Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Tỉnh Đắc Lắc

Lạm bàn về phát triển tỉnh Đắc Lắc (Đăk Lăk), 
thủ đô cà phê Việt Nam
  G S Tôn Thất Trình
                                                
  
“… Ta phải gìn giữ cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông  của vua Thái Tổ để lại…”


Huấn thị cho triều thần của vua Lê Thánh Tông 
(trị vì 1460-1497)



  Vị trí

Sau khi  chia cắt tỉnh Đắc Lắc (tên chánh thức là Đăk Lăk, thời Pháp thuộc viết là Darlac )  để thành lập ra tỉnh Đắc Nông, thật ra gần như tỉnh cũ Quảng Đức, tỉnh lỵ là Gia Nghĩa thời Cộng Hòa;  diện tích tỉnh Đắc Lắc (mới) chỉ còn 13 062 km2 ( 5 043.3 dặm Anh vuông - square mile ). Diện tích tỉnh Đắc Nông là 6 516 km2 . Diện tích tỉnh Đắc Lắc mới trụt xuống hàng thứ hai   của 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay , sau tỉnh Gia Lai - Pleiku có diện tích là 15 496 km2. Tổng diện tích 5 tỉnh ( Kontum , Gia Lai , Đắk Lắk , Đắc Nông , Lâm Đồng ) vùng Tây Nguyên ( Central Highlands ) là 54 475 km2. Vị trí tỉnh Đắc Lắc cũ  trải dài, rộng theo 11.030’-13.025’ vĩ tuyến Bắc và 107.030’- 109.030’ kinh tuyến Đông.  Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Gia Lai - Pleiku ; Nam  giáp tỉnh Lâm Đồng; Tây giáp tỉnh  Đắc Nông  và Cam Bốt, Đông giáp  hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Biên giới chung với Cam Bốt dài  240 km .

Tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột nằm ở 12040’ vĩ tuyến Bắc và 10803’ kinh tuyến Đông, cao độ  536m trên mặt biển. Buôn Ma Thuột là tên Ê Đê, có nghĩa là làng “của cha ông Thuột “. Còn  gọi theo tiếng M’Nông  là Ban Mê Thuột. Thị xã Buôn Ma Thuột , trước năm 2003, có đặc điểm là nhiều nhà nội tỉnh là nhà dài trên nên đất,  làm bằng gỗ dao khắc, cắt đục tinh vi, phết nhiều lớp sơn đỏ sáng chói; còn  ngoại ô, ngoại tỉnh lại là nhà sàn, dựng trên cột. Vào những thập niên 1980-1990, có hai loại tiếng động  làm thức tỉnh dân cư Ban Mê Thuột: chuông  nhà thờ  Công Giáo Cơ đốc La Mã và tiếng loa ngay sau tiếng chuông, kêu gọi dân gian làm thể dục, tiếp theo là tin tức thế giới, quan điểm Hà Nội. Buôn Ma Thuột  cách Hà Nội  1427 Km đường bộ về phía Bắc, cách Pleiku 223 km cũng về phía Bắc, cách Nha Trang 194  km về phía Đông, cách Qui Nhơn  223 km về phía  Đông Nam, cách Sài Gòn  350 km về phía Nam, cách Đà Lạt 396km về phía Đông Bắc.   
      
nhà sàn truyền thống
 Dân số năm 1999 là  1667 000 người, nếu kể luôn cả tỉnh Đắc Nông, dân số lên đến 2 030 000 người. Năm 1999, tỉnh Quảng Đức cũ khoảng 363 000 người. Theo tài liệu Niên Giám thống kê năm 2002 , trước ngày 25/11 /2003 tách rời thành hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông, dân số tỉnh Đắc Lắc cũ chỉ tăng lên đến 1938 800 người, năm 2002 . Tỉ lệ gia tăng mỗi năm khoảng 7 % vì ngòai mức tăng khác biệt sinh - tử đã cao ở các tộc dân cũ,  còn có di dân qui hoạch và  di dân “tự do “. Năm  2010,  dân số riêng tỉnh Đắc Lắc có lẽ đã đến trên 2 triệu người, gồm 43 tộc dân  không kể tộc dân Kinh . Khoảng 79% sống ở nông thôn . Các tộc dân cũ  chiếm chưa đầy 30%: đông nhất là Ê Đê ( 18.4 % ), thứ đến M’Nong ( 4.8 % ) và Jarai ….

Hành chánh hiện nay
Ban Mê Thuột Lạc-Giao 
Tinh Đắc Lắc ngày nay gồm  13 huyện là Buôn Đôn , Cư Kuin , Cư M’Gar , Ea H’Leo ( Ea Đrăng ), Ea Kar , Ea Súp, Krông Ana ( Buôn Tráp ), Krông Bông ( Krông Kmar ), Krông Buk ( Buôn Hô ), Krông Năng, Krông Pak ( Phước An ) , Lắk ( Lạc Thiện ) M’Drăk ( Khánh Dương ) và một thị xã.  Tỉnh lỵ là thị xã Buôn Ma Thuột ( Buôn Ma Thuật , Ban Mê thuột  ), trước đó có tên là Lạc Giao, thành lập chính thức năm 1995. Dân số năm  2009  khoảng 300 000 người.  Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nhất Tây Nguyên , nổi danh là “thủ đô cà phê “. Năm 1904, Pháp thành lập tỉnh Darlac ( Dak Lak ), lựa chọn tỉnh lị là Buôn Ma Thuột , thay vì lựa trung tâm thương mãi là Đôn  ở sông Srepok . Dân cư đầu tiên ở tỉnh lỵ  đa số là tộc dân Ê Đê -Rhađê , nay chỉ còn chiếm ít hơn 15 % ( khoảng 40 000 người) tổng số dân tỉnh lỵ.  Đông nhất là tộc dân Kinh, thứ đến là  Ê Đê, Nùng và Tày.


Thay đổi dân số và thành phần các tộc dân

Dân số năm 1999 là  1,667, 000 người; nếu kể luôn cả tỉnh Đắc Nông , dân số lên đến 1793.400 người, và  là 1938 800 người vào năm 2002 , trong số khoảng 4 triệu người tòan thể  Tây Nguyên lúc đóNăm 2010,  dân số tỉnh Đắc Lắc mới, có lẽ đã trên 2 triệu người năm 2010, như đã kể trên.
Vùng Thượng Trường Sơn dưới  vĩ tuyến thứ 17 , trước 1954- 56, gồm  20  tộc dân  trong số 54 tộc dân nước nhà . Nhưng  nay  đã có  trên 40  tộc dân mới - cũ , sau cuộc di cư 1954- 56 và sau năm 1975 . Các năm 1957 - 1963,  Tây Nguyên nhận dân di cư ” tự do “ miền Bắc và miền Thanh -Nghệ-Tĩnh, di dân “ dinh điền “  từ các vùng nghèo nàn miền Trung dưới vĩ tuyến 17 ( Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ): mỗi địa điểm dinh điền đều có một lõi nhỏ dân di cư miền Bắc.  Sau năm 1975, chánh phủ Việt Nam  đẩy mạnh hơn nữa chính sách di dân lên Tây Nguyên, khi thiết lập những “Vùng Kinh tế Mới “, từ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Cọng thêm với  số di dân theo qui hoạch,  chánh phủ cũng  đễ cho  tiếp tục di dân tự do, từ khắp mọi tỉnh đất nước. Di dân tăng nhanh  các năm 1995-1999, khi giá cà phê  quốc tế tăng cao. Cuối năm 2003, tổng số di dân mới là 557 652  người trong số này di dân tự do là 181 000 ( theo tài liệu nghiên cứu  định giá chánh sách chống đói- giảm nghèo ở tỉnh Đắc Lắc của Ngân Hàng Phát Triễn Á Châu- ADB, năm 2003). Khoảng 30 %  di dân, sau 1975,  là các tộc dân  Tày, Nùng, Dao, Sán Chi …  các tỉnh vùng cao miền Bắc.Vào những năm sau 1999, mới có nhiều di dân tộc dân Mèo -Hmong vào Tây Nguyên.  Chiếu theo kiểm tra- census của Ủy Ban tộc dân thiểu số, ít người các vùng núi- CEMMA , năm 1999 , số tộc dân ít người 4 tỉnh Tây Nguyên lúc đó là  khoảng 1 triệu người, trong  tổng số 4 triệu dân Tây Nguyên đã kể trên. Điều đáng nêu lên là  mọi tộc dân đều có quốc tịch Việt Nam. Khác với Thái Lan, các tộc dân, ngoài tộc dân Thái ,thường  không được quốc tịch Thái Lan (  theo  WriteNet, UK, tháng  giêng năm 2002 ) 
 Thập niên đầu tiên thế kỷ thứ 20 , dân cư Tây Nguyên rất thưa thớt . Năm 1956  dân số tăng đến  530 000 và năm  1976 Tây Nguyên đã có  1 226 000 người.Từ năm 1979 đến năm 1999,  dân số Việt Nam  tăng thêm 50% , từ 52.7 triệu  lên 79 triệu . Dân số đồng bào  tộc ( sắc ) tộc) ngoài tộc dân Kinh , cư ngụ ở vùng cao từ trung du , thượng du Bắc Việt, Trường Sơn  cũng tăng 68% từ 6.6 triệu lên  11.1 triệu. Riêng  Tây Nguyên và vùng cao Trường Sơn miền Trung  dân số các tộc dân( ngoài tộc dân Kinh) cũng tăng 76 % , từ 925 000 lên 1 625 000 trong vòng 20 năm. Trái với các trang web của nhóm Montagnard/Dega ( năm 1971, các tộc dân Ê Đê  thay tên Pháp Montagnards, thoạt tiên là Ê Đê Ga  thoát thai từ  huyền thoại Ê Đê của Adam và Eva là Y-Đê và H’Ga, sau đó nói gọn lại là  Dega, nhưng sau đó mọi tộc dân cũ Tây Nguyên đều dùng từ Dega) ở Hoa Kỳ, cho rằng Việt Nam đã thi hành  chánh sách thiến-họan triệt sinh, diệt tộc đồng bào Thượng Tây Nguyên, làm cho dân số các tộc dân vùng  này giảm đi từ năm 1975 và sẽ tuyệt tích năm 2019, là vô căn cứ  (  chiếu theo Chris Lang đăng ở Watershed số  tháng 11 /1995  - tháng 2 / 1996 ). Lớn nhất là các nhóm tộc dân Jarai ( 320 000 ) ,  Ê Đê- Rhadé ( trên 257 000 ) , Ba Nà-Bahnar ( 181 000 ) Xê Đăng-Sedang (  128 000 ), Hrê( 124 000 ), Koho - Cờ Ho( 121 000 ), Raglai  ( 95 000 ), Mnong ( 89 000 ), Stiêng (  66 000 ) Bru/Vân Kiều ( 53 000 ). Nhỏ nhất là hai nhóm  Rmam  và Brau ( khoảng 300 người mỗi nhóm ), nhưng có nhiều  tộc dân Brau bên kia biên giới ở Lào và Cam Bốt.Những nhóm lớn  có khuynh hướng cư ngụ tại một tỉnh Tây Nguyên. Tỉ như đa số tộc dân  Ba Nà và Xê Đăng tập trung ở tỉnh  Kontum, Jarai ở tỉnh Gia Lai, Ê Đê và Mnông ở tỉnh  Đắc Lắc, Koho và Mạ ở tỉnh Lâm Đồng.
Năm 1945 , ước chừng có 300 000 người sinh sống ở Tây Nguyên , trong đó người Kinh  chiếm ít hơn 10 %  dân số, chưa đầy 30 000 . Nay dân Kinh đã chiếm đa số,  trên 50% dân số Tây Nguyên  . Cư dân hai tộc dân  Nùng, Tày… ở Tây Nguyên có lẽ  nay cũng đông, sĩ số không mấy thua kém( ? ) các tộc dân cũ Jarai, Ê Đê, Ba Nà, Hrê, Koho
       
Theo dòng thời gian

           Từ Bình Chiêm của vua Lê Thánh Tông đến  chiến công, chiến thắng tại dinh Quảng Nam của Đô Đốc Bùi Tá Hán, đặt đồn quân  kiểm soát, thiết lập cai trị Việt ở Tây Nguyên 
Vào thế kỷ  thứ 11, trên phần đất Việt Nam, có 3 khu vực: Đại Cồ Việt , Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp, tình trạng chiến tranh liên miên, tàn sát sinh linh, bắt tù binh về làm nô lệ, hảnh diện bên chiến thắng, tủi nhục phía bại vong.  Sử gia ngồi ở thành Thăng Long  ghi nhận như sau:   1069  quân nhà Lý chiếm Quảng Bình, Quảng Trị: 1471 Lê Thánh Tông  chiếm Đồ Bàn;  chúa Nguyễn lần lượt lấy Phú Yên (  1611 ) Khánh Hòa ( 1653) ,  Bình Thuận  ( 1693) . ( Tạ chí Đại Trường , Dòng Việt số 17 , năm 2005 ).Các vùng đất cao   dân Kinh chiếm được thường được gọi là đất Thượng ,đất miền cao - highlands .  Không phải riêng phía Nam mà còn  cả ở phía Tây. Dưới thời  Minh Mạng  , nhà Nguyễn Phước, các xứ Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn ( Kham Muon ), và Savannakhet  của nước  Ai Lao bây giờ  đều thuộc về Việt Nam cả ( Hồ Bạch Thảo , Dòng Việt số 17 năm 2005 ).  Công cuộc tiến phía Nam  mở mang bờ cỏi quan trọng , từ Hoành Sơn đến Phú Yên là do vua Lê Thánh Tông ( 1460- 1497 ) lảnh đạo. Nhà vua phải vất vả  với hàng vạn quân binh, hơn 5 tháng trời,  mới  phá được kinh  đô Trà ( Đồ ) Bàn  ( Bình Định ), bất sống vua Chiêm Trà Toàn, lấy vùng đất  Chiêm Thành vừa chiếm được  lập ra  thừa tuyên ( tỉnh )  Quảng Nam. ( Hoàng Đình Hiếu, Định Hướng-Mùa Xuân năm 2010 ). Sau chiến thắng năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã chia đất Chiêm còn lại thành 3  nước chư hầu ; Chiêm Thành, Hoa Anh và Nam Bàn.  Hai  nước sau này  đúng là  đất cao Trường Sơn vùng Thượng, thuộc các tỉnh phía Nam miền Trung Việt Nam ngày nay : Quảng Nam. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận;  những cao nguyên  rộng lớn  tiến xa đến cao nguyên Boloven xứ Lào  ngày nay ( Nguyễn Thế Anh 2005 ). Năm 1545, đô đốc Bắc Quân Bùi Tá Hán  hành quân chiếm  cứ dinh Quảng Nam ,còn ở trong tay các tướng nhà Mạc, kể cả vùng cao Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum, Đắc Lắc … , lập nhiều đồn  trú quân,  kiểm soát, đặt nền cai trị Việt ở vùng này. Năm 1546, ông được phong  là Đô tướng dinh Quảng Nam và trấn nhậm dinh này đến khi chết , năm 1568. Hai năm sau, trấn thủ kế nhiệm  Nguyên Quận Công  Nguyễn Bá Quýnh chuyễn giao chức tổng trấn dinh Quảng Nam cho Chúa Tiên, Nguyễn Hoàng.            


Tuy nhiên quyền uy Đại Việt  trên các tộc dân vùng này, có phần lỏng lẻo, lý thuyết. Vì đến  năm 1819, vua Gia Long đã phải cho đắp “ Tịnh Man Trường Lũy “  từ huyện Hà Đông ( Quảng Nam ) đến huyện Bồng Sơn ( Bình Định)   làm ranh giới cho các tộc dân Thượng. Dù sao, các địa chí vua chúa nhà Nguyễn Phước đã nói tới hai ” nước” là  Thủy Xá và Hỏa Xá,  chư hầu - thuộc quốc của các chúa Nguyễn  từ năm 1558; gồm các cao nguyên  Đắc Lắc và Kontum, xứ sở các tộc dân  Gia Rai , Ê Đê , Ba Nà , Xê Đăng. Hai tù trưởng  Jarai  Pleiku - Kontum tự phong  là  Nga Vuơng- Hỏa Xá “ Vua Lữa “ ( Pa Tao Ngoc ) , và Đôn Vương-Thủy Xá Vua  Nước”( Patao youh ) . Nhưng các chúa Nguyễn Phước luôn luôn xem hai “ nước “ này  thuộc Đại Việt:  tứ dữ thuộc quốc, ba năm  phải triều cống một lần qua tỉnh Phú Yên. Năm 1711, một phái đoàn người  Thượng từ Nam Bàn, Trà Lai đã đến xin thần phục chúa Minh Nguyễn Phước Chu .  Năm  1841, vua Thiệu Trị cấp cho hai vua Hỏa - Thủy Xá hàm tứ phẩm vỏ quan triều đình Nguyễn Phước. một chức phẩm  ngang hàng tri huyện, tri châu thời Pháp thuộc hay quận trưởng thời Cộng Hòa. Vì nhà Nguyễn cai trị lỏng lẽo các vùng Thượng, nên năm  1888, một tay tứ chiến giang hồ Pháp tên là David de Mayrena  đã có thể tập hợp  nhiều tộc dân và tự xưng là vua  Xê Đăng. Năm 1904-1905, chánh quyền đô hộ Pháp, sau khi tổ chức lại  các tỉnh Thượng ( Mọi )  Đắc Lắc  và Pleiku Derr , mới nhập  hẳn  cư dân các tộc dân này vào miền Trung Kỳ - Annam  Pháp bảo hộ .


       Thay đổi tên gọi  theo thăng trầm chánh trị lịch sử  

Vào thời kỳ đầu tiên của chánh quyền thực dân Pháp, vùng thượng cao nguyên chưa được  hoàn toàn khám phá, tài liệu Pháp gọi là “Nội địa Mọi hinterland  “  là Xứ Mọi - Pays Mọi hay đơn giản là Cao Nguyên - Hauts -Plateaux.  Thập niên 1920,  một công sứ ( ? ) hạng thấp là Léopold Sabatier, trước tiên hành hạt ở thủ phủ Cao Nguyên là Kontum, sau đó cai trị tỉnh Darlac, đưa nhãn hiệu Dân Miền Núi  - Montagnards,  Pháp  dùng gọi tên các tộc ( sắc ) tộc cư ngụ vùng cao miền Bắc Kỳ - Tonkin Việt Nam, để gọi các tộc dân, không phải là Kinh ở  Cao nguyên miền Trung- Central Highlands.  Các  nhà truyền giáo Cơ Đốc Pháp đầu thời Pháp thuộc, không mấy thành công chuyễn đạo - convert các đồng bào Thượng tỉnh Kontum, ngoài  vài nhóm  Ba Nà và Rengao  ở ngoại ô Kontum, cho nên  đề xướng di chuyễn tộc dân Kinh  lên Cao Nguyên ( thật ra đã có nhiều dân Kinh gốc tỉnh Bình Định  và Quảng Ngãi lên cư trú ở Kontum từ thời Minh Mạng-Tự Đức tránh đàn áp Thiên chúa giáo Cơ đốc ), vì họ nghĩ rằng chuyễn đạo dân Kinh vào Cơ đốc giáo dễ dàng hơn. Ngay cả các nhà dân tộc học tỉ như Oscar Salemik cũng đều nghĩ rằng các tộc dân Thượng sẽ thối lui trong tương lai, dần dần nhường chỗ cho tộc dân Kinh.  Leopold Sabatier không đồng ý  quan điểm  này. Khi làm công sứ tỉnh Đarlac từ năm 1923 đến 1926, Sabatier  nghiên cứu ngôn ngữ, luật lệ, phong tục và tổ chức hệ thống chánh trị tộc dân Ê Đê - Rhadê, biện cứ ngược lại giới thức giả Pháp qui ước đương thời là các tộc dân Thượng cũng dễ  hấp thụ giáo dục, dễ bảo như Kinh theo chế độ  cai trị Pháp. Người Pháp cũng gặp nhiều kháng cự mạnh mẽ từ nhiều tộc dân Đắc Lắc. Đặc biệt là chiến dịch chống cự  trong 23 năm của nhóm tộc dân M’Nông, do tù trưởng  N’Trang Long lảnh đạo. Sau khi Nhật đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, phong trào Việt Minh  chủ trương làm chiến tranh du kích thu phục chủ quyền Tây Nguyên và các tỉnh Nam Kỳ còn thuộc Pháp cai trị, Các dân  trí thức các tộc dân Tây Nguyên  ( nhà giáo , thư lại … ) hưởng ứng Việt Minh, nhưng  chánh quyền  De Gaulle lúc đó lại muốn tái chiếm Tây Nguyên ( và cả 3 kỳ Việt Nam ) .Ở Tây Nguyên, Pháp trông cậy vào « hiềm khích »  giữa các tộc dân Thượng và tộc dân Kinh  để lập nhưng căn cứ  thân Pháp. Trong khi Việt Minh và Pháp đang thương thuyết ở Đà Lạt năm 1946, Pháp phong Đô Đốc Thierry D’Argenlieu làm Toàn quyền Đông Pháp. D’Argenlieu  đặt biên  giới tự trị dưới quyền Pháp, cho Xứ Dân Miền Núi miền Nam Đông Pháp - Pays Montagnard du Sud Indochinois - PMSI , mục đích ngăn ngừa, chống lại tuyên cáo các nhà chủ nghĩa  quốc gia Việt Nam  là vùng này  thuộc chủ quyền  Việt Nam  và ý niệm chủ quyền này được mọi lảnh tụ đảng pháiViệt Nam đương thời yêu chuộng, phổ biến. Ở hội nghị  Đà Lạt, cả hai lảnh tụ Việt Minh Võ Nguyên Giáp ( Bộ Quốc Phòng ? ) và Đại Việt Quốc Dân Đảng Nguyễn Tường Tam ( nhà văn Nhất Linh, bộ trưỡng Ngoai Giao, thật ra là chủ tịch đảng Đại Việt Dân Chính, một đảng liên minh ba đảng quốc gia ) chánh phủ Liên Hiệp Việt Nam, đều cương quyết đòi bải bỏ PMSI  ( và Nam Kỳ- Cochinchine, thuộc địa  Pháp) trả lại cho  quốc gia Việt Nam. Năm 1949, muốn cho vua Bảo Đại chịu nhận làm quốc trưởng Việt Nam, Pháp chịu trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam, nhưng không chịu buông hẳn PMSI, trả lại chỉ riêng cho  vua nhà Nguyễn Phuớc dưới tên là Hoàng Triều Cương Thổ- Domaine de la Couronne -Royal Crown Land. Các quan đầu tỉnh cai trị vẫn là Pháp. Nhưng chánh phủ quốc gia lúc đó  lại đặt ngay PMSI trực thuộc Trung Phần , gọi tên là Cao Nguyên Trung Phần- Central High Plateaux.  Thời Cộng Hòa  ( 1955- 75 ) vẫn giữ tên là Cao Nguyên Trung Phần hay Cao Nguyên miền Thượng. Sau Điện Biên Phủ năm 1954, và chia đôi đất nước, các tri thức mặt nổi thuộc các tộc dân Tây Nguyên di chuyễn tạm thời ra Bắc, nhưng trí thức Thượng mặt chìm vẫn tồn tại hoạt động. Một đại tá ( ? ) miền Bắc cải trang thành đồng bào Thượng, trên đưòng  xâm nhập Tây Nguyên năm 1959 ở  biên giới hai tỉnh Plei ku và Kontum,  bị phục kích bỏ lại một bản đồ địa lý chi tiết in ở Nga Sô, ghi rỏ những mối liên lạc - giao liên tình báo quân sự tại hầu hết mọi địa điểm Dinh điền và các buôn Thượng. Quân đội miền Bắc tấn công chiếm tỉnh lỵ Buôn ma Thuột đầu năm 1975, có sự trợ giúp của Phong Trào FULRO ( Front Unifié de La Lutte des Races Opprimées - Mặt Trận Thống Nhất  Chiến đấu của các Tộc dân bị Áp Bức ), thành lập  năm 1964 và bị dẹp tan mau chóng, duới sự lảnh đạo của Y Bham Enoul, tộc dân Ê Đê, phải trốn sang Cam Bốt; mãi cho đến khi Khmer Đỏ  thắng trận và xử tử. Năm 1960, Y Bham cũng là lảnh tụ Ê Đê  Phong trào Tự trị Miền Thượng - Bajaraka ( Bahnar, Jarai, Rhadé, Koho ), trong tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,  do một lảnh tụ Ê Đê khác là  Y Bih Aleo  lảnh đạo. 

Sau năm 1975,  lại có tên mới là  Tây Nguyên - Western Plateau. Sau đó, hành chánh đất nước chia ra làm 8 vùng: Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tây Nguyên, dịch  chánh thức là Central Highlands như Hoa Kỳ dịch tên miền Thượng Trung Phần trước đó.  Ngày nay Tây Nguyên  gồm 5 tinh là Kontum, Gia Lai, Đăk Lăk - chia hai  thành Đắk Lắk và Đắc Nông, Lâm Đồng, tổng diện tích là 54 475km2 như đã kể trên. Trong thập niên 1980, phong trào Tây Nguyên độc lập ( FULRO) tái phát, đánh phá quân sự, dọc theo biên giới Tây Nguyên và Cam Bốt- Lào. Nhưng đến năm 1983, FULRO dần dần bị đẩy lui khỏi lảnh thổ Việt Nam -Tây Nguyên , phải chạy trốn sang Cam Bốt. Đến năm 1992, FULRO buông võ khí đầu hàng cho Ủy Ban  Hòa Bình Liên Hiệp Quốc, theo thỏa hiệp hòa bình với chánh phủ Cam Bốt ( Chris Lang, Watershed tháng11/1995 và tháng 2/ 1996 ).   

Địa hình , sinh thái   

Tỉnh Đắc Lắc là một vùng Tây Nguyên núi non; những cao nguyên  400- 800m trên mặt biển, 35 %  lảnh thổ là núi cao  1000- 1200m và những thung lũng -bình nguyên sập lún . Riêng cao nguyên Đắc Lắc Buôn Ma Thuột chiếm 53.5 %.  Núi cao nhất là Chư Yang Sin  2405m, phía Khánh Hòa - Lâm Đồng, còn cao hơn  cả núi Chư Hmu  ( Hòn Vọng Phu - Mẹ Bồng Con ) cao 2051m  phía ranh giới Phú Yên - Khánh Hòa- Đắc Lắc, Cà Đung 1978m, Chư Ba Nac  1853m… Quanh thị xã Buôn Ma Thuột, đất đai khá bằng phẳngCao Nguyên M’Drak ( Khánh Dương ) cao độ chừng 500m, nắm giữa Buôn Ma Thuột và Ninh Hòa,  có dạng luợn sóng nghiêng về phía Tây, thấp dần  về phía Đông Nam đến hồ Lắk - Lạc Thiện. Thung lũng  Lăk, nằm về phía Đông Nam Buôn Ma Thuột, trên đường đi về Đức Trọng phía Nam Đà Lạt,  có nhiều hồ và  nhiều đất phù sa úng thủy , trủng đọng nước của hai sông Krông  Anna và Krông Knô. Phía Tây Buôn Ma Thuột là  bình nguyên  Ea (Ia) Sup  cao độ 200- 300m.  Giới hạn bình nguyên này về phía Bắc là cao nguyên Pleiku.  Các núi non ở bình nguyên này ít khi cao đến 500m: Chư Can 483m, Yok Đôn 472m, Yok Đa  472m, phía Bắc có phần cao hơn, như dãi núi thạch cương - granit  Chư Pha cao 922m.        

             Rừng tỉnh Đắc Lắc chia ra hai vùng sinh thái. Một là vùng  Rừng Ẩm ướt  nhiệt đới- Moist Forests miền Đông Đông Dương  và thứ hai là Rừng Khô hạn - Dry Forests miền Trung Đông Dương, kéo dài sang tận Cam Bốt, lớn nhất  loại rừng khô hạn điển  hình này tại Việt Nam. Công viên Quốc Gia Yok Đôn là rừng rụng lá nữa chừng - semi deciduous forest, ( hay rừng thưa bán khô hạn ), xếp vào loại rừng bảo vệ. Ở đây, lượng mưa nhỏ đi và trong năm có mùa khô hạn. Thảo mộc thiên nhiên có rừng họ Dầu, có các loài Dipterocarpus  intricatus,  Shorea vulgaris , Dipterocarpus obtusifolius .. .Vài rừng bảo vệ khác là các khu Dự trữ Thiên nhiên Natural Reserves  Chu Yang Sin, Nậm Cà, Nậm Lung có một  khu  Bảo tồn Văn hóa Lịch sử tại Hồ Lăk. Năm 2003, Đắc Lắc cũ ghi  có 1061 020 ha ( 56 % diện tích ) là  rừng thiên nhiên, nhưng chỉ có 185 933 ha là được bảo vệ một phần nào đó. Rừng công viên Yok  Don, hổ trợ và bảo vệ Chà vá chân đen - Black shanked douc langur Pygathrix nigripes  thuộc loài thú linh trưởng Voọc mũi hếch, voi Á châu, cọp, bò tót - bangten và nhất là con min - gaur dễ bị hiểm nguy tuyệt chủng .
          
  Sông ngòi và khí hậu

Ngoài vài đầu nguồn các sông như Ia Krong Naka, Ia Krông Hnang, sông Hinh  đổ về Sông  Ba, ra biển Đông, ba chi nhánh lớn của sông Srepok chảy về hệ thống sông Mê Kông. Sông Ea H’ Leo  và hai chi lưu Ia Drang và Ia Sup  phía tây Pleiku, rồi theo hướng Đông Tây, đổ về sông  Srepok; sau đó chảy vào sông Mê Kông ở StungTreng ( Cam Bốt ).  Sông Srêpok, dài 332 km, có 2 nhánh  chính  tại Đắc Lắc  là Krông AnaKrông Knô. Krông Ana  chảy ở phía Đông Nam tỉnh nhà, theo hướng Đông Tây, có nhiều phụ lưu là  Krông Bông, Krông Buk, Krông Pak.  Krông Nô ( Knô )  bắt nguồn  từ phía Tây Bắc cao nguyên Lâm Viên ( Lang Biang ) rồi chảy theo hướng Đông Nam -Tây Bắc. Hai sông này họp lại thành sông  Ea Krông, tạo nên  nhiều đất phù sa phía Đông Nam Buôn Ma Thuột. Ngoài các  sông kể trên  Đắc Lắc còn  có nhiều  hồ đẹp như Ea Kao ,  Eas nô,  Eo Đôn , hồ Lak .Trên một số sông, suối có nhiều thác đẹp như Dray Nu, Thác Gia Long, DraySap, Ba Tầng , Diệu Thanh ….

Khí hậu Đắc Lắc ôn hòa. Trung bình  nhiệt độ hàng năm là  24 0 C. Khác biệt khoảng  50C , giữa  tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất. Mùa khô  kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm tới. Khí trời khá lạnh, nhiều gió thổi  và rất khô khan.  Mùa mưa xảy ra từ tháng  5 đến tháng 10 . Vũ lượng cao nguyên Buôn Ma Thuột chừng 1900mm /năm , nóng hơn cao nguyên Pleiku, vì  cao độ thấp hơn. Tháng nóng nhất là  250C và tháng lạnh nhất là  200C. Ở cao nguyên M’ Drak , giữa Buôn Ma Thuột và Ninh Hòa, mưa khởi sự trễ hơn và lượng mưa nhiều hơn ( 2800mm )

Danh lam,  thắng cảnh

Tham Quan Hồ Lak bằng Voi
Trong số các hồ đẹp đã kể ra, phải nói thêm đến hồ Lăk- Lạc Thiện, cách tỉnh lỵ 56 km về phía Nam, gần quốc lộ. số 26. Nước hồ  có núi thấp bao quanh là nơi trú ngụ nhiều loài chim đồng lầy - wading birds . Bên cạnh hồ  là  lâu đài  Bảo Đại, vị vua cuối cùng nhà Nguyễn Phước. Đứng trên ban công tầng thứ hai, du  khách  thấy rỏ viễn cảnh thung lũng Lăk và hồ Lắk. Ở đó  vẫn còn  thuyền vua  ngự chơi  ngắn ngũi , mỗi khi vua đến ở lâu đài này. 
Thác Dray Sap, cách tỉnh lỵ 30km. Theo tiếng Ê Đê, Dray sap là Thác Sương Mù - Fall of Mist.  Theo quan sát, dòng nước chảy mạnh rơi  xuống  mặt nước  bên dưới  làm nước đầy không khí , tạo ra một đám  mây hơi sương mù khắp thác. Tiếng động nước rơi  nghe được suốt năm, từ nơi xa. Nhiều thác Việt Nam cũng đẹp, nhưng có lẽ không bằng thác Niagara hay thác Victoria đâu !
Thác Drap Say
 Buôn Đôn phía Tây Bắc Đà Lạt trong tỉnh Đắc Lắc  gần biên giới Cam Bốt. Xã Buôn Đôn  nằm trên bờ sông Srê Pok cách Buôn Ma Thuôt chừng 50km. Buôn Đôn  nổi tiếng là nơi săn voi và huấn luyện voi. Đây là một vùng dân chưa hề di cư, hay du mục, nhờ phát triễn  săn voi và săn thú lớn  liên tục từ lâu đời, biến Buôn Đôn thành nơi buôn bán sầm uất của Tây Nguyên.  Buôn Đôn còn nổi tiếng nhờ  các  Bru, những lảnh tụ  uy vũ nghề voi. Tiếng đồn voi Buôn Đôn vang dội đến Ấn Độ, Pháp. Y Pui,  năm 1985 đã 102 tuổi, đã huấn luyện, thuần hóa  450 con voi săn được và nguyên là quản tượng của vua Bảo Đại.
Ngư Dân trên Hồ Lak
Những danh lam khác nên tham quan cho biết công viên Giu Yok, rộng  58 000 ha rừng nguyên thủy nhiệt đới, cách tỉnh lỵ  40 km; Buôn Jun  bên cạnh hồ Lăk là một  làng điển  hình tộc dân M’Nông; chùa Khai Đoan  do tộc dân Kinh xây cất  từ năm 1951 đến năm 1953, ở một quảng trống giữa tỉnh lỵ; nhà tù Buôn Ma Thuột Pháp giam giữ các nhà chánh trị Việt Nam: các  hầm động Dak Tua v.v… …                 

                                                  
Phần II        
Phát triển nông nghiệp Đắc Lắc.

 Lúa rẫy , lúa nước


Lúa Rẫy
Lúa rẫy , hay lúa đất khô là lúa trồng trên đất cao,  trồng mùa mưa, không ngập nước, năng xuất  1-2 tấn / ha / vụ với các giống địa phương, lề lối canh tác cỗ truyền không bón phân xanh hay phân hóa học…  , duy trì năng xuất kém cõi, dựa trên tái tạo  thiên nhiên phì nhiêu  nương rẫy bằng luân canh - rotation  lúa rẫy, theo lề lối canh tác du canh - shifting  cultivation , swidden farming:  nông dân  chặt đốn cây, đốt  rừng- slash and burn  làm sạch đất rồi xoi lỗ gieo giống, thu hoạch , rồi thay đổi rẫy, bỏ đất hoang, khi năng xuất giảm , sau 2- 3 năm canh tác.  Nông dân phải đốn cây, đốt rừng mới làm  rẫy mới và rẫy mới cũng bị bỏ  hoang - fallow, sau vài năm.  Thời gian bỏ hoang ở Việt Nam chừng 10-15 năm Đốt rừng làm sạch để trồng lúa rẫy  sẽ tiếp tục như vậy, cho đến khi nào mức độ phì nhiêu rẫy cũ được  tái tạo nhờ rừng chồi, rừng thưa mọc lại; hoàn tất  chu kỳ thể thức luân canh. Tuy khảo cứu lúa quốc tế  cũng đã cố gắng tuyễn chọn giống lúa rẫy cao năng hơn,  cố làm vững bền  hệ thống canh tác lúa rẫy ,định canh  hơn khỏi cần luân canh bỏ hoang đất làm nương rẫy hơn, nhưng tựu trung chưa có hệ thống nào dứt khoát vững bền cả, trên phương diện kinh tế, nhất là khi dân số gia tăng, không còn  đủ đất cao cho họ đủ sinh sống tự túc,  tồn tại, dù  ở mức độ nghèo  đói  cỗ truyền. Thật vậy, khi dân số chưa đông, hệ thống chặt  cây- đốt rừng làm rẫy rất vững bền qua nhiều thế kỷ, thích nghi, lúc còn nhiều hiện diện rừng sơ cấp nguyên thủy và rừng  thứ cấp mọc lại. Từ lâu, dân số  gia tăng  vì tỉ xuất tăng tự nhiên  giữa khác biệt sinh - tử và di dân, hệ thống cỗ truyền không còn bền vững nữa ở Tây Nguyên  hay ở Đắc Lắc , vì không còn  đất rừng thích hợp gần buôn,  làng,  xã khiến họ phải đi xa hơn phá nhiều rừng đất núi nghèo nàn hơn, hoặc làm rẫy thời gian bỏ hoang  quá ngắn  để cho rừng mọc trở lại đủ tái lập mức phì nhiêu  đất  rẫy cũ. Thay lúa rẫy ( và một số cây hàng niên hoa màu phụ như bắp - ngô ,  rau đậu trồng chung xen kẻ lúa ở nương rẫy  …) bằng những hệ thống vững  bền trồng cây lâu  năm ( đa niên) như thể rừng tái tạo phì nhiêu tự nhiên,   có đủ tầm vóc kinh tế, không làm tăng mức nghèo đói nông dân địa phương gia tăng mạnh. Đó là ý nghĩa của chương trình trồng  cao su, cà phê, trà ( chè ), tiêu  v.v… khởi xướng cũng từ lâu ở đất cao  không ngập nước,  trước hết là “làm xanh đồi núi trọc “ phá rừng lầm rẫy và từ năm 1998 là chương trình trồng  lại 5 triệu ha  rừng, bị tàn phá. Một số thung lũng đất thấp ở Tây Nguyên cũng như ở Đắc Lắc  đã được khai thác, đa số do tộc dân Kinh và tộc dân Tày, đào mương thóat thủy, đắp bờ giữ nước mùa mưa làm  một mùa vụ lúa nước. Diện tích lúa nước nhiều vụ ở các vùng  bình nguyên đất trũng ( và đôi khi cả vài nơi  đất cao  thích hợp ) có thể tăng thêm, dùng nuớc các hồ đập thủy điện tưới tiêu, thiết lập hệ thống  dẫn thủy nhập điền.


Lúa nước là lúa trong thời gian trồng có thời gian ngập nước. Địa hình tỉnh Đắc Lắc làm đất đai  phần lớn không thích hợp trồng lúa nước   như cho vùng thấp đồng bằng, miền Bắc, miền Nam,  dọc bờ biển miền Trung  cũng như Đông Nam và Nam Á Châu . Lúa nước có đủ  nước tưới  mùa khô, mùa nắng, có thể làm hơn 3 vụ mỗi năm tại chỗ. Năng xuất nhờ cải thiện lề lối canh tác ( phân bón hóa học, phân đạm tổng hợp nay từ khí dầu, và một ít phân lân P , phân K )  không cần  phá rừng luân canh tái tạo phì nhiêu như lúa rẫy, lúa khô đất cao, vẫn giữ được mức cao  trung bình ngày nay  6- 10 tấn  ( 6-7 tấn nhiều vùng Việt Nam  mỗi vụ , mỗi ha hay 9-10 tấn / ha ở ruộng lúa nước chỉ làm một vụ một năm ở bang Ca Li Hoa Kỳ ) nhờ tuyễn chọn, lai giống di truyền khoa học nhiều giống cao năng, siêu năng( tiềm năng hiện nay là 13-15 tấn/ha một vụ ).

Các tộc dân cũ chỉ làm lúa rẫy. Sau năm 1956 , di dân dinh điền và dân di cư  từ miền Bắc lên khai thác cao nguyen , một số khai thác những thung lũng nhỏ hẹp làm lúa nước ở Tây Nguyên cũng như ở Đắc Lắc. Diện tích lúa nước  tỉnh  nhà tăng gia lớn nhất sau thập niên 1980  di dân miền Bắc  vào làm  các đập thủy điện , các di dân mới biết làm ruộng nước kể cả hai  tộc dân Tày - Nùng, đặc biệt khai thác  thung lũng đất thấp  phía dưới đập Ea Sup Hạ. Năm 1989 , khởi đầu xây cất đập Ea Sup Thựơng, làm được trên 8000 ha ruộng lúa nước. Nhưng chuơng trình Ea Sup Thượng thật sự gồm 12 đập thủy điên có cơ khai thác đến trên 40 000 ha lúa nước. Phần đất thấp  vùng hồ Lak -Lạc Thiện,  trị  lụt và làm hệ thống thủy nông, cũng có thể tăng thêm nhiều diện tích ruộng lúa nước , không kém các đập làm nhiều vụ lúa nước,  như các đập Bái Thượng ( Thanh Hóa ), Đồ Lương ( Nghệ An ), Đồng  Cam ( Phú Yên ) thời Pháp thuộc.  Tuy nhiên năng xuất lúa nước tỉnh Tây Nguyên còn quá thấp -3-4 tấn /ha một vụ năm 2002  và hệ thống thủy nông chưa đầy đủ, khả dĩ làm nhiều vụ trong năm như ở đồng bằng  vùng thấp , châu thổ Việt Nam.  “ Kinh tế mới nông nghiệp”  tương lai  Đắc Lắc phải  gồm luôn cả hệ thống tiểu nông lúa nước ( hoa màu,  chăn nuôi gia cầm , gia súc.. ),  thay thế  hẳn khoảng 40 000 ha lúa rẫy  hiện nay và sánh ngang phát triễn cà phê,  cao su,  hồ tiêu ….

 Sơ lược lịch sử phát triển cà phê Đắc Lắc, từ vài cây thế kỷ thứ 19 đến hạng nhất đất nước từ năm 2000 .

Đối với tỉnh Đắc Lắc , chương trình thay rẫy trồng lại rừng, theo nhiều nhà quan sát, quan trọng nhất là phát triễn cà phê,  cao su, rồi đến tiêu, hột điều bắt chước kiểu rừng mọc lại. Tây Nguyên không mấy thành công trồng các cây công nghệ từ thời Pháp thuộc cỗ xúy khác như trẩu , dầu lai, sơn,  ký ninh , cây dâu nuôi tằm v.v… vì  hoặc ít thích nghi sinh thái, hay bị  các sản phẩm công nghệ hóa học … thay thế.  Cũng không phải là cây rừng làm gỗ như bạch đàn - eucalyptus sp., hút ẩm quá nhiều, tăng thêm cảm tưởng khô hạn đất đai ở những vùng đã thiếu nước. Cao su cũng như cà phê  và hột điều, mức sản xuất biến chuyễn  theo thời giá thị trường quốc tế.  Từ năm 1984 đến năm 1987, giá một kg cà phê  cao hơn giá 1 kg lúa gạo đến 20 - 25 lần, cho nên diện tích và sản lượng tăng mạnh ở Đắc Lắc, Đắc Nông . Nhưng năm 1992 giá cà phê chỉ còn bằng 3 lần giá lúa gạo, không còn một ai trồng thêm cà phê mới nữa cả và các vườn cà phê cũ để hoang phế. Năm 1995,  giá cà phê tăng, riêng tỉnh Đắc Lắc cũ  phá rừng trồng thêm  5000 ha cà phê. Các rừng dày  dọc theo các đường bộ đến tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột đều bị đốn sạch trồng cà phê.   

Cần liên tục cải thiện , canh tân các tinh dòng , giống, lề lối chăm sóc vườn cà phê cả ba loài vối , chè và lá mít

Việt Nam trồng 2 loài cà phê bán ở thị trường thế giới nhiều nhất là cà phê vối ( trái hình “ hột”- nụ hoa  chè vối ) Coffea canephora, hột chế biến đắng vì nhiều cafêin, nhưng ít thơm , cà phê chè ( lá như lá chè )  Coffea Arabica ít cafêin, ít đắng, nhưng hương vị thơm hơn nhiều và một ít cà phê  mít ( lá như lá cây mít ) Coffea excelsa hay liberica. Giống cà phê mít dễ trồng hơn, năng xuất nhân cũng cao, nhưng phẩm giá kém.  Giống phổ biến nhất ở Việt Nam loài  C. excelsa- libericaChari. Cà phê vối là cây thụ phấn chéo các dòng mới cho năng xuất cao, phần lớn là những tinh dòng tuyễn chọn của Robusta tháp trên hột giống đa dòng tuyễn chọn kiểm soát hay tháp các tinh dòng tuyễn chọn trên các hột đa dòng Robusta hay hay trên cây giống Chari. Trái lại, cà phê chè là giống tự thụ tinh. Trước đây, các giống cà phê chè arabica đều bị sâu đục cành, và một số bệnh cây nhất là bệnh rĩ lá phá tan tành, ở những cao độ dưới  700- 800 m, như ở Tích Lan - Sri Lanka . Các cà phê chè trồng trước cuối thập niên 1990 là những giống cũ như Catura,  Catuai , Mundo Nuovo, Blue Mountain…  quen thuộc ở thương trường quốc tế, nhưng bị bịnh rĩ lá tàn phá nặng nề. Từ năm 1995, Viện khoa học kỷ thuật Nông lâm nghiệp  Tây Nguyên ( nguyên là Viện Nghiên cứu Cà phê, thời Cộng Hòa là Trung Tâm  Ea Kmat thử nghiệm các giống cao su cao năng mới ngoại quốc , đặc biệt là RRIM  Mã Lai  và các hoa màu, rau cải mới giống Hoa Kỳ cho Tây Nguyên   )  đã tuyễn chọn giống cà phê chè Catimor , khả năng kháng bệnh rĩ lá cao, năng xuất rất cao, cây thấp, tán bé ( có nghĩa là có thể là trồng dày hơn để tăng thêm năng xuất ) và  các giống TN1, TN2TH1 khả năng kháng và năng xuất cao, đã khu vực hóa tại nhiều nơi trong nước. Tương lai cần du nhập thêm,  tuyễn chọn các giống cà phê chè mới  cao năng, kháng nhiều dòng bệnh  và ngon thơm hơn,  từ Inđonexia , Brazil hay Colombia là nước sản xuất cà phê  arabica ngon thơm nhất. Các giống cà phê vối nay phổ biến ở Việt Nam cũng như ở Á châu  là các giống lai khác loài ( như arabusta, lai giữa loài arabicarobusta  chẳng hạn có phẩm giá arabica hơn , nhưng chưa phổ biến ) hay cùng loài, cùng giống, nhưng với các giống, các dòng ( tinh dòng ) cao năng, trong dòng - giống  có thể chứa nhiều  gen kháng bệnh,  kháng sâu bọ phá hại. Cà phê vối tinh dòng Robusta  năng xuất rất cao trên đất đỏ ( còn gọi là đất feralít, đất latosol  nâu đỏ ) thuộc nhóm Ferrasols , theo  phân loại của FAO - Lương Nông Quốc Tế. Riêng tỉnh Đắc Lắc cũ , đất đỏ chiếm 790 000 ha trên tổng số diện tích 1959 950 ha . Trên đất đỏ, các tinh dòng cao năng tốt  có thể cho đến  5-6 tấn nhân / ha hay hơn nữa . Cà phê trồng trên đất cát xám điển hình hay bạc màu  Haplic Acrisols, phát triễn trên đá gneiss ( loại đất xám gặp nhiều ở phía tây cao nguyên Buôn Ma Thuôt. ở bình guyên Ea Súp thì lại do đá cát phân hủy ). Đất xám bạc màu  thưòng rất nghèo lân( P )  hay thiếu hai phân vi lượng ( tế nguyên , bần tố) là kẻm và bore cho cà phê,  cần phun  trên lá vài lần một năm ; năng xuất trung bình  chỉ đạt 2- 3 tấn nhân /ha. Cà phê trồng trên đất feralit ( podzolic )  vàng đỏ gặp nhiều ở cao nguyên M’ Drak, ( không trồng được trên  các đất feralit vàng đỏ có đá ong gần mặt đất ) cho năng xuất trung bình giữa hai nhóm đất đỏ và đất xám.                             
     
Vài cây trồng thử giữa thập niên thế kỷ thứ 19, nay Đắc Lắc dẫn đầu cà phê đất nước

Cà Phê Đắc Lắc
    Năm  1857, các nhà truyền giáo ( Thiên Chúa giáo Cơ Đốc ) trồng vài cây cà phê đầu tiên ở Tây Nguyên.  Năm 1893, khi bác sĩ  Alexandre Yersin,  lảnh đạo  thám hiểm  cao nguyên Trường Sơn, ông đã thấy nhiều đồn điền cà phê của người Pháp  ở vùng đập Trị An ngày nay, ngay phía Bắc Sài Gòn. Năm 1904, nhà thu thập mẫu cây , hoa lá để định loại xếp hạng thực vật Đông Pháp, Felix Poilane, thiết lập một vườn cà phê  nhỏ ở Khe Sanh, Quảng Trị, bán ra một loại cà phê cho là ngon nhất Đông Dương , thật ra là một giống cũ  Arabica. Còn cà phê “ cứt chồn “ Ban mê Thuột lượm hột cà phê chè bị bệnh rĩ là tàn phá  ở đồn điền CADA ,có thể  là chỉ  là mạo danh giống cà phê chè này ở Inđônê xia ( ? )  thời còn thuộc Hòa Lan. Đôi khi  hột ráp dị dạng caracoli hay xảy ra ở robusta cũng  mạo danh arabica “cứt chồn “ nữa đó. Các công ty Đức như Deutsch Gesellchaft fur Technische Zusammmenabeit, Kraft Foods, Sara Lee / Douwe Egbert  của Hoa Kỳ  và  Công ty Tiêu Tân Lâm, vào cuối thập niên 1990 đã cố gắng phát triễn cà phê chè ở vùng đồi núi Khe Sanh. Công sứ Đắc Lắc  Léopold Sabatier   đã khuyến khích  các tộc dân Thượng - Montagnards  Đarlac theo cách gia trưởng,  từ cuối thập niên 1920 và 1930 đã cố hết sức bảo vệ dân Thượng Darlac chống lại  quyền lợi doanh nhân tư bản Pháp  và tộc dân Kinh  vùng thấp di dân lên Tây Nguyên. Dân Thượng chỉ  bị 10 ngày khổ dịch - corvée mỗi năm, ngoài ra được đối  xử tương đối tử tế. Ngày 1 tháng giêng năm 1926 , sau buổi tế trâu cỗ truyền, Sabatier khẩn cầu  các tộc trưởng Thượng  thề rằng sẽ không bao giờ bán đất của họ và phải trồng cà phê, có cơ làm tộc dân giàu có. Nhưng 4 tháng sau, Sabatier bị thuyên chuyễn và Darlac cũng như Tây Nguyên mở rộng cho doanh vụ thực dân Pháp. Đến năm 1930, các thị trấn như Đà Lạt, Ban Mê Thuột và Kontum phồn thịnh hẳn lên. Rất nhiều rừng mưa nguyên thủy đã bị cà phê, trà, và  cao su  trồng  ngay hàng thẳng lối thay thế. Năm đó,  tỉnh Darlac trồng được  1000 ha cà phê; dân Thượng  đã trồng trên đất buôn( làng, xã )  vài chục mẩu cà phê.  Nhưng sau đó gần 10 năm , đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu , làm  giảm giá cà phê quốc tế , ngưng trệ công cuộc phát tiền triễn cà phê ở  Đắc Lắc.

 Chánh sách  khai khẩn cây công nghệ của nhóm thực dân Pháp  làm cho dân Thượng phải tiếp xúc với  dân Pháp và dân Kinh. Đến năm 1954 có thể diện tích cà phê Đắc Lắc đã lên đến gần 5000 ha, khai thác phần lớn  cà phê Robusta ở hai đồn điền Ngân Hàng Đông Pháp đầu tư  là CHPI và CADA. Rất ít arabica ở đồn điền CADA còn sống sót vì bệnh rĩ lá tàn phá nặng nề. Sau 1954, dù có tranh chấp nhiều khi  bạo hành giừa  Kinh Thượng, đời sống buôn Thượng vẫn tiếp tục và cà phê trồng  khá nhiều quanh buôn. Năm 1970, có đến  326 người Thượng ( đa số là sĩ quan  Thượng cũ ở Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ huấn luyện)  ghi danh là đã trồng cà phê ở tỉnh Darlac; tổng cọng  531 ha, người vài ha, người hơn 1ha , trung bình 1ha. Họ bán hột-nhân cà phê robusta và arabica cho  các  lái buôn trung gian Tàu , chở về Sài Gòn chế biến , phân phối. Nhưng đáng kể nhất là người Kinh phát triễn nhiều thêm các vườn diện tích nhỏ và trung bình ( có khi lên đến trên 10 ha ) robusta ở tỉnh Đắc Lắc, sau khi biết cách tưới mưa phùn chống hoa  cà phê rụng rơi hết đầu mùa, khi mưa trễ kéo dài mùa khô hạn và bón phân hóa học thích nghi làm  năng xuất cà phê robusta tăng nhiều ( có khi đạt 7-10 tấn nhân /ha). Trong thời gian này Bắc Việt cũng trồng nhiều cà phê arabica, có năm của thập niên 1960 diện tích trên 10 000 ha , nhưng năm 1970 diện tích arabica miền Bắc trụt xuống chỉ còn 5000 ha.

Nhờ chánh sách di dân đến khai thác “  vùng kinh tế mới “ , thập niên 1980 và chánh sách  “ kinh tế đổi mới” sau năm 1986, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu trước năm 1990,  5- 7000 tấn/năm,  năm 1991 đã  tăng  xuất khẩu  lên 93 400 tấn và  năm 2000   trên 400 000 tấn. Diện tích cà phê tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, đa số là cà phê vối. Sau khi đã vượt Inđônexia và Côte D’Ivoire về sản xuất cà phê vối năm 2000, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu (  cả cà phê lẫn cà phê chè  ) đứng hàng thứ hai thế giới sau Brazil , trên Colombia và Inđonêxia đôi  chút. Năm 2001- 03, Việt Nam đã trồng được 540 000 ha cà phê , trong đó có 470 000 ha đã khai thác  sản xuất  735 000 tấn nhân xanh, xuất khẩu 720 000 tấn . Nhưng năm 2004-05 diện tích trồng cà phê cũ- mới chỉ còn  500 000 ha, diện tích  khai thác còn 495 000 ha so với các con số 500 000 ha cho hai năm trước và mức sản xuất  nhân xanh cà phê  cũng giảm xuống 720 000 tấn, cao hơn 2 năm trước, tuy vẫn còn ít hơn  năm 2001- 02. Năm 2003- 04 tỉnh Đắc Lắc sản xuất nhiều cà phê nhất nước ,chiếm 50 - 55 % diện tích trồng  cà phê ở Việt Nam, mức sản xuất cũng cao nhất nước khoảng 360 000 tấn Sau tỉnh Đắc Lắc, là tỉnh Lâm Đồng  mức sản xuất năm 2003- 04 là  165 000 tấn.  Sản lượng  cà phê xuất khẩu năm 2008-09 theo ước lượng của hảng thông tấn Reuter là 70 % số 18 triệu bao 60kg  hay 756 000 tấn. Năm 2009-2010, cà phê xuất khẩu tăng lên  đến 840 600 tấn ( 14 .01 triệu bao ) nhờ cà phê robusta ( FOB ) tăng giá khoảng 1310 - 1340 đô la Mỹ một tấn. Bộ Canh Nông Hoa Kỳ ước lượng  cuối tháng 5 năm 2010, là  cà phê Việt Nam mùa 2010 -2011  sẽ tăng thêm khoảng 43 800 tấn nữa, vì không thấy báo cáo hư hại gì cả, mưa khá đều  đặn và ảnh hưởng khô hạn tối thiểu.

Ổn định lợi tức tiểu điền, gia tăng diện tích, năng xuất, khảo nghiệm nhiều hơn nữa về arabica, biến chế và cố tạo thương phẩm, cách thưởng thức cà phê đặc thù

Các vấn đề có thể giúp tăng thêm hay ổn định  mức sản xuất - xuất khẩu cà phê  Đắc Lắc  là giải quyết  chính xác  và dứt khoát vấn đề tranh chấp đất đai, nhất là đất bỏ hoang giữa các tộc dân cũ ( kể cả dân Kinh ) và mới Tày - Nùng, làm áp lực thêm để Hiệp Hội Cà phê và Cacao Việt Nam - VICOFA   làm những chương trình cà phê vững bền, tăng gia năng xuất  giúp đở các tộc dân cũ  như Công Ty Tiêu Tân Lâm  Khe Sanh - Quảng Trị đã làm, nơi  rất ít đồng bào tộc dân Thượng bỏ  đi. Trên phương diện kỷ thuật,  canh tân thêm cách tưới dặm cứu mùa hoa cà phê hửu hiệu hơn,  ít tốn nước  hơn,  rẽ hơn ở đất cao, dùng phân hóa học ( N -đạm, P -lân, vi lượng Zn và B ) hửu hiệu hơn, dùng phân vi sinh … giữ gìn vững bền thêm mức phì nhiêu , làm công tác chống xói mòn ( có thể là những loài cây họ đậu  phân xanh tốt hơn nữa ở đất dốc, đặc biệt ở đất xám và đất feralit vàng đỏ, tuyễn chọn các hột đa dòng gỗ tháp các dòng Robusta cao năng hơn nữa, tăng phẩm giá các giống  cà phê mít khác Chari trên đất nghèo nàn hơn, tuyễn chọn mau lẹ hơn các giống cà phê chè cao năng. kháng bệnh . thích nghi  sinh thái rộng hơn để phát triễn mạnh hơn cà phê chè ở  phía Bắc Tây Nguyên, ở Tây Bắc- Đông Bắc, cao độ trên  500m thưỡng có nhiệt độ trung bình thấp hơn 24 0 C ( nhiệt độ tối hảo cho cà phê vối ), nhưng không thấp hơn 18 0 C (nhiệt độ trung bình tốt cho cà phê chè). Nhắc lại là tổng diện tích cà phê chè Arabica ( giống  Catimor nay đã quá cũ rồi )  năm 2004 chỉ đạt 25 000 ha, dưới chỉ tiêu 40 000 ha ,  phần lớn  là do sự chậm trễ  của dự án cà phê arabica, Pháp tài trợ. Năm 1997, Việt Nam tung ra dự án  trồng 40 000 ha cà phê arabica  Cơ quan Phát Triễn Pháp  Hải Ngoại tài trợ,  ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. Tuy nhiên năm 2001, Việt Nam giảm diện tích dự án này xuống 26 000 ha.  Thế nhưng dự án chỉ trồng được có 15 000 ha năm 2004. Theo chuyên viên Việt Nam, hai lý do chánh  trễ nãi là giá cà phê hạ các năm đó  và không đủ  tư bản đầu tư. Sản xuất cà phê chè arabica năm 2003- 04 ưóc luợng  là 16 000 tấn ( 266 000 bao ), tập trung ở tỉnh Lâm Đồng (Tây Nguyên ), Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa ( Trung Bộ ), Sơn La , Yên Bái ( miền Bắc ). Nếu tuyễn chọn thành công hơn các giống lai hương vị arabica và các giống arabica mới ngon thơm hơn thì  xuất khẩu arabica có lợi hơn, vì arabica cao giá hơn robusta.  

              Vài điểm khác cũng đáng quan tâm là phẩm giá cà phê  xuất khẩu Việt Nam thường yếu kém ( nhưng lại có thể dễ tìm thị trường hơn nhờ giá  cả hạ hơn ), kiểm soát thương phẩm xuất khẩu đúng tiêu chuẩn” mới “đặt ra từ đầu năm năm 2002 ( có lẽ xét lại  những tiêu chuẩn mới, vì các nhà xuất khẩu không thấy lợi tuân thủ  những tiêu chuẩn này hay các nhà nhập khẩu cà phê Việt Nam trên thế giới lại muốn  mua cà phê phẩm giá kém, nhưng giá rẽ hơn  ? ) , tìm cách chế biến pha trộn cà phê thương phẩm  quốc tế  ( đến năm 2005,  Việt Nam còn nhập khẩu 700- 800 000 đô la cà phê tan liền - instant coffee từ Đức , Singapore, Hông Kông…  ! ) thành một loại cà phê đặc thù Việt Nam , chẳng hạn cũng cố  “Cà phê Tây Nguyên”, “Cà phê Ban Mê Thuột “ như Nestcafe đã thành công ở Phi Châu với cà phê robusta Côte D’ Ivoire ( Bờ Biển Ngà ). Tuy mức tiêu thụ  cà phê trong nước chỉ 30 -35 000 tấn cà phê một năm, cũng nên tổ chức lại các tiệm cà phê, ngoài tinh cách đặc thù nước nhà, cố tăng thêm tính cách sang trọng, văn minh - văn hóa mới….   như cách thưởng  thức  cà phê kiểu Ý Capuccino , Espresso …, kiểu Mỹ Starbuck, Diedrich, Pitts… , cà phê vệ đường  các khách sạn lớn Paris; cố tránh những tiệm cà phê trá hình,  thật sự là tiệm bán mãi dâm…        


Cơ hội vàng son phát triển tiểu điền cao su Đắc Lắc ( và Đắc Nông )  ngang hàng cà phê Robusta ?

            Cũng như cà phê, sau khi thuyên chuyễn công sứ Sabatier ,  Gia Lai và Đắc Lắc được mở rộng  thiết lập các đồn điền cao su  tư bản Pháp . Chánh quyền thực dân Pháp  tịch thâu  đất đai  các tộc dân Thượng cũ đang  khai thác trồng cây thực phẩm ( lúa rẫy và một số hoa màu ngắn ngày )  và đốn sạch nhiều rừng  thiết lập các đồn điền cao su xuất khẩu , kể cả  đồn điền công nghệ làm lốp xe hơi  lớn Michelin , sử dụng dân Thượng cũ làm lao công đồn điền ( Chris Lang :The legacy of savage development: Colonisation of Viêt Nam ‘s Central highlands   1995- 1996 ). Nhiều tộc dân tỉ như Rhadé cố sức chống lại  việc  thực dân mở rộng các đồn điền cao su Tây Nguyên  và từ chối làm lao công cho các đồn điền này.  Tranh chấp  sở hửu đất đai, thiếu nhân công,  khiến  nhiều công ty đã được nhượng đất ( theo  giá rất rẽ, thường chỉ là tựơng trưng  ) tháo lui. Năm 1929, khi đại khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, giá cao su trụt mạnh và công cuộc chặt đốn rừng trồng cao su ngưng hẳn . Ở tỉnh Đắc Lắc chỉ còn 8 công ty đấu thầu mua nhượng đất sống sót một thời gian.  Sản xuất cao su thăng trầm  theo giá cả quốc tế  và trụt nhiều các năm  giặc giả Đông Pháp, khi hàng triệu cây cao su Đắc Lắc bị đốn bỏ.
 
Thăng trầm diện tích, sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam
Cao Su 
Năm 1944 , diện tích cao su Việt Nam là 108 000 ha, là diện tích cây công nghiệp lớn nhất nước, phần lớn  của tư bản Pháp. Từ 1945 đến  đầu thập niền 1970, ở  Cộng Hòa  miền Nam , diện tích cao su tăng lên đến   trên 120 000 ha , nhờ chương trình cao su dinh điền ( tiểu điền liên canh lên địa )  và tiểu điền cao su người Việt, dự trù tương lai đạt 1 triệu ha, riêng cho vùng Cọng Hòa. Trong thời gian này, các đồn điền lớn cao su Pháp , đa số chỉ trồng lại thay thế  các vườn cao su già cỗi, hầu khỏi bị tái thu đất rừng hết hạn nhượng địa.  Trong những năm thập niên 1960,  miền Bắc cố phát triễn cao su . Tổng số diện tích cao su miền Bắc đạt được thời kỳ này, chừng 4500 ha, Năng xuất rất kém, vì chưa có các dòng cao su chịu lạnh ( ngay cả ở vài quận Vân Nam, Hải Nam ( ? ) Trung Quốc ), thích hợp cho khí hậu miền Bắc . Qua những năm 1970 , diện tích cao su cả miền Bắc lẫn miền Nam có phần giảm đi, giảm nhiều ở miền Nam vì chiến cuộc miền Bắc tấn công miền Nam. Năm 1975,  diện tích cao su khoảng chừng 75 000 ha; riêng miền Nam chiếm hơn 70 000 ha. Cuối thập niên 1980,  thể theo Nga Sô khuyến khích, Việt Nam tung ra kế hoạch trồng 1 triệu ha cao su khắp nước, nhưng chủ yếu là ở miền Đông Nam Bộ và ở Tây Nguyên. Như dự liệu Cộng Hòa  đầu thập niên 1960, đặc biệt phát triễn cao su ở Gia Lai - Kontum cao độ trên 5- 700m ở các địa điểm dinh điền,  

Năm 1990 , diện tích trồng cao su  tăng lên đến 221700 ha, sản lượng mủ khô- dry latex  là 57 900 tấn.  Theo giá cả cao su quốc tế, diện tích thăng trầm khá mạnh ở thời kỳ 1991-96 , tỉ  như năm 1995 là 280 000 ha và năm 1992  dưới 213 000 ha . Nhưng từ năm 1997, diện tích  lại tăng mau lẹ trở lại đạt  347. 500 ha, năm 2002 đến 429 000 ha. Sản lượng cũng tăng mạnh, từ 186 500 tấn mủ khô năm 1997, đến 331 400 tấn năm 2002 . Năm  2000, Việt Nam ước lượng đã trồng được 412 000 ha cao su, trong số này 231 500 ha đã cạo mủ, sản lượng 298 800 tấn , xuất khẩu 210 000 tấn . Khu vực công - công ty quốc doanh, tỉnh quản lý - chiếm  291 000 ha  và tư nhân  tiểu điền chiếm 120 700 ha , hay 29.3 % tổng diện tích  (  Trần thị Thúy Hoa, Nguyễn thị Huệ, Enjalric F. 2002 ; Rubber development in Việt Nam Current status and Strategy for 2001 - 2010 ).Năm 2000, giá cao su thiên nhiên giảm đi 40- 50 % so với mức 1995-96 trên thị trường quốc tế   , nông dân tiểu điền  cao su chuyễn qua trồng cà phê, tiêu , cây ăn trái , hột điều ( đào lộn hột ) nên chánh quyền giảm chỉ tiêu trồng 1 triệu ha cao su xuống 500 000 ha,  dự trù cho năm 2010.  Gần 100 000 ha dành cho tiểu điền  các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung ( Bắc Trung Bộ ) được Pháp và Ngân Hàng Quốc tế tài trợ.  Tuy rằng năng xuất trung bình miền Đông là 1,4 tấn/ha; Tây Nguyên, miền Trung chỉ đến 0.9 tấn/ha , vì lạnh nhiều hơn ,  Nhưng chuyễn hóa này cũng được xem là cải thiện lợi tức tiểu điền nghèo, định canh thay lúa rẫy du canh và nhất là nhờ cao su thích hợp hơn cho những đất đai  phì nhiêu đã xuống cấp( đất rẫy luân canh bỏ hoang  )
         
Bao giờ  xuất khẩu cao su đuổi kịp Thái Lan như xuất khẩu gạo   ?

Năm 2007, nhờ giá cao su thiên nhiên lại lên cao, Việt Nam trồng được 550 000 ha  cao su, ít hơn cao su Trung Quốc  các tỉnh Vân Nam , Quảng Đông , Quảng Tây và Hải Nam, diện tích  570 000 ha. Nhưng sản lượng cao su Việt Nam cao hơn, nâng Việt Nam lên hàng thứ tư thế giới sau Thái Lan, Malaysia và Inđônexia, trên Trung Quốc. Việt Nam dự trù  sẽ trồng được, năm 2015, 700 000 ha cao su  và 200 000 ha đầu tư của Geruco  và 4 công ty em ) ở  Nam Lào và Cam Bốt.  Năm 2007, diện tích cao su Đắc Lắc là 30 000 ha, sau Đắc Nông ( 38 000 ha ), sau xa  Gia Lai ( 64 000 ha ) và Kontum (60 000 ha ) ; ở Tây Nguyên chỉ trên Lâm Đồng ( 14 000 ha). Thực tế, theo bà Trần thị Thúy Hoa tổng thư ký Hiệp Hội Cao su Việt Nam - VRA , năm  2007 Việt Nam sản xuất 601000 tấn mủ khô , năm 2008,  662 900 tấn và năm 2009, 723 000 tấn. Năng xuất là 1612 kg/ ha năm 2007, 1661kg năm 2008 và  1717 kg năm 2009, nhờ tăng diện tích các tinh dòng mới cao năng, cải thiện cách cạo mũ, trị bệnh, chăm sóc tốt các vườn cao su. Theo bộ Nông Nghiệp, năm 2009 Việt Nam trồng  640 000 ha cao su, xuất khẩu 680 000 tấn mũ khô, trị giá gần 1 tỉ đô la Mỹ.  Giá cao su các tháng đầu năm 2010, sau khi giảm xuống chỉ còn 1200 đô la /tấn năm 2009, nay  đã tăng lên đến 3000 đô la/ tấn ( tháng tư 2010 là 3300 đô la / tấn ). vì hai nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan và Inđônêxia lại giảm sản xuất; Inđô nêxia  sẽ giảm chỉ còn 2 triệu tấn mủ khô năm 2010 so với 2. 4 triệu tấn năm 2009. Sản xuất Ấn Độ  cũng giảm đi 4 %  năm 2010. Sản xuất cao su Trung Quốc cũng giảm, khiến cho hai tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã phải tăng nhập khẩu 63 % . Năm 2009,Trung Quốc đã nhập khẩu  2.7 triệu tấn cao su thiên nhiên.  Nhờ giá cả vàng son này, chánh phủ Việt Nam cũng đã thay đổi lại viễn cảnh cao su nước nhà. Kể từ năm 2010, Việt Nam phải trồng thêm mỗi năm 30- 40 000 ha cao su. Năm 2010 sản lượng sẽ là 770 000 tấn, trong số này sẽ xuất khẩu 750 000 tấn , trị giá trên 1.5 tỉ đô la Mỹ . Năm 2015, Việt Nam dự tính trồng  trên 800 000 ha cao su và sẽ sản xuất 1.2 triệu tấn mũ khô . Năm 2020 , trị giá xuất khẩu cao su  sẽ cố đạt 2 tỉ đô la . Giải quyết ổn thỏa những tranh chấp điền địa, tìm ra những lề lối thâm canh, định canh thích nghi sinh thái hơn, tăng lợi tức các tiểu điền Kinh, Thượng mới - cũ, chắc chắn sẽ nâng cao diện tích cao su Đắc Lắc không mấy kém cà phê Robusta những năm tới,  góp phần giúp Việt Nam  đuổi kịp diện tích, sản lượng cao su Thái Lan  ( thập niên 1960 còn đứng sau Việt Nam ) trong tương lai gần ?


Hồ tiêu phát triển xứng đáng phong thổ Đắc Lắc, sẽ giúp góp phần cho Việt Nam  gìn giữ lâu dài địa vị nước hạng nhất thế giới sản xuất, xuất khẩu tiêu
           
Hồ Tiêu 
 Từ năm 2003, Việt Nam đã là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới.

Trong các gia vị có giá trị xuất khẩu (  quế- cassia và cinnamon,  đàn hương - cloves , đậu khấu nutmeg, hồi - star aniseed , nhục đậu khấu- mace , các loài họ gừng như gừng -ginger,  nghệ- turmeric, cu min . bạch đậu khấu - cardamom  … ), chỉ có tiêu ( hay hồ tiêu là phát triễn đáng kể.  Ngoài các vùng trồng tiêu cỗ truyền nổi tiếng nước nhà từ lâu như tiêu Tiên Yên, Vĩnh Linh - Gio Linh tỉnh Quảng Trị,  tiêu đất đỏ Lộc Ninh tỉnh Bình Phước hay đất đỏ tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu , tiêu Phú Quốc, tiêu Hà Tiên  tỉnh Kiên Giang.  Diện tích ngành trồng tiêu tỉnh Đắc Lắc cũ ( Đak Lak và Đak Nông ), năm 2009 đã  vượt  Bình Phước  (10 800 ha)  với 11 300 ha  ( Đắc Lắc 4 700 ha và Đắc Nông 6 600 ha ), trong tổng số diện tích toàn cỏi Việt Nam là 50 000 ha. Các năm 1990-1997, diện tích tiêu Việt Nam thăng trầm, từ 6 400 ha năm  1992 diện tích nhỏ nhất đến 9 800 ha năm 1992, diện tích lớn nhất thời kỳ. Diện tích trồng tiêu tăng đều 5 năm kế tiếp, từ 12 800 ha năm 1998  đến  43 500 ha  năm 2001. Từ năm 2003, Việt Nam đã trở thành nước  hạng nhất thế giới xuất khẩu tiêu, số lượng 82 000 tấn ( gần 90%  là tiêu đen, chỉ 10-12 % là tiêu sọ- tiêu trắng ) hơn hẳn Ấn Độ, Brazil và Inđônêxia. Năm 2006, mức xuất khẩu cao nhất 117 000 tấn ( 99000 tấn tiêu đen và 18000 tấn tiêu sọ). Nhưng năm 2007, mức xuất khẩu chỉ còn  83 000 tấn . Năm 2008  tăng lại, trồng đến 48 000 ha và quốc tế ước lượng sản xuất 90 000 tấn ( 80 000 tấn tiêu đen và 10 000 tấn tiêu sọ ).  Năm 2009, Việt Nam  sản xuất 100 000 tấn, 80 000 tấn tiêu đen và 20 000 tấn tiêu sọ - tiêu trắng, nhưng lại xuất khẩu 120 000 tấn, nhờ nhập khẩu 10 000 tấn và xuất kho tồn trữ 20 000 tấn tiêu của năm 2008 . Quốc tế ước lượng, năm 2010, Việt Nam sẽ xuất khẩu  95 000 tấn tiêu , 75 000 tấn tiêu đen và  20 000 tấn tiêu sọ;  nhưng mức  sản xuất năm 2010 chỉ là 90 000 tấn, vì thời tiết thất thường, Việt Nam cũng phải nhập khẩu 10 000 tấn tiêu đen như năm 2009 và chỉ còn tồn kho 1500 tấn  tiêu của năm 2009 ( và mức tiêu thụ trong nước  chừng  4000 tấn, 3500 tấn tiêu đen  và 500 tấn tiêu sọ ).  Sản xuất tiêu Ấn Độ và khuynh hướng giảm tiêu tồn kho năm trước ( năm 2007 là 37 225 tấn, năm 2010 ước lượng chỉ còn  9500 tấn ) làm cho giá cả tiêu có cơ vọt mạnh năm 2011 .   


Sơ lược vài kỹ thuật sản xuất, chế biến  gié trái tiêu

Gié trái sau khi chín chất thành đống, ủ trong 5 giờ  đem ra phơi 3-4 ngày tiêu  héo mặt và hột trở thành màu đen, đem đạp hay chà, phơi cho thật khô, rút ẩm độ xuống chỉ còn 15%  hay sau khi ủ, tách hột ra khỏi gié, nhúng nước gần sôi -  khoảng 80-90 0C khoảng 1 phút, xong đem  ráo trái  ra đệm phơi và hột tiêu đen sẽ mau khô và có màu đen bóng đẹp. 100 kg tiêu tươi cho 30- 35 kg  tiêu đen ( ẩm độ 15 % ) .Trái tiêu đen đem ngâm trong nước 10- 15 ngà ,vỏ sẽ mềm, nứt toét ra, vớt lên bỏ vào thúng  ngâm trong nước lấy chân đạp cho tróc hết vỏ, rửa sạch đem phơi  khoảng 12 giờ  tiêu khô, màu trắng kem. Muốn cho trắng hơn, khi đạp vỏ nên thêm một ít phèn vào thúng. 100 kg tiêu chín cho 28kg tiêu sọ . Thật ra Việt Nam còn sản  xuất thêm  một số tiêu  xanh là tiêu hái non 2-3 tháng trước khi chín,  có thể làm dưa tiêu và tiêu đỏ là  tiêu hái trái thật chín đem phơi riêng,   khi khô hột tiêu  màu đen nhưng còn  ửng đỏ, rất nặng cân và thơm ngon. Giống tiêu Đắc Lắc là giống lá to , nhóm Lada Belangtoeng , nguồn gốc Indonêxia ,  cho trái sớm , năng xuất cao  và kháng được bệnh cháy héo dây Phytophthora sp. rất trầm trọng ở ngành trồng tiêu Việt  Nam , nhưng không kháng  đựọc bệnh vàng héo rũ nhiều loại tuyến trùng, nhất là Meloidogyne incognita gây ra , cũng khá trầm trọng ở vườn tiêu nước nhà.  Các giống tiêu Hà Tiên, Phú Quốc và miền Đông Nam Bộ  thường là các giống tiêu lá nhỏ nguồn gốc Cam Bốt  như Kep , Kampot, chịu đựng tốt các điều kiện khắc khe  khí hậu đất đai, ra hoa muộn, gié trái dài, đóng trái dày, phẩm chất hột tiêu tốt, năng xuất khá cao, nhưng  không kháng được  bệnh chết héo dây.  Mùa tiêu thu hoạch từ năm thứ ba, và thời gian cho trái kéo đãi  20- 25 năm , năng xuất ổn định từ năm thứ tám đến năm thứ hai mươi,  Một ha tiêu trồng nọc khoảng cách 2mx2m có 2500 bụi tiêu. Vào năm thứ ba, mỗi bụi cho 600g trái chín, qua năm thứ tư  cho 1kg  và từ năm thứ năm trở đi cho  1.5 - 2kg  hay hơn nữa nếu trồng tốt . Như vậy một ha tiêu ổn định,  sản xuất 3750 - 5000kg trái chín , tương đương 1 125 - 2500 kg tiêu đen.  Việt Nam cũng đã cải thiện  ngành trồng tiêu  từ cuối thập niên 1990 , như phòng trừ sâu bệnh, cách trồng, cách làm nọc tiêu (nọc sống, nọc chết, nọc xây bằng gạch, đúc bê tông … ) , chăm sóc vườn tiêu , cắt xén tạo hình,  bón phân bón NPK và vi lượng ( như Mg , Cu…. ), hốc đất , tưới nước v.v) (  theo Trần Văn Hòa - Đại học Cần Thơ - năm 2000 ).
Nọc Tiêu bằng Gạch

 Đắc Lắc và Đắc Nông có đủ điều kiện , khí hậu,  đất đai, nhân sự,  kỷ thuật  canh tân , giống tốt cao năng ,  chế biến… để tăng gấp ba diện tích vườn tiêu cao năng, cao phẩm giữ vững hạng nhất đất nước về sản xuất tiêu nước nhà, góp phần cho Việt Nam duy trì  là nước hạng nhất sản xuất tiêu thế giới, mau chóng vượt quá kỷ lục 117 000 tấn tiêu đạt được năm 2006, đồng thời cũng chống đói giảm nghèo nhiều  nông dân địa phương.

Những cây  lâu năm, có thể hoàn tất hệ thống định-canh thay du-canh phá rừng làm rẫy năng xuất kém cỏi, chưa phát triển hết tiềm năng

 Năm 1995- 96, 56 %  tổng diện tích hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông, 1 061 000 ha là rừng . Nhưng diện tích rừng mỗi  ngày mỗi suy giảm, nhường đất cho phát triễn trồng trọt cho cây công nghệ lâu năm, đặc biệt là cà phê ở tỉnh Đắc Lắc như đã ghi trên . Trong 10 năm từ năm 1993 đến năm 2003, đất đai trồng trọt tăng gấp đôi , mỗi năm trung bình  46 000 ha.  Vì vậy rừng  đã giảm từ mức bao phủ đất là 90% năm 1960 , chỉ còn 57 % năm 1995 và ít hơn 50%  năm 2000 . Trung bình trong hai thập niên 1980 và 1990,  Đắc Lắc  mất đi 20 000 ha rừng mỗi năm. Từ năm 1975  đến năm 2003, tỉnh Đắc Lắc cũ đã  mất đi 1 triệu ha rừng . Ngoài  mất tính cách đa dạng thực vật và động vật, hạ cấp đất đai vì xói mòn, nguồn nước trở nên khan hiếm mùa nắng:  mỗi cây lâu năm, ngay cả lúa nước đất thung lũng , đất sườn đồi bậc thang, đất thấp làm nhiều vụ, đều cần nước tưới  để ổn định, tăng năng xuất, lợi tức. Mùa mưa, mất rừng cũng tăng lụt lội làm  thiệt hại nặng nề  vùng đất thấp tỉnh nhà nữa.        
Mận (Roi) màu vàng

Mận ta (Roi) màu cam 
Mít Tây Nguyên 
Hai cây lâu năm  mới thích hợp cho Đắc Lắc là trà - chè ở những phần cao nguyên trên 700- 800m và cây hột điều ( cần tuyễn chọn những dòng, giống chịu đựng một tí lạnh hơn miền Đông Nam Bộ, năng xuất ổn định hơn, chịu thời tiết bất thường hơn, như đã thành công phần nào với cao su  Hải Nam (? ) chịu lạnh tuyễn chọn mới đây cho miền Bắc)  Hai cây  này chưa phát triễn nhiều đủ tiềm năng vì chưa tuyễn chọn các giống thích nghi cho tỉnh Đắc Lắc.  Những loài cây ăn trái khác tương đối mới mẽ, có thể phát triễn ở Đắc Lắc là cây bơ- avocado tree  giống chịu lanh tốt, ruột ngon Haas , Fuerte … , cạnh tranh được ở thị trường quốc tế,  cây sung tây ( sung ngọt ) - fig Ficus carica loại không cần ong đặc biệt để đậu trái, các hạch quả cao giá như dẽ bi - mắc cam -  macdamia  nut ( nơi nào  đất đỏ cao độ  700 - 800m  trồng  cà phê chè  khá tốt thi trồng dẽ bi- dẽ mắc cam có thể cũng tốt ) và nhất là cây ca cao làm  sô cô la ( đã phát triễn ở Quảng Nhiêu -Ea Tul ? gần thị xã Buôn Ma Thuột),  nhưng cần khảo cứu thêm  trồng cacao, tìm cách khắc phục rẽ tiền, không ô nhiễm môi sinh quá đáng, ngừa trị được các  loại sâu bọ phá hại, du nhập thêm các giống thật sự cao năng, cao phẩm hơn nữa, thử nghiệm lề lối canh tác thích nghi hơn cho sinh thái Đắc Lắc.. .) .  Hay các  giống cây  cỗ truyền nhưng có thị trường mới  ôn đới thế giới như cây mít- jack fruit tree có tuyễn chọn  tân tạo các giống  lai cao năng, cao phẩm đa công dụng ( hột làm hạch quả mùi vị tuơng đương  hột dẽ -chestnut, marron xứ lạnh,  múi ăn tươi hay đóng hộp, múi - xơ -hột non  nấu ăn, làm dưa … ) hiện hửu ở  Úc Châu, Thái Lan , Mã Lai, Inđônêxia ; như sầu riêng ngon  cao năng loài  tam nhiễm - triploid Thái Lan như Mon Thong; xoài giống mới Ấn Độ , Mexicô hay Florida; mảng cầu - na  tây cherimoya, mảng cầu xiêm - corrosol,  hồng xiêm - sa pô chê  achras  sapota , hồng xiêm  ruột hồng- ma mây  calocarpium mammosum, giống tuyễn chọn ở Florida  hay ở Nam Mỹ , hồng xiêm ruột trắng  camosiroa  edulis . Có lẽ không nên quên các đại thụ như  các loài dâu tiên-nam trân rambai vỏ đỏ Quảng Nam  - rambai baccaurea sylvestris , rambai vỏ vàng ruột trắng khắc ở Cửu Đỉnh Đại Nội Huế baccaurea  ramifolia , hay loài mân ta - roi - xơ ri - cherry , cerise   tông Syzygium , như  xơ ri sông Đại Rio Grande cherry  Eugenia aggreggata,  xơ ri trái vàng cam Eugenia lushnathiana  ( xin nhắc xơ ri Gò Công có lẽ là loài Eugenia uniflora  và các mận hồng đào, mận đỏ, mận huyết  Tiền Giang cũng thuộc các loài Eugenias sp.) cây dâu tằm ăn trái morus alba thay vi lấy lá nuôi tằm, trái màu trắng đen hay tím lợt, dân Trung Đông cho là ngon  ;  ngay cả các giống nhãn Phúc Kiến , Đài Loan,  Thiều miền Bắc, Cơm Vàng Bánh xe miền Đông và miền Nam và đặc biệt là các giống thu hoạch mùa nghịch  cao giá mới tuyễn chọn ở đại học Chiêng Mai - Thái Lan .

Dân số Đắc Lắc tăng mạnh, diện tích cà phê , cao su, hột điều, tiêu tăng nhiều nên đất cao, nếu không phá rừng mới hay rừng luân canh lúa rẫy (bỏ hoang! ) đang mọc lại, thì không còn đủ đất khuếch trương các loại cây kinh tế tốt đẹp này,  nuôi sống thêm dân cư tỉnh nhà  đa số vẫn là nông dân và tăng lợi tức tiểu điền của họ. Như đã nói trên  hiện nay chỉ ước lượng còn chưa đến 500 000 ha rừng nguyên thủy trong đó có chừng trên 100  000 ha rừng bảo vệ lỏng lẻo, rừng tái lập  tự nhiên từ rẫy bỏ hoang luân canh,  hay  rừng trồng lại nhân tạo, phần lớn tiếc thay lại là bạch đàn hút khô hết nước ( có lẽ nên thay thế bằng vài loại  “cây đậu keo lá tràm” Acacia sp. có thể giữ nước tốt hơn chăng ?  ) .  Đối với cư dân địa phương cà phê là cây  tiềm năng kinh tế lớn nhất tỉnh nhà. Vào đầu năm  2000,  cà phê giá quá hạ,   mọi tiểu điền cà phê  đều muốn duy trì  nông trang cà phê, không chịu thay thế bằng các loài cây khác , như chánh quyền khuyến cáo .  Lợi tức chính sách trao quyền quản trị và bảo tồn rừng cho cá nhân cho làng xã , so với các cây công nghệ cao su , tiêu , hột điều , nhất là cà phê, rất kém cỏi . Báo cáo ADB năm 2003, tường thuật trường hợp một nữ nông dân nghèo Đặc Lắc  được trả 20 000 đồng VN một ngày lao động  ở nông trang cà phê, trong khi chỉ thu được 10 000 đồng VN hay ít hơn nữa, nếu tham gia các chương trình  bảo tồn rừng của chánh phủ  đề ra. 

Tuy nhiên, phải  tìm  cách  cận đại hóa , cải thiện thêm , tăng lợi tức tiểu điền  theo những hệ thống nông lâm ( thêm được khâu  mục súc- chăn nuôi nữa  càng tốt ) thích nghi cho Đắc Lắc  với các cây lâu năm có tầm vóc kinh tế công nghệ hay không. Hệ thống đáng khuyến khích nhất là hệ thống cao su đa dụng: cạo mũ và khi già cổi đốn cây cao su trồng lại tinh dòng cao năng hơn, thân đốn làm gỗ hay làm bột giấy; trong thời gian cạo mũ lượm hột chế biến thành thực phẩm nuôi gia súc, cá tôm, giữa hàng trồng hoa màu- rau đậu ( hinh như trồng dưa hấu, đu đủ… rất cỏ lợi ) hay trồng cỏ hòa đậu tuyễn chọn ở Nam Mỹ hiệu quả lớn nuôi bò, nuôi dê, nuôi cừu. Cà phê tán cần  giáp nối nhau khi đến thời gian thu hoạch đầu tiên, nhưng trước đó, trong vòng vài năm, có thể xen kẻ trồng vài loại cây lương thực ngắn ngày cải thiện cao năng như bắp lai , khoai lang, đậu phụng,  đậu trắng , đậu đen , đậu rằn,  đậu xanh, rau cải …  hay cả cây sắn ( khoai mì )  cao năng nhiều bột , không trồng xen kẻ được với cao su vì cùng một họ thực vật với  nhau,  có cơ mang chung nhiều hệnh hiểm nghèo cho cao su . Các cây ăn trái  đại thụ, một số đã  kể trên, có thể là tầng cao nhất hệ thống rừng mưa nhiệt đới. Các tầng dưới là những giàn dây leo như khoai tía , khoai mở , chanh dây - lạc tiên - chùm bao  - passion fruit,  những hàng rau đậu , bầu bí , thơm -khóm- dứa , đu đủ, mảng  cầu ta, mảng cầu xiêm…

Thành công đáng kể ở chương trình chống đói giảm nghèo tỉnh Đắc Lắc .
   
Dù còn nhiều khuyết điểm trên phương diện thổ nhưỡng bền vững môi sinh, chuyễn hướng  đa dạng trên đất cao thay lúa rẫy ( có xen kẻ ở nương rẫy, thêm một ít hoa màu  hàng niên ) bằng cây công nghệ lâu năm, và mở rộng diện tích lúa nước bằng  thủy nông,  theo tài liệu ADB   nghiên cứu  chương trình chống đói- giảm nghèo giảm nghèo ở tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông tháng 8 năm 2003, đã thành công đáng kể. Kinh tế Đắc Lắc cũ  đã đứng hạng nhất ở Tây Nguyên , GDP mỗi đầu người   lên cao,  từ 218  đô la Mỹ năm  1991, lên 258 đô là năm 1995 và  368 đô la năm 2002 . Mức  dân tỉnh nhà nghèo - đói đã giảm nhiều, từ năm 1999 chỉ còn 25.55 % và năm  2002 chỉ còn 18.92 % tổng số dân tỉnh. Chương trình này ở Đắc Lắc vào các  năm 2001- 2005 dự trù giảm thêm tỉ xuất nghèo đói  năm 2005  xuống nữa, chỉ còn  dưới 15 % .  Năm 2009- 2010  mức nghèo đói tỉnh Đắc Lắc sẽ xuống 12.5 % là chỉ tiêu trung bình Việt Nam  muốn rút xuống cho toàn quốc. Điểm đáng nêu ra là  nghèo đói không phải chỉ riêng các tộc dân Đắc Lắc cũ ( Ê Đê, M’Nông . Jarai ) mà luôn cả các  tộc dân Kinh, Tày , Nùng, tuy rằng  tỉ xuất nghèo  đói các tộc dân cũ , nhất là ở các buôn , làng miền núi xa  xôi,  lớn hơn.  Những lý do nghèo đói  do  chức quyền đưa ra ở Đắc Lắc là thiếu vốn liếng tư bản , thiếu đất trồng trọt được , thiểu hiểu biết và khéo léo lành nghề, để  khai thác các  cơ hội đầu tư thuận lợi, thiếu thị trường mới  cho dân nghèo . Đa số các dân nghèo  lại cho nguyên nhân nghèo đói lại cho là do thị trường phát triễn không thích hợp  vì giá cả nông sản méo mó địa lý xa xôi gây ra,  quản trị yếu kém chương trình  chống đói giảm nghèo , thiếu trong trắng xử lý tài chánh  chương trình và dự án, cho nên xảy ra tham nhũng, thiếu tài nguyên nhân sự làm quản lý địa phương yếu kém tận gốc rễ.

Nước tưới  dặm, làm nhiều vụ ruộng lúa nước và hồ thủy điện tích trữ không đủ nước

Số lượng nước các sông suối , hồ ở hai lưu vực sông Sesan và Srepok chừng 38  tỉ m3, nhưng hiện tại mới xử dụng 10 % lượng nước này. Số lượng nưóc sử dụng được phần  lớn nhờ các hồ các đập thủy điện thuộc hệ thống sông Ba và sông Sesan  các tỉnh Gia Lai và Kontum; trong khi phần lớn  nước tỉnh Đắc Lắc lại thuộc hệ thống sông Srepok.  Năm  2008 mới khởi công xây dựng  đập Buôn Knop , phía Đông Bắc tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột, công xuất hai tua bin lớn tổng cọng là  280 000 KW ( xin nhắc lại là đập Yali ở  biên giới hai tỉnh Gia Lai và Kontum trên sông Sesan  đã thiết kế  xong 720 000 KW, 6 lần hơn đập Đa Nhim  khánh thành năm 1964 và gần  2 lần hơn đập Đa Nhim thiết kế lại ) , sản xuất dự trù 1. 4 tỉ KW- giờ ( KW-hour). Đập thủy điện Đấc Lắc trước nhất  là Ea Sup hạ - lower Ea Sup ( Ea Sup là một nhánh của sông Srepok) , khởi công xây cất từ đầu thập niên 1980, cách tỉnh lỵ 35 Km  về phía Tây Bắc ,   rừng thuộc  nhóm  rừng bán nhiệt đới khô hạn , dân cư  thưa thớt , nhưng khi hoàn thành thì di dân mới miền Bắc vào làm đập ở lại khai thác đất thấp  làm  lúa nước nhiều vụ ,  chỉ có 18 % đất lúa nước mới này  cấp cho các tộc dân cũ mà thôi  ( theo Chris Lang, 1995 ). Như đã nói trên, năm 1989, hệ thống thủy điện và thủy nông Ea Sup Thượng - Upper Ea Sup , do Ủy Ban Sông Mê Kông và Viện  Qui Hoạch  Xử lý Tài Nguyên Nước Việt Nam  hoàn tất nghiên cứu sau 3 năm.  Ea Sup Thượng dự trù tưới  8210 ha lúa nước  và  chuyễn hóa 7000 ha  rừng thành  vườn trồng cây lâu năm, dùng nước tưới dặm . Thật ra đập Ea Sup Thượng  chỉ là một trong số 12 đập nghiên cứu  trong vùng, tiềm năng  điện thiết kế  trên 500 000 KW, có thể   khai thác 47 100 ha  lúa  nước. Tổng số nước cần tưới dặm ổn định năng xuất 1 triệu ha đất cao, trồng cây đa niên ở Đắc Lắc, khoảng 2 tỉ m3.  Một vụ lúa nước cần 10 -12 000 m 3 /ha .  Nhưng tháng 3 năm 1995,  trên 530 hồ  nước thiên nhiên hay nhân tạo tỉnh Đắc Lắc báo cáo là đã khô hết nước  (mùa mưa khởi đầu tháng tư, nhưng có khi trễ hơn )  . Ngay cả hồ Ea Nao  cung cấp  mõi ngày 10 000 mnước uống cho Ban mê Thuột  cũng khô ran. Gần 3000 ha lúa nước bị  phá hủy hoàn toàn. Nhiều nơi phải đào sâu hơn 50 m mới đến mạch nước ngầm,  năm bình thường chỉ cần đào sâu 29- 30 m.   

Hai vấn đề khẩn thiết là cố gắng bảo vệ những khu rừng có tính các bảo tồn đa dạng  sinh học ( như đã nói Đắc Lắc có trên 120 000 ha  rừng bảo tồn , bảo vệ ở phần khái quát), duy trì hay tái  tạo rừng để giữ vữug nguồn cung cấp nưóc cho các hồ ao thiên nhiên và hồ thủy điện,  nhưng phương cách bảo tồn còn quá lỏng lẻo,  chưa  bảo vệ đứng đắc các rừng đất dốc giảm thiểu lũ lụt và chống xói mòn . Các đập thủy điện ở Đắc Lắc, không tránh  được nạn  trầm tích làm  cạn hồ tích trữ , chỉ khai thác 1/ 2- 1/3 dung tích nước tiên liệu .

Thủy Điện Buôn Knop
Thủy Điện Yali
Tương lai phải tiến dần về công nghệ và dịch vụ ,  trước hết cần thêm  thủy điện và kiện toàn hệ thống giao thông  ở Đắc Lắc

Hiện nay nông lâm nghiệp  chiếm 74. 2 %  tổng lợi tức tỉnh nhà . Công nghệ  chỉ chiếm 8.7 % và dịch vụ  17.1 % . Nhưng cà phê, cao su , tiêu…  cũng gần bảo hòa hết đất cao để mở rộng thêm : ca cao chưa nắm vững kỷ thuật bài trừ sâu bọ phá hại;  thị trường cây ăn trái  xuất khẩu chưa phát triễn được như Thái Lan , Chí Lê ( Chi Li - Chí Lợi ). Lợi tức mỗi đầu người Đắc Lắc ước lượng năm 2009   chỉ  mới ở mức 300- 350 đô la , 1/3 lợi tức trung bình Việt Nam , ước lượng là  là 1052 đô la, vào năm ngoái.  Ngoài công nghệ liên kết với cà phê  ( mới có 11 000 tấn cà phê chế biến ttrong số 460 000 tấn nhân ,) cao su ( chưa có công nghệ ( ? )làm lốp xe, các chế phẩm cao su thiên nhiên như Tây Ninh , Bình Phước.  Công nghệ  triễn vọng nhất là các khâu khai thác bô xít hiện đang thực hiện ở tỉnh kế cận Đắc Nông, nung chảy alumina  thành aluminium . Nhưng  nung chảy -smelting từ alumina qua kim loại aluminium  cần quá nhiều năng lượng rẽ tiền  mà thủy điện  Đắc Lắc chưa có đủ. Trừ phi tương lai  phát triễn được năng lửợng thủy điện toàn thể ba sông Sre Pok , SeSan , Sê Kông cộng tác phát triễn hội nhập Việt- Miên ( Cam Bốt )- Lào, đang tiến tiễn có phần tốt đẹp. Trong khi chờ đợi nghiên cứu và thiết kế thêm các đập thủy điện lớn ở 3  quốc gia  vừa kể, Đắc Lắc nên  chuyễn hướng mau chóng hơn làm các đập thủy điện trung bình (dưói 70.000 KW (hay 70 megawatts)) và cở nhỏ ( 1000 KW -  30.000 KW), ít cần đầu tư ngoại hơn, có thể huy động tư bản trong nước , thực hiện mau  hơn , và ít phải di dời cư dân sở tại gây nhiều tai tiếng , khó khăn . Từ năm 2007 - 2008 Tây Nguyên đã chuyễn qua khuynh hướng này.  Đến nay, Đắc Lắc đã có  trên 20 đập thủy điện cở nhỏ , cở trung bình.

 Phải tăng cường khám phá những quặng mỏ  ở Đắc Lắc  như đang làm ỏ tỉnh  Modulkiri  Cam Bốt, tỉ như các mỏ quặng bô xít ở tỉnh Đăc Lắc như đã khám phá ở Đắc Nông , Lâm Đồng , Gia Lai và Kontum, các mỏ đá quý  hiếm  như   ngọc bích -sapphire ( ở ĐaK Mil nay thuộc Đắc Nông ), hồng ngọc - ruby… Song song với thủy điện còn nhiều tiềm năng,  phải chấn chỉnh lại hệ thống đường xá  ( làm đường đến tận các buôn miền núi xa xăm ) ,  kiện toàn mức hửu hiệu kinh tế  khúc đường Trường  Sơn công nghiệp từ Đắc Lắc lên các tỉnh nghèo phia Bắc cũng như phía Đông Nam về Sài Gòn, mở rộng các đường liên tỉnh nối liền với  Đà Nẳng ngang qua Pleiku , đến Qui Nhơn , đến Nha Trang v.v…   Không có điện và giao thông thuận lợi, hai thừa tố tiên quyết thiết yếu hạ tầng cơ sở,  thì không thể nào  kêu gọi tư bản ngoại quốc đầu tư thiết lập công nghệ và khích lệ phát triễn  công nghệ dịch vụ  tỉnh nhà đâu !  



( Irvine, Ca Li - Hoa Kỳ,  ngày 24 tháng 7 năm 2010 )                              



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét