(Tiếp theo Lịch Sử Văn Hóa Trung Quốc )
Phần
IV .
Như đã nói sơ
qua ở phần trước, quân đội Mao Trạch
Đông tụ tập tại Mãn Châu, trước khi quân
quốc gia ( quốc dân KMT ) đến , khi Nga rút khỏi Mãn Châu , chỉ để lại một ít
quân đội ở Đài Liên và Lữ Thuận . Mãn Châu
là một miền nước Tàu duy nhất
không bị chiến tranh tàn phá , lại giàu có về nguyên liệu hơn cả , nhiều kỷ
nghệ và trang bị kỷ nghệ đầy đủ hơn cả , nhiều đường giao thông , xe
lữa , hải cảng … Chánh phủ Trùng Khánh dời về lại Nam Kinh ngày 1 tháng 5 năm 1946, không thể khai thác, lợi dụng kinh tế độc nhất hiện
có là Mãn Châu, cho nên phục hưng kinh
tế quốc gia của nền Cọng hòa Tàu chậm
chạp hẳn đi. Mao Trạch Đông tuyên bố
Trung Cọng không nhìn nhận Quốc hội
nhóm họp ngày 15 tháng 11 năm 1946. Năm 1946 và đầu năm 1947, quân Tưởng
chiếm được các đô thị chính Mãn
Châu , vào tỉnh Nhiệt Hà , chiếm Trương Gia Khẩu là cửa vào Mông Cỗ. Tháng 3 năm 1947, họ tiến
tới miền Bắc Sơn Tây và chiếm Diên An-
Yenan , thủ đô của chánh phủ Trung Cọng
, từ trước đến nay chưa hề bị xâm phạm. Đầu năm 1947, quân Mao phản công.
Mao Trạch
Đông ( 1893- 1976 )
Dân Tàu xem Mao là một người đáng tin cậy. Mao
dáng dấp một dân Tàu thông thường hằng ngày. Xuất thân từ giai cấp nông dân khá
giả, tiểu tư sản trung nông vì sau đó cha ông làm giàu thêm nhờ
buôn bán, Mao làm việc nặng nhọc
ở đồng ruộng, nghiên cứu quá khứ Tàu, viết chữ Hán thành thạo kiểu viết đẹp đẽ,
và hay làm thơ ngay cả lúc « Trường Hành » gian nan. Mao đã được hoàn toàn chấp nhận là một nhà lảnh đạo hệ tư
tưởng, nên ông tuồng như coi thường
những tuyên bố chính thống của Đảng Cọng Sản Trung Quốc, dù ông tuyệt đối
tin tưởng chủ nghĩa Mác xít. Khi
cần thiết, ông rất tàn nhẫn, vựợt xa hơn Tưởng Giới Thạch, có lẽ hơn cả Nã
Phá Luân - Napoleon, dù cá tính này không thể nào định lượng nổi. Vì vậy
ông thắng lợi và làm mất hết khả năng chống trã của đối phương bằng cách
thỉnh thoảng - không thường xuyên đâu -
công nhận lỗi lầm.
Từ thủơ nhỏ, ông
đã tỏ ra
cương quyết, kiên định, giúp ông thực hiện nhiều điều. Khi lên 10 tuổi, cha ông một hôm mắng ông
trước người lạ mặt là ông « lười
biến và tham ăn », ông cải lộn hung hăng với cha và bỏ nhà ra đi. Mẹ đưa
ông về nhà , hòa giải cha con, và ông phải xin lỗi cha. Một lần khác,
ông bị đánh đập ở một trường nhỏ của thầy dạy kèm, ông bỏ đi xa đến một thị
trấn lân cận, lạc đường lang thang 3 ngày ở đồi núi cho đến khi được tìm ra và đưa về nhà. Điều
này xảy ra ở nhiều gia đình khác ,
nhưng đáng chú ý vì Mao gọi đó là một « cú tấn công - strike »
thành tựu ; sau đó cả ở nhà lẫn ở trường, ông không còn bị đối xử nghiêm
khắc nữa.
Mao tự học sau trung học ông
hoàn tất lớn tuổi hơn các bạn cùng lớp nhiều. Ảnh hưởng lớn ở thời Mao niên thiếu và lúc mới
trưởng thành, có lẽ là một
nhà giáo Dương Tràng Khởi ( ? ) - Yang Changji đã sống 10 năm ở Nhật và ở Anh, hai nhà Mác
xít là Lý Đại Triệu ( ? ) Li Dazhao, Mao giúp việc khi làm ở Thư
viện Đại học Bắc Kinh và Trần Độc Tú - Chen Duxiu giáo sư
và biên tập viên tờ Tân Thanh Niên - La Nouvelle Jeunesse . Mao
đọc ngấu nghiến ( như thể bò gặm rau ở vườn rau ) tin tức, kinh tế chánh trị, triết lý, truyện
Tàu cổ điển, xã hội học và văn chương
cách mạng. Các năm 1926- 1927, Mao viết về đời sống ông cùng giới nông dân Hồ Nam
và phân tích điều kiện của nông dân lúc đó.
Hiểu biết về nông dân và sự hổ
trợ trung thành của Chu Đức - Zhu De
và Hồng Quân đang gầy dựng, giúp Mao
phát triễn lực lượng du kích, động viên nông dân ở vùng Sô Viết - Tổ
Khu Giang Tây, từ năm 1938 đến năm 1934. Ông tiếp tục một đường hướng độc
lập với lảnh đạo chánh thức của CCP, đang dưới sự kiểm soát của nhóm gọi là «Sinh
viên Hồi hương - Returned Student » . Đó là những thanh niên từ Nga về
cơ sở trung ương ở Thượng Hải với dấu ấn
huấn luyện Sô viết. Thượng Hải trở nên qúa sôi nổi và Ủy Ban Trung Ương Đảng theo Mao - Chu về Thụy Kim , tỉnh Giang Tây năm 1932. Chưa có giai cấp công nhân vô sản công nghệ thị thành ở vùng
núi non cho các Sinh viên Hồi hương để
đề xướng hay dựa vào. Mao tiếp tục tổ chức nông dân và chiến đấu sống còn với các tấn công của Tưởng Giới Thạch, dù rằng
Mao không bao giờ chối cải tầm quan trọng của vô sản công nghệ ở lý thuyết Mác
xít. Trong cuộc « Trường Hành »,
CCP mất hết liên lạc với Mạc tư Khoa -Moscow và Mao leo lên
chức vị tối cao đảng
ở hội nghị Thuận Nghĩa ( ? )- Zunyi, như chúng ta đã biết. Mao đạt địa vị tối cao, vì kinh nghiệm của
mình, chứ không phải qua sự bổ
nhiệm của Komintern nào từ Moscow . Từ rày,
có khi Mao bị thách thức , nhưng không bao giờ bị đuổi khỏi chức vị lảnh đạo nữa.
Mao viết Tiểu luận về Chiến tranh Kéo dài 1938 |
Khi Trường Hành chấm dứt, Diên
An - Yanan trở thành sân khấu huấn luyện mãnh liệt quân đội và các bộ
Đảng, và những nguyên tắc cọng sản đều
thiết lập từ tình trạng thực tế Tàu, giúp cho CCP nắm quyền
Trung Quốc năm 1949 êm ả như đã xảy ra
và sẽ qui định đường hướng phần
lớn chánh sách của CCP từ nay trở đi. Ở Hồng Quân Tàu, sĩ quan và binh lính lương bổng như nhau
. Binh lính được quyền phát biểu ý kiến, nhưng luôn luôn trong hàng ngũ có nhân viên đảng, thường theo
tỉ lệ 1 trong 4 người. Mọi đánh đập đều
bị bải bỏ. Mao nhấn mạnh là chiến thuật du kích không đủ, nên phải xây dựng bảo đảm các căn cứ an toàn - an
toàn khu. Từ các an toàn khu, sẽ phát xuất chức năng không chiến đấu -
non combatant function của quân đội
là làm tràn lan tuyên truyền chánh trị và tổ chức khối nông dân. Muốn làm như
thế, binh lính phải kính nễ nông dân, giúp họ ở công việc đồng
áng. Tại Diên An, binh lính đóng giày và
đan găng tay. Lảnh tụ phụ nữ ăn
mặc như đàn ông ( « tại sao phụ nữ lại phải giống đàn
bà ? » ) . Thế cho nên dù đa
số đảng viên trong vùng
tương đối còn trẽ, Diên An hầu
như « không phái tính - sexless ». Khác hẳn kinh nhiệm bình thường với quân đội
đóng tại chỗ , gần như không có việc hiếp dâm phụ nữ. Ai nấy đều phải làm việc khó nhọc. Ngày nay Diên An là một đền thờ cho thế hệ cận đại Tàu , phòng Mao Trạch
Đông làm việc được trưng bày cho dân
chúng đến xem, kể cả nơi Mao viết năm 1938 : « Tiểu luận
về Chiến tranh Kéo dài - Essay on
Protracted War ».
Tại Diên An năm 1942, Mao nhấn mạnh đặc biệt về những thời gian huấn luyện
mạnh mẽ để « sửa sai những khuynh hướng không chính
thống », trước hết trên tư duy- suy nghĩ của đảng viên, rồi đến lời nói,
cách viết của họ, cuối cùng trên những
liên hệ với nhau và người ngoài đảng.
Những phương pháp huấn luyện và tái huấn luyện trở thành những phương tiện cổ
điển, sau đó mở rộng khắp nước. Trên nhiều khía cạnh chúng giống như những lớp họp mặt của nhóm Giáo Lý - Methodist, đạo Tin Lành
thuở ban đầu vào thời kỳ John Wesley. Như Wesley, Mao nhắm đào tạo một loại công dân Tàu mới. Theo từng nhóm nhỏ, các thành viên đầy nhiệt tình tôn giáo tự kiểm thảo hay chỉ
trích lẫn nhau, phơi bày nguyên cớ. Rồi thì ở những buổi họp công cọng, họ thú nhận tội lỗi, nói rỏ ăn năn
hối hận, sửa sai làm sạch lỗi lầm và lấy
quyết tâm mới.
Thường vì tiện lợi tốc ký, mọi
chuyện lảnh đạo đều ghi là Mao Trạch Đông làm ra, nhưng đó là cảm tưởng sai lầm. Mao hành động trong
vòng lảnh đạo của Đảng CCP và quyết định dưới kỷ luật của Đảng đều là công tác chung. Tuy nhiên Mao đóng vai trò
quan trọng vì ôn lại dĩ vãng, ông được nêu lên vị trí một hiền nhân sáng suốt,
một phần nhờ ông làm chủ được những câu cay độc, nhận thức liên tục là ông phải nói hết sức
đơn giản cho mọi dân Tàu nam nữ bình thường hiểu : « Uy quyền chánh trị đến từ một thùng thuốc súng ». « Cách
Mạng không phải như thể mời dân gian ăn cơm tối … hay may vá áo quần ngộ nghĩnh». « Mỗi người nằm mơ riêng tư, dù cùng ngũ một
giường » . « Ếch nằm đáy
giếng nghĩ rằng mình nhìn thấy cả trời - ca dao Việt nói :… coi trời bằng vung » .
Diên An là nơi cũng cố lực lượng và huấn luyện, nhưng cũng là căn cứ
hoạt động, trước tiên tranh thủ nông dân
vùng lân cận, sau đó tấn công
quân Nhật, năm 1937. Chánh quyền vùng
biên giới các tỉnh Thiểm Tây- Hà Bắc
- Nhiệt Hà là thành quả hoạt động
của du kích địa phương hay từ Diên An, trong khi Nhật đã chiếm gần trọn miền Bắc Trung Quốc. Khi du kích do CCP lảnh đạo đạt hiệu quả hoàn toàn nhất ở những giai đoạn
sau cùng chiến tranh chống Nhật, CCP đã kiểm soát các vùng miền Bắc sông Dương Tử, dân số tổng cọng là 90 triệu .
Nắm
Quyền
Thế cho nên khi nội chiến chấm
dứt ,CCP thắng trận, nắm quyền toàn thể Trung Quốc trở thành dễ dàng hơn .Vấn đề làm bối rối nhiều là tại sao dân
chúng Tàu gốc rễ ăn sâu vào truyền thống, sẳn một tinh thần gia tộc (
đình ) mạnh mẽ, lại chấp nhận tuồng như
quá dễ dàng một triết lý cọng sản ngoại lai. Câu trả lời khó mà tóm tắt.
Đặc điểm thứ nhất là chán ngán
hoàn toàn chiến tranh, không lấy gì đáng ngạc nhiên khi triều đình Mãn Thanh
hấp hối, hổn loạn đau khổ thời kỳ họa quân phiệt, và bất đồng chia rẽ nặng nề
thời kỳ quốc gia dân quốc dù thật sự thời này có vài tăng gia thống nhất
và ổn định thật sự, rồi tiếp theo là Nhật xâm lăng và 4 năm nội chiến. Hòa bình bất cứ giá nào có nghĩa khinh bạc ở Tây Phương, nhưng ở hoàn
cảnh Trung Quốc bấy giờ thật rất dễ
hiểu.
Kỷ luật và giúp đở của Hồng Quân ( quân đội cọng sản ),
nay gọi là Quân đội Gỉai phóng Nhân dân-
People ‘s Liberation Army hay PLA,
là lý do thứ hai dân Tàu chấp nhận chánh phủ CCP. Dân gian Tàu thường
nhìn quân lính không mấy tốt đẹp hơn
thảo tặc, quân ăn cướp. Tương phản giữa PLA và quân lính truyền thống đặc biệt quân lính quân phiệt, lảnh chúa
tướng đốc quân quá lớn, tạo ra một hình ảnh rất thuận lợi cho chế độ mới. Quân lính nhân dân nói cám ơn, dạ
vâng, trả tiền sòng phẳng khi lấy vật dụng và nhận chỉ thị nghiêm khắc không được chiếm đoạt ngay cả một cây kim ở nhà
dân gian. Chánh phủ thoạt tiên theo
đường hướng mềm dẻo với ai có tài sản,
ngoại trừ ở vài vùng đang thi hành cải cách ruộng đất - land reform
trước khi nắm quyền. Uy quyền cọng sản hứa hẹn đem lại bình minh chói lọi những
lợi ích đời mới cho tất cả mọi người .
Ngoài yếu tố tuyên truyền này, có
nhiều điểm tương đồng giữa trật tự cọng sản mới và trật tự Khổng giáo,
cho những ai ít nhận thức được những động lực nội tạng của nền cai trị
Tàu. Dân Tàu thường có cái nhìn dị biệt và đôi khi xung khắc nhau trên nhiều chủ đề, nhưng ít khi bày tỏ cởi mỡ
khác biệt về nhưng điều chánh quyền thực thi.
Có một chính thống quốc gia và các chuyên viên, chức quyền mới hay cũ
đặt lên để bảo vệ chính thống, cai trị xứ sở theo đúng chính thống. Bổn phận kẻ
bị cai trị là phải vâng lời kẻ cai trị
và trong khuôn khổ cho phép, hầu được sinh sống và sản xuất theo lối mình.
Khi
cọng sản nắm quyền, ít người phỏng
đoán là can thiệp của kẻ cai trị lại đi
sâu và ôm chồm tất cả đời sống riêng tư
mỗi công dân Tàu như thế, nhưng khuôn khổ vẫn
giống xưa cỗ. Rồi thì lại có một yếu tố tích cực không chối cải
được của chủ nghĩa Mác xít về giải thích
lịch sử , sau nhiều chục năm quan điểm va chạm, kêu gọi nhiều đối với giới trí
thức. Đây là một triết lý Tây phương về lịch sử - và bây giờ
Tây phương đáng kính nể trên
phương diện trí thức - tuồng như ăn khít vào những sự kiện dân Tàu nhìn thấy ở
đó hay muốn nhìn thấy theo kinh nghiệm bản thân. Chủ nghĩa tư bản
suy thoái không tránh được, tính
chất tự thất bại của chủ nghĩa đế quốc,
và một vài tiến tới của chủ nghĩa xã hội,
nơi lý tưởng bình đẳng - egalitarian ideals trùng điệp một dòng tin vào chúa cứu thế - messianic
strain, vài lúc bật trở lại trong
quá khứ Tàu ; mọi điều này có vẽ đủ căn bản để được tin tưởng. Thật
không có gì làm yên lòng cho bằng cảm
tưởng là lịch sử đang ở phe mình! « Thế giới đang tiến triễn, tương
lai sán lạn, và không một ai lại có thể
thay đổi khuynh hướng tổng quát của lịch sử. Người cọng sản phải liên tục tuyên
truyền trong dân gian Tàu trên những sự
kiện thế giới tiến bộ, tương lai sán lạn trước mắt, hầu giúp dân Tàu xây đắp tin cậy vào chiến thắng ». ( chiếu
theo tác giả sách Lịch sử văn hóa Trung
Quốc - 2005, trích dẫn phần lớn ở bài này ).
Thủ tướng Chu Ân Lai |
Khi CCP nắm quyền kiểm soát Trung Quốc, thể thức Chánh phủ là Ủy Ban
Tư vấn Chánh trị Nhân dân - People ‘s Political Consultative Councíl , thành
lập tháng chín năm 1949 với 662 đại biểu. Trên lý thuyết, đây là một chánh phủ
liên hiệp, nhiều người không phải là đảng viên CCP được giao phó những chức vụ quan trọng. Thế
nhưng ở ủy ban kiểm soát gồm 56 thành
viên, có đến 31 là đảng viên CCP. Thủ
tướng là Chu Ân Lai . Để bảo đảm quyền cai trị, kiểm soát mau lẹ xứ sở, Trung Quốc được chia ra làm 6 miền,
mỗi miền có một Cục - bureau có uy quyền
quân sự và chánh trị. Đa số chức
quyền cũ địa phương hay đôi khi ở cấp
cao hơn , đều ở lại chức vụ . Chánh phủ Cộng hòa nhân dân Trung Quốc gọi thời
kỳ từ ngày thành lập 1 tháng 10 năm 1949
đến cuối năm 1952 là giai đoạn Tân
Dân Chủ. Nhà cầm quyền cộng sản vừa
đã phá những cái cũ , diệt sự chống đối
của bọn phong kiến, đế quốc, tư bản; vừa cố tạo cho dân gian một ý thức hệ mới,
một tinh thần mới, không còn quan niệm cũ về gia đình xã hội nữa mà thành một
người mới.
Cải cách ruộng đất
Mao
Trạch Đông, ngay từ khi lập chiến khu ở
Giang Tây, rồi khi lên Thiểm Tây , đã
thực hành việc chia đất một cách có phương pháp, quyết liệt đặc biệt vào
năm 1947, nên thành công. Luật Cải
Cách Ruộng Đất - Cải Cách Điền Địa - Agrarian Law năm 1950 ban hành cho khắp cả Trung Quốc. Tiến trình
đã gần như hoàn tất đầu năm 1953. Mục đích
cuộc Cải Cách Ruộng Đất là cải
thiện số phận dân nghèo , giúp họ tham gia xây dựng xứ sở và trung thành với
chánh phủ mới . Rất nhiều dân trí thức
phe tả cấp tiến ( ? ) Tây Phương, không phải là tất cả, nghĩ rằng nạn nhân cải cách trong quá khứ đã tham
lam và đối xử độc ác ( cường hào ác bá )
đối với nông dân nghèo.
Ban hành luật Cải Cách Ruộng Đất ngày 30 tháng 6 1950 |
Nhưng thực
tế, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam chậm hơn vào năm 1953 ( ?
) ( đồng bằng sông Hồng, Thanh- Nghệ- Tĩnh- Bình cho đến Vĩnh Linh- Quảng Trị),
đây là một thời kỳ khủng bố - terror
khiếp đảm. Chánh quyền phái cán bộ về mỗi làng, sống với dân nghèo, tìm
hiểu tình hình trong làng, thuyết phục nông dân « tố khổ » địa chủ. Từ mấy ngàn năm, nông dân vẫn cúi
đầu trước địa chủ cường hào, nay bảo họ
tố khổ thì họ sợ nếu sau có việc gì thay đổi
họ sẽ bị quật lại, cho nên cán bộ
( cá nhân hay một nhóm, ở miền Bắc Việt Nam gọi là « đội » ) phải giảng giải cho họ, rồi chỉ họ cách tố
khổ. Tuy chánh quyền tuyên bố chỉ dùng cách
thuyết phục, chứ không dùng sức mạnh, nghĩa là địa chủ nào chịu tuân phép nước thì để yên cho sống, nhưng chánh phủ cũng
mong dân hăng hái đấu tranh giai cấp,
hăng hái diệt giai cấp địa chủ, như vậy nhẹ bớt việc cho chánh phủ. Một khi cán bộ gây được căm thù trong lòng dân, thì làm sao tránh nổi
được những cuộc đổ máu khủng khiếp , dù
chánh quyền có muốn ngăn cũng không sao
ngăn được.
Cán bộ tổ chức hiệp hội nông dân và tái phân ruộng đất, chia nông dân ra
4 hạng , 3 hạng địa chủ là phú nông,
trung nông và bần nông và một hạng không
có đất, phải làm mướn. Ba hạng dưới chỉ có 20-30% số đất cày, còn 70% thuộc
hạng phú nông. Cán bộ tịch thu đất của
bọn phản quốc, địa chủ, phú nông, chia cho hạng nghèo. Cuộc chia lại đất làm
mức sản xuất tăng gia 5-6% . Nhưng vì đất
ít, dân đông, mỗi nông dân chỉ được 3 mẩu Tàu , khỏang 2000m2 ( 2
công ở miền Nam Việt Nam ),
nên mức sống nông dân không cải thiện được bao nhiêu cả .
Rất nhiều địa chủ, phú nông, cường hào ác bá nông thôn… ở Hoa Bắc
bị nông dân cầm đinh ba, búa dao dẫn
từ làng nọ qua làng kia, sỉ vả, chửi rủa , rồi xẻ thịt ra chia nhau.
Nông dân hăng say, hoan hỉ chém giết, có khi chôn sống cả gia đình địa chủ, địa
chủ nào lòi đầu lên khỏi mặt đất thì họ
cầm xẻng, cuốc đập lên đầu. ( theo sách Les
Origines de la Révolution Chinoise của
Lucien Blanco - 1951 (?) và Đinh
Linh- Ding Ling, một nữ sĩ Diên An
đã được giải thưởng Staline về tiểu thuyết năm 1948, tả nhiều cảnh đấu tố ở cuốn
Văn học Trung Quốc Hiện Đại của tôi ). Lý lý Tam - Li Li San, thuộc
bộ chánh trị đảng CCP và một bác sĩ Anh
lúc đó sống ở miền Trung Trung
Quốc ước lượng là một triệu rưỡi người
đã bị giết chết ở phong trào Cải cách Ruộng Đất Trung Quốc vào thời
gian này .Ở Bắc Việt, phong trào cải cách ruộng đất, phát xuất từ vùng an toàn
Thái Nguyên, dưới chỉ thị của Hồ Chí Minh ( tuy sau này đổ tội cho Trường
Chinh thi hành sai ) dưới sự thúc đẩy(
hay lòng tin tưởng vào chánh sách ) của Mao Trạch Đông, theo Võ Nguyên Giáp nói
là 20 000 người chết, nhưng có người
nói lên đến 200 000.
Cải Cách điền Địa, ngoài kinh tế
còn có mục đích quan trọng hơn là để lấy thông tin và kiểm soát. CCP dùng
cán bộ để có được cái nhìn sâu đậm về
tình trạng ở mọi nơi nướcTàu và danh
sách khá đầy đủ về kẻ thù của dân gian Tàu. Nhờ liên can dân địa phương qua
tiến trình « tòa án nhân dân » và
giết chóc, kiểm soát bằng sợ hải được thiết lập mau lẹ. Những ai hăng
hái nhất, đặc biệt trong giới thanh niên, phổ biến những nguyên tắc Cọng Sản
cũng đã lộ diện ra cho Đảng để sau
đó Đảng chiêu mộ và huấn luyện thêm về
đấu tranh giai cấp, tiến tới xã hội chủ nghĩa .
Cải Cách Tư Tưởng
Tháng
2 năm 1951, Mao ban hành đạo luật diệt
các hoạt động phản cách mạng , kẻ nào chỉ mới đáng nghi cũng bị trị thẳng tay. Tháng 3, ở Bắc Kinh bắt đầu có những vụ án
lớn xử hàng đám người. Lần lần, những vụ xử như vậy lan khắp các thị trấn Trung
Quốc . Trong một đêm cảnh sát Thượng
Hải bắt từ 10 000 đến 20 000 người. Mới
đầu chỉ bắt bớ những kẻ phản động đặc biệt (
cựu nhân viên Quốc Dân Đảng, hội viên các hội kín, du kích chống cọng
sản… ) nhưng sau đó bắt bớ cả những kẻ
làm nghề tự do, cựu đoàn viên nghiệp
đoàn Quốc Dân Đảng, kẻ cộng tác với các
nhà doanh nghiệp ngoại quốc … Báo chí đăng tải cho biết số người bị xử tử hằng ngày luôn luôn từ vài chục tới vài trăm. Sau này
Chu Ân Lai cho biết tỉ số người bị xử tử
tới 16 % số người bị ra tòa . Có người
ngờ tỉ số đó còn thấp, vì Chu Ân Lai
nổi tiếng là nói láo một cách
hòa nhã, dịu dàng - suave menteur, suave liar. Phỏng đóan chừng từ 1 đến 3 triệu người bị giết . (
Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc từ cỗ đại
đến hiện đại 1982 ).
Tháng 10 năm 1951, chánh quyền Cọng Sản thiết lập chiến dích « tam phản- san fan , Three-Anti hay Ba diệt » . Ba diệt là diệt tham nhũng, phí phạm của công và quan liêu. Chiến dịch
nhắm trước hết các cán bộ chánh
quyền , nhiều cán bộ vô đảng không phải vì nhận thức chủ nghĩa, thiếu kinh
nghiệm hay trở lại những thói xấu thời trước. Tiếp theo là chiến dịch « ngũ
phản - wu fan , Five -Anti hay Năm diệt ». Năm Diệt nhắm giới tiểu tư sản, nhất là bọn thương gia, công nghệ gia hay có
thói hối lộ cán bộ , chiến dịch thứ hai này cũng nhắm mục đích dẹp hết các xí nghiệp tư doanh, chuyễn qua xí nghiệp
quốc doanh. Năm diệt là diệt sự hối lộ cán
bộ, sự trốn thuế, sự buôn bán gian lận ,
sự ăn cắp của công, sự ăn cắp tài liệu kinh tế, làm hại cho quốc gia .
Hai chiến dịch gây một tình
trạng hổn độn không tả nổi về hành chánh và xã hội , nhưng trên phương diện kinh tế đã giúp
chánh phủ kiểm soát doanh nghiệp tư : 450 000 hảng tư đã
được khám xét và trị giá sản xuất trên 1 tỉ đô la
Mỹ ; và đồng thời tiêu chuẩn lương
thiện tăng, những năm đầu tiên ở khu vực công của Nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Quốc People ‘s Republic of China ( PRC ).
Mọi người đều phải tham gia cách mạng - cải cách. Giới trí thức đã phải thi hành phong trào
Cải Cách Tư tưởng - Thought Reform tháng chín năm 1951. Họ phải rời bỏ mọi liên
hệ thế giới tư sản - bourgeois world trong nước và ngoài nước. 6500 giáo
sư bị bó buộc phải học tập dưới sự
chỉ dẫn của Giáo sư A Tây Kỳ - Siqi , một lảnh tụ về áp dụng tư tưởng Cọng Sản Tàu, dù trước đó
A Siqi không mấy được đồng nghiệp đánh
giá cao trên phương diện nghề nghiệp.
Trong năm 1950, tuy chánh quyền cũng quan tâm về tôn giáo,
nhưng không có chánh sách chung. Đạo Hồi
có đông tín đồ thiểu số ( sắc tộc, tộc dân ) nên được đải ngộ đặc biệt.
Thiên Chúa -Ki tô giáo ( Cơ đốc,Tin Lành , Chính Thống ) được khuyến khích
thành lập những nhóm văn hóa ái quốc
- yêu nước, các nhà truyền giáo Tàu
thay thế các nhà truyền giáo ngoại quốc
bị nghi kỵ, tra hỏi , lần lần bỏ về nước . Họ
có khuynh hướng lập một giáo hội quốc gia tách khỏi giáo hội gốc. Đạo Phật hồi đầu
được khoan dung , nhưng chánh quyền buộc
các tăng ni phải sản xuất, tự túc rồi năm 1953 lập một khối Phật giáo ( «
quốc doanh ) theo đường lối chánh phủ.
Duy có Đạo Giáo, từ 2000 năm trước là ổ của hội kín, không tha thứ được,
bị cấm ngặt. Dưới chế độ cọng sản, các
hiến pháp đều xác nhận « tự
do tín ngưỡng, tự do không tín
ngưỡng » nên gia đình cán bộ không được phép có tôn giáo . Còn dân chúng
lao động suốt ngày không có thì giờ rảnh
để tới chùa, vã lại chỉ kiếm vừa đủ ăn, nếu không thiếu, lấy đâu mà cung cấp
cho các chùa, các nhà thờ… cho nên chẳng cần phải cấm gắt gao, lần lần tôn
giáo nào cũng phải suy : chùa chiền , giáo đường cũng vắng hoe, tín
đồ giảm đều đều ( Nguyễn Hiến Lê -1982,
ở sách đã kể trên ).
Nghệ thuật và văn chương thảy
đều được xem là dụng cụ đấu tranh giai
cấp. Thoạt tiên, khuynh hướng là vất bỏ
mọi di sản quá khứ Tàu, xem chúng thuộc thời kỳ « phong kiến » và như
vậy không có giá trị gì cả. Nhưng rồi
tái xét mau lẹ ngóc đầu dậy, và vài tác giả được tán thưởng, vì trong
quá khứ họ đã đứng về phe nhân dân chống lại quan thầy. Các
lảnh đạo CCP xem công lao nghệ thuật ít quan trọng, so với tái
định hướng khẩn thiết cho toàn thể xã hội Tàu.
Lưu Thiếu Kỳ |
Khi tiến thêm vào thập niên 1950, chánh
quyền đã có thể giảm bớt áp lực làm
khiếp sợ, tăng thêm phương cách làm
thuyết phục. Vài điểm này sao chép lại
từ Liên Bang Sô Viết ( Liên Xô )- Sôviet Union .
Cộng Hòa Nhân Dân- PRC không làm thanh trừng toàn thể - whosale purges
và thanh toán, giết- liquidation các khuôn mặt lảnh tụ như ở chế độ Xít ta Lin - Stalin ở Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết Nga - USSR
. Nhưng những phương pháp thuyết phục đều gồm có áp lực tâm lý trên cá nhân, CCP biện
minh là cần thiết, hầu khiến toàn thể tư
tưởng nước Tàu quay đầu, thay đổi hẳn. Hệ thống tự kiểm thảo và kiểm thảo
của người khác trong nhóm nhỏ, được chấp thuận làm tiêu chuẩn ở tiến
trình tái huấn luyện, trong đó hàng
ngàn, rồi hàng triệu người phải tham gia. Họ phải tách rời khỏi gia đình, và
xung quanh quen thuộc, họ phải đọc và nhớ đến
những bản văn như « Cách nào
thành một Người Cọng sản Tốt - How to Be a Good Communist » của
Lưu Thiếu Kỳ- Liu Shaoqi. Học quá
nhiều giờ và công tác nặng nề đem tới mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, và
không chắc chắn. Luôn luôn bị đe dọa bên cạnh là gửi đi tiểu đoàn lao động tại các trại lao động nô lệ - slave labor
, khổ sai, cưỡng bách , như làm đường xe lữa Trùng Khánh- Thành Đô-
Chongqing-Chengdu , tỉnh Tứ Xuyên. Nghiệp
đoàn Lao Động Hoa kỳ ước lượng đến 2 triệu người chết trong 5 năm ở các trại
này. Ngôn từ quá khích khen ngợi hay
trách cứ được sử dụng để tô điểm hai mặt
tranh đấu cho « giải phóng -
liberation » , theo hai màu sắc đen hay trắng mà thôi . Đời sống là
nghiêm trang và hài hước là suy đồi. Yêu đương lãng mạn là dấu hiệu tinh thần
tư sản. Bạn bè và kẻ thù phải phân biệt trên căn bản giai cấp, nhưng bất cứ ai ở giai cấp nào cũng
có thể trở thành một nhân dân -people bằng thay đổi tâm can và chỉ nhân dân mới có uy quyền. Thú tội phải viết đi viết lại và đọc công khai trước công chúng, dân gian.
Cảm tưởng tội lỗi, xấu hổ và « sĩ diện » là những linh kiện
thao tác tẩy nảo - xi-nao ( brainwashing ). Câm lặng không phải là một
bào chửa, và trước hay sau gì, mọi người cũng phải tham gia. Khi thú tội cuối
cùng được chấp nhận, cá nhân thấy một cảm giác
to lớn thoát hiểm và sạch tội
lỗi. Họ được nhập vào « giải phóng
mới » của phương cách đời
sống và phục vụ của người Cọng Sản Tàu
cho dân gian. Xúc động, tình cảm, dự
tính cá nhân , thảy chỉ tìm thấy trong
cuộc chiến đấu cho xã hội mới. Những phương pháp thuyết phục cường độ cao này rất hửu hiệu nâng cấp cán bộ huấn luyện, thắng kẻ địch,
trích chiết thú tội và thâu đạt kiểm soát những khối quần chúng . Nhưng năm
1953, đã thấy quá nhiều thừa thải « nổ
lực- drives » và dưới khẩu
hiệu « Năm Quá Nhiều - The Five
Too Many », chúng bị giảm đi . Một chức quyền chuyễn vận xe lửa ở Thiên
Tân -Tian jin cho biết là ông đã
phải theo dõi 12 hội thảo trong 5 ngày , mỗi ngày 7 giờ
đồng hồ.
Một cải cách tư tưởng quan trọng ngang
cải cách điền địa là luật hôn nhân ban hành tháng 4 năm 1950,
không
chỉ giải thoát cá nhân phụ nữ Tàu
mà còn thay đổi hoàn toàn quan niệm gia
đình truyền thống, thay đổi cả xã hội
nữa. Vì theo Lê Ninh - Lenine
hể phụ nữ còn quanh quẩn trong nhà, lo những việc nhỏ mọn ( cơm nước,
săn sóc chồng con, giặt giũ…) thì còn là nô lệ, phí thì giờ, phí sức đi. Họ phải cùng đàn ông sản
xuất cho xã hội thì mới ngang hàng đàn
ông được. Thật sự từ năm 1928, Quốc Dân Đảng Tàu cũng đã ban bố luật nam nữ bình đẳng, đàn bà được bầu
cử, ứng cử vào nhiều viện, bỏ luật cũ về việc chồng được phép đuổi vợ, hễ
trưởng thành thì có quyền kết hôn dù không được phép của cha mẹ … , nhưng luật
đó chỉ được ban bố trên công báo, ở vài nhật báo, dân ít học không biết. Luật hôn nhân KMT chỉ liên quan đến cá nhân,
không thành một chánh sách xã hội , nên thân phận của đa số phụ nữ Tàu vẫn
không có gì thay đổi cả. Công cuộc
cọng sản giải thoát phụ nữ làm cho số
người lao động Trung Quốc tăng rất mau lẹ. Năm 1959, số phụ nữ lao động bằng
5/6 số đàn ông. Kết quả như vậy là nhờ
Cọng Sản tổ chức cơ quan lo việc ăn
uống, giữ trẻ, may vá cho phụ nữ. Lý thuyết như thế, nhưng thực sự thì ông già bà cả
phải trông nom con cháu, không muốn gửi chúng vào nhà trẻ, vì tính gia đình, truyền thống đạo Khổng vẫn
còn mạnh. Theo luật hôn nhân cọng sản, chế độ một vợ một chồng là bắt buộc, vợ
chồng hoàn toàn bình đẳng, ly dị dễ dàng ( về sau nhiều ly dị quá nên chánh quyền tìm cách hạn chế ), trai gái được
tự do kết hôn do cơ quan nơi họ làm việc
thu xếp cho, nhưng nhiều trường hợp phải
được cơ quan cho phép mới được kết hôn. Cán bộ , quân nhân không được kết hôn với người theo Thiên Chúa Giáo, Đạo Giáo.
Lương phụ nữ ngang lương đàn ông. Cha mẹ chồng không có quyền gì với nàng dâu
cả, mà ông bà cũng không có quyền
gì với cháu nội. Mới đầu chánh quyền
cọng sản chưa hạn chế sinh đẻ ,vì nhà
nước còn cần nhiều dân. Các hội phụ nữ
mọc ra như nấm, khắp nơi. Chánh quyền tuyên truyền rất mạnh cho đời sống mới
của phụ nữ: báo chí, tuồng hát, nghiệp
đoàn, tổ chức thanh niên. Chưa bao giờ phụ nữ được đề cao như vậy. Nhưng
họ có sung sướng hơn trước không ? không ai biết chắc được !
Triều Tiên
Bổng nhiên năm 1950, chiến tranh
bùng nổ giữa Bắc và Nam Triều Tiên ( Bắc Hàn và Nam Hàn ).
Ngày nay gần như chắc chắn rằng Bắc Hàn ( Bắc Triều Tiên ) thấy quân Mỹ ở Nam Hàn ( Hàn Quốc , Nam Triều
Tiên ) rút về nước gần hết nên tấn công
, sau khi hỏi ý kiến Nga, với khí giới Nga cung cấp, chứ không phải do Trung Quốc chủ mưu. Chiến tranh rất ác liệt. Quân Bắc Hàn chiếm Hán
Thành - Seoul, thủ đô Nam Hàn .
Tướng Mac Athur vội đem quân đổ
bộ ồ ạt lên chiếm
lại Hán Thành.Tuy nhiên khi quân đội Liên Hiệp Quốc -United Nations
( phần lớn là quân lực Hoa Kỳ ) vượt vĩ
tuyến thứ 38, cuối năm 1950, Trung Quốc
mới gửi 300 000 « chí nguyện quân
- volunteers » , ngày đi đêm nghỉ, lén lút tiến trong rừng Bắc
Triều Tiên, thình lình đánh Mỹ một trận tơi bời. Mỹ phải lùi về Nam ,
rồi Mac Arthur đem toàn lực quyết chiến
một trận, đẩy chí nguyện quân ra khỏi
Nam Triều Tiên. Đánh nhau cù cưa , mãi
đến tháng 7 năm 1953 mới ký hiệp ước ở Bàn Môn Điếm - Pan munjon. Chẳng có gì thay đổi: hai bên Nam Bắc trở về
ranh giới cũ , dọc theo vĩ tuyến 38, Nga -Mỹ đã thương lượng cắt đôi Triều
Tiên ở hội nghị Postdam, năm 1945.
Hội đàm Potsdam: tháng 7 1945 từ trái sang phải: Winston Churchill (Anh), Harry Truman (Mỹ), và Joseph Stalin (Sô Viết). |
Theo Fairbank, Hoa Kỳ tổn thất 142 000 người, Nam Hàn 300 000, Bắc Hàn 520 000, Trung Quốc có thể
tới 900 000. Dù rằng trận đánh Tàu - Mỹ hòa nhau, hưu chiến năm 1951, Trung
Quốc cho là mình thắng trận . Dân Tàu yêu nước, đặc biệt giới trí thức tự do - liberal intellectuals,
có ấn tượng lớn về hiệu năng của xứ sở. Triều Tiên, theo truyền
thống là cửa sau nguy hiểm để vào Trung Quốc
và đây là lần đầu tiên ở thời cận đại, Tàu đã đủ khả năng chống trả
những nước ngoài phải ngưng chiến và
chận đứng họ tiến về phía Mãn Châu, một
vùng chứa nhiều tài nguyên giá trị và tương
đối có công nghệ cận đại của Trung Quốc. Có lẽ nên nhắc lại là
tiểu đoàn kỵ binh ( ? ) Pháp tinh nhuệ
tham gia chiến trận Triều Tiên,
đưa sang Việt Nam năm 1953, khinh địch, bị Việt Minh đánh tan tành ở đường đèo
nhỏ hẹp ( sau đó quân đội Hoa Kỳ và hảng thầu RMK mở rộng thành xa lộ
thênh thang từ Qui Nhơn lên Pleiku ) Mang Giang -An Khê, giữa hai tỉnh
Bình Định và Pleiku. Cũng trong năm
1950, lúc Trung Quốc đem quân giúp đở bảo vệ Bắc Triều Tiên, quân đội Tàu được
gửi đến Tây Tạng- Tibet và sau 12 tháng đã « giải phóng » Tây Tạng,
một xứ có nhiều liên hệ mật thiết với
Trung Quốc , nhưng dân Tây Tạng rất thâm hận
về sự can thiệp này.
Hiến Pháp
Hiến Pháp 1954 |
Quốc hội họp Đại hội Toàn quốc năm 1954, gồm 1226 đại biểu toàn quốc ( 25 tỉnh , 18 tỉnh Trung Quốc và
các tỉnh Nội Mông tự trị, Tây Tạng … )
có cả đại biểu các dân tộc thiểu
số, đại biểu Hoa kiều hải ngoại nữa. Họ
họp để phê chuẩn hiến pháp. Có lẽ
hiến pháp năm 1954 là hiến pháp Tàu thứ 10 từ năm 1911, nhưng các hiến pháp trước chỉ có trên giấy
tờ, không được thì hành, hoặc thi hành một thời gian ngắn, không được dân gian
thừa nhận. Đảng Cọng Sản CCP cho rằng chỉ có hiến Pháp 1954 của họ là quan
trọng nhất, là hiến pháp được «
toàn dân chấp nhận »( ? ). Hiến Pháp năm 1954 không thay đổi căn bản
các xếp đặt hiện hửu, nhưng tăng cường
uy quyền các cơ quan trung ương .
Chỉ có một đảng là đảng Cọng sản được cầm quyền, các đảng khác như Quốc Dân Đảng, Dân chủ Đảng có danh
mà không có thực ; không có đảng đối lập. 6 Cục - bureau miền bị giải tán,
nhưng tái lập năm 1960. Đại hội Toàn quốc được bầu trong kỳ hạn 5 năm và theo
lý thuyết mỗi năm họp một lần, để quyết
định chánh sách đường lối của Đảng. Đại
hội bầu Ủy ban Trung Ương - Central Committee cũng trong 5 năm , gồm 98
ủy viên chánh thức ( năm 1962 là 187) và
một số dự khuyết . Ủy ban Trung Ương lại bầu « Bộ Chánh trị -
Politburo » gồm 19 ủy viên ( năm 1962 là
25). Bộ Chánh trị quyết định hoạt
động của đảng và đời sống của toàn quốc.
Bộ lại cử ra 7 ủy viên đứng đầu vào Ủy ban Thường trực - Standing Committee của họ, Họ có
quyền tối cao. Ở cấp tỉnh , huyện,
các hội nghị và ủy ban cũng tổ chức như trung ương . Trên nguyên tắc
« dân chủ trung ương -
democratic centralism », đại
hội - quốc hội được bầu ở
cấp địa phương, rồi các người đắc cử bầu cho một số đại biểu vào đại hội cấp cao
hơn. Như thế, hệ thống có vẽ là đại diện
dân, dân chủ từ dưới lên trên . Nhưng
chánh sách lại từ trên xuống dưới -
trung ương hóa ( centralism). Có thể
bàn cải về chánh sách, nhưng không thể
sửa đổi chánh sách.
Quốc hội cho ai
đang cai trị một cảm gíác «
hiểu » dư luận quần chúng và chuyễn những yêu cầu và mục đích của trung ương cho địa phương thi hành. Cho nên những năm đầu, rất nhiều sáng kiến và
cảm tưởng tham gia thật là mới mẽ đối với dân gian Tàu, được phát triễn ở cấp cơ sở làng xã. Điểm sau đây rất quan trọng: các tổ chức của Đảng chỉ huy các tổ chức quốc gia , từ
trên xuống dưới . Chủ tịch hội đồng Quốc
gia ( tức như tổng thống ở Hoa Kỳ, ở
Pháp) , chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ( tức như thủ tướng) phải theo lệnh của Ủy Ban
trung ương Đảng ,của bí thư Đảng . Ở tỉnh, huyện, ủy ban hành chánh phải theo lệnh của bí thư đảng bộ tỉnh hay
huyện. Đảng và chánh quyền móc nối nhau rất chặc chẻ. Thảy đều bị một nhóm
người chỉ huy. Về phía Đảng, nhóm người
này nắm hết các chức chủ tịch Đại hội đảng, Ủy ban Trung ương, Bộ chánh
trị. Còn về phía chánh quyền thì nắm hết các chức chủ tịch, phó chủ tịch
,hội đồng Quốc gia, hội đồng Bộ trưởng, Quốc hội, Hội đồng Quốc phòng v.v… Ở
cấp dưới cũng vậy: một đảng viên vừa làm thư ký đảng, vừa là chủ tịch ủy ban nhân dân, vừa làm tư lệnh
quân khu …Tổ chức này y hệt Liên Xô ( Nga ).Việt Nam cũng tổ chức như vậy . Trung Quốc khác Liên Xô - Liên bang Sô Viết,
ở điểm có một chủ tịch Hội đồng quốc gia ( như tổng thống các nước Tây Phương ) và không có chế độ Liên
bang. Để động viên mọi năng lực quốc gia,
chỉ dẫn tư tưởng và hành động dân gian, CCP tổ chức đại trà nhưng đoàn thể cho Phụ nữ , cho Thanh niên, hợp tác xã công
nhân … Liên đòan Thanh niên Dân chủ Mới
( cọng sản ), năm 1954, đã có 12 triệu
thành viên tuổi từ 14 đến 25, và Đoàn Thiếu niên Tiền phong-
Children ‘s Pioneer Corps có 8 triệu thành viên, tuổi từ 8 đến 14. Thiếu niên được dạy dỗ là phải « Năm
Thương Yêu - Five Love » :
yêu đất nước, dân gian, lao động ,
khoa học và tài sản công cọng. Lưu ý
là trong
danh sách, không nói đến thương yêu cha mẹ . Không phải ai cũng được
vào đảng Cọng Sản CCP. Năm 1921,
CCP chỉ có 57 đảng viên, năm 1945 có 1
211 000, năm 1949 có 4 488 000, năm 1961 có 17 000 000, năm 1989 có 48 000 000 và năm 2003 có 66 000 000 .
Cọng sản có mục đích diệt tất cả các giai cấp thù địch ;
khi diệt xong thì trong xã hội chỉ còn con người cọng sản.
Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn còn nhiều cấp bậc- giai cấp , theo nguyên tắc làm theo khả năng mà hưởng theo công việc mình, quan trọng
nhiều hay ít, theo sức mình làm được nhiều hay ít, nghĩa là chưa có bình đẳng , còn kém xa nguyên
tắc bình đẳng áp dụng ở Israel của các tổ chửc kibbutz, moshav. Trung Quốc có
7 cấp bậc cao ( trên cùng là Bộ Chánh trị
), mỗi cấp còn chia ra là 2 - 3 bậc hay hơn nữa, đãi ngộ khác nhau, quyền lợi
khác nhau về lương bổng, nhà cửa, nhu yếu phẩm, y phục, thuốc thang … Theo sách
Tả truyện
Thời Xuân Thu Chiến Quốc ( thế kỷ
thứ 4 trước CN), Trung Quốc chỉ có 10 giai cấp, nhưng từ năm 1956, lại
có đến
30 giai cấp, có những đặc
quyền riêng ( Simon Leys , Ombres
Chinoises , Paris - 1977 )
Kinh tế
Khi mới nắm quyền , Chánh phủ
Cọng sản Trung Quốc quyết tâm giải quyết vấn
đề lạm phát, kiểm soát tất cả mọi
ngân hàng và hệ thống tín dụng, thiết
lập 6 tổ hợp thương mãi quốc gia - national trading corporations để hạ
giá cho người tiêu thụ và cải thiện
nhiều hửu hiệu thu thuế khóa. Thành quả
lớn của một chánh phủ đầy nghị lực
và ổn định là năng xuất dân gian tăng mạnh. Thế nhưng chánh phủ lúc bấy giờ cũng sử dụng
nhiều biện pháp khắc khe, tỉ như phạt
nặng, cho vay bắt buộc, bán công khố phiếu dưới áp lực. Nhờ vậy giữa năm 1950,
lạm phát không còn đe dọa nữa.
Thập niên 1950 đã tỏ ra khẩn
thiết cho một Trung Quốc mới trỗi dậy.
Luôn luôn phải đối đầu với nhiều vấn đề. Vài vấn đề do thiên nhiên gây
ra, như lụt lội và mùa màng thất bát các
năm 1953- 1954. Nhưng vài vấn đề khác do quá táo bạo hay do qui họach yếu kém,
tỉ như « Bước Nhảy Vọt - Great Leap
Forward ». Nhưng khi thập niên 1950 chấm dứt, nông nghiệp và công nghệ
Trung Quốc tựu trung tiến bộ đáng kinh ngạc .
-
Kế họach Ngũ niên Thứ nhất
Để trả nợ Nga (
viện trợ Nga không cho không ) rất lợi lộc cho Trung Quốc, và để
tài trợ thiết lập công nghệ nặng, Trung Quốc đã làm những gì Nhật bổn đã
làm 100 năm trước. Lời lãi tối đa trích
chiết, rút ra từ nguồn căn bản là nông
nghiêp. Đảng CCP quyết định, khác hẳn các chính khách thời Minh Trị Thiên Hoàng
là làm tập thể - collectivisation đất
nông nghiệp, nhưng từng bước một, hầu
tránh kinh nghiệm đau thương thất bại nảo nề ở công cuộc tập thể hóa nông nghiệp Liên
Xô. Bước đầu tiên là khuyến khích
những tổ đổi công ( kíp tương trợ ) mutual aid teams, trong
đó mọi nông cụ, vật nuôi, lao động được
góp chung lại. Sau đó mới lập những hợp tác xã- cooperatives , mua đất
nông dân vừa được làm chủ mới gần đây.
Hợp tác xã bán hay cho vay hột giống, mua mùa màng thu hoạch, định giá bán, bán
phân bón và kiểm soát toàn diện tiến
trình nông nghiệp. Việc này giúp cho
chánh phủ sử dụng thêm nhiều ngũ cốc - grains. Chánh sách được ban hành năm 1953 và đa số cán
bộ được dùng để thực thi chánh sách. Đến
tháng 5 năm 1956, 90 % nông dân đều đã
vào hợp tác xã .
Một tiến trình tương tự
cũng xảy ra cho công nghệ. Đến tháng 10
năm 1952, quốc hửu hóa -
nationalization đã nới rộng đến 80 %
công nghệ nặng, và 40% ở công nghệ nhẹ. Chánh phủ đã làm chủ và hoạt động trên
mọi đường xe lữa và 60% tàu chạy hơi nước ở Trung Quốc ; kiểm soát
90% món nợ cho vay và tiền gửi qua
các Ngân hàng Nhân dân. Cuối cùng các công ty
thương mãi quốc doanh có trách nhiệm
khoảng 90 % xuất nhập khẩu, 50%
bán sĩ và 30% bán lẽ. Kế hoạch ngũ niên 1953 -57 chấm dứt kết quả mỹ mãn, vượt mọi chỉ tiêu . Nhưng dân gian , dân chúng rất phẩn uất, đặc biệt là nông dân ( theo Guillermaz , La
Chine populaire , PUF - 1967 ).Vì nông dân , Nga , Trung Quốc , Đông Tây gì
cũng vậy, vẫn thích làm chủ miếng
đất của mình ( tuy chánh phủ cho họ
vài trăm thước vuông, tự ý trồng trọt, nhưng chỉ cho giữ thôi, không được làm
chủ ) ; họ mất tự do , một hợp
tác xã điển hình khoảng 20 người, theo R. Levy - La Chine - 1964 có nhiều đàn
bà hơn đàn ông, lom khom làm việc trong khi cán bộ vác súng đi đi lại lại, canh chừng họ: cán bộ
thi hành chỉ thị chánh quyền không đúng,
thiên vị, tham nhũng, hách dịch, ngồi
không mà hưởng nhiều hơn … Bất bình lắm,
nhưng không phát ra một cuộc nổi loạn
nào cả. Không biết có đúng như lời Guillermaz không : nông dân hy vọng ở một tương lai dù không mấy tốt đẹp , thì ít nhất cũng được bảo đảm khỏi
chết đói, được an ủi vì còn giữ được miếng vườn mấy trăm thước vuông, hay là vì
họ còn nhớ vụ khủng bố năm 1951 ?
Kế
họach Bước Nhảy Vọt
Năm 1956, chánh
quyền tự tin là dân gian đã chấp nhận chánh quyền mới, và mong muốn cải thiện thêm hiệu xuất, mời
các giới trí thức Tàu chỉ trích
thư lại và cán bộ. Dưới ngôn từ “trăm hoa đua nở
- let a hundred flowers bloom together” có từ đời Hán “ bách khoa tề phong , bách gia tranh minh ”. Dân gian nhao nhao lên đã kích cán bộ, đảng viên tố
cáo những tinh thần quan liêu, đảng
phái, theo giáo lý chủ nghĩa. Các cơ quan gần như không làm gì được nữa, nghi
kỵ nhau rình rập nhau. Mao biết rằng mình hớ .Tháng 5 năm 1957, các nhà chỉ
trích bị đàn áp khủng khiếp, vì không ai có thể đặt lại vấn đề cho uy quyền của đảng CCP và giá trị các mục đích của đảng . Khởi đầu một
chiến dịch “Chống Hửu Khuynh- Anti Rightists Campaign” , trong đó hàng trăm
ngàn trí thức - lảnh đạo chánh trị , nhà văn, nhạc sĩ , học giả - đều bị đàn
áp.
phong trào chống hữu khuynh |
Trong 3 tháng liền , từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1957, các nhà văn họp tới 27 phiên để vạch tội bọn nhà văn xuyên tạc phương châm “ Trăm hoa đua nở”.
Đinh Linh với chồng là Trần Minh, Phùng Tuyết Phong… và “ bè phái của họ” bị kết
tội là chống Đảng chống chủ nghĩa xã hội , muốn truất quyền lảnh đạo của Đảng
! Nhóm Đinh Linh, Trần Xí Hà bị trục xuất
khỏi đảng, truất quyền công dân, truất luôn cả tác quyền , không còn quyền cầm
bút nữa. Mọi chỉ trích đảng đều bị
dập tắt -câm lặng và từ nay không còn có
ai nói lên tệ hại quá đáng của “ Bước
Nhảy Vọt” hay” Cách Mạng Văn Hóa”
nữa . Ở Việt Nam là mối oan khúc của các
nhà văn “Giai Phẩm Nhân Văn” và một số trí thức
cấp tiến đào tạo ở Pháp hay thời Pháp thuộc, đã tham gia nhiệt thành kháng
chiến chống Pháp thực dân muốn trở lại Đông Pháp.
Chu Ân Lai trong kế hoạch thứ nhì 1958-
1962 đã vạch ra từ tháng 9 năm 1956 là trong 5 năm cũng phải tăng mức xản
xuất công nghệ lên gấp đôi, kỷ nghệ nặng
vẫn là quan trọng nhất , nhưng công nghệ nhẹ phải phát triễn mạnh hơn . Lại kềm
thêm một kế hoạch phát triễn Canh Nông
trong 12 năm ( 1956- 1967 ). Nhưng Mao nóng ruột, cho là chậm quá. Ông tung ra Kế hoạch Nhảy Vọt, tuyên bố là sẽ vượt qua vương quốc Anh về sản
xuất thép trong 15 năm và muốn giải
quyết vấn đề lương thực cho 500 triệu
dân Trung Quốc ( mỗi năm tăng trung bình 3% nghĩa là 15 triệu nữa ). Mao bắt mỗi xã phải có một lò nấu thép
nhỏ dùng
nông dân và phương tiện cỗ lỗ sỉ
trong xã. Như vậy
nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thợ và theo Mao không còn sự cách biệt giữa hai cấp đó nữa. Bất kỳ cái gì cũng đút vào lò nấu, xoay sở
cách nào tùy ý. Sắt thép nấu xấu như vậy
không quan trọng, miễn là cuối năm đạt được mức ấn định. Nếu không đạt được thì
cứ báo cáo láo, vì thống kê do cán bộ trong
xã làm. Chẳng hạn năm 1957, Đảng báo cáo
là đạt 185 triệu tấn lúa , năm 1958 gần
gấp hai năm trước ,357 triệu tấn, nhưng sự thật năm 1958 chỉ có 250 triệu
tấn. Vào thập niên 1980, và đầu thập
niên 1990, Việt Nam cũng báo cáo láo tương tự, có tỉnh báo cáo là làm ra trung bình 15-20 tấn
một mùa vụ, cao hơn cả năng xuất lúa lúc đó ở bang Ca Li, Hoa Kỳ,khiến cho dân gian thị thành thiếu gạo ăn, phải ăn
bo bo- lúa miến ( sorghum, loại cho súc vật ăn ) thay thế ! Kết quả là các lò
luyện sắt làng xã công lao của 90 triệu bàn tay nông dân chỉ tạo ra rất
nhiều sắt vụn , không dùng được vào việc gì cả.
Đồng thời, Mao bắt nhiều hợp tác
xã hợp nhau lại thành một “công xã
nhân dân- communes populaires ” vĩ đại. Trung Quốc cọng sản Mao tạo ra cả
thảy 20 000 công xã nhân dân , trung bình mỗi công xã có 5000 hộ gia đình ,
chừng 4500 ha ( mẩu tây ). Mỗi công xã
là một đơn vị tự túc, có giáo dục công nghệ riêng , và những chức năng của một
chánh quyền địa phương. Đàn ông, đàn
bà ở nhiều công xã ngũ các phòng riêng
biệt ở nhà tập thể, có nhà ăn tập thể, có nhà trẻ gửi con. Theo lý thuyết, thì
họ cần gì công xã cung cấp cho hết: bước đầu
tiến tới cọng sản thực sự. Miếng đất tư
trồng rau đậu , trồng cây trái, trồng dâu tằm… nay đều bị xóa bỏ hết.
Thời tiết và mùa màng tốt đẹp năm 1958, tưởng là sẽ giúp những kế hoạch
mới của Mao thành công mỹ mãn. Nhưng
nông dân bắt đầu kháng cự lại chế độ đời
sống hòan toàn như quân đội này ,khi họ nhận thức là phải bỏ công cuộc đồng áng
để tham gia điên cuồng việc sản
xuất như thợ thuyền. Nhiều
nông thôn trong xứ thiếu thực
phẩm nghiêm trọng. Chống đối nổi lên
ngay trong đảng . Ở hội nghị Lư sơn -
Lushan ( Giang Tây) mùa hè năm 1959,
Bành Đức Hoài - Peng Dehuai, bộ trưởng quốc phòng, đưa ra một bức
thơ chỉ trích bước nhảy vọt và chế độ
công xã nhân dân là “ hăng say tiểu tư
sản, chủ quan, dân chúng chịu không nổi” .
Mao phản công kịch liệt. Hai tháng sau , Bành bị tố cáo là “Bè lũ chống Đảng - Anti party clique” phải viết tự thú với Đảng là
lầm lỗi , mất chức ( Lâm Bưu - Lin
Biao thay thế Bành làm bộ trưởng
quốc phòng), phải rời Bắc Kinh vào một công xã nhân dân để cải tạo tư tưởng.
Chương trình tai họa của Mao còn tiếp tục thêm một năm nữa.
Hậu quả Bước Nhảy Vọt gồm 3 năm
thất bát mùa màng và một thời đói kém, ước luợng có đến
32 triệu người chết ở Trung Quốc . Mao từ chức chủ tịch Nhà nước ( tổng
thống ). Quốc hội bầu Lưu Thiếu
Kỳ- Liu Shaoqi lên thay. Mao vẫn giữ
chức chủ tịch Đảng. Các mục tiêu công
nghệ hạ xuống thấp hơn và ban lảnh đạo
Trung Quốc phát triễn một lề lối thận
trọng, thực tế hơn. Công xã vẫn còn
là một đơn vị nông
thôn chánh, nhưng phân chia ra thành những đội - brigades hay nhóm -
teams sản xuất. Nhóm trở lại kích thước làng xưa, thân thuộc và dễ xử lý
hơn . Đời sống gia đình- hộ được tái lập, miếng đất tư trả lại cho nông dân
và yêu cầu của nông nghiệp được chú tâm
hơn.
Ngoại giao
Nhà lảnh đạo nhiều năm , gần
như chuyên viên Ngoại giao duy nhất
Trung Quốc là Chu Ân Lai. Chu nhìn thấy là Phi
Châu đã “chín mùi cách mạng” và viếng thăm Phi Châu ít nhất là 8 lần. Vài
cố gắng can thiệp vào các quốc gia mới
Phi Châu không thành công. Nkrumah của
nước Ghana
( thuộc địa Gold Coast cũ của Anh) bị đuổi ra khỏi nước là một thất bại lớn cho
sự nghiệp Cọng sản Tàu. Nhưng viện trợ
cho Tanzania làm đường xe lữa từ bờ biển vào sâu nội địa,
liên hệ thân thiện của chuyên viên và
nhân công Tàu, đã gây ra một ấn
tượng mạnh mẽ khắp Phi Châu. Nhiều cố
gắng lớn lao hầu lan tràn ý thức cọng
sản ở giới Hoa kiều đông đúc và trên dân gian tại Inđônexia ( Nam Dương Quần
Đảo ). Nhưng đảo chánh dự trù bị quân
đội Inđônêxia đàn áp tàn nhẫn vì họ là Hồi giáo và chống Cọng. Tuy nhiên kể từ thập niên 1960, Trung Quốc đã
có vài thành công đáng kể trên những cố
gắng biểu hiện Trung Quốc là chiến sĩ
cho các nước thế giới thứ ba và là một gương sáng về cách nào trổi dậy thành một cường quốc, từ
một vị trí thuộc địa và chậm tiến.
B- Cách Mạng Văn hóa và Hậu
quả ( 1966- 1978 )
Sự cố chánh vào
thập niên 1960 ở Trung Quốc là cuộc Cách mạng Văn hóa - Cultural Revolution.
Mao chịu nhận rằng Bước Nhảy vọt và Công xã
Nhân dân của ông đã thất bại, thống kê của cán bộ công xã đều láo khoét; cán bộ
đã hủ hóa, sống mấy năm sung sướng trong hòa bình, mất tinh thần cách mạng năm
1935 ( vụ Trường Hành ), thành một bọn công chức tiểu tư sản, sợ khó nhọc,
biếng nhác… nên phải làm lại cách mạng,
đưa hết bọn cán bộ, trí thức học sinh ở thành thị về nông thôn sống với dân
quê, vào trong các nhà máy sống với thợ thuyền, lao động cực khổ để cho tinh
thần cách mạng của họ phục hồi lại …Họ phải có tinh thần chịu nghèo, thích
nghèo , thích làm công việc tay chân không thèm dùng máy móc của bọn tư sản, không chuyên môn hóa ( “hồng hơn chuyên”),
luôn luôn chống lại bọn thư lại, tiểu tư
sản. Thay đổi toàn thể một nền văn hóa, biến nó thành một thứ văn hóa bần cố
nông , thợ thuyền , lao động , vô sản.
Mao dùng từ văn hóa theo nghĩa Cọng sản là thay đổi mọi giá trị của xã hội
. Cách mạng Văn hóa đã làm lung lay nền tảng
Đảng và cả nước Trung Quốc, đóng cửa trường học và các viện đại học,
giảm các sản xuất, và đóng cửa hầu hết các hoạt động ngoại giao. Độc địa và
khủng khiếp nhất vào 2 năm đầu tiên, 1966 và 1968. Mao tuồng như nghĩ rằng cách mạng này đáng giá trên phương diện tư
tưởng, dù có một thời kỳ cách mạng đã
tuột khỏi tầm tay, không còn kiểm soát được nữa. Tuy nhiên, những giá trị căn
bản của Cách Mạng Văn hóa vẫn vững chắc, mãi cho đến khi Mao chết năm 1976. Đảng CCP sau này định giá lại và cho đó là một tai họa .
Những năm 1960-
62 uy quyền của Mao xuống thấp nhất.
Nhưng mùa thu năm 1962 , lấy tư cách
là chủ tịch Đảng, mặc dầu vô quyền, ở phong trào Giáo dục xã hội chủ nghĩa , Mao đọc một bài diễn văn bảo phải đào tạo lại thanh niên, phải ngăn
chặn sự tiêu cực của cán bộ nông thôn, coi chừng bản năng tư sản của nông
dân lại nổi dậy, phải xét lại vấn đề văn hóa mà bọn trí thức
đương nắm độc quyền để phản lại xã hội chủ nghĩa và phục hưng lại chế độ tư
bản. Không mấy ai nghe ông cả. Mao kết luận là Lưu Thiếu Kỳ và phe bảo thủ đang cố tâm cản trở những chánh
sách của ông .
Hồng vệ binh |
Năm 1965, căng
thẳng tăng gia giữa nhóm Mao và tổ chức
đảng CCP. Trong sự đối đầu đang bừng dậy,
Mao được sự ủng hộ của Quân đội
Nhân dân - PLA mà Lâm Bưu đang chánh trị hóa, sử dụng một tập “sách đỏ nhỏ - a little red book”
trích dẫn lời viết tư tưởng Mao. ( vài
năm sau, có đến hàng trăm triệu sách đỏ, có người nói là 750 triệu cuốn, không tiền khoáng hậu trong lịch sử ấn
hành nhân loại ). Tháng 5 năm 1966 Mao
đã thành công cô lập Lưu Thiếu Kỳ và các đối thủ khác trong Đảng. Mao ra lệnh
cho Lâm Bưu là một cuộc đảo chánh, chiếm Bắc
Kinh năm 1966. Mao và Lâm làm chủ Bắc Kinh rồi, còn phải chiếm các tỉnh
nữa. Mao biết rằng Đảng ở địa phương, nếu không theo Lưu Thiếu Kỳ thì cũng
không chịu để cho quân đội nghe Lâm Bưu
mà diệt Đảng, phải dùng một lực lượng khác.
Ông ta có một sáng kiến lạ lùng , một thuật thần sầu quỉ khốc: dùng thanh niên , sinh
viên nổi loạn, tức là Vệ Binh Đỏ (
Hồng Vệ Binh ) - Red Guards để thanh trừng
những ai ở Đảng “ theo con đường
tư bản “. Ngày 18 tháng 8 năm 1966, một triệu
Vệ Binh Đỏ, nhiều Vệ Binh Đỏ chỉ 15- 16 tuổi, tập hợp ở quảng trường
Thiên An Môn - Bắc Kinh để tỏ lòng trung thành với Mao, phải học thuộc tập Sách Đỏ ( chỉ bằng bàn tay
, bỏ túi được), rồi chia nhau thành đoàn
đi khắp các tỉnh , vênh váo ra lệnh cho người lớn, dạy bảo hạng người bằng tuổi
cha ông chúng.
Tháng 9 năm 1966,
phong trào trở nên hung dữ hơn. Vệ Binh Đỏ tin vào khẩu hiệu của Mao “ Nổi loạn
là Đúng ” xông vào nhà, thấy sách là
đốt, phá hủy áo quần kiểu Tây Phương, đồ
cỗ, tranh cỗ. Chúng đập phá chùa, đền thờ, dinh thự, tượng… khắp Trung Quốc,
chẳng hạn những tượng Phật tráng lệ
ở các hang động gần Lạc Dương. Mọi
liên lạc với giáo dục Tây phương, doanh
nhân Tây phương, giáo sĩ Tây phương, thảy là quá đầy đủ để gây ra nghi ngờ.
Hàng ngàn học giả và chuyên gia bị đánh
đập đến chết. Một số nhà văn bị nhục phải tự tử như Lảo Xá , hoặc phải trốn ra
nước ngoài. Hàng ngàn người khác bị tù tội nhiều năm, bị giam hảm. Đa số phải tự
phê như Quách Mạt Nhược, năm đó đã 70 tuổi. Quách là viện trưởng viện Khoa
học nổi tiếng khắp thế giới, còn bị vệ
binh đỏ cho là ngôn ngoại của “ quân chủ bại”
là “tên văn sĩ phản động con đẻ của
gia đình phong kiến”. Đinh Linh , Mao Thuẩn - Maozun ( bộ trưởng
văn hóa ) đâu được tha. Chu Dương -Zhou
Yang từ trước vẫn là
phát ngôn viên của Đảng về văn hóa, cũng bị kết tội là mê say văn nghệ tư sản thế kỷ thứ 19, là phản cách mạng, đề cao
Krutchev, là “cáo già , chó sói rắn độc”( K.S. Carol , La Chine de Mao , nhà xuất bản Laffont - 1966 ). Một nhà báo Tây
phương ví Mao với Tần Thủy Hoàng. Mao
đáp : “Tần Thủy Hoàng chỉ giết có 460 kẻ sĩ .Còn tôi , tôi đã giết 46 000 trí thức, tôi hơn Thủy Hoàng cả trăm
lần chớ !”
Những Trường Cán
bộ mồng 7 tháng 5, thật sự là những trại lao động khổ sai, bắt buộc hàng triệu
dân Trung Quốc phải làm công việc đồng
áng nặng nề, ăn uống kham khổ thiếu thốn, luôn luôn phải học công trình của
Mao, luôn luôn phải tự xét hay thú tội. Ở thành phố Thiên Tân, hơn 40 000 học
sinh và trên 10 000 sinh viên đại học phải về nông thôn. Nhưng tỉnh Giang
Tây mới đáng làm kiểu mẩu: trên 720 000
người ( 130 000 cán bộ, giáo viên, y sĩ
về nông thôn ), chia ra làm 12 000
đội sản xuất như nông dân. Các nhân viên hành chánh giảm xuống chỉ còn
1/5, 4/5 về nông thôn. Thật là một phong
trào di cư vĩ đại. Chỉ khổ các công xã nhân dân phải nuôi họ, kiếm chỗ ở, việc
làm cho họ.
Càng ngày, Vệ Binh Đỏ càng phân chia ra
làm nhiều bè phái tư tưởng, xé tan những
áp phích của nhau; mỗi bè phái tự cho mình
mới thật đúng tư tưởng Mao. Thái độ cực đoan này được xem
là những thất vọng chán nãn và
cảm giác nổi bất lực của họ, xây đắp sau nhiều năm bị kiềm chế, cản ngăn không
được tiếp xúc với phái tinh đối ngược, bó buộc nuôi dưỡng một nền giáo dục gồm học
tuyên truyền và cỗ võ sự cần thiết hy sinh cho cách mạng.
Ngày 22 tháng 9
năm 1966, 17 thành viên của Ủy Ban Cách Mạng Văn hóa Trung Ương được thiết lập;
thư ký của Mao là Trần Bá Đạt- Chen Boda làm chủ tịch và Giang Thanh- Jiang Qing, vợ Mao thứ
tư làm nữ phó chủ tịch. Ủy ban này cọng
thêm quân đội nhân dân dưới quyền Lâm
Bưu và Hội đồng Quốc Gia - State Council
dưới quyền Chu Ân Lai, trở thành
chức quyền kiểm soát, dưới sự hướng dẫn của Mao. Lúc này phong trào đã lan rộng từ sinh viên đến công nhân. Công
nhân trẻ tuổi khởi sự thành lập những nhóm Cách Mạng Văn Hóa, đặc biệt ở Thượng
Hải. Nơi đây vào tháng 2 năm 1967, một liên
minh cấp tiến(? ) công nhân đã thành lập “ Công xã Thượng Hải - Shang-hai
Commune” và bó buộc lảnh đạo Đảng
phải từ chức. Hổn độn tăng thêm khắp nước. Các nhà lảnh đạo chánh trị và trí thức bị đẩy
vào những “phiên họp đấu tranh - struggle sessions” , bắt đi diễn hành khắp
phố xá, đội mũ giấy và bị tra tấn trên sân khấu, giữa la ó buộc tội của dân gian, quần chúng .
Sau hơn một năm
Cách Mạng Văn hóa, Trung Quốc vẫn còn ở tình trạng nhiễu loạn. Tháng 9 năm 1967, có báo cáo là các bè phái đang
xung đột nhau ở nhiều tỉnh, đặc biệt
ở Quảng Đông, Qúy Châu - Guizhou, Triết Giang - Zhejiang , Vân Nam - Yunnan , Giang Tô -
Jiangsu, Hồ Nam - Hunan, Hà Nam - Henan và Sơn Đông-
Shandong . Liên lạc ngoại giao Trung
Quốc đau khổ vì Vệ Binh Đỏ tấn công các tòa đại sứ. Khi các nhà ngoại giao Nga
bị quấy rối và bị trói tay ở Bắc Kinh, Nga đáp lại bằng dàn trải nhiều sư đoàn quân đội dọc theo biên giới hai nước. Khi các
bè phái tư tưởng phân lìa, Mao hối tiếc
tin tưởng của ông trước đây vào sinh viên; ông đòi hỏi sinh viên phải kỷ luật hơn. Mao được quân đội
giúp đở, nhờ đa số quân nhân do ông và nhóm cấp tiến của ông kiểm soát.
Mùa hè năm 1968, PLA cương quyết
tái lập trật tự, khi bạo lực cháy bừng một lần nữa. Chu Ân Lai cố tranh
đấu đề xướng thành lập những Ủy ban Cách Mạng ba nhập thành một , trong đó đại
diện PLA , cán bộ “ Cách mạng” đảng ,
và đại diện khối quần chúng “ cách mạng”, hoạt động chung sức quản
trị các đơn vị chánh phủ và cơ chế khắp Trung Quốc. Xuyên qua các Ủy ban
này, một cơ cấu mới dần dần trổi dậy, duy trì những giá trị
Mao. Đại Hội Đảng thứ 9, hoản lại đã
lâu, khai mạc tháng 9 năm 1969, tái xác định tư tưởng Mao làm
chánh sách hướng dẫn, buộc tội
Lưu Thiếu Kỳ đã “vào con đường tư bản”
và xác định Lâm Bưu kế vị Mao. Một thúc
đẩy chánh phủ chỉ huy được tung ra để mở
cửa lại mọi trường học và dập tắt bè phái. Tuy nhiên các viện đại
học chỉ mở cửa lại được vào tháng 9 năm
1970, sau 4 năm, khiến cho nhiều thanh
niên không có đại học. Một chiến dịch đưa
các “ thanh niên có giáo dục” ra khỏi thành thị, giúp chấm dứt hoạt động
bạo lực của chúng. Đến cuối năm 1972, khoảng 7 triệu người được đưa về nông thôn để “ cải tạo ” , nhiều người phải sống nhiều năm với nông dân.
Tháng 10 năm 1968, trong một
buổi họp của Ủy ban Trung ương đảng, Mao
làm chủ tịch, toàn thể đồng lòng đuổi
vĩnh viễn tên “ phản động” Lưu Thiếu Kỳ
ra khỏi đảng, tước hết các chức vụ
của Lưu ở trong và ở ngoài đảng, bỏ tù Lưu và sau đó Lưu chết thê thảm trong ngục năm 1969, vì bị hành
hạ tàn nhẫn, không được săn sóc gì cả, vợ con cũng không hay gì cả. Sau khi
chết, năm 1980, Đảng phục hồi lại danh
dự cho Lưu. Qua đầu năm sau, tới phiên Đặng
Tiểu Bình- Deng Xiaoping, tổng thư ký đảng, vì Đặng Tiểu Bình thời trước có
đề nghị hợp với đường lối của Lenine ,
khuyên phải học bọn tư bản và trí thức, ít nhất là trong buổi đầu.
Đặng Tiểu Bình |
Năm 1962,
Đặng chỉ trích Mao là đã làm “ dân chúng thiếu ăn, thiếu mặc;Trung Quốc
quá tự tin, lừa gạt nhân dân; một số đông nông dân đòi chia đất lại cho
nông dân, không tin chánh sách kinh tế tập thể; cá thể hay tập thể điều đó
không quan trọng, quan trọng là tăng sự sản xuất thực phẩm, mèo trắng hay mèo
đen mèo nào bắt chuột là mèo ấy tốt ;
đa số
các nhà tư bản Trung Quốc đều tay
trắng làm nên nhờ nghị lực và tài năng của họ; lại Thượng Hải mà xem họ tổ chức xí nghiệp trung bình và nhỏ của họ ra sao …”. .
Đặng bị trục
xuất khỏi Đảng, sở dĩ không bị hại như Lưu vì Đặng không có ý tranh quyền với
Mao và có Chu Ân Lai che chở phần nào. Chu Đức - ZhuDe, người chống lại Tưởng Giới Thạch khi Tưởng thanh trừng đảng
Cọng Sản, hùng cứ một phương miền Giang
Tây - Quảng Đông , nghiên cứu chiến thuật Nga để áp dụng vào hoàn cảnh Trung
Quốc, thành một trong những lý thuyết
gia giỏi nhất về du kích chiến hiện đại, năm 1931 được đảng bầu lên tổng tư
lệnh Hồng Quân và giữ hoài chức đó, cũng bị tấn công, đuổi ra khỏi Đảng. Ở Hội
nghị thứ 9 của CCP tháng tư năm 1969,
2/3 trong số 90 ủy viên bị mất chức, và Ủy ban nới rộng thành 170 ủy
viên thường xuyên và 100 ủy viên dự bị
thay thế, một nữa là các chỉ huy quân đội.
Lâm Bưu |
Ngườì thủ lợi nhất ở Đại hội Đảng
thứ 9 là Lâm Bưu. Lâm sinh năm 1907 ở Hồ Bắc. Ở trường Hoàng Phố - Whampoa
Military Academy ra, Lâm dự cuộc
khởi nghĩa Nam Xương - Nan chang, 1935 theo cuộc Trường Hành, có công
đầu trong cuộc nội chiến từ đầu tới cuối
, từ Mãn Châu tới Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam ( 1946- 1949 ), có tham vọng, tư
cách kém cõi ( Lâm nịnh Mao mà không
biết ngượng ). Như đã kể trên, năm 1959, Lâm thay Bành Đức Hoài làm bộ
trưởng quốc phòng , do Mao vận động
cho. Ông nhồi lại quân đội ý thức hệ - “triết lý” Bước nhảy vọt , Công xã Nhân dân, nhồi vào óc
họ là hồng quan trọng hơn chuyên, tinh thần Cách mạng thắng được võ khí và kỷ
thuật chiến tranh du kích thắng được những
đạo quân tân thức nhất của Tây Phương (
Mao- Lâm chắc quên chiến tranh Triều Tiên các năm 1950- 1953). Bổng nhiên năm
1971, Lâm mất tích. Theo số báo Nhân dân- Hà Nội tháng 7 năm 1973, thì Lâm bị
Mao thủ tiêu bằng hỏa tiễn trong khi ngồi xe hơi trở về dinh, sau bửa tiệc Mao đải trong Cấm
Thành - Bắc Kinh. Chu Ân lai có nhúng tay
trong vụ này. Các sách Trung Quốc lại
cho rằng Lâm làm phản, mưu đảo chánh Mao. Cuộc tạo phản bất thành, vợ chồng con
cái và tay chân Lâm trốn thoát bằng phi
cơ, đến Mông Cổ ngày 13 tháng 9 năm1971,
thì máy bay rơi, cả đoàn tùy tùng và vợ
chồng Lâm đều tan xác. Những khảo cứu mới
cho biết là Lâm và các tướng lảnh Tàu bên trong Ủy ban quân đội không
bao giờ có ý định thách thức Mao cả thảy, không dự tính làm đảo chánh . Sự thật
là Mao quyết định bỏ Lâm Bưu ( Tonny
Saich, Governance and Politics of China,
New York ,
2001 ). Mao đã bắt đầu thay thế những người ủng hộ Lâm trong quân đội, trước khi âm mưu
được xem là của Lâm đưa ra ánh
sáng, hầu giảm bớt nhiệm vụ của quân đội ở
hệ thống chánh trị. Đảng giấu biến âm mưu hơn một năm trời, rồi từ 1973
đến 1976, đảng mở một chiến dịch cương
quyết chống “Lâm Bưu và Khổng Tử -
Confucius” nhấn mạnh đến sự phản trắc
của Lâm. Theo một bài đăng ỏ báo đảng là Đại Công Báo - Da Gong bao, Khổng
Tử bị chỉ trích là vì Khổng chỉ “ giả bộ - pretended” trung thành với vua để bảo vệ đạo đức, nhưng thật tế Khổng ủng hộ
giới thượng lưu bóc lột. Bài báo khẳng định là Lâm
cũng làm như vậy, giả bộ ủng hộ chủ tịch Mao với những triết lý trích
dẫn trong Sách Đỏ Nhỏ, trong khi thật sự
hoạt động cho cứu cánh tham vọng của Lâm,
chống lại Mao và cách mạng.
Nguyên nhân nào tạo ra Cách
Mạng Văn hóa thật khó mà giải thích. Trong ngắn hạn, rỏ ràng là Mao muốn loại
Lưu Thiếu Kỳ, trước đó cũng đã được chỉ định kế vị Mao. Lưu bị chỉ trích là quá
thực tiễn, quá ôn hòa và đã lừa bịp dân gian Tàu bằng cách chọn con đường tư
bản. Trong thâm ý muốn lay chuyễn giới thư lại, Mao cũng đã đập tan Trung Ương Đảng
và hành chánh quốc gia và đã để cho PLA và
các lực lượng cấp tiến khác điền vào chỗ trống. Cuối cùng, tuồng như Mao muốn
xem điều này như thể là cơ hội cuối
cùng để cho cách mạng tiếp tục sinh sống,
cảm hứng thế hệ trẻ hơn với nhiệt thành,
cuồng tín cách mạng. Trên tầm dài hạn, xói mòn sâu đậm của cấu trúc xã hội Trung
Quốc, nữa thế kỷ trước, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Mao tấn công dữ
dội chế độ gia đình và đeo đuổi những mục tiêu tư tưởng - triết lý của ông .
Các chánh
sách kinh tế
Chánh trị triệt để ( cấp
tiến ? ) của Cách mạng Văn hóa cũng song song một
kinh tế cấp tiến - triệt để, ảnh hưởng sâu đậm đến tổ chức công nghệ
Trung Quốc. Lo sợ áp lực Nga ở các biên giới miền Bắc và “ xâm lược Hoa Kỳ
“ ở Việt Nam, Mao thúc đẩy mạnh dời đại trà phát triễn công nghệ - quân sự vào nội địa
Trung Quốc. Xe lữa, hầm mỏ, đập thủy điện, nhà máy thép, xưởng ổ bi - ball
bearing, xây cất sâu trong núi hay ở vùng sa mạc cho an toàn, khỏi bị ngoại quốc xâm chiếm. Như một
thành phần của chiến lược này, mọi người phải liên can đến xây cất những hầm
trong núi, đường phố ngầm và hầm tránh bom.
Ước lượng Trung Quốc đã xài 140 tỉ đồng yuan ( viên, nhân dân tệ? ) cho
những chương trình này, một đổi hướng to lớn đầu tư tư bản ra khỏi các vùng bờ
biển. Tuy nhiên các xây cất mới vô hiệu,
xài phí đến nổi cuối cùng phải bải bỏ.
Ngoài việc di dời công nghệ Trung Quốc, ban xử lý cũng được phân tán, giao
lại tự trị cho chức quyền địa phương, hầu thiết lập các tiểu công nghệ nông thôn. Chương
trình này cũng quá hấp tấp, vô hiệu và quản lý kém cõi. Thế nhưng đầu tư lớn lao vào chúng, đã góp
phần tăng trưởng công nghệ đáng ngạc nhiên, ước lượng tăng 13.5 % mỗi năm, từ 1969 đến 1976, trong khi hiệu
năng nông thôn và mức sống dân gian Tàu
lại ngưng trệ đi. Đến năm 1976, các nhà lảnh đạo Trung Quốc không còn kiểm soát nền kinh tế nữa, trong
lúc một nhóm xử lý- quản trị ưu tú mới
địa phương của Đảng đã có ảnh hưởng quá mức.
Liên hiệp
Quốc và Thế Giới Rộng lớn hơn
Liên hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc - PRC
và Hoa kỳ kể như chấm dứt vào lúc Chiến tranh Triều
Tiên. Sau đó, Hoa Kỳ đeo đuổi một “ chiến
tranh lạnh” chống cọng, chống Trung
Quốc. Bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ John Foster Dulles, quá thù địch đến nổi
không chịu bắt tay Chu Ân Lai tại hội nghị Giơ Neo - Geneva về Việt Nam ,
năm 1954. Hoa Kỳ kiên định chống đối “Trung Quốc Lục địa - Mainland China ” gia nhập Liên Hiệp Quốc và ủng hộ Chánh phủ Quốc Dân ( Quốc gia - Nationalist )
ở Đài Loan, đã đại diện cho Trung Quốc kể thừ khi Trung Quốc mới thành lập.
Tổng thống Hoa Kỳ Nixon và chủ tịch Mao Trạch Đông |
Xoay đầu hoàn toàn xảy ra
năm 1971 khi tổng thống Richard M.Nixon công khai
thay đổi chánh sách Hoa Kỳ và sửa soạn sang thăm chính thức Bắc Kinh.
Chúng ta giải thích sao đây sự đổi thay lạ thưòng ở cả hai nước ? Phía Hoa Kỳ, động lực hòa giải nổi dậy từ
quan niệm của Nixon và của bộ trưởng ngoại giao Henry Kissinger là ảnh hưởng
đang tăng của Trung Quốc, song song với
sự trổi dậy của Nhật bổn và Tây Âu- Western Europe, đã tạo ra một cơ cấu
quyền uy toàn cầu mới ,trong đó cần Trung Quốc hội nhập. Hơn nữa căng thẳng mới
giữa Nga- Tàu( Trung Quốc và Liên Xô) có vẽ
cống hiến cho Hoa Kỳ một cơ hội
sử dụng Trung Quốc làm đòn bẩy
ngoại giao chống lại Nga. Về phía Trung
Quốc, thì hy vọng sự ủng hộ Mỹ có thể ngăn
cản Nga tấn công Tàu. Tàu cũng tuồng như
nghĩ rằng Nixon có thể giúp Bắc Kinh chiếm ghế
hiện do Đài Loan giữ ở Liên Hiệp Quốc - United Nations và
Nixon sẽ ủng hộ nhập Đài Loan vào lục địa.
Ngày 2 tháng 8 năm 1971, đàm phán
để Nixon thăm viếng Tàu tiến triễn, Hoa Kỳ tuyên bố là sẽ ủng hộ hành động ở
phiên họp mùa thu Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc - UN General Assembly để PRC chiếm ghế, nhưng lại sẽ chống đối đuổi Cộng Hòa Dân Quốc Tàu. Ngày 25 tháng 10 năm 1971, một nghị quyết đuổi Cộng Hòa Dân Quốc Tàu và trao ghế cho PRC, do Albany và 20
nước nhỏ khác đưa ra, được chấp thuận lịch sử, 76 phiếu thuận, 35 phiếu chống và 17 không bỏ phiếu - abstention. Chính con số 76 cho PRC cũng làm Hoa Kỳ ngạc
nhiên không ít .
Nixon viếng Tàu tháng 2 năm 1972, giữa quảng cáo rầm rộ và
trên ti vi chưa từng thấy. Thật sự, họp đỉnh ngoại giao cá nhân này đã phụng sự một mục đích
ích lợi , tạo ra một không khí mới về dư luận khắp thế giới ( nhưng tai hại cho Cộng Hòa Việt Nam ? ),
ảnh hưởng thuận tiện trên thái độ của dân gian Trung Quốc và Hoa Kỳ làm họ xích
lại gần nhau,sau bao năm cách ly nhau. Một thông cáo chung từ Thượng Hải khi
thăm viếng chấm dứt, cam kết hai nước
tái lập quan hệ ngoại giao bình
thường càng sớm càng tốt. Chức quyền Hoa
Kỳ như vậy thấy rỏ ràng là phải thay đổi
đáng kể liên hệ với Đài Loan, tuy rằng
lúc đỏ không nói là sẽ như thế nào
cả. Năm 1973, Trung Quốc và Hoa Kỳ thiết lập
sở liên lạc tại thủ đô mỗi nước,
một bước tiến khác về bang giao hoàn
toàn, tuy rằng mãi 6 năm sau mới thực hiện. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác
đã công nhận PRC. Tháng 3 năm 1973, Anh Quốc, trước đó đã công nhận PRC, thiết
lập liên hệ ngoại giao hoàn toàn với Trung
Quốc, nhìn nhận Đài Loan là một “tỉnh Trung Quốc”. Tháng 9 năm 1973, thủ tướng Nhật Tanaka viếng
thăm Trung Quốc và thiết lập liên hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo .
Tổng cọng trong hai năm 1971 - 72, đã có 30 quốc gia công nhận PRC. Tuy nhiên, thái độ thù địch của Trung Quốc đối với Liên
Xô vẫn tiếp tục; quân đội đôi bên vẫn
được gửi nhiều đến biên giới Nga - Tàu .
Chu Ân Lai và TT Nixon |
Mao chết và thanh trừng bốn tay băng đảng bất lương
Chu Ân Lai chết đầu năm 1976,
báo trước một năm số phận tiền định. Chu Đức ,
vị tướng lỗi lạc của PRC chết ngày 6 tháng 7 năm 1976. Ngày 23 tháng 7, lúc Mao đang dẫy chết, một trận động đất lớn,
8.2 thang Richter tàn phá vùng Đường Sơn- Tangshan gần Bắc Kinh, giết
hại trên 655 000 người, tạo ra tin đồn
là Mệnh Trời- Mandate of Heaven đã hết.
Mao chết vì Parkinson và đứt mạch máu nảo ngày 9 tháng chín năm 1976, tuổi thọ 82.
Đầu tháng 10 năm 1976, sau khi Mao chết chưa đầy một tháng, hơn 30 lảnh tụ quá khích ( cấp tiển ) bị thanh trừng
, theo nghĩa Tàu , không phải theo nghĩa Nga Xít ta Lin, bị bắt giữ, truất phế, nhưng không bị giết. Đáng kể nhất
là Giang Thanh , người khởi xướng Cách Mạng Văn Hóa và “bốn tay băng Đảng”, bị
buộc tội là đã gây ra những tai họa của
Cách Mạng Văn Hóa.Tính chất rạn nứt trong
Đảng có thể suy đoán từ sự kiện là đã xảy ra xung đột khi loại “bốn tay băng
đảng”, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung
Trung Quốc, nơi tập trung nông nghiệp
trù phú. Báo cáo rối loạn còn tiếp diễn từ tháng 12 năm 1976 đến tháng 6 năm
1977. Quân đội được gửi tới tháng giêng 1977 và những người gọi là kẻ thù của chánh phủ bị xử tử.
Đặng Tiểu Bình thất sủng lần thứ
hai đầu năm 1976, nhưng kỳ này đày ải ông không kéo dài 5 năm như kỳ trước.
Tháng giêng 1977, nhiều áp phích xuất hiện yêu cầu phục hồi ông và đến tháng 7 thì ông phục chức. Qua đầu năm sau,
những người ủng hộ ông chiếm nhưng địa vị thật quan trọng. Tháng 2 năm 1978, ông
được làm sạch mọi trách nhiệm trong vụ bạo động, rối loạn xảy ra sau khi Chu Ân Lai chết .
Nhưng trước khi đạt đỉnh quyền uy, Đặng phải tranh quyền với Hoa Quốc
Phong. Năm 1978, Hoa cố khẳng định uy quyền, trộn lẫn nhưng kêu gọi mơ hồ tiếp tục những
chánh sách cấp tiến của Mao, cùng một kế họach thập niên tham vọng theo đường hướng Chu Ân Lai đề nghị trước
kia, để biến Trung Quốc thành một quốc
gia hoàn toàn cận đại vào năm 2000 . Kế
hoạch thập niên trù liệu tăng trưởng
nông nghiệp 4-5 % một năm và tăng trưởng công nghệ 10% một năm.
Đặng cũng phát triễn một kế họach đem đầu tư và kỷ thuật ngoại quốc vào nước nhà và gửi
sinh viên đi học, huấn luyện ở
ngoài nước. Suốt năm 1978, kế hoạch của
Đặng mỗi ngày càng được thêm ủng hộ. Ở
những phiên họp Đảng tháng 12, Đặng và các bô lảo Đảng hất Hoa ra ngoài, chánh
thức nắm quyền.
Kỳ V. Đặng Tiểu Bình và thời Cải
Cách 1978- 1992 ( sẽ tiếp theo )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét