Có lẽ Việt Nam nên theo dõi thêm
hơn nữa về
Tiến bộ tương lai “năng lượng xanh -
green energy” và dầu lữa biển sâu ?
G S Tôn Thất Trình
I
- Quan niệm hiện nay của Hoa Kỳ về tương
lai năng lượng xanh
Dầu lữa tầng Biển sâu - Deep water horizon; Cắt chóp núi khai thác than đá; Hâm nóng toàn cầu; Tan chảy tuyết băng vì đốt cháy nhiên liệu hóa thạch - fossil fuels. Bạn trông đợi chức quyền Hoa kỳ chánh về an ninh năng lượng, bộ trưởng Chánh phủ Mỹ Obama Steve Chu rầu rỉ về tương lai, nhưng Steve Chu lại tỏ ra lạc quan nhấn mạnh là khoa học sẽ giúp Hoa Kỳ thóat khỏi tình thế khó khăn hiện tại. Chu là nhà vật lý học và cũng là nhà đoạt giải Nobel ( về công trình sử dụng laser làm lạnh, bẩy bắt các nguyên tử ) lần đầu tiên giữ chức vị bộ trưởng năng lượng và bộ của Chu được cấp 39 tỉ đô la ở Đạo Luật Phục Hồi-Recovery Act để phân phát nhỏ giọt và một cơ hội chưa từng có vun trồng những ý tưởng to lớn . Ông nói : trong tương lai gần, những biện pháp đơn giản như gia cư hửu hiệu năng lượng và mái nhà sơn trắng có thể giảm bớt nhiều cho ngân sách carbon Hoa Kỳ. Tương lai, sẽ nhìn vào các giải pháp gốc rễ tỉ như nhiên liệu căn bản là glucose, tồn trữ thông minh, hay các nhà máy bé nhỏ sản xuất khối lượng lớn ( đại trà ) điện nguyên tử. Ông tiên đoán sán lạn kinh tế Hoa Kỳ, năm 2050, phần lớn sẽ là trung hòa carbon - neutral. Sau đây là phỏng vấn
Hỏi: Phun dầu ở Bờ Biển Vịnh - Gulf Coast
rất khủng khiếp. Tại sao một sự cố cở
này lại có thể xảy ra ?
Trả lời:
Dự trữ dầu lữa mở rộng cho các
xứ và các công ty không phải là OPEC
càng ngày càng ở nơi xa xăm , ngoài khơi hay ở bang Alaska . Khi một điều gì sai quấy xảy ra, có rất
ít dụng cụ nói cho bạn biết những điều
chúng ta thường nhin thấy hay sờ
tới , tỉ như các van - valves đóng hay mở hoặc áp lực ở những tiết diện khác nhau của dàn giếng dầu. Bạn không biết điều
kiện của thiết bị - máy móc hay giếng dầu và bạn không gửi người tới đó
đựợc. Chúng ta đã phải dùng những điều
xa lạ, tỉ như làm hình ảnh tia gamma hình dung tình trạng các van.
Hỏi: Hoa kỳ phải tụ điểm ở
đâu về đầu tư năng lượng dài hạn ?
Trả lời: Dầu lữa là tài nguyên giới hạn
và chúng ta phải bắt đầu nghĩ đến
những phương thức bớt chất tải nhu cầu. Điểm này không làm được
đầu hôm sớm mai . Trước hết, chúng ta phải làm xe hơi hửu hiệu năng lượng hơn, như vậy sẽ tiết kiệm nhiều tiền và sẽ giúp
chúng ta cạnh tranh hơn, nhờ đào
thải bớt 1 tỉ đô la một ngày nhập cảng dầu. Thứ hai, chúng ta sẽ chuyễn
qua dùng xe cá nhân chạy điện đi xa 300 dặm Anh ( trên 500km ) hay ít hơn. Thứ ba, chúng ta
muốn có các thay thế nhiên liệu lỏng chuyễn
vận : glucose , các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm lâm nghiệp phế
thải .
Hỏi: vậy chúng ta cũng trở về
điện nguyên tử sao ?
Trả lời: Tôi nghĩ rằng
điện nguyên tử sẽ tái sanh , dù
có xảy ra ở Hoa Kỳ không là điều chưa
qui định rỏ. Khắp thế giới hiện nay đang có chừng 50 hay hơn nữa nhà máy điện nguyên tử
đang xây . Riêng Trung Quốc xây đến 25
nhà máy mới. Hoa Kỳ cũng đang xây hai lò nguyên tử mới (kể từ những năm đầu thập
niên 1970) như nhà máy Vogtle Electric
Generating Plant , ở miền Đông bang Georgia .
Đó chỉ là khởi sự .
Hỏi: Vậy chớ
các lò nguyên tử nhỏ có tương lai sán lạn hơn không ?
Trả lời : Chúng tôi nghĩ đây là một cơ hội đồ sộ .Trong quá khứ, chúng ta đã
nghĩ rằng chúng ta có thang kích thước kinh tế ( có lợi ) -
economy of scale, khi chúng ta xây những lò nguyên tử to lớn , vì cho phép
hay vì những khía cạnh khác. Thế nhưng những lò
nguyên tử lớn có vài khuyết điểm. Số một
là tổn phí rất cao: từ 7 tỉ đến 8 tỉ đô la Mỹ, rất nhiều công ty không
muốn đầu tư toàn thể lớn như vậy. Số hai,
tùy theo nơi nào xây lò nguyên tử, hạ tầng cơ sở
phân phối và khả năng làm nguội lạnh
có thể không chứa nổi chúng
.Cho nên thay vì có được thang kích thước xây
những lò nguyên tử lớn, bạn có được
thang kích thước kinh tế bằng cách xây
những lò nguyên tử nhỏ, sản xuất cũng
gần khối lượng đại trà như vậy. Lõi lò
nguyên tử có thể chế tạo như tình trạng
một xưỡng máy rồi chuyên chở đến nơi khác trong nước hay ở ngoại quốc bằng xe
lữa hay tàu thủy. Chúng ta thay thế thang kích thước kinh tế bằng thang
kinh tế theo số lượng nhiều, ít.
Hỏi: Trong khi đó , kinh tế Hoa Kỳ vẫn căn cứ
trên nhiên liệu hóa thạch. Vậy chớ
giam hảm - sequestration
carbon có quan trọng hơn nữa không đây
?
Trả lời:
Đây là vấn đề của thế kỷ 21. Có thể đến thế kỷ tới, chúng ta sẽ chế ngự
được khả năng bắt chụp năng lượng đụng vào Trái Đất và cách phân phối, tồn trử khối
lượng đại trà dài hạn. Hai chục năm tới,
vài người lại nhìn thấy các nước chậm
tiến - đang mở mang sử dụng than đá gấp đôi hiện nay. Hoa Kỳ sẽ xuất cảng than
đá sang Ấn Độ và Trung Quốc. Chúng ta cần phải phát triễn kỷ thuật làm sạch than đá.
Hỏi : Ông nói như thể FutureGen, cố gắng
chung công cộng và tư nhân tạo
ra những nhà máy điện
phát thải zero emission chạy than
đá đầu tiên trên thế giới ?
Trả lời : khi Trung Quốc đóng cửa
những nhà máy điện chạy than đá cũ không hửu hiệu , thì lại mở cửa cho chạy những nhà máy “ mới ” rất hửu hiệu;
những nhà máy này chạy bằng than đá tán thành bột tiêu chuẩn . Điều FutureGen hỏi là : có thể nào bạn lấy một nhà máy than đá hiện tại và trang
bị thêm những bộ phận mới để chụp bắt, không những carbon dioxide mà luôn
cả các ô nhiễm khác ?
Chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là một
cách ít tốn kém hơn, trang bị lại
các nhà máy hiện hửu .
Hỏi: Nói chung lại tất cả
, chúng ta có thể nào hoàn tất các nhà máy điện Hoa Kỳ gần như sạch
-carbon free vào năm 2050 ?
Trả lời:
Tuy là kỳ vọng, nhưng có thể thực
hiện. Hình thức sạch nhất của năng lượng hạt nhân ( nguyên tử ) là mặt trời.
Số lượng năng lượng đụng Trái Đất là 10 000 lần hơn nhu cầu chúng ta. Nếu chúng ta
đạt được ngay chỉ 1% hiệu năng phí tổn thấp ,
và chúng ta biết cách tồn trữ năng
lượng , chúng ta sẽ đủ thỏa mãn nhu cầu cho 9 tỉ rưỡi người mà không làm ô nhiễm thế
giới. Những định luật vật lý học cho biết
đó cũng là điều có thể làm được
. Chúng ta khỏi cần sáng chế ra một cái
gì tốt đẹp hơn là mặt trời. Chính mặt
trời cho chúng ta nào là điện mặt trời - solar , thủy điện , điện
gió và điện sóng - waves .
Điện Gió |
Hỏi: Như vậy sẽ là cách sử dụng mặt trời tốt hơn là những cách chúng ta đã xử lý đến
nay?
Trả lời: Mặt trời đã tồn trữ nhiên liệu hóa thạch từ hàng trăm
triệu năm rồi và chúng ta chỉ mới sự dụng năng lượng mặt trời vài trăm năm thôi, cho nên đây là một vấn
đề. Hãy nghĩ lui tới giữa thiên niên kỷ
1800, khi Hoa Kỳ lảnh đạo
công nghệ săn bắt cá voi - whales. Dầu cá voi rất sạch và khi đốt
nó cho ra một ánh sáng chói lọi ,
trắng xóa. Dầu này là một kho tàng quí
báu , cho nên chúng ta đã làm gì với cá voi.
Chúng ta đã dùng hết tài nguyên cá voi địa phương và phải đi xa mãi mãi, đến nổi các tàu đánh cá voi phải đi quanh thế giới. Và đôi khi chúng ta
gặp vài con cá voi nổi giận. Truyện con Moby- Dick đúng là đã hình thành thời trang một câu
chuyện thật sự,
một cá nhà táng mỡ tinh trùng-
sperm whale tấn công và làm đắm tàu.
Thật sự là bạn đã có một công nghệ không vững bền đi vào
biển sâu, đi vào nguy hiểm thêm, cho đến
khi mọi cá voi đều mất hút, tuyệt chủng.
Hỏi:
Thật đã rỏ ràng sự tương tự các vấn đề hiện nay của chúng ta.
Trả lời: Ngoại trừ tiền cọc nay lớn hơn nhiều
lắm. Bạn có thể lắng nghe bản nhạc tứ tấu trên tàu Titanic và thưởng
thức cốc sâm banh cuối cùng. Hay bạn chỉnh đốn vấn đề. Có một câu Winston Churchill phát biểu : “
Hoa Kỳ luôn luôn làm điều tốt đẹp, sau khi đã dùng hết mọi khả năng ”. Chúng ta
không còn thì giờ làm như vậy nữa. Chúng ta sẽ nói gì đây với con, cháu chúng
ta. “ chúng ta sẽ nói : tôi rất lấy làm
tiếc, các con - cháu sẽ nghèo hơn, ít cơ hội hơn. Chúng bây sẽ
phải sống ở một thế giới ô nhiễm
nhiều hơn là lúc cha ông sinh ra. “ Ê này . Ở đây không
có một trò chơi số cọng là zêro đâu nhé ! . Đúng như Cách Mạng Xanh hay Cách Mạng Công nghệ. Không
có một định luật vật lý học nào nói rằng
toàn thể xã hội không hưởng lợi gì cả.
II - Dầu lửa biển sâu: mai đây sản xuất
14.4 triệu thùng một ngày
Một thí dụ về khai thác năng lượng dưới đại dương theo năm |
Thật khó mà nhận
thức bây giờ , nhưng 2010 là năm rất tốt đẹp cho dầu lữa. Các khổng lồ năng lượng thế giới phái đi các kỷ sư dầu lữa mủi nhọn nhất , các máy dò
địa chấn - seismic probes phức tạp nhất và những dàn khoan dầu đồ sộ đến những nơi dễ
sợ nhất hành tinh, từ vùng Vịnh Mexico đến
Greenland . Phòng họp ban giám đốc các tổ hợp công ty tuôn trào tự tín. Công ty British Petroleum- BP tuyên bố ở báo cáo hàng năm : “ năm 2009 là năm BP hoạt động ở những biên cương ngành công nghệ năng lượng.
BP đang ở vị trí đặc biệt tốt để làm vững chắc
thêm thành công của tổ hợp tại
biển sâu Vịnh Mexico trong dài hạn ”.
Thông điệp kinh tế trên tất
cả thám hiểm này vẫn còn đúng : thế giới
không không phải đã chạy mất hết
dầu lữa rồi ,
thế giới chỉ chạy hết dầu khai thác dễ dàng - easy oil. Bằng cách sử dụng kỷ thuật mới, những nơi bí mật cất giữ dầu lữa, từ lâu bị gạt bỏ
vì cho là quá khó khăn hay quá
tốn kém để lắp ống thăm dò ( chẳng hạn
ở lớp vỏ cứng dưới Vịnh Mexico hay thuộc Hạ Địa tầng Thứ ba -Lower Tertiary đã xưa
cũ 30 - 65 triệu năm hay ngay trên đá
trầm tích ngoài khơi bờ biển Ghana hay Brasil thuộc địa tầng cũ hơn nữa Kỳ Phấn Trắng - Cretaceae ) nay đang ở vào
tầm tay. Các kỷ thuật thăm đò , khai thác thử đầy sáng tạo
tỉ như , sonar 3D- 3 chiều phát ra những làn sóng âm thanh từ nhiều góc , đã giúp các toán khám phá nhìn
xuyên qua các lớp muối địa chất mờ đục và di động, để chấm đúng vào những dầu lữa
bị che lấp đi 4 dặm Anh hay hơn
nữa, dưới vùng Vịnh Mexico, ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương Nam Mỹ hay
Phi Châu. Các ống mềm dẽo nhưng siêu
mạnh mẽ , kiểm soát các van dòng dầu lữa chảy từ xa, và các dàn khoan chống rung động, có thể bảo vệ các thiết bị
thăm dò chống lại xói mòn, sốc nhiệt - thermal shocks hay áp lực
nước làm tan nát , ở sàn
đáy biển đại dương.
Thông điệp môi sinh cho vụ phun chảy dầu ngoài khơi, tệ hại nhất từ trước đến nay ( 4.4 triệu thùng ) ít minh bạch hơn và
vẫn còn bộc lộ thêm. Ngày
mồng 2 tháng 11 năm 2010, Sở Cá và
Đời sống Hoang dã Hoa Kỳ báo cáo
là hơn 6000 chim chóc, 600 rùa biển và 100 động vật có vú, đã chết ở vùng dầu
phun, có thể đó là kiểm kê chưa đủ. .Vào
hôm đó, một tàu khảo cứu các vùng phun
dầu 7 dặm Anh, khám phá nhiều tá cộng đồng
san hô đã hay đang chết. Thomas Bancroft,
nhà khoa học chánh của hội Audubon Quốc gia (Hoa kỳ) nói rằng:
chúng ta chưa đo được những ảnh hưởng dài hạn trên dây chuyền thực phẩm biển sẽ như thế nào
cả. Điều này vẫn còn là một thí
nghiệm khoa học khổng lồ không kiểm soát
được, với chim chóc và mọi cộng đồng tùy thuộc Vùng Vịnh như thể là những bầy
tôi thiếu khôn ngoan. Kể luôn cả những cộng đồng nhân loại: cuối
năm 2010, BP đang phải
đối mặt với chừng 370 000 kiện cáo của các doanh vụ và cá nhân vùng Vịnh đòi bồi thường tai hại .
Một phần dầu đáng kể nhưng không
biết được ở Tầng Biển Sâu sẽ không bao
giờ lên nổi trên mặt biển mà lại bị bẩy sập
trong các phần giữa biển đại
dương. Ở đây tin tức tối mịt, tuy có
thể đáng khích lệ. Nhà sinh thái học La bô Quốc gia Lawrence Berkeley, Terry Hazen, dẫn đạo một nghiên cứu đăng tải ở
tạp chí Khoa Học tháng 10 năm 2010, đã khám phá ra các loài vi khuẩn nuốt hết dầu
có những gen ( es ) giúp
chúng phồn thịnh tại một lông chim
dầu, điều kiện cao áp và lạnh ngắt ở 3600
bộ Anh dưới mặt biển.
Những vi khuẩn này hành động như thể một toán làm sạch thiên nhiên vậy đó. Hazen nói:
Vùng Vịnh là một nơi to lớn cho
các vi khuẩn này, vì vùng có dầu lữa rò rĩ
hơn nơi nào khác trên thế giới. Khi dầu bắt đầu phun tràn, chúng khỏi
cần thời gian làm quen khí hậu.
Các chính trị gia mau lẹ tuyên bố
những bài học của họ về vụ nổ bật dầu ở
Tầng Biển Sâu . Họ thề thốt rằng không bao giờ
nữa cứ để Hành Tinh bó buộc ngồi nhìn ,
bất lực, trong khi các chức quyền điều hành khai thác dầu thú tội, sau sự kiện xảy ra, là chận đứng lỗ
rò ở điểm sâu giống như
giải phẩu tim mở toang - open heart surgery ở 5000 bộ Anh đen thui; khi chủ tịch BP Hoa Kỳ
Lamar McKay nói với ABC News - Tin tức về những cố gắng sớm bít lại giếng dầu, bằng cách khởi động cái ngăn ngừa nổ bật bị hư hỏng.
Leta Smith, một chuyên viên dầu
lữa ở HIS Cera , một cơ quan nghiên cứu chánh sách năng
lượng nói : ngày nay, chúng ta biết được một màn kịch tệ hại nhất không phải là điều chúng ta mơ ước. Đây là một điều có cơ xảy ra, chúng ta
cần sẳn sàng đối phó. Ngày 30 tháng 9 năm
2010, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ đưa ra những luật
lệ mới mục đích nâng cấp thiết bị an toàn
và thắt chặc kiểm soát tốt đẹp hơn, đồng thời cũng bó buộc các công ty
dầu lửa phải trình bày những dự án chi
tiết các nhà điều hòa cách nào họ sẽ xử lý hiểm nguy và ngăn ngừa nổ bật dầu ở các vị trí dầu lữa và khí dầu ngoài
khơi . Các nhà hoạt động Biển Sâu bị bắt buộc phải tăng cường an toàn nơi làm việc và đặt rô bốt ngầm dưới biển và các toán hoạt động phải sẳn sàng đối phó các trường hợp - ca khẩn cấp .
Tuy nhiên, những lực đẩy mạnh tranh cướp dầu lữa thái cực này vẫn
đặc biệt không thay đổi. Bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ, Ken Salazar, đưa
ra một một lệnh đình hoãn tạm thời khoan dầu biển sâu. Mới đây , Ý
cũng cấm khoan dầu ở biển sâu trong vòng
5 dặm Anh cách bờ biển. Nhưng những
điều này có lẽ chỉ là khúc bướu chống
tốc độ trên lối đường xe chạy, cho việc khoan dầu biển sâu nhiều hơn ? Smith nói:
Vài nước , đặc biệt các quốc
gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát
triễn Kinh tế - OECD, đang xét lại các thể lệ an toàn trong khi không sử dụng những hành động thái
cực. Họ chưa xét lại hạ viễn ảnh
sản xuất dầu biển sâu ngoài Hoa Kỳ .
Chevron và BP
đang tăng tốc khoan dầu ngoài
khơi Shetland Islands , Petrobas - Brasil, giàu thêm 79 tỉ đô la Mỹ nữa khi
cống hiến tháng 9 năm 2010 cổ phần công cộng lớn nhất từ trước đến giờ, đang
leo dốc sản xuất thương mãi vùng dầu
“ tiền muối - presalt “ che dấu
nằm cách bờ biển 180 dặm Anh , chôn dưới
xa ( 4.5 dặm Anh) biển Đại Tây Dương hơn cả
các vùng Vịnh sở hửu của BP. Ngày 21
tháng 10 năm 2010, khi Hoa Thịnh Đốn rút lệnh đình hoãn khoan dầu biển sâu, Chevron tuyên bố một dự án 7.5 tỉ đô la Mỹ phát triễn hai vùng dầu , Jack và St Malo ,
nằm 7000 bộ Anh, sâu dưới sóng biển, cách thành phố New Orleans 280 dặm Anh .
Hiện tại, 6% của mọi dầu lữa sản xuất trên thế giới ( tổng cọng 5.2 triệu thùng dầu một ngày; nhắc lại Việt Nam sản xuất chừng
400 - 450 000 thùng một ngày ), là hút
từ các giếng sâu 2000 bộ Anh hay hơn nữa dưới mặt biển ). Cách đây một năm, HIS Cera
tiên đoán là thế giới sẽ bơm 1 trong số 10 ( 10% ) thùng dầu lữa từ các dự
trữ biển sâu vào năm 2020. Smith nói: Chúng
tôi không thay đổi tiên đoán. Hiện các công
ty xin cấp giấy phép ở Vùng Vịnh ( Mexico ) chậm đi
và thắt chặc
thể lệ điều hòa công nghệ một cách tổng quát, nhưng thế giới còn lại vẫn
tiến thêm vào biển sâu. Sản xuất dầu
lữa biển sâu ước lượng sẽ đạt gần 10
triệu thùng vào năm 2015 .
Vấn đề đơn giản : các dầu tái
sinh- renewables có thể là tương lai đó. Nhưng dầu lữa và khí dầu vẫn còn là nguồn năng lượng
giúp thế giới chạy đi. Cơ quan
Năng lượng Quốc tế -The International Energy Agency ( IEA ) dự tính tháng
11 năm 2010 là yêu cầu dầu lữa
sẽ tăng vững mạnh trong 20 năm tới, sẽ
đạt 99 triệu thùng mỗi ngày năm 2035, nghĩa là 15 triệu thùng mỗi ngày nhiều hơn
năm 2009. Báo cáo Viễn Ảnh Năng lượng
Thế giới của IEA cho biết: mọi tăng
trưởng đều thuộc các nước không- OECD, riêng
Trung Quốc chiếm gần phân nữa. Trung Quốc đã vượt mặt Hoa Kỳ năm 2009, thành nước tiêu thụ đứng nhất thế
giới và yêu cầu dầu lữa mỗi ngày ở Trung
Quốc dự tính sẽ tăng gấp ba, đạt 13 triệu thùng một ngày, vào năm 2035.
Steve Chu, bộ trưởng Năng Lượng Hoa Kỳ không có ảo tưởng gì cả về vụ dầu
lữa sẽ bị đoạt chỗ xem là nhiên
liệu tốt nhất - lựa chọn cho chuyễn dịch , chuyễn vận thế giới như kể
trên . Điều này không xảy ra đầu hôm sớm mai đâu, theo Chu. Nó cũng không xảy
ra một chục năm tới. Cần nhiều thập niên, nên chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ về vụ này, ngay từ bây
giờ. Bạn có thể nói đây là tiếng gọi
thức giấc !
( Irvine , Ca Li, Hoa Kỳ ngày 14 tháng 12 năm 2010 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét