Thử tìm hiểu, áp dụng một mô hình phát triển
văn hóa văn minh Á châu khác, giảm bớt nguy cơ
tương lai Việt Nam bị Hán Hóa, mất gốc, mất nước chăng ? :
Biết rõ hơn đôi chút các bài học lịch sử văn hóa văn minh Nhật trước năm 2000
G S Tôn Thất Trình
Các nhà học giả
Trung Hoa hay Nhật Bổn thường không chú
ý đến sự phân ngành tập quán Tây phương, cùng lúc là học giả, triết gia, nghệ sĩ, thi sĩ, “ ông đồ ”viết chữ đẹp, tùy bút - tiểu luận và thường là sử gia nữa. Họ ít khi quan niệm văn hóa họ là một đơn vị , cũng như không bao giờ tưởng
tượng văn hóa là một điều gì khác. Cảm
tưởng này của họ thấm xuống đến tận dân gian thông thường. Cho nên văn hóa theo họ , dù chỉ là dạng phát
họa đại cương phải được nghiên cứu xuyên qua mọi ngõ ngách của nghệ thuật, tôn
giáo, đời sống kinh tế và xã hội cũng như mọi ngõ ngách cỗ điễn ở phương Tây,
tỉ như sử học quân sự và chánh trị. Các
sự cố bên ngoài lịch sử Nhật phải được nhìn dưới con mắt cả hai thái độ
và lập trường của các diễn viên
chủ yếu lẫn thường dân, họa may mới nắm
vững nhãn quan thật sự và tròn trĩnh hơn
của toàn thể. Như thế chúng ta mới hiểu được đà sáng tạo đáng kinh ngạc thúc đẩy nhiệt tình dân Nhật, suốt lịch sữ lâu dài Nhật đến cuối thế kỷ thứ 20,
và bất thình lình phóng họ lên một mô
hình, mà có lẽ họ cũng kinh ngạc không kém, là xứ đứng hàng đầu thế giới thế kỷ 20. Hai đặc điểm của dân Nhật cần nói đến trước tiên là những đức tính quân sự và phong kiến và những biệt tài nghệ sĩ thiên nhiên.
Có lẽ như vậy là nhờ Thần đạo - Shinto thiêng liêng và nuôi
nấng hai đặc điểm này dù chúng có tính cách sơ khai, và Thần đạo vẫn duy trì mạnh mẽ như là một tôn giáo, trải qua nhiều thế kỷ Nhật.
1-
Nguồn gốc ban đầu lịch sử dân Nhật
Nguồn gốc dân Nhật lẫn lộn và mờ
tối. Chỉ một điều chắc chắn là ở các đảo nước Nhật đã có nhiều tộc dân khác
không có cá tính Nhật sinh sống, trước khi chính dân Nhật đến các đảo . Một
trong những tộc dân này là Ainu đã sống sót đến ngày
nay , dù rằng rất bấp bênh . Ainu
thuộc giòng giống Cáp ca -
Caucasian , Đông Âu - Trung Á, da
trắng và râu rậm . Vật tỗ - tô tem của Ainu
là gấu và đánh cá và săn bắt là ngành nuôi sống tộc dân này. Họ chiếm
ngự các đảo miền Bắc, nhưng nay họ chỉ
còn là một nhóm nhỏ sống tại đảo Hokkaido .
Mắc khác, dân Nhật thuộc
tộc dân Mông Cỗ- Mongolian race , thấp hơn
các đặc điểm Mông cỗ điển hình có mắt híp , thoáng sắc tố vàng , tóc đen , mặt dẹp hơn loại
Caucasian, gò má cao, và chân tay tương đối ngắn so với thân thể. Đặc điểm cuối cùng này giúp thân thể bảo tồn
nhiệt lượng, có thể mất nhiều nếu chân tay quá dài. Chân tay ngắn cũng như mắt
híp, có lẽ là để chống lại ánh sáng tuyết chói lọi, cho nên tộc dân Nhật đôi
khi được xem là thuộc về kho bảo tồn nòi
giống các tộc dân Mông Cỗ thời tiền sử ở miền Bắc Xi Bê Ri - Tây Bá Lợi Á.
Trong gia tộc Mông Cỗ, ít nhất là có hai
vùng nguồn gốc chính xác phân biệt họ với các tộc dân lẫn lộn hình thành tộc dân Nhật. Vùng thứ nhất là Trung Á, phân biệt đáng kể ra
là ngôn ngữ. Bảng vần Nhật ngữ (nguyên âm tiếp theo phụ âm ) và vài từ gốc cho
thấy đôi chút đồng dạng với hai tộc dân
Hung gia Lợi - Magyar và Phần Lan. Cả ba cùng chung gốc Trung Á. Vùng nguồn gốc
thứ hai cho một vài nòi giống Nhật là
miền Nam Trung Quốc. Chứng cớ là vài đặc
điểm lý học, tỉ như khổ người tương đối nhỏ, da vàng, xương xẩu mảnh mai, tương
ứng dân chúng miền Nam hơn là miền Bắc Trung Quốc . Vài món chế độ ăn uống cũng hướng về miền Nam
Trung Quốc, chẳng hạn gạo cơm lúa
nước- wet rice . Còn một vùng nguồn gốc thứ ba, thuộc Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương
thì còn trong vòng tranh cải .
Vậy chớ các tộc dân này lẫn lộn và định cư thế nào trên đất liền ?
Núi Phú Sĩ |
Nhật bản là 4 hòn đảo lớn, chạy từ Bắc
xuống Nam rồi cong về phía Tây như sau: Hokkaido , Honshu ( đảo chính ), Shikoku và Kyushu và vô số
đảo nhỏ; tổng số diện tích khoảng bang California, Hoa Kỳ. Khí hậu phô bày từ tuyết rơi dày mùa đông ở Hokkaido đến
cây cỏ bán nhiệt đới ở Kyushu; phần lớn
nước Nhật là núi non, chỉ dành 17%
đất đai cho nông nghiệp , phụ thêm bằng một diện tích nhỏ ruộng đồi núi
theo bậc thang. Ba đồng bằng chánh nông
nghiệp ở Nhật là Đồng bằng Kanto , quanh thủ đô Tokyo, rộng chừng
1 297 000 ha, Đồng bằng Nobi,
quanh thành phố Nagoya, và Đồng bằng
Kansai, quanh các thành phố Nara, Kyoto và Osaka ở cuối phía đông Biển
Nội địa - Inland Sea. Hai đồng bằng
vừa kể chỉ rộng 1/10 diện tích Đồng bằng Kanto.
Mưa nhiều và cặm cụi làm việc ,
đã giúp dân Nhật sống sót với sản phẩm nông nghiệp, nhưng họ cũng đã
phải luôn luôn bổ túc bằng hải sản: cá , sò nghêu, và rong biển. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật trong Đệ Nhị Thế
Chiến đã chứng minh là hải sản, và một số lượng ít ỏi thịt, gạo , và rau đậu đặc biệt
là củ cải ( vỏ trắng hay vỏ xanh ) - radish khổng lồ
đaikon giàu sinh tố đã có thể cung
cấp một chế độ ăn uống chu toàn giá rất
rẽ. Nhiều người đã lưu ý là tình trạng hải đảo Nhật rất giống Vương Quốc Anh
- Great Britain. Cả hai đều đủ gần một lục địa lớn hầu nhận được kích thích
văn hóa và đủ xa xôi hẻo lánh để tiến trào đến một lối sống cá biệt, có cơ
tránh khỏi ngoại xâm. Cả hai nước đều phát triển hải quân mạnh mẽ, nhờ khai
thác kỷ xảo nghề đánh cá và thương mãi. Cuối cùng, cả 2 nước vào thời cận đại, cũng đã cố gắng mãnh liệt
chế tạo công nghệ và ngoại thương để nuôi sống dân gian hải đảo. Trên phương
diện địa lý, các đảo Nhật khác biệt Vương quốc Anh vì Nhật có núi cao hơn 2 dặm Anh ( 3218m )
bên bờ rìa một lằn nứt sàn đại dương sâu
5 dặm Anh ( 8045m ) tên gọi là Hố sâu Tuscorora Deep. Căng thẳng
phát sinh khiến cho Nhật rất dễ bị động đất , có khi rất tàn phá. Các đảo Nhật chứa nhiều núi lữa vẫn hoạt động.
Chóp hình nón hoàn hảo núi Phú Sĩ -
Mount Fugi là một núi lữa đã tắt (
phun lần cuối cùng năm 1707) ; nhưng núi Asama vẫn còn tích cực và rất nhiều vòi phun cao hơi lưu huỳnh thoát ra ngoài lằn nứt
các núi miền Trung nước Nhật. Nhật tương đối nghèo nàn quặng mỏ kim
loại: Nhật rất ít quặng sắt và dầu lữa.Than đá cũng hiếm và phẩm giá không tốt,
và chỉ có đồng là phong phú. Trước thời cận đại, rừng Nhật cung cấp gỗ dồi dào
đủ loại Nhật cần thiết để xây dựng nhà cửa, đền thờ và đại gia trang ngoài tàu thuyền và mọi loại dụng cụ . Sông suối chảy mau lẹ
không giúp gì nhiều cho giao thông, nhưng
cống hiến lớn lao vào nguồn thủy
điện.
Nhật là nước chậm chân trên việc phát triển văn minh, vì lẽ các phong
trào văn hóa tràn sang Nhật phải xuyên qua
phía Đông, Trung Á và Trung Quốc. Rất ít
chứng cớ còn sót lại vào Thời Đại Đồ
Đá Cũ - Old Stone Age ở Nhật. Văn hóa chánh đầu tiên thuộc Thời đại Đồ đá Giữa-Mesolithic
các giai đoạn sớm hơn, khởi đầu khoảng 3000 năm trước Công Nguyên ( CN ) - BC . Văn hóa này có tên là Jomon, có
nghĩa theo tiếng Nhật là “ Mô hình Dây thừng - Cord Pattern” phân biệt các làm đồ gốm bằng tay, không phải
đồ gốm quay tròn trên bánh xe. Dân gian Jomon dùng các vũ khí bằng đá
và sống
trong hốc chìm lõm - sunkun
pit , loại gia cư dân gian Trung Hoa sống thời tiền cỗ. Dân Jomon không biết nghề nông, sinh sống
bằng các đào củ, lượm hạch quả - nut , săn bắt thú nhỏ trong rừng và sò nghêu bải biển. Nhóm văn hóa thứ hai đến Nhật chậm hơn giữa
300 và 100 trước Công Nguyên , tên gọi là Yayoi, từ một vị trí ở Tokyo
khi có nhiều khám phá sớm hơn ,
tuy nền văn hóa này mạnh nhất ở miền Tây nước Nhật. Dân gian
Yayoi làm đồ gốm trên bánh xe và đã biết nghề nông khá tân tiến, trên ruộng lúa nước tưới tiêu
kiểu Trung Hoa. Rỏ ràng là dân gian
Yayoi xử dụng vừa đồ đồng thau lẫn đồ
sắt , cho nên không thể nói rằng Nhật cỗ đại
đã trải qua thời kỳ Thời đại
Đồng Thau - Bronze Age một cách riêng rẽ. Các đồ khảo cổ Yayoi là: gương
soi, chuông, kiếm, và giáo mác bằng đồng, một dụng cụ tế lễ, và một ít đồ vỏ
khí bằng sắt. Tộc dân Yayoi cũng sống trong hốc chìm, nhưng có 2 đặc điểm rất
gần lịch sử Nhật: đó là phương cách họ làm nghề nông và mái lợp ” tranh “ trên nhà sơ khai. Các mái kiểu này ghi rõ trên các chuông đồng thau trang trí to lớn , một đặc
điểm văn minh Yayoi .
Vào giữa thế kỷ thứ 3 sau CN ( AD
) văn minh Tomb ,
chồng lên văn minh Yayoi , tuy không thay thế hẳn văn hóa này. Nét
văn hóa Tomb là việc xây cất vài phòng
chôn cất bằng đá và các gò mộ đồ sộ bằng
đất, dài 500m và cao 40m.
Haniwa, nghệ thuật cuối thời Tomb vào thế kỷ thứ 6 thứ 7 |
Các mồ và nấm
mồ này tương tự các nơi chôn cất ở Cao Ly ( Triều Tiên, Đại Hàn ) và Tây Bắc Á
, trình bày thêm ảnh hưởng của lục địa,
những gì đã đến Nhật các thời kỳ sớm
hơn. Các ngôi mộ cũng cho thấy một giới
qúi tộc mạnh mẽ có khả năng chỉ huy một số công nhân to lớn xây mộ. Liên hệ
đến các ngôi mộ là hình dáng trên các đồ gốm bằng đất sét màu hơi hơi nâu hay hơi đỏ biểu hiện
đàn ông, nhà cửa, động vật, đặc biệt là ngựa. Vùng Yamato chứa
nhiều ngôi mộ nhất, và những ngôi mộ giàu
sang nhất là cho các Đế vương dòng hoàng
đế đầu tiên của lịch sử Nhât.
Nhà Hán Trung Quốc chiếm Cao- Ly - Triều Tiên ( Korea ) làm thuộc địa năm 108 trước CN, một triều
đình địa phương đã hấp thu nhiều ảnh hưởng Trung Hoa rồi. Thế cho nên dân Hán đã
biết Nhật rỏ hơn và triều đình
Hán, năm 57 sau Công Nguyên, đã phái một
sứ giả viếng thăm Nhật. Nhắc
lại, cuộc khởi nghĩa của hai chị em
Trưng Trắc và Trưng Nhị ( Hai Bà Trưng 14- 43 sau C N ) xảy ra vào năm 40 sau Công Nguyên. Nhưng ghi chép
cụ thể về Nhật lại từ triều đình Wei ( Vệ ), một nước chư hầu nhà Hán.
Wei Chih ( Vệ Chí ? ), năm 292 sau Công
Nguyên, kể ra một tộc dân Lùn ( Wa ) ở
những vùng được xác nhận dễ dàng là Kyushu
và miền Tây nước Nhật, gồm 100 bộ lạc, trong đó 30 bộ lạc đã tiếp xúc với triều đình Wei. Sử Wei ghi
chép là các nhà cai trị có khi là nam
phái , có khi là nữ phải , phản ảnh
chuyễn hướng từ mẩu hệ đến phụ hệ hay ngược lại. Một quốc vương thế lực
là Hoàng Hậu Mimeko hay Pimeko , có nghĩa là “ Con gái Thái Dương- Mặt Trời “. Ở Việt Nam , thế kỷ thứ
III sau CN là đời Bà Triệu , Triệu Trinh
Nương hay Triệu thị Trinh (226- 248 ) , khởi nghĩa năm 246 , khi mới 20 tuổi và bị tướng nhà Ngô là Lục Dận đánh bại phải tự tử ở núi Tùng Sơn quận Cửu
Chân ( Thanh Hóa ) năm 248.
2- Huyền thoại
Thần Đạo
Izanagi và Izanami |
Huyền
Thoại Thần Đạo - Shinto Legends là nguồn gốc
thông tin thứ ba về Nhật thuở ban sơ,
biểu hiện một đôi vợ chồng chủ yếu là Thần Nam Izanagi và bà vợ Izanami , đứng trên cầu
vồng Thiên Đường, nhúng lưỡi giáo vào đại dương phía dưới. Những giọt
nước chảy từ đầu lưỡi giáo đông lại thành hình các đảo Nhật linh thiêng. Một
dịch bản khác cho rằng các đảo Nhật là thành quả của hôn nhân
giữa thần nam và thần nữ. Họ đã xuống các đảo sinh sống và con cháu họ
cũng là thần nam và thần nữ đất Nhật. Thần Nam cuối cùng là Thần Lữa - Fire God , và sinh hạ
thần này làm chết bà mẹ Izanami.
Izanagi đi tìm vợ ở Âm ty, nhưng thân thể vợ đã rữa vỡ. Khi thần nam
trở về ánh sáng ban ngày, qua “ Đèo
Hades - Even- Pass of Hades “
tại Izumo , phía tây Honshu
, đối diện Cao Ly. Ông tẩy sạch ô nhiễm cái chết bằng nước sông ở Hyuga , đảo Kyushu và nhiều thần khác phát sinh từ thân thể ông: Thần nữ Thái dương Amaterasu từ mắt trái , Tsukiyomi, Thần Mặt Trăng
từ mắt phải, và Susanowo
Thần Giông tố- Storm God
từ mũi. Thần Mặt Trăng không đóng vai trò quan trọng nào, nhưng Thần nữ Thái Dương và Thần Giông
tố em thần nữ và sau đó là chồng bà trở
thành những nhân vật quan trọng trên
Điện thờ Bách Thần Pantheon Nhật…Những truyền thuyết này phản ảnh cách thờ
phụng tính chất sơ khai của một dân gian
với đôi chút khôi hài và cảm giác mạnh
mẽ; chúng có nhiều yếu tố tỉ như
tầm quan trọng gắn vào ánh nắng (
Amaterasu), giông tố và mưa ( Susanowo ), nhật nguyệt thực ( Amaterasu
trốn trong hang đá ) các lễ nghi sinh đẻ, không mấy khác các tôn
thờ tương tự khắp thế giới .
Vài huyền thoại Thần đạo, cộng thêm
vào các vị trí địa lý đặc thù như Izumo
và Kyushu , cũng có chứa vài quy chiếu
đến sự cố chính trị và quân sự hiên đại
và là đầu mối đánh giá cho lịch sử . Kyushu - Lưu Cầu
, đảo nằm phía Nam và phía Tây cuối Nhật bổn và gần Triều Tiên, là nơi giao
tiếp đầu tiên giữa người từ Nam Trung
Quốc và Triều Tiên đến các đảo Nhật. Các khảo cỗ nhấn mạnh đến Kyushu là nơi phát sinh sớm
nhất nền văn hóa Nhật và xác định đúng
theo huyền thoại cháu trai của Amaterasu là Ninigi -no-mikoto , từ
Thiên Đường xuống tới một đỉnh núi ở Kyushu. Chắt của Amaterasu, Jimmu-tenno, làm một chiến dịch chinh phạt phía Đông, dọc
theo bờ biển miền Nam đảo chánh Nhật. Jimmu- tenno có nghĩa là Chiến sĩ Thần linh - Divine Warrior, vị
hoàng đế thể nhân ( con người ) đầu tiên
nước Nhật, tổ tiên là hoàng đế thần linh trên trời. Chiến dịch tiến dần lên
Biển Nội địa, và binh lính thiết lập một
dinh trang ở vùng Yamato , gồm luôn cả bán đảo Ise , ngày nay là nơi chứa
nhiều đền thờ linh thiêng được kính trọng nhất của Thần
Đạo.
Biểu hiệu Thần Đạo |
Tôn
giáo Thần Đạo -Shintoism dù căn cứ trên thuyết vạn vật hữu linh -
animism thật sơ khai và thờ phụng
thiên nhiên, đã sống sót mạnh mẽ cho đến
Nhật bổn cận đại. Sức mạnh Thần Đạo tuồng như thoát thai từ
phương cách tự nhiên, như là hiện thân vô ý thức những cảm tưởng sâu xa nhất của dân gian Nhật về Thiên nhiên
và lòng yêu nước cực điểm của họ. Thần Đạo không có người thiết lập , không có kinh thánh, không có quy
tắc - luật luân lý . Thoạt tiên
Thần đạo cũng không có tên . Từ Thần Đạo có nghĩa là “ phương cách
của các Thần - the way of the Gods “ , và đó là từ mượn của ngôn ngữ Trung Hoa, lâu ngày sau khi huyền thoại biến thành một truyền thống dân gian địa phương. Chữ viết
ghi ý ở Nhật có thể đọc là Kami-no-michi ; từ kami có thể có nghĩa
là “ Thần “ hay đơn giản “ những ai bên
trên “. Không nên hiểu theo ý niệm tính linh thiêng - holiness liên hệ đến Thánh Thần của truyền thống Do Thái Thiên Chúa- Judeo
- Christian . Kami đơn giản hơn và bản
chất thần thánh Thần Đạo liên quan đến
bất cứ cái gì đáng ngạc nhiên và lạ lùng trong thiên nhiên, tương đương với từ mana ( thần lực, ma
lực ) hay từ la tinh “ numen “ . . Những thần
Thần Đạo này được thờ phụng chiêm bái không hình ảnh, một cách đơn sơ như chắp tay vái và cúi đầu ở
miếu thờ, điện thờ. Theo quan niệm kami, ý niệm
tsumi- tội ác hay tội lỗi ở Thần Đạo,
nối kết với lễ nghi không tinh khiết - impurity rituals hơn
là phạm tội luân lý . Lễ nghi không tinh
khiết hay ô nhiễm liên kết đến máu, thương tích, chết , có tháng , làm tình và đẻ con. Từ kega có nghĩa là “ thương tích “ và “ làm ô uế
“. Tẩy uế hay rửa sạch tượng trưng gồm súc miệng, khẩn thiết
trước khi cúng vái. Đó là yếu tố kiêng
kỵ - taboo và vật thần động vật -
animal fetichism thuở ban đầu Thần
Đạo, rất giống các tôn giáo sơ khai ở Phi Châu và nhiều nơi
khác .
3-
Phật giáo Nhật và ảnh hưởng Trung Quốc
Năm du nhập
chánh thức Phật giáo vào Nhật là 552 sau CN, khi hình ảnh và các đồ vật thờ phụng được vua xứ Paikche ở Triều Tiên gửi tặng Nhật, hy vọng nhận viện trợ chống vua thù địch xứ Silla.
Không còn chút nào nghi ngờ rằng hình ảnh, kinh phật, tu sĩ đã đến Nhật
từ Triều Tiên trước đó. Và cũng chắc
chắn rằng văn bản cỗ điển Khổng Phu Tử Tàu
và các sao chép Triều Tiên đến Nhật
trước năm 400. Phật giáo ấn tượng mạnh mẽ
trên dân Nhật, như thể là một tôn giáo, một
hệ thống tư tưởng tiết lộ sâu xa và ý nghĩa về đời sống và chết chóc mà trước
đó Nhật chưa bao giờ ngờ tới . Tinh thần Nhật phản ứng nhiệt thành đến vẽ đẹp và nghi thức thờ phụng của Phật giáo. Nhưng Phật giáo chỉ đến Nhật sau cuộc hành hương lâu dài, từ xứ phát xuất
Phật Giáo . Như chúng ta đều biết Phật
Giáo phát sinh từ miền Bắc Ấn Độ
vào thế kỷ thứ sáu trước CN ( BC ) qua
kinh nghiệm bản thân một thái tử, Đức
Phật Thích Ca - Sakyamuni ( hay Gautama ). Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ giáo - Hinduism,
lập ra một phần vì muốn cải cách Ấn Độ giáo.
Chẳng hạn Đức Phật- Buddha ,
tiếng Nhật là Shaka Butsu, bải bỏ các giáo lý Hindu như vai trò chủ trì cuả trí thức Bà la Môn
- Brahmins , hệ thống đẳng cấp - caste systems và giá trị của tu khổ hạnh - ascetism thái cực ( nhưng không bỏ rèn luyện tinh thần ). Tôn giáo mới này lên đỉnh tột độ ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ ba trước CN, dưới
trào hoàng đế Asoka ( trị vì các năm
2743- 232 trước CN ) Chính sách Asoka là gửi sứ giả truyền đạo Phật theo các đoàn
hành thương- caravan đến nhiều quốc gia, và đặc biệt là thái tử
đến chuyễn hóa Phật giáo cho Tích Lan - Ceylon ( nay là Sri
Lanka ). Phật giáo cũng thay đổi theo thời gian . Hình dạng mới quan trọng nhất là ý niệm Bồ Tát - Bodhisattva , một nhân
vật khoan dung- từ bi sắp vào niết bàn - nirvana, nhưng lại trở về nhân
thế cứu độ mọi sinh linh . Các vị bồ tát
đều trở thành Phật , hiện thân Đức Phật,
ti như Quan Âm ( Việt ) hay Kuan Yin ( Tàu ), Kannon (Nhật ) . Chính
ở hình dạng mới này gọi là Đại Thừa-
Mahayana ( Greater Vehicle ) tràn sang
Đông Á, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bổn, Mông Cỗ, Tây Tạng.
Ngược lại với Phật giáo Tiểu Thừa- Hinayana ( Lesser Vehicle ), gần
nguyên thủy hơn , tên gọi là Phật giáo Theravada ( phương cách các
trưởng lảo ) vẫn duy trì mạnh mẽ ở Tích Lan , Miến Điện ( Burma , Myanmar ) và
một vài nơi Đông Nam Á. Cả hai giáo phái Phật giáo này đã biến mất đi tại xứ Ấn Độ nguồn gốc.
Phật giáo đến
Trung Quốc từ Trung Á vào thế kỷ thứ nhất sau CN ( AD) vào triều
đại nhà Hán , nhưng không mấy phát triển, mãi cho đến thế kỷ thứ tư ở miền Bắc Trung
Quốc. Phật giáo phát triển mạnh vào thế
kỷ thứ sáu, nhờ sự ủng hộ của các triều
đại miền Bắc Trung Hoa là Wei ( Vệ ? ) và Liang ( Lương ? ). Đó là lúc
Nhật chánh thức chấp nhận Phật giáo đến Nhật.
hoàng tử Shotoku |
Phật giáo đã gây
ra tranh cải ở Nhật từ thuở mới du nhập . Đại gia đình tộc Soga theo Phật giáo .Cả hai đại gia đình Mononobe và Nakatomi có nhiệm vụ chánh
thức thờ phụng Thần Đạo chống du nhập
Phật Giáo. Trưởng tộc Soga Umako thắng
trận Shigisen năm 587, khiến cho tộc Mononobe phải rút lui, không còn
chống Phật Giáo nữa. Soga Umako đã đặt
nữ hoàng Suiko lên cầm quyền và xếp đặt
cho cháu bà này, cũng thuộc tộc
Soga và là con thứ hai của cựu hoàng
Yomei làm nhiếp chánh - regent. Hoàng tử Shotoku ( Shotoku Taishi
572 -622 ) này là một nhân vật lịch sử
Nhật đáng kể nhất. Ông được mọi người
kính nễ vì học rộng và được thương mến
vì nhân từ , đức độ. Ông là một Phật tử
mộ đạo và đã theo học một thượng tọa từ Triều Tiên
sang và có nhiều liên lạc với
triều đại Trung Quốc Sui ( Tùy ?
) rất sung mộ Phật giáo . Ông cũng theo
học một học giả kinh điển Khổng giáo , sau đó đã rất thịnh hành ở Nhật
trên phương diện nghệ thuật lảnh đạo nhà
nước . Dân Nhật đã kính nễ hoàng tử
Shitoku nhất là vì chánh sách của
ông đã dẫn Nhật chấp nhận các mô hình Trung Quốc thời đó về chánh trị , tôn giáo và nghệ thuật. Bằng ba con đường . Thứ nhất là ban hành một hiến pháp gồm 17 điều ( điều
XII ghi rỏ là một nước không thể có hai vua , dân chúng
không thể có hai chủ nhân . Vua phải là chủ dân khắp nước ) , mục đích là đẩy xa nhãn quan truyền thống
dân Nhật là lảnh tụ tộc Yamato đứng trên
các lãnh tụ các tộc khác theo gương kim
tự tháp thư lại triều đình Trung Quốc, chỉ
có một nhà cai trị duy nhất trên chóp
quyền hành. Thứ hai là đặt mũ hạng -
cap rank ở nghi lễ triều đình Nhật ( màu sắc và vật liệu mũ khác nhau để định hạng ) , có mục đích
cũng cố quyền hành chánh quyền trung ương. Cách thứ ba
của hoàng tử Shotoku thành công
nhất và mới thật đóng vai trò bậc nhất cho tương lai nước Nhật: thiết lập
bang giao, thăm viếng với triều đình nhà
Sui, lần thứ nhất năm 607 và 14 lần khác trong suốt hai thế kỷ , lần cuối năm 838 . Nổi tiếng
nhất lần thăm viếng cuối cùng là Kibi-no-Mabi , đến sống ở
Tràng An ( nay là Tây An ) kinh đô nhà
Đường ( T’ang ) 17 năm . Nhật cho là
Kibi-ho - Mabi đa đem về Nhật nghệ thuật đồ thêu - embroideries, đàn
tỳ bà - biwa 4 dây và trò chơi
go hay cờ tướng kiểu Tàu , rất được quân nhân Nhật ưa thích làm huấn luyện chiên lược quân sự . Ông cũng cho là người sánh
chế ra Kana , bảng
vần - syllabary Nhật bổn đơn giản
hóa từ chữ viết Tàu ( hán tự ) nhưng chỉ dùng cho ngữ âm học mà thôi .
Tuy Shotoku là người khởi xướng
suy tính kỷ lưỡng chánh sách Tàu hóa hay thuận theo các mô hình Trung Quốc ,
nhưng hoàng tử cũng tượng trưng đáng kể cho một vài khuynh hưởng tái xuất
hiện thường xuyên ở lịch sử Nhật bổn. Trước hết,
ở địa vị nhiếp chánh, ông thật sự
nắm quyền hành cai trị , nhưng chỉ gián tiếp
dưới tên nữ hoàng , cô ruột ông.
Sau đó , thủ tục có một nhà cai
trị trên danh nghĩa và một nhà cai trị thật sự
trở thành thông lệ , gần như tiêu chuẩn. Trong nhiều trường hợp, thực thi cai trị gián tiếp được mở rộng thêm, chánh sách của kẻ nắm
thực quyền được một nhóm nhỏ , không xác định cố vấn, núp
phía sau qui định. Tuy họ không có lảnh
tụ biết được tên , nhất trí của họ quá uy vũ khiến kẻ nhà nắm thực quyền không thể không biết tới .
Thứ đến hoàng tử Shotoku dẫn đạo phong trào du nhập ý thức những dạng mới tôn giáo, triết lý, nghệ thuật
và tổ chức chánh trị vào đất Nhật. Tập quán
vay mượn văn hóa và kỷ thuật được
công nhận là một đặc điểm Nhật, ngay cả những ai không biết rõ lịch sử Nhật . Nhưng điều
ít ai nhìn nhận là cách đặc biệt Nhật đồng hóa vật liệu vay mượn và làm thành một cái gì mới cho chính mình. Nhật lại thường cải tiến nguyên bản nữa. Phật giáo là một thí dụ
chánh yếu , khi tôn giáo lãnh đạo suy nghĩ tư biện này và ảnh hưởng sáng tạo của tôn giáo đối với
nghệ thuật dần dần chuyễn từ Trung Quốc sang Nhật Bổn . Tiến trình này cần trải qua nhiều thế kỷ, vì Phật
giáo không thể nắm vững , thông suốt dễ
dàng được. Về kỹ thuật cận đại, Nhật
khống chế và tiến triển mau lẹ hơn, nhưng nguyên tắc đồng hóa
chi tiết và ứng dụng thông minh
vẫn giống như nhau. Trí thức Nhật đi tìm kiếm tôn giáo mới và những nghệ
thuật mới, tất nhiên không thể không bị
ấn tượng mạnh mẽ về cảnh huy
hoàng nhà Đường Trung Quốc . Năm
618 sau CN, Trung Quốc tiến vào một thời
kỳ một quốc gia lớn nhất , tổ chức hay nhất, văn minh - văn
hóa tiến bộ nhất Thế giới. Thời kỳ này ở
Âu Châu, Đế quốc Tây La Mã - Western Roman Empire
điêu tàn. Nửa phía Đông Âu Châu tuy to lớn , nhưng không địch nổi
Trung Quốc. Văn minh Hồi giáo to lớn chỉ mới phát sinh. Các nhà tham quan Nhật
bổn đà thích thú và quá nễ sợ vẻ rực rỡ
của kinh đô Tràng An - Ch’ang -an vùng Tây Bắc Trung Quốc, Họ đã sao chép đồ án
thành phố Tràng An theo một mạng
lưới phố xá hình chữ nhật, khi họ xây
dựng sau đó kinh đô Nhật mới ở Heian ( Kyoto ). Triều đại nhà Đường rất hiếu khách , mở rộng
đón chào ngoại quốc và đón chào ý kiến mới : Armenian, Do Thái,
Triều Tiên, Ả Rập, từ Trung Á , và dân
Thiên chúa giáo Nestorian truyền thống Á Châu tổ tiên
tinh thần từ thánh tông đồ Đức Giê Su Thomas , mọi người đều để lại dấu
tích tại các con đường Tràng An . Người Nhật đem về nước hai hệ thống
tư tưởng căn bản nay đã hoàn toàn Tàu hóa : Khổng Giáo và Phật giáo . Nhật Bổn đã nhận sớm
hơn Phật Giáo Tàu từ Triều Tiên , nhưng
nay nhận thêm nhiều hiểu biết Phật
giáo và nhiều môn phái trực tiếp từ Trung Quốc. Ảnh hưởng của Khổng Giáo , tuy ít tráng lệ hơn, nhưng cũng đánh dấu và ảnh hưởng lâu dài đến tư tưởng chánh trị và thể chế Nhật . Đáng tiếc là vào thời gian này , Việt Nam
còn là An Nam Đô hộ Phủ của Nhà Đường , chưa có độc lập lâu dài, để phát huy
văn hóa văn minh riêng cho mình như Nhật Bổn , Triều Tiên .
Ảnh hưởng của tộc gia đình Soga , hoàng tử
Shotoku kéo dài mãi, đến khi cuộc đảo chánh
chống Soga tục gọi là âm mưu “Vườn Đậu tía - Garden Wisteria
“ do hoàng tử Naka-no Oye
( sau đó lên ngôi hoàng đế ) và Kamatari thuộc tộc gia đình
Nakatomi thành công. Kamatari
sau đó được phong làm một tộc gia đình mới gọi là Fugiwara ( Đậu tía ) . Như vậy ông ta là thiết lập viên của đại tộc
Fugiwara , sẽ chủ trì triều đình Nhật nhiều thế kỷ , không có đối
thủ làm chủ số phận quốc gia Nhật từ năm
857 đến năm 1160 và vẫn còn ảnh
hưởng mạnh đế triều Nhật cho đến thế
kỷ thứ 19 , dù rằng uy quyền đã trao qua
tay Mạc phủ ( Tướng quân ) – shogunate.
4- Thời kỳ Nara : 710- 794 : văn hóa Tàu kích thích kiến
tạo mô hình Nhật
Phật giáo tiếp tục tăng trưởng và hàng
ngũ kẻ mộ đạo Phật gia tăng , nhất là
ở giới thượng lưu Nhật. Nguyên cớ thật
tình tôn giáo lúc này, pha trộn tham vọng chánh trị và Phật giáo, thăng
trầm theo số phận
các đại tộc gia như Soga chẳng hạn . Tôn giáo mới ăn sâu vào tâm trí Nhật, không còn tùy thưộc
một hay hai thị tộc
nữa. Triều đình là một kẻ hổ trợ
trung thành của Phật giáo và các nhà cải cách Taika đã nói trên, tiếp theo
hoàng tử Shotoku, cũng vững vàng trọng
Phật như vậy. Trong lâu dài, Phật giáo thực
hiện một ảnh hưởng tinh lọc và văn hiến
trên các chiến sĩ thô bạo Nhật bổn đương
thời. Phật giáo tiết lộ cho họ sức mạnh của chính nhân quân tử và mở toang những viễn cảnh về vấn đề đời sống, chết chóc và đau đớn theo
những phương cách Thần Đạo không thi hành đươc.
Một thí dụ cụ thể là ảnh hưởng của
hình ảnh Đức Phật Miroku Bosatsu đến
chùa sư nữ Chuguji Nunnery ở NARA
từ thế kỷ thứ tám. Một trong những
đo lường mức độ ảnh hưởng gia
tăng của Phật giáo ở Nhật là số tu viện , sư , sải gia tăng . Năm 624 hai năm sau khi hoàng tử Shotoku mất, Phật giáo du nhập Nhật chánh thức chỉ
mới 7 năm , Nhật đã có
56 chùa tu , 816 tăng lữ, 569 sư cô, sư bà. Năm 692, con số chùa tu
là 545 và cúng dường
triều đình lớn lao làm cho Phật
Giáo Nhật có khuynh hướng trở thành một quốc giáo. Tuy nhiên thực sự Phật giáo không đạt tới tình
trạng này, vì các lễ lạc Thần Đạo tại triều đình luôn luôn được duy trì : các hoàng đế cũng
như giới quý tộc ủng hộ cả hai thể
chế Thần Đạo và Phật giáo . Ý nghĩa
chuyên nhất và sự cần thiết cố tình lựa
chọn một tôn giáo duy nhất của dân Tây
Phương đặc biệt khiếm diện ở Đông Á. Đa số
dân Tàu , dân Nhật, dân Việt, không thấy gì khó khăn điều hòa đời sống họ theo ý nghĩa , nhiều hơn một đức tin, một tôn giáo cùng một lúc .
Nghệ thuật
viết - the art of writing giúp cả Thần Đạo lẫn Phật Giáo. Ngay từ thuở
ban đầu thời kỳ Nara , các huyền thoại của Thần
Đạo cũ được viết trong Kojiki(
712 ) và Nihonji hay Nihonshoki
( Sử biên niên Nhật - The Chronicles of Japan , 720 ). Các công trình
này trình bày rỏ rệt sự phối hợp
của Tàu với các yếu tố địa phương, chất liệu thuần nhất tinh thần Nhật , nhưng dạng thì
pha trộn cả hai. Một dạng văn chương từ thời kỳ Nara là
tập thi phú nổi tiếng tên là Mamnyoshu
( Bộ sưu tập Hàng Vạn Lá - Collection of a Myriad Leaves
) , có lẽ do Tachibana no Moroye ( khoảng 738-756) , một chức quyền cao cấp Fugiwara che chở , biên soạn. Ở thời kỳ sớm này đã có khuynh hướng là lựa chọn
yêu chuộng hơn, cách trình bày đề
tài hết sức ngắn gọn và
chính xác , cũng như gợi lên một
tâm trạng song song mau lẹ từ Thiên Nhiên , đặc điểm của mọi thi phú Nhật sau đó.
Cũng đặc biệt vắng mặt ở Nhật cũng như ở Trung Quốc là những câu thơ hùng tráng. Hùng vĩ trong ngôn ngữ và đề tài là ở các thể văn xuôi lãng mạn quân sự , tỉ
như ở Taiheiki, không phải ở thi phú,
giai đoạn sớm hay giai đoạn chậm gì cũng vậy .
Chính sự kiện Phật giáo phát triễn mạnh mẽ thời kỳ Nara đã gây ra nhiều
chống đối lớn lao cho rằng tăng lữ Phật giáo quá uy vũ và ảnh hưởng quá xá trên hoàng đế và trên những
gì được bắt đầu trở thành tôn quý dưới danh nghĩa chánh sách quốc gia Nhật .
Phản ứng chống lại các tu viện vượt
nhanh vào thập niên 760, khi một tu sĩ Phật
giáo Dokyo
cố gắng làm nữ hoàng Koken yêu mến mình
bằng giải thích tâng bốc, nịnh bợ
các cơn mộng và điềm báo trước. Dù đại tộc Fuyiwara muốn hất cẳng ông, Dokyo đã
trở nên người tâm phúc, đại pháp quan và
có lẽ tình nhân của Koken. Nhưng năm 770, nữ hoàng Koken chết và uy quyền của
Dokyo mất hết ngay.
Thời kỳ Đầu Heian ngắn ngủi có đặc điểm là Trung ương giảm bớt quyền kiểm soát các lảnh thổ mới ở phía Đông và phía Bắc và những phát triễn mới của Phật giáo. Lúc mới lên ngôi hoàng đế, Kammu đã phải đương đầu với sự thiết lập hai kinh đô kế tiếp nhau, nhưng vẫn phải lo âu đến những vấn đề cấp bách, vì sự chuyễn động của tộc dân Ainu ở miền Bắc Nhật. Những ruộng lúa tốt đẹp của đồng bằng Kanto, dần dần bị dân giang hồ tứ chiến Nhật chiếm, khi họ tiến về Đông rồi về Bắc. Một mặt họ phải làm ruộng , mặt khác họ chống cự , vì cuộc tiến tới của họ bị tộc dân Ainu tranh chấp . Ainu đã chiếm cứ các lảnh thổ này từ thời tân thạch, thời kỳ đồ đá mới-neolithic . Những chiến công của dân Nhật miền Đông thời Nhật ban sơ , đã được ca tụng nhiều và họ cũng bị động viên thường xuyên đi chinh chiến ở Cao Ly ( Triều Tiên ) từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ sáu. Năm 663, quân đội Nhật thất trận ở Triều Tiên và vương triều đồng minh Paikche bị vương triều Silla và nhà Đường phá tan. Dù cho Ainu có kháng cự, đa số dân Ainu sinh sống hòa bình cùng kẻ mới đến. Định hướng lan tràn loại chánh quyền kiểu Tàu, thu nhận ở Cải Cách Taika, không nuôi nấng tinh thần chiến đấu binh sĩ hay tướng tá . Hệ thống dân quân làm các binh sĩ thiếu kỷ xảo, tinh thần chiến đấu thấp hèn và các cấp chỉ huy là đồ kiểng hơn là tướng tá.
Thời kỳ Heian có vài sự kiện lịch sử văn hóa Nhật đáng kể là khi Michizane, một nhiếp chánh khi hoàng đế còn nhỏ tuổi sessho, lên chức nhiếp chánh khi hoàng đế đã lớn tuổi kampaku - độc tài dân sự , bị thất sủng từ chối làm đại sứ sang Tàu, lấy cớ là triều đại nhà Đường đang suy thoái , rồi sắp xếp để bải bỏ những chuyến Nhật tham quan ở Tàu. Vì dân Nhật có cảm tưởng là đã hấp thu hết mọi điều Tàu có thể cung cấp. Đã đến lúc, Nhật phải tiến tới hình thành toàn diện văn hóa riêng cho Nhật, căn cứ trên các tài nguyên đã nhận được.
kabuki Chiến tranh Gempei đầu tiên xảy ra tháng 9 năm 1180 ở Ishibashiyama, và trận thứ nhì vào mùa thu năm 1183. Một hư cấu
truyện hiệp sĩ vang danh ở Nhât kể ra là chuyện Yoshinak bị giết sau khi chống cự mãnh liệt ở cầu Uji , năm
1180. Chiến tranh Gempei giữa các thị tộc
là nguồn chánh cho các tiểu thuyết truyền ký làm vui thích
nhiều thế hệ cử tọa Nhật ở sân khấu bi kịch phổ thông- Kabuki hay ở các bi kịch cỗ
điển- No, tạo ra một lý tưởng dũng cảm và trung thành cho hết
thảy mọi dân Nhật. Ảnh hưởng của lý tưởng này thấm nhuần
suy tư và lịch sử Nhật, kéo dài đến thế kỷ thứ 20. Tình trạng Nhật cận đại , lẽ
dĩ nhiên, thay đổi mau lẹ theo phát
triễn kỷ thuật. Nhưng ít nhất , mãi đến gần đây, những tên tuổi nổi tiếng thời Trung Cỗ Nhật có lẽ đã
hiện diện thân thiết hơn trong trí óc dân Nhật, còn hơn cả những tên tuổi tương tự ở trí óc dân
Tây Phương hiện đại như Philippe II của
Pháp , Frederic Barbarossa, HenryII của
Anh Quốc , Eleanor of Aquitaine , Richard I Coeur -de -Lion ( vua nước Anh từ 1189 đến
1199, khi chiến tranh Gempei vừa chấm dứt ), Saladin ( kẻ chống đối vua này
thời Thập Tự chinh- Crusade thứ
III ) và Walther von der Vogeldweide ở Đức .
Đối với các chiến sĩ
thời Trung Cỗ Nhật, đạo Zen - Thiền (
tiếng Tàu là Ch’an ) là đức tin
tôn giáo phổ thông nhất. Zen căn
cứ trên thủ lệ Phật giáo Ấn Độ thuở ban đầu tìm sự giải thoát trong mặc niệm. Nhưng ở Trung Quốc, Thiền hòa
lẫn với nhận thức Lão giáo trên cá nhân , độc lập, hòa đồng với thiên nhiên và trật tự, làm ra môn phái Thiền
- Ch’an. Nhà sư Eisai
du nhập môn phái Rizai đạo Thiền đến Kamakura , bản doanh của
Yorimoto năm 1191, khi Yorimoto còn sống. Đệ tử
của Eisai là Dogen du nhập thêm một môn phái Zen khác môn phái Soto, năm 1227. Cả hai
môn phái Zen này còn thịnh hành ngày nay
ở Nhật .
Tinh
thần hiệp sĩ - chivalry của chiến sĩ Nhật thường được liên kết với qui tắc danh dự hiệp sĩ Trung Cỗ Tây Phương . Điểm khác biệt lớn
nhất là phẩm giá hiệp sĩ cho phụ nữ,
không bao giờ có ở qui tắc Nhật cho đàn
bà và những kẻ yếu đuối. Đông Phương Trung Cỗ Nhật không biết ca tụng tình yêu và thờ
phụng tính trạng phụ nữ . Chính ngay ý tưởng nghiêng về nữ giới sẽ là một cú sốc lớn cho dân Nhật. Động cơ những cư xử dũng cảm và chịu đựng nhẫn nại không tưởng
tượng nổi của hiệp sĩ Nhật có 2 nguồn : từ kiêu hảnh và danh dự và từ trung thành
cho một lảnh chúa , còn trên trung thành
đối với hoàng đế hay đối với tôn giáo. Hiệp sĩ Nhật thiếu
khả năng của hiệp sĩ Trung Cỗ Tây Phương, nói lên sức chiến đấu cho một chính nghĩa lý tưởng.
6- Thời kỳ Kamakura ( 1185- 1336 ) hay thời kỳ chánh phủ quân sự Shogun
Năm 710 , kinh
đô nước Nhật cố định lần đầu tiên ở Nara , vùng đồng bằng phì nhiêu ở bề
đáy bán đảo Ise và gần
cuối phía Đông Biển Nội địa Nhật.
Thuở ban đầu của vương quốc
Yamato, Nhật không có một kinh đô
duy nhất . Mỗi hoàng đế nối tiếp nhau
đều quen cai trị từ dinh trang mình, vì tiện lợi và cốt để tránh
ô nhiễm lễ nghi liên quan
đến tiên đế vừa chết , theo đức tin
Thần Đạo. Học thuyết Phật giáo và Khổng giáo khiến việc di chuyễn hoàng cung không còn cần thiết nữa. Việc tạo
ra đời sống triều đình và kiến trúc tôn giáo cũng làm cho di chuyễn không thực hiện được. Cố định trung tâm chánh quyền dẫn Nhật tới thời Kỳ Nara . Lưu ý là bảng niên đại Nhật , khác với sắp xếp niên đại
Tàu và nhiều quốc gia khác là không tính theo
triều đại mà theo thời kỳ: tên gọi thời kỳ là tên vị trí
địa lý quyền lực tỉ như Nara , Kamakura , Edo. Chính vào thời kỳ Nara, văn hóa Tàu và Phật giáo in sâu vào Nhật đã đâm hoa và
sau đó sinh trái Nhật, hoàn toàn địa phương và đầy
tính chất Nhật.
Đức Phật Miroku Bosatsu |
Mamnyoshu |
Phật giáo là yếu tố chủ trì lịch sữ Nhật thời kỳ Nara , không những ở tôn
giáo , văn hóa mà còn ở cả các lảnh vực
kinh tế và chánh trị nữa. Thời hoàng đế Shomu
trị vì , một Phật tử cuồng tín gồm
luôn cả thời kỳ Tempyo ( 729- 748 ) vang danh về lịch sử nghệ thuậ , khi một vài tượng Đức
Phật nổi tiếng và từ bi nhất bằng gỗ và
kim loại được thực hiện. Lúc Shomu trị vì, Phật Giáo đã đủ vững chắc và tự tín để hòa
đồng với những đức tin Thần Đạo địa phương. Sư tăng Phật Giáo Gyogi ( 670- 749 ) dạy rằng các thần linh Thần Đạo là những
hóa thân - avatars hay
hiển linh Đức Phật. Tạo ra nền tảng của Thần Đạo Đôi ( Dual Shinto ) Ryobu Shinto. Theo thuyết
này, Thần Nữ Mặt Trời Amaterasu được thờ
phụng tên gọi là Vaicocana, Đức Phật đại vũ trụ
cai quản thế giới ánh sáng. Chính
Gyogy cũng tự tay thu thập cúng dường
dựng tượng Phật gọi là Vaicocana hay Daibutsu
( Đại Phật- Great Buddha ) ở
thành phố Nara . Đúc tượng Phật này là một cố gắng vĩ đại và
tốn kém tài nguyên Nhật, cao 53 bộ Anh ( 15.9 m), nặng 500 tấn và mạ 500 cân Anh ( 450 kgr ) vàng kim . Đầu và cỗ tượng hơn 4,2m đúc liền một khối. Tượng Phật này
hoàn thành và đặt ở đại sảnh rộng
lớn chùa- đền thờ Todaiji năm 752. Bốn năm
sau, vài vật tế lễ chùa này được đem về
cất giữ ở kho tàng Shosoin gồm nhiều khúc gỗ
lớn, hiện nay còn nguyên vẹn , cũng như những bảu vật của riêng hoàng đế Shomu: vũ khí, tranh ảnh, nhạc khí, sổ sách ghi chép
điền thổ dân cư nguồn gốc Nhật như đồ gốm
công trình kim loại từ Trung
Quốc, Trung Á và có thể cả Ba Tư- Persia nữa . Chính
trong thời kỳ Nara, chùa Horyuji xây cất năm 607, bị cháy tiêu được xây cất lại năm 704 dưới tên là Kondo
hay
Đại sảnh Vàng kim - Golden Hall ,
một cơ cấu đồ sộ nhưng cân xứng theo kiến trúc nhà Đường đẹp đẽ nhất, và có lẽ là chùa xây cất bằng gỗ xưa nhất trên thế giới. Tưởng cũng nên biết chùa loại cổ nhất Việt Nam là chùa Trấn Quốc , đời Lý Nam Đế ( Lý Bôn hay Lý Bí 544- 548 ) xây dựng sát bờ sông Cái tên là chùa Khai Quốc ( mở nước ) , đời vua Lê Thái tông ( 14340- 1442 ) đổi tên là chùa An Quốc . Đời vua Lê Kính Tông ( 1600- 1618) bải sông lở , dân dời chùa vào hòn đảo Cá Vàng ở giữa Hồ Tây; đến đời vua Lê Huy Tông ( 1580- 1705 ) mới đổi thành tên thành chùa Trấn Quốc . Chùa có lối kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa Việt Nam, phía trước là nhà bái đường, rồi đến nhà Tam Bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang thập điện và gác chuông. Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý nhất là pho tượng Đức Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ thếp vàng.
Đại sảnh Vàng kim - Golden Hall ,
một cơ cấu đồ sộ nhưng cân xứng theo kiến trúc nhà Đường đẹp đẽ nhất, và có lẽ là chùa xây cất bằng gỗ xưa nhất trên thế giới. Tưởng cũng nên biết chùa loại cổ nhất Việt Nam là chùa Trấn Quốc , đời Lý Nam Đế ( Lý Bôn hay Lý Bí 544- 548 ) xây dựng sát bờ sông Cái tên là chùa Khai Quốc ( mở nước ) , đời vua Lê Thái tông ( 14340- 1442 ) đổi tên là chùa An Quốc . Đời vua Lê Kính Tông ( 1600- 1618) bải sông lở , dân dời chùa vào hòn đảo Cá Vàng ở giữa Hồ Tây; đến đời vua Lê Huy Tông ( 1580- 1705 ) mới đổi thành tên thành chùa Trấn Quốc . Chùa có lối kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa Việt Nam, phía trước là nhà bái đường, rồi đến nhà Tam Bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang thập điện và gác chuông. Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý nhất là pho tượng Đức Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ thếp vàng.
Todai-ji temple ở Nara |
Ba năm sau khi Kammu ( 781- 806 ) lên ngôi hoàng đế ,
có quyết định dời đô đến Nagoaka, không cách xa Nara mấy về phía Bắc.
Lần này không phải vì những lý do thuần khiết lễ nghi, mà một phần là cố thoát
khỏi ảnh hưởng “ xấu xa” các đại tu viện
Nara. Kinh đô đóng ở Nagoaka chỉ 10 năm. Hoàng đế Kammu , sau khi hỏi han cặn kẽ các nhà chiêm tinh (thầy bói
địa lý), lựa một vị trí mới, nay là Kyoto cận đại, và đến
định cư ở Kyoto
năm 794. Kinh đô mới là đồ án vĩ đại, tên là Heiankyo hay Kinh đô
của Yên tĩnh Vĩnh Cửu - Capital of Eternal Tranquillity , có họa
kiểu mạng lưới hình chữ Nhật như Nara, chiếu
theo đường hướng kinh đô rực rỡ Trường An đời Đường. Nhật bổn vào thời
kỳ này không có đủ tài nguyên như Trung Quốc để hoàn tất đồ án Kyoto. Thế nhưng
cố gắng phi thường này chứng tỏ là Nhật bổn
thật sự muốn tiến đến kiểu văn minh Trung Quốc, nhưng theo cách của
chính Nhật bổn .
5- Mô hình Nhật bổn thời kỳ Đầu Heian ( 794- 857 ) , thời kỳ
Cuối Heian hay Fugiwara ( 858- 1158 ) , thời
kỳ Chấm Dứt Heian ( 1158- 1185
) và
Giới Chiến Sĩ xuất hiện.
Hoàng Đế Kammu |
Thời kỳ Đầu Heian ngắn ngủi có đặc điểm là Trung ương giảm bớt quyền kiểm soát các lảnh thổ mới ở phía Đông và phía Bắc và những phát triễn mới của Phật giáo. Lúc mới lên ngôi hoàng đế, Kammu đã phải đương đầu với sự thiết lập hai kinh đô kế tiếp nhau, nhưng vẫn phải lo âu đến những vấn đề cấp bách, vì sự chuyễn động của tộc dân Ainu ở miền Bắc Nhật. Những ruộng lúa tốt đẹp của đồng bằng Kanto, dần dần bị dân giang hồ tứ chiến Nhật chiếm, khi họ tiến về Đông rồi về Bắc. Một mặt họ phải làm ruộng , mặt khác họ chống cự , vì cuộc tiến tới của họ bị tộc dân Ainu tranh chấp . Ainu đã chiếm cứ các lảnh thổ này từ thời tân thạch, thời kỳ đồ đá mới-neolithic . Những chiến công của dân Nhật miền Đông thời Nhật ban sơ , đã được ca tụng nhiều và họ cũng bị động viên thường xuyên đi chinh chiến ở Cao Ly ( Triều Tiên ) từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ sáu. Năm 663, quân đội Nhật thất trận ở Triều Tiên và vương triều đồng minh Paikche bị vương triều Silla và nhà Đường phá tan. Dù cho Ainu có kháng cự, đa số dân Ainu sinh sống hòa bình cùng kẻ mới đến. Định hướng lan tràn loại chánh quyền kiểu Tàu, thu nhận ở Cải Cách Taika, không nuôi nấng tinh thần chiến đấu binh sĩ hay tướng tá . Hệ thống dân quân làm các binh sĩ thiếu kỷ xảo, tinh thần chiến đấu thấp hèn và các cấp chỉ huy là đồ kiểng hơn là tướng tá.
Vào lúc này, các năm 805và
806, 12 năm sau khi thành lập Heian, một
sự cố cặp đôi xảy ra, đem lại một phát triễn đáng kể cho Phật giáo ở Nhật, nhưng không giải thoát
kinh đô mới khỏi những căng thẳng
chánh trị do tôn giáo đưa tới như ở Nara.
Đó là 2 năm, hai nhà sư học giả nổi bật Saicho và Kukai, đạt quyền uy tột đỉnh, trở về Nhật sau một thời gian học hỏi
ở Trung Quốc. Saicho ( sau đó được tôn danh là Dengyi Daichi ). Chùa tu viện Enryakuji của Saicho, thiết lập trước cả
kinh đô Heian, tự tạo một thanh thế lớn, vì chùa được sử dụng để bảo vệ kinh đô
khỏi những ảnh hưởng thâm hiểm đến từ Quỷ Môn Quan ( Ngõ Quỷ - Demon
Entrance), hướng Tây Bắc thiếu may mắn.
Hơn nữa, vài thần Thần Đạo được
thờ như thể thần núi. Không muốn làm phật lòng đức tin Thần Đạo, đặc biệt ở vùng Yamato ,
Saicho đến sùng bái một trong những thần
này có tên là Sanno- Vua Núi .
Nhờ vậy Phật giáo Ấn Độ, Thần Đạo Nhật và Chiêm Tinh Tàu , thảy đều được phần nào bảo vệ , theo tinh thần tu viện Enryakuji hiến cho kinh đô . Khi từ Trung Quốc trở về , Saicho còn đem theo học thuyết môn phái Tendai vào Nhật. Tenđai có nghĩa là “ Thiên lĩnh-Heavenly Platform “ hay cương lĩnh thụ phong. Môn phái Tendai có thêm ưu thế, khi Hoàng đế Nhật cấp cho môn phái Tendai quyền thụ phong các tăng lữ Phật giáo, như các môn phái cũ ởNara . Môn phái Tendai cường thịnh hẳn lên, Cuối thời kỳ ở dãy núi Hiei rải rác
có đến 3000 đền thờ, nhà thờ nhỏ, tu
viện.
Nhờ vậy Phật giáo Ấn Độ, Thần Đạo Nhật và Chiêm Tinh Tàu , thảy đều được phần nào bảo vệ , theo tinh thần tu viện Enryakuji hiến cho kinh đô . Khi từ Trung Quốc trở về , Saicho còn đem theo học thuyết môn phái Tendai vào Nhật. Tenđai có nghĩa là “ Thiên lĩnh-Heavenly Platform “ hay cương lĩnh thụ phong. Môn phái Tendai có thêm ưu thế, khi Hoàng đế Nhật cấp cho môn phái Tendai quyền thụ phong các tăng lữ Phật giáo, như các môn phái cũ ở
Nhà sư Saiko |
Nhà sư Kukai |
Nhà sư thứ hai trở về Nhật là Kukai hay Kobo Daishi đến núi Koya ở vùng Yamato , phía Đông Nam
kinh thành. Ông cải cách thành dạng
Nhật một môn phái quan trọng khác là Shingon - Thế giới Thật sự. Môn phái này
cũng trở nên uy vũ và đối thủ
tranh quyền Tendai, có khi làm rối loạn cả vương quốc Nhật . Một nhà sư học giả khác Ennin ( 793- 864 ) cũng học đạo ở Tràng An từ các nhà sư Tàu và Ấn Độ , được hoan nghênh
khi trở về Nhật, đem kinh điển và các vật quí giá thờ phụng bí truyền rồi lan
tràn khắp Nhật . Ông cũng đựợc vua phong làm Daishi như Saicho và Kukai.
Phần lớn thời kỳ
Heian do đại tộc Fugiwara chủ trì. Ảnh hưởng của dòng họ này
bắt đầu trước cả thiết lập kinh đô Nara
. Như đã kể trên chính thiết lập viên
dòng họ Fugiwara Kamatari là khiến trúc
sư Cải Cách Taika . Theo thời gian và qua nhiều đấu tranh, chi nhánh Hokke ở phía Bắc đã trỗi dậy thành những lảnh tụ
Fugiwara , nhờ trước tiên kiểm soát điền địa, ruộng đất căn bản liên
tục quyền uy chánh trị ở Nhật. Nhưng một phương tiện lớn nhất để đại tộc Fujiwara sử dụng
duy trì quyền uy chủ trì chánh
trị là liên tục kết hôn với đế triều. Đại tộc Fugiwara cố thu xếp
để các con gái họ trở thành vợ hay nàng hầu, cung phi các đế vương Nhật kế tiếp nhau; thật sự không cướp đoạt quyền nhưng cốt bảo vệ ngôi vàng. Không như Trần thủ Độ lập mưu cho Trần Cảnh
lấy Lý Chiêu Hoàng , sau đó bắt Lý chiêu
Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh năm 1226, cướp ngôi nhà Lý, lập ra nhà Trần.
Nữ sĩ Murasaki Shikibu |
Thời kỳ Heian có vài sự kiện lịch sử văn hóa Nhật đáng kể là khi Michizane, một nhiếp chánh khi hoàng đế còn nhỏ tuổi sessho, lên chức nhiếp chánh khi hoàng đế đã lớn tuổi kampaku - độc tài dân sự , bị thất sủng từ chối làm đại sứ sang Tàu, lấy cớ là triều đại nhà Đường đang suy thoái , rồi sắp xếp để bải bỏ những chuyến Nhật tham quan ở Tàu. Vì dân Nhật có cảm tưởng là đã hấp thu hết mọi điều Tàu có thể cung cấp. Đã đến lúc, Nhật phải tiến tới hình thành toàn diện văn hóa riêng cho Nhật, căn cứ trên các tài nguyên đã nhận được.
Thứ hai là nữ sĩ Murasaki Shikibu , thị nữ của nữ hoàng Akiko, đã dùng lối viết Nhật kana (
thay vì dùng cách viết hoàn toàn Tàu )
viết ra truyện nổi tiếng
Genji Monogatari - Chuyện của
Genji ( Arthur Waley, New York, dịch ra
tiếng Anh năm 1955 ) vào năm 1008, được
xem là công trình văn chương Nhật lớn
nhất . Khả năng mô tả những rung động con tim , tinh cảm sầu muộn khao khát thoáng đôi chút tinh thần Phật
Giáo, những câu chuyện yêu đương của hoàng tử trẻ tuổi Genji thường được so sánh ngang hàng các
truyện Jane Austen và Charlotte Bronte,
các câu aware no mono - mọi điều ảm
đạm , buôn bả của Genji rất giống
câu Virgil , nhà văn thời Cỗ La Mã: Sunt lacrimae rerum et mentum mortalia tangun- Mọi điều là nước mắt và những
câu chuyện yêu đương nhân sinh
nghiệt ngã chấn động con tim .
Cuối thời kỳ Heian (
1158-1185) là lúc giới chiến sĩ nổi
lên và chiến tranh Gempei xảy ra. Vào
thời kỳ này, trọng tâm uy quyền chánh
trị ngã từ phía hoàng đế
và quí tộc triều đình qua các thủ trưởng các gia đình chiến sĩ, từ kinh
đô Kyoto qua cách dinh trang trong nước, từ những ai có chức tước cha truyền
con nối và cai trị dưới thể thức một chánh phủ dân sự kiểu Tàu
qua những lảnh tụ các thị tộc, mới hay cũ, đã
chiếm đất đai và quyền uy cho
họ bằng đao kiếm và cánh tay mặt mạnh
mẽ. Theo truyền thống bảo thủ Nhật, mọi
đặc điểm cũ vẫn tồn tại - hoàng đế , quí tộc , chức tước và kinh đô cũ -, nhưng
chúng dần dần biến thành những tượng trưng trống rỗng, vì quyền uy đã lọt vào tay
kẻ khác. Chiến tranh giữa hai
đại gia đương thời lấy tên
của từ danh xưng Tàu “ Gen “ mà tiếng Nhật địa phương gọi là
“Minamoto “ và “ Hei “ , Nhật gọi là Taira.
Phối hợp theo ngữ âm học thành “ Gempei
“. Thời kỳ này, Nhật vẫn gọi là Heinan, nhưng lảnh đạo đã rỏ rệt chuyễn từ đại
tộc Fujiwara qua các gia đình chiến sĩ. Dù rằng cả hai thị tộc Taira và Minamoto
chia sẽ quyền hành ở các tỉnh, Taira trở nên
lực lượng ưu thế ở Nhật ,
nhờ ảnh hưởng của Taira
Kiyomori, trở thành thủ trưởng thị
tộc mình năm 1153 và không có đối thủ, mãi
cho đến khi ông chết năm 1181.
Kiyomori được cựu hoàng đế Go- Shirakawa nghe lời, đã dùng vị trí ông ở triều đình, gia sản giàu
có tăng gia và ảnh hưởng thị tộc của ông
ở vùng Biển Nội Điạ. Vài
công trình ông xây dựng đáng kể ra là
hải cảng, đào vét kinh và phát triễn thương mãi với Trung Quốc,
những giá trị vĩnh viễn cho Nhật bổn.
Bi kịch phổ thông Kabuki |
Zen |
Samurai |
Đối chiếu với sử Việt Nam
chiến tranh Gempei giữa các “sứ quân “
xảy ra sau cả thời Đinh Bộ Lĩnh ( 924- 979 ) dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi vua năm 968, đặt tên nước là Đại Cồ
Việt, đóng đô ở Hoa Lư , thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bị Đổ Thích ám sát, Lê
Hoàn ( 941- 1005 ), lên ngôi vua năm 980, đánh thắng quân nhà Tống xâm lăng, ở trận đường thủy Bạch Đằng và ở trân
đường bộ Ải Chi Lăng, chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước; đối nội chống cát cứ địa phương xây
dựng “ hạ tầng kinh tế “ , chánh trị thống nhất ; đối ngoại nhu thuận nhưng cương quyết. Thời nhà Lý , sau khi Lý Công Uẩn ( 974- 1028 ) , quê ở
tỉnh Bắc Ninh cũ, con nuôi của thiền sư Lý khánh Vân , em Thiền sư Vạn Hạnh (
có truyền thuyết cho ông là con của Vạn Hạnh ? ) lên ngôi vua năm 1010,
dời đô qua Thăng Long ( Hà Nột ngày nay ) là con đẻ hay con tinh thần của các vị cao tăng
xuất sắc , thực sự là con ưu tú của trung tâm kinh tế Cổ Pháp - văn hóa Lục Tổ Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ
10. Nhà Lý là thời Phật giáo cường thịnh nhất ở Việt Nam .
Minamoto Yorimoto |
Ba
bộ phận trung ương chánh quyền Kamakura là
Samurai -dokoro , Mandokoro và Monchujo.
Samurai - dokoro ( “ phòng Dịch vụ
hay phòng Trật tự “) , thường được dịch là Ban Tùy Tùng-
Người Hầu ( Board of Retainers ) . Ban này lo mọi việc làm nhiệm vụ quân sự, thưởng phạt
các chiến sĩ; nhưng sau đó nới rộng
quyền uy đến những lĩnh vực lớn rộng hơn, lưu tâm đến đời sống riêng tư của binh sĩ, hôn nhân của họ , bạn bè, tiêu
khiển, tóm lại những gì liên quan đến
lòng trung thành tối hậu đến cấp trên.Thời chiến tranh, Samurai-dokoro
đảm trách chức vụ của Bộ Tổng Tham Mưu. Mandokoro
hay Hội đồng - Council, cấp cao nhất làm chánh sách cho nền cai trị của
Yoritomo. Đứng đầu Mandokoro là một giám
đốc hay Shikken. Sau năm 1203,
Hojo Tokimasa giữ chức vụ này và trở thành cha truyền con nối cho dòng họ
ông. Bộ phận thứ ba là Monchujo hay Ủy Ban Điều tra - Board of Inquiry .
Bộ phận tòa án này là tòa án kháng cáo cuối cùng , quản trị luật nhà Minamoto. Thoạt tiên giới hạn vào gia tộc Minamoto và các
tùy tùng, nhưng vì luật này là luật duy nhất của đất nước Nhật đương
thời, giải quyết mọi tranh tụng khắp xứ , ngay cả các nhà quí phái từ kinh đô, cũng khởi sự đến Kamakura xin xét
xử . Năm 1190, Yoritomo được phong chức tước danh dự cao nhất là Nairan . Nhưng chức vụ ông khao
khát là Shogun - Mạc Phủ hay Thống
chế chỉ huy Quân sự ( Tướng Quân ) Suprême Military Commander, chỉ huy mọi lực lượng quân đội dưới danh nghĩa của hoàng đế Nhật. Nhưng Go- Shirakawa không muốn phong chức này cho ông . Mãi đến
năm 1192 Go- Shirakawa chết, hoàng đế vừa ẩn dật Go- Toba mới phong cho Yorimoto chức Shogun.
Thật ra chức Mạc Phủ ,Tướng
Quân- Shogun đã có từ thời chiến tranh xâm chiếm chống tộc dân
Ainu. Hoàng đế Nhật phong chức vị này
cho một tướng đặc biệt , giới hạn trong một thời gian thôi. Tuy nhiên, Yoritomo
lại xem chức vị này là quyền cho ông và các tử tôn ông vĩnh viễn
để cai trị Nhật, dưới danh nghĩa
của hoàng đế . Chánh phủ ông và các con cháu kế tiếp được xem là
bakufu - chánh quyền lều
chỏng lính “Tent government” hay chánh
quyền quân sự. Sau khi Yoritomo chết năm
1199, uy quyền Shogun -Mạc Phủ không còn nằm lâu dài trong tay gia đình ông
nữa, mà lọt vào tay gia đình
Hojo, trước tiên là Tokimasa,
cha vợ Yoritomo, rồi đến con
Tokimasa là Yoshitoki , và cháu là
Yasutoki. Các ông họ Hojo này không thật sự là shogun , nhưng họ thật sự nắm quyền
hành, nhờ giữ chức shikken- giám đốc Hội
Đồng Mandokoro, Hojo Tokimasa dành được
năm 1203. Lúc
này, chức vụ Shogun trở thành hư vị, thường do một hoàng tử máu mũ hoàng đế nắm giữ. Thế
nhưng dòng họ Hojo đã trung thành cũng cố địa vị, dù họ khởi sự bằng bạo lực và đã cống hiến cho Nhật bổn gần một trăm năm tương đối yên tĩnh. Một
điều dị thường lạ lùng trổi dậy ở chánh phủ Nhật là một hệ
thống cai trị gián tiếp phức tạp không tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới
. Ở Kyoto, hoàng đế trên danh nghĩa, nhường quyền cho một nhiếp chánh Fujiwara. Nhiếp chánh này lại nhường
quyền cho một hoàng đế đi tu hay ẩn dật . Nhưng hoàng đế
lại không thực sự nắm quyền mà trao lại trước hết cho một shogun quân sự mạnh mẽ; rồi thì lại
do một nhiếp chánh dòng họ Hojo ở
Kamakura thực sự cầm quyền dưới danh
nghĩa của Shogun .
Suốt thế thứ 13 còn lại , các nhiếp chánh Hojo duy trì được hòa bình nội địa. Chính họ cũng nêu gương sống thanh đạm , căn cơ và thi hành trung thành chức vụ . Thế nhưng vào
quý thư tư thế kỷ này , một đe dọa lớn xảy ra ở nước ngoài. Triều Tiên không đủ
mạnh và Trung Quốc cũng không đủ tham vọng tấn công Nhật bổn. Nhưng dân
Mông Cỗ là một điều khác hẳn , vì nhiệt
tâm không nguôi Mông Cỗ chinh phục thật
là không bờ bến. Triều Nguyên- Yuan
hay Mông Cỗ chiếm lĩnh toàn thể Trung Quốc năm 1280, Sau khi đánh bại nhà Nam Tống - Southern Sung và nhà Nguyên
theo lịch sữ Tàu trị vì ở Trung Quốc
từ năm 1280 đến năm 1368 . Thật sự Mông Cỗ
đã chiếm miền Bắc nước Tàu khoảng năm 1230 . Hốt Tất Liệt - Khubilai,
Đại Hãn Mông Cỗ đã thiết lập kinh đô ở Bắc Kinh ( Bắc Bình ngày nay ) năm
1264. Triều Tiên không chống nổi và
bị Mông Cỗ chiếm đóng. Năm 1268, Hốt tất Liệt gửi
một sứ giả sang Nhật đòi Nhật phải thần
phục. Triều đình Nhật muốn điều đình , nhưng
Hojo Tokimune và hội đồng Quốc
gia quyến định chống cự và gửi trả phái
đoàn sứ giả về Tàu , không trả lời và không biết đến. Tướng già kinh nghiệm 60
tuổi Hojo Masamura được cử đảm trách công cuộc phòng thủ. . Một sứ giả Mông Cỗ
khác bị đuổi cổ khỏi Nhật năm 1272: đúng
là một tuyên chiến. Mông Cỗ tấn công năm
1274 dùng một lực lượng gồm 25000 quân Mông và quân Triều Tiên, đổ bộ ở Vịnh Hakata , phía Bắc Kyushu. Quân Mông là một kẻ thù đáng kinh sợ và có ưu điểm là quân thành thạo về cách sử dụng kỵ binh đông đảo cùng máy phóng -
catapults phóng “ bom”
lữa. Nhưng quân Mông không có đủ chỗ
để hành quân . Quân Nhật một lòng dạ
nhiệt tình bảo vệ xứ sở ,sử dụng kiếm -
cung hửu hiệu đến nổi bẻ gãy được cuộc tấn công của quân Mông ít nhất là một
phần nào trận đánh nhau lần thứ nhất .Đêm
đến, quân Nhật rút lui vài dặm Anh sâu
vào nội địa và núp sau các lũy đê đã dựng lên làm công sự phòng thủ trước
đó. Giông tố đang nổi lên và các hướng dẫn viên Triều Tiên khuyến cáo
là nên lên thuyền bỏ về, nếu không
các thuyền binh sẽ bị nằm dưới gió. Vì một lý do nào đó, các chỉ huy Mông lo sợ Nhật tấn công trong cơn mưa gió , dù
rằng quân Nhật thật tình đã mõi mệt
không còn sức tấn công nữa. May mắn cho
quân Nhật là quân Mông quyết định rút lui chỉ sau một ngày đánh nhau. Bảo tố sau đó đã đánh đắm nhiều thuyền binh Mông và nhiều binh sĩ
chết chìm .
Năm 1281, Mông Cỗ lại tấn công
Nhật lần thứ hai, quyết định hơn lần trước, tập trung 140 000 binh lính , trong số này
có khoảng 100 000 người từ các tỉnh miền
Nam Trung Quốc, Mông Cỗ vừa mới chinh phục xong. Quân Hoa Nam này không có lòng dạ đánh nhau dưới danh nghĩa của Mông Cỗ. Quân xâm lăng
đổ bộ nhiều lần dọc bờ biển Kyushu , đặc biệt ở Vịnh Hakata. Nhưng nơi này Nhật đã xây đắp xong lũy tường
đá ngăn cản Mông Cỗ dùng kỵ binh sở
trường. Các chiến sĩ Nhật anh dũng chống
cự và chận đứng quân Mông Cỗ hai tháng và
không cho quân Mông Cỗ nới rộng đầu cầu bờ biển . Trong khi đó , thuyền chiến Nhật nhỏ hơn
nhưng dễ dàng điều động hơn đánh thiệt hại nặng các thuyền binh Mông Cỗ ở vùng
vịnh biển eo hẹp . Hai ngày 15 và 16
tháng 8 năm 1281 , đem đến giải thoát cho Nhật . Một trận bảo lớn gió thổi trên 120 dặm Anh, làm hư hại nặng
hơn nữa đoàn chiến thuyền Mông Cỗ. Phần
lớn binh lính Mông Cỗ và Hoa Nam để lại trên bờ
biến thành mồi ngon cho các kiếm Nhật hoan hỉ. Nhật ca tụng bảo tố này là một câu trả lời cho cầu nguyện
gọi là Thần Phong - Wind of
the Gods , kamikaze . Bakufu
duy trì chiến lũy Kyushu hơn 20 năm nữa,
nhưng sau cuộc thất bại này , Mông Cỗ không bao giờ trở lại tấn công Nhật bổn .
Khác với ở Việt Nam, giặc Mông Cỗ
xâm lăng 3 lần, trong thế kỷ thứ 13 bị đánh bại nảo nề các năm 1258 , 1285 và 1288. Lần thứ nhất vào tháng giêng 1258 , trước cuộc tấn công vào Nhật
16 năm . Bấy giờ , Hốt Tất Liệt đang
tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm
Trung Quốc . Bên cạnh những đạo quân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng 40 000 người, gồm kỵ binh Mông Cỗ và binh lính người Tráng - Choang hay Thoán Vân
Nam ( và Quảng Tây ? ) do tướng Ngột Lương Hợp Thai - Uryangquadai chỉ huy
từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua
Trần Thái Tông ( Trần Cảnh ) đã đem quân
lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên
bên sông Cà Lồ . Thế mạnh giặc ban đầu khiến quân ta phải rút lui để bảo toàn
lực lượng. Sau đó bỏ luôn Thăng Long lại phía sau , nhưng triều đình và quân
dân không nao núng . Giặc đóng ở Thăng Long trong một thành trống , khốn đốn vì
thiếu lương thực. Ngày 29 -1- 1258 , vua Trần Thái Tông
đem binh thuyền ngược sông Hồng, đánh bật quân địch khỏi kinh thành, giặc phải chạy theo đường cũ về
Vân Nam . Cuộc xâm lăng thứ hai xảy ra
cuối năm 1284 , do Thoát Hoan - Togan , con trai Hốt Tất Liệt
và A Lý Hải Nha - Ariquaya chỉ huy , bị Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và quan
binh nhà Trần tiêu diệt ở các trận Tây Kết , Hàm Tử , Chương Dương , Vạn Kiếp . Xâm lăng lần thứ ba cuối năm 1287 , đoàn thuyền Mông Cỗ chuyễn lương bị đánh
bại ở vùng đảo Vân Đồn, đoàn
thuyền chiến của Ô Mã Nhi- Omar bị mai phục đánh tan ở sông Bạch
Đằng ngày 9-4 - 1288, tàn quân Thoát
Hoan khốn đốn rút chạy ra biên giới bị chận đánh, đến ngày 19-4 1288 mới về
đến Tư Minh, Trung Quốc .
Theo quan điểm Mông Cỗ , thất bại ở Nhật không lấy gì làm quan trọng cho
lắm. Các hoàng đế Trung Quốc không bao
giờ xem các đảo xa khơi này như là một mối đe dọa hay một
giá trị đáng kể , chỉ là một danh dự, một cố gắng hoàn tất chinh phục. Thế
nhưng chiến thắng đối với Nhật bổn là
một giải thoát thần diệu. Đây là một cố tâm xâm lăng đất Nhật linh thiêng đầu tiên trong lịch sử Nhật và cũng là lần cuối cùng, mãi cho đến Thế Chiến thứ Hai. Cho nên không lạ gì kinh nghiệm chiến thắng này đã ấn tượng mạnh mẽ lâu dài trong trí óc dân Nhật và ký ức kamikaze được tái xuất
để gọi tên các cuộc tấn công tự tử của các phi công Nhật.
Theo Nhật, chiến thắng đánh bại quân Mông Cỗ là một trong những trận chiến tranh quyết định
của lịch sử thế giới.
Nichiren Shonin (1222-1282) |
Nichiren không phải là giáo chức ( Kinh Phật ) nổi tiếng duy nhất bấy
giờ. Chúng ta đã kể ra các môn phái Zen
vào thời kỳ Kamakura. Ảnh hưởng hai nhà sư môn
phái Đất Nước Thuần Khiết-
Pure Land là Honen ( 1133
- 1212 ) và Shiran ( 1173- 1262 )
cũng rất lớn.
Các nhiếp chánh Hojo mất hết quyền uy,
khi vùng Kanto nổi loạn và lảnh
tụ Nitta Yoshida tiến đánh Kamakura,
đánh bại nhiếp chánh Hojo cuối cùng một cách bất ngờ và đốt Kamakura ra tro. Trong 50 năm, từ 1136
đến 1392, có hai dòng muốn tranh nhau ngôi
hoàng đế , dòng miền Nam ở một vị trí ở
các núi phía Nam Kyoto, gọi là Yoshino
và dòng Bắc ở Kyoto. Tướng Ashikaga Takauji thắng trận, đưa tới thời đại shogun Ashikaga : phần thứ nhất đến năm
1392 có tên là Nambokucho - Thời Kỳ Nam Bắc phân
tranh ( như Trịnh Nguyễn ở Việt Nam ? ).
7 - Thời
kỳ shogun Ashikaga ( Nambokucho
1336-1392, Muromachi 1392- 1572 ) , Thống Nhất Nhật bổn 1534- 1615.
bình đá thời Muromachi |
Nghệ thuật thời Muromachi |
Kiến trúc thời Nanbokucho |
Thời kỳ
phân tán phong kiến dưới
quyền Ashikaga trùng với thời gian kinh
tế Nhật phong kiến phát triễn mạnh . Thời phong kiến thứ nhất dưới quyền Yoritomo thời kỳ Kamakura,
rồi đến thời các nhà nhiếp chánh
Hojo đã thấy chuyễn động hàng hóa và dân gian nhiều hơn hẳn thời Nara ban sơ vào thế kỷ thứ
8 và và bắt đầu
Heinan vào thế kỷ thứ 9. Thời kỳ
Kamakura khéo léo kỷ thuật đã làm lan
tràn chế tạo đồ gốm , giấy và đúc sắt. Taira Tadamori và Kiyomori cũng đã để ý tới giao thương với Trung
Quốc và đã đề xướng dịch vụ này bằng
cách ra công cải thiện các
tiện nghi ở các hải cảng Biển Nội Địa Nhật. Nhưng tăng thêm giàu có và đời sống dân gian , nổi bật nhất là vào thời kỳ
Ashikaga. Một sự kiện đủ chứng tỏ
điều này ; năng xuất nông nghiệp tăng
hai ba lần hơn tại nhiều nơi
trong nước, nhờ cải tiến các phương pháp canh tác và tổ
chức thành các đơn vị kinh tế lớn hơn
mới nông trang phong kiến. Kinh tế
vẫn tiến triễn , nội địa hay giao
thương với Trung Quốc, dù điều kiện rối loạn. Chiến tranh ở thế kỷ thứ 14 và
thế kỷ thứ 15, đã tạo ra yêu cầu ở nhiều
vùng Nhật xa xôi và làm giao thông tốt hơn là một thiết yếu tại đất lành cũng như trên biển cả . Thủ công
nghệ mở rộng để thõa mãn đòi hỏi chiến tranh và khi hòa bình, làm nông cụ hay những đồ xa
xỉ tỉ như tơ sợi, đồ sơn - lacquers và nhiều đồ khác mà các lảnh chúa nay đủ sức mua sắm . Cùng lúc , tình trạng
rối loạn cũng khiến cho các thương gia
và các thủ công kết hợp nhau để cùng bảo vệ nhau, theo một hệ thống gọi
là za hay phường hội - guilds, đã có từ thế kỷ thứ 12 , nay phát triễn mạnh. Za có nghĩa là một chỗ ngồi bán hàng ở chợ búa, thường liên kết
với hội chợ đền thờ - chùa chiền dưới sự
che chở của một thể chế tôn giáo mạnh. Xếp đặt cọng sinh giữa các tu sĩ và các thương gia có lợi cho cả đôi bên. Thương gia có lợi trả
lệ phí cho chùa và khi cần, để
chùa giúp đở khi họ thưa kiện lên tòa hay bakufu là quyền lợi họ bị xâm phạm. Tài liệu còn ghi
rỏ là chùa giúp đở thu hồi nợ . Chẳng
hạn theo thời gian, za bán áo quần bông vải liên kết với đền thờ Gion , za làm men
rượu với đền thờ Kitano . Các thủ kho,
đồng thời là các chủ tiệm cầm đồ liên kết với thể chế tôn giáo Enryakuji
ở Núi Hiei , một trong những tu viện
mạnh nhất Nhật bổn. Những đại
gia cũng đóng vai trò đỡ đầu tương
tự: Bojo đỡ đầu các nhà làm giấy, Kono
đỡ đầu các thủ công làm vàng lá
và Kuga đỡ đầu phường hội” đĩ quý phái - courtesans”. Độc quyền địa
phương bán một vài loại đồ đạc là một
đặc điểm của phường hội Trung Cỗ Âu Châu
và yếu tố này cũng thực thi ở Nhật bổn. Cũng có nhiều chứng cớ tỏ ra là các phường hội họp lại nhau, nhưng
chưa bao giờ mạnh như đại phối hợp Liên Hội-Hanseatic League ở Bắc Âu. Giao thương vói Trung Quốc tỏ ra rất lợi. Nhật
nhập cảng sắt, tơ sợi , thuốc men và các
xa xĩ phẩm như sách vỡ, tranh ảnh, đồ thêu ;
xuất cảng đồng và lưu huỳnh và
một vài hàng xa xỉ Nhật chế tạo giỏi tỉ
như quạt, đồ sơn, và khí giới đặc biệt là kiếm và bộ giáo - rìu chiến . Năm 1483,
Nhật bán sang Trung Quốc 37 000 kiếm. Giao thương Trung Quốc là do các thương gia, thường cũng là hải tặc, giặc cướp biển - pirates, nhưng ranh giới giữa hai nghề này ít khi vạch rỏ ở bất cứ nơi nào
trên Cựu Thế giới. Sau năm 1469, một gia
tộc là Ouchi, ngự trị ở miền Tây đảo lớn
nhất Nhật, độc quyền buôn bán với Trung Quốc, mãi cho đến khi họ bị một chư hầu lật đổ năm 1557.
Shogun, bakufu thật sự không dính dáng đến thương mãi. Phần lớn thương mãi do các chùa chiền Phật
giáo Nhật đảm trách , chứng minh vai trò quan trọng của Phật giáo ở xã hội Nhật. Nhà sư -chính khách Muso
Soseki, môn phái Zen, tổ chức một
chuyến thuyền sang Trung Quốc năm 1342 , dưới sự hổ trợ của shogun đầu tiên là Askhikaga Takauji. Tiền lời chuyến này đã giúp ông
xây dựng đền chùa Tenryuji
temple. Tu viện Nhật không những tài
trợ các chuyến thương mãi mà còn phát triễn hải cảng nữa. Chẳng hạn, đền chùa Sumiyochi kiểm soát quyền
lợi hải
cảng Sakai và tu viện cỗ Kokufuji
ở Nara quyền lợi hải cảng
Hyogo ( nay là Kobê )
.
Thời kỳ Shogun Ashikaga từ năm 1378 đến năm 1490 được mệnh danh là thời
đại hoàng kim của nghệ thuật Nhật Bổn. Mạc phủ - tướng quân Ashikaga có bộ mặt khác hẳn các Mạc phủ Yoritomo
và các nhiếp chánh Hojo. Khi Ashikaga
chiếm địa vị chủ trì, trọng tâm quốc sự
một lần nữa chuyễn về vùng Kyoto.
Đời sống văn chương và nghệ thuật luôn luôn
vây quanh triều đình nhưng ít hấp dẫn shogun đầu tiên. Nhưng dòng Shogun
Ashikaga thứ ba Yoshimitsu trở thành shogun năm 1368 và
shogun thứ tám Yoshimasa nhận chức năm 1443 và chết năm 1490, cả hai đều ham mê nghệ thuật
và rất hào hiệp bảo trợ nghệ thuật.
Yomimitsu lãng phi chi tiêu cho
các xẩy cất đến nổi gần xài hết ngân khố. Yoshimasa
nhiều khả năng và sáng tạo hơn
như thể một nhà phê bình và ân nhân tinh tế của kiến trúc, hội họa và bi kịch. Đương thời, ông là một công cụ chánh yếu làm thành thời đại được biết là thời đại nghệ thuật Nhật to lớn nhất.
Bản
doanh của Ashikaga là ở quận
Muromachi của Kyoto, như chúng ta đã biết và năm 1378, 10 năm sau khi
ông lên chức Shogun, Yoshimitsu xây dựng
Hana- no - Gosho , Hoa Dinh- Palace of Flowers , có nhiều
vườn lộng lẫy. Ông tiếp tục xây cất một
dinh thự xa hoa làm nhà ẩn dật tôn giáo, di dưỡng tinh thần ở Kitayama, dựng lên Đình tạ nổi danh Kinkaku
hay Đình tạ Vàng Kim - Golden Pavilion, bị lữa đốt cháy rụi
năm 1952
và phục hồi lại y hệt như xưa.
Kinkaku
|
Trà Đạo Nhật |
Kịch Saragaru |
Thời kỳ Sengoku-Jidai , thời kỳ đất nước chiến
tranh 1534 -1717, cũng là thời kỳ Nhật Thống Nhất. Vài
thống nhất xúc động và trung thành đã luôn luôn có mặt nuôi nấng bằng huyền thoại quốc gia và sau đó bằng các lý tưởng Khổng giáo. Phát
triễn văn chương và tư duy ở thời kỳ
Heian cũng đã phát sinh cảm giác thống
nhất văn hóa. Một đôi chút thống nhất
chánh trị cũng đã do Minamoto Yorimoto
rèn luyện ra, sau các chiến tranh tộc bộ
ở thế kỷ thứ 12. Nhưng tranh chấp giữa các lảnh chúa đã làm chiến tranh
liên miên khắp kéo dài đến 250 năm. Cuối
thế kỷ thứ 16, Nhật trở thành thống nhất và thanh bình, theo cảm giác toàn diện
và dứt khoát hơn. Niên đại này gần trùng điệp với niên đại cũng cố thành quốc
gia các nước ở Âu Châu, đặc biệt thời các vua Anh Tudor khôn khéo tập
trung quyền lực. Nhưng ở Nhật, kiến trúc sư công cuộc thống nhất là các tướng
chứ không phải các vua. Thống nhất đưa
Nhật vào một thời kỳ thanh bình và đồng nhất
lịch sử Nhật, thời kỳ Mạc phủ Tokugawa, kéo dài cũng 250 năm. Dù nội
chiến ở thời kỳ Aghikaga và chiến tranh Onin đẩm máu vô ích , cũng có nhiều yếu tố
tăng trưởng và phát triễn tích cực. Tăng
trưởng đáng kể nội thương và ngoại
thương , các thị trấn thương mãi bừng lên , cải tiến nông nghiệp, đưa tới những thay đổi lớn khung cảnh quốc gia. Ranh giới giai
cấp giữa các chiến sĩ quí phái một mặt và dân giả bình thường , các con buôn
, các nông dân mặt khác trở nên mù mờ hơn. Mọi điều này dẫn tới suy thoái phong kiến, nhờ những vùng rào - đất
lọt vào giữa, tự túc và thù địch lẫn nhau, làm
cho thống nhất xứ sở có thể làm được và
mong muốn. Đáng kể là cuối chiến tranh Onin, chỉ còn khoảng 20 lảnh chúa địa
phương lớn - daimyo. Những thay đổi xã hội này cũng xảy ra ở Âu Châu, cùng thời gian. Tuy
nhiên, trên một khía cạnh , lịch sử Nhật lại
theo một con đường khác. Thống nhất hoàn tất không phải bằng cách bải bỏ phong kiến ,
nhưng làm “ đông giá “ phong kiến, sử dụng
vài yếu tố phong kiến nên đồng
thời cũng làm Nhật cô lập với ảnh hưởng bên ngoài có thể tạo ra những thay đổi mới ( chiếu theo sách Đông Á, Đại truyền thống -
East Asia, The Great Tradition của Reishauer và Fairbank ).
Thay đổi mau lẹ và làm giật mình ở Nhật vào cuối thế kỷ thứ 16 , không
thể xảy ra nếu không có sự cố súng hỏa mai - musket. Trên một khôi hài lịch sử, sự cố súng hỏa mai
gắn liền với Thiên Chúa giáo đến Nhật . Năm 1542, một thuyền Bồ Đào
Nha - Portuguese trên đường
tới bờ biển Trung Quốc bị chìm ở bờ biển Kyushu và các súng hỏa mai trên thuyền sau đó được Nhật
sao chép khéo léo. 7 năm sau năm
1549, giáo sĩ Dòng Tên - Jesuit tiền phong Francis Xavier lên đất Nhật ở Kyushu và khởi sự
công trình truyền giáo, rất thành công. Đây không phải là lần thứ nhất và lần
cuối Tây phương đem tới một xứ không Tây phương ,những lực lượng uy vũ và bùng nổ
các sáng kiến và ý nghĩ Tây Phương, thường mâu thuẩn trái ngược nhau. Tuy nhiên ở Đông
cũng như ở Tây, các mâu thuẩn không được
cảm giác vào thế kỷ thứ 16. như thể chúng ta cảm giác chúng vào thế kỷ thứ 20.
Dòng Tên Cơ Đốc giáo La Mã đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc tiếp xúc thời lịch sử mới bắt
đầu giữa Âu Châu và Đông Á. Một trong những lý do sự hửu hiệu này là vì Dòng Tên là một dòng tu cận đại,vừa mới được thiết lập, nhấn mạnh
đến hiểu biết hàn lâm, khoa học và thực tiễn và một kỷ luật cao cấp. Thiết lập
viên Dòng là một nhà quí phái Tây Ban Nha, sinh viên đại học Ba Lê, tụ tập quanh ông một nhóm người khả phi thường. Khi Đức Giáo Hoàng chấp nhận đề nghị nhóm phụng sự
đặc biệt cho Giáo Hội bất cứ nơi nào trên
thế giới, họ lập ra Hội Dòng Tên - Society of Jesus. Xavier trở thành nhà truyền giáo cho Viễn
Đông. Tiến triễn Cơ Đốc Giáo ở Nhật do Xavier khởi xướng là nhờ hai cơ
may. Thuở ban đầu, Nhật bổn và Bồ Đào
Nha rất thiện cảm nhau . Dân Bồ Đao Nha thích dân Nhật hơn bất cứ một
dân Á Châu nào khác, có lẽ vì họ thiện cảm quy tắc danh dự Nhật. Phía
Nhật, dân Nhật cảm phục Dòng Tên vì
họ thổ lộ một kỷ luật tương tự các nhà sư Zen giỏi nhất . Rất nhiều daimyo chuyễn đạo là những tín
đồ Thiên chúa giáo thành thực và trung thành . Công trình truyền giáo Dòng Tên thành công quá sức,
khiến cho các chức quyền Phật Giáo hoảng sợ , dùng đủ áp lực trên Chánh phủ đuổi các giáo sĩ Dòng Tên ra khỏi kinh đô . Họ rút lui về
Sakai , một thành phố độc lập, nhưng không có bao nhiều ảnh hưởng trên
giới buôn bán. Năm 1582 , Hội Dòng Tên ở La Mã cho biết ở Nhật có 150 000 tín
đồ và 200 nhà thờ .
Vào thời kỳ này , như đã nói trên, Nhật bổn chín mùi cho Thống Nhất, nhưng nhiệm vụ không hoàn thành một cách dễ dàng đâu.
Ba kẻ mạnh - Oda Nobunnaga ( 1634- 1582 , Toyotomi Hideyoshi( 1536-1598 ) và
tokugawa Ieyasu ( 1543- 1616) đã thực
hiện thống nhất Nhật Bổn. Nobunaga tự tử
chết năm 1582 thân thể bi đốt cháy, bị một tì tướng Akechi đánh úp bất thình lình
lúc thăm viếng nghĩ ngơi ở đền thờ trong Kyoto.
Một năm sau khi Nobunaga chết, Hideyoshi đánh bại một tướng trung thành với Nobunaga
là Shibata. Bấy giờ Hideyoshi đã kiểm soát , gián tiếp hay trực tiếp 30 trong số khoảng 60 tỉnh Nhật . Hideyoshi
giảng hòa cùng Tokugawa Ieyasu , một đồng minh phía đông và khởi sự cũng cố địa
vị và tiến hành một chánh sách hòa bình. ông thiết lập một lâu đài ở Osaka ,
gần kinh đô, vì ông cho đó là nơi tốt
nhất để kiểm soát Nhật, ở vị trí tu viên
thành lũy Ikko tại Hoganji , Osaka đã bị phá hủy. Ông đã ra lệnh nghiên cứu
điền thổ , đất dai , một bước tiến tương đương
Sách Địa bạ Anh của Nhà Chinh
phục William ( năm 1086 )- Domesday
Book of William the Conqueror. Công
cuộc nghiên cứu bắt đầu năm 1583 và tiếp
tục đến năm 1598, năm Hideyoshi chết;
lúc này đã có địa bạ của tất cả mọi tỉnh Nhật. Năm 1587 , Hideyoshi thắng trận
quyết định gần sông Sendai, chống Shimazy , một daimyo ở cực nam Satsuma. Trở
về căn cứ , Hideyoshi ban hành một biện
pháp bình định gọi là ” Săn Bắt Kiếm Taiko- Taiko’s Sword Hunt” , có hai
mục đích : tịch thu mọi kiếm, ngoại trừ
kiếm của samurai khiến cho nông dân,
nông dân quý tộc, tu sỉ nhà binh không còn khí giới nổi loạn và cũng để
phân biệt rỏ ràng giữa giới samurai và
giới nông dân. Nhưng còn đồng
bằng Kanto và cực Bắc, cần bó buộc phải lệ thuộc. Hideyoshi
đem 200 000 binh lính vây hảm thành Odawara,
trung tâm Hojo ở vùng Kanto . Odawara
đầu hàng ngày 4 tháng tám năm 1590. Daimyo chánh miền Bắc được kêu tới và chịu phục tùng. Cuối năm 1590, Hideyoshi đã làm chủ cả nước
Nhật.
Ở Việt Nam,
vào thời kỳ này , phải kể đến
Thiên Nam tứ chí lộ đồ và Hồng Đức bản đồ xuất
bản thời vua Lê Thánh Tông( 1460- 1466 ) còn lưu trữ đến ngày nay . (
Hà Mai Phương và Chu Thu Hằng - Dòng Việt,
2000 )
Thời Hideyoshi, Thiên Chúa Cơ Đốc Giáo tiếp tục thịnh vượng như thời
Nabunaga. Thành phố Nagasaki thực tế do
các giáo sĩ Dòng Tên cai quản và thương mãi Nhật - Bồ Đào Nha tăng gia. Nhưng
năm 1587, bổng nhiên các nhà truyền giáo
nhận được một pháp lệnh cấm truyền đạo
Thiên Chúa và họ phải rời bỏ Nhật trong
vòng 20 ngày. Hai lý do pháp lệnh nêu lên
là vài đền thờ Phật bị phá hại và người Nhật bị bán làm nô lệ. Một số giáo
sĩ đáp thuyền trở về xứ. Nhưng chừng 100 giáo sỉ ở lại và trốn núp bí mật do
các giáo dân mới nhập đạo che chở, giúp
đỡ. Theo thời gian họ nhận xét là việc
cấm đạo ít khi thi hành. Số tín đồ nhập
đạo tiếp tục tăng mau và năm 1596 , tổng
số tín đồ lên đến 300 000 người , trong đó nhiều tín đồ thuộc giới thượng lưu
quý tộc Nhật. Thanh niên Nhật bắt đầu bắt chước thời trang Bồ Đào Nha, có khi
đeo cả chuổi tràng hạt và thánh giá. Một số từ Bồ Đào
Nha được ngôn ngữ Nhật thâu nhận, tỉ như pan - bánh mì , karuto
- carto bài tây, tempura ( tôm chiên )- quattor
tempura. Một đảo ngược chính sách
tái diễn, năm 1597, một năm trước khi Hideyoshi chết. Trong một cơn giận, ông
ra lệnh tra tấn và giết chết 26 tín đồ
Thiên Chúa giáo, 6 giáo sĩ dòng
Franciscan Tây Ban Nha , 4 giáo sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha và 17 dân Nhật tin đạo .
Năm 1550, Bồ Đào Nha thành lập một giáo đoàn dòng
thánh Đa Minh - Dominicains ở
Malacca ( nay thuộc Mã Lai Á - Malaysia )
phái giáo sĩ Gaspar da Cruz đến
hải cảng Hà Tiên giảng đạo, nhưng không có kết quả gì, vì dân chúng tin
tưởng ở Ấn Độ giáo , Phật giáo , và không ưa chuộng những gì mới lạ của Âu Châu.
Giáo khu dòng Đa Minh cũng phái hai giáo sĩ Y Pha Nho (
Tây Ban Nha ) đến Cao Mên, nhưng họ bị
dân chúng bạc đải, buộc phải trở về . Năm 1593,
ba thuyền chiến, tàu chở 120 binh
sĩ Y Pha Nho đến Cao Miên viện binh cho
Miên chống Tiêm La ( Thái Lan ngày nay ).
Các tàu này ghé lại Hội An - Đà
Nẳng ? ( Touron - Tourane) tiếp tế lương thực . Người Y Pha
nho gây lộn và người Nhật, có người Việt ủng hộ , đốt một chiếc tàu , hai tàu kia chạy ra biển , để lại trên bờ biển
giáo sĩ Diego Aduarte và một tu sĩ khác. Trong thời gian buộc cư trú ở xứ
Đàng Trong, có lẽ Aduarte đã bắt
đầu công cuộc truyền giáo . Đó chỉ là
một phỏng đoán cho đến khi các giáo sĩ Dòng Tên từ Goa , Malacca tập sự ở Macao đến Hội An -
Faifo mới thu được kết quả .( Phan
Khoang : Việt sử xứ Đàng Trong, 1967 )
Sự cố cuối cùng của Hideyoshi là xâm lăng Triều Tiên - Cao Ly, một chiến
địch động viên 250 000 người. Chiến dịch
khởi đầu tháng tư năm 1592, chiếm hải
cảng Pusan và thủ đô Hán Thành - Seoul dễ dàng, tiến tới tận biên giới
Mãn Châu và toàn thể xứ Triều Tiên. Sau bất ngờ đầu tiên, Cao Ly phản công bằng du kích. Đau ốm và mùa đông
lạnh lẻo đã làm chết 1/3 binh lính Nhật. Trung Quốc tuyên bố Cao Ly là chư hầu Tàu và hoàng đế nhà Minh
xua một đạo quân đánh Nhật ở Cao Ly. Nhật phải rút lui . Nhật
dùng dằng giữa nên hòa hay nên chiến, khi sứ giả triều Minh đến thương
lượng ở Kyoto, muốn trao danh vị Hoàng
đế Nhật cho Hideyoshi. Nhưng Hideyoshi mất bình tĩnh với sứ giả Minh, sửa soạn một chiến dịch mới năm 1597.
Trung Quốc gửi thêm một đạo quân
và quân Nhật, dù đã được tăng viện , bắt buộc phải tháo lui về bờ biển phía
Nam Cao Ly. Nhờ viện binh Nhật từ Satsuma tới, Nhật giữ
được Pusan và thắng nhiều trận đánh quânTàu và quân Cao Ly. Chiến tranh bất phân
thắng bại này , kéo dài cho đến khi Kideyoshi chết, năm 1598. Nhật lấy cớ này để rút quân khỏi Cao Ly và chấm dứt chiến tranh .
Kế tiếp Hideyori là Tokugawa Ieyasu, sinh năm 1543 từ một họ
daimyo nhỏ là Matsudaira, giữa hai họ
lớn Imagawa và Oda. Khi Hideyoshi mất , ông đã có uy quyền lớn nhất ở
Hội đồng Nhiếp chánh, có nông trang cho lợi tức 2 500 000 koku , 4 lần cao
hơn tài sản của 4 thành viên
Hội đồng. Tưởng cũng nên biết là thái ấp - đất phong của 5 thành viên
Hội đồng chiếm 1/3 giá trị tất cả đất phong ở Nhật bấy giờ. Mục đích chánh của
Ieyasu là gìn giữ nền thống nhất
Nhật. Vị trí ông đạt được có nhiều người
thèm muốn và ganh tị. Năm 1600, Uesugi
nổi loạn ở miền Bắc, nhưng bị hai daimyo
trung thành với Iweyasu kiềm chế . Ieyasu
lo ngại Mitsunari hơn, vì ông này
thu thập nhiều đồng minh và tiến đánh
từ phía Tây. Mitsunari bị đánh bại
ngày 21- 10-1600 tại đèo Sekigahara, giữa đồng bằng phía đông Hồ Biwa và đồng bằng bao quanh
thành phố Nagoya. Dù rằng các chỉ huy
các trung đoàn là cựu quân
nhân cuộc Chiến Tranh Triều Tiên và binh
lính đông hơn, nhưng chỉ huy Kobayakawa
trở cờ theo Ieyasu, bất ngờ đánh vào các chỉ huy theo Mitsunari . Chiến thắng này của Ieyasu là một trận
chiến khốc liệt , tàn sát dã man và cũng là trận chiến cuối cùng của
nội chiến lâu dài và kiệt quệ
trên đất Nhật cho đến ngày nay .
Năm 1614 , Ieyasu quyết định
không cho dòng họ Hideyoshi tiếp tục chế độ hái ấp , vì các thái ấp có thể biến thành
nơi quy tụ các người bất mãn. Không
một daimyo nào cứu trợ con trai trẻ tuổi của Hideyoshi, nhưng ronin - nhóm samurai không chủ lại tập hợp ủng
hộ Hideyoshi trẻ , tăng đoàn quân trú
phòng lâu đài Osaka lên đến 90 000 người
. Hidetada, vâng lệnh cha Ieyasu, tiến đánh cứ điểm này , không phá nổi phòng
thủ , nên mùa đông 1614 giảng hòa với các cố vấn cho Hideyoshi, nhưng
mùa hè năm sau bội ước và tấn công lại.
Bị tràn ngập, Hideyoshi tự tử; mẹ là Yodogimi bị giết chết dưới tay một kẻ giữ thành, hầu tránh khỏi bị bắt. Nay Ieyashu thành lảnh tụ
nước Nhật , không còn ai thách thức nữa. Ông đã tái lập thể chế bakufu
và năm 1603 ông đã được hoàng đế phong
làm shogun.
Phần II
Thời kỳ Mạc Phủ, Shogun Tokugawa,
thổi lại làn
gió đổi thay ở Nhật
Một đêm khuya năm 1719 , Shogun thứ 8 Yoshimune thức dậy thảo luận sôi nổi cùng Nishikawa Joken, một
thông ngôn cho các thương gia Hà Lan ở Nagasaki .
Ông muốn Nishikawa giải thích quả địa
cầu Nishikawa xây dựng và muốn biết chi tiết các kỳ diệu
trên trời một viễn vọng kính Hà Lan tiết lộ . Cũng như mọi nhà cai trị
Tàu và Nhật có tinh thần trách nhiệm, Yoshimunde đang lao tâm vì những lý do tôn giáo
muốn lịch Nhật càng chính xác
càng tốt. Hầu gieo và gặt lúa đúng ngày
tháng và hài hòa giữa Trời và Đất được
duy trì. Công trình Shogun hỏi đã được
Cha Cơ Đốc Adam Schall biên soạn cho triều đình Tàu ở Bắc Kinh, một thế kỷ trước.
Thành quả của những lưu tâm này là Yoshimune bải bổ việc cấm nhập khẩu các sách vỡ ngoại quốc với điều kiện các sách vỡ không dạy Thiên
Chúa Giáo. Phong trào thu nhập kiến thức Tây Phương hay “ Hà Lan “ mệnh danh
là rangaku ( ran là chữ viết giữa của từ Ho-ran-da hay Hà Lan
và gaku có nghĩa là nghiên cứu hay một ngành học hỏi ), đã hiện diện lén
lút nay
mở rộng toang và tiến bộ lớn lao .
Dân Nhật đã học và cải tiến từ dân Bồ Đào Nha cách làm súng đạn, đại bác , bản đồ, nghề
hàng hải, các vấn đề hải quân tổng quát và có lẽ quan trọng hơn hết là sự hiện điện và tính chất thế giới Âu Châu.
Nhưng Tây phương đã tiến mạnh mẽ
hơn nhiều giữa lúc dân Bồ Đào Nha đến
Nhật cuối thế kỷ thứ 16 và thời đại
shogun Yoshimune ( 1716- 45 ), đầu thế kỷ thứ 18. Giữa thời kỳ này là thành công của Galileo , những thảo luận rung trời lỡ đất của hội Hoàng Gia - Royal
Society ( thành lập năm1662), và viện Hàn Lâm Khoa học ( thành lập năm 1666) ,
những thí nghiệm hóa học của Robert Boyle , và công trình lý thuyết vững chắc của Sir Isaac Newton. Một khi cái nhìn toàn cầu về vật lý học đã thực hiện
thì áp dụng qua các ngành khoa học xã hội cũng được chu toàn. Sau Thời đại Ánh Sáng - Enlightenment
Age, Thế giới hoàn toàn đổi thay , không còn như trước hay trở lại nữa.
Trước đó, các học giả Nhât học kỷ thuật Tây Phương bị cầm tù hay bị giết chết . Các lợi dụng ưu điểm tự do mới Yoshimune cho
phép rất thực tiễn. Trước tiên họ không bị lý thuyết hấp dẫn . Họ học qua ngôn ngữ Hà
Lan những đề tài thực tiễn như thực vật học - botany , y khoa,
môn chế tạo pháo kích, rèn
luyện quân lính kiểu Tây Phương và chiến
thuật; nhưng cũng gồm thêm vài đề tài lý thuyết tỉ như toán học và thiên
văn. Năm 1771 , các bác sĩ tiền phong
Nhật đã mỗ xẽ một phạm tội hình, chỉ chiếu theo sách vỡ . Một
học giả khác Aoki Konyo , giúp Yoshimune
ước mong tăng gia cung cấp lương thực , đưa vào Nhật Khoai lang - sweet potato và được mệnh
danh là Tiến sĩ- Doctor Khoai Lang. Hiraga Gennai ( 1728- 79 )
góp phần du nhập , cải tiến nhiều lảnh vực từ thực vật học đến quặng sắt , điện và các
sơn dầu kiểu Tây Phương. Gần đến thế kỷ
thứ 18 các sách thiên văn học , y khoa , thực vật học và toán học được
xem là tiêu chuẩn ở Âu Châu, thảy đều
được dịch ra và xuất bản ở Nhật . Năm 1811 một sở
dịch thuật chánh thức được chánh
phủ Nhật thiết lập, được biết sau đó
dưới tên là Viện Kiểm tra Sách
Dân Dã Man- Institute for the Investigation
of Barbarian Books. Nhật phản
ứng còn mau lẹ và toàn diện về kiến thức
Tây phương đưa tới còn hơn cả Tàu,
dù rằng Tàu có một lợi điểm khó sánh
ngang hàng, nhờ hiện diện các giáo sĩ Dòng Tên - Jesuits, đa số là các nhà khoa
học hay chuyên viên kỷ thuật. Nhật đã đuổi các giáo sĩ Dòng Tên vì những lý do
chánh trị, nhưng lại sử dụng mọi nguồn thông tin khác dù thiếu sót đi nữa .
Tiếp theo Yoshimune, hiệu quả của bakufu suy đồi. Cả hai shogun thứ 9 và
shogun thứ 10 đều không đủ sức đối
phó tình thế. Thời Ienari, shogun thứ 10, Matsudari Sadanobu, một
hội đồng huynh trưởng có trách
nhiệm đặt ra một chánh sách tục danh là
Cải Cách Kansei Reforms .
Sadanobu cắt bớt ngoại thương, làm ra các luật chặc chẽ hạn
chế chi tiêu xa xĩ vì quyền lợi quốc gia,
cả đến việc cấm dùng thợ cạo và thợ may
mặc. Ông xếp đặt bỏ các nợ nần dân nghèo trong giới chiến sĩ và phục hồi nhấn
mạnh nông nghiệp là nền tảng quốc
gia. Thoạt tiên các biện pháp của ông hủu hiệu, đem lại lòng tin cho chánh phủ. Tuy
nhiên trong dài hạn , trên phương diện kinh tế , cải cách trở nên lố bịch- ngốc
nghếch, vì căn bản dựa trên lý thuyết Khổng gíáo cỗ truyền, chứ không trên các
thành quả kinh nghiệm kinh tế .
Tiếp theo Cải Cách Kansei là 10 năm đói kém nặng nề. Sau đó
khó khăn tài chánh khiến chánh phủ phải tăng đánh thuế giới nông dân. Ba
trận đói nặng nhất vào các năm 1732,
1783 và 1832 , gây ra đau khổ dữ dội và
lâu dài . Trận đói khởi đầu năm 1783, kéo dài 5 năm, theo nhiều báo cáo đã cho
thấy nạn ăn thịt người và hàng ngàn ngươi chết đói ở miền Bắc. Những năm được
mùa, nhiều nông trại chủ đất và các nông
trại nhỏ sung túc. Trái lại, nhân công ngành nông gặp nhiều khó khăn. Bakufu
tuyên bố xem giới nông dân như là
nền tảng quốc gia, nhưng họ đối đải nông
dân rất tàn nhẫn. Lý thuyết là chỉ cho nông dân vừa đủ để sinh sống và đủ
hột giống gieo mùa xuân năm tới và lấy
mọi sản xuất còn lại dưới hình thức thuế
khóa. Pháp lệnh dạy đời năm 1649, cấm nông dân hái lá cây làm nhiên liệu hay dọn làm món ăn lúc đói kém; cấm nông dân
uống trà hay sakê , cấm vợ nông dân đi du ngoạn hay đi bộ trên đồi, và phải ky
dị nếu vợ lơ là trách nhiệm trong nhà.
Năm 1652, một chủ làng kêu nài
đòi giảm thuế cho làng. Giảm thuế được chấp thuận, nhưng chủ làng bị xử tử, vì đã bạo gan xin giảm thuế. Cho nên không lạ lùng gì thấy
nông dân nổi loạn xảy ra thường xuyên, và đi cướp phá thành phố, thị trấn. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố hội tụ khác xói
mòn tận chân tinh thần đoàn kết dân tộc
chế độ Tokugawa xây đắp cẩn thận: sự
hiện diện một số ronin - samurai vô chủ
thất nghiệp và tụ hợp ở thành phố, giới buôn bán bừng dậy, nhưng không
được hệ thống phong kiến Nhật chấp thuận, việc du nhập kiến thức và kỷ thuật Tây Phương có tính chất làm đổ vở lề lối sinh hoạt Nhật truyền thống, nông dân
nổi loạn công khai. Đã phải đối đầu với
nội tình nghiêm trọng, bakufu lại phải đối đầu thêm một đe dọa từ bên ngoài
khi Thiếu Tướng ( Tá ? ) Hải Quân Hòa kỳ - Commodore Matthew
C. Perry đến Nhật.
Sứ mệnh Perry đôi khi được
xem là lý do duy nhất cho việc thay đổi
thái độ Nhật từ ẩn náu qua tham gia thế giới cận đại; một giải thích thiển cận về
thay đổi nội tình Nhật. Perry cũng không phải là kẻ gỏ cửa Nhật đầu tiên, tuy
rằng ông là kẻ đi vào đầu tiên. Các nhà địa lý Nga đã biết Nhật
từ cuối thế kỷ thứ 17, và năm
1702 , Đại đế Peter the Great ( tiếng Pháp là Pierre le Grand ) đã phỏng vấn một thủy tủ tàu Nhật chìm đắm . Dù Nhật cấm, nhiều giao
thương bí mật đã xảy ra ở thế kỷ thứ 18
giữa dân Nhật và dân Nga mà Nhật gọi là “ Dân Đỏ Đảo Bắc - Red
Northern Islanders “ ( từ các đảo
Kurile ). Thành công của Thiếu Tá Perry
sử dụng điều đình với sức mạnh ,
bắt buộc Nhật phải mở cửa, được lịch sử
Tây Phương đề cao vì đó là một vài cơ hội hiếm hoi thời bấy giờ Hoa Kỳ thay vì các lực lượng Âu Châu hành động thật năng nổ,
hung hăng. Perry mong muốn trao bức thư
Tổng thống Fillmore cho “ Hoàng đế “ mà
Perry tưỏng là nhà cai trị thực sự , không biết đúng ra phải là
shogun. Sau khi trao bức thư, khéo léo nễ mặt dân Đông Phương, Perry nói là dành một năm cho chức quyền Nhật xét đoán và sẽ trở lại với một
lực lượng hùng hậu hơn.
.
Chánh quyền Shogun tiến thoái lưỡng nan.
Lòng Ái quốc , niềm kiêu hảnh quốc gia
và chánh sách cô lập, tất cả nhắm về chối bỏ mạnh mẽ các đòi hỏi của Hoa Kỳ. Nhưng các cố
vấn cho Shogun biết rỏ là Mỹ súng ống
mạnh hơn . Vấn đề là Mỹ có sử dụng súng ống hay không, và mọi chỉ dẫn đều cho
thấy Mỹ muốn dùng vỏ lực ủng hộ đòi hỏi,
như dân Anh đã làm ở Trung Quốc. Ở tình
trạng lưỡng nan này Shogun lần đầu tiên
thỉnh ý triều đình hoàng đế Nhật và tất cả mọi lảnh chúa địa phương- daimyo
khắp nước . Abe Masashiro, cố vấn chánh cho shogun cảm nhận là thật cần thiết
cho quyền lợi quốc gia, thỏa thuận càng nhiều càng tốt trong chính sách điều
đình với các ngoại quốc hung hăng. Đa số
daimyo trả lời cho shogun đều muốn chống
cự , dù có vài daimyo đã tiếp xúc với
Tây phương muốn trì hoãn. Triều đình hoàng đế hoàn toàn chống đối mọi nhân
nhượng. Abe quyết định cần thiết phải
điều đình , sau khi ước lượng lực luợng và ý
chí Mỹ - Hoa Kỳ . Khi Perry trở
lại Nhật năm 1854 như ông đã hứa, các
chức quyền shogun sử dụng chiến thuật
trì hõan, nhưng cuối cùng chịu nhượng
mọi đòi hỏi chánh yếu của Mỹ. Hòa Ước
Kanagawa mở hai hải cảng nhỏ là Shimoda hẻo lánh và Hakodate ở đảo Hokkaido
xa xăm. Thực thi hòa ước mới dài dòng và
khó khăn. May là Mỹ đã phái đến một sứ
thần mềm dẻo là Townsend
Harris . Harris dùng biện cứ là sẽ trả tiền
cho Nhật một khi có thỏa thuận
giao thương, thay vì đưa cao tham vọng đế quốc của Anh và các nước Âu Châu
khác, như đã thấy ở Trung Quốc. Tháng 7
năm 1858 , một thỏa ước thương mãi được ký kết
giữa Nhật và Hoa Kỳ, mở thêm nhiều hải cảng mới, các khu vực ( tô giới
) đặc quyền ngoại giao - extraterritorially và cư trú ngoại
quốc ở Edo và Osaka, một thỏa hiệp quan
thuế và nhũng điều khoản Hoa Kỳ cung cấp
cho Nhật tàu, vỏ khí và chuyên viên kỷ thuật. Những thỏa ước tương
tự sau đó ký kết với 5 nước Âu Châu: Nga, Anh, Pháp và Hà Lan.
Hòa Ước Harris gây ra nhiều tranh
luận lớn ở cả hai triều đình shogun và hoàng đế . Khó khăn cho chánh
quyền Shogun càng tăng thêm, khi
các lực lượng ngoại quốc đòi bồi thường
những vi phạm hòa bình, uy quyền shogun
suy thoái không có sức ngăn ngừa. Tấn công ngườì ngoại quốc và dân Nhật thân ngoại quốc, không những do
các samurai cách ly còn cả daimyo nữa. Đặc biệt là hai thị tộc Choshu và Satsuma,
đẩy mau sự sụp đổ chế độ Tokugawa. Thị tộc Satsuma có 27
000 chiến sĩ và thị tộc Choshu 11000.
Choshu thành công thuyết phục Hoàng đế buộc Shogun phải đuổi mọi “ Dân Dã man - Barbarian “ khỏi Nhật ngày 25 tháng 6 năm 1863. Quân Choshu bắn đại bác chống tàu Hoa Kỳ, Pháp và Hà Lan ở Eo
Biển Shimonoseki . Hoa Kỳ bắn trả vào
các lũy đài Chosul và bắn
chìm hai tàu mới Choshu. Vài ngày sau, lực lượng Pháp đổ bộ phá các pháo đài cùng các kho tồn trữ
vũ khí . Choshu liên tiếp khích lệ bài
ngoại khiến quốc tế hành động lần thứ
hai. Năm 1864 b 17 tàu chiến Anh , Pháp
Hà Lan và Hoa Kỳ lại phá tan các pháo đài vừa
tái lập, buộc Nhật phải mở lại eo biển Shimonoseki cho giao thương
quốc tế . Hai samurai Choshu Inoue Kaoru ( 1835- -1915 và Ito Hirobumi ( 1841-
1909 ) du học bất hợp pháp từ Luân Đôn trở về thuyết phục được các chức
quyền Choshu là chánh sách bài ngoại là mộng tưởng. Trong khi đó thị tộc Satsuma, ít lộ liễu bài
ngoại hơn , lại lôi thôi với Anh , vì hiểu lầm văn hóa lúc bấy giờ cả ở Nhật
lẫn Trung Quốc . Các vệ binh samurai Satsuma nổi giận giết Charles Richardson dân Anh , vì Richardson
không xuống ngựa, kính chào lảnh chúa Satsuma diễu hành qua. Chánh phủ Anh đòi
Shogun và Satsuma bồi thường lớn và
trừng trị can phạm. 7 tàu chiến hải quân Anh
bắn phá nặng nề Kagoshima ,
đánh chìm một số lớn Tàu Nhật trong hải cảng.
Phản ứng Nhật không phải là oán
trách than phiền mà là khâm phục không
bờ bến lực lượng hải quân Anh. Sau
đó Satsuma mua các tàu chiến Anh và nhiều
tình nguyện đựợc Hảii Quân ( Hoàng gia ) Anh huấn luyện. Khi Tân Hải Quân Nhật thành lập vào thời Minh
Trị Thiên Hoàng, đa số sĩ quan là các
samurai do Anh huấn luyện ; còn đa số sĩ quan bộ binh do Pháp huấn luyện.
Năm 1866, shogun thứ 13 chết và
Keiki lên thay. Ngày 3 tháng giêng 1868
, Satsuma và Choshu được hai dinh trang bà con là Echizen và Nagoya
cùng hai dinh trang xa xôi là
Tosa và Hiroshima, giúp sức chiếm dinh thự thành quách shogun. Tuy ít
quân hơn, nhưng khí giới tốt hơn, họ đánh bại lực lượng của Keiki
ở các thôn xóm Fushimi và Toba ,
phía Nam Kyoto , ngày 17 tháng giêng 1868.
9- Thời kỳ Minh Trị Meiji
Thiên Hoàng Phục Hưng và Cận đại Nhật
bổn
Tháng 4 năm
1868, các lảnh tụ samurai trẽ và cường tráng
đưa cho một cậu bé 16 tuổ ( Nhật hoàng Meiji - Minh Trị Thiên Hòang ) ký
một tài liệu gồm 5 điều không dài lắm: Lời thề Hiến Chương - Charter Oath
phảng phất “ Hiến Pháp “ thời hoàng
tử Shotoku đã kể trên .
Điều
1: Dự trù thiết lập các hội đồng ( “ quốc
hội “ ) rộng rải khắp nơi, để lấy quyết
định cho mọi thảo luận công cọng.
Điều 1 tuồng như là một dấu hiệu thực thi dân chủ hoàn toàn , nhưng đó không phải là ý
định của điều 1 mà là một cố gắng tập
hợp ủng hộ chánh quyền mới. Cuối cùng
khi chánh phủ đã vững tâm, các phiên họp
hội đồng đều bị bải bỏ.
Điều 2 : Mọi giai cấp cao hay thấp phải
đoàn kết thi hành quản trị nước nhà . Đoàn kết có nghĩa lý hơn bây giờ ở Nhật, vì cơ
cấu giai cấp phân chia chặc chẻ
thời Tokugawa .
Điều 3: Dân
gian , không kém chức quyền dân sự hay
quân sự , phải được phép đeo đuổi sở
nguyện, hầu tránh mọi bất bình. Rỏ ràng hơn điều 2,
đây là một hứa hẹn các rào cản làm thất bại chế độ phong kiến sẽ không còn thi hành nữa , mọi sự nghiệp sẽ
mở toang đón chào tài năng. Tòan thể quốc gia Nhật sẽ biến thành một vốn
góp chung nhân lực cho cố gắng phi
thường cận đại nước Nhật.
Điều 4: Mọi thể lệ xấu xa quá khứ sẽ bị
đập tan và tất cả mọi việc đều chỉ căn cứ
trên các luật của Thiên Nhiên. Số
thể lệ xấu xa các
tác giả nhắm tới, gồm chế độ cùng mọi công trình shogun Tokugawa . Chỉ là “Luật
của Thiên Nhiên “ là một câu kêu gọi phổ
cập tính cách thần bí. Tây Phương đã
quen thuộc ý niệm này . Đông phương cũng đã hiểu rỏ, vì đây là tư duy, suy nghĩ
căn bản của Khổng Giáo và Lão Giáo .
Điều 5 : Hiểu biết sẽ được tìm kiếm khắp thế giới, để cũng cố nền tảng cai trị của hoàng đế .
Đúng là một phá vở quyết liệt với
quá khứ. Cai trị của hoàng đế là di sản
quá khứ, và tương lai đề xướng hiểu biết … tìm
kiếm khắp thế giới . Một khẩu hiệu nổi danh khác là “ Đạo đức Đông phương và Khoa học
Tây Phương “ lòng yêu nước xưa cũ
và ứng dụng khoa học cận đại sẽ là bí
mật giúp Nhật trổi dậy thành cường quốc.
Đặc điểm thứ hai của thời Minh Trị Thiên
Hoàng là mô hình Hiến Pháp . Cải cách này tỏ ra ứng tác, không chuẩn bị tí nào cả. Vì đã thay đổi 4 lần từ
tháng giêng 1868 đến tháng chín 1871.
Cuối cùng Hội Đồng Quốc Gia - Council of State- dajokan và 6 bộ được thiết
lập. Hội đồng Quốc Gia, chủ tịch là một
nhà quí phái tư tưởng cải cách của triều
đình Sanjo Sanetomi ( 1837- 91), chia ra
làm 3 bộ phận: Tả Nghị Viện lo về làm
luật, Hửu Nghị Viện lo giám sát các
bộ và Trung Nghị Viện lo kiểm soát
hoạt động hai nghị viện kia, cũng như hoạt động Cơ quan Thờ phụng Shinto, vừa thành lập . Cơ quan này nhấn mạnh đến nguồn gốc thần thánh của
hoàng đế Nhật. Cách cai trị này tiếp tục cho đến khi một nội các thành lập, năm
1885.
Tập
trung quyền hành tiến tới , bắt đầu bằng lựa chọn Edo làm kinh đô mới, tên gọi mới là Tokyo hay “ Đông Kinh- Eastern Capital “ . Hoàng đế vào ở lâu đài shogun, được sửa
đổi lại cho thích hợp. Trở ngại chánh
cho tập trung quyền hành có tích cách tâm lý hơn là hành chánh, vì
hiện diện riêng rẽ rất nhiếu dinh trang - cương thổ. Dinh trang rộng lớn Tokugawa trước tiên thuộc về chánh phủ chấp chưởng .
Dinh trang này được
chia ra làm nhiều trấn - tỉnh ( prefectures ). Quản trị các dinh trang khác lần lượt được đưa vào hệ thống dùng cai trị các trấn mới. Lệ phí và rào cản
kinh tế giữa các dinh trang đều bị bải bỏ. Kido Koin của Choshu và Obuko Toshimichi ( 1830- 78 ) của Satsuma thuyết phục lảnh chúa daimyo địa phương mình, cũng như
các daimyo Tosa và Hizen, trả lại đất
cho hoàng đế, tháng 3 năm 1869 . Đây chỉ
là một thay đổi tượng trưng, vì các
daimyo được cử ngay làm đốc trấn các
lảnh thổ cũ của họ. Tháng tám 1871, Hoàng
đế tuyên bố dưới danh nghĩa chánh phủ,
bải bỏ tất cả mọi dinh trang - cương thổ . Nước Nhật được chia ra làm 75
trấn - tỉnh ( 3 tỉnh đô thị ) ; con số
này giảm xuống sau đó chỉ còn 45. Đây là những đơn vị chánh quyền địa phương
Nhật ngày nay .Tương đương con số tỉnh thành phố , Trung Ương quản trị ở
Việt Nam ngày nay
Bồi thường cho các daimyo cũ rất hào phóng . Đa số các đốc trấn lương bằng 10 tiền thu thuế trong tỉnh. Tài
chánh họ tốt đẹp hơn, vì họ không còn có trách nhiệm trả lương samurai, các phí
tổn hành chánh khác, đặc biệt là các món nợ của dinh trang . Samurai trái lại không được đối đải tử tế.
Lương bị cắt bớt 50% .Tình trạng này gây ra bất
mãn, khó khăn thật sự nhất là giới samurai cấp thấp. Năm 1876, tiền lương
samurai được trả theo hình thức một công khố phiếu , nhưng tiền lãi trên công phố phiếu chỉ bằng phân nữa tiền lương đã gỉảm bớt rồi. Một
lần nữa, các daimyo lại được ưu đải theo các công phố phiếu họ nhận
được. Năm 1876 , các samurai bị bắt buộc chấm dứt, không được đeo một cặp
kiếm ngắn và dài, trước đó được xem là
một ưu đãi xã hội, giới samurai gìn giữ rất cảnh giác.
Lật đổ chế độ shogun hoàn tất nhờ sự giúp đở của các lực lượng dinh trang và một nhân - nhóm nhỏ binh lính hoàng đế .
Khi chánh sách Phục hồi vững chắc , các lảnh đạo mới khởi sự xây đắp lực lượng
hoàng đế. Tiền phong là Omujra Masujiro
thiết lập xưởng làm võ khí đạn dược và các học viện quân sự .Ông bị một samurai
bảo thủ ám sát năm 1869, nhưng công trình ông
lại được Yamagata Aritomo (
1838- 1922) tiếp tục. Aritomo sau đó được cử tổng tư lệnh quân đội hoàng đế
Nhật, một lực lượng gồm có 9000 binh
lính, tuyễn chọn từ các dinh trang cương thổ Satsuma, Choshu,Tosa và tổ chức theo kiểu quân đội Pháp . Năm
1873, ông làm thượng thư ( Bộ trưởng ) Bộ Binh
và rất có uy tín nhiều năm trong
chánh phủ.
Các tàu chiến và binh thuyền từ các dinh trang bờ biển là những đơn vị đầu
tiên tân hải quân Nhật, tổ chức theo
lối Hải Quân Hoàng gia Anh - Royal Navy. Hạm đội Satsuma cũ trong nhiều năm cung cấp đa số sĩ quan cao cấp hải quân Nhật như đã kể trện
Năm 1873 , Aritomo đưa vào một luật cách mạng là cưỡng cách tòng quân toàn thể . Việc này chấm dứt ưu đải quân sự cho giới vỏ sĩ samurai, nhưng lại là bộ
phận khẩn thiết cho quốc gia cận đại Nhật mong muốn trở thành. Đây
cũng là biện pháp lợi hại giúp chánh phủ
kiểm soát thôn xóm xa xôi hẻo lánh trong
nước. Luật gây ra nhiều bất mãn trong giới nông dân, nhưng không có nhiều sự cố
quan trọng xảy ra .
Các nhà lảnh đạo Nhật có ý định cận đại hóa , không muốn Tây phương hóa. Họ quyết định
lựa chọn mô hình tốt đẹp nhất ở
mỗi lãnh vực, làm cho Nhật cường thịnh, sánh ngang hàng các cường quốc khác. Họ không có ý định hy sinh hay thay đổi căn bản “ Tinh thần Nhât xưa cũ - the
spirit of Old Japan “ yamato damaashii , tâm hồn quốc gia Nhật hay cơ cấu căn bản xã hội mà tượng trưng
biểu hiện qua hoàng đế Nhật . Thật ra thì chánh phủ shogun và các lảnh
chúa địa phương đã gửi nhiều cá nhân ra
ngoại quốc, đem về Nhật thông tin và ý kiến
làm căn bản cho các cải cách, nhưng tiến trình này được gia tốc
sau năm 1868. Sứ bộ Iwakura rời Nhật năm 1871 và ở lại Âu Châu và Hoa Kỳ 2 năm
tròn. Phái đoàn gồm 48 thành viên và 54 sinh viên , ngoài lảnh đạo Iwakura còn
có các nhân vật lỗi lạc chánh phủ như Okubo và Kido, cùng các lảnh đạo Nhật tương lai như Ito. Phái đoàn thành công
thu thập nhiều thông tin hửu ích,
nhưng thất bại hoàn toàn ở mục
đích thứ hai là cố thuyết phục các cường quốc Tây phương lúc đó thay đổi các hiệp ước bất bình đẳng ký kết thời Tokugawa . Rất nhiều Bộ, Cục
( Tổng Nha ) chánh phủ Nhật sử dụng các chuyên viên mớì ngoại quốc. Cục
Hầm Mỏ chẳng hạn dùng đến 34 chuyên viên
ngoại quốc. Bộ Công Nghiệp dùng phần lớn
ngân sách, năm 1879, thuê 130 cố vấn Tây Phương. Nhật cố gắng thay thế
càng mau càng hay các chuyên viên ngoại quốc vì lương họ quá cao .
Hầu so sánh với vài khía cạnh thời
Minh trị Thiên Hoàng , tưởng cũng nên biết là Trung tâm văn hóa mới cho Việt
Nam không phải chỉ bắt đầu khi vua Gia Long Nguyễn Phước Ánh ( trị vì 1802-19
), thống nhất sơn hà ở lục địa từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và trên biển tây
là các đảo Thổ Chu, Phú Quốc, ngoài Hà
Tiên ở Biển Tây , trên biển đông từ các đảo Vịnh Bắc Bộ, các đảo Hoàng Sa xuống đến đến các đảo Trường
Sa Biển Đông -Thái bình Dương ), năm 1802 , lựa chọn Phú Xuân- Huế làm kinh đô. Trường phái văn học Phú
xuân hình thành từ các tác giả thời các
chúa Nguyễn lập nghiệp như Đào Duy Từ ( 1572-1634), Nguyễn hửu Dật ( 1604 ) ,
Nguyễn Khoa Chiêm ( 1659- 1736 ) , Nguyễn Cư Trinh ( 1716- 1767
), Mạc Thiên tứ ( 1706- 1780 )… Trước
khi các chúa Nguyễn Phước ( Phúc theo tiếng Bắc ) trở thành các vua Nguyễn Phước, nền văn hóa
Phú Xuân đã phát triễn khá mạnh , tuy trong một giai đoạn không dài, dưới triều
đại Tây Sơn ( Trần Gia Phụng - Dòng Việt số 11 , năm 2002 ). Ảnh hưởng
Chiêm Thành rỏ rệt trong tôn giáo và âm nhạc. Người Việt bắt đầu thờ
cúng những vị thần Chiêm Thành như nữ thần Thiên Y A Na ở điện Hòn Chén ( Ngọc Trản ) tại Huế ,ở Tháp
Bà ( Po Nagar ) tại Nha Trang. Và cũng làm quen với Hồi Giáo là một trong hai
tôn giáo chánh Chiêm Thành. Ca Huế rất nổi tiếng gồm 2 loại : điệu hát Bắc do ảnh hưởng
các từ khúc Trung Hoa ( các điệu cỗ bản , kim tiền , tứ đại cảnh, lưu
thủy , hành vân ); điệu hát Nam do ảnh hưởng
ca khúc Chiêm ( nam ai , nam xuân
, nam bình ). Nhạc cung đình đi đôi với
múa cung đình có tính cách tập thể
gồm các điệu múa Bát dật hoa đăng, tam tinh chúc thọ, bát tiên hiển thọ,
trình tường tập khánh, đấu chiến thắng Phật, tứ linh, nữ tướng xuất quân, múa
quạt, tam quốc tây du, lục triệt hoa mã đăng. Hát bội là nghệ thuật tuồng rất thịnh hành trong cung đình nhà
Nguyễn , nhất là khi Đào Tấn ( 1845- 1907 )
được bổ nhiệm làm hiệu thư nội
các viện ở Huế năm1867 .
Văn hóa Âu Tây, nước ngoài, theo khách
thương hồ ngoại quốc, ảnh hưởng rỏ rệt đến
nền khoa học kỷ Thuật và sự du nhập Thiên Chúa giáo vào Việt Nam
. Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn ( 1726- 1784 ) đề cao nhân vật Nguyễn Văn Tú ,
quê ở Thuận Châu, qua nước Hà Lan học
hai năm nghề đồng hồ và chế tạo kính
thiên lý ( viễn vọng kính ). Nguyễn văn Thi em ông, Nguyễn văn Duy con ông
, Lương văn Dũng rể ông, đều giỏi kỷ
thuật máy móc. Bấy giờ, kỷ thuật khá
phát triễn là luyện kim và đúc đồng, tập trung ở Phường Đúc, phía hửu ngạn sông
Hương. Nghệ nhân Phường Đúc vào thời các
vua nhà Nguyễn đã sản xuất chuông chùa,
chuông nhà thờ, dụng cụ bằng đồng, những súng thần công, đỉnh đồng nổi tiếng
nhất là Cửu Đỉnh trong Đại Nội, còn lưu truyền ở Huế .
Như chúng ta đã biết Ngày 1-9- 1858, hạm đội Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà
- Đà Nẳng . Ngày 17-2 1859 Pháp đánh chiếm tỉnh, thành Gia Định . Ngày 5-6 1862 , Triều đình
vua Tự Đức miễn cưởng ký Hiệp Ước cắt ba
tỉnh là Gia Định , Định Tường , Biên Hòa
cho Pháp . Ngày 20-6 1867 Pháp đơn
phương tuyên bố 6 tỉnh Nam Kỳ là lảnh
địa của Pháp. Ngày 20-4- 1873, Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất. Năm 1882, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai
, rồi tung quân đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ. Một cánh quân Pháp do y sĩ
Jules Harmand cùng đô đốc Courbet vào đánh Huế tháng 8 năm 1883 . Kinh thành
thất thủ. Triều đình Huế thất thế phải ký
hòa ước ngày 25-8 1883 gọi là hòa
ước Quý Mùi hay hòa ước Harmand , gồm 27 khoản
theo đó Việt Nam chịu nhận để Pháp bảo hộ, việc ngoại giao do Pháp phụ
trách, từ tỉnh Bình Thuận trở vào thuộc Nam Kỳ, tỉnh Hà Tỉnh trở ra thuộc Bắc kỳ,
triều đình Huế trực tiếp cai trị
từ Quảng Bình vào tới Khánh Hòa. Hòa ước
Giáp Thân hay Patenôtre , sửa đổi
đôi chút Hòa ước Harmand ký kết tại
Huế ngày 6-6 -1884 gồm 19 khoản, lập qui
chế chung là Việt Nam chịu nhận sự Bảo
hộ của Pháp, và Pháp thay Việt Nam lo
việc ngoại giao ( thật sự Pháp đã ký hiệp ước
Fournier ngày 12-5 -1884 với Trung Quóc
để Trung Quốc thừa nhận việc Pháp bảo hộ Việt Nam ), lấy Nam Kỳ thành
thuộc địa, chia Việt Nam còn lại
thành Trung Kỳ từ Bình Thuận ra đến Thanh Hóa, Pháp gọi là
Annam, bảo hộ gián tiếp và từ
Ninh Bình trở ra là Bắc Kỳ, Pháp gọi là
Tonkin bảo hộ trực tiếp, nghĩa là bên
cạnh các quan cai trị Việt Nam , Pháp đặt thêm
các chánh phó công sứ ở mỗi tỉnh.
Các chánh phó sứ lúc đầu thuộc quyền
Tổng Trú Sứ Pháp ( résident general hay supérieur), không dự vào việc cai
trị, nhưng có quyền đề nghị cách
chức quan lại Việt Nam và triều đình Huế phải thi hành. Ngày 17-10-
1887, tổng thống Pháp Jules Grevy
ký nghị định thành lập Liên Bang Đông Dương lúc đầu gồm Cao Miên-Cam Bốt, Nam Kỳ,Trung Kỳ và Bắc
Kỳ. Về sau thêm ngày 5-1- 1900, thêm Quảng
Châu Loan - Kwang Tcheou Wan tô giới Pháp ở Trung Quốc và năm 1907 thêm Lào - Laos , sau khi Pháp ký với Thái Lan hiệp ước ngày 23-3 - 1907 xác định biên giới phía Tây Lào. Tuy chức
quyền Pháp tại Việt Nam , cai
trị dựa trên căn bản hòa ước 1884, nhưng trên thực tế người Pháp kiếm đủ mọi
cách cũng cố dần dần hệ thống cai trị Pháp, tước bỏ quyền hạn của vua Việt Nam ,
lấn quyền Triều đình Huế và biến Trung Kỳ-Annam thành một xứ bán thuộc
địa.
Đầu thế kỷ thứ 19, triều nhà
Nguyễn, một vài điểm như đã kể trên, có
một số cố gắng thống nhất quốc gia, mở
rộng đất nước về phía Tây, đẩy mạnh khai
hoang , phát triễn nông nghiệp và văn
hóa chính thống. Chưa kịp cải cách chế độ quân chủ canh tân đất nước, sửa đổi hệ thống tư tưởng Nho Giáo quá lỗi thời so với xu thế thời đại
trên hoàn vũ, như vào thời Minh Trị Thiên Hoàng, thì đã xảy ra cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp
xâm lược, từ năm 1858. Các cuộc khởi nghĩa
trong Nam của Nguyễn Trung Trực ( 1861), Thiên Hộ Dương ( 1864-65 ), Thủ
Khoa Huân ( 1868 ) … cũng như Biến cố kinh thành Huế dêm 4 rạng ngày 5-7-1885
của Tôn Thất Thuyết và Trần Văn Soạn, tấn công
quân Pháp ở đồn Mang Cá, vua Hàm Nghi rời kinh thành Huế ra Tân sở - Quảng Trị, hạ “ Chiếu Cần Vương “ phát động phong trào chống Pháp sôi nổi khắp Bắc và Nam, do Triều Nguyễn lãnh đạo đã thất
bại bi thảm. Ngoài mất quyền ngoại
giao, cai trị, giáo dục, phát triễn đất
nước không còn tự chủ như ở Nhật với các
samurai , trí thức trẻ tuổi và cấp tiến hai thị tộc thắng chế độ Shogun là
Choshu và Satsuma đã nêu trên, tệ nhất
là mất quyền tổ chức quân đội Việt Nam
và tân trang võ khí, nay hoàn toàn dưới quyền điều khiển của Pháp. Triều đình chỉ còn lính
Khố Xanh không có võ khí mới, ít binh , cấp chỉ huy cao nhất là lảnh binh ,
Pháp liệt vào hàng thượng sĩ - adjudant.
Pháp bải bỏ cấp Chưởng Dinh ( trung tướng hay đại tướng thời Nguyễn ), Chưởng
Cơ ( thiếu tướng lữ doàn ), hạ cấp Cai
Đội ( Thiếu tá tiểu đoàn ) xuống hàng hạ sĩ
cai - caporal , trung sĩ đội - sergent , cấp vị quân đội
thuộc địa. Khi thành lập đoàn quân Tiền Phong , bộ trưởng Phan Anh và Thứ
Trưởng Tạ Quang Bửu nội các Trần Trọng Kim, chỉ tìm ra được một chỉ huy
cao cấp nhất hàng Thiếu Úy ( ? ) , mà lại do Nhật đào tạo cấp thời .
Ở Nhật , thời Minh Trị Thiên Hoàng, Nhật
toàn quyền hành động ngoại giao Những phái đoàn Ngoại giao như Iwakura ,đã được phái đi Hoa Kỳ và Âu Châu , trờ về
Nhật kịp thời để ngăn chặn Saigo Takamori đề nghị chinh phạt Triều Tiên, năm 1873.
Một đoàn chinh phạt nhỏ hơn đã
được gửi đến Đài Loan - Taiwan ,
trừng trị việc Trung Quốc
giết vài thủy thủ bị đắm Tàu, từ
các đảo Ryukyu đến Đài Loan. Trung Quốc chịu
bồi thường Sau đó một lực lượng hải quân cũng được gửi đi đánh Cao Ly .
Hòa ước Kangwa - Quảng Hòa ( ? ) năm
1876 , mở thêm hai hải cảng mới,
ngoài hải cảng Pusan, để giao
thương với Nhật. Cao ly - Triều Tiên
được tuyên bố độc lập, dù không có một cố gắng nào bảo đảm thỏa hiệp với Trung Quốc , nước làm chủ,
bảo hộ Cao Ly . Đối với giới samurai bất mãn, chinh phục bằng hòa ước không đủ thay thế
hiển hách , vinh quang chiến tranh. Saigo
lập ra một dây chuyền trường học ở miền Nam nước Nhật, huấn luyện quân
sự và nuôi nấng các lý tưởng bảo thủ của giới võ sĩ
samurai. Khi chánh phủ Nhật đề phòng, di
chuyễn các kho tồn trữ vũ khí khỏi thủ phủ tỉnh Kagoshima, các người ủng hộ
Saigo chiếm các kho chánh phủ, tôn Saigo làm thủ lảnh và khởi sự tiến đánh Edo , với 40 000 binh lính. Nhưng bị quân chánh phủ chận đứng ở Kuramoto. Quân động viên, có sự ủng hộ của
Hải quân cũng phải mất 6 tháng chiến đấu
vất vã mới đuổi lui quân Saigo về lại
Kagoshima.Nơi đây , Saigo và các người ủng hộ chánh bị giết chết, sau một cuộc kháng cự tuyệt vọng. Saigo
Takamori biến thành huyền thoại , nhưng không
còn nổi loạn phong kiến ở Nhật nữa. Từ rày, chánh quyền Meiji làm chủ Nhật , không còn ai đối thủ nữa.
Các tay nổi loạn như Saigo không có cái
nhìn viễn kiến, thấy xa hay chủ nghĩa
chánh trị hiện thực của những nhà lảnh đạo chánh phủ Meiji . Các nguyên tắc chủ yếu
được tóm gọn trong khẩu hiệu đương thời là
fukoku - kyohei “ quốc giàu, quân mạnh - rich country, strong
army “ . Các nhà lảnh đạo này nắm vững
sự kiện là cận đại hóa phải là
một tiến trình toàn diện và bất khả phân, và vài ý kiến
hiến pháp, pháp luật, tiến bộ
kinh tế và các phương cách Tây Phương cần được hội nhập ở hệ thống mới , dù rằng
họ có ý định giữ lại “ Tinh thần Nhật- The Japanese
Spirit “ . Trên hết, họ nhận thức,
khác hẳn các nhà cải cách nữa chừng Trung Quốc, là một bộ náy chiến
tranh, đòi hỏi không những
các kho võ khí , các xưởng làm tàu chiến
mà cả toàn thể một bộ máy công (
kỷ ) nghệ cận đại, có lưới chắn bên
dưới. Khẩu hiệu của họ dẫn ngay tới
quan niệm đượcc biết ngày nay là Phức tạp Quân sự - Kỷ nghệ ( military - industrial
complex ) , dù cho họ không đương nhiên
chấp thuận những hành xử mà các
kẻ nối tiếp họ theo chủ nghĩa sô vanh - quốc gia cực đoan , dùng những
dụng cụ quân sự- kỷ nghệ mà họ đã rèn đúc
khéo léo .
Chánh phủ Minh Trị thiên hoàng cung cấp nhưng điều kiện chánh trị
chắc chắn và một khung cảnh tài chánh
đáng tin cậy cho xứ sở. Họ cũng
đỡ đầu và ủng hộ vài công
nghệ phát triễn sớm , đặc biệt những công nghệ cần thiết cho yêu cầu một bộ
binh và hải quân cận đại. Tuy nhiên khu vực tư
lại có trách nhiệm phát triễn những công nghệ chánh ở Nhật bổn.
Một lò tân tiến nung chảy sắt được xây dựng ở cương thổ Hizen
năm 1850 từ những chỉ dẫn chứa
trong một sách vở từ Hà Lan đem tới. Sau đó, sắt của lò này được dùng để đúc đại bác hửu hiệu hơn là
những kiểu đồng thau cũ. Tokugawa Nariski , lảnh chúa Mito , cho chạy một xưởng
đúc sắt nhỏ và đóng tàu ở khu vực ông cai quản năm 1858. Tân chánh phủ
thiết lập trên các nền tảng này những
kho xưởng vũ khí lớn tại Tokyo và Osaka,
lập thêm một xưởng đóng tàu mới ở Hyogo(
Kobe ) ngoài hai xưởng thành lập sớm ở Nagasaki và Yosuka.
Ngay trước khi tân chánh phủ bắt
đầu hoạt động, Nhật đã có từ năm 1868,
138 tàu cận đại, vài tàu mua ngoại quốc
và một số hoàn thành ở Nhật. Những đường
sắt-xe lữa ban đầu cho thấy số đường rầy xây
đặt rất chậm chạp, vì đất đai núi
non và phi tổn làm đường hầm và cầu quá đắt, nhưng những đường rầy mới đặt xong thì đã chuyễn vận lớn. Đường xe
lữa ngắn ngủi Tokyo-Yokohama xây xong năm 1872, đã chở 2 triệu hành khách
hai năm sau, ngoài một số lượng hàng hóa to lớn. Kobe
được nối liền với Osaka năm 1874 và với Kyoto
3 năm sau. Vài đọan đường sắt ngắn
hoàn tất năm 1877 trong dự án
đường xe lữa Tokyo - Kobe . Sau năm này, các công tư tư nhân khởi
sự đi vào lĩnh vực xe lữa, từ trước vẫn do chánh phủ
tài trợ. Xây đặt tư nhân mau lẹ vượt
xa chánh phủ theo bảng đối chiếu sau
đây:
Năm
đường rầy tư nhân đường rầy
chánh phủ Tổng cọng
1881 0 76 dặm Anh ( 1223
km) 76
1885
130 dặm Anh 220 350
1895 1500 580 2
080
Sau 1906, hệ
thống xe lữa bị quốc hửu hóa vì lý do chiến lược, vào thời kỳ khẩn cấp quốc gia.
Một mỏ than đá được khai thác năm 1869 cũng ở cương thổ Hizen, thoạt tiên hoạt
động nhờ Anh Quốc giúp đở, nhưng Chánh phủ Nhật chiếm lấy năm1874 và tiếp theo
chánh phủ khai thác 8 mỏ khác. Điều này
cùng vài phát triễn đáng kể về tơ
sợi xúc tiến dưới sự điều khiển của Ito, bộ trưởng bộ Công Nghệ vừa thành lập, từ năm 1870 đến năm 1878. Công nghệ tơ sợi là một mô hình minh bạch
nhất về cộng tác giữa chánh phủ và khu
vực tư. Chế tạo đồ len - wool ,
nhu cầu cho đồng phục trong quân
đội và nhân viên chánh phủ hoàn toàn thuộc quyền chánh phủ. Mặt khác, tơ
lụa đòi hỏi nhiều thủ công, sáng chế chánh là
máy quay - cuộn tơ. Có đủ tư bản tư để tài trợ bành trướng vì đòi hỏi
quốc tế tăng mau và chánh phủ ít tham
gia ngành công nghệ này. Năm
1880, tơ lụa-silk chiếm 43% tổng số xuất cảng Nhật. Trong ngành công
nghệ bông vải, một trong những công nghệ tăng trưởng mau nhất bấy giờ, cả hai
chánh phủ và tư nhân đều xen vào. Tư bản tư nhân bị hút dẫn vì các xưỏng dệt có
thể lớn hay nhỏ và kỷ thuật tương đối đơn giản. Cương thổ Satsuma mở một xưởng dệt bông vải năm1868 và
3 xưởng của chánh phủ năm 1880, cũng như nhiều xưởng tư nhân. Máy móc ngành dệt bông vải mua ở ngoại quốc năm 1878, nhờ chánh phủ cho vay 10 triệu yen , rồi bán lại dễ dãi cho công ty tư nhân. Năm 1877, Nhật chỉ có 8000 ( con ) suốt- spindles, năm 1893 lên
đến 383 000 suốt ( tưởng cũng nên nhắc lại là vào đầu thập niên 1960, miền
Nam có 60 000 suốt và xin thêm Viện trợ
Mỹ 30 000 suốt nữa, nhưng Mỹ từ chối).
Phát triễn công nghệ Nhật do Chánh phủ
đở đầu và tài trợ tỏ ra rất tốn
kém. Chỉ thực hiện nổi bằng một quyết định cân nhắc suy tính kỷ luỡng, nghiêng về công nghệ
thiệt hại cho nông nghiệp. Năm 1880, khoảng 75% dân Nhật là nông dân ( cũng là tỉ số nông dân Việt Nam thống nhất, từ 1975 đến 1995 )
và khoảng 80 % lợi tức thuế
khóa thu từ nông nghiệp. Thuế này giúp cho Chánh phủ trả tiền nhập cảng máy móc công nghệ và trả tiền mướn các chuyên viên ngoại quốc. Có thể điều đình vay tiền ngoại quốc, nhưng
tiền vay rất đắt đỏ và liên hệ không chấp nhận được đến phụ thuộc
các chánh phủ ngoại quốc ; chưa có ai bày ra Ngoại viện và Nhật bắt buộc phải tự xoay sở lấy. Thập niên 1870 là một chục năm chi tiêu lớn
chưa bao giờ có ở Nhật. Ngoài việc phải trả lương cho samurai, daimyo và
tài trợ công nghệ hóa, còn phải chi tiêu
phát triễn đảo Hokkaido ở miền Bắc. Chi tiêu này gồm luôn cả trợ cấp
cho vô số kể nông dân di cư đến đảo, góp
phần đẩy lui hửu hiệu dân Nga xâm nhập
Hokkaido từ miền Bắc. Cuối thập niên này là một thời kỳ Nhật lạm phát
nặng nề. Thay vì vay mượn ngọai quốc,
theo lời khuyên của bộ trưởng tài chánh giỏi dang Matsukata Masayoshi ( 1835- 1924 ),
chánh phủ quyết định chánh sách hạn
chế chi tiêu - retrenchment và tiết kiệm. Vì vậy, có thể xem đến năm 1886, mọi việc quốc gia trở lại bình thường.
Một trong
những biện pháp Matsukata đưa vào là bán cho tư nhân các xưởng và xí
nghiệp nguyên do tài trợ của chánh phủ. Vài xí nghiệp khó có người mua và giá bán bất lợi cho chánh phủ, vì chỉ bằng 11 đến 90%
đầu tư nguyên thủy. Tuy nhiên chánh phủ có tiền mặt trong tay - ready
cash và lỗ lã được cân bằng nhờ ưu
điểm các công nghệ mới thiết lập cho quốc gia. Lẽ dĩ nhiên là có một phần nào
tham nhũng chánh trị liên kết với những
xếp đặt mua bán, các xưởng bán giá thấp
cho bạn hửu ở các bộ liên hệ . Có một trường hợp tài sản chánh phủ ở
Hokkaido bán thấp một cách phi lý, gây ra xi căng đan,
khiến phải chận đứng việc mua bán này.
Vài công ty có lợi nhất trong việc mua tài sản chánh
phủ là các đại xí nghiệp , trổi dậy
thành cái mà Tây Phương gọi là công
ty zaibatsu
( nhóm tài phiệt - financial clique ) và sau
này ở Hàn Quốc- Nam Hàn mệnh danh là chaebol
. Đã kể ra rồi là tổ hợp Mitsui, khởi nguyên thời kỳ
Tokugawa là xưởng nấu rượu sa kê và tỏa ra bán các hàng khô và làm ngân hàng.
Giữa thế kỷ thứ 19 Minomura Rizaemon,
một nhà quản lý lỗi lạc, thuyết phục hảng chấp nhận các phương pháp ngân hàng mới và đa dạng hóa hoạt động.
Liên hệ qua tình bằng hửu với Inoue,
giúp ông giao tiếp đẹp đẻ với
chánh quyền, mua xưởng máy xe tơ Tomioka
của chánh phủ và bắt đầu làm kỷ
nghệ nặng, sau đó thiết lập thành đơn vị
riêng rẽ xí nghiệp thương xá - department store lớn Mitsukoshi.
Hảng zaibatsu thứ hai là Mitsubishi, chủ nhân nguyên là một
samurai Tosa, Iwasaki Yataro, nhờ tài
nguyên dinh trang -cương thổ Tosa và trợ cấp chánh phủ, thiết lập riêng cho ông
một đường tàu thủy - shipping line.
Sau đó trở thành hảng đường biển nổi
tiếng N.Y.K. Nippon Yusen Kaisha ,
hảng Đường Giao Thơ Nhật- Japanese Mail Line . Hảng lớn thứ ba lớn do Shibusawa Eiichi ( 1840- 1931), một nông
dân giàu sang đầy tham vọng, trở nên kiệt xuất nhờ sự che chở của Keiki, shogun cuối cùng, thiết lập
mở ngân hàng, buôn bán và trở
thành chủ tịch Đệ Nhất Ngân Hàng Quốc gia - First National Bank. Ông
thiết lập Xưởng Quay
Sợi - Spinning Mill Osaka ,
thành công nổi tiếng vào thập niên 1880, nhờ
kích thước to lớn, kỷ thuật cập nhật và
quản lý hửu hiệu. Ngoài những hoạt
động này, Shibusawa còn đóng vai trò quan trọng ở vài trăm
công ty khác. Hai công ty chánh
zaibatsu khác là Yasuda ở ngành ngân hàng, đường xe lữa và Asano,
hảng đã mua nhà máy xi măng của chánh phủ, biến một công ty lỗ lã thành
một công ty có lời .
Ở thời kỳ này, những sự cố chánh trị chuyễn
hướng Nhật về thành lập một Hiến Pháp. Phong trào chuyễn hướng chánh phủ thành
đại diện dân chúng ở Nhật chậm rì và sơ
bộ. Chính ở một thời điểm nào đó, Tổng
Thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant khuyên
hoàng đế Nhật nên thực hiện chậm rải.
Chánh phủ Nhật từ thời kỳ Minh Trị Phục Hưng năm 1868
đến khi ban hành Hiến Pháp Minh Trị - Meiji Constitution năm 1980, nằm trong tay vài người, một
nhóm sáng ngời và cấp tiến nhưng vẫn là một nhóm đầu sỏ chánh trị -
oligarchy. Khi Saigo Takamori rời bỏ chánh phủ trong khủng hỏang Cao Ly năm 1873, Itagaki
Taisuke ( 1837- 1919 ) cũng từ chức theo
Saigo, nhưng Saigo nổi loạn quân sự, còn Itagaki lại nghiêng về hành động chánh trị tiến dần từng
bước. Với sự ủng hộ thị tộc Tosa của ông,
một câu lạc bộ chánh trị, tên là Hội
những Người Yêu nước- Society of Patriots, từ một tổ chức địa phương ,
rồi đạt kích thước quốc gia và trở thành một lò huấn luyện có giá trị cho phong trào một đảng
chánh trị quốc gia. Chánh quyền đương
thời có khuynh hướng theo truyền thống,
xem mọi hội họp nhân sự đề xướng thay đổi là phá hoại; trong khi ai
sốt sắng thay đổi lại muốn tiến hành
ngay tức khắc đến cực đoan, không hề biết ý niệm thế nào là “ đối lập ngay thẳng, trung thành- loyal
opposition “ Tranh chấp giữa chánh phủ bảo thủ và đối lập bùng nổ năm 1881. Okuma Shigenobu ( 1838-
1922 ) lảnh tụ phong trào quốc hội ngay trong chánh phủ , đề nghị bầu cử năm
1822 và lập một nội các trách nhiệm trước quốc hội theo kiểu Anh, làm các
đầu sỏ chánh trị- oligarchy hoảng
vía, buộc Okuma phải từ chức . Một nhượng bộ
cho đảng quốc hội -
parliamentary party được thu xếp để
hoàng đế tuyên bố một hiến pháp, thiết lập một quốc hội vào năm 1890 . Thế là các đảng phái chánh
thức thành hình : Jiyuto hay Đảng Tự Do - Liberal Party, đôi chút đặc điểm chủ
nghĩa cấp tiến- radicalism Pháp,
lảnh tụ là Itagaki cùng Goto
Shojiro và Rikken Kaishinto hay Đảng
Hiến Pháp Tiến Hành - Constitutional Party, lảnh tụ là Okuma, gần các tư
tưởng Anh hơn.
. Khi Ito, trưởng phái đoàn nghiên cứu ,
so sánh các hệ thống tổ chức chánh phủ Âu Châu trở về Nhật, ông
giám sát mạnh mẽ nhiều bước tiến
tới nền dân chủ kiểm soát, ông đã dự
tính cẩn thận. Năm 1884,
một bậc công hầu mới- new
peerage , dự liệu cho Thượng Viện - Upper House được thành lập có 5 cấp : công, hầu, bá, tử, nam. 500
người được cử vào các cấp quí phái danh
dự này, ; trong đó 470 người thuộc giới quí phái triều đình cũ. Số 30 còn lại chia cho các nhóm chánh phủ; các
lảnh tụ các đảng phái mới bị cố tình gạt bỏ ra ngòai. Rồi sau đó, thể chế công chức- civil service cũng được cải tổ,
thiết lập kỳ thi tuyễn và phải đậu qua
mọi thủ tục, hầu ngăn ngừa thói gia đình trị- nepotism. Một nội các mới
được thành lập thay thế cơ quan chánh
phủ tối cao Dajo-Kan, dưới quyền
hoàng đế. Như vậy thêm quyền cho thủ tướng nội các là Ito, vì nội các chịu trách nhiệm với hoàng đế, chứ không phải với các dân biểu
- đại diện dân bầu lên. Cuối cùng, năm 1888,
một Cơ Mật Viện ( Ngự Tiền Văn Phòng, Pháp lập thời vua Bảo Đại mới lên
ngôi để kiềm chế, kiểm soát vua ? )-
Privy Council ( ? ) được tạo ra để
cố vấn cho hoàng đế. Cơ Mật Viện uy
quyền trên tất cả, nên Ito từ chức thủ
tướng để giữ chức chủ tịch hội đồng Cơ
Mật Viện .
Hiến Pháp Meiji ban hành tháng 2
năm 1889, là hệ thống chánh phủ đại diện
dân chúng đầu tiên Á Châu. Hiến Pháp được xem là
quá rộng rải, dù có rất nhiều bảo vệ.
Ito đã khôn khéo tránh khỏi các chỉ
trích của phe bảo thủ bằng cách xếp đặt, xem đó là một quà tặng của hoàng đế cho dân Nhật. Chủ quyền quốc gia xác định trên cá nhân
hoàng đế, được tuyên cáo là “ thiêng liêng
và bất khả xâm phạm - sacred and
inviolable “. Hoàng đế có quyền triệu tập hay giải tán Lưỡng Viện - Diet
và ban hành các luật khẩn cấp, khi hai viện không họp, nhưng sau đó phải trình
quốc hội. Hoàng đế là tổng chỉ huy tối cao bộ binh ( quân đội ) và
hải quân và các bộ trưởng có trách nhiệm
cá nhân với hoàng đế, không qua toàn thể nội các. Hiến Pháp thiết lập Thượng Viện - House of Peers chỉ định
và Hạ Viện - House of Representatives , dân bầu. Hai viện tình trạng ngang hàng nhau, có nghĩa
là Thượng Viện cũng có quyền phủ quyết - veto , thêm vào quyền hạn phủ quyết của hoàng
đế. Cơ chế chánh phủ đại diện dân có
phần nứt rạn dưới thời Minh Trị thiên hoàng, nhưng cũng hoạt động được , và dần
dần các đảng phái chánh trị bắt đầu hoạt
động bình thường hơn, bằng cách chống
đối nhau hơn là phối hợp làm què quặt
chánh phủ. Hai thị tộc Choshu ( Ito
và Yamagata
) và Satsuma ( Kuroda Kiyotaka và Matsukata Masayoshi ) thay đổi nhau nắm giữ chức thủ tướng.
Hiện
tượng hổn độn và tiền tiến kinh tế lẫn
chánh trị thời kỳ Minh Trị thiên hoàng,
lẽ dĩ nhiên tạo ra những áp lực,
những yêu cầu mới. Tăng trưởng phối
hợp với niềm kiêu hảnh và tham vọng quốc
gia, thúc đẩy mạnh Nhật muốn kiểm soát
và thu nhập nhiều lảnh thổ mới ngoài
nước . Đó là thừa tố nổi bật nhất của lịch sử Nhật, từ thập niên 1890 đến khi chấm dứt Thế Chiến
Thứ Hai. Khởi đầu bằng Cao Ly - Triều
Tiên, mục tiêu truyền thống Nhật xâm
lăng .Năm 1894, vua Cao Ly , liên quan đến
một vụ xung đột bè phái triều đình, kêu gọi Trung Quốc nước bá chủ Cao ly và Trung Quốc gửi đến Cao Ly một phân đội quân lính nhỏ. Nhât
gửi môt đoàn quân lớn hơn và yêu
cầu Cao Ly cải cách, nhân danh đảng tiến bộ Nhật ủng hộ. Trung Quốc từ chối thỏa hiệp và hai bên tuyên chiến , tháng 8 năm đó. Nhật thắng
trên đất liền. Quân đội
Nhật tiến vào Mãn Châu - Manchuria. Hành động quyết định xảy ra trên biển, ở cửa sông Yalu. Nhật cũng thắng trận và
phá hủy hạm đội Tàu ở Weihaiwei
( Vệ Hải Vệ ? ) tỉnh Sơn Đông và chiếm hải cảng Port Arthur - LữThuận ( ? ) ở bán
đảo Liêu đông- Liaotung . Hòa ước
Shimonoseki tháng tư năm 1895 đem lại
cho Nhật nhiều chiến lợi phẩm: các đảo
Đài Loan - Formosa ( Taiwan ) và Pescadores , công nhận Cao Ly độc lập ,
bồi thường 30 triệu bảng Anh ( pound
) và một hiệp ước thương mãi . Trong cuộc đàm phán, Nhật muốn chiếm luôn
cả bán đảo Liêu Đông ở miền Nam Mãn
Châu, nhưng ba nước Nga, Pháp và Đức cùng nhau bó buộc Nhật bỏ đòi hỏi này. Gây một sĩ nhục và hiềm khích
lớn ở Nhật, nhất là vì Nga đã bắt đầu phát triễn quyền lợi Nga ở Mãn Châu. Nhật sáp nhập Cao Ly năm 1910 và sử dụng tiền bồi thường nới rộng ngoại
thương.
Nga phát triễn về
phía Đông và mong muốn chiếm Mãn Châu.
Bằng một hiệp ước bí mật năm 1896 và một hối lộ lớn cho Lý Hồng Chương -
Li hong- Zhang , Nga đã bảo đảm phía Tàu
quyền xây dựng Đường Xe Lữa Phía Đông của Tàu ngang qua đất Mãn Châu , khỏi phải làm
con đường phía Bắc qua sông Amur dài hơn và khó khăn hơn, nối Đường Xe lữa Tây Bá Lợi Á -
Trans-Siberian Railway với hải cảng
Vladivostok ở Thái bình Dương. Cùng lúc Nga cũng thuê mướn được bán đảo Liêu Đông có hải cảng Đại
Liên- Dairen và quân cảng Lữ
Thuận. Mãn Châu trở thành những cạnh
tranh chủ yếu giữa Nhật, Nga, Trung Quốc
từ cuối thế kỷ thứ 19 đến ngày nay. Năm 1903, Nga và Nhật điều đình trực tiếp. Nga công nhận
quyền Nhật hành động tha hồ tự do
ở Cao Ly. Nhưng Nhật, có sự trợ lực của Anh,
cố gắng giới hạn ảnh hưởng của
Nga vào vùng đường xe lữa mà thôi, và để Mãn Châu còn lại hoàn toàn
cho Trung Quốc kiểm soát. Trong
khi bàn thảo ngưng đọng, Nga hoàng -Tsar Nicholas II tuôn quân đội
về phía đông, qua ngã đường xe lữa.
Nhật rời khỏi đàm phàn và tấn công ngay tức thì ban đêm vào hạm đội Nga ở Lữ Thuận, thành công ngăn cản
mọi tàu chiến Nga rời quân cảng này.
Quân Nhật vượt qua biên giới Cao
Ly- Mãn Châu ở sông Yalu, trong khi quân đội Nhật chiếm cứ Đại Liên và bổ vây Lữ Thuận phía đất liền. Lực lượng Nhật buộc quân Nga phải rút lui về phía Bắc, dọc
theo đường xe lữa. Lữ Thuận ngã nhào tháng giêng 1905. Thiệt hại năng nề
cho cả hai bên. Chiến tranh đất liền
đạt đỉnh ở Trận Mukden (
Hán Việt ? ) , kéo dài trên 2 tuần lễ tháng 3 năm 1905 và bế tắc không ai thắng
ai bại. Trong lúc đó Nga phái hạm đội Nga bể Baltic đến tăng cường quân lực Vladivostok . Anh từ chối
cho phép hạm đội Nga dùng kinh đào Suez hay bất cứ hải cảng Anh nào dọc đường. Đô Đốc Nga
phải cho tàu chạy quanh Mũi Good Hope( Cap de Bonne Esperance - Mũi
Vọng Ước) Nam Phi Châu và đổ
dầu ở
các hải cảng Pháp tại Mã Đảo -
Madagascar và Đông Pháp. Đô đốc Nhật Togo Heichachiro dự liệu đúng là Nga sẽ sử dụng một con đường
ngắn hơn, bên trong các đảo Nhật và rình
chờ đánh hạm đội Nga, với một hạm đội uy
vũ ở Eo biển Đối Mã - Tsushima
Straits, giữa Cao Ly và Nhật
Bổn. Hạm đội Nga bị đánh gần tan tành
hết . 32 tàu chiến trong số 35 tàu Nga không còn hoạt động được
nữa. Hải
chiến tháng 5 năm 1905 này chấm dứt
chiến tranh Nga - Nhật . Dư luận quốc tế
hoan hỉ thấy Nhật dũng cảm thắng con gấu Nga . Nhưng các cường quốc Tây
Phương bị cú sốc mạnh, khi thấy một quốc gia Âu Châu bị một xứ da vàng Á châu đánh
bại toàn diện và mau lẹ . Cho nên các tòa thủ tướng , tổng thống Âu Mỹ
duyệt xét lại chánh sách. Tổng thống Theodore Roosevelt xếp đặt
một hòa nghị ở Portsmouth, bang
New Hampshire, công nhận “ quyền lợi tối
cao “ của Nhật ở Cao Ly , trao
cho Nhật nữa phía Nam đảo
Sakhalin , thuê mướn Bán đảo Liêu Đông và phần đường xe lữa Nam Mãn Châu đến
tận phía Bắc ở Trường Xuân -
Chang Chun. Hiệp Ước Portsmouth
không bồi thường gì cho Nhật , khiến dân Nhật rất bất mãn và thủ tướng Nhật
Katsura phải từ chức . Dân Nga chưa bao giờ
có cảm tình với chiến tranh cả . Cho nên chiến bại đã đưa đến cuộc Cách Mạng
1905 ở Nga. Còn Ito Hirobumi nay là Hoàng
tử - Prince Ito khi vừa rời chân khỏi dinh Tổng Trú Sứ Nhật ở Cao Ly thi bị một dân Cao
Ly ám sát chết ở Nam Mãn Châu năm 1909.
Cuộc đời của con người sinh ra là một
nông dân, đã đạt đến địa vị chỉ sau hoàng đế, đã thấy Nhật từ một quốc gia ít
ai biết trở thành một cường quốc thế giới.
Hoàng đế Minh Trị một con người
cường tráng và tài giỏi , chết năm 1912, chấm
dứt một thời kỳ Nhật bổn làm kinh ngạc thế giới .
Phần III ( tiếp theo và hết )
10 -
Bành trướng, chủ nghĩa Tự do và
Quân phiệt ( 1914- 1931 )
Dự toán Cách Mạng do các lảnh tụ
thời Minh Trị và phản ứng ngoan ngoãn ,
nhiệt thành của dân gian Nhật đến năm 1912 là một thành công nổi tiếng. Nhật
bổn đã đạt một sức mạnh quân sự đáng
thán phục. Nền kinh tế Nhật vươn lên đến mức
ngay nay gọi là điểm cất cánh
- takeoff point . Làm việc nặng nhọc
và tính cần cù đã giúp công nghệ
Nhật tái đầu tư 15% vào
cơ xưởng , máy móc những năm tốt
đẹp , sau 1900, mà vẫn còn thừa để nâng cao đời sống xứ sở , nói tổng
quát. Một phần tư thế kỷ trước Thế Chiến
thứ I, là một thời kỳ khắp thế giới hăm
hở dành nhau thuộc địa, nhượng địa, và những vùng ảnh hưởng ở Á Châu và Phi Châu. Nhật bổn
hùa theo các cường quốc khác, chi tiêu rất nhiều về “ tự vệ - quốc phòng - defense
“ từ 1890 đến 1914.Tổng số chi tiêu này
tăng 4 lần ở Nhật và mỗi dân Nhật đóng
góp tăng từ 60 xu Mỹ đến 1.75 đô la. Tuy rằng con số này nhỏ hơn Hoa Kỳ thời bấy giờ, mỗi đầu người Mỹ
là 3.20 đô la và thua xa các đối
thủ chánh cường quốc thế giới , Anh và
Đức, nhưng cũng biểu hiện một cố gắng phi thường, nếu nghĩ
đến sự kiện là Nhật chỉ mới bắt đầu chánh sách cận đại hóa sau năm 1868.
Khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ vào tháng 8 năm 1914, chánh phủ Nhật
Okuma tức khắc vào phe Đồng Minh -
Allies , tuyên chiến với Đức và gửi một lực lượng tấn công các cơ sở Đức ở Sơn
Đông - Shangtung , không lý gì đến
nền trung lập của Trung Quốc lúc đó.
Anh hiệp lực chiếm hải cảng Tsingtao ( Hán Việt ? )
và 3 tháng sau Nhật đoạt mọi tài
sản Đức ở Sơn Đông và đặt quân cảnh sát
dọc đường xe lửa tỉnh này . Ở chiến dịch , lần đầu tiên máy bay quân sự được sử
dụng . Lúc này Nhật cũng chiếm luôn các
đảo Đức giữ là các quần đảo Mariana, Caroline và Marshall . Nhật cho là đúng thời cơ để Nhật cũng cố uy quyền ở lục địa. Năm 1915 , Nhật bí mật
trao cho Viên Thế Khải - Yuan Shi Kai 21 Yêu Cầu gồm 5 khoản.
Các khoản từ 1 đến 4 liên quan đến
quyền giới hạn ở Sơn Đông, Mãn
Châu, miền Trung thung lũng sông Dương
Tử và bờ biển Trung Quốc. Khoản 5 lên
quan đến bổ nhiệm người Nhật làm cố
vấn sự việc chánh phủ Tàu, kiểm soát
chung Cảnh Sát, vài điều kiện ảnh hưởng đến
các kho võ khí và mua bán khí giới. Khoản cuối cùng này rỏ ràng vi phạm
đến chủ quyền Trung Quốc, nên các cường
quốc Tây phương, dù đang bận bịu chiến
tranh cũng không thể bỏ qua. Khi Viên
Thế khải cố tình thông tri cho báo chi
thế giới biết 21Yêu Cầu này , Nhật đã
phải buộc lòng rút lui những phần yêu cầu tranh luận nhất , nhưng
cũng nhận được nhiều nhượng bộ đáng giá ở Sơn Đông, Nam Mãn Châu và Đông Nội
Mông - Eastern Inner Mongolia . Nhật
nhắm vào kinh tế trên nhữg yêu cầu này,
nhưng hậu quả chánh trị rất quan trọng ở
Trung Quốc: bổng nhiên Nhật
trở thành kẻ thù đế quốc chánh của nước Tàu . Ở thỏa hiệp Lansing
-Ishii giữa Hoa kỳ và Nhật bổn năm 1917, cả
hai nước tôn trọng toàn vẹn lảnh thổ của Trung Quốc , nhưng cũng nhìn
nhận, vì đất Nhật quen thuộc gần gủi nên Nhật có “quyền lợi đặc biệt “ với Lục Địa Á Châu và Nhật có quyền bảo vệ .
Ở Hòa
ước Versailles, Nhật thành công được Hội Quốc Liên - League of Nations, ủy quyền
trên các đảo Thái Bình Dương nguyên thuộc Đức và được công nhận có quyền đặc biệt ở Sơn Đông.
Nhật thất bại không ghi được một
điều khoản bảo đảm bình đẳng chủng tộc - racial equality vào Minh ước
Hội Quốc Liên, vì Úc Châu và
California chống đối không cho di cư
không phải là da trắng du nhập các xứ này. Tuy nhiên, Nhật được công nhận
cuối chiến tranh là một trong “Ngũ Cường Lớn - Big Five “ , có ghế
ở hội đồng Quốc Liên và trổi dậy,
tốn rất ít chi phí người cũng như tiền bạc, uy vũ hơn trước nhiều lắm.
Lợi lộc chánh cho dân Nhật không phải là chánh trị mà là kinh tế. Nhật biết rỏ là đã tiến bộ nhiều từ Thế Chiến
Thứ Nhất. Đặc biệt ở đội tàu thương
mãi - merchant fleet, có những tàu
chuyên chở lớn nhất thế giới, khi mà
tàu buôn Anh , Đức bị đánh chìm nặng nề và tàu Mỹ mất mát lớn vì giao tranh tàu ngầm .
Nhật cũng đã có khả năng rút ưu điểm ở ngành chế tạo mới, áp dụng những tiên tiến kỷ thuật. Chẳng hạn, Nhật khỏi cần đầu tư nhiều đóng tàu có động cơ pít tông chuyễn động
qua lại - reciprocating engines tiên
tiến thẳng đến các tuabin chạy
hơi nước- steam turbines và động cơ diesel. Trong thế Chiến thứ Nhất, đội hải thương Nhật tăng lên gấp mười.
Nhật đã chiếm phần lớn ngành thương mãi
tơ sợi và khi dứt chiến tranh, Nhật là một
quốc gia chủ nợ, số lượng vàng kim dự trữ tăng lên 6 lần trong 6 năm .
Nhật
tham gia nhiều trên trường chính trị quốc tế. Đồng thời trường chính trị quốc
nội cũng thay đổi nhiều. Nhóm nhỏ, tài
ba nhưng vững chắc đầu sỏ chánh trị Minh
Trị, nắm quyền cho đến khi Chiến Tranh Thứ Nhất bùng nổ. Khi Chiến Tranh chấm dứt, chánh quyền được
phân phối rộng rải cho một loạt các tinh
hoa Nhật, tỉ như thư lại, doanh nhân, các lảnh đạo quân sự, Hội đồng Cơ Mật,
bậc quí phái, các trí thức. Thập niên 1920 , đặc biệt giữa đầu thập niên,
là thời đại chánh trị tự do chủ
nghĩa - liberal politics ở Nhật .
Khuynh hướng này thể hiện ở thủ tướng
Hara Kei ( sinh năm 1856 ), chủ tịch
đảng Seiyukai và là thường dân - commoner đầu tiên làm thủ tướng Nhật. Ông giữ chức vị
3 năm cho đến khi bị một nhân viên hửu
phái ám sát. Lúc đảng phái nắm chánh trị, các quyền lợi doanh nghiệp có khuynh
hướng ngự trị, đôi khi với những phương
tiện đáng ngờ vực, có nhiều ca tham nhũng bị khám phá ở hai đảng chánh Seiyukai và
Kenseikai . Đảng này đổi tên
thành Minseito năm1927 . Các doanh nhân chống lại những mưu đồ
bành trướng quân sự vì chúng tốn
tiền thu thuế và vì chúng đưa tới tẩy
chay hàng hóa Nhật do các nhà quốc gia Tàu chủ trương. Đó là một phần cương
lĩnh đảng tả phái Seiyukai năm 1912, đề
nghị rút các lực lượng Nhật đang tiến đánh Tây Bá Lợi Á - Siberia với một
cuộc viễn chinh Đồng Minh chống Bolshevik năm 1918
và đã ở lại vùng này với hy vọng
mơ hồ có thêm lảnh thổ, sau khi quân
Đồng Minh đã rút khỏi vùng. Thật ra, các
nội các thập niên 1920, có vẽ thích hòa
bình hơn chiến tranh và thận trọng hơn là phiêu lưu mạo hiểm. Có rất ít khác biệt ý thức hệ giữa các đảng
phái. Dù các đảng nhận tài trợ từ khu vực đại doanh nghiệp, hội viên
lại là các doanh nghiệp nhỏ và các điền
chủ nông thôn , không có phương cách
nào khác bày tỏ nguyện vọng chánh trị. Các
công nhân nghèo đô thị không đủ
tài sản đến mức có thể đi bầu cữ , cũng như không có kinh nghiệm hay sở vọng gì để tham gia chánh quyền. Nhưng con số công nhân tăng mau.
Sản xuất nông nghiệp Nhật tăng gia
50% từ năm 1880 đến năm 1914 nay đã bắt
đầu san bình, không gia tăng nữa. Năm 1920 chỉ còn 50% dân sống ở nông
nghiệp và một số lớn nông dân di dời về
đô thị. Năm 1913, 28 %
dân Nhật sống ở thị trấn trên 10
000 người, so với 16% năm 1893. Sản xuất
hàng hóa công nghệ tăng gấp ba từ năm 1914 đến năm 1929 .
Chính nghĩa
của giới công nhân được các đảng mới chánh trị bênh vực. Oi Kentaro
một nhà tiền phong cấp tiến sớm
và ủng hộ Tôn Đật Tiên- Sun Yat Sen ( thiết lập Quốc Dân Đảng
Trung Quốc ), lập ra đảng Tự do Đông Phương năm 1892 , nhưng đảng này chết
yểu. Đảng Dân chủ Xã hội- Social
Democratic party thiết lập năm 1901 dưới sự che chở phần lớn của Thiên Chúa Giáo, có một chương trình ngày nay tỏ ra hửu lý là giáo dục miễn phí - free education , ngày chỉ làm
việc 8 tiếng đồng hồ, bải bỏ dùng nhân
công con trẻ, bị cảnh sát giải tán ngay hôm sau ngày thành lập. Đảng Cọng Sản
thành lập năm 1921 ( cùng một năm với đảng Cọng Sản Trung Quốc ) thất bại vì bè phái cũng như bị Cảnh Sát lưu ý, tự nguyện giải
tán năm 1924, nhưng năm sau sống lại dưới hình thức bất hợp pháp
và hoạt động bí mật. Nhưng chính Nghiệp đoàn Lao động - Labor Union, hơn là các đảng phái, mới thật
giúp cho nhân công lao động Nhật bày tỏ nguyện vọng. Các năm chiến tranh giúp nghiệp đoàn thành hình ở nhiều ngành công nghệ. Năm 1929 , số hội viên lên đến 300
000 người. Đình công khởi sự năm 1919 , xảy ra nhiều lần suốt thập niên
1920. Nhiều mục tiêu nghiệp đoàn đạt được năm 1925, tỉ như phổ thông đầu phiếu cho nam thanh niên trên 21 tuổi, giúp số
người đi bầu năm đó tăng thêm từ 3 triệu
đến 14 triệu người .
Một trong
những chánh trị gia xuất sắc của đảng tự do
là Ozaki Yukio ( 1859- 1954 ). Khi còn là đô
trưởng Tokyo ,
ông biếu cho thủ đô Hoa Thịnh Đốn những cây
hoa hạnh đào - cherry tree nổi tiếng. Ông làm chánh trị
liên kết với Okuma. Năm 1898, ông bị bắt
buộc từ chức ở nội các vì trong một diễn
văn , ông đề cập đến chủ nghĩa cộng
hòa - republicanism ở Nhật. Các năm 1912- 13, ông lại đụng tới đề tài tế
nhị về vị trí của hoàng đế khi ông lảnh
đạo Seiyukai, đối lập thủ tướng Katsura ở Quốc hội. Ba người lảnh tụ theo
Thiên Chúa giáo cấp tiến là
Suzuki Bunji , Kagawa Toyohiko và Abe Isoo.
Màu mè và nhiều nhân cách nhất là
Kagawa . Con rơi
của một bộ trưởng nội các và một cô đào geisha , ông trở thành mục sư
Tin Lành , hoạt động ở các khu ổ chuột tại Kobe , sống trong một phòng bé tí xíu 5.6m2. Các tư tưởng xã hội du nhập vào đất Nhật phần lớn là qua các lảnh tụ Tin Lành. Kagawa giúp Suzuki thiết lập các nghiệp đoàn. Kagawa khởi sự viết văn và các truyện của ông
trở thành sách bán chạy nhất - best sellers . Ông được mời nhận một chức vụ cao cấp chánh phủ, nhưng từ chối. Ông
hăng hái hoạt động trong các hợp tác xã
nông thôn và và thành lập một dây chuyền
viện dưỡng bệnh bài lao, cho một số lớn công nhân mắc phải bệnh lao, vì các điều kiện thiếu vệ
sinh ở các nhà máy .( Luật qui định không được thuê thiếu nữ làm việc quá tối đa 11 giờ một ngày ở các nhà máy bông vải, chỉ được ban hành ở
Nhật năm 1916 ). Ông bị bỏ tù năm 1921,
vì tham gia đình công thợ thuyền ở Kobe
và một lần nữa bị giới quân sự giam giữ tại nhà, cuối đời ông, lần này
vì muốn đề cao làm hòa vói Tàu ở Thế
Chiến Thứ Hai . Nhưng khi bộ Tư Lệnh Tối
Cao Nhật hoảng sợ vì hành động bạo hành quá xá của binh lính Nhật ( không ở hàng sĩ quan )
trong vụ “Hảm hiếp Nam
Kinh - Rape of Nanking “ năm 1937 , họ
phải nhờ đến Kagawa đi viếng thăm và nói
với binh lính về kỷ luật tự giác.
Tiếp theo Liên Minh Anh -Nhật tái
hạn năm 1911, chấm dứt năm 1921, là Thỏa Ước
Tứ Cường Anh , Pháp , Nhật và Hoa
Kỳ dự liệu tôn trọng quyền của mỗi nước này ở Thái Bình Dương và tham khảo nhau khi có khủng hoảng. Sau đó một điều khoản cực trọng được 4 nước chấp thuận là giới hạn
các tàu chiến - capital ship theo sác xuất 5 : 5 : 3 cho Anh,
Hoa Kỳ và Nhật và 1.67 cho Pháp
và Ý ( Nhật muốn sác xuất 10 :10 : 7, nhưng không được ).
Kèm theo là giới hạn số tấn trọng
tải các tàu chiến , đường kính súng đại bác,
và bảo đảm không được nước nào
xây cất căn cứ hải quân mới gần Nhật hơn
là Singapore hay Hawaii. Một Hiệp Ước
Chín Quốc Gia cũng đượcc ký kết năm 1922
theo chánh sách “ Mở rộng Cửa - Open Door” và bảo đảm lảnh thổ toàn vẹn cùng độc lập hành chánh của Trung Hoa. Tuy nhiên, không có điều khoản nào buộc phải
thực thi thích nghi các thỏa ước , hiệp
ước vừa kể cả .
Năm 1923 , một trận động đất lớn
có lữa
cháy tiếp theo , phá tan ½ thủ đô Tokyo và gần
toàn thể Yokohama ( vì nhà cửa Nhật làm bằng gỗ ). Hàng trăm ngàn người chết và thiệt hại vô
vàn. Tokyo được tái thiết : trung tâm thủ đô xây lại bằng thép và bê tông : dinh thự chánh
phủ , nhà Hát Lớn , thương xá … , một mô hình các thành phố, thị trấn Nhật bắt chước theo. Thời
đại thập niên 1920 cũng đem lại nhiều thay đổi thời trang xã hội và các cách sống ở Nhật. Phụ nữ
đạt thêm độc lập mới, khi đi làm
thư ký và nhân viên cơ sở công, tư. Gia
đình Nhât cũng thay đổi , vì cha bớt độc
tài , và chồng tỏ ra biết điều hơn. Vài nam nhân Nhật sửa soạn xem vợ ngang hàng mình. Có sân gôn - golf và trượt tuyết -
skiing cho dân Nhật giàu và bóng
chùy - baseball cho mọi người Nhật.
Sách vỡ ngoại quốc được dịch ra và phổ biến nhiều hơn bất cứ lúc nào trước
đó , và dân Nhật trở thành dân đọc
báo hạng nhất thế giới. Nhạc hòa tấu và
nhạc cổ điển Tây phương rất thịnh hành, trong khi phim xi nê, nhạc Jazz, các tiệm cà phê ( đúng ra là quán rượu
) mọc như nấm, phục vụ cho sở thích các moga ( thiếu nữ tân thời ) và các mobo
( Nam thanh niên tân thời ) .
Giới thanh niên mạ vàng này làm
các nông dân bảo thủ và các sĩ quan Nhật trẻ tuổi và tha thiết yêu nước không
còn chịu đựng nổi nữa. Đối với nhiều dân Nhật , hành vì các thanh niên nam nữ
là dấu hiệu suy đồi , những phương
cách độc đoán cũ bị thất sủng phải bỏ đi, lọt sàng cho chủ nghÌa tự do và quốc tế thay thế . Họ cũng cảm giác là những ý kiến hoa mỹ các
chính trị gia các đảng tung ra , không thích hợp để cố vấn hoàng đế. Vậy chớ ai
cố vấn tốt đẹp hơn cho Hoàng đế,
ngoài Quân Đội ? Vì Quân Đội là nơi cất giữ các đức tính
võ sĩ samurai xưa cũ, và chỉ có
quân đội mới duy trì thuần khiết được
lòng trung thành thời xưa trên cá nhân
hoàng đế , theo đúng yamato - damaashii , “Tinh thần Nhật cỗ - The Spirit of
Old Japan” . Hoàn cảnh gia đình và
thời cơ của các sĩ quan trẻ tuổi và các
lính thông thường là một thừa tố đẩy mạnh quyền lực gia tăng của giới quân nhân. Các sĩ quan trẻ đa số là
con các sĩ quan, các tiểu điền chủ hay
các nông dân . Họ bắt đầu huấn luyện
quân sự nghiêm khắc, ít nội dung trí
thức ở tuổi mười bốn và không có chút nào hiểu biết những nguyên tắc dân chủ hay chánh phủ đại điện dân , một điều hoàn
toàn mới mẽ đối với Nhật. Binh lính từ nhà nông dân , khác với dân trẻ thành thị đều mong
được gọi tòng quân. Quân đội cung
cấp cho binh lính một đời sống vật chất
tốt đẹp hơn, và an ninh xúc động dưới một uy quyền thoải mái hơn là một Đại Thẩm Tra Giáo Hội - Grand
Inquisitor của nhà văn Nga Dostoevski. Là nông dân họ là con số không - zêrô.
Khi là lính của thiên hoàng ,
xuất thân từ Nữ Thần Mặt Trời, họ cảm tưởng có
một tước hiệu riêng biệt. Bỏ thây cho đất nước không phải là gian khổ mà là vinh quang. Không
mấy khác các lính La Mã cỗ xưa
cảm tưởng “ Dulce et decorum est pro
patria mori - Ngọt ngào thay , thích
đáng thay, khi chết cho tổ quốc
“. Sĩ quan cao cấp Nhật cũng có cảm giác
như vậy, nhưng với lý do khác . Quân đội sẽ không còn nữa nếu chánh sách tự do
tiếp tục. Năm 1925 , quân đội chỉ còn 4
sư đoàn trong số 21 sư đoàn cũ .
Quân
đội tăng cường ảnh hưởng , khi tướng bá tước Tanaka Giichi lên làm thủ tướng .
Tuy nhiên ông lựa chọn một chánh sách Trung Hoa không sáng suốt,
cố chận đứng quân Tưởng Giới
Thạch Bắc tiến của chánh phủ Quốc dân đảng và bị bắt buộc phải bỏ cố
gắng này . Rồi các sĩ quan quá khích
Nhật ở Mãn Châu làm ông bối rối to. Họ
giết chết lảnh chúa Chang tso Lin ( Hán
Việt ? ) bằng cách làm nổ tan chuyến xe
lữa chở lảnh chúa với ý tưởng là con lảnh chúa thống chế Trương Học Lương-
Chang Hsueh Liang sẽ dễ dàng để Nhật
xâm chiếm Mãn Châu. Tanaka đòi hỏi phạt kỷ luật các sĩ quan này , nhưng Bộ Tư
Lệnh - Chỉ Huy Tối Cao Nhật bỏ qua, khiến thủ tướng mất mặt, phải từ chức
. Nhiều tổ chức bí mật loại quốc gia cực
đoan mỗi ngày mỗi hoạt động gắt gao thêm
. Hội
biết đến nhiều nhất là Hội Hắc Long - Black Dragon Society , tên
Tàu của sông Amur. Tên nhấn mạnh đến Mãn Châu
và một trong những đối tượng thú nhận là thúc đẩy
dân Tàu rối loạn để cho quân đội
Nhật có cớ tràn vào Mãn Châu, tái lập
luật pháp và trật tự.
Trong những năm từ 1929 đến năm 1932, Nhật
bị nhiều vấn đề cam go ám ảnh, cho nên các tay quá khích quân đội
cảm tưởng là cần phải giải đáp
tuyệt vọng. Khủng hoảng kinh tế
là một hiện tượng toàn cầu , nhưng tại Nhật lại có những hậu quả lạ lùng. Xuất cảng giảm 50 % hai năm sau , năm 1929 .
Đau khổ lớn nhất cho nông dân. Giá tơ hạ 65% trong một năm , 1929- 1930
. Lợi tức công nhân trụt từ chỉ
số 100 năm 1926 xuống còn 69 năm 1931 .
Nông dân phải ăn võ cây và bán con gái
cho các nhà thổ (chứa đĩ điếm ) ở
thị thành. Dân chúng nổi giận nhắm về
các zaibatsu, đồng hóa với các lảnh chúa
trong đầu óc họ. Đau khổ của các gia
đình nông dân cũng lớn lao trong giới sĩ
quan quân đội, rất nhiều sĩ quan xuất
thân ở nông thôn . Họ có ý kiến
là nhờ lòng trung thành và danh dự họ có thể vạch ra cho Nhật ở lục địa Á Châu một đế quốc , độc lập với phần thế giới còn
lại, bảo đảm đời sống vững bền cho nông dân
và cho công nhân thành thị Nhật.
Những sự cố xoáy lốc những năm
trước ( đặc biệt ở Ý của phát xít Mussolini ) , tuồng như cống hiến cho các nhà yêu nước Nhật lý tưởng này, những dấu hiệu không lầm
được chính họ là những kẻ cứu quốc , cứu
xứ sở ra khỏi lầm than .
Thủ
tướng Inukai làm những biện pháp mau lẹ
vượt qua những ảnh hưởng của khủng hoảng . Ông rút Nhật ra khỏi kim bảng
vị một lần nữa. Xuất cảng tăng lên mau. Nhật bắt đầu phục hồi mau lẹ hơn các nước đã công nghệ hóa. Nhưng
khuynh hướng không trở lui lại được nữa , vì chuyễn hướng Nhật về phía chủ nghĩa quân phiệt đã bắt rễ chặc rồi .
Trong thời mạt vận nhà Nguyễn Phước bị
Pháp tấn công không chống nổi, đời vua
Tự Đức, có một trí tuệ lỗi lạc, tư duy trên tầm thời đại là Nguyễn Trường Tộ ( 1828 - 1871 ), người
Nghệ An theo Cơ Đốc Thiên Chúa giáo, để
lại một số di cảo, viết hàng loạt điều trần , luận văn , tờ bẩm trình nhiều kiến nghị có tầm chiến lược, nhằm canh tân
đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc
giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc , về mặt kinh tế, văn hóa xã hội, ngoại giao, quân sự v.v… ,
nhưng triều đình nhà Nguyễn Phước nói chung cũng như các nho sĩ , văn tânn thời
ấy chưa hiểu nổi luồng tư tưởng của
ông, chưa coi trọng đúng mức những kiến
nghị cách tân của ông. Dù rằng vua Tự
Đức có lúc triệu ông “ vào kinh để hỏi
việc lớn “ và phái ông sang Pháp thuê
thầy thợ , mua sách vở , máy móc, định du nhập kỷ thuật ( năm 1866- 1867 ) .
Nhưng trên phương diện cứu nước,
yêu nước , cách mạng tư tưởng , chánh
trị ,văn hóa … thời bấy giờ lớn nhất lại
là của “ Ông già Bến Ngự “ Phan
Bội Châu , hiệu Sào Nam , quê làng Đan Nhiễm , huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ( 1867- 1940 ) . Cụ Phan thiết
lập ra hội Duy Tân năm 1904 , chọn Kỳ
Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ , chủ trương bạo động và nhờ Ngoại viện ( Nhật ? ) khôi phục nền độc lập . Đầu năm
1905, ông sang Nhật và trở về dấy
lên một phong trào Đông Du vào các năm 1905- 1908 . Các tác phẩm của ông tuyên truyền cách mạng
như Việt Nam
vong quốc sử, Hải Ngoại huyết thư … vang danh khắp nước . Lảnh đạo phong trào Đông Du, ông tổ chức Công Hiến Hội , tập hợp 200 học sinh
Việt sang Nhật học tập chánh trị ,
khoa học , quân sự. Tháng 3 năm
1909, tổ chức Đông Du bị giải tán và cụ Phan bị Nhật trục xuất. Khi cuộc Cách
mạng Tân Hợi thành công ( 1911) Phan Bội Châu trở lại Trung Quốc tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội , tôn chỉ duy
nhất là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục
nước Việt Nam và thành lập nước “ Cộng
Hòa Dân Quốc Việt Nam” . Giữa năm
1924, phỏng theo Trung Quốc Quốc Dân Đảng của Tôn Trung Sơn ( Tôn Văn , Tôn Dật Tiên
), Phan Bội Châu đã cải tổ Việt Nam Quang Phục hội thành Việt
Nam Quốc Dân Đảng . Ngày 30 tháng 6
năm 1925 , trên đường từ Hàng Châu về
Quảng Châu , vừa đến ga Thượng Hải thì ông bị thực dân Pháp bắt cóc đem về nước. Chúng âm mưu thủ tiêu Phan Bội Châu , nhưng việc bại lộ, nên phải
đưa ra xử ở tòa đề hình Hà Nội . Trước
phong trào đấu tranh bải khóa , bải công
,bải thị rầm rộ khắp nước , thực dân
Pháp bối rối phải tuyên bố tha bổng cụ
Phan, nhưng bắt cụ Phan phải về ở Huế,
không được đi bất cứ đâu. Từ năm 1926 trở đi,
Phan Bội Châu phải bỏ dỡ cuộc
sống hoạt động Cách Mạng , nhưng dù sống
“ cuộc đời cá chậu -chim lồng “ , cụ vẫn làm thơ nói lên trách nhiệm của người dân đối với
nước… ở các tác phẩm như Nam quốc dân tự trị, Nữ quốc dân tự trị, Bài
thuốc chửa bệnh dân nghèo, Cao Đẳng Quốc dân, Luân lý vấn đáp, Lời hỏi Thanh
niên … , ngoài những công trình biên khảo đồ sộ như Khổng học đăng , Phật học
đăng, Xã hội chủ nghĩa , Chu dịch , Nhân
sinh triết học …
Từ đầu
thế kỷ thứ 20 đến các năm 19 20- 30
, văn học Việt Nam có nhiều biến chuyễn lớn. Có
hai đặc điểm cơ bản : - hàng loạt cuộc
cách tân sâu sắc , nhiều thể loại đem đến cho nền văn học dân tộc bộ mặt hiện
đại . - nhịp điệu phát triễn mau lẹ
nhiều thành tựu phong phú , tuy đã để lại không ít yếu tố phức tạp tiêu cực. Giai đoạn đầu từ những năm đầu thế kỷ đến
1920 là phong trào sáng tác phục vụ Cách mạng theo đường lối tư sản . Lảnh
tụ Phong trào là những nhà trí thức Hán học
( Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh , Ngô Đức kế , Huỳnh Thúc Kháng…
) nhờ đọc Tân Thư (Trung Quốc) , khuynh hướng cải cách tư sản
Trung Quốc , mô phỏng tư tưởng cách mạng tư sản Âu Mỹ , dùng ngòi bút viết nên những bài văn thơ tuyên truyền cổ động,
lời chính luận vừa hùng hồn , đanh thép ,
vừa chứa chan tâm huyết . Nhưng
tinh thần “ duy tân” của họ nặng về
quan điểm chánh trị, xã hội học thuật hơn là thẫm mỹ . Họ thường
viết bằng chữ Hán . Từ năm
1920, 1930 trở đi, những cuộc cách tân văn học , ảnh hưởng của Pháp , thật sự thành phong trào sôi nổi. Hai cuộc
khai thác thuộc địa của Pháp
trước và sau Thế Chiến thứ Nhất (1914-18 )
gây biến đổi trong cơ cấu kinh tế
, xã hội Việt Nam .
Từ các đô thị, thị trấn, một công chúng mới xuất hiện : tư sản , tiểu tư sản ,
thợ thuyền , dân nghèo .. Các phương tiện phổ biến văn chương bằng kỷ thuật ( nhà in , nhà xuất bản , báo chí …
) góp phần đẩy mạnh đổi mới văn
hoc. Công cuộc đổi mới này bắt đầu từ sự hình thành các thể
văn xuôi quốc ngữ đã được thử nghiệm
lẻ tẻ, từ cuối thế kỷ thứa 19. Sau
năm 1920, từ Nam ra Bắc đã xuất hiện
nhiều cây bút có tài ( Hồ biểu Chánh
, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học , Tương Phố , Đông Hồ.. ). Từ năm 1930 hầu hết các thể văn xuôi đều được hiện đại hóa với nhiều tài năng xuất sắc ( Tam Lang , Vũ Trọng Phụng , Xuân Diệu, Nguyễn Tuân , Nhất Linh, Khái Hưng, Ngô Tất Tố , Nguyên Hồng , Đổ Đức
Thu, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam
Cao, Thanh Tịnh , Hồ Dzếnh , Tô Hoài , Bùi Hiễn… ) . Sự đổi mới thi ca gắn với sự ra đời cái “tôi” cá nhân bắt đầu bằng Phạm Thái , Hồ Xuân Hương ,
Nguyễn Công Trứ , Đào Tấn … ( thế kỷ thứ
19 ), những vùng vẫy mạnh mẽ hơn trong những vần thơ phóng túng, lãng mạn của
Tản Đà ( trước , sau 1920 ). Cuối cùng sự giải phóng ra khỏi hệ thống qui ước của thi ca cũ với một thế hệ nhà
“ Thơ Mới “ rất trẻ và tài ba : Thế Lữ,
Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc
Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Tố Hửu , Lưu Trọng Lư …. Tưởng
cũng nên biết hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên “ tự điễn Việt - Bồ la tinh ” và
“ phép giảng 8 ngày” của cha Đắc lộ
Alexandro de Rhodes , linh mục Dòng Tên năm 1651 đã khai sinh ra chữ
quốc ngữ ( Trần văn Cảnh, Định Hướng mùa hè năm 2010) . Chẳng bao lâu những nhà văn quốc ngữ đã xuất hiện như
Trương Vĩnh Ký . Huỳnh Tịnh Của. Rồi sự ra đời
năm 1865 của tờ báo “ Gia định báo ” tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Nam Kỳ. Từ năm
1905, chữ quốc ngữ lại được các nho gia
cách mạng trong phong trào duy tân Đông
Kinh Nghĩa Thục như Lương văn Can, Nguyễn Quyền , Phan Châu Trinh …
cổ võ truyền bá .. Năm 1907, Đông Cổ Tùng Báo ra đời với chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Nhiều báo
khác tiếp theo như Đông Dương Tạp Chí
cũng với Nguyễn Văn Vĩnh, Nam Phong Tạp
chí với Phạm Quỳnh. Các nhà in đượcc thiết lập; hội dịch sách ra đời; công việc
biên khảo và phê bình phát triễn; các ký sự
tiểu thuyết mới ra đời; thơ mới ra đời; Tự Lực Văn Đoàn …, cả một nền
văn học mới đã được chữ quốc ngữ mở ra.
11- Mãn Châu Quốc, Trung Nhật Chiến Tranh và Thế Chiến Thứ hai ( 1931 -
1945 )
Những quân đoàn tuyệt
diệu bộ binh Nhật, quân đội Kwangtung
- Quảng Đông Mãn Châu trở nên thiếu kiên nhẫn .Chánh phủ Quốc Dân ( Đảng )
Trung Hoa mạnh thêm hơn, và thời
đại lảnh chúa có thể mua chuộc hay dọa
dẫm đang qua mau. Hai sĩ quan quân đội Kwangtung
cấp bậc đại tá Itagaki và Ishiwara quyết
dịnh đúng là thời gian nên tấn công. Họ
có sự ủng hộ của bộ Tư lệnh Tổng Chỉ Huy ở Mãn Châu , nhưng tham mưu trưởng muốn biết
thái độ của Bộ Tổng Tham Mưu Tokyo. Trung tướng Tatekawa được phái đến với một bức thư cấm mọi khiêu
khích, nhưng rồi có vài chuyện lạ lùng
xảy ra. Ông đánh điện là ông đang tới và
các đại tá vẫn tiến hành thời khắc biểu. Tatekawa không dùng máy bay mà đi tàu hỏa
xuyên qua Cao Ly . Khi tới Mukden tối hôm 18 tháng chín 1931, ông đến ngay một
trà thất geisha, không có tí gì cố gắng trao thư. Tối hôm đó, một quả bom
nổ ở
đường xe lữa, ngay phía Bắc Munkden .
Đại tá Iatagaki chỉ thị cho quân lính tấn công lực lượng Tàu ở thành phố. Kho vũ
khi, sân bay và trạm rađiô bị chiếm cứ trước bình minh Đến ngày 21 tháng chín ,
quân đội Nhật chiếm Kirin ở vùng Tây Bắc và tràn khắp Mãn châu, xa hơn vùng đường xe
lữa thuộc quyền Nhật quản trị. Chánh phủ Tokyo bối rối, giải thích trước tiên là Nhật
hành động để tự vệ và thứ hai là quân đội Nhật đã trở về lại vùng đường xe lữa. Nhưng thật sự chưa bao
giờ có vấn đề rút lui. Chánh phủ được bộ
trưởng chiến tranh ủng hộ. Mãi sau , mới
biết rỏ là toàn thể sự cố, kể cả nổ bom, đều cố tình dàn dựng. Lý do bề ngoài của những chuyễn quân này là để dẹp tan “ giặc cướp - banditry “ Một
số lượng trộm cướp thật sự đặc hửu địa phương xảy ra ở miền quê Mãn
Châu: những nông dân đói khổ mất mùa,
dùng những phương tiện bạo động, hầu tồn
tại sinh sống . Các thân kê - millet
cao 2- 3 thước làm chỗ ẩn núp kiệt xuất
, giúp mọi băng đảng nông dân tuyệt vọng tấn công bất ngờ dễ dàng.
Nhưng rối loạn này không hề đe dọa các hoạt động kỷ nghệ và chuyên chở của Đường
Xe lữa Nam Mãn Châu . Rỏ ràng Nhật là muốn mở rộng kiểm soát khắp xứ
Mãn Châu. Đầu năm 1932, Nhật đã
đạt mục tiêu kế tiếp là Nhật cảm giác có thể dựng lên một
quốc gia bù nhìn Mãn Châu Quốc - Manchukuo , dùng hoàng đế cuối
cùng nhà Thanh -Ching Trung Hoa Henry
Pu Yi - Phổ Nghi cai trị và cố giả danh đó là
nguyện vọng dân” Manchu - Mãn
Châu” . Tháng 9 năm 1932 , chánh phủ Nhật công nhận Mãn Châu Quốc . Cách cai trị khắp quốc gia mới này đơn giản
và đồng đều. Mọi chức vị từ thủ tướng
đến thị trưởng địa phương do dân Tàu nắm
giữ , như họ chỉ là bù nhìn. Thực quyền trong tay các phụ tá của họ, ở địa vị thứ hai, đều luôn
luôn là Nhật. Đặc điểm thực sự của chế độ
là sự kiện Đại sứ của Hoàng đế
Nhật ( Thiên hoàng ) ở triều đình Mãn Châu tại kinh đô Hsinking, Tràng Xuân
- Chang chun cũ, là tướng Tổng Chỉ Huy quân đội Nhật Kwangtung.
Chánh phủ Quốc Dân (Đảng) Trung Quốc kháng cáo cuộc chiếm cứ bất
hợp pháp này lên Hội Quốc Liên và Hột
gửi Ủy Ban Lytton ( trưởng ban là huân tước - Lord
Lutton vương quốc Anh ) điều tra. Trên
chứng cớ những sự kiện và thông tin từ các nhà trí thức Tàu yêu nước
và những người khác ở Mãn Châu, thật
minh bạch là Mãn Châu Quốc thiết lập không phải từ nguyện vọng dân Mãn
Châu . Khi Ủu Ban báo cáo tháng chín năm 1932, Nhật
bị Hội Quốc Liên buộc tội vì
những hành động Nhật ở Mãn Châu . Nhật
trả lời bằng cách rời các phiên
họp và bỏ ra khỏi Hội Quốc Liên. Các quốc gia hội viên không đưa ra trừng phạt
nào đối với Nhật cả. Màn cảnh sự cố có
vẽ xa xăm đối với các quốc gia Tây phương, nhưng yếu xùi của Hội Quốc Liên và các
cường quốc gây ra những hậu quả
tai họa. Chắc chắn là các
phiêu lưu của Mussolini ở
Ethiopia năm 1935 và chiếm cứ vùng Rhur cùng những hành động xâm lăng kế tiếp của Hitler đều nhìn về phía Mãn Châu như thể con cờ thử
nghiệm thất bại, không sản xuất cái gì cả, ngoài kết án miệng lưỡi thôi. Nhưng không phải chỉ Hội Quốc Liên yếu kém, vô quyền mà bộ Ngoại Giao
và các bộ trưởng dân sự chánh phủ Nhật cũng không đủ khả năng chống lại
lữa cháy tiến nhanh ở Mãn Châu do quân
phiệt Nhật tạo dựng. Chánh phủ không biết gì cả những dự tính dẫn đến Sự
Cố Mãn Châu cho đến khi là sự
đã rồi- fait accompli.
Mãn Châu Quốc không biến thành thuộc địa Nhật theo
tinh thần hấp dẫn nông dân Nhật đến định
cư ở đây. Khí hậu và mùa màng không giống Nhật, nông dân quen thuộc. Nhưng
lảnh thổ mới chiếm là lý tưởng
cho chủ nghĩa đế quốc của quân đội Nhật,
của giới quân phiệt Nhật. Mãn Châu chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên các công nghệ mới khai thác, hưởng lợi. Nhưng
trên tất cả, Mãn Châu là một căn cứ lục
địa xây dựng được cho quân đội Kwangtung Nhật làm bàn đạp đánh
miền Bắc Trung Quốc, khi cơ hội chín mùi.
Các lảnh tụ giới quân phiệt Nhật không chỉ hoạt động quân sự . Họ tăng
dần tấn công các “tư duy nguy hiểm - dangerous thoughts “ các lảnh tụ trí thức Tàu. Mọi
nhân vật nổi bật các nhà thờ
Thiên Chúa có tiếp xúc với người ngoại quốc, các nhà
chuyên môn như bác sĩ y khoa, hay ai
giao thiệp gần gủi với
các nhà Quốc dân đảng Tàu đều bị nghi ngờ . Họ bị quân cảnh Nhật kempetai
bắt giữ , tra tấn dã man ( kể cả tra khảo sốc điện, ngâm chìm trong nước rồi tra tấn lại - water torture … ) . Rất
nhiều dân Tàu đau khổ nặng nề khi bị
cảnh sát và quân đội Nhật hạ nhục.
Tiết lộ nhưng sự kiện này sau đó
gây ra sửng sốt , kinh hoàng
trong giới tự do và hòa bình Nhật
ngay trên đất Nhật , không tin nổi là
dân Nhật lại có thể cư xử bạo tàn, tệ hại như thế . Giới quân phiệt tương đối dễ dàng tại Nhật
truyền bá tiến trình “ động viên
tinh thần ” phục vụ hoàng đế và xứ
sở. Nhưng những cố gắng tương tự ở Mãn
Châu Quốc không mấy kết quả . Hải hùng
hơn nữa là sự lan tràn ma túy,
không phải chỉ hút thuốc phiện truyền thống
mà còn nghiện ngập bạch phiến
-heroin và moọc phin - morphin . Chức quyền Nhật ở Mãn Châu, khác với Quốc Dân Đảng Tàu, không có cố gắng nào trừng
trị thẳng thừng nạn buôn ma túy, thịnh
hành từ thời các Lảnh chúa - Tướng Quân Tàu . Vài dân Tàu Mãn Châu tố cáo là quân đội Nhật cố tình phân phối và
bán ma túy ở Mãn Châu Quốc vào thập niên 1930,
hầu mua chuộc và làm suy yếu tinh
thần dân chúng Tàu.
Chánh sách Nhật tuy không phải luôn luôn
là thái độ , tình cảm dân gian
Nhật, tiếp tục nghiêng về phía hửu. Chủ
nghĩa Mác xít - Marsism , kể từ Thế Chiến Thứ Nhất, càng ngày càng lôi cuốn trí thức thế giới, bị đàn áp tàn nhẫn. Khoảng
3000 đảng viên Xã Hội, Cọng Sản và Nghiệp đoàn bị bắt năm 1932 và 1933. Phần lớn bị tù và vài người
bị tra tấn đến chết. Nhà tài chánh Inoue và Nam tước Dan , tổng giám đốc điều hành Mitsui bị ám sát đầu năm
1932, cũng như thủ tướng Inukai vài
tháng sau. Các phiên tòa xét xử quân đội và dân sự quá khích Nhật trách nhiệm
về những ô nhục này, được dùng
làm diễn đàn cho quan điểm của giới quân đội quân phiệt và các
tuyên án thường nhẹ bổng một cách lố bịch. Dân Nhật có cảm tưởng là lòng yêu nước , “ thành thật ” và “’ động cơ
thuần khiết” biện hộ cho những hàng động khủng bố của họ. Chính quân đội cũng có nhiều
bè phái, một trong những chia rẽ là giữa
các tướng tá đã theo học
Đại học chiếnTranh - War
College và các quân nhân đã bị đe dọa ở tham vọng đầy uy tín này .
Tướng Nagata Tetsuzan có trách
nhiệm năm 1934 sa thải một tướng quá khích. Một trung tá đơn
giản bước vào văn phòng ông và đâm chết ông bằng kiếm. Tại phiên tòa, trung
tá nói rằng ông chỉ hối tiếc là đã không
giết chết tướng Nagata chỉ bằng một nhát kiếm duy nhất. Cuộc “ săn bắt phù thủy - witch hunt
“ lan rộng tới học đường hàn lâm . Điển hình nhất là vụ giáo sư Minobe Tatsukichi, đại học Tokyo,
bị đuổi không cho dạy nữa và mọi
công trình ông bị cấm lưu hành, dù đó là những sách giáo khoa tiêu chuẩn từ
nhiều năm qua , chỉ vì trong các sách ông xuất bản gọi thiên hoàng là “ một bộ
phận chánh phủ ” thay vì là những từ ngữ
ca tụng, đặc hửu hơn. Không phải bộ binh quân đội Nhật luôn luôn làm được theo ý mình. Bầu cử, đặc biệt cho
năm 1937, đưa trở lại một số lớn các
thành viên tự do và những kẻ chống đối
hành động bộ binh. Hải quân ít quá khích hơn và các tay tích cực bộ binh , bị
bó buộc phải chấp nhận hai thủ tướng ôn
hòa là các đô đốc Saito Makoto và Okada
Keisuki, các năm từ 1932 đến 1936 . Phương pháp
bộ binh Nhật sử dụng kiểm soát chánh phủ đã có từ thời hiến Pháp Minh
Trị thiên hoàng kiểu mẩu Phổ - Prussian , đặt vị trí Thiên hoàng
đứng đầu quân đội. Thành quả là Tổng
Tham Mưu đặt thẳng dưới quyền Thiên hoàng. Bộ trưởng bộ binh trở thành trực tiếp trách nhiệm với Thiên hoàng, đồng thời cũng
có chân trong nội các chủ tịch là thủ
tướng chánh phủ. Vì phe quá khích luôn luôn nêu lên danh nghĩa Thiên hoàng ,
thật khó cho bất cứ ai chống lại lựa chọn của họ vào những chức vị cao cấp. Điểm cao nhất hành động trực tiếp xảy ra ở cuộc Nổi loạn Tokyo tháng Hai năm 1936. Vài sĩ quan cấp nhỏ
Đệ Nhất Sư Đoàn cùng 14000 binh sĩ đảo
chánh ngay tại thủ đô. Họ ám sát
vài bộ trưởng nội các và nhân
viên bộ Gia đình Thiên Hoàng, chiếm vài dinh thự chánh phủ ở trung tâm thủ đô, kể cả Quốc hội và bộ Bộ Binh. Hải quân
và các nhóm quan trọng khác hoàn toàn chống đối đảo chánh. Saionji, Trưởng Lảo Chánh Khách duy nhất sống
sót, cương quyết ủng hộ Thiên hoàng và những lảnh tụ đảo chánh bị xem là dân nổi loạn. Binh lính được gọi từ
nhiều chỉ huy khác và nổi loạn bị đè
bẹp. Lần này không có phô trương diễn
đàn và một xét xử mau lẹ, xử tử 13 lảnh
tụ đảo chánh .
Nhât ký Minh ước Chống Đệ tam Quốc tế- Ani Commintern Pact với Đức tháng
10 năm 1936 , dấu hiệu cho thấy Bộ binh quân đội Nhật xem Nga
là mối đe dọa dứt khoát cho nền
an ninh Nhật. Tuy nhiên năm 1937 , bộ binh
Nhật mạo hiểm bắt tay vào đánh Trung Quốc , sau khi đã an bài ở Mãn Châu. Đây là bước
tiến kế
tiếp phát họa chứa trong Thông Diệp Tanaka dự liệu xâm chiếm : Mãn Châu , Trung Quốc,
Đông Nam Á, Úc Châu, Ấn Độ. Tài liệu này
phản ảnh tư duy của các tay
Đế Quốc bộ binh Nhật, dù ngày
nay không được xem là là tài liệu quốc gia chân chính của chánh phủ Nam Tước Tanaka, thủ tướng Nhật năm 1927. Sửa soạn theo cúu
cánh này đã được Nhật thực thi khá lâu
rồi. Cảnh sát đường xe lữa Nhật đã kiểm
soát các chuyễn động người và hàng hóa ngoài biên giới Mãn Châu đến miền Bắc Trung Quốc, tiến tới Thiên Tân-
Tientsin và Bắc Kinh theo quyền
lợi giả thiết an ninh Nhật.
Chánh phủ Quốc Dân đảng Trung Quốc
bận rộn về những vấn đề đồ sộ cận
đại hóa quốc gia và chế tạo vỏ khí chiến tranh, cũng như cam kết
trường kỳ chống cọng sản Tàu, cảm thấy bất lực ngăn ngừa những xâm phạm từng giai đoạn của
Nhật. Cuối cùng vào tháng bảy năm
1937, lực lượng Nhật thao diễn
ở vùng Bắc Kinh xung đột với binh
lính Tàu đồn trú tại Lư Cầu Kiều - Marco Polo Bridge .
Xung đột đã được
so sánh với sự cố Mãn Châu , nhưng xung đột mới không dự tính trước, ít
nhất là ở mức cao cấp, vì chức quyền
Nhật hy vọng dễ dàng chiếm miền Bắc
Trung Quốc, không cần quân đội giao
tranh. Tính toán Nhật lầm to, cuối
cùng rất tai hại. Khi đã xảy ra,
Nhật gửi thêm nhiều quân tiếp viện. Nhưng chỉ huy trưởng Tàu ở Bắc Kinh chống trả mảnh liệt, dù nguồn lực quân sự của ông yếu kém. Nhật
cũng tiến vào Thượng Hải và ở đây cũng
gặp chống cự lớn lao. Chiến tranh giới
hạn, nếu gọi đó là chiến tranh; Bộ Chỉ Huy Cao Cấp Nhật hy vọng sẽ thắng mau lẹ, và đó cũng tỏ ra là nhận
định sai lầm. Cả hai bên bố trí một cuộc chiến đấu lâu dài . Như
vậy Thế Chiến Thứ Hai thật sự không phải bắt đầu năm 1941, khi Trân Châu
Cảng - Pearl Harbor bị Nhật tấn công, đưa Hoa Kỳ kiên quyết vào
vòng chiến tranh. Cũng không phải năm 1939, khi Anh Quốc và
Pháp chống cự lại Hitler mà là năm 1937,
khi Trung Quốc quyết định là
không cam chịu nhu mì Nhật xâm
lăng .
Điểm khôi hài là cố vấn quân sự ngoại quốc cho Tưởng Giới Thạch -
Chiang Kai Shek là các sĩ quan nước Phổ, đồng minh với Nhật, kẻ thù của
Tàu. Họ đã phục vụ tốt đẹp Trung Quốc , đề cao một chiến lược Tưởng Giới
Thạch làm theo: có nghĩa là trao đổi
lảnh thổ mênh mông của Tàu với thời gian,
trong khi chờ đợi đồng minh đến
viện trợ. Trung Quốc tránh những đụng độ lớn
với lực lượng Nhật mạnh hơn và một tháo lui chiến lược, tuần tự rút về
các núi non tỉnh Tứ Xuyên - Szechuan . Trong cuộc tháo lui, Trung Quốc
thực hiện những cố gắng phi thường cứu vớt
cả vật liệu lẫn nhân công. Các xưởng tơ sợi và
các kho võ khí ở Thượng Hải và
các thị trấn khác ở bờ biển được tháo
gỡ, máy móc chuyên chở sâu vào nội địa bằng xe bò , thuyền trên sông hay sau lưng các cu li theo một dây chuyền
không bao giờ chấm dứt. Sinh viên và giáo sư mang theo sách, dụng cụ labô và
tái lập các viện đại học ở những khu tạm
trú cách đó trên hàng ngàn dặm Anh.
Nhật không bao giờ đủ khả năng
để chiếm toàn thể nước Tàu. Nhật có thể thả bom, nhưng bộ binh không tiến sâu nổi vào các tỉnh núi non miền Tây Nam Tàu để thắng hẳn. Nhật tràn khắp
những vùng chánh yếu của Tàu, các thành
phố, thị trấn lớn và các đường giao
thông. Đây là một cuộc chiến tranh tốn
kém quá sức cho cả Tàu lẫn Nhật. Các lực lượng du kích phần lớn do Cộng Sản
tổ chức hoạt động ngoài Diên An - Yenan vùng Tây Bắc Tàu, thường xuyên
tấn công và đánh bại các đồn trú hẻo lánh Nhật, làm gián đoạn giao
thông và thành công cung cấp cho mình
xe vận tải, súng ống, đạn dược,
cả đồng phục từ các đơn vị thù địch nhỏ
họ đã đánh bại. Đặc biệt Cọng sản Tàu thành công tổ chức kháng chiến và hệ thống tình báo giữa giới nông dân Tàu, rút thêm kinh
nghiệm tổ chức cộng đồng và kiểm
soát cấp cơ sở địa phương, sau này tỏ
ra có giá trị vô cùng cho chính nghĩa cọng sản, khi chiến tranh Trung - Nhật kết thúc.
Nhờ viện trợ Hoa Kỳ và Anh đến Trung Hoa
Tự Do, tương đối nhỏ nhưng số lượng đáng kể ; trước tiên theo Đường Miến Điện - Burma Road , và khi đường này bị đóng cửa
, theo không vận từ Ấn Độ “ trên cái bướu” núi non hiểm trở, Trung Quốc đủ khả năng chống giữ và dồn Nhật vào thế bí,
bất phân thắng bại.
Một khi chiến dịch đánh Tàu đã tung ra năm 1937 , Quân đội ( Bộ Binh
) Nhật được toàn dân ủng hộ và có khả
năng thu hoạch mọi dàn xếp Quân đội mong
muốn. Luật Động Viên Quốc Gia tháng 11 năm 1938 cống hiến cho chánh
phủ một quyền uy rộng rải trên
kiểm soát giá cả và lương bổng, một dự
án đăng ký và tiết kiệm bắt buộc, chỉ
đạo vật liệu và lao động và chánh phủ chiếm hoạt động ở vài ngành công
nghệ. Một tổ hợp Phát triễn Công Nghệ Mãn Châu với tư bản chánh phủ được thành lập năm 1938
và những cung cấp thêm than đá, sắt và hóa chất cũng được thành lập qua Tổ hợp
Phát triễn Bắc Trung Hoa, hai năm sau. Các đảng chánh trị bị nuốt chửng năm
1940, qua một loại
liên kết thời chiến, tên gọi
là Hiệp Hội Phụ Giúp Cai trị của Thiên Hoàng - Imperial
Rule Assistance Association . Năm đó,
nội các trở thành gần như một vô
dụng vật, những quyết định trọng yếu nay
do một Hội đồng Liên lạc - Liaison
conference thủ tướng , bộ trưởng
chiến tranh, bộ trưởng hải quân, và các tướng Bộ Tổng Tham Mưu tham dự. Các bộ
trưởng khác chỉ tham dự khi được mời. Trên những cố găng thoát khỏi thế bí Chiến Tranh Trung - Nhật,
chánh phủ Nhật dụ được một chính khách Tàu đủ uy thế cầm đầu một chánh phủ bù nhìn ở Bắc Kinh. Uông
Tinh Vệ - Wang Chinh Wei nhận đóng vai trò này năm 1940 , nhưng không
đem lại cho Nhật ảnh hưởng mong muốn.
Trung Hoa không giảm bớt kháng cự và bóng ma Nga hiện ra sau lưng Nhật. Có một
nhóm lảnh đạo ở Tokyo
muốn điều đình với Anh và Hoa Kỳ
để cân bằng Nga đe dọa. Tuy nhiên
Matsuka Yosuke, nay là ngoại trưởng nội các, của thủ tướng Konoe Fuminaro lại hoàn toàn tin chắc
là Đức sẽ thắng cuộc cuối cùng ở Âu Châu. Ông có nhiều chứng cớ vào năm 1940 để tin như vậy. Từ 10 tháng 5 đến 4 tháng 6, Đức thành công vĩ đại trong nhưng
tấn công đột ngột và dữ dội - blitzkrieg vào Hà
Lan , Bỉ và Pháp, mà đỉnh cao là Đồng Minh rút khỏi Dunkerque - Dunkirk . Chiến
trận trên không ở Anh Quốc tiếp theo và và kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1940. Nhưng
Goering và không quân Đức - Luftwaffe lại thất bại không phá tan được Không Quân Hoàng Gia Anh -
Royal Air Force, không dọn đường được cho xâm chiếm các đảo Anh Quốc, có cơ chấm dứt chiến tranh. Matsuka bốc đồng, không chờ đợi đủ lâu. Ông để Nhật ký kết Hiệp ước Ba Nước - Tripartite Pact với
Ý và Đức, cũng vào tháng 9 năm 1940 . Tháng 11, khi trận chiến Anh Quốc nghiêng
về phía Anh, có lẽ các bạn đồng nghiệp của ông sẽ không cho ông ký kết Hiệp Ước
này đâu. Tháng 4 năm 1941, một thỏa hiệp trung lập giữa Nhật và Nga được ký kết - một thắng lợi
của Matsuoka- và Nhật cảm tưởng dễ thở hơn.
Nhưng không được bao lâu cả . Vì tháng 6
năm đó, Hitler bất thình lình tấn
công Nga , không báo trước cho Nhật. Nhật phải đối diện lựa chọn giữa Hiệp
Ước Ba Nước với Đức và thỏa hiệp trung lập ký với Nga. Nhật quyết
định theo thỏa hiệp với Nga. Ngoại trưởng Matsuoka thân Đức, bị gạt bỏ khỏi nội
các .
Tình trạng kinh tế nay làm các nhà lảnh đạo Nhật lo ngại. Nhật đã tích trữ lớn suốt thời kỳ Trung Nhật chiến tranh,
nhưng cung cấp dầu lữa khẩn thiết lại không đủ. Năm 1940, Hoa Kỳ
cấm xuất cảng vài vật liệu chiến
lược qua Nhật, truớc tiên là sắt vụn , rồi thép và cuối cùng là dầu lữa . Để
bảo đảm cung cấp dầu lữa , Nhật gửi hai
phái doàn đến gặp Hà Lan đang đô hộ
Inđônexia, nhưng Hà Lan chần chừ và chỉ thỏa thuận cung cấp một số lượng nhỏ.
Dù tình thế khẩn cấp, Hải quân Nhật
khuyên cẩn trọng. Nhật chưa sẳn sàng gây chiến với Hà Lan, Vương quốc
Anh và Hoa Kỳ đánh chiếm dầu
lữa bằng võ lực . Đô đốc Nomura Kichisaburo được gửi đến Hoa Kỳ điều
đình. Nhưng bộ binh quân đội Nhật không kiên nhẫn và quá tự tín.
Một quyết định xâm lăng Đông Nam
Á tháng 7 năm 1941; Pháp Vichy ( thời thống chế Petain ở Đông Pháp là đô đốc De Coux ) buộc lòng phải thỏa thuận. Khi Nhật gửi quân đến, Hoa Kỳ tức khắc đông giá mọi tài sản Nhật và thương mãi giữa hai nước ngưng hẳn.
Căng thẳng giữa phe điều đình và phe chiến
tranh ở Nhật dâng cao .Thủ tướng Konoe cố sức
giữ thăng bằng. Nhưng tháng 10 năm 1941, Konoe bị bắt buộc phải từ chức và tướng Tojo - Đông Điều ( Mỹ mệnh danh
là “ Dao Cạo - Razor “) Hideki trở
thành thủ tướng ngày 17 tháng 10 . Tojo, một quân nhân từ đầu đến cuối, bắt đầu ngay tổng động viên và làm kế họach chiến lược chiến tranh. Những
điều khoản Hoa Kỳ đề nghị ở hội đàm
Nomura quá khắt khe cho Nhật - Nhật phải
rút hết quân ở Đông Dương, Trung Quốc và
Mãn Châu. Ngày mồng 1 tháng 12, Hội đồng
Thiên Hoàng, một lần nữa bỏ phiếu cho phép tuyên chiến với Hoa Kỳ , nếu Nhật
thấy cần thiết. Tổng thống Roosevelt kêu gọi Nhật hoàng lần cuối cùng, nhưng thông điệp của ông không bao giờ tới
nơi cả. Các phi cơ Hải quân Nhật bất
thình lình tấn công Trân Châu Cảng sáng sớm chủ nhật ngày 7 tháng 12.
Hải quân Nhật đã thao diễn nồng nhiệt
tấn công chớp nhoáng Trân Châu Cảng ở vịnh Kagoshima . Tấn công này theo quan điểm
Nhật là một thắng lợi sáng chói, nhất là
khi Hải Quân Hoa Kỳ không để ý tới những cảnh báo radar là các phi cơ Nhật sắp đến. Bảy tàu chiến, vô
số tàu khác, và phân nữa số phi cơ Hoa
Kỳ tại Hawaii bị phá hũy hay thiệt hại nặng, thành vô dụng. Tấn công tương tự xảy ra ở Phi Luật Tân ,
Hồng Kông và Mã Lai. Ở Phi Luật Tân, phi cơ Hoa Kỳ đang
đậu ở sân bay, ngay hàng thẳng
lối và ngoài khơi Singapore chiến hạm
Prince of Wales và tuần dương hạm Repulse đang chạy không có phi cơ bảo vệ , bị đánh
chìm thảm hại. Không còn hải quân Hoa Kỳ
đe dọa, Nhật chuyễn quân mau lẹ vào toàn thể khu vực Thái Bình Dương. Hồng Kông thất thủ vào ngày Giáng sinh;
Manila ngày 2 tháng giêng 1942, tuy Bataan chống giữ đến tháng 4 và Corregidor đến tháng 5. Bảo vệ Singapore hướng về phía biển, vì rừng rậm ở sau lưng được xem là an
toàn và bất khả xâm phạm. Nhưng Nhật đã
huấn luyện quân lính ở rừng rậm Thái
Lan và chiếm Singapore từ lảnh địa
ngày 15 tháng hai. Nam
Dương - East Indies Hòa Lan thất thủ đầu tháng 3 và Miến Điện cuối tháng 4.
Trong vòng 6 tháng kế tiếp, Nhật sửa soạn kỷ càng tiến đánh Úc Châu. Nhưng nay các đường giao
thông đã quá xa xôi và Hoa Kỳ đang xây
dựng một cuộc phản công.
Hải chiến Biển San Hô - Coral Sea , Nhật - Mỹ huề nhau , nhưng ảnh hưởng là
Nhật không còn tấn công Úc được nữa. Trận hải chiến Midway tháng 6 năm 1942, thắng lợi nghiêng về phía Hải quân Hoa Kỳ, vì
Hoa Kỳ đã được cảnh báo Nhật tấn công và đủ khả năng đánh chìm 4
hàng không mẩu hạm Nhật, làm tai
hại nặng nề cho không quân Nhật. Hải
quân Nhật bị hạ nhục lớn vì thất trận
Midway , xoay chiều cuộc chiến , nhưng
họ chỉ cho Thủ tướng Đông Điều biết thất bại, một tháng sau mà thôi. Trên Đất liền, lực lượng Đồng Minh dần dần
tái chiếm New Guinea và sau nhiều chiến
đấu cay đắng và kéo dài, Đồng Minh tái chiếm Guadacanal, tháng 2 năm 1943 .
Kinh tế Nhật thực hiện sản xuất
phi phàm. Các công ty công nghệ đã thỏa mãn nhu cầu chế tạo dụng cụ máy móc nội địa, trước khi khởi đầu chiến tranh năm 1941. Bằng cách phân tán sản xuất
thành những xưởng nhỏ , theo kiểu Nhật điển hình, và hoạt động 15 giờ một ngà , công nghệ chế tạo máy bay đã đủ khả năng trong thời chiến tranh làm
ra 62 400 phi cơ . Nhưng
nguyên liệu đã khan hiếm . Khối “
Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á- Gresater East Asia Co- Prosperity Sphere ”
, Á Châu cho Dân Á , dưới quyền Nhật
lảnh đạo, là một cuộc kêu gọi tuyên
truyền lớn dài , nhưng thực hiện thấp kém, ngắn ngũi, khi dân gian Đông Nam
Á và các xứ khác tìm thấy là lợi lộc tăng thêm cho Nhật; người
Nhật điều hành công việc thiếu tế
nhị và
hách dịch. Cung cấp dầu lữa, cao su, thiếc, các vật liệu thiết yếu cho
chiến tranh không chở đến Nhật đủ dùng.
Hơn nữa , tàu ngầm Mỹ hoạt động tăng thêm , và dù có nhu cầu khẩn thiết cho chiến trường Châu Âu , hàng hải Nhật bị đánh đắm,
mất mát thêm nhiều . ( tính đến
khi dứt chiến tranh , Nhật đã mất đi 75 % thương thuyền , có người ước lượng
đến 90 % ). Thực sự những ước lượng ban
đầu các nhà chiến lược hải quân
Nhật đã tính toán gần đúng. Họ đã báo cho chánh phủ Nhật lúc mới khởi sự là chiến tranh có thể thắng , nếu chiến dịch thi hành mau lẹ
, nhưng họ không bảo đảm sẽ duy trì được
cố gắng quá 18 tháng. Một trong những thành quả của những thắng trận đầu tiên mau lẹ và quyết định là huyền thoại
ưu thế da trắng - white supremacy nay đã nổ tan. Nhật làm nhục, cố tình khinh bỉ, ác độc nhẫn
tâm tù binh bại trận Hà Lan, Anh, Mỹ trước mắt dân chúng địa phương , ở toàn
thể vùng Thái Bình Dương. Sau vụ này và sau
3 năm tuyên truyền mảnh liệt
chống thực dân thuộc địa, các chánh quyền thuộc địa cũ không còn khẳng định lại được
nữa quyền lực của mình tại vùng này hay cả những nơi khác nữa, khi chiến tranh chấm dứt .
Năm 1943, áp lực trên Nhật dần dần nặng
nề thêm lên. Sau vài tháng đánh nhau ,
lực lượng Hoa Kỳ chiếm Saipan quần đảo
Marianas tháng 7 năm 1944 , và từ
đó máy bay đã có thể thả bom trên đất Nhật
. Các nhà máy Tokyo và Nagoya
bị dội bom khủng khiếp . Khi Mỹ chiếm Okinawa tháng 6 năm 1945 , cả hai bên đều tổn thất
nặng , Mỹ dội bom tăng thêm nhiều . Hầu như
mọi thành phố thị trấn lớn Nhật đều thiệt hại nặng vì bom lữa . Địch
quân càng gần Nhật bao nhiêu thì kháng cự
lại càng anh dũng bấy nhiêu . Rất
ít lính Nhật bị bắt làm tù binh. Phi
công Nhật kamikaze Thần Phong bay đánh phá tàu chiến , nhắm thả bom hay phóng ngư lôi thẳng vào mục tiêu và chết luôn khi chúng nổ
.
Ở hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945, Stalin đồng ý lã sẽ đánh Nhật 3 tháng trước khi Đức bại trận. Nhật cố tâm đạt cho
được những điều
khoản tốt hơn là đầu hàng không điều kiện, mà các Đồng Minh Hội Nghị Casablanca
đưa ra buộc Nhật. Tojo từ chức
thủ tướng tháng 7 năm 1944 và thủ tướng
kế tiếp, tướng Koiso Kuniaki từ chức
tháng 4 năm 1945, và Suzuki Kantaro thay
thế , khoan nhượng hơn , sẳn sàng đầu hàng với bất cứ điều kiện nào. Nhưng hội
nghị Postdam tháng 7 năm 1945 nhất quyết loại bỏ “ chánh
sách quân phiệt vô trách nhiệm ” đã
hướng dẫn lầm lạc dân Nhật. Có bom nguyên tử trong tay , Đồng Minh cho Nhật biết qua trung gian Nga là Nhật phải đầu hàng không điều kiện hay bị phá tan
tành. Đồng Minh đợi Nhật 10 ngày, rồi thả bom
nguyên tử đầu tiên ở Hiroshima, đại bản doanh Nam Lộ Quân Nhật , ngày 6 tháng 8 năm 1945 .
Quân đội Bộ binh Kwangtung ở Mãn Châu đã kiệt quệ, không còn sức tiếp viện
các vùng khác và cũng không kháng cự nổi , cuộc tiến đánh của quân đội
Nga. Nhiều đơn vị Hải Quân Nga tấn công Sakhalin
và Kuriles.
Ngày 10 tháng 3, nội các, bế tắc
ở vấn đề đầu hàng, thỉnh cầu Nhật
hoàng Hirohito cho khuyên bảo . Nhật
hoàng chịu đầu hàng, và cho Đồng Minh
biết với “một điều kiện là duy trì tình trạng của Nhật hoàng”. Đồng Minh
không chấp nhận một điều kiện nào cả, và khi Nhật hoàng can thiệp lần thứ hai, Nhật đầu hàng không điều kiện . Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên cáo đầu hàng với quốc dân
Nhật, nói rằng dân Nhật phải chịu đựng “những gì không chịu đựng nổi ” và khẩn cầu dân chúng hợp sức tái thiết nước nhà. Dân Nhật và các cấp chỉ huy quân đội chịu nhận tình trạng, vì rỏ ràng là mọi kháng
cự đều vô vọng . Một nhóm nhỏ
lảnh tụ quân đội nổi loạn, xông
vào hoàng cung, cố công bất thành chiếm đoạt
bảng ghi âm tuyên ngôn Nhật hoàng, không cho phát thanh. Bộ trưởng chiến tranh tự vận . Hoàng thân
Higashikuni được cử làm thủ tướng để bảo đảm trật tự và vâng lời, dựa trên uy
tín Nhật hoàng. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật ký công cụ đầu
hàng trên soái hạm U. S.S. Missouri ở vịnh Tokyo .
Trên phương
diện văn hóa, giữa hai thế chiến, khác với biến chuyễn văn học phe hướng theo văn hóa Pháp và Tây phương thắng
thế hẳn, xã hội Việt Nam , như Đào Duy
Anh viết ở lời tựa sách “ Việt Nam Văn hóa Sử Cương” ngày 14 tháng 8 năm 1938 :
bi kịch của dân tộc ta là sự xung
đột của những giá trị cỗ truyền văn hóa cũ với những điều mới lạ của văn hóa Tây Phương. Cuối Thế Chiến
Thứ Nhất ( 1914-1918 ), tuy công nghiệp
hóa ở một nước thuộc địa không thể quyết liệt như ở mẫu quốc, cũng đủ tập trung
ở nhiều nơi, làm hiện hình những giai cấp mới
vô sản và trưởng giả. Hệ thống
cũ Sĩ, Nông, Công, Thương bị đảo lộn, cá nhân được giải thoát rÀng buộc khuôn khổ gia đình cũng như cọng
đồng thôn xóm , nhưng thân phận con người không nhờ thế mà trở nên
thoải mái hơn xưa. Giai cấp trưởng giả hửu chủ , điền chủ và tài chánh mà tiêu biểu là Đảng Lập Hiến Nam Kỳ- Parti
Constitutionnalist Cochinchinois do Bùi Quang Chiêu sáng lập năm 1923 với
sự cọng tác chặt chẻ của Nguyễn
Phan Long, cả hai là địa chủ giàu có. Đảng này xưng tụng chủ nghĩa quốc gia cách chỉnh ,
không đòi hỏi lập tức một Hiến Pháp mà chỉ xin Pháp Quốc Hải Ngoại dành cho
một số ghế quan trọng trong Hội
đồng Thuộc địa - Conseil colonial và nhiều phương tiện bành trướng ngành
thương mãi. Trong lúc ấy, hạng trung lưu
trí thức tiểu tư sản , thấm nhuần
tư tưởng Âu Tây, muốn kết hợp ( nếu có thể ) với toàn thể
những kẻ vô sản với mục đích
tranh đấu ngay cho độc lập nước
nhà ( Tân Việt Cách Mệnh Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng ). Song các phong trào
này thất bại, vì không có nguồn gốc
trong quần chúng . Trái lại những phong trào
nhân dân được vận dụng ráo riết trong
khuôn khổ Đông Dương Cọng Sản Đảng, dưới
giả dạng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là “ Việt Minh ” ( Lê Mộng
Nguyên, Định Hướng số 54, mùa đông 2008 ). Tưởng cũng nên mở dấu ngoặc ở
đây về chánh phủ Trần Trọng Kim, thường
bị những người Cọng sản , các tác giả các sách giáo khoa , các nhà nghiên cứu
chuyên môn ở miền Bắc thời trước và sau năm 1975 , trực tiếp hay gián
tiếp gọi là bù nhìn , là việt gian, là
tay sai của Nhật. Sau ngày 9 tháng 3 năm
1945, Nhật đảo chánh chánh quyền thuộc địa Pháp, chánh phủ Trần
Trọng Kim được hoàng đế Bảo Đại thành
lập, chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn, từ ngày 17 tháng 4 năm 1945 đến ngày
25 tháng 8 năm 1945. Theo Vũ Ngự Chiêu , đây là một “ tai nạn lịch sử “ cả chính thủ tướng chánh phủ lẫn vua Bảo Đại
đều bị đặt vào thế “ chẳng đặng đừng,
được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật ”. Vượt qua mọi khó khăn , chỉ trong vòng 4
tháng, Trần Trọng Kim và các cọng sự viên của ông đã vạch ra những mục tiêu và
chương trình hành động cụ thể và thực tế:
từ những việc làm có tính cách
tượng trưng như đổi quốc hiệu thành Việt
Nam, đổi quốc kỳ, duyệt lại quốc ca … đến cứu đói, thu hồi toàn vẹn lảnh thổ, bắt
các quan ở các tỉnh phải trực tiếp liên
lạc với chánh phủ Việt Nam, cấm họ liên lạc trực tiếp với người Nhật như họ vẫn liên lạc với người Pháp
trước kia, Việt Nam hóa nền giáo dục, cải tổ thuế má tư pháp, vận động thanh
niên sinh viên và cả quần chúng nói chung tham gia sanh hoạt chánh trị, xã hội v.v…Ngay
cả chỉ trích lớn là nội các Trần Trọng Kim không có bộ quốc phòng , vì thật ra
Việt nam khi đó không còn quân đội, cả lính
khố xanh phục vụ các quan Nam Triều như đã nói ở các phần trước và lính khố đỏ thuộc các trung đoàn thuộc địa Pháp đã tan hàng ( bộ trưởng thanh
niên Phan Anh đã phải tổ chức đoàn thanh niên bán quân sự ), Lê Xuân Khoa đã khẳng định là vua Bảo Đại và thủ tướng Trần Trọng
Kim ( mọi tổng, bộ trưởng nội các !
) không phải là “ bù nhìn của Nhật ” và dù
nền độc lập của Việt Nam chưa hoàn toàn,
vẫn là một thực tại không phải là
“Bánh vẽ ” , nhất là so sánh với những điều kiện của một quốc gia tự do và viễn tượng
thống nhất mơ hồ, trong hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 mà chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết
với đại diện Pháp Sainteny. (
Phạm Cao Dương, số 55, Định Hướng, mùa Xuân 2009 ) .
Tính cách sáng suốt sử dụng bom nguyên
tử là đề tài tranh luận lâu dài. Thả
bom có thể rút ngắn chiến tranh. Tuy
nhiên dân Á Châu vẫn không quên là vỏ khí
hủy diệt mới và kinh hải đã thả trên một dân tộc Á châu do một Tây
Phương Thiên Chúa Giáo. Các vỏ khí qui ước từ búa đá mài nhọn đến giáo mác, đao
kiếm , súng ống, chỉ giết người một thế
hệ mà thôi. Bom nguyên tử có uy lực hủy
diệt liền, giết chết nhiều người hơn mà lại còn
ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tương lai qua những tai hại bụi phóng xạ trên
hệ thống sinh sản con người. Sau chiến tranh, thị trưởng thành phố Nagasaki,
cũng như nhiều nơi khác ở Nhật, nói rỏ ràng là dân Nhật bị sốc và choáng váng vì bom nguyên tử , nhưng không oán giận dân Mỹ nhiều
bằng oán giận, vỡ mộng về tình trạng khó
khăn giới quân nhân Nhật đưa tới cho họ và hoàn toàn ghê tởm chiến tranh và sử dụng vỏ lực.
Chiến bại Nhật ở Thế Chiến Thứ Hai đưa Nhật, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật, bị
xâm chiếm và chiếm đóng đất nước dân chúng kiêu hảnh hằng được dạy dỗ là thiêng
liêng . Cho nên bại trận thật là chấn
thương, càng sâu xa thêm khi chí can đảm và lòng trung thành của sĩ quan và
binh lính của Quân đội Thiên hoàng lại
phi thường. Rất ít sĩ quan chịu bị bắt
làm tù binh, thà chết theo kiểu samurai truyền thống hơn là bị bắt. Vì lựa chọn chết hơn là đầu hàng được tăng cường mạnh mẽ suốt thời kỳ chinh
chiến theo lệnh của Bộ Chỉ Huy Tối Cao, cho nên Nhật đã phải phái đến nhiều chiến trường các hoàng tử và gia đình Thiên Hoàng cho quân sĩ biết tinh cách chính
thức của những lệnh đầu hàng.
Dân chúng Nhật lo âu cực kỳ về ý
nghĩa cuộc chiếm đóng. Tin đồn đại loan truyền sẽ có nhiều hảm hiếp
và cướp bóc, hôi của . Rất nhiều đàn bà,
phụ nữ bỏ thành thị về quê. Cho nên dân chúng ngạc nhiên khoan khoái khi thấy lính Mỹ- GI và một số ít lính Anh, Úc và Tân Tây Lan chiếm
đóng, không những đứng đắn mà còn cư xử thân thiện nữa. Khi thân thiện tăng thêm dần, chức quyền cả
hai bên trở nên phần nào hốt hoảng , khi
các quán bán rượu-bar và ổ
điếm mọc lên như nấm để phục vụ quân đội chiếm đóng .Tổng quát có thể
nói rằng chiếm đóng Nhật ttrong 7 năm , từ 1945 đến 1952 là
một công cuộc sửa soạn tốt đẹp
và thực thi hay nhất của lịch sử chiến tranh thế giới. Tâm trạng và phản ứng của dân Nhật từ các giai đoạn sợ hải, chuyễn qua an tâm,
biết ơn, buồn tẻ và cuối cùng oán giận
nhẹ nhàng và đoán trước được. Tướng chỉ huy quân đội Đồng Minh chiếm đóng
là Douglas MacArthur. Hình thức theo kiểu một shogun Nhật, cầu kỳ chi tiết vặt lúc thi hành
nhiệm vụ, nhưng tôn quí và xa cách.
Ý thức lịch sử và số mệnh của
MacArthur có khi tỏ ra khoa trương
và tự phụ đối vởi
những cảm tính bình đẳng của dân
Hoa Kỳ ,nhưng chính những đức tính này phối hợp cùng tính vô tư ngay thẳng cơ bản của ông , ấn tượng lớn trên dân
Nhật và
giúp họ tái tạo một cảm giác tự tín cần thiết .
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt là một
thời kỳ khổ cực và khó khăn cho nước Nhật. Tàn phá khắp nơi và thiếu thốn
thực phẩm. Dân thành thị chất đầy các chuyến xe lữa tràn về đồng quê, cố đổi chác vài vật sở hửu lấy thực phẩm. Số người thất nghiệp lên đến 13 triệu. Nhật
hồi hương thổi phồng dân số cần nuôi ăn
. Một số lớn binh sĩ giải ngũ , không
được nhìn nhận là anh hùng, tự thấy không ai ưa thích mình, và bị khinh bỉ lúc bại trận. Một số đông
bị thương tích và ăn mặc rách rưới, đi ăn xin dọc các đường phố , mắt nhìn
các cô gái Nhật khoát tay, ôm vai lính chiếm đóng . Ngay cả những kẻ nhận được
thực phẩm cũng bị bắt vì buôn bán chợ đen . Dần dần, viện trợ Hoa
Kỳ và dân Nhật làm việc nhọc nhằn, cải thiện tình trạng, tuy rằng cần vài thời
gian công nghệ Nhật mới cho thấy sản xuất đáng kể .
Chỉ thị từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn là Nhật phải phi quân sự và dân chủ hóa. Phi quân sự thi hành êm ả và hoàn thành nhanh chóng. Quân lính giải
ngũ và cơ sở quân sự tháo gỡ. Xét xử
chiến tranh và thanh trừng thực thi ở nhiều mức độ, từ năm 1946 đến năm 1948 . 25 quân nhân bị buộc tội ác chiến tranh chánh và 7,
kể cả tướng Tojo-Đông Điều bị treo cỗ. Những người còn lại bị tù chung thân. Hoàng thân Konoe , cựu thủ tướng
thà tự tử hơn là vào trại tù
Sugamo. 5000 tội phạm chiến tranh bị xét xử ở các nước ngoài Nhật và 900 bị xử
tử. 200 000 bị thanh trừng khỏi công
chứic , thư lại căn cứ trên căn bản loại công việc họ làm hơn là bất cứ lý do
nào họ có trách nhiệm . Trên tiến trình
dân chủ hóa, câu hỏi đầu tiên là vị trí
Nhật hoàng. MacArthur thi hành
quyết định thông minh , đã được cấp cao hơn của Hoa Kỳ đồng ý, không buộc tội Nhật
hoàng là một tội nhân chiến tranh, dù có
nhiều kêu gào nên xử sự như thế, từ các
tay nóng nảy ở Mỹ và giữa các đồng minh . Nhật hoàng được giữ lại vị trí như
thể là một tượng trưng cho thống nhất quốc gia
và như thể là đỉnh chủ yếu của vòm cầu xã hộ , hầu bảo tồn nước Nhật khỏi hổn độn và phân hủy. Hiến Pháp mới thông qua năm 1946 và thực
thi tháng 5 năm1947 qui định minh bạch là
chủ quyền ở trong tay quốc dân Nhật và Nhật hoàng là một vua lập hiến - Constitutional
monarch . Nhiều bảo đảm ghi trong Hiến Pháp
ghi nhận không những cho tự do cá nhân , cư trú và tôn giáo mà còn ở học đường , hàn lâm. Một phần tiến
trình dân chủ hóa là chánh sách các chức quyền chiếm đóng khuyến khích phong trào nghiệp đoàn . Luật lệ
lao động giữa các năm 1945 đến năm 1947 cấp quyền tổ chức nghiệp đoàn, thương
lượng công cọng và quyền đình công.
Trong 1 năm, số người gia nhập nghiệp đoàn tăng từ 1 triệu lên 4.5
triệu. Các lảnh tụ lao động Mác xít hay Cọng Sản ra khỏi tù chế độ quân phiệt
bắt giam, khởi sự nắm giữ các vị trí
lảnh đạo nghiệp đoàn, nhiều đến nổi các
chức quyền lo ngại và sửa đổi lảnh vực
lao động sau năm 1948 . Ở thôn quê,
cải cách điền địa là chương trình
dân chủ hóa thành công nhất . Một luật
chống độc quyền nhắm trực tiếp vào các đế quốc thương mãi của zaibatsu. 83 tổ hợp
công ty bị giải tán và các tài
sản gia đình bị tịch thu bằng thuế trên tư bản.
Ở ngành giáo dục, học đường bắt
buộc tăng từ 6 đến 9 năm , và các sách
giáo khoa mới nhấn mạnh đến
thể chế dân chủ thay vì những
khuynh hướng độc đoán. Dấu khắc ý kiến
Mỹ in đậm trên các cải cách giáo dục và
trên những tài liệu quan trọng tỉ như Hiến Pháp; vang vọng trong trí người
Nhật, vì họ cũng đang tìm kiếm một lý
tưởng khác cho Nhật , thay thế “ tổ
chức chánh trị quốc gia - national polity “ kokutai , những ngày trước chiến tranh.
Một thay đổi tình hình quốc tế nhưng năm 1948- 50 ảnh hưởng nhiều đến liên hệ Mỹ- Nhật . Năm 1948, Mãn Châu lọt vào tay Cọng Sản Tàu
và năm sau Tưởng Giới Thạch bị bó
buộc rời lục địa và thiết lập chánh phủ ở Đài Loan . Năm 1950
Liên Hiệp Quốc với quân Mỹ tiền phong, đánh nhau với Bắc Triều Tiên (
Bắc Hàn, Bắc Cao Ly ) và Trung Cọng .
Theo ánh sáng thực tế chánh trị thế giới, vài
sửa đổi quan trọng xảy ra ở chánh
sách Mỹ. Những chánh phủ Nhật kế tiếp nhau
xem những sửa đổi này là cần thiết, nhưng nhiều dân Nhật lại xem đó là cơ hội chủ nghĩa trắng trợn. Xây đắp một phẩn nộ chống Hoa Kỳ, bị phe tả Nhật khai thác và vẫn còn tồn tại ở những mức độ khác nhau từ đó đến bây giờ .
Biến chuyễn tình hình làm cho một Hiệp Ước hòa bình với Nhật trở nên thèm muốn qua những kênh của Ủy Ban Viễn Đông -Far Eastern Commission , Stalin và Tưởng Giới Thạch phản đối. Cuối
tháng chín năm 1951, đại điện 52
nước họp tại Cựu Kim Sơn - San Francisco ký kết một hiệp Ước Hòa Bình, mọi điều khoản chánh đã an
bài. Mọi quốc gia đều ký, ngoại trừ Nga , Ấn Độ và Trung Cọng. Nhật từ chối
đòi hỏi Triều Tiên ( Cao Ly ),
Formosa( Đài Loan ), các đảo Pescadores, Kuriles, Nam Sakhalin và các đảo Thái
Bình Dương ủy nhiệm cho Nhật trước đây.
Thủ tướng Nhật Yoshida Shigeru thỏa mãn, xem hiệp ước là “ công bằng và
khoan dung - fair and generous ” và nói rỏ là Nhật tự xếp hàng chung với thế giới không cọng sản. Đồng thời với ký kết
Hiệp Ước Hòa Bình , Nhật và Hoa Kỳ cũng
cùng nhau kết thúc ký Hiệp Uớc An Ninh - Security Treaty, trong đó để cho lực lượng Hoa Kỳ
đóng trong và quanh Nhật, hầu
bảo vệ an ninh trong và ngoài
nước Nhật. Một thỏa hiệp riêng biệt tái lập ngoại giao với Nga, được
ký kết năm 1956 và ở thời điểm này, Nhật gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Kinh tế Nhật tăng trưởng kỳ diệu vào thời kỳ hậu chiến, một khi vượt qua những
trở ngại ban đầu. Vào thời Minh Trị Thiên hoàng, tăng trưởng kinh tế dựa vào phối hợp chánh phủ và các xí nghiệp
tư. Viện trợ Hoa Kỳ, cả công lẫn tư có
tầm quan trọng quyết định . Các ngân hàng Nhật cho vay dễ dãi thương mãi, chánh
phủ Nhật cống hiến khích lệ thuế khóa, trừ
bớt mức khấu hao (chiết khấu ) cao. Tổng
sác xuất tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 10% mỗi năm từ năm 1950 đến năm
1965 , cao nhất là 12.1 năm 1963
và thấp nhất là 7.5 năm 1965. Trong khi con số trung bình ở Đức là 6.1 % , Pháp 5.3 % , Anh
2.4 % và Hoa Kỳ 2.3 % . Tổng lợi tức
quốc gia Nhật chỉ là 1.3 tỉ đô la Mỹ năm 1946, lên 15.1 tỉ năm 1951 , 51.9 năm 1962 và 176
tỉ năm 1968 .
Thịnh vượng liên tục Nhật làm nghiêng chánh trị về phe bảo
thủ. Mọi chánh phủ từ thời chiến tranh đến
năm 1993 đều thuộc phe bảo thủ, ngoại trừ thủ tướng Katayama Tetsy các năm 1947- 48 , Xã hội trên phương diện chánh trị và Thiên chúa
giáo. Yoshida làm thủ tướng lâu nhất 1946- 47 và
1948- 54 , và là nhịp cầu giữa thời kỳ chiếm đóng và thời độc lập. Yoshida kiểm soát các
hoạt động phá hoại, tái cơ cấu
các zaibatsu, và phục hồi lực lựợng cảnh sát, một biện pháp để tảp
trung kiểm soát trung ương. Biện pháp
hướng về tăng cường quyền trung
ương kiểm soát, bớt quyền tự trị địa phương,
được đối thủ và kế nhiệm
Yoshida là Hatoyama Ichiro ( 1954 - 56 )
tiếp tục, đặc biệt ở lảnh vực gíáo dục.
Ông cũng đã tái lập bang giao với
Nga, tăng thể tích thương mãi với Trung
Cọng và hai cánh hửu chánh trị được thống nhất thành Đảng Dân
chủ tự Do - Liberal Democratic
Party . Thủ tướng Ikeda Hayato (
1960 - 64 ) chấp nhận hình thức ngọai
giao ông gọi là “ tư thế thấp - low posture “ và tập trung nổ lực vào tăng trưởng kinh tế Nhật lớn hơn nữa. Kế tiếp Ikeda là
Sato Eisaku, thành công nhờ đi gặp tổng thống Nixon tháng 9 năm
1969 và bảo đảm Mỹ thỏa hiệp hoàn trả Okinawa về cho Nhật năm 1972. Đảng
Tự Do Dân chủ của ông thắng Đảng Xã hội -Socialist Party tháng giêng năm 1970.
12- Tình trạng
Nhật cho đến năm 1994 về kinh tế , ngoại giao và đời sống chánh trị
Trên ngọn đồi cao hải cảng Nagasaki, một
ngôi nhà nhỏ xinh xắn có vườn kiểu Nhật
, xây cất cuối thế kỷ thứ 19 cho một cố
vấn công nghệ người Anh Thomas B. Glover, bà Nhật yêu qúi trở thành nhân vật nữ chánh của thảm kịch
“Bà Bướm Hoa - Madame Butterfly”
của Puccini . Từ điểm lợi thế này , nối
liền Đông Phương và Tây Phương , một phía có thể nhìn xuống tiểu đảo cũ Deshima, nay
bao quanh bằng đất liền nơi các
thương gia Hà Lan bị giam hảm từ năm 1641 .
Phía kia là cảnh quan tinh hoa thế kỷ thứ 20 , một khu đóng tàu đồ sộ áp dụng
kỷ thuật mới nhất. Những siêu tàu chở dầu khổng lồ kính thước to lớn đến
nổi, phần mủi tàu và phần đuôi tàu phải
phóng hạ riêng biệt và hàn lại
nhau dưới nước.
Kỳ diệu
kinh tế
Đóng tàu chỉ là một thành phần tiên tiến công nghệ uy vũ của Nhật
từ cuối Thế Chiến Thứ Hai đến năm
1994 ( thật sự từ các năm 1992-93 tổng lợi tức quốc gia Nhật điều chỉnh lạm
phát đã giảm, chỉ còn tăng 1-2 % và giữa
các năm 1995- 2000 , có lúc mức tăng trưởng xuống âm , tệ nhất vào các năm 2008- 2009 ( xem đồ biểu), thường
được gọi là “ kỳ diệu kinh tế -
economic miracle ”. Dân Nhật có thể
biện minh kiêu hảnh về những gì họ đã thực hiện, nhưng
vài người Nhật không lý gì đến những từ ( ngữ ) này vì
thành quả đòi hỏi làm việc năng nề khó nhọc, liên tục tập trung
suy tư và nhiều hy sinh. Tuy nhiên phát
triễn kinh tế là thừa tố có ý nghĩa
nhất, ảnh hưởng sâu đậm đến chánh trị và xã hội Nhật.
Lẽ dĩ nhiên, lao động Nhật vượt quá
tầm đóng tàu thủy và tiến mau đến
những giai đoạn sản xuất cận đại. Dù thời này vẫn còn nông nghiệp, nhưng Nhật
đã tiến xa khỏi giao đoạn sơ đẳng là
nông nghiệp. Dù vẫn sản xuất thép , đóng
tàu thủy và chế tạo máy móc nặng, Nhật cũng đã tiến quá
khu vực thứ cấp là chế tạo đến
giai đoạn thứ ba- tam cấp, thường được mô tả,
tuy không thích hợp cho lắm, là
khu vực dịch vụ - services hay thông tin - information. Chúng ta đều biết sản xuất cận đại này
tùy thuộc nhiều vào điện tử - electronics, gồm có ti vi,
computer , công nghệ robot
và vô số phương tiện mới truyền
thông - communication và kiểm soát .
Nhật là một trong những lảnh đạo thế giới ở những lảnh vực mới này.
Khu vực nông nghiệp Nhật dùng nhiều nhân công, khu vực thứ
cấp dùng nhiều tư bản và khu vực tam cấp
dùng nhiều tri thức- knowledge intensive. Cũng còn cần dùng nhiều lao động ở khu vực
thứ ba, nhưng một thứ lao động khác đòi hỏi
sửa soạn lớn lao ở ngành giáo dục. Năm 1987 là một cột mốc lịch sử kinh
tế Nhật vì năm đó , tổng lợi tức mỗi
đầu người - per capita GNP , lần đầu
tiên trội hơn Hoa Kỳ . Năm 1986 , lợi tức mỗi người Nhât , là 16 330 đô
la Mỹ, mỗi dân Hoa Kỳ là 17464 . Nhưng
năm 1987 , là 19 642 cho Nhật và 18 403 cho Hoa Kỳ. Động cơ phát triễn này là công nghệ Nhật, theo nghĩa cả hai: công ty tỗ hợp và cá nhân.
Có
công ăn việc làm suốt đời - lifetime employment cho công nhân
chuyên nghiệp và nhân viên ban quản trị. Nhân công nhận thức là
tốt cho quyền lợi của họ khi cố làm cho công ty , hảng mình thịnh
vượng. Các quản tri, chóp bu phải cố giữ,
không phải sa thải nhân công, dù trong lúc công việc hảng đình trệ, Hệ thống phong kiến, hiểu theo kiểu
Tây Phương, thiết lập căn cứ trên cá nhân , gia đình và trung thành bè đảng - clan loyalty
. Công ty có bài hát riêng, đồng phục
riêng , ban thưởng riêng và sinh hoạt xã hội riêng cho công ty. Đồng nghiệp cùng một công ty thường
cùng đến cùng một quán rượu hay tiệm ăn , nhậu nhẹt cùng nhau. Nói một
cách khác, chính công ty là đời sống của họ.
Một đặc điểm khác biệt của công nghệ Nhật là sử dụng nhiều nhà thầu phụ - subcontractors , những
công ty nhỏ chế tạo một bộ phận của
thành sản. Cơ cấu nghiệp vụ tên gọi là keiretsu, thoát thai từ các gia đình
trước cận đại và công nghệ thôn xóm,
làng xã, tăng mảnh liệt dưới áp lực cung
cấp cho quân sự thời thế Chiến Thứ Hai. Thủ tục này cũng dược Tây Phương biết rỏ
đặc biệt ở ngành ô tô , nhưng phát triễn
ở Nhật cao độ hơn .
Một đặc điểm khác đáng nêu ra là tính
chất lạ lùng của Nghiệp đoàn Nhật
. Mỗi công ty hay mỗi nơi hoạt động đều
có tổ chức nghiệp đoàn , chứ không phân phối theo ngành thương mãi như
Tây Phương. Họ mặc cả
tập thể với ban quản lý. Ít khi
có đình công- strike và ngưng
việc - work stoppage. Tuy nhiên,
vào thập niên 1970, có những cuộc đình
công ngắn lan rộng xảy ra đòi tăng lương, đặc biệt ở ngành vận tải , chuyên chở . Trong
một năm, ảnh hưởng đến 38 triệu người đi
làm việc bằng vé tháng - commuter .
Đặc điểm thứ tư của nền kinh tế Nhật, khác với các nước đã mở
mang khác là sác xuất tiết kiệm- rate
of saving cao. Tỉ lệ tiết kiệm gia đình
ở Nhật, từ năm 1961 đến năm 1979 là giữa 18.2% và 22.1% , trong khi ở Hoa
Kỳ chỉ là 8.8% đến 8.8 % . Năm 1988 con
số tiết kiệm hạ thấp chỉ còn 14.8% , nhưng
cũng còn cao hơn ở Pháp, một xứ tiết kiệm dân
gian nổi tiếng, là 12.1 % và 6.6 ở Hoa Kỳ. Năm 1991,
chánh phủ Nhật báo cáo là sác
xuất tỉ lệ tiết kiệm xuống mức kỷ lục thấp nhất là 6.5 % , cho
thấy xoi mòn nền tảng phát triễn kinh tế đã kéo dài từ lâu .
Đặc điểm then chốt thứ năm của ngành công nghệ Nhật
là sự
hợp tác giữa chánh phủ , quản lý và lao động . Đây là một nhu cầu khẩn thiết tái xây dựng Nhật Bổn sau thế chiến Thứ Hai,
vẫn còn tiếp diễn tới nay. Hợp tác này có thể là một hình thức yêu nước -
patriotism và bày tỏ tinh thần đoàn kết - solidarity , kể
từ khi hình thức quân phiệt mất hết uy tín.
Khi có một yếu tố bên ngoài đe
dọa Nhật, dù nhẹ
nhàng đi nữa, chánh phủ , quản lý công
ty, lao động thắt chặc lại hàng ngũ để đối đầu
ngoại bang , thỏa thuận ngầm , để ra một bên, cạnh tranh và bất đồng nhau, sẽ giải quyết
sau. Thành công lớn nhưng không phải duy nhất, tuy gây ra nhiều phản nộ ở ngoại
quốc, là một cánh tay của chánh phủ
Bộ Công nghệ và Thương mãi Quốc tế
Ministry of Internatioanal Trade and Industry, biết tên theo tiếng Nhật hay tiếng Anh là MITI. Bộ này đóng
vai trò khảo cứu , phát triễn và xác định những
thị trường quốc tế tiềm thế xuất cảng . Nay còn
tham gia đề cao cả nhập cảng nữa .
MITI cũng còn khuyến cáo các ngân hàng chánh phủ cấp tư bản hiểm nguy - venture capital vài công nghệ được xem là sinh tử cho
quyền lợi quốc gia Nhật ở một thời điểm nào đó. MITI hửu hiệu nhất khi bảo đảm được nhất trí
- đồng thuận giữa chánh phủ, lao động và
quản lý, trên những vấn đề và hướng chỉ đạo phát triễn công nghệ.
Vai
trò kỷ thuật cao cấp - cao kỷ .
Cao kỷ không phải là xa xỉ phẩm mà là
một thiết yếu cho Nhật. Đối với một xứ đảo tài nguyên thiên nhiên giới hạn ,
hầu sống còn trên thế giới hiện tại, thật là bắt buộc ngành công nghệ chế tạo nước
nhà , phải có một thừa tố giá trị công thêm rất cao. Nghĩa
là mỗi ngày mỗi nhiều thêm khéo léo
chuyên môn, tri thức hiểu biết và phức tạp phải cọng vào càng ít nguyên liệu càng hay, lúc làm ra sản phẩm nếu muốn bán sản phẩm lợi nhiều.
Lợi này cần có để trả tiền mua
các nguyên liệu thô hiếm có và để
duy trì mức sống tiêu chuẩn xã hội Nhật
mới đã
trở nên quen thuộc . Đó là ca-
trường hợp của Vương quốc Anh thế kỷ thứ
19 và 20 và lúc này là của Nhật Bổn, mức độ còn cao hơn. Phân biệt giữa các khu vực của các nền kinh
tế Nhật năm 1988 như sau : sơ
cấp - nông nghiệp 2.3 % tổng số nền kinh tế, thứ cấp - công nghệ chế tạo 34.9% , tam cấp- dịch vụ với thừ a tố
giá trị cọng thêm cao nhất 62.8 % .
Giai đoạn cuối này đưa tới tên gọi là “ xã hội hậu công nghệ - post industrial
society ”. Chính ở lảnh vực cao kỷ ,
gồm các sản phẩm ô tô và điện tử ( máy
ti vi, các máy ghi âm viđêôcassette,
robôt và computer ) Nhật, thật là trác việt, ưu tú.
Cú
sốc dầu lữa
Không thể nói rằng là kinh tế Nhật tiên
tiến không đứt quảng. Nhật không có
nguồn dầu lữa nội địa , và cần nhập cảng
hoàn toàn từ ngoại quốc . Suốt thời kỳ cú sốc dầu lữa 1973- 74, Nhật nhận 83% cung cấp dầu lữa từ các nước Ả
Rập và Iran . Tháng 11 năm 1973 , các nước Ả Rập áp lực Nhật phải cắt đứt ngoại
giao với Israel và chấp thuận cung cấp vỏ khí cho các nước Ả Rập. Đổi lại, các nước này sẽ tuyên bố Nhật là “ nước thân thiện “ và nhận cung cấp không ngừng dầu lữa. Nhật từ
chối .
Chánh phủ đã thi hành một dự án chống lạm phát, bớt tín dụng, thiết lập
luật lệ dầu lữa khẩn cấp, và đông lạnh
giá gạo. Ngân sách năm 1974 tuy gọi
là “ ngân sách khắc khổ ” vẫn cao hơn những năm trước. Lạm phát
19 % là một vấn đề khó giải
quyết. Năm 1974 cũng là năm thâm thủng
cán cân thanh toán ( tiền tệ ) vì giá dầu lữa cao. Từ năm 1976 đến 1978, tình
trạng cải thiện rỏ rệt. Lạm phát chỉ còn 3.5 %.
Cán cân thương mãi quá nghiêng về Nhật đem lại gây cấn với Hoa Kỳ. Thủ
tướng Fukuda hứa với tổng thống
Carter giữa năm 1978, sẽ cố giảm thặng dư ngoại thương và giảm bớt xuất cảng sang Hoa Kỳ. Nhưng húa hẹn
không thực hiện. Thiếu dầu lữa là vấn đề liên tục , gây ra thâm thủng cán cân
tiền tệ một lần nữa vào năm 1979. Có
nhiều dự án mở rộng sử dụng năng lượng nguyên tử , ngoài 21 nhà máy điện nguyên tử hoạt động năm
1980. 11 đơn vị mới đang được xây cất và
thêm 3 nhà máy được dự trù , tăng số tỉ điện nguyên tử lên thêm 2/3 .
Điện nguyên tử ở Nhật năm
1990 gần gấp đôi điện nguyên tử ở
Anh và bằng 1/3 điện nguyên tử ở Hoa
Kỳ.
Xuất
cảng xe hơi
Từ năm 1955 , hảng xe hơi Đức Volkswagen
là hảng bán nhiều nhất xe nhập cảng vào Hoa Kỳ
. Xe Datsun Nhật khởi sự bán ở Hoa Kỳ
năm 1960 và năm 1975 đã bán nhiều hơn Volkswagen. Năm 1976 , xuất
cảng xe hơi Nhật trên mọi thị trường thế
giới là cao nhất, kế theo sau xa là xe hơi Pháp . Năm đó, 62 % xe Nhật bán ở Hoa Kỳ sản xuất ở
Nhật . Bộ Thương mãi Hoa Kỳ quy sự
yêu chuộng xe Nhật là xe Nhật bán giá rẽ hơn , nổi tiếng về phẩm giá xe,
và mạng lưới bán xe rất hửu hiệu
. Ở
thời điểm này, sản xuất ô tô Hoa Kỳ lớn
hơn Nhật , nhưng đến giữa năm 1980, Nhật
trở thành nước sản xuất xe hơi và xe vận
tải - cam nhông lớn nhất thế giới .
Không có gì đáng ngạc nhiên là Hoa Kỳ phản ứng . Chủ tịch Nghiệp doàn Công Nhân Ô tô Thống nhất - United Automobile Workers Douglas Fraser nói hành động củaToyota và Nissan là “ bạo ngược” , xuất cảng
không chỉ là ô tô mà còn là thất nghiệp
sang Hoa Kỳ. Vì năm 1980, 200 000 thợ thuyền ô tô Hoa Kỳ thất nghiệp. Fraser đi Nhật, thuyết phục các hảng Nhật thiết lập sản xuất xe hơi ở Hoa Kỳ, giới hạn số xe hơi xuất cảng, nếu
không sẽ bị hiểm nguy các rào cản luật
lệ bảo hộ mậu dịch. Honda tuyên bố lập xưởng ráp xe ở bang Ohio . Toyota
và Nissan dự tính những di chuyễn tương
tự . Để tránh luật lệ bảo vệ mậu dịch
Hoa Kỳ , chánh phủ Nhật tuyên bố
tháng 6 năm 1981 là sẽ tự nguyện giới hạn xuất cảng xe sang Hoa Kỳ. Dự tính
lập những công ty chung chế tạo
ô tô thành thực tế: Isuzu/ General Motors ở Nhật năm 1982, Toyota / General Motors ở California năm 1983, Mitsubishi/Chrysler ở Illinois năm 1985, Nissan/Ford ở Ohio năm
1988.
Không có gì đáng ngạc nhiên là Hoa Kỳ phản ứng . Chủ tịch Nghiệp doàn Công Nhân Ô tô Thống nhất - United Automobile Workers Douglas Fraser nói hành động của
Xuất cảng đồ điện tử
NipponTelephone andTelegraph (
NTT) và International Business Machines ( IBM ) thỏa thuận năm 1985 lập một mạng lưới computer ngay ở Nhật. Năm
1989, Toshiba lập nhà máy làm computer
đầu tiên ở Âu Châu tại Regensburg, Đức . Công
ty điện tử lớn nhất ở Nhật chấp nhận cho
các hảng Hoa Kỳ và các nước khác làm bán dẫn -
semiconductors thông báo trước
về nhu cầu Nhật sắp tới , mục đích tăng
20 % về xuất cảng ngoại sang Nhật món đồ điện tử mới này , nhưng hoài nghi về
giá trị thỏa thuận vẫn tồn tại. Đến năm
1994 , phần ngoại quốc ở thị trường Nhật
là 14.4 % và không gia tăng . Tháng 6 năm 1992, MITI , trong một thế
chuyễn động bất thường tuyên bố là cống
hiến cho bất cứ ai khỏi trả phí thế hệ
thứ 5 phần mềm ( nhu liệu )- software.
Dự án thế hệ thứ 5 bắt đầu từ năm
1982 trên một cố gắng sản xuất computer với khả năng lý luận, cho
nên “ thông minh nhân tạo - artificial intelligence ” của nó sẽ thực hiện được nhưng nhiệm vụ tỉ như chẩn bịnh ,
phân tích các vụ kiện cáo và thông hiểu ngôn ngữ . Dự án không đạt các
kỳ vọng và đã bị hủy bỏ chánh thức . Tuy
vậy, dự án thứ 5 có nhiều ảnh hưởng lý thú
trên lịch sử computer - điện ( tử) toán. Dự án đã huấn luyện hàng trăm kỷ sư Nhật về khoa học computer
tiên tiến . Chẳng hạn có khả năng thực hiện vài chức năng lý luận cao tốc nhờ sự giúp đở đến 1000 vi xử lý -processors song song. Nó còn báo động cho các kỷ sư Hoa Kỳ là sẽ bị hiểm nguy , bị
bỏ theo sau xa về phát
triễn. Một tổ hợp các công ty Hoa
Kỳ được thành lập để hợp tác về khảo cứu căn bản. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ khởi sự một dự án
rộng rải, họa kiểu những hệ thống thông minh, kể luôn cả một hệ
thống điều khiển xe tăng không người
lái.
Tốc độ khảo cứu tuồng như
gây ra một ưu điểm kiểu răng cưa trong việc phát triễn ti vi định nghĩa cao - high definition
television ( HDTV ) . Ngân sách khảo cứu chánh quyền Bush cho HDTV năm 1990 là 30 triệu đô la Mỹ, đối với Nhật là 1 tỉ đô la . Năm 1991, tổng
thống Bush cắt hết ngân sách khảo cứu
này. 20 năm khảo cứu giúp Nhật sản xuất năm 1994 ( ? ) hệ thống
tương suy - analog system sẳn sàng bán ra thị trường. May mắn
là công ty Mỹ và ngoại quốc khác
tiếp tục các con đường khảo cứu
riêng cho mình và chuyễn sang kỷ
thuật ti vi kỷ thuật số - digital
television technology , một con
đường Nhật không lựa chọn, làm cho kỷ
thuật tương suy của Nhật lỗi thời …
(
Phần lớn liên hệ đến Nhật đều trích dẫn theo sách “ Nhật Bổn “ xuất bản
lần thứ ba năm 1994, của giáo sư sử học
Tàu và Nhật W. Scott Morton , viện đại học Seton Hall )
( Irvine , Cali
ngày 10 tháng 12 năm 2010 )
Bổ sung phần cuối bài học lịch sử văn hóa Nhật :
Xuất khẩu Nhật đến cuối thế kỷ 20 .
Tuy nhiên đến đầu thập niên 1990, vài trò công nghệ điện tử cao kỷ Nhật đã bị ảnh hưởng nhiều, vì các nền kinh
tế mới công nghệ hóa - newly Industrializing Economies gồm luôn cả Hàn
Quốc ( Nam Triều tiên , Nam Cao ly ), Đài Loan , các nước Đông Nam Á và Trung
Quốc, tạo nên những thị trường mới , những cạnh tranh mới. Dù rằng Nhật tiếp
tục sản xuất, ráp đại trà hàng điện tử ở hải ngoại. Thành quả là Nhật đã mất
hết ngự trị ở nhiều khu vực công nghệ điện tử . Chẳng hạn Hàn Quốc đã trở thành nước sản xuất chánh các
chip điện tử DRAM. Năm 1990, Nhật chiếm
90% thị trường thế giới về chip này và năm 1996 chỉ còn chiếm 40% thôi . Lẽ dĩ nhiên, những đại công
ty toàn cầu xe ô tô và điện tử tỉ như
Toyota, Honda, Sony và Matsushita, tiếp
tục năng động và có lời, và Nhật vào thời gian này vẫn là nước dẫn đạo ở những
khu vực cao kỷ họa kiểu và sản xuất hàng hóa , máy móc, đúc khuôn, làm kiểu mẩu
chính xác tạo ra bằng computer. Nhật đầu tư mạnh mẽ sáp nhập điện tử với công
nghệ sinh học - biotech, máy móc mới, phần mềm - software, thông
minh nhân tạo và ngành rô bốt. Đến năm
1997, Nhật vẫn còn tiếp tục đầu tư nhiều cho khảo cứu và phát triễn, đạt 4.7%
GDP năm 1997, dù cho khủng hoảng thoái trào kinh tế thập niên 1990 đã dai dẳng
. Đa số vinh quang và vài khó khăn ngành công nghệ Nhật ở thế kỷ thứ 20, biểu
hiện trên gương mặt và phản chiếu trên
đời sống của nhân vật đáng ngạc nhiên là Matsushita
Konosuke , chết ngày 27 tháng tư năm 1989, ở tuổi 94. Ông là nhà thiết lập
viên của Công Ty Công nghệ Điện - Masushita Electric Industrial Company, vào
thế kỷ 20 là công ty lớn nhất thế giới cung cấp các hàng hóa tiêu thụ ngành điện và điện tử. Matsushita
khởi sự năm 1918 bán một ổ ( đui ) cắm
điện mới loại nhẹ. Nay công ty ông bán đủ thứ, từ nồi nấu cơm điện đến máy ghi âm
videocassette ( VCR ) và DVD . Năm
1980, công ty đã bán ra trong vùng, phần lớn dưới tên Panasonic là 41 tỉ đô la
Mỹ. Khi tạo ra tài sản giàu có cho công ty và cho ông , được biết là ông
hoạt động ở vùng xám xịt - gray area, nếu không nói là đen tối gần như
bất hợp pháp. Tỉ như khi muốn chiếm lãnh
một phần thị trường rộng hơn cho một sản
phẩm nào đó, chẳng hạn VCR ở Hoa Kỳ, ông sẽ bán chúng giá hạ hơn cả giá bán ở nội địa Nhật, thủ tục gọi là “ dumping
- hay bán hàng phá giá ra nước ngoài”. Ông cắt giảm các nhà phân phối Hoa Kỳ
với một thương thảo như sau : khai thuế quan nhập khẩu sẽ ghi gần đúng giá thị
trường Hoa Kỳ hiện hửu. Người mua sẽ cọng thêm chi phí và lãi vào giá vốn,
nhưng Matsushita sẽ bồi hoàn tổn phí này
lại cho người mua, một cách bí mật qua một tài khoản tại một ngân hàng Thụy Sĩ.
Ông sẽ mất tiền trong một thời gian, nhưng sẽ
chiếm được một phần quan trọng thị trường Hoa Kỳ. Matsushita hành động
theo luật lệ riêng cho ông, và chịu
nhượng các luật lệ quốc tế khi thật cần thiết, tự giữ cố vấn cho mình và luôn
luôn cương quyết thành công, bằng năng lực, khéo léo xây dựng, kiêu hảnh, tự
hào và tự khẳng định. Câu chuyện của ông
là câu chuyện của nước Nhật thuộc lứa tuổi ông.
OSAKA port |
Các xuất khẩu khác
Ngoài lảnh vực ô tô và
điện tử, Nhật bán ra ngoại quốc những món đồ quan trọng tỉ như thép, dụng
cụ máy móc , đồ gốm men - ceramics và tơ sợi . Nhật đã là quốc gia lảnh đạo các dụng cụ máy móc cực kỳ
phức tạp. Chẳng hạn Toshiba bị lôi thôi
vì xuất khẩu bất hợp pháp sang Nga Sô
Viết cũ phần mềm computer , để kiểm soát
một dụng cụ máy móc mài mỏng các cánh quạt tàu ngầm ( tiềm thủy đỉnh ) - submarine
propeller blades. Dụng cụ này hoàn
tất cánh quạt đến một độ mỏng thin,
sonar thù địch theo dấu cũng không nghe
nổi tiếng động quạt quay. Các món vật
dụng khác Tây phương dùng nối kết với Nhật
như giày dép, áo quần, đồ chơi đã chuyễn qua từ lâu sang các quốc gia mới công nghệ hóa - Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc( Nam Hàn ), Indonesia và
Phi Luật Tân ( nay là Việt Nam , Bangladesh, Cam Bốt v.v…) . Nhật tiến bộ thêm
về ngành may mặc và thời trang sang trọng - high fashion và đã thành
công cuối thế kỷ 20.
Nhật nhập khẩu
Suốt 15 năm sau Thế Chiến Thứ hai, sản xuất công nghệ
Nhật được nền kinh tế trong nước nuốt
hết. Tái xây dựng và phát triễn ở mọi
lảnh vực kêu gọi nhập khẩu , đặc biệt từ
Hoa Kỳ, một quốc gia đã công nghệ hóa và
không bị chiến tranh tàn phá. Cuối thập niên 1950, một Âu Châu tái sinh song song với Hoa Kỳ đã bắt đầu lo ngại về mủi nhọn canh tranh Nhật. Xây dựng trên
những tài nguyên nhân sự và công nghệ
tiền chiến đồ sộ, rất phức tạp, có chánh
sách quốc gia hướng dẫn, được một mê hồn trận rào cản thuế khóa, cơ
cấu, pháp luật v.v… bảo vệ ; dân Nhật
chuyễn qua phương thức cạnh tranh.
Trong lúc đó, Nhật lại đóng cửa
thị trường Nhật không cho ngoại quốc nhập khẩu.
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã thất vọng vì Nhật không chịu mở cửa thị
trường nội địa . Năm 1983, sau khi ngành
công nghệ điện tử Hoa Kỳ than phiền là chánh phủ Nhật đã cho vay, miễn thuế và hổ trợ khảo cứu
các công ty Nhật, chức quyền Nhật
đồng ý mở vài thị trường cao kỷ,
đặc biệt những nguồn lợi nhuận cao ở ngành
Điện Thoại và điện tín Nhật -Nippon Telephone and Telegraph( NTT ). Theo
thỏa hiệp năm 1985, Hoa Kỳ cũng
nhập thêm được vào Nhật một số
thuốc Tây và dụng cụ y khoa.
Nhưng thị trường nông nghiệp
Nhật đặc biệt khó khăn cho Hoa Kỳ đánh thủng . Vận động hành lang nghị viện
cho nông nghiệp Nhật rất mạnh mẽ, nhờ liên kết chặc chẽ với đảng
Dân Chủ Tự Do- LDP đang
nắm chánh quyền và đã trợ cấp tuyễn cử nhiều cho các chánh trị gia LDP . Ca nông
nghiệp đáng kể nhất là Gạo. Nông dân
trồng lúa gạo là một hình ảnh cỗ truyền
từ ngàn xưa ở Nhật, được xem là tiêu
biểu cho việc thành hình quốc gia Nhật bổn.
Các nông trang trồng lúa gạo ở Hoa Kỳ ở các bang California, Texas ,
Arkansas , Louisiana có thể xuất khẩu
nhiều gạo sang Nhật, nhờ có nhiều đất bằng phẳng rộng lớn và cơ giới hóa hửu hiệu ( chú thích:
tuy vậy nông trang đại điền lúa gạo Hoa Kỳ
cũng nhận bao cấp lớn lao để sản xuất như tiểu điền lúa gạo Nhật bổn vậy ). Nhật đã
cấm nhập nhập khẩu gạo ngoại quốc
( trừ một chút ít gạo nấu rượu ). Nông dân Nhật chỉ được phép trồng một côta - quota
cố định lúa gạo. Họ phải bán tất cả sản xuất lúa gạo cho chánh phủ. Chánh phủ qui định giá lúa gạo và bán gạo ra cho nhà tiêu thụ Nhật 4 hay 5
lần giá gạo ở thị trường quốc tế. Cũng như công nghệ, quyền lợi nông nghiệp Nhật thường bó tay chức
quyền Nhật .
Đầu năm 1983, Hoa Kỳ làm áp
lực để Nhật bỏ đi côta nhập khẩu thịt bò - beef và sản phẩm cam
quýt - citrus ( cây có múi ) Hoa Kỳ.
Một tuần trước khi gặp tổng thống Reagan, thủ tướng Nhật Nakasone nhận một kiến nghị 9 triệu chữ ký yêu cầu ông
chối từ yêu sách Hoa Kỳ. Cuối
cùng ra, 5 năm sau hai quốc gia ký thỏa hiệp bải bỏ những cô ta này. Ước lượng là thỏa hiệp sẽ tăng gấp đôi số lượng thịt bò và sản phẩm cây
có múi Hoa Kỳ sang Nhật. Nhưng Nhật thay
thế côta bằng một thuế quan 70% trên
thịt bò , giảm xuống còn 50% sau đó. Dù
cho có những rào cản này, Nhật nhập khẩu
33.2 % thực phẩm từ Hoa Kỳ năm
1989. Giữa năm 1992 , Nhật thất mùa,
thiếu gạo không phải cho tiêu thụ mà cho các nhà chế tạo rượu sa kê và bánh ngọt gạo. Chánh quyền Nhật
không muốn sửa đổi lệnh cấm nhập khẩu
gạo, nên đã giải tỏa 30 000 tấn
gạo từ kho dự trử đặc biệt cho các nhà
chế tạo vừa kể, hầu giúp họ chờ đợi mùa gặt cuối năm 1992. Năm 2003 Nhật sản xuất 74% nông phẩm trong nước theo một hệ thống
bao ( trợ ) cấp đồ s . Thế nhưng 26 % phải nhập khẩu, phần lớn từ Hoa Kỳ chở
sang. Việt Nam
nay dã bán nhiều ngư sản sang Nhật và có thể xuất khẩu nhiều thêm nữa trong
tương lai.
Giữa thập niên 1980, đối diện với
thù nghịch từ Hoa Kỳ và Hiệp Hội Âu Châu - European Union về nghiêng ngã
cán cân thương mãi và bị
bó buộc tái cơ cấu vì toàn cầu hóa, thủ
tướng Nakasone Yasuhiro thành lập một Nhóm
Cố Vấn về Điều chỉnh Cơ Cấu Kinh tế cho
Hòa Hợp Quốc Tế . Đứng đầu là nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhật- Bank of
Japan Maekawa Haruo. Nhóm làm ra bá
cáo Maekawa , theo sau là bá cáo Mới
New Maekawa Report của Hội
đồng Kinh tế - Economic Council , công bố tháng 5 năm 1987. Tài liệu cho biết ý định Nhật tái cơ cấu
chánh yếu nền kinh tế Nhật , biến đổi
từ một kiểu mẩu hướng về xuất
khẩu qua tăng trưởng căn bản
là kích thích yêu cầu nội địa
. Các bá cáo toàn diện và mở rộng Nhật cho mọi sản phẩm và dịch vụ. Thuế khóa , luật lệ , thị
trường và rào cản cơ cấu rơi xuống thấp, suốt thập niên 1990. Các tổ hợp gia tốc sản xuất ngoài nước Nhật. Thị trường Công
nghệ Thông tin- Infornation Technologies ( IT ), ngân hàng, dịch vụ tài chánh
và bảo hiểm, bán lẽ , quảng cáo, sản
phẩm công nghệ và dịch vụ , ngay cả sản phẩm nông nghiệp, gồm luôn cả gạo, cũng
thảy đều được mở ra. Vào đầu Thế kỷ thứ
21, đã thấy giảm bớt vài thặng dư thương
mãi Nhật rồi. Các nhà cạnh tranh trên thế giới công nhận
nay Nhật là nơi tranh đua công bằng hơn .
Quốc doanh chánh phủ kiểm soát và tư nhân hóa
Cho đến đầu thế kỷ thứ 21, rỏ
ràng là chánh phủ Nhật kiểm soát mạnh
mẽ doanh nghiệp và công dân Nhật. Tỉ
như ở
khủng hoảng thị trường cổ phần
- stock market năm 1987, chánh phủ áp lực
trên các ngân hàng chánh yếu , khiến họ phải thôi cho vay đầu cơ vào ngành bất động sản ( tài sản thực tế )- real
estate. Đây là một cố gắng nhằm kiểm
soát giá cả đất đai tăng quá mức. Năm đó,
giá một nhà trung bình ở thị trấn Nhật giá 500 000 đô la Mỹ hay cao hơn. Ngược lại, doanh nghiệp lại có
phương thế riêng mình ảnh hưởng nếu
không muốn nói đến kiểm soát chánh phủ, xuyên qua các đóng góp tuyễn cử cho các thành viên đảng LDP đang nắm giữ chánh quyền. Tuy nhiên đã hiện ra một khuynh hướng mới
giảm bớt chánh phủ kiểm soát bằng cách tư nhân hóa và bỏ
bớt điều hòa - deregulation.
Super Express Tokyo-Osaka |
Chiếu theo tinh thần bá
cáo Maekawa, NTT bị bỏ
quốc doanh trong năm 1985, chấm dứt độc quyền to lớn của hảng này về viễn thông . Gần 2/3
cổ phần chánh phủ sẽ phải dần
dần bán cho các cá nhân và công ty tư nhân. Hai năm sau ,
năm 1987, Đường Xe lữa ( Hỏa Xa )
Quốc gia Nhật - Japan National Railway ,cũng được tư nhân hóa , sau 115 năm hiện diện. Một số đường xe lữa nhỏ
hơn châm vào đường chánh , thật ra đã có tư nhân làm chủ ngay từ ban đầu , nhưng đường xe lữa quốc
gia là đường lớn nhất. Hệ thống quốc gia không có lời trong 22 năm qua. Năm
1985 lại lỗ nặng, khiến chánh phủ mắc nợ 250 tỉ đô la. Nhưng dịch vụ rất an
toàn, mau lẹ và đáng tin cậy . Được biết
tốt đẹp hơn hết là xe lữa cao tốc nổi danh shinkansen “tàu viên đạn - bullet train ” một trong những xe lữa trên thế giới chạy đều
đặn tốc độ 125 dặm Anh ( hơn 201 km ) một giờ. Trước tuyên bố tư nhân
hóa , xảy ra nhiều đình công và ngưng chạy
nghiêm trọng và vài bạo
động. Thủ tướng Nakasone thành công đẩy mạnh
chương trình mới tư nhân hóa ở hai nghị viện Quốc hội Nhật. Ban quản lý
phải tìm cho ra công ăn việc làm
cho 91 000 nhân viên bị sa thải . Công ty mới sẽ hình thành Nhóm Xe lữa Nhật - Japan Railways Group , chia ra 6 nhóm miền địa
phương , một nhóm chuyễn vận hàng hóa,
và 4 nhóm phụ cho khảo cứu, tu
bổ v.v…
Công cuộc tư nhân hóa được nới rộng
qua vài khu vực lỗ lã khác. Độc quyền thuốc lá , nhà Hát Lớn quốc gia , hảng hàng không
Nhật cũng được chuyễn qua các đầu tư tư
nhân. Tháng 6 năm 2003, chánh
phủ quyết định là Tổ hợp Dầu lữa Quốc gia Nhật - Japan
National Oil Corporation , nợ nần lên gần 40 tỉ đô la, sẽ bị giải tán ngày
31tháng 3 năm 2005 . Tư nhân hóa là một phần
cố gắng của chánh phủ biến đổi nền kinh tế Nhật . Các thay đổi khác gồm bỏ điều hòa - deregulations , phát
triễn những thị trường toàn cầu, mở rộng những thị trường tài chánh và tư bản Nhật. Ngoài ra còn có
những chương trình khích lệ yêu cầu nội địa
và cải cách hệ thống an sinh xã hội -wellfare quốc gia .Mọi thay đổi này đã được ghi rỏ , đề ra giữa thập niên 1890 dưới thời chánh phủ thủ
tướng Hosokawa Morihiro. Nhóm Cố vấn về
Cải cách Cơ cấu dưới quyền Hiraiwa
Gaishi, lúc đó là chủ tịch Keidanren - Liên hiệp những tổ chức kinh
tế Nhật, đã bao gồm những sáng kiến này ở một đồ bản vẽ con đường thay đổi. Trên những sáng kiến này, dân Nhật đã làm
nhiều thay đổi đáng kể .
Thập niên 1980, Nhật đạt
đỉnh thành công kinh tế , quyền
uy và ảnh hưởng. Nhât được kính nể và bắt chước trên nền kinh tế toàn cầu. Năm 1988, 7 trong
số 10 ngân hàng hàng đầu thế giới và 6 trong số 10 người giàu nhất thế giới là Nhật. Sử dụng tuồng như là tài nguyên vô tận, các
ngân hàng và nhà đầu tư Nhật, nuốt lốn
những mốc địa danh lộ liễu khắp thế giới. Tỉ như hảng Sony
mua CBS ( một trong 3 hảng phát
hình ti vi lớn Hoa Kỳ ) năm 1987, mua
Trung tâm Rockefeller center giữa khu phố Manhattan , thành phố New York,
và rất nhiều tháp văn phòng, công đô và
thương xá. Cuối thập niên 1980, quyền lợi
Nhật kiểm soát 15% giá trị tài sản toàn
thể Hoa Kỳ, nghĩa là gần 32.5 tỉ đô la. Nhật đã hiển nhiên đạt mục tiêu hậu chiến là đuổi kịp và ở nhiều lảnh vực vượt mặt Tây phương .
Phí tổn khi Nhật trở thành một thành phần hệ thống kinh tế toàn cầu làm cho giấc mơ mộng tưởng thắm thiết từ lâu “tự
túc tự cấp - autarchy” trở nên vô vọng.
Số phận Nhật bị cột chặc vào kinh tế toàn cầu, đặc biệt với Hoa Kỳ. Trong khi đó, vì là một quốc gia chánh thương
mãi, Nhật thường xuyên nhận những xóc đột ngột - jolts của hệ thống toàn cầu : hai cú sốc dầu lữa
các năm 1973 và 1979 và sự cố tháng 10 đen - Black October 1987. Khi thị trường New York và London
sụp đổ, Nhật bị liệng vào cơn xoáy lốc.
Ngày 20 tháng 10, chỉ số cổ phần trung bình Nikkei mất đi trong một ngày
5.4 ngàn tỉ yen ( tiền Nhật ), tương đương 400 tỉ đô la Mỹ. Dù cho các thị trường cố định lại trong một tuần lễ và còn có vài cải thiện kinh tế nhờ tăng trưởng GNP năm đó là 5.7 % so với 4% năm trước. Thật là
minh bạch là hệ số tổn thương cũng tăng theo thành công
của Nhật. Lúc này, đa số dân Nhật không biết là nền kinh tế Nhật đang sa vào một vòng xoáy tình trạng giảm sút quan trọng
có cơ kéo dài. Thập niên mất mát , suy thoái 1990, khởi sự bằng tiếng động bong bóng tích sản nổ tan, sự sụp đổ của tam
giác “ doanh nghiệp, thư lại và đảng
chánh trị”, làm rung chuyễn lòng tin cậy
của dân Nhật đã quen thuộc ý niệm
là Nhật luôn luôn cải thiện đời sống dân chúng !
Thực tế tai họa của thập niên
1990 có thể hiểu thông qua hai cơn giông
tố : thứ nhất là làn sóng tới tấp của
thay đổi kinh tế toàn cầu như gợi
ý kể trên và dòng nước ngược ven bờ gây
ra vì sự tan vỡ của kiểu mẩu kinh tế hậu chiến Nhật. Đầu thập niên 1990, ý nghĩa khủng hoảng kinh tế nội địa Nhật chưa rỏ rệt tức khắc. Các nhà bình luận
hay học giả Hoa Kỳ và Âu Châu thường xuyên tưởng tượng là dân Nhật sẽ
chiếm ngự thế giới. Bà thủ tướng
Pháp Edith Cresson lo ngại Âu Châu không đủ sức
chống trả uy quyền kinh tế Nhật.
Nhưng tháng 8 năm 1989, nhà kinh tế Nhật Shimada Haruo đã viết bày tỏ băn khoăn
về nền kinh tế phồn thịnh Nhật. Ông giải
thích thắc mắc cho cái ông gọi là “ đầu
tư thuật luyện đan giả tạo sử dụng những
giá trị bịa đặt”. Tỉ như : “ giá trị đất đai Nhật thật là đơn
giản ngoài sức tưởng tượng. Tổng số giá trị là 1.6 x 1015 ( quadrillion ) yen , đủ để mua 4 lần mọi đất đai Hoa
Kỳ; nói một cách khác là đã trị giá 100
lần hơn giá trị đơn vị đất đai Hoa Kỳ.
“ Cổ phần cỗ phiếu cũng khoa trương cường điệu quá lố bịch. Nguy hiểm hơm nữa là dân Nhật đã bị lóa mắt vì luyện
đan đầu tư giả tạo của mình cho nên đã
bị thả dàn vào một tin tưởng sảng khói
là nền kinh tế thịnh vượng Nhật cũng
như vị trí sức lực uy vũ tài chánh Nhật lớn nhất thế giới , sẽ kéo dài
vĩnh viễn ( không khác mấy tuyên ngôn khoác lác của các nhà lảnh đạo Việt Nam sau
1975 say men “ chiến thắng ” là “với sức
người gỗ đá cũng thành cơm “ hay “Việt
Nam thống nhất sẽ đuổi kịp GDP Nhật
trong 10 năm tới, vào năm 1985
!”).
Trong thời gian này, các ngân hàng Nhật
chiếm ¼ tổng số ngân hàng ở London, và 20 % tổng số tiền cho tổ hợp vay ở New York. Bơm thêm
hơi vào bong bóng tích sản Nhật,
định siêu giá trị bất động sản , cỗ phiếu và đầu tư hải ngoại đã thụ hưởng lợi nhuận từ những phẩm giá đặc biệt của những kiểu mẩu
Nhật cận đại hóa và tái thiết hậu chiến.
Gyohten Toyoo , nhà kinh tế
học , nguyên thứ trưởng tài chánh đầu
thập niên 1990 , tóm tắt là nền kinh tế
Nhật được hướng dẫn của “ di sản 1880 “. Cận đại hóa và công nghệ hóa Nhật bổn bắt
đầu ở thập niên 1860, vào thời Minh Trị Thiên Hoàng. Ở thời điểm này, đã đạt
nhất trí về chủ tâm quốc gia đuổi cho
kịp và vượt mặt Tây phương ; nhất trí
giả thiết rằng thất bại sẽ đe dọa sống
còn đất nước. Dưới hoàn cảnh này, thúc
đẩy theo cảm nghĩ khẩn thiết và tạo hình
trên những tiêu chuẩn thừa hưởng văn
hóa, mọi người Nhật đều chấp nhận là cận đại hóa sẽ hội nhập
một hình thức tư bản quốc gia , song song với qui hoạch trung ương. Các
lực thị trường cũng được chấp nhận và
nhiệm vụ cực trọng quốc gia không
bao giờ bị chất vấn cả. Trong tình huống này , nguồn gốc công nghệ
tài chánh Nhật khác hẳn Tây Phương. Hệ thống ngân hàng được đặc thù thiết lập, hầu làm dễ dàng cận đại hóa và công nghệ hóa,
bằng cách thu thập tiết kiệm của dân
gian cho đầu tư và để điều hành hối đoái ngoại quốc. Gyohten nói
: “ chức quyền dẫn đạo, xem các ngân hàng như thể là những dụng cụ cho việc chia ngân khoản ra thành từng phần chiến lược, để tạo sức lực cho phát triễn kinh tế.” Vì phải đóng một vai trò cực trọng trong cuộc chiến đấu cho sống còn đất nước, ngân hàng không được
phép thất bại. Các nhà gửi tiền ngân hàng
được bảo vệ nhờ chánh phủ đứng sau lưng ngân hàng và sử dụng điều gọi là “ hệ thống cồng voa “, trong đó không
một công nghệ nào được phép chậm trễ , thụt lùi đằng sau cả . Để bảo đảm
hệ thống này, bộ Tài Chánh và Ngân Hàng Quốc Gia Nhật thiết lập điều hòa nghiêm khắc và giám sát cực kỳ các ngân hàng. Thành quả
hệ thống thuế vụ nay là các công nghệ
Nhật dựa mạnh mẽ trên tiền vay ngân hàng để tài
trợ ,thay vì trên thị trường vốn
không lãi - equity như thực thi ở Tây phương . Điều này cũng giúp rèn luyện ra
tam giác sắt thư lại, doanh nghiệp
và chánh phủ trong đó mọi góc cạnh người này đều có quyền lợi đúng pháp luật - vested
interests về số phận của kẻ kia , và một hệ thống đóng kín dễ sinh ra
tham nhũng . Tuy nhiên hệ
thống rất uy vũ . Chính sự phối hợp hửu
hiệu giữa chuyên môn thư lại , tài
nguyên kinh tế và chánh trị sẽ giúp đẩy Nhật, từ điều kiện nông nghiệp đến quyền uy công nghệ vào năm 1990, và trên sân khấu quốc tế vào giữa thế kỷ thứ 20 .
Hệ thống tương tự đã xử lý tái thiết
Nhật thành công đáng ngạc nhiên suốt
phần thế kỷ thứ 20 còn lại. Thế nhưng
thành công đã phát xuất ra quá tự tín suốt thế kỷ thứ 20 và kinh thường các nhà cạnh tranh càng ngày càng có cảm tưởng là Nhật chỉ chơi
bài theo qui tắc riêng cho Nhật
và tự tạo cho Nhật những ưu điểm không công bằng. Nhật không lý gì đến những thay đổi cơ cấu kinh tế toàn cầu, biến
đổi đời sống kinh tế. Năm 1985, Thỏa
hiệp Plaza Accord , thay đổi
hối xuất quốc tế từ “ cố định ”
hậu chiến qua thả nổi - floating
đã gây ra tăng gia lớn lao giá
trị đồng yen từ giá cố định 320 -1$ đến 120- 1$
, nghĩa là tăng hối xuất thêm 3
lần năm 1985. Thay đổi này do Hoa Kỳ khởi
xướng có ảnh hưởng tức thì và bi thảm
trên xuất khẩu. Để chống trả
lại ảnh hưởng tiêu cực, chánh phủ Nhật
giảm lãi xuất . Chánh sách tiền dễ dai
này làm cho các ngân hàng tràn ngập
tiền mặt - awash of liquidity. Tiếp theo là
đầu tư khổng lồ trên cổ phiếu và trên bất động sản, mau lẹ đẩy những
tích sản này lên những mức độ cao bất
thuờng, chưa bao giờ thấy, như đã kể trên. Lạm phát giá trị còn do chánh phủ châm thêm nhiên liệu, khi chánh phủ cố gắng bỏ điều hòa -
deregulation khu vực tài chánh. Đặc
thù, việc mở rộng thị trường quốc trái (
bông phiếu ) và tư bản Nhật cho các nhà đầu tư ngoại quốc, cống hiến cho công nghệ Nhật những nguồn ngân khỏan đầu tư mới đồ sộ, không từ chối được. Thế cho nên Tổ hợp Nhật bắt đầu tách rời khỏi
liên kết truyền thống với tư bản vay
ngân hàng và toàn cầu hóa nguồn tài trợ. Có nghĩa
là toàn cầu hóa nền kinh tế Nhật và việc đồng qui về cái gọi là “ kinh tế mới
“ đã bắt đầu cùng việc mất kiểm soát, mất tự trị.
Sụp đổ hệ thống ngân hàng và giá trị công trái đã nói ra rồi. Bị trói tay vì hàng trăm tỉ yen tiền vay không hửu hiệu, tài sản mất hết giá
trị, công nghệ khả năng quá thặng dư và thị trường cỗ phiếu nhào xuống đã mất đi hết 38 % giá trị hay 2.07 ngàn tỉ đô la Mỹ, Nhật bước vào thập niên 1990 . Bong bóng nổ tan
không thay đổi ngay tức khắc đời sống
đa số dân Nhật . Tuy nhiên đã phô
bày tan vỡ thành mảnh vụn di sản 1880.
Điều này đưa tới thay đổi tam giác sắt, chánh trị và xã hội Nhật . Chánh phủ Nhật và các tổ
hợp phản ứng bằng cách ôm chồm toàn cầu hóa. Họ bắt đầu bằng tái cơ
cấu công nghệ. Chánh phủ khởi sự bỏ điều
hòa mọi lảnh vực kinh tế. Cuối cùng
công nghệ nội địa Nhật, trước đây đóng kín không cho đầu tư ngoại quóc, được mở ra. Dòng
nghiêng lệch một bên tư bản Nhật
cho thị trường ngoại quốc , nay đã có thể đem tới cân bằng tốt đẹp hơn. Tư bản
mới bắt đầu đến Nhật, giúp kích
thích nền kinh tế . Đến năm 2001, hơn 32
tỉ Mỹ kim đã được đầu tư , tăng từ chỉ
có 5 tỉ năm 1990. Những năm trước 2001 , đầu tư ngoại quốc trực tiếp
tiếp tục nới rộng với các nhà
cạnh tranh mới , kể cả Trung Quốc.
Song song với mở rộng thị trường cho tư bản ngoại quốc, chánh phủ
Nhật cho phép thay đổi quản trị , làm chủ nhân và nhiều
dụng cụ tài chánh mới như sáp nhập và thu
nhận. Các công ty Hoa Kỳ như
Goldman Sachs, Merryl Linch, và Morgan Stanley Dean Witter trở thành những kẻ thương lượng mua đứt hay cũng cố thất bại hay phá sản của
các công ty Nhật. Tháng 8 năm 2003, Tổ
hợp Ripplewood Holdings L.L.C. chi 4 tỉ đô la để chiếm lấy tích sản dòng cố
định của tổ hợp Nhật - Japan Telecom Holdings. Như thế tổ hợp đã đặt chân vào
khu vực kỷ thuật thông tin cao kỷ Nhật . Các nhà đầu tư ngoại quốc
cũng tiến vào ngành công nghệ bảo
hiểm Nhật và gần đây đã chiếm ngự
6 công ty bảo hiểm lớn của Nhật.
Những thay đổi tương tự cũng xảy ra ở ngành chế tạo và bán lẽ. Các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu đã đầu tư mạnh mẽ vào ngành
công nghệ ô tô Nhật , kiểm soát nhãn hiệu Fuji Heavy Industry của Subaru, Mazda , Mitsubishi
và ngay cả Nissan , hảng lớn thứ
hai ô tô Nhật lúc đó , cũng bị hảng Renault Pháp chiếm giữ.
Các hảng khổng lồ bán lẽ Hoa Kỳ
như Wal-Mart hay những dây chuyền thực
phẩm ăn liền như Mc Donald cũng gia tốc
tái cơ cấu thị trường bán lẽ và
thực phẩm , có cơ phá thủng các
tiệm cha - mẹ khu
phố lân cận cỗ truyền hay tinh thần cộng
đồng Nhật xưa cũ. Rồi thì, các công nghệ dịch vụ Tây phương cũng di chuyễn vào
Nhật. Chẳng hạn công ty American Selectron, hảng công nghệ dịch vụ
chế tạo đồ điện tử - Electronics manufacturing services ( EMS ) lớn nhất
thế giới năm thời điểm đó, đã kiểm
soát các cơ sở khảo cứu khổng lồ của
hảng Sony ở Nakanitta năm 1999. Cơ sở
này chứa tư bản khảo cứu tiến tiến nhất của Sony, cho nên một
công ty ngoại quốc kiểm soát nó, thật
rất có ý nghĩa !
Những cải cách này là một dứt
điểm cho kiểu mẩu Nhật quá khứ,
hướng về địa phương , thôn
xóm. Những
đức tính đáng quí của kiểu mẩu này như công ăn việc làm suốt đời, tăng lương tùy theo thâm niên, nghiệp đoàn
hòa hợp căn bản là công ty, và liên hệ
xử lý - công nhân thiết thực gồm luôn cả thang lương bổng tương đối bình đẳng, thảy đều yếu kém đi
. Tuy
nhiên, dân Nhật vẫn không muốn hoàn toàn
bỏ tinh thần công ty - companyism (
nghĩa là tương đương với tinh thần
gia tộc - familism ở tổ hợp ) để lựa
chọn kiểu mẩu Tây phương, chỉ lo đến
quyền lợi của cổ đông . Nhật đang cố
gắng tìm kiếm hòa giải có thể làm mềm đi cú đánh trái banh cứng rắn
tư bản, hướng về các lý tưởng quen thuộc thời quá khứ ?
Tình huống và viễn cảnh Nhật ngày
nay ( viết theo sự kiện tính đến năm 2005 )
Bình minh thế kỷ thứ 21 cho thấy một Nhât bổn biến đổi đối mặt một viễn cảnh chưa bao giờ có một trăm năm trước. Lúc đó Nhật mới ăn thử
trái cây Nhật tự cận đại hóa. Từ tro tàn
của bại trận 1945 đến nữa phần cuối thế kỷ thứ 20, Nhật đã thật sự đuổi kịp , đôi khi vượt mặt Tây phương , như thể một cường quốc công nghệ, kinh tế và kỷ thuật . Nền kinh tế tiên tiến hậu chiến Nhật chứa những tài nguyên kinh tế đồ sộ, vào thời điểm này, chỉ sau Hoa Kỳ mà thôi. Năm 1900, tuy đang tiến theo tương lai công nghệ đô thị hóa , Nhật vẫn còn là một
quốc gia nông nghiệp , nông thôn.
Nông dân Nhật cung cấp nhiều tư bản , đễ giữ vững việc cận đại hóa . Các
dân cư thị trấn , đô thị hóa mới, tiếp
tục duy trì liên hệ mật thiết với “
các thị trấn nông thôn mình - home town ” gọi là furusato ,tuy chỉ còn bờ rìa nhưng đã trở thành một loại nơi cất giữ tinh thần
những giá trị và cách sống thuần túy
Nhật, nơi Nhật cận đại có thể tìm thấy được cội rễ của cá tính quốc gia cỗ truyền như
siêng năng - gambatte, kiên nhẫn - gamman, cần cù , lịch sự-lễ phép tao nhã
. Mãi cho đến gần đây, chính căn bản nông thôn này đã luôn luôn hổ trợ đảng LDP,
chủ trì lực lượng chánh trị bảo
thủ xây đắp dân chủ theo ý niệm chủ nhân - khách hàng suốt
những năm hậu chiến .
Đến thập niên 1980, Nhật đã hoàn tất
nhiều ước vọng hậu chiến Nhật. Nền kinh tế Nhật thịnh vượng, được kính
nễ khắp Á Châu như thể một động cơ cho thịnh vương toàn vùng. Thủ tướng Mã lai Á
lúc đó, Mohamad Mahathir đã kêu gọi
Nhật lảnh đạo đầu đàn một liên minh Á Châu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng cố
gắng chấp nhận “ kiểu mẩu Nhật ” và
chánh phủ Hoa Kỳ trông cậy vào các nhà đầu tư Nhật đễ chống
đở những thâm thủng ngân sách to lớn.
Dân Nhật cũng quyết định là Nhật cần cắt đứt các dây nhợ tấm vải che ràng buộc của Hoa Kỳ và nói “ không- no ” với thế giới khi Nhật muốn nói. Bắt đầu từ thập niên 1970, Nhật đã khởi sự chuyễn qua một chánh sách độc lập
khác Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và Đông Nam Á. Suốt thập niên
1980, dân Nhật luôn luôn
bảo vệ các chánh sách kinh
tế chống lại Hoa Kỳ và Âu Châu tiến
trước ý niệm giáo sư Ezra Vogel , đại học Harvard gọi là “ Nhật
bổn như là Số một - Japan as Number One ” .
Thế nhưng thập niên 1990 đã đánh
tan hết sảng khoái thành công. Bong bóng kinh tế nổ tung làm sụp đổ thị trường bất động sản , và cổ phiếu
vấp ngã . Ngân hàng và doanh
nghiệp xếp đóng dưới cân nặng “các món cho vay không hiệu quả- non
performing loans ” lên đến 1000 tỉ đô la. Buồn thay , thành công và thịnh vượng Nhật đã
thực hiện xuyên qua phí tổn tham
nhũng ( chưa chắc gì Việt Nam tránh được nạn này ở hiện tại
và trong tương lai ? ) khắp mọi tầng
lớp của tam giác sắt , chánh trị gia,
thư lại và doanh nhân đưa dân Nhật vào
một xoắn ốc suy thoái, giảm phát và sụp
đổ mộng ước của “Thập niên Mất Tiêu -
Lost Decade ” 1990 . Các năm 2002 và 2003 tuồng như gợi ý một xoay đầu cho nền kinh tế Nhật, chuyễn từ
hoạt động thị trường cỗ phiếu từ âm qua dương. 10 năm xuống dốc
đã làm rung động niềm tin cậy và khởi động một thời kỳ mới xem xét nội tâm . Dân Nhật bước vào thế kỷ 21, phân vân, e ngại và cố tìm kiếm một con đường mới khác cho tương lai.
Mùa hè 2003, trên phương diện
kinh tế Nhật cải cách và tái cơ cấu chờ đợi đã lâu ngày, do cố vấn tài chánh Takenaka của thủ tướng
Koizumi thúc đẩy. Ngân hàng được cũng cố
, các món cho vay không hiệu quả được
làm sạch , và cỗ phiếu bắt đầu gia tăng
trở lại sau 10 năm . Phá sản có phần giảm bớt , và các cải cách cơ cấu
mở rộng thị trường Nhật cho đầu
tư ngoại quốc đáng kinh ngạc ,kéo theo
1.7 ngàn tỉ đô la Mỹ vốn không lời Nhật và
mua bán tích sản. Chấm dứt “
công ăn việc làm suốt đời ” và giảm bớt kích thước doanh nghiệp , đã làm Nhật
có tỉ lệ thất nghiệp - unemployment lên đến 5.6 %, cao nhất từ trước đến
nay . Xuất ngoại sản xuất
suốt khu vực công nghệ Nhật càng làm tăng thêm nạn thất nghiệp , an ninh
công ăn việc làm , và nhiều thanh niên
nam nữ thoát ly ra khỏi những lối đi qui ước về nghề nghiệp làm mù tối thêm
hình ảnh công ăn việc làm .
Thanh niên Nhật phản ứng lớn với
tình trạng bất ổn kinh tế xuống dốc và suy đồi
hậu chiến các thể chế và giá trị
qui ước. Rất có thể là các thế hệ
già hơn , thật sự không biết cách gì dạy bảo thanh niên cả. Các văn hóa
phụ do trò chơi và điện thoại kỷ thuật-
thúc đẩy, cha mẹ xa rời ; chú tâm về mình
hơn là ở các thế hệ trước ; lo âu của các cao niên nhận thức là họ
phải lo cho các quyền lợi của chính
họ khi các trách nhiệm gia đình truyền thống cho người già mờ tối đi vào
một hệ thống dịch vụ xã hội trừu tượng,
đã để cho giới thanh niên Nhật
chỉ còn được giới cao niên hướng
dẫn giới hạn, ngoài phương tiện truyền
thông , báo chí ra. Hổn loạn trong lớp
học, hình tội lạ lùng và dữ dội, trốn đời và chối bỏ lối đi qui ước về công ăn việc làm , hiện ra
ở bờ lề một cốt lõi bất ổn văn hóa thanh
niên. Cùng lúc, các thượng lưu giáo dục và chánh trị đã lo
âu sâu xa đến thế hệ mới, tuồng như chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng mình hơn là cho gia đình hay cho xã hội lớn mạnh
thêm.
Suốt những năm thành công hậu
chiến, khi các thị trấn nhập thành
những đại phố các huyện lỵ dân cư
đông đúc- densely inhabited districts( DID) rộng lớn và nối kết nhau chiếm đất đai nông
trang , cũng là lúc khu vực công nghệ thịnh vượng biến nông dân
thành nhân công xưởng máy và thị
dân . Năm 2005 , khu vực nông
nghiệp ở nền kinh tế giảm mạnh chỉ
còn 1.4% GDP , phần còn lại là công nghệ và dịch vụ . Nhắc lại là ở Việt
Nam , ước vọng là nông dân giảm xuống
chỉ còn 40% tổng số dân vào năm
2020, so với 70 -75 % các năm 1999- 2000
. Phần lớn những ai còn ở lại xóm làng là
người già cả và trẻ em , với rất nhiều
nông dân làm việc bán thời gian ở thị trấn hầu kiếm thêm lợi tức, dù
giá lúa gạo nông dân Nhật đã được bao
cấp 4- 5 lần hơn giá cả thị trường quốc tế.
Thanh niên không còn muốn ở lại nông thôn cũng như giới cao niên cũng không cho là đúng
yêu cầu con trẻ ở lại xóm làng . Làng xã Nhật đã biến thành cư xá
phòng ngũ của cộng đồng , hay là thị trấn ma hay như tương đương các nông trang ăn diện công tử bột ( Bặc Liêu
xa xưa VN ) hay vị trí tiêu khiển .
Nguồn gốc văn hóa truyền thống và quyền uy chánh trị khô cạn dần. Chuyễn qua văn
hóa thương mãi hậu chiến của các thị trấn, thành phố . ...
(
Irvine, ngày 11 tháng 1 năm 2011, sau khi bổ sung sách lịch sử văn hóa Nhật của
Scott Morton bằng đồng tác giả giáo
sư khoa sử Viện Đại học Monclair, bang
New Jersey, J. Kenneth Olenik , tái bản lần thứ tư, có bổ túc , năm 2005
)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét