Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

Nông nghiệp thế kỷ 21

Thử ước mơ vài kỹ thuật nông nghiệp tương lai, 
thế kỷ 21 ?


G S Tôn Thất Trình


Tiếp theo nông nghiệp cao ốc và vài kỹ thuật  cận đại  cho thế giới 9 tỉ người sắp tới viết ra cách đây 2 năm , sau đây là  mơ tưởng của vài nhà khoa học ở nguyệt san Khoa Học Phổ thông - Popular Science, số tháng 7 năm 2010:         


            1-  Nông trại tả lót

Willem Van Cotthem thu hoạch siêu đất ( thổ nhưỡng ) sức mạnh của tả lót Pampers ( loại bán chạy nhất Hoa Kỳ hiện nay) biến đất đai dơ bẩn thành  vườn tựợt  màu mỡ.  Khi được hỏi tới  tưởng tượng xem Trái đất sẽ ra sao năm 2040 , rất nhiều nhà khoa học mô tả một bản kịch  rất ư đen tối , một viễn cảnh lảnh địa trơ trụi và khô ran, không còn sinh sống được nữa. Nhưng đó không phải là cái nhìn của Willem van Cotthem, một nhà khoa học Bỉ chuyễn qua kinh doanh xã hội . “ Cây ăn trái nhiệt đới  có thể trồng  tốt ở những nơi nào  khí hậu ấm áp “. Bạn vẫn cần nước , nhưng không quá nhiều đâu . Chỉ một trận mưa ngắn ngủi  một lúc nào đó là đủ rồi. Và xem coi, từ đất cát, vườn tượt màu mỡ sẽ trồi lên như nấm.
            Bí mật là hydrogel,một polymer hấp thụ, thu hút  uy vũ, có thể hút nước hàng trăm lần hơn  cân lựợng nó.  Ngày nay  hydtrogels có nhiều ứng dụng  từ chế biến thực phẩm  đến quét sạch các dầu lữa phun trào, nhưng ứng dụng phổ thống nhất lại là thành phần kỳ diệu của tả lót có thể  thay được.  Khác biệt  là với hydrogels nông nghiệp chúng   không những chỉ hút, bẩy nước, mà còn  để nước thóat ra, chậm rì, như thể thuốc  giải tỏa từ từ theo thời gian vậy đó, đến vùng rễ cây trồng. Nhờ liên tục có nước cho nên các địa cảnh  mong manh, dễ vỡ như sa mạc chẳng hạn, có thể  tái tạo mức phì nhiêu. Nước kích động một  tiến trình khóang hóa, để đất đai giải tỏa  các chất dinh dưỡng, làm lại đời sống cây cối .
            Riêng chỉ có nước thôi. không thể  biến cát thành vườn cây phong phú . Cho nên van Cotthem  một giáo sư thực vật học  danh dự tại đại học Ghent, nứớc Bỉ, người đã lảnh đạo  nhiều pannen  khoa học quốc tế nghiên cứu  sa mạc hóa, đã phát minh  ra một loại “ đất điều tiết - soil conditioner “ tên gọi là “Tera cottem - đất nung cottem “ . Đây là   một lớp rác rưới dơ bẩn  dày  20- 30cm thấm bằng hydrogels, song song với các tác nhân  hửu cơ  nuôi vi khuẩn- bacteria  thiên nhiên trong đất.
            Những thí nghiệm trước van Cotthem  trên đất ông sáng kiến ra, đã đem lại kết quả tốt trên mọi lục địa, ngoại trừ vùng Nam Cực.  Nơi  nào có đặt Terracottem, những mảnh đất trơ trọi nay đã phì nhiêu và đã giúp cải thiện đời sống dân cư sở tại. Năm 2005,  Cơ Quan Nhi Đồng Quốc Tế -UNICEF  mời Cotthem  giám sát  xây dựng những “ vườn gia đình -  family gardens “  tại những  trại tị nạn vùng sa mạc Sahawari, nước Algêri.  Từ năm 1975, hàng ngàn dân Phi Châu  ở các trại  trong lều vải, lều  chỏng , tùy thuộc  Chương Trình  Thực Phẩm Thế Giới - World Food Program cung cấp  cho họ các đồ khô và đồ hộp, một chế độ ăn uống làm họ dễ nhiễm bệnh.  Ngày nay hơn 2000 vườn túi - pocket gardens  cung cấp cho họ thực phẩm xanh tươi lành mạnh.
            Bạn có thể tự hỏi  tại sao một kỷ thuật kỳ diệu như thế lại không được phát triễn sớm hơn ? Vì thật tế tả lót thay được  đã có mặt từ thập niên 1940, gần 70 năm rồi.  Nhưng chỉ mới gần đây, loại hydrogels còn độc hại và những kẻ hoài nghi đã nghĩ rằng không bao giờ  chúng lại làm cho an toàn, để sử dụng, tiêu thụ. Người hoài nghi nhất lại  là van Cotthem, mãi cho đến ngày  một kỷ sư  khảo cứu từ hảng tả lót Đức  vào la bô  ông và  nói với ông  là anh ta đã bổ đôi dược vỏ hạch quả cứng rắn. Van Cotthem nói thẳng vào mặt anh ta:  “ tôi không tin anh “ .
       Kỷ sư  trả lời : Được rồi “  Anh ta múc một muổng hydregel ra ăn. Cotthem sửng sốt  , và nói với anh:  Mong anh sẽ trở lại vài tháng tới, để tôi xem anh có còn sống không.  Trong thời gian đó, Cotthem  thử nghiệm các mẩu, thấy có kết quả hứa hẹn và bắt đầu  khảo cứu những ứng dụng  nông nghiệp  của hàng trăm loại hydrogels khác nhau.  Khi kỷ sư trở lại gặp ông, thì ông đã  hoàn toàn bị thuyết phục rồi.
            Thế nhưng đất đai mới không đủ, dân chúng còn cần  vài thứ khác để trồng cây mọc tốt trên đất. Nhận thức là phân nữa thế giới này vất bỏ  thường xuyên  hột giống phân nữa thế giới kia  cần dùng, van Cotthem cũng  tung ra một tổ chức  không vụ lợi    gọi là “  Hột giống Đổi Thực Phẩm - Seeds  for Foods “   yêu cầu dân chúng gửi  thư chứa những hột giống họ không dùng  trong thư. Van Cotthem cho biết là văn phòng ông nay  tràn ngập hột giống bí ngô - pumpkin  dân chúng gửi đến, sau ngày lễ  Ma Quỉ -Halloween.
  .        Các nhà khoa học cũng đang thám hiểm  những sử dụng khác biệt nhau của hydrogels.  Sinh cường đất đai, theo họ tin như vậy, có thể là then chốt  cách làm nông trại trên không gian. Công thức pha đơn giản : chỉ cần  vài giọt nước và cẩm thạch trong như gương cung cấp giàn leo cho rễ trong đất.  Van Cotthem giải thích : “ bổng nhiên  , chúng ta có một loại đất đai  giàu, có phương  hổ trợ bất cứ điều gì . Nhưng tầm nhìn của ông  hướng mạnh dạn hơn vào hệ thống tinh tú, hệ thống sao trên trời.  Ông nói “ tôi  nhìn thấy những khả năng tạo thành  những đìều đáng kinh ngạc trên không gian “.  Nhưng chúng ta hãy trước tiên  giải quyết những  bài toán tại Trái Đất; khởi sự bằng  cống hiến cho mọi người, một cơ hội sản xuất thực phẩm cho chính mình . Và nay chúng ta chắc chắn là đã có cách có thể làm như vậy . “ Mùa khô,  mùa nắng nước ta thiếu nước tưới tiêu, nên  chú trọng khảo nghiệm những loại  hydrogels nông nghiệp, tả lót , nhất là khi  chúng ta đang bắt đầu  công nghệ plastics - polymers ?

            2 - Nhà điêu khắc cát sa mạc xây cất nhà trồng cây, làm vườn..
             
Sa mạc Sahara mỗi ngày một lấn chiếm mau chóng  đồng cỏ  nuôi súc vật. Cho nên kiến trúc sư Magnus Larsson đề nghị  một bức tường ngăn cản hiện tượng cát lấn sa mạc hóa này, dài 3728 dặm Anh ( 5998 km ), do các vi khuẩn xây đắp lên.
                Có thể nào một dự án  một sinh viên kiến trúc lại giúp  cứu vớt hàng triệu dân Phi Châu ngăn cản tiến triễn  không ngừng sa mạc Sahara, một hiện tượng châm thêm dầu cho hạn hán, đói kém và nghèo khổ ? Sau đây là một dự án  dân chúng đang bàn cải.   Vay mượn từ một giải pháp cố làm cứng chặc hơn các nền nhà  xây cất  ở những vùng hay bị động đất, kiến trúc sư Thụy Điển Magnusd Larsson, 34 tuổi, đã đề nghị làm cứng rắn  các độn cát  ở bờ rìa dẫn đạo  sa mạc Sahara, tạo ra  một bức tường  sinh sống được, chận đứng  sa mạc dài 5998 km.
Kỳ quặc nhỉ ?  Trên phương diện khoa học, phương pháp đã chứng minh. Các nhà khảo cứu  viện đại học UC Davis, Bắc Ca Li,  đã điều tra  kỷ thuật, liên quan đến việc tiêm  vi khuẩn Bacillus pasteurii vào đât đai bằng một pha trộn kiềm, giàu calcium, như thể là một phương cách cố định những vùng hay bị động đất. Ở La bô, kỷ thuật mới có thể làm cứng rắn  32 bộ vuông ( 2.897m2 ) đất vài giờ sau; dù rằng  họ ước tính là  sẽ cần vài tuần lễ  mới làm cứng rắn được những diện tích lớn. Tính theo bề rộng địa lý, đề nghị Larsson đệ trình  dự án năm cuối, khi ông còn học ở Hội Kiến trúc Luân Đôn, tương đương với kích thước  dự án  Bức Tường Xanh Sahara ,một sáng kiến 22 quốc gia đang xây dựng, hầu chế ngự  sa mạc lấn tràn  với  một rào cản dày 9 dặm Anh, trồng cây trải dọc theo trên bề dài tương tự Larsson đang ngắm nhìn. Thật sự, Larsson  xem dự án ông cốt để nâng đở   Bức Tường Xanh này. Bức tường  cứng chặc lại cát, có nơi dài 300m, sẽ cung cấp một căn bản cố định hơn cho cây trồng , cùng nhà cửa đúng kích thước  đào trong đụn cát . Ở hình đồ Larsson, nhà cửa trông tựa hàng triệu căn nhà, mái xanh tươi, đương đầu sa mac.  Theo Larsson. làm cứng rắn  rất ít nguy hiểm cho môi trường hay sức khỏe con người, vì rằng nó dựa vào  các vi trùng - vi khuẩn không độc hại hiện diện tự nhiên trong đầm lầy, đất ẩm thấp.  Phương pháp của đại học UC Davis  đơn giản thúc đẩy  các vi trùng  tiết ra  thêm calcium carbonat, nối kết cát  chặc chẻ vào nhau như xi măng vậy đó .
Hiện tại, Larsson đang cố tìm tài chánh cho những thử nghiệm đại trà, hầu chứng minh phương pháp của ông có hoạt động được không và theo cách nào.  Dù cho phương pháp hửu hiệu, thực thi  cũng là  chán ngấy trên phương diện tài chánh. Ông nói : “ phí tổn  chỉ là một hình thức khôi hài. Tỉ như  hỏi  rằng phí tổn xây cất Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc là bao nhiêu . Lẽ dĩ nhiên là không rẽ. Nhưng nghĩ lại, mọi dự án công trình  đối đầu một thách thức  tham vọng như thế,  tức nhiên phải đắt tiền rồi “
Việt Nam có nhiều nơi có đụn cát bay , cát lấn chiếm nhất là đất trồng trọt phía sau, dọc các bờ biển miền Trung , tưởng cũng nên để ý đến các loại vi khuẩn tương tự Bacillus pasteurii này , cố định  cứng rắn cho cát không còn bay được nữa và ở diện tích khá lớn,  có cơ điêu khắc xây cất nhà ở , trên đụn đã cố định ?

( Irvine , Nam Ca Li , ngày 21 tháng 6 năm 2010 )                       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét