Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Vài sáng tạo hay nhất năm 2010


Vài sáng tạo  hay nhất trong số 1000 chọn lựa năm 2010, Việt Nam có lẽ nên theo dõi  hơn chăng?
                                      G S Tôn Thất Trình


1 - Xe lữa cao tốc cho không gian
      Mỗi lần phóng phi thuyền con thoi  lên không gian tốn chừng 450 triệu đô la Mỹ.  Dùng  Súng Đường rầy- Railgun phóng  máy  bay động cơ phản lực tĩnh  siêu âm- Scramjet cần phí tổn   lớn hơn gấp đôi số tiền này để phát triễn, nhưng mỗi chuyến bay  sẽ ít phí tổn hơn nhiều. Tháng 4 năm 2010, tổng thống Obama khẩn cầu cơ quan NASA  cố gắng tìm cho ra một phương thức  ít tốn kém hơn là  hỏa tiễn qui ước để phóng phi thuyền.  Đến tháng 9 năm 2010,  các kỷ sư Cơ quan NASA  tung ra một dự án  có thể tiết kiệm  hàng triệu đô la  về  nhiên liệu sức đẩy , cải thiện an toàn cho phi hành gia  và giúp phóng  lần nhiều chuyến phi thuyền hơn.  Mọi điều này là một  đường rầy xe lữa  dài 2 dặm Anh ( 3.218 km ),  một máy bay có thể  bay 10 lần hơn tốc độ âm thanh, và một cú xóc - jolt điện  lớn đến nổi có thể thắp sáng một thị trấn nhỏ Hoa Kỳ.
        Hệ thống cần dùng  một đường rầy cho súng  bắn dài 2 dặm Anh hầu phóng lên không gian một máy động cơ phản lực tĩnh siêu âm,  sẽ bay lên đến cao độ 200,000 bộ - feet Anh ( 60 000 m ), bắn ra một  trọng tải vào  quỷ đạo,   rồi trở về lại Trái Đất . Tiến trình phức tạp hơn phóng hỏa tiễn ( tên lữa ) , nhưng các kỷ sư nói rằng nó cũng sẽ mềm dẻo hơn.  Nhờ có hệ thống mới , NASA  có thể đưa vào quỷ đạo  một vệ tinh nặng  10, 000 cân Anh ( 4500 kg )   một ngày nào đó  và đẩy môt tàu không gian  có người lái đến Mặt Trăng hôm sau, mà chỉ dùng một phân số nhiên liệu chất đẩy các hỏa tiễn sử dụng ngày nay.

      Rất   có thể dự án  quá kinh hoàng để  trở thành thực tế . Nhưng khác  những dự án không hỏa tiễn để đi vào không gian, mỗi kỷ thuật liên hệ  đã tiến triễn  đủ cho thử nghiệm có thể thực hiện  trong 10 năm ,  theo lời  Stan Starr, một nhà vật lý học  ở Trung tâm  Không gian Kennedy  của NASA. Các máy bay động cơ phản lực tĩnh siêu âm của NASA đã  đạt tốc độ Mach 10 trong 10 giây đồng hồ.  Mùa xuân năm ngoái, máy bay động cơ phản lực tĩnh siêu âm  X-51 của hảng Boeing đã đạt  Mach 5 ,  có một  kỷ lục là 200 giây.  Các  súng -đường rầy cũng tiến tới.  Hải quân Hoa Kỳ  đang thử nghiệm một hệ thống phóng điện từ - electromagnetic thay thế  thủy động - hydraulic , có thể phóng đi - catapult các máy bay chiến đấu   từ hàng không mẩu hạm. Theo kỷ sư   không gian NASA  Paul Bartolotta,  hoạt động cho dự án , “ chúng tôi đã có mọi thành phần; chúng tôi chỉ  cần hình dung cách nào nhồi bột làm bánh . ”     
       
          Làm sao  để bay tới quỷ đạo ?
a)                Quay vòng chạy  Súng - Đường rầy . Một motor  thẳng đường 240 000 mã lực , chuyễn 180 megawatts  thành một lực điện từ , đẩy một scramjet  mang theo một phi thuyền  xuống một đường rầy dài 2 dặm Anh. Phi thuyền gia tốc từ 0  đến  1100 dặm Anh ( 1770 km ) một giờ ( Mach1.5 )  sau ít hơn 60 giây , nghĩa là  khá mau lẹ nhưng ít hơn 3G’s, an toàn cho chuyến bay có người lái.
b)            Phóng scramjet đi . Phi hành gia phóng đốt lữa phản lực tua bin - turbojet  cao tốc  và phóng lên ừ đương rầy .  Khi phi thuyền đạt tốc độ Mach 4, không khí   lọt  xuyên qua lỗ không khí của động cơ phản lực, đủ nhanh để nó ép, nóng lên 3 000 độ F , và làm cháy hydrogen  trong một phòng nổ cháy - combustion chamber, sản xuất ra hàng chục ngàn cân Anh sức đẩy .
Scramjet
c)             Đi vào quỷ đạo.  Ở cao độ  200 000 bô Anh ( 60 000 m ), sẽ không có đủ không khí  cho scramjet  hiện đang bay  với tốc độ Mach10,  hầu làm ra sức đẩy. Hai phi thuyền tách rời nhau và scramjet  chồm xuống để ra khỏi đường,  khi phi thuyền trên cao hơn,  bắn các hỏa tiễn đuôi đưa phi thuyền vào quỷ đạo.
d)             Bám lấy hạ thổ . Scramjet bay chậm đi và sử dụng các phản lực tua bin   để bay trở về địa cầu, chạy theo đường rầy.  Một khi phi thuyền đã  giao trọng tải vào quỷ đạo, nó sẽ  trở lại khí quyễn và trượt về  lại nơi đã phóng nó . Cả hai phi thuyền đều có thể sẳn sàng lại cho một nhiệm vụ khác , 24 giờ sau khi đáp xuống đất . 

2- Xi măng từ không khí mỏng thín, xi măng Calera .
Chế tạo Xi măng Calera 
    Than đá  và các nhà máy điện chạy khí dầu lữa thiên nhiên là một trong những  nguồn  nhân loại làm phát sinh  carbon dioxide lớn nhất thế giới . Nhưng nếu chịu trả tiền xây cất một cơ sở Calera  ngay bên cạnh, một nhà máy có thể bẩy bắt  carbon ống khói , trong lúc đó còn có thể  sản xuất và bán ra  những vật liệu xây cất.  Tiến trình Calera  phối hợp CO2 với calcium  từ nước muối dưới đất hay nước biển để  sản xuất  calcium carbonate  có thể phản ứng với nhau, tạo ra xi măng. Calera đã có  một nhà máy trình diễn  chạy từ năm 2009 , và năm 2010 xây dựng một nhà máy thương mãi, có cơ giam hảm- sequester khoảng  70%  những phát thải CO2 của nhà máy than đá. Nhà máy sản xuất kỷ thuật xanh chế tạo xi măng từ không khí mỏng thín do nhà sinh học biển  Brent Constantz nghĩ ra một dự án  giảm rất nhiều phát thải  carbon.
     Từ lúc còn là sinh viên vào thập niên 1980, Brent Constantz  đã ngạc nhiên khám phá ra  cách nào các san hô - corals dùng phù phép biến những khối lượng cứng như đá của chúng từ một con số không ngoài  nước biển ra . Mẹo vặt ?  Chúng phối hợp   calcium và bicarbonate  đã hiện diện trong nước biển,  tinh thể hóa biến thành một bộ xương người bền vững . Constantz  dùng 20 năm kế tiếp  nghĩ ra cách nào ứng dụng mẹo vặt này chắp vá thành xương  người, tạo ra hơn 60 môn bài,  khởi sự 2 công ty ,  và nay các xi măng xương của ông đã được sử dụng khắp thế giới. Nhưng ông cũng tiếp tục suy nghĩ đến san hô và năm 2007 suy nghĩ này dẫn ông tới  một cái nhìn  tài tình đến bản chất  của một loại xi măng khác , loại vật liệu dùng cho xây cất. Cũng như san hô, xi măng đá vôi  tinh thể hóa - crystallizes trong nước.  Thêm một tập hợp vào chất trộn, tỉ như cát hay sỏi và thành quả là bê tông - concrete  rẽ tiền và bền vững. Nhưng làm xi măng phải đun đốt đá vôi lên  nhiệt độ  2 600 độ F, làm cho  đá vôi giải tỏa ra  carbon dioxide. Thành quả theo báo cáo bộ Năng lượng Hoa Kỳ, là sản xuất xi măng  trở thành “ nguồn lớn nhất  phát thải carbon dioxide Hoa Kỳ , ngoài việc tiêu thụ  nhiên liệu hóa thạch .”  Và yêu cầu  đang tăng trưởng mau lẹ ở thế giới chậm tiến , đang mở mang.  Ở Trung Quốc   mỗi năm 15 triệu người  di chuyễn từ nông thôn  đến thị tứ và xây cất theo kịp đà phát triễn này . Việt Nam hình như cũng dự liệu  cố di chuyễn10 năm tới , 30 triệu dân ( ? ) nông thôn lên thị trấn,thành phố.  Như vậy cần tăng gấp đôi số xi măng sản xuất trong nước rẽ hơn , tốt hơn . Chưa kể xi măng cũng dự liệu xuất khẩu sang Lào , sang Cam Bốt ?
         Constantz  nhận thức là khi các nhà chế tạo xi măng  đua tài san hô , họ có thể thỏa mãn yêu cầu, đồng thời họ lại còn gỉam bớt  tổng số lượng carbon dioxide giải tỏa ra ở khí quyễn . Hơn nữa, họ còn cơ giam hãm những vật liệu thô từ các nhà phát thải  carbon dioxide lớn nhất thế giới, các nhà máy điện.  Năm 2009 , hảng mới nhất của ông là Calera, khởi sự   thực hiện tầm nhìn  sâu xa vừa kể,  ở  một nhà máy phát điện 1000 megawatts ( 1 triệu kilowatts )  ở Moss Landing , bang Ca Li , Hoa Kỳ.  Các kỷ sư ở nhà máy này phun nước biển hay nước muối  qua một  ống khí bắt chụp được từ các ống khói nhà máy. Calcium trong nước các nối kết - bonds  với carbon thành phần  ô nhiễm làm ra xi măng.  Constantz  nói rằng nhà  máy trình diễn  có khả năng  sản xuất đến  1100 tấn xi măng một ngày.  Và như vậy có thể giam hảm 550 tấn carbon dioxide. Ông nói: trong vòng 3 năm tới, Calera sẽ hoạt động ở Úc Châu và ở bang Wyoming, Hoa Kỳ .
      Constantz cũng lưu ý   là khác với những phương thức giam hảm khác, dự án của ông   để chụp bắt  phát thải carbon  đã được  chứng minh. Ít nhất là  đã 600 triệu năm rồi, các sinh vật biển đã “ giam hảm “   carbon dioxide trong bộ  xương chúng và  các bộ xương đã dồn ép lại làm thành đá vôi - lime stone trên Trái Đất, nghĩa là cái ngữ  nay chúng ta đun đốt lên làm xi măng. Thay vì biến đá  thành carbon dioxide , chúng ta có thể  biến carbon dioxide thành   “ đá - stone ” , khóa kín vĩnh viễn  carbon dioxide vào các nền  bê tông  các thành phố, thị trấn. Constantz nói: Khi  chúng ta nghĩ tới  thay đổi khí hậu, đòn bẩy chính  chúng ta có được là  trả carbon  lại  cho các ghi chép địa chất.

3- Xi măng Italcementi là xi măng làm lọt ánh sáng cứng rắn nhất
Sản phẩm I-Light của Italcementi 

     Ở  Hội chợ Triễn lãm Thế giới Thượng Hải , năm 2010, Đình tạ Ý xây cất bằng bê tông , nhưng ánh sáng lại lọt xuyên qua bê tông.  Các kỷ sư và kiến trúc sư  đã nói qua   về sản xuất bê tông trong suốt - translucent concrete nhiều thế hệ qua , nhưng nay mới  thấy những cố tâm gần gủi nhất chấm phá mặt phẳng  với những điểm trong suốt  như các pixels của một hình ảnh  độ phân giải thấp - low -res image .  Hãy xem vật liệu  Italcementi , nghĩa là xi măng và các chất trộn lẫn nối kết thành một mang matrix  chất  dựa nhẻo nhiệt - thermoplastic  trong suốt , cung cấp một trong suốt kiên định như độ phân giải cao vật đó.  Xi măng Italcementi  rẽ tiền hơn , mạnh mẽ hơn và cống hiến  một cái nhìn góc cạnh  rộng hơn  bất cứ loại xi măng cạnh tranh nào. Điều này có nghĩa là  các xây cất  bê tông không có cửa sổ, cũng một ngày nào trong tương lai, ban ngày sẽ có đầy ánh sáng.

4- Một loại bóng đèn thắp sáng hửu hiệu hơn : EnduraLED - LED bền vững  của hảng Philips
Philip Endural LED
  Hãy nhớ lại những ngày mọi người  cố đào chôn vùi  một bóng đèn nóng sáng - incandescent  tiêu chuẩn thay bằng  các bóng huỳnh quang - fluorescent dày đặc hửu hiệu hơn .  Nay bóng EnduraLED  có thể thay thế cả hai loại bóng vừa kể . Đây là  loại bóng LED có thể  sánh ngang từng chiếc một với bóng đèn 60 watts  nóng sáng , lọai bóng thường sử dụng thắp sáng căn nhà.  Vì lẽ các bóng LED  dùng ít năng lượng hơn các bóng nóng sáng  nhờ ít nhiệt lượng phế thải hơn, bóng LED sản xuất ra ánh sáng tương đương   bóng đèn  nóng sáng 60 watts  mà chỉ dùng có 12 watts.  Bóng EnduraLED  có   bọc  phủ chất phosphor màu vàng sàng lọc  các làn sóng xanh lơ - blueish wavelength của LED  sản xuất  ra một ánh sáng  trắng,  luôn luôn ấm áp.  Bóng LED này  thắp  không bị cháy mất  25 lần   lâu hơn  bóng nóng sáng ;  tiết kiệm năng lượng sẽ  bù lại hoàn toàn chi phí sản xuất cao trong vòng 4 năm .   Và hiệu năng  nó tương tự   các bóng đèn   hùynh quang dày đặc - compact fluorescent  lights,   nhưng lại không chứa thủy ngân . Không rỏ các bóng LED một kỷ sư Việt Nam sáng chế , thắp sáng nhiều khu phố thành phố Đà Nẳng  so sánh ra sao với EnduraLED ?

5-      Hửu hiệu Nhiên liệu Tiên tiến hơn : Động cơ FIAT MULTIAIR
Động Cơ Fiat Multi Air

Những động cơ qui ước máy nổ - internal combustion engines xài phí mất  đi khoảng 10%  lực tiềm thế của chúng qua sự  “ mất mát  vì bơm - pumping losses “  do tấm van bướm ( tiết lưu )- throttle plate  điều hòa và giới hạn  dòng không khí  vào các xy lanh - cylinders . Năm 2001,  hệ thống Valvetronic - Van điện tử  của hảng Đức BMW   giảm   các mất mát này   sử dụng   những van  lấy vào-  intake valves, kiểm soát bằng điện tử . Thế nhưng hệ thống BMW  phức tạp  và đắt tiền. Nay,  các động cơ  MutiAir của hảng Fiat ( Ý )  sẽ cung cấp  một mủi nhọn  tương tự về tiêu thụ nhiên liệu  và phát thải  carbon dioxiode  với họa kiểu  đơn giản hơn , bán rẽ hơn , làm vài điểu chỉnh  tí xíu trên van lấy vào . Hệ thống sẽ rẽ rề, cho nên sẽ  lắp đặt  chạy trên  hàng triệu xe ô tô của Fiat và của  hảng Chrysler Hoa Kỳ , cùng nhập chung hội với Fiat.  MultiAir sẽ được giới thiệu  trên xe ô tô Fiat 500  đầu năm 2011 .   


6-  Tiến bộ về vật lý học: Đông giá sâu xa                                                                
          
Thiết lập Đài Quan Sát Khối Nước Đá
           Cứ  mỗi tháng chạp, kể từ năm 2004,  các kỷ sư bay tới Nam cực  khoan những lỗ  sâu 8 000 bộ Anh ( 2400 m ) trên nước đá . Nhóm khảo cứu  hạ  những cáp, mỗi cáp  có cột  60  đĩa vũ disco  kích thước trái banh  máy dò ánh sáng - light sensors   xuống lỗ  và đê cho chúng tự đông giá . Cho đến nay họ đã đào được   79 lỗ , thiết lập thành một mạng lưới   cách nhau  nữa dặm Anh  ( 8. 004 m )  và dự liệu khoan  xong 7 lỗ cuối cùng tháng 12 năm 2010 . Thành quả là Đài Quan Sát  Khối nước đá  Neutrino- IceCube Neutrino Observatory, một khối  nước đá, gói trọn 5 320 máy dò, hầu tìm kiếm các hạt ( tử )  vũ trụ  -cosmic particles .
            Neutrinos La các hạt phụ nguyên tử  do  phân rã, suy tàn  phóng xạ hay các phản ứng hạt nhân. Cũng như mọi loại  bức xạ ( phát xạ ) khác ngoài mặt trời - extrasolar radiation, chúng thoát ly từ các sự cố vũ trụ  năng nổ   và luôn luôn bắn vào Trái Đất .   Tuy nhiên, neutrinos rất  khác thường  trong số các hạt tử vũ trụ, vì chúng không  mang theo điện tính - electrical charge .  Các từ trường- magnetic fields  của các ngôi sao và hành tinh  bẻ cong lối đi của những hạt tử có điện tính, làm cho các nhà khoa học không  xác định được nguồn gốc chúng. Nhưng neutrinos thì lại bay theo đường thẳng: bắt được  một neutrino  thì bạn có thể  theo dấu nó  lui về nơi đã sản xuất nó.  Khiến neutrinos  thành một  trong những phương cách dễ dàng nhất để thăm dò nơi xa xăm của vũ trụ .
           Dò ra được một neutrino , tuy nhiên không khác mấy  cố tâm bắt  một con bọ  chét  với một lưới bắt cá, vì rằng các hạt tử  này nhỏ đến nổi  có hàng ngàn tỉ neutrinos  du hành qua Trái Đất  mỗi giây đồng hồ mà vẫn không đụng tới một nguyên tử.  Thế cho nên các nhà khoa học ở Ice Cube dùng một kỷ thuật thông minh, để chấm nhận chứng cớ  gián tiếp của neutrinos . 
            Mỗi ngày, nhiều tá neutrinos xuyên qua IceCube sẽ đụng nhằm một nguyên tử hydrogen hay oxygen trong nước đá và thảy ra một hạt tử khác, tên gọi là muon phát ra  một ánh sáng xanh dương . Ở nước đá Nam Cực gần như thuần túy, các máy dò quang học  có thể chấm nhận những lòe sáng cách đó một sân banh: và  nhờ  mấy tá máy dò   ghi nhận  mỗi muon, các nhà khoa học  có thể  lập lưới tam giác - triangulate lối đi đích xác của neutrino xuyên qua nước đá và  ngoại suy - extrapolate  tới nguồn gốc nó .
          Kích thước IceCube  giúp  đo lường  các neutrinos siêu cao năng lượng, đóng gói  mốt số năng lượng to lớn như mỗi lần vô địch  Roger Federer giao bóng, theo lời Spencer  Klein, nhà vật lý học ở La Bô  Lawrence Berkeley National Laboratory, người  sẽ theo dõi sản xuất của IceCube.  Ông cho biết là nguồn gốc của những neutrinos này rất bí hiểm. Những kẻ tình nghi chánh là những lỗ đen  siêu khối- super massive black holes ,  nhả ra những luồng phản lực hạt tử, nghĩa là các đụng chạm liên quan đến một ngôi sao neutron và một lỗ đen; hay có thể một điều gì chưa biết.  Theo lời Klein, thật rất khó   giải thích cách nào  bạn có được  những hạt tử siêu cao năng lượng này, nhưng đã  rỏ ràng là chúng hiện diện.
 Ông nói : điều chưa biết có thể là  chất liệu đen - dark matter ,  khối lượng vô hình  làm ra 90 %  thành phần vũ trụ . Hiện diện  của chất liệu đen  đã được đề nghị  năm 1933, nhưng các nhà khoa học nay vẫn còn biết rất ít về nó  là gì đây và cách nào  nó hoạt động .  Một lý thuyết  cho nó là những hạt tử tương tác nhau yếu đuối .  Nếu  có đủ những hạt tử này  tập hợp lại, chúng có thể tự xóa bỏ nhau và làm ra một nổ bùng neutrinos . Như thế IceCube  có thể dò ra,  giúp tiết lộ vài đặc tính của chất liệu đen. Nếu như  nguồn gốc neutrinos là Trái Đất hay Mặt Trời,  điều này sẽ xác nhận  là những hạt tử chất liệu đen  hiện diện  và chúng  bị trọng lực hút dẫn. Và nếu  như Mặt Trời phát ra  tương đối nhiều neutrinos hơn Trái Đất, thì đó là một chỉ dẫn  những  hạt tử của chất liệu đen tương tác mạnh hơn với hydrogen, cung cấp cái nhìn nội tâm về cách  cư  xử -hạt lượng quantum behavior cuả chất liệu .
  Một khi  7 chuối dây  máy dò cuối cùng của Ice Cube đặt xong, Ice Cube sẽ dò được  100 neutrinos một ngày, 14 lần nhiều hơn máy dò neutrinos Antares của Pháp , thiết lập 2 năm qua.  Không những IceCube  sẽ  giúp các nhà khoa học  xác định nguồn gốc các tia vũ trụ, chất liệu đen và những vật liệu khác,  ảnh hưởng đến  tiến trào của vũ trụ, mà sẽ còn  làm ra nhiều khám phá mới không dự liệu, theo lời của Francis Halzen, nhà nghiên cứu chánh của IceCube. Từ gương điệp viên - spyglass khúc xạ  của Galileo đến  Viễn vọng Kính Không Gian - Hubble Space Telescope, theo lời Halzen,  cứ mỗi khi nhà khoa học dùng một dụng cụ  có độ tin cậy cao - high fidelity tool , nhắm lên vũ trụ, họ tìm thấy điều gì mới mẽ. Klein nói: nếu như  IceCube  quan sát  những cặp  hạt tử riêng biệt nhau , chúng có thể là siêu đối xứng- super symmetric, một loại  chất liệu  mới và rất khác biệt.   Như vậy sẽ  cực kỳ hào hứng !

          7- Cách nào ôm hôn một cây gỗ ( mộc ): hộp giữ nước ốc đảo xứ sa mạc hay mùa khô xứ nhiệt đới.
Groasis Waterboxx
              Như đã nói trước đây, phá rừng- deforestation  và  trồng trọt quá mức- over farming  giảm  năng xuất  khoảng 70% đất đai  các xứ  khô hạn (sa mạc) hay bán khô hạn thế giới, có phương bắt buộc  50 triệu người phải di chuyễn vào năm 2017 .   Sáng chế năm  2010 tên gọi là Hộp nước Trồng trọt Ốc đảo - Groasis Waterboxx, một  lò ấp  cho cây trồng khỏi tưới nước, có cơ giúp cho các đất đai này phì nhiêu trở lại. Lò chỉ là một thùng chứa có họa kiểu đặc biệt mà thôi. Các đất khô - drylands  thật sự  đủ nước cho cây trồng ( cây rừng chẳng hạn ) sống hàng chục năm, nhưng  nước chỉ hiện diện nhiều  mét  dưới mặt đất.  Vì lẽ  mưa và nước tưới bốc hơi mau lẹ, rất nhiều cây lâu năm còn nhỏ  sẽ chết, trước khi rễ đuôi chuột - tap roots  ăn sâu xuống nơi dự trữ nước . Hộp nước có hình dạng một vòng nhẫn hơn là một hộp, giúp cho cây sống sót  khá lâu để rễ đuôi chuột của cây mọc qua tầng  đất khô này. Đặt hộp  quanh một cây con - seedling  mới trồng và đổ đầy “hồ, ao  không bị bốc hơi “ này, chỉ một lần thôi khoảng  12 lít nước.  Hộp sẽ  thực hiện phần còn lại.  Ban đêm, phần trên hộp sẽ mát lạnh  mau lẹ hơn không khí , thu thập lại  hơi nước ngưng lại ( cô đọng),  bổ sung cho  nước đổ vào hộp trước tiên. Hộp sẽ nhỏ giọt - drip chừng ba muổng nước mỗi ngày vào đất, giúp cho cây con sống trong khi đó khích lệ   rễ cây mọc sâu hơn xuống đất tìm nước.  Một khi  cây đã đến tầng đất ẩm ướt , thường sau một năm, nông dân lấy hộp đi và sử dụng cho cây con khác. Mỗi hộp Waterboxx  có thể dùng khoảng 10 năm. Giá một  hay hai đô la Mỹ cho  mỗi cây trồng, ( Việt Nam có thể sản xuất giá rẽ hơn nữa ? ) nên ứng dụng được ở các nước nghèo khổ.
          Tại những thử nghiệm ở vùng sa mạc Sahara, Phi châu, 88 % các cây lâu năm  có  Waterboxx che chở  đã sống sót, thay vì chỉ có 10%  cây sống sót theo lề lối trồng trọt  truyền thống.  Thế nhưng nhà sáng chế hộp nước,  Pteter Hoff  vẫn chưa bằng lòng. Ông đang làm một dịch bản thoái hóa sinh học - biodegradable,  phân hủy được, hầu làm phân bón cho cây trồng nữa.  Có lẽ các chuyên viên công nghệ nông học,  thủy nông nước nhà nên biến chế thêm các hộp nước này với các nguyên liệu nội địa và thử nghiệm cho các cây ăn trái, cây công nghệ vùng đất cao mùa khô , chẳng hạn thoạt tiên trên các vườn cà phê mới trồng ?

              8- Bình điện xanh, nhẹ hơn :  NEAH Power Infinity El 
Neah Power Direct Methanol Fuel Cell 
               Các tế bào nhiên liệu - fuel cells  direct methanol trực tiếp của hảng NEAH Power  nhẹ hơn mọi bình điện - acquy  và rẽ hơn  mọi tế bào nhiên liệu khác. Các điện cực  mới lạ căn bản silicon  của nó có diện tích mặt bằng 40 lần hơn ở đa số tế bào nhiên liệu, sản xuất nhiều sạc - charge  trong khi  dùng  ít xúc tác  bạch kim - platinum hơn .  Mùa thu năm 2010,  Neah giới thiệu Infinity el, một dòng sản phẩm cách chứng minh.  Hảng thường trang bị kỷ thuật hảng cho những ứng dụng đặc thù, chẳng hạn một tế bào 45 watts có thể giúp tăng gấp hai lần thời gian bay của xe bay không người lái - unmanned aerial vehicle  rộng 1.5 m, mà khỏi thêm cân lượng. Các tế bào Neah  có thể nay mai  thay thế các sản phẩm mang theo được, gồm  các bình điện cho ô tô điện và các laptop - máy computer để đùi .  

           9- Máy điện thoại mau lẹ nhất:  HTC EVO 4G

            Máy có một màn hình to bự, một máy chụp hình to lớn, và một vi xử lý - processor mạnh mẽ.  Nhưng tin tức lớn bự nhất là HTC EVO  là điện thoại đời( thế hệ ) bốn-  4G phone thứ nhất ở Hoa Kỳ. Điều nay có nghĩa là nó nối kết với một mạng dữ liêu di động - mobile data network  và đó là WiMax của hảng Sprint, mau lẹ đến 10 lần hơn  các hệ thống đời 3 - 3G systems  trước đó.  Truy cập trang Web trên 4G không khác gì mấy truy cập ở trên bàn. Điện thoại  HTC EVo có thể chất tải - download một bài hát  trong vài giây đồng hồ thay vì  trong vài phút,  làm tuôn chảy ra- stream  những dịch bản cao phẩm viđêô YouTube và đem đến những trang Web mau lẹ hơn bất cứ một máy điện thoại nào khác.  Dịch vụ 4G của hảng Sprint bao phủ  53 vùng  thành phố lớn  và nhiều vùng khác sắp tới. Và bạn khỏi cần sợ đi lang thang ở nơi nào khác:  ngoài các ăng ten 4G ra, EVO còn gói thêm các ăng ten cho giọng nói  bình thường, các dữ liệu 3G và WiFi ; mọi thứ đều xếp đặt  kỷ lưởng bên trong, để chúng không giao thoa, cản trở nhau .

         10- Tiến bộ ở ngành y tế: siêu âm ở bất cứ nơi đâu nhờ máy  GE Healthcare VScan.

             Các bác sĩ  chấn thương- trauma doctors  thường nói : Thời gian là máu đó !  Một bác sĩ y khoa  xác định  một thương tích  hay một bệnh càng mau lẹ bao nhiêu thì  cơ hội  sống sót của bệnh nhân càng tốt hơn bấy nhiêu . Siêu âm - ultrasound  có thể trình bày cho bác sĩ rỏ tim đập  hay dòng máu  chảy vào thận bệnh nhân. Nay máy VSan, chỉ lớn hơn máy điện thoại thông minh đôi chút, đặt một dụng cụ trên mọi áo khoát labô của các bác sĩ. Khi một bác sĩ đẩy trượt nhẹ một thanh biến năng - transducer  wand gây ra  làn sóng âm thanh  trên bệnh nhân, vòng mạch bên trong  nó sẽ phối hợp cùng các tiếng vang dội - echoes  chồng chất nhau thành những hình ảnh các bộ phận thân thể hay dòng máu đúng thời gian thật sự  và trình bày chúng  trên một màn hình cầm tay. VScan đã giúp các  nhà cứu thương định giá các thương tích nội tạng trên đường đi đến bệnh viện. Và các bác sĩ  có thể nhìn mau lẹ, xem tim đập thì thầm như thế nào  trong vòng vài phút, thay vì phải đợi hàng giờ chờ  hẹn với một cán bộ chuyên môn  siêu âm. VScan  có thể trở thành  phổ biến khắp nơi như thể một  ống nghe tim phổi …  stethoscope vậy đó ! ( nay giá còn quá cao đến 7900 đô la Mỹ một máy, vì chưa sản xuất đại trà . ) 

         ( chiếu theo nguyệt san Khoa học Phổ thông - Popular Science số tháng chạp năm 2010 )
              Irvine , Nam Ca Li  ngày 19 tháng giêng năm 2011 .                                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét