Vấn đề chia rẽ các nhà bảo tồn
đối diện nhau là liệu việc cứu sống kên kên, có biểu hiện một thành
công truyền cảm hứng hay chỉ là một xài phí
tài nguyên giới hạn ? Tháng 10
năm 2010, Hiệp hội Quốc tế Bảo Tồn Thiên nhiên- International
Union for Conservation of Nature báo
cáo là 1 trong 5 động vật có xương sống
khắp thế giới bị đe dọa tuyệt tích và mỗi năm lại có thêm động vật này bị đe dọa. Thế nhưng ngân khỏan cho bảo tồn lại có
hạn và một phe khảo cứu bộc trực do nhà sinh học và toán học Hugh Possingham, Viện đại học Queensland ở Úc Châu, nói
rằng bây giờ là đúng lúc hoạt động toàn cầu cứu sống phải có quyết định của một y sĩ chiến trận : vài loài bị hiểm nguy
có thể hồi phục nhiều hơn loài khác, cho nên chúng ta cần xác định
các loài bị hiểm nguy và cứu sống chúng càng nhiều càng hay. Đối với
phần còn lại, nhà sinh thái học Corey
Bradshaw, viện đại học Adelaide cho biết là “ không nghĩa lý tí nào tiêu xài tiền của
cho các loài có số mệnh tuyệt vọng, nếu không còn cơ hội hửu lý nào đưa sĩ số chúng lên hàng ngàn con” .
Sĩ số nhỏ, phí tổn cao và tiếp tục tùy thuộc vào sự can thiệp của
con người, cho nên kên kên California chắc chắn sẽ không lọt nổi vào được danh sách
ửu tiên Possingham. Ông nói:
bạn có thể cứu sống hàng trăm
loài bướm , dùng một ngân khoản tương tự cho kên kên . Mới đây, Possingham phân tích các động vật và thực vật ở Tân Tây Lan, tìm
thấy là một ngân sách tương đương kên
kên, rất cần thiết để cứu sống duy nhất
một loài chim ở xứ này, có thể
bảo vệ là loài chim Kiwi màu nâu đảo miền Bắc Tân Tây Lan và còn đủ tiền bảo vệ thêm 6 loài bị đe dọa khác .
Chọn lọc bảo tồn như Possingham và các nhà khoa học khác gọi
tên, có vài lôi cuốn đúng khả năng xét đoán bình thường và giúp cho các nhà quyết định những con số , hầu cài
then vào một lảnh vực nơi đó lựa chọn có
vẽ như là độc đoán. Nhưng ý tưởng đặt ưu tiên các loài và bỏ rơi
một số cho chúng tuyệt tích đi , làm bực bội khá nhiều nhà bảo tồn . Theo nhà sinh học đời sống hoang dã David Jachowski, viện đại
học Missouri, tụ điểm trên kẻ thắng cuộc
rẽ tiền nhất, có cơ tăng gia ngắn hạn số loài kiểm kê, nhưng cuối cùng ra,
chúng ta chỉ cứu sống những loài thuận tiện
nhất mà thôi. Những loài hiếm hoi hay
đang suy giảm điễn hình được nghiên cứu
sơ sài, cho nên những loài dễ bảo tồn nhất, có thể không phải là những
loài quan trọng nhất trên phương diện
sinh thái . Nhiều nhà chống đối chọn
lọc nói là con số sĩ số có thể lầm lạc. Vào cuối thế kỷ thứ 19, tây ngu - rhinoceros trắng Nam Phi tuồng như có phương muốn tuyệt
tích, chỉ còn độ 20 con sống sót, nhưng
cố gắng bảo tồn đã đưa loài tây ngu
trắng lên trên 17 000 con ngày nay. Tiên đoán
sống sót cho một loài bị đe dọa còn ít chắc chắn hơn cả cho một bệnh nhân, theo lời chỉ trích năm 2009 của
các nhà lảnh đạo 10 tổ chức bảo tồn . “Syuart Pimmm nhà sinh thái học bảo tồn, viện đại học Duke,
nhấn mạnh là những chương trình phục hồi
những loài bị đe dọa cực kỳ , tỉ như kên
kên và thiên nga ( ngô!ng trời) - whooping crane là những nền móng thử nghiệm đáng giá. Những
dự án này dạy cho các nhà khoa học bảo
tồn là những gì có cơ thực hiện tốt đẹp. Đẫy xa biên cương
không bao giờ rẽ tiền đâu.
Possingham thừa biết là nhiều
người hoạt động ở lảnh vực câu nệ, cáu
kỉnh phương cách của ông, nhưng biện cứ
rằng thực tế ngân khoản
làm việc chọn lọc không thể nào tránh khỏi. Ông nói: ai đó cũng phải chấp nhận là chúng ta không đủ tiền để cứu mọi chuyện. . Ông còn công nhận rỏ ràng sự
kiện này giúp cho các nhà bảo tồn một ca, một trường hợp mạnh mẽ hơn, hầu bảo
đảm nhiều hổ trợ tài chánh hơn .
Các nhà bảo tồn từ hai phe đã tìm ra vài thể thức hợp nhau. Hầu như
ai nấy đều đồng ý là những chương trình phục hồi thành
công đều phải đặt nền tảng, trước tiên trên một hiểu biết lý do tại sao một loài nào đó lại bị rắc rối. Theo Jeff
Walters , một nhà sinh học viện đại
học kỷ thuật Virginia Tech., một bài học
lớn quá khứ là trước khi đem vào lại một
loài, bạn phải sửa chữa xong vấn đề làm cho loài suy giảm. Chẩng hạn, theo dõi
vụ cấm dùng thuốc giết côn trùng DDT năm 1972,
đại bàng - chim ưng trọc đầu - bald eagle trở lại một cách ngạc
nhiên, từ vài trăm cặp làm tổ ở lục địa
Hoa Kỳ ở thập niên 1960, lên đến khoảng 10 000 cặp hôm nay. Walters kể ra
chuyện vịt Laysan
là một loài vịt hiện bị đe
dọa , sẽ phục hồi trở lại nay mai, nhờ
các cố gắng bảo tồn. Nhắc lại vịt Laysan
sinh sống tại các đảo Hawaii bị đe dọa gần tuyệt tích khi du nhập những thú bắt mồi - predators
, nhưng nay đã trở lại trên một đảo Hạ uy Di, khi các bắt mồi xâm lăng bị đày,
tống cổ đi xa. Các động vật không có
nguồn gốc địa phương, tỉ như mèo và chuột, cũng đã làm tuyệt tích vịt
Laysan ở mọi đảo Ha uy Di , trừ một đảo vừa nói đến. Một sỉ số
vịt Leysan mới đây đã tái định cư
ở Vùng Bảo tồn Đời sống Hoang dã
Đảo san hô không có thú bắt mồi
Midway - free predators Midway Atoll
National Wilde Life Refuge. Walters thêm : Chúng ta sẽ có ấn tượng to lớn đầu tư về loài
vịt này! .
Kên kên California thì còn lâu mới phong phú trở lại . Bradway và đồng
nghiệp mới đây nghiên cứu 212 động
vật có xương sống -vertebrates , tìm thấy
là sỉ số tối thiễu điển hình sống vững chắc, cần đến khoảng 5 000 cá nhân mới sống sót đài hạn được ( chẳng
hạn 95% , trong 100 năm ) . Nhưng ngay
cả đối diện cá cuộc dài hạn , rất nhiều người khổ công
mong cứu sống những động vật bị hiểm nguy
nhất, cương quyết không để cho
tình thế tiến triễn như vậy. Mike
Wallace của viện Khảo Cứu Bảo Tồn cho vườn bách thú San Diego ( Nam Ca Li ) , thực hành chương
trình kên kên, nói : “ Chúng tôi đã làm việc trên những con chim này từ mấy chục năm qua và mọi người đều nói với chúng tôi là không thành công nổi đâu. Nhưng nếu có đủ thời gian và đủ tiền, Wallace
hy vọng sẽ chứng minh là họ sai lầm !.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét