Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Sửa Đổi Di Truyền

Vài quan niệm về cây cối- mùa màng sửa đổi di truyền, có lẽ nông nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ thêm chăng ?

G S Tôn thất Trình


Sửa đổi di truyền là một ngành công nghệ kỹ thuật khá mới ở trên thế giới để tăng gia hay cải thiện nông lâm ngư nghiệp. Đối với một nước còn xuất khẩu nhiều nông phẩm như Việt Nam, tưởng cũng nên biết qua quan điểm ở những nước tiên tiến như thế nào hiện nay về công nghệ này . Sau bài về phản ứng của các hảng Mỹ về cá hồi và động vật sửa đổi di truyền than phiền thủ tục Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm FDA quá chậm trễ … đây là một vài khía cạnh tranh chấp chánh ở ngành sửa đổi thực vật- cây cỏ tiến bộ nhất là bắp , đậu nành … sửa đổi di truyền chịu đựng được thuốc diệt trừ cỏ dại – Roundup của tổ hợp công ty Monsanto , trụ sở trung ương ở thành phố Saint Louis , bang Misouri – Hoa Kỳ .

1- Biết rõ cái gì bạn ăn 

( chiếu theo Daniel Imhoff tác giả sách “ Tranh đấu Thực phẩm: Chỉ dẫn cho Công Dân - Hoa Kỳ về Thực phẩm Sắp tới và Đạo luật Nông Trang - Food Fight: The Citizen’s Guide to the Next Food and Farm Bill ; và Michael R. Dimock chủ tịch Cội Rễ của Đổi Thay và chủ tịch danh dự của Thực phẩm Chậm Hoa Kỳ - Roots of Change and Slow Food USA. )


Ở Hoa Kỳ, dân chúng đang cầm tay một sức lực lựa chọn của người tiêu thụ ở dãy sắp hàng quầy trả tiền, hầu linh thiêng như lá phiếu người đi bầu ngay tại thùng phiếu vậy đó. Tháng11 năm 2012, dân chúng bỏ phiếu bang Ca Li sẽ được hỏi xem là có bảo vệ quyền hạn của người mua thực phẩm có thêm thông tin về đồ họ mua không. Chấp thuận Đề Nghị 37 có thể thay đổi tương lai thực phẩm ở xứ Cờ Hoa này. Sáng kiến bắt rễ từ một tiền đề đơn giản : Người tiêu thụ có quyền biết là thực phẩm họ mua ăn có được sản xuất sử dụng thể thức công nghệ di truyền, nghĩa là thao tác DNA hay chuyễn DNA từ các sinh vật này đến sinh vật khác. Bất cứ một sản phẩm thực phẩm động vật hay thực vật nào với gen( es ) đã làm công nghệ sẽ phải ghi nhãn hiệu.

Đây không phải là một ý kiến mới cơ bản đâu nhé. Nó đã là thủ tục tiêu chuẩn cho mọi quốc gia thành viên của Hiệp Hội Âu Châu nhiều năm qua. Khảo cứu mới nhất vừa xuất bản cho thấy 61 nước có vài dạng ghi nhãn hiệu bắt buộc cho các thực phẩm thành phần chứa mùa màng thay đổi di truyền. Các công ty bán các hột giống sửa đổi di truyền và thực phẩm chế biến biện cứ là dân tiêu thụ Mỹ không cần những nhãn có đủ chi tiết như thế. Họ nói “ “Chỉ tin cậy vào chúng tôi”( là đủ ).

Có nhiều câu cần hỏi. Nhãn hiệu ở sản phẩm là tiền tuyến bảo vệ người tiêu thụ. Khảo cứu và phát triễn trên các sản phẩm công nghệ di truyền (cũng được biết dưới tên gọi là các sinh vật sửa đổi di truyền – genetically modified organisms hay GMO ) phần lớn do các nhà khoa học lảnh vực tư làm ra, không phải của lảnh vực công, vì lẽ các công ty năng nổ bảo vệ môn bài của họ. Theo Trung tâm về An Tòan Thực phẩm đến tháng giêng năm 2010, tổ hợp Monsanto đã nạp đơn khởi tố 136 vụ kiện, chống lại các nông gia đã vi phạm thõa hiệp kỷ thuật hay môn bài của Monsanto trên các hột giống công nghệ di truyền sửa đổi. Những ca này đã liên quan tới 400 nông gia và 53 doanh vụ nông trang nhỏ. Mức độ bí mật và tính chất hiếu chiến của ngành công nghệ, đã châm thêm nhiên liệu ( dầu ) cho công chúng ngờ vực.

Tiếc thay, người tiêu thụ không thể trông cậy chánh phủ liên bang để tăng gia lòng tin cậy của họ. Cơ quan Thực phẩm và Dược Phẩm ( Hoa Kỳ )- Food and Drug Administration ( FDA ) không đòi hỏi phải ghi nhãn hiệu cho các sản phẩm GMO. Nhiều người lo sợ là vài chức quyền chánh phủ ở những vị trí làm chánh sách trên các sản phẩm di truyền lại có thể thiên lệch về các nghề nghiệp cũ, khi họ còn là nhân viên các công ty hột giống GMO. Ngờ vực càng phóng đại thêm vì những câu hỏi ai thực sự hưởng lợi từ các thực phẩm GMO. Một kẻ hưởng lợi là ngành công nghệ thuốc diệt trừ cỏ (dại). Các gen (es ) kháng thuốc diệt trừ cỏ dại đã được cấy trong bắp ngô và đậu nành ( đổ tương ), cho nên khi phun xịt thuốc trên đồng ruộng ,cỏ chết và những mùa màng cây gieo trồng lại sống sót. Năng xuất vài mùa màng không còn gia tăng thêm và nông gia nay phải đối đầu các “ siêu cỏ dại – super weeds” đòi hỏi tăng gia thêm sử dụng các thuốc diệt trừ cỏ dại độc hại. Rất nhiều các tổ hợp, chủ nhân các môn bài mùa màng GMO, cũng là thành viên của công nghệ thuốc diệt trừ cỏ dại.

Một lo ngại khác là giá cả hột giống bán cho nông dân lên cao tận trời xanh. Theo Sở Khảo cứu Kinh tế của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, giữa các năm 1995 và 2011, giá trung bình hột giống để gieo một mẩu Anh đậu nành và bắp tăng lên theo thứ tự là 325% và 259%. Đó là những năm đậu nành và bắp GMO tăng từ ít hơn 20% tổng số diện tích trồng đến hơn 80% cho bắp và và 90% cho đậu nành. Cuối cùng, các sản phẩm GMO không đem lại lợi ích gì rỏ rệt cho dân tiêu thụ Hoa Kỳ cả thảy . Không có một tính trạng di truyền nào đưa vào làm cho sản phẩm thực phẩm lành mạnh hơn, ăn ngon hơn hay cất giữ lâu dài hơn. Ngọai trừ một mảnh ruộng khảo cứu giữ cách xa trung tâm sản xuất , các nông gia trồng lúa gạo ở California đã từ chối hổ trợ dẫn nhập lúa gạo GMO, vì Nhật đã cấm nhập khẩu lọai gạo Mỹ GMO mua gạo Mỹ .

Vài nhà chỉ trích chắc chắn là nhìn cách ghi nhãn GMO như thể là một luật ‘tính trạng vú em – nanny state” và biện cứ rằng xét lại các nhãn hiệu sẽ tăng thêm phí tổn. Nhưng Đề Nghị 37 chỉ đơn giản yêu cầu gói hàng căn bản trong trắng và chân thực và các công ty phải thực thi trong vòng 18 tháng. Và nó sẽ bảo vệ quyền hạn người tiêu thụ biết rỏ một lọai sản phẩm trọng tâm sức khỏe. Như ca giải quyết vụ thuốc lá nhiều tỉ đô la Mỹ năm 1998, không thể nào luôn luôn tin cậy được là các công ty sẽ đặt y tế- sức khỏe trên lợi lộc. Các nhà điều hành tổ hợp phải đối diện với yêu cầu tối đa hóa tài sản của cổ phần viên. Yêu cầu này thường thắng cuộc trên mọi mối lo tâm khác.

Chiếu theo lịch sử này, và các cuộc chiến đấu độc địa giữa các nhà khoa học vẫn còn tranh luận các nguy hiểm của một kỷ thuật mới tương đối trẻ măng, ghi nhãn các thực phẩm GMO giúp cho các người đi tiệm mua , có được những lựa chọn thông tin đích xác về những mức độ hiểm nguy họ bằng lòng đảm nhiệm. Nay các nhà ủng hộ Đề Nghị 32 đang phải chiến đấu “ Một David chống Goliath- Bé con chống Khổng lồ” .Các nhà hổ trợ chỉ mới thu góp được hơn 4 triệu đô la, đa số tiền này là từ các công ty nhỏ thực phẩm thiên nhiên như Organic Valley- thung lũng Hửu cơ, Nông trang Gia đình Lundberg, Thực phẩm Lối Mòn Thiên nhiên, Bếp núc của Amy. Các nhà chống đối Đề Nghị này đã thu góp được 34.5 triệu đô la, gần phân nữa là từ Monsanto, Dupont, Khoa học Canh Nông Dow, và Khoa học Mùa Màng Bayer, nhưng tổ hợp chủ nhân hầu hết các môn bài hột giống GMO.

Người đi bỏ phiếu có thể không nhận thức được ý nghĩa rộng rải của cuộc chiến đấu này. Với kinh tế 2 tỉ đô la và 38 triệu dân cư ngụ ( gần 12 % tổng số dân Hoa Kỳ ), thị trường California không thể nào cách ly ra được. Năm 2008, chẳng hạn, các doanh vụ nông nghiệp ngòai tiểu bang tài trợ chống đối Đề Nghị 2 của tiểu bang, cấm dùng các kỷ thuật ác độc nhốt thú vật nuôi tỉ như chuồng gà bé tí xíu cho gà đẻ trứng và những thùng thưa nhốt suốt đời bò cái sinh đẻ. Gần 2/3 dân tiểu bang đi bầu hổ trợ những mẩu mực nhân đạo hơn và luật này đã gây sóng gió khắp nước Mỹ .

Ngày 6 tháng 11 năm 2012, California có cơ hội tái khẳng định quyền hạn cơ bản của người tiêu thụ đã mất đi ở hành lang tiệm tạp hóa: quyền biết rỏ những gì họ mua.Tóm lại, nếu như không có khuyết điểm sức khỏe hay môi trường về các thực phẩm sửa đổ di truyền, thì các người ủng hộ các thực phẩm này có gì phải lo sợ khi ghi chúng vào nhãn hiệu ?

2-Khoa học rác rưới phía sau Đề Nghị 37
(quan điểm của Michael Hiltzik, biên tập viên nhật báo LA Times)

Đề nghị Proposition 37 biện pháp hòm phiếu bắt buộc phải ghi nhãn hiệu thực phẩm sửa đổi di truyền. Còn được biết là sáng kiến “ quyền hạn được hiểu rỏ” đang chạy lên trước các chống đối, theo cuộc thăm dò ý kiến cử tri mới đây nhất. Ngay cả khi biện pháp tụt dốc lại sau, -và đó là mục tiêu của tấn công quảng cáo giá 35 triệu đô la của các quyền lợi nông nghiệp và công nghệ thực phẩm - chiến dịch phía sau đó sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng về chánh trị: sự dàn quân khoa học vỏ khí hạng rác rưới – weapons grade junk science .

Lẽ dĩ nhiên ngu dốt và chủ nghĩa chống duy lý trí không phải là một hiện tượng mới mẽ gì ở những cuộc bỏ phiếu Hoa Kỳ hay là những tiến trình chánh trị ở các nước khác, độc tài hay dân chủ cũng vậy thôi . Giả Khoa học- Pseudo science là một phần hay một mảnh của các tổ hợp quảng cáo trong mọi tầng lớp báo chí thông tin ( “ tôi không phải là một đốc tờ , nhưng tôi đóng vai một đốc tờ ở ti vi” ) . Nhưng nơi khoa học là trọng tâm của chiến dịch như ở Đề Nghị 37, đề cao khoa học rỏ ràng là hàng xấu –thứ phẩm, đặc biệt đáng hổ thẹn. Hổ thẹn lên gấp đôi khi liên hệ đến tình trạng hiểm nghèo của ngành công nghệ hàng tỉ đô la, hàng chục ngàn công ăn việc làm, sức khỏe và hạnh phúc, ấm no của nhiều triệu người tiêu thụ.

Khảo cứu này là một bài bản xuất bản cách đây vài tuần của một nhóm do nhà sinh học Pháp Gilles-Eric Seralini dẫn đạo. Khám phá của nhóm nổ vang: các chuột la bô nuôi đến hai năm bằng bắp sửa đổi di truyền, một giống bắp tiêu thụ rộng rải ở Hoa Kỳ , đã phát triễn những u ung thư quái đản, đồ sộ. Bài bản này tuyên bố đây là một tài liệu chi tiết đầu tiên về những ảnh hưởng có hại dài hạn, gây ra bởi tiêu thụ lọai bắp này. Seralini cũng tìm thấy những ảnh hưởng tương tự trên chuột nuôi bằng các nồng lượng lớn thuốc diệt cỏ dại Roundup , một lọai thuốc đã được bắp sửa đổi công nghệ di truyền chịu đựng nổi, và cả ở trên chuột nuôi bằng một phối hợp bắp và Roundup. Cả hai sản phẩm đều do Monsanto thị trường hóa, một tổ hợp đã đóng ít nhất là 7.1 triệu đô la cho chiến dịch nói “ Không – the No” cho Đề Nghị 37.


Chiến dịch Đề Nghị 37 tấn công đột ngột một sự hiển nhiên, tuyên bố ở Blog chiến dịch : Các U Ung thư To tướng trên Chuột Nuôi bằng Bắp Sửa đổi Di truyền của Monsanto tại Nghiên cứu Dài hạn Đầu tiên. Nữ phát ngôn viên của chiến dịch Stacy Malkan, khẳng định trên cuộc phỏng vấn rađiô là “ các nhà khảo cứu báo cáo rằng tìm thấy những ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho sức khỏe, ở một duyệt xét các đồng nghiệp ngang hàng trên tập san được kính nể. Bà gọi nó là nghiên cứu y tế dài hạn đầu tiên trên động vật về các thực phẩm sửa đổi di truyền hiện diện ở chế độ ăn uống Hoa Kỳ đã hơn 15 năm nay.

Bề mặt ngòai nó tuồng như là một lời nguyền rủa. Thế bên dưới thì sao ?
Bài bản Seralini hút dẫn gần như tức khắc chế riễu từ tổ chức khảo cứu, trên nhiều điểm tính. Rất nhiều chỉ trích đã được phổ biến rộng rải và đầu tháng 10 / 2012 chúng đã được Chức Quyền Âu Châu về An tòan Thực phẩm tăng viện. Chức quyền này không được xem là thân thiện với ngành công nghệ mới. Chức quyền xem bài bản chưa đủ phẩm giá khoa học để xếp vào lọai có giá trị hầu định lượng hiểm nguy. Seralini gạt bỏ phần lớn chỉ trích, xem đó là sản phẩm không phải thuộc “ cộng đồng khoa học” mà là “ đại diện cho ngành công nghệ sinh học – biotech industry’.

Seralini nói với Hiltzik trong một cuộc phỏng vấn là nếu nghiên cứu của Seralini đúng sự thật, đòi hỏi thử nghiệm các mùa màng sửa đổi truyền chặc chẻ hơn nữa, sẽ gây ra một khủng hỏang ở ngành công nghệ sinh học; cho nên họ muốn đào thải nghiên cứu của Seralini ra một bên. Thật ra bài bản Seralini không phải là nghiên cứu dài hạn thực phẩm sửa đổi di truyền đầu tiên về chế độ ăn uống Hoa Kỳ . Tập san xuất bản bài bản Seralini ( Ngành Độc tố Học Thực phẩm và Hóa Chất – Food and Chemical Toxicology ) đã đăng tải một khảo sát tổng quát 12 nghiên cứu bắp, đậu nành và lúa gạo thử nghiệm trên chuột, bò cái, cá hồi và khỉ kéo dài đến 2 năm, và tổng quát tìm thấy là không có chứng cớ gì nguy hiểm cả thảy.

Trước khi đi vào chi tiết về chỉ trích bài bản Seralini, sau đây là vài viễn cảnh. Đã biết chắc chắn là khi nào nhiều tiền của và chánh trị xen vào, khoa học chặt chẽ là nạn nhân đầu tiên. Nhà vật lý học danh tiếng Alvin Wienberg tiên tri đóan trước hiện tượng này cách đây nữa thế kỷ. Weinberg viết năm 1961 là những vấn đề khoa học hay kỷ thuật đáng khen, có khuynh hướng được biện cứ trong dân gian, không phải trên báo chí khoa học, hay ở phòng họp các ban Quốc hội ( Hoa Kỳ ) hơn là ở hội trường diễn thuyết các hội Khoa học. Và phần ngọan mục hơn là phần nhận thức, đã trở thành mẩu mực khoa học.

Khoa học càng khó hiểu – bí hiểm , cơ hội tai họa càng lớn thêm. Tỉ như chiến dịch chánh trị tiếp diễn chống lại chứng cớ thay đổi khí hậu do con người cảm ứng ra và sự kiên trì của thuyết sáng tạo linh hồn ( Chúa tạo ra ) – creationism ở các chương trình giảng dạy học đường Hoa Kỳ. Theo nhà sinh vật học Michael B. Eisen, viện đại học Berkeley, một chiến sĩ thập tự chinh – crusader chống lại khoa học rác rưới, hiểm nguy thật sự là sự xói mòn ý kiến hể nơi nào chánh sách công cọng cắt ngang khoa học, dân gian có bổn phận phải hiểu rỏ khoa học.

Ngu dốt công cọng có thể là một vỏ khí uy vũ ở tay ai đó hung hăng vung gươm khoa học mang theo một mã bề ngòai của tín nhiệm, đáng tin cậy. Chính thế, bài bản Seralini đã được đăng tải ở một tập san “ duyệt xét với kẻ ngang hàng – peer reviewed”, nhưng điều này không làm cho bài bản không còn chối cải, tranh luận được nữa. Duyệt xét ngang hàng đã được biết là hay thất bại, không phải ít thông thường và càng trở nên ít thông thường hơn cho những bài bản đã được xuất bản có cơ bị hủy bỏ hay rút lui, khi những dữ liệu của chúng cho thấy là không tin cậy được.

Bây giờ hãy trở về Seralini. Chỉ trích tổng thể chánh thí nghiệm của ông là tuồng như nó được vẽ họa kiểu để chứng minh một kết luận, hơn là khách quan thử nghiệm một giả thuyết. Dù cho Seralini tuyên bố là không có xung đột quyền lợi trong công trình ông, ông đã được biết là một nhà làm chiến dịch chống lại các thực phẩm sửa đổi di truyền, giải tỏa cuốn sách của ông về chống sửa đổi di truyền và cuốn phim ông làm “ Tất cả đều là vật hy sinh – Tous cobayes tạm dịch là: Chúng ta thảy đều là Chuột lang Vật hy sinh- We are All Guinea Pigs” trùng hợp với đăng tải bài bản .

Trong số những chỉ trích thông thường nhất của thí nghiệm là Seralini đã dùng số chuột kiểm sóat không đủ- 120 con chuột thử nghiệm được nuôi bằng bắp sửa đổi di truyền, Roundup hay cả hai, nhưng chỉ có 20 chuột kiểm sóat nuôi bằng bắp bình thường. Các nhà chỉ trích nói rằng số chuột kiểm sóat quá ít để có giá trị thống kê. Hơn nữa, các nhà khảo cứu xác định là không có phản ứng về số nồng lượng – dose dùng. Các chuột nuôi bằng thuốc diệt cỏ dại nồng lượng cao không nhất quán đau bệnh nặng hơn là chuột nuôi bằng nồng lượng thấp hơn. Thật tế, vài chuột nuôi bằng nồng lượng cao lại tốt đẹp hơn- better là các chuột khác .

Seralini không cung cấp giải thích tại sao chuột nuôi thuốc diệt cỏ sẽ trình bày một bệnh lý y hệt chuột nuôi bắp sửa đổi di truyền không nuôi bằng thuốc, dù Roundup và bắp sửa đổi di truyền là hai điều khác biệt hẳn nhau ; làm ai đó sẽ giả thiết là có những ảnh hưởng khác nhau trên sinh vật. Điểm này hướng về một sai sót khác của bài bản là không có giải thích nào hay ngay cả giả thuyết là tại sao là ngay cả tính cách không tinh khiết- ô uế cũng sẽ sản xuất ra những u ung thư Seralini tìm ra. Kevin Folta, một nhà sinh học thực vật viện đại học Florida, người đã viết chỉ trích mạnh bài bản Seralini nói : “ họ không trình bày một cơ chế hợp lý sinh hóa hay phân tử về ảnh hưởng. Có hai cách sử dụng hòan tòan độc lập, thuốc diệt trừ cỏ và sản phẩm sửa đổi di truyền và tìm thấy cùng một phản ứng không bình thường về cả hai cách, đúng là đã vượt quá khả nghi.”

Thừa tố phức tạp cuối cùng là dòng chuột la bô Seralini sử dụng là dòng dễ thiên về u ung thư , đặc biệt là u ung thư vú. Đến khỏang tuổi 2 năm, trung bình 80% số chuột này sẽ có u ung thư. Thế cho nên, thí nghiệm càng lâu dài dữ liệu càng mờ mịt thêm, vì đa số chuột dẫu sao đi nữa cũng đầy u ung thư rồi. Nói một cách khác, thời gian thí nghiệm dài không phải là một đức tính, như Seralini quả quyết, mà có thể là một sai lầm. Seralini trả lời rằng bài bản ông viết đã đề nghị một cơ chế cho độc hại – và các hormones dục tính đã bị Roundup làm hổn lọan. Nhưng bài bản vẫn rất mơ hồ về tại sao bắp sửa đổi di truyền lại có ảnh hưởng tương tự, và các nhà khảo cứu khác không nghĩ rằng giả thuyết Seralini là đáng thuyết phục.

Seralini đồng ý là tốt hơn, nếu thử nghiệm 600 con chuột thay vì 200 con, nhưng như thế sẽ tốn 26 triệu đô la Mỹ thay vì 4 triệu. Ông nói; “ tôi đồng ý là bài có nhiều giới hạn. Tôi không hề nói là nghiên cứu của tôi tuyệt đối hòan hảo. Mọi nghiên cứu đều có thể cải thiện. Nhưng điều này không có nghĩa là nó sai lầm. Tuy nhiên đây là một khai thác chánh trị của một nghiên cứu rỏ ràng là không hòan hảo và chính điểm này gây bối rối. Sử dụng một thông tin kém cỏi, đề xướng một sáng kiến nhằm tạo ra một lọai người tiêu thụ sáng suốt, là định nghĩa một sai lầm của Đề Nghị 37 .

Sai lầm này càng nặng nề hơn khi chính sáng kiến muốn thực hiện các phương tiện kết thúc của mình, chứa đầy rẫy những nhập nhằng – hai nghĩa và những miễn trừ- chẳng hạn các sản phẩm sữa, thịt tươi, và thực phẩm các tiệm ăn , mọi thứ thóat ra ngòai mệnh lệnh ghi nhãn hiệu. Hơn nữa, gọp chung lại tất cả vô số dạng hình công nghệ di truyền vào cùng một lọai chứa đồ lặt vặt đủ thứ – catchall, dù rằng chúng thảy đều đáng lo ngại như nhau, sẽ làm cho người tiêu thụ trung bình không còn có cột chỉ đường dùng được nữa , những gì cần mua sắm, những gì cần tránh.

Những chỉ trích bài bản Seralini gợi ý là nó vẽ ra để làm hoảng sợ, không phải để thông tin. Ngay cả khi nó không làm như vậy, nó đã được các người đề xướng sử dụng như vậy. Như Eisen nói: “Chánh sách công cọng không phải được vẽ ra để nuôi nấng mức độ ngu dốt đó .”

( Irvine , bang Ca Li- Hoa Kỳ ngày 18 tháng 10 năm 2012 )




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét