Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Ngoại Giao Cận Đại: Trung Quốc, Nhật Bổn, Hoa Kỳ

Những vấn đề ngoại giao cận đại, VN có lẽ cần cập nhật thêm hiểu biết chăng ?

Có tin tưởng nổi các tuyên bố tiêu biểu của đại sứ mới Trung Quốc ở Hoa Kỳ và thủ tướng Nhật không đây ?

G S Tôn Thất Trình

Phần đàm thọai với đại sứ Trung Quốc ở Hoa Kỳ 

( tiếp nối các bài về lịch sử Trung Quốc đăng tải năm 2011 )


Đại Sứ Quì Thiên Khải
Sau đây là tóm tắt những câu trả lời của đại sứ Trung Quốc ở Hoa Kỳ là Cui Tien Kai- Quì Thiên Khải ? , 60 tuổi vừa nhận chức tại Hoa Thịnh Đốn ngày 2 tháng tư 2013 với xử lý biên tập viên Jonathan Tepperman , báo Ngoại Giao – Foreign Affairs , số tháng 7-8 năm 2013 . Cui Tien Kai nói tiếng Anh rất giỏi, có bằng thạc sĩ ( cao học ) – master về ngành Nghiên cứu Tiên tiến Quốc tế, viện đại học Johns Hopkins trước khi vào học Viện Đại học Sư Phạm Thượng Hải và cũng đã trải qua 5 năm làm việc tay chân ở một nông trại thời Cách Mạng Văn Hóa.

Hỏi ( H ) : Ông vừa mới tới Hoa Thịnh Đốn. Vậy chớ ông định giá liên hệ quốc gia giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như thế nào ?
Trả lời ( TL ) : Trong 4 năm qua, liên hệ hai nước đã tiến bước vững chắc, dù đôi khi chúng tôi kỳ vọng bước tiến mau lẹ hơn. Tổng thống Obama và tổng thống Hồ Cẩm Đào – Hu Jin Tao gặp nhau 12 lần 4 năm vừa rồi. Điều này hiếm có, ngay giữa các đồng minh Hoa Kỳ và Hoa Kỳ. Chắc chắn nó cũng ít khi xảy ra giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Nay Trung Quốc đã có một lảnh đạo mới và chúng tôi cần thời gian chuyễn tiếp. Hai tổng thống Tập Cẩm ( Cận) Bình – Xi Jinping và Obama đã điện thọai trò chuyện tốt đẹp một thời gian ngắn, sau ngày tổng thống Xi Jinping nhậm chức và đã tái xác nhận là họ sẽ làm mọi cố gắng để có một chung sức hợp tác cùng nhau.

H: Vậy chớ ưu tiên đại sứ là những gì ?
TL: Trước tiên tôi cố gắng làm cho những tiếp xúc cao cấp tiếp tục và các cơ chế chúng tôi đã thiết lập giữa hai nước cũng tiếp tục và khi cần, cải thiện thêm nữa.

H : Nhiều người lo ngại là liên hệ đang trôi giạt. Tổng thống họ Tập đến nơi, đem theo một điều giống như là một khuôn mẩu mới. Tổng thống gọi là “ một lọai liên hệ mới cho các cường quốc”. Ý nghĩa gì đây ?
TL: Tôi nghĩ đó là một hiểu biết chung giữa hai chánh phủ về cần thiết có một liên hệ xây dựng và vững chắc, căn cứ trên tôn trọng lẫn nhau và lợi lộc chung. Đó là mục đích chúng ta. Quan niệm một liên hệ mới giữa hai quốc gia cũng là mục đích chúng ta. Nhưng lẽ dĩ nhiên, đây là một mục đích dài hạn, có nghĩa là chúng ta cần thêm thực chất vào đó. Trong quá khứ, khi một quốc gia to lớn phát triễn rất mau lẹ và gây thêm ảnh hưởng quốc tế, thì được xem như thể là một lọai trò chơi cọng – zê rô ( zero sum ) đối với các cường quốc hiện hửu. Điều này thường dẫn tới tranh chấp và ngay cả chiến tranh. Nay, có một xác định là cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ không cho phép lịch sử tự tiếp diễn như thế. Chúng ta phải tìm ra một con đường mới cho cường quốc đang phát triễn và cường quốc hiện hửu, họat động cùng nhau, không phải chống đối nhau.

H : Đôi khi vài nhà học giả phân biệt giữa nguyên trạng – status quo và các cường quốc xét lại, biện cứ rằng các vấn để sẽ trổi dậy, nếu cường quốc mới là cường quốc xét lại và muốn đổi thay những nguyên tắc trò chơi ? Đó có phải là Trung Quốc không?
TL: Đúng là một đơn giản hóa quá xá đặt Trung Quốc và Hoa Kỳ vào cùng một lọai cường quốc. Hoa Kỳ đã mở mang – phát triễn lớn hơn , mạnh mẽ hơn . Trung Quốc cũng đồ sộ , nhưng vẫn còn là một nước đang mở mang- chậm tiến dù đó là kinh tế, khoa học và kỷ thuật cũng như quân sự . Trên nhiều phương diện, đường còn dài trước khi chúng tôi được xem là ngang hàng Hoa Kỳ. Về câu chuyện là liệu chúng tôi có muốn thay đổi luật lệ trò chơi không, Nếu ông bạn nhìn vào lịch sử gần đây kể từ khi Trung Quốc đổi mới và mở rộng cửa, đã có một hội nhập rỏ rệt của Trung Quốc vào trật tự tòan cầu. Hiện nay chúng tôi là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế , không chỉ là Liên Hiệp Quốc- United Nations mà còn là Ngân Hàng Thế giới- World Bank, và Quỹ Tiền tệ Thế giới- International Monetary Fund. Chúng tôi đã gia nhập Tổ chức Thương Mãi Thế giới - World Trade Organisation. Chúng tôi cũng tham gia nhiều cơ chế vùng địa phương. Thế cho nên chúng tôi đã sẳn sàng hội nhập vào hệ thống tòan cầu , sẳn sàng tuân thủ các luật lệ quốc tế. Lẽ dĩ nhiên , những luật lệ này đã được đặt ra mà Trung Quốc không tham dự gì nhiều và thế giới đang đổi thay. Ông bạn không thể nào nói rằng những luật lệ thiết lập cách đây nữa thế kỷ, lại có thể áp dụng không mảy may thay đổi ngày nay. Chúng tôi cho là cần cải cách hệ thống quốc tế, nhưng chúng tôi không có ý định lật đổ hay thiết lập một hệ thống mới.

H: Vậy chớ lọai luật lệ - nguyên tắc nào Trung Quốc cảm giác là phải điều chỉnh ?
TL: Vài năm vừa qua chúng ta đã có Hội Nghị G-20 . Cơ chế này thật là mới mẽ! Nó khác hẳn G-7 hay G- 8. G-20 gồm tất cả các cường quốc hiện hửu và các quốc gia như Ấn Độ, Brasil , Nam Phi, Nga. Trung Quốc là một thành viên của G- 20 và chúng tôi đang đóng một vai trò rất quan trọng trong đó. Lần đầu tiên trong lịch sử, những quốc gia này ngồi lại với nhau quanh một bàn ngang hàng nhau và bàn cải về các vấn đề chánh yếu tài chanh , kinh tế quốc tế. Đó là lọai thay đổi chúng tôi muốn có.

H: Dân Hoa Kỳ đôi khi tự hỏi là liệu Trung Quốc có thật sự muốn giúp giải quyết những vấn đề then chốt quốc tế không. Hảy lấy thí dụ Xiri _ Syria : chánh phủ Hoa Kỳ đang cố tâm xây đắp một liên minh quốc tế thảo luận về nội chiến Xi Ri và có cảm tưởng là Trung Quốc không mấy hợp tác ?
TL : Nếu chúng ta thực sự nghiêm chỉnh về xây dựng một lọai liên hệ mới, chúng ta phải có dàn xếp phù hợp chung và hiểu biết chung. Không phải là chúng tôi sẽ chỉ giúp Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ chỉ giúp chúng tôi. Chúng ta phải giúp lẫn nhau. Chúng ta phải cố gắng nhìn các vấn đề theo quan điểm của người bạn kia. Chúng tôi không muốn có hổn lọan và nội chiến ở Xi Ri. Chúng tôi hiểu biết là có khác biệt chánh trị ở Xi Ri. Nhưng chúng tôi luôn luôn theo nguyên tắc là các việc của một quốc gia đặc biệt nào đó , phải được quyết định của dân gian nưóc đó; không phải do chúng ta, do người ngoài làm ra. Trung Quốc hay Hoa Kỳ không phải là kẻ định đọat tương lai của quốc gia đó!

H: Nhưng dưới danh nghĩa học thuyết “ Trách nhiệm phải Bảo vệ” đa số các hội viên Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận , khi một lảnh tụ tàn sát một số đông dân gian mình, cộng đồng quốc tế có trách nhiệm , hay ít nhất là quyền hạn phải can thiệp. Đại sứ nói rằng dân gian Xi ri phải qui định hình dạng chánh phủ của mình. Nhưng dân gian Xi Ri đã cố gắng làm như thế và chánh phủ Xi Ri tàn sát họ.
TL : Muốn thẳng thắn với ông bạn, lọai lý thuyết này không luôn luôn chứng tỏ là đã thành công . Khi Hoa Kỳ khởi sự chiến tranh I rắc – Iraq , dân gian Hoa Kỳ cũng cho rằng họ có trách nhiệm bảo vệ dân gian Iraq, hay lọai bỏ võ khí giết chết khối lượng đại trà, nhưng thành quả cuối cùng đã rỏ rệt . Ai bảo vệ ai và ai đã bảo vệ gì ?. Khía cạnh vẫn còn trong vòng tranh cải .

H: Cả Bắc Bình lẫn Hoa Thịnh Đốn đều muốn Bán đảo Triều Tiên ( Cao Ly, Đại Hàn ) sống hòa bình và không có ( sạch ) hạt nhân . Thế nhưng Trung Quốc và Hoa kỳ tuồng như không cộng tác chặc chẻ như họ có thể làm ở Bán đảo này . Tại sao không ?
TL: Trung Quốc và Hoa Kỳ có nhiều quyền lợi chung ở Bắc Hàn, nhưng chúng ta có thể có những phương cách hơi khác nhau làm cách nào đạt những mục đích chung của chúng ta. Về phía Trung Quốc, chúng tôi có 3 yếu tố then chốt về chánh sách của chúng tôi ở Bán Đảo Triều Tiên. Trước hết, chúng tôi muốn có ổn định. Thứ hai, chúng tôi ủng hộ việc làm sạch hết hạt nhân denuclearization ở Bán Đảo này. Thứ ba, chúng tôi muốn những phương tiện hòa bình. Cả 3 yếu tố này tương tác lẫn nhau . Không thể có một yếu tố này làm thiệt hại hai yếu tố kia.

H: Tuồng như mới đây Bắc Bình trở nên thất vọng, chán nãn với Bình Nhưỡng- Pyong Yang và mong muốn hơn đặt áp lực thật sự trên đó . Điểm này đúng không ? và Trung Quốc có bắt đầu tách xa ra Bắc Hàn ?
TL: Chúng tôi không thể tự mình cách ly Bắc Hàn theo địa lý và đây là một vấn đề cho chúng tôi : Bắc Hàn quá kề cận Trung Quốc. Bất cứ hổn lọan và tranh chấp quân sự nào ở bán đảo Triều Tiên cũng có thể ảnh hưởng lớn đến quyền lợi an ninh quốc gia Trung Quốc . Chúng tôi phải luôn luôn bận trí đến điểm này . Và Dân chủ Nhân dân Cộng hòa Cao Ly – DPRK, Bắc Hàn ) không y như thực tế báo chí thông tin bá cáo. Lẽ tất nhiên, tính cách lân bang và bạn lâu đời, chúng tôi có vài ảnh hưởng trên Bắc Hàn. Nhưng DRPK là một quốc gia độc lập, tự chủ. Bắc Hàn có thể lựa chọn không nghe theo chúng tôi. Bắc Hàn cũng có thể từ chối những gì chúng tôi gợi ý.

H : Đại sứ có nghĩ rằng Hoa Thịnh Đốn “Ngõng trục, Đóng chốt- Pivot” ở Á Châu thật sự biểu hiện một cái gì mới, và nó làm tai hại đến các quan hệ giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc chăng ?
TL: Hoa Kỳ có quyền lợi lâu dài ở Á châu - Thái Bình Dương . Có thể trong thập niên vừa qua, Hoa Kỳ đã quá chú tâm về Trung Đông, ở I rắc - Iraq A Phú Hãn - Afghanistan, cho nên vài người ở Hoa Kỳ tin tưởng rằng điểm này tai hại đến quyền lợi Hoa Kỳ ở Á Châu – Thái Bình Dương . Nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ tháo gỡ các căn cứ trong vùng này, thế cho nên Hoa Kỳ không cần phải đóng Ngõng trục, đóng chốt làm gì. Hoa Kỳ đã ở đó rồi.

H : Nhưng vài người ở Hoa Kỳ biện cứ là nói chuyện về Ngõng Trục, gửi binh lính sang Úc Châu, cố tâm thiết lập một chung sức thương mãi lọai trừ Trung Quốc, và như thế đã phạm một lầm lỗi, vì lẽ những chuyễn động này sẽ tạo ra một cảm tưởng là Hoa Kỳ thù địch , đang cố gắng bao vây Trung Quốc . Vậy chớ dân Trung Quốc có cảm giác như thế không ?
TL: Vài dân Trung Quốc có ý nghĩ như vậy. Nhưng ngày nay Trung Quốc là một xã hội đa dạng hơn nhiều . Ông bạn tìm thấy mọi lọai quan điểm ở Trung Quốc. Năm ngóai 2012, phía Hoa Kỳ có một cố gắng nghiêm trọng tạo lập một chánh sách Á Châu- Thái Bình Dương có nội dung rộng rãi hơn . Các chức quyền Hoa Kỳ viếng thăm Bắc Bình luôn luôn cố gắng giải thích cho chúng tôi cái mà ông bạn gọi là Ngõng trục “ tái lập cân bằng – rebalancing “ , không phải để kình chống Trung Quốc và Trung Quốc cũng sẽ là thành phần cốt yếu của đường lối mới này. Chúng tôi đã lắng nghe những tuyên bố này một cách cẩn trọng. Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi chờ đợi nhìn xem thực tế ra sao. Chẳng hạn, chúng tôi đang theo dỏi các đàm phán Về Chung Sức Xuyên Thái Bình Dương- Trans Pacific Partnership( TPP ) một cách chặc chẽ, nhưng còn quá sớm để kết luận rằng TPP có kình chống đặc biệt một quốc gia nào không ?.

H : Chức quyền cao cấp nhất quân sự Hoa Kỳ là tướng Martin Demsey , đã tới Bắc Bình gần đây để trò chuyện với các đối giá Trung Quốc về không gian cyber – điều khiển học, nay đã trở thành một nguồn căng thẳng giữa hai quốc gia. Dân Hoa Kỳ cảm giác rằng Trung Quốc hoặc chưa làm đủ để chặn đứng các tấn công cyber nhắm vào Hoa Kỳ hay hiện đang chỉ huy các tấn công này. Vậy Trung Quốc có muốn đóng cửa chúng không và nếu có thì Trung Quốc muốn được bù đắp lại gì ?
TL: An ninh cyber ( điều khiển học ) là một vấn đề mới cho cộng đồng thế giới nói rộng ra. Trước hết, những kỷ thuật này mới mẽ và các tấn công không nhìn thấy được. Theo truyền thống, khi bạn nhận thức một đe dọa, bạn có thể nhìn thấy nó. Đây là một khía cạnh vật lý . Nhưng không gian cyber không như vậy. Thứ hai là rất ít luật lệ quốc tế đã được họa kiểu cho các vấn đề này. Thế cho nên chúng ta cần làm ra một lọat những luật lệ quốc tế cho ai nấy phải tuân theo. Thứ ba là nếu chúng ta nhìn vào phát triễn của Kỷ Thuật Thông tin – IT và chính ngay ngành công nghệ IT, Hoa Kỳ đã tiên tiến hơn Trung Quốc. Thế nên một cách lô gic, tôi nghĩ rằng kẻ yếu thế phải lo ngại nhiều hơn là kẻ mạnh thế. Kẻ mạnh đạt một vị trí tốt hơn , ngay cả trên phương diện tự phòng vệ và có thể tiến tới tấn công chống lại kẻ khác.

H : Tuy nhiên các computers thương mãi và quân sự bị tấn công mọi lần từ ngọai quốc, và rất nhiều tấn công này tuồng như đến từ Trung Quốc Nhật báo New York Times đánh dấu một số tấn công này từ những xây cất đặc thù ở Thượng Hải, nối kết với quân sự Trung Quốc. Cho nên nhiều người đã kết luận là chánh phủ Trung Quốc, hay vài lực lượng trong đó liên hệ đến những tấn công này.
TL: Tôi không nghĩ rằng ai đó đến nay đã trình bày chứng cớ cứng rắn, chứng cớ có thể đứng dậy trước tòa án, để chứng minh là thật sự vài kẻ ở Trung Quốc, các công dân Trung Quốc làm ra những điều này. Các tấn công cyber có thể đến từ bất cứ nơi đâu trên thế giới. Ngay cả khi có thể định ra vị trí một computer, cũng không thể nói là computer thuộc chánh phủ của một quốc gia đặc biệt nào và ai đó làm ra điều này là công dân của quốc gia này. Thật rất khó chứng minh. Một số lớn computer của dân Trung Quốc, các công ty Trung Quốc và các cơ quan chánh phủ Trung Quốc cũng đã bị các vi tặc – hackers tấn công . Nếu chúng ta theo dõi những tấn công này, có thể vài tấn công hay ngay cả phần lớn tấn công, có thể đến từ Hoa Kỳ.Thế cho nên chúng ta không ở vị trí đi đến kết luận là những tấn công này do chánh phủ Hoa Kỳ bảo trợ hay hổ trợ. Thật không đúng tư cách có trách nhiệm thốt ra những tuyên bố như thế.

H: Vậy đại sứ chối cải các lời buộc tội của Mỹ ?
TL: Tôi nghĩ rằng nếu họ buộc tội, họ phải cho chúng tôi chứng cớ, chứng minh rắn chắc. Chưa ai làm việc này cả. Điều quan trọng là hai chánh phủ phải ngồi lạicùng nhau, cố làm ra một bộ luật lệ mới và tìm phương cách cho chúng ta có thể cùng nhau họat động, ngăn ngừa những tấn công như vậy tái diễn.

H: Các liên hệ giữa Nhật và Trung Quốc hiên đang lâm vào tình trạng xuống dốc xoắn ốc nguy hiểm. Các tàu Trung Quốc vỏ trang đã bắt đầu thường xuyên đối đầu các tàu Nhật vỏ trang quanh các đảo Diaoyu, Điếu Ngư /Senkaku , tạo ra một đối đầu dữ dội hiểm nguy. Trung Quốc và Nhật Bổn chia sẽ những thắt chặt kinh tế gần gủi, nhưng cả hai quốc gia tuồng như không muốn giải quyết vấn đề . Tại sao ?
TL: Vấn đề có lịch sử lâu dài. Những đảo này nguyên thủy thuộc lảnh thổ Trung Quốc, nhưng cuối thế kỷ thứ 19, vì chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bổn, Nhật hành động đặt những đảo này thuộc quyền quản trị lảnh thổ Nhật. Khi Hoa Hỳ trao trả Okinawa lại cho Nhật năm 1972, nó gồm luôn các đảo Diaoyu. Chúng tôi đã chống lại điểm này và đã nói rỏ lúc đó. Cho nên thái độ của Trung Quốc đã luôn luôn kiên định về nền chủ quyền các đảo này . Không còn nghi ngờ gì được nữa. Mặt khác, chúng tôi thông hiểu là những vấn đề này cần thời gian để giải quyết và chúng tôi không hối hả giải quyết ngay qua đêm. Khi Trung Quốc và Nhật Bổn bình thường hóa liên hệ với nhau, cũng trong năm 1972 , các lảnh tụ cả hai quốc gia đã quyết định là đặt các tranh cải như thế ra ngòai. Tôi nghĩ rằng đó là một chánh sách khôn ngoan. Chúng tôi đã có bình an trên các đảo này nhiều năm qua, mãi cho đến khi chánh phủ Nhật quyết định quốc hửu hóa các đảo, năm 2012 .

H: Nhưng Nhật chỉ làm như vậy đề ngăn ngừa một vấn đề to lớn hơn, có nghĩa là thống đốc chủ nghĩa quốc gia của Tokyo , tự mua các đảo để xây cất trên đó.
TL: Chà , thật đã rất minh bạch là quyết định của Nhật sẽ đưa tới nhưng hậu quả rất nghiêm trọng theo luật lệ quốc tế, càng nghiêm trọng hơn là những gì thống đốc Tokyo cố gắng thực hiện.

H: Thế là Trung Quốc có những đòi hỏi lịch sử mạnh dạn . Nhật cũng nói rằng Nhật cũng có những đòi hỏi lịch sử mạnh dạn. Ở một điểm nào đó , có trở thành cần thiết, ví thử như nói lịch sử là lịch sử nhưng chúng ta đang sống với hiện tại, và chúng ta cần phải suy tư đến tương lai. Đại sứ có nhìn thấy một giải pháp nào cả hai nước chấp thuận được không?
TL: Điều ông bạn nói rất khôn ngoan, nhưng không bên nào lại cần hành động để làm nghiêng ngữa lọai cân bằng này . Hành động hợp pháp Chánh phủ Nhật quyết định đã khiêu khích mọi điều. Tôi nghĩ là cả đôi bên phải đi vào đàm phán nghiêm túc. Chúng tôi đã xích tới phía Nhật năm ngoái, nhưng tôi không nghĩ là Nhật lúc đó đã sẳn sàng. Nay họ đã có một đảng mới cầm quyền, một đảng mới xưa cũ : Đảng Dân chủ Tự do – Liberal Democratic Party( LDP ). LDP đã trở về. Nhưng chúng tôi không thấy những cố gắng nghiêm túc nào từ phía Nhật để ngồi lại với chúng tôi, nói chuyện nghiêm túc cả.

H: Trung Quốc có băn khoăn là lịch sử thủ tướng Nhật Shinzo Abe, một người theo chủ nghĩa quốc gia, sẽ làm cho giải pháp vấn đề thêm phần khó khăn hơn ?
TL : Tùy thuộc vào lựa chọn của ông ta. Chúung tôi biết những thái độ chánh trị của ông. Mặt khác, khi ông làm thủ tướng kỳ trước, vào các năm 2006- 2007, ông đã quyết định sáng suốt là không thăm viếng Đền liệt sĩ Yasukuni Shrine, ( một đền thờ tưởng niệm chôn cất các binh lính Nhật, trong đó có chôn một số “tội nhân chiến tranh” ). Như thế ông cũng có thể hành động sáng suốt ở đây. Trung Quốc và Nhật Bổn có vô số quyền lợi chung, kinh tế hay khác nữa. Tiềm năng thật là khổng lồ để cộng tác gần gủi nhau, nhưng chúng ta cần lọai bỏ những cản trở chánh trị .

H : Hoa Kỳ có một vai trò nào trong đó không ?
TL : Điều ích lợi nhất là Hoa kỳ duy trì thái độ trung lập thật sự, không ngã về phía nào cả.

H: Thế còn về giúp đở cả hai bên nói chuyện với nhau ? Đôi khi, một thành phần thứ ba có thể là một điều giải ích lợi.
TL: Nếu việc này xảy ra, tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ được đón mời. Nhưng còn chờ xem phần thứ ba họat động như thế nào. Có thật sự công bằng không ? Khi Hoa Kỳ nói chuyện với chúng tôi, họ nói là không nghiêng về phía nào cả, nhưng vài lúc, khi nói chuyện với Nhật Bổn hay khi họ tuyên bố công cọng, chúng tôi nghe có điều gì khác biệt !.

H: Vài người biện cứ rằng, khi Hoa Kỳ đang đóng chốt phương Đông, thì Trung Quốc lại đóng chốt ở phương Tây, liên quan sâu xa với Nga, Trung Á, Trung Đông và Phi châu. Có thể nào một ngày nào đó, đe dọa đến quyền lợi Hoa Kỳ ?
TL: Hoa Kỳ thật là may mắn : Hoa Kỳ chỉ có hai quốc gia láng giềng và các đại dương cả hai phía Đông Tây. Chúng tôi có cả tá quốc gia láng giềng và một lịch sử lâu dài, phức tạp với họ. Thế cho nên Trung Quốc phải chú tâm đến liên hệ với các nước láng giềng, không phải chỉ theo một hướng, Đông hay Tây. Thật sự chúng tôi muốn phát triễn hợp tác kinh tế về mọi hướng, vì lẽ chúng tôi cần thêm thương mãi, chúng tôi cần xuất khẩu và nhập khẩu nhiều hơn nữa: chúng tôi cũng cần thêm nhiều nguồn năng lượng. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi cần đóng chốt ở bất cứ một hướng đặc biệt nào đó. Và tôi không nghĩ rằng những gì chúng tôi làm, sẽ tổn thương cho các quyền lợi Hoa Kỳ, vì lẽ lẽ nếu chúng tôi có giao hảo tốt đẹp với mọi láng giềng chúng tôi, thì điều này sẽ giúp bảo đảm ổn định các vùng địa phương này .

H: Cho tôi hỏi đại sứ về những láng giềng đó. Chừng 10 năm qua, Trung Quốc họat động mạnh mẽ để thuyết phục mọi vùng, thật sự cả thế giới, là Trung Quốc chỉ quan tâm đến “trổi dậy hòa bình – peaceful rise” . Rồi năm ngóai chánh quyền Hu Jintao tuồng như khởi sự hành động năng nổ hơn, làm cho nhiều quốc gia lân bang bồn chồn lo lắng. Vậy điều gì đã xảy ra ?
TL: Chúng tôi không khiêu khích điều gì cả. Chúng tôi đang còn ở giai đọan phát triễn hoà bình. Nếu ông bạn nhìn kỷ vào điều gì đã xảy ra hai năm qua, ông bạn sẽ nhìn thấy là các người khác đã khởi sự mọi tranh chấp. Chúng tôi không khởi sự chúng, nhưng chúng tôi phải trả lời những vấn đề liên quan đến chủ quyền và tòan vẹn lảnh thổ Trung Quốc và phía dân Trung Quốc đó là một cảm tưởng công cộng mạnh mẽ về các vấn đề này .

H : Vậy chớ tại sao lại có một nhận thức là chính Trung Quốc đã áp lực võ đóan, khẳng định đòi hỏi lảnh thổ ?
TL : Như tôi đã nói, chúng tôi không bao giờ khởi xướng các sự việc. Chúng tôi chỉ phản ứng về chúng. Trung Quốc phải bảo tòan quyền lợi của mình. Trong lúc đó, chúng tôi kêu gọi đối thọai. Trung Quốc luôn luôn đề cao nguyên tắc là “ bỏ vào kệ tủ các khác biệt và tìm kiếm phát triễn chung”.
Những năm vừa qua, chúng tôi đã thực thi nguyên tắc này và chúng tôi hy vọng là nhiều người khác sẽ làm như thế.

H: Hoa kỳ đã thay đổi gì, kể từ khi đại sự nhậm chức ở đây ?
TL: Tôi nhậm chức ở Nữu Ước trong phái đòan Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc từ cuối năm 1997 cho đến năm 2000. Đó là trước 9/11, cho nên tôi đã thấy thay đổi lớn lao. Tuồng như Mỹ có một cảm giác mạnh bất an, dù rằng tôi không hiểu rỏ hết, vì nếu một quốc gia mạnh nhất thế giới có cảm giác bất an, thề thì các quốc gia khác làm sao cảm giác an toàn được ? Nhưng trong tòan cuộc, tôi không nghĩ rằng hiện ở Hoa Kỳ đang có đổi thay cơ bản liên quan đến uy lực, sức sống và địa vị quốc tế. Nếu nhìn vào thế giới thì thấy nhiều cực – poles mới đang trổi dậy, hay phát triễn mau lẹ của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và tiếp tục. Tới mức nào đó, có thể cho rằng và chỉ theo các thuật ngữ tương đối, là Hoa Kỳ không còn uy vũ như trước, nhưng đây chỉ có nghĩa là những ai khác đang cố gắng đuổi theo cho kịp. Không có nghĩa là Hoa Kỳ đang suy thóai.

H: Nhưng theo nhiều người, tuồng như hệ thống chánh trị Hoa Kỳ đang nứt vỡ hay ít nhất là đang lọan chức năng sâu đậm. Theo nhãn quan Trung Quốc, thì ra sao ?
TL: Chúng tôi có những vấn đề riêng cho chúng tôi. Chính thế, có nhiều vấn đề to lớn ở đây, và trên phương diện chánh trị, dân gian thường đi đến cực đoan . Thế nhưng tôi tin tưởng rằng Mỹ đủ khả năng giải quyết nhưng vấnđề này và tiến tới. Không có chứng cớ rằng vì những vấn đề nội địa , Hoa Kỳ đang mất vị trí hòan cầu.

H: Đại sứ đã nói cách đây một lúc về Hoa Kỳ bất an . Vậy Trung Quốc thì sao ? Trung Quốc hiện nay đã trên con đường phát triễn không thể tin nổi đã 30 năm nay rồi. Trên nhiều phương diện, điều này đã làm các quốc gia khắp thế giới ghen tị. Nhưng tuồng như Trung Quốc vẫn còn cảm giác bất an. Đại sứ có thể nào tưởng tượng ngày nào đó, Trung Quốc hành động như thể một nước “ bình thường - normal “ không , một nước Trung Quốc đang cố tâm đạt cho được và đang chiến đấu chống lại quá khứ ?
TL : Tôi nghĩ rằng dân gian bình thường cũng có nhiều điều lo ngại. Cho nên tôi thiển nghĩ thật là bình thường khi quốc gia lo ngại. Hơn nữa, Trung Quốc đang đối điện hàng đống núi vấn đề. Vài vấn đề thuộc di sản lịch sử. Các vấn đề khác là phó sản của phát triễn mau lẹ ở Trung Quốc. Chúng tôi phải tiến tới và cố tâm đáp ứng những thách thức này để cho tòan thể Trung Quốc có cơ cận đại hóa. Đường chúng tôi đến đích vẫn còn xa. Có thể lúc nào đó, thật là tốt đẹp cho cá nhân và quốc gia có được một cảm giác bất an nào đó. Vì đó là điều có thể thúc đẩy họ hành động mạnh dạn hơn.

Phần đàm thọai với đương kim Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe 

( tiếp nối các bài về lịch sử Nhật đăng tải năm 2010 )

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe

Sau khi lảnh trách nhiệm một thời gian ngắn ngũi năm 2006- 2007 làm thủ tướng Nhật không lấy gì làm lỗi lạc, tuồng như Shizo Abe bị gạt ra sân bải chánh trị. Rồi tháng chạp năm 2012, ông lui trở lại ánh đèn sân khấu, tái chiếm nhiệm vụ thủ tướng sau một thắng cử to lớn. Đảng Dân Chủ tự do – LDP , đã cai trị Nhật 54 năm trong vòng 58 năm vừa qua, gồm luôn cả phần lớn “hai chục năm uổng phí- two lost decades” , thọat tiên làm lo ngại các nhà đầu tư và các học giả. Nhưng tức khắc Abe bắt tay ngay vào một cuộc vận động tham vọng, cố làm tái sinh nền kinh tế Nhật và 6 tháng sau những cố gắng của ông đã thành tựu. Trên mặt chánh sách ngọai giao, tuy nhiên Abe được xem là đối nghịch với một người theo chủ nghĩa quốc gia bảo thủ đã gây ra tranh cải, khi ông đặt vấn đề cho nhũng ghi chép Nhật thời chiến tranh. Giữa tháng 5 năm 2013, khi căng thẳng vươn dậy cùng các lân bang mạnh mẽ của Nhật, ông đàm luận như sau với Jonathan Tepperman ở Tokyo:

H: Đây là lần thứ hai, ông làm thủ tướng. Lần thứ nhất ông không mấy thành công, nhưng lần này tỉ xuất tán thành ông trên 70% và thị trường chứng phiếu rất cao 5 năm qua. Vậy ông đã học bài gì từ các lỗi lầm quá khứ và những gì ông làm khác biệt lần này.
TL: Lần trước, khi tôi làm thủ tướng, tôi thất bại vì không đặt ưu tiên cho sổ công tác của tôi. Tôi rất tha thiết hòan tất mọi điều trong một lần một và đưa nền cầm quyền của tôi đi vào thất bại. Sau khi từ chức, trong 5 năm tôi du hành khắp xứ Nhật, đơn giản để lắng nghe. Mọi nơi, tôi nghe thấy dân Nhật đau khổ vì mất công ăn việc làm, vì giảm bớt phát hành bạc giấy ?, giảm phát -deflation dai dẳng và tiền tệ nâng giá. Vài người không còn chút nào tin tưởng tương lai. Cho nên đương nhiên là lần thứ hai cầm quyền, tôi phải đặt ưu tiên lọai bỏ cho được giảm phát và cho nền kinh tế Nhật quay đầu lại. Hãy nói rằng tôi đã đặt ưu tiên đứng đắn kỳ này, phản chiếu những lo âu của dân chúng và thành quả càng ngày càng đáng chú ý hơn; do đó mà tỉ xuất tán thành đã lên cao. Tôi cũng bắt đầu sử dụng mạng lưới truyền thông xã hội- social media, tỉ như Facebook, Oftentimes, vì truyền thông di sản chỉ trích dẫn bán phần những gì các nhà chính trị nói. Điều này đã ngăn cản làm công chúng không hiểu rỏ các dự định thật sự của tôi. Cho nên tôi đã gửi các thông điệp qua Facebook và các mạng lưới khác, trực tiếp đến công chúng, dân gian.

H : Đó là phương cách ông bỏ qua các nhà báo ?
TL : Cười ! Không, tôi cho là các phỏng vấn mặt tận mặt như thế này, mới quan trọng và tôi chưa bao giờ nhút nhát e dè truyền thông báo chí. Điểm tôi nhấn mạnh là đôi khi tôi thấy uổng phí bị trích dẫn sai lạc, không đầy đủ, bán phần .

H : Thủ tướng đã nói là ông đặt ưu tiên hàng đầu cho lịch trình kinh tế. Kinh tế Abe- Abenomics có 3 “mũi tên “ : 10 ngàn tỉ - trillion yen kích thích thuế khóa – fiscal stimulus , nhắm vào mục tiêu lạm phát – inflation và cải cách cơ cấu. Thủ tướng đã bắn hai mũi tên rồi. Mũi tên thứ ba giống cái gì ?
TL: Mũi tên thứ ba là chiến lược phát triễn, phải có ba quan niệm then chốt : thách thức, cởi mở và sáng tạo. Trước tiên, hình dung xem nước Nhật mong muốn là lọai gì ? Đó là nước Nhật yêu thương ba quan niệm vừa kể. Rồi bạn phải xem lãnh vực nào bạn trội nhất. Lấy thí dụ săn sóc y tế. Nước Nhật có chứng phiếu tốt, giúp cho dân Nhật sống lâu hơn đa số quốc gia khác. Thế thì tại sao lại không sử dụng sáng tạo y khoa để tăng cường cả hai là kinh tế lẫn góp phần tạo hạnh phúc – phúc lợi cho thế giới còn lại ? Trong chuyến công du mới đây đến Nga và Trung Đông bảo đảm cho tôi là các nơi này đang còn nhiều chỗ trống cho ngành y khoa Nhật. Cũng có thể nói như vậy với những kỷ thuật phát thải carbon dioxide. Nhưng muốn đẩy mạnh sáng tạo, bạn cần cởi mở.

H: Nhật có những ép buộc ở nền kinh tế, khiến Nhật không tăng trưởng : trợ cấp lớn lao cho nông nghiệp , điều hòa quá độ , sử dụng đàn bà còn qúa ít, một chánh sách cho nhập cư vào Nhật yếu kém . Các thủ tướng quá khứ đã cố giải quyết những vấn đề này, nhưng đụng phải bức tường ngăn cản
.Vậy cải cách ông sắp tụ điểm là gì ?
TL: Thời gian không ở về phía chúng ta. Giảm phát ( hành bạc giấy) - deflation lâu dài và trì trệ kinh tế thành quả, kéo dài trong 15 năm , đã làm cho nước chúng tôi gần như đứng yên tại chỗ, trong khi phần còn lại thế giới tiến xa. Đây là cơ hội cuối cùng cho chúng tôi , và cảm giác khẩn cấp thật là quá lớn. Các bạn hửu lập pháp bạn của chúng tôi chia sẽ ý kiến này nhiều hơn trước. Đúng thế, nông nghiệp đáng lo nghĩ, không phải chỉ là một ngành công nghệ mà còn là một tấm vải vóc xã hội Nhật cần may vá khéo léo. Đường lối của tôi là làm nông nghiệp Nhật mạnh hơn và hướng về xuất khẩu. Các đât đai nông nghiệp Nhật có nhiều hút dẫn thiên nhiên giàu. Đơn giản là Nhật phải cố bán nông phẩm đến thế giới nhiều hơn nữa. Khi cần, chúng tôi sẽ chắc chắn sẽ cắt đi bệnh quan liêu - giấy tờ. Đầu tư vào những kỷ thuật cốt lõi cũng rất quan trọng, như thể là đầu tư ngọai quốc trực tiếp ở Nhật vậy đó. Chúng tôi cần làm mọi điều này ngay, trong một đột kích đột ngột. Về cởi mở, điều chúng tôi đặc biệt chú tâm là quyết định của tôi về TPP – Transpacific Patnership . Các chánh quyền trước đều do dự, không quả quyết. Tôi quyết định đi vào các bàn thảo TPP. Lẽ dĩ nhiên, nhóm họat động hành lang nông nghiệp chống đối mạnh mẽ, và các hội nông nghiệp lại chính là những người ủng hộ lớn nhất, quan trọng nhất cho đảng LDP . Cho nên chúng tôi phải cố công hoạt động kéo họ theo chúng tôi. Nếu không thay đổi, nông nghiệp Nhật không còn tương lai nữa hay cho luôn cả các vùng và cộng đồng địa phương Nhật.

H: Thủ tướng đã tung ra một chương trinh kích thích chánh yếu, đã tỏ ra là thành công cho đến nay. Thế nhưng ông có lo ngại về nợ nần của Nhật, hiện đã cao đến 220-230% GDP ?
TL : Nhật Bổn đang đối đầu một suy thóai hết sức mau lẹ về tỉ lệ sinh xuất và lợi tức quốc gia Nhật mất đi 50 ngàn tỉ yen vì giảm phát kéo dài . Nhập chung lại chúng tôi có một căn bản thuế khóa nhỏ hơn nhiều. Đó là lý to tại sao phải đối đầu một tình trạng tài chánh rất khó khăn, và mối lo âu cốt lõi đã đưa tới việc chánh phủ tung ra dự án phục hồi “ ba mũi tên”. Ngòai việc mua lại các chứng phiếu và trả tiền lời, chi tiêu hiện nay của chánh phủ phải theo tiền thu thuế hàng năm. Đạt cho được cân bằng là ưu tiên thứ nhất của chúng tôi và chúng tôi đã làm cam kết quốc tế như vậy. Vào năm thuế khóa 2015, chúng tôi phải giảm thiếu hụt cân bằng cơ bản chúng tôi bớt đi phân nữa và đến năm 2020, chúng tôi sẽ hòan tất câ bằng. Muốn như vậy, chúng tôi phải tăng thêm thu thuế. Chúng tôi cũng cần chấp dứt chu trình giảm phát. Và phải đạt tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi cũng cần cải thiện hiệu quả chi tiêu chánh phủ. Chúng tôi đã quyết định tăng tỉ xuất thuế tiêu thụ, rất quan trọng để giữ vững các dịch vụ an ninh xã hội. Tôi biết là tình trạng hiện hửu rất khó khăn, và nền kinh tế thế giới khi lên khi xuống. Nhưng đó là ủy thác tôi nhận được từ dân gian Nhật và chúng tôi đang tiến lên, hích bằng cùi tay.

H : Đôi khi tuồng như có 2 Abe khan nhau : nhà chủ nghĩa quốc gia bảo thủ , đã gây ra nhiều điều tranh cải, tỉnhư ủng hộ duyệt lại các sách vỡ lịch sử, đặt câu hỏi cho vụ bắt đàn bà làm điếm – comfort women cho quân đội, và nghi ngờ tính cách hợp pháp tòa án Đồng Minh ( Mỹ kết tội ) tội phạm chiến tranh và Abe thực tiễn vươn tay tới Trung Quốc và Nam Hàn ( Hàn Quốc ) và là người rất cẩn trọng không muốn leo thang căngthẳng về xcác đảo Senkaku. Vài tuần qua, cả hai Abe đều xuất hiện : trước tiên , thủ tướng tuồng như nghi ngờ tại Quốc hội Nhật , Nhật Bổn là kẻ xâm lược ở Thế Chiến Thứ Hai, rồi sau đó một tuần lễ, thủ tướng lại chấp nhận Nhật đã gây đau khổ trong thời kỳ chiến tranh. Vậy Abe thật sự là ai, và dân gian phải giải thích qua lại – thay hướng giữa hai Abe là gì đây ?
TL: Như tôi đã nói lúc mở đầu , các nhận xét của tôi chỉ được báo chí truyền thông dòng chánh trích dẫn bán phần hay sai lạc . Cho phép tôi chỉnh lại ghi chép. Suốt thời kỳ thứ nhất là thời kỳ nay tôi đang làm thủ tướng , tôi đã tuyên bố nhiều lần là tôi hối hận sâu xa, chia sẽ về các tai hại và đau khổ lớn lao Nhật Bản gây ra trong quá khứ cho dân chúng nhiều quốc gia, đặc biệt ở Á Châu . Tôi đã nói rỏ rệt như vậy, nhưng các điều này không được ghi vào hàng đầu.

H: Ông có chấp nhận là kẻ xâm lược khi Nhật xâm lăng Trung Quốc và Triều Tiên ( Cao Ly , Đại Hàn ) , và Hoa Kỳ ở Thế Chiến Thứ II ?
TL: Tôi chưa bao giờ nói là Nhật đã không không xâm lăng . Tuy nhiên , cùng lúc, có cách nào hay không có , định nghĩa “ xâm lăng “ không phải là nhiệm vụ của tôi. Đó là nơi các sử gia phải làm việc. Tôi đã nói là họat động của chúng tôi là bàn cải lọai nào chúng ta phải tạo ra thế giới tương lai.

H: Tuồng như là khi ông nói về lịch sử ông gây ra vấn đề, vây tại sao không tránh bỏ nó đi ? Hãy cho tôi hỏi một vấn đề liên hệ: hầu gạt những vấn đề này ra một bên, thủ tướng có hứa hẹn được là trên cương vị thủ tướng, ông sẽ không thăm viếng Đền Yasu kuni Shrine với tư cách thủ tướng hay với tư cách riêng tư ?
TL: Tôi chưa bao giờ đặt vấn đề lịch sử cả. Trong thảo luận mới đây ở Quốc Hội Nhật, tôi phải đối đầu những câu hỏi của các Thượng Nghị Sĩ – Dân Biểu và tôi phải trả lời họ. Khi trả lời tôi luôn luôn nói rằng các câu hỏi nay thuộc quyền các sử gia, vì nếu không tôi sẽ chánh trị hóa chúng hay biến chúng thành một vấn đề ngọai giao. Về Đền Yasukuni Shrine, hãy cho tôi hạ mình khẩn cầu ông bạn nghĩ tới địa vị mình khi cúi đầu trước các người chết vì chiến tranh ở Nghĩa Trang Quốc Gia (Hoa Kỳ) Arlington National Cemetery . Các tổng thống Hoa Kỳ đều đến đó và trên tư cách thủ tướng tôi đã đến Đền. Giáo sư Kevin Doak, Viện Đại học Georgetown đã nhấn mạnh là viếng nghĩa trang không có nghĩa là chấp nhận ( Chánh sách ) Nô Lệ, dù rằng nhiều binh lính Liên Minh –Confederate soldiers miền Nam cũng được chôn cất nơi đó. Tôi có cái nhìn là chúng tôi cũng có một biện cứ tuơng tự về Yasukuni, đã tôn thờ linh hồn những ai đã hy sinh mạng sống mình cho tổ quốc.

H: Nhưng với tất cả lòng kính trọng cần có, ở Đền Yasukuni đã chôn các hình tội chiến tranh 13 hạng A, khiến Trung Quốc và Nam Hàn nổi khùng, khi các thủ tướng Nhật đến Đền. Có dễ dàng hơn cho thủ tướng, chỉ cần hứa hẹn là không đến đó ?
TL: Tôi nghĩ rằng thật rất tự nhiên cho một nhà lảnh tụ Nhật đến cầu nguyện cho những ai đã bỏ mình vì nước và tôi nghĩ rằng điều này không có gì khác biệt các lảnh tụ khác thế giới. Sau khi Yasukuni lập đền thờ cho linh hồn các tội đồ Hạng A, Trung Quốc và Nam Hàn không tuyên bố gì về các thăm viếng này trong vài năm. Rồi bổng nhiên, họ lại khởi sự chống đối các thăm viếng. Cho nên tôi sẽ không nói là tôi sẽ không thăm viếng và tránh không thăm viếng Đền .

H: Tháng giêng 2013, ông đã nói là không còn chỗ để thảo luận về các đảo Senkaku. Nếu ông lấy vị trí không uống cong nữa được như thế, sẽ không còn tiến bộ gì đựợc nữa. Vậy giải pháp là gì ?
TL: Cách đây 7 năm, trên tư cách thủ tướng, tôi chọn Trung Quốc là nơi thăm viếng chánh thức đầu tiên. Trong cơ hội này, tôi đồng ý với các lảnh tụ Trung Quốc là cả hai quốc gia phải cố tâm thực hiện các liên hệ lợi ích chung, căn cứ trên các quyền lợi chiến lược chung. Tôi chuyễn đến các người Tàu là Nhật Bổn và Trung Quốc thừa hưởng những liên hệ không tách rời được, đặc biệt trên các thắt chặc kinh tế. Và tôi tin rằng thật là sai lầm đóng kín lại mọi khía cạnh liên hệ tay đôi chỉ vì một vấn đề, và đó không phải là một chuyễn động thông minh. Đó là tại sao tôi luôn luôn mở rộng cửa cho đối thọai. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc phải trở lui lại điểm khởi sự của liên hệ ích lợi chung, hai nước đã thỏa thuận. Còn về các đảo Senkaku, Nhật đã nhập vào từ năm 1895, sau khi dùng các biện pháp đúng theo luật quốc tế. Mãi cho đến năm 1971, Trung Quốc mới xem các đảo này thuộc lảnh thổ Trung Quốc . Các dao Senkaku là một thành phần tòan vẹn lảnh thổ Nhật Bổn, căn cứ trên cả hai lịch sử và luật quốc tế. Chỉ sau khi im lặng trong 76 năm và sau khi Liên Hiệp Quốc nói đến các hiện diện có thể có các tài nguyên thiên nhiên ngay dưới sàn biển , Trung Quốc mới bắt đâu tyêm bố các đảo này là lảnh thổ của mình , một cách có phần bất thình lình. Từ năm 2008 , Phía dân Tàu đã phái các tàu chiến hay chánh thức vào vùng nước biển thuộc lảnh thổ Nhật. Hiện tượng này xưa củ hơn và cội rễ sâu xa hơn là mắt nhìn thấy. Không còn đáng hỏi gì nữa là chúng tôi đã phải giải quyết vấn đề một cách lành nghề và tôi đã chỉ thị cho tòan thể nội các giải đáp tình trạng một cách bình tĩnh nhất có thể đươc. Và tôi luôn luôn nói là tôi cũng sẽ luôn luôn mở cửa cho đối thoại.

H: Vậy thủ tướng muốn làm gì để giải quyết vấn đề . Cui Tienkai, đại sứ Tàu mới ở Hoa Kỳ, nói với tôi gần đây là điều hay nhất sẽ là quyên đi vấn đề chủ quyền và trở lui lại nguyên trạng nơi Trung Quốc và Nhật Bản thỏa thuận không đồng ý nhau .
TL : Tuyên bố Tàu có nghĩa là Nhật Bổn phải công nhận là có một vấn đề chủ quyền lảnh thổ phải giải quyết. Chúngtôi không bào giờ để cho biện cứ này thành hình. Phía Tàu đã dùng một biện cứ như vậy đối với Việt Nam và Phi Luật Tân để chiếm trọn vẹn các đảo ở biển Đông – biển Nam Hải ( Tàu ). Và mới đây ngày 8 tháng 5 nãăm 2013, Nhật Báo Nhân Dân Trung Quốc đăng tải một bài báo đặt câu hỏi về tình trạng ngay cả Okinawa. Tôi không bao giờ đồng ý với người Tàu là gác vào ngăn kệ tủ vấn đề các đảo Senkaku cả . Nói rằng chúng tôi đã làm như vậy là một lời dối trá hòan tòan của người Tàu.

H: Vì Trung Quốc trổi dậy và cư xử xâm lấn hơn, thủ tướng có còn tin cậy vào liên hệ an ninh Hoa kỳ không và ông có cảm giác là Nhật Bổn cần làm thêm nữa để tự bảo vệ ? Và đó có phải là lý do thủ tướng muốn duyệt lại hiến pháp Nhật Bổn ?
TL: Lẽ đương nhiên , tôi tin cậy hòan tòan vào liên minh Nhật Bổn – Hoa Kỳ, 100%. Sau trận Động Đất Lớn Miền Đông Nhật Bổn năm 2011, Hoa Kỳ đã gửi 20 000 nhân viên quân sự sang Nhật cứu trợ ; dù còn trong tình trạng khó khăn Hoa Kỳ vẫn cống hiến hợp tác các cố gắng tái thiết Nhật. Điều này phản chiếu thật sự mối liên hệ giữa chúng ta. Và tôi luôn luôn đón mời và hổ trợ vui vẽ tái cần bằng chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á Châu . Nhưng cùng lúc , Nhật Bản cũng muốn hòan thành những trách nhiệm của Nhật. Mười năm qua, nước Nhật đã tiếp tục cắt giảm ngân sách quốc phòng. Mặt khác, Trung Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 30 lần trong 23 năm qua. Năm nay , lần đầu tiên trong 11 năm qua, chánh phủ Nhật đã lựa chọn chỉ tăng đôi chút ngân sách quốc phòng , Đây là một dấu hiệu Nhật muốn hòan thành nhiệm vụ mình. Về vấn đề quyền hạn tự bảo vệ tập thể, hãy tưởng tượng là các tàu Mỹ trên biển cả bị tấn công và một tàu chiến Nhật khu trục hạm lọai Aegis từ Nhật . một đồng minh thỏa hiệp Mỹ, đang đi ngang qua đó . Xếp đặt chúng ta đang có ở Nhật Bổn không cho phép khu trục hạm trả lời bất cứ điều gì. Đúng là mất trí !

H: Thế ông có muốn đổi Điều 9 ( Điều khoản hoà bình trong hiến pháp Nhật) để giải đáp ?
TL: Sửa đổi hiến pháp đòi hỏi vượt qua một trở ngại lớn . Chúng tôi phải được sự chấp thuận của ít nhất là hai phần ba tòan thể nghi sĩ – dân biểu Quốc Hội và sau đó một đa số đơn giản ở một trưng cầu dân ý quốc gia. Tuy nhiên sự kiện vẫn còn đó: Nhật Bổn là một quốc gia duy nhất trên thế giới không gọi các tổ chức quốc phòng là quân sự. Thật là phi lý, khi chánh phủ chi tiêu tổng cọng là 5 ngàn tỉ yen một năm cho tự bảo vệ. Tôi nghĩ rằng hiến pháp của chúng tôi phải quy định là các lực lượng Tự Bảo vệ là Lực Lượng Quân sự ( hiện nay chưa gọi như vậy ) và cũng phải quy định những nguyên tắc thiết lập đã lâu là dân sự kiểm sóat và hòa bình. Ngay cả khi chúng tái kích động quyền hạn có một tự bảo vệ tập thể hay sửa đổi Điều 9 hiến pháp, điều này cũng chỉ đưa Nhật Bổn đến một cùng một vị trí ở các quốc gia khác trên thế giới. Chúng tôi phải giải đáp vấn đề này một cách kềm hảm . Dù chúng tôi có sửa đổi hiến pháp và đủ khả năng thực thi quyền hạn tự bảo vệ tập thể, chúng tôi vẫn đứng ở vị trí còn bị giới hạn hơn cả Canada nữa .

H: Cho rỏ ràng hơn, thủ tướng có muốn thay đổi hiến pháp để làm cho tự bảo vệ ( quốc phòng) tập thể dễ dàng hơn không ?
TL: Tôi muốn thấy hiến pháp sửa đổi và đảng chúng tôi đã xuất bản một đề nghị sọan thảo cho việc sửa đổi hiến pháp, kể luôn cả Điều 9.

H: Tại sao đa số công chúng Nhật vẫn còn chống đối duyệt xét lại hiến pháp ?
TL : Hơn 50% công dân Nhât ủng hộ ý kiến thay đổi hiến pháp (tổng quát ) và ít hơn 50% ủng hộ sửa đổi Điều 9. Nhưng thăm dò cũng cho biết la một khi được biết lý do căn bản chi tiết hơn, họ trở thành ủng hộ sửa đổi.

H: Thế thủ tướng nghĩ rằng dân Nhật không thông suốt vấn đề ?
TL: Chỉ 30% dân Nhật ủng hộ quyền hạn cho phép dùng vỏ lực tự quốc phòng tập thể. Nhưng khi chúng tôi trình bày một trường hợp đặc thù liên hệ đến một họa tiễn Bắc Hàn tung lên, giải thích cho công chúng là Nhật có thể bắn hạ hõa tiễn nhắm về Nhật Bổn , nhưng không nhắm về đảo Guam của Hoa Kỳ , ngay cả khi Nhật đủ khả năng làm như thế, hơn 60% công chúng Nhật cho làm như vậy là không đúng!

( Irvine, Nam Ca li ngày 29 tháng 6 năm 2013 ) 





1 nhận xét:

  1. Date: Fri, 28 Jun 2013 18:23:42 -0700
    From: longnhutran@ymail.com
    Subject: Fw: Dam thoai voi dai su Trung Quoc
    To: tonthattrinh@hotmail.com


    Kính Cám Ơn Thầy Trình cho bài viết Đàm Thoại Với Đại Sứ Trung Quốc. Vị Đại Sứ Trung Quốc tại Mỹ này là tiêu biểu cho dân Trung Hoa: tài ngụy biện của dân Trung Quốc là số một. Chuyện họ làm rõ ràng là lỗi của họ mà họ vẫn không nhận lỗi. Như vụ chiếm xứ Tây Tạng, thật là cái xấu rõ ràng của Chính Phủ Trung Quốc. Họ tìm cách tóm thâu tất cả Tài Nguyên của hoàn cầu mà họ còn nói giọng điệu hiền lương. Đúng là bàn tay sắt bọc nhung. Họ là tin tặc mà họ đâu có chịu nhận.

    Bài viết này lật được chiều sâu của lòng dạ con người Trung Quốc. Hay Quá.

    Trần nhu Long

    Trả lờiXóa