Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

bông vải hữu cơ


 Việt Nam khuyến khích trồng bông vải hỮu cơ, sợi tre và sợi bạch đàn đặng chăng ? :
           
     Sợi bông vải hữu cơ hay sợi bông vải “ xanh” ở Hoa Kỳ
                                         G S Tôn Thất Trình


            Trị giá xuất khảu ngành tơ sợi và may mặc Việt Nam  năm 2010 đã lên lại đến 10.5 tỉ đô la Mỹ, sau khi xuống thấp khỏang 9.0 tỉ năm 2009.  Việt Nam dự trù tăng  xuất khẩu ngành này lên đến 20 tỉ đô la năm 2020. Nhập khẩu  sợi bông vải –  cotton lint cho công nghệ Việt Nam, năm 2009 – 2010 là 310 000 tấn ; hơn 50 % nguồn gốc Hoa Kỳ. Năm 2006, mức nhập khẩu tổng cọng sợi bông vải chỉ là 180 000 tấn và từ các nước Trung Đông , Phi Châu và Ấn Độ , nhiều hơn từ Hoa Kỳ .  Sản xuất trong nước về hột bông vải chưa  cán lấy sợi ginning, năm 2008- 09 khỏang 10 000 tấn. Tỉ lệ sợi bông cán là 36.5 %, nên mức sản xuất sợi bông vải ở Việt Nam là 3650 tấn và dự trù tăng lên đến  4280 tấn  năm 2009 -2010. Như vậy mức sản xuất  chỉ mới  là 1.4 % tổng số sợi bông vải nhập khẩu  năm 2009- 2010 cho yêu cầu của ngành tơ sợi và may mặc nước nhà.
             Các vùng trồng nhiều bông vải ở  Việt Nam là các tỉnh Tây Nguyên ( Đắc Lắc , Đắc Nông , Gia Lai ) miền Đông Nam Bộ ( Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai , Bà Rịa – Vũng Tàu ) và Tây Bắc ( Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang ). Vì Việt Nam đất hẹp, người đông , chỉ trồng được bông vải tiểu điền, khí hậu  quá ẩm uớt  mùa  mưa và cũng còn ẩm độ khí trời khá cao  cho bông vải mùa nắng( dù có đủ nước tuới ), chưa thử nghiệm các hột giống bông vải chuyễn gen – transgenic cotton seeds ( chỉ mới được bộ Nông Nghiệp chấp nhận cho phổ biến tháng 11 năm 2009 ), cây bông bị  nhiều lọai  sâu bọ phá hại, phải phun thuốc sát ( côn ) trùng qúa  nhiều lần và phải cạnh tranh với nhiều lọai hoa màu , cây lương thực ngắn ngày có lợi cho nông dân hơn v.v… Việt Nam đang cố chuyễn hướng qua thể thức đại điền, diện tích  mỗi nông trang 130- 500 ha  ( ? ) cơ giới hóa cận đại nhất, cố áp dụng những phương cách  trồng và săn sóc bông vải tân tiến,  hầu đạt diện tích   30 000 ha bông vải tòan quốc năng xuất , 1.5 tấn /ha và  sợi bông  khỏang 20 000 tấn  năm 2015 và  diện tích  76 000 ha , năng xuất trung bình là 2,5 tấn /ha,  sản lựợng  sợi bông thô sẽ là 60 000 tấn vào năm 2020, ở những vùng đất đai khí hậu thích hợp nhất. Riêng ở Tây Nguyên , Tập đòan  Tơ sợi và Áo quần Việt Nam sẽ đầu tư 3. 5 tỉ đô la Mỹ thực hiện mục tiêu, từ đây đến năm 2020 , một mục tiêu có phần  nào quá lạc quan chăng ? dù rằng cũng chỉ mới bằng 1/5  yêu cầu cho nước nhà năm  2009 -  2010.
         
       Bài học  bông vải Hoa kỳ : chuyển huớng qua bông vải hữu cơ và Sáng Kiến “ Bông Vải Tốt Hơn  ?
        
            Da, vải tuyn- tulle may màn hay tơ tằm là những cái ngữ  mơ tưởng khó kiềm chế , nhưng  khi nói đến vải vóc ăn mặc thì  bông vải là vua  chính hiệu.  Hơn 75 % áo quần  bán ở Hoa Kỳ  ít nhất cũng chứa  đựng   lọai sợi búi xơ này , chiếu theo nghiên cứu  các nhà bán lẽ khối lượng năm 2010  của cơ quan  Theo dõi Tổ hợp  Bán lẽ Bông vải - Cotton Inc.  Retail Monitor.  Nông dân Hoa Kỳ sẽ trồng  sản xuất 8.16 tỉ cân Anh – pounds bông vải  mùa trồng trọt này. Nếu thêm vào Hoa Kỳ , kể ra Trung Quốc , Ấn Độ và hơn 100 quốc gia khác trên thế giới có trồng bông vải, mức sản xuất hàng năm trên thế giới  sẽ là  62 tỉ cân Anh.  Như vậy là  sản xuất ra rất nhiều quần bò denim xanh – blue jeans, sơ mi cụt tay - T shirts  và  quần áo lót rồi đó.
        Đây là một công nghệ 40 tỉ đô la Mỹ, đụng chạm tới mọi đời sống nhân loại trên hành tinh này.  Rất nhiều người, ít nhất là trong tiềm thức  tán thưởng lọai vải này  nhờ nó mềm mại  và dễ giữ gìn. Thế nhưng đa số  cây bông vải ở Hoa Kỳ lại được gieo bằng    hột giống sửa đổi di truyền – genetically modified seeds  săn sóc trồng trọt với thuốc diệt trừ dịch bệnh - dịch tể ( sâu - bệnh - cỏ)- pesticides.  Lề lối canh tác này những năm gần đây đùa giỡn  cùng lữa cháy, vì số lượng hóa chất và nước tưới ở tiến trình trồng trọt.
         Sợi bông vải dùng 16 %  tổng số thuốc trừ  dịch bệnh , theo lời của Mạng lưới Hàng động  Thuốc dịch bệnh  - Pesticide Action Network căn cứ ở Vuơng Quốc Anh – United Kingdom ( UK ), một liên minh của 600 tổ chức quốc tế  tại 90 quốc gia  đang họat động    để thay thế Các  thuốc trừ dịch bệnh nguy hiểm bằng các thay thế  tốt đẹp hơn cho sinh thái   ( Con số này  bị  hảng  khảo cứu  thị trường công nghệ sinh học Cropnosis, một hảng  độc lập  phân tích những tay chơi trò  dùng  hóa chất trừ dịch bệnh nông nghiệp agrochemical  lớn nhất thế giới, kể cả  tổ hợp  Dow, Monsanto và Bayer,  cũng tọa lạc ở UK,  chối cải . Hảng hạ  con số thấp xuống chỉ còn  6.5 %. ).
Quần Áo từ bông vải hữu cơ 
        Vậy chớ  một công ty  thích thú về vững bền, phải làm gì ?   Trồng bông vải hửu cơ – organic cotton  là môt giải đáp.   Sử dụng bông vải hửu cơ  may mặc quần áo, không gieo hột  công nghệ  sửa đổi di truyền hay không dùng  phân hóa học tổng hợp và thuốc trừ dịch bệnh , đã tăng gia  35 % từ năm 2008 đến năm 2009 , theo  Trao đổi Tơ sợi – Textile  Exchange, một tổ chức không vụ lợi  quốc tế, đề xướng  tơ sợi vững bền được  và có thành viên là Wal-Mart và  Patagonia. 
        Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ - Turkey  là những nước sản xuất lớn nhất  bông vải hửu cơ trên thế giới, giá bán gần như gấp đôi  giá bông vải trồng theo qui ước. Dù nay đã được  các hảng áo quần lớn như Nike, H&M , Wal- Mart  dùng rộng rải, bông vải hửu cơ chỉ chiếm  1.1 %  nguồn cung cấp sợi bông vải tòan cầu.
    Và cũng dù rằng các bông vải hửu cơ được trồng không dùng thuốc trừ dịch bệnh, một nhãn hiệu-label hửu cơ trên áo quần bông vải, không bảo đảm là chúng hòan tòan thân thiện môi sinh, vì lẽ rất nhiều tơ sợi bông vải thường được hòan tất với formaldehyde ( mới đây  bị chánh  phủ Hoa Kỳ tuyên bố là  gây ra ung thư – carcinogen ), thuốc tẩy sạch và các hóa chất khác .
       Mẩu mực  Tơ sợi Hửu cơ Tòan Cầu- The Blobal Organic Textile Standard ( GOTS ) , một giấy xác nhận quốc tế - an international certification phảt triễn năm 2006, bảo đảm  là không những bông vải được trồng không có thuốc trừ dịch bệnh và  phân hóa học  tổng hợp, mà còn được chế biến không dùng vài hóa chất  và ở các xưởng dùng nhân công rẻ mạt – sweatshops. Thế nhưng  chỉ có 20 công ty Hoa Kỳ đuợc GOTS xác nhận.
        Nhãn hửu cơ cũng không bao gồm  sử dụng nước tưới – waterlao động – labor , thế cho nên  một vài công ty,  đáng kể là Levi Strauss, cố  hướng về những  cách khác chế biến bông vải . Levi Strauss bắt đầu bằng cách sử dụng bông vải hửu cơ ở quần đờ nim – denim  vào đầu thập niên 1990 , nhưng nay hảng lại chuyễn hướng qua một cái  gì có tên là “ Bông Vải Tốt Hơn – better cottonđể giải quyết không những cách sử dụng thuốc dịch bệnh, phân hóa học mà còn cả các tiêu chuẩn nước tưới, sức khỏe ( mức phì nhiêu ) đất đai  mà còn cả lao động nữa .
         Levi Strauss đã làm một định giá tòan thể chu kỳ đời sống 501  quần bò – jeans của hảng và các khaki ( ka ki ) Dockers , năm 2008 , nhìn vào khía cạnh môi sinh  của những sản phẩm  thánh thần nhất của hảng. Đó là cách trồng “Bông Vải Tốt Hơn”, hầu giảm bớt     ảnh hưởng tai hại cho môi sinh , suốt thời gian sản xuất bông vải ( Mạng lưới Dấu chân về Nước  tưới – Water Footprint  Network, một  nhóm bảo tồn  Hòa Lan, ước lượng   cần đến  12000 lít- 3000 ga lông nước, đa số suốt thời gian trồng cây bông vải, để sản xuất ra  một cặp quần bò xanh duy nhất).
          Để đạt mục đích này , Levi song song với H&M , Adidas và nhóm  tài trợ nông trang trồng bồng vải Cotton Inc. , thảy đều ôm chồm  Sáng kiến   Bông Vải Tốt Hơn – Better  Cotton Initiative , thành lập năm  2009 ở Thụy Sĩ. Sáng kiến phát sinh từ một phong trào mũi nhọn tấn công của Qủi  Thế giới  Đời sống Hoang Giả- World Wildlife  Fund, một tổ chức bảo tồn quốc tế tư nhân, từ những năm đầu thập niên 2000 đã khởi sự   xem xét  ảnh hưởng trên môi sinh của những lọai hàng hóa phổ cập nhất  thế giới, trong số này  có bông vải.
        Một chương trình  dẫn đạo ở Hồi Quốc- Pakistan đã làm giảm bớt 32 % số lượng nước và thuốc dịch bệnh.  Hồi quốc, Brasil  và Ấn Độ là  một số những quốc gia đã tham gia  mùa trồng bông vải 2010 -2011 chánh thức đầu tiên theo phương cách “ Bông Vải Tốt Hơn “ Adidas đã cam kết  chế tạo 100% đồ ăn mặc của mình  từ “Bông Vải Tốt Hơn” vào năm 2018.  H&M cho biết  sẽ chỉ dùng  vào năm 2020   những lọai bông vải hửu cơ ,  tốt hơn và tái sinh  mà thôi .    
      
    Còn vải vóc  nguồn gốc  sợi thực vật xanh khác như sợi tre, sợi bạch đàn Nam Phi?           
           
         Dù chúng đã được  các nhà mệnh danh là những nhà họa kiểu sinh thái – eco-designers  đánh trống thổi kèn  nhiều,  các thay thế sợi bông vải nguồn gốc thực vật  cây cỏ  chỉ là một miếng nhỏ trò con rối thời trang – fashion puzzle. Chúng lùn hẳn đi khi sánh với bông vải và sợi tổng hợp tỉ như  polyester, spandex và rayon ,  các  sợi làm ra từ  cây dầu lanh - flax , bột gỗ , cây  gai dầu – hemp  tuy thuộc lọai cây cần sa , nhưng lọai  lấy sợi lại không chứa chất cần sa ( ở xứ nhiệt đới là cây rami lấy sợi dệt áo sơ mi ngòai cao   sang thay áo vét tông ở Phi Luật Tân, cũng được gọi là cây gai , trồng thử nghiệm không mấy  thành công ở Tây Nguyên vào  cuối thập niên 1950, duới sự hướng dẫn của chuyên viên USAID Dempsey )   và tre  hiện chỉ mới chiếm 2% thị trường thôi.  Tuy nhiên sác xuất này có thể thay đổi trong tương lai nhờ  tiến bộ kỷ thuật giúp cho các sợi thực vật  thiên nhiên dẽ biến chế  hơn thành vải vóc ăn mặc được . Cây dầu lanh trồng lấy sợi cần ít nước và thuốc trừ dịch bệnh hơn là  cây bông vải và  giá cũng rẽ hơn . Ở Hoa Kỳ  và Canada  có chừng 1 triệu ha trồng lanh, trong khi diện tích trồng bông vải ở Hoa Kỳ là gần 6 triệu ha .  Nông dân hai nước này  đa số trồng lanh lấy hột  để chế biến thành thựic phẩm .  Nhờ sợi lanh trông  giống  và sờ cũng mềm mại như sợi bông vải   cho nên  đã được hội nhập  1.1% vào  áo quần Hoa Kỳ, phần lớn ở vải lanh – linen .  Việt Nam nên chú trọng hơn về  hai lọai là tre và bột  cây bạch đàn – pulp of Eucalyptus trees.
Eucatulyptus trees
           Tre – bamboos  là một con yêu dấu  trước đây  của các nhà họa kiểu  sinh thái  thích tính cách mềm maại như tơ tằm khi sờ mó  hay khóat mặc , đã mất nhiều uy tín  như thể  là nguồn thay thế bong vải . Vì rằng, tuy  tre mọc rất mau trên Trái Đất và tăng trưởng  không cần có nước tưới,  chế biến  sợi tre thanh sợi dệt  đòi hỏi  những chất hòa tan dãi dầu – heavy duty  như sodium hydroxyde  hay carbon disulfide có thể tai hại cho  sức khỏe con người và cho môi sinh. Năm 2008 , công nghệ áo quần Hoa Kỳ sử dụng  0.1 % sợi tre , nhưng năm 2010 chỉ còn sử dụng 0.04 %  sợi tre.

sợi tencel
             Tencel là  sợi làm ra từ bột cây bạch đàn, nguồn gốc và nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Nam Phi – South Africa .Tencel đang được yêu thích  nhờ cảm giác tựa rayon và nguồn gốc vững bền. Như thể  tre hay lanh , cây bạch đàn này  ít yêu cầu  thuốc trừ dich bệnh hơn , ít diện tích và  nước hơn là trồng bông vải.  Mức sử dụng Tencel  trong 3 năm vừa qua ở Hoa  Kỳ  đã tăng gấp đôi, từ 0.2 %  năm 2008 đến 0.4 % năm 2010. Hầu cạnh tranh với viscose, Tencel làm ra bằng cách phối hợp bột gỗ - woodpulp  với chất hòa tan amine oxide không độc hại. 99 % chất hòa tan nay  được thu hồi  và tái sử dụng theo một tiến trình gọi là  chế tạo vòng kín – close -loop  manufacturing. Các công ty Patagonia, Banana Republic và L . L. Bean  là nhưng nhà chế tạo  sử dụng Tencel trong áo quần .



           ( Irvine, Nam Ca Li , Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 6 năm 2011 )                



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét