Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Phóng Xạ


Hiểu biết căn bản về:
                       Ảnh hưởng  sinh học của phóng xạ 
                        G S Tôn thất Trình

        

1-       Phóng xạ  ion hóa- ionizing  radiation  là gì đây ?

       Theo Wikipedia, từ điển bách khoa tự do, phóng xạ ion hóa  gồm những hạt tử - particles  hay các làn sóng điện từ - electromagnetic waves  khá đầy đủ năng lượng  để tách  những electrons ( điện tử âm )  ra khỏi nguyên tử hay phân tử  và như vậy  là làm ion hóa chúng.  Ion hóa trực tiếp từ các ảnh hưởng của những hạt tử duy nhất  hay những quang tử - photons duy nhất, sản xuất ra những gốc hóa học tự do,   là những nguyên tử  hay phân tử  chứa các electrons không cặp đôi - unpaired , đặc biệt có khuynh hướng  phản ứng hóa học , vì cơ cấu điện tử của chúng.


       Mức độ và tính chất  một sự ion hóa như thế  tùy thuộc  năng lượng của  các hạt tử ( gồm luôn cả quang tử )  không phải theo con số chúng ( cường độ ) .   Khi thiếu nhiệt lượng - heat hay hấp thu đa phương - multiple absorption  của quang tử  ( một tiến trình  hiếm có ),  một tràn ngập cường tính  của những hạt tử  hay làn sóng hạt tử  không gây ra  ion hóa, nếu mỗi hạt tử hay  mỗi làn sóng hạt tử  không mang theo  đủ năng lượng cá nhân để bị ion hóa ( tỉ như  một luồng rađiô  cao mạnh ). Ngược lại ,   ngay cả  một phóng xạ cường độ  rất thấp, cũng sẽ ion hóa , nếu  hạt tử cá nhân  mang theo đủ  năng lượng ( tỉ như luồng  tia-X  thấp yếu ). Nói nôm na, các hạt tử hay quang tử có năng lượng trên  vài electron volt ( eV) lại ion hóa, dù cường  độ chúng thế nào đi nữa.
        Những thí dụ các hạt tử ion hóa là hạt tử alpha, hạt tử bê ta  trung hòa tử - neutrons  và các tia vũ trụ. Khả năng của một làn sóng điện từ ( quang tử)  để ion hóa   một nguyên tử tùy thuộc tần số của nó , qui định năng lượng  hạt tử liên kết nó là quang tử . Phát xạ trên  cuối làn sóng ngắn  short-wavelength của quang phổ điện từ   tỉ như  tia cực tím  tần số cao -  high frequency ultraviolet,  các tia -X,  các tia gamma ,đã ion hóa, nhờ chúng gồm  những quang tử năng lượng- cao.  Phát xạ năng lượng - thấp, tỉ như ánh sáng nhìn thấy được, tia  hồng nội,  vi ba - microwaves , các làn sóng rađiô, đều không ion hóa.  Những loại  cuối này  của phát xạ năng lượng - thấp không ion hóa  có thể làm hư hại  các phân tử , nhưng ảnh hưởng  khó lòng phân biệt với  những ảnh  hưởng của  việc đun nóng-heating đơn giản.   Đun nóng như thế  không sản xuất ra các gốc tự do, mãi cho đến khi đạt tới những nhiệt độ cao hơn ( chẳng hạn , nhiệt độ ngọn lữa - flame temperature  hay nhiệt độ làm nâu - browning temperature   hay cao hơn ).  Trái lại , tai hại do phát xạ ion hóa sản xuất gốc tự do ,  ngay cả ở nhiệt độ bình thường hay thấp hơn, và sản xuất ra những gốc tự do này là lý do chúng hay những phát xạ  ion hóa khác,  sản xuất  những loại ảnh hưởng hóa học hoàn toàn khác biệt  với việc đun nóng ở nhiệt độ thấp.  Sản xuất  gốc tự do  cũng là  căn bản chủ yếu  nguy hiểm đặc biệt  cho các hệ thống sinh học của vài số lượng tương đối nhỏ của phát xạ ion hóa, thường nhỏ hơn nhiều  số lượng cần thiết hầu làm nóng ( đun ) đáng kể.  Các gốc tự do làm hư hại DNA dễ dàng, và phát xạ ion hóa cũng có thể làm hư hại trực tiếp DNA bằng cách  làm ion hóa  hay phá vỡ các phân tử DNA .
    Phát xạ ion hóa có mặt khắp nơi trong môi sinh và cũng đến từ các vật liệu phóng xạ, các ống tia -X, các máy gia tốc - accelerators hạt tử .  Nó vô hình - không nhìn thấy được  và không được cảm giác con người  đo được trực tiếp , cho nên những dụng cụ tỉ như máy đếm Geiger counters  hay được sử dụng  để dò ra hiện diện của chúng.   Trong vài ca,  điều này có cơ  đưa tới những phát xạ thứ cấp  của ánh sáng nhìn thấy được khi tương tác với chất liệu - matter , như  phát xạ  và  phát quang radio - radioluminescence  Chernobyl.  Phơi bày với phóng xạ gây ra tai hại cho mô sống - living tissue , và một lượng cao  có thể  phát sinh đột biến - mutation, đau ốm vì phát xạ, ung thư và chết chóc.

     
             2 - Loại phóng xạ ion hóa
               
              Rất nhiều loại phóng xạ ion hóa có thể sản xuất vì phân rã phóng xạ - radioactive decay,   phân hạch - nuclear fission, dung hạch (dung hợp  hạt nhân)- nuclear fusion,  hay vì các máy gia  tốc hạt tử và những tia vũ trụ xảy ra thiên nhiên . Muon và nhiều loại meson  ( đặc biệt các pion  điện tính - charged pions ) cũng ion hóa.
     Muốn một hạt tử bị ion hóa, năng lượng hạt tử phải đủ cao và phải tương tác với  những nguyên tử của mục tiêu .
      Quang tử tương tác điện từ với các hạt tử điện tính. Thế cho nên  quang tử  có đủ năng lượng cao cũng ion hóa. Năng lượng  lúc hiện tượng này khởi đầu  cũng xảy ra với quang tử ( ánh sáng ) là ở tần số cao phần cuối vùng cực tím ( tử ngoại ) của quang phổ điện từ.
      Những hạt tử điện tính tỉ như electron, positron, muon, proton, hạt tử alpha và các nhân nguyên tử nặng từ các máy gia tốc hay các tia vũ trụ  cũng tương tác điện từ  với các   electron của  một nguyên tử hay một phân tử.  Muon góp phần  vào phóng xạ nền móng vì lẽ  có các tia vũ trụ , nhưng chính chúng lại được xem là không có mấy hiểm nguy, vì chưng chúng  ở những nồng lượng  tương đối thấp.  Các pion ( một loại hạt tử đôi khi  có điện tính  đời sống ngắn ngủi) có thể sản xuất ở những  số lượng lớn trên các máy gia tốc hạt tử lớn nhất. Pions không phải là một hiểm nguy sinh học  theo lý thuyết  ngoại trừ  gần những máy đang hoạt động, cho nên phải  đặt các máy này vào nơi kiểm soát an ninh nặng nề.
      Mặt khác, neutron có điện tinh bằng zêro ( số không ), không tương tác với  electron ; cho nên chúng không thể  gây ra ion hóa trực tiếp  theo cơ chế này. Tuy nhiên,  các neutron mau lẹ sẽ tương tác với những proton ở hydrogen ( theo cách một banh bi da đụng nhau,  húc đầu đẩy nó đi xa với tất cả  năng lượng chuyễn động  trái banh đầu tiên )  và  cơ chế này sản xuất  ra phóng xạ proton ( proton mau lẹ - fast proton).  Những proton này làm ion hóa, vì chúng có điện tính và tương tác với các electron trong chất liệu .
           Một neutron cũng có thể tương tác với nhân các nguyên tử khác, tùy theo nhân và tốc độ của neutron.  Những  phản ứng này  xảy ra với các  neutron mau lẹ và neutron chậm chạp - slow neutron , tùy theo hoàn cảnh.   Những tương tác neutron theo kiểu này thường sản xuất nhân phóng xạ, có cơ làm phóng xạ ion hóa, khi  chúng phân rả ; như vậy chúng  có thể làm  thành những phản ứng dây chuyền trong khối lượng đang phân rả - decaying .

          Một sự cố ion hóa sản xuất ra  một ion  nguyên tử  dương - positive và một electron. Những hạt tử bêta năng lượng cao có thể sản xuất  “ bremsstralung”   khi xuyên qua  chất liệu , hay các electron  thứ cấp ( delta - electron ) ; cả hai  đều có thể  ion hóa .  Những  hạt tử bê ta năng lượng, ti như  loại   do 32P  phát ra , được  giảm tốc độ mau lẹ , khi xuyên qua chất liệu. Năng lượng mất đi vì giảm tốc,  được phát ra dưới hình dạng  của những tia- X  tên gọi là “ Bremsstralung”   hay “ Phát xạ  Rà thắng - Braking Radiation” .  Bremsstralung  là hiện tượng đáng lo ngại  khi che khiên mộc các  máy phát ra - emitter tia bêta.   Cường độ Bremsstralung  tăng gia  khi năng lượng  các electron hay   số nguyên tử  của môi trường hấp thu,  tăng gia.
Bremsstralung 
Khác các hạt tử  alpha hay beta,  các tia gamma  không ion hóa  suốt đường mình đi , nhưng  lại thường tương tác  với chất liệu theo một trong ba phương cách sau đây:  ảnh hưởng quang điện - photoelectric effect hay ảnh hưởng Compton   và sản xuất cặp đôi - pair production . Thí dụ ở hình đính kèm  trình bày ảnh hưởng Compton “ :  hai  phân tán- scattering  Compton xảy ra theo trình tự.   Ở mỗi sự cố Compton, tia gamma chuyễn năng lượng  qua  một electron , và  đi tiếp  con đường mình theo một hướng khác với  năng lượng giảm bớt.
          Trong cùng một hình, neutron đụng độ  một proton của vật liệu mục tiêu ; rồi thì trở thành  một proton mau lẹ cuộn lại-  fast recoil  proton, sau đó  ion hóa . Cuối đường , neutron  bị  một nhân chụp bắt trong bất  cứ một phản ứng nào ( n hay gamma ở hinh  ), đưa tới một quang tử neutron bị chụp bắt.
      
3-      Những ảnh hưởng  sinh học tổng quát  theo loại và nồng độ

        Phóng xạ không ion hóa  được xem là bản chất vô hại dưới những mức  làm ra sức đun nóng - heating . Phát xạ ion hóa  nguy hiểm khi phơi bày trực tiếp, dù rắng mức độ nguy hiểm là một đề tài tranh cải.
         Những electron điện tính âm  và ion điện tính dương do phóng xa ion hóa tạo ra  co thể làm hư hại  các mô đang sinh sống. Nếu nồng lượng đầy đủ, ảnh hưởng có thể xem  gần như là tức thì, dưới hình thức  làm ngộ độc phát xạ.
         Nồng lượng nhỏ có thể gây nên ung thư hay những vấn đề dài hạn khác . Ảnh hưởng của những nồng lượng rất nhỏ, gặp ở những trường hợp bình thường  ( từ  cả hai nguồn  thiên nhiên và nhân tạo, tỉ như các tia vũ trụ , các tia-X y khoa và các nhà máy  điện hạt nhân )   là một đề tài tranh cải hiện hửu.  Một báo cáo năm 2005  do  Hội đồng  Khảo cứu Quốc gia Hoa Kỳ - US National Research Council  ( báo cáo  BEIR VII )  cho biết là hiểm nguy  ung thư toàn thể  liên kết  với các nguồn  nền tảng phát xạ tương đối thấp. Vài người  còn đề nghị là những nồng lượng phát xạ ion hóa  lại có ích lợi , bằng cách khích lệ  hệ thống miễn nhiễm và cơ chế tự sửa chửa của tế bào . Giả thuyết này  được gọi là sự kích thích liều lượng không độc-hormesis.
        Các vật liệu   phát xạ thường  giải tỏa ra các hạt tử alpha ( và đó là nhân của helium ), hạt tử bêta (   là những electron hay positron chuyễn động rất mau lẹ)  hay những tia gamma. Các hạt tử alpha và bêta  thường  bị chận đứng bằng một tờ giấy ( alpha ) hay  một tấm aluminium ( bê ta ). Chúng gây tai hại  nhất, khi chúng phát ra  bên trong thân thể con người. Các tia gamma ít ion hóa hơn là các hạt tử alpha hay bê ta, nhưng  bảo vệ chống lại các gamma  lại đòi hỏi  che khiên mộc -shielding dày hơn . Tai hại chúng gây ra, tương tự tai hại của các tia-X  và gồm  các cháy bỏng - burns và  luôn cả ung thư, xuyên qua  đột biến.  Sinh học con người  kháng cự  đột  biến  dòng mầm - germline  hoặc bằng sửa chửa lại thay đổi trong DNA  hay cảm ứng tách khỏi  sa mí- apoptosis ở tế bào đột biến .  

       Động vật ( kể cả con người )  cũng có thể phơi bày bên trong với các phóng xạ ion hóa: nếu các đồng vị phóng xạ hiện diện ở môi trường, chúng có thể đi vào thân thể. Chẳng hạn,  iodine phóng xạ được  thân thể xem là iodine bình thường  và tuyến giáp sử dụng:  tích lũy nó thường dẫn đến  ung thư tuyến giáp. Vài nguyên tố  phát xạ cũng được tích lũy sinh học.

    4-  Đơn Vị

           Đơn vị  sử dụng để đo lường  phóng xạ ion hóa  có phần phức tạp . Những ảnh hưởng của phóng xạ được đo bằng  những đơn vị phơi bày. 
         *     Coulomb cho mỗi kg ( C/kg )  là đơn vị SI   của phơi bày  phóng xạ ion hóa  và đo số lượng phóng xạ  cần thiết  để tạo ra  một điện tính 1 coulomb  ở mỗi cực  của một kilogram  chất liệu.
           *  Roentgen ( R ) là một đơn vị truyền thống  xưa cũ  hơn,  hầu như không còn mấy ai dùng nữa, là  số lượng phóng xạ cần thiết để giải tỏa 1 esu  điện tính ở mỗi cực  trong 1 cm khối - cubic  của không khí khô . 1 Roentgen =2.58 x 10-4 C/kg
          Tuy nhiên,  số lượng tai hại  cho chất liệu  ( đặc biệt mô còn sinh sống )  do phát xạ ion hóa làm ra , liên hệ gần gủi hơn   với số lượng  năng lượng đặt vào hơn là điện tính.  Nó được gọi là  nồng lượng hấp thu. 
              *  Gray ( GY ) với những đơn vị   J/kg  là đơn vị SI  của nồng lượng hấp thu, đại diện cho  số lượng phóng xạ cần thiết để  đặt một joule năng lượng  của bất cứ một loại chất liệu nào.
               * Rad  (nồng lượng phóng xa hấp thu ) là  đơn vị  truyền thống phù hợp  chứa 0.01 J  đặt vào cho  mỗi kg . 100 rad =1 Gy .  
          Những nồng lượng bằng nhau  của nhiều loại  hay năng lượng phát xạ khác nhau gây ra  những tai hại  khác nhau ở mô sinh sống.  Chẳng hạn, 1gy  phát xạ alpha gây tai hại 20 lần hơn là 1 Gy của tia- X.  Cho nên nồng lượng tương đương được định nghĩa là cung cấp  một đo lường khoảng chừng tương tự ảnh hưởng sinh học của  phát xạ.  Được tính bằng cách nhân một lựợng hấp thu  với thừa tố cân nặng  WR  cho mỗi loại  phát xạ khác nhau.
                     Bảng cân thừa tố  cân nặng WR  của nồng lượng tương đương
                                   Loại  phát xạ                            Năng lượng                       WR
Tia -X, tia gamma , electron, positron , muon                                                       1
                                                                                   < 10 keV                              5
                                                                                   10 - 100keV                         10
Neutron                                                                       100 kev- 2Mev                    20
                                                                                     2-20 MeV                            10
                                                                                      > 20 MeV                            5
Proton                                                                            >2 MeV                               2
Hạt tử alpha, các mảnh phân hạch, các nhân nặng                                                   20

         * Sievert ( Sv )  là đơn vị SI  của nồng lượng tương đương .  Dù  nó cũng có những đơn vị như gray, J/kg, đo lường nó có phần hơi khác. Nó là nồng lượng  của một loại phát xạ nào đó, tính theo Gy, có cùng ảnh hưởng sinh học trên con người  như là 1Gy của  tia-X hay của  phát xạ gamma.  Tóm tắt,  đơn vị gray  đo  phát xạ hập thu  đã được  bất cứ vật liệu nào đã hấp thu , như đã nói trên.  Còn đơn vị sievert  đo lường đặc thù  phát xạ  được 1 người hấp thu.  Nồng lượng tương đương  cho một người  được tìm ra  ra bằng cách nhân nồng lựợng  hấp thu, tính bằng gray, với một thừa tố cân nặng- weighting factor.  Thừa tố  cân nặng đôi khi còn được gọi là  thừa tố phẩm giá, được qui định, phối hợp củ loại phát xạ,  mô - tissues hấp thu phát xạ  và vài  thừa tố liên quan.  Sievert cố gắng định lượng giá trị của những ảnh hưởng sinh học  phát xạ ion hóa,  đối với những ảnh hưởng vật lý học, tính bằng gray, đo nồng lượng hấp thụ.  Lấy tên của  nhà vật lý học y khoa  Thụy Điển  Rolf Sievert , nổi danh  về công trình  đo lường và khảo cứu nồng lượng phát xạ  trên những ảnh hưởng sinh học của  phát xạ .
           * Rem ( Roentgen tương  đương người )  là đơn vị truyền thống  của nồng lượng tương đương. 1 sievert - 100 rem . Vì lẽ rem tương đối là một đơn vị lớn, nồng lượng  tương đương điển hình  được đo bằng millirem (mrem ) , 10-3 rem  hay micro sievert , 10 -6 Sv = 0. 000001 Sv. 1 millirem = 10microSv .  
            * Một đơn vị  đôi khi được sử dụng  cho những  nồng lượng phát xạ mức thấp  là BRET  ( Background Radiation Equivalent Time- Thời gian  Tương đương Phát xạ Nền tảng ).  Đây là số ngày  của một người trung bình  nồng lựợng phơi bày với phát xạ nền tảng tương đương. Tuồng như là đơn vị này  chưa được tiêu chuẩn hóa  và tùy thuộc giá trị dùng cho nồng lượng phát xạ  nền tảng trung bình.  Dùng giá trị UNSCEAR , một đơn vị BRET  bằng khoảng  6.6micro SV .
             Để so sánh, nồng lượng “ nền tảng”  trung bình  một người nhận  được  là vào khoảng 2.4 mSV ( 240 mrem)  một năm  ( 3.6 mSv - 360mrem  một năm ) ở Hoa Kỳ.  Nồng độ phát xạ làm chểt cả thân thể con người là vào khoảng 4-5 Sv ( 400- 500 rem).

5-       Điện hạt nhân

           Các lò hạt nhân - nuclear reactor  sản xuất những số lượng  phát xạ ion hóa to lớn, những phó sản  phân hạch  khi hoạt động. Hơn nữa, chúng sản xuất  phế thải  phát xạ cao, sẽ phát ra  phát xạ ion hóa  đến hàng ngàn năm đối với nhiều sản phẩm phân hạch. Phá hủy an toàn phế thải này theo cách bảo vệ được những thế hệ tương lai  khỏi phơi bày dưới  phát xạ chúng  hiện nay chưa hoàn hảo , một vấn đề rất tranh cải  và biện cứ  nhiều chưa có giải đáp khắp thế giới của kỷ thuật này .

Nuclear Waste Storage
          Phát ra phát xạ từ các  phế thải hạt nhân - nuclear waste giảm bớt  cực kỳ chậm chạp.  Phế thải  từ các lò hạt nhân   phát xạ rất cao và phải được chứa đựng và tồn trữ an toàn   cả hàng trăm ngàn năm, khi tiến trình này xảy ra.  Vài nguồn  cho thấy là những phát thải  phát xạ từ các nhà máy điện hạt nhân ở điều kiện hoạt động bình thường  thấp kém hơn là phát thải phát xạ  từ các nhà  máy điện đốt than đá, nhưng  những số lượng phát xạ  nguy hiểm được giải tỏa  ra,  khi có sự cố ( tai họa )   hạt nhân.  Phế thải phát xạ  không chứa đựng những chất độc hại giống như  các phó sản   phế thải tìm thấy ở  những nhà mát phát điện chạy nhiên liệu  hóa thạch, thế nhưng plutonium   sản xuất ở các lò hạt nhân là một hóa chất độc hại uy vũ.

6-      Ứng dụng y khoa, sinh học và thiến -hoạn ( stetrilization
           
              Các dùng các phát xạ  ion hóa lớn nhất  ở ngành y  khoa là thuật chụp tia -X ( radiography)  làm ra những hình ảnh thân thể con người, bằng cách dùng các tia -X. Đây cũng là nguồn nhân tạo con người phơi bày dưới các phát xạ. Phát xạ cũng  được dùng trị bệnh  như phép chửa trị  bằng phát xạ - radiation therapy.  Các phương pháp theo dõi dấu - tracer  methods   sử dụng ở y khoa hạt nhân để chẩn đoán bệnh  và  sử dụng rộng rải  làm khảo cứu sinh hoc.
Radiation therapy machine



              Ở sinh học và nông nghiệp, phát xạ được sử dụng gây tạo đột biến, hầu sản xuất ra loài  mới hay cải thiện.  Một cách dùng khác  là kiểm soát côn trùng ( sâu bọ )   tên gọi là kỷ thuật  thiến hoạn côn trùng - sterile insect technique , trong đó  các sâu bọ đực  bị làm thiến mất phần  sinh dục  bằng phát xạ  rồi thả ra; cho nên chúng  không còn thụ tinh  các con cái nữa để sinh ra con cháu, làm giảm bớt sỉ số sâu bọ. Ở các ứng dụng  công nghệ và thực phẩm , phóng xạ được sử dụng để khử trùng - sterilization  các dụng cụ và thiết bị. Ưu điểm là vật thể  có thể xi kín  trong bao plastic trước khi khử trùng. Ai  chống đối dùng phát xạ thực phẩm  nói lên lo ngại  các hiểm nguy y tế của  phát xạ cảm ứng. Nhưng một  báo cáo  của Ủy Ban Khoa học và Y tế   Hoa Kỳ   đầu đề  là Thực phẩm đã được Phát xạ - Irradiated Foods  nói : “ các loại nguồn gốc  phát xạ   được chấp thuận  để  chửa trị thực phẩm, có những mức năng lựợng đặc thù  dưới các mức  có thể gây ra , trên bất cứ nguyên tố nào của thực phẩm  trở thành phóng xạ. Thực phẩm phơi bày  dưới phóng xạ  không trở thành  phát xạ nhiều hơn  là hành lý  đi ngang qua máy rà dò - scanner tia-X ở các phi cảng  hay khi chửa răng đã chiếu tia -X.”

7-      Nguồn gốc phóng xạ thiên nhiên    
            
         5 nguồn chủ yếu :  phát xạ vũ trụ , phát xa mặt trời,   nguồn gốc ngoài trái đất ,  phát xạ trong thân thể người và radon ( ra đông ).  Đa số  các vật liệu trên địa cầu  đều chứa  vài nguyên tử phát xạ,  tuy rằng ở  số lượng nhỏ bé. Phần lớn nồng lượng từ các nguồn các  nguồn phát ra tia gamma  từ các vật liệu xây cất  hay đá, đất đai bên ngoài. Đa số  những  radionuclides ( nuclid phóng xạ ) đáng quan tâm  là các phát xạ địa cầu  - terrestrial radiation , những đồng vị phóng xạ - isotopes  của potassium, uranium và thorium.  Mỗi một loại của nguồn này đều có hoạt động gia giảm kể từ khi trái đất  mới sinh ra . Thế  cho nên potassium - 40  hiện nay chỉ còn 1/2  so với mức thuở đời sống bình minh trái đất mà thôi . Những radioclide khác  như carbon - 14   có phân nữa đời sống -  half life quá dài  nên có thể sử dụng chúng tính niên đại ( date )  của những sinh vật  đã chết từ lâu rồi ( tỉ như gỗ  cây đã  xưa cũ hàng nghìn năm) . Radon -222   sản xuất do sự phân hủy của radium -226 , luôn luôn hiện diện nơi nào  tìm thấy uranium ( Phong Thổ - Lai Châu và  vùng núi non Kon tum - Quảng Nam  đã tìm ra uranium, bằng radon -222 ? )  Vì chưng radon là một thể khí, nó thoát ra  từ các đất đai chứa  uranium  tìm thấy hầu như khắp nơi trên thế giới  và có cơ tích lũy  trong các gia cư đóng kín chặc chẻ. Khí  radon được xem là nguyên nhân  lớn thứ nhì gây ra ung thư phổi ở Hoa Kỳ, sau  hút thuốc . 


                      8 - Nguồn gốc nhân tạo

                      Ủy ban  Điều hòa   Hạt nhân Hoa Kỳ - U.S. Nuclear  Regulatory Commission ( NRC )   đòi hỏi là giới hạn phơi bày cá nhân dân chúng  duới các phát xa con người làm ra  là 100 mrem ( 1mSv )  và giới hạn người trưởng thành  phơi bày dưới phóng xạ  cho những ai hoạt động với các vật liệu phát xạ là 5 000 mrem ( 50 mSv )  một năm .  Phơi bày cá nhân dưới phát xa được đo kỷ lưởng bằng  những dụng cụ bỏ túi kích thước ngòi bút tên gọi là máy đo liều lượng - dosimeters
                     Vài ngành  công nghệ liên quan đế phơi bày gồm có:  phi hành đoàn ( lái máy bay là nơi bị phơi  bày nhiều nhất , ngành tia- X công nghệ, ngành  y khoa tia -X   và y khoa hạt nhân,  ngành khai thác mỏ uranium , các nhà máy điện  hạt nhân và các công nhân nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân, các la bô khảo cứu  ( chánh phủ , viện đại học hay tư nhân ) . Những nuclid phát xạ  chánh yếu  ở ngành y khoa là  I- 131, Tc-99, Co -60, Ir-192 và Cs-137. Chúng ít khi giải tỏa ra môi trường .  Dân chúng có thể bị phơi bày   phát xạ từ các sản phẩm tiêu thụ, tỉ như thuốc lá-tobacco ( polonium -210 ) , các vật liệu xây cất , các  nhiên liệu đốt  ( khí dầu , than đá … ), các gương - kính nhãn khoa, các đồng hồ  đeo tay sáng chói,  điện thoại quay số ( tritium ) , các hệ thống  tia-X phi trường, các máy dò khói ( americanum ), các vật liệu làm đường xá  các ống electron, các  mở đèn mở huỳnh quang, các vỏ che đèn lồng ( thorium ) . Một nồng độ  điển hình chửa trị bằng  phát xạ có thể dàn trải 7Gy  mỗi ngày một tuần làm việc trong 2 tháng. Ở chiến tranh hạt nhân, các tia gamma  phát ra từ các vỏ khí hạt nhân  sẽ có thể gây ra  một số lượng   chết chóc to lớn . Ngay các mục tiêu dưới làn gió ,  nồng độ đã có thể   là 300 Gy .   Và 4.5 Gy ( khoảng  chừng 15 000 lần hơn  sác xuất  trung bình nền tảng hàng năm)  có thể  làm chết phân nữa dân số trung bình , nếu không được  chửa trị y khoa .Các nuclides  phát xạ  đáng  lưu tâm gồm cobalt- 60, ceasium -137, americium -141 và iodine - 131 .
                9- Bao nhiêu  phơi bày ở sự cố  nhà máy hạt nhân biết được trên thế giới ?
        
        Kể từ năm 1956, những sự cố  phơi bày phạt xạ trên thế giới như sau: chiếu theo thang của Sự cố Phóng xạ học và Hạt nhân Quốc tế International Nuclear and Radiological Event Scale ( INES ):  1 là bất bình thường, 2 là sự việc- incident xảy ra , 3 là  sự việc nghiêm trọng , 4 là dã có ảnh hưởng địa phương, 5 là ảnh hưởng rộng lớn hơn, 6  là tai nạn nghiêm trọng 7 là tai nạn lớn lao , chánh yếu.  Từ Tây sang Đông: Canada năm 1958  mức 5 ; Hoa Kỳ ở Three Mile Island mức 5 ;   Anh Quốc  năm 1957 mức 4 ,  và năm 2005 mức 2;  Pháp năm 1980 mức 4 và năm 1993  mức 2 ; Bỉ năm 2006 mức 4; Tây Ban Nha năm 1989 mức 3 ;Thụy Điển năm 2006  mức 2 ; Hung gia Lợi  năm 2003 mức  3; Slovakia năm  1977 mức 4;  Ukraine  ( Chernobyl ) năm 1986 mức 7; Thổ Nhĩ Kỳ năm 1999 mức 3; Nga  năm 1957 mức 6, năm 1993  mức 4;  Nhật bổn năm 1981  mức 2, năm 1999 mức 2, năm 1999 mức 4 và năm 2011 mức 7.

         Thứ bảy ngày 12 tháng 3 năm 2001 , khi một lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân   Fukushima số 1 ( Daiichi ) cách thủ đô Tokyo , Nhật , 150 dặm Anh (  241 km )  phát nổ   làm hư hại xây cất  chứa lò  phản ứng  và hệ thống làm nguội lạnh - cooling system . Tuy nhiên  nhà chứa  phản ứng  cho các thanh  nhiên liệu  phát xạ, lại  không bị hư hại gì cả,  theo các chức quyền Nhật   nói với  Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế- IAEA .  Và chủ nhật hôm sau,  một lò khác  bị lôi thôi về hệ thống làm nguội lạnh,  vì hydrogen  tích tụ ở hệ thống làm nguội lạnh  hư hỏng. Khoảng chừng 200 người  sống gần các nhà máy phải di tản cố tránh  một ca  diễn tiến  tệ hại nhất là nung chảy - meltdown   và tiếp theo sau là  sự giải tỏa các tro phát xạ. Vài chức quyền Nhật lúc đó  nói rằng  các lò phản ứng ở nhà máy có thể đã nung chảy. Các kỷ sư không đến được đủ gần  nhà máy hầu xác định hay gạt bỏ  nung chảy này. Theo các  chuyên viên, đây là sự cố đứng hàng thứ 3  trong lịch sử cận đại, sau  tai họa Chernobyl ( xứ Ukraine ) năm 1986 và sự cố Three Miles Island( Hoa Kỳ ) năm  1979.   Mức cao nhất được báo cáo ngày 7 tháng 4 năm 2011 ở sự cố Fu kushima  là  1000 mSv / giờ   ở hồ nước  phòng tua bin  của lò phản ứng số 2 của nhà máy số 1.  Ngày 11 tháng 4 năm 2011, cơ quan IAEA đã xem sự cố Fukushima không thua kém sự cố Chernobyl bao nhiêu cả , trên sự cố Three Mile Island.
Bấm chuột 2 lần để phóng lớn hình ra
        Năm 1973, Nga Sô xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl xứ Ukraine, hy vọng  nhà máy này sẽ  lớn nhất Âu Châu.  Những 13 năm sau , trong  khi đang xây lò phản ứng  thứ năm, trong số 8 lò dự trù , thì lò thứ 4  nổ tan.  Cesium , strontium ,uranium  , plutonium   và  một số lượng  vật liệu phát xạ khác  không tiết lộ  bị  phun ra ngoài.  Một miếng  bê tông nặng 2000 tấn  xây  ngang  bị các  lực đẩy dựng lên thẳng đứng, như thể một thanh gỗ mềm.  một  cột  khói xanh dương   chói  sáng ở bầu trời  hai ngày  và đó là không khí ion hóa .  Dân chúng địa phương  ra khỏi nhà, lóe mắt nhìn cảnh tượng, không biết rằng mình đang bị  phơi bày dưới  những nồng lượng phát xạ rất cao, vì họ đã được  chức quyền bảo đảm là không có việc gì quan trọng xảy ra  ở nhà máy cả.  Sau sự cố  ngày 26 tháng tư năm 1986  , phải cần 2 năm  và 650 000 người hầu làm sạch    nhưng thật sự thì Chernobyl  sẽ không bao giờ làm sạch  được cả.  Nữa đời sống  - half lives của cesium và strontium  là khoảng 30 năm cho mỗi nguyên tố , so với  uranium là 4 tỉ năm có vẽ ngắn  ngủi, nhưng như thế vẫn có nghĩa là  cesium và strontium cần   hàng trăm năm để   mất bớt đủ  phóng xạ  hầu chuyễn vùng sự cố thành nơi an toàn cho người sinh sống. Cũng như ở nhà máy  Fukushima Daiichi , chức quyền thiết lập một “vùng  cấm địa - exclusion zone” và di tản 100 000 người cũng như 135 000 con bò cái .  Ngày nay  vùng cấm địa Chernobyl   đã trở thành một  vùng  thú hoang dã ẩn náu và sinh sôi nẩy nở cũng như một rừng  mọc lại . Hiện nay, không thấy có  những con rắn mối - thằn lằn đột  biến,  những sâu bọ khổng lồ, mèo ba đầu hay én lông trắng bạch, chuột với di sản di truyền kháng phát xạ  và những cây thông liễu - bulô  bị hư hại di truyền, mọc lên với thân lũng ruột  trông như những lùm bụi lông vũ . Không ai biết chắc là các động vật lớn có  lành mạnh không  và hư hại di truyền có lan rộng không. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây  gợi ý rằng  hệ thống sinh thái  tái lập,  trên phương diện di truyền, ở Chernobyl, không được lành mạnh cho lắm.
              
                10 - Ảnh hưởng sinh học
           
            Ảnh hưởng  sinh học được suy nghĩ về ảnh hưởng của chúng trên các tế bào sinh sống . Ở những mức phát xạ thấp,  ảnh hưởng sinh học quá nhỏ  nên không dò tìm được ở những nghiên cứu dịch bệnh.  Thân thể  sửa chửa được nhiều loại hư hại phát xạ và hóa học.   Ảnh hưởng sinh học  của phát xạ   trên các tế bào sinh sống  có thành quả  sau đây:
-          Các tế bào  thấy DNA bị hư hỏng  và đủ khả năng dò ra và sửa chửa hư hại
            -  Tế bào thấy DNA bị hư hỏng nhưng không đủ khả năng sửa chửa hư hại.  Những tế bào này   đi qua tiến trình của lập trình tế bào chết , hay tách khỏi sa mí-  apoptosis , và như thế  loại bỏ được  hư hại di truyền tiềm thế từ các mô lớn hơn .
              - Tế bào thấy một đột biến DNA không làm chết - non lethal và di sản qua  sự phân bào tiếp theo đó .  Đột biến  có thể  góp phần hình thành một ung thư .
              -   tế bào thấy “ hư hỏng DNA không còn sửa chửa được nữa” . Các phát xạ ion hóa mức thấp  có thể cảm ứng   hư hỏng DNA  không còn sửa chửa được nữa  ( đư{a tới  những sai lầm  sao chép - replicatephiên mã- transcription   cần thiết cho ung thư - neoplasia  hay kích động  tương tác virus interaction, dẫn tới già nua  quá sớm  và ung thư.  Các quan sát khác ở mô  thường phức tạp hơn .
            Ung thư liên quan đến   những phơi bày nồng lượng cao  gồm có :  ung thư máu - leukemia , ung thư tuyến giáp - thyroid , vú , bọng đái - bladder , ruột già , gan , phổi  , thực quản- esophagus, buồng trứng  ovarian ,  ung thư tủy sống đa phương - multi myeloma   và  dạ dày .  Sách vở bộ Y tế và Dich vụ Con người Hoa Kỳ  cũng gợi ý rằng  có cơ  có sự liên hệ giữa phơi bày các phát xạ ion hóa và ung thư tuyến tiền liệt - prostate, hốc mủi- nasal cavityxoang mủi - sinusyết hầu - pharynx , thanh quản- larynx  và  tụy - pancreas .                                         
             Dữ liệu liên quan đến y tế công cọng  ở phơi bày nồng độ thấp, dưới 1 000 mrem ( 10mSv )  rất khó  giải thích . Để định giá  ảnh hưởng của các nồng lượng  phát xạ thấp hơn, các nhà khảo cứu dựa vào những mô hình  của tiến trình  phát xạ gây ra ung thư . Nhiều mô hình  đã  được làm  tiên đoán  những mức hiểm nguy khác nhau.
            Hai nghiên cứu  rộng rải  về phơi bày đại trà ở  những nồng độ cao phát xạ ion hóa là : các  người sống sót bom nguyên tử năm 1945  và các công nhân khẩn cấp  trả lời sau sự cố  Chernobyl năm 1986.  Khoảng chừng 134  nhân công nhà máy và  lính chữa  lữa  liên hệ đến nhà máy điện Chernobyl  nhận - hấp thu  những nồng lượng phát xạ cao , từ  70 000 đến  1 340 000 mrem  hay từ 700 đến 13400 mSv  và bị đau khổ  , đau  ốm vì bịnh  phát xạ nghiêm trọng. Trong số này 28  người chết vì thương tích.  Ảnh hưởng  dài hạn  của sự cố Chernobyl  cũng đã được nghiên cứu.  Ước lượng có  chừng 1800  ca ung thư tuyến giáp  báo cáo tại các vùng ô nhiễm, đa số là trẻ em. Vài ca , có người chết.  Những ảnh hưởng khác của Chernobyl  đang là đề tài tranh cải hiện nay. 

         

              11 - Triệu chứng chuẩn mực

             Triệu  chứng  bị phát xạ  nghiêm trọng  ( nồng lượng nhận trong 1 ngày ) :
-          0- 0.25 Sv ( 0- 250 mSv ):  không có gì hết.
-          0.25 -1Sv ( 250 Sv - 1000 mSv : vài người bị nôn mữa, ăn mất ngon , hư hại   tủy xương , hạch bạch huyết - lymph nodes , lá lách - tỳ ( spleen )
-          1-3Sv ( 1000 -3000 mSv ) : nôn mữa nhẹ hay nặng , ăn mất ngon , dễ lây nhiễm , hư hại tủy xương  nghiêm trong hơn , hạch bách huyết  - lá lách - tụy. Có cơ lành lại , nhưng không chắc chắn
-           3- 6 Sv( 3000 -600 mSv ): nôn mữa nặng , ăn mất ngon, chảy máu, lây nhiễm , tiêu chảy,  da tróc, không sinh con nữa,  chết nếu không  được chửa trị
-            6- 10 Sv ( 6000 -10 000 mSv ): Mọi triệu chứng kể trên cọng thêm  hư hỏng  hệ thống thần kinh trung ương , chắc là sẽ chết .
-           Trên 10Sv ( 10 000 mSv ):  không thể làm nổi một việc gì ( mất khả năng sức lực ) và chết .   
          

(Irvine , Nam Ca Li -Hoa Kỳ ngày  13 tháng tư năm 2011 )         
             


                       
       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét