Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Đồng Nai - Biên Hòa


Thử  tìm hiểu  hơn nữa một tỉnh miền Đông Nam Bộ ( Phần ), phụ cận thành phố Sài Gòn, Việt Nam chỉ mới  chánh thức đặt nền cai trị thống thuộc nước nhà trên 320 năm ,   ở một xứ  đồng hoang vu nhiều nai- Lộc Dã, nhiều thú dữ, cách đây trên 400 năm chỉ có vài hay vài trăm nóc nhà ; nay riêng một tỉnh lấy tên địa danh Đồng Nai xưa cũ  đã có trên 2 triệu rưỡi người dân Việt cư trú :   

             Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai – Biên Hòa
                                        G S Tôn Thất Trình


         Phần A – Tổng Quát
                                 
              “ … Trước kia , việc dùng binh chẳng qua là để giết bọn cừ khôi,  và mở mang thêm đất đai … Nhưng từ đồn binh  Gia Định đến La Bích ( thủ đô Chân Lạp  lúc đó ), đường xá xa xôi , nghìn trùng muôn thác không tiện đuổi ( Nặc Nguyên ). Muốn mở mang đất đai, cũng nên  lấy hai phủ này, Tầm Bôn và Lôi Lạp (  Gò Công và Tân An ngày nay), trước để củng cố mặt sau của hai dinh ( Trấn Biên , Phiên Trấn). Trước kia, mở mang phủ Gia Định, tất phải  mở trước đất Hưng Phước, rồi đến đất Đồng Nai, khiến quân dân đông đủ, rồi sau mới mở đến Sài Côn . Đó là kế “ tầm ăn lá dâu” …   
             (Tờ trình năm 1753 của Nguyễn Cư Trinh  lên chúa Vỏ Nguyễn Phước Khóat )        
              
            Địa lý , Hành chánh

           Tỉnh Đồng Nai,  thời đệ nhất Cộng Hòa  gồm ba tỉnh  Biên Hòa, Long Khánh và Phước Thành …,  nhập lại, nhưng nay diện tích chỉ còn là 5903 km2 (hay 2279 dặm Anh vuông ) vì tháng 5 năm 1979, Đồng Nai mất đi một phần đất Ô Cấp hay Vũng Tàu  ( Cap Saint Jacques ) để thành lập đặc khu Vũng Tàu. Đặc khu Vũng Tàu , nguyên là tỉnh Phước Tuy,  nay  là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng lấy luôn cả các đảo Côn Đảo, trước thuộc Hậu Giang. Thị xã tỉnh Đồng Nai là Biên Hòa. Bắc giáp  Lâm Đồng, Đông giáp  Bình Thuận,  Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu,  Tây giáp hai tỉnh  Bình Dương, Bình Phước và thành phố Sài Gòn  ( TP Hồ chí Minh ). Tỉnh lỵ Biên Hòa nằm vào khỏang vĩ tuyến  1107’ Bắc  và  kinh tuyến 1070 Đông, cách Sài Gòn  32 km ( 20 dặm Anh ) về phía  Đông  nối liền nhau bằng quốc lộ số1;  cách Hà Nội 1684 Km cũng theo quốc lộ số1, cách Đà Lạt 278 km, cách  Vũng Tàu 95 km, cách Cần Thơ 198 km . Xe Lữa Tốc Hành Thống Nhất - Express Train Hà Nội- Sài Gòn, ngưng ở Biên Hòa.          

              Tỉnh Đồng Nai hiện nay  gồm  10 quận: Cẫm Mỹ, Định Quán, Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc. Dân số năm 1995 là 1884 800 người, năm 1999 là 1989500 người, năm 2004 là 2174 600 người, năm 2009 là  2 483221 người. Đa số là tộc dân Kinh, một số nhỏ là các tộc dân gốc Hoa , X(s)tiêng, Cho Ro ( Mạ, tập trung ở quận Định Quán  ), Tày, Nùng, Chàm … Dân số thị xã Biên Hòa, năm 1989, đã trên 300 000 người, năm 2005 tăng lên đến 541 495 người, năm 2007 ước lượng là 604 458 người và năm 2010 có lẽ  đã gần  680 000 - 700 000 người.
               
           Đôi chút Xuôi dòng lịch sử
                                                       Đồng Nai xứ sở lạ lùng,
                                                   Dưới sông  sấu lội , trên bờ cọp um
                                                                Ca Dao miền Nam
               
              Trước khi hình thành và phát triễn Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng đất hoang vu này, từ đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, thuộc về vương quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ  lưu vực sông Cửu Long đến sông Mênam ( Thái Lan tên mới của Xiêm La từ năm 1939 ) xuống tận các đảo Mã lai (  Lâm Văn Bé, Dòng Việt số 17 năm 2005 ). Tháng 11 năm 1998, ở làng Phú Mỹ  huyện Cát Tiên ( Công viên Quốc Gia Cát Tiên thiết lập tháng 12 năm  1998, gồm ba công viên cũ  là Nam Cát Tiên, Bắc Cát Tiên và Cát Lộc, nằm trong địa hạt của 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước)  khám phá ra một ngôi làng cỗ,  tuổi đã 2500- 3000 năm.  Đây là một phức tạp di tích  gồm  đền đài, tháp và rất nhiều  di vật tiền sử, chứng tỏ có sự lẫn lộn của  một văn hóa Phù Nam, (sau này gọi là  văn hóa Khmer, ta gọi là Chân Lạp ) hay có thể là một văn hóa khác ( ? ) ở miền  Nam và văn hóa  Champa. Trong số di vật  có nhiều  tượng thờ như Linga – Yoni, những vật liệu linh thiêng thờ cúng, dùng các bộ phận sinh dục con người làm biểu tượng.  Có một Linga  cao 2.1 m  là một di vật  lọai này lớn nhất thế giới. Ngòai ra  còn nhiều dấu tích khác  chứng tỏ Cát Tiên cũng có thể là một thánh địa của Vương Quốc Phù Nam, xây dựng  cách đây 2000 năm. Thật ra  dưới thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai  với các địa điểm như cù lao Rùa, Cù Lao Phố,  bến Đò…  đã được các nhà khảo cỗ ( Cartailahac  1888, Grossin 1902, Loesh 1909, Barthère và Ripelin 1911, Malleret và Jansé 1937) …  khai quật nhiều lần, nhiều nơi, tìm được hàng ngàn cỗ vật như búa rìu bằng đá, bằng đồng, sắt, xương sọ, dụng cụ đá mài nhẵn … chứng tỏ rằng lưu vực sông Đồng Nai  đã có người cư ngụ 4000 – 2500 năm nay rồi, không có lịch  sử, không chữ viết ghi chép, nên họ là người tiền sử. Trước thời vương quốc Phù Nam, họ là những con người tiền phong đến khai thác hạ lưu sông Đồng Nai, tạo ra một nền văn minh hái lượm, làm ruộng nước nữa ( Theo Hứa Hòanh,  Tập san Đi Tới, số 69 và 70, năm 2003 ) .     
                                             
             Năm 1620, vua Chen Chetta II đến Thuận Hóa xin cầu hôn với công nương ( danh hiệu công chúa là  sau khi các chúa đã mất, được truy  phong hòang đế )  Ngọc Vạn  ( khi trở thành hòang hậu tên là  Ang Cuv  hay Đam Sát ), con chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên. Chúa Nguyễn lợi dụng việc gả con gái này đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưu sông Đồng Nai, trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế  là đất vô chủ, bởi lẽ từ nhiều thế kỷ, vì sự suy yếu  nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp với Xiêm La, vùng đất này hòan toàn hoang vu, không có guồng máy cai trị của Chân Lạp. Trước khi người Việt đến, vùng này chỉ có vài mươi nóc  nhà  người Miên- Môn, theo nhà văn quê quán Biên Hòa Bình Nguyên Lộc còn có thể cả người  tộc dân Mạ, hay có thể cả tộc dân Cho Ro, tộc dân X-(S)tiêng ( GiẻTriêng ? ),cả ba thuộc họ Nam Á , ngôn ngữ thuộc hệ Môn Miên ( Khmer)  vì ảnh hưởng xưa cũ của hai nước Phù Nam và Chân Lạp. Nguyễn Cư Trinh gọi chung  là Côn Man (  Côn Miên), ở trên các gò cao sâu trong rừng vùng Preikor ( Sài Gòn ), sống biệt lập  với người Miên ở vương triều. Năm 1623, Chúa Sải  cho đặt  hai trạm thu thuế ở  Prei Nokor ( Sài Gòn, nay ở khỏang quận 5 và Kas Krobei ( Bến Nghé, nay ở khỏang quận 1). Trịnh Hoài Đức cũng xác nhận trong Gia Định Thành Thống  Chí  là dân các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong đã vô Mô Xòai từ đời các Tiên hoàng đế Nguyễn Hòang 1558- 1613, Nguyễn Phước Nguyên   ( 1613- 1635 ). Sử ghi là  năm 1665, có độ 1000 người Việt  vào lập nghiệp ở vùng đất mới này ( cũng theo  Lâm Văn Bé, Dòng Việt 2005 ).

             Lúc này,  nhà Minh bên Tàu cũng đang mất nước  cho Mãn Thanh, các chiến sĩ Minh ưu tú phẩn uất bỏ  đi tìm độc lập tự do, ngòai thế lực kẻ thù. Năm 1679, Trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Địch với Phó Tổng Binh Hòang ( Hùynh ) Tiến, Tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm  là Trần Thượng Xuyên, Phó Tổng Binh là Trần An Bình  đem 3000 quân  và 50 chiến thuyền chạy thẳng vào của Tư Hiền ( Tư Dung ) và Đà Nẳng  muốn đến xin làm thần dân chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần  dung nạp bọn họ, cho bọn Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, định cư ở Bàn Lân  xứ Đồng Nai, Cù Lao Phố Biên Hòa, khai khẩn và lập phố phường buôn bán: thuyền buôn của người Thanh và các nước phương Tây, Nhật Bản,  Java ( Nam Dương ) đi lại thông thương , phồn thịnh. Cù Lao Phố nằm phía Đông tỉnh lỵ Biên Hòa, tên cũ là Đông Phố. Người Tàu không phát âm được chữ Đ của Đồng Nai nên gọi là “ Nông Nại đại phố”, nhưng thế kỷ trước còn có tên là “ cù châu”.  Cù châu không có nghĩa là cù lao, nhưng lúc bấy giờ dân gian  người Việt  tin rằng  phía dưới cù  lao có con hoa cù tức con rồng có sừng, do đó mới gọi là là cù châu.   Như vậy có nghĩa là người Việt đã đến định cư ở đây, vì chính Điều Khiễn  Nguyễn hửu Dõan , năm 1748, dụng binh ở Chân Lạp,  thấy đất phủ Gia Định  phần nhiều là đất bùn lầy chưa có đường bộ nên sai đắp  một con đường thẳng từ  phía Bắc Cầu Sơn đến  Mỗi Xuy ( Bà Rịa ngày nay )  gọi tên là  “Thiên Lý Cù”  -  đường ngàn dặm  con rồng có sừng  rong ruổi tiến mở mang đất nước),  tiền thân của đường số 51 Bà Rịa-  Biên Hòa ngày nay ?  Đó chỉ mới là thiên lý cù phía bắc đến năm Gia Long thứ 14 , năm  1815 mới  đắp thiên lý cù phía  Tây , tiền thân của đường số 22 Biên Hòa – Gia Định – Trảng Bàng- Gò Dầu- Mộc Bài hay Gò Dầu- Xa Mát – Tây Ninh  ở Việt Nam , nối dài quốc lộ số 1 Căm Bốt từ  Svay Riêng lên đến Nam Vang ( Phnom Penh ) ?  Người Hoa (Tàu ) hay Minh Hương tập trung ở cù lao Phố  lập thành làng Thanh Hà, chuyên nghề thương mãi.  Cù lao Phố là  đô thị người Hoa đầu tiên ở Việt Nam  phát triễn liên tục trên nữa thế kỷ, đóng một vai trò  quan trọng  xuất nhập cảng cho xứ Đồng Nai. Địa danh Cát Lái, đáng lý phải gọi là “ Các Lái “ để chỉ danh  một bến đò, một  chỗ họp chợ của  người buôn bán sĩ, các ghe thương hồ  chở  chén đĩa, lu hũ , đá tán kê nhà, cối xay bột… đưa về miền Tây, đồng bằng Sông Cửu Long. Hơn 60 năm thành lập, Nông Nại đại phố sầm uất hơn bao giờ hết.  Nhưng năm 1747,  đánh dấu một biến cố lớn cho cù lao Phố. Một tên cầm đầu bọn khách thương người Phúc Kiến là Lý Văn Quảng, dậy lòng tham cùng 300 đồng đảng tự xưng là “ Nông Nại  đại phố vương”  định chiếm  Nông Nại, tổ chức như một triều đình, mở cuộc đánh úp dinh Trấn Biên, hạ sát trấn thủ dinh là Khâm sai đại thần , Cẩn Thành Hầu Nguyễn Cao Cẩn.  Phó  tướng dinh Trấn Biên là Lưu thủ Cường, tước Cường Oai Hầu, rút ván cầu “ Chợ Đồn”  bắc  ngang  giữa cù lao Phố và đồn canh bờ sông, cố thủ.  Chúa Vỏ được tin cấp báo, sai Cai cơ Tống Phúc Đại, tước Đại Thắng  Hầu, đang đóng ở Mô Xòai, đem binh cứu viện. Tống Phước Đại  bắt được Lý Văn Quảng  cùng đồng bọn là 57 người. Lớp còn lại  bỏ trốn vào rừng hay  theo sông Đồng Nai xuống Tân Bình. Nông nại đại phố phục hồi sinh lực, phát triễn thêm  vài mươi năm nữa. Gần hai mươi năm sau, tàn quân rã ngũ  có hai tên là Lý Tài và Tập Đình  biết vỏ nghệ, khôn ngoan,  được dân du thủ du thực tôn làm anh chị, thuộc  phe Thiên địa hội “ Phản Thanh Phục Minh”. Trước hết bọn Lý Tài, Tập Đình theo Tây Sơn. Nhưng  khi  Đông cung Dương từ Quảng Nam chạy vào Qui Nhơn, Tài và Đình  đến xin theo phò.  Đang lúc sa cơ,  Đông cung đải Tài và Đình như thượng khách và  khi Đông Cung tới Gia Định hợp với  quân của chúa Định , lấy hiệu là Tân Chính vương khi chúa Định nhường ngôi, Lý Tài được phong làm  đại nguyên sóai. Làm cho quân Đông Sơn do tướng Đỗ Thành Nhơn  phò tá  chúa Định vào Gia Định trước Đông cung, bất mãn. Hay tin ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ kéo đại quân vào đánh, tới núi Châu Thới bắt được Lý Tài giết ngay. Huệ đuổi theo quân Nguyễn bắt được Tân Chính Vương ở Ba Vát, Thái Thượng Vương ở Cà Mau, đem về Sài Gòn hành hình.  Nguyễn Nhạc vào Nam, khi hay tin viên hộ giá thân tín của mình bị giết, nổi trận lôi đình, ra lịnh  tàn sát tất cả người Hoa  ở cù lao Phố ( vì  Nhạc còn nghi thêm là người Hoa đã giúp lương thực cho các chúa Nguyễn ). Linh mục  Castueras, có mặt tại Chợ Quán ngày 7 tháng 7 năm 1782, cho biết có  gần 4000 người  bị quân Tây Sơn  giết.  Sử quan  nhà Nguyễn, nhất là Trịnh Hoài Đức, có thể tăng cao số nạn nhân Hoa gấp ba lần. ( theo Hứa Hòanh ở tập san Đi Tới nói trên). Cù lao Phố bị quân Tây Sơn phá tan hoang, khi trung hưng lại, người ta trở về, nhưng dân số  không còn bằng một phần trăm lúc trước ( Theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Những người Hoa còn sót lại chạy về Gia Định, gầy dựng lại cảnh Chợ Lớn, có mòi sung túc thịnh vượng hơn cù lao Phố trước (  Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển ). 
                                                 
             Trở lại năm  1689, Chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai Thống Xuất Nguyễn hửu Kính ( hay Cảnh ) làm Kinh Lược  xứ Đồng Nai, lúc đó có tên là Đông Phố,  chia đất Đông Phố để cai trị, theo kiểu  Đàng Trong.  Lấy xứ  Đồng Nai  đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên . Như vậy trên phương diện  quân sự, quốc phòng, gìn giữ biên cương, dinh Trấn Biên nguyên là dinh Phú Yên , nay đã tiến xa vào Nam  là Biên Hòa. Lấy xứ Sài Côn, đặt huyện Tân Bình, lập dinh  Phiên Trấn ( tức là Gia Định ). Và đặt phủ Gia Định  thống thuộc hai dinh  Trấn Biên, Phiên Trấn. Lúc này, cả hai huyện  Phước Long và Tân Bình, theo Nguyễn hửu Cảnh thống kê, đã mở rộng đất ngàn dặm, dân số hơn 4 vạn hộ ( theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, quyễn IV). Dân Việt như thế đã lên đến cả trăm nghìn người, đông đúc hơn dân quân binh  tướngTrần Thượng Xuyên, đến xứ Đồng Nai 10 năm trước đó ).  Chúa Minh Nguyễn Phúc Trăn ( Chu )  sai chiêu mộ thêm lưu dân từ  Bố Chính trở vào Bình Thuận đến ở  đây, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền (Phan Khoang ,  Việt sử xứ Đàng Trong, xuất  bản năm 1967 ).
            Năm 1739, vua Chân Lạp ( Căm Bốt ) là Nặc Nguyên, muốn chiếm lại Hà Tiên,  một di dân nhà Minh là Mạc Cửu , đồng thời với tướng Dương Ngạn Địch  đã qui phục  chúa Nguyễn lảnh chức Tổng Binh Hà Tiên và con là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha,  phát triễn  phồn thịnh Hà Tiên, trở nên vật thèm muốn của Xiêm La và Căm Bốt.  Chúa Vỏ Vương  sai Nguyễn cư Trinh  sang đánh vua Chân Lạp. Nặc Nguyên bỏ chạy, xin nộp đất miền Nam Gia Định là Tầm Bôn và Lôi Lạp giảng hòa.

            Năm  1768, cuộc Nam Tiến  của dân Việt Nam kể như chấm dứt. Lảnh thổ Nam Kỳ lúc này được chia thành 3 tỉnh : tỉnh Đồng Nai bao gồm các vùng đất miền  Đông Nam Bộ, tỉnh Sài Gòn bao gồm các vùng đất từ  sông Sài Gòn đến  cửa Cần Giờ  và tỉnh Long Hồ bao gồm các  vùng đất miền Tây Nam Bộ. Năm 1808, dưới thời  Gia Long, Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành bao gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thạnh, Định Tường, Phiên An, Biên Hòa. Năm 1834, dưới thời Minh Mạng 5 trấn được biến thành  6 tỉnh. Năm 1988 thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia ra làm 20 hạt, rồi 20 tỉnh, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Năm 1954,  Miền Nam, sau hiệp định Genève để chỉ vùng đất Việt Nam Cộng Hòa  Nam vĩ tuyến  17, gồm 40 tỉnh trong đó vẫn còn tỉnh Biên Hòa. Thời Đệ Nhất Cọng Hòa, vùng miền Đông Nam Phần  lập thêm nhiều tỉnh nhỏ, còn ít dân,  để nhận dân di cư Miền Bắc, thiết lập nhiều địa điểm dinh điền  có lõi là dân Bắc di cư, phỏng theo phương thức dinh điền xưa cũ và kế sách tầm ăn dâu  của Nguyễn Cư Trinh, kèm theo mục tiêu chiếm giữ ( ? ) các chiến khu kháng chiến cũ ( Các chiến khu C, D, Dương Minh Châu- Tam Gíác Sắt …) , thời Pháp  chiếm đọat lại Việt Nam- Đông Pháp, Việt Minh vẫn còn để lại hệ thống tổ chức cán bộ, những người theo họ hay có cảm tình với họ, không đi tập kết ra Bắc. Bên cạnh tỉnh Biên Hòa cũ,  có thêm các tỉnh Long Khánh, một phần các tỉnh Phước Thành, Bình Long, Bình Tuy …. Sau 1975, tỉnh Đồng Nai được thiết lập và Biên Hòa trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai.                                                          
                       
            Khí hậu, Thủy văn ( Sông ngòi )

Sông Đồng Nai 
         Tỉnh Đồng Nai nằm vào vùng gió mùa nhiệt đới, cho nên bị ảnh hưởng  của gió mùa Đông Bắc và  gió mùa Tây Nam. Tỉnh nhà  còn bị ảnh hưởng của khí quyễn  nhiệt đới Thái Bình Dương, từ tháng 4 đến tháng 10. Khí hậu chia ra hai mùa rỏ rệt. Mùa mưa  kéo dài từ  tháng 3 hay tháng 4  đến tháng 11 và  mùa nắng ( mùa khô ) từ tháng 12 đến tháng 3, tháng 4 năm tới. Nhiệt độ trung bình từ 23.9- 29.0o C, nghĩa là thấp  ( mát mẽ ) hơn mức tiêu chuẩn  các vùng nhiệt đới ( 26-300C ) nhiều. Trái lại lượng mưa vẫn nhiều 1500- 2700 mm . Trung bình nhật chiếu 4-9.5 giờ/ ngày, nhưng không bao giờ quá  11.5 giờ/ngày kể cả những ngày nóng nhất và nắng nhất. Tổng số ngày mưa trong năm  120- 170 ngày ( tiêu chuẩn cho vùng nhiệt đới là  150- 160 ngày).  Ẩm độ trung bình  l80- 82%  và ẩm độ  mùa khô thấp hơn mùa mưa khỏang 10-12% . Tùy  mỗi huyện, ẩm độ biến thiên, khác nhau rất nhiều. Khí hậu tỉnh Đồng Nai  thuận lợi so với nhiều tỉnh khác nước nhà, để phát triễn  nông nghiệp, công nghệ, văn hóa và du lịch.                               
       Tỉnh Đồng Nai có những nguồn sông như nguồn sông Ray chảy về Bà Rịa – Vũng Tàu hay nguồn sông Dinh chảy về cửa Hàm Tân – Bình Thuận, tổng cọng  là 60 sông  lớn nhỏ, kênh rạch . Nhưng hệ thống sông Đồng Nai với các nhánh  lớn, bên trái là sông La Ngà ( giữa đường Biên Hòa-Long Thành là một nhánh nhỏ là sông La Dương ), bên phải là sông Bé  và nhánh nhỏ hơn hai nhánh vừa kể, chảy Thủ Dầu Một - Bình Dương  rồi đổ vào sông Đồng Nai gần Nhà Bè , mới thật là quan trọng.
             Tuy sông Đồng Nai chỉ được xem là sông đứng hàng thứ ba ở Việt Nam, vì lưu vực trong nước chỉ  là  37394 km2( lưu vực tòan bộ là  42 666 km2 ), sau sông Hồng lưu vục rộng  61 300 km2 ( tòan bộ 143 000 km2) và sông  Mê Kông ( Cửu Long trong địa phận Việt Nam ) 71 000 km( toàn bộ 795 000 km2 ), nhưng chiều dài  chảy trong nước lại đứng hạng nhất 635 km trước sông Hồng  566 km, còn sông Cửu Long đứng hạng 8,  230 km,  sau sông Mã 410 km, sông Ba- Đà Rằng 388 km… , chỉ trên sông Thu Bồn hạng 9,  205km . ( Thái Công Tụng, Vietnamologica , 2005 ). Phần sông Đồng Nai chảy qua tỉnh Đồng Nai ngày nay chỉ dài 294 Km .             
                      Tên cũ của sông Đồng Nai là sông Phước ( Phước ) Long , còn có tên là sông Hòa Quí.  Theo Đại Nam Nhất Thống Chí ( bản dịch của Phạm Trọng Điềm 1997 và Hòang Đỗ sưu tập 2003 ), có đôi chút  địa lý không hòan tòan đúng theo  phân chia hành chánh hay gọi tên ngày nay, sông Đồng Nai bắt nguồn từ các động Man  tỉnh Bình Thuận, hợp với sông La Nha ( La Ngà ), chuyễn về phía Tây qua núi Thần Qui đến ngã ba sông Bé bẻ về phía Đông hợp lại thành sông lớn, giữa sông nổi Hòa, chảy xuống làm sông Đồng Môn, hợp với sông Bình Tân huyện Bình An làm sông Phước Bình, vào phủ Phước Tuy đến sông Ngã Bảy, hợp với sông Kí huyện  Long Thành và sông Hưng Phước huyện Phước An  mà ra biển ở cửa Cần Giờ. Trước Biên Hòa  cũ ( nay là Bà Rịa ) còn có sông Lai  ở phía Đông Bắc  huyện Long Khánh  nguồn ra từ xa Bảo Chánh chảy vào sông Xích Lam  ở phía Đông huyện Phước An, chảy ra cửa biển Xích Lam. Theo địa lý  ngày nay hơn, sông Đồng Nai bắt nguồn từ  hai dòng sông nhỏ trên Cao nguyên Lâm Viên ( Lang Biang ), cao 1500 m trên mặt biển. Nguồn phía Tây Đà Lạt là suối ( sông ?) Đá Dựng ( Đa Đung, Đa là tên địa phương  gọi sông, suối ), trên đó có đập Ankróet ở suối Vàng. Nguồn phía Đông là sông Đa Nhim với một hồ nước  nhân tạo ở Đơn Dương ( Dran)  của đập thủy điện Đa Nhim, nước theo hai đường ống khổng lồ,  từ Đèo Ngọan Mục  cao 1100m, đổ  xuống dưới chân đèo  tại nhà máy phát  điện Krong Pha. Đa Nhim bắt nguồn từ Nam Trường Sơn, trên Nhơn Hà, giáp giới hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, bọc một rặng núi có đỉnh cao  2275m,  phía trên thác Prenn. Hai nguồn suối nhỏ trong rừng sâu này chảy len lõi giữa các hốc đá, các triền núi, song song theo hướng Bắc Nam tới địa phận quận Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Tới đây  nguồn phía Đông đổi dòng, nhập với  dòng phía Tây tạo ra sông Đồng Nai, trong địa phận tỉnh Lâm Đồng – Bảo Lộc ( Blao ), nhưng vẫn còn ở ngòai  địa phận tỉnh Đồng Nai ngày nay.  Gần thị xã Bảo Lộc có thác Đăm Bri, trước đây hoang vu vì thiếu an ninh, nay đã tu bổ sửa sang làm nơi đón khách du lịch ( và dự trù làm thêm ở đây một đập thủy điện nữa ? ). Thác Đăm Bri tiếp tục chảy xuống đèo Bảo Lộc tạo thành suối Tiên ở lưng chừng đèo. Rồi dòng sông tiếp tục thêm trong sâu, vào địa phận tỉnh Đồng Nai ở  Định Quán, Kiệm Tân, Bến Nôm, Cây Gáo v.v… Giữa các làng này, dòng sông có  nhiều đá ngầm chắn nước  dài khỏang 20 Km, mùa mưa  dòng nước chảy xiết  ầm ầm suốt ngày đêm như tiếng gọi của rừng thẳm.  Ở thượng nguồn , có nhiều thác nước đẹp đẽ, thường do các  phay ( fault , faille ), chỗ nứt rạn, gảy sụp  kẻ đất nẽ địa  chất gây ra.  Như thác Gougah, thác Liên Khàng gần Đức Trọng của sông Đa Nhim, thác Pongour hùng vĩ  cao nhất Đà Lạt  do nguồn Đá Dựng tạo ra, các thác  Datanla, Prenn, Cam Ly nhận nước hồ Than Thở , hồ Hồ Xuân Hương. Đến thác Trị An, sông Đồng Nai mới  chảy trên một địa thế tương đối bằng phẳng, thoai thỏai từ Tây sang Đông, dòng sông khá sâu, tùy đọan,  nước chảy chậm hòa hỏan, ghe tàu nhỏ đi lại dễ dàng. Trước khi tới tỉnh lỵ Biên Hòa , sông Đồng Nai chia ra làm hai nhánh bao bọc lấy cù lao Tân Chánh, cù lao Rùa ( hình dáng như con rùa vì có ngọn đồi cao 17m ), cù lao Tân Triều   ( có một lọai trái bưởi “ Biên Hòa”  nhỏ da màu vàng  có khi gọi là bưởi ổi,  ngọt thanh nổi tiếng ).  Cù lao Rùa đánh dấu một  giai đọan  phát triễn văn hóa của lưu vực sông Đồng Nai, còn ghi đậm trong tiến trình các thời tiền sử và lịch sử. Chính tại cù lao Rùa, các nhà khảo cỗ đã khai quật nhiều di tích tiền sử với hàng ngàn cỗ vật  thời kỳ đồ đá mới, đang bước qua sơ kỳ đồ đồng và đồ sắt, đã nói qua ở trên.  Cho nên có nhiều câu hỏi  cho rằng có phải chính họ đã tiến xuống Nam,  chứ không phải ngược lại, tạo ra nền  văn minh vương quốc Phù Nam. mà cảng Ốc Eo gần chân núi Ba Thê, biên giới hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, trước khi bị phù sa bồi đắp xa hẳn biển Tây, là thị trấn đầu tiên của bán đảo Đông Dương tiếp xúc với văn minh Hy Lạp, La Mã ?

            Sông La Ngà là nhánh lớn  bên trái của sông Đồng Nai, bắt nguồn ở cao nguyên Di Linh -Lâm Đồng, cao 1600m. Trước  đập Trị An cách tỉnh lỵ Biên Hòa 50 Km, là đập thủy điện lớn nhất miền Nam , trên  sông Đồng Nai, sông La Ngà đổ vào hồ La Ngà, nay là một thành phần của hồ Trị An. Còn phía thượng lưu thì ngòai các đập thủy điện ( Hàm Thuận, Đa Mi …), sông La Ngà  còn có công dụng  cấp nước cho các huyện tỉnh Bình Thuận ( Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận… )  và tăng nước cho thủy điện Trị An vào mùa khô.
           Sông Bé là nhánh lớn bên phải của sông Đồng Nai, cũng bắt nguồn từ cao nguyên M’Nong – Đắc Nông  chảy qua tỉnh Bình Phước ( thời Cộng Hòa là hai tỉnh Bình Long và Phước Long ), chiều dài  khỏang 360 km, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở phía dưới thác Trị An. 
            Sông Sài Gòn, phần lớn chảy qua tỉnh Bình Dương và đổ vào sông Đồng Nai ở  gần Nhà Bè. Khúc sông Nhà Bè này có một dòng thóat lưu tách ra gọi là sông Lòng Tảo , chảy ra Biển Đông ở cửa Sòai Rạp thuộc địa phận Thành Phố Sài Gòn (TP HCM ). Còn  tả ngạn  dòng sông Đồng Nai- Sài Gòn ở huyện Nhơn Trạch ( ? ) bọc phía Bắc rừng sác Cần Giờ mới là ranh giới tỉnh Đồng Nai?
           
             Địa hình, đất đai           
           
         Như  vừa tả sơ qua, địa hình tỉnh Đồng Nai  gồm cả thung lũng, đất thấp đồng bằng và đồi núi. Tỉnh Đồng Nai gồm  hai hòn núi nhô lên là núi Châu Thới gần Biên Hòa và  núi Chứa Chan  ( dân địa phương gọi là núi Gia Ray), cao 859 m gần Xuân Lộc. Núi Châu Thới ngày nay không còn nữa, bị san phẳng lấy đá tán nhỏ trải đá trộn lẫn cát, nhựa đường… theo kỷ thuật mới, hot nick ( ?)  hảng thầu Mỹ RMK  áp dụng, làm xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa thời đệ nhất Cộng Hòa ( ? ). Cuối thời kỳ Pleistocen, cách nay chừng 50 000 năm,  tỉnh Đồng Nai cũng như miền Đông Nam Phần  và đồng bằng sông Cửu Long còn chìm trong biển cả.  Về đệ tứ kỷ, phía Đông đồng bằng này, khối móng đá gốc thời ky địa chất Trung Sinh ( Mesozoique ) được nâng lên cùng lúc với các rặng núi phía Nam Trung bộ  chừng 6000 năm nay vào thời kỳ Holocen muộn  ( thời kỳ Holocen khởi đầu 10 000 năm trước Công Nguyên. Cùng lúc với  sự nâng lên thì macma bazan hỏa diệm sơn cũng phun lên, vào tuổi Pleistocen muộn – holocen sớm, bao phủ các phù sa  bên trên  khối móng đá gốc Trung Sinh. Lớp phù sa cỗ sinh cũng như các phún thạch bao phủ lớp này rất rộng, lan đến  phía Kratié- Kompongcham, Căm Bốt. Như chúng ta đã biết, phần phía Tây bị lún xuống tạo ra một  vịnh biển: phù sa  sông Cửu Long  bồi đắp trên vịnh biển, với sự rút lui  của mực nước biển  để tạo thành châu thổ sông Cửu Long ngày nay.
           Đất đai tỉnh Đồng Nai thuộc hai nhóm chánh là đất xám Acrisols : hoặc bạc màu trên phù sa cổ - Haplic Acrisols , phẩu diện thường có phân tầng rỏ rệt theo màu sắc  loang lỗ  đỏ vàng xen lẫn các ổ kao lanh trắng, hàm lượng hửu cơ và  các chất dinh dưỡng thấphoặc đất xám gley- gleyish Acrisols vùng gò đồi, acid, nghèo hửu cơ , nghèo dưỡng liệu ; và nhóm đất  nâu đỏ trên đá basan, gọi là đất ferralit hay đất latosol nâu   nhóm ferrasols theo phân lọai FAO.  Đất latosols này thường gặp nhiều ở Xuân Lộc và Gia Kiệm . Đất ferrasols  phì nhiêu hơn đất xám, sức giữ nước  tốt hơn. Ngoài hai nhóm chánh này còn có thể gặp  đất  feralit vàng  hay đỏ vàng – Ferralic Acrisols, địa hình, độ dốc và cao độ khác nhau, có phản ứng chua, tầng đất mỏng dễ bị hiện tượng xói mòn; đất  feralit nâu vàng trên phù sa cổ  có kết von và đá ong,  sâu 20 – 30cm là đã gặp tầng đá ong ( đá ong “Laterit Biên  Hòa”) có lớp  cuội tròn nhẵn kích thước khác nhau, chứng tỏ dấu vết của phù sa cỗ, hàm  lượng dinh dưỡng thấp  có đá ong kết von, nhưng vì đất ở địa hình thấp  dễ  tưới nước, nên  cũng có thể trồng  được nhiều lọai cây lương thực và  cây ăn trái;  đất đen trên đá basan tên khoa học là Luvisols, rất phì nhiêu  nhờ khả năng trao đổi cation và độ bazờ  rất cao,  và đặc biệt là các đất phù sa- fluvisols  ven các dòng sông Đồng Nai, La Ngà , Sài Gòn…

            Danh lam, Thắng cảnh

             Thắng cảnh thiên nhiên  đáng kể ra trước nhất là  phong cảnh hữu tình dọc theo sông Đồng Nai  mà thượng nguồn ở Tây Nguyên dài hơn 480 km, gần gấp đôi dòng sông chảy ở địa phận tỉnh nhà.  Hai bên bờ sông đều có nhiều làng xinh đẹp. Xung quanh vẫn còn nhiều động vật và thực vật đặc hửu  ( cẩm lai Đồng Nai, gõ đỏ - gà te, bằng lăng… ), phong phú . Dân chúng vùng núi  Bửu Long khi lớn lên đã nhận ra ngay hai cù lao Rùa và cù lao Tân Triều sừng sửng trước mặt.  Đứng bên này dòng sông, dẫu các cù lao không mấy xa xôi, nhưng không có chiếc cầu nào bắc sang cả. Chỉ có những chiếc đò chèo chậm chạp  chở  người dân quê nặng ân tình, nối đôi bờ bến nước.  Những buổi trưa hè con đò uể ỏai  im lìm nằm đợi khách trên  bến vắng ( Theo mô tả của Hứa Hòanh,  tạp  chí Đi Tới , 2003 ). Nay thì đã có những chuyến tàu thủy dạo sông những khúc không có đá ngầm, giao thông được. Không rỏ nay đã có cầu nào bắc qua các cù lao chưa, vì hệ thống đường xá tỉnh nay đã dài hơn 3339 km, và 100 % đường làng, xe hơi đều  tới được  trung tâm. Cũng như nhiều nơi khác, đây là phần đất quê hương từ năm 1945 đến đầu thập niên 1990 , khi thì hiền hòa êm ả, khi thì lữa khói ngập trời. Dân gian chia rẽ  thành hai phe  chống đối giết lẫn nhau vô lối, một bên với súng ống Nga - Tàu , một bên với súng ống Mỹ và đồng minh ( Đại Hàn, Úc…). Ngay cả tại thị xã Biên Hòa,  sân bay quân sự Hoa Kỳ, theo tài liệu phái bộ quân sự Úc, đồng minh Hoa Kỳ ở chiến tranh Việt Nam, thiết lập  giữa thập niên 1960 ở ngọai ô thị xã Biên Hòa thường bị móc chê của đối phương  ( Việt Minh, tên  của mặt trận cai trị miền Bắc trước đó và sau 1962 là  Việt Cộng - Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam miền Bắc  dựng lên), núp lén ở các nhà theo hay có cảm tình Việt Minh - Việt Cọng tại trong thị xã Biên Hòa, bắn phá nhiều lần. Trên cù lao Rùa, có chùa Khánh Sơn , di tích lịch sử, xây cất đã trên 100 năm. Chùa nép mình dưới các hàng Sao đen Hopea odorata , họ Dầu Dipterocarpaceae,  một cỗ thụ lọai cao nhất nước nhà , có khi đến 40 m, thân  trụ thẳng tuột cao chót vót. Từ trên cao nhìn xuống , giữa cù lao thế đất cao hơn mặt nước  tới 17 m, trông giống cái lưng con rùa. Còn cù lao Tân Triều là  quê hương của lòai bưởi Tân Triều (còn gọi là bưởi ổi ), đặc thù của Cù lao, nhưng khi chín da màu vàng ở miền Nam này như lòai bưởi Năm Roi Quận Bình Minh – Vĩnh Long, hình  trái lê thịt không dính vào vỏ múi rất ngọt, thơm phức,  đã bán ở nhiều thị trường ngọai quốc, phẩm giá có lẽ trội hẳn bưởi Oroblanco Ca li, có khi vài tiệm Việt kiều bán giả dạng bưởi Năm Roi, không hột khi trồng cây riêng rẽ và hơn 10 hột khi trồng  chung chạ trong vuờn .  
Ngòai Bưởi ổi Tân Triều,  Biên Hòa  còn có thêm bưởi Đường Lá Cam, dễ bóc tép, ngon ngọt nhiều nước, thơm và thanh, nhưng nhiều hột,  khi chín da xanh không vàng nhiều  như  các lọai bưởi  các tỉnh Miền Nam  ( bưởi Da Xanh Mõ Cày- Bến Tre , Châu Thành Tiền Giang chẳng hạn…), khác  màu vàng các lòai bưởi ngon nổi tiếng miền Bắc hay miền Trung  ( bưởi Đoan Hùng  quận Đoan Hùng -Vĩnh Phú; bưởi Phúc Trạch, quận Phúc Trạch- Hà Tĩnh; bưởi Thanh Trà, quận Hương Trà- Hương Điền, Huế - Thừa Thiên… ). Thật tế, khi du khách đến làng Tân Triều, cách thị xã Biên Hòa  25 km, khách sẽ được  mời thưởng thức một tá lọai bưởi mùi vị khác nhau, trong đó ngọt nhất lại có tên là “Thanh Trà”.
         Thứ đến là Thác Trị An, cách tỉnh lỵ Biên Hòa chừng 50km. Thác cao 8m và rộng 30m. Chung quanh là phong cảnh  thiên nhiên hùng vĩ, đẹp đẽ. Dưới chân thác có một số tiểu dảo và  các lòng bải đá cuội. Đập thủy điện Trị An công xuất lớn nhất ở miền Nam Bộ  400 000 KW,  điện lượng 1.7 tỉ KWH ( KW Giờ ) thiết lập năm 1988, sau đập Đa Nhim trên sông Đồng Nai, thiết lập năm 1974 lúc đó chỉ có công xuất  120 000KW ,  điện lượng  420 triệu KWH, nay đã có công xuất trên 400 000 KW. 
Thác Trị An
Phong cảnh quanh đập Trị An rất rộng và  ngọan mục,  nên nay là nơi du khách viếng thăm nhiều nhất ở tỉnh Đồng Nai. Hồ Trị An cung cấp nước cho đập Trị An, năm 2001, đã có thêm nước của hai đập trên sông La Ngà là Hàm Thuận ( công xuất 300 000 KW) và đập Đa Mi ( 150 000 KW) nối liền hai hồ Trị An và hồ La Ngà , hòan tòan ở địa phận tỉnh Đồng Nai. Nhưng  đập Hàm Thuận thuộc tỉnh Bình Thuận còn có nhiệm vụ làm cho thung lũng Tánh Linh- Đức Linh ( Bình Thuận ) khỏi bị ngập lụt và tưới ruộng vùng này. Chính Tánh Linh là nơi thử đại trà lúa Thần Nông IR8 đầu tiên ở Việt Nam, sau đó mới phổ biến rộng ở đồng bằng Sông Cửu Long. Cũng như ít ai biết là mọi kỷ thuật tân tiến lúc đó về canh tác lúa Thần Nông tiểu điền,  phát sinh ở IRRI – Phi Luật Tân, đều được thử nghiệm hoàn tất tại Trung Tâm Huấn luyện Lúa Thần Nông, cù lao Phố -Biên Hòa, với sự góp công đắc lực của các kỹ sư, kiểm sự tốt nghiệp trong nước ở Bảo Lộc hay ở Cao Đẳng Sài Gòn, các năm 1967- 68 . Hồ La Ngà là nơi có thiết lập làng nhà bè nổi nuôi cá dưới bè  thâm ngư đầu tiên ở các tỉnh Miền Đông Nam Bộ , chiếu theo kiểu Châu Đốc – An Giang khởi đầu vào thập niên 1960 thời Cộng Hòa. Có lẽ nên cải thiện thêm xây cất các nhà bè, biến chúng thành nơi có những tiệm ăn  tân trang lịch sự, sang trọng hơn trên bè kiểu Aberdeen- Hồng Kông, cải thiện cách nấu cá đặc biệt như cá kho tộ,  canh lẫu đầu cá …. kiểu Biên Hòa đã nổi tiếng từ lâu( ? ) . Một hồ khác Hồ Long Ẩn ( ? ), ít ai nói tới, rộng 10 ha, cách thị xã Biên Hòa  6km , đã được xem là  xinh đẹp, lạ lùng như một Vịnh Hạ Long  thu nhỏ .             

         Công viên  Quốc gia Cát Tiên,  như đã kể là ba công viên Nam Cát Tiên, Bắc Cát Tiên  và Cát Lộc nhập lại  tháng chạp năm 1998, thuộc 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, do bộ Nông Nghiệp quản trị. Đi trên quốc lộ 20 từ thành phố Hồ chí Minh- Sài Gòn lên Đà Lạt đến cột mốc số 174 ngang qua ngã ba Tân Phú, rẽ về phía tay trái, sẽ nhìn thấy bảng ghi «  Công Viên Quốc Gia Cát Tiên – 24 Km ). Diện tích 74 319 ha.  Dân gian địa phương còn duy trì nhiều phong tục, tập quán điểm tô nhiều sắc thái văn hóa  tộc dân  ít người dị đồng, cho nên  hút dẫn nhiều nhà khảo cỗ: vì rừng Cát Tiên còn có thể chưa nhiều  di tích, di chỉ lịch sử  có giá trị đáng được khai quật thêm. Như đã kể trên tháng 11 năm 1988 ở làng Phú Mỹ huyện Cát Tiên  một làng cỗ được khám phá tuổi 2500 – 3000 năm, có lúc có thể là Đất Thánh của  nền văn minh  Phù Nam cách đây 2000 năm ( ? ).  Công viên  tiếp tục bảo tồn đất đai nguyên thủy và hệ thống sinh thái đa dạng.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên 
Nghiên cứu của Ban Quản trị Công Viên kiểm kê được  77 lọai thú vật thuộc 28 họ và 10 lòai;  326  lọai chim  thuộc  62 họ và 18 lòai; 37 lọai bò sát thuộc 18 họ và 3 lòai ; 133 lọai cá thuộc 28 họ và rất nhiều lọai sâu bọ, côn trùng. Đáng kể nhất là các  thú vật Sách Đỏ ghi bị hiểm nguy tuyệt chủng tỉ như Bò banteng, Minh - Gaur, Cọp,  Gấu, Chó sói, Khỉ chân đen, Côn , Sếu cổ trắng, Trĩ  Đông Nam  , Cá sấu, Báo hoa mai… , Đặc biệt nhất là một bầy  7- 8 con tây ngu một sừng. Ngày 14 tháng 5 năm 1999, vào 4 giờ sáng, một lọạt  máy chụp hình đặt sẳn, đã chụp đựợc một bầy tây ngu  trưởng thành, thuộc họ tây ngu Java ( Inđônêxia ). Rừng bảo vệ  nguyên thủy Cát Tiên rộng 3500 ha, cách Biên Hòa 150 km. Cho đến nay Công viên Cát Tiên đã phân lọai được 1610  lọai cây  thuộc  75 họ, 160 lòai và 724  tông chi thực vật. Nhiều lọai đã ghi vào Sách Đỏ. Len lõi trên  đường mòn  trải lá rụng, thấy  ánh sáng xuyên qua các tán cây, tầng tầng - lớp lớp. Không khí ẩm ướt. Ve sầu kêu rềnh rã khắp rừng .Trước tiên nhìn thấy một cây tùng bách tuổi trên 400 năm. Đi xa hơn một chút,  gặp một cây khác : đó là cây  đại thụ ( đại mộc ) Bằng Lăng sừng Lagestroemia cornuculata (  L. venusta , L. undulata ), tuổi đã  gần 300 năm . Thân chính gốc có đường kính trên 3m ,  mọc thêm  6 thân phụ màu ngà ngà, hoa to  1.5cm x 1,5 cm  có 6 sóng tận cùng như sừng. Và nhiều lọai cây lạ lùng khác: tỉ như cây gõ đỏ - gỏ cà te – tò te tên khoa học là  Afzelia xylocarpa ( Pahudia xylocarpa , P. cochinchinensis , họ phu điệp Cesalpinia , đường kính  3.7 m ( cây gõ đõ thân to hơn ở Cẫm Mỹ - Cẩm Đường tỉnh Long Khánh cũ, đã bị quân tham lam gỗ tốt đốn bán mất sau  năm 1963 ), cây đề ( si, xanh, gừa ) benjamina fig ( weeping gig ) Ficus banjamina họ Dâu Tằm Moraceae, không có rễ rủ từ nhánh, nhưng bó rễ  mọc chạy dài theo dòng sông, cây cao đến 14 m, tán lá rậm  rạp cho thể che bóng mát cho  20 người, đồng thời cũng là một lọai cây đa có thân trống rổng, đủ làm dù che cho 3 người núp mưa, tránh nắng. Sông Đồng Nai là biên cương thiên nhiên  bọc ba phía Công viên Cát Tiên. Tả ngạn thường là các làng, vườn tượt  xây cất sát bờ sông. Hửu ngạn  là rừng hoang dã, tán xanh sơ khai. Rất nhiều  lòai chim chóc làm tổ  trên tán cao.  Trong rừng  sơ khai nguyên thủy  tìm thấy nhiều lòai động vật của vùng thấp Đông Trường Sơn  và Tây Nguyên .                                          
Núi Bửu Long và Hồ Long Ẩn 
         Chùa Bửu Phong  thiết lập trên núi Bửu Long  vào thế kỷ thứ 17, vào năm 1679, cũng chỉ cách thị xã Biên Hòa chừng 7km.  Muốn đến chùa, phải leo gần 100 bậc  tấm đá. Trong chùa  có vài tượng Phật bằng gỗ, chạm trỗ tinh vi,  kiểu điêu khắc Á Châu. Trước tiên chùa lợp mái tranh, vách đất, nhưng sau đó Hòa thượng Pháp Thông lợp mái ngói trang trọng hơn .Chùa được trùng tu và mở rộng thêm năm 1829. Và gần đây  mới được trùng tu thêm.                            
Cổ Mộ Hàng Gòn
          Cỗ Mộ Hang Gòn ( hay Hàng Gòn ? )  đã được chánh quyền xếp hạng di tích văn hóa lịch sử nước nhà, tuổi đã hơn 2500 năm . Đặc điểm là cổ mộ được xây  bằng những tấm bảng đá bằng phẳng, kiểu cỗ điễn hình “ Đôn Men – Dolmen”   Đông Nam Á.  Cỗ mộ được khám phá ở làng  Xuân Tân  huyện Xuân Lộc,  cách Biên Hòa  80 Km. Đáng tiếc là   địa phương cũng như trung ương, đã để hoang phế nhiều năm qua,  đền thờ  Chưởng dinh Nguyễn hửu Kỉnh ( Cảnh ) ở cù lao Phố !...

            Phần B : lạm bàn phát triễn tỉnh Đồng Nai -  Biên Hòa.

          
          B – I:  Phát triễn nông nghiệp

         I - a : Từ lúa gạo, cây trái cỗ truyền đến hoa màu cải thiện lúa cao năng Thần Nông, lúa lai ưu thế lai PAC807,   bắp lai cao năng , khoai mì cao năng…

         Khi chưa tiến  nhiều  xuống đồng bằng sông Cữu Long, Đồng Nai  còn là vựa lúa cho xứ Đàng Trong ( “thứ nhất Đồng Nai, thứ nhì hai huyện  Lệ Thủy và Phong Lộc tỉnh Quảng Bình hay Đồng Nai gạo trắng như cò…” ) , cây ăn trái như bưởi Biên Hòa và các chuối Đồng Nai v.v… Thời  Pháp thuộc phát triễn cao su  và  các thời tiếp theo  phát triễn  mía , đậu nành- đổ tương, cà phê, thuốc lá, tiêu, hột điều -đào lộn hột …, đặc biệt là các hoa màu như bắp ( ngô ) khoai mì ( sắn ), đậu phụng ( lạc ), khoai lang …  mà  nhiều giống , tinh dòng ( gây, nhân giống vô tính – asexual propagation ), nhiều kỷ thuật cải thiện phát xuất từ Trung tâm  Khảo cứu Nông Nghiệp Hưng Lộc , Biên Hòa – Long Khánh, thiết lập thời Đệ Nhất Cọng Hòa,  cũng ít người nói tới . Nếu không có chiến tranh Việt Nam ( Nam Bắc ) , thi có lẽ Hưng Lộc đã trở thành  Trung  Tâm Hoa Màu Nhiệt đới Quốc tế Á Châu ( đặc biệt bắp lai cao năng kiểu Mỹ, khoai mì giống mới Phi Châu hay Nam Mỹ, đập phụng Virginia, Spanish Mỹ Châu hay Phi Châu, đậu nành Mỹ, khoai lang tía Nhật , nay trồng trên đất xám bạc màu phù sa cỗ….)  thay vì ở Thái Lan  ( Kasetsart  ) hay Ấn Độ ( ICRISAT – Hyderabad ) . Cũng như  Trung Tâm Lúa Gạo Quốc Tế IRRI, thay vì ở Phi Lụât Tân , đã có thể là ở Việt Nam ( Cần Thơ hay Sóc Trăng ), vì phái đòan lúa gạo FAO quốc tế khi  đến các nước lựa chọn vị trí trung tâm lúa gạo, đã để ý tới các nơi này cuối thập 1950-đầu thập niên 1960, trước khi phải lựa chọn năm 1962 Los Banos – Phi Luật Tân, một quốc gia trồng ít lúa gạo hơn Việt Nam .  Ngòai các cây công nghiệp lâu năm : cao su , cà phê, hột điều…,  Đồng Nai nay tương đối có diện tích lớn nước nhà về bắp, mía, đậu nành ( đổ tương ), đậu phụng ( lạc), khoai mì( sắn ) , khoai lang, thuốc lá … Tuy vậy,  vì hai lảnh vực công nghiệp - xây dựng và  dịch vụ tăng nhanh từ đầu thập niên 1990, trị giá nông lâm nghiệp ở tam giác tăng trưởng  vùng “ đất hứa” địa bàn trọng điểm công nghệ là TP Hồ Chí Minh- Đồng Nai - Vũng Tàu, chỉ còn 12. 5% GDP, so với  39.6 % ở công nghiệp - xây dựng , 47.5 % ở Dịch Vụ. Năm 1995, nông lâm ngư nghiệp tòan cõi Việt Nam là 27, 2% GDP , công nghiệp xây dựng cơ bản là 30.3 % và dịch vụ là 42,5 %, nghĩa là  cơ cấu của một nước  thu nhập thấp kém.                     
      Tuy tỉ lệ nông nghiệp ở GDP, mỗi ngày mỗi giảm so với hai lĩnh vực  kia, Đồng Nai vẫn là  một tỉnh miền Đông Nam Bộ có đất đai nông nghiệp lớn. Năm 2001, diện tích đất nông nghiệp Đồng Nai chiếm 300 200 ha, lớn hơn cả Bình Thuận nay xếp vào  Miền Đông Nam Bộ diện tích đất nông nghiệp chỉ  208 000 ha, tuy tổng diện tích Bình Thuận lớn hơn 7828km2 . Chỉ sau Bình Phước  có diện tích đất nông nghiệp là 421 400 ha  và tổng diện tích Bình Phước  6856  km2 cũng lớn hơn.  Diện tích đất nông nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng, vì đến năm 2007  lên đến 369 195 ha , phải nuôi sống 1. 6 triệu nông dân tỉnh nhà , nghĩa là trên 70 % tổng dân số. Có lẽ nên  nhắc lại  là đợt di dân thứ ba sau 1975- 80 của đồng bào châu thổ sông Hồng bà con với dân di cư công giáo “Hố Nai- Gia Kiệm” 1954- 56  vào Đồng Nai  tuy giàu có hơn hẳn nơi quê cha đất tổ không đất hay ít đất, và không còn mấy trồng lúa, cũng vẫn là nông dân, dân nông thôn.  
        Tuy thời các chúa Nguyễn Đồng Nai là vựa lúa gạo xứ Đàng Trong, nhưng nay diện tích  chỉ lên xuống  ở khỏang 70 000 – 80 000 ha ( 1995- 2002 ) mỗi năm cả ba vụ: năng xuất  còn kém cõi khỏang 3. 5 – 3.6 tấn /ha/vụ , kém hẳn  năng xuất  lúa nước  4,5 tấn / ha ở tỉnh Ninh Thuận - Phan-Rang, tỉnh khô hạn nhất nước nhà ( nay cũng là  thuộc miền Đông Nam Bộ như Bình Thuận -  Phan Thiết), dù rằng khởi thủy kỷ thuật  cận đại theo tiểu điền tăng gia năng xuất, sản lượng các giống lúa Thần Nông –IR như đã nói ở phần A là ở  Trung tâm cù lao Phố và chính ở khu công nghệ Biên Hòa cũ, có trước nhất công ty nhà máy sản xuất nhiều lọai nông cơ mới cho lúa nước VIKINO, thành lập từ năm 1967… ) , nhà máy  pha trộn các phân hóa học thích nghi, nhà máy pha  thuốc bảo vệ mùa màng v.v… Không rỏ các giống lúa lai ưu thế lai – hybrid rice mới ( các giống lúa Thần Nông -IR là các giống nội phối – inbreds hay “lúa thuần” cao năng, cao phẩm tuyễn  chọn  cháu chắt, sau khi lai các giống cha mẹ thích nghi ) do công ty cổ phần  giống cây trồng miền Nam  nhập nội, khảo nghiệm ngắn ngày  tỉ như  PAC 807 , chống đổ ngã, bông to,  trồng quanh năm,  kháng bệnh đạo ôn (  cháy là ), lùn xoắn lá.., gạo dài , ( 7mm)  không bạc bụng , mềm cơm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, năng xuất  7-8 tấn ( thâm canh tốt dạt 10- 11t/ha/vụ) có thích nghi cho những sinh thái ruộng lúa nước tỉnh Đồng Nai chăng ? Đồng Nai cũng là tỉnh có diện tích trồng bắp ( ngô ) lớn nhất nước, diện tích trung bình trên 65 000ha, gấp đôi  diện tích bắp hai tỉnh Đông Bắc  ( Hà Giang, khỏang 40 000 ha, Cao Bằng khỏang 32 000 ha ) và  Thanh Hóa (45 – 50 000 ha ) tỉnh Bắc Trung Bộ trồng nhiều bắp nhất,  và áp dụng kỷ thuật cũng trồng các giống bắp  lai cao năng  kiểu Hoa Kỳ ( kỷ thuất bắp giống lai của các hảng Pioneer, Cargill …. ) bộ Nông Nghiệp đã khảo cứu nhiều năm  ở miền Đông Nam Bộ , sau năm 1975, đặc biệt ở Trung Tâm Hưng Lộc ( ? ).  Tuy  vậy bình quân  đầu người lương thực mễ cốc ( cereals ) quy thóc ( lúa ), ( một mức tiêu chuẩn ý niệm đủ lúa  gạo  ăn suốt năm),  các năm 1995 – 2002  của tỉnh Đồng Nai, chỉ mới đạt mức   220 – 250 kg (muốn đủ nhu cầu lương thực, bình quân đầu người quy thóc một năm phải trên 500 Kg). còn  thua kém Tây Ninh ( 540 – 593  kg ), tuy đã vượt xa hai tỉnh miền Đông Nam Bộ khác là  Bình Phước ( khỏang 75 kg) và Bình Dương (  90 – 115 kg ). Không một tỉnh nào  của Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ( ngọai trừ Tây Ninh ) các năm vừa kể, đạt mức tiêu chuẩn  bình quân đầu người qui thóc cả thảy . Ở đồng băng sông Hồng thì đã  có các tỉnh  Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình luôn luôn vựợt mức tiêu chuẩn ; Hải Dương , Hưng Yên trên mức tiêu chuẩn những năm được mùa và  Bắc Ninh ít hơn  mức tiêu chuẩn đôi chút.  Các tỉnh Đồng Bằng sông  Cửu Long : thường sản xuất mỗi năm gần hai lần mức tiêu chuẩn là Trà Vinh, SócTrăng, Vĩnh Long ; trên hai lần là Long An, An Giang , Cần Thơ,  Bạc Liêu , Đồng Tháp : và đặc biệt  gần ba lần là Kiên Giang vào những năm cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000.  Cà Mau trụt xuống dưới mức tiêu chuẩn các năm đầu thập niên 2000, khi dân chúng  đưa nước mặn vào ruộng lúa nuôi tôm  lợi hơn lúa.  Bến Tre, xứ dừa, luôn luôn  chỉ mới đạt trên phân nữa  mức tiêu chuẩn đôi chút! Nếu không  tiến triễn nhiều thêm được về mức tăng gia lúa gạo về năng xuất trong tương lai, vì  ít đất phù sa mới  thích hợp lúa nước so với đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh Đồng Nai có lẽ nên  chuyễn đổi cơ cấu cây trồng qua bắp lai cao năng vì năng xuất trung bình ở tỉnh nhà còn qúa thấp,  các lọai lương thực  củ như khoai lang  ( không phải làm lọai thực phẩm chính ăn độn gạo vào những năm mất mùa lúa, mà là  là củ  các lọai khoai lang “tía “ Nhật bổn mới đây  ( các giống   DST , CM , N1, N2, NH3, HN  418) trên những đất xám bạc màu  như  ở làng Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc , năng xuất thu hoạch sau 3 tháng trồng đến 20 tẩn/ha năng xuất lúa nước quá kém  làm các món ăn  phụ trộn “rau” canh, hay các lọai cũ nhiệt đới  khoai môn - taros, khoai mở - ignames ( yam ) … công dụng như “rau”  khoai lang tía , nay đã thấy bán nhiều ở các siêu thị Tàu – Á Đông.  Một lọai củ - root crop cỗ truyền khác là khoai mì – sắn ( cassava , manioc )  mà Trung Tâm Hưng Lộc –  huyện Long khánh Đồng Nai, cũng đã tuyễn chọn  với sự cộng tác của Trung tâm  Quốc tế Canh Nông Nhiệt đới - CIAT , Nam  Mỹ Châu tạo ra nhiều  tinh dòng mới ( gọi là tinh dòng –clones vì trồng bằng hom vô tính – asexual  cuttings, khúc thân,  thay vì hột giống chỉ sử dụng  khi  lai tuyễn chọn di truyền ) cao năng  gấp  4-5 lần năng xuất  các tinh dòng cỗ truyền ( tỉ như HL -HưngLộc 20 , HL 23, HL 24 , KM 94 ( Kasetsart 50 ) KM 60 ( Rayon 60 )… , góp phần  giúp cạnh tranh thắng lợi  công nghệ làm bột ngọt nước nhà, làm bột năng – tapioca, làm ethanol ( hình như có phần  tốt hơn cả từ bắp kiểu Hoa Kỳ hay từ mía, kiểu Brasil ? ), làm thực phẩm gia súc ( kể luôn cả lá chứa nhiều chất dinh duỡng tốt, nhiều protein …. ), bột pha trộn được với bột lúa mì lên men làm bánh mì tây phương đặc sản  kiểu Brasil  ăn sáng, pha trộn làm bánh phồng tôm Sa Giang – Sadéc … Diện tích khoai mì  các năm 2001 -2002 ở tỉnh Đồng Nai  là 16 000 ha gấp đôi diện tích các năm1999- 2000 , tuy ít hơn Tây Ninh, Bình Phuớc; năng xuất  có phần cao hơn 11 – 15t / ha,  nhưng còn kém năng xuất khoai mì trung bình ở Thái Lan 22- 25 t/ha, sau xa năng xuất các tinh dòng  cao năng tiềm thế  đã có trong nước là  50 -60t/ha.
       
     I- b . Tiến tới  chuyễn đổi cơ cấu vòng cung xanh – rau hoa, vòng cung trắng sửa tươi , các làng chuyên canh đặc sản
Đồng Nai phải lợi dụng tính cách ngọai ô của thành phố Sài Gòn làm ra vòng cung – vành đai rau đậu- vegetablescây cảnh hoa kiểng – flowers, bonsai- ornemental trees  quanh Sài Gòn, để phục vụ  phong phú hơn dân trung lưu yêu cầu mới cũ các thành phố, thị trấn đang  dâng cao hơn lên ở miền Đông Nam Bộ; bổ sung các  thực phẩm rau hoa cây kiểng bán ôn đới Đà Lạt – Bảo Lộc , Lâm Đồng  thiết lập cung cấp cho Pháp Kiều mất liên lạc với mẩu quốc thời điểm 1940:  nhấn mạnh đến những lòai  nhiệt đới  đã xuất khẩu được như dưa leo bé nhỏ- baby cucumber ,  khoai lang tía , cà chua , các lọai đậu , ớt , hành tây , hành ta… cố gắng dùng các kỷ thuật  canh tác tốt – GAP ( Good agricultural Practices )  nước sạch không ô nhiễm, kiểm dịch – vệ sinh đàng hoàng,  để bán ra rau  đậu tươi thay vì chỉ thường xuất khẩu dưới các thể chế biến đóng hộp, sấy khô hay đông lạnh. Một lọai rau mới phát triễn ở Long Khánh là rau lá nho , thay vi trồng ăn trái  nho ( hay làm rượu nho, bồ đào mỹ tửu) . nay trồng khai thác lá xuất khẩu sang Đông Âu và Trung Đông , dưới thể bảo quản đựng thùng nhựa kỷ thuật Hoa Kỳ công ty thực phẩm Mỹ Yeget thu mua; hom giống nho IAC mua từ Bình Thuận. Xây dựng những làng chuyên canh như đã thực hiện trong tỉnh nhà, 25 làng trồng các lọai nấm – mushroom cultivations : nấm mèo – Auricularia sp., nấm rơm Volvoriella sp ., nấm bào ngư Pleurotus sp -   nấm đầu đinh enoki, nấm đông cô … nấm dược phẩm Linh Chi reishi Ganoderma sp. ; sản luợng trên 30 000 tấn nấm tuơi ( 5000 tấn nấm khô )  vào năm 2007.  Tương tự cách thiết lập những làng trồng nấm  chuyên canh ở tỉnh Đồng Nai là những làng chuyên canh cây ăn trái “ tươi “( ăn quả ) như đã có làng bưởi Biên Hòa– TânTriều :   chuối , thơm dứa , đu đủ , sòai riêng , ổi xa lị, chuối bé- baby bananas  ngon ngọt hơn lọai chuối Già to ( chuối xiêm , chuối cau , chuối mật mốc, chuối ngự , chuối Đồng Nai… ),  nhãn, chôm chôm, các lọai mơ lông- dưa hấu -dưa gang Trung Á, và tại sao không  nhãn lồng, chùm bao “chanh dây “ – passion fruit  xứ nóng , cây bơ lòai lai cho xứ nóng, các lọai mận ta ( roi , đào –lý, táo ta ,  xơ ri Gò Công- Barbados cherries Acerola… ), táo ta – jujuba  nhiều giống cải thiện trái to ngon ngọt hơn các giống táo đào tiên, táo ta Thái Lan,  ngay cả chùm ruột, bần( bồ ) quân, bòn bon ngọt- langsat lịm Mã Lai, dâu da, dâu ta  đỏ ( nam trân )- rambai sp. cải thiện,  mảng cầu dai như đã có ở Tây Ninh, ngòai mảng cầu dai Tân Thành- Gò Công trước chiến tranh gần khí hậu biễn,  mảng cầu xiêm -corrosol giống mới Mexico , dừa lùn hay dừa xiêm… lấy nước uống ( không phải là nạo gáo, ép khô dầu lấy dầu xưa cũ )…         
         Mở rộng thêm cây ăn trái,  cũng như  các cây công nghệ lâu năm, tất nhiên phải  duyệt xét lại  chương trình trồng lại 5 triệu ha, quan niệm  còn hơi xưa cũ, quá thiên về môi sinh ôn đới hay bán ôn đới các nước đất rộng người thưa, trong khi nước nhà phần lớn khí hậu nhiệt đới hậu đất hẹp người đông. Ở tỉnh Đồng Nai, có lẽ nên duyệt lại cách thức  diện tích và ranh giới các rừng bảo vệ , rừng  bảo tồn nguyên thủy, lưu vực  thủy điện, thủy nông, công viên bảo tồn thực vật-động vật hiếm có, mục đích đúng kinh tế hơn, khoa học nhiệt đới hơn cho  các rừng  trồng lại lọai cây gỗ ,tre mây …Tỉnh Đồng Nai có chừng 180 000 ha đất lâm nghiệp, có ba công nghệ lâm nghiệp quan trọng cho nước nhà là giấy,  đồ tre mây và đồ mộc gỗ xẽ gỗ ván ( ? ). Mức xuất khẩu đồ mộc- tre mây của Việt Nam năm 2008 đã là 2, 4 tỉ đô la, giá trị trên xuất khẩu gạo và nhiều nông phẩm khác, chỉ sau ngư sản . Đồng Nai nổi tiếng  xa xưa là nơi rừng tre mây  bạt ngàn, một trong những tỉnh nhiều rừng tre nứa,  cao hơn mức trung bình cả nước có 1, 4 triệu ha  tre nứa, 10,5 % tổng diện tích đất  rừng lâm nghiệp , cung cấp mỗi năm  400- 500 triệu thân tre -nứa - luồng- mạy …  nhưng nay đã có dấu hiệu là thiếu tre làm giấy  ( nhà máy  giấy  Đồng Nai Cogido thời Cộng Hòa sử dụng nhiều lọai tre , chẳng hạn  các lọai tre lồ ô Bình Phước ) và công nghệ đan tre. Từ lâu Việt Nam  đã phải nhập khẩu  mây cho công nghệ, dù trong nước đã kiểm kê đến 30 lọai mây  trong số này có 10 lọai có gía trị kinh tế cao, nhiều lọai này hiện diện ở các  rừng  Đồng Nai ; mức xuất khẩu đồ mây Việt Nam chiếm trên 20 % thị trường quốc tế .  Mức nhập khẩu lên đến  33 ngàn tấn mỗi năm cho nhu cầu  mây tiêu thụ trong nước  và xuất khẩu tổng cọng  chừng 60 – 80 000 tấn một năm. Việt Nam đã có  2017 làng tiểu công nghệ tre mây  trong đó  723  làng chuyên đan mây. Trị giá hàng xuất khẩu tre mây đã đạt  219 triệu đô la năm 2007,  năm 2010 lên đến trên 300 triệu đô la Mỹ , bán cho 120 quốc gia trên thế giới và  xử dụng  trên 342 000 nhân công . Rừng Việt Nam sản xuất  chừng 3 triệu mgỗ  không đủ dùng cho  khỏang 1500  doanh nghiệp cưa xẽ , chế biến gỗ, làm các bàn ghế, tủ, giường thời trang, cận đại …  của  2 tỉnh  Đồng Nai, Bình Dương  cùng Thành phố HCM  nơi tập trung công nghệ này để xuất khẩu. Như đã kể trên , ngòai việc kiểm sóat lạm thác, Việt Nam cũng như tỉnh Đồng Nai cần duyệt xét lại việc bảo vệ , khai thác rừng tre mây , cố gắng tổ chức những làng chuyên trồng tre mây cho những khu vực tập trung được  quanh làng chừng  30 – 50 000 ha , như đã thành công trồng tre “ luồng”   Dendrocalamus barbatus  ở tỉnh Thanh Hóa hay trồng mây ( mây đan , mây manh, mây Bắc Bộ-  glutinous rattan ? ) cao năng và ngắn ngày,  chỉ 5 năm là khai thác được ở tỉnh Thái Bình.     
         Hai lảnh vực khác đáng nêu lên là chăn nuôi và ngư nghiệp lục địa. Nuôi gà thịt kỷ thuật Hoa Kỳ qui mô ở tỉnh  nhà còn nhỏ bé,  còn phụ thuộc quá nhiều về nhập khẩu bắp Hoa Kỳ, vì chương trình khoai mì chưa phát triễn hướng về chăn nuôi,  bắp lai cao năng chưa  phổ biến đủ kỷ thuật  chuyễn đổi cơ cấu sản xuất thích nghi đại trà  cao năng hơn, tuy Đồng Nai đã tiến bộ nhiều về  lai tạo các giống bắp lai cao năng sau 1975,  như đã nói trên. Hình như  mới đây, một cơ cấu chăn nuôi bò sửa liên doanh năm  2003 chánh phủ chỉ còn giữ 47.6 %  cổ phần mà thôi, là Vinamilk thay cho  công ty quốc doanh cũ  thành lập năm 1976, do một ban quản trị hòan toàn là phụ nữ,  đã thành công   cung cấp  một triệu cốc sửa tươi  một ngày cho trẻ em, thu mua  các trại chăn nuôi bò sửa tỉnh nhà . Đầu thập niên 1960, trại bò sửa  thử nghiệm tân tiến Úc Châu viện trợ thành lập đầu tiên ở Bến Cát – Bình Dương, đã bị tàn phá vì chiến tranh .
        Sản lượng thủy sản nuôi trồng  đã tăng hơn gấp đôi từ  6131 tấn năm 1995,  lên đến  trên 13 000 tấn năm 2002, còn có thể tăng thêm hơn nữa  khi sử dụng đúng tiềm năng các hồ trử  nước thủy điện : hồ Trị An  diện tích mặt nước  32 300 ha và hồ La Ngà…, cũng như 60 sông suối, kênh, đất thấp đầm lầy hệ thống sông Đồng Nai đặc biệt nuôi cá bè như đã nói ở phần tổng quát , nuôi tôm nước ngọt , cá nước ngọt như cá tra, cá rô phi , điêu hồng tòan đực hay các lọai khác của sông Đồng Nai và chi nhánh v .v… góp phần tăng sản lượng xuất khẩu thủy sản tòan quốc năm 2010,  đã đạt  5.034 tỉ đô la- USD  ( vượt kế họach dự trù là 4.5 tỉ )  và 1 353 triệu tấn.                 
       
    I – c . Tiến thêm về  các cây công nghệ lâu năm: cà phê vối Robusta , cao su cao năng ba công dụng,  cây hột điều tháp tinh dòng cao năng , tiêu xen kẻ cây hột điều đất xám  … , chú  tâm hơn nữa về cách chế biến làm sạch hay bớt ô nhiễm…
       
Cà Phê Robusta Đồng Nai
      Có lẽ tốt hơn nữa cho nông nghiệp tỉnh Đồng Nai là mở rộng thêm và cải thiện năng xuất , phẩm giá các cây lâu năm công nghiệp  như cà phê , cao su , hột điều , ( hồ ) tiêu. Khí hậu , đất đai Đồng Nai rất thích hợp cho  lọai cà phê vối Robusta. Diện tích cà phê Robusta không đáng kể ở tỉnh Đồng Nai trước năm 1975,  năm 2004 đã đứng hàng thứ tư  nước nhà,diện tích trên 60 000 ha , chỉ sau  Đắc Lắc ( Ban Mê Thuột )  234 000 ha , Lâm Đồng 100 000ha và Pleiku – Gia Lai  75 000 ha ,  trong tổng số  506 500 ha cà phê tòan quốc năm đó.  Góp phần đưa Việt Nam lên hàng thứ nhì xuất khẩu mọi lọai cà phê,  sau Brasil, trên hẳn Colombia, Inđônêxia và Bờ Biễn Ngà- Côte d’ Ivoire  và hàng thứ nhất xuất khẩu cà phê vối  Robusta,có tỉ lệ cafêin  cao nhất. 
Năm  2008 , Việt Nam đã xuất khẩu  994 000 tấn cà phê, đa số là Robusta, trị gíá 2. 003 tỉ đô la Mỹ  và năm 2009 xuất khẩu 1183000 tấn, trị  giá lại thấp hơn 1. 731 tỉ. Năm 2010. Việt Nam xuất khẩu  1200000 tấn, 20 -30 000 tấn cao hơn 2009,  nhưng trị giá cũng chỉ là tương đương 1. 7 tỉ đô la .  Năm nay 2011,  cà phê lên gíá lại  trên thương trưòng quốc tế và  ước lượng quốc tế sẽ còn tăng thêm nữa  những năm tới, nên chắc chắn tỉnh Đồng Nai sẽ còn tăng thêm  diện tích và sản lượng cà phê . Vì không những Đồng Nai có thể có đủ nước tuới dặm mùa khô cho cà phê  khỏi rụng hết hoa đầu mùa  lỡ khi  mưa đến chậm, cà phê cần nhiều nhân công chăm sóc , thu họach , 230 ngày công/ ha . Hệ thống thu mua cà phê  cũng rất có lợi cho nông dân tiểu điền sản xuất; theo nhiều nghiên cứu cho biết 90% tiền bán FOB ( Free On Board )được hòan lại cho nông dân. Đồng Nai còn có lợi  nhờ công ty Thái Hòa thu mua, sản xuất, chế  biến cà phê ngay tại  khu công nghệ tỉnh nhà, tương tự công ty cà phê  Tây Nguyên ở Ban Mê Thuột vậy đó. Cũng như lúa gạo và nhiều nông phẩm khác, vấn đề cho ngành cà phê Việt Nam là phẩm giá và  nhãn hiệu- brand name đặc hửu cà phê nước nhà  để tăng thêm trị giá xuất khẩu, nâng cao thêm lợi tức cho các tiểu điền trồng cà phê. Sản lượng cà phê Việt Nam  xuất khẩu,  như đã biết, đứng hạng nhì thế giới, nhưng chỉ được xếp vào hạng tư trên cương vị phẩm giá !    

Cao Su 
        Thứ đến là cao su thiên nhiên Ngân Hàng Đông Dương cũ đầu tư tài trợ lập các đồn điền- đại điền Pháp phần lớn trên đất đỏ latosols, nay cọng thêm các tiểu điền Việt  trên các đất đai hệ thống sông Đồng Nai.  Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu  650 000 tấn cao su thiên nhiên  trị giá 1.593 tỉ đô la và năm 2009 tăng lên 731 000 tấn, trị giá 1. 227 tỉ đô la. Giá cao su thiên nhiên tiếp tục gia tăng , nên xuất khẩu cao su là 783 000 tấn năm 2010, trị giá 2. 37 tỉ đô la
Diện tích phát triễn cao su cao năng trên đất đỏ, nâu  đỏ latosols tỉnh nhà  gần cạn kiệt, khai thác hết. Vì vậy phải tìm cách trồng cho được cao su cao năng trên đất phù sa như  Đồn diền Pháp cũ Michelin đã  làm ở Dầu Tiếng hay tiến thêm , hòan tất mau hơn các thử nghiệm  cao su trên đất đất xám bạc màu có kết von laterit khá xa mặt đất, địa phương gọi là “ đất khốp” ,  lọai ít khi ngập nước nhiều tháng, và tỉnh Đồng Nai có vũ lượng cao hơn 1000 m , một giới hạn mức tăng trưởng cây cao su đáng kể trên đất khốp.  Ngòai  việc thực hiện trồng 200 000 ha cao su trên đất đỏ ở Lào, ở Cam Bốt; diện tích các doanh nghiệp trồng cao su Việt Nam  ( tập đòan  công nghiệp Cao su Việt Nam VRB , Đắc Lắc,  Bình Định, CP Hòang Anh Gia Lai v.v…),  đã đạt  54 640 ha ở Lào từ năm 2005 đến năm 2010 . Khả năng cải thiện năng xuất với các tinh dòng và kỷ thuật chăm sóc vườn cao su cận đại  tỉnh nhà đã có sẳn, nên mức sản xuất  còn có thể gia tăng , cũng như  diện tích khai thác tổng diện tích trồng mới đến 60%. Áp dụng trồng các giống nguồn gốc Mã Lai, có khả năng làm bột giấy và làm  gỗ cưa-xẽ, kỷ nghệ đồ mộc - furniture nước nhà còn nhập khẩu  nguyên liệu đến hơn 1 tỉ đô la ,  khi  vườn già cỗi phải trồng lại, có thể  khích lệ giúp tiểu điền cao su trồng lại vườn già cỗi hay  nới rộng diện tích  với các cao su giống mới cao năng, đa dụng hơn . Một khó khăn khác có thể giới hạn phát triễn  cao su thiên nhiên tương lai là  chế biến mũ cạo thành sản phẩm xuất khẩu tương đối  khá ô nhiễm, nên Việt Nam cần phối hợp với Thái Lan , Mã Lai Á ….tìm cho được các giải pháp sạch hay bớt ô nhiễm  . 

Hột Điều 
           Hột điều cũng là một  xuất khẩu mới gần đây và quan trọng ở tỉnh nhà. Trồng được trên đất xám bạc màu, một lọai đất  diện tích lớn ở Đồng Nai.  Năm 2000, Việt Nam chỉ mới sản xuất 19 000 tấn . Năm 2007 đã xản xuất 157 000  tấn, năm 2010  lên đến 196000 tấn , gíá trị xuất khẩu 1. 14 tỉ đô la. Vấn đề cho ngành trồng hột điều là phải tìm cách tăng gia 3- 4 lần  năng xuất,  tháp các tinh dòng cao năng trên các  vườn tiểu điền trồng giống sa cạ không tuyễn chọn , năng xuất rất thấp kém. Cố gắng chấm dứt nhập khẩu hột nguyên liệu chưa chế biến từ Phi Châu (Côte D’ Ivoire hiện chiếm 50% tô/ng số,  trước  đây là Tanzania, Mozambique … , và từ Cam Bốt ( trước đây là từ Ấn Độ ) càng sớm càng hay.

         Cuối vùng là tiêu ( hồ tiêu ) .  Năm 2007, tỉnh Đồng Nai cũng đứng  thứ tư  sản xuất tiêu , khỏang 5000 ha , sau Bình Phước 13 000 ha,  Đắc Lắc 9000 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu  76000 ha. Mức xuất khẩu tiêu tòan quốc năm đó là 82 000 tấn.  Năm 2010 đạt 110 000 tấn,  trị giá  trên 390 triệu đô la.  Tiêu Đồng Nai tập trung  ở vùng đồi núi  huyện  Xuân Lộc, trên cả đất đỏ lẫn đất xám bạc màu.  
Tiêu Định Quán - Đồng Nai 
Áp dụng đúng kỷ thuật, tiểu điền thu họach trên đất đỏ đến  7- 8 tấn tiêu  khô / ha.  Trên đất xám bạc màu , năng xuất kém hơn ; nhưng đa số nông dân Đồng Nai trồng tiêu xen kẻ với các  vưòn hột điều, thu lợi gấp ba bốn lần thu họach hột điều riêng rẽ, vì  đầu năm 2011, giá  tiêu gấp ba lần giá hột điều, và năng xuất tương đương trên đất xám bạc màu. Vấn đề là thiếu nhân công thu họach tiêu, vì lao động đã đi làm tại các công ty, xí nghiệp; không thu họach kịp để tiêu quá già,  trụ tiêu sẽ suy và giảm năng xuất vụ tới.         
       

             II – Phát triễn công nghệ 
        
            Tăng trưởng công nghệ ở tam giác đất hứa  đứng hạng nhất nước nhà .
            
          Đồng Nai thuộc  vùng trọng điểm phát triễn phía Nam gồm TP HCM – Sài Gòn , tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hình thành một tam gíác  đất hứa - tăng trưởng ( không gồm Bình Dương ), tiến triễn nhanh mạnh, tạo sức hút, lực kéo  đối với các lảnh thổ xung quanh, chuyễn đổi kinh tế theo “ hướng rồng bay”, hội nhập vào nền kinh tế Đông Nam Á  và quốc tế .        
           GDP của Việt Nam mỗi đầu người, năm  1990, khỏang trên 200 đô la Mỹ đôi chút, chỉ mới tương đương với Hàn Quốc cuối thập niên 1960 ( lúc này GDP mỗi đầu người Hàn Quốc còn bị dư hưởng chiến tranh Triều Tiên thua  kém Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam được an bình 5 năm, không chiến tranh ). Nhưng cơ cấu GDP  của tam giác tăng trưởng đất hứa, lúc này  đã tương đương với cơ cấu GDP Hàn Quốc  nữa cuối thập niên 1980 , thời điểm Hàn Quốc đang cất cánh kinh tế– take off  , “hóa rồng” ở Đông Nam Á(  gồm 4 nước là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore ; rồng là tên gọi  các nước hay lảnh thổ mới đang công nghiệp hóa NIC – Newly Industrializing Countries ) . Nếu kể riêng rẽ thì Saigon -TP HCM năm 1995 , đã có cơ cấu  kinh tế tương tự  của những nước  có thu nhập cao trên thế giới ( nông lâm ngư nghiệp : 3% , công nghiệp và xây dựng: 42%,  dịch vụ 55% ).  Còn Đồng Nai có cơ cấu kinh tế của các nước có thu nhập trung bình ( 12 % , 37 % và 51 % ) . Cơ cấu kinh tế Đồng Nai, năm 2009, dù ở thời điểm Việt Nam phát triễn suy thóai như mọi nước trong vùng, vẫn ở mức tăng trưởng  9 % và đạt tỉ lệ 10% ở nông lâm ngư nghiệp,  40% ở công nghiệp – xây dựng, 30% ở dịch vụ . Chín tháng đầu năm 2009  đã tạo ra hơn 85 000 công ăn việc làm, đưa mức lợi tức trung bình mỗi đầu người  lên đến 1403 đô la Mỹ, hạ tỉ số gia đình nghèo khổ xuống mức 6.9 %; chiếm  4 %  GDP tòan quốc và đứng hạng 5  đóng góp vào ngân sách quốc gia.                     
            Thập niên 1990, Việt Nam thiết lập những vùng hành chánh đặc biệt  để thu hút đầu tư ngọai quốc trực tíếp, khích lệ xuất khẩu, khuyến khích đầu tư đồng đều hơn khắp xứ sở.  Đó là những công viên hay vùng công nghệ-industrial parks, industrial zones, có anh giới địa lý  định sẳn,   đúng theo các luật lệ điều hành chánh quyền ban hành  và thường chứa nhiều đặc ân  dành cho đầu tư . Gồm 4 lọai :  * vùng công nghệ- Industrial zones  là những khu vực đặc thù chuyên  chế tạo – manufacturing   sản phẩm công nghệ và  cung cấp dịch vụ cho  công nghệ chế tạo; *vùng chế xuất - Export  Processing zones chuyên môn sản xuất những hàng hóa xuất khẩu ; * mới gần đây là vùng công nghệ cao kỷ tri thức- High Tech zones  chuyên môn làm khảo cứu, phát triễn và ứng dụng cao kỷ: * vùng Kinh tế- Economic  zones . Khích lệ là miễn thuế một thời gian – tax holidays, giảm bớt thuế lợi tức  tổ hợp ,gác lại thuế quan và thuế đánh trên đầu vào sản xuất và nhà máy và những tỉ xuất ưu đải  tiền thuê đất đai.
         Chắc chắn là  các vùng này đã đóng một vai trò quan trọng  phát triễn sản xuất địa phương và thu hút  đầu tư ngọai quốc. Đến cuối năm 2008, Việt Nam đã thiết lập  219 vùng đặc biệt này, thu hút  trên 16 tỉ đô la dự án tư bản đầu tư trực tiếp. Công nghệ điển hình là tơ sợi, áo quần, điện  tử, nhựa dẽo – plastics và chế biến nông phẩm. Riêng trong năm 2008, 49 vùng công nghệ mới đã được thành lập ở vùng phát triễn trọng điểm kinh tế phía Nam ( gồm thêm tỉnh Bình Dương , ngòai tam giác tăng trưởng) , tổng diện tích là 15 675 ha  và  8 vùng cũ  đang được nới rộng, tăng thêm  2 810 ha. Ở tam giác tăng trưởng “ đất hứa” ,  tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  dẫn đầu  tòan quốc, thu hút  4.5 tỉ đô la đầu tư ngọai quốc năm 2008 và tỉnh Đồng Nai thu hút  1.01 tỉ. Năm 2000, tỉnh Đồng Nai  đã xây dựng 14 khu công nghệ .
        
         Thúc đẩy tăng trưởng  nhờ thiết lập, hình thành các công viên vùng công nghệ, khu chế xuất…
         
          Sau đây là tóm tắt tình hình 8  khu- công viên công nghệ điển hình tỉnh Đồng Nai, tính đến tháng 5 năm 2011:  
           
              1- Vùng công nghệ I Biên Hòa,  ở phường An Bình thị xã Biên Hòa, cách thành phố Sài Gòn  25 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Vũng Tàu  90km.  Diện tích  335 ha, trong đó diện tích cho thuê là  231 ha, đã cho thuê hết 100%.  Hạ tầng cơ sở đã làm xong tất cả đường xá  giao thông nội khu, mọi mương hào thóat thủy, có một trạm biến điện  125 MVA từ mạng lưới điện quốc gia, nhà máy nước Thủ Đức cung cấp  25 000 m3 một ngày, thông tin và viễn thông thuận tiện khắp nước và ngọai quốc, có nhà máy làm sạch phế thải chất lỏng và mọi cơ sở công cọng dịch vụ hòan tất. Hiện có  90 dự án, tư bản đăng ký lên trên 326 triệu đô la Mỹ. Đầu tư ở các lảnh vực: chế biến thực phẩm, hóa chất,vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử,  giấy và dịch vụ.
              2- Vùng công nghệ II  Biên Hòa, ở phường Long Bình , thị xã Biên Hòa, đối diện vùng công nghệ I Biên Hòa. Diện tích  365 ha, trong đó có 261 đất cho thuê,  đã cho thuê hết 100 %. Hạ tầng cơ sở cũng đã làm xong mọi đường xá giao thông nội khu và mọi mương hào thóat thủy, có một trạm biến điện  63 MVA sẽ nâng cấp lên  80 MVA từ mạng lưới điện quốc gia, nhà máy nước Biên Hòa cung cấp 15 000 m3 một ngày, thông tin và viễn thông thuận tiện khắp nước và ngọai quốc, có nhà máy trị liệu phế thải chất lỏng cho tòan vùng công xuất ở giai đọan1 là  4 000 m3 /ngày . Hiện có 126 dự án, tổng cọng tư bản đăng ký là 1396 triệu đô la Mỹ. Lảnh vực đầu tư gồm: sản phẩm, nông phẩm  và chế biến thực phẩm, áo quần và tơ sợi, châu báu nữ trang, hàng mỹ nghệ, giày dép,  đồ ăn mặc thể thao, gói ghém cao phẩm, các sản phẩm công nghệ từ cao su thiên nhiên, sành sứ, gương, xưởng ráp hàng điện tử, đồ phụ tùng cho computer, các bộ phận điện tử,  chế tạo mọi lọai  dây điện, mọi vật dụng điện, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến gỗ điêu khắc, chạm trỗ đồ gỗ, các phụ tùng xe hơi và xe gắn máy, xưởng ráp xe hơi và xe  gắn máy, các sản phẩm ngành dược các dụng cụ y khoa và thuốc ta từ cây cỏ, hột PVC và hàng hóa chất nhựa dẻo, các bộ phận cơ khí và kim lọai máy móc và trang bị công nghệ.               
Khu Công Nghệ Gò Dầu
            3 -  Vùng công nghệ Gò Dầu, ở làng Phước Thái, huyện Long Thành. Diện tích 136,7 ha, diện tích cho thuê  116.3 ha ( không kể 120 ha công Ty Vedan đã thuê ), chỉ mới cho thuê đất 85.08 %.  Đường xá và mương hào hạ tầng cơ sở đã hòan tất, cũng như trạm biến điện  40MVA từ mạng điện quốc gia, đã xây cất nhà máy nước dung tích 10 000 m3 / ngày, thông tin viễn thông thuận tiện khắp nước và ngọai quốc, đã xây cất nhà máy trị liệu chất lỏng phế thải, dung tích 1000 m3 / ngày. Hiện có  14 dự án, tư bản đăng ký là  370 triệu đô la. Lảnh vực đầu tư gồm vật liệu xây dựng,bộ phận cơ khí, chế tạo và sửa chửa  các máy móc – trang bị xe cộ, tơ sợi,áo quần,  nhuộm, các đồ điện và điện tử, các hóa chất công nghệ và nông nghiệp, thực phẩm, các chế biến thực phẩm và nông phẩm, và công nghệ khác không làm ô nhiễm nặng nề.     
Khu Công Nghệ Amata 
            4-  Vùng công nghệ Amata, ở phường Long Bình, thị xã Biên Hòa. Diện tích 410 ha,129 ha cho giai đọan 1. Diện tích đất cho thuê là 100 ha và đã cho thuê 90 ha. Tiền thuê đất thay đổi tùy loại công nghệ ; giảm bớt cho công nghệ sử dụng diện tích lớn và  hay cao kỷ .Về hạ tầng cơ sở đã  hòan tất mọi đường xá nội vùng và mương hào  thóat thủy; đã có trạm biến thế 40 MVA, đang xây dựng nhà máy điện cho tòan vùng Amata  công xuất 120 MVA ;  nhà máy nước dung tích 30 000 m3 / ngày, thông tin và viễn thông thuận tiện đến khắp nước và ngọai quốc. Có một nhà máy trị liệu chất phế thải lỏng dung tích 1000 m3/ ngày. Hiện có  46 dự án, tư bản đăng ký lên đến 320 triệu đô la . Lảnh vực đầu tư gồm computer và các bộ phận, thực phẩm và chế biến thực phẩm, chế tạo hay ráp các sản phẩm điện , cơ khí và điện tử, sản phẩm da, áo quần, len, giày dép, nữ trang châu báu, hàng mỹ phẩm, phấn son, dụng cụ thể thao , sản phẩm plastics, gói ghém, các sản phẩm công nghệ từ cao su thiên nhiên, sành sứ, guơng kiếng, thép xây dựng,  công ten nơ thép, đồ phụ tùng xe hơi, chế tạo xe hơi, hóa chất cho bê tông, thực phẩm và chế biến thực phẩm, tơ sợi, nhà máy xay bột mì, mì ăn liền, các hàng tiêu thụ khác, tu bổ máy kéo ( máy cày ), sơn cao cấp mọi lọai, các chất dính công nghệ, chai đựng khí dầu, khăn vệ sinh, khăn bàn, lưới cá, hóa chất : sợi PE, hột plastics, bột màu công nghệ, dược phẩm, dược liệu cây cỏ, thuốc bảo vệ mùa màng, các thành phần bê tông ép trước, bê tông  tươi.   
             5- Vùng công nghệ Loteco, cũng ở phường Long Bình, thị xã Biên Hòa. Diện tích giai đọan 1 là 100 ha, kể cả  40 ha dành cho khu chế xuất tương lai. Đất cho thuê là 72 ha, đã cho thuê 72 ha ( 49.01 % ). Về hạ tầng cơ sở đã hòan tất mọi đường xá nội vùng, mương hào thóat thủy; đã có nhà máy điện công xuất 3.2 MW, 6MW từ mạng lưới quốc gia và sẽ thiết bị thêm cho đến 40 MW;
khu Công Nghệ Loteco
được cung cấp nước 6000 m3 / ngày, thông tin viễn thông thuận lợi khắp nước và ngọai quốc, có nhà máy trị liệu chất thải lỏng dung tích 1500 m3 / ngày. Hiện có  22 dự án, tư bản đầu tư đăng ký lên đến 151 triệu đô la. Lảnh vực đầu tư gồm: thiết bị điện tử computers và ngọai vi, chế tạo và ráp các sản phẩm cơ khí, điện và điện tử, dây, cáp, chế tạo các phụ tùng xe hơi và các phương tiện chuyên chở khác, chế tạo xe mô tô và phụ tùng công nghệ tơ sợi và áo quần, đồ da, giày dép, sản xuất và chế biến thực phẩm, dụng cụ quang học, đá qúi, mỹ nghệ, phấn sáp,  dụng cụ thể thao và đồ chơi trẻ em, dụng cụ y khoa,  sản phẩm plastics và kim lọai ,  dụng cụ gia dụng, đồ sành sứ- gương kiếng và pha lê, dụng cụ cơ khí chính xác, thép xây dựng, ống thép, vật liệu xây dựng guơng kiếng xây dựng và khắc chạm nổi – relief glass, sản phẩm cho tàu đi biển , đồ gói ghém mọi kiểu, dụng cụ thông tin, kỷ thuật sinh học,  thuốc men cho người và cho súc vật, công nghệ giấy ( ngọai  trừ bột giấy ) chế biến gỗ nội địa hay gỗ nhập khẩu, kỷ thuật in, dụng cụ máy móc và sản phẩm cho các nhà máy trị liệu phế thải công nghệ, hóa chất cho  các  doanh nghiệp sản xuất dùng ở các vùng chế xuất hay vùng công nghệ khác.     
             6- Vùng công nghệ Hố Nai, ở làng Hố Nai và Bắc Sơn, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Diện tích 523 ha ,  230 ha cho giai đọan 1. Đất cho thuê  145.94 ha, đã cho thuê  83.65 ha ( 57.32 % ). Về hạ tầng cơ sở đã có điện đến 150 KVA, thông tin và viễn thông thuận tiện khắp nước và ngọai quốc. Đầu tư đang tiến triễn song song với hòan tất đồng bộ  hệ thống điện, nước, viễn thông, thóat thủy, trị liệu chất  phế thải. Hiện đã có 66 dự án, tổng số tư bản đăng ký  trên 219 triệu đô la. Lảnh vực đầu tư gồm:  công nghệ may mặc,  ráp các thành phần điện và điện tử, ráp xe hơi và xe mô tô, xe gắn máy, công nghệ mùi vị, hóa chất phấn sáp, vật liệu xây dựng, dụng cụ trang trí nội gia, đồ gỗ, dụng cụ điện gia thất, dịch vụ ngân hàng, bưu điện, nhà kho và xây cất nhà máy cho thuê. 
Quy Họach KCN Sông Mây
             7-  Vùng công nghệ Sông Mây, ở làng Bắc Sơn, huyện Thống Nhất. Diện tích  427 ha, dành 227 ha cho đợt đầu.  Đất cho thuê  158 ha , đã cho thuê  52.88 ha ( 33.47% ). Về hạ tầng cơ sở đã có thông tin và viễn thông thuận tiện đi khắp nước và ra ngọai quốc.
Đầu tư đang tiến triễn song song với hòan tất đồng bộ hệ thống điện, nước, viễn thông, thông tin, thóat thủy, trị liệu phế thải. Hiện đã có  19 dự án, tư bản đầu tư đăng ký 190 triệu đô la. Lảnh vực đầu tư gồm: chế tạo cơ khí, ráp sản phẩm điện tử, chế biến thực phẩm, dược phẩm, đồ da, áo quần.
           8-   Vùng công nghệ Nhơn Trạch 1 ( còn có tên là Tuy Hạ A ), ở làng Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Diện tích  430 ha. Đất cho thuê 323 ha. Đã cho thuê 213.72 ha ( 66. 16 % ). Về hạ tầng cơ sở, đã hòan tất  đường xá nội dịa và  mương hào; thông tin và viễn thông thuận tiện đi khắp nước và ra ngọai quốc, đã có một trạm biến điện phụ 110KV/220KV công xuất 56 MVA, có một nhà máy bơm nước ngầm cung cấp  4500 m3 / ngày, sẽ nâng cấp cung cấp 15 000 m3 / ngày, đã có nhà máy trị liệu chất phế thải lỏng, dung tích 4000 m3 /ngày. Hiện có  47 dự án, tư bản đầu tư đăng ký  449 triệu đô la , trong số này 17 dự án đã họat động, 5 đang xây cất và  10 đang sửa soạn.
KCN Nhơn Trạch
Lảnh vực đầu tư gồm: vật liệu xây cất, cơ khí, dụng  cụ cơ khí chính xác sản xuất và  sửa chửa  máy móc xe cộ, dụng cụ , tơ sợi , áo quần , nhuộm, các đồ điện và điện tử, hóa chất  công nghệ, nông nghiệp và thực phẩm chế biến  thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp, các công nghệ khác không gây ô nhiễm nặng nề.

         Tính đến tháng 30 tháng 8 năm 2010 , theo  Bồ Ngọc Thụ ,  giám đốc Qui họach và Đầu tư ở tỉnh Đồng Nai , trả lời các phỏng vấn của  các phóng viên  Tin Tức Kinh tế Việt Nam – Việt Nam Economic News,  tỉnh Đồng Nai đã có   981 dự án  ngọai quốc đầu tư trực tiếp ( FDI ), tổng số tư bản đăng ký là 18.37 tỉ đô la Mỹ  . Khỏang 89.85 tỉ  trong thời gian  2006 – 2010. Cho đến nay , có 32 quốc gia  hay lảnh thổ  đầu tư vào Đồng Nai,   theo thứ tự dẫn đầu  là Đài Loan ,  Hàn Quốc, Nhật Bổn,  các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN,  hiệp Hội Âu Châu  và Hoa Kỳ . Âu Châu và Hoa Kỳ  đã Đầu tư Trực tiếp – FDI hơn 11. 4 tỉ thời gian 2006- 2010, cao  hơn qui họach dự liệu chỉ 5 tỉ mà thôi. Trước năm 2006, đa số các dự án FDI  đầu tư vào  khu vực công nghệ. Thế nhưng sau 2006, các dự án dịch vụ và cao kỷ  đã gia tăng, đúng  theo  sách lược  ưu tiên đầu tư vào tỉnh nhà.

           Các nước Đông Nam Á  đặc biệt đầu tư  vào 113 dự án ở tỉnh Đồng Nai, nghĩa là 11.5% tổng số dự án ở tỉnh nhà, tư bản đăng ký 3. 4 tỉ đô la , chiếm  18.13 %  tổng số.  Cả thảy có  99 doanh nghiệp ASEAN làm nghiệp vụ trong tỉnh,  tổng số đầu tư trị giá 1.7 tỉ (   chiếm  51.7 %  tổng số tư bản đăng ký )  và sử dụng 26 500 lao động. Doanh nghiệp tên tuổi là  CP Việtnam Co.Ltd,  Amata Vietnam Joint stock Company, TPC  Vina Plastic and Chemical Co. của Thái Lan,  Hualon Vietnam,  Betjara –D2D của Mã Lai Á,  Haiyatt Vietnam Co . Ltd của Singapore, San Miguel của Phi luật Tân, UICViệtnam của  Inđônêxia,  và  Roam Riva Chiung của Brunei.  Các hảng ASEAN thích nghi mau lẹ nhất  hiểu biết  các thủ tục doanh nghiệp tại Viêt Nam ,cho nên  thành công ở tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam  đa phần có quy mô nhỏ, định hướng xuất khẩu và tỉ xuất lợi nhuận thấp, chủ yếu làm  thầu phụ  cho các công ty đa quốc gia lớn hơn và  do đó  thường nằm trong khâu thấp nhất  của chuổi giá trị  sản phẩm  Diều tra cho biết  các doanh nghiệp FDI chỉ tiêu thụ  một lượng hàng hóa nhỏ  và dịch vụ trung gian nội địa, có đến 54 %    nguyên vật liệu được FDI nhập khẩu do vật hiệu ứng  năng lực công nghệ và kỷ năng quản lý bị hạn chế , không mấy kích thích sản xuất trong nước . Do đó chiến lược  phát triễn kinh tế nước nhà, cũng như riêng tỉnh Đồng Nai, dựa nhiều  vào FDI sẽ không bền vững. Cần sửa đổi theo hướng hội nhập tốt, nghĩa là thu hút  FDI chất lượng cao để phát huy nội lực, nâng cao  năng lực cạnh tranh  các doanh nghiệp trong nước ( FCI ), kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, sử dụng thông minh hơn các  nguồn lực sẳn có ….
        
         Những tiến triển ưu,  khuyết điểm  vài công nghệ then chốt,  còn ít  lạm bàn
       
         Chúng tôi đã lạm bàn khá nhiều về phát triễn công nghệ nguyên liệu nông lâm ngư và công nghệ tơ sợi  may mặc nước nhà ở các làm bàn về một số tỉnh, trong 63 tỉnh nước nhà. Nay chỉ lạm bàn thêm về vài lĩnh vực công nghệ liên quan đến tỉnh Đồng Nai, ít khi được nói đến .

             * Công nghệ cơ khí mà nhản hiệu điển hình  là VIKINO, thành lập năm 1967,  thuộc vùng công nghệ I Biên Hòa, trước năm 1975, chủ yếu ráp các bộ phận máy cày nhỏ kiểu Kubota, Nhật Bổn, nhưng đã chuyễn đổi mạnh cơ cấu từ 1975 đến nay để trở thành một  công ty  cơ khí máy móc  chế tạo nông cơ ( nông cụ cơ giới) hạng nhất nước nhà . Đặc biệt là sản xuất các lọai động cơ  diesel từ 6 đến 30 mã lực theo kỷ thuật tân tiến nhất của Nhật và hiện đang cố gắng họa kiểu, phát huy  R&D, sản xuất, giao hàng, sửa chửa hậu cung cấp, một động cơ hiệu năng hơn, sạch phát thải hơn, không những cho Việt Nam và  khắp các nước ASEAN . Việt Nam hiện có 3100 doanh nghiệp công nghệ cơ khí  - mechanical engineering industry, quốc doanh, tư doanh và công ty FDI. Chỉ gần phân nữa các công ty này là các công ty lớn  chế tạo, ráp máy móc và thiết bị. Tư bản quốc doanh  chiếm 380 triệu đô la Mỹ; tư bản các công ty FDI  là 2.1 tỉ đô la. Công ty FDI  đầu tư chủ yếu về ráp xe hơi, xê mô tô, xe gắn máy và các đồ gia dụng.  Ưu tiên phát triễn dành cho 8 khu vực sau đây:  các động cơ sản xuất tòan diện thiết bị- giàn sản xuất; máy móc cho sản phẩm nông nghiệp, dụng cụ làm máy móc, máy móc xây dựng, công nghệ đóng tàu, thiết bị điện và điện tử  công nghệ xe hơi và công nghệ  chuyên chở. Các công ty Việt Nam  đã bước nhanh hướng về  khả năng chế tạo các sản phẩm cơ khí. Trong thời gian  2001- 2007, mức tăng trưởng trung bình   là 22 %  và đã  thõa mãn 40 % yêu cầu nội địa. Sản xuất mỗi năm 150 – 185 000  động cơ diesel, 100- 135 000 motor điện, 33- 50 000 máy biến điện, 8000 dụng  cụ máy móc …  Đồng thời các công ty  công nghệ cơ khí Việt Nam luôn luôn  góp sức  ở những  dự án công nghệ quan trọng  như làm nhà máy xi măng ,  các nhà máy nhiệt điện hay thủy điện, nhà máy lọc dầu Dung Quất, cơ xưởng đóng tàu thủy và nhiều công nghệ khác. Nhưng  ngành công nghệ này chỉ cạnh tranh được với những công tác  phần lớn đơn giản  như hàn xì , làm các  cơ cấu khung hay không phải  là tiêu chuẩn thép. Ngành công nghệ xe hơi và đóng tàu thủy  là những thí dụ tốt đẹp cho khu vực này.  Các chuyên gia nhìn thấy yếu kém ở mọi mức độ khác về  đóng góp vào phát triễn của công nghệ địa phương ở những khu vực như   đúc, rèn,  tạo ra bán sản phẩm  lớn,   trị liệu bằng nhiệt , trị liệu mặt bằng  và chế tạo các  sản phẩm  phẩm giá tiêu chuẩn cao . Những  thừa tố  các công ty công nghệ cơ khí cần khắc phục hầu cạnh tranh quốc tế được gồm những nhược điểm sau đây: nhiều máy móc trang bị  với những kỷ thuật rất xưa cũ, thiếu thông tin và khả năng cọng táctrong nước, thiếu tin tưởng  vào phẩm giá các sản xuất trong nước, các công ty  chuyễn về hướng kinh tế thị trường  quá chậm chạp  không đủ khả năng cạnh tranh  trên  một thị trường tòan cầu canh tranh nhau rất lớn, thiếu tư bản đầu tư vì các công ty thường không muốn lảnh trách nhiệm làm đầu tư tư bản lớn hơn, thiếu thông tin  thị trường quốc tế. Nhập  khẩu máy móc vào Việt Nam tăng từ 748 triệu đô la năm 1986 lên  đến 21.5 tỉ năm 2008. Máy móc Việt Nam xuất khẩu tăng từ 1.86 tỉ năm  2008, 2.003 tỉ năm 2009 và 2. 4 tỉ ( ? ) năm 2010. Chứng tỏ  dù sao đi nữa công nghệ cũng có nhiều tiến bộ .
Sản xuất bản mạch in điện tử tại Nhà máy Fujitsu VN, KCN Biên Hòa 
            *  công nghệ điện tử , mà điển hình  là công ty Fujitsu  Computer Products of Việtnam, Inc., ở vùng công nghệ II Biên Hòa, có nhà máy PCBA làm chip ( vi xủ lý ) cao tốc,  rất chính xác và họat động không ngừng.  Công nghệ  điện tử  đã xuất hiện ở Việt Nam kể từ thập niên 1975,  khi hảng Sanyo  mở nhà máy ti vi và rađiô, nay là công ty Vietronics Biên Hòa  dưới hình thức một thỏa hiệp môn bài- licence agreement. Nhưng sau “ Đổi Mới” ( 1986 )  công nghệ mới thật   tăng trưởng có ý nghĩa.  Vào thập niên 1990, một lọat công ty liên doanh với các công ty ngọai quốc được thiết lập. Nhũng năm gần đây, càng ngày càng nhiều công ty  ngọai quốc đã thiết lập các chi nhánh ở Việt Nam.   Tỉ như Canon Vietnam Co. Ltd, Fujitsu Viêtnam Ltd  hay Intel Product Vietnam Co. Ltd.  Cũng như ngành công nghệ cơ khí, ngành công nghệ điện tử có lập ra một kế họach phát triễn tòan bộ đến năm 2010  và các viễn cảnh  dự tính đến năm 2020  theo quyết địn chánh phủ ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2007  số  875/2007/QĐ-TTg. Các mục tiêu là: sản xuất  đồ điện tử  các địa phương trong nước phải đạt trị giá 4,6 tỉ đô la Mỹ, xuất khẩu đồ điện tử  lên đến 3- 5 tỉ đô la, tạo ra 300 000 công ăn việc làm, mức tăng trưởng hành năm là 20- 30% .  Thật tế , theo Business Monitor International , sản xuất đồ điện tử ở Việt Nam  là 1.770 tỉ năm 2006, 2.2 tỉ năm 2007, có thể là 4.451 tỉ  năm 2010 và 5,510 tỉ năm 2011,  có thể đến 10. 722 tỉ năm 2014. Theo các báo cáo  Bộ Công Nghệ và Thương Mãi Việt Nam, năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 2. 76 tỉ  đô la ,tăng 4, 8 % so với năm 2008; thị trường xuất khẩu chánh là Hoa Kỳ , Nhật , Thái Lan và Trung Quốc.  Năm  2009, Việt Nam nhập khẩu 3.95 tỉ đô la, tăng 6.5 %; các công ty FDI ngọai quốc  là các nhà nhập khẩu chính yếu, trị giá lên đến 2, 55 tỉ.  Các đồ điện tử xuất nhập là các máy computers, các linh kiện điện tử và các bộ phận.  Chiếu theo các chuyên viên quốc tế, ngành điện tử Việt Nam  sử dụng những kỷ thuật và thiết bị lạc hậu. Việt Nam vẫn còn ở giai đọan 1  ( nghĩa là nhập khẩucác bộ phận và ráp theo yêu cầu nội địa ), trong khi   các quốc gia khác trong vùng ( Thái Lan, Singapore, Mã  Lai Á, Inđônêxia và Phi Luật Tân ) đã  đến giai đọan 3 ( R&D, cao kỷ - high tech  hướng về xất khẩu ). Khả năng công nghệ điện tử nước nhà  chỉ chủ yếu giới hạn vào  lắp ráp, thiếu hẳn một khu vực  hổ trợ đã phát triễn cung cấp cho nhà máy  lắp ráp những thành phần, bộ phận cần thiết. Thế cho nên các công ty địa phương khó lòng cạnh tranh thắng lợi các nhãn hiệu ngọai quốc. Thị trường linh kiện điện tử ước lượng sẽ tăng 13% mỗi năm cho đến năm 2014 , các khu vực chủ yếu là các đồ cầm tay – handsets giá rẽ, các computer sổ tay – note book computers và các máy ti vi LCD. Tuy nhiên rất  nhiều công ty các nước tiên tiến đã phát triễn, càng ngày càng  xem Việt Nam như thể là  một  thay thế  nhiều sức thuyết phục  so với Trung Quốc . Các công ty Việt Nam  thường thiếu hiểu biết – know how , kỷ thuật và tư bản  so với các công ty họat động mạnh mẽ quốc tế Âu Châu, Hoa  Kỳ…  Mặt khác, phí tổn lao động ở các công ty Âu – Mỹ rất cao, nên khó lòng cạnh tranh  ở thị trường  tòan cầu.  Cơ cấu phí tổn  các công ty Việt Nam đầy sức hút dẫn, không thua kém Trung Quốc gì hết.  Ưu diểm của Việt Nam ở rất nhiều vị  thế , vì  Việt Nam cung ứng  lao động  phẩm giá cao hơn. Việt Nam cũng bảo vệ tốt tác quyền trí thức hơn là tại  các quốc gia  khác trong vùng.

            Công nghệ hạ tầng cơ sở ( công nghệ dịch vụ )                                                        
                                              
a-      Xây  đường hàng không và đường bộ cao tốc
          
          Về hàng không dân sự,  từ năm 1998  Cơ Quan hàng không dân sự  được chia ra làm  3  công ty công cộng để phụ trách xây dựng các công tác quản trị tổng quát  và xây cất các phi cảng:  Cơ quan  Phi Cảng miền Bắc ở Hà Nội . Cơ quan Phi Cảng  miền Trung ở Đà Nẳng  và Cơ quan Phi  cảng ở Thành Phố HCM- Sài Gòn. Việt Nam hiện có  23 phi cảng, 6 ở miền Bắc, 8 ở miền Trung và 9 ở miền Nam. Số phi cảng quốc tế đã được dần dần tăng lên 9 và nâng cấp   mức dịch vụ trong nước và ngòai nước.  Các phi cảng  quan trọng nhất  là phi trường quốc tế Nội Bài ở Hà Nội, phi trường quốc tế   Tân Sơn Nhất TP HCM , phi trường quốc tế   Đã Nẳng , phi trường  quốc tế Cam Ranh ỏ hai  tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận  và phi trường Cát Bi  ở TP Hải Phòng.  Còn 4 phi trường xếp hạng quốc tế khác là  Cần Thơ , Chu Lai, Đà Lạt và Huế, nhưng chúng ít quan trọng hơn  vì đườ ng bay  ngắn hơn.  Cơ cấu  hạ tầng  các phi cảng chưa phát triễn thích nghi, không đủ khả năng thỏa mãn  mức hành khách và hàng hóa tăng mau lẹ trong những năm tới. Hiện di chuyễn hành khách hàng không là 33 triệu, dự trù sẽ tăng lên đến 82 triệu( ? ) năm 2020.  Năm 2010, Việt Nam đã được Nhật chấp thuận tài trợ xây cất phi  cảng quốc tế và nội vùng Long Thành, dự án  thiết lập  từ năm 2006, thay cho phi cảng Tân Sơn Nhất đã quá tải. Khi hòan tất, phi cảng Long Thành có khả năng chuyên chở tối đa mỗi năm 80 – 100 triệu hành khách  và 5 triệu tấn hàng hóa  tổng cộng. Phi cảng  rộng 6 000 ha và sẽ có 4 đường bay dài 4000 m x 60m. Giai đọan 1 cần có đầu tư  khoảng 4 tỉ đô, gồm hòan tất  các ga- terminals và 2 đường bay song song. Hầu đạt khả năng chuyễn dịch  đến 30 triệu hành khách vào năm 2015 .  Hai đường bay sẽ giúp cất cánh hay hạ cánh cùng lúc,  ngay cả các phi cơ  siêu jumbo A 380 và Boeing  747  . 
        Về đường bộ, ngòai xa lộ số 51 đã hòan tất, chánh quyền đang cố sức thực hiện hai xa lộ cao tốc – expressway để dễ dãi chuyễn dịch hà khách tới và di  khỏi phi cảng quốc tế Long Thành. Đó là  xa lộ cao tốc  TP Hồ chí Minh - Long Thành - Dầu Giây  ( Dầu Giây  là mối nối trước đây của quốc lộ 1 với Quốc lộ 20 đường lên Lâm Đồng Tây Nguyên-  Bảo Lộc – Đà Lạt)  có 10 lằn , nối  Long Thành với TP HCM. Xa lộ cao tốc này   dài 55 km  tổng phí   932 triệu đô la đà được JICA- ODA và ADB- OCR cho vay thực hiện.  Xa lộ cao tốc thứ hai  Biên Hòa – Vũng Tàu , có 8 lằn sẽ nối thị xã Biên Hòa với thị xã Vũng Tàu.

           b-  Công nghệ Thông Tin ( IT )

           Như đã kể trên , tỉnh Đồng Nai đã góp phần xây dựng công nghệ thông tin  Việt Nam với  Fujitsu , Canon v.v…
Công nghệ Thông Tin  là một trong bốn công nghệ trọng điểm ( cơ khí, điện tử -thôngtin, hóa chất- nhựa cao su, tinh chế biến lương thực thực phẩm ) Việt Nam đang cố tâm phát triễn, nhưng vẫn  còn phôi thai lắm.  Ngành này hiện  sử dụng 200 000 nhân viên hoạt động phần cứng – hard ware, phần mềm – software và doanh vụ  có chứa kỷ thuật số - digital content.  Trong số này 15 000  người được xem là chuyên môn xuất sắc. Việt Nam có 500 hảng phần mềm tích cực, gồm luôn 19 công ty liên doanh – joint ventures , sử dụng tổng cọng  57 000 nhân viên.  Khỏang  300 công ty   liên hệ đến nguồn ngọai – outsourcing. Đa số công ty kích thước nhỏ  với 10- 50 nhân viên cung cấp các ứng dụng căn bản trang web, tìm giải pháp đặc thù cho khách hàng và làm cố vấn IT ( công nghệ thông tin ). 20 công ty đầu sổ có 100- 500 nhân viên.

           Khỏang  40 công ty  đã  có các  văn bằng  phẩm giá quốc tế tỉ như ISO 9001, ISO  27001 và chừng 20 công ty đã có văn bằng  Kiểu Mẩu  Khả năng Trưởng Thành – Capability Maturity Model ( CMM )  mức 3, 4 hay 5.  Các hảng dẫn đạo nguồn ngọai là FPT Software , CSC, TMA, Lạc Việt , CMC,Tinh Vân.  Khách hàng chánh là từ Nhật Bổn, Hoa Kỳ , Úc Châu  và Hiệp hội Âu Châu – EU.  Năm 2000, tổng số  lợi tức cho công nghệ phần mềm chỉ mới đạt 50 triệu đô la, nhưng năm 2009 đã lên đến 880 triệu đô la, với một tĩ xuất tăng trưởng vững chắc khỏang 20-25 % một năm.

       Tổng số lợi tức công nghệ thông tin IT  năm 2009 là 6. 26 tỉ đô la Mỹ, tăng 20 % so với năm 2008. Phần cứng  góp phần lớn nhất về tăng gia này, chiếm 75 %. Công nghệ phần cứng Việt Nam sử dụng 110 000 nhân viên năm 2008, đa số họat động chánh ở ngành điện tử và ráp máy computer. Các công ty quốc tế công nghệ thông tin  ICT  tỉ như Intel, IBM, Cisco Nortel, Compaq,  Hewlett- Packard, Sony, Fujitsu, Hitachi, Canon, Daiwa, Fuji,  NTT, Panasonic, NEC, Foxcom, Compal, Hon Hai,  đã có nhà máy ở Việt Nam.  Hiện Việt Nam có trên 30 nhà máy ráp computers .

         Việt Nam nhắm mục đích trở thành một quốc gia công nghệ thông tin mạnh mẽ vào năm 2015, đặt mục tiêu  tổng lợi tức ngành chiếm 17- 20%  GDP.  53 triệu đô la sẽ được chi tiêu  đạo tào nguồn nhân lực phát triễn IT nước nhà. Việt Nam  nhắm đào tạo 1 triệu kỷ sư IT và 23  công viên cao kỷ vào năm 2020. Hiện đã có  10 công viên cao kỷ họat động,  một số ở tỉnh Đồng Nai như đã kể trên.

                    Vì lạm bàn phát triễn cho tỉnh Đồng Nai đã quá dài và vì ở  những lảnh vực khác như công nghệ  viễn thông(  đạt tiến bộ đáng kinh ngạc những năm gần đây; năm  2009 sau 2.1 tỉ đô la đầu tư  vào hạ tầng cơ sở 3G, dịch vụ cần thiết cho internet di động, gọi viđêô – viodeo callTi vi di động- mobile TV  đã có  13 triệu người thuê – subcribers  đăng ký, nhưng  IBM  cho biết thật sự chỉ mới có 100 000 nguời thuê mướn … ), công nghệ xây cất và bất động sản, thuơng xá  tân tiến, khu gia cư cận đại, công nghệ Âu dược và Nam dược, hóa chất, dụng cụ y khoa, ngân hàng, bảo hiểm v.v … không chỉ tỉnh Đồng Nai mới đặc sắc, trội hẳn lên … nên chúng tôi sẽ có cơ hội lạm bàn  những kỳ tới . Ai muốn biết thêm hiện trạng, xin tham khảo tài liệu  2010 Report on ViêtNam của các Cố Vấn Kinh tế và Thương Mãi Hiệp Hội Âu Châu, trình bày tháng 6 năm 2010 ở Hà Nội.   

                               ( Irvine  ngày 9 tháng 6 năm 2011 )                                                      




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét