Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Trung Quốc - Đặng Tiểu Bình


             Phần V.     
Đặng Tiểu Bình và thời Cải Cách  1978- 1992  
    (tiếp theo lọat bài Trung Quốc)


          Đặng Tiểu Bình đứng lên nắm chánh quyền năm 1978 , đặt những điều kiện  cho một thời kỳ mới cải cách  qui hoạch trong khuôn khổ  trật tự chánh trị Cọng Sản.  Bắt đầu từ phiên họp Toàn thể Thứ 3 của Ủy ban Trung Ương Đảng Thứ 11 tháng chạp năm 1978, công nhận chánh thức Đặng Tiểu Bình lảnh đạo. Chương trình Cải cách của Đặng , phóng ra dưới ngọn cờ  “ Bốn Hiện Đại hóa- Four Modernizations”  và “Xã hội Chủ Nghĩa với đặc điểm Tàu”, cố gắng  mở rộng cửa Trung Quốc đón  nền kinh tế toàn cầu mới mẽ, nhưng vẫn duy trì Quốc gia - Đảng ( Party- state ) hiện  hửu.  Bốn hiện đại hóa là : hiện đại hóa nông nghiệp; công nghiệp ; quốc phòng và văn hóa ( khoa học -kỷ thuật ). Không có gì mới. Vọng lại bóng ma khẩu hiệu  “Nhóm Tự Cường-Self Strengtheners”  thế kỷ thứ 19, muốn nhận kỷ thuật và phương pháp  Tây Phương, mà vẫn duy trì  quốc gia đế chế, cùng giá trị xã hội Khổng Tử. Ở  ca “Nhóm Tự Cường”, thế tiến thooái lưỡng nan giải quyết, khi  triều đình Thanh bị lật nhào và giá trị của nó bị đào thải. Về ca cải cách của Đặng, chế độ Đảng - Quốc gia tuồng như chưa bị nguy cơ ngay, nhưng làn sóng lớn tư tưởng Tây phương và thay đổi cơ chế,  ném Trung Quốc vào các thập niên 1980 và 1990, nêu lên những câu hỏi về Đảng kiểm soát, và bó buộc Đảng phải chấp nhận những ý kiến, phương pháp mới, hầu giữ vững tính chất hợp pháp của mình.

                            Chánh trị đầu thập niên 1980 

                   Bốn Tên Băng Đảng bị thanh trừng năm 1976  sau khi Mao chết, nhưng mãi đến tháng 11 năm 1980 mới chánh thức đem ra xử.  Họ và đồng đảng bị kết tội làm phản, âm mưu lật đổ chánh phủ, hành hạ các lảnh đạo Đảng và Quốc gia, đàn áp quần chúng, hành hạ đến chết  34 380 người trong thời Cách mạng Văn hóa ( trong số này 16 322 người ở Nội Mông ), âm mưu ám sát Mao Trạch Đông và  xúi dục  nổi loạn võ trang ở Thượng Hải.  Gần cuối phiên xử, Giang Thanh  hét lên giữa tòa ”  Thà tôi bị chặt đầu  còn danh dự hơn là tôi chịu lép các kẻ buộc tội . Tôi thách các anh xử tử tôi  trước 1 triệu dân chúng ở  Quảng trường Thiên An Môn.” Khi  Giang Thanh và Trương Xuân Kiều bị tuyên án xử tử, bà la to: “ tôi sẳn sàng chết”  và bị đưa ra khỏi tòa.
Tổng Thống Nixon và Giang Thanh 
                 Giang Thanh  sinh ra nghèo nàn ở tỉnh Sơn Đông, trở thành một nữ tài tử  ở Thượng Hải, dưới tên là  Lan Bình- Lan Ping, và năm 1937 tới Diên An để trình diễn ở sân khấu cách mạng. Nơi đây bà gặp Mao và trở thành bà vợ thứ ba ( ? )  của Mao, khi Mao  45 tuổi và bà 24 tuổi.  Hôn nhân này bị các nhà lảnh đạo  Đảng chống đối, nhưng cuối cùng được chấp nhận, với điều kiện là bà không dự phần chánh trị, một điều kiện bà giữ nguyên cho đến khi Cách Mạng Văn Hóa khởi sự. Bản án xử tử Giang đặt thành vấn đề cho các chức quyền, vì bà  từ chối nhận tội, nhấn mạnh là  mọi điều bà làm ở Cuộc Cách Mạng Văn Hóa là theo Mao yêu cầu. Chức quyền  lưu ý là Giang không tỏ chút nào hối tiếc, nhưng không muốn biến Giang thành một tử đạo. Tháng giêng năm 1983, giảm tội Giang và Trương, từ xử tử xuống chung thân. Chuyện kể đáng ngạc nhiên  này chấm dứt ngày 14 tháng 5 năm 1991, khi Giang Thanh tự tử, thắt cổ mình trong khám, vào tuổi  77. Kiệt xuất và ảnh hưởng nhân cách mạnh mẽ của bà khiến chánh phủ  giữ kín vụ bà tự tử đến sau ngày 4 tháng sáu 1991 mới loan tin .   
                   Trong lúc đó, hồi đoạn Bốn Tên Băng Đảng nêu lên những câu hỏi về vai trò lịch sử  của chính Mao Trạch Đông.  Dấu hiệu thay đổi tư tưởng đầu tiên xảy ra ngày 22 tháng chạp năm 1980, khi Nhật báo Nhân Dân - People’s Daily đăng trang nhất một bài  nói rằng Mao Trạch Đông đã lầm lỗi những năm cuối cùng, đặc biệt khi khởi xướng và lảnh đạo  Cách Mạng Văn Hóa, những lỗi lầm đã đem đến bất hạnh  cho Đảng và cho dân gian. Định giá vai trò lịch sử của Mao  là một vấn đề tế nhị cho Đảng. Nhiều cấp lảnh đạo nguyên là  cọng sự viên của Mao, và chính họ cũng là nạn nhân chánh sách Mao vào thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Tuy nhiên, nếu họ chỉ đơn giản buộc tội Chủ tịch sau khi chết, họ bị hiểm nguy mở toang cánh cửa khép uy quyền của Đảng theo  một phương cách  có thể hiểm  nguy đến họ nắm quyền. Một quyết định ủy ban Trung Ương chấp nhận  tháng 6 năm 1981 chánh thức đổ lỗi Mao về những sai lầm của Cách Mạng Văn Hóa, “đã đem tai họa đến cho Đảng, cho quốc gia và cho  toàn thể dân gian.”. Nhưng theo Hồ Diệu Bang - Hu Yaobang , nay đã thay Hoa Quốc Phong làm chủ tịch Ủy Ban Trung Ương, tuyên bố tháng 7, Mao phạm đa số sai lầm vào những năm cuối cùng. “ Thật rỏ ràng là  trong viễn cảnh  toàn thể cuộc đời ông, phần ông đóng góp cho nền Cách mạng Trung Quốc, trội hẳn sai lầm”. Kết luận cuối cùng của Đảng là Mao đúng 70%  trường hợp và sai quấy chỉ 30% , và xảy ra  phần lớn gần cuối đời ông.               
               Sự kiện Mao là một nhà lảnh đạo  lớn lao của thế kỷ thứ 20 , không thể ai chối cải được. Ông là người trên hết  mọi người khác nhận diện tầm quan trọng và tiềm năng nông dân Tàu, một hình dung xa xưa và  không đổi, và dù có chủ nghĩa Mác xít - Lê Ninh  về  thợ thuyền công nhân, đã nhấn mạnh là nông dân  sẽ giúp cho Cách mạng Tàu thành công. Ông đã lấy cảm hứng ở quá khứ Tàu. Ông rất thích đọc các truyện  Tàu truyền thống đặc biệt là  Thủy  Hử - Shui Hu Zhuan ( The Water Margin ), viết vào thế kỷ thứ 14, còn có tên  Bốn bể đều là Anh Em- Tứ hải giai Huynh đệ ( All Men Are Brothers), nguyên cảo của Thi Nại Am- ShiNaian, tuy do La Quán Trung- Luo Guan Zhong xuất bản, như Tam Quốc Chí -San Guo Zhi vậy đó. Có lẽ hơn mọi chánh khách khác thời ông, Mao nhìn vào tương lai và muốn làm ra một con người mới theo hình ảnh ông nghĩ ra. Thảm kịch  là ông bị tù hảm  ngay trong lý tưởng  đã đưa ông lên nắm quyền và cuối cùng  đem đến tàn phá kinh khủng đất nước Tàu . 

             Cuối năm 1981, Đặng đã tập trung trong tay kiểm soát ba cột trụ quyền hành ở Trung Quốc là quân đội , chánh phủ và Đảng CCP.  Nhớ lại quyền hành xử độc đoán của Mao vào thời Cách Mạng Văn Hóa, Đặng không giữ những chức vụ cao nhất. Thay vào đó, ông hoạt động qua những người ông che chở: Triệu Tử Dương ( ? )- Zhao Ziyang  , giữ chức vị thủ tướng tháng 9 năm 1980,  Hồ Diệu Bang - Hu Yaobang  làm tổng thư ký Đảng  năm 1981.  Khi loại Hoa Quốc Phong tháng 6 năm 1981, Đặng  nắm quyền kiểm soát  Ủy Ban Trung Uơng Quân Đội.
            Nay  Đặng và đồng nghiệp đã có thể  thi hành  cải cách chánh trị, cốt ngăn cản  tái diễn hổn loạn   thời Cách Mạng Văn Hóa.  Bước đầu tiên  là ngăn ngừa   tập trung quyền hành vào tay một người  duy nhất. Các nhà lảnh đạo chánh phủ  nay chỉ đươc giữ chức  vụ có thời hạn thay vì suốt đời ,và thủ tướng không được giữ chức vụ quá hai kỳ hạn 5 năm một kỳ.  Tư cách đảng viên được duyệt xét hoàn toàn để loại những kẻ có ý kiến quá khích. Tất cả đảng viên đều được xem như  đã từ chức, các lảnh đao đảng ở nhà máy  hay cơ sở  quyết định chiếu theo căn bản tưởng cọng sản,  ai có thể tái gia nhập đảng, ai bị ra khỏi đảng. Cải huấn  xuyên qua học tập công trình của  Đặng và của Mác ( Mars) bị bắt buộc  và một gật đầu nhắm những kẻ theo đường lối cứng rắn dưới dạng một cảnh cáo chống “ô nhiễm tinh thần”  xuyên qua ảnh hưởng xói mòn Tàu khi tiếp xúc Tây phương. Không có con số nào đăng tải, nhưng theo ước lượng ngoại quốc cho biết t có từ 1 đến 3 triệu người mất thẻ đảng viên CCP.
              Chính Đặng cũng từ chức  phó thủ tướng năm 1980 vì tuổi già ( lúc đó ông 76 tuổi), song song với  hai phó thủ tướng khác là Lý Tiên Niệm - LiXiannianTrần Vân- -  Chen Yun ( ?) . Năm đó , cũng thu xếp để cho 5 phó chủ tịch Ủy Ban thường trực Đại - Quốc Hội Nhân dân - National People Congress  trung bình đà 84 tuổi  từ chức  để cho 5 người trung  bình tuổi 65  thay thế.  Chương trình tiến hành thêm vào năm 1985 khi 1000 chức quyền  được lựa chọn bổ nhiệm  vào các chức vị  bộ trưởng và tỉnh trưởng  và hàng ngàn  người khác  ở các phủ, huyện.  Tổng thư ký Hồ Diệu Bang cho biết là 70%  các chức quyền xuống đến thị xã sẽ bị thay thế  và đã có 900 000 đã từ chức.  Quân đội cũng không được khỏi duyệt xét. Năm 1984,  40 tướng chóp bu  trên 60 tuổi đã về hưu .
              Có nhiều lý do khác tuổi tác  ảnh hưởng xem xét cho nghỉ hưu. Trước hết là sự ủng hộ đường lối  cải cách của Đặng, cũng như mức học vấn.  Tháng 6 năm 1985, chánh phủ  huấn lệnh là  phải có đại học và tuổi  dưới 55 mới được tuyển vào các bộ : hàng không , hỏa xa ( xe lữa ), điện tử,  than đá, và các ủy ban  làm khảo cứu  cho quân sự.  Nhưng thay đổi không đụng chạm tới  8 vị gọi là bô lảo ( trưởng lảo ), một nhóm gồm 7 đàn ông và một đàn bà  quan trọng cho quyết định  chánh sách. Ngoài Đặng ra, phải kể đến  là  Diên Hương Doanh -Ye Jianying, Trần Vân, Lý Tiên Niệm , những lảnh đạo đảng uy vũ. Đàn bà là Đặng Doanh Chiêu, góa phụ của Chu Ân Lai. Uy quyền của nhóm này đã chứng tỏ  trong khủng hoảng  sinh viên  biểu tình năm 1989.

                       Thay đổi kinh tế, xã hội

                   Chu Ân Lai đã đề nghị từ lâu  là Trung Quốc phải nhắm  trở thành một quốc gia cận đại vào năm 2000. Nhưng mệnh lệnh Đảng cải thiện đời sống toàn thể dân gian đã  bị những điều kiện hổn loạn Cách Mạng Văn Hóa làm yếu kém hẳn đi.  Ngay cả trước khi Mao chết,  Quốc hội Nhân dân năm 1975 đã tuyên bố  là nông dân  có thể canh tác  miếng đất tư hửu nhỏ, và  làm các “sản xuất bên cạnh- sideline productions”  tỉ như nuôi heo, nuôi tằm  và thợ thuyền công nhân có  thể sản xuất cho mình, miễn là  không thuê mướn người khác.  Những thay đổi này gieo giống cho  những cải cách  kinh tế sau đó  của Đặng tiểu Bình , một người được Chu Ân Lai che chở.
                       Phiên họp Toàn thể thứ 3 - Third Plenum tháng chạp năm 1978 ,  xác định  cần thiết  cận đại hóa kinh tế  cho mọi công trình của Đảng CCP,  hạ thấp bớt lý tưởng và đấu tranh giai cấp.  Lúc Mao chết,  Trung Quốc tổ chức theo căn bản công xã ( có từ thời Bước Nhảy Vọt ), thành  những đội - brigadestổ ( nhóm ) - teams sản xuất.  Công xã  dụng cụ chánh cho qui hoạch và phân phối trung ương, đã tỏ ra là  không hửu hiệu gì cả thảy.  Những chánh sách mới  kinh tế cố tâm  đề xướng  khích lệ thị trường  để vượt qua vô hiệu quả. Chiếu theo những thực hành đã khởi xướng ở Tứ Xuyên, khi Triệu Tử Dương  là thư ký tỉnh Đảng  sau 1975 , các gia đình nông dân thỏa thuận  bán một số lượng ngũ cốc  cho quốc gia , được phép bán ra thị trường phần còn lại  và làm các sản xuất bên cạnh. Hệ thống tên gọi là  trách nhiệm hộ - gia đình  đem tới thu hoạch  ngũ cốc dồi dào các năm  1982, 1983 và 1984, cũng như các loại cây khác như bông vải.  Thị trường tư nhân mau lẹ trổi đậy  và các thị trấn nông thôn  trở thành những trung tâm buôn bán, trao đổi sầm uất. Một khi hệ thống sản xuất theo hộ gia đình trở nên căn bản sản xuất thay cho các đội các nhóm  hệ thống tập thể  dần dần bị bải bỏ.  Năm 1982,  hiến pháp mới quốc gia  làm sống lại cơ cấu  thị trấn - township cũ và giảm bớt kích thước  cai trị hành chánh:  96 000  chánh phủ ( quyền ) thị trấn  thay thế  55 000  công xã nhân dân. Tháng giêng năm 1983,  Nhật báo Nhân dân tuyên bố  là công xã nhân dân  theo nghĩa cũ không còn nữa.  Đây là một bước quay đầu quan trọng cho  sự phồn thịnh của Trung Quốc ngày nay .
             Khi nông thôn giàu có thêm lên, ( ít nhất là ở vài vùng ) một công nghệ  hàng hóa  tiêu thụ bừng dậy.  Hệ thống trách nhiệm hộ - gia đình  mở rộng ra,  gồm luôn cả  các xí nghiệp nhỏ ở thị trấn và làng xã.  Nới rộng cải cách nông thôn giúp cho hàng triệu nông dân  dần dần trở thành  doanh nhân nhỏ để làm dịch vụ và công nghệ nhẹ. Trước tiên theo thể thức gia đình và kích thước nhỏ,  dần dần lớn thêm  và tiên tiến kỷ thuật hơn. Khi áp lực thị trường tăng, họ đủ khả năng hơn để có ưu điểm cạnh tranh mới vì họ  không bắt buộc phải trả  tổng chi phí - overhead  tỉ như  nhà cửa,  săn sóc y tế ,  hưu trí , giáo dục , mà các  quốc doanh  phải trả.  Càng ngày các nhà lảnh  đạo Đảng ở địa phương càng đồng minh cùng  các xí nghiệp  trị trấn và làng xã này   giúp thiết lập  các  tập hợp  và dùng các tập hợp  làm giàu cho mình .  Những  xí nghiệp tập hợp hay tập thể  không quốc doanh  hay tư nhân  sau đó biến thành một lảnh vực năng động  nhất của nền kinh tế nông thôn Trung Quốc , tăng trưởng theo sác xuất 20- 30% một năm.  Đến năm 1987,  hơn phân nữa  kinh tế nông thôn Tàu là những hoạt động không phải là nông nghiệp.  Làng xã lúc này phồn thịnh hơn lúc nào hết , chưa bao giờ xảy ra trước đây.
            Trong lúc đó, ở thành thị , cải cách xúc tiến chậm rải hơn .   công nhân ở xí nghiệp quốc doanh   đã quen lề lối “ăn bát- chén cơm sắt - iron rice bowl”  của trợ cấp  thực phẩm và nhà cửa , có việc làm suốt đời,  có tiền hưu khi nghỉ hưu.  Các xí nghiệp thị thành   quá nhiều nhân viên ,  càng ngày càng thừa thải  một khi  thanh niên không còn  phải đừa về nông thôn  và nhiều người từ nông thôn trở lại thành thị. Chỉ đến các năm 1980-1981, chánh phủ mới nghĩ đến cải cách lảnh vực công nghệ. Năm 1981, chánh phủ   tuyên bố chấm dứt bảo đảm công ăn việc làm và năm 1982 chánh phủ  bắt đầu thử nghiệm  hệ thống  theo tài năng xứng đáng - employment merit system . Ở hế thống này ,  thoạt tiên thi hành ở Bắc Kinh, công nhân mới tuyễ!n đều đặt ở vị trí làm thử - on probation , rồi phải ký khế ước theo điều kiện người thuê.  Hế thống tuyển theo xứng đáng  mới  tuyên bố thẳng thừng là chấm dứt thể thức “ăn chén cơm sắt”. Chánh phủ cũng cho phép các  doing nhân xí nghiệp nhỏ  thiết lập doanh nghiệp tập hợp hay tư doanh,  tỉ như  các tiệm ăn và các xưởng sửa chửa.  Ai không được tuyễn vào các  xí nghiệp quốc doanh, nay đã có khích lệ  làm các xí nghiệp không quốc doanh.
              Dần dần PRC  tiến  về một chiến lược cải cách thị thành toàn diện.  Năm 1984 ,  một quyết định Ủy Ban Trung Ương  xác định  là chánh phủ  sẽ sử dụng  ở ngành công nghệ, những hình thức khích lệ và lực thị trường đã chứng tỏ thành công ở nông thôn.. C’ac nhà xử lý - quản trị  được thêm quyền hạn để quyết định sản xuất  và thị trường hóa sản phẩm làm ra.  Các lực thị trường  hướng dẫn tăng  trưởng mới của  kinh tế thị thành Tàu , cho nên vào giữa  cuối thập niên 1980,  công nghệ đã tăng mau lẹ hơn là kinh tế nông nghiệp.  Xí nghiệp quốc doanh năm 1978 chiếm 78 %  kinh tế Tàu ,  năm 1996 chỉ còn 42 % và năm 2001, rơi xuống chỉ còn  24 %.  Suốt tiến trình , chánh phủ  di chuyễn  cẩn thận.  Trần Vân  và những người bảo thủ  đã nhìn thấy những hiểm nguy  của việc thải hồi  bất chợt  công nhân , có cơ gây ra một tình trạng bất ổn. Trung Quốc khác với Nga, không tháo bỏ gấp rút xí nghiệp quốc doanh. Nhưng bước tiến Trung Quốc  cũng đủ mau  lẹ để tạo ra những sức căng thẳng nghiêm trọng.
Shanghai một trong những thành phố quan trọng nhất cho chánh sách "Mở Cửa"  của Trung Quốc 
               Chủ nghĩa Mao “tự cường”  phát sinh một giọng hát cũ kiêu hảnh ở Trung Quốc và lòng ngờ vực ngoại quốc.  Nhưng nay rỏ ràng  cho Đặng và  những người ủng hộ ông  là Trung Quốc không thể  nào thịnh vượng,  nếu không có  những kỷ thuật ngoại quốc ,   chuyên môn ngoại quốc và cả tư bản ngoại quốc nữa.  Sự thật  vì dân số gia tăng  mãi , vấn đề  không phải là thịnh vượng mà là tuyệt đối sống còn. Vì vậy  cải cách phải gồm luôn cả  một “chánh sách mở rộng cửa- open door”  đón mời tư bản  Nhật và Tây Phương . Các năm 1979- 1983 ,  một loạt tiền vay  nhẹ lãi được Nhật cho vay tổng cọng lên đến 1.5 tỉ đô la Mỹ .  Năm 1980, Trung Quốc được gia nhập  Quỉ Tiền Tệ Quốc Tế - International Monetary FundNgân  Hàng Thế Giới- World Bank , đủ tư cách vay thêm những món tiền khác.  Một báo cáo Ngân Hàng Thế Giới cho biết  là Trung Quốc đã biến  một phần  nghèo nhất của nước mình  theo những điều kiện  thật sự  tốt đẹp hơn nhiều các kẻ đối giá  ở  đa số các quốc gia nghèo trên thế giới.

Auto do hãng Beijing Automotive Works sản xuất 
         Để có được  kỹ thuật ngoại quốc,  Trung Quốc bắt đầu  bằng cống hiến  cho các công ty ngoại  quốc cơ hội  làm những hảng chung , liên doanh- joint ventures .  Chẳng hạn hảng chung  với  American Motor Corporation, AMC, năm 1983  và   Công ty  Ô tô Bắc Kinh - Beijing Automotive Works làm xe Jeep.  Thật sự,Trung Quốc đã có căn bản kỷ thuật chế tạo ô tô  và đã sử dụng ở nhà máy Bắc Kinh, nhưng mục tiêu là  thu thập thêm kỷ thuật tân tiến  cũng như đi vào thị trường rộng lớn hơn.  Dự án còn muốn dùng các động cơ AMC  ở xe ô tô  và sản xuất một loại xe căn cứ trên họa kiểu Mỹ. Các nhà xử lý ngoại quốc  những hảng liên doanh đầu tiên này gặp rất nhiều chán nản , thất vọng  vì  chậm trể mê hồn trận của nền kinh tế  quốc doanh kiểm soát  và chính ngay cả  vì thiếu cảm giác khác biệt văn hóa. Mãi đến thập niên 1990, các hảng chung sức, liên doanh này mới cất cánh .                                                     
                   Một liên doanh  phức tạp hơn nữa  là hảng xây cất  nhà máy điện nguyên tử  hạt nhân (hạch tâm ) - nuclear  đầu tiên của Trung Quốc ở Vịnh  Baya Bay, tỉnh Quảng Đông.  Trung Quốc  chiếm 75 % dự án và   Hảng  Điện và Ánh sáng ( Đèn ) Hồng Kông - Hong Kong  Light and  Power Company  25 % phần còn lại. Đàm phán mất 7 năm, đạt đỉnh năm 1985 và  mua các lò nguyên tử  hạt nhân  từ Pháp và  Vương quốc Anh . Đến đầu thập niên 1990, nhiều nhà máy điện nguyên tử khác  cũng đang được xây cất, nhưng chỉ chạy được sau nhiều năm khởi công . Đến năm 2004 , điện hạt nhân Trung Quốc chỉ chiếm 2% tổng số điện sản xuất trong nước, đứng hàng thứ 30 trên thế giới . Nước đứng đầu là Pháp có tỉ xuất năm đó là  78% ,  Thụy Điển hạng 6 tỉ xuất là 52% , Nam Hàn ( Hàn Quốc) hạng 11  tỉ xuất là 38%,  Đức hạng 13 tỉ xuất  32 % , Nhật hạng 15, tỉ xuất 29%, Hoa Kỳ hạng 18, tỉ xuất 20%,  Nga hạng 20 tỉ xuất 16 % ( chiếu theo tài liệu Cơ Quan Năng Lượng Quốc tế - IAEA) .  Tưởng cũng nên biết là thời Đệ Nhất Cọng Hòa thập niên 1950- 1960, dưới sự thúc đẩy của Giáo sư Bửu Hội,  đã thiết lập lò thí nghiệm nguyên tử Đà Lạt và huấn luyện một số chuyên viên miền Nam Việt Nam  về nguyên tử năng.  Đến năm 2012- 14 ,Việt Nam mới khởi công xây cất hai nhà máy điện nguyên tử hạt nhân, một ở Ninh Thuận và một ở Phú Yên ( ? ) với kỷ thuật Nga (? ), trong số 6 ( 8?) nhà máy điện hạt nhân dự trù toàn quốc. Theo Hội Hạt nhân  Thế giới căn cứ ở London , năm 2011 trên thế giới có 442  lò  hạt nhân -  nuclear reactors, cung cấp 15 % tổng số điện khắp hoàn vũ và có dự án làm thêm 155 lò nữa, đa số ở Á Châu, 65 lò đang xây cất trong số này.  Hoa Kỳ hiện có ¼ lò hạt nhân trên thế giới  và là nước sản xuất   nhiều điện hạt nhân  nhất, chiếm  hơn 30%  điện thế giới.  Nhưng các  lò điện hạt nhân Hoa Kỳ  đều khởi công  sau tai nạn Three Mile Island năm 1979 , bị đau khổ vì nung chảy - meltdown  bán phần , gây ra giải tõa phóng xạ giới hạn.  Cũng xin lưu ý  là nhà máy số 1 Fukushima ở Nhật, nơi sư cố tai hại đang xảy ra là nhà máy đã xây cất  40 năm nay rồi   Theo Acton, chuyên viên  hạt nhân tại Cơ quan Thiên tư Carnegie về Hòa Bình, ngành công nghệ  biện cứ là các lò nguyên tử cận đại có những đặc điểm an toàn khiến cho sự cố Fukushima khó lòng tái diễn, nhưng biện cứ này khó lòng thuyết phục được công chúng !
               Một cố công khác thu hút tư bản ngoại quốc  là việc  thiết lập những  vùng - khu kinh tế đặc biệt, có ưu đải thuế khóa.  Bốn vùng này  làm ở dọc bờ biển  năm 1979   và thêm  5 vùng nữa  năm 1985.  Trong số những vùng lựa chọn  phải kể ra vùng  Cửa Sông Châu - Pearl River estuary,  gần Quảng Châu , Sơn Tú ( ? )  -  Shantou ở miền Bắc tỉnh Quảng Đông, Hạ môn- Xiamen (  Hsiamen/ Amoy ) ở tỉnh Phúc Kiến - Fujian ( Fukian ) và ở các bản đảo đối mặt nhau là Sơn Đông và Liêu Đông ở miền Bắc nước Tàu. Một vị trí chánh là Thẩm Quyến - Shenzhen, ngay sát biên giới với Hong Kong’s New Territories , mau lẹ trở thành một thành phố phát triễn kinh tế rầm rộ, có nhiều đặc điểm  của Hồng Kông giàu có láng giềng.  Đầu tư ngoại quốc bắt đầu chậm chạp, nhưng cuối thập niên 1980,  tăng thêm kinh khủng, vì các láng giềng Đông Á của Trung Quốc , đặc biệt là Hồng Kông,  bắt đầu di dời công nghệ mình  qua Trung Quốc, lợi dụng  phí tổn nhân công thấp.  Đặng cổ vỏ có chủ tâm doanh nhân  ở Hồng Kông, Thái Lan, Mã Lai Á, Inđônêxia, Singapore và vào thập niên 1990,  luôn cả Đài Loan, đầu tư và buôn bán với Trung Quốc .Vào đầu thập niên  1990,  Hoa kiều hải ngoại đã chiếm gần 80%  đầu tư ngoại quốc ở Trung Quốc.  Bờ biển Đông Nam Trung Quốc trở nên, không những là  vùng năng động nhất Trung Quốc mà cả Á Châu ! Phát triễn cũng bắt đầu  lan rộng vào nội địa Trung Quốc như những gợn sóng, nhìn thấy được  theo những nhà chọc trời  ở tỉnh lỵ thủ phủ các tỉnh  nội địa Tàu .
            Phồn thịnh  thêm đem đến thay đổi xã hội.  Tại đa số các nền dân chủ Tây phương, công ăn việc làm là vấn đề của khu vực tư nhân, trong khi thất nghiệp và an sinh - welfare  để lại cho chánh phủ  lo liệu. Thời Mao là “đơn vị lao động - dan wei” ( work unit )  giải quyết những vấn đề ngay tại địa phương. Đơn vị lao động phát triễn cho  một xã hội điều hòa  lớn lao thời bấy giờ, ôm chồm mọi khía cạnh đời sống lao động: ai  được cấp  khẩu phần - rations,  cấp gia cư, cho phép lấy nhau và bỏ nhau và điều quan thiết là  định giá mức tin cậy  chính trị của một  cá nhân. Tăng trưởng của thị trường tự do  ở thập niên 1980,  làm xói mòn dần  những chức năng của đơn vị lao động trên phương diện  an sinh lẫn  kiểm soát xã hội, và công nhân  lao động  bắt đầu rời bỏ đi nơi khác, di cư tìm những nào  kiếm việc tốt đẹp hơn .

             Những  khuynh hướng này  còn trầm trọng thêm vì lạm phát nguy hiểm  khi thị trường nội địa nới rộng ra.  Năm 1980 , giá cả  tăng gia 7%  và năm 1988,  Trung Quốc  rơi vào tình trạng lạm phát tệ hại nhất lịch sử Tàu.  Chánh phủ trở lui lại một  chương trình  hạn chế kinh tế, cắt bớt sản xuất dầu và than đá, tư bản xây dựng và quốc phòng.  Nông dân khởi sự kinh nghiệm lên  xuống giá cả ngũ cốc và chánh sách, trong khi công nhân thợ thuyền thị thành chịu sự sa thải. Hơn nữa, tham nhũng nghiêm trọng xuất hiện ở các xí nghiệp quốc doanh, khi chức quyền chuyễn  ngân khỏan từ quốc doanh qua  các đầu tư riêng của họ. Trung Quốc thiếu hẳn  các kiểm soát hợp phá, lẫn  một hệ thống tư pháp  có thể buộc tội các chức quyền tham nhũng.  Phóng xạ thoát ra ngoài xã hội  từ những  phát triễn này, đe dọa ổn định chánh trị  khắp xứ .  

                             Năng lượng

                    Cải cách kinh tế của Đặng  nhắm mở rộng kinh tế.  Nhưng ở Trung Quốc cũng như ở mọi quốc gia khác  nới rộng kinh tế  bị  số lượng  năng lượng có được giới hạn.  Trung Quốc luôn luôn tùy thuộc  than đá làm nhie6n liệu chạy công nghệ , nhưng   đã phải tăng gia nhiều  tiêu thụ dầu lữa  kể từ cuối thập niên 1970 .  Năm 1952  than đá chiếm  96.7%  tổng số năng lượng Tàu  , các nguồn khác chỉ chiếm  3.3 .  Nhưng năm 1987 than đá chỉ còn đã chiếm72.6 % và các nguồn khác  27.4 % . Ngay trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa,  Trung Quốc dự tính   khai thác dự trữ dầu lữa  Cam Túc - Gansu, Tân Cương - Sikiang và Mãn Châu để xuất khẩu .Dù bị  hổn loạn, sản xuất hầm mỏ  từ năm 1978 đến năm 1978 tăng gấp ba:  xuất khẩu than đá giảm  và  xuất khẩu dầu lữa tăng lên 2.5 lần. Dự trữ dầu lữa Tàu nhiều nhất là ở miền  Đông Bắc  tại vùng  Đại Thanh - Daqing  tỉnh Hắc Long Giang- Heilongjiang , nơi săn bắt thú của tộc dân Mãn Châu . Vào thập niên 1970 , Đại Thanh  trở thành Trung Tâm  du nhập kỷ thuật tiên tiến cho nhà máy công nghệ và  các mỏ dầu  ( như khu công nghệ Biên Hòa - Bình Dương thời Cộng Hòa và  khu Phú Mỹ -Bà Rịa ngày nay ). “Học hỏi Đại Thanh” trở thành khẩu hiệu phát triễn công nghệ Trung Quốc.

                   Năm 1983 , giếng dầu  sâu nhất  ngoài khơi  biển  Đông  Tàu - China East  Sea ( còn Tàu gọi Biển Đông Việt Nam là Nam Hải Tàu - South China Sea ) bắt đầu khai thác. Chánh phủ bắt đầu chấp nhận  đấu thầu - bid  các hảng ngoại quốc đào dầu ngoài khơi ( Miền Nam đấu thầu khai thác dầu ngoài khơi Biển Đông, Biển Tây các năm 1974- 75 thời Đệ Nhị Cộng Hòa ) và thủ tướng  Triệu Tử Dương- Zhao Ziyang hứa hẹn là các mỏ dầu lớn sẽ không bao giờ bị quốc hửu hóa.  Năm 1984, 18  hảng ngoại quốc  đã ký kết, gồm cả các hảng Vương Quốc Anh, Tây Ban Nha, Úc châu  và Pháp.  Các điều kiện khai thác dầu rất thuận lợi cho Trung Quốc, nhận 51 %  dầu tìm thấy, trong khi không trả một tí nào phí tổn sản xuất.  Các vùng có dầu  là Thiên Tân ở Hoàng Hải - Yellow Sea, ngoài khơi đảo Hải Nam ở biển Đông ( Nam Hải Tàu  )và ở vùng Sông Châu.  Năm 1988 , xuất khẩu dầu lữa đứng hàng thứ  hai sau áo quần, trị giá  3.4 tỉ đô la Mỹ và năm 1990, Trung Quốc xuất khẩu  500 000 thùng dầu một năm. Việt Nam cũng xuất khẩu từ nhiều năm nay, khoảng 400 - 500 000 thùng dầu thô mỗi ngày, trị giá đến 10 tỉ đô la Mỹ trung bình  mỗi năm .             
              Thế nhưng những hy vọng cao  không thực hiện được về cả hai phía.  Năng xuất các giếng dầu ngoài khơi Tàu  đáng chán nãn  và chỉ khai thác  chậm chạp mà thôi. Năm 1986 , hảng Penzoil  rút ra khỏi các  giếng khô dầu  ở Quảng Đông, trên lục địa. Rồi Trung Quốc mở cuộc đấu thầu  thứ hai, nhưng bị bắt buộc phải cống hiến những điều kiện tốt hơn cho các hảng,  vì cuộc đấu thầu lần thứ nhất cho  các kết quả bạc bẻo . Cho nên, dù con số dầu lữa xuất khẩu năm 1988  khá lớn , xuất khẩu này mau đạt đỉnh   . Tiêu thụ dầu lữa ở Trung Quốc  vào thập niên 1990   tăng 10% một năm  và đến năm 2000  Trung Quốc đã  phải nhập khẩu  1 triệu thùng dầu một ngày.             
                       
                                       Quốc phòng      
                   
              Chánh sách cố hửu  chia sẽ và xâm lăng Việt Nam đã được Chu Ân Lai thực hiện  năm 1954,  chia đôi Việt Nam vì  Trung Quốc không muốn cho Việt Nam thống nhất ,sợ Việt Nam cứng đầu, cứng cổ khi hùng mạnh chống mọi mưu mô Hán hóa và bành trướng Trung Quốc xuống miền Nam Biển Đông ( theo các tài liệu Tôn Thất Thiện và Nguyễn Bửu Hoan cho biết tháng 3 năm 2011, về hội nghị Giơ Neo 1954 …).   Đặng Tiểu Bình còn tệ hại hơn,  cố ủng hộ  Cam Bốt, song song với Hoa Kỳ ủng hộ  chế độ  khát máu Khmer Đỏ , để làm Việt Nam yếu đi ( Hoa Kỳ phục thù mất miền Nam Việt Nam ? ), sửa soạn tấn công Việt Nam trước năm 1978 theo bản bạch thư của Lê Duẩn ( Nguyễn Bửu Hoan chuyễn cho biết ).   Bài học  cho Việt Nam  bị Tàu theo chỉ thị của Đặng, tấn công năm 1978, tàn phá 20 thị trấn và một số tỉnh Việt Nam ở biên giới , thật tế là một thất bại chua cay cho Tàu,  vì  chống trả mạnh mẽ của quân địa phương  và phản công của quân đội Nhân dân Việt Nam rút về Bắc đuổi lui Tàu,   từ chiến dịch đánh Khmer Đỏ ra khỏi Nam Vang- Phnom Penh  ( sau khi được bảo đảm Nga ủng hộ ? ), còn là một chánh sách “nham hiểm” của Đặng Tiểu Bình , muốn chứng tỏ là quân đội Trung Quốc cần thêm ngân sách tân tiến hóa sau nhiều năm không có chiến tranh ( ? ).  Thật thế tân tiến hóa sẽ  bắt đầu năm 1982, dưới  sự lảnh đạo của tướng  Dương Đức Trị - YangDezhi .  Dù không nói đến Liên Xô,  Dương cảnh cáo  về “ nguy hiểm của  một kẻ địch  huấn luyện tốt và uy vũ”. Dương nói là muốn  chống trả ở một chiến tranh cận đại , Trung Quốc phải nâng cấp  tổ chức và kỷ luật  các lực lượng mình , duy trì tinh thần cao và thu nhập kỷ thuật  sử dụng các võ khí cận đại.  Cả hệ thống quân giai  và dùng đồng phục khác nhau  cho sĩ quan, bải bỏ  từ thời Cách Mạng Văn Hóa  được tái lập.  Nhưng năm 1985, các cản trở  tài chánh gây ra việc phải giảm bớt từ 4.2 triệu quân xuống chỉ còn 3 triệu, tuy vẫn là đông nhất thế giới. Bớt lính cũng làm tăng thất nghiệp.

            Quân đội dưới thời Mao có riêng  trường học, nông trang, nhà máy và những hoạt động phụ thuộc khác. Trong những thay đổi năm 1985, vài nhóm ủng hộ này bị giảm bớt hay loại bỏ, vài nhà máy quân đội  được chuyễn qua  sản xuất  hàng tiêu thụ  và vài quân cảng và phi trường  mở ra cho dân sự sử dụng. Quân đội biến từ một dân quân lý tưởng  ngự trị qua một lực lượng chuyên nghiệp hơn,  trang bị vỏ khí càng ngày càng tân tiến hơn. Tuy nhiên quân sự có chịu sự kiểm soát của dân sự không thì cũng chưa biết rỏ.
Quân Đội thời Mao 
         Trong hai thập niên trước 1990,  Trung Quốc  thu nhập hay xây dựng   một loạt võ khí phức tạp.  Tuy giữ kín bí mật quân sự, vài chứng cớ  có thể suy luận từ các cuộc mua bán vỏ khí quốc tế.  Sau đây là vài thí dụ.  Giữa các năm 1984 và 1986,  Hoa Kỳ bán cho Trung Quốc  các võ khí  hải quân chống tàu ngầ , hỏa tiễn chống máy bay , ngành điều khiển máy bay - tàu thủy, dụng cụ computer, nâng cấp 50 máy bay  chiến đấu F-18 Trung Quốc đang có . Giữa các năm 1986 và 1988, Trung Quốc , đã là  một nước chế tạo vỏ khí phức tạp,  trở thành nước cung cấp  vỏ khí lớn nhất thế giới, gồm luôn cả  phi cơ chiến đấu J-6 bán cho Iraq. Trung Quốc cũng cung cấp  một số lượng đạn dược khổng lồ, kể cả  hỏa tiễn Sâu Tằm - Silkworm cho Iran, kẻ thù của Iraq.  Trung Quốc giúp Hồi Quốc- Pakistan sản xuất hỏa tiễn ngắn tầm và cung cấp cho Saudi Arabia hỏa tiễn liên lục địa Trung Quốc chế tạo là CSS-2,  bắn xa 1600 dặm Anh ( 27 000 km ).

Võ khí hạt nhân của Trung Quốc 
          Đồng thời Trung Quốc phát triễn khả năng quân sự cuối cùng là kho vỏ khí  hạt nhân.  Từ năm 1964, các nhà klhoa học Tàu  đã thành công họa kiểu, xây dựng và thử nghiệm một bom nguyên tử. Nhưng mãi đến tháng 8  năm 1981, PRC  mới  tuyên bố là sẽ ký   Hiệp Ước   Không làm  Lan tràn Hạt nhân-  Nuclear Nonproliferation Treaty của năm 1968 . Năm đó Pháp  cũng cho biết  là sẽ ký . Nghĩa là Trung Quốc là một nước  có lực lượng hạt nhân chánh ở thế giới, là nước ký sau chót 140 quốc gia  lúc đó. Sau một loạt  thử bắn, do các nước khác theo dõi, đúng là Trung Quốc , năm 1988 , đã có  một hệ thống chiến lược hỏa tiễn tầm xa  hạt nhân  cho riêng mình. Trung Quốc cũng có  những lực lượng  trên bộ  kỷ luật có thể dập tắt mọi lữa rối loạn nội địa.

          Năm 2007, Trung Quốc chứng minh là có thể bắn rơi một vệ tinh khỏi  quỷ đạo thấp quanh Trái Đất.  Từ nhiều năm trước, hệ thống computer  các hảng tổ hợp  và chánh phủ Hoa Kỳ cùng nhiều nơi khác, kể luôn cả các nhà thầu  bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã bị các  tấn công điều khiển học - cyber attacks dấu hiệu từ Trung Quốc, tuy liên kết nội vụ với  quân sự Trung Quốc chưa biết  rỏ dứt khoát được. Vài chuyên viên  tin trằng các vi tặc - hackers  quân sự Trung Quốc  đã đủ khả năng phá tan mạng lưới điện Hoa Kỳ  và làm gián đoạn  hệ thống tài chánh. Tháng giêng 2011, Hoa Kỳ trưng bày máy bay chiến đấu phản lực lén lút- stealth  fighter jet Tàu , sánh ngang  những máy bay chiến tranh  tốt nhất của Hoa Kỳ,  chế tạo nhiều năm sớm hơn Mỹ tiên đoán.  Vài ngày sau,  chỉ huy Hạm đội Thái Bình dương Hoa Kỳ  cũng tiết lộ là hỏa tiễn chống tàu  chở máy bay - hàng không mẩu hạm  của Trung Quốc đã sắp hoạt động được.

                        Khoa học và kỹ thuật

Tàu chở dầu Trung Quốc sản xuất 
                       Phát triễn mau lẹ của 3 trong số “4 cận đại hóa” ; nông nghiệp , công nghệ và cận đại hóa quân sự  cho thấy tầm quan trọng của  cận đại thứ tư , khoa học và kỷ thuật. Thiết bị mua về  không những để sử dụng mà còn để bắt chứớc, sao chép  các kiểu mẫu Trung Quốc nhắm  trở thành mau lẹ nếu được, độc lập và đủ khả năng cạnh tranh theo những điều kiện ngang hàng  với thế giới còn lại.  Chánh sách này không khác chi mấy  việc cận đại hóa lảnh đạo thanh niên tiếp theo thời Minh Trị Thiên Hoàng Nhật Phục hưng.   Bấy giờ, Nhật  mời những cố vấn ngoại quốc nhảy vọt bắt đầu  cuộc cách mạng kỷ thuật, nhưng cũng gửi nhiều  dân Nhật ra ngoại quốc, thu nhận hiểu biết  khoa học và thực tiễn  cần thiết  để khỏi cần thuê chuyên viên ngoại quốc đắt tiền .  Trong số 433 sinh viên  Trung Quốc gửi qua Hoa Kỳ năm 1978- 79, sáu lựa chọn  cao giá lảnh vực học tập là  vật lý học,  điện tử rađiô,  khoa học và công nghệ computer, hóa họ , toán học, khoa học y khoa và đời sống . Không khó khăn gì  để nói rằng chánh sách quốc gia phản chiếu những lựa chọn này. Rất nhiều sinh viên và trí thức r a học  ngoại quốc các thập niên 1980 và 1990  không trở về Trung Quốc mà ở lại ngoại quốc  tiếp tục sự nghiệp. Thất thoát nảo - brain drain quá nhiều nên năm 1992  chánh phủ đã trả thêm tiền thưởng  cho các nhà khoa học  và học giả hàng đầu và cho tự do lựa chọn lảnh vực hoạt động, mục đích khuyến khích họ  ở lại Trung Quốc.
                Tuy nhiên , đi vào hiểu biết khoa học  qua sinh viên trở về xứ sở, và xuyên qua một  mạng lưới rộng rải  thông tin khoa học quốc tế,  đã giúp Trung Quốc mạnh tiến  kỷ thuật quan trọng, ở những lảnh vực kể trên . Rất nhiều  tiến bộ cũng  xảy ra ở lảnh vực quân sự và cả ở những lảnh vực khác. Trung Quốc đã bắt đầu đuổi kịp  các quốc gia công nghệ tân tiến. Vài thí dụ là  xấy cất  các tàu chở dầu- oil tankers ở Đại Liên, khả năng làm thép  tiên tiến ở  Bảo Sơn - Baoshan, nới rộng chuyên chở hàng không,  nội địa lẫn ngoại quốc  , đào dầu ở ngoài khơi, và tiến bộ đáng kể  khảo cứu  siêu dẫn - super conductivity .   

                   Quảng trường Thiên An Môn

Biểu tình ở Thiên An Môn 1989
Quân đội đàn áp biểu tình
              Tháng giêng  1987, các tay đường hướng cứng rắn  chỉ trích phương cách tương đối khoan dung  sinh viên  biểu tình của Hồ Diệu Bang và thuyết phục Đặng Tiểu Bình xử sự nghiêm nghị đối với sinh viên và chống  đổi tự do hóa kiểu Tây Phương.  Triệu Tử Dương thay thế Hồ diệu Bang ở chức tổng thư ký  đảng CCP  và Lý Bằng -Li peng bảo thủ  thay thế Triệu làm thủ tướng. Hồ diệu Bang bị cách chức, biến thành anh hùng của sinh viên.  Hồ  chết  ngày 17 tháng tư năm 1989. Cấm đóan tham dự tang lễ của Hồ  ngày 22 tháng 4 nămm 1989, đã xúc động 100 000 sinh viên tập họp  ở Quảng trường và họ bắt đầu tổ chức.  Họ đòi hỏi tự do ngôn luận, báo chí và hội họp; tăng   ngân khỏan giáo dục ; phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang  và gọi phong trào sinh viên là  “ yêu nước “  và “ dân chủ” .  Vì Triệu đang thăm viếng Bắc Hàn , Lý Bằng  tham khảo Đặng Tiểu Bình và Đặng gọi phong trào  là “ náo động - dongluan ( turmoil )”   và tố cáo nó . Sinh viên phản ứng  và biểu tình tăng thêm kích thước  những ngày kế tiếp, khi công nhân và báo chí tham gia.  Ngày 4 tháng 5, kỷ niệm 17 năm ngày phong trào mồng 4 tháng 5 năm 1919, hàng chục ngàn sinh viên  từ 51 đại học xá  tiến tới đại lộ Tràng An và Quảng trường Thiên An Môn.  Các biểu tình ũng hộ xảy ra ở 50 thành phố khác  gồm Tây An ,  Vũ Hán,  Hàng Châu  và Trùng Khánh. Mọi khuynh hướng trong phong trào xáp nhập nhau  và ngày 13 tháng 5,  một nhóm  sinh viên quá khích - cấp tiến( ? ) khởi sự  đình công nhịn đói - hunger strike.  Ngày 17  tháng 5, biểu tình lên đến 1 triệu người hội họp ở quảng trường,  có  một nhóm  báo chí truyền tin lớn ngoại quốc đứng nhìn . Ngày18  tháng 5, Ủy ban thường trực Đảng,  họp với  8 bô lảo  Ủy Ban Quân sự,  chánh thức   thiết lập luật giới nghiêm.  Sinh biểu tình chận đứng các đoàn quân từ  miền Bắc và  miền Tây đưa tới , không cho vào quảng trường.  Biểu tình được báo cáo xảy ra  ở 131 thành phố khắp nước, ngoài Bắc Kinh, nhưng cuối tháng 5  giảm đi nhiều,  khi quân đội được chỉ thị là không quyết tiến tới. Ngày 2 tháng 6, Ủy Ban thường trực Đảng  quyết định  làm sạch quảng trường.  Đặng nói rằng : “  chủ quyền và an ninh quốc gia phải là ưu  tiên trên hết”. Tháng 6,  nhiều xung đột chớm nở .  Cảnh sát tấn công sinh viên bằng đùi cui  và khí cay mắt. Sinh viên  ném gạch và  chai.  Các lảnh đạo chóp bu Đảng  quyết định   đưa quân đội tới dẹp  1 gìờ sáng  hôm sau  và phải làm sạch quảng trường vào 6 giờ sáng. Công việc hoàn tất  5 giờ 40.  Suốt ngày 4 tháng 6, một không khí khủng bố tràn ngập  Bắc Kinh . Khi quân đội di chuyễn để  tái lập an ninh ở Thủ đô, công dân Tàu  chống lại , xung đột đổ máu.  Hơn 500 xe vận tải quân đội bị đốt cháy tại một  tá ngã tư  và nhiều quân nhân bị giết  hay đốt cháy.  Sốc, nổi giận và oán trách lan tràn khắp mọi đại học xá. Biểu tình  ủng hộ sinh viên được báo cáo ở  63 thành phố Trung Quốc, ở Hồng Kông , khắp thế giới. Những ngày kế tiếp, các  chánh phủ ngoại quốc  tỏ bày kết án vụ dẹp loạn, làm sạch quảng trường Thiên An Môn  và đặt ra nhiều trừng phạt Trung Quốc . Trong phiên họp các lảnh đạo  ngày 9 tháng 6 , Đặng tuyên bố không còn lựa chọn nào khác và phải thẳng tay …  

      Sẽ tiếp Phần VI và hết                  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét