Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

Bài học lịch sử văn hóa Nhật


 Bổ sung phần cuối  bài học lịch sử văn hóa Nhật 
(Xem bài Nhật Bổn)
 GS Tôn Thất Trình 


             Xuất khẩu Nhật đến cuối thế kỷ 20 .
      Tuy nhiên đến đầu thập niên 1990, vài trò công nghệ điện tử cao kỷ  Nhật đã bị ảnh hưởng nhiều, vì các nền kinh tế mới công nghệ hóa - newly Industrializing Economies gồm luôn cả Hàn Quốc( Nam Triều tiên , Nam Cao ly ), Đài Loan , các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, tạo nên những thị trường mới , những cạnh tranh mới. Dù rằng Nhật tiếp tục sản xuất, ráp đại trà hàng điện tử ở hải ngoại. Thành quả là Nhật đã mất hết ngự trị ở nhiều khu vực công nghệ điện tử . Chẳng hạn Hàn  Quốc đã trở thành nước sản xuất chánh các chip điện tử DRAM.  Năm 1990, Nhật chiếm 90% thị trường thế giới về chip này và năm 1996 chỉ còn  chiếm 40% thôi . Lẽ dĩ nhiên, những đại công ty  toàn cầu xe ô tô và điện tử tỉ như Toyota, Honda, Sony và Matsushita,  tiếp tục năng động và có lời, và Nhật vào thời gian này vẫn là nước dẫn đạo ở những khu vực cao kỷ họa kiểu và sản xuất hàng hóa , máy móc, đúc khuôn, làm kiểu mẩu chính xác tạo ra bằng computer. Nhật đầu tư mạnh mẽ sáp nhập điện tử với công nghệ sinh học - biotech, máy móc mới, phần mềm - software, thông minh nhân tạo và ngành rô bốt.  Đến năm 1997, Nhật vẫn còn tiếp tục đầu tư nhiều cho khảo cứu và phát triễn, đạt 4.7% GDP năm 1997, dù cho khủng hoảng thoái trào kinh tế thập niên 1990 đã dai dẳng . Đa số vinh quang và vài khó khăn ngành công nghệ Nhật ở thế kỷ thứ 20, biểu hiện trên gương mặt  và phản chiếu trên đời sống của nhân vật đáng ngạc nhiên là Matsushita Konosuke , chết ngày 27 tháng tư năm 1989, ở tuổi 94. Ông là nhà thiết lập viên của Công Ty Công nghệ Điện - Masushita Electric Industrial Company, vào thế kỷ 20 là công ty lớn nhất thế giới cung cấp các hàng hóa  tiêu thụ ngành điện và điện tử. Matsushita khởi  sự năm 1918 bán một ổ ( đui ) cắm điện mới loại nhẹ.  Nay công ty ông bán đủ thứ, từ nồi nấu cơm điện đến máy ghi âm videocassette ( VCR ) và DVD . Năm 1980, công ty đã bán ra trong vùng, phần lớn dưới tên Panasonic là 41 tỉ đô la Mỹ. Khi tạo ra tài sản giàu có cho công ty và cho ông , được biết là ông hoạt động ở vùng xám xịt - gray area, nếu không nói là đen tối gần như bất hợp pháp. Tỉ như  khi muốn chiếm lãnh một phần thị trường rộng  hơn cho một sản phẩm nào đó, chẳng hạn VCR ở Hoa Kỳ, ông sẽ bán chúng giá hạ hơn cả  giá bán ở nội địa Nhật, thủ tục gọi là “ dumping - hay bán hàng phá giá ra nước ngoài”. Ông cắt giảm các nhà phân phối Hoa Kỳ với một thương thảo như sau : khai thuế quan nhập khẩu sẽ ghi gần đúng giá thị trường Hoa Kỳ hiện hửu. Người mua sẽ cọng thêm chi phí và lãi vào giá vốn, nhưng Matsushita  sẽ bồi hoàn tổn phí này lại cho người mua, một cách bí mật qua một tài khoản tại một ngân hàng Thụy Sĩ. Ông sẽ mất tiền trong một thời gian, nhưng sẽ  chiếm được một phần quan trọng thị trường Hoa Kỳ. Matsushita hành động theo  luật lệ riêng cho ông, và chịu nhượng các luật lệ quốc tế khi thật cần thiết, tự giữ cố vấn cho mình và luôn luôn cương quyết thành công, bằng năng lực, khéo léo xây dựng, kiêu hảnh, tự hào và tự khẳng định.  Câu chuyện của ông là câu chuyện của nước Nhật thuộc lứa tuổi ông. 
                      Các xuất khẩu khác
                      Ngoài lảnh vực ô tô và điện tử, Nhật bán  ra ngoại quốc  những món đồ quan trọng tỉ như thép, dụng cụ  máy móc ,  đồ gốm men - ceramics  và tơ sợi . Nhật đã là   quốc gia lảnh đạo các dụng cụ máy móc cực kỳ phức tạp.  Chẳng hạn Toshiba bị lôi thôi vì  xuất khẩu bất hợp pháp sang Nga Sô Viết cũ phần mềm computer , để kiểm soát  một dụng cụ máy móc  mài mỏng  các cánh quạt  tàu ngầm ( tiềm thủy đỉnh ) - submarine propeller blades.  Dụng cụ này hoàn tất  cánh quạt đến một độ mỏng thin, sonar thù địch theo dấu  cũng không nghe nổi tiếng động quạt quay.  Các món vật dụng khác Tây phương dùng nối kết với Nhật  như giày dép, áo quần, đồ chơi đã chuyễn qua từ lâu  sang các quốc gia  mới công nghệ hóa - Hồng Kông, Đài Loan,  Singapore, Hàn Quốc( Nam Hàn ), Indonesia và Phi Luật Tân ( nay là Việt Nam , Bangladesh, Cam Bốt v.v…) . Nhật tiến bộ thêm về ngành may mặc và thời trang sang trọng - high fashion và đã thành công cuối thế kỷ 20.
                 Nhật nhập khẩu
                Suốt 15 năm  sau Thế Chiến Thứ hai, sản xuất công nghệ Nhật  được nền kinh tế trong nước nuốt hết. Tái xây dựng và phát triễn  ở mọi lảnh vực kêu gọi nhập khẩu , đặc  biệt từ Hoa Kỳ, một quốc gia đã công nghệ hóa  và không bị chiến tranh tàn phá. Cuối thập niên 1950,  một Âu Châu tái sinh  song song với Hoa Kỳ  đã bắt đầu lo ngại  về mủi nhọn canh tranh Nhật. Xây dựng trên những tài nguyên  nhân sự và công nghệ tiền chiến đồ sộ,  rất phức tạp, có chánh sách quốc gia  hướng dẫn,  được một mê hồn trận rào cản thuế khóa, cơ cấu, pháp luật v.v… bảo vệ ; dân Nhật  chuyễn qua phương thức cạnh tranh.  Trong lúc đó,  Nhật lại đóng cửa thị trường Nhật không cho ngoại quốc nhập khẩu.  Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã thất vọng vì Nhật không chịu mở cửa thị trường nội địa . Năm 1983, sau khi  ngành công nghệ điện tử Hoa Kỳ than phiền là chánh phủ Nhật  đã cho vay, miễn thuế và hổ trợ  khảo cứu  các công ty Nhật, chức quyền Nhật   đồng ý  mở vài thị trường cao kỷ, đặc biệt những  nguồn lợi nhuận cao ở ngành Điện Thoại và điện tín Nhật -Nippon Telephone and Telegraph( NTT ). Theo thỏa hiệp  năm 1985, Hoa Kỳ  cũng  nhập thêm được vào Nhật một số  thuốc Tây và  dụng cụ y khoa.
              Nhưng  thị trường nông nghiệp Nhật đặc biệt khó khăn cho Hoa Kỳ đánh thủng . Vận động hành lang nghị viện cho nông nghiệp Nhật rất mạnh mẽ, nhờ liên kết chặc chẽ  với đảng  Dân Chủ Tự Do-  LDP đang nắm chánh quyền và đã trợ cấp tuyễn cử nhiều cho  các chánh trị gia LDP .  Ca nông nghiệp đáng kể nhất là Gạo.  Nông dân trồng lúa gạo là một hình ảnh  cỗ truyền từ ngàn xưa ở Nhật, được xem là  tiêu biểu cho việc thành hình quốc gia Nhật bổn.  Các nông trang trồng lúa gạo ở Hoa Kỳ ở các bang California, Texas , Arkansas , Louisiana  có thể xuất khẩu nhiều gạo sang Nhật, nhờ có nhiều đất bằng phẳng  rộng lớn và cơ giới hóa hửu hiệu ( chú thích: tuy vậy nông trang đại điền lúa gạo Hoa Kỳ  cũng nhận bao cấp lớn lao để sản xuất như tiểu điền lúa gạo  Nhật bổn  vậy ). Nhật đã  cấm nhập nhập khẩu gạo ngoại quốc  ( trừ một chút ít gạo nấu rượu ). Nông dân Nhật  chỉ được phép trồng một côta - quota cố định lúa gạo. Họ phải bán tất cả sản xuất lúa gạo cho chánh phủ. Chánh phủ qui định giá lúa gạo  và bán gạo ra cho nhà tiêu thụ Nhật 4 hay 5 lần  giá gạo ở thị trường quốc tế.  Cũng như công nghệ,  quyền lợi nông nghiệp Nhật thường bó tay chức quyền Nhật .
          Đầu năm 1983,  Hoa Kỳ làm áp lực  để Nhật bỏ đi côta  nhập khẩu thịt bò - beef và sản phẩm cam quýt - citrus ( cây có múi ) Hoa Kỳ.   Một tuần trước khi gặp tổng thống Reagan, thủ tướng Nhật Nakasone  nhận một kiến nghị  9 triệu chữ ký  yêu cầu ông  chối từ yêu sách Hoa Kỳ.  Cuối cùng ra, 5 năm sau hai quốc gia ký thỏa hiệp bải bỏ những cô ta này.  Ước lượng là thỏa hiệp sẽ  tăng gấp đôi số lượng thịt bò và sản phẩm cây có múi Hoa Kỳ sang Nhật.  Nhưng Nhật thay thế côta bằng   một thuế quan 70% trên thịt bò , giảm xuống còn 50% sau đó. Dù  cho có những rào cản này, Nhật nhập khẩu  33.2 %  thực phẩm từ Hoa Kỳ năm 1989.  Giữa năm 1992 , Nhật thất mùa, thiếu gạo không phải cho  tiêu thụ  mà cho các nhà chế tạo  rượu sa kê và bánh ngọt gạo. Chánh quyền Nhật không muốn  sửa đổi lệnh cấm nhập khẩu gạo, nên đã   giải tỏa 30 000 tấn gạo  từ kho dự trử đặc biệt cho các nhà chế tạo vừa kể, hầu giúp họ chờ đợi mùa gặt cuối năm 1992.  Năm 2003 Nhật sản xuất  74% nông phẩm trong nước theo một hệ thống bao ( trợ ) cấp  đồ sộ . Thế nhưng  26 % phải nhập khẩu, phần lớn từ Hoa Kỳ chở sang. Việt Nam nay dã bán nhiều ngư sản sang Nhật và có thể xuất khẩu nhiều thêm nữa trong tương lai.
            Giữa  thập niên 1980, đối diện với thù nghịch từ Hoa Kỳ và Hiệp Hội Âu Châu - European Union về nghiêng ngã cán cân  thương mãi  và  bị bó buộc tái cơ cấu vì toàn cầu hóa,  thủ tướng Nakasone Yasuhiro  thành lập  một Nhóm Cố Vấn về Điều chỉnh Cơ Cấu Kinh tế  cho Hòa Hợp Quốc Tế .  Đứng đầu là  nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhật- Bank of Japan Maekawa Haruo. Nhóm làm ra bá cáo Maekawa , theo sau  là bá cáo Mới  New Maekawa Report của  Hội đồng Kinh tế - Economic Council , công bố tháng 5 năm 1987. Tài liệu cho biết ý định Nhật  tái cơ cấu  chánh yếu nền kinh tế Nhật , biến đổi   từ một kiểu mẩu  hướng về xuất khẩu qua  tăng trưởng  căn bản  là kích thích  yêu cầu nội địa . Các bá cáo toàn diện  và mở rộng Nhật  cho mọi sản phẩm và  dịch vụ. Thuế khóa , luật lệ , thị trường  và rào cản cơ cấu  rơi xuống thấp,  suốt thập niên 1990. Các tổ hợp  gia tốc sản xuất ngoài nước Nhật. Thị trường Công nghệ Thông tin- Infornation Technologies ( IT ), ngân hàng, dịch vụ tài chánh và bảo hiểm, bán lẽ , quảng cáo,  sản phẩm công nghệ và dịch vụ , ngay cả sản phẩm nông nghiệp, gồm luôn cả gạo, cũng thảy đều được mở ra.  Vào đầu Thế kỷ thứ 21, đã thấy giảm bớt vài  thặng dư thương mãi Nhật rồi.  Các nhà cạnh tranh trên thế giới công nhận nay  Nhật là nơi  tranh đua công bằng hơn .
         
                Quốc doanh chánh phủ kiểm soát và tư nhân hóa
               
                Cho đến đầu thế kỷ thứ 21, rỏ ràng là  chánh phủ Nhật kiểm soát mạnh mẽ  doanh nghiệp và công dân Nhật. Tỉ như  ở  khủng hoảng thị trường  cổ phần - stock market năm 1987, chánh phủ áp lực  trên các ngân hàng chánh yếu , khiến họ phải thôi cho vay   đầu cơ vào ngành  bất động sản ( tài sản thực tế )- real estate. Đây là một cố gắng  nhằm kiểm soát  giá cả đất đai tăng quá mức. Năm đó,  một nhà trung bình   ở thị trấn Nhật giá  500 000 đô la Mỹ  hay cao hơn. Ngược lại, doanh nghiệp lại có phương thế riêng mình ảnh hưởng  nếu không muốn nói đến kiểm soát chánh phủ, xuyên qua các  đóng góp tuyễn cử  cho các thành viên đảng  LDP đang nắm giữ chánh quyền.  Tuy nhiên đã hiện ra một khuynh hướng mới giảm bớt chánh phủ kiểm soát bằng cách tư nhân hóa  và  bỏ bớt điều hòa - deregulation.
              Chiếu theo tinh thần  bá cáo  Maekawa, NTT  bị  bỏ quốc doanh trong năm 1985, chấm dứt độc quyền to lớn  của hảng này về viễn thông .  Gần 2/3  cổ phần chánh phủ  sẽ phải dần dần  bán cho các   cá nhân và công ty tư nhân. Hai năm sau , năm 1987,  Đường Xe lữa ( Hỏa Xa ) Quốc gia Nhật - Japan  National Railway  ,cũng được tư nhân hóa , sau  115 năm hiện diện. Một số đường xe lữa nhỏ hơn  châm vào đường  chánh , thật ra  đã có tư nhân làm  chủ ngay từ ban đầu , nhưng đường xe lữa quốc gia là đường lớn nhất. Hệ thống quốc gia không có lời trong 22 năm qua. Năm 1985 lại lỗ nặng, khiến chánh phủ mắc nợ 250 tỉ đô la. Nhưng dịch vụ rất an toàn, mau lẹ  và đáng tin cậy . Được biết tốt đẹp hơn hết là xe lữa cao tốc nổi danh shinkansen  “tàu viên đạn - bullet train ”  một trong những xe lữa trên thế giới  chạy đều  đặn tốc độ 125 dặm Anh ( hơn 201 km ) một giờ. Trước tuyên bố tư nhân hóa , xảy ra nhiều đình công và ngưng chạy  nghiêm trọng  và vài bạo động.  Thủ tướng Nakasone thành công  đẩy mạnh  chương trình mới tư nhân hóa ở hai nghị viện Quốc hội Nhật. Ban quản lý phải tìm cho ra  công ăn việc làm cho   91 000 nhân viên bị sa thải .  Công ty mới sẽ hình thành  Nhóm Xe lữa Nhật - Japan  Railways Group , chia ra 6 nhóm miền địa phương , một nhóm chuyễn vận hàng hóa,  và 4 nhóm phụ  cho khảo cứu, tu bổ  v.v…
          Công cuộc tư nhân hóa  được nới rộng qua  vài khu vực lỗ lã khác. Độc quyền thuốc lá ,  nhà Hát Lớn quốc gia , hảng hàng không Nhật  cũng được chuyễn qua các đầu tư tư nhân. Tháng 6 năm 2003,  chánh phủ quyết định  là Tổ hợp  Dầu lữa Quốc gia  Nhật - Japan  National Oil Corporation , nợ nần lên  gần 40 tỉ đô la, sẽ bị giải tán   ngày 31tháng 3 năm 2005 . Tư nhân hóa là một phần  cố gắng của chánh phủ biến đổi nền kinh tế Nhật .  Các thay đổi khác gồm  bỏ điều hòa - deregulations , phát triễn những thị trường toàn cầu, mở rộng những thị trường  tài chánh và tư bản Nhật. Ngoài ra còn có những chương trình khích lệ yêu cầu nội địa  và cải cách hệ thống an sinh xã hội -wellfare  quốc gia .Mọi thay đổi này đã được  ghi rỏ , đề ra  giữa thập niên 1890 dưới thời chánh phủ thủ tướng Hosokawa Morihiro. Nhóm Cố vấn  về Cải cách Cơ cấu   dưới quyền Hiraiwa Gaishi, lúc đó là  chủ tịch Keidanren - Liên hiệp những tổ chức kinh tế Nhật, đã bao gồm những sáng kiến này ở một đồ bản  vẽ con đường thay đổi.  Trên những sáng kiến này, dân Nhật  đã  làm nhiều thay đổi đáng kể . 
           Thập niên 1980, Nhật đạt  đỉnh  thành công kinh tế , quyền uy và ảnh hưởng.    Nhật được kính nể và bắt chước  trên nền kinh tế toàn cầu. Năm 1988, 7 trong số 10 ngân hàng hàng đầu thế giới và 6 trong số 10 người  giàu nhất thế giới là Nhật.  Sử dụng tuồng như là tài nguyên vô tận, các ngân hàng và  nhà đầu tư  Nhật, nuốt lốn  những mốc địa danh lộ liễu khắp thế giới. Tỉ như  hảng Sony  mua CBS  ( một trong 3 hảng phát hình ti vi lớn Hoa Kỳ ) năm 1987,  mua Trung tâm Rockefeller  Center  giữa khu phố Manhattan , thành phố New York, và rất nhiều tháp văn phòng, công đô  và thương xá. Cuối thập niên 1980, quyền lợi Nhật  kiểm soát 15% giá trị tài sản toàn thể Hoa Kỳ, nghĩa là gần 32.5 tỉ đô la. Nhật đã hiển nhiên đạt  mục tiêu hậu chiến là đuổi kịp  và ở nhiều lảnh vực vượt mặt Tây phương .
           Phí tổn khi Nhật trở thành một thành phần  hệ thống kinh tế toàn cầu làm cho  giấc mơ mộng tưởng thắm thiết từ lâu “tự túc tự cấp - autarchy” trở nên vô vọng.  Số phận Nhật bị cột chặc vào kinh tế toàn cầu, đặc biệt với Hoa Kỳ.  Trong khi đó, vì là một quốc gia chánh thương mãi, Nhật thường xuyên nhận những xóc đột ngột - jolts  của hệ thống toàn cầu : hai cú sốc dầu lữa các năm 1973 và 1979 và sự cố tháng 10 đen - Black  October 1987. Khi thị trường New York và London sụp đổ, Nhật bị liệng vào cơn xoáy lốc.  Ngày 20 tháng 10, chỉ số cổ phần trung bình Nikkei mất đi trong một ngày 5.4 ngàn tỉ yen ( tiền Nhật ), tương đương 400 tỉ đô la Mỹ.  Dù cho các thị trường  cố định lại trong một tuần lễ và còn có  vài cải thiện kinh tế  nhờ tăng trưởng GNP  năm đó là 5.7 % so với 4% năm trước.  Thật là minh bạch  là  hệ số tổn thương cũng tăng theo thành công của Nhật.  Lúc này,  đa số dân Nhật không  biết là nền kinh tế Nhật  đang sa vào một vòng xoáy  tình trạng giảm sút  quan trọng  có cơ kéo dài. Thập niên mất  mát , suy thoái 1990,  khởi sự bằng tiếng động  bong bóng tích sản nổ tan, sự sụp đổ của tam giác “ doanh nghiệp, thư lại và  đảng chánh trị”, làm rung chuyễn lòng tin cậy  của dân Nhật  đã quen thuộc ý niệm là Nhật luôn luôn cải thiện đời sống dân chúng !
      Thực tế  tai họa của thập niên 1990  có thể hiểu thông qua hai cơn giông tố : thứ nhất là làn sóng tới tấp của  thay đổi kinh tế toàn cầu  như gợi ý kể trên và dòng nước ngược ven bờ  gây ra vì sự tan vỡ  của kiểu mẩu  kinh tế hậu chiến Nhật.  Đầu thập niên 1990, ý nghĩa  khủng hoảng kinh tế nội địa Nhật  chưa rỏ rệt tức khắc. Các  nhà bình luận  hay học giả Hoa Kỳ và Âu Châu thường xuyên tưởng tượng  là dân Nhật sẽ  chiếm ngự thế giới.  Bà thủ tướng Pháp Edith Cresson lo ngại Âu Châu không đủ sức  chống trả uy quyền  kinh tế Nhật. Nhưng tháng 8 năm 1989, nhà kinh tế Nhật Shimada Haruo đã viết bày tỏ băn khoăn về nền kinh tế phồn thịnh Nhật.  Ông giải thích thắc mắc cho cái ông gọi là “ đầu tư thuật luyện đan giả tạo  sử dụng những giá trị  bịa đặt”.  Tỉ như : “ giá trị đất đai Nhật thật là đơn giản ngoài  sức tưởng tượng.  Tổng số giá trị là  1.6 x 1015  ( quadrillion ) yen , đủ để mua  4 lần mọi đất đai Hoa Kỳ; nói một cách khác  là đã trị giá 100 lần hơn giá trị đơn vị đất đai Hoa Kỳ.  “  Cổ phần cỗ phiếu cũng  khoa trương cường điệu quá lố bịch.  Nguy hiểm hơn nữa là  dân Nhật đã bị lóa mắt  vì  luyện đan đầu tư giả tạo của mình  cho nên đã bị thả dàn  vào một tin tưởng sảng khóai là nền kinh tế thịnh vượng  Nhật cũng như  vị trí sức lực uy vũ  tài chánh Nhật lớn nhất thế giới , sẽ kéo dài vĩnh viễn ( không khác mấy tuyên ngôn  khoác lác của các nhà lảnh đạo Việt Nam sau 1975 say men “ chiến thắng ” là “với sức người gỗ đá cũng thành cơm “ hay “Việt Nam thống nhất sẽ đuổi kịp GDP Nhật  trong 10 năm tới,  vào năm 1985 !”).
        Trong thời gian này, các ngân hàng Nhật  chiếm ¼ tổng số ngân hàng ở London, và 20 %  tổng số tiền cho tổ hợp vay ở New York.  Bơm thêm   hơi vào bong bóng tích sản Nhật,  định siêu giá trị bất động sản , cỗ phiếu  và đầu tư hải ngoại  đã thụ hưởng lợi nhuận từ  những phẩm giá đặc biệt của những kiểu mẩu Nhật  cận đại hóa và tái thiết hậu chiến.  Gyohten Toyoo ,  nhà kinh tế học , nguyên thứ trưởng  tài chánh đầu thập niên 1990 , tóm tắt  là nền kinh tế Nhật  được hướng dẫn của “ di sản 1880 “.  Cận đại hóa và công nghệ hóa Nhật bổn bắt đầu  ở thập niên 1860, vào thời  Minh Trị Thiên Hoàng. Ở thời điểm này, đã đạt nhất trí về chủ tâm quốc gia  đuổi cho kịp  và vượt mặt Tây phương ; nhất trí giả thiết rằng  thất bại sẽ đe dọa sống còn đất nước. Dưới hoàn cảnh này,  thúc đẩy theo cảm nghĩ  khẩn thiết và tạo hình trên những tiêu chuẩn  thừa hưởng văn hóa, mọi người Nhật đều chấp nhận là cận đại hóa  sẽ hội nhập  một hình thức tư bản quốc gia , song song với qui hoạch trung ương. Các lực thị trường cũng được chấp nhận và  nhiệm vụ cực trọng quốc gia  không bao giờ bị  chất vấn cả. Trong tình huống này , nguồn gốc công nghệ tài chánh  Nhật khác hẳn  Tây Phương. Hệ thống ngân hàng  được đặc thù thiết lập, hầu  làm dễ dàng cận đại hóa và công nghệ hóa, bằng cách thu thập tiết kiệm  của dân gian  cho đầu tư và  để điều hành hối đoái ngoại quốc. Gyohten nói : “ chức quyền dẫn đạo, xem các ngân hàng như thể  là những dụng cụ cho việc  chia ngân khoản ra thành từng phần  chiến lược, để tạo sức  lực cho phát triễn kinh tế.”  Vì phải đóng một vai trò  cực trọng trong cuộc chiến đấu  cho sống còn đất nước, ngân hàng không được phép thất bại. Các nhà gửi tiền ngân hàng  được bảo vệ nhờ chánh phủ đứng sau lưng ngân hàng  và sử dụng điều gọi là “ hệ thống cồng voa “, trong đó không  một công nghệ nào  được phép  chậm trễ , thụt lùi đằng sau cả . Để bảo đảm hệ thống này, bộ Tài Chánh và Ngân Hàng Quốc Gia Nhật thiết lập  điều hòa nghiêm khắc  và giám sát cực kỳ các ngân hàng. Thành quả hệ thống thuế vụ nay  là các công nghệ Nhật  dựa mạnh mẽ trên  tiền vay ngân hàng  để  tài trợ ,thay vì trên thị trường  vốn không lãi - equity như thực thi ở Tây phương .  Điều này cũng giúp  rèn luyện ra  tam giác sắt thư lại, doanh nghiệp và chánh phủ trong đó mọi góc cạnh người này đều có  quyền lợi đúng pháp luật - vested interests  về số  phận của kẻ kia , và một hệ thống  đóng kín  dễ sinh ra  tham nhũng .  Tuy nhiên hệ thống rất uy vũ . Chính sự phối hợp hửu hiệu  giữa chuyên môn thư lại , tài nguyên kinh tế  và chánh trị sẽ  giúp đẩy Nhật,  từ điều kiện nông nghiệp  đến quyền uy công nghệ  vào năm 1990, và trên  sân khấu quốc tế vào giữa thế kỷ thứ 20 . Hệ thống tương tự đã xử lý  tái thiết Nhật  thành công đáng ngạc nhiên suốt phần thế kỷ thứ 20 còn lại.  Thế nhưng thành công  đã phát xuất ra  quá tự tín suốt thế kỷ thứ 20  và khinh thường  các nhà cạnh tranh  càng ngày càng có cảm tưởng là Nhật  chỉ chơi  bài theo qui tắc riêng cho Nhật  và tự tạo cho Nhật những ưu điểm không công bằng.  Nhật không lý gì đến  những thay đổi cơ cấu kinh tế toàn cầu, biến đổi đời sống kinh tế.  Năm 1985, Thỏa  hiệp Plaza Accord , thay đổi  hối xuất quốc tế  từ “ cố định ” hậu chiến qua thả nổi - floating  đã gây ra tăng gia lớn lao  giá trị đồng yen từ giá cố định 320 -1$ đến 120- 1$  , nghĩa là  tăng hối xuất thêm 3 lần năm 1985.  Thay đổi này  do Hoa Kỳ khởi xướng  có ảnh hưởng tức thì và bi thảm trên xuất khẩu.  Để chống trả lại  ảnh hưởng tiêu cực, chánh phủ Nhật giảm lãi xuất .  Chánh sách tiền dễ dãi này  làm cho các ngân hàng tràn ngập tiền mặt - awash of liquidity. Tiếp theo là  đầu tư khổng lồ trên cổ phiếu và trên bất động sản, mau lẹ đẩy những tích sản này lên những mức độ  cao bất thuờng, chưa bao giờ thấy, như đã kể trên.  Lạm phát giá trị  còn do chánh phủ châm thêm nhiên liệu, khi  chánh phủ cố gắng bỏ điều hòa - deregulation  khu vực tài chánh. Đặc thù, việc mở rộng  thị trường quốc trái ( bông phiếu ) và tư bản Nhật cho các nhà đầu tư ngoại quốc, cống hiến cho  công nghệ Nhật  những nguồn ngân khỏan đầu tư mới  đồ sộ, không từ chối được.  Thế cho nên Tổ hợp Nhật bắt đầu tách rời khỏi liên kết truyền thống với  tư bản vay ngân hàng và toàn cầu hóa nguồn tài trợ.  Có nghĩa là  toàn cầu hóa   nền kinh tế Nhật  và  việc đồng qui về cái gọi là “ kinh tế mới “   đã bắt đầu cùng  việc mất kiểm soát, mất tự trị.
         Sụp đổ hệ thống ngân hàng và giá trị công trái  đã nói ra rồi. Bị trói tay vì  hàng trăm tỉ yen  tiền vay không hửu hiệu, tài sản mất hết giá trị, công nghệ khả năng quá thặng dư và thị trường cỗ phiếu  nhào xuống đã mất đi hết  38 % giá trị hay 2.07 ngàn tỉ đô la  Mỹ, Nhật bước vào thập niên 1990 . Bong bóng  nổ tan  không thay đổi ngay tức khắc đời sống  đa số dân Nhật . Tuy nhiên đã phô bày  tan vỡ thành mảnh vụn di sản 1880. Điều này  đưa tới thay đổi  tam giác sắt, chánh trị  và xã hội Nhật . Chánh phủ Nhật và các tổ hợp phản ứng bằng cách ôm chồm toàn cầu hóa. Họ bắt đầu bằng  tái  cơ cấu công nghệ. Chánh phủ  khởi sự bỏ điều hòa  mọi lảnh vực kinh tế.  Cuối cùng  công nghệ nội địa Nhật, trước đây đóng kín không  cho đầu tư ngoại quốc, được mở ra. Dòng nghiêng lệch một bên  tư bản Nhật cho  thị trường  ngoại quốc , nay đã có thể đem tới  cân bằng tốt đẹp hơn.  Tư bản  mới bắt đầu đến Nhật,  giúp kích thích nền kinh tế .  Đến năm 2001, hơn 32 tỉ Mỹ kim  đã được đầu tư , tăng từ chỉ có 5 tỉ năm 1990.  Những năm   trước 2001 , đầu tư ngoại quốc trực  tiếp  tiếp tục nới rộng  với các nhà cạnh tranh mới ,  kể cả Trung Quốc.
       Song song với  mở rộng  thị trường cho tư bản ngoại quốc, chánh phủ Nhật cho phép  thay đổi  quản trị , làm chủ nhân  và nhiều  dụng cụ tài chánh mới  như sáp nhập  và  thu nhận.  Các công ty  Hoa Kỳ như  Goldman Sachs, Merryl Linch, và Morgan Stanley Dean Witter  trở thành những kẻ thương lượng  mua đứt hay cũng cố thất bại hay phá sản của các công ty  Nhật. Tháng 8 năm 2003, Tổ hợp Ripplewood Holdings L.L.C. chi 4 tỉ đô la để chiếm lấy tích sản dòng cố định của tổ hợp Nhật - Japan Telecom Holdings.  Như thế tổ hợp đã  đặt chân vào  khu vực  kỷ thuật thông tin  cao kỷ Nhật . Các nhà đầu tư  ngoại quốc  cũng tiến vào  ngành công nghệ bảo hiểm Nhật  và gần đây  đã chiếm ngự  6 công ty bảo hiểm lớn  của Nhật. Những thay đổi tương tự cũng xảy ra ở ngành chế tạo và bán lẽ.  Các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu đã  đầu tư mạnh mẽ  vào ngành  công nghệ ô tô Nhật , kiểm soát nhãn hiệu   Fuji Heavy Industry  của Subaru, Mazda ,  Mitsubishi  và ngay cả Nissan , hảng  lớn thứ hai   ô tô Nhật lúc đó , cũng  bị hảng Renault Pháp  chiếm giữ.  Các hảng khổng lồ  bán lẽ Hoa Kỳ như Wal-Mart hay những dây chuyền  thực phẩm ăn liền  như Mc Donald  cũng gia tốc  tái cơ cấu  thị trường bán lẽ và thực phẩm , có cơ phá thủng  các tiệm  cha - mẹ   khu phố lân cận cỗ truyền  hay tinh thần cộng đồng Nhật xưa cũ. Rồi thì, các công nghệ dịch vụ Tây phương cũng di chuyễn vào Nhật.  Chẳng hạn  công ty American Selectron,   hảng công nghệ  dịch vụ  chế tạo đồ điện tử - Electronics manufacturing services ( EMS ) lớn nhất thế giới năm  thời điểm đó,   đã kiểm soát các cơ sở khảo cứu khổng lồ  của hảng Sony  ở Nakanitta năm 1999. Cơ sở  này chứa  tư bản  khảo cứu tiến tiến nhất của Sony, cho nên một công ty ngoại quốc kiểm soát nó,  thật rất có ý nghĩa !
            Những cải cách này  là một dứt điểm  cho kiểu mẩu  Nhật quá khứ,  hướng về  địa phương , thôn xóm.  Những đức tính đáng quí của kiểu mẩu này như công ăn việc làm suốt đời,  tăng lương tùy theo thâm niên, nghiệp đoàn hòa hợp căn bản là công ty,  và liên hệ xử lý -  công nhân thiết thực  gồm luôn cả thang lương bổng  tương đối bình đẳng, thảy đều yếu kém điTuy nhiên,  dân Nhật vẫn không muốn hoàn toàn bỏ  tinh thần công ty - companyism ( nghĩa là  tương đương với tinh thần gia tộc - familism ở tổ hợp )  để lựa chọn  kiểu mẩu Tây phương, chỉ lo đến quyền lợi của cổ đông .  Nhật đang cố gắng  tìm kiếm hòa giải  có thể làm mềm đi cú đánh trái banh cứng rắn tư bản,  hướng về  các lý tưởng quen thuộc thời quá khứ ?        
               
           Tình huống và viễn cảnh Nhật ngày nay ( viết theo sự kiện tính đến năm 2005 )

           Bình minh thế kỷ thứ 21  cho thấy một Nhật bổn biến đổi  đối mặt một viễn cảnh   chưa bao giờ có  một trăm năm trước. Lúc đó Nhật mới ăn thử trái cây Nhật tự cận đại hóa.  Từ tro tàn của  bại trận 1945 đến nữa phần cuối  thế kỷ thứ 20, Nhật đã thật sự  đuổi kịp , đôi khi vượt mặt  Tây phương , như thể một cường quốc công nghệ, kinh tế  và kỷ thuật . Nền kinh tế  tiên tiến hậu chiến Nhật chứa những tài  nguyên kinh tế đồ sộ, vào thời điểm này, chỉ sau Hoa Kỳ mà thôi. Năm 1900, tuy đang tiến   theo tương lai  công nghệ đô thị hóa , Nhật vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp , nông thôn.  Nông dân Nhật cung cấp nhiều tư bản , đễ giữ vững việc cận đại hóa . Các dân cư thị trấn , đô thị hóa  mới, tiếp tục duy trì  liên hệ mật thiết với “ các thị trấn nông thôn mình - home town ” gọi là furusato ,tuy chỉ còn bờ rìa  nhưng đã trở thành một loại nơi cất giữ  tinh thần  những giá trị và cách sống thuần túy  Nhật, nơi Nhật cận đại có thể tìm thấy được  cội rễ của cá tính quốc gia cỗ truyền như siêng năng - gambatte, kiên nhẫn - gamman, cần cù , lịch sự-lễ phép tao nhã . Mãi cho đến gần đây, chính căn bản nông thôn này  đã luôn luôn hổ trợ   đảng LDP,  chủ trì  lực lượng chánh trị bảo thủ xây đắp  dân chủ  theo ý niệm chủ nhân - khách hàng suốt những năm hậu chiến  .
                   Đến thập niên 1980, Nhật đã hoàn tất  nhiều  ước vọng hậu chiến Nhật.  Nền kinh tế Nhật thịnh vượng, được kính nễ  khắp Á Châu như thể một động cơ  cho thịnh vương toàn vùng. Thủ tướng Mã lai Á lúc đó,  Mohamad Mahathir đã kêu gọi Nhật  lảnh đạo đầu đàn một liên minh  Á Châu.  Các doanh nghiệp Hoa Kỳ  cũng cố gắng chấp nhận “ kiểu mẩu Nhật ” và chánh phủ Hoa Kỳ  trông cậy  vào các nhà đầu tư Nhật   đễ  chống đở những thâm thủng ngân sách to lớn.  Dân Nhật cũng quyết định là Nhật cần cắt đứt    các dây nhợ tấm vải che  ràng buộc của Hoa Kỳ và nói “ không- no ”  với thế giới khi Nhật muốn nói. Bắt đầu từ thập niên 1970,  Nhật đã khởi sự   chuyễn qua một chánh sách    độc lập  khác Hoa Kỳ  đối với  Trung Quốc và Đông Nam Á. Suốt thập niên 1980,  dân Nhật  luôn luôn  bảo vệ các chánh sách  kinh tế  chống lại Hoa Kỳ và Âu Châu    tiến  trước ý niệm  giáo sư  Ezra Vogel , đại học Harvard gọi là “  Nhật bổn như là Số một - Japan as Number One ” .
            Thế nhưng thập niên 1990 đã đánh tan hết sảng khoái thành công.  Bong bóng kinh tế nổ tung  làm sụp đổ thị trường bất động sản , và  cổ phiếu  vấp ngã .  Ngân hàng và doanh nghiệp  xếp đóng dưới cân nặng “các món cho vay không hiệu quả- non performing loans ”  lên đến 1000 tỉ đô la.  Buồn thay , thành công và thịnh vượng  Nhật đã  thực hiện  xuyên qua phí tổn tham nhũng (   chưa chắc gì Việt Nam tránh được nạn này ở hiện tại và trong tương lai ? )  khắp mọi tầng lớp  của tam giác sắt , chánh trị gia, thư lại và doanh nhân  đưa dân Nhật vào một xoắn ốc  suy thoái, giảm phát và sụp đổ mộng ước của “Thập niên Mất Tiêu - Lost Decade ”  1990 .  Các năm 2002 và 2003 tuồng như  gợi ý một xoay đầu  cho nền kinh tế Nhật,  chuyễn từ  hoạt động thị trường cỗ phiếu từ âm qua dương. 10 năm   xuống dốc  đã làm rung  động  niềm tin cậy và  khởi động một thời kỳ mới xem xét nội tâm . Dân Nhật bước vào thế kỷ 21,  phân vân, e ngại và cố tìm kiếm  một con đường mới  khác cho tương lai.
             Mùa hè 2003, trên phương diện kinh tế Nhật cải cách và tái cơ cấu chờ đợi đã lâu ngày,  do cố vấn tài chánh Takenaka của thủ tướng Koizumi thúc đẩy.  Ngân hàng được cũng cố , các món cho vay không hiệu quả  được làm sạch , và cỗ phiếu  bắt đầu gia tăng trở lại  sau 10 năm .  Phá sản có phần giảm bớt ,  và các cải cách  cơ cấu  mở rộng  thị trường Nhật cho đầu tư ngoại quốc đáng kinh ngạc ,kéo theo 1.7 ngàn tỉ đô la Mỹ vốn không lời Nhật và  mua bán tích sản.  Chấm dứt “ công ăn việc làm suốt đời ” và giảm bớt kích thước doanh nghiệp , đã làm Nhật có tỉ lệ thất nghiệp - unemployment lên đến 5.6 %, cao nhất từ trước đến nay .  Xuất ngoại  sản xuất  suốt khu vực công nghệ  Nhật  càng làm tăng thêm nạn thất nghiệp , an ninh công ăn việc làm ,  và nhiều thanh niên nam nữ thoát ly  ra khỏi những lối  đi qui ước về nghề nghiệp làm mù tối thêm hình ảnh  công ăn việc làm .
          Thanh niên Nhật  phản ứng lớn với tình trạng bất ổn  kinh tế xuống dốc  và suy đồi  hậu chiến các thể chế và giá trị  qui ước.  Rất có thể là các thế hệ già hơn ,  thật sự không biết  cách gì dạy bảo thanh niên cả. Các văn hóa phụ  do trò chơi và điện thoại kỷ thuật- thúc đẩy, cha mẹ xa rời ; chú tâm về mình  hơn là ở các thế hệ trước ; lo âu của các cao niên nhận thức là họ phải  lo cho các quyền lợi của chính họ  khi các  trách nhiệm gia đình truyền thống  cho người già  mờ tối đi vào  một hệ thống dịch vụ xã hội trừu tượng,  đã để cho giới thanh niên Nhật  chỉ còn được  giới cao niên hướng dẫn giới hạn, ngoài  phương tiện truyền thông , báo chí ra. Hổn loạn trong lớp học, hình tội lạ lùng và dữ dội, trốn đời và chối bỏ  lối đi qui ước về công ăn việc làm , hiện ra ở bờ lề một  cốt lõi bất ổn văn hóa thanh niên. Cùng lúc, các thượng lưu giáo dục và chánh trị  đã  lo âu  sâu xa đến  thế hệ mới, tuồng như chỉ  nghĩ đến quyền lợi riêng mình  hơn là cho gia đình hay cho xã hội lớn mạnh thêm.
             Suốt những năm  thành công hậu chiến, khi các thị trấn   nhập thành những đại phố các huyện  lỵ dân cư đông đúc- densely inhabited districts( DID)   rộng lớn và nối kết nhau chiếm đất đai nông trang , cũng là lúc  khu vực công nghệ  thịnh vượng biến  nông dân  thành nhân công xưởng máy  và thị dân .  Năm 2005 , khu vực nông nghiệp  ở nền kinh tế giảm mạnh chỉ còn  1.4% GDP , phần còn lại là   công nghệ và dịch vụ . Nhắc lại là ở Việt Nam , ước vọng là nông dân giảm xuống  chỉ còn 40% tổng số  dân vào năm 2020, so với 70 -75  % các năm 1999- 2000 . Phần lớn những ai còn ở lại xóm làng là người già cả và trẻ em , với rất nhiều  nông dân làm việc bán thời gian ở thị trấn hầu kiếm thêm lợi tức, dù giá  lúa gạo nông dân Nhật đã được bao cấp 4- 5 lần hơn giá cả thị trường quốc tế.  Thanh niên không còn muốn ở lại nông thôn  cũng như giới cao niên cũng không cho là đúng yêu cầu con trẻ ở lại xóm làng .  Làng xã Nhật đã biến thành  cư xá  phòng ngũ của cộng đồng , hay là thị trấn ma  hay như tương đương  các nông trang ăn diện công tử bột ( Bặc Liêu xa xưa VN )  hay vị trí tiêu khiển . Nguồn gốc  văn hóa  truyền thống và quyền uy  chánh trị khô cạn dần. Chuyễn qua văn hóa  thương mãi   hậu chiến của các thị trấn, thành phố . ...

 ( Irvine, ngày 11 tháng 1 năm 2011, sau khi bổ sung sách lịch sử văn hóa Nhật của Scott Morton bằng đồng tác giả  giáo sư  khoa sử Viện Đại học Monclair, bang New Jersey, J. Kenneth  Olenik ,  tái bản lần thứ tư, có bổ túc , năm 2005 )                                                    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét