Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Quan Điểm Hoa Kỳ Về Trung Quốc

Phần nào phản ảnh quan điểm Hoa Kỳ ( ? ) về Trung Quốc ngày nay:

Tổng số cọng các Lo Sợ của Bắc Bình ( Bắc Kinh )

G S Tôn Thất Trình


Bài tóan ngã theo phía nào, Hoa Kỳ hay Trung Quốc, cũng thật là nan giải cho Việt Nam ngày nay, cũng như trước đây. Triều Nguyễn đi đến mất nước thời Tự Đức cuối thế kỷ thứ 19, vì quá tin sức mạnh của Tàu khi cường quốc Pháp xâm lăng và không ngờ Lý Hồng Chương bắt tay Pháp rút quân Thanh về khi Pháp trả lại nhiều quyền lợi và nhượng địa ( ? ) cho Tàu . Hay Việt Nam Cộng Hòa quá tùy thuộc quân sự, kinh tế, chánh trị… của Hoa Kỳ nên sụp đổ mau lẹ 1973 – 75, khi Nixon - Kissinger đi đêm với Trung Quốc, bỏ rơi ( ? ) đồng minh nhỏ bé … Lo sợ của Trung Quốc về Hoa Kỳ đã được Đại tướng Lưu Á Châu, chủ nhiệm Lực lựợng Không quân Quân khu Bắc Bình, tỏ bày phần nào tháng 8 năm 2012. Thế cho nên, có lẽ cũng cần biết rỏ hơn quan điểm của chuyên viên Hoa Kỳ về hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày nay hay trong tương lai gần, để suy luận cư xử của Việt Nam có thể đôi phần vô tư , chính xác hơn chăng ?( ? )

Sau đây là “Cái Nhìn của Trung Quốc về Hoa Kỳ”, theo quan điểm của Andrew J. Nathan, giáo sư Khoa Học Chánh trị tại Viện Đại Học Columbia và Andrew Scobell, chánh Khoa học gia Chánh trị của Tập hợp RAND Corporation, tổ chức Nghiên cứu Chiến lược ( Tình báo và Quốc phòng ) Mỹ, nguyệt san Ngọai Giao – Foreign Affairs đăng tải ở số tháng chín /mười 2012, tóm tắt sách “ Trung Quốc Tìm kiếm An Ninh- China Search for Security” của hai ông , sẽ xuất bản cuối năm 2012.

“ Cường Quốc – Great Power” là một từ ngữ mơ hồ, nhưng Trung Quốc ngày nay xứng đáng được gọi như vậy trên bất cứ phương diện nào : lảnh thổ Trung Quốc rộng lớn, vị trí chiến lược, kích thước và động năng của dân Tàu ở nước nhà , giá trị và tỉ xuất tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc , khối lượng to lớn về thương mãi tòan cầu, và sức mạnh của quân sự Tàu. Trung Quốc đã trở thành một trong vài quốc gia có quyền lợi quốc gia đáng kể ở mọi nơi trên thế giới, khiến mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế khác đều buộc lòng phải chú ý tới, mong muốn hay miễn cưỡng. Có lẽ quan trọng nhất là nay Trung Quốc được xem là một nước duy nhất có cơ đe dọa ưu thế Hoa Kỳ. Thật thế, Trung Quốc bừng dậy đã đưa đến các lo sợ là Trung Quốc một ngày gần đây sẽ tràn ngập các lân bang và ngày nào đó sẽ thay thế Hoa Kỳ ở địa vị lảnh bá ( quyền ) tòan cầu.

Nhưng nhận thức lan tràn Trung Quốc là một quốc gia xâm lược, bành trướng là không căn cứ. Dù rằng uy quyền tương đối Trung Quốc đã lớn mạnh đáng kể những thập niên gần đây, các nhiệm vụ chánh yếu của chánh sách ngoại giao Trung Quốc là phòng thủ, không thay đổi mấy kể từ thời Chiến Tranh Lạnh : hầu làm nhụt chí những ảnh hưởng làm mất ổn định từ ngọai quốc, tránh mất thêm lảnh thổ ( ngọai trừ việc cưỡng chiếm Hòang Sa, Trường Sa Việt Nam, Ải Nam Quan- Thác Bản Giốc…, tranh dành lại đảo Điếu Ngư- Senkoku Nhật … ) giảm bớt các nghi ngại lân bang và giữ vững tăng trưởng kinh tế. Điều đã thay đổi hai chục năm qua, là nay Trung Quốc đã hội nhập sâu xa với hệ thống kinh tế thế giới mà những ưu tiên nội địa và miền-vùng đã biến đổi thành một phần của lùng kiếm lớn hơn: để định nghĩa vai trò tòan cầu phục vụ quyền lợi Tàu , nhưng đồng thời cũng chiếm được chấp nhận của các quốc gia khác .

Quốc gia chánh yếu trong số này lẽ dĩ nhiên là Hoa Kỳ. Xử lý chứa đầy quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc là thách thức nổi bật nhất cho chánh sách ngọai giao Bắc Bình hiện nay. Vào lúc dân nước Cờ Hoa- Hoa Kỳ đang tự hỏi là liệu Trung Quốc vươn lên có gì tốt đẹp cho quyền lợi Hoa Kỳ không đây hay chỉ là một đe dọa hiện ra mập mờ, các nhà làm chánh sách Tàu bối rối tự hỏi là Hoa Kỳ có đang dùng uy lực mình giúp đở hay làm tổn thương Trung Quốc không ?

Dân gian Hoa Kỳ đôi khi xem Trung Quốc là bí ẩn, khó hiểu. Nhưng theo cách phân chia quyền uy ở hệ thống chánh trị Hoa Kỳ và chuyễn đổi quyền hạn thường xuyên giữa hai chánh đảng Dân chủ- Democrats và Cộng Hòa – Republicans ở xứ Cờ Hoa, thật khó lòng cho dân Tàu qui định nổi quyết tâm của Mỹ. Tuy nhiên, qua các thập niên mới đây, chiến lược dài hạn Hoa Kỳ tuồng như trổi dậy từ một lọat hành động Hoa Kỳ đối với Trung Quốc .

Đa số dân Hoa Kỳ có lẽ sẽ ngạc nhiên khi biết rỏ mức độ dân Tàu tin rằng Hoa Kỳ là một quyền uy xét lại – revisionist power , cố tìm hạn chế, giảm bớt ảnh hưởng chánh trị của Trung Quốc và tai hại cho quyền lợi Tàu. Cái nhìn này hình dung ra , không chỉ là vì Bắc Bình hiểu biết Hoa Thịnh Đốn- Washington , mà cũng là nhỡn quan Tàu rộng lớn hơn về hệ thống quốc tế và địa vị Tàu, trong đó nhỡn quan qui định phần lớn do cảm giác sắc bén của Trung Quốc về tính cách dễ tổn thương chính xứ sở mình.

Bốn vòng tròn

Bắc Bình xem thế giới như thể một vùng đất đai hiểm họa, bắt đầu bằng các đường phố ngay ngòai cửa sổ các nhà làm chánh sách , đến các biên giới đất liền và các lằn biển cả xa Trung Quốc hàng ngàn dặm Anh, đến các hầm mỏ và các vùng dầu lữa các đại lục xa xăm. Những mối đe dọa này có thể mô tả như thể 4 vòng tròn đồng tâm. Ở vòng tròn thứ nhất, nghĩa là các lảnh thổ Trung Quốc đang cai trị hay khẳng định, Bắc Bình tin tưởng là ổn định chánh trị và tòan vẹn lảnh thổ Trung Quốc đang bị các lực lượng và các diễn viên ngọai quốc đe dọa. So với các quốc gia mênh mông khác, Trung Quốc phải đối phó với một số chưa từng có diễn viên bên ngòai, cố tâm ảnh hưởng đến tiến trào xứ sở, thường theo những phương cách chế độ Tàu xem là tại hại cho cuộc sống còn nước nhà. Các nhà đầu tư ngọai quốc, cố vấn phát triễn, du khách, và sinh viên kéo đàn kéo lũ đến Trung Quốc, mọi người với ý kiến riêng tư về cách nào Trung Quốc phải đổi thay. Các tổ chức và chánh phủ ngoại quốc cung cấp hổ trợ tài chánh và kỷ thuật cho các nhóm Tàu đề xướng xã hội dân sự. Các đối lập Tây Tạng và Tân Cương- Xinjiang nhận lảnh hổ trợ tinh thần và ngọai giao, đôi khi luôn cả cứu trợ vật chất từ các tập thể thiểu số kiều ngọai này cũng như các chánh phủ ngọai quốc đầy cảm tình vói các tộc dân thiểu số ( Tàu ) này. Dọc theo bờ biển, các lân bang không chấp nhận những lảnh thổ biển Bắc Bình tuyên bố. Đài Loan có chánh phủ riêng cai trị, được 23 quốc gia trên thế giới công nhận ngọai giao và Hoa Kỳ bảo đảm an ninh.

Ở các biên cương Tàu, các nhà làm chánh sách Trung Quốc đối diện những lo ngại một vòng tròn an ninh thứ hai, liên quan đến những dính líu với 14 quốc gia kế cận. Không một quốc gia nào, ngọai trừ Nga, là có nhiều lân bang như thế. Gồm 5 quốc gia Trung Quốc phải đánh nhau trong 70 năm vừa qua ( Ấn Độ, Nhật, Nga, Hàn Quốc – Nam Hàn và Việt Nam ) và một số quốc gia có các chế độ bất ổn định cai trị. Không một lân bang nào nhận thức những quyền lợi quốc gia lõi cốt của mình là phù hợp với quyền lợi Trung Quốc cả.

Trung Quốc cũng rất ít khi hứng thú điều đình trên căn bản thuần túy tay đôi với bất cứ lân bang nào. Vòng tròn thứ ba lo ngại an ninh Trung Quốc là các chánh trị thuộc 6 vùng địa lý khác nhau vây quanh Trung Quốc : Đông Bắc Á, Úc Châu , Đông Nam Á lục địa , Đông Nam Á thuộc biển, Nam Á và Trung Á ( Đông ). Mỗi vùng đều có những vấn đề ngọai giao và an ninh vùng phức tạp .

Cuối cùng vòng thứ tư là thế giới xa hẳn tính cách lân bang trực tiếp. Trung Quốc chỉ mới thật sự dấn thân vào vòng tròn xa xôi này từ cuối thập niên 1990 và cho đến nay chỉ có mục đích giới hạn: để bảo đảm các nguồn hàng hóa tỉ như dầu lữa; xen vào các thị trường và đầu tư; tìm kiếm hổ trợ ngọai giao để cách ly Đài Loan và Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng; và tuyễn mộ các đồng minh cho các vị thế Trung Quốc, theo tiêu chuẩn quốc tế và chế độ hợp pháp.

Hoa Kỳ bí ẩn , khó dò

Tại mỗi một vòng trong số 4 vòng này, đều có mặt Hoa Kỳ. Đây là một diễn viên ngọai quốc xâm nhập lớn nhất vào nội trị Trung Quốc, nhà bảo đảm cho nguyên trạng- statuo quo Đài Loan, hiện diện hải quân lớn nhất ở các biển Đông Hải Trung Quốc và Nam Hải Trung Quốc( Biển Đông Việt Nam ), nguyên là đồng minh chánh thức hay không chánh thức của nhiều lân bang Trung Quốc, nhà đóng khung à bảo vệ cơ bản cho các chế độ hợp pháp quốc tế hiện hửu. Sự có mặt khắp nơi này có nghĩa là hiểu biết Trung Quốc về các nguyên cớ Mỹ, qui định ra cách nào Tàu sẽ thu xếp mọi vấn đề An Ninh Trung Quốc.

Khởi đầu bằng cuộc viếng thăm của tổng thống Richard Nixon năm 1972, một liên tiếp lảnh tụ Mỹ đã bảo đảm với Trung Quốc về thiện chí Mỹ. Mọi chánh quyền tổng thống Hoa Kỳ thảy đều nói rằng thịnh vượng và ổn định của Trung Quốc là đúng với quyền lợi của Hoa Kỳ. Và thực tiễn, Hoa kỳ đã làm hơn hết mọi cường quốc khác, góp phần vào cận đại hóa Trung Quốc. Hoa Kỳ đã kéo Trung Quốc vào kinh tế tòan cầu, đưa Trung Quốc vào thị trường , tư bản và kỷ thuật; huấn luyện các chuyên viên Trung Quốc về khoa học, kỷ thuật và luật quốc tế; ngăn ngừa quân sự hóa hoàn tòan Nhật Bổn ; duy trì hòa bình ở bán đảo Triều tiên ( Đại Hàn ); và giúp đở tránh chiến tranh ở Đài Loan.

Nhưng các nhà làm chánh sách Tàu lại bị ấn tượng nhiều hơn với các chánh sách và hành động họ nhận thức là ít thiện cảm hơn. Quân sự Mỹ dàn trải khắp ngoại biên Trung Quốc và Hoa Kỳ duy trì một mạng lưới liên hệ phòng thủ rộng lớn với các lân bang Tàu. Hoa Thịnh Đốn tiếp tục làm thất vọng các cố gắng Bắc Bình muốn kiểm sóat Đài Loan. Hoa Kỳ thường xuyên làm áp lực Trung Quốc trên các chánh sách kinh tế Tàu và duy trì một số đông chương trình chánh phủ và tư nhân , tìm cách ảnh hưởng đến xã hội dân sự và chánh trị Tàu.

Bắc Bình xem một lọat hành động Hoa Kỳ tuồng như tương phản nhau, trên ba viễn cảnh tăng cường lẫn nhau. Trước tiên, các nhà phân tích Tàu nhìn quốc gia mình như là thừa kế một truyền thống nông nghiệp, chiến lược phưong Đông có nghĩa là truyền thống hòa bình, thiên về phòng vệ, không bành trướng và đạo đức. Trái lại họ nhìn văn hóa chiến lược Tây Phương, đặc biệt của Hoa Kỳ là quân phiệt, thiên về tấn công, bành trướng và ích kỷ.

Thứ đến là dù rằng Trung Quốc nay đã ôm chồm mảnh liệt tư bản quốc doanh, cái nhìn Tàu về Hoa Kỳ vẫn chứa đầy tư tưởng chánh trị Mác xít, khẳng định là các cường quốc tư bản chủ nghĩa luôn luôn tìm cách khai thác phần thế giới còn lại. Trung Quốc chờ đợi là các cường quốc Tây Phương sẽ chống cự lại Tàu cạnh tranh về tài nguyên và các thị trường có giá trị cộng thêm cao hơn. Và dù cho Trung Quốc đang có thặng dư thương mãi với Hoa Kỳ và nắm giữ một số lớn Hoa Kỳ mắc nợ, các nhà phân tích chánh trị Tàu lẫn đạo tin rằng Hoa Kỳ đã chiếm phần tốt đẹp của bàn thảo nhờ sử dụng nhân công Tàu rẽ rề và tín dụng, hầu có đời sống vượt quá khả năng mình.

Thứ ba, các lý thuyết Mỹ về quan hệ quốc tế đã trở nên rất phổ thông thích thú cho các nhà phân tích Tàu trẻ tuổi hơn, một số khá nhiều đã đạt những bằng cấp cao ở Hoa Kỳ. Thực thể có ảnh hưởng lớn nhất về lý thuyết quan hệ quốc tế ở Trung Quốc tên gọi là là thực tế tấn công – offensive realism , cho rằng một quốc gia sẽ cố tâm kiểm sóat môi trường an ninh mình, theo đúng hòan tòan mọi khả năng mình cho phép. Theo lý thuyết này, Hoa Kỳ không thể tự mãn về sự hiện diện mộtTrung Quốc uy vũ và lẽ dĩ nhiên phải tìm cách cho chế độ đang cai trị ở đó yếu đi và thân Mỹ hơn. Các nhà phân tích Tàu xem chứng cớ ý niệm này khi Hoa thịnh Đốn kêu gọi dân chủ và hổ trợ những gì Trung Quốc xem đó là những phong trào chia tách, phân ly- separatist movements ở Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương.

Dù họ xem Hoa Kỳ cơ bản xuyên qua các thấu kính văn hóa, mác xít hay thực tế đi nữa, đa số các nhà chiến lược Tàu đều giả thiết là một quốc gia uy vũ như Hoa Kỳ sẽ sử dụng sức mạnh của mình để bảo tồn và tăng cường các ưu thế mình và sẽ xem những cố gắng các quốc gia khác để bảo vệ quyền lợi xứ sở như là những mối đe dọa cho an ninh Mỹ. Giả thiết này đưa tới một kết luận bi quan: khi Trung Quốc vùng dậy, Hoa Kỳ sẽ kháng cự. Hoa Kỳ sử dụng những từ ngữ thoa dịu, đúc khuôn hành động Hoa Kỳ như thể là một tìm kiếm hòa bình, nhân quyền và san bằng sân chơi, đôi khi còn cung cấp cho Trung Quốc viện trợ chân chính nữa. Nhưng Hoa Kỳ có hai mặt : Hoa Kỳ có ý định vẫn là một bá quyền tòan cầu và ngăn cản Trung Quốc mạnh lên đủ sức thách đố. Trong một phỏng vấn năm 2011 ở Liêu Vương – Liaowang , một tuần báo quốc doanh Tàu, Ni Phong – Nifeng, phó giám đốc ngành khoa học xã hội hàn lâm Tàu của viện Nghiên cứu Mỹ, tóm tắt quan điểm như sau : Một mặt, Hoa Kỳ nhận thức là cần Trung Quốc giúp đở nhiều vấn đề tòan cầu và miền vùng . Mặt khác, Hoa Kỳ lo ngại đối đầu một Trung Quốc mạnh mẽ hơn , sẽ tìm nhiều phương cách làm Trung Quốc chậm phát triễn đi và tái biến cải Trung quốc theo đúng những giá trị Hoa Kỳ.

Một nhóm nhỏ các nhà phân tích Tàu phần lớn trẻ hơn, đã nghiên cứu cặn kẻ Hoa Kỳ biện cứ là quyền lợi Tàu và Mỹ không xung đột nhau. Theo nhỡn quan nhóm nhỏ này, hai quốc gia đều đủ xa cách nhau, cho nên các quyền lợi an ninh cốt lõi của hai nước không va chạm nhau. Nhưng những người nắm giữ cái nhìn này rất ít so với các nhà chiến lược phía bên kia phổ kế, phần lớn là nhân viên các cơ quan quân sự và tình báo, xem chánh sách Hoa Kỳ rất u tối và có những ý kiến cách nào Trung Quốc phải đương đầu, giải đáp tình huống này. Họ tin rằng Trung Quốc phải đứng dậy chống lại Hoa Kỳ bằng quân sự và họ sẽ thắng cuộc chiến này, nếu xảy ra, bằng cách bỏ xa Hoa Kỳ trên kỷ thuật quân sự và lợi dụng ưu điểm về tinh thần cao hơn của quân đội Trung Quốc. Những cái nhìn này thường bị che dấu đi, hầu tránh gây lo sợ cho cả các đối thủ lẫn bạn bè Trung Quốc

Ai là kẻ xét lại đây ?


Nhìn chăm chú sâu hơn về chiến lược Trung Quốc của lôgic Hoa Kỳ, các nhà phân tích Tàu cũng như bất cứ nhà phân tích nào trên thế giới nhắm vào các khả năng và các ý định. Dù cho các ý định Hoa Kỳ đều phải giải thích, nhưng khả năng quân sự, kinh tế, hình thức tư tưởng và ngọai giao rất dễ dàng khám phá, và chiếu theo cái nhìn Tàu, chúng đầy tiềm năng tàn phá.

Lực lượng quân sự Hoa Kỳ dàn trải tòan cầu và tiên tiến kỷ thuật, với hỏa lực đậm đặc khối lượng quanh khắp bờ rìa Tàu. Chỉ Huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ - U.S. Pacific Command ( PACOM) là chỉ huy lớn nhất trong số 6 chỉ huy chiến đấu vùng , đúng theo các từ phạm vi họat động vùng và nhân lực lúc không có chiến tranh. Tích sản PACOM gồm có 325 000 nhân viên quân sự và nhân sự, song song với chừng 180 tàu chiến và 1900 máy bay. Về phía Tây, PACOM nhường chỗ cho Chỉ Huy Trung Ương Hoa Kỳ - U . S. Central Command ( CENTCOM) có trách nhiệm cho một vùng trải dài từ Trung Á đến Ai Cập. Trước 11 tháng chín năm 2011, CENTCOM không có lực lượng nào đóng trực tiếp sát biên giới Trung Quốc, ngọai trừ các phái đòan huấn luyện và cung cấp ở Hồi Quốc – Pakistan. Nhưng khi bắt đầu « chiến tranh chống khủng bố- war on terror », CENTCOM đóng hàng chục ngàn quân lính ở A Phú Hãn – Afghanistan và được vào một căn cứ không quân ở Kyrgyzstan.

Khả năng hành quân của các lực lượng Hoa Kỳ ở Á Châu Thái Bình Dương được phóng đại thêm nhờ các hiệp ước song phương phòng vệ với Úc Châu, Nhật Bổn,Tân Tây Lan – New Zealand, Phi Luật Tân, Hàn Quốc ( Nam Hàn ) và những dàn xếp hợp tác với các quốc gia khác. Trên chóp mọi điểm này là Hoa KỲ hiện có chừng 5200 đầu đạn vỏ khì hạt nhân- nuclear warhead dàn trải trong bộ ba không quân, hải quân và lục quân. Gọp chung lại, vị trí phòng thủ này của Hoa Kỳ tạo ra cái mà Giang Văn Rông( ? ) – Qian Wenrong của Trung tâm Khảo cứu về Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Cơ quan Tin tức Tân Hoa – Xinhua News Agency gọi là « một vòng tròn bao vây chiến lược».

Các nhà phân tích an ninh Tàu cũng lưu ý đến khả năng rộng lớn của Hoa Kỳ có thể làm tai hại cho quyền lợi kinh tế Tàu. Hiện Hoa Kỳ vẫn còn là một thị trường một mình quan trọng nhất cho Trung Quốc , trừ phi ai đó xem Hiệp Hội Âu Châu là một thực thể duy nhất. Và Hoa Kỳ còn là những nguồn lớn nhất về đầu tư ngọai quốc trực tiếp và kỷ thuật tiên tiến. Đôi khi Hoa thịnh Đốn cũng thích thú sử dụng ý kiến cưỡng bức quyền hạn kinh tế của mình nữa. Sau cuộc đánh dẹp Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Hoa Kỳ áp đặt vài trừng phạt ngọai giao và kinh tế giới hạn đối với Trung Quốc, gồm một cấm vận, hiện vẫn còn hiệu lực, về bán võ khí tiên tiến. Nhiều năm sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ bàn cải là có nên trừng phạt thêm Trung Quốc về vi phạm nhân quyền bằng cách bải bỏ tỉ xuất quan thuế thấp tối huệ quốc - most- favored-nation cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc , dù rằng các người đề xướng dự án này chưa bao giờ có được đa số cả. Gần đây hơn, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đề nghị trừng phạt Trung Quốc đã giả tạo giữ thấp giá trị đồng yuan ( đồng tiền Trung Quốc ) để các nhà xuất khẩu Tàu có lợi lộc và ngay chính Mitt Romney, người đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống Mỹ , đã hứa hẹn là nếu đắc cử, ông sẽ gán Trung Quốc là kẻ thao tác tiền tệ ngày đầu tiên ông làm tổng thống.

Dù rằng các diều hâu thương mãi ở Hoa Thịnh Đốn ít khi thắng cuộc, những bừng cháy này cũng nhắc nhở Bắc Bình là Trung Quốc rất dễ tổn thương, nếu Hoa Kỳ quyết định trừng phạt Trung Quốc trên phương diện kinh tế. Các nhà chiến lược Tàu tin rằng Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ cấm không cho chở dầu lữa và quặng mỏ đến Trung Quốc nữa trong một thời kỳ khủng hỏang quân sự hay kinh tế và hải quân Hoa Kỳ sẽ chận không cho Trung Quốc vào các đường lằn biển cả- sea lanes khẩn thiết chiến lược. Sự có mặt khắp nơi của đồng đô la Mỹ trên thương mãi và tài chánh quốc tế cũng cống hiến cho Hoa Kỳ khả năng làm tai hại quyền lợi Tàu , hoặc có chủ tâm hoặc là thành quả các cố gắng chánh phủ Hoa Kỳ để giải đáp các vấn đề thuế khóa bằng cách in thêm đô la và tăng vay mượn, những hành động hạ thấp giá trị xuất khẩu Tàu đô la ngự trị và dự trữ ngọai tệ Tàu.

Các nhà phân tích Tàu cũng tin tưởng là Hoa Kỳ có những vỏ khí ý thức hệ uy vũ và sẳn sàng sử dụng chúng. Sau Thế Chiến thứ Hai, Hoa Kỳ đã lợi dụng vị trí là cường quốc chủ trì để tôn thờ các nguyên tắc Mỹ ở Tuyên Ngôn Tính chất Phổ biến của Nhân Quyền cũng như các khí cụ nhân quyền quốc tế khác và thiết lập điều Trung Quốc xem là các nền dân chủ kiểu Tây Phương ở Nhật và trong tương lai ở Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác. Các chức quyền Tàu khẳng định là Hoa Kỳ dùng các ý kiến dânchủ và nhân quyền để bất hợp pháp hóa và làm bất ổn định các chế độ chấp nhận những giá trị thay thế khác, tỉ như chủ nghĩa xã hội – socialism hay chủ nghĩa phát triễn độc đóan –developmental authoritarianism kiểu Á Châu . Theo lời của Lý Cung( ?)- Li Qun thành viên của Ủy Ban Đảng Tỉnh Sơn Đông, một ngôi sao đang bừng sáng ở Đảng Cọng Sản Trung Quốc, chủ tâm thật sự của dân Mỹ không phải là để bảo vệ cái gọi là nhân quyền , mà dùng làm duyên cớ ảnh hưởng và giới hạn tăng trưởng kinh tế lành mạnh của Trung Quốc và ngăn ngừa giàu có và uy quyền Tàu đe dọa bá quyền thế giới của Hoa Kỳ.

Trong khóe mắt nhiều nhà phân tích Tàu, kể từ khi Chiến Tranh Lạnh - Cold War chấm dứt, Hoa Kỳ tự mình tiết lộ là một cường quốc xét lại, cố gắng hình dung lại môi trường tòan cầu xa hơn nữa, có lợi cho Hoa Kỳ. Họ thấy rỏ chứng cớ của thực tế này khắp nơi: nới rộng NATO, can thiệp Hoa Kỳ ở Panama, Haiti, Bosnia, và Kosovo, Chiến tranh Vịnh – Gulf War , chiến tranh A Phú Hãn, và xâm lăng Iraq . Ở vương quốc kinh tế, Hoa Kỳ cố gắng bổ sung các ưu điểm của mình bằng cách thúc đẩy thương mãi tự do, hạ thấp gía trị đồng đô la Mỹ trong lúc ép buộc các quốc gia khác sử dụng đô la làm dự trữ ngọai tệ, và cố tâm làm các nước chậm tiến- đang mở mang gánh chịu chia sẽ không phải chăng phí tổn thoa dịu thay đổi khí hậu tòan cầu. Và có lẽ gây lo âu nhất cho Tàu là Hoa Kỳ đã trình bày những họa kiểu hành động xâm lăng, khi đề xướng những cái gọi là cách mạng màu sắc – color revolution ở Georgia, Ukraine, và Kyrgystan. Như Liêu Giang Phì- Liu Jianfei , giám đốc ban Ngọai Giao Trường Trung Ương Đảng của Đảng Cọng Sản Tàu, viết năm 2005, Hoa Kỳ đã luôn luôn chống đối « các cuộc cách mạng đỏ cọng sản - communist red revolution » và ghét « các cuộc cách mạng xanh – green revolution » ở Iran và các quốc gia Hồi Giáo khác. Điều Hoa Kỳ lo tâm là không phải « cách mạng- revolution » mà là « màu sắc – color ». Hoa Kỳ hổ trợ những cuộc cách mạng « hồng – rose » , « cam – orange », hay “tuy líp – tulip » ,vì chúng phục vụ chiến lược đề xướng dân chủ của Hoa Kỳ.

Khai thác Đài Loan


Dù các nhà học giả và bình luận Hoa Kỳ điển hình nhìn những liên hệ Mỹ - Tàu vào thời kỳ hậu chiến như thể là một tan tuyết băng dài và chậm rải, ở tầm nhìn Bắc Bình Hoa Kỳ luôn luôn đối đải Trung Quốc rất là nghiêm khắc. Từ 1950 đến 1972, Hoa Kỳ cố gắng kiềm chế và cô lập Trung Quốc. Trong số những hành động khác, Hoa Kỳ đã thuyết phục đa số đồng minh mình từ chối không công nhận ngọai giao lục địa Tàu, tổ chức cấm vận thương mãi chống Trung Quốc, xây dựng quân sự Nhật, can thiệp Chiến Tranh Triều Tiên ( Cao Ly, Đại Hàn ). Nâng đở một chế độ canh tranh ( với Trung Quốc ) ở Đài Loan, hổ trợ du kích Tây Tạng chống Tàu kiểm sóat, và ngay cả đe dọa sử dụng vỏ khí hạt nhân luôn ở cả hai: Chiến Tranh Triều Tiên lẫn khủng hỏang Eo Biển Đài Loan năm 1958. Các nhà phân tích Tàu thừa nhận là chánh sách của Hoa Kỳ về Trung Quốc đã thay đổi sau năm 1972 ( Việt Nam Cộng Hòa « mất nước » về cuộc đi đêm Kissinger – Nixon và Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai này ). Nhưng họ xác nhận thay đổi thuần túy là thành quả một cố gắng chống lại Hiệp Hội Nga Sô viết và sau đó là để chiếm lợi kinh tế làm doanh nghiệp ở Trung Quốc.Ngay cả lúc đó, Hoa Kỳ tiếp tục rào cản chống Trung Quốc vươn dậy, bằng cách duy trì Đài Loan như thể một xao lãng chiến lược, giúp tăng trưởng quân sự Nhật, cận đại hóa các lực lượng hải quân và làm áp lực với Trung Quốc về nhân quyền.

Dân Tàu cũng đã học nhiều bài về chánh sách Trung Quốc của Hoa Kỳ từ nhiều lọat đàm phán với Hoa Thịnh Đốn. Suốt thời bàn thảo cấp bậc đại sứ các thập niên 1950 và 1960, đàm phán về kiểm sóat vỏ khí các thập niên 1980 và 1990, thảo luận về Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mãi Quốc tế -World Trade Organisation vào thập niên 1990 và đàm phán về thay đổi khí hậu thập niên kế tiếp, Tàu vẫn hằng nhìn thấy là dân Mỹ đòi hỏi như cũ và không tí nào nhượng bộ. Và dứt khóat nhất cho dân Tàu hiểu rỏ về chánh sách Hoa kỳ là ba vòng đàm phán về Đài Loan các năm 1971-72, 1978-79 và 1982 tạo ra một « khung cảnh thông cáo- communiqué framework» qui định chánh sách về Đài Loan của Hoa Kỳ cho đến hôm nay. Khi hửu nghị - xích lại gần nhau Mỹ -Tàu bắt đầu, các nhà làm chánh sách Tàu giả thiết là Hoa Thịnh Đốn sẽ thôi ủng hộ Đài Bắc để đổi chác những lợi lộc quan hệ bình thường cùng Bắc Bình giữa quốc gia này đối với quốc gia kia. Ở mỗi giai đọan đàm phán, tuồng như Hoa Kỳ mong muốn như thế. Tuy nhiên vào những thập niên sau, theo cái nhìn Bắc Bình, Hoa Kỳ vẫn là chướng ngai vật lớn nhất cho việc thống nhất Đài Loan và lục địa.

Khi Nixon đến Trung Quốc năm 1972, ông ta nói với dân Tàu là ông muốn hy sinh Đài Loan vì lẽ Đài loan không còn là quan trọng chiến lược cho Hoa Kỳ nữa, và ông không thể làm như vậy mãi cho đến nhiệm kỳ thứ hai. Trên căn bản này, Trung Quốc đồng ý về Thông Cáo Thượng Hải năm 1972, dù thông cáo này chứa đựng một tuyên bố đơn phương của Hoa Kỳ tái xác nhận quyền lợi Hoa Kỳ là giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan, một mã số ngoại giao cho cam kết ngăn cản bất cứ cố gắng nào lục địa chiếm Đài Loan bằng vỏ lực. Lúc sự cố diễn ra, Nixon từ chức trước khi ông đủ khả năng bình thường hóa quan hệ với Bắc Bình; và Gerald Ford kế nhiệm ông, quá yếu kém trên phương diện chánh trị để hòan thành hứa hẹn Nixon.

Khi tống thống kế tiếp Jimmy Carter muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Tàu nhấn mạnh là Hoa Kỳ phải cắt đứt hẳn với Đài Loan. Năm 1979, Hoa Kỳ chấm dứt hiệp ước phòng thủ với Đài Loan , nhưng một lần nữa đưa ra một tuyên bố đơn phương tái cam kết về « một giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan.» Rồi Quốc hội Hoa Kỳ làm ngạc nhiển cả Tàu lẫn chánh quyền Mỹ chấp thuận « Luật Liên hệ Đài Loan – Taiwan Relations Act » , đòi hỏi Hoa Kỳ « phải duy trì khả năng của mình … chống cự lại mọi hành động dùng vỏ lực hay mọi hình thức ép buộc có cơ gây nguy hiểm cho an ninh … của dân chúng ở Đài Loan. » Một lần nữa ý định cản trở thật là minh bạch.

Năm 1982, khi tổng thống Ronald Reagan tìm kiếm quan hệ chặc chẻ hơn với Bắc Bình, hầu tăng thêm áp lực với Mạc Tư Khoa – Moscow , Trung Quốc thuyết phục Hoa Kỳ ký kết một thông cáo khác, cam kết là Hoa Kỳ sẽ

dần dần giảm bớt bán vỏ khí cho Đài Loan. Nhưng một khi đặt xong thỏa hiệp, Mỹ đặt năm 1979 làm cột mốc, khi mức bán vỏ khi cao nhất, tính tóan gia giảm hằng năm lại ở sác xuất biên tế nhỏ bé, điều chỉnh theo lạm phát, cho nên thực sự là chúng đã tăng thêm; tuyên bố là những hệ thống tiên tiến hơn Hoa Kỳ bán cho Đài Loan chỉ tương đương phẩm giá các hệ thống cũ và cho phép các hảng thương mãi cộng tác với công nghệ vỏ khí Đài Loan dưới đề mục chuyễn giao kỷ thuật hơn là bán vỏ khí. Lúc đó tổng thống George W. Bush chấp thuận một gói hàng vỏ khí tiên tiến cho Đài Loan vào tháng tư năm 2001, thông cáo 1982 thành một lá thư chết ngắt. Trong thời gian này, khi Hoa Kỳ kéo dài dính líu với Đài Loan, một chuyễn tiếp dân chủ xảy ra ở đó, làm cho thống nhất càng xa hơn tầm tay Bắc Bình .

Xem xét lại lịch sử, các nhà chiến lược Tàu tự hỏi là tại sao Hoa Kỳ lại chiếu cố đến Đài Loan như vậy ? Dù dân Mỹ thường biện cứ là họ đơn giản bảo vệ một đồng minh dân chủ trung thành, đa số dân Tàu nhìn thấy những nguyên cớ chiến lược ở cội rễ cư xử Hoa thịnh Đốn. Họ tin tưởng rằng cứ để tình huống Đài Đài Loan như thế kéo dài , sẽ giúp Hoa Kỳ dìm Trung Quốc xuống thấp. Theo từ ngữ của Lỗ( ? ) Viên – Luo Yan , một tướng hồi hưu và là phó tổng thư ký Khoa học Quân sự Xã hội Tàu , Hoa Kỳ từ lâu đã sử dụng Đài Loan « để làm con cờ chặn đường Trung Quốc vươn lên . »


Những hiểm nguy của thuyết đa nguyên - pluralism

Luật Liên hệ Đài Loan đánh dấu khởi sự một khuynh hướng Quốc hội Hoa Kỳ ngã về võ đóan hơn trên chánh sách Mỹ - Tàu và điểm này tiếp tục làm phức tạp hơn giao hảo giữa Hoa thịnh Đốn và Bắc Bình. Mười năm sau, biến cố Thiên An Môn năm 1989, chấm dứt Chiến tranh Lạnh tiếp theo, thay đổi những điều khỏan tranh cải tại Hoa Kỳ. Trung Quốc đã được nhận thức là một chế độ tự do hơn; sau Thiên An Môn Trung Quốc trở thành một chế độ độc tài lại giống –atavistic dictatorship. Và sau Nga Sô Viết sụp đổ làm hỏng thôi thúc chiến lược cộng tác với Bắc Bình. Hơn nữa, các mối liên kết kinh tế Mỹ - Tàu bắt đầu tạo ra những động chạm về các vấn đề tỉ như bán tháo đổ các hàng hóa chế tạo rẽ tiền ở Trung Quốc ở thị trường Hoa Kỳ và cướp bóc tài sản trí tuệ Hoa Kỳ. Sau nhiều chục năm nhất trí ở Hoa Kỳ, Trung Quốc mau lẹ trở thành một trong những vấn đề chia rẽ nhất ở chánh sách ngọai giao Mỹ , một phần do các cố gắng biện hộ sôi nổi các nhóm quyền lợi mong muốn chắc chắn là Trung Quốc vẫn còn ở lịch trình Quốc Hội.

Thật vậy, kể từ Thiên An Môn Trung Quốc đã hút dẫn chú ý nhiều nhóm quyền lợi Mỹ hơn là bất cứ quốc gia nào khác. Hệ thống chánh trị Trung Quốc gây nên chống đối từ các tổ chức nhân quyền; các chánh sách kiểm sóat dân số làm các phong trào chống phá thai nổi giận; đàn áp các nhà thờ xúc phạm đến các giáo phái Tin Lành Mỹ; xuất khẩu rẽ rề của Tàu khởi động yêu cầu bảo vệ của các tổ chức nghiệp đòan; trông cậy vào than đá và đập thủy điện làm năng lượng làm phật lòng các nhóm môi sinh; và cướp bóc và làm giả tràn lan khiến các công nghệ làm phim ảnh, phần mềm – software tức giận . Các than phiền đặc thù này tăng thêm sức mạnh cho lo sợ rộng lớn hơn về « Trung Quốc Đe dọa – China Threat » thấm ướt bàn luận chánh trị Mỹ - một lo sợ, ở tầm mắt nhìn của dân Tàu, không những phủ nhận tính cách hợp pháp của các hòai bảo Tàu, nhưng chính đó lại là một lọai đe dọa cho Trung Quốc .

Lẽ dĩ nhiên ở Quốc Hội Hoa Kỳ, các tổ chức nghiên cứu chánh sách quốc phòng , truyền thông báo chí và giới hàn lâm cũng có nhiều người ủng hộ các vị thế có lợi cho Trung Quốc, trên căn bản cho là cọng tác quan trọng cho nông dân Mỹ, các nhà xuất khẩu, các ngân hàng và Wall Street, hay những vấn đề tỉ như Bắc Hàn và thay đổi khí hậu còn quan trọng hơn là các cải lộn về quyền hạn hay tôn giáo. Những đề xướng trong dài hạn có thể uy vũ hơn những chỉ trích Trung Quốc nhưng họ lại có khuynh hướng họat động bên sau sân khấu. Đối với các nhà phân tích Tàu cố công tìm hiểu nghĩa lý ở những quan điểm lộn xộn chối tai này của cộng đồng chánh sách Mỹ, những tiếng ầm ỉ nhất dễ nghe được nhất và những tín hiệu rất gây hoang mang, rất gây sợ hải.



Đe Dọa Bọc Đường


Trong cố gắng làm sáng tỏ các ý định Hoa Kỳ, các nhà phân tích Tàu, cũng đã nhìn xem các tuyên bố chánh sách các nhân vật cao cấp nền hành chánh Mỹ. Vì họ đến từ một hệ thống chánh trị nền hành chánh ngự trị, các nhà phân tích Tàu xem những tuyên bố này là những hướng dẫn đáng tin cậy cho chánh sách Hoa Kỳ. Họ tìm thấy là các tuyên bố thường làm ra hai điều: chúng tìm cách làm yên lòng Bắc Bình là những ý định của Hoa Thịnh Đốn ôn hòa và cùng lúc chúng cũng tìm cách làm yên lòng công chúng Mỹ là Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho phép bừng dậy của Trung Quốc đe dọa quyền lợi Hoa Kỳ. Phối hợp các chủ đề sản xuất ra điều mà các nhà phân tích Tàu nhận thức là các đe dọa bọc đường- sugarcoated threats.

Tỉ dụ năm 2005, Robert Zoellich , phó bộ trưởng ngọai giao Hoa Kỳ, phát ngôn một tuyên bố chánh sách chủ yếu với Trung Quốc nhân danh chánh quyền Geoge W. Bush . Ông bảo đảm với cử tọa Mỹ là Hoa Kỳ sẽ « cố tâm khuyên can bất cứ một cạnh tranh quân sự nào phát triễn những khả năng khác hay chống đối nhau có thể bành trướng vùng-miền hay hành động thù địch chống Hoa Kỳ hay các quốc gia thân thiện Hoa Kỳ. » Nhưng ông cũng giải thích rằng Trung Quốc vươn lên không phải là một đe dọa vì lẽ « Trung Quốc không tìm cách làm lan rộng các ý thức hệ cấp tiến chống đối Mỹ » « không xem mình là một chiến đấu mất - còn với chủ nghĩa tư bản « và « không tin tưởng là tương lai mình tùy thuộc vào lật đổ trật tự căn bản của hệ thống quốc tế. » Ông nói: trên căn bản này, hai bên có thể có « liên hệ hợp tác ».

Thế nhưng hợp tác lại tùy thuộc vài điều kiện. Trung Quốc phải làm nguội « chảo dầu lo ngại – cauldron of anxiety » ở Hoa Kỳ về vụ Trung Quốc vươn lên. Trung Quốc phải « giải thích chi phi quốc phòng ( tăng mạnh ), ý định, chủ nghĩa, và các luyện tập quân sự ; giảm bớt thăng dư thương mãi với Hoa Kỳ, và cọng tác với Hoa Kỳ về Iran

và Bắc Hàn. Trên hết, Zoellick khuyến cáo : Trung Quốc phải từ bỏ « chánh trị đóng cửa , chánh trị đóng kín – closed politics. » Ông nói : Theo nhỡn quan Hoa Kỳ, Trung Quốc cần có một chuyễn tiếp chánh trị hòa bình hầu làm chánh phủ có uy tín và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Chánh quyền Obama cũng lập lại một ngôn từ như vậy, nhưng đôi chút nhẹ nhàng hơn. Ở diễn văn đầu tiên về chủ yếu chánh sách về Trung Quốc của chánh quyền Obama tháng 9 năm 2009. Phó ngọai trưởng lúc đó là James Steinberg đưa vào ý kiến « làm yên lòng chiến lược lần nữa- strategic reassurance » Stienberg định nghĩa nguyên tắc như sau: « Khi chúng ta và đồng minh tỏ rỏ minh bạch là chúng ta sẳn sàng đón mời Trung Quốc đến nơi – arrival … như thể là một nước thịnh vượng và thành công, Trung Quốc phải tái bảo đảm cho thế giới còn lại là phát triễn và vai trò tòan cầu của mình sẽ không làm tai hại cho an ninh và hạnh phúc của kẻ khác .» Trung Quốc phải cần tái cam kết kẻ khác rằng xây dựng này không là một mối đe dọa »; Trung Quốc cần « tăng gia trong sáng quân sự mình hầu tái cam kết nọi quốc gia ở phần Á Châu còn lại và tòan cầu về các ý định của mình » và chứng minh là Trung Quốc tôn trọng qui tắc luật lệ cùng tiêu chuẩn phổ cập khắp nơi. » Theo các nhà phân tích Tàu, những tuyên bố này gửi di một thông điệp là Hoa Thịnh Đốn muốn cọng tác theo các điều kiện của Mỹ, cố tìm kiếm ngăn cản Bắc Bình phát triễn một khả năng quân sự thích nghi để bảo vệ các quyền lợi Tàu, và có ý định đề xướng đổi thay tính chất chế độ Tàu.

Muốn chắc chắn, Bắc Bình nghi ngờ Hoa thịnh Đốn phải bằng lòng với sự kiện là Hoa Kỳ đã làm quá nhiều đề xướng Trung Quốc vươn lên. Nhưng đối với các nhà phân tích Tàu, lịch sữ cung cấp một giải đáp cho trò con rối này. Họ nhìn thấy là Hoa Kỳ chận đứng Trung Quốc lâu ngày nếu được. Khi sức mạnh Nga Sô Viết tăng lên, làm như vậy tỏ ra cần thiết, Hoa Kỳ đã phải bó buộc giao ước với Trung Quốc, hầu củng cố công cuộc chống Mạc Tư Khoa Moscow. Một khi Hoa Kỳ bắt đầu giao ước với Trung Quốc, Hoa Kỳ đi đến tin tưởng là cuộc giao ước sẽ đưa Trung Quốc về dân chủ và sẽ trả lại cho Hoa Kỳ căn cứ chiến lược trên lục địa Á Châu, Hoa Thịnh Đốn đã mất đi năm 1949, khi Cọng Sản tòan thắng cuộc Nội chiến Quốc Cọng Tàu.

Theo nhỡn quan Trung Quốc, Hoa Thịnh Đốn chậm rải xích lại gần Bắc Bình không phải phát sinh từ lý tưởng và độ lượng. Mà thật ra nó được theo đuổi để Hoa Kỳ có cơ thủ lợi từ nền kinh tế Trung Quốc mở cửa bằng cách vắt ép lợi lộc từ các đầu tư Hoa Kỳ, tiêu thụ hàng hóa rẽ Trung Quốc và vay tiền hổ trợ thương mãi cũng như thiếu hụt thuế khóa. Trong lúc tiệc tùng um sùm ở bàn tiệc Trung Quốc, các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã bỏ qua hiểm nguy của Trung Quốc vươn lên mãi cho đến cuối thập niên 1990. Bây giờ Hoa Kỳ đã nhận thức Trung Quốc là một đe dọa, những nhà phân tích Tàu này tin rằng không còn cách nào thực tiển ngăn cản tình trạng tiếp tục phát triễn. Theo cảm nghĩ này, chiến lược gia hảo đã thất bại, chứng minh khuyên can của lảnh tụ Đặng Tiểu Bình năm 1991, đề xướng một chiến lược « che dấu các ánh sáng Tàu và nuôi dưỡng sức mạnh Tàu ». Đối diện một Trung Quốc đã vươn lên quá cao không làm ngừng lại được nữa, Hoa Kỳ không còn làm được gì hơn công cuộc đang làm: đòi hỏi cọng tác theo điều kiện Mỹ, đe dọa Trung Quốc, rào cản quân sự và tiếp tục cố sức thay đổi chế độ .


Cách nào thực hiện một cuộc tấn công thực tế

Mặc dù những cái nhìn này, các nhà chiến lược Tàu dòng chánh không khuyến cáo Trung Quốc thách thức Hoa Kỳ trong tương lai gần. Họ chờ đợi Hoa Kỳ vẫn duy trì là kẻ bá quyền tòan cầu cho nhiều chục năm nữa, dù rằng nay họ đã nhận thức các dấu hiệu đầu tiên suy thóai. Hiện tại như lời Vương Cát Tây- Wang Jisi khoa trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Viện Đại học Bắc Kinh, « siêu cường sẽ siêu hơn và nhiều cường quốc sẽ bớt cường đi » . Trong khi đó, hai nước sẽ càng tùy thuộc nhau về kinh tế và có đủ khả năng quân sự để gây tổn thương cho nhau. Chính là sự tổn thương lẫn nhau này sẽ mang lại hy vọng trung hạn tốt nhất cho hợp tác. Lo sợ lẫn nhau làm sống động thôi thúc đôi bên phải họat động cùng nhau.

Tuy nhiên, trong dài hạn, con đường tốt nhất cho cả hai Trung Quốc và Tây Phương là sáng tạo một cân bằng sức lực mới, duy trì được hệ thống thế giới hiện hửu, nhưng để cho Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn. Trung Quốc có nhiều lý do tốt đẹp để tìm kiếm kết quả này. Ngay cả khi Trung Quốc trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, thịnh vượng Trung Quốc vẫn tùy thuộc thịnh vượng các đối thủ tòan cầu của Tàu ( và ngược lại ), gồm luôn Hoa Kỳ và Nhật Bổn. Trung Quốc càng giàu thì an ninh các lằn biển cả , ổn định thương mãi thế giới và các chế độ tài chánh , không lan tràn võ khí hạt nhân, kiểm sóat khí hậu tòan cầu đổi thay và cọng tác y tế công cọng, cho Tàu càng lớn thêm. Trung Quốc sẽ không tiến lên dẫn đạo, nếu các đối thủ cũng không thịnh vượng. Các nhà chiến lược Trung Quốc phải đi đến hiểu biết là các quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ - trong các nguyên tắc thực thi luật lệ, ổn định miền - vùng và tranh đua mở - không de dọa gì an ninh Trung Quốc cả thảy.

Hoa Kỳ phải khuyến khích Trung Quốc chấp nhận cân bằng mới này, bằng cách vẽ ra những đường thẳng chánh sách rỏ ràng thỏa mãn các cần thiết cho an ninh mình mà không đe dọa an ninh Trung Quốc. Khi Trung Quốc vươn lên , Trung Quốc sẽ đẩy mạnh Hoa Kỳ phải tìm ra những biên cương Hoa Kỳ mong muốn. Hoa Thịnh Đốn phải đẩy lui thiết lập những biên cương cho uy quyền Trung Quốc tăng trưởng. Nhưng phải làm điều này với chuyên nghiệp điềm tĩnh, không phải hiếu chiến từ chương. Các thảo luận chiến dịch diều hâu về chiến tranh thương mãi và tranh đua chiến lược, đóng góp vào các lo sợ của Bắc Bình trong khi đó lại xén bớt cố gắng cần thiết nhất trí về quyền lợi chung. Và trong mọi trường hợp, đặt từ chương vào hành động không phải là một lựa chọn thực tế. Muốn làm như vậy, sẽ đòi hỏi một gián đọan về các mối kết chặc kinh tế có lợi lẫn nhau và các chi phí to lớn hầu bổ vây Trung Quốc trên phương diện chiến lược, và nó sẽ bó buộc Trung Quốc phải có những phản ứng đối kháng.

Tuy nhiên, quyền lợi Hoa Kỳ liên hệ đến Trung Quốc không có gì đáng tranh cải cả và phải được xác nhận: một Trung Quốc ổn định và thịnh vượng, cách giải quyết vấn đề Đài Loan theo các điều kiện cư dân Đài Loan muốn chấp nhận, tự do giao thông trên các biển quanh Trung Quốc, an ninh của Nhật và các đồng minh Á Châu khác, một nền kinh tế thế giới mở, và bảo vệ nhân quyền. Hoa Kỳ phải ủng hộ những ưa chuộng này với uy quyền khả tín của Hoa Kỳ, đặc biệt trong hai lảnh vực. Thứ nhất, Hoa kỳ phải duy trì ưu thế quân sự ở miền Tây Thái Bình Dương, kể cả biển Đông và biển Nam Trung Quốc. Muốn vậy, Hoa Kỳ sẽ phải tiếp tục nâng cấp khả năng quân sự mình, duy trì các liên minh quốc phòng miền- vùng, và giải đáp tự tín các thách thức. Hoa thịnh Đốn phải tái làm yên lòng Bắc Bình là những di động này có ý định tạo ra một cân bằng quyền lợi chung hơn là đe dọa Trung Quốc. Việc làm yên lòng này có thể hòan tất bằng củng cố những cơ chế hiện hửu để xử lý những tương tác quân sự Mỹ - Tàu. Chẳng hạn, Thỏa Hiệp Cố vấn Quân sự Biển – Military Maritime Consultative Agreement hiện hửu phải được sử dụng để họa kiểu những thể thức giúp các máy bay và tàu hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc họat động an tòan khi xáp gần nhau.

Thứ hai , Hoa Kỳ phải tiếp tục đẩy lui , chống lại các cố gắng Tàu làm lại những chế độ tòan cầu hợp pháp theo những phương cách không phục vụ quyền lợi Tây phương. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp chế độ nhân quyền, một loạt nguyên tắc và thể chế tòan cầu, để giúp qui định tính cách lâu dài của thế giới tự do Hoa Kỳ từ lâu đã nâng đở.

Trung Quốc chưa đạt được tiếng nói ngang Hoa Kỳ ở một Cộng Đồng Thái Bình Dương ước đóan hay một vai trò chế độ công quản – condominium tòan cầu như là một thành viên « G-2 ». Trung Quốc sẽ không cai trị được thế giới trừ phi Hoa Kỳ rút lui, và Trung Quốc vươn lên sẽ là một đe dọa cho Hoa Kỳ và thế giới, chỉ khi nào Hoa Thịnh Đốn cho phép trở thành một đe dọa. Đối với Hoa Kỳ, chiến lược Trung Quốc đứng đắn bắt đầu tại gia. Hoa Kỳ phải giữ vững sáng kiến và đổi mới quân sự xứ sở, nuôi dưỡng những liên hệ với đồng minh và các cường quốc cộng tác khác, tiếp tục hổ trợ một khu vực giáo dục cao cấp siêu việt, bảo vệ tài sản trí tuệ khỏi bị gián điệp và ăn cắp, và lấy lại niềm tôn trọng của dân gian quanh thế giới. Miễn là Hoa Kỳ dốc tâm trí vào các vấn đề của mình tại gia và giữ chặc các giá trị của chính mình, Hoa Kỳ sẽ xử lý được Trung Quốc vươn lên.

(Chiếu theo nguyệt san Ngọai Giao – Foreign Affairs số tháng 9- 10 năm 2012)

( Irvine , Nam Ca Li, ngày 6 tháng 9 năm 2012 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét