Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Phao An Ninh Cho Cảng

Làm sao bảo vệ cảng biển Việt Nam 

khỏi ngọai xâm tấn công ngày mai ? 

Bài học Hoa Kỳ :

Một hệ thống an ninh căn bản phao 

cho các cảng sông, cảng biển

GS Tôn Thất Trình 



I -Chú giải một máy móc cho nước an tòan

Khoảng 40% thương mãi Hoa Kỳ, chừng 1 400 tỉ đô la Mỹ một năm đi ngang qua 360 cảng -ports và đường nước – waterways. Phần còn lại qua xe cam nhông, xe lữa hay phi cơ. Dù rằng sau sự cố 9/11, Bộ An ninh Lảnh thổ - Homeland Security Department Hoa Kỳ đã tăng gia bảo vệ, nói là những cảng sông-biển này vẫn đặc biệt rất dễ tổn thương vì các tàu nhỏ bé mang theo nhiều linh kiện chất nổ, kể cả các bom phóng xạ dơ dáy.

Vấn đề là vì ngày nay các hệ thống căn bản radar và viđêô khó lòng theo dõi chính xác các tàu bé nhỏ . Intellicheck Mobilisa, một hảng kỷ thuật không dây ở Port Townsend, bang Washington đang cố gắng giải đáp việc dễ tổn thương này với một hệ thống phao –buoy system có thể liên lạc theo thời gian thật sự đến bờ . Hệ thống sử dụng các máy dò phóng xạ- radiation detectors và máy chụp hình viđêô để tìm và theo dấu các tàu tiềm năng nguy hiểm. Mỗi phao cũng mang theo máy cảm nhận – sensors dò ra được các điều kiện thời tiết và nước cho khảo cứu môi trường. Và chúng làm như vậy bằng cách sử dụng cơ bản là những kỷ thuật ngòai kệ tủ - off the shelf , giúp cho phí tổn giữ ở mức 100 000 đô la cho mỗi đơn vị. Đúng là rẻ mạt , nếu chỉ cần dùng 9 phao là đủ để bảo vệ Puget Song , bang Washington và hơn 80 tỉ đô la hàng hóa di ngang qua cảng một năm. Tháng chín 2012 này, Hải Quân Hoa Kỳ sẽ trình diễn lần đầu tiên tòan thể hệ thống theo dấu một tàu nhỏ xuyên qua 11 dặm Anh ( 1769.9 km ) hành lang, dẫn tới thành phố Seattle.

II -Cách nào bảo vệ một cảng

a- Một tàu nhỏ lén vào vùng . Máy cảm nhận phóng xạ trên phao gần tàu nhất dò ra một đỉnh nhọn, cho biết là tàu có thể mang theo một bom dơ dáy.

b- Trên phao, một máy computer ngòai kệ tủ , lớn hơn một máy để đùi laptop đôi chút, gửi đi những thông điệp văn bản và điện thư cho các lính bảo an bờ biển – coastguards trên đất liền thông tin cho họ là có một đỉnh nhọn. Phao xem xét những mô hình rađar căn cứ trên bờ, qui định vị trí tàu và nhắm máy chụp hình về phía đó. Máy chụp hình cũng đánh thức dậy các phao khác trong vùng, khởi sự rà dò – scanning các tàu khác .

c- Sử dụng những máy computers và điện thọai tinh khôn, các lính bảo an bờ biển nhận lấy kiểm sóat hệ thống ,dùng nhữ!ng máy chụp hình ở các phao để quan sát tàu nghi ngờ và giám định cảng biển. Họ xét lại viđêô và các ghi chép auđiô phao đầu tiên chụp bắt được. Nếu cần, từ xa, họ có thể hướng các phao đến gần tàu hơn để đọc thêm phóng xạ.

d- Nếu lính bảo an qui định là họ cần chận bắt tàu , các tàu cao tốc – speedboats và trực thăng có thể bắt tàu ngừng lại trước khi tàu đến bến.

Chú thích hình kèm :

1- Tua bin gió phát ra 100 watts điện . 
2- Máy đo phóng xạ đo lường các phóng xa ionhóa cách xa đến trên 3km. 
3- Máy cảm nhận thời tiết , theo dõi nhiệt độ , tốc độ gió ,ẩm độ và áp lực khí quyễn. 
4- Ăng ten tế bào , gửi cảnh báo văn bổn và các thư điện tử . 
5- Máy chụp hình viđêô ban ngày, có thể đọc chữ viết trên đồng xu Mỹ cách đó gần 13km. 
6- 8 bình điện tồn trữ khỏang 20kw-giờ điện , đủ để chạy các máy cảm nhận của phao đến 3 tháng .
7- Ăng ten rađiô cho suôi dòng các dữ liệu viđêô và máy cảm nhận đến lính bảo an bờ biển và nhận lệnh từ xa . 8- các máy chụp hình ánh sáng thấp và viđêô hồng nội nhìn đêm . 
9- Các pannen mặt trời , phát ra 230 watts ( pannen mặt hướng Nam ) và 180watts ( pannen mặt hướng Đông và Tây ). 
10 -Máy đo dầu bằng fluor, chấm được các điểm phun dầu bằng truyền đi ánh sáng cực tím – UV và dầu trở lui khỏi ánh sáng fluor thành ánh sáng nhìn được. 
11- Máy cảm nhận hòa tan oxygen đo các mức oxygen trong nước , một chỉ dẫn của sức khỏe môi trường. 
12- Máy đo tảo bằng fluor dò ra các tảo nở bung với chiếu sáng bằng ánh sáng tím và tìm kiếm ánh sáng diệp lục tố phản chiếu lại ánh sáng fluor . 
13- Máy cảm nhận pH nước . 
14- Micrô dưới nước ghi chép tiếng động cá voi và tiếng ồn ào ô nhiễm; có thể xác định ngay cả một lọai tàu .

( Chiếu theo Khoa học Phổ thông – Popular Science Hoa Kỳ, số tháng 9 năm 2012 )

( Irvine , Nam Ca Li , ngày 15 tháng 8 năm 2012 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét