Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

10 Nhà Khoa Học Hoa Kỳ


Thử nhìn xem họ làm gì cho Phát triển tương lai Hoa Kỳ
và Việt Nam  tiến triển ở các ngành này đến  mức nào rồi :

10 nhà khảo cứu trẻ tuổi sáng chế lỗi lạc Hoa Kỳ có thể  thay đổi thế giới  

                     G S Tôn Thất Trình
(tiếp theo các bài vinh danh tương tự  những năm 2009- 2010- 2011)

           Sau đây là 10 nhà khoa học Hoa Kỳ được nguyệt san Khoa Học Phổ thông- Popular Science Hoa Kỳ  vinh danh năm 2012 trong số tháng 10 năm 2012 .

1-      Chói sáng nơ ron – neurons  để xem chúng bốc cháy lên như thế nào: Adam Cohen 33 tuổi, thuộc đại học Harvard.


Năm  13 tuổi, Cohen muốn có tiền mặt  mua mua một máy hiện sóng dao động – oscilloscope. Sau đó Cohen đã làm cha mẹ ngạc nhiên lang thang ở phòng khách  với một máy EKG- điện tâm đồ  làm tại gia  dán liền vào ngực.  Cohen nhớ lại : cha mẹ tôi hơi lo sợ tôi bị điện  giựt chết, nhưng ngòai việc này họ ủng hộ tôi .
Nay Cohen là giáo sư hóa học tại Harvard, vẫn còn bị lòe mắt  về các tín hiệu điện – đặc biệt  với học hỏi cách nào chúng truyền đi trong nảo bộ.  Theo truyền thống , các nhà khoa học cấy các điện cực  hầu đo lường các  họat động nơ ron, nhưng phương cách này  chỉ đọc được vài tế bào cùng một lúc thôi . Cohen muốn công nghệ hóa  mọi nơ ron làm chúng sáng rực lên khi chúng bốc cháy.  Muốn làm như vậy, ông biến một protein một vi trùng đem về từ Biển Chết – Dead Sea ở biên giới Israel va Jordan  thương dùng để  chuyễn hóa ánh sáng mặt trời thành các electrons . Ông nghĩ rằng , có thể  nó họat động ngược lại, biến các đẩy tới điện  thành những  tia ánh sáng lóe lên. Một trong những tiến sỉ làm việc với ông, nhét gen vào một virus và làm lây nhiễm các  nơ ron chuột  cấy vào,  làm chúng sản xuất protein .  Một đêm khuya  năm ngóai, các cố gắng của họ có kết quả : các nơ ron cách ly này,  đi rất nhanh ở các điện cực để cảm ứng ra một đẩy tới dây thần kinh,  nhấp nháy như thể những đèn bé tí xíu đêm Giáng Sinh.
Một khi Cohen cũng cố xong  tín hiệu  protein, khiến nó họat động  trên  cụm tế bào lớn hơn, các nhà khoa học dây thần kinh – neuroscientists sẽ đủ khả năng sử dụng kỷ thuật  này để nghiên cứu  những mạch vòng  nơ ron phức tạp và thử nghiệm cách nào các dược liệu  ảnh hưởng đến nảo bộ. Nhưng Cohen - cất giữ một liệt kê  ý kiến các dự án đang chạy kể từ khi ông mới lên 10 tuổi – hy vọng sẽ giải đáp  các vấn đề khác nữa. Ông nói : “ nếu tôi  có thể góp phần cho cung cấp  năng lượng Hoa Kỳ,  hay điều hòa môi trường , thì thật tốt lắm . Tôi có vài hệ thống sắp đặt trước dỡ hơi.

2-      Huấn luyện máy vi tính – computers xác định dân gian:  Deva Ramanan, viện đại học UC Irvine .


Năm nay 33 tuổi. Deva  Ramanan bấm nút MacBook Air của ông và  một viđêô bắt đầu  chơi : cô Michelle Kwan  đang trựợt  nước đá  ở Thế vận Hội Nagano năm 1998. Kế cận là  một lập trình computer  chiếu ra cái gì máy “nhìn xem được”  ở cảnh phim: đầu, chân cẳng, thân hình, cánh tay trên  và cẳng tay của Kwan: mọi  phần  đều  phân biệt bằng màu sắc khác nhau.  Ramanan, một nhà khoa học  computer, viện đại học UC Irvine,  đang huấn luyện máy computers nhận diện  con người  theo 3 chiều-  three dimensional humans ở các hình  chụp bằng phẳng.
 Phần mềm nhận diện mặt, xác định chính xác  cách bố trí cổ điển  mắt – mủi - miệng, đã  được sử dụng từ lâu rồi.  Nhưng dò ra thân thể người - bất cứ ai- là một thách thức  lớn hơn cho computers  vì  vô vàn  kiểu đứng ngồi, góc cạnh, kích thước , trang bị  khác nhau. Đa số các nhà khảo cứu châm vào một lập trình hàng triệu hình ảnh để ghi nhớ, xây đắp một căn cứ dữ liệu dân gian bao la. Thay vào đó,  Ramanan lại huấn luyện cho lập trình computer của mình xác định các bộ phận thân thể  và sánh chúng với  khâu mẩu – template con người  dễ uốn nắn. Ông nói : “ bạn có thể  nghĩ đó là  một lề lối  chia rẽ và chinh phục”. Phần mềm chạy xuyên qua một bảng liệt kê : tay, thân mình và cẳng chân. Dừng lại. Như vậy, đó là một con người. Phương pháp Ramanan mau lẹ hơn  và sử dụng ít điện hơn là phương pháp truyền thống. 
Ramanan hình dung nhiều ứng dụng tiềm thế cho những algorithms  tìm người của ông, kể luôn cả những hệ thống mau lẹ và chính xác dò ra kẻ đi bộ ở các xe hơi không người lái( tự lái lấy )  và những hệ thống trò viđêô – videogame theo dấu các chuyễn động tòan thân thể. Trong lúc đó , ông còn tụ điểm dạy cho computers  cách nào đọc và hiểu ngữ cảnh , nói một cách khác là làm computer suy tư. Ông hỏi: “ nếu bạn thật sự muốn hiểu   ai đó đang làm gì; không phải chỉ hiểu   đây là tay, nhưng là người đó đang chờ xe búyt” . Nếu những dự án tương lai  của ông thành công , khả năng lý luận của computers sẽ tiếp tục đến gần hơn nữa đi vào chính ngay nảo bộ con người.

3- Tiết lộ bí mật của hê thống máu đóng cục  trong thân thể:  Christy Haynes, Viện đại học Minnesota.         


Năm nay 35 tuổi. Các tế bào máu con người  được hiểu rỏ khá tốt đẹp. Nhưng không tốt với các bản máu – platelets, những đĩa bé tí  không có nhân – free nucleus , di chuyễn trong máu và  đóng một vai trò then chốt điều hòa đóng cục – clotting. Bản máu  chỉ ít hơn 1/5  kích thước một tế bào máu đỏ điển hình. Và mãi cho đến khi nhà hóa học viện đại học Minnesota Christy Haynes khởi sự nghiên cứu chúng, các nhà khoa học không có cách nào  nhìn thấy cái gì đã xảy ra trong đó.
La Bô của Haynes  lần đầu tiên thành công  cách ly  một bản máu  cá nhân trong kính hiển vi, đặt một điện cực  bé nhỏ vào đó và đo lường các phân tử chất truyền tin – messenger molecules, được giải tỏa  khi tế bào  được kích thích hóa học.  Kỷ thuật này giúp cho Haynes một cái nhìn cách nào bản máu  nói chuyện cùng nhau  và cách nào các nhà khoa học có thể thao tác chúng để   kiểm sóat  hình thành  máu đóng cục , phát triễn những phép chửa trị  các rối lọan bản máu, và có lẽ làm ngừng lan tràn ngay cả u ung thư nữa. Haynes nói : “ nhiều người nghĩ rằng  các bản máu  hành động như thể các ngựa thành Troy – Trojan horses .  Chúng tuần hòan qua dòng máu bạn,  khóat chòang  các tế bào ung thư  và thân thể bạn bạn không dò ra chúng được.”
Thêm vào nghiên cứu các bản máu, Haynes còn cố tâm  tạo ra một kiểu mẩu hệ thống miễn nhiễm  trong một chip – vi xử lý vi tính, sẽ làm minh bạch cách nào  các tế bào miễn nhiễm  liên lạc với nhau . Bà thành công, theo lời  của cố vấn cho bà làm tiến sĩ Richard P. Van Duyne của viện đại học Tây Bắc  - Northwestern University, là nhờ họa kiểu thí nghiệm  nghiêm khắc chặt chẻ  và sáng tạo của bà. Bà có một ghi chép theo dấu đồ sộ, có đủ khả năng làm thí nghiệm  họat động ngay từ lúc đầu.  

4- Làm đồ bản chất liệu ở tận bìa vũ trụ : Anze Slosar,  La bô Quốc gia ( Hoa Kỳ ) Brookhaven


Năm nay 34 tuổi. Phần xưa nhất vũ trụ, cách đây 10 tỉ năm ánh sáng – light year bừng  cháy  với siêu sáng chói  quasars và  các tập hợp  khuếch tán – diffuse aggregations khí hydrogen . Anze Slosar, nhà vũ trụ học - cosmologist  tại La bô Quốc gia Brookhaven  ở New York, muốn làm đồ bản  bề trải rộng này theo 3-D.
Slosar tìm kiếm và  vẽ mô hình  những dao động  tỉ trọng tuần hòan  của chất liệu , cô đọng lại sau Nổ Vang – Big Bang.  Nhiều người khác đã làm đồ bản cơ cấu này  cách xa đến  6 tỉ  năm ánh sáng  bằng cách quan sát cách nào các thiên hà – galaxies  cụm lại  nhưng ở bìa vũ trụ xa xăm, thiên hà quá mờ không nhìn thấy được.
Hầu  vượt qua thách thức này, Slosar sử dụng một kỷ thuật mới nhiều người hoài nghi là có cơ họat động được: thay vì vẽ đồ bản  ánh sáng con người nhìn được, ông và các cộng tác viên nhìn vào  bóng mờ các  đám khí mây to lớn tạo ra, khi chúng ngăn cản ánh sáng  đến từ các quasars xa xăm.  Những tháng đầu, dữ liệu tuồng như rất hổn độn để làm đồ bản ,và Slosar  lo lắng trong cơn hỏang sợ  thường xuyên rằng ông sẽ thất bại . Cần đến  nhiều vòng  vắt véo  tóan học  để  dỗ dành ra một tín hiệu hiện thời. Nhưng khi ông làm xong, dữ liệu của 14 000 quasars  viễn vọng kính BOSS  ở bang New Mexico  giúp ông đủ khả năng sản xuất ra một bản đồ  lớn nhất từ trước đến nay của cơ cấu vũ trụ xưa cũ- cách đây  giữa 10  đến 12 tỉ năm ánh sáng- giúp cho các nhà khoa học nhìn được  bên trong  những gì vũ trụ   tuồng như thế , ngay sau khi nó  bắt đầu.  Slosar nói: tôi nghĩ dó là cái gì vũ trụ trông tuồng như thế  cách đây xa xăm. Tôi quá  sung sướng, cho nên tôi mở  ngay một lon bia và ngưng họat động cả ngày còn lại .

5-    Làm teo nhỏ các tế bào mặt trời  xuống kích thước một lóe sáng lấp lánh:  Greg Nielson  La bô Quốc gia -Hoa Kỳ Sandia   


Năm nay Nielson 38 tuổi.  Nielson đẩy một vò nhỏ chứa đầy rượu cồn xoa bóp qua bàn ông ở La Bô Quốc Gia Sandia.  Trong vò trôi nổi những tế bào mặt trời sáng chói kích thước một lóe sáng lấp lánh. Ông nói:  nếu bạn có được những pannen như thế  trên chóp Walmart, bạn sẽ có  hai lần nhiều điện hơn (  các photovoltaics qui ước ) và phí tổn hạ xuống chỉ còn phân nữa. Sáu năm qua Nielson đã họat động đầy kịch tính, cố làm giảm kích thước các tế bào mặt trời hầu làm chúng bền vững hơn,  hửu hiệu hơn và phí tổn hiệu lực hơn.
 Khi Nielson sinh ở bang Utah đến Sandia năm 2004, ông là một trong những nhà khảo cứu dẫn đạo của các hệ thống điện -cơ học -vi tiểu quang học – optical microelectro-mechanical, sử dụng ánh sáng  đẩy chạy các máy móc bé tí xíu. Năm 2005, một số điện thọai sai lạc dẫn ông tới ngành điện mặt trời.  Một trong số những nhà khảo cứu lảnh đạo  mặt trời của Sandia  là Vipin Gupta, ngẩu nhiên  gọi  sở Nielson làm việc. Rồi thì hai nhà khảo cứu nói chuyện cùng nhau, Nielson cho biết:  tôi tìm thấy là các vật liệu silicon chiếm đến 40- 50%  tổng phí các pannen mặt trời. Bằng cách dùng các kỷ thuật  chế tạo vi tiểu vay mượn công nghệ điện tử, ông khám phá là ông có thể làm các tế bào mặt trời, sử dụng 100 lần ít silicon hơn, để sản xuất ra một số điện tương tự .
 Ngày rày, Nielson hướng dẫn  một nhóm 30 nhà khảo cứu họat động trên lóe sáng lấp lánh mặt trời, có thể cải thiện đáng kể  hửu hiệu  của các photovoltaics mềm dẽo. Nielson cũng đang cố gắng hội nhập  lóe sáng lấp lánh thành những điện tử tiêu thụ. Ông nói: chúng ta có thể cung cấp điện nơi nào chúng ta cần điện, nếu bạn không sống trong hang động không có ánh sáng ( mặt trời).

6-   Dạy rôbốt học hỏi từ con nguời: Andrea Thomaz, Viện đại học Georgia Tech


Năm nay  36 tuổi. Rôbốt tên là Simon vừa học xong một kỹ xảo mới: chuyễn một khối đỏ  từ  tay này qua tách cà phê  cầm ở tay kia. Nhưng  cũng như một trẻ em háo hức trước tuổi đi học, Simon muốn biết nhiều hơn nữa:  Hắn hỏi: “ tôi có thể bắt đầu từ đây không ?”  khi nâng khối lên cao. Simon có 2 cánh tay, 8 ngón tay, mắt hươu cái và giọng nói đều đều.  Theo  mỗi câu hỏi và  trả lời, hắn đang làm cái mà nhà rôbôt học Andea Thomaz  gọi là “ bào chuốt ra xa  không gian giả thuyết”  hay lọai bỏ thông tin không khẩn thiết. Theo lời Thomaz,  “ ý kiến  là  nếu bạn  nói hắn điều gì, hắn sẽ hỏi vài câu, bạn cung cấp vài thí dụ, rồi hắn xây đắp một kiểu mẩu. ”  Nếu trao đổi tiến bộ êm ả, thời gian sắp tới Simon  sẽ  xếp áo quần bạn đó.
Dùng Simon làm sinh viên cho mình, Thomaz  đang định nghĩa lại cách nào  rôbốt  và con người tương tác nhau.  Thomaz nhìn thấy một tương lai nới đó bất cứ một “kẻ sử dụng ngây ngô – naive user”  thế nào đi nữa ( hay một kẻ không biết làm lập trình – non programmer )  có thể mua một rôbốt đem về nhà và chỉ thị nó làm hầu như bất cứ điều gì. Nhưng nếu điều này thi hành được,  rôbôt cần phải  suy nghĩ như một kẻ sử dụng ngây ngô. Cho nên Thomaz mời dân gian ngoài đường  vào dạy Simon ở la bô viện Georgia Tech. Các bài học gồm mọi điều, từ dọn dẹp bàn ăn đến lựa chọn các vật thể theo màu sắc. Căn cứ trên thành quả, Thomaz vặn véo những algorithms của Simon, biến hắn thành một kẻ truyền đạt và học hỏi hửu hiệu.
Với  số rôbôt lớn thêm mãi  ở  ngành săn sóc y tế - health care  và với hứa hẹn là chúng ngày nào đó, sẽ trợ giúp người già cả và tật nguyền, sự dính líu  của rôbôt rất đồ sộ cho bất cứ ai và cũng huấn luyện được  trên bất cứ lọai rôbôt nào. Thomaz nói: “  mọi người đều khác nhau, mọi gia thất đều khác nhau, cũng như mọi phòng sở, mọi bệnh viện. Tôi muốn là ai đó cũng có thể  nói:  Nè, robot, nơi đây là cách nào các điều đó đã xảy ra ở đây.” 

7-   Lập trình các robot nanô DNA  để giết ung thư : Shawn Douglas, viện đại học UC San Francisco   


Năm nay 31 tuổi. Shawn Douglas lớn lên xây dựng R/C xe hơi và máy bay, sử dụng khéo léo ông lượm lặt từ cha là một  thợ sửa chửa máy móc.  Hai chục năm sau, ông vẫn còn ráp máy móc, chỉ khác là nay  chúng chỉ là một phần tỉ kích thước làm từ DNA và vẽ kiểu ra để phá hủy các tế bào ung thư.
Các la bô khác  đã họat động với DNA  để xây dưng những dạng khác biệt nhau, một tiến trình hội thọai gọi là  xếp giấy thành hình-origami DNA , nhưng đa số sản xuất ra  những vật thể không có chức năng. Ở viện đại học UC San Francisco cố gắng làm các xếp có một sứ mệnh. “ Ông là kẻ đầu tiên thực hiện mơ ước một công ten nơ  thực sự , làm lập trình được  để cung cấp các phép chửa trị các tế bào  một cách có mục tiêu”, theo lời Paul Rothemund, một kỷ sư  hóa sinh tại viện Caltech.
 Các máy nanô của Douglas trông như một vỏ sò, cả hai mảnh vỏ xiết chặt vào nhau bằng hai bộ  của hai sợi kép DNA quấn nhau và bên trong chứa đầy các kháng thể - antibodies hay các phân tử thuốc. Khi DNA nối dính vào các protein  của tế bào mục tiêu, tỉ như ung thư,  hai sợi kép này   mở  phécmơtuya ( khóa kéo )  và vỏ sò mở toang để giải tỏa chất tải.  Cách chửa trị bằng thuốc mục tiêu như  thế  sẽ đòi hỏi những nồng lượng các hóa chất giết bệnh  và như thế cũng sản xuất ít biến chứng khó chịu hơn.
 Douglas hy vọng kỷ thuật na nô sẽ hút dẫn nhiều thế hệ mới kẻ sửa chửa. Ông nói: “ tôi  muốn được các sinh viên đại học đến đây với nhiều ý kiến mới lạ và làm ra mọi lọai cái ngữ khích lệ.  Năm ngoái, ông tung ra BioMod , một tranh đua trong đó sinh viên tự xây đắp những máy nanô của mình. Cho đến nay đã có 25 nhóm ký tên.

8- Vi khuẩn dây nóng để xây dựng bán dẫn : Mohamed El – Naggar,  viện Đại học USC – University  of Southern California.


Năm nay 32 tuổi. Mohamed El- Naggar nói : “ Mọi điều tôi làm  là tìm xem điều gì  vi trùng có thể làm mà  chúng ta không làm được và rồi hình dung cách nào chúng làm. Ông kéo lên những hình ảnh  của các vi khuẩn – bacteria  kỵ khí  trên computer ông ở đại học USC. Lọai bọ vi khuẩn này hết sức thông thường, theo lời ông: “ nếu bạn đào vài cm đất mặt vườn nhà bạn, chắc chắn là bạn tìm thấy chúng.”
 Hàng chục năm qua, các nhà khoa học đã biết  là các vi khuẩn kỵ khí đất vườn có thể di chuyễn  electrons đến đá tảng cứng rắn  và sự chuyễn giao này  làm ra  một  sạc- charge điện nho nhỏ.  Nhưng chánh xác cách nào chúng làm như vậy thì hiểu biết rất nông cạn  cách đây ba năm, khi El-Naggar khám phá ra cách  vi khuẩn nuôi dây nanô- nanowires  protein  để chuyễn con thoi electrons  qua vùng xung quanh. El- Naggar cho biết đây là phẩm chất  chúng ta quen thuộc  với dây đồng  trong gia thất chúng ta. Nhưng  với một phân tử sinh học  làm được như thế , thì thật là điều bất thường.
 La Bô El- Naggar  hiện đang cố gắng  thu thập chuyễn hóa của vi trùng  để chạy các linh kiện điện và xây dựng  những cơ cấu nanô – nanostructrures.  Họ đã chắt ra được khả năng  vi trùng sử dụng  electrons từ thạch tín( asen ) – arseniclưu hùynh- sulfur  để làm ra các bán dẫn arsenic – sulfide  semiconductors  sơ khai. Mục tiêu kế tiếp là sử dụng chuyễn hóa này xây dựng những bán dẫn chế tạo những  kỷ thuật năng lượng sạch, tỉ như tế bào mặt trời. Nhưng chính những con bọ mới làm lóe mắt  El-Naggar. Ông nói: “ Điều kích thích tôi hơn các ứng dụng nữa  là ý niệm căn bản vài sinh vật cổ xưa nhất trên hành tinh đã hình dung ra những kỷ xảo hửu hiệu  để di chuyễn  đến xung quanh các electrons, lâu ngày trước khi con người xuất hiện.

9-   Biến các điện thọai thông minh ( tinh khôn )  thành những linh kiện y khoa: Aydogan Ozcan, viện đại học University of California Los Angeles- UCLA.


         Năm nay 34 tuổi.  Độ nữa tá đồ gá – gadget  bằng plastic, kích thước bàn tay, la liệt trên bàn Aydogan Ozcan ỏ sở làm UCLA.  Mỗi linh kiện là một lọai khí cụ chẩn đóan y khoa rẽ tiền khác biệt nhau. Nhiều lọai chứa  một kính hiển vi không có lăng kính – lens free , Ozcan sáng chế ra. Và mọi linh kiện thảy đều trông cậy vào sức mạnh của điện thọai tế bào.  Ozcan nói: “ nếu bạn cọng chung lại mọi  kiến trúc sau lưng một điện thọai tế bào- điện tử, quang học, phần mềm, liên kết – connectivity -chúng chứa một hứa hẹn  phi thường để dùng làm ra một cương lĩnh diễn đàn.
       Ozcan là một kỷ sư điện, lớn lên ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông thấy  những tiên tiến y khoa  đôi khi không đến được các vùng nông thôn.  Nhiều nơi trên thế giới, bệnh tật không bao giờ được chẩn đóan cả.  Các linh kiện y khoa Ozcan có thể  giải đáp  điểm này. Chẳng hạn, một nhân viên săn sóc y tế nông thôn  có thể nhỏ gịot máu  vào một bản kính – slide  và chất tải nó vào một kính hiển vi, cài đặt trên máy điện thọai kiểu Ozcan.  Máy chụp hình của máy điện thọai chụp bắt một hình ảnh của mẩu, sẽ được dùng để qui định chẩn đóan. Một trong những linh kiện Ozcan  đọc những thành quả của các thử nghiệm chẩn đóan mau lẹ và một app ( ứng dụng ) giải thích  chúng gần như tức khắc .
       Dữ liệu  không những chỉ ích lợi cho các  con bệnh cá nhân.  Ozcan cũng đã phát triễn những bề mặt chung Bản đồ Google Maps  để ghi nhớ những thành quả thử nghiệm, có thể dùng để theo dấu lan tràn địa lý  các bệnh lây nhiễm. Theo lời Ozcan, chúng  sẽ cho chúng ta những dữ liệu phong phú, sẽ giúp chúng ta hiểu biết  những điều trước đây chúng ta chưa hề biết.

       10 – Tạo ra một đạo quân rôbôt tự trị: Edwin Olson, viện đại học Michigan


      Năm nay  35 tuổi. Ở một la bô rộng lớn đầy ánh sáng mặt trời tại viện đại học Michigan,   Edwin Olson ngồi có một đạo quân rô bôt vây quanh. Đa số ngày, 16 xe phiêu bạt dày đặc – compact rovers  tương tự những hộp bánh mì có gạch mã số - bar coded, lăn quay, đang ngũ khì trên các  kệ thép. Nhưng chỉ một búng vặn nhẹ là Olson biến chúng thành một  nhóm quân trinh sát, làm bản đồ  một vị trí một cách tự trị  và xác định những món có ích, dù đó là các nạn nhân động đất , những mục tiêu quân sự hay nhưng IED ( linh kiện xác định  chất nổ ?)
      Olson nói: “ so sánh  với con người,  một rôbôt duy nhất là một kẻ tìm kiếm và một kẻ quyết định đáng kinh hải. Khi bạn có một nhiệm vụ phức tạp, cách duy nhất  rôbôt thắng cuộc là nếu bạn  có nhiều rôbốt  hành động chung nhau.  Đối nghịch  với các hệ thống  kết đàn hay họp bầy, hệ thống Olson dùng  một phương thức đa tác nhân – multi-agent. Mỗi rôbôt có một máy chụp hình và một  kẻ tìm kiếm  laser rặng dài , nó dùng để tạo ra các bản đồ nhỏ - maplets  3-D của môi trường mình.  Nó rađiô những bản đồ nhỏ  này đến một trạm kiểm sóat ở mặt đất; nơi đây một algorithm vá chúng lại thành một bản đồ chủ trì. Rồi một algorithm khác  giao những mục tiêu  cho các rôbôt cá nhân chịu trách nhiệm, rà quét ( rà dò ) – scan vùng này, gở bom đi. Mảnh này đến mảnh khác, các rôbốt hòan thành nhiệm vụ chúng.
       Năm 2010, Olson thắng giải MAGIC, một tranh đua  rôbôt học tự trị, khi các rôbôt của ông đánh hơi  tìm ra 8 quả bom giả . Nay ông đang họat động với Bộ Giao thông Hoa Kỳ.  Cài đặt  trên các xe kiểm tra theo dấu, những máy cảm nhận – sensors của ông có thể rà quét những đường xe lữa giao  cắt nhau, lúc chúng gây ra nhiều vấn đề cản trở, làm yếu kém  đi lại, trước khi gieo ra hổn độn to lớn.             

                  ( Irvine,  Nam Ca Li ngày 14 tháng 9 năm 2012 )                      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét