Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Trung Quốc - Đảng Cộng Sản và Đài Loan

 Phần VI : (tiếp theo lọat bài Trung Quốc) 
                 A-    Đảng,  Đại Trung Quốc, và Thế giới Rộng lớn hơn :    1993- 2003
  S Tôn Thất Trình
               
            Sau đây phần lớn là quan điểm của hai tác giả , các giáo  sử học  Scott Morton và  Charlton Lewis , môn sử Trung Quốc các đại học miền Đông Hoa Kỳ ( Lịch sử  và Văn hóa Trung Quốc, McGraw Hill xuất bản- 2005 ):
            Vượt qua  khủng hoảng  Quảng trường Thiên An Môn năm 1989,  Đảng Cọng sản Trung Quốc tái xác nhận  quyết định xua đuổi  mọi câu hỏi về độc quyền  của đảng và như vậy  tránh mọi thay đổi  sâu xa  quyền hạn  đã xảy ra  vào thời Liên Xô Gorbachov.  Thành quả là  chế độ sau đó phồn thịnh hẳn lên.  Trung Quốc tham gia Tổ chức  Thương mãi Thế giới - World Trade Organisation ( WTO) và năm 2008 tổ chức  Thế vận Hội và tăng trưởng không ngừng của một cường quốc kinh tế đã giúp Trung Quốc  tiến vào sâu hơn  cộng đồng toàn cầu  hơn bao giờ hết. Cũng như trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, vấn đề trọng tâm tiếp diễn là  Đảng  cần khai thác các lực lượng của kinh tế thị trường trong lúc kiềm chế  các căng thẳng xã hội phát sinh, và bảo trì quyền hạn chánh trị của Đảng. Thế nhưng có một cảm giác là Trung Quốc đang phải đi ngang qua một cây cầu mới lịch sử và đối diện  một loạt  thách thức chưa hề xảy ra . 

                          Đảng và Quốc Gia
                 
                  Liên tục chánh trị  đã là  tiêu chuẩn ở Trung Quốc kể từ tai họa Thiên An Môn năm 1989.   Ngay cả khi  họ vượt qua khủng hoảng bằng cách  tuyên bố thiết quân luật và đuổi Triệu Tử Dương ra khỏi chức vị  tổng thư ký,  các bô lảo Đảng bỏ phiếu bầu một Ủy Ban Thường Vụ  mới  và thay Triệu   bằng Giang Trạch Dân - Jiang Zemin , một  thị trưởng  không màu sắc  chánh trị và là thư ký Đảng của Thượng  Hải.  Các bô lảo  đoán chừng , đúng như thế, là Giang sẽ tiếp tục những chánh sách  cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình , dù cho 8 năm kế tiếp Đặng  vẫn là quyền uy tối hậu  về những quyết định chánh trị. Kể từ khi Đặng chết, tháng hai năm 1997, có hai chuyễn tiếp  lảnh đạo  quan trọng: ở Đại hội Đảng Thứ 15 vào năm đó, khi Giang Trạch Dân được xác định là tổng thư ký và chủ tịch nước; và ở  Đại hội Đảng năm 2002,  nâng  Hồ Cẩm Đào- Hu Jin Tao, một  thư lại không màu sắc chánh trị  thay Giang ở chức vị Đảng và chủ tịch  nước.  Cũng như Đặng trước đó, Giang  tiếp tục chủ tọa Ủy ban   Quân sự Trung ương  uy vũ , và như thế bảo đảm là ông cũng kiểm soát được quân đội .
4 thế hệ lãnh đạo TQ: Mao-Đặng-Giang và Hồ
                Đại hội Đảng thứ 15  năm 1997, lần đầu tiên không có Đặng, xác định cái gọi là thế hệ đời ba  lảnh đạo. Thế hệ thứ nhất gồm Mao, Chu Ân Lai và Chu Đức; thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình.  Nay đến  Giang Trạch Dân, Lý Bằng và những người khác, có học vấn tốt đẹp, đạt địa vị  từ dịch vụ thư lại chứ không phải từ chiến đấu vỏ trang. Họ tìm thấy tính chất hợp pháp  xuyên qua các kiểm soát  qui tắc cơ chế  và thủ tục  hơn là qua uy quyền quân sự hay  đúng đắn  lý tưởng.  Cho đến lúc Giang nghỉ hưu năm 2002, ông đã chủ tọa những biến đổi  quốc gia đáng kinh ngạc. Đạt tỉ xuất tăng trưởng  kinh tế gần 10% một năm, Trung Quốc đã  trở thành một cường quốc  kinh tế uy vũ, một thành viên của WTO và một lực lượng chánh  ngoại giao thế giới.
              Đại hội Đảng thứ 16 tháng 11 năm 2002, và Đại hội thứ 17 tháng 3 năm 2003 đẩy mạnh thế hệ thứ tư lên lảnh đạo , một thay đổi to lớn nhất kể từ khi Mao chết năm 1976. 6  trong số 7 ủy viên ban Thường vụ bộ chánh trị Đảng  nghỉ hưu  kể cả Chu  Khổng Cát  ( ? )- Zhu Rongji, thủ tướng  tuổi 74 và Lý Bằng , chủ tịch  đại hội nhân dân quốc gia  cũng  74 tuổi.  ( Lý Bằng ra đi chấm dứt phe bảo thủ trong chánh phủ ) . Người thay thế Lý Bằng là Vũ ( Vô ) Ban Quốc - Wu Bangguo , 60 tuổi, được xem  là có tư tưởng cởi mở cho cải cách hơn.  Mọi tướng lảnh tuổi trên 70 đều phải rời Ủy ban Quân sự Trung Ương dù Giang vẫn còn giữ chức chủ tịch. Hồ Cẩm Đào, sinh năm 1942, trở thành  tổng thư ký  Đảng  và chủ tịch nước. Hồ là kỷ sư công nghệ thủy động lực, viện đại học Thanh Hoa - Qinghua ( được xem là MIT  của Trung Quốc ) . Nơi đây Hồ đi  vào  chánh trị và  trở thành đảng viên và “giảng dạy chánh trị - political instructor”  cho những sinh viên khác. Tiến lên  Ủy Ban Trung Ương khi mới  39 tuổi,  Hồ  trải qua 20 năm ở các  chức vụ địa phương, kể cả ở Tây Tạng - Tibet , nơi Hồ thiết quân luật tháng 3 năm 1989, để dập tắt nổi loạn. Đây là lần đầu tiên  trong lịch sử PRC, luật thiết quân luật được thi hành và  thành tiền lệ cho  tuyên bố thiết quân luật  chống các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh, hai tháng sau.  Năm 1992, tuổi 49, Hồ trở thành ủy viên trẻ tuổi nhất của Ủy ban Thường vụ bộ Chính trị - Politburo’s  Standing Committee.  Ông chỉ huy Trường Ủy ban Trung Ương Đảng cho đến năm 2002; ở trường này, ông khuyến khích bàn cải về lý  tưởng và lý thuyết đảng .
Trung Nam Hải - Cửa Nam 
               Trung tâm  hệ thống chánh trị Trung Quốc là  Trung Nam Hải ( Hồ ) - Zhongnanhai , một dãy xây cất phức tạp  ở góc Tây Bắc  Quảng trường Thiên An Môn, trước đây là một thành phần của Hoàng cung đế quốc Tàu. Nay là văn phòng cơ sở  cao cấp nhất của CCP và bộ phận cũng cao cấp nhất chánh phủ Tàu, nghĩa là của  Hội đồng Quốc Gia - State  Council.  Đảng nay có 66 triệu đảng viên ( khoảng 5 % tổng dân số Tàu ), do Ủy Ban Trung Ương chỉ huy. Ủy ban này gồm  370 người  được bầu vào Đại hội Đảng-Party Congress 5 năm một lần. Bên trong Ủy ban Trung Ương là bộ Chánh trị- Politburo  có chừng 20 người.  Bên trong Bộ Chánh trị là Ủy ban Thường vụ có từ 5  đến 9 người, họp mỗi tuần và thực sự điều khiển quốc gia xứ sở. Các bô lảo Đảng, trước đây Đặng Tiểu Bình làm chủ tịch, không còn đóng một vai trò quyết định  nào nữa cả, kể từ khi Đặng chết, năm 1997.
           Tương tự việc tuyễn chọn  công chức  cho bộ máy thư lại - civil service  thời đế quốc Tàu xa xưa,  đảng viên được một cọc tiêu về trật tự chánh trị và được đặc biệt khích lệ  để hoạt động trong khuôn khổ đảng. Đảng viên giữ  những chức vụ  lảnh đạo ở mọi cấp bậc xã hội, dù đó là các nhà lảnh đạo xã ấp ( thôn xóm , làng ), ban giám đốc quản trị trường học ,các quản trị cơ xưởng, ban biên tập  báo chí,  chức quyền cảnh sát-công an, hay mọi thư lại - bureaucrats  trong mọi lảnh vực chánh phủ.  Đảng viên   cũng kiểm soát cảnh sát công an, và quân sự  ở làng xã và các thị trấn nhỏ.  Ai muốn đạt chức vị quản trị ( xử lý )  xí nghiệp quốc doanh  phải được Đảng chấp thuận.  Tuyễn chọn tích cực gia nhập đảng  đã được thanh niên  trẻ có học vấn  sẳn sàng hưởng ứng, vì họ muốn  tiến bước trên đường sự nghiệp. Tại Viện Đại học Thanh Hoa, trường Hồ Cẩm Đào tốt nghiệp,  các chức quyền viện cho biết  là năm 2002, hơn 1/3 sinh viên  đã tỏ ý muốn gia nhập đảng. Ban cử nhân  đã có 12 % là đảng viên và  và ban cao học  đã có đến 30% là đảng viên rồi. Tổng quan, tay đảng nắm chặc tuồng như cũng cố thêm lên và tổ chức của đảng có vẽ  trở nên trung ương hơn.  Huấn luyện nửa đời sự nghiệp đã được cơ chế hóa tại các trường. Cán bộ đảng nay gồm 35 % nữ giới và  7% là các tộc dân thiểu số ( sắc tộc ), và 47%  đảng viên  có  giáo dục đại học . Trong số cán bộ lảnh đạo, xương sống của hệ thống cai trị - hành chánh , 95% là đảng viên và  81 % có đại học. Vài người có cấp bằng tiến sĩ ( PhD, docteur d’ Etat). Kỷ trị - technocrats, không phải là công nhân hay nông dân, nay lảnh đạo phát triễn Trung Quốc

              Thay đổi theo cải cách Đặng đề xướng, khiến Đảng phải tìm kiếm  một cái nhìn lý tưởng rỏ ràng, minh bạch.Từ triều đại nhà Hán,  một cái nhìn  cố hợp pháp  của quốc gia thống nhất, đã phục vụ quyền lợi cho giới cai trị thượng lưu. Ở  PRC, lý tưởng đựợc xác định gần gủi với người lảnh đạo Đảng .  Dịch bản Mao về một dạng Tàu của chủ nghĩa Marsism - Leninism được hệ thống hóa thành Tư tưởng Mao Trạch Đông. Ý kiến của Đặng về cải cách  và mở rộng cửa xứ sở được dán nhãn hiệu là  Lý thuyết Đặng Tiểu Bình.  Giang Trạch Dân,  tuy  căn bản là một nhà kỷ trị, cũng cố tâm  cũng cố địa vị  lảnh đạo  bằng một lý thuyết gọi là “ Ba Đại diện - Three Represents” trong một bài diễn văn năm 2000. Ý niệm là Đảng đại diện “ những lực lượng  sản xuất cận đại (có nghĩa là các doanh nhân và nhà tư bản) “ những lực lượng văn hóa tiên tiến”  ( có nghĩa là những nhà trí thức ) và những quyền lợi dân gian đại chúng”  ( có nghĩa là công nhân và nông dân ).  Thật thế, nay Đảng CCP “đại diện”  mọi người  cho nên mọi người gồm luôn cả những doanh nhân cường  thịnh nay có thể thành đảng viên . Một sự phân tiết toàn diện như thế, làm nhớ lại những mơ hồ  trong lý thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên , đầu thế kỷ.  Ý niệm Ba Đại diện,  được tán thửởng là một đột khởi - breakthrough lý tưởng,  nay là một đề tài  cần thiết cho  bàn cải ở những đơn vị hoạt động ( học tập ) - work unit khắp nước. Công bố  Ba Đại diện tiết lộ xa cách rộng lớn của những lực lượng đối chọi nhau  ở Trung Quốc ngày nay  và vấn đề của Đảng CCP   để  kiềm chế các lực lượng này .
            Khi lý tưởng Đảng ít được tụ điểm hơn, Đảng phải dựa nhiều hơn  vào những dạng chủ nghĩa quốc gia - nationalism  và giá trị Khổng giáo để hổ trợ vai trò Đảng lảnh đạo.  Đảng tự họa mình là con cháu di sản  “truyền thống đại  văn hóa Trung Quốc” ,  vì truyền thống này đã  cứu Trung Quốc ra khỏi nhiều nổi nhục  lịch sử do ngoại quốc gây nên. Những anh hùng thời quá khứ như Lâm Tắc Từ - Lin Zexu  thời chiến tranh Nha Phiến ( Thuốc Phiện ) hay chính ngay Mao,  được thần thánh hóa.  Anh hùng hiện tại được tạo dựng  để phô bày lòng trung thành với nền trật tự hiện hửu.  Hát bội,  xi nê,  chương trình ti vi, nhật báo,  tập san hàng tuần hàng tháng liên tục kể  chuyện các nông dân, công nhân , cán bộ kiểu mẩu  đã tự hy sinh phục vụ tổ quốc. Tỉ như Lễ Phong ( ? ) - Lei Feng, “ công nhân kiểu mẩu”của Cách Mạng Văn Hóa  luôn luôn được  ca ngợi . Thị trấn  sinh quán anh ta ở tỉnh Hồ Nam, khoe khoang một  tượng khổng lồ và một viện bảo tàng, trong khi chiến dịch Lễ Phong trưng bày một  sách viết về những điểm đáng ghi nhớ anh ta làm ra, kể cả một đôi vớ ( tất ) anh mạng vá nhiều lần.

Đàn Áp Pháp Lua6n Công tại Thiên An Môn 
           Đảng vẫn còn kiểm soát mạnh mẽ thông tin.   Ngoài những  vùng thường có  du khách và doanh nhân, ít khi thấy  xuất bản  ngoại quốc.  Báo chí  chánh thức  được chỉ thị là phải hết sức cẩn thận nói đến những chủ đề tranh luận nhạy cảm : Đài Loan , Tây Tạng, độc lập Tân Cương, nhóm “ tôn giáo “ Phá luân công-  Falun Gong , quân sự ,  dự án chuyễn nước Nam Bắc  v.v… Nhiều sách bị cấm ,  gồm cả nhiều truyện,  tiểu thuyết, công trình học giả  về hố cách biệt giàu nghèo càng ngày càng rộng thêm  và công trình  nói lên sự  di dời gốc dân sở tại khỏi nhà cửa và nông trang của dự án thủy điện Tam Điệp -Three Gorges Dam . Chính Internet cũng bị kiểm soát hửu hiệu, đặc biệt khi Phá luân Công  dùng các nối kết Internet để đưa 10 000 người  di biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1999Một nghiên cứu của trường đại học luật khoa Harvard cuối năm 2002  tìm thấy là Trung Quốc kiểm duyệt khắc khe nhất Internet trên thế giới . Nhưng động cơ truy cập ( Google , Altavista , Yahoo!)  đã bị áp lực chận đứng các trang Web cung cấp thông tin chánh trị, có cơ làm tổn thương đến an ninh,  gián đoạn ổn  định  vi phạm luật lệ  hay làm lan tràn mê tín, dị đoan.  Chỉ có các vị trí web  thương mãi, giáo dục, văn hóa ,  và giải trí  ( cần thiết ở thời đại toàn cầu  hóa )  là truy cập dễ dàng. Các tiệm càfê Internet  không ghi danh  đã bị đóng cửa.  Quan điểm những năm gần đây  gán cho Internet ở Trung Quốc  là một kỷ thuật dân chủ hóa - democratizing”,   nay đáng đặt thành vấn đề.  

         Đảng kiểm soát  khoa học có phần phức tạp hơn.  Hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 , chừng 380 000  sinh viên Tàu đã được gửi ra ngoại quốc huấn luyện về khoa học; độ 1/3  trở về nước.  Con số Việt Nam ra đi đến năm 2009( ? ) là chừng 80 000 sinh viên và không biết con số trở về lại Việt Nam .  Rất nhiều người ở lại ngoại quốc vẫn duy trì  liên hệ với  các cơ chế quê nhà ở Tàu.  Các viện khảo cứu mới  đã được thiết lập  và  con số nhà khoa học viết bằng Anh ngữ  tăng thêm ở các tạp chí  khoa học quốc tế. Sau khi Cách mạng Văn hóa  phá tan giới  trí thức  thượng lưu, một hình thể mới  nhà khoa học đang trổi dậy ở Trung Quốc và  đang tiến về hướng  tham gia hoàn toàn  khảo cứu khoa học quốc tế .
        Đảng CCP  duy trì kiểm soát chặc chẻ 2.5 triệu quân lính Quân đội Giải phóng nhân dân PLA.  PLA chia ra 7 quân khu, phải báo cáo trực tiếp  với Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng, không phải Hội Đồng Quốc gia - State Council,  giám sát các bộ dân sự  và là cơ chế lớn nhất của chánh phủ. ( Bộ Quốc Phòng,  dưới quyền của Hội đồng Quốc gia, có rất ít kiểm soát  trực tiếp  trên PLA ). Tình trạng dễ bị đánh tan  của PLA  ở thời đại  cao kỷ,  đã rỏ ràng  trong cuộc chiến Vùng Vịnh -Gulf War năm 1991 , khi quân đội Iraq được trang bị ở một  mức độ kỷ thuật tương đương  với Trung Quốc  và với võ khí Trung Quốc chế tạo, bị  các lực lượng Hoa Kỳ đánh bại nảo nề.  Hệ luận và  cũng là phương cách tăng cường PLA, chánh phủ Tàu cho phép  thiết lập các liên doanh sản xuất và bán vỏ khí cho ngoại quốc. Những năm trước 2005,  ngân sách PLA được  tăng thêm mỗi năm. Nhưng cho  đến năm 2005, hải quân và không quân Tàu, cả hai tùy thuộc kỷ thuật, vẫn còn hoàn toàn chưa thích nghi, để tung ra một xâm chiếm xuyên qua eo biển Đài Loan.
          Hầu bù trừ cho lực lượng khiêm tốn qui ước, Trung Quốc cận đại hóa  kho vũ khí hạt nhân. Trung Quốc thử bom hạt nhân đầu tiên năm 1964  và võ khí hydrogen ( khinh khí)  năm 1966. Sau đó còn thử thêm  45 thử nghiệm hạt nhân (   23 trên khí quyễn và  22  ngầm dưới đất ),  mãi cho đến năm 1996  khi Trung Quốc ký  Hiệp Ước  Cấm Thử  Toàn diện - Comprehensive  Test Ban Treaty . Trung Quốc bắt đầu sản xuất đều đặn võ khí hạt nhân  năm 1968 và vỏ khí  hạt nhân nhiệt - thermonuclear   weapons năm 1974. Cho đến năm 2003, theo một nghiên cứu của Hội đồng Quốc Phòng ( Hoa Kỳ) Tài Nguyên Thiên Nhiên - Natural Resource Defense Council, Trung Quốc năm đó đã có 400 đầu đạn hạt nhân - nuclear warheads , cả trên cương vị “chiến lược” ( đa số trên căn cứ đất liền )  lẫn chiến thuật  ( để thả bom oanh tạc chiến thuật ), dù Trung Quốc chối bỏ điểm cuối này. Điều Trung Quốc cố tâm thực hiện, theo gợi ý chuyên viên ngoại quốc là tạo ra một kho vỏ khí đủ rộng lớn để nâng cao địa vị mình  và cung cấp  ngăn chặn  làm nhụt chí đối phương,  nhưng không quá to lớn làm quốc gia phá sản.  Một quyết định Hoa Kỳ dàn trải phòng vệ chống hỏa tiễn  quanh Hoa Kỳ, Nhật, Đài Loan, và Hàn Quốc ( Nam Hàn ), theo  nhiều chuyên viên, có thể  khiêu khích Trung Quốc  phát triễn  kho vỏ khí hạt nhân mau lẹ hơn nữa.  Hiện năm 2005,  dù chưa đến các mức độ  Hoa Kỳ hay Nga,  sức lực  hạt nhân trung Quốc  đã dủ mạnh để đe dọa Đài Loan và làm các quan sát viên Hoa Kỳ lo ngại.
            Để đạt  tình trạng đại cường quốc, Trung Quốc đã phát triễn  một chương trình không gian chánh yếu.  Trong các năm  1999 - 2003,  sửa soạn đưa  người  lên quỹ đạo, Trung Quốc phóng  lên những sứ  mệnh không người từ Trung tâm  Không Gian Giũ Quan( ? ) - Jiuquan   tỉnh Cam Túc,  mỗi sứ mệnh sử dụng phi thuyền loại  Thẩm Châu - Shen- zhou. Phi thuyền Thẩm Châu-5  phóng lên ngày 14 tháng 10 năm 2003 mang theo một phi hành gia duy nhất  trở về Trái Đất an toàn  ngày hôm sau.  Chuyến sứ mệnh  có người lái đem lại  uy tín quốc tế lớn lao cho Trung Quốc và rất có thể  giúp Trung Quốc bán ra ngoại quốc  những kỷ thuật không gian Tàu. Nhiều sứ mệnh  tham vọng hơn đang được qui hoạch
            
                       Nhân Quyền ở Tây Tạng

Dat Lai Dat Ma và TT Obama
                Tây Tạng là nơi Trung Quốc vi phạm nhân quyền tệ hại nhất.  Sinh sống tại một vùng núi non xa xôi hẻo lánh, dân gian Tây Tạng đã duy trì  những truyền thống văn hóa  và tôn giáo khác biệt. Theo dòng lịch sử, họ là một  bực tức cho  nền hành chánh cai trị Tàu,  muốn  khẳng định  quyền uy Trung Quốc ở các vùng miền Tây xứ sở. Thời triều đại nhà Minh, Tây Tạng chấp nhận  liên hệ triều cống với Trung Quốc . Như vậy  công nhận hoàng đế Trung Quốc ở vị thế chánh trị cao hơn, là “con trời - thiên tử”,  dễ dãi quan hệ  ngoại giao và thương mãi . Hoàng đế  nhà Minh Thành Tổ ( ? ) - Yong Le ( niên hiệu Vĩnh Lạc )  phong tước và  xác định các chức vị Tàu bổ nhiệm  ở Tây Tạng  như thể là một chánh sách tích cực của triều Minh ở miền Tây Trung Quốc.  Các hoàng đế triều Thanh cũng xem Tây Tạng như là then chốt  cho Trung Á  và phái quân đội Mãn Châu đến Lhasa  trong vài cơ hội. Năm 1750 , quân đội triều Thanh  thiết lập Đạt Lai Lạt Ma - Dalai Lama là nhà cai trị  thế tục dưới sự bảo hộ   của Tàu, kéo dài đến năm 1912.  Ở thế kỷ thứ 20, các chánh phủ Cọng Hòa  không duy trì được sự kiểm soát Tây Tạng, nhưng  sau khi PRC  nắm chính quyền thì Tây Tạng  tuyên bố chủ quyền  căn cứ trên lịch sử quá khứ. Quân đội Tàu Cọng xâm lăng Tây Tạng tháng 10 năm 1950,  gọi là “ giải phóng”  Tây Tạng khỏi áp bức đế quốc. Liên Hiệp Quốc không hành động gì cả và dù Tây Tạng phản đối mạnh mẽ , Trung Quốc chiếm đóng những điểm then chốt trong xứ này.
             Năm 1955,  quên đi tiền lệ  và thể dạng  chính trị thần quyền Phật giáo - Buddhist form of theocracy của Tây Tạng . PRC  thiết lập  khu tự trị Tây Tạng  - Xizang zizhiqu  và đệ nghị Đạt Lai Lạt Ma chủ tọa một Ủy ban Sửa soạn mục đích này.  Năm 1959 , phản đối quân đội Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng  dân Tây Tạng nổi loạn  vỏ trang. Trung Quốc dẹp tan nổi loạn và Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ.  PRC  đưa Panchen Lat Ma , đứng hàng nhì  giáo hội Tây Tạng, lên làm chủ tịch Ủy ban Sửa soạn.  Hoa Kỳ và các chánh phủ khác phản đối Trung Quốc vi phạm  nhân quyền Tây Tạng không đi đến đâu cả thảy. Trung Quốc PRC thời Cải cách Đặng Tiểu Bình vào thập niên 1980, cởi mở đôi chút  kiểm soát trung ương, cấp thêm ngân sách cho Tây Tạng và đưa nhiều chức vụ cai trị cho dân Tây Tạng địa phương trung thành với Trung Quốc . Nhưng năm 1987, việc Trung Quốc tiếp diễn hiện diện ở Tây Tạng đưa đến nhiều biểu tình ở  Lhasa, biểu tình lớn nhất gồm hơn 2000 nhà sư và nhiều người khác.  Dân Tây Tạng xung đột với  lực lượng an ninh Tàu Cộng và một lần nữa vào tháng 3 năm 1989,  dân gian Tây Tạng  cướp bóc nhà cửa, tiệm của dân Tàu, một rối loạn  tệ hại nhất kể từ năm 1959.  Hồ Cẩm Đào  hiện đang làm tổng thư ký Đảng CCP ở Lhasa , tuyên bố thiết quân luật,  và luật này vẫn còn  tiếp tục ở những mức độ khác nhau kể từ năm 1989.
              Giữa những buộc tội của các cơ quan  bảo vệ nhân quyền thế giới là Trung Quốc  tiếp tục độc đoán bắt bớ, bỏ tù và tra tấn những dân Tây Tạng đòi độc lập, PRC đã duy trì  kiểm soát chắc chắn  Tây Tạng.  Năm 1995, chánh phủ Bắc Kinh lựa chọn  một Panchen Lạt Ma mới. Được biết là rất nhiều dân Tây Tạng bị bắt giữ những năm gần đây, nhưng con số chính xác rất hiếm hoi.  Trung tâm Tây Tạng cho Nhân Quyền và Dân Chủ  báo cáo là thêm 40 người  mới bị bắt giam năm 2002, có lẽ vì hình tội  vi phạm an ninh  xứ Tây Tạng, tỉ như  các hoạt động ly khai.  Đa số dinh thự đặc thù Lhasa bị  triệt bỏ, thay thế bằng  nhũng phòng sở  buồn tẻ và cơ cấu cư xá.  Trung Quốc khuyến khích tộc dân Hán di cư   vào Tây  Tạng,  cho nên  nay mọi doanh vụ đô thị đều là  của người Hán , người Tàu. Hơn phân nữa dân số Lhasa nay là tộc dân Hán, Tàu. Bộ mặt xã hội  thành phố Lhasa nay đã biến đổi  và cá tính văn hóa Tây Tạng bị đàn áp  nặng nề.
              
                        Đài Loan

                     Đài Loan, căn cứ của Cọng Hòa Trung Quốc - Republic of China, cách xa bờ biển lục địa Trung Quốc  chừng  100 dặm Anh( 160km ) , đối diện tỉnh Phúc Kiến.  Bồ Đào Nha gọi là “ Formosa - Đảo Đẹp đẻ”  là một đảo hình bầu dục dài 250 dặm Anh( 402 km ) và  rộng 80 dặm Anh ( 129km ) có một dãy núi cao về phía đông Đảo.  Đồng bằng phía tây  có nhiều mưa và khí hậu bán nhiệt đới, trồng lúa gạo, rau đậu và trái cây phong phú. Vào cuối triều đại nhà Minh, dân Tàu lục địa di cư từ Phúc Kiến  thay thế  các tộc dân sơ khai  nguồn gốc Mã Lai  và làm thành “tộc dân Đài Loan , dân Đài Loan sở tại- Taiwanese”  của tổng số 20 triệu dân cư nói các thổ ngữ - dialects tỉnh Phúc Kiến và thiểu số Hẹ -Hakka ( một tộc dân Hải Nam ).  Phần còn lại, khoảng 20%  là dân lục địa nói tiếng Quan Thoại - Mandarin  và con cháu của họ  đến  tị nạn ở Đài Loan năm 1949 cùng với Chánh phủ Quốc Dân Đảng rút lui khỏi lục địa.

                  Khi  dân Mãn Châu  cuối cùng  chiếm Đài Loan. năm 1683, nhà Thanh làm ra một quận huyện - district của tỉnh Phúc Kiến ( năm  1885  họ lại   làm thành một tỉnh riêng biệt ). Năm 1895, nhà Thanh bị  buộc phải nhường Đài Loan cho Nhật và Nhật biến Đài Loan thành thuộc địa Nhật, mãi cho đến năm 1945.  Chánh phủ Quốc Gia - Nationalists  tiếp nối việc Tàu  kiểm soát Đài Loan.  Thoạt tiên dân Đài Loan đón chào dân Quốc dân Đảng Tàu như thể là dân  giải phóng họ, nhưng các chức quyền do Tưởng Giới Thạch bổ nhiệm  khởi sự khai thác nhẫn tâm  dân bản xứ Đài Loan, mau lẹ đưa tới uất hận to lớn.  Ngày 28 tháng 2 năm 19 47, xô xát ở đường phố gây ra một nổi lọan  lan rộng khắp đảo  và bị  Quốc dân Đảng đàn áp thô bạo và có hệ thống.  Lực lượng Tưởng  gửi tới từ lục địa  đàn áp phong trào và bắn giết cố ý  ít nhất là 8000 người, phần lớn lại là dân trí thức có học vấn bản xứ. Ký ức không quên được về cuộc tàn sát dã man này, châm ngòi cho  dân sở tại Đài Loan ly khai, sau nhiều thập niên , trong khi chức quyền Quốc Dân Đảng  dựng lên một bức thành lặng thinh  chánh thức.  “Sự cố 2/28” không được nêu lên trong sách vở dạy ở trường và các phim Nhật bị cấm đoán, nếu  phim nói ra  nổi luyến tiếc những năm Nhật cai trị. Chỉ vài năm gần đây, vụ tàn sát mới được công khai bàn cải và dần dần  được công nhận.

              Chánh trị ở Đài Loan
             Trong 3 thập niên  Quốc Dân Đảng chiếm giữ, Đài Loan bản chất là  một quốc gia cảnh sát do  Quốc Dân Đảng kiểm soát , hầu như không mấy dân chủ hơn là  đối nghịch bên kia eo biển Đài Loan.   Các ly khai Đài Loan  bị bắt giam  và gửi đến trại tù nổi tiếng là Đảo Xanh Lục - Green Island  ngoài khơi bờ biển Đài Loan. Trong lúc đó  một nhóm nhỏ dân  tha hương, đa số ở Nhật khuấy động Đài Loan độc lập khỏi Tàu. Những mức độ  căng thẳng  được lộ ra năm 1976  bằng một xung đột  ở thành phố miền Nam Đài Loan  Cao Hùng - Kaohsiung giữa các nhà tích cực gốc Đài Loan sở tại  và cảnh sát. Rất nhiều người vị bắt giam  và ở một phiên tòa công cộng vài người bị  kết án tù chung thân vì nổi loạn.  Sau sự cố Cao Hùng,  sự  tàn bạo của chế độ Đài Loan trở thành rắc rối, lúng túng  ngay cả  cho Hoa Thịnh Đốn, nơi các ly khai hải ngoại Đài Loan  tăng thêm ảnh hưởng.
Trần thủy Biển - Đài Loan 
          Giữa thập niên 1980, không khí chánh trị  khởi sự thay đổi, khi con của Tưởng Giới Thạch là  Tưởng Kinh Quốc - Jiang Jingguo thực thi nhiều cải cách dân chủ đáng kể.  Ông bỏ việc cấm du hành sang lục địa và năm 1987, chấm dứt thiết quân luật  đã giới hạn các tự do dân sự.  Các đảng đối lập nay được thành lập,  kể cả Đảng  Tiến bộ Dân chủ - Democratic Progressive Party ( DPP) do các  dân Đài Loan sở tại lảnh đạo, bắt đầu chiếm ghế ở Quốc Hội .  Khi Tưởng Kinh Quốc chết năm1988, ông được  Lê( Lý ) tùng Hội- Lee teng hui , một dân sở tại Đài Loan, phó tổng thống thay thế. Bành Minh Môn - Peng  Ming Min , một lảnh đạo Đài Loan sở tại ở ngoại quốc trở về Đài Loan năm 1992.  Nhiều ly khai khác, một số thả khỏi trại giam Đảo Xanh Lục trở nên hoạt động tích cực ở quốc hội, và dân chủ bắt đầu thành hình.  Năm 1989, Lee  tổ chức bầu  quốc hội đầu tiên và đảng DPP đoạt  21 ghế, đủ để cho đảng  đưa vào nhiều luật mới. Ở bầu cử tổng thống năm 2000, có hơn 82 % dân đi bỏ phiếu, ứng cử viên DPP  Trần Thủy Biển - Chen shui-bian đắc cử; lần đầu tiên trong lịch sử Tàu một chánh phủ mới nắm chính quyền qua bầu cử.  Ngày nay, tự do chánh trị ở Đài Loan  càng thêm ngạc nhiên  so với lịch sử bạo động  và đổ máu  các thời trước.  Cả hai,  Trần Thủy Biển  và phó tổng thống Annette Lữ - Lu  đều bị tù nhiều năm. Đáng lưu ý là nay Đảo Xanh Lục, như Côn Đảo Việt Nam , trở thành  một hút dẫn du lịch  và một công viên kỷ niệm  ở Đài Bắc , ghi nhớ những người đã chết  ở cuộc tàn sát ngày 28 tháng hai.

       Vấn đề quan hệ Đài Loan với PRC vẫn còn nóng bỏng  chánh trị ở cả hai bên eo biển. Kể từ bình thường  hóa quan hệ năm 1978, làm Đài Loan mất công nhận ngoại giao gần như khắp thế giới,  Đài Loan  đã khẩn trương làm một chiến dịch  sáng kiến ngoại giao , đặc biệt ở châu Mỹ La tinh , Phi Châu  và gần đây ở Đông Âu.  DPP nắm chánh quyền  càng làm cho Bắc Kinh lo ngại  là Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập.  Nhưng liên hệ  kinh tế tăng gia mau lẹ  giữa : “hai nước Tàu- two China”  đã làm cho   một  đương đầu quân sự khó lòng xảy ra.

                Phát triễn kinh tế Đài Loan   
           Tự do hóa chánh trị ở Đài Loan  có một nền tảng kinh tế.  Dù rằng  chánh phủ Quốc gia ( Dân )  ở Đài Loan  đàn áp chánh trị,  chánh phủ cũng khởi sự  một cố gắng  nghiêm chỉnh  giảm bớt  các  lạm dụng chiếm hửu ruộng đất.  Không còn móc nối gì cả đối  với các điền chủ địa phương, chánh phủ đã   có thể  thực thi giảm tô -  rent reduction,  bán các công điền công thổ - public land và chương trình người cày có ruộng - land to the tiller .  Thống đốc  mới Đài Loan là Trần Thành - Chen Cheng đưa ra một chương trình cải cách điền địa - ruộng đất , trước hết  giảm tô xuống mức  37.5 %  năng xuất mùa chánh, rồi bán công điền công thổ cho nông dân đang phải mướn ruộng đất.  Đất này  nguyên của địa chủ Nhật, chiếm 1/5 đất đai trồng trọt được  ở Đài Loan và bán giá rẽ phải chăng cho  nông dân.  Thành quả những cải cách này, từ năm 1949 đến năm 1952, là những nông dân thuê mướn ruộng đất giảm xuống chỉ còn 11 % từ 39% ; lợi tức nông dân tăng lên 81%  và năng xuất lúa gạo  đã vượt các mức trước chiến tranh.  Cuối cùng chánh phủ cũng đã thành công  chuyễn các đầu tư của địa chủ từ ruộng đất qua công ( kỷ ) nghệ, và như thế đặt nền tảng  cho thịnh  vượng và ổn định  dân sự tương lai Đài Loan.  Nông dân  phải thuê mướn ruộng đất  đặc biệt gia giảm; cho nên đến năm 1960, 90% ruộng đất trồng trọt  là do các sở hửu chủ ruộng đất khai thác.  Dù uất hận  sự cố 2/28  vẫn còn,  nay đã có khích lệ cho dân sở tại Đài Loan  tập trung  vào nổ lực tăng gia lợi lộc kinh tế .
Tàu do tổ hợp đóng tàu Đài Loan đóng
          Trên mọi tiêu chuẩn , phát triễn  công nghệ Đài Loan trong 30 năm (chỉ nói đến năm 2003- 05 )  qua,  thật là dị thường. Vấn đề cho thập niên 1950 là cách nào phát triễn công nghệ xuất khẩu  và lúc đó ai thăm viếng Đài Loan  cũng thấy rất iít dấu hiệu xí nghiệp có hiệu năng sản xuất. Năm 1958, xuất khẩu nông nghiệp vẫn còn chiếm  86 % tổng số  và dù cho chánh phủ  bắt đầu đề xướng công nghệ,  Đài Loan  không tìm ra được một thị trường quốc tế cho sản phẩm công nghệ mình. Trong thập niên này, tuy nhiên, dân số gia tăng  mau lẹ  theo tỉ xuất 3.6 %,  tăng lên đến 10 triệu người năm 1958 và tạo thành một tập thể  nhân công rẽ mạt.  Hoa Kỳ  đang lâm vào cuộc chiến tranh lạnh  và mong muốn  biến Đài Loan thành một kiểu mẩu  kinh tế  doanh nghiệp tự do, bắt đầu đề xướng  một không khí cải thiện đầu tư ở Đảo. Nới rộng các xí nghiệp Hoa Kỳ và Nhật bổn, cố giảm  phí tổn nhân công, Hoa Kỳ sẳn sàng đầu tư  ở Đài Loan,  nơi nhân công rẽ. Năm 1960, nhờ viện trợ Hoa Kỳ kích thích, chánh phủ Đài Loan phát triễn một  chiến lược xuất khẩu, ban hành một  Luật lệ Khuyến khích Đầu tư . Luật lệ thu hút tài khoản  từ các nhà đầu tư địa phương và quốc tế, chuyễn chúng vào xây dựng công nghệ. Khi lực lượng  lao động  triễn khai, chính phủ  khuyến khích đầu tư vào các công nghệ dùng nhiều sức lao động - labor intensive: tơ sợi, đồ giấy, hóa chất, các sản phẩm nhựa dẻo - plastic và cao su.  Triễn khai thêm  gồm sản xuất máy may  rồi đến  tủ lạnh, máy điều hòa không khí. Xe đạp Đài Loan chiếm  một phần đáng kể thị  trường thế giới. Các công nghệ xuất khẩu khác là  đồ may mặc, máy ti vi và computer.  Cuối cùng công nghệ nặng được chánh phủ qui hoạch gồm xây dựng một nhà máy thép lớn ở Cao Hùng  một  bến cảng  xưởng  khô- dry dock ( bơm nước ra để sửa chửa tàu dưới nước) đứng hạng nhì thế giới do Tổ hợp  Đóng tàu Tàu - China Shipbuilding Corporation  xây cất.
          Phát triễn dễ dàng thêm nhờ  thiết lập các khu ( vùng ) chế xuất-  export processing zones , thuế quan  đơn giản và các luật lệ điều hòa xuất khẩu  khuyến khích ngoại quốc đầu tư.  3 khu chế xuất được thiết lập trong thập niên 1960  và năm 1974 đã có  gần 300 khu chế xuất.  ( các khu chế xuất ở lục địa Trung Quốc PRC  sau năm 1978, được thiết lập  theo kiểu mẩu Đài Loan) .  Các năm 1974- 1984, Đài Loan  có mức tăng trửởng  kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau có Sinpapore  và lợi tức mỗi đầu người GNP per capita   tăng đến  2 199 đô la Mỹ năm 1980, 4 046 đô la năm 19 84,  6053 đô la năm năm 1988 ( nhắc lại là năm 2010, Việt Nam có lẽ  mới đạt được 1010 đô la cho mỗi đầu người, trong khi đầu thập niên 1960 GNP mỗi đầu người  Đài Loan và miền Nam Việt Nam xấp xĩ nhau ! ). Quan trọng hơn  cả cho ổn định  xã hội là Đài Loan có  sự phân phối  công bằng phải chăng  của mức giàu có mới .  Nếu chúng ta  lấy 20 %   lương bổng cao nhất và   20% lương bổng thấp nhất , lợi tức của họ năm  1952  có sác xuất  15 /1. Thế nhưng năm 1987, hố cách biệt  đã hạ thấp xuống chỉ còn các sác xuất  4.69/1 , ít hơn hố cách biệt giàu nghèo  ở Hoa Kỳ.
         Tiến triễn  từ nông nghiệp qua chế tạo  computer,  lẽ dĩ nhiên,  khoông thể nào có được, nếu lực lượng lao động không được huấn nghệ , trau dồi học vấn.  Xây đắp trên hệ thống căn bản Nhật thiết lập , Quốc Dân Đảng sau năm 1949, cố tâm tăng dần  số trường học và sinh viên. Năm 1968,  giáo dục cưỡng bách ( bắt buộc ) kéo dài thêm từ 6 năm đến 9 năm; và từ năm 1977- 78 , hầu hết con em  đều vào học  thời gian đầu của hệ thống 9 năm học, khỏi trả học phí.  51 %  thiếu niên từ  15 tuổi đến 17 tuổi vào học  các lớp cao trung  và 25 % thanh niên lứa tuổi 18 đến 21 tuổi  vào trường hay viện đại học.  Hệ thống giáo dục cung cấp chuyên môn, kiến thức  để tranh đua công ăn việc làm  ở thị trường.  Đàn ông  và đàn bà  có thêm nhiều lựa chọn công việc, đưa tới thay đổi liên hệ  giữa các phái tính, tương tự như đã xảy ra ở Tây phương. Một khi kinh tế triễn khai , liên hệ giáo dục và xã hội  tiến triễn mau lẹ.  Ở Tân Đài Loan,  hệ thống gia trưởng  hầu như đã bị xói mòn mất hết đi, không còn dấu tích nữa .
      Cuối năm 2002,  xuất khẩu Đài Loan trội hơn nhập khẩu 18 tỉ đô la Mỹ, thặng dư lớn nhất kể từ năm 1987, phần lớn do tăng gia xuất khẩu sang Trung Quốc.  Năm 2003,  Trung Quốc là nước nhập khẩu  hàng hóa Đài Loan lớn nhất, thu nhận ¼  xuất khẩu Đài Loan, gấp đôi trị  số lượng nhập khẩu 10 năm trước. Trước năm 2001, hàng hóa phải đi ngang qua Hồng Kông, nay có thể chuyên chở qua lại trực tiếp từ các hải cảng và phi trường Trung Quốc và Đài Loan.  Năm 2002  cả Đài Loan lẫn Trung Quốc gia nhập WTO .  Hàng tỉ đô la Mỹ  tư bản đầu tư  nay chảy mạnh xuyên qua eo biển.  Đài Loan nay là  nhà đầu tư “ngoại quốc”   lớn nhất ở Trung Quốc và với  lảnh đạo mới  ở Bắc Kinh đang nổi lên. Các doanh nhân lảnh đạo Đài Loan  đã kêu gọi  mở những chuyến bay  và chuyên chở  tàu thủy trực tiếp giữa hai bên luc địa và Đảo. Hơn 300 000 doanh nhân Đài Loan nay sinh  sống ở Thượng Hải và rất nhiều người ở những nơi  khác tại Trung Quốc.
            ( sẽ tiếp theo )

 B-       Kết luận (cho đến năm 2005) :   Một xã hội đổi thay               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét