm  rơi xuống mức  chỉ vừa để sống – subsistence level, tử xuất tăng vọt mạnh và một lần nữa  văn minh phải chịu số phận bi đát.

    Các tác giả  kết luận rằng “ cách cư xử căn bản  của hệ thống thế giới  là tăng trưởng  dân số và tư bản lũy thừa , tiếp theo đó là sụp đổ”.  Và “ khi chúng ta du nhập  các phát triễn kỷ thuật  đã thành công,tháo bỏ vài ngăn cản cho tăng trưởng hầu tránh vài sụp đổ, hệ thống đơn giản  tăng đến một giới hạn khác, tạm thời vượt qua điểm này và thối lui trở lại.                       

     Khác với  những tiên đóan bi thảm  trước, tiên đóan này  không còn  đường ra dễ dàng nữa. Bà Carson đã muốn ngừng hẳn dùng thuốc dịch bệnh – pesticides. Ông Ehrlich muốn tăng trưởng dân số chậm đi.  Nhưng The Limits of Growth muốn trình bày là ngay cả khi ô nhiễm và tăng trưởng dân số được kiểm sóat đi nữa, tài nguyên thế giới  cũng sẽ bị tiêu xài hết va sản xuất thực phẩm sẽ lại rơi xuống mức chỉ vừa để sống.  Hy vọng duy nhất là ngưng ngay tăng trưởng kinh tế . Thế giới cần cắt bớt  tiêu thụ các hàng hóa vật chất và nhấn mạnh đến tái sinh và bền vững lâu dài.  Hy vọng duy nhất tránh khỏi sụp đổ văn minh, theo biện cứ các tác giả, là xuyên qua những chánh sách hà khắc bó buộc dân gian có ít con hơn, cắt bớt tiêu thụ, ổn định  xã hội ở một mức nghèo kém đáng kể hơn hiện tại.   

    Vì chưng nhiều  người xem giải pháp này không thực tiễn tí nào, cách lấy đi từ tiệm đem về ăn  rất đơn giản:  thế giới đã bị vặn vít rồi.  Cho nên câu chuyện đăng ở Thời báo Times  năm 1972 về The Limits on Growth  đặt đầu đề “   Tệ hại nhất Đã Xảy ra Chưa – The Worst is Yet to Be ?  Báo viết:
               “  Các lò Pittsburgh  đã nguội lạnh, các dàn ráp máy ở Detroit  đã ngưng chạy . Ở Los Angeles, vài kẻ sống sót tiều tụy dịch hạch, cố tình cày cuốc vô vọng các hàng  giữa xa lộ cao tốc, vườn sau và các đồng ruộng xa trung tâm, làm mùa chỉ vừa để sống  . Các sở làm việc ở London tối om, các bến tàu vắng người. Ở các cánh đồng nông trang xứ Ukraine,  các máy cày la liệt đầy đồng vì không còn nhiên liệu dùng chạy máy nữa.  Nước các sông Rhine, Nile và Hoàng Hồ  cào đầy chất ô nhiễm. Kỳ quái thật ?  Không. Đó chỉ là điều thê thảm không tránh được  nếu xã hội tiếp tục  sự hiến dâng hiện hửu cho tăng trưởng và “ tiến bộ” .
             Sách The Limits to Growth đã được báo chí cực kỳ chú ý. Tạp chí Khoa Học – Sience đăng 5 trang về sách, Playboy  ghi các đặc điểm sách  rỏ ràng và tuần báo Life tự hỏi là có ai muốn nghe  “sự thật khủng khiếp”  không ?  Các báo như The Economist và Newsweeks  đồng ca theo cùng chỉ trích, nhưng năm 1973,  cấm vận dầu lữa làm sách có vẽ như tiên tri. Với cú sốc dầu lữa và  giá cả hàng hóa tăng vụt, tuồng như thế giới đang tiến tới kiểu tương lai Câu Lạc Bộ Rome !

                      Tiếc Quá

    Sau 40 năm , cách nào các tiên đóan xếp chồng ? Các người bênh vực thích nhấn mạnh là The Limits of Growth cẩn thận  rào lại các đánh cuộc của mình với các tác giả tuyên bố là  họ không trình bày “ những tiên đóan chính xác”  và họ “  cố tình … hơi mơ hồ”  trên khung thời gian, vì họ muốn tụ điểm trên cư xử tổng quát của hệ thống, nhưng đó chỉ là  ngụy biện. Sách thật sự đã được trình bày minh bạch và hiểu biết, làm ra những tiên đóan  rỏ rệt, gồm luôn cả việc thế giới đang gần cạn kiệt nhiều tài nguyên không tái sinh được.

      Giả thiết là yêu cầu tăng lũy thừa, The Limits to Growth  tính ra cách nào gần nhất sau năm 1970, nhiều tài nguyên sẽ khô cạn.  Kết luận của họ là trước năm 2012, thế giới sẽ xài hết aluminium, đồng, vàng kim,  chì, thủy ngân, molybdenum, khí dầu thiên nhiên , dầu lữa, bạc, thiếc, tungsten và  kẻm; 12 trong số 19 chất họ để tâm đến. Họ đã sai lầm , đơn giản và  ngọan mục

         Họ đặc biệt nói đến thủy ngân,  tuyên bố là các dự trữ tòan cầu biết được năm 1970 sẽ chỉ kéo dài  13 năm nữa , do yêu cầu tăng trưởng  lũy thừa gây ra hay chừng 41 năm nữa thôi, nếu các dự trữ thủy ngân  kỳ diệu tăng lên gấp năm lần. Họ lưu ý là “ giá cả những tài nguyên này theo các  dấu hiệu dự trữ im lìm ngắn nhất, đã bắt đầu tăng rồi”.  Chẳn hạn, giá thủy ngân đã tăng lên 500 %,  trong 20 năm qua. Tuy nhiên từ đó, các sáng kiến kỷ thuật đã đưa tới thay thủy ngân ở bình điện, trám lỗ răng sâu  và các nhiệt kế.  Năm 2000 tiêu thụ thủy ngân đã sụt mất 98%, và giá cả sụt 90 % .

     Họ tiên đóan là vàng kim cũng sẽ cạn kiệt  vào năm 1979 và chắc chắn sẽ hết hẳn năm 1999 , căn cứ  trên ước lượng 10 980 dự trữ biết được năm 1970. Tuy nhiên  40 năm sau – năm 1970,  thế giới đã khai thác 81410 tấn  vàng kim và nay ước lượng vàng  dự trữ thế giới  lên đến 51 000 tấn.

     Dự trữ đồng biết được năm 1970 là 280 triệu tấn. Từ năm đó, khoảng 400 triệu tấn đồng đã được sản xuất trên hòan vũ  và dự trữ đồng thế giới nay ước lượng là 700 triệu tấn. Từ năm 1946, các dự trữ đồng mới  đã được khám phá mau lẹ hơn là  tiêu xài hết những dự trữ hiện hửu.  Ba kim lọai  khác quan trọng nhất thế giới là nhom – aluminium , sắt và kẻm cũng có số phận tương tự.  Dù mức tiêu thụ  nhom - aluminium  đã tăng thêm 16 lần kể từ năm1950, và dù rằng sự kiện là thế giới đã xài 4 lần aluminium hơn dự trữ biết được năm 1950, nhưng nay dự trữ aluminium có thể  cung cấp đến 177 năm mức tiêu thụ hiện nay.  The Limits of Growth cũng lo ngại  hết dầu lữa vào năm 1990 và khí dầu thiên nhiên vào năm 1992. Thế nhưng các tài nguyên vừa kể, không những không cạn kiệt mà  các dự trữ chúng, tính theo số năm tiêu thụ hiện tại, ngày nay còn lớn hơn bao giờ hết kể từ năm 1970, dù rằng tiêu thụ  đã tăng gấp  bội
                

                 Những gì Câu Lạc Bộ Rome  đã bỏ qua

       Điểm căn bản sách The Limits of Growth  có vẽ là trực giác, ngay cả  hiển nhiên: Nếu  mãi mãi  nhiều người  dùng nhiều hơn mãi mãi cái ngữ tài nguyên, ngày nào đó họ sẽ  chạm trán  những giới hạn  lý học hành tinh. Vậy chớ tại sao các tác giả  lại sai lầm đến thế ? Tại vì họ đã bỏ qua  tài nhân lọai khéo léo phát minh.
       Các tác giả The Limits of Growth đưa ra 5 thúc  đẩy  cho hệ thống thế giới, nhưng họ lại quên mất một thúc đẩy quan trọng hơn hết :  con người ( dân gian )  với khả năng khám phá và sáng chế.  Nếu bạn  nghĩ rằng chỉ có  280 triệu tấn  đồng dưới đất, bạn sẽ nghĩ rằng bạn sẽ không còn may mắn nữa, một khi bạn đã  đào lên hết số lượng đồng này.  Nhưng nói về “ các dự trữ  biết được”  thế là quên mất  đi nhiều phương cách  tài nguyên  có được có thể tăng gia.

       Chẳng hạn , thăm dò đã cải thiện. Mới đây vào năm 2007, Brasil  tìm ra bồn dầu lữa Sugar Loaf - Cục Đường Ăn  ngòai khơi bờ biển São Paulo,  có thể chứa  40 tỉ  thùng dầu .  Nhắc lại là  lưu vực Cửu Long, bồn dầu lữa lớn nhất nước nhà hiện nay, chứa 30 %  tổng số tài nguyên dầu khí nước nhà,  ước lượng 7- 8 tỉ tương đương thùng dầu thô , nghĩa là chỉ 1/5 bồn Sugar Loaf , Brasil.  Các  kỷ thuật chiết trích, khai thác dầu  cũng đã cải thiện.  Ngành công nghệ dầu lữa nay khoan giếng sâu hơn dưới đất , xa ra ngòai khơi  đến các đại dương và trên xa đến Bắc Cực.   Ngành  khoan ngang  - horizontal drills  và sử dụng nước và hơi nước để vắt thêm dầu ở nhũng giếng  cho dầu hiện hửu.

bồn dầu lữa Sugar Loaf - Cục Đường Ăn  ngòai khơi bờ biển São Paulo, 
     Và khí dầu diệp thạch – shale gas  nay có thể giải tỏa bằng kỷ thuật mới mẽ  phân chia đứt gãy – new fracking technology, đã giúp  tăng gấp đôi  tài nguyên khí dầu thiên nhiên Hoa Kỳ trong vòng 6 năm qua.  Đây là một kỷ thuật tương tự  đột khởi  kỷ thuật làm nổi hóa học-  chemical flotation cho khai thác  những mỏ quặng đồng, trước đây cứ tưởng  là vô phương- vô dụng, và cũng tương tự tiến trình Haber- Bosch  đã làm cho cố định nitrogen  khả thi, sản xuất phân bón hóa học, nay giúp nuôi sống 1/3 nhân loại.

     Aluminium là một nguyên tố kim lọai  thông thường nhất Địa Cầu. Nhưng mãi gần đây, trích chiết khai thác vô cùng khó khăn và tốn kém, khiến nó có phần đắt hơn vàng kim và bạch kim -  platinum.  Nã phá Luân Đệ Tam có những thanh aluminium trưng bày  song song các  châu báu vương miện Pháp  và vua biếu các  khách mời danh dự những nĩa và muổng ( thìa ) aluminium, trong khi các khách ít quí hơn chỉ nhận các vật dụng bằng vàng kim.  Chỉ khi có  sáng chế tiến trình Hall – Heroult  năm 1886, giá aluminium mới  bất ngờ rớt xuống và số lượng  alumimium to lớn xuất hiện.

  Tuy nhiên, tài khéo léo sáng chế  thường chỉ xảy ra ở những phương cách ít ngọan mục hơn, tạo ra những cải thiện từng nấc – incremental improvements ở những phương pháp đương thời, giúp giảm bớt phí tổn và tăng gia hiệu xuất.        

    Những điều vừa kể, không có nghĩa là  Trái Đất và tài nguyên Trái Đất không phải  là không hửu hạn đâu nhé !  Nhưng nó ngụ ý  là số lượng tài nguyên cuối cùng có thể tạo ra  nhờ tài khéo léo nhân lọai giúp đở, vượt xa hẳn những gì  tiêu thụ con người đòi hỏi.  Điều này cũng đúng cho năng lượng, nhiều người cho rằng đã đạt đỉnh. Chẳng hạn bỏ ra ngòai  phí tổn,  chính Tầng Lớp  Sông Xanh -Green River Formation miền Tây Hoa Kỳ  đã được ước lượng chứa 800 tỉ thùng  dầu diệp thạch có thể thu về ba lần  nhiều hơn  dự trữ dầu chứng minh  của Saudi Arabia.  Và ngay với những kỷ thuật hiện hửu, số năng lượng tòan thể thế giới tiêu thụ  ngày nay, có thể tạo ra bằng các pannen mặt trời bao phủ chỉ  có 2.6 %   diện tích sa mạc Sahara.
    Lo ngại về tài nguyên không phải là mới mẽ gì.  Năm 1965 , nhà kinh tế học William Stanley Jevons viết một sách  nguyền rủa  than đá dùng ở Vương Quốc Anh.  Ông nhận thấy cuộc Cách Mạng Công Nghệ  không ngừng tăng gia  yêu cầu than đá, xài hết không tránh nổi  mọi dự trữ than đá nước Anh  và cuối cùng sẽ làm Anh Quốc sụp đổ :   “ Sẽ  không còn viễn cảnh hợp lý nào để giải tỏa  từ thèm muốn  tương lai  cho tác  nhân chánh ( than đá ) ngành công nghệ. Năm 1908, chính Andrew Carnegie cũng than phiền: “ tôi đã bị ấn tượng nhiều năm qua vì tiêu xài kiên cố mất hết nguồn cung cấp quặng sắt  của chúng ta. Thật đáng làm chóang váng đầu khi biết là nguồn cung cấp  quặng giàu sắt trước đây cho là phong phú  không thể tồn tại lâu hơn  thế hệ đang tới, chỉ còn quặng nghề  ít sắt  hơn cho đến những năm cuối cùng thế kỷ.”  Lẽ dĩ nhiên , thế hệ Carnegie đã để lại đàng sau  kỷ thuật tốt đẹp hơn, cho nên ngày nay khai thác các quặng chứa ít sắt, khó  đến nơi hơn, cũng dễ dàng, rẽ tiền hơn.

     Một cách khác xem xét vấn đề tài nguyên  là quan sát gía cả  các vật liệu thô. Phe The Limits of Growth biện cứ  rằng khi các cản trở tài nguyên trở nên khít khao hơn, giá cả chúng sẽ tăng.  Các nhà kinh tế học dòng chánh, trái lại, thường tin cậy là tài khéo léo con người sẽ thắng cuộc và giá cả sẽ sụt đi.  Một cá cuộc giữa hai phe đã xảy ra năm 1980. Nhà kinh tế học Julian Simon, phiền nảo vì những tuyên bố không ngừng là  hành tinh sẽ xài mất hết dầu lữa, thực phẩm và vật liệu thô, đã cống hiến  cá cuộc 10 000 đô la Mỹ cho bất cứ  vật liệu thô nào các đối nghịch  lựa chọn, sẽ có giá cả trụt xuống theo thời gian.  Cá cuộc Simon được nhà sinh học Ehrlich  và các nhà vật lý học John Harte và John Holdren ( hiện nay là cố vấn khoa học cho tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ) , nói rằng “ hút dẫn của tiền bạc dễ dàng là không chống lại được”   Cả ba đặt cọc trên chromium, đồng, nickel , thiếc và tungsten  và họ lấy thời gian là 10 năm. .Khi đến hạn kỳ 10 năm,  giá cả cả 5 hàng hóa này đã trụt xuống  và họ đã phải chấp nhận thất bại ( dù rằng họ vẫn tiếp tục giữ kỷ biện cứ nguyên thủy ).  Và đó không phải là một sự may mắn : giá cả các hàng hóa thương đã trụt xuống ở thế kỷ và nữa thế kỷ trước.  ( xem hình 2 đính kèm )



    Tóm lại, các tác giả The Limits of Growth đã sai lầm lớn nhất ở thừa tố tài nguyên, sai lầm ngọan mục đó !  Các đồ thị của họ cho thấy các mức tài nguyên khởi sự cao và trụt xuống, nhưng tình trạng lại đối nghịch hẳn: chúng khởi sự thấp và tăng lên . Các dự trữ kẻm, đồng, bô xít ( quặng nhom chánh), dầu lữa, và sắt thảy đều cao lên ngoạn mục. ( hình 3 ).



                 Nhiều hơn, nhiều hơn, nhiều hơn

            Còn những thừa số khác của phân tích ra sao ?  Sụp đổ to lớn của chúng cũng được tiên đóan xảy ra sau năm 2010, cho nên có lẽ còn quá sớm  để có thể  hòan tòan bóp méo. Nhưng những khuynh hướng  cho đến nay, không còn tí gì hổ trợ  luận đề ảm đảm – diệt vong nữa . Tăng trưởng  sản xuất công nghệ  mỗi đầu người cho đến nay  hơi bị  The Limits of Growth ước tính  quá đáng một tí, có lẽ vì tài nguyên đã rẽ hơn thay vì  đắt hơn và sản xuất càng ngày di chuyễn vào  ngành công nghệ dịch vụ.  Nhưng các tiên đóan dòng chánh cho tăng trưởng GDP  dài hạn, một  kẻ ủy nhiệm có vẽ hợp lý đã là dương tính  mắt thường nhìn thấy được, tương phản rỏ rệt những gì  The Limits of Growth mong đợi. Chẳng hạn, Ủy ban Liên Chánh phủ về Thay đổi Khí hậu, nhóm chánh duy nhất  đã đặt ra  các kịch bản GDP thông báo đến năm 2010 , ước lượng  là GDP mỗi đầu người tòan cầu  sẽ tăng 14 lần  trong thế kỷ và 24 lần  ở các quốc gia chậm tiến.

        Số lượng tăng dân số  cũng bị ước lượng phần nào quá đáng, chánh yếu là do tiên tiến y khoa đã giảm  bớt tử xuất  mau lẹ hơn chúng ta tưởng ( dù rằng  có khủng hỏang không liệu trước HIV/AIDS ). Nhưng  sác xuất tăng gia dân số đã chậm lại, kể từ cuối thập niên 1960, khác với các tiên đóan World3,  vì sinh xuất  cũng đã rơi xuống  song song  với phát triễn.  Và tiên đóan  cho hai thừa tố cuối cùng, sản xuất nông nghiệp  và ô nhiễm  còn xa vời, và điều này  quan trọng, vì lẽ chúng  là những thúc đẩy  hổ trợ sụp đổ , nếu  khan hiếm  tài nguyên không làm được nhiệm vụ. Tiêu thụ  thực phẩm tòan cầu mỗi đầu người  mong đợi sẽ tăng  trên 50%  vào 4 thập niên sau  1970 , đạt đỉnh năm 2010, rồi trụt xuống 70 %.  Số calôri có được đã thật sự tăng gia, nếu không quá đáng kỳ lạ ( chừng  hơn 25 % ) , nhưng  sụp đổ nguồn cung cấp thực phẩm không thấy bóng dáng xảy ra bất cứ nơi nào  và chúng ta có mọi lý do  để tin tưởng là  lợi lộc sẽ tiếp tục và sẽ vững bền. Thiếu dinh dưỡng chưa tiêu tan, và con số người tuyệt đối đói khát, thật sự đã tăng gia đôi chút ( phần lớn vì  vài mùa màng đã bị chuyễn từ thực phẩm qua sản xuất nhiên liệu sinh học, vì những lo ngại về hâm nóng địa cầu).  Nhưng 40 năm qua, phân số dân số tòan cầu còn ăn uống thiếu dinh dưỡng  đã rơi xuống  từ 35 %  chỉ còn  ít hơn 16% và nay đã có thêm hơn 2 tỉ người được nuôi ăn uống đầy đủ. Không có nơi nào trên thế giới  đã đụng trần nhà về sử dụng đất đai trồng trọt được; hiện nay  có 3.7 tỉ mẩu Anh (  mẩu anh - acre gần bằng ½ ha )  đang được sử dụng và 6.7 tỉ mẩu Anh là dự trữ.  Cũng như  lợi lộc năng xuất ( hiệu năng )  chưa  tới tối đại.  Báo cáo dài hạn Liên Hiệp Quốc về   thực phẩm có được, từ năm 2006, ước lượng là thế giới sẽ đủ khả năng nuôi sống nhiều người hơn nữa, mỗi người  nhiều calôri hơn, cho đến giữa thế kỷ 21

      Về các tiên đóan  ô nhiễm, The Limits of Growth  vừa dễ sợ vừa mơ hồ.  Tăng ô nhiễm  được giả thiết là kích động đổ sụp tòan cầu, nếu gia giảm  thực phẩm hay tài nguyên chưa làm điều này trước tiên, nhưng cách nào ô nhiễm được định nghĩa chính xác thì không rỏ rệt gì cả.  Các  ô nhiễm cá nhân tỉ như DDT, chì, thủy ngân và thuốc dich bệnh : trừ sâu bệnh,  cỏ dại -  pesticides được nói tới, nhưng cách nào chúng có thể giết một số người đáng kể lại không được cụ thể, làm khó thử nghiệm xem tiên đóan có đúng không. Ô nhiễm không khí  có thể  được xem là một kẻ ủy nhiệm  tốt cho ô nhiễm tòan thể, vì nó là kẻ sát nhân môi sinh lớn nhất ở thế kỷ thứ 20  và từ khi EPA  ước tính là điều hòa của EPA đã làm ra 86-96%  mọi lợi ích xã hội,  từ điều hòa môi sinh tổng quát hơn . Tại các nước chậm tiến- đang mở mang , ô nhiễm không khí ngòai trời đúng là đã tăng thêm và giết chết nhiều hơn, có lẽ trên 650 000 người mỗi năm. Ô nhiễm trong nhà ( vì dùng nhiên liệu dơ bẩn để nấu nướng và sưởi ấm ), giết người còn nhiều hơn nữa,  gần 2 triệu mỗi năm ( tuy rằng  con số nay có giảm chút ít).

    Ngay cả ở tại các nước đã mở mang, ô nhiễm không khí ngòai trời vẫn còn là kẻ sát nhân  môi trường lớn nhất (ít nhất là 250 000 mỗi năm ) , dù rằng các điều hòa môi trường đã  giảm  số người chết đáng kinh ngạc,  nữa thế kỷ vừa qua. Ô nhiễm không khí  trong nhà  ở thế giới đã mở mang hầu như không giết ai cả.  Trong khi Câu Lạc Bộ  Rome đã tưởng tượng  một quá khứ thần tiên  không ô nhiễm, các nông dân sung sướng và  một thế giới tương lai nghẹt thở vì hơi khói và độc tố, do công nghệ hóa chạy lồng điên cuồng, nhưng thực tế lại khác hẳn. Thế kỷ qua, ô nhiễm  không xoắn ốc ngòai vòng kiểm sóat hay trở nên giết người hơn nữa, và hiểm nguy chếc chóc vì không khí ô nhiễm  được tiên đóan là  sẽ tiếp tục rơi xuống ( xem hình ).

                       Ai lưu tâm đây ?                       

                 Thế cho nên dự án The Limits of Growth  sai lầm ngọan mục trong ba thúc đẩy chánh  và sai lầm khiêm tốn ở hai thúc đẩy khác. Thế giới không mất hút hết tài nguyên, không  mất  tiêu hết thực phẩm, không nghẹt cổ vì ô nhiễm và dân số thế giới , sản xuất công nghệ  đang lên cao một cách vững bền.  Vậy thì sao ?  Tại sao ai đó nay lại phải lưu tâm ?  Vì phân tích dự án chìm sâu  vào ý thức dân gian và  thượng lưu và giúp tạo hình cách nào dân  gian suy tư  về một lọat  vấn đề chánh sách ngày nay.

              Hãy lấy  trường hợp tài nguyên thiên nhiên  và môi trường.  Hãy hỏi ai đó ngày nay  xem anh ta có lưu tâm về môi trường không và anh đã làm gì về chuyện này. Bạn sẽ nghe anh ta trả lời như sau :  “lẽ dĩ nhiên là tôi lưu tâm; tôi đã làm tái sinh”.  Phần lưu tâm  rất tốt  cho thay đổi tích cực – dương tính từ vài thập niên qua. Nhưng phần tái sinh chỉ là  một  cử chỉ làm an tâm, đóng góp rất ít cho lợi lộc môi trường, ở  phí tổn đáng kể.

         Tái sinh không phải là một ý kiến mới  mẽ gì. Nó có nghĩa lý cho các công ty  và dân gian  đã làm tái sinh các hàng hóa qúi báu lâu ngày  trước khi  dự án The Limits  of Growth chào đời.  Chẳng hạn, đồng đã được tái sinh  theo sác xuất 45 %  suốt thế kỷ vừa qua, vì nhũng lý do thuần túy thực tiễn, không phải lý do môi trường. Tại sao sác xuất lại không cao hơn ?  Tại vì  vài người dùng đồng theo những bó lớn và dễ dàng tái chế biến hơn cố gắng làm tái sinh có giá trị, trong khi vài người khác dùng đồng phân tán  theo những mảnh nhỏ khó gom góp , làm cho tái sinh không hửu hiệu.

        Ngày nay khi dân gian nhĩ tới tái sinh họ thường nghĩ đến giấy - paper.  Điều này cũng không phải là một ý kiến mới.  Rác đã là một  tài nguyên từ hàng thế kỷ rồi, với phân hạng chúng và tái chế biến tùy theo  giá cả  thị trường đương thời của  các lọai hàng hóa. Suốt thế kỷ vừa qua, khỏang 30- 50 % mọi lọai giấy  đã được tái sinh, trước khi  xảy ra các chiến dịch thông tin công cộng hay duới áp lực  các kẻ chức vị. Nhưng nay, theo vết chân của những kẻ than óan như The Limits of Growth, tái sinh có khuynh hướng được xem là nhỏ bé hơn là một vấn đề kinh tế , mà là một vấn đề cá nhân hay  đạo đức công dân.  Con em học hỏi nên “ giảm thiểu, tái dụng và tái sinh”  như thể là một phần  giáo dục tinh thần  luân lý chánh thức. Chúng được dạy phải làm như vậy, chúng sẽ  “ cứu vớt cây cối”.  Nhưng thực tế là  là những rừng cây xử lý tốt đẹp cho sản xuất giấy như ở Phần Lan – Finland hay Thụy Điển- Sweden được liên tục trồng lại, sản xuất không phải ít mà nhiều cây hơn.  Khuyến khích nhân tạo tái sinh giấy  hạ bớt  tiền thanh tóan cho những rừng này, sẽ  dùng chuyễn hóa qua đất trồng trọt hay xây dựng đô thị.  Tái sinh giấy  không cứu vớt các rừng già – rừng mưa nhiệt đới, vì giấy không dùng gỗ cây rừng nhiệt đới.  Tái sinh giấy cũng không  giải quyết vấn đề phế thải thành phố: đốt ra tro có thể cướp giựt lại phần lớn năng lượng từ giấy đã sử dụng, gần như không có tí nào các vấn đề rác phế thải. Ngay cả khi không đốt ra tro, tòan thể rác  mọi thành phố Hoa Kỳ  cả thế kỷ 21, có thế chứa trong một đống rác vuông vức dài mỗi cạnh  18 dặm Anh ( gần 29 km) và cao 30m.

       Tuy nhiên, cố gắng tái sinh chất liệu  tỉ như giấy và gương – glass tiêu thụ tiền của và nhân lực  là những tài nguyên hiếm có, có cơ tiêu xài cho các cố gắng khác có giá trị xã hội, tỉ như  xây cất đường xá và  tuyễn nhân viên chuyên môn bệnh viện.  Cho nên khi gía cả giấy  suy thóai  và giá trị  công việc  lao động  tăng gia đáng kể , ngày nay chúng ta nạp cống phẩm  cho  thần dị giáo  của biểu tượng chủ nghĩa môi sinh  bằng cách dùng vô số giờ để  lựa chọn, tồn trữ  và thu thập giấy đã dùng. Mà khi phối hợp  cùng các trợ cấp chánh phủ  sản xuất ra một lọai giấy  phẩm gía có phần kém hơn, hầu bảo đảm một tài nguyên thật sự không bao giờ bị đe dọa cả.

           Cái gì đúng về tái nguyên, hơn nữa, cũng đúng  cho hai  thúc đẩy giả thiết làm sụp đổ khác là dân số và ô nhiễm. Thúc cựa bằng các phân tích  như những trình bày ở The Limits of Growth , những năm qua, rất nhiều thì giờ và cố gắng đã chuyễn đi từ những họat động ích lợi  qua những họat động đáng nghi ngờ và có khi  nguy hại nữa.  Chẳng hạn, bóng ma của một dân số luôn luôn tăng thêm, nhai gặm hết tài nguyên luôn luôn giảm bớt giúp làm dân gian hỏang sợ,  tạo ra những phản ứng khắc nghiệt tỉ như chánh sách chỉ một con- one  child ở Trung Quốc và thiến họan – sterilizations bắt buộc ở Ấn Độ. Những hành động này không được chứng minh và các chánh sách khác có thể giúp hành động tốt hơn, phí tổn thấp hơn với những thành quả  ưa thích hơn. Chẳng hạn, giáo dục tăng thêm cho đàn bà, giảm bớt nghèo khổ, và bảo đảm  tăng trưởng kinh tế cao hơn,  có cơ làm giảm kích thước gia đình có nhiều lợi lộc phụ thuộc hơn.

       Trong lúc đó các kịch bản ghê rỡn các chất ô nhiễm như DDT  và thuốc dịch bệnh pesticides giết chết nhân lọai, đã đưa tới những cố tâm  cấm dùng chúng và làm lan rộng tăng trưởng phong trào thực phẩm hửu cơ – organic food. Và dù đúng khi sử dụng,  những sản phẩm nay có  phí tổn - ở nồng lượng lớn DDT có hại cho chim chóc, ngay cả những chất dịch bệnh điều hòa tốt, cũng gây ra ở Hoa Kỳ mỗi năm 20 người chết-  cũng làm ra lợi lộc đáng kể.  DDT là thuốc rẽ nhất, một phương cách hửu hiệu nhất  chống trả bệnh sốt rét.  Cấm dùng DDT ở đa số các nước đã mở mang  ( dù tự mình rất hửu lý )  đã đưa tới những áp lực từ  các tổ chức không chánh phủ  và các tổ chức viện trợ  để cấm dùng nó khắp mọi nơi  khác; những chiến dịch này  nay đã được Cơ Quan Y tế Quốc tế -WHO bải bỏ, tuồng như đã  góp phần giết chết không cần thiết nhiều triệu nhân mạng.

          Ở các nước đã mở mang, thúc đẩy  đào thải các thuốc dịch bệnh  đã quên mất nhũng lợi lộc đồ sộ của  chúng. Đi vào hòan tòan hửu cơ, sẽ gia tăng phí tổn sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ,  mỗi năm hơn 100 triệu  đô la Mỹ. Vì chưng  trồng trọt hửu cơ  hủu hiệu  thấp hơn ít nhất là 16%, duy trì một sản lượng tương đương cũ,  sẽ đòi hỏi tăng thêm đất trồng trọt 12 triệu ha, một diện tích lớn hơn diện tích trồng trọt bang California. Vì chưng ăn trái cây  và rau đậu  giúp giảm thiểu ung thư,  và vì trồng trọt hửu cơ sẽ dẫn đến giá cả cao hơn, làm tiêu thụ giảm bớt, chuyễn hướng qua hửu cơ duy nhất, sẽ gây ra thêm  hàng chục ngàn chết chóc vì ung thư.

          Trả thêm hơn 100 tỉ, tăng thêm đồ sộ diện tích trồng trọt  Hoa Kỳ, và giết chết hàng chục ngàn  dân gian có vẽ là một lợi lộc thấp kém để né tránh  vài tá  dân Hoa Kỳ chết  vì thuốc dịch bệnh mỗi năm. Nhưng đó là phương cách  dự án The Limits of Growth và các cố gắng tương tự  đã dạy cho thế giới  suy tư , làm dân gian lo âu  khinh xuất  về các vấn đề biên tế, trong khi quên bẳng các hành động biết phải trái để giải quyết những vấn đề chánh yếu.
           

                 Làm  điều phải , thực tế

            Di sản đáng ngờ  của sách the Limits of Growth  không chỉ là  tái sinh không cần thiết giấy  hay  mờ mắt với sản phẩm hửu cơ. Tổng quát hơn sách và những sách bắt chước truyền bá  những kịch bản  tai họa môi sinh tệ hại nhất , khiến việc  làm chánh sách hợp đạo lý khó khăn.   Gieo rắc sợ hải  tạo ra nhiều chú ý , nhưng ít khi dẫn đến  những giải pháp thông minh cho các vấn đề thực sự, một cái gì đòi hỏi xem xét bình tĩnh  phí tỗn và lợi lộc của nhiều lối hành động. Bằng cách bao hàm các vấn đề thế giới đối đầu quá lớn, quá khẩn cấp  chỉ có cơ giải quyết  duy nhất bằng  những  can thiệp và hy sinh  khối lượng tức thời, trên phương diện  chánh trị thường bất khả thi và như vậy  không bao giờ thực hiện,  gieo rắc sợ hải về môi sinh giẫm nát  bàn luận  trên những can thiệp thực tế hơn,  có thể làm ra khác biệt.

          Một duyệt xét  nguyên thủy sâu sắc  nhất  của The Limits of Growth  theo nhà kinh tế học  Carl Kaysen khéo léo  dùng đầu đề :  “Máy Computer  In ra W.O. L.F. – Chó Sói” . Sau khi tàn nhẫn trích ra  riêng rẽ các khiếm khuyết ở biện cứ trong sách, Kaysen lưu ý  là ngụ ngôn chú bé la làng  “ chó sói”  “ cuối cùng  là chó sói thật sự”, y hệt  “ ở thế giới ngày nay,  có những vấn đề  thực sự và khó khăn  theo chân  phát triễn kinh tế , như chúng ta được biết.”  Thách thức phân biệt giữa các  báo động giả dối và các báo động thực sự ; thứ đến là đặt ra những cố gắng thận trọng  khi xử lý hiểm nguy.

         Hãy nói đến ô nhiễm.   Nhờ những công trình  như “ Silent Spring - Mùa Xuân Im lặng ”  và “ Những Giới hạn cho Tăng trưởng- The Limits of Growth , lo âu về thuốc dịch bệnh  đã chụp giựt  rất nhiều tranh cải  sớm về môi sinh và độc quyền lịch trình chánh sách EPA  trong thập niên 1970.  Tiếc thay,  điều này  không giải quyết  vụ chó sói thực sự là ô nhiễm không khí ngòai trời và trong nhà.  Ô nhiễm không khí  ngòai trời có thể giết chết  chừng 135 000  dân Hoa Kỳ mỗi năm, 4 lần hơn  số người chết  tai nạn  giao thông . Nhưng vì không có những kẻ ủng hộ  lừng danh và ít ai  ưa thích, nó là một chó sói  quên bẳng, cũng như ô nhiễm trong nhà đã giết chừng  2 triệu nhân mạng mỗi năm ở các  nước chậm tiến, đang mở mang .          

 .           Nhưng Câu lạc Bộ Rome không chỉ làm xao lãng chú  ý thế giới.  Nó đã hướng  chú ý về hướng sai lầm, xác định  tăng trưởng kinh tế  là vấn đề cốt lõi  của nhân lọai.   Các chẩn đóan này  chỉ thích nghi cho  các cư dân giàu có, sống thỏai mái của những quốc gia đã mở mang cao độ, đã có đủ  và dễ dàng  những tiện nghi  căn bản đời sống . Tương phản lại, khi một đàn bà nghèo khổ vô vọng  ở thế giới chậm tiến  không đủ sức mua thực phẩm cho gia đình , lý do không phải là thê” giới không sản xuất  thực phẩm mà là bà ta không đủ sức mua.  Khi  các con bà đau ốm vì hít thở các làn khói hơi, đốt phẩn chuồng khô- dung, giải pháp không phải là bà phải dùng phẩn khô  được  chứng nhận  hợp môi sinh, mà là nâng cao đời sống tiêu chuẩn của bà,  đủ để mua các nhiên liệu sạch hơn và thuận tiện hơn.  Tóm lại , nghèo khổ   là sát nhân lớn nhất và tăng trửng kinh tế  là một trong những phương cách tốt đẹp nhất để ngăn ngừa nghèo khổ. Những bệnh tật chửa được dễ  dàng vẫn còn giết chết chừng 15 triệu người mỗi năm. Cái gì  sẽ cứu vớt họ là tạo dựng những xã hội giàu có hơn cỏ thể đủ sức chửa trị, điều nghiên và ngăn ngừa các đột phát mới.

     Khi  khuyến cáo thế giới giới hạn phát triễn  để  chặt đứt  sụp đổ giả thiết tương lai,  The Limit of Growth dẫn dân gian đến đặt vấn đề cho giá trị đeo đuổi tăng trưởng kinh tế .  Nếu như các gợi ý  của dự án  được  nghe theo mấy chục năm nay,  chắc sẽ không bao giờ có “ những tiến bước  của phần thế giới còn lại”,  không có nữa tỉ  dân Tàu, dân Ấn các nước khác tiến ra khỏi vùng nghèo khổ chà nát thân xác,  không có cải thiện đồ sộ  về y tế , tuổi thọ,đời sống phảm giá  cho hàng tỉ người  trên hành tinh này.  Ngay cả  khi  trường phái tổng quát suy tư của Câu Lạc Bộ Rome  may mắn  đi theo  phương cách của những di tích thời thập niên 1970 , tỉ như  các vòng tình huống – mood ringsđá ưa thích- pet rocks , ảnh hưởng nó vẫn lẫn quất  trong ý thức dân gian và thượng lưu, Dân gian  kich động nhiều hơn về số phận  của Kyoto Protocol  hơn là số phận của Thảo luận vòng tròn Doha Round , dù cho nới rộng thương mãi  sẽ là trăm lần hay ngàn lần tốt hơn  là  giới hạn  thấp bé  của phát thải và làm ra rẽ , mau lẹ , hửu hiệu hơn cho những kẻ dễ tổn thương hơn. Đã qua rồi  chăng thời gian nhìn nhận là tăng trưởng kinh tế, dù còn thiếu  một từ đẹp hơn, thật sự rất tốt  và đó là cái gì thế giới  cần thêm, không phải giảm đi.                  
  
                   ( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ,  ngày 12 tháng 7 năm 2012 )    


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét