Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Trung Quốc - Một xã hội đổi thay


(Tiếp theo lọat bài về Trung Quốc - Phần kết )
VI-B       
Kết luận (cho đến năm 2005) :   
Một Xã Hội Đổi Thay  
GS Tôn Thất Trình 
Kinh tế  xã hội  chủ nghĩa thị trường Trung Quốc 
           
Tuy  theo dòng lịch sử,  chủ đề chánh yếu là sự vươn lên, uy quyền tổ chức và sáng tạo  của những hệ thống quốc gia mênh mông, nối tiếp nhau theo thời gian, nhưng lại luôn luôn  liên kết nhất quán, kiên định liên tục xã hội và văn hóa. Cho nên, nếu muốn hiểu  hệ thống quốc gia Trung Quốc  hiện hửu, chúng ta ắt phải tìm hiểu  những thay đổi  kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa  hiện đang ảnh hưởng tới  thực thi quyền hành chánh trị.
 
                              Tăng trưởng và các vấn đề kinh tế 

             Như mô tả trong các chương trước, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã là thành quả  của những  trình tự thực tiễn  các chánh sách cải cách, thoạt tiên  ở khu vực nông thôn với hệ thống hộ- gia cư trách nhiệm, mở rộng đường cho  thị trường tư nhân  và sự trổi dậy  các thị trấn nhỏ và xí nghiệp làng xã, thôn xóm. Rồi thì, một khi khu vực nông thôn thịnh vượng, những cải cách thử nghiệm ở đô thị - thành phố, giúp cho các  xí nghiệp nhỏ tư nhân và tập thể  phát triễn . Nhờ thế, đến giữa thập niên 1980,  kinh tế đô thị đã tăng trưởng mau lẹ hơn  là khu vực nông nghiệp.  Đầu tư ngoại quốc được mời  gia nhập các liên doanh - joint ventures   và các vùng kinh tế đặc biệt. Sau một đình trệ tiếp theo vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989,  kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc lại như cũ. Năm 1992,  Đặng  làm một cuộc du hành thanh tra ở miền Nam Trung Quốc, rêu rao ầm ỉ  khi ông tuyên bố là “ làm giàu là vinh quang”.  Ở  Đại hội Đảng CCP thứ 14 vào tháng 3, Đặng được ca ngợi là  kiến trúc sư chánh của  “xây dựng  xã hội chủ nghĩa dưới những đặc điểm Tàu”  và ở Đại hội  Nhân dân Quốc gia ( Quốc hội ) năm 1993 , Trung Quốc  chính thức xác nhận mình là  “ một nền kinh tế  xã hội  chủ nghĩa thị trường - socialist market economy”.  Từ ngữ này mơ hồ trên ý niệm, nhưng có nghĩa là nay Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế pha trộn - mixed economy qui ước, khi chánh phủ xử  ( quản ) lý những  công nghệ lớn và  một số mỗi ngày mỗi tăng xí nghiệp  nhỏ  chịu các lực lượng  thị trường chi phối, điều hòa. Ở Đại hội Đảng thứ 15, năm 1997,  các xí nghiệp tư nhân được chánh thức hợp pháp hóa  là “ một yếu tố quan trọng”   của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc. Các lực lượng thị trường bây giờ ngự trị  nền kinh tế Trung Quốc, như chưa bao gìờ xảy ra dưới sự cộng sản cai trị.

Nghị Vũ 
              Hệ thống thị trường  đã tăng thì lẽ dĩ nhiên các xí nghiệp quốc doanh phải suy giảm.  Các xí nghiệp quốc gia làm chủ, năm 1978 còn chiếm  70 % sản xuất công nghệ Trung Quốc , năm 2000 tụt xuống 24 % .  Và quốc gia chỉ làm chủ những  công nghệ lớn chiến lược. Khắp mọi nơi, tuồng như ai nấy  ở ngành công nghệ đều leo lên  đầu thang thịnh vượng từ cuối thang nghèo khổ. Ở thị trấn Nghị Vũ - Yiwu, tỉnh  Chiết Giang, một phụ nữ đã trèo  lên,  trong 15 năm, từ bán rong ở phố xá  đến làm chủ nhân  một xưởng plastics  có 50  công nhân, thảy đều đến từ các vùng nghèo  hơn.  Thí dụ này có thể kể ra hàng ngàn lần tương tự. Và trong 2 thập niên, Nghị Vũ đã biến thành một  đại đô thị sầm uất với  nhà chọc trời, các công viên  kỷ nghệ và một phi trường.          

Xe búyt Volvo sản xuất tại Trung Quốc 
         Triễn khai liên tục và mau lẹ trong thập niên 1990, chưa bao giờ thấy. Năm 1997, khi khủng hoảng tài chánh Á châu  đem lại  giảm sút kinh tế Á Châu và thế giới, trái lại  sác xuất tăng trưởng Trung Quốc   không bị ảnh hưởng bao nhiêu cả, có lẽ nhờ  kích thước và dân số to lớn : 80 %  tăng trưởng do yêu cầu nội địa tạo nên. Đầu tư ngoại quốc là then chốt cho phát triễn kinh tế Trung Quốc.  Lúc đó những cán sự cơ khí Tàu , lương 50 đô la Mỹ một tháng, đang ráp những xe buýt Volvo và ráp đuôi phi cơ Boeing . 
Các phần Boeing do TQ chế tạo.
(Nhấp chuột  hai lần để phóng to hình ra)  
Năm  2002, Trung Quốc đã sản xuất  110 000  xe hơi ( ô tô )  từ xe  ô tô  gia đình nhỏ - subcompact family car  đến xe xêđăng - sedan ghế bọc da  cho dân điều hành  cao cấp đi:  lợi lộc biên tế ước lượng gấp đôi  lợi lộc xe làm ở Hoa Kỳ. Toshiba, một hảng điện tử Nhật khổng lồ đã thôi làm máy truyền hình - ti vi ở Nhật và cung cấp cho thị trường Nhật các máy này , sản xuất ở Trung Quốc.  Nhiều hảng Nhật khác tuyên bố dự tính nhập khẩu xe đạp, xe gắn máy,xe buýt, máy chụp hình, điện thoại tế bào từ các xưởng Trung Quốc. Khi Trung Quốc di chuyễn hướng  tràn ngập thế giới với các sản phẩm cao phẩm, gíá thấp, rẽ mình chế tạo, sự hội nhập Trung Quốc vào kinh tế thế giới  tiến triễn rất mau lẹ.

         Đầu tư ngoại quốc  tăng  đã được  thị trường hàng hóa liên doanh Trung Quốc  trỗi dậy thúc đẩy . Đến năm 2003,  trung bình lợi tức dân gian  miền Đông Trung Quốc đã đạt  1200 đô la Mỹ ( cao hơn mức trung bình toàn quốc Việt Nam năm  2009 - 2010)  tạo ra  một giới trung lưu  dân số 450 triệu người. Đây là một thị trường lớn hơn mọi quốc gia  trên thế giới,  ngoại trừ Ấn Độ và đang tăng thêm hơn nữa.   Một thí dụ tốt đẹp là  thị trường  xe ô tô , mà ở Trung Quốc đang tăng mỗi năm hơn 50%.  (hình như năm 2010,  xe Trung Quốc sản xuất đã đứng hạng nhất thế giới vượt hảng xe sản xuất nhiều nhất thế giới là hảng Toyota ? ).  Trong quý đầu năm 2003, Volkswagen đã bán  nhiều xe ở Trung Quốc  hơn là ở Đức . Hảng Mỹ General Motors đã bán nhiều  xê đăng Buick xa xỉ cho các chức quyền Đảng Cọng Sản Tàu và các viên chức điều hành các xí nghiệp quốc doanh.  Trung Quốc nhấn mạnh đến  làm xa lộ hơn là xe lữa  để mở rộng  các nội địa xa xôi miền Tây  sẽ  giúp thị trường xe vận tải và  xe buýt tăng gia .  Năm 2003,  Trung Quốc đã có ¼  yêu cầu xe vận tải trên thế giới . Chúng ta có thể   đặt câu hỏi là liệu  triễn khai  nóng bỏng như vậy  có tiếp tục lâu dài đặng không ?   Nhưng ít nhất  cái gọi là   huyền thoại thị trường Trung Quốc, trước đây làm thất vọng  nhiều nhà đầu tư,  nay không còn là huyền thoại nữa rồi.

Mức nhập cảng dầu của TQ 
           Một cách khác để đo lường tiến triễn  kinh tế Trung Quốc là mức tiêu thụ dầu lữa. Như đã kể , năm 1993, Trung Quốc vẫn còn phải nhập khẩu nhiều, nhưng sau đó Trung Quốc đã trở thành nhà tiêu thụ  dầu lữa  tăng mau lẹ nhất thế giới.  Cơ quan Năng lượng Quốc tế ở Ba Lê - Paris  ( Pháp ) ước lượng là đến năm 2030  Trung Quốc sẽ nhập khẩu dầu lữa  số lượng tương đương Hoa Kỳ nhập  khẩu hiện nay ( 8- 10 triệu thùng mỗi ngày; nhắc lại là Việt Nam các năm 2005- 2009 xuất khẩu  gần hầu hết nhập  sản xuất mỗi ngày 400 000 - 500 000 thùng ).  Để  giảm thiểu phụ thuộc vào dầu Trung Đông ( Á ) chánh phủ đã tăng cường  ố gắng tìm kiếm khí dầu và dầu lữa  dọc thềm lục địa Trung Quốc. Ở sa mạc Tân Cương - Xinjiang, một tổ hợp  các hảng năng lượng   nội địa cà ngoại quốc  đã tiêu 3.3 tỉ đô la Kỳ phát triễn các  bồn ( vùng  mỏ) khí dầu và 5.2 tỉ đô la khác, thiết lập  một ống dẫn dầu khi từ Tân Cương về Thượng Hải.  Nhiều thỏa hiệp  đã làm với Úc Châu, Inđônêxia  và Nga  để  có thêm  dầu lữa và khí dầu. Năm 2003, công ty quốc doanh dầu ngoai khơi Trung Quốc  tuyên bố sẽ mua   615 triệu đô la cổ phần khai thác  một bồn dầu lữa mênh mông biển Caspian.
Khai thác dâu lửa ở Tân Cương 
            Khu vực nông thôn rất khẩn thiết cho tương lai kinh tế Trung Quốc. sau khi  thịnh vượng nông thôn nổ bùng  lên nhờ các cải cách của Đặng Tiểu Bình, tăng trưởng nông thôn chậm lại hẳn đi giữa thập niên 1980  và những năm gần đây ( 200)- 2005)  ngưng trệ . Khôi hài thay  là Trung Quốc bây gìờ  đã tăng đủ sản xuất nông nghiệp nuôi dân số Tàu lớn lao ( nhắc lại là từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc  tân tạo ra  kỷ thuật  sản xuất hột giống và trồng đại trà  các giống lúa gạo lai đời F1 - hybrid rice cao năng ( trên 1- 1.5 tấn? vụ ) hơn cả các giống  IR- Thần Nông mới và cũ ở khí hậu “á nhiệt đới Trung Quốc” - và ở Bắc Việt , miền Bắc Trung Việt;  phổ biến kỷ thuật sản xuất giống  các giống lúa lai này năm 1991- 93, nhờ sự giúp đở cảa Lương Nông Quốc tế - FAO), nhưng tăng sản xuất  lại làm cho nhiều nông dân thừa thải thóc lúa  ( giống lai cao - siêu năng,  nhưng ít khi cao phẩm, giá hạ)   khiến hàng triệu nông dân  di dời lên đô thị - thị trấn  kiếm công ăn việc làm ngoài nông nghiệp.  Không khác gì mấy, Việt Nam  nay xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo thay vì nhập khẩu 1-1.5 triệu tấn gạo vào thập niên 1990 mà nông dân trồng  2-3 vụ lúa cao năng ở đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn là giới nghèo khổ nhất đồng bằng . Một khi  nghèo khổ  nông thôn vẫn tiếp diễn, chánh phủ Tàu thấy cần  phải tìm cách  xây cất hạ tầng cơ sở xã hội ( tỉ như trường học , các tiện nghi săn sóc y tế ), hầu bảo vệ nông dân trẻ tuổi  qua cơn nghèo khó và  sửa soạn huấn luyện họ cho họ tìm được công ăn việc làm mới ngoài nông nghiệp.  Đáng kể ra  là tháng giêng năm 2003, phiên họp đầu  tiên Đảng CCP định lại chánh sách chánh yếu  là một hội nghị  về nghèo khổ nông thôn, do Hồ Cẩm Đào, tổng thư ký mới Đảng chủ tọa.

              Trung Quốc gia nhập WTO   ngày 11 tháng chạp năm 2001, sau 15 năm thảo luận , đàm phán với Hoa Kỳ  và các thành viên khác của WTO . WTO, nguyên là Thỏa hiệp Tổng quát  về Quan thuế  và Thương Mãi - General Agreement on Tariffs  and Trade ,  là một tổ chức căn bản luật lệ -rules based đòi hỏi  công khai - cởi mở và trong sáng  ở hệ thống thị trường toàn cầu. Muốn thành hội viên, Trung Quốc đã phải  giảm bớt quan thuế, đặc biệt trên các sản phẩm  kỷ thuật thông tin và rất nhiều hàng hóa nông nghiệp.  Các xuất khẩu  Trung Quốc  sẽ được dễ dãi hơn  đi vào các thị trường quốc tế và ít bị kỳ thị bất công hơn.  Hoa Kỳ nay  đã thừa nhận Trung Quốc  địa vị  liên hệ   thường xuyên- bình thường - thương mãi -  permanent- normal -trade relations ( PNTR )  
TQ gia nhập WTO 
Đối với Trung Quốc,  làm hội viên WTO  đã hội nhập thêm  Trung Quốc vào cộng đồng thế giới,  nhưng cạnh tranh với ngoại quốc  lại gia tốc. Công nghệ dịch vụ,  tỉ như ngân hàng, bảo hiểm, và công nghệ viễn thông đặc biệt dễ tổn thương nhất.                                              
                 Một khủng hoãng  ngân hàng đang lấp loáng, chẳng hạn,  có lẽ nguy hiểm cho nền kinh tế Trung Quốc 10 năm tới. 4 ngân hàng lớn nhất , cả 4 là quốc doanh, có nợ không đòi được chiếm từ 19 đến 42 %, còn lớn hơn cả các ngân hàng Nhật bổn, nơi nợ xấu  cũng là  một vấn đề.Theo các luật lệ WTO, các ngân hàng ngoại quốc như Citibank và HSBC, nay có thể  thu hút các người gửi tiền rút ra khỏi các ngân hàng Trung Quốc, dù có nhiều nợ xấu trong sổ sách vẫn phải trả tiền lời cao hơn cho người gửi tiền và cho vay lãi xuất nhẹ hơn đến lúc này. Thế cho nên họ thấy khó khăn hơn  cho vay những doanh vụ đang phấn đấu, đặc biệt  cho những xí nghiệp  tư nhân giàu sáng kiến  mà tín dụng  là vấn đề chánh.
                      
               Các căng thẳng xã hội

          Trung Quốc xây dựng một quốc gia công nghệ mới, lẽ dĩ nhiên là căng thẳng  tăng thêm ở mọi  lảnh vực xã hội. Hố cách biệt giữa giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn,  giữa  các miền bờ biển  phát triễn và vào sâu nội địa bên trong, giữa  các làng xã giàu có và nghèo nàn, những  phân liệt - schisms  chính kiểu mẩu, mô hình xã hội Mao  muốn giảm đi.  Tăng trưởng  kinh tế Trung Quốc  trong năm 2001  là 7.3 % , nhưng sác xuất  đã chậm hẳn đi, mất cân đối ở những vùng ít phát triễn.  Đến năm 1999, 124 triệu dân Trung Quốc  vẫn sống dưới  mức tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế giới,  lúc đó là  1 đô la Mỹ một ngày cho mỗi đầu người.  Theo trật tự  thời Mao,  công nhân  tương đối được ưu đải với lương thấp nhưng ổn định, nhà cửa khỏi trả tiền thuê, giáo dục và y tế miễn phí,  và “ chén cơm sắt” là  có công ăn việc làm suốt đời.  Thêm vào  những khẩn thiết này là  một uy tín  thuộc vào  các giới lảnh đạo  ( song song với nông dân và quân nhân )  đứng hàng đầu  tiến bộ xã hội. Mọi điều này đã bị tháo gỡ năm 1978,  vì cải cách  sâu xa không  lay chuyễn được.  Năm 1997, theo niên giám thống kê ( 1999 ) của Nghiệp Đoàn  Thương Mãi Tàu, 11 triệu công nhân  thiếu tiền lương chưa trả - wage arrears trung bình 1900 yuan  mỗi công nhân; trong khi nhà cửa, săn sóc y tế và giáo dục quốc gia cung cấp, mỗi ngày một ít đi và giá đắt hơn.  Giữa 1998 và năm 2001, theo bạch thư  của Hội đồng Quốc Gia , việc  triệt phá dần dần các xí nghiệp quốc doanh đòi hỏi sa thải  chừng 25 triệu công nhân.  Thất nghiệp theo lời một học giả, trở nên không tính nổi, nhưng khối lượng to lớn.  Hệ thống hưu trí ( nghỉ hưu ) trù liệu trả cho  công nhân quốc doanh 80-90 % lương bổng  khi về hưu,  yếu kém hẳn đi.  Các thành phố nay thành thị trấn lụp xụp tồi tàn - shanty town trải dài,  dân gian trôi nổi khốn khổ chạy tìm công việc. Thủ tướng Chu  Khổng Nghị (? )- Zhu Rongji  nói vớiQuốc Hội  năm 2002   “ cơ cấu  công nghệ Trung Quốc là  phi lý  và những vấn đề sâu đậm  của hệ thống kinh tế Trung Quốc  vẫn chưa được giải quyết”                                                                                                                                                       
                Tình trạng thị trấn không yên ổn gia tăng khi thêm nhiều công nhân mất việc.  Năm 2002, hàng chục ngàn công nhân biểu tình  ở các vùng dầu lữa Đại Thanh - Daqing tỉnh Hắc Long Giang - HeiLong jiang, trước đây là một mô hình thành công công nghệ quốc gia Tàu.  Tiếp theo là biểu tình của 10 000 thợ mỏ ở Phúc Thuận - Fushun. Ở Liễu Dương- Liaoyang,  5000  công nhân bốn xưởng máy phá sản biểu tình nhiều ngày  và các công nhân ngành  tơ sợi Tứ Xuyên cũng đình công.  Mùa xuân năm 2003, biểu tình phản đối nổ bùng thêm ở Hắc Long Giang  ở vùng Đông Bắc xa xôi. Tại riêng một thị trấn, cả hàng chục ngàn công nhân diễn hành các đường phố, ngồi đầy trên đường rầy xe lữa để làm gián đọan các chuyến tàu và nằm ì trên phi đạo để máy bay không cất cánh được. 80%  nhân công ngoại tứ tuần  mất việc.  Nhật báo The New York Times báo cáo  một không yên mới đưa tới những đám cháy hoang dã phản đối khắp Trung Quốc  và  bắt buộc chánh phủ phải hành động.
            Lo sợ những hậu quả chánh trị  của  những bất mãn rộng lớn như vậy, Chánh phủ Trung Quốc  đã phản ứng  thận trọng hơn  là trong quá khứ. Các tập san cảnh sát, công an Tàu nay khuyến cáo  “ xử lý” thay vì “dẹp tan” phản đối.  Một chức quyền công an viết:  một khi kinh tế đã phát triễn, các sự cố to lớn  vẫn thường xảy ra.  Chánh quyền phải phản ứng “ cực kỳ cẩn thận”.   Các biểu tình  không bạo động được  phép tiến hành  và chỉ nên bắt giam các đầu sỏ mà thôi.  Đôi khi,  chức quyền gặp  các kẻ phản đối, thỏa mãn tối thiểu yêu cầu tiền bạc của họ.  Có thể  là những phương cách mới mẽ này, đã  báo trước  một đổi thay cách chánh phủ giải quyết các vấn đề chánh trị uy quyền ở thị dân Tàu, tuy vẫn  có rất ít chứng cớ là việc đã xảy ra như thế vào năm 2003.            
          Cho những ai đã có công ăn việc làm, phí tổn nhân sự của kỳ diệu kinh tế Trung Quốc đã tỏ rỏ. Hàng triệu  nhân công các xưởng máy và thợ mỏ  đã  mệt nhọc  làm việc trên những điều kiện khốn khổ, vọng lại   “Các xưởng đen tối quỷ Xa tăng”  thời Cách Mạng công nghệ ở Hoa Kỳ và   ở Âu Châu.  Như Châu Hải - Zhou Hai, một nhà nhiếp ảnh, đã ghi chép nhưng viễn cảnh  công nghệ Trung Quốc, nhấn mạnh là xã hội đang phát triễn Trung Quốc hơn 15 năm trước đây “ quá nhiều công nhân bị biên tế hóa - loại ra ngoài lề xã hội và càng ngày càng ít  người chiếu cố đến họ” . 
Công Nhân ở Châu Hải 
Công nhân  bụi bặm  trên những bức ảnh  ngơ ngác nhìn vào ống kính,nhẫn nhục mệt mỏi. Họ là một thành phần  của  cuộc tiến ầm ỉ về tương lai,  nhưng bộ mặt họ cũng nhắc lại những thời quá khứ khó khăn xa xưa của Trung Quốc .

                Thành công hay thất bại  của Đảng CCP  trong những thập niên tới có thể tùy thuộc  cách nào   Đảng thỏa mãn  được yêu cầu  của dân nông thôn Trung Quốc , năm 2003 vẫn còn  chiếm khoảng 75 %  tổng số dân Trung Quốc ( con số của Việt Nam hiện nay, tùy theo cách tính thế nào  thị trấn nhỏ được xếp là nông thôn hay thành thị ). Nhiều  làn sóng nông thôn không yên tĩnh đã lan ra khắp xứ sở, kể từ thập niên 1990,  không phải vì những khiêu khích đặc biệt  mà vì mài - nghiền  xuống thấp dần của dân gian Tàu , đã quen  từ lâu với gian khổ cay đắng.  Thuế khóa- taxes  trên nông dân  tuy không được quá  5%  lợi tức năm trước, thường phải đóng cao hơn nhiều vì các chức quyền địa phương tằng thêm lợi tức ở sổ sách kiểm kê .  Nếu thuế không đủ,  họ sách nhiễu thêm bằng bắt đóng thêm lệ phí - fees. Nhiều tiền thu  đặc biệt để có điện hay  nhập học và ngân khoản thu được bị các chức quyền địa phương nhậu nhẹt hay  đãi tiệc bạn bè. Oán giận  chống lại chức quyền địa phương và tham nhũng lan tràn, tỏa khắp  nhiều vùng rộng lớn. Các dân thôn xóm, làng xã  cố gắng hoạt động trong  hệ thống, gửi nhiều phái đoàn   đến Bắc Kinh đầu đơn  kiện cáo, kiến nghị, kêu gọi điều tra các chức quyền địa phương, nhưng những cố gắng này  phần lớn vô ích và đôi khi bị  đàn áp  tàn nhẫn .
                Tuy nhiên cũng có  khuấy trộn  kiêu hảnh và  nét riêng biệt địa phương ở nông thôn Tàu, như đã thấy  về sự hồi sinh  các truyền thống xưa cũ. Sau 40 năm  nước nhà Cọng sản Tàu cố tâm  kiểm soát kinh tế, định nghĩa địa vị xã hội, bải bỏ tôn giáo, phá tan mạng lưới tình  máu mủ nới rộng , kiểm soát phân phối giàu có  và định nghĩa  tiêu chuẩn văn hóa, một  hồi sinh nền tảng  tự phát,  rộng rải và to lớn, các giá trị và cơ chế cũ,  đã trổi dậy.  Ở nhiều nơi,  dòng họ và cộng đồng địa phương  đã đoạt trở lại phần nào tính cách tự trị,  đôi khi với sự ủng hộ chánh quyền địa phương, đôi khi chống đối chánh quyền .  Ngân khoản  đà được thu nhận  để phục hồi  các  phòng ốc thờ phụng tổ tiên, đền đài  các thần thánh thổ địa, hay tái lập  các hàn lâm Khổng giáo.  Gần thành phố Trường Sa- Chang sha , tỉnh Hồ Nam ,  Viện Hàn lâm  Việt Lữ - Yue Lu  thời vua Tống  Chu Tây - Zhuxi  đã được trùng tu  với ngân khoản quốc gia,  song song với một miếu thờ  Khổng tử.  ( nay là một  trung tâm du lịch đắt khách ).  Như vậy, những mô hình xã hội xưa cũ được tái  tạo,  để bù chì xói mòn, xé rách  lan tràn tấm vãi dệt xã hội  dưới thời Mao Trạch Đông .

                           Tội ác và tham nhũng

               Mọi xã hội đều phải đối đầu với tham nhũng.  Nhưng tham nhũng ở Trung Quốc đặc biệt có gốc rễ sâu xa .  Nuôi dưỡng bằng liên hệ gia đình  và cá nhân, nằm ngay giữa tâm can  văn hóa truyền thống, không thể giải quyết nếu không có thay đổi  căn bản  ngay trong chính văn hóa mình .  Ở quá khứ thời đế chế phong kiến, liên hệ cá nhân rất quan trọng khi thời thế trật tự.  Nhưng khi thời thế bất ổn, vô trật tự, đôi khi đời sống dân gian  tùy thuộc vào “mạng lưới hổ tương - ( guan xi ) networks of mutual support”  triễn khai thành những bè phái - factions  để thực thi quyền hành chánh trị.  Những khuynh hướng này thật rỏ rệt lúc chớm nở Cách Mạng Văn Hóa. Đầu thập niên 1980,  thiếu thốn mọi thứ: điện, than đá,  vé xe lữa, phòng khách sạn…  lan khắp  nền kinh tế, vẫn còn được thư lại điều hòa.
              Ở đa số mức độ căn bản, một nông dân khi muốn bán  lên thị trấn vịt mình nuôi  hay rau cải mình trồng, phải được  thư lại  đảng chấp thuận chuyên chở mua nhiên liệu cho chuyến đi, một giấy phép vào thị trấn, và một thẻ đăng ký cho bán rong sản phẩm mình làm ra. ( tình trạng tương tự xảy ra từ  cuối năm 1975 đến đầu thập niên 1990 ở Việt Nam ).  Muốn thành công, anh ta cần bạn bè ( thường là công an ở Việt Nam )  chỉ đúng  chỗ  phòng sở chánh quyền hửu trách, anh nuôi dưỡng bằng  quà cáp - biếu xén ( ở Việt Nam sau 1975 là những gói thuốc lá Mỹ… ), gọi là đi ngã hậu- zou houmen ( back door) .

             Khi  thị trường  tư nhân triễn khai, các xưởng  máy tư nhân hay liên doanh cần có nguồn năng lượng, nguyên liệu  hay phương tiện chuyễn vận, thường bị các xí nghiệp quốc doanh chánh phủ thiết lập kiểm soát . Hầu dễ dãi  thương thảo thị trường, cần có những dấu ấn ký  của vô số chức quyền làm  các tay  môi giới - brokers  xuất hiện, giúp  cho cả người mua lẫn người bán cho mỡ vào bánh xe. Thủ tục guan xi  trở nên phức  tạp với chè chén, tiệc tùng và quà cáp mỗi ngày mỗi phức tạp thêm. Một khi nền kinh tế thị trường  lớn mạnh, hàng hóa  các xí nghiệp quốc doanh  trở thành rất dễ dãi cho chức quyền  mua rẽ rề  và bán lấy lời nhiều ở thị trường. Rất nhiều chức quyền trở thành giàu có  bằng cách khai thác guan xi riêng mình ở hệ thống chánh thức. Hầu chống lại  trục lợi - profiteering này, 
Tham nhũng tại TQ  
Đảng CCP tung ra một loạt chiến dịch từ giữa thập niên 1980, gồm luôn cả  chiến dịch lớn năm 1988,  đóng cửa 42 xưởng mày  do con cháu ( gọi là con ông cháu cha- hoàng tử - princelings) các cán bộ cao cấp. Nhưng lúc này tham nhũng đã  trở thành đặc hửu - endemic,   cho nên chiến dịch rất ít hiệu quả  và chính sinh viên  biểu tình ở Thiên An Môn mang theo  cờ khẩu hiệu  đả đảo chức quyền tham nhũng. 
              Đặng Tiểu Bình khuyến khích tăng trưởng các lực lượng thị trường năm 1992, nhưng phạm vi kích thước tham nhũng tiếp tục  nới rộng thêm và đạt những mức độ đáng kinh  ngạc.  Các báo cáo chánh thức năm 1998  trình bày là mất mát  các tài sản quốc gia thời đó lên đến trên  10 tỉ đô la Mỹ , tương đương 2%  GDP hàng năm của Trung Quốc. Các nhà điều tra  tìm thấy là  7 tỉ dành riêng  để mua ngũ cốc lương thực  của nông dân Tàu, đã bị tiếp nhận phi pháp, sai lầm  trong hơn 6 năm trời.  9.6 tỉ khác được sử dụng  vào những mục đích riêng tư, tư nhân.

               Chánh phủ trừng phạt gay gắt  cuối thập niên 1990 tiết lộ vài chi tiết cá biệt.  Ca lớn và  phổ biến nhất  xảy ra ở Hạ Môn , tỉnh Phúc Kiến, nơi một doanh nhân tên là Lai Trường Hưng - Lai Changxing  lập ra một đế quốc buôn lậu khổng lồ.  Trong 4 năm 1996- 1999,  công ty của Lai  nhóm Viên Hoa - Yuan Hoa group ,  
Lai Changxing hình chụp tại Vancouver, Canada 
đã buôn lậu  ước lượng  6.38 tỉ đô la Mỹ  hàng hóa vào Trung Quốc.  Sản phẩm gồm có  dầu lữa, xe hơi, và thuốc  lá điếu.  Riêng dầu lữa  lên đến 4.5 triệu tấn ( tương đương với một tàu chở dầu trọng lượng 10 000 tấn vào hải cảng  mỗi 3 ngày trong 4 năm ).  300 chức quyền  trung ương và địa phương bị kết án, đặc biệt gồm các  chức quyền quan thuế  và chức quyền  Nha An ninh Công cọng - Công An .  Lai không phải là trùm mafia như Al Capone  và ở ca hoạt động to lớn này không có chứng cớ hung bạo. Thật sự chức quyền bị lôi kéo vào hệ thống  phức tạp quà cáp và hối lộ và một cảm bẩy ổ ăn chơi hoan lạc ở Hạ Môn có tên là  Dinh thự Đỏ - Red Mansion, uốn nắn chức quyền  nhờ rượu chè và đàn bà quyến rũ.  Địa vị Lai giống như   một đại gia doanh vụ  và một lảnh đạo cộng đồng hơn. Ông rất hào phóng giúp nạn nhân bảo lụt  và những nguyên nhân  quí hóa khác.  Tham nhũng  phương cách  Lai,  thấm tận các  mức cao cấp nhất của chánh phủ Tàu  và cuối cùng có đến hơn   1000 người bị trừng phạt.  Lai trốn sang Gia nã Đại - Canada ( trường hợp trục xuất Lai vẫn chưa giải quyết xong năm 2005 ), nhưng nhiều người ở Tàu  bị xử tử và án tù lâu năm.  Cùng lúc  một ổ lớn  hoạt động tội ác được khám phá ở  Thương( ? ) Giang - Zhanjiang, tỉnh Quảng Đông  và Thẩm Dương ở Mãn Châu.  Không rỏ có còn nhiều nơi khác như vậy không.
   Bạo động hung dữ luôn luôn gần kề .  Hành động phi pháp của những băng đảng tội ác có vỏ trang,     từ lâu  đã là một đặc điểm xã hội miền Nam Trung Quốc.  Càng ngày các băng đảng  mua lậu súng ống từ Việt Nam ( ? ,  theo các tác giả sách )   hay chế tạo ở cơ xưởng  Tàu bất hợp pháp càng  phạm tội thêm mà không hề bị trừng trị gì cả.  Chánh phủ Trung Quốc  đã phản ứng  thực thi vài tá  chiến dịch   bài trừ mạnh mẽ, nhiều lần xử tử tội nhân,  để  khẳng định lại  kiểm soát  trên xã hội và trên dân gian Tàu  đang di động  mỗi ngày mổi lớn thêm.  Chánh phủ Tàu lo ngại  và có lẽ đúng lý  rằng  những hoạt động tội ác  có tổ chức này,  có thể biến thành những vùng  không yên rộng lớn đang lên men ở Trung Quốc, như những bạo động  bè phái  tiếp theo  Cách Mạng Văn  Hóa.
                       
                         Môi sinh     

Cảnh l.ụt lội do sông Hòanh Hà gây ra 
            Trung Quốc là một vùng đất liền lớn nhất thế giới, nhưng đa số tài nguyên thiên nhiên của Trung quốc  đã bị  cướp bóc  nghiệt ngã  trong 50 năm vừa qua.  Mọi lảnh vực , trong  lúc Trung Quốc  cố tiến lên giàu có và uy quyền,  đều bị suy thoái môi sinh  ảnh hưởng nặng nề.  Dân số tăng gấp đôi kể từ  năm 1949  càng làm  cho  các khuynh hướng  đã tiến mau lẹ  trước  khi Cộng Sản chiếm chánh quyền, càng mau lẹ thêm . Sử dụng hết nước, phá rừng, sa mạc hó , xói mòn đất đai  và ô nhiễm  làm giảm các vùng có thể sinh sống được. Kiểm soát các sông Trung Quốc đã là ưu tiên  của chánh quyền kể từ khi vua Vũ - Yu nhà Hạ - Xia dynasty dạy dân trị thủy và tưới ruộng .  Tiếp theo lụt  là  hạn hán và đói kém  luôn luôn làm hình dáng  lịch sử Trung Quốc.  Trung Quốc đứng hàng thứ 6  trên thế giới về tài nguyên  nước . Nhưng đã trên hơn một chục năm, Trung Quốc thiếu nước tưới ruộng nghiêm trọng. Sông Hoàng ( Hà )- Yellow River có khi gọi tên là “ Trung Quốc Đau xót - China Sorrow”  vì các trận lụt khủng khiếp  đã khô cạc ở vài khúc  mỗi năm, kể từ năm 1985.  
Động Đình Hồ 
Ở miền Bắc, hộ , hồ chứa và  tầng ngậm mước - aquifers  co rút lại hay khô ran.  Thiếu nước  làm khổ sở phân nữa số 600 thành phố- đô thị Trung Quốc.  Khai thác đất đai  trồng trọt và phát triễn công nghệ, đặc biệt vào thời “ Bước Nhảy Vọt”  đã phá tan hồ  và các đầm lầy  có cơ  hấp thu nước thừa thải  mùa lụt lội.  Năm 1949, tỉnh Hồ Nam còn có tên là  “Tỉnh của Ngàn hồ”  đếm được 1066 hồ , nhưng đến năm 1981 chỉ còn 309 hồ mà thôi.  Hồ Động Đình - Dongting Lake  tỉnh Hồ Nam, trước đây là hồ lớn nhất Trung Quốc  đã bị lấp đầy 60%  tổng số diện tích hồ  trong 30 năm qua và có lẽ sẽ tuyệt tích những năm tới !

Lụt do sông dương Tử năm 1988 
               Trận lụt lớn  sông Dương tử  - Yangzi năm 1998 là do rừng bị tàn phá  trên thượng nguồn , khiến chánh phủ trung ương đã phải cấm  khai thác gỗ ở  Tứ Xuyên  và Vân Nam. Nhưng quản lý rừng   đã luôn luôn tham nhũng và vô hiệu;  các dự án tái lập rừng  luôn luôn kém hơn hẳn mục tiêu đặt ra .  cấm khai thác gỗ  làm giá gỗ tăng mạnh, khích lệ các chủ nhân- thủ trưởng rừng gỗ tư nhân  đốn cây bất hợp pháp, bán gỗ liếm lời.  Khai thác đất rừng  địa phương  kiểu đó,  dù chánh phủ cố  ngăn ngừa đi nữa , cũng tỏ  ra là rất khó kiểm soát phá rừng ngày nay.
               Phá rừng đem đến xói mòn đất đai.  Trong những nguyên nhân , phải kể ra  chánh sách thập niên 1950, tạo đất trồng trọt  làm nông trang trên  sườn rừng dốc và ở chốn đầm lầy.  Chức quyền  đã làm những cố gắng muộn màng không cho trồng trọt nữa trên đất quá dốc  và  buộc trồng lại rừng ,  nhưng dưới  hệ thống trách nhiệm của hộ -gia đình, nay nông dân có quyền xử lý - quản trị  lấy đất đai mình , thường không chịu theo.  Theo  một nghiên cứu đất đai thổ nhưởng quốc gia vào thập niên 1980,  mức phì nhiêu đất đai Trung Quốc đã hạ thấp đáng kể.  Nông  dân nào muốn tăng gia lợi tức  trong một nền kinh tế  nông thôn thị trường hóa đã để đất hoang - fallow , không trồng trọt một thời gian ngắn ngủi hơn.  Sử dụng phân hóa học tăng gấp đôi  trong thập niên 1980  và sử dụng thuốc diệt trừ sâu -bệnh- cỏ dại - pesticides không hề bị kiểm soát.
           Sa mạc hóa , suy thoái  các đồng cỏ  bán khô khan semiaridkhô khan - arid và đất thả nuôi súc vật trở thành sa mạc không còn ích lợi gì nữa, cũng xảy ra ở  tốc độ cao hơn các năm trước.  Trong các năm 1985- 95,  sa mạc Trung Quốc  tiến thêm theo sác xuất  hàng năm là 2460 km( 246 000 ha ) và từ đó sác xuất cũng tăng cao thêm.  Mùa đông, bụi từ các sa mạc Trung Quốc thổi đến tận  Hán Thành Seoul và Đông Kinh - Tokyo. Sa mạc Taklamancan  ở tỉnh Tân Cương,  nay đã tiến dần về phía Nam .      Nhiều chứng cớ  gợi ý rằng đa số hiện tượng sa mạc hóa  là do  hoạt động con người gây nên.  Trong nhiều năm Trung Quốc tích cực  khuyến khích di cư  về miền  Tây Bắc. Các đất đồng cỏ được cày xới lên, nông trang thành lập, khai thác gỗ và chăn nuôi theo đàn được thực thi đại trà.  Ước lượng không đáng tin cậy mấy, vì lẽ sa mạc hóa  là một tiến trình phức tạp và biến đổi , nhưng chừng 1/7 tổng số đất đai Trung Quốc nay  đã bị sa mạc hay vùng bán khô khan bao phủ  và diện tích này mỗi ngày mỗi gia tăng.                                  
               
           Nước và  không khí ô nhiễm  cũng rất nghiêm trọng,  dù có những cố gắng chống trả.   Nước ô nhiễm trầm trọng  đặc biệt ở  những đông dân cư miền Đông Trung Quốc. Nước thải, đa số không lọc sạch  mỗi ngày chảy  tăng thêm vào thẳng sông ngòi, hồ và nước bờ biển . Khi dòng sông khô cạn ,  nước uống được, khan hiếm  ở vài nơi.  ¾ sông chánh ở Trung Quốc kể cả  sông Hoàng và sông Dương Tử  ô nhiễm đến nổi  chỉ  còn vài cá sống sót mà thôi.  Nước dọc bờ biển thảy đều ô nhiễm ; biển Bố Hải  phía Bắc tỉnh Sơn Đông, nay hầu như là một biển chết .

            Ô nhiễm không khí  phần lớn do việc đốt cháy mỗi năm 1 tỉ tấn than đá không rửa  sạch gì bao nhiêu  và đốt cháy mà không  có mấy bộ phận kiểm soát không khí, gây ra ( nhắc lại là than đá cung cấp 3/4  sản xuất toàn thể năng lượng Trung Quốc  năm 2003. Năm 2001, trử lượng than đá Việt Nam ước lượng 12 tỉ tấn phần lớn tập trung ở tỉnh Quảng Ninh phía trên Hải Phòng; năm 2006 dự trù sản xuất 36 triệu tấn  loại sạch ( ? )  xuất khẩu  21 triệu tấn, số còn lại để chạy  7 nhà máy điện than đá lớn là Mông Dương, Nghi Sơn, Ô Môn, Vĩnh Tân, Trà Nóc, Sóc Trăng, Thái Bình trong số 17 nhà máy điện than đá  dự trù xây cất đến năm 2025). Trong số 10 thành phố  ô nhiễm nhất thế giới,  9 lại ở Trung Quốc!  Sử dụng than đá ở Trung Quốc, từ năm 2003, tăng 5% mỗi năm , ngay cả khi sử dụng dầu lữa và khi dầu  gia tăng.   ( ô nhiễm từ xe ô tô cũng gia tăng mạnh) .  Tại tỉnh Thiểm Tây,  một vùng sản xuất than đá , các khách dùng đường xe lữa  nhìn thấy hàng đống núi than đá chất cao gần các trạm xe lữa đang chờ đợi chở đi khắp xứ sở .Thành quả nhức nhối  việc đốt cháy than đá ở Thiểm Tây là  các điêu khắc  tượng Phật trong hang đá Vân Cảng- Yungang , gần Đại Đồng - Datong  phía Bắc tỉnh nay đã bị bồ hóng bao phủ và chỉ còn chờ thời gian  biến các bụi bặm than đá thành acid phá hủy màu sắc đẹp đẻ các tượng.

        Trung Quốc đã có những dự án tham vọng giảm bớt dùng than đá. Đến năm 2030, , than đá sẽ cung cấp 62 %, dầu lữa  18%,  khí dầu 8%,  thủy điện  8%  và hạt nhân  3% tổng số  tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc.  Nhưng cường điệu vẫn là sản xuất năng lượng , không phải là bảo tồn.  Thế cho nên giá cả xăng nhớt ở Trung Quốc không mấy thua kém giá cả ở Hoa Kỳ và thuộc vào nhóm xăng rẻ nhất thế giới. Gía xăng các nước này năm 2005 chỉ bằng 1/3 giá xăng ở Âu Châu ; các nước này đánh thuế mạnh vào dầu lữa nhập cảng.
      Trong lúc đó, điện hạt nhân chỉ mới đóng một vai trò nhẹ nhàng sản xuất năng lượng ở Trung quốc , ít hơn 2% so với 22 % ở Hoa Kỳ, 33% ở Nhật bổn và  77 % ở Pháp.  Năm 2005 , Trung Quốc có 8 nhà Máy điện hạt nhân đang hoạt động ở Quảng Đông, Triết Giang và Giang Tô - Jiangsu.   Những nhà máy khác dự tính là Sơn Đông và Phúc Kiến. Trong ngắn hạn,  ít nhất là Trung Quốc tự túc được về uranium khai thác ở các mỏ  Tân Cương . ( còn tình trạng uranium ở Phong Thổ - Lai Châu và ở Quảng Nam - Kontum ? ). Một tai nạn xảy ra năm 1998 ở nhà máy  Khiêm Sơn -Qinshan ,  gây ra tranh luận  trong chánh phủ về  chương trình hạt nhân, nhưng đề tài thuộc  bí mật trọng đại quốc gia,  nên không đưa ra công chúng bàn cải công khai.

       Động chạm đến mọi điều bàn cải ở trên là đập thủy điện khổng lồ  và tranh cải,  dự trù xây cất trên  sông Dương Tử  gần  vùng ngoạn mục Vu Sơn - Tam Điệp  phía tây  tỉnh Hồ Bắc. 8 lần  rộng lớn hơn Đập Cao- Aswan High Dam  ở Ai Cập- Egypt , đập Three Gorge Dam   tạo ra một hồ chứa dài 370 dặm Anh (595 km ) , phải di dời  1.3 triệu cư dân và phá hủy 800 vị trí khảo cổ.  Đến năm 2009,  nước sẽ dâng cao 575 bộ Anh ( 172.5 m ) trên mức dòng sông cũ , và  các cửa van 5 tầng  sẽ giúp cho các tàu trọng tải 10 000 tấn  đi tới Trùng Khánh. Các nhà đề xướng đập  tiên đoán là Đập  sẽ cung cấp thủy điện  bằng 18 nhà máy điện hạt nhân  , nghĩa là 10 % năng lượng Trung Quốc cần dùng  … Các lụt tai họa không còn xảy ra nữa. Đập dự trù  khánh thành năm 2010 ( đã khánh thành rồi  năm 2011) và phí tổn lên đến 70 tỉ đô la Mỹ.    

        Các người chống đối  gồm các nhà khoa học , kỷ sư , Các giáo sư viện đại học   nói lên  vạn lời  quan tâm.  Kiêm soát lụt lội  sẽ giới hạn ở vùng ngay gần đập  ( thật sự hai chức năng  ngăn ngừa lụt và phát điện  loại hẳn nhau,  vì lẽ   hồ chứa cần đầy nước  để sản xuất thủy điện và hầu như hết nước  ngăn ngừa lụt lội ) cũng như   bùn đọng ở thượng nguồn  laại có cơ   tăng gia lụt lội  hay có khi làm vỡ cả đập ; những máy phát điện khổng lồ sẽ không mấy hiệu lực và  sẽ mất nhiều điện cho các đường dây dẫn điện cách xa quá ; tái định cư dân gian của 150 thi trấn sẽ xài hết 1/3 ngân sách xây cất đập ( vài cư dân phải di dời đến tận tỉnh Quảng Đông xa xôi ); nhiều đất đai phì nhiều bị ngận tràn , hồ sẽ ô nhiễm, và nước đọng sẽ không  tháo rữa  các hóa chất dầu lữa to lớn, plastic; các phế thải công nghệ , phân bắc ( phân người ) mỗi ngày bơm đến từ Trùng Khánh  và các thị trấn khác, cọng thêm các hiểm nguy động đất , phá hoại và  bom thả.

         Đáng băn khoăn là phải làm ngập  một di sản văn hóa rộng lớn. Vài phát triễn  sớm nhất của văn minh Trung Quốc ở ngay trong vùng,  tỉ như tộc dân  Ba , những nghệ nhân và chiến sĩ  giỏi gian, đã giúp lật đổ  triều đại nhà Thương - Shang xưa cỗ.  Các nhà khảo cỗ hy vọng sẽ  tái thiết được văn minh   tộc dân Ba , nay bị phá tan tành.  Ở vài làng xã, dân gian  sinh sống ở nhà cửa  làm từ thời đại triều Minh, một  viện bảo tàng sống động  của những cấu trúc  nghệ thuât nông thôn thời  Minh Trung Quốc . Mọi cố gắng các học giả Tàu, theo hai tác  giả sách giáo khoa Mỹ này, xin giúp đở để duy trì  bảo tồn những di sản này cũng như các  di vật văn hóa cỗ, thảy đều thất bại  và nhắc nhủ chúng ta  là các nhà lảnh đạo Trung Quốc ngày nay bị ngự trị bằng một trí óc thuần công nghệ. ( ? ) .
       Đập Tam Điệp chỉ là một phần cuộc chiến  đấu  kiểm soát nước.  Kể từ khi Cọng sản nắm chánh quyền , rất nhiều đập được xây cất trên sông Hoàng,  sông Hoài  và sông Hải . Rất nhiều đập sụp đổ, kể luôn cả hai đập  trên sông Hoài  tháng 8 năm 1975 , giết chết đến 240 000 người.  Phần tiếp theo của dự aán là  xây cất một số kênh ( kinh ) đào  chuyễn nước từ Nam lên Bắc  dài 1300 km qua miền Đông,  miền Trung và miền Tây Trung quốc , cố tâm đưa nức đến vùng khô khan , khô cằn  phía Bắc. Có lẽ hy vọng lớn nhất cho  đập lớn mới này  là nó sẽ kèm theo  những biện pháp  sinh thái năng nổ : tái lập rừng, xử lý đất đai,  kiểm  soát ô nhiễm  và giáo dục dân gian địa phương, để hổ trợ vai trò kiểm soát lụt lội , thủy điện và  cải thiện chuyễn vận đường sông.
         Chức quyền ở mọi cấp bậc nay đã nhìn nhận  những nguy hiểm của việc phát triễn  kinh tế không kiểm soát  hơn các bạn đối giá xưa cũ ,  cách dây một chục năm .  Chi tiêu tư bản và  bảo vệ môi sinh đang gia tăng , không phải chỉ riêng có tiền bạc mà  là như thể một thành phần lợi tức quốc gia.  Các cơ sở công nghệ đã được nâng cấp  với kỷ  thuật cận đại.  Không phải vì dân Tàu không biết đến hay lơ là các vấn đề môi sinh,  mà vì các vấn đề này quá rộng lớn. Một chánh phủ bị các  cấp bách tăng trưởng kinh tế thúc đẩy , nhưng càng ngày càng thêm  khó thực thi kiểm soát trung ương,  đang phải  chạm mặt với những thách thức  bực mình !.

            Các phần thay đổi kế tiếp của sách không  trich dẫn như chương : “Phụ nữ và gia đình”  vì đã có nhiều bài viết tiếng Việt ở Hoa Kỳ hay ở Việt Nam  rồi về Trung Quốc hay đối chiếu tình trạng VN  tỉ như  ở Hồi ký Thời đại Của Tôi- Vũ Quốc Thúc, 2010, Nguyễn Hiến Lê ,  Sử Trung Quốc 1983, tái bản ở  Hoa Kỳ năm 2000  , “Khủng hoảng  AIDS và Y Tế” , “ Tôn giáo” ,  “Văn chương và Nghệ thuật, Phim xi nê,  nên không  bàn thêm ở phần VI - B này  nữa .  

              (  Irvine , Ca li - Hoa Kỳ  ngày  28 tháng 3 năm 2011 ) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét