Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Phát Triển Kinh Tế


Bài học phát triển kinh tế vĩ mô cho Việt Nam mau tiến tới các thị trường trổi dậy được chăng ?

Khối kinh tế thị trường đang trổi dậy nứt rạn rồi

                                           G S Tôn Thất Trình  


       Ngưng không đuổi kịp  thế giới phát triển nữa rồi


                Như đã biết khối BRIC  này gồm Brasil- Ba Tây, Nga – Russia, Ấn Độ -India Trung Quốc- China . Trong nhiều năm vừa qua, khối kinh tế 4 nước này  được mệnh danh trên kinh tế toàn cầu  là thế giới các nước  còn lại trổi dậy thóat ra khỏi vòng chậm tiến, mau lẹ chạy về tập hợp cùng các nước đã mở mang. Động cơ căn bản  sau hiện tượng này là 4 quốc gia BRIC. Theo biện cứ , thế giới đã mục kích chỉ một lần trong một đời người  thay đổi, trên đó những diễn viên chánh của thế giới đang mở mang  đuổi kịp và còn có thể  vượt mặt các quốc gia  đối giá thế giới đã mở mang.



              Những tiên đóan này điển hình  dùng  những tỉ xuất tăng trưởng  cao từ giới trung lưu của các nước đang phát triễn ở thập niên vừa qua và nới rộng chúng thẳng ngay vào tương lai, đặt chúng cạnh  các tăng trưởng rùa bò dự trù cho Hoa Kỳ và các nước công nghệ tiên tiến khác. Các bài tập này giả thiết chứng minh chẳng hạn Trung Quốc đang sắp sửa  tiến lên trước Hoa Kỳ như thể là một nền kinh tế lớn nhất thế giới, một điểm nhập tâm dân Hòa Kỳ, khi mà theo một thăm dò dư luận Gallup  thực hiện năm  nay 2012 nói là 50% dân gian Mỹ cho rằng Trung Quốc đã trở thành nước  “dẫn đạo “kinh tế” thế giới, dù  nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn lớn gấp đôi Trung Quốc và lợi tức mỗi đầu người Hoa Kỳ lớn gấp 7 lần lợi tức mỗi đầu người Trung Quốc. Tiên đóan mới của Pháp tháng 11 năm 2012 cũng nói là  tổng lợi tức quốc gia  Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ vào năm 2016 . 

             Những  dự đoán thẳng toạch  các khuynh hướng kinh tế như tiên đóan thập niên 1980 Nhật bản sẽ là  nền kinh tế số một thế giới, nhưng thành quả sau đó đã dội một gáo nước lạnh vào đầu những kẻ tiên đóan lố lăng này. Lúc kinh tế thế giới đang đâm đầu vào một một năm tệ hại nhất kể từ 2009, tăng trưởng Trung Quốc chậm hẳn đi, từ hai con số xuống 7 %, có lẽ còn  thấp hơn nữa. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong hai năm 2008 và 2009, trong lúc tăng trưởng Hoa Kỳ rơi vào cơn khủng hỏang, kinh tế Trung Quốc tăng 10%, nhưng các năm 2009- 2010 Trung Quốc lại sa vào tình trạng xáo động kinh tế  không mấy khác tình trạng Bước Nhảy Vọt – Great Leap Forward  của Mao Trạch Đông, khiến lạm phát tăng thêm  10 lần hơn sau khi cuối năm 2008, thủ tướng Ôn gia Bảo  cuống cuồng  vội vã tung ra  một gói khích lệ – stimulus package khổng lồ trị giá 4 ngàn  tỉ đồng yuan - nhân dân tệ ( 570 tỉ đô la, nghĩa là gần 6 lần hơn Tổng Lợi Tức Quốc gia- GDP Việt Nam ) . Phần còn lại của các quốc gia BRIC cũng sụp đổ: từ năm 2008  tăng trưởng hàng năm của Brasil  đã từ 4.5 % xuống còn  2 %,  Nga  từ 7%   xuống 3.5 %  và Ấn Độ  từ 9% xuống 6%.

            Mọi điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả, vì  chưng rất khó duy trì tăng trưởng mau lẹ kéo dài hơn một thập niên dù  tình huống thập niên vừa qua làm cho nó có vẽ dễ dàng: đi tới từ thập niên 1990 đầy rẫy khủng hỏang và  nhờ  tiền của dễ dàng  của một  lũ lụt  tòan cầu, các thị trường đang trổi dậy cất cánh bay từng lọat, khiến cho tất cả mọi nền kinh tế thảy đều  tuồng như thắng cuộc. Đến năm 2007, khi chỉ có 3 quốc gia trên thế giới  là có tăng trưởng âm, suy thóai  hầu như biến mất khắp nơi  trên sân khấu quốc tế. Nhưng nay, tiền bạc  ngọai quốc chảy ít hơn nhiều vào các thị trường đang trổi dậy. Kinh tế tòan cầu trở lại tình trạng cồn cào bình thường, với nhiều kẻ tụt hậu và chỉ vài kẻ thắng cuộc bừng lên ở những nơi bất ngờ.  Ảnh hưởng  cuộc thay đổi này đáng chú ý, vì đà quán tính  kinh tế là quyền lực và như  vậy dòng tiền bạc các quốc gia ngôi sao đang bừng cháy sẽ làm lại hình dáng  cán cân thăng bằng quyền lực tòan cầu.
         

                          Trổi dậy mãi mãi


            Ý niệm quay đầu về cùng nhau  rộng rải giữa các nước chậm tiến và các nước đã mở mang là một huyền thọai. Trong số 180 quốc gia trên thế giới Qũy Tiền Tệ Quốc Tế theo dõi,  chỉ có  35 quốc gia  là đã phát triễn mà thôi. Thị trường các quốc gia còn lại đang trổi dậy, đa số các nước này đã trổi dậy từ nhiều thập niên  và sẽ tiếp tục như vậy nhiều thập niên nữa.  Dani Rodrik, nhà kinh tế học Harvard  đã chụp bắt tốt đẹp thực tế này. Ông trình bày  là trước năm 2000, hiệu lực của  các thị trường đang trổi dậy, nói một cách  tổng thể, đã không quy về  tí nào với  thế giới đã mở mang. Thật sự, lỗ trống lợi tức mỗi đầu người  giữa các nền kinh tế  tiên tiến và các nền kinh tế đang phát triễn  đã  đều đặn nới rộng thêm ra từ năm 1950 đến năm 2000.

           Có rất ít các bọc túi  các quốc gia không theo kịp  Tây phương, nhưng chúng giới hạn ở  các quốc gia có dầu lữa ở vùng Vịnh, các quốc gia Nam Âu Châu  sau thế chiến thứ II  và các “ con cọp” vùng Đông Á Châu.  Chỉ sau năm 2000, tổng thể các thị trường đang trổi dậy  mới bắt đầu đuổi kịp. Tuy nhiên, đến năm 2011, khác biệt giữa lợi tức giữa các quốc gia giàu có và các quốc gia đang mở mang  trở lui lại tình trạng  vị trí nó  của thập niên 1950.

          Đây không phải là cách đọc tiêu cực  về thị trường đang trổi dậy mà là một thực tế lịch sử đơn giản. Vào thời gian bất cứ một thập niên nào  kể từ năm 1950, trung bình chỉ một phần ba các thị trường đang trổi dậy là có khả năng  tăng trưởng tỉ xuất 5% hàng năm  hay nhiều hơn nữa. Ít hơn một phần tư  đã  theo kịp tỉ xuất này  trong hai thập niên , và một phần mười trong ba thập niên.  Chỉ Mã Lai Á, Singapore, Hàn Quốc – Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan  và Hồng Kông là duy trì được tỉ xuất phát triễn này  trong bốn thập niên.  Thế cho nên  ngay cả trước các dấu hiệu hiện thời  về  sự chậm lại của BRIC,  sự may mắn chống lại kinh nghiệm  là Brasil có được một thập niên tòan vẹn  phát triễn trên 5 %  và Nga tái diễn  một thập niên thứ hai phát triễn trên 5%.

          Trong lúc đó, hàng lọat các thị trường  đang trổi dậy đã thất bại chiếm sức lực  cho tăng trưởng vững bền  và những kẻ khác đã thấy tiến bộ của mình ngừng lại, sau khi đạt tình trạng lợi tức trung lưu.  Mã Lai Á và Thái Lan tuồng như  sắp  trổi dậy thành những nước giàu có, mãi cho đến khi tư bản bạn bè chí thân- crony capitalism, nợ nần quá đáng,  và đồng bạc  quốc gia  quá giá, gây ra một nung chảy tài  chánh  Á Châu các năm 1997- 98.  Tăng trưởng các quốc gia này từ đó luôn luôn làm thất vọng, chán nãn. Cuối thập niên 1960,  Miến Điện nay chánh thức là Myanmar, Phi Luật Tân  và Sri Lanka, được xem như là  các “ con cọp Á Châu” mới đã  trượt ngã  đau đớn,  trước khi  họ đạt được lợi tức trung lưu trung bình khỏang chừng 5000$  US  hiện hành.  Thất bại duy trì tăng trưởng  đã là luật lệ  tổng quát và luật lệ này chắc sẽ tự  khẳng định lại  trong thập niên tới.

        Trong thập niên mở đầu  thế kỷ thứ 21, khi các thị trường đang trổi dậy trở thành  một cột trụ  danh vang của   nền kinh tế tòan cầu, cách nào khái niệm các nước đang trổi dậy thật là mới mẽ này  ở thế giới tài chánh rất dễ bị quên lãng. Niên đại đầu tiên thị trường đang trổi dậy  là từ giữa thập niên 1980 khi Phố Uôn - Wall Street bắt đầu theo dấu chúng  như thể một hạng tích sản đặc biệt. Thoạt tiên được dán nhãn hiệu là “xa lạ - exotric”  nhiều quốc gia thị trường đang nổi dậy  mở toang thị trường chứng khóan mình cho ngọai quốc : Đài Loan vào năm 1991, Ấn Độ năm 1992,  Hàn Quốc năm 1993 và Nga năm 1995.  Các  nhà đầu tư ngọai quốc đổ xô ngay  vào, làm ra một thịnh vượng  600%  ở giá cả cổ phần chứng khóan tại các thị trường đang trổi dậy ( tính theo đồng đô la Mỹ ) giữa các năm 1987 và  1994.  Trong thời gian này , số lượng tiền bạc đầu tư ở các thị trường đang trổi dậy tăng lên, từ ít hơn 1% lên đến gần 8% của tòan thể thị trường chứng khóan tòan cầu.

             Giai đọan này chấm dứt với khủng hỏang kinh tế đánh vào từ Mễ Tây Cơ - Mexico  đến Thổ nhĩ Kỳ - Turkey giữa các năm 1994 và 2002.  Thị trường cỗ phần các nước đang mở mang  mất đi gần phân nữa giá trị và tụt xuống ở mức 4% tổng số tòan cầu . Từ 1987 đến 2002 , phần  các  nước đang phát triễn chia sẽ GDP tòan cầu  đã rơi xuống từ 23 % còn 20% thôi.  Ngọai trừ Trung Quốc, lại thấy phần mình tăng gấp đôi, lên đến 4.5%.  Câu chuyện thị trường các nước đang trổi dậy nóng bỏng, nói một cách khác chỉ xảy ra  thật sự ở một quốc gia duy nhất .        
                     
           Giai đọan thứ hai khởi sự với nền thịnh vượng tòan cầu năm 2003, khi các thị trường đang trổi dậy  thật sự bắt đầu  cất cánh như một nhóm.  Phần họ chia sẽ  GDP toàn cầu  leo cao rất mau, từ 20% tới 34%  ngày nay ( nhờ giá trị đồng tiền quốc gia họ  tăng góp thêm phần nào )  và phần họ chia sẽ  tổng số thị trường chứng khóan tòan cầu  cũng tăng từ 4% lên  hơn 10% .  Mất mát to lớn họ đau khổ, lúc sụp đổ tài chánh tòan cầu năm 2008 , đã được phục hồi năm 2009, nhưng từ đó  họ tiến bước chậm đi.

           Giai đọan thứ ba, một thời đại định nghĩa bằng tăng trưởng khiêm tốn ở thế giới đang mở mang,  sự trở lại chu kỳ thịnh vượng ,suy thoái- boom,bust  và đổ vỡ tư cách đàn đúm – herd behavior  các quốc gia thị trường đang trổi dậy chỉ mới bắt đầu . Không có tiền bạc dễ dàng và lạc quan tận trời xanh châm dầu  cho đầu tư  của thập niên vừa qua, thị trường chứng khóan  các nước đang mở mang có thể đem lại tiền lãi thu được  không đồng đều và  cân nhắc hơn. Lợi lộc  trung bình một năm  37% giữa các năm 2003 và 2007 cũng sẽ bớt đi,  xuống tốt lắm là 10%  trong thập niên tới, một khi tăng trưởng mức thu nhập  và giá trị hối xuất  ở các thị trường đang trổi dậy lớn  có tầm vóc giới hạn cho cải thiện bổ túc, sau hiệu năng  mạnh mẽ  thập niên vừa qua.

             Ngày tháng phải bán đã trôi qua


            Không có ý kiến nào khuấy đục tư duy về thị trường tòan cầu hơn là thị trường các quốc gia BRIC.  Khác hơn là những thị trường to lớn nhất trong các vùng liên hệ, bốn thị trường đang trổi dậy to lớn  chưa bao giờ có nhiều điểm chung. Chúng tạo dựng tăng trưởng  theo những phương cách khác nhau và cạnh tranh nhau, chẳng hạn Brasil và Nga  là những nhà sản xuất năng lượng đã thụ hưởng những giá cả năng lượng cao, trong khi Ấn Độ  một nhà tiêu thụ năng lượng chánh yếu,  khổ sở vì Nga và Brasil. Trừ phi lâm vào các tình trạng hãn hửu bất thường như đã xảy ra thập niên vừa qua, họ khó lòng họat động chung sức, đồng tâm.  Ngọai trừ Trung Quốc , họ giao thương giới hạn lẫn nhau và họ cũng không có cùng chung các quyền lợi chánh trị hay ngọai giao gì cả .

           Một vấn đề  cho tư duy theo từ cấu tạo bằng các chữ đầu-acronym  là một khi đã bị chụp bắt, nó có khuynh hướng đóng kín các nhà phân tích vào một cái nhìn thế giới có thể lỗi thời mau lẹ.  Những năm gần đầy, nền kinh tế và thị trường chứng khóan Nga,  đã trở nên yếu kém nhất trong số các nước thị trường đang trổi dậy, do một hạng tỉ phú giàu dầu lữa  tích sản lên đến 20% GDP Nga chủ trì,  nghĩa là giữ phần chia sẽ  giàu có kếch sù nhất trong bất cứ một nền kinh tế chánh trên thế giới.  Dù mất cân bằng sâu đậm, Nga -Russia vẫn còn là thành viên của BRIC,  chỉ vì từ BRIC nói ra tốt đẹp với chữ R. Các nhà bình luận học giả có tiếp tục dùng từ chữ đầu nữa không, các nhà phân tích và đầu tư  nhạy cảm  cần tỏ ra mềm dẻo. Chiếu theo lịch sử,  những quốc gia chớp lóang đã tăng trưởng 5%  hay hơn nữa trong một thập niên,  tỉ như Venezuela  vào thập niên 1950,  Hồi Quốc ở thập niên 1960, Irắc – Iraq ở thập niên 1970, thường bị lột trần vì một hay nhiều đe dọa ( chiến tranh, khủng hỏang tài chánh, thái độ tự mãn, lảnh đạo kém cõi )  trước khi họ có lại một thập niên thứ hai tăng trưởng mạnh mẽ.

             Thời thượng nhất thời hiện tại về tiên đóan kinh tế là dự tính trong tương lai, sẽ không còn có ai  quanh quẩn đó để chịu trách nhiệm. Phương thức này nhìn lui lại thế kỷ thứ 17, khi Trung Quốc và Ấn Độ chiếm có lẽ đến phân nữa GDP tòan cầu rồi thì tiến tới “ Thế kỷ Á Châu -Asian Century” trong đó  tính cách siêu việt  như thế được tái khẳng định. Thật sự, thời gian dài nhất không một ai tìm thấy những mô hình rỏ rệt ở chu kỳ kinh tế tòan cầu  là xoay quanh một thập niên.  Chu kỳ doanh vụ điển hình  kéo dài khỏang năm năm, từ đáy một suy thóai  này đến đáy một suy thóai khác, và đa số các nhà đầu tư thực tiễn  giới hạn tầm nhìn của  mình trong một hay hai chu kỳ doanh vụ. Ngòai xa, tiên đóan thường trở nên lỗi thời vì sự xuất hiện không biết trước được của những nhà cạnh tranh mới,  môi trường chánh trị mới hay  kỷ thuật mới. Đa số các tổng giám đốc điều hành CEO và  các nhà đầu tư mới   cũng còn giới hạn nhãn quan mình vào ba, năm hay nhiều lắm là bảy năm, và họ xét kết quả ở khung thời gian này.

                     Trật tự  kinh tế mới và cũ  


           Hình như ở thập niên tới, kinh tế  Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bổn sẽ tăng trưởng chậm hẳn đi . Tuy nhiên tính cách rùa bò này sẽ  có vẽ ít gây ra lo ngại hơn  so với câu chuyện to bự hơn của nền kinh tế tòan cầu, là  tỉ xuất Trung Quốc xuống mức 3 đến 4 %  (đang xảy ra ), và có thể  hạ thấp hơn nữa, khi kinh tế Trung Quốc trưởng thành thêm nữa . Dân số Trung Quốc đơn giản quá lớn rồi  và già nua thêm mỗi ngày khó có cơ  giúp nền kinh tế Trung Quốc  tiếp tục tăng mau  lẹ như trước   Trung Quốc đã có hơn 50% dân số sống ở đô thị  và đã đến mức các nhà kinh tế gọi là “ điểm quay đầu  Lewis turning point” , điểm  nguồn thặng dư lao động vùng nông thôn đã tiêu hao gần hết.  Đây là thành quả của cả việc di cư  nặng nề đến đô thị trong hai thập niên vừa qua và sự héo hắt lực lượng lao động  do chánh sách một con  cho một gia đình gây ra.   Đúng thời gian hẹn , cảm giác của đa số dân Hoa Kỳ ngày nay là sức mạnh khổng lồ cán nát tan Á Châu này đang mau lẹ  vượt mặt nền kinh tế Hoa Kỳ,  sẽ được nhắc nhở như thể là một cơn bệnh hoang tưởng  của Hoa Kỳ, y hệt  quảng cáo rùm beng về Nhật Bổn ở thập niên 1980.

        Một khi tăng trưởng Trung Quốc và các nước công nghệ tiên tiến chậm lại, những quốc già này sẽ ít mua hơn những xuất khẩu các quốc gia đối giá thúc đẩy mạnh, tỉ như Brasil , Mã Lai Á , Mexicô, Nga và Đài Loan.  Suốt thời kỳ thịnh vượng thập niên qua ,  cân bằng trung bình cán cân thương mãi  các nước đang trổi dậy gần như tăng gấp ba lần chia sẽ GDP, lên đến tỉ xuất 6% . Nhưng từ năm 2008, thương mãi đã trụt lui,chỉ bằng phần chia sẽ cũ,  ít hơn 2%.  Các thị trường  đang trổi dậy xuất khẩu thúc đẩy sẽ cần phải tìm những phương cách mới thực hiện tăng trưởng mạnh mẽ và các nhà đầu tư công nhận  là nhiều nước này  sẽ thất bại không làm được như vậy: trong nữa năm đầu 2012 mức dàn trải giữa giá trị thị trường chứng khóan giũa các quốc gia thực hiện tốt và những quốc gia thực hiện xấu,  tăng lên từ 10% đến 35%. Thế cho nên trong vài năm tới, các thị trường đang nổi dậy mới  mẽ bình thường,  sẽ giống như  mức bình thường cũ các thập niên 1950 và 1960, khi tăng trưởng trung bình là khỏang 5%  và cuộc chạy đua đã để lại đằng sau nhiều quốc gia.  Điều này không có nghĩa là  Thế giới thứ Ba thời thập niên 1970 tái xuất hiện  gồm những quốc gia cùng kiểu  chậm tiến, thiếu mở mang.  Ngay  vào những ngày đó, vài  thị trường đang nổi dậy, tỉ như Hàn Quốc và Đài Loan đã bắt đầu phồn thịnh, nhưng thành công các quốc gia này đã bị nghèo khổ khốn cùng  ở các quốc gia to lớn như Ấn Độ, che khuất mất.  Nhưng điều này lại có nghĩa là  hiệu năng kinh tế ở các nước thị trường đang trổi dậy  sẽ khác biệt nhau rất nhiều.

       Sự thăng tiến các thị trường đang trổi dậy sẽ ảnh hưởng tới  chánh trị tòan cầu  theo nhiều cách.  Đối với những quốc gia mới bắt đầu (như Việt Nam ? ), nó sẽ làm sống lại lòng tự tin của Tây Phương và làm lịm đi  chói sáng  kinh tế và ngọai giao  những quốc gia ngôi sao như Brasil  và Nga ( nếu không muốn kể thêm các độc tài dầu lữa ở  Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh và Trung Đông ).  Một nạn nhân sẽ là ý niệm  cho rằng thành công Trung Quốc đã chứng minh  ưu thế tư bản  của độc đóan, quốc doanh.  Trong số 124  nước thị trường đang trổi dậy đã giữ được tỉ xuất tăng trưởng là 5% một thập niên tròn,  kể từ năm 1980, 52 % là  quốc  gia dân chủ  và 48% là độc đóanÍt nhất là trong ngắn và trung hạn,  điều đáng lưu tâm  không phải là hệ thống  chánh trị quốc gia mà là sự hiện diện các nhà lảnh đạo thông suốt và có khả năng  thực hiện các cải cách  cần thiết cho tăng trưởng.

        Một nạn nhân khác sẽ là ý niệm  cái gọi là  tiền lãi cổ phần  nhân khẩu. Vì chưng thịnh vượng Trung Quốc, một phần do một thế hệ  dân trai tráng đi vào lực lượng lao động, các cố vấn nay sục sạo dữ liệu kiểm tra,   cố tìm cho ra các  chổ phình lên  dân số tương tự  như thể là một chỉ dẫn cho một kỳ diệu kinh tế lớn bự  sắp tới.  Nhưng định kiến dân số giả thiết là các lao động thành quả , sẽ cần thành thạo lành nghề hầu cạnh tranh thắng lợi ở thị trường tòan cầu và các chánh phủ sẽ thiết lập  những chánh sách đứng đắn  tạo dựng công ăn việc làm.  Trên thế giới thập niên vừa qua , làn sóng vươn lên  đã nâng cao mọi nền kinh tế, khái niệm một tiền lãi nhân khẩu ( đông  đúc )  một lúc đã có ý nghĩa. Nhưng thế giới này đã qua rồi.

          Những mô hình vai trò kinh tế thời nay sẽ mở đường cho những mô hình mới hay có thể là không có mô hình nào cả, khi các đường  tăng trưởng đi, đã vỡ ra từng mảnh theo nhiều hướng.  Trong quá khứ,  các quốc gia Á Châu có khuynh hướng  nhìn vào Nhật Bổn như là  một khuôn mẩu, các quốc gia từ biển Baltics đến vùng Balkian nhìn vào  Hiệp Hội Âu Châu  và hầu hết mọi quốc gia nhìn phần nào vào Hoa Kỳ. Nhưng khủng hỏang 2008 đã phá ngầm  độ tin cậy vào  các  mô hình vai trò này.  Những sai lầm mới đây  của Tokyo,  làm cho Hàn Quốc – Nam Hàn , vẫn còn là tiếp tục  sức mạnh  chế tạo công nghệ,  trở thành mô hình Á Châu  hấp dẫn hơn Nhật Bổn.  Những quốc gia trước đây ầm ỉ muốn gia nhập vùng Âu Châu, tỉ như Tiệp Khắc  ( Czech Republic ), Ba Lan ( Poland ) và Thổ Nhĩ Kỳ ( Turkey ), nay tự hỏi là có nên gia nhập  nữa không một câu lạc bộ  có quá nhiều quốc gia đang phấn đấu để khỏi bị chìm xuồng.  Còn về phía Hoa Kỳ , thời đại 1990  Hoa Thịnh Đốn nhất trí , kêu gọi các quốc gia nghèo khổ  bỏ bớt chi tiêu và tự do hóa nền kinh tế mình, nay rất khó lòng bán được cho ai, khi mà Hoa Thịnh Đốn không thể nào thỏa thuận cắt giảm  thâm thủng quá đồ sộ của Hoa Kỳ .

         Vĩ lẽ  tăng trưởng dễ dàng từ một khởi điểm thấp, làm vô ý nghĩa so sánh các quốc gia theo các hạng – các giới lợi tức khác nhau.  Những quốc gia thóat khỏi tình huống là  các nước  giỏi hơn các đối thủ  ở hạng lợi tức chính mình và  vuợt  hơn chờ đợi rộng rãi ở hạng này .Hơn nữa , những chờ đợi như vậy sẽ cần trở lui lại trái đất.  Thập niên qua là bất thường  theo nghĩa  phạm vi rộng lớn và bước tiến  mau lẹ của tăng trưởng tòan cầu và bất cứ ai trông vào tình trạnh tốt đẹp này sẽ trở lui nay mai sẽ phải thất vọng.

         Trong số các quốc gia có lợi tức mỗi đầu người từ 20 000$ đến 25000$ US , chỉ có hai quốc gia  là đủ may mắn sánh ngang  hay vượt mức 3% tăng trưởng hàng năm  vào thập niên tới; đó là Cọng Hòa Tiệp Khắc  và Hàn Quốc – Nam Hàn .  Trong  nhóm lớn  lợi tức trung bình  từ 10 000$ đến 15000 $ , chỉ có  một quốc gia – Thổ Nhĩ Kỳ -   có thể đạt  hay vượt tỉ xuất  từ 4 đến 5 %   tăng trưởng, dù rằng Ba Lan cũng có cơ đạt được.  Ở hạng từ 5000$ đến 10 000$  tuồng như Thái Lan là quốc gia duy nhất  có thể  vuợt trên mức  này một cách đáng kể. Đến một chủng mực nào đó,  sẽ có một lọat  ngôi sao thị trường đang trổi dậy những năm tới, thế cho nên  sẽ  kê ra những quốc gia  hiện nay lợi tức  mỗi đầu người còn dưới 5000$   như Inđônêxia, Nigeria , Phi Luật Tân, Sri Lanka và một số quốc gia Đông Phi Châu . ( Việt Nam hy vọng sẽ đạt lợi tức 4000 $  mỗi đầu người vào cuối thập niên này ? ).

      Dù rằng thế giới  có thể chờ mong nhiều quốc gia trổi dậy nữa từ nhóm  đáy hạng lợi tức,  ở phần chóp  và phần giữa, trật tự mới kinh tế tòan cầu,  tuồng như có lẽ y hệt  trật tự cũ  hơn là các nhà quan sát tiên đóan.  Phần còn lại có thể  tiếp tục tiến lên, nhưng họ sẽ tiến chậm và không đồng đều như  nhiều chuyên viên  tiên liệu.  Và sẽ có một vài nước hiếm quí  sẽ đạt  các mức lợi tức của thế giới đã mở mang!

         ( chiếu theo Ruchir Sharma  chủ tịch ban  Thị trường đang trổi dậy và Vĩ mô Tòan cầu của Quản trị  Đầu tư Morgan Stanley Investment Management , tác giả  sách Các quốc gia thóat vượt mức: Đeo đuổi  những Kỳ diệu kinh tế Kế tiếp- Breakout Nations: In Pursuit  of the Next Economics Miracles)  

                  ( Irvine , Nam Ca Li- Hoa Kỳ ngày 12 tháng 11 năm 2012 )  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét