Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Plastics Việt Nam


Tiến bộ mau lẹ và hứa hẹn tương lai ngành công nghệ nhựa dẻo - plastics Việt Nam     

                                    G S Tôn Thất Trình

     Ngành công nghệ chất nhựa dẻo – plastics  khởi sự gần nữa thế kỷ nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất  còn rất giới hạn và bé nhỏ cách đây vài năm. Ngành công nghệ  nhựa dẽo ở Việt Nam vẫn còn được xem là ấu trĩ so với các quốc gia lân cận  trong vùng như Mã Lai Á, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc, theo lời Christopher W. Runckel, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã phục vụ ở nhiều nước Á Châu, chủ tịch thiết lập hảng Cố vấn Doanh Nghiệp  Runkel & Associates tọa lạc tại thành phố Portland, bang Oregon – Hoa Kỳ . Để so sánh, sản xuất plastics theo mỗi đầu người ở Việt Nam năm 2005 là 25kgrs  và hy vọng sẽ đạt 40kgrs mỗi đầu người mỗi năm, năm 2010. Dù tăng mau lẹ, gần gấp đôi sau 5 năm,  con số sản xuất plastics mỗi đầu người năm 1999  ở Mã Lai Á đã là 49kgrs, 5 lần hơn Việt Nam  năm đó, chỉ mới đến 9.4 kgrs mỗi đầu người. Năm 1999, sản xuất mỗi đầu người ở Singapore cũng 10 lần lớn hơn ; Thái Lan 3 lần lớn hơn và Inđô nêxia  hai lần lớn hơnViệt Nam.

    Năm 2010 , Việt Nam có khoảng 2700 tổ hợp công ty plastics, 80 % tổ hợp là  công ty tư nhân  cở nhỏ hay trung bình.  Chỉ 6% thuộc nhà nước- quốc doanh, nhưng lại chiếm đến 20% tổng số tư bản đầu tư trong ngành. Các công ty quốc doanh có khuynh hướng to lớn  và dùng nhiều nhân công hơn  và cũng đầu tư  tổng thể lớn hơn các hảng tư nhân nhỏ hay trung bình cạnh tranh với quốc doanh.  Số 14 % còn lại là các doanh nghiệp ngọai quốc , chiếm khỏang 30 % tổng số tư bản đầu tư.
    Dù rằng các công ty Việt Nam nhỏ hơn các công ty cạnh tranh ở Trung Quốc, Thái Lan và Mã Lai Á, ngành plastics là một công nghệ Việt Nam đang tăng trưởng, tỉ xuất tăng trưởng là 30% một năm trong những năm gần đây. Tăng trưởng này  giúp cho plastics thành  một xuất khẩu lớn của Việt Nam. Năm 2005, xuất khẩu plastics đứng hàng thứ ba tăng xuất khẩu mau lẹ, sau than đá và gạo, dù cho giá dầu lữa lên cao và các đầu vào khác  đã làm giá cả các nhựa – rêsins plastics nhảy vọt. Tăng trưởng này đã được các công ty vùng Á Châu  này tỉ như ở Mã Lai Á chú tâm, và phản ứng lại  bằng đầu tư  sản xuất cho thị trường plastics mới. Chẳng hạn các tổ hợp PolyTower Ventures Bh và Tong Guan Industries Berhad, cả hai đều  xây cất công xưởng ở Việt Nam sau đó, hầu  chiếm một phần thị trường địa phương  và thêm khả năng nhận đặt hàng từ Hiệp Hội Âu Châu – EU hay Hoa Kỳ - USA .

    Ngành công nghệ  Plastics ở Việt Nam tập trung quanh Thành phố HCM- Sài Gòn  và các tỉnh hay thị trấn lân cận như Bình Dương, Đồng Nai- Biên Hòa, Long An và Bà Rịa -Vũng Tàu; chiếm đến  80% tổng số đầu tư  và  chế tạo 80% sản phẩm plastics. TP HCM cũng là trung tâm  cung cấp sản xuất, hổ trợ dây chuyền cung cấp, phát triễn kỷ thuật, phân phối và giao dịch quốc tế cho ngành công nghệ.

Bán dạo sản phẩm nhựa dẻo trên đường phố sài Gòn
     Ngành công nghệ plastics quốc gia  tuồng như sản xuất hầu hết  những gì thị trường nội địa tiêu thụ  và sản xuất hiện tại, có khuynh hướng làm các sản phẩm nội địa và bao bì- gói hàng nhắm xuất khẩu. Thị trường Việt Nam trong nước đang thay đổi và càng ngày yêu cầu càng nhiều hơn về các sản phẩm plastics cao kỷ.  Trước  năm 2004,  mọi sản phẩm plastics Việt Nam  đều chế tạo bàng các nhựa – rêsins chính hiệu. Từ đó, để chiều theo yêu cầu tăng mạnh, chánh phủ đã cho phép nhập khẩu các mảnh vụn plastics phế thải rẽ tiền hơn. Việt Nam là nước nhập khẩu các vật liệu plastics lớn hàng thứ nhì Á Châu. Tuy vậy, sự kiện này đã trở thành vấn đề, khi giá cả vật liệu plastics thô hào tăng cao mới đây.      

Ngành công nghệ Plastics ở Việt Nam cũng có khuynh hướng cường tính lao động cao- highly labor intensive.  Một nghiên cứu năm 2004 tiết lộ rằng 70% lực lượng lao động trong ngành  không chuyên môn – chuyên nghiệp, 7 lần cao hơn  trung bình phối hợp  của những ngành khác. Đa số các công ty  plastics nước nhà  sử dụng từ 10 đến 50 người. Lương hàng tháng trung bình chỉ đến 2 triệu đồng Việt Nam –VND, biến thiên nhiều tùy theo đó là hảng ngọai quốc hay địa phương làm chủ và tùy vị trí cơ xưởng hảng.

Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Nhật Bản trong năm 2009, 2010

Ngành cũng đặc biệt thiếu tư bản và thiếu kỹ thuật. Phần lớn thiết bị dùng cho các công ty plastics Việt Nam đã lỗi thời nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc ( Nam Hàn ) và Đài Loan. Mọi thiết bị tư bản cho ngành thảy đều nhập khẩu. Đầu tư ước lượng là 2.5 – 3.0 tỉ $US  từ  2004 đến 2010.  Ngành công nghệ plactics Việt Nam tùy thuộc lớn vào nhập khẩu.  Hiện nay ngành  phải nhập khẩu mỗi năm  chừng 1.5- 2 triệu tấn nguyên liệu một năm, cọng thêm hàng trăm  hóa chất phụ dùng cho ngành. Nguyên liệu nội địa chi thỏa mãn  30 % yêu cầu trong xứ . Năm 2004, Việt Nam là nước nhập khẩu vật liệu plastics đứng hàng thứ nhì Á Châu.  Chánh phủ Việt Nam đang cố gắng  đề xướng thay thê nhập khẩu bằng cách  tài trợ nhiều  cơ sở  sản xuất trong nước, nhưng chánh phủ tiên đóan là Việt Nam vẫn  phải nhập khẩu phân nữa số nhựa nước nhà cần dùng, cho đến khi nào những cơ sở sản xuất này ở Việt Nam hòan tất, từ nay đến năm 2010.

Cơ cấu Sản Phẩm  nhựa xuất khẩu tới Nhật Bản 2010
(Tỷ trọng tính theo trị giá)

Việt Nam tùy thuộc nhập khẩu từ ngọai quốc polyethylene ( PE), polypropylene ( PP), polyvinyl chloride E ( PVCE) và polyvinyl styrene( PS ). Việt Nam ít tùy thuộc nhập khẩu polypropylene hướng-  oriented B (BOPP), polyvinyl chloride S ( PVCS) và nhựa –rêsins dioctyl phthalate ( DOP )  vì  số lượng nhựa này tăng thêm được sản xuất trong nước , nhưng nguồn cung cấp vẫn chưa đủ thỏa mãn yêu cầu. Cuối năm 2008, nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi đã bắt đầu cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Bình Sơn ( ? ) – Quảng Ngãi sản xuất 150 000 tấn/năm  polyethylene -PE với kỷ thuật tân tiến Nhật bổn dự trù hòan tất năm 2010. Nhà máy polyvinyl styrene –PS dung lượng 60 000t/năm  cũng dự  trù hòan tất các năm 2015- 2020 ?... 

Các quốc gia xuất khẩu chánh  plastics đến Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc ( Nam Hàn ), Nhật bổn và Đài Loan. Năm 2004, Việt Nam đã nhập khẩu 1145 triệu tấn cả hai lọai nguyên liệu và chế phẩm hòan tất. Trị giá nhập khẩu plastics là 1426  triệu đô la Mỹ, 4 lần hơn trị giá xuất khẩu là 350 triệu $US vào năm 2005. Năm 2004,Việt Nam chỉ mới xuất khẩu 10% tổng sản xuất nước nhà, có nghĩa 90% sản xuất là để cho yêu cầu trong nước. Các sản phẩm plastics Việt Nam bán ra  qua nhiều nước: Căm Bốt, Lào, Ấn Độ, Sri Lanka-Tích Lan, Nhật Bổn, Trung Quốc, Hiệp Hội Âu Châu- EU, Đài Loan và Hoa Kỳ.

Các cơ hội đầu tư  hiện diện ở những lảnh vực gói hàng –packaging, sản xuất máy móc plastics, sản xuất rêsins plastic,  và các lảnh vực phụ tái chế biến  phế thải plastics.  Những nguồn  thông tin thêm tốt đẹp,  ngòai Runckel & Associates là Ban Thương mãi  tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Hiệp hội Plastics Miền Nam Việt Nam ( VSPA), Hiệp hội Plastics Việt Nam (VPA) và Liên hiệp ASEAN các Công nghệ Plastics (AFPI ). VSPA và VPA  là hai tổ chức lớn nhất của ngành công nghệ ở Việt Nam. VSPA có  hơn 800 công ty hội viên.  VPMA là một tổ chức không thuộc chánh phủ gồm  gần 500 công ty hội viên năm 2006. AFPI là tổ chức vùng Á Châu lớn  nhất cho công nghệ plastics.  Các hình đính kèm sau này là  đồ biểu  tăng gia yêu cầu chế biến polymer ở Việt Nam so sánh thời gian 1999- 2004 ( tính theo triệu tấn ) với các quốc gia khác thuộc khối ASEAN. Cho thấy chế biến polymer ở Việt Nam  tăng mau lẹ và đứng hạng 3, sau Thái Lan và Inđônexia . 

Phụ đính:  

Cập nhật và Phát triển mới  ở công nghệ Plastics Hoa Kỳ

Ly cà phê bằng Plastic 
Chiếu theo John M. Rhodes,  ngày 19 tháng 11 năm 2010, tiêu thụ hàng năm thế giới đã trên  550 tỉ cân Anh plastics  năm 2009 – 2010 (? ) so với 350 tỉ năm 2000. Hoa Kỳ  sản xuất chừng  100 tỉ cân Anh reins polymer mỗi năm, mức sản xuất có phần hơi giảm đi  chút ít trong thời gian khủng hỏang kinh tế vừa qua.  Nhựa dẻo- plastics được biết nhờ  các đặc tính vật liệu  về khuôn đúc – moldability,  tỉ xuất cân lượng thuận tiện so với sức lực,  kháng gặm mòn- corrosion và nước,  cùng nhiều đặc tính khác . Plastics là vật liệu phổ cập  có ứng dụng chánh làm vật liệu gói hàng - bao bì : như là các thành phần thiết bị chuyên chở, máy móc , các linh kiện y khoa  các thiết bị đồ dùng và điện tử , vật liệu xây cất, chất dính, phủ sơn phết bao bọc các cung cấp y khoa cùng vô số ứng dụng khác. Sử dụng plastics đã tiến xa kể từ khi  chế tạo điện thọai và các hộp rađiô bằng Bakelit đen chịu lữa.  Chẳng hạn tách cà phê mới ở Hoa Kỳ  nay có thể làm ra từ  plastics căn bản là bắp – ngô.

Cuối năm 2010,  ngành công nghệ này đã dùng hơn  850 000 người ở Hoa Kỳ. Các bang  có nhiều công ăn việc làm ở ngành công nghệ sản xuất nhựa rêsins plastics là Texas, kế tiếp là Ohio,  Michigan và Illinois.  Các bang dùng nhiều nhân công nhất để chế tạo các sản phẩm liên quan đến plastics là California, Illinois, Indiana, Michigan, Ohio,  Pennsylvania và Texas. Theo truyền thống, plastics được xếp theo 3 hạng sau đây :  plastics nhiệt – thermoplastics, nhựa phản ứng nóng – thermosetplasticsnhựa đàn hồi - elastomers. Plastics nhiệt là lọai thông thường nhất, tương đối mềm, có khả năng nung chảy lại nghĩa là tái sinh được. Đó là polyethylene, polypropylene, nylon  và polystyrene  dùng chế tạo bao gói hàng, dây thừng, cách nhiệt bọt nổi – foam insulation và nhiều sản phẩm khác. Nhựa phản ứng nóng cứng rắn, không có thể nung chảy lại được gồm các vật liệu căn bản epoxy, phenôlics, polyurethanes và melamines.  Các nhựa đàn hồi  đặc tính  cơ bản là mềm dẻo  gồm nhưng vật liệu như neoprene và silicones. Plastic còn xếp lọai theo hàng hóa – commodities, plastics công nghê -  engineered   hay plastics đặc thù – specialty.  Plastics hàng hóa  có tỉ xuất thể tích tiêu thụ cao, đặc tính hiệu năng nguồn sản xuất tòan cầu  và cạnh tranh giới hạn.  Plastics công nghệ có khả năng hiệu năng cao, đòi hỏi quan tâm  đáng kể về thành phần và kiểm phẩm,  hầu có thành quả  tối hảo,  khiến chúng bẩm sinh ít được sản xuất hơn nhưng cao giá hơn.  Plastics đặc thù- đặc biệt  còn được ít sản xuất hơn nữa, có ứng dụng hốc tường( đúng chỗ thích hợp mà thôi ).

Điển hình plastics gồm một nhựa căn bản, chứa thêm những chất độn, chất trám- fillers, chất làm dẻo – plasticizers, các sắc tố  tăng cường màu sắc và những chất cọng thêm- chất phụ thêm (phụ gia ) khác, trộn theo tỉ lệ cân xứng  theo một công thức nào đó đã được định nghĩa tốt đẹp, để  đạt những kết quả đặc biệt.  Đã có hàng ngàn  phối hợp rêsin/chất phụ thêm  được sử dùng chế tạo những sản phẩm khác nhau  và hiệu năng cuối cùng  của một vật liệu plastic nào đó  làm ra từ hóa học của rêsin căn bản và tương tác của rêsin với các lọai và tỉ phân chất phụ thêm.  Tìm kiếm  những đặc tính mới cho plastics không bao giờ ngưng và  song song với lợi ích  trổi dậy  của các  lọai plastics  sinh thóai được - biodegradable , tiềm năng tái sinh cao  hay chế tạo ra bằng các vật liệu  tái sinh được   không phải là dầu lữa. Thời đại plastics đang tiến theo những hướng hòan tòan khác biệt, được tóm tắt sau đây :

              Plastics đặt mầm trong tần số rađiô- Radio Frequency( RF) Embedded  Plastics

            Hệ thống RF chủ yếu là một máy phát tín hiệu đặt nằm trong một  công cụ plastic, có thể làm ra nhiều hình dạng  và dùng làm thẻ buộc lệ phí xa lộ, các băng cỗ tay ở các công viên tiêu khiển, các phù hiệu xây dựng hệ thống an ninh, các thẻ kiểm kê áo quần, xử lý sách thư viện, các dấu si côngtennơ chở hàng hóa, và hệ thống theo dấu, theo dấu bệnh nhân bệnh viện, theo dấu trẻ em, một bảng liệt kê vô hạn và tăng trưởng mau lẹ.  Sản xuất những ứng dụng đặc thù dài hạn nhanh chóng  trở thành một hàng hóa, nhưng việc phát triễn  những ứng dụng mới  sẽ tiếp tục là một họat động  căn bản hiểu biết – tri thức. Những sản xuất nhỏ bé các ứng dụng, có khi  cao giá hay cao an ninh, có thể di cư đến những nơi chi phí sản xuất thấp nhất.

              Các composit nanô

             Áp dụng kỷ thuật nanô vào ngành plastics là cơ hội ảnh hưởng tới  hiệu năng của một rêsin đặc biệt  và một dạng chất phụ- cọng thêm, ở mức độ phân tử.  Lọai công nghệ chính xác này đã sản xuất ra vật liệu có những đặc tính tỉ như  tăng cường lớn lao nhiệt lượng, sức kháng sứt mẽ và cào xước. Chúng còn có một tăng thêm ổn định theo chiều , độ dẫn điện, độ cứng đờ, làm chậm bốc lữa cháy, và nhiều đặc tính thuận lợi khác nữa. Có đủ khả năng kiểm sóat hiệu năng vật liệu ở mức độ và đầu vào thiết yếu như vậy cho một lọat gần như vô hạn định  các chất như phụ thêm, giúp cho kỷ sư và nhà họa kiểu sản phẩm  nhiều lựa chọn tự do hơn về kiểu họa và hiệu năng sản phẩm.

           Vật liệu đã áp dụng cho composit nanô gồm sét nanô – nanoclays, ống nanô carbon nanotubes, bột mica nanô - nanotalcs,  các kim lọai và vật liệu liên hệ. Ở mức độ này, những đặc tính thiết yếu của rêsin có thể đóng vai trò tác động lẫn nhau – interplay rất độc đáo cùng những đặc tính của mỗi chất phụ -cọng thêm . Điều này mở toang lảnh vực khoa học vật liệu  thành một lề lối hòan toàn mới mẽ , nhưng đồng thời cũng đưa tới một mức phức tạp cao hơn.  Đẩy mạnh đòi hỏi một trải dài rộng rải  cách làm mô hình phần mềm, làm nguyên mẩu- prototyping và thử nghiệm, hầu đủ khả năng kiểm sóat và  mau dàn trải  tiến trình phát triễn vật liệu.
         Vài ứng dụng tức khắc cho composit nanô gồm  các bộ phận  xe ô tô và không gian vũ trụ - aerospace , phần cứng quân sự, điện tử, linh kiện y khoa, các thuốc  bioxides  và thuốc nhuộm giải tỏa theo thời gian, những lớp rào cản trong gói thực phẩm, linh kiện  bán dẫn/ polymer cho các tế bào mặt trời quang vontaic- photovoltaics, ứng dụng bọt nổi cho các lót đệm ngồi, các tả lót sẳn sàng để dùng, các vật liệu gói hàng, một danh sách tuồng như không hề dứt. Composit nanô đóng vai trò then chốt  ở cuộc cách mạng ngành vật liệu đang xảy ra , sẽ sản xuất nhiều ứng dụng sản phẩm mới.

         Polymers thông minh- Smart polymers

          Gồm nhiều lọat polymers phản ứng đúng theo hình dạng và di chuyễn theo thay đổi môi trường tỉ như nhiệt độ, số lượng ánh sáng, hiện diện của nước hay của pH.  Trong nhiều ca, đây là một phản ứng không thẳng hàng, để cho hình dáng đổi thay đáng kể, dựa trên một  kích thích tối thiểu. Khi kích thích được lấy đi, vật liệu có thể trở lại hình dáng nguyên thủy.  Có rất nhiều  ứng dụng cho những vật liệu này  ở ngành mổ xẽ  và nhiều tình thế y khoa khác, các van và nút vặn khởi động từ xa  ở mức tiểu vi – micro  và đại trà – macro  cho sử dụng công nghệ và y khoa, và nhiều cơ hội khác. Polymer thông minh thêm một chiều hướng mới cho thùng dụng cụ  của nhà họa kiểu, thay đổi  từ xa về khỏang cách căn cứ  trên các điều kiện  đặc thù dự đóan được .
      

Plastics sinh học - Bioplastics

Các hạt ngọc bằng Plastic

Dù rằng các sản phẩm liên hệ đến plastics đã làm tăng thêm gía trị  đáng kể, còn nhiều vấn đề phải giải quyết, gồm có sự tồn tại của plastics trong môi trường sau khi vất bỏ chúng  và tiêu thụ dầu lữa , một tài nguyên không tái sinh được xem như thể là nguyên liệu  cấp cho nhà máy chế biến  plastics.  Khảo cứu áp dụng và phát triển sản phẩm mới  năng nổ đuổi theo các giải pháp cho các vấn đề này  và những lựa chọn mới đã bắt đầu lộ diện.  Một sản phẩm đang trổi dậy là  polymers acid  polylactic- PLA , phát sinh từ  chuyễn hóa tinh bột và đường của bắp – ngô và mía  thành các viên – hạt  rêsin.

Công ty  độc lập NatureWorks LLC thuộc hẳn  Tổ hợp Cargill đã phát triển  những rêsin polymer căn bản  thực vật có thể chuyễn hóa thành sợi  cho vải vóc, phim dùng gói hàng, và một lọat sản phẩm đúc khuôn được.  Toray Plastics, một công ty plastics tòan cầu trụ sở trung ương ở Nhật, đã giúp phát triễn  một plastic PLA  cũng cố, cải thiện sức kháng nhiệt lượng, độ cứng ngắt, và có thể đúc khuôn bằng cách pha trộn căn bản rêsin với vài lọai sợi cây cỏ.  Thành quả là một sản phẩm hiệu năng cao, có tiềm năng ứng dụng rộng lớn về ngành viễn thông và thiết bị điện tử, ô tô và không gian vũ trụ,  năng lượng và nhiều thị trường khác.  Khi những công ty vai vế năng nổ như thế  thấy  lợi ích  của plastics sinh học, tất nhiên các phát triễn mới kỷ thuật và ứng dụng này sẽ tiến bước mau lẹ.

 Còn nhiều cơ hội khác  cho bioplastics  đang xảy ra trên thị trường.  Vài công ty đã phát triễn các rêsin  căn bản đậu nành ( đổ tương )  đang được sử dụng làm mặt bàn quầy thu tiền composit, chất dính – adhesivesgỗ dán – plywood, bọt nổi polyurethane foam cho ghế ngồi xe ô tô, cách nhiệt bọt nổi – foam insulation  và cơ cấu cứng ngắt cho những tiết diện  các ống thoát nước lớn  mạnh mẽ, nhưng dễ điều khiển và ráp nối. Theo thời gian, polymers căn bản thực vật sẽ là những thay thế và cải thiện đáng kể cho  các plastics căn bản dầu lữa .

( Irvine, Nam Ca Li ngày 11 tháng 10 năm 2012 )         
    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét